-Đám cưới, đám hỏi phải làm đơn xin phép xã
(PL)- Mỗi khi làm đám cưới, đám hỏi… người dân phải làm đơn xin phép, được công an xã đóng dấu đồng ý.
Những người dân ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu khi tổ chức đám cưới, đám hỏi… cho con thì phải có đơn xin phép chính quyền địa phương. Mẫu đơn có sẵn ở UBND xã. Người dân điền thông tin, ngày tháng năm có tổ chức tiệc, mời bao nhiêu khách, đặt bao nhiêu bàn, thủ tục tổ chức như thế nào, cam đoan trong suốt bữa tiệc không có chuyện đáng tiếc xảy ra rồi đi xin ý kiến của trưởng ấp, chữ ký và con dấu của trưởng công an xã. Đơn này phải được trưởng ấp chấp nhận, phía công an xã đóng dấu đồng ý và phải hoàn tất trước bữa tiệc ít nhất 3-4 ngày.
Bị ướt đơn phải đi làm lại
Nhà ông VTT (xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) cách ủy ban xã 30 km. Mỗi khi đến ủy ban xã làm giấy tờ và các thủ tục hành chính ông chỉ biết di chuyển bằng ghe. Việc di chuyển rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Hai ông bà có tất cả tám người con (bốn trai, bốn gái). Lần nào các con đi lấy vợ, lấy chồng, vợ chồng ông đều phải đi làm đơn xin phép xã, từ đám hỏi, lễ vu quy hay lễ thành hôn.
Một lần chỉ còn năm ngày nữa là đến đám cưới con trai mà chưa có đơn xin làm đám cưới dán trước cửa nhà, gia đình ông rất lo lắng. Nhờ người viết tờ đơn xong, ông chạy xin chữ ký của trưởng ấp rồi đánh ghe lên ủy ban đưa trưởng công an ký và đóng dấu nhưng hôm đó vị này đi công tác. Phải đánh ghe quay về thì gặp trời mưa, tờ đơn bị ướt, nhòe mực, phải làm lại tờ đơn rồi dán trước cửa nhà trong đám cưới con trai.
Ông T. chia sẻ việc làm đơn dù gia đình thấy rất rắc rối, phiền toái nhưng ông phải tuân theo, bởi khi tổ chức tiệc nếu có làm đơn xin phép, khi có chuyện gì còn nhờ chính quyền can thiệp. Nếu không có đơn xin phép thì khi có chuyện gì xảy ra tại đám cưới, gia đình phải chịu trách nhiệm.
Một lần luật sư Lâm Quang Quý, Đoàn Luật sư TP.HCM, cùng một thẩm phán xuống Bạc Liêu ăn đám cưới một người bạn. Vừa đến nơi thấy trước cửa nhà chú rể dán một tờ giấy (ngay trung tâm bữa tiệc). “Lúc đầu tôi nghĩ nhà chú rể có người làm việc ở ủy ban. Đến gần thì thấy dòng chữ: “Đơn xin làm đám cưới”, có chữ ký, con dấu của trưởng công an xã. Hỏi mấy người xung quanh ai cũng nói đó là thủ tục bắt buộc của người dân địa phương. Tôi thấy lạ, sao lại có một quy định không giống ai như vậy?”.
Được quy định từ trên xuống
Ông Nguyễn Văn Dự, Trưởng Công an xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, cho biết việc làm đám cưới, đám hỏi phải làm đơn xin phép chính quyền địa phương là để người dân ý thức được việc bảo vệ an ninh tại nơi ở, nhất là trong những khi gia đình có tiệc. Khi nhà có tiệc, nhiều người đến chung vui trong tiệc rượu dễ có nhiều xích mích. Vì thế, khi tổ chức tiệc, người dân phải báo cho chính quyền để tiện theo dõi. Nếu có xô xát đánh nhau phía công an còn can thiệp kịp thời. Ngoài ra, tờ đơn cũng là bằng chứng để chính quyền địa phương theo dõi được việc nam nữ kết hôn có đủ tuổi hay chưa để cho tổ chức đám cưới. Hơn nữa, nó cũng là minh chứng để hai vợ chồng mới cưới đi làm thủ tục đăng ký kết hôn dễ hơn.
Theo ông Nguyễn Văn Giáp, Chánh Văn phòng UBND huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, việc đám cưới, đám hỏi phải làm đơn xin phép ủy ban là điều đương nhiên, hầu như người dân nào cũng làm đúng theo quy định. “Quy định này được thực hiện khắp tỉnh Bạc Liêu. Nó có từ xưa đến nay. Gia đình tổ chức tiệc đông người thì phải xin phép. Nếu nội dung xin phép không đúng theo quy định thì không được chấp nhận” - ông Giáp nói.
-Nghệ An:-Cán bộ sai phạm được thăng chức để... có cơ hội sửa sai
(Dân trí) - Dù mắc hàng loạt sai phạm song Chủ tịch UBND xã Châu Thái (Quỳ Hợp, Nghệ An) chỉ bị cảnh cáo. Oái oăm hơn, ông này còn được “cơ cấu” giữ chức Bí thư Đảng ủy xã với lý giải là... để khắc phục hậu quả đã gây ra trước đó.
Nhiều sai phạm trong quản lý
Quyết định thu hồi 2 lô đất lâm nghiệp được giao sai cho ông Chủ tịch UBND xã Châu Thái Lô Văn Thước
Hoàng Lam - Thiên Long
-Thi công nhầm, chủ đầu tư ‘xin’ hợp lý hoá sai phạm- - Công trình bị thi công nhầm hết sức nghiêm trọng tại Khu tái định cư Hói Trung (Vũ Quang, Hà Tĩnh) nhưng chủ đầu tư lại không lập biên bản để xử lý. Không những thế, chủ đầu tư còn gửi công văn “xin” tỉnh điều chỉnh lại công trình này, theo cách “đẽo chân cho vừa giày”, hợp lý hoá sai phạm.
Theo ông Đức, để xẩy ra sai phạm này trước hết là trách nhiệm của Cty Duy Thiệu, đơn vị giám sát (Cty Ngàn Phố). Cả hai đã thiếu trách nhiệm trong việc thi công, giám sát kỹ thuật công trình.
“Trước khi thi công công trình trường THCS, lãnh đạo ban đã thông báo chủ trương đang xin điều chỉnh một số hạng mục trong khu TĐC. Do nhà thầu Duy Thiệu không cử lãnh đạo tham gia nên không biết, và đã thi công “cầm đèn chạy trước ô tô”, ông Đức nói.
Tuy nhiên, ông Đức cũng thừa nhận việc mới chỉ thông báo bằng miệng. Và thực tế sau đó, khi Cty Duy Thiệu thi công thì các thành phần giám sát độc lập, giám sát, kỹ thuật của chủ đầu tư đều có mặt để giám sát thi công. Và việc nãy lãnh đạo Ban cũng biết và để thi công bình thường.
Đáng chú ý, việc để xẩy ra sai phạm nghiêm trọng như vậy nhưng phía chủ đầu tư không có một văn bản nào nhắc đến sai phạm. Chống chế cho việc này, ông Đức đưa ra thông báo số 07 ngày 20/6 về việc tạm đình chỉ công trình nhà học bộ môn do Cty Duy Thiệu đảm nhiệm. Văn bản nói đến lý do đình chỉ là thi công sai thiết kế.
Tuy nhiên, căn cứ để việc BQL đình chỉ thi công công trình này không phải là thi công nhầm công trình, mà chỉ là liên quan đến việc Cty Duy Thiệu thi công sai cao độ thiết kế móng, không có kỹ thuật thi công. Nghĩa là đến thời điểm này, phía BQL đã đình chỉ nhưng không biết đến việc thi công nhầm.
Theo thông tin từ Cty Ngàn Phố (đơn vị giám sát độc lập) thì mãi đến ngày 7/7, khi đơn vị này cử cán bộ giám sát mới là ông Nguyễn Văn Thành thì người này mới nhận ra việc nhà thầu thi công nhầm công trình này. Và kể từ đó thì BQL và nhà thầu mới biết việc thi công nhầm công trình nhà học bộ môn 2 tầng 8 phòng sang nhà học 2 tầng 6 phòng.
“Xin” hợp thức hoá sai phạm?
Mặc dù sai phạm nghiêm trọng như vậy, nhưng phía BQL không hề lập biên bản về sự việc trên. Ngày 10/7, Cty Ngàn Phố có báo cáo giải trình sự việc. Ngay lập tức, ngày 11/7, ông Nguyễn Đình Đức, Trưởng BQL đã phát văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh.
“Trong quá trình thực hiện chủ đầu tư thấy có một số vấn đề chưa hợp lý trong hồ sơ thiết kế về bố trí các phòng học bộ môn của trường THCS. UBND huyện Vũ Quang xin được điều chỉnh cho phù hợp”, văn bản do ông Đức ký có ghi.
Ông Đức khẳng định với PV là việc thi công nhầm này BQL đã báo cáo tỉnh. Thế nhưng trong văn bản “xin điều chỉnh” này không hề nhắc đến sự việc nghiêm trọng trên.
Trong 3 nội dung mà BQL “xin” điều chỉnh, thì có tới 2 nội dung trùng với sai phạm của Cty Duy Thiệu. Đó là việc BQL xin đưa chi tiết cầu thang ngoài vào trong, và giảm bớt phòng thí nghiệm. Đây là hai chi tiết để phân biệt hai hạng mục trong gói thầu XL11, trường THCS.
Tiếp tục chống chế cho việc làm của BQL, vị trưởng ban này cho rằng, việc xin điều chỉnh lại một số công trình trong Khu tái định cư là chủ trương có từ lâu. Và chủ trương xin điều chỉnh trường THCS này có trước khi thi công.
Tuy nói là đã có chủ trương xin điều chỉnh, nhưng BQL vẫn để nhà thầu thi công đến gần nửa khối lượng, chỉ đình chỉ khi phát hiện ra sai phạm.
Đáng chú ý nữa, trong văn bản số 102 ngày 23/6 gửi UBND tỉnh về việc điều chỉnh vị trí một số hạng mục khu trung tâm tái định cư Hói Trung, BQL đã không nhắc đến việc xin điều chỉnh hạng mục nhà học bộ môn do Cty Duy Thiệu thi công. Mà như ông Đức nói thì “không hợp lý”.
Đến khi biết sai phạm xẩy ra, BQL lại có văn bản gửi UBND tỉnh xin điều chỉnh theo như thực tế nhà thầu đang thi công (sai 100% thiết kế), và nghiễm nhiên không nói gì đến sai phạm này. Một việc làm rất khó hiểu của ông Nguyễn Đình Đức, Trưởng BQL.
PV đã liên lạc với ông Trần Xuân Tiến – GĐ Sở và ông Phạm Văn Tình – Phó GĐ Sở Xây dựng Hà Tĩnh, thế nhưng hai vị này hoàn toàn không nắm được thông tin về vụ thi công nhầm công trình này.
“Chúng tôi chỉ nhận được văn bản chỉ đạo của tỉnh về việc kiểm tra lại nhà học bộ môn trường THCS khu tái định cư theo như tờ trình xin điều chỉnh của huyện Vũ Quang. Và không biết đến sai phạm này”, ông Tình cho biết.
Hiện dư luận đang trông chờ vào các ngành chức năng ở Hà Tĩnh làm rõ những bất thường tại Ban chuyên trách bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, trong việc xin điều chỉnh hạng mục bị sai phạm, báo cáo không trung thực với UBND tỉnh.
Duy Tuấn-Thi công nhầm, chủ đầu tư ‘xin’ hợp lý hoá sai phạm
*************************
>> Bài 1: Nhà đầu tư chạy, ‘dự án nghìn tỷ’ chết
- Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Đô Lương với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng được triển khai từ năm 2007 và dự kiến sẽ cho ra sản phẩm vào 2 năm sau đó. Thế nhưng, đến nay sau 6 năm, công trình này vẫn chỉ là một bãi đất hoang khiến lãnh đạo tỉnh Nghệ An bối rối, dân bức xúc.
Chết yểu!
Trong Giấy chứng nhận đầu tư số 271110000021 do UBND tỉnh Nghệ An cấp ngày 28/11/2007, Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Đô Lương có tổng mức vốn đầu tư dự kiến là 1.478 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh nâng lên xấp xỉ 1.738,9 tỷ đồng.
4 cổ đông sáng lập gồm Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty XD Công trình Giao thông 4 (CIENCO4), Tổng công ty XD số 1(CCNo1) và Công ty CP xi măng Cầu Đước; Tất cả hợp thành Công ty CP Xi măng Đô Lương với vốn điều lệ 450 tỷ đồng.
Ban đầu, Lilama giữ vai trò cổ đông chi phối. Tuy nhiên đến tháng 8/2009 đơn vị này đã “nhường” vị trí lại cho Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (nay là Tập đoàn phát triển nhà và đô thị HUD). Trước đó, 2 cổ đông CIENCO 4 và Công ty CP Xi măng Cầu Đước đã lần lượt rút khỏi dự án.
Tính đến 30/8/2011, các cổ đông mới chỉ đóng góp được khoảng 71,8 tỷ/450 tỷ đồng vốn điều lệ, đạt 15,9 %. Mức đóng góp “bèo bọt” này khiến dự án lâm vào tình trạng đói vốn.
Chưa dừng lại ở đó, CCNo1 và Lilama cũng đã lần lượt có văn bản xin rút khỏi tư cách cổ đông sáng lập của dự án trong năm 2010 và 2011, đẩy HUD vào thế “đơn độc”. Công ty CP xi măng Đô Lương sau đó đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để kêu gọi tham gia vào dự án nhưng phía Petrovietnam từ chối.
Tháng 8/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản số 4816/UBND-CN giao Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu thủ tục thu hồi, chấm dứt hoạt động đối với Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Đô Lương, sau đó tỉnh Nghệ An đã quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với công ty CP Xi măng Đô Lương.
Cả tỉnh ngồi trên đống lửa!
Trong suốt quá trình triển khai Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Đô Lương, UBND tỉnh Nghệ An luôn quan tâm, theo dõi sát sao.
Không “sốt sắng” sao được khi đây là dự án trọng điểm để thu hút đầu tư phát triển vùng Tây Nghệ An, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng này.
Dự án do đó được hưởng mọi chế độ ưu đãi đặc biệt, như hưởng 100 % kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài bờ rào, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; được hưởng chính sách ưu đãi miền Tây Nghệ An và một số chính sách về thuế vào đào tạo nguồn nhân lực.
Tỉnh Nghệ An đã “đổ” ra gần 100 tỷ để hỗ trợ dự án; trong đó riêng việc làm tuyến đường giao thông nối từ nhà máy ra QL7 đã ngốn 60 tỷ, bên cạnh đó là tiền đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư.
Cứ ngỡ với những khoản ưu đãi đó, dự án sẽ được triển khai đúng tiến độ. Tuy nhiên sau ngày động thổ, dự án chỉ xây dựng được khu nhà hành chính, hệ thống cấp điện, nước và…hàng rào bao quanh; sau đó thì nằm im không thi công thêm nữa.
Bãi đất được san lấp bằng phẳng rộng 41,2 ha đã mọc đầy cỏ, làm nơi chăn thả trâu bò cho người dân. Khu nhà hành chính hoang vắng với vài bảo vệ trông coi cả ngày lẫn đêm.
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Giang, Phó Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở KHĐT tỉnh Nghệ An cho rằng: “Với công suất 2.500 tấn clanke/ngày tương đương 924.000 tấn xi măng/năm, Nhà máy xi măng Đô Lương khi hoàn thành sẽ đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của không chỉ miền Tây mà đối với cả tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh đã ra hàng chục văn bản để chỉ đạo, đốc thúc nhà đầu tư đảm bảo tiến độ ghi trong giấy phép”.
Lý giải về sự “chết yểu” của dự án này, bà Giang cho biết: “Phía công ty không sắp xếp được nguồn vốn, sự rút lui của các cổ đông khiến công ty gặp khó khăn. Phải nhìn nhận rằng, trong giai đoạn vừa qua, suy thoái kinh tế dẫn đến khủng hoảng chung, rất nhiều dự án trên toàn quốc, nhất là các dự án bất động sản đều gặp khó khăn và bị ngưng trệ.
Hơn nữa trong giai đoạn này thị trường xi măng cũng đã bão hòa nên một số nhà đầu tư cũng không muốn rót vốn thêm vào các dự án xây dựng nhà máy xi măng”.
Đại diện Sở KH&ĐT Nghệ An cho biết thêm, hiện Tập đoàn xi măng The Vissai Ninh Bình đang quan tâm tới dự án, lãnh đạo tỉnh đang đốc thúc phía HUD nhanh chóng thanh quyết toán các hạng mục đã triển khai xây dựng để bàn giao.
Tuy nhiên quá trình bàn giao mới chỉ là bước xúc tiến ban đầu và “dự án nghìn tỷ” sẽ còn phải tiếp tục “đắp chiếu”.
Cao Nam – Duy Tuấn
--Những lá đơn đặc biệt ở dự án nghìn tỷ
- Trong khi lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Công ty CP Xi măng Đô Lương đang “từng bước” bàn giao lại dự án cho nhà đầu tư mới, thì hàng chục hộ dân xã Bài Sơn, huyện Đô Lương đang phải sống khốn khổ vì “vướng” vào diện giải tỏa.
Dân bỏ…nhà chạy lấy người
Ông Thái Ngô Quang, Chi hội trưởng Cựu chiến binh xóm Đô Sơn bức xúc: “Các hộ dân Đô Sơn, trong đó có nhiều gia đình ông già bà lão neo đơn, cựu chiến binh đã phải sống khốn khổ trong 6 năm qua”.
Theo chân ông Quang, phóng viên VietNamNet đã có cuộc khảo sát gần 20 hộ dân ở xóm Đô Sơn, xã Bài Sơn và ghi nhận rất nhiều trường hợp người dân phải sống thấp thỏm dưới những căn nhà tàn sắp sụp.
Cụ ông Thái Ngô Ngụ (86 tuổi,bố ông Quang) trước nay sống dưới căn nhà gỗ 2 gian ọp ẹp. Vừa qua do căn nhà quá xuống cấp, ông Ngụ đã phải chạy qua nhà con trai kế bên để ở.
“Trước đây anh em chúng tôi dự định tu sửa lại nhà cho bố nhưng chưa kịp thì dự án xây dựng nhà máy xi măng Đô Lương triển khai, căn nhà bố tôi thuộc diện giải tỏa và ông đã ký vào biên bản cấm cơi nới, xây dựng nhà cửa và công trình dân sự của ban đền bù giải phóng mặt bằng.
Vài năm qua, căn nhà xuông cấp nghiêm trọng, mùa mưa chúng tôi phải căng bạt lên mái ngói để che nhưng nước vẫn xuống, gạch gỗ mục vỡ thỉnh thoảng lại rơi xuống rất nguy hiểm nhưng chúng tôi không giám tu sửa.
Vừa rồi sợ căn nhà có nguy cơ đổ sụp xuống nên chúng tôi đã đưa bố đi, dù ông không muốn rời bỏ nơi này” – ông Thái Ngô Quang bức xúc nói.
Kế bên nhà ông Ngụ là căn nhà gỗ 2 gian tồi tàn của vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Hữu Ba (81 tuổi). Ông Ba bước đi đã lom khom, chỉ tay lên nóc nhà giọng run run: “Các chú cứ nhìn đi, căn nhà ni dựng cách đây gần 70 năm rồi. Hai thân già ni cứ sống với nó để xem ngày nào thì nó sụp!”.
Đầu năm 2012, lo sợ cho tính mạng của hai ông bà, Chi hội cựu chiến binh xóm Đô Sơn đã viết “đơn đặc biệt” để xin phép đảo lại mái ngói, dùng dây, cọc gỗ giằng lại căn nhà cho đỡ “xiêu vẹo”.
Trong những trường hợp “bi hài” còn phải kể đến gia đình anh Trần Văn Hà (xóm 2, Bài Sơn). Năm 2007, vợ chồng anh Hà xoay tiền để xây căn nhà 2 gian.
Tuy nhiên, khi “công trình” vừa thi công được nửa chừng thì ban giải phóng mặt bằng của xã đã đến tiến hành đo đạc và yêu cầu gia đình ký vào biên bản giữ nguyên hiện trạng căn nhà chờ ngày giải tỏa.
Tuy nhiên gia đình anh Hà đã chờ tới 6 năm mà chẳng thấy đơn vị nào về giải tỏa, 1 xu tiền đền bù cũng chưa được nhận. Trong khi đó, căn nhà xây dở cũng phải “đắp chiếu” ngần ấy năm.
Vợ anh Hà, chị Thái Thị Thu bức xúc: “Họ bảo giữ nguyên hiện trạng thì chúng tôi chỉ biết chấp hành và đành mua tre, mua bạt về che tạm căn nhà. Thế nhưng 6 năm qua gia đình tôi đã phải sống trong căn nhà “thiếu đầu thiếu đuôi”, vừa rồi máy gian chuồng bò của gia đình cũng đổ sụp rồi. Chúng tôi còn phải sống thế này bao lâu nữa?”.
Xã, huyện cũng bức xúc
Câu hỏi đó của chị Thái Thị Hà nói riêng và của người dân Bài Sơn nói chung chắc sẽ rất khó trả lời đối với chính quyền địa phương. Bởi vì họ cũng có những “nỗi khổ” riêng.
Ông Thái Đình Lợi, Chủ tịch UBND xã Bài Sơn trong buổi tiếp phóng viên cũng bày tỏ sự bức xúc trước thực trạng xây dựng nhà máy. Ông cho biết:“Toàn xã có 54 hộ thuộc diện đền bù giải tỏa nhưng chỉ mới có 19 hộ được giải quyết để di dân.
Mỗi khi người dân có bức xúc thì họ lại kêu xã đầu tiên, và chúng tôi vì đứng mũi chịu sào nên lại phải đi các cấp để phản ánh, kiến nghị. Chúng tôi cũng muốn trả lời dứt khoát với người dân nhưng không thể.
Còn nhớ ngay trong mùa mưa đầu tiên, đất đai từ khu vực san lấp đã tràn xuống hộ ông bà Tâm Chính ở phía dưới làm đổ tường, tràn vào nhà. May mà không ai bị thương. Nhưng rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy, hiện tại hộ dân này vẫn thuộc diện chưa được giải tỏa”.
Trong khi đó, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo huyện Đô Lương cho rằng đã có văn bản chỉ đạo xã cho phép người dân được tu sửa nhà cửa trong “những trường hợp đặc biệt”.
Ông Võ Văn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết:“Quan điểm của huyện là phải đảm bảo an toàn cho người dân, nên gia đình nào có nhà cửa hư hỏng cần sửa chữa nếu làm đơn xin phép sẽ được chấp nhận”.
Trước những bức xúc của người dân, ông Ngọc cho biết sẽ “chỉ đạo kiểm tra xử lý ngay”.
“Dự án xây dựng nhà máy xi măng Đô Lương đã bị trì hoãn quá lâu, nay cũng chưa biết khi nào sẽ nối lại. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì chúng tôi sẽ phải có kế hoạch để đảm bảo an toàn cho người dân. Còn về tiến độ triển khai dự án sắp tới thì chúng tôi đành chịu vì không thuộc thẩm quyền huyện” – ông Ngọc nói.
Cao Nam – Duy Tuấn
(PL)- Mỗi khi làm đám cưới, đám hỏi… người dân phải làm đơn xin phép, được công an xã đóng dấu đồng ý.
Những người dân ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu khi tổ chức đám cưới, đám hỏi… cho con thì phải có đơn xin phép chính quyền địa phương. Mẫu đơn có sẵn ở UBND xã. Người dân điền thông tin, ngày tháng năm có tổ chức tiệc, mời bao nhiêu khách, đặt bao nhiêu bàn, thủ tục tổ chức như thế nào, cam đoan trong suốt bữa tiệc không có chuyện đáng tiếc xảy ra rồi đi xin ý kiến của trưởng ấp, chữ ký và con dấu của trưởng công an xã. Đơn này phải được trưởng ấp chấp nhận, phía công an xã đóng dấu đồng ý và phải hoàn tất trước bữa tiệc ít nhất 3-4 ngày.
Bị ướt đơn phải đi làm lại
Nhà ông VTT (xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) cách ủy ban xã 30 km. Mỗi khi đến ủy ban xã làm giấy tờ và các thủ tục hành chính ông chỉ biết di chuyển bằng ghe. Việc di chuyển rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Hai ông bà có tất cả tám người con (bốn trai, bốn gái). Lần nào các con đi lấy vợ, lấy chồng, vợ chồng ông đều phải đi làm đơn xin phép xã, từ đám hỏi, lễ vu quy hay lễ thành hôn.
Một lần chỉ còn năm ngày nữa là đến đám cưới con trai mà chưa có đơn xin làm đám cưới dán trước cửa nhà, gia đình ông rất lo lắng. Nhờ người viết tờ đơn xong, ông chạy xin chữ ký của trưởng ấp rồi đánh ghe lên ủy ban đưa trưởng công an ký và đóng dấu nhưng hôm đó vị này đi công tác. Phải đánh ghe quay về thì gặp trời mưa, tờ đơn bị ướt, nhòe mực, phải làm lại tờ đơn rồi dán trước cửa nhà trong đám cưới con trai.
Ông T. chia sẻ việc làm đơn dù gia đình thấy rất rắc rối, phiền toái nhưng ông phải tuân theo, bởi khi tổ chức tiệc nếu có làm đơn xin phép, khi có chuyện gì còn nhờ chính quyền can thiệp. Nếu không có đơn xin phép thì khi có chuyện gì xảy ra tại đám cưới, gia đình phải chịu trách nhiệm.
Một lần luật sư Lâm Quang Quý, Đoàn Luật sư TP.HCM, cùng một thẩm phán xuống Bạc Liêu ăn đám cưới một người bạn. Vừa đến nơi thấy trước cửa nhà chú rể dán một tờ giấy (ngay trung tâm bữa tiệc). “Lúc đầu tôi nghĩ nhà chú rể có người làm việc ở ủy ban. Đến gần thì thấy dòng chữ: “Đơn xin làm đám cưới”, có chữ ký, con dấu của trưởng công an xã. Hỏi mấy người xung quanh ai cũng nói đó là thủ tục bắt buộc của người dân địa phương. Tôi thấy lạ, sao lại có một quy định không giống ai như vậy?”.
Được quy định từ trên xuống
Ông Nguyễn Văn Dự, Trưởng Công an xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, cho biết việc làm đám cưới, đám hỏi phải làm đơn xin phép chính quyền địa phương là để người dân ý thức được việc bảo vệ an ninh tại nơi ở, nhất là trong những khi gia đình có tiệc. Khi nhà có tiệc, nhiều người đến chung vui trong tiệc rượu dễ có nhiều xích mích. Vì thế, khi tổ chức tiệc, người dân phải báo cho chính quyền để tiện theo dõi. Nếu có xô xát đánh nhau phía công an còn can thiệp kịp thời. Ngoài ra, tờ đơn cũng là bằng chứng để chính quyền địa phương theo dõi được việc nam nữ kết hôn có đủ tuổi hay chưa để cho tổ chức đám cưới. Hơn nữa, nó cũng là minh chứng để hai vợ chồng mới cưới đi làm thủ tục đăng ký kết hôn dễ hơn.
Theo ông Nguyễn Văn Giáp, Chánh Văn phòng UBND huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, việc đám cưới, đám hỏi phải làm đơn xin phép ủy ban là điều đương nhiên, hầu như người dân nào cũng làm đúng theo quy định. “Quy định này được thực hiện khắp tỉnh Bạc Liêu. Nó có từ xưa đến nay. Gia đình tổ chức tiệc đông người thì phải xin phép. Nếu nội dung xin phép không đúng theo quy định thì không được chấp nhận” - ông Giáp nói.
Ông TRẦN MINH HUẤN, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu:
Giúp dân bớt hoang phí khi tổ chức tiệc
Hiện nay ở nông thôn không ưa nhau tiếng gà gáy, chó sủa thì cũng có chuyện. Trong tiệc đám cưới cũng thế, có những trường hợp rất đáng buồn, bên này bên kia rầy rà, đánh nhau, nếu chính quyền không biết thì không can thiệp kịp được sẽ ảnh hưởng cho người dân. Cũng do hiện nay có nhiều phản ảnh về những buổi tiệc, nhất là tiệc đám cưới ở các địa phương là thiếu lành mạnh vì phô diễn âm thanh, ánh sáng, ca múa, tiệc tùng rình rang… Vì thế, việc làm đơn xin phép là đảm bảo lợi ích cho người dân, bớt hoang phí khi tổ chức tiệc.
Nếu người dân làm tiệc mà không báo cho chính quyền thì sẽ bị nhắc nhở chứ không xử phạt. Trong một bữa tiệc vui của người ta mà mình đi xử phạt là không nên.
____________________________________
Khi đám cưới, đám hỏi người dân phải làm đơn xin phép chính quyền địa phương tại tỉnh Bạc Liêu không nằm trong một văn bản nào của pháp luật. Nó là một thủ tục gây phiền cho dân, tăng việc cho chính quyền khi mà họ còn quá nhiều việc phải làm.
Luật sư LÂM QUANG QUÝ, Đoàn Luật sư TP.HCM |
-Nghệ An:-Cán bộ sai phạm được thăng chức để... có cơ hội sửa sai
(Dân trí) - Dù mắc hàng loạt sai phạm song Chủ tịch UBND xã Châu Thái (Quỳ Hợp, Nghệ An) chỉ bị cảnh cáo. Oái oăm hơn, ông này còn được “cơ cấu” giữ chức Bí thư Đảng ủy xã với lý giải là... để khắc phục hậu quả đã gây ra trước đó.
Nhiều sai phạm trong quản lý
Năm 2004, chính quyền xã Châu Thái có chủ trương xây dựng bia tưởng niệm liệt sỹ. Để thực hiện, xã huy động đóng góp trong dân với mức thu 100.000 đồng/hộ. Tại thời điểm đó, toàn xã Châu Thái có 1.301 hộ tuy nhiên, khi mới thu được 26,3 triệu đồng/26 hộ thì dừng lại. Số tiền thu được lãnh đạo xã đã dùng để chi trả cho việc xây dựng cơ bản. Từ đó tới nay, xã không thu thêm hộ dân nào nữa, số tiền đã thu cũng chưa trả lại cho các hộ dân. Trong khi đó tượng đài liệt sỹ vẫn chưa được xây dựng khiến người dân bất bình.
Từ năm 2001 đến năm 2005, thực hiện chủ trương xây dựng các công trình cơ bản, lãnh đạo xã Châu Thái đã kí kết vay xi măng của Nhà máy Xi măng Cầu Đước và Xi măng 12/9 Anh Sơn 1.382 tấn.Trong đó, các xóm đăng ký nhận 667,1 tấn, trường học đăng ký vay 714,9 tấn. Ba công trình nhà sàn làm việc khối dân, Trường Tiểu học Tam Thành và cầu đi bản Lòng được thực hiện theo phương thức lấy xi măng đổi ngang công trình cho bên B thi công. Cả 3 công trình này đều không có hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán đầy đủ theo quy định; không ký nhận số lượng xi măng.
Trụ sở UBND xã Châu Thái được xây dựng một phần từ tiền "vay tạm" của dân
Thậm chí, sau khi nhận xi măng, UBND xã Châu Thái đã bán một phần với giá thấp hơn giá của nhà máy từ 80.000 - 130.000 đồng/tấn. Ngoài ra, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Quỳ Hợp, tại Châu Thái đã bị thất thoát 35 tấn xi măng, không chứng minh được giấy tờ sổ sách. Theo thông báo giải quyết khiếu nại của UBND huyện ủy Quỳ Hợp thì trách nhiệm này thuộc về ông Lô Văn Thước (tại thời điểm đó là Chủ tịch UBND xã Châu Thái).
Không những thế, năm 2004, Lâm trường Quỳ Hợp giao trả cho chính quyền địa phương quản lý 64,96 ha đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Châu Thái, phần đất này chủ yếu giao khoán cho các hộ dân trong vùng. Thường vụ Đảng ủy xã thống nhất giao cho UBND xã lập kế hoạch quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, thay vì giao đất rừng cho người dân quản lý, sử dụng và khai thác thì UBND xã đã Châu Thái hợp thức hóa cho hai anh em ông Lô Văn Thước (Chủ tịch UBND xã) và Lô Văn Trung (cán bộ địa chính) đứng tên 5 bìa đất, với diện tích trên 64 ha.
Năm 2004, xã Châu Thái lập quy hoạch khu đất ở tại Na Mon và bản Tiện với diện tích quy hoạch hơn 13.000 m2, trong đó quy hoạch đất ở chiếm gần 7.900 m2, được chia thành 34 lô. Quy hoạch này được UBND huyện Quỳ Hợp phê duyệt tại Quyết định số 210 ngày 29/3/2005.
Kết luận kiểm tra của UBND huyện Quỳ Hợp cho thấy lãnh đạo xã Châu Thái có nhiều sai phạm trong quản lý
Có 45 hộ dân xin cấp đất tại khu vực này, nhưng chỉ có 33 hộ đủ điều kiện. Trong đó, có 26 hộ đã nộp tiền và được cấp bìa. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong tổng số 26 hộ này thì chỉ có 8 hộ là đủ điều kiện được cấp đất và phiếu thu tiền hợp lệ do xã lập nên. Còn lại 18 hộ là không khớp, bìa đỏ mang tên người đứng đơn xin cấp đất nhưng phiếu thu tiền lại ký tên người khác.
Sau khi danh sách gửi lên huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường thông báo 18 trường hợp này không đủ tiêu chuẩn cấp đất theo quy định. Cán bộ xã đã lập lại danh sách, nhờ 18 hộ dân khác đứng tên để được cấp bìa. Tổng số tiền mà xã thu của các hộ dân là 708 triệu đồng, trong khi theo sổ theo dõi nội bộ là 655 triệu đồng. Sau khi có tiền, thay vì nộp vào Kho bạc Nhà nước, xã Châu Thái tạm vay số tiền hơn 585 triệu đồng để trả nợ cho bên B xây dựng thi công công trình nhà làm việc 2 tầng của xã.
“Cơ cấu” thăng chức để… khắc phục hậu quả (?)
Những sai phạm tại UBND xã Châu Thái đã được Đoàn kiểm tra của Huyện Quỳ Hợp làm rõ. Điều trái khoáy là với những sai phạm trong quản lý, lãnh đạo, thay vì bị kỷ luật thì Chủ tịch Lô Văn Thước lại được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã.
Ông Thân Quang Vinh - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Quỳ Hợp - cho biết, những sai phạm của ông Thước trong thời kỳ ông này giữ chức Chủ tịch UBND xã là có thật. Huyện đã chỉ đạo thu hồi 5 sổ đỏ mang tên ông Thước và em trai là Lô Văn Trung. Tuy nhiên, hậu quả của những sai phạm còn lại đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Quyết định thu hồi 2 lô đất lâm nghiệp được giao sai cho ông Chủ tịch UBND xã Châu Thái Lô Văn Thước
Sau khi phát hiện những sai phạm trên, Huyện ủy, UBND huyện Quỳ Hợp đã có nhiều cuộc họp, năm 2010 quyết dịnh hình thức kỷ luật cho thôi huyện ủy viên đối với ông Thước. Sau khi thôi giữ huyện ủy viên, ông Thước lại được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Châu Thái. Lý giải cho việc “trái khoáy” này, theo ông Thân Quang Vinh là do công tác cán bộ, cần có người hiểu rõ đồng bào trong khi chưa đào tạo được cán bộ tại chỗ. Bên cạnh đó, việc để ông Thước đương chức là tạo điều kiện cho bản thân cũng như chính quyền xã tiếp tục có cơ hội khắc phục những hậu quả đang tồn đọng. Việc cơ cấu ông Lô Văn Thước giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Châu Thái là để tạo điều kiện cho ông này khắc phục hậu quả những sai phạm ông này đã gây ra trước đó.
Nhưng thực tế cho đến nay, việc khắc phục hậu quả của ông Thước vẫn đang “dẫm chân tại chỗ”.
-Thi công nhầm, chủ đầu tư ‘xin’ hợp lý hoá sai phạm- - Công trình bị thi công nhầm hết sức nghiêm trọng tại Khu tái định cư Hói Trung (Vũ Quang, Hà Tĩnh) nhưng chủ đầu tư lại không lập biên bản để xử lý. Không những thế, chủ đầu tư còn gửi công văn “xin” tỉnh điều chỉnh lại công trình này, theo cách “đẽo chân cho vừa giày”, hợp lý hoá sai phạm.
Hy hữu: Nhà thầu thi công nhầm công trình
Kỷ lục về mức độ hy hữu
Liên quan đến việc Cty CPXD&TM Duy Thiệu thi công nhầm hạng mục, trùng với một hạng mục khác trong gói thầu, nhóm PV đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Đình Đức, PCT UBND huyện Vũ Quang, Trưởng ban chuyên trách bồi thường, hỗ trợ TĐC Dự án thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (BQL).
Ông Đức cho biết: Sai phạm của Cty Duy Thiệu đáng được ghi vào kỷ lục ngành xây dựng vì chưa từng có trong lĩnh vực xây dựng.
Kỷ lục về mức độ hy hữu
Liên quan đến việc Cty CPXD&TM Duy Thiệu thi công nhầm hạng mục, trùng với một hạng mục khác trong gói thầu, nhóm PV đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Đình Đức, PCT UBND huyện Vũ Quang, Trưởng ban chuyên trách bồi thường, hỗ trợ TĐC Dự án thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (BQL).
Ông Đức cho biết: Sai phạm của Cty Duy Thiệu đáng được ghi vào kỷ lục ngành xây dựng vì chưa từng có trong lĩnh vực xây dựng.
Công trình xẩy ra sai phạm hy hữu, chưa từng có tiền lệ trong ngành xây dựng |
“Trước khi thi công công trình trường THCS, lãnh đạo ban đã thông báo chủ trương đang xin điều chỉnh một số hạng mục trong khu TĐC. Do nhà thầu Duy Thiệu không cử lãnh đạo tham gia nên không biết, và đã thi công “cầm đèn chạy trước ô tô”, ông Đức nói.
Nguyễn Đình Đức, PCT UBND huyện Vũ Quang, Trưởng ban chuyên trách bồi thường, hỗ trợ TĐC Dự án thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang |
Đáng chú ý, việc để xẩy ra sai phạm nghiêm trọng như vậy nhưng phía chủ đầu tư không có một văn bản nào nhắc đến sai phạm. Chống chế cho việc này, ông Đức đưa ra thông báo số 07 ngày 20/6 về việc tạm đình chỉ công trình nhà học bộ môn do Cty Duy Thiệu đảm nhiệm. Văn bản nói đến lý do đình chỉ là thi công sai thiết kế.
Tuy nhiên, căn cứ để việc BQL đình chỉ thi công công trình này không phải là thi công nhầm công trình, mà chỉ là liên quan đến việc Cty Duy Thiệu thi công sai cao độ thiết kế móng, không có kỹ thuật thi công. Nghĩa là đến thời điểm này, phía BQL đã đình chỉ nhưng không biết đến việc thi công nhầm.
Theo thông tin từ Cty Ngàn Phố (đơn vị giám sát độc lập) thì mãi đến ngày 7/7, khi đơn vị này cử cán bộ giám sát mới là ông Nguyễn Văn Thành thì người này mới nhận ra việc nhà thầu thi công nhầm công trình này. Và kể từ đó thì BQL và nhà thầu mới biết việc thi công nhầm công trình nhà học bộ môn 2 tầng 8 phòng sang nhà học 2 tầng 6 phòng.
“Xin” hợp thức hoá sai phạm?
Mặc dù sai phạm nghiêm trọng như vậy, nhưng phía BQL không hề lập biên bản về sự việc trên. Ngày 10/7, Cty Ngàn Phố có báo cáo giải trình sự việc. Ngay lập tức, ngày 11/7, ông Nguyễn Đình Đức, Trưởng BQL đã phát văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh.
“Trong quá trình thực hiện chủ đầu tư thấy có một số vấn đề chưa hợp lý trong hồ sơ thiết kế về bố trí các phòng học bộ môn của trường THCS. UBND huyện Vũ Quang xin được điều chỉnh cho phù hợp”, văn bản do ông Đức ký có ghi.
Ông Đức khẳng định với PV là việc thi công nhầm này BQL đã báo cáo tỉnh. Thế nhưng trong văn bản “xin điều chỉnh” này không hề nhắc đến sự việc nghiêm trọng trên.
Việc sai phạm thi công nhầm công trình trên không được lập biên bản. BQL chỉ đưa ra văn bản sai sót phần móng trước đó, và đã có thông báo đình chỉ. |
Tiếp tục chống chế cho việc làm của BQL, vị trưởng ban này cho rằng, việc xin điều chỉnh lại một số công trình trong Khu tái định cư là chủ trương có từ lâu. Và chủ trương xin điều chỉnh trường THCS này có trước khi thi công.
Tuy nói là đã có chủ trương xin điều chỉnh, nhưng BQL vẫn để nhà thầu thi công đến gần nửa khối lượng, chỉ đình chỉ khi phát hiện ra sai phạm.
Đáng chú ý nữa, trong văn bản số 102 ngày 23/6 gửi UBND tỉnh về việc điều chỉnh vị trí một số hạng mục khu trung tâm tái định cư Hói Trung, BQL đã không nhắc đến việc xin điều chỉnh hạng mục nhà học bộ môn do Cty Duy Thiệu thi công. Mà như ông Đức nói thì “không hợp lý”.
Ngay sau khi nhận báo cáo của Cty giám sát, ông Đức đã phát văn bản gửi UBND tỉnh, xin điều chỉnh như thực tế Cty Duy Thiệu thi công sai. Và không có dòng chữ nào báo cáo tỉnh về sai phạm nghiêm trọng trên. |
PV đã liên lạc với ông Trần Xuân Tiến – GĐ Sở và ông Phạm Văn Tình – Phó GĐ Sở Xây dựng Hà Tĩnh, thế nhưng hai vị này hoàn toàn không nắm được thông tin về vụ thi công nhầm công trình này.
“Chúng tôi chỉ nhận được văn bản chỉ đạo của tỉnh về việc kiểm tra lại nhà học bộ môn trường THCS khu tái định cư theo như tờ trình xin điều chỉnh của huyện Vũ Quang. Và không biết đến sai phạm này”, ông Tình cho biết.
Hiện dư luận đang trông chờ vào các ngành chức năng ở Hà Tĩnh làm rõ những bất thường tại Ban chuyên trách bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, trong việc xin điều chỉnh hạng mục bị sai phạm, báo cáo không trung thực với UBND tỉnh.
Duy Tuấn-Thi công nhầm, chủ đầu tư ‘xin’ hợp lý hoá sai phạm
*************************
>> Bài 1: Nhà đầu tư chạy, ‘dự án nghìn tỷ’ chết
- Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Đô Lương với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng được triển khai từ năm 2007 và dự kiến sẽ cho ra sản phẩm vào 2 năm sau đó. Thế nhưng, đến nay sau 6 năm, công trình này vẫn chỉ là một bãi đất hoang khiến lãnh đạo tỉnh Nghệ An bối rối, dân bức xúc.
Chết yểu!
Trong Giấy chứng nhận đầu tư số 271110000021 do UBND tỉnh Nghệ An cấp ngày 28/11/2007, Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Đô Lương có tổng mức vốn đầu tư dự kiến là 1.478 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh nâng lên xấp xỉ 1.738,9 tỷ đồng.
Con đường có kinh phí 60 tỷ đồng do tỉnh Nghệ An bỏ vốn |
4 cổ đông sáng lập gồm Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty XD Công trình Giao thông 4 (CIENCO4), Tổng công ty XD số 1(CCNo1) và Công ty CP xi măng Cầu Đước; Tất cả hợp thành Công ty CP Xi măng Đô Lương với vốn điều lệ 450 tỷ đồng.
Ban đầu, Lilama giữ vai trò cổ đông chi phối. Tuy nhiên đến tháng 8/2009 đơn vị này đã “nhường” vị trí lại cho Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (nay là Tập đoàn phát triển nhà và đô thị HUD). Trước đó, 2 cổ đông CIENCO 4 và Công ty CP Xi măng Cầu Đước đã lần lượt rút khỏi dự án.
Tính đến 30/8/2011, các cổ đông mới chỉ đóng góp được khoảng 71,8 tỷ/450 tỷ đồng vốn điều lệ, đạt 15,9 %. Mức đóng góp “bèo bọt” này khiến dự án lâm vào tình trạng đói vốn.
Chưa dừng lại ở đó, CCNo1 và Lilama cũng đã lần lượt có văn bản xin rút khỏi tư cách cổ đông sáng lập của dự án trong năm 2010 và 2011, đẩy HUD vào thế “đơn độc”. Công ty CP xi măng Đô Lương sau đó đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để kêu gọi tham gia vào dự án nhưng phía Petrovietnam từ chối.
Tháng 8/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản số 4816/UBND-CN giao Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu thủ tục thu hồi, chấm dứt hoạt động đối với Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Đô Lương, sau đó tỉnh Nghệ An đã quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với công ty CP Xi măng Đô Lương.
Cả tỉnh ngồi trên đống lửa!
Trong suốt quá trình triển khai Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Đô Lương, UBND tỉnh Nghệ An luôn quan tâm, theo dõi sát sao.
Không “sốt sắng” sao được khi đây là dự án trọng điểm để thu hút đầu tư phát triển vùng Tây Nghệ An, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng này.
Sau 6 năm kể từ ngày động thổ, dự án xây dựng Nhà máy xi măng Đô Lương vẫn chỉ là bãi đất hoang |
Dự án do đó được hưởng mọi chế độ ưu đãi đặc biệt, như hưởng 100 % kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài bờ rào, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; được hưởng chính sách ưu đãi miền Tây Nghệ An và một số chính sách về thuế vào đào tạo nguồn nhân lực.
Tỉnh Nghệ An đã “đổ” ra gần 100 tỷ để hỗ trợ dự án; trong đó riêng việc làm tuyến đường giao thông nối từ nhà máy ra QL7 đã ngốn 60 tỷ, bên cạnh đó là tiền đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư.
Cứ ngỡ với những khoản ưu đãi đó, dự án sẽ được triển khai đúng tiến độ. Tuy nhiên sau ngày động thổ, dự án chỉ xây dựng được khu nhà hành chính, hệ thống cấp điện, nước và…hàng rào bao quanh; sau đó thì nằm im không thi công thêm nữa.
Bãi đất được san lấp bằng phẳng rộng 41,2 ha đã mọc đầy cỏ, làm nơi chăn thả trâu bò cho người dân. Khu nhà hành chính hoang vắng với vài bảo vệ trông coi cả ngày lẫn đêm.
UBND tỉnh Nghệ An đã ra hàng loạt văn bản để đốc thúc Công ty CP Xi măng Đô Lương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhưng vẫn vô hiệu |
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Giang, Phó Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở KHĐT tỉnh Nghệ An cho rằng: “Với công suất 2.500 tấn clanke/ngày tương đương 924.000 tấn xi măng/năm, Nhà máy xi măng Đô Lương khi hoàn thành sẽ đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của không chỉ miền Tây mà đối với cả tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh đã ra hàng chục văn bản để chỉ đạo, đốc thúc nhà đầu tư đảm bảo tiến độ ghi trong giấy phép”.
Lý giải về sự “chết yểu” của dự án này, bà Giang cho biết: “Phía công ty không sắp xếp được nguồn vốn, sự rút lui của các cổ đông khiến công ty gặp khó khăn. Phải nhìn nhận rằng, trong giai đoạn vừa qua, suy thoái kinh tế dẫn đến khủng hoảng chung, rất nhiều dự án trên toàn quốc, nhất là các dự án bất động sản đều gặp khó khăn và bị ngưng trệ.
Hơn nữa trong giai đoạn này thị trường xi măng cũng đã bão hòa nên một số nhà đầu tư cũng không muốn rót vốn thêm vào các dự án xây dựng nhà máy xi măng”.
Đại diện Sở KH&ĐT Nghệ An cho biết thêm, hiện Tập đoàn xi măng The Vissai Ninh Bình đang quan tâm tới dự án, lãnh đạo tỉnh đang đốc thúc phía HUD nhanh chóng thanh quyết toán các hạng mục đã triển khai xây dựng để bàn giao.
Tuy nhiên quá trình bàn giao mới chỉ là bước xúc tiến ban đầu và “dự án nghìn tỷ” sẽ còn phải tiếp tục “đắp chiếu”.
Cao Nam – Duy Tuấn
--Những lá đơn đặc biệt ở dự án nghìn tỷ
- Trong khi lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Công ty CP Xi măng Đô Lương đang “từng bước” bàn giao lại dự án cho nhà đầu tư mới, thì hàng chục hộ dân xã Bài Sơn, huyện Đô Lương đang phải sống khốn khổ vì “vướng” vào diện giải tỏa.
Dân bỏ…nhà chạy lấy người
Ông Thái Ngô Quang, Chi hội trưởng Cựu chiến binh xóm Đô Sơn bức xúc: “Các hộ dân Đô Sơn, trong đó có nhiều gia đình ông già bà lão neo đơn, cựu chiến binh đã phải sống khốn khổ trong 6 năm qua”.
Theo chân ông Quang, phóng viên VietNamNet đã có cuộc khảo sát gần 20 hộ dân ở xóm Đô Sơn, xã Bài Sơn và ghi nhận rất nhiều trường hợp người dân phải sống thấp thỏm dưới những căn nhà tàn sắp sụp.
Căn nhà xuống cấp nghiêm trọng của ông Thái Ngô Ngụ (86 tuổi, bố ông Thái Ngô Quang). Ông Ngụ đã phải chuyển đi nơi khác ở vì sợ nhà sập |
Cụ ông Thái Ngô Ngụ (86 tuổi,bố ông Quang) trước nay sống dưới căn nhà gỗ 2 gian ọp ẹp. Vừa qua do căn nhà quá xuống cấp, ông Ngụ đã phải chạy qua nhà con trai kế bên để ở.
“Trước đây anh em chúng tôi dự định tu sửa lại nhà cho bố nhưng chưa kịp thì dự án xây dựng nhà máy xi măng Đô Lương triển khai, căn nhà bố tôi thuộc diện giải tỏa và ông đã ký vào biên bản cấm cơi nới, xây dựng nhà cửa và công trình dân sự của ban đền bù giải phóng mặt bằng.
Vài năm qua, căn nhà xuông cấp nghiêm trọng, mùa mưa chúng tôi phải căng bạt lên mái ngói để che nhưng nước vẫn xuống, gạch gỗ mục vỡ thỉnh thoảng lại rơi xuống rất nguy hiểm nhưng chúng tôi không giám tu sửa.
Vừa rồi sợ căn nhà có nguy cơ đổ sụp xuống nên chúng tôi đã đưa bố đi, dù ông không muốn rời bỏ nơi này” – ông Thái Ngô Quang bức xúc nói.
Người dân Bài Sơn phải dùng bạt căng lên mái ngói để chống nước xuống |
Kế bên nhà ông Ngụ là căn nhà gỗ 2 gian tồi tàn của vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Hữu Ba (81 tuổi). Ông Ba bước đi đã lom khom, chỉ tay lên nóc nhà giọng run run: “Các chú cứ nhìn đi, căn nhà ni dựng cách đây gần 70 năm rồi. Hai thân già ni cứ sống với nó để xem ngày nào thì nó sụp!”.
Đầu năm 2012, lo sợ cho tính mạng của hai ông bà, Chi hội cựu chiến binh xóm Đô Sơn đã viết “đơn đặc biệt” để xin phép đảo lại mái ngói, dùng dây, cọc gỗ giằng lại căn nhà cho đỡ “xiêu vẹo”.
Trong những trường hợp “bi hài” còn phải kể đến gia đình anh Trần Văn Hà (xóm 2, Bài Sơn). Năm 2007, vợ chồng anh Hà xoay tiền để xây căn nhà 2 gian.
Tuy nhiên, khi “công trình” vừa thi công được nửa chừng thì ban giải phóng mặt bằng của xã đã đến tiến hành đo đạc và yêu cầu gia đình ký vào biên bản giữ nguyên hiện trạng căn nhà chờ ngày giải tỏa.
Tuy nhiên gia đình anh Hà đã chờ tới 6 năm mà chẳng thấy đơn vị nào về giải tỏa, 1 xu tiền đền bù cũng chưa được nhận. Trong khi đó, căn nhà xây dở cũng phải “đắp chiếu” ngần ấy năm.
Vợ anh Hà, chị Thái Thị Thu bức xúc: “Họ bảo giữ nguyên hiện trạng thì chúng tôi chỉ biết chấp hành và đành mua tre, mua bạt về che tạm căn nhà. Thế nhưng 6 năm qua gia đình tôi đã phải sống trong căn nhà “thiếu đầu thiếu đuôi”, vừa rồi máy gian chuồng bò của gia đình cũng đổ sụp rồi. Chúng tôi còn phải sống thế này bao lâu nữa?”.
Xã, huyện cũng bức xúc
Câu hỏi đó của chị Thái Thị Hà nói riêng và của người dân Bài Sơn nói chung chắc sẽ rất khó trả lời đối với chính quyền địa phương. Bởi vì họ cũng có những “nỗi khổ” riêng.
Ông Nguyễn Hữu Ba (81 tuổi) trong căn nhà xiêu vẹo |
Ông Thái Đình Lợi, Chủ tịch UBND xã Bài Sơn trong buổi tiếp phóng viên cũng bày tỏ sự bức xúc trước thực trạng xây dựng nhà máy. Ông cho biết:“Toàn xã có 54 hộ thuộc diện đền bù giải tỏa nhưng chỉ mới có 19 hộ được giải quyết để di dân.
Mỗi khi người dân có bức xúc thì họ lại kêu xã đầu tiên, và chúng tôi vì đứng mũi chịu sào nên lại phải đi các cấp để phản ánh, kiến nghị. Chúng tôi cũng muốn trả lời dứt khoát với người dân nhưng không thể.
Còn nhớ ngay trong mùa mưa đầu tiên, đất đai từ khu vực san lấp đã tràn xuống hộ ông bà Tâm Chính ở phía dưới làm đổ tường, tràn vào nhà. May mà không ai bị thương. Nhưng rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy, hiện tại hộ dân này vẫn thuộc diện chưa được giải tỏa”.
Căn nhà “vô chủ” rệu rã ở xóm Đô Sơn, chủ nhân là bà Trần Thị Quế (82 tuổi) đã tìm đến nhà con rể để ở |
Trong khi đó, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo huyện Đô Lương cho rằng đã có văn bản chỉ đạo xã cho phép người dân được tu sửa nhà cửa trong “những trường hợp đặc biệt”.
Ông Võ Văn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết:“Quan điểm của huyện là phải đảm bảo an toàn cho người dân, nên gia đình nào có nhà cửa hư hỏng cần sửa chữa nếu làm đơn xin phép sẽ được chấp nhận”.
Trước những bức xúc của người dân, ông Ngọc cho biết sẽ “chỉ đạo kiểm tra xử lý ngay”.
“Dự án xây dựng nhà máy xi măng Đô Lương đã bị trì hoãn quá lâu, nay cũng chưa biết khi nào sẽ nối lại. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì chúng tôi sẽ phải có kế hoạch để đảm bảo an toàn cho người dân. Còn về tiến độ triển khai dự án sắp tới thì chúng tôi đành chịu vì không thuộc thẩm quyền huyện” – ông Ngọc nói.
Cao Nam – Duy Tuấn