Son Tran
-Tuan Truong
Một vụ nổ xảy ra tại Donetsk, Ukraine, ngày 20/10/2014
Căn nhà bốc cháy, người chủ trước lúc chạy thoát thân đã nhớ và tháo bỏ dây xích của chú chó trong nhà, hy vọng nó cũng mau theo chủ bỏ chạy ra ngoài. Nhưng không .... con chó này đã không làm như thế mà quay đầu xông vào căn nhà đang cháy.
Đây là điều người chủ không ngờ tới, nhưng lửa mỗi lúc một lớn, họ không tài nào quay trở lại để cứu con chó của mình. Khi người chủ còn đang lo âu nôn nóng, thì con chó từ trong biển lửa xông ra, miệng đang ngậm một chú mèo con.
Con mèo này cũng là thú nuôi của gia đình, cả hai vẫn đùa giỡn với nhau, vậy nên khi ngọn lửa bùng cháy, phản ứng đầu tiên của chú chó chính là đi cứu bạn.
Hành động dũng cảm của chú chó này đã khiến người chung quanh cảm động. Con mèo con thân thể gầy yếu, bị mắc kẹt trong biển lửa, không biết lối nao mà chạy; nếu chú chó không quay lại cứu, mèo con chắc hẳn sẽ chết trong biển lửa.
Trong lúc nguy cấp đó, chú chó không một chút do dự, lao vào biển lửa để cứu người bạn thân. Tình bạn có hậu của nó rất đáng cho chúng ta thán phục.
Chính chúng ta đây, ngay tại thời khắc giữa sự sống và sự chết, sẽ có người chỉ lo cho mạng sống của riêng mình, nhưng chú chó này hoàn toàn ngược lại. Chú không ngại tình huống sống hay chết.
Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng hãy trân quý cuộc sống, ngay cả của những con vật, và tất cả mọi thứ xung quanh bạn, bởi chúng đều có linh tính và tình cảm.
Xin chuyển cho mọi người để càng nhiều người hơn nữa biết được câu chuyện cảm động này.
-Căn nhà bốc cháy, người chủ trước lúc chạy thoát thân đã nhớ và tháo bỏ dây xích của chú chó trong nhà, hy vọng nó cũng mau theo chủ bỏ chạy ra ngoài. Nhưng không .... con chó này đã không làm như thế mà quay đầu xông vào căn nhà đang cháy.
Đây là điều người chủ không ngờ tới, nhưng lửa mỗi lúc một lớn, họ không tài nào quay trở lại để cứu con chó của mình. Khi người chủ còn đang lo âu nôn nóng, thì con chó từ trong biển lửa xông ra, miệng đang ngậm một chú mèo con.
Con mèo này cũng là thú nuôi của gia đình, cả hai vẫn đùa giỡn với nhau, vậy nên khi ngọn lửa bùng cháy, phản ứng đầu tiên của chú chó chính là đi cứu bạn.
Hành động dũng cảm của chú chó này đã khiến người chung quanh cảm động. Con mèo con thân thể gầy yếu, bị mắc kẹt trong biển lửa, không biết lối nao mà chạy; nếu chú chó không quay lại cứu, mèo con chắc hẳn sẽ chết trong biển lửa.
Trong lúc nguy cấp đó, chú chó không một chút do dự, lao vào biển lửa để cứu người bạn thân. Tình bạn có hậu của nó rất đáng cho chúng ta thán phục.
Chính chúng ta đây, ngay tại thời khắc giữa sự sống và sự chết, sẽ có người chỉ lo cho mạng sống của riêng mình, nhưng chú chó này hoàn toàn ngược lại. Chú không ngại tình huống sống hay chết.
Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng hãy trân quý cuộc sống, ngay cả của những con vật, và tất cả mọi thứ xung quanh bạn, bởi chúng đều có linh tính và tình cảm.
Xin chuyển cho mọi người để càng nhiều người hơn nữa biết được câu chuyện cảm động này.
-“Đừng sợ!”- Lời hiệu triệu rung chuyển đất trời
Ngày 01/5/2011, hàng triệu con tim Công giáo khắp thế giới rung lên niềm vui trước biến cố lịch sử trọng đại: Đức Gioan Phaolô II, vị Cha Chung một thời của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ được Giáo Hội tuyên phong Chân phúc sau khi nhìn nhận các nhân đức anh hùng của ngài.
Đặc biệt người dân Ba Lan tri ân và hãnh diện có một vị Giáo chủ yêu nước đã góp phần quan trọng và chính yếu vào việc thay đổi cục diện thế giới.
Riêng người Công giáo Việt Nam gần đây càng ngày càng tỏ rõ ý chí “không sợ” đáp lại lời hiệu triệu “Đừng Sợ!” của Đức Giaon Phaolô II, như mọi người thấy qua các biến cố Tòa Khâm sứ Hà Nội, các Giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu vân vân…,.
Điển hình mới nhất là những cuộc tập hợp công khai và đông đảo người Công giáo tại các nhà thờ ở nhiều giáo xứ miền Bắc VN để cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt giữ trái phép khi hai vị này đứng về phía công lý trong vụ xử án luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 04/4/2011.
Tinh thần bất khuất, “không sợ” ấy bất ngờ đã mang lại một kết quả như là đòn đánh phủ đầu khiến nhà cầm quyền CSVN từ kẻ độc tài tự cho mình vô địch không sợ ai, bỗng khiếp hãi, chùn tay, lập tức trả tự do cho hai nhà đấu tranh bênh vực cho chính nghĩa Công lý và nhân quyền sau 9 ngày 10 đêm bị giam giữ trái phép.
Những biểu lộ lòng “không sợ” đang lan tỏa trên quê hương Việt Nam, khiến Đức Giám mục Ngyễn Thái Hợp, Chủ tịch UBCL&HB trực thuộc HĐGMVN cũng đã tỏ rõ khí khái không sợ: Ký tên vào kiến nghị đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Ls Cù Huy Hà Vũ.
Hy vọng, với lễ tuyên phong Chân phúc cho Vị Cha Chung của người Công Giáo, Đức Gioan Phaolô II biểu tượng của tinh thần bất khuất, tất cả các đấng bậc ở VN cũng sẽ thoát ra khỏi nỗi sợ và vùng lên theo lệnh truyền của Đấng Chân Phúc: “ĐỪNG SỢ!”
Lòng yêu nước của Chân phúc Gioan Phaolô II
Trong tác phẩm nhan đề “Pope John Paul II An Intimate Life[1]” xuất bản bằng tiếng Anh năm 2007, ký giả Caroline Pignozzi, nữ phóng viên quốc tế nổi danh của tạp chí Paris Match (Pháp) viết về lòng yêu nước của Đức Gioan Phaolô II đối với Tổ quốc Ba Lan đại ý rằng: Dù ngồi trên ngai Giáo hoàng, đảm nhận trọng trách người Cha Chung của Công giáo toàn cầu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vẫn giữ trong tim Ngài tình yêu nồng thắm đối với quê hương tổ quốc mình.
Thật vậy, tình yêu Tổ quốc chiếm một chỗ đứng quan trọng trong trái tim của Đức Gioan Phaolô II. Điều hiển nhiên đó không ai chối cãi và chính ĐTC cũng đã minh thị trong một bài giảng của ngài vào năm 1982 tại Krakow, tổng giáo phận mà ngài đã từng coi sóc trước khi lên ngôi giáo hoàng: “Ba Lan là Tổ quốc của tôi, cho dù tôi đã trở thành Giáo hoàng và cả thế giới đang là quê hương của tôi. Tôi còn nặng nợ với đất nước Ba Lan của tôi. Đây là một xứ sở chịu đau khổ triền miên; nó giúp tôi cảm thông với những ai chịu khổ đau vì chẳng những bị cướp lấy tất cả những phần vật chất của cuộc sống mà còn bị tước đoạt đến cả quyền tự do. Cho nên, đối với tôi, tình liên đới với những người đau khổ là một tình cảm tự nhiên.”
Chính dòng máu Ba Lan và truyền thống văn hóa Kitô giáo trong con người Ba Lan của Đức Gioan Phaolô II là nhân tố liên kết chặt chẽ ngài với đất mẹ của ngài. Lịch sử đau thương trải dài trên đất nước Ba Lan cũng góp phần không ít nung nấu ý chí đấu tranh kiên cường trong con người Ba Lan của Đức Hồng y Tổng Giám mục Karol Wojtyla, tức Giáo hoàng Chân phúc Gioan Phaolô II.
Ba Lan, một đất nước bị xâu xé
Ba Lan đã trải qua những thời kỳ lịch sử vinh quang thì ít, tủi nhục thì nhiều. Từ thế kỷ 15, Ba Lan đã bị sáp nhập vào hai nước Lithuania và Livonia, rồi lại là thành phần của nước Ukraine.
Kế đó, trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga năm 1611, quân đội Ba Lan đã đánh bại đoàn quân Nga và đã tiến sâu vào đất Nga, chế ngự Mạc Tư Khoa. Nhưng chẳng bao lâu sau, quân Nga cấu kết với quân Phổ (Russians-Prussians) kéo đại quân mở cuộc phản công chinh phạt Ba Lan, khiến đầu thế kỷ 18 Ba Lan lại bị chia cắt và chịu sự thống trị của giặc ngoại xâm: phía bắc thuộc về Nga, phía nam do người Phổ thống trị. Dân Ba Lan đấu tranh vô vọng cho sự thống nhất của đất nước, vô vọng chống lại sự xâu xé của các cường quốc lân bang.
Mãi cho đến ngày 28/6/1919, Hiệp định Versailles (Hiệp ước kết thúc Thế Chiến I) mở ra cho Ba Lan con đường thống nhất. Nhưng 20 năm sau, năm 1939, Thế chiến II bùng nổ, Hitler của Đức Quốc Xã và Staline của Cộng sản Liên Xô lại cấu kết nhau xua quân chia cắt Ba Lan một lần nữa.
Với Hòa ước bất tương xâm ký kết ngày 14/8/1939 giữa Đức Quốc Xã và Cộng sản Liên Xô, vùng lãnh thổ Ba Lan phía tây ba con sông Narew, Vistula và San thuộc về Đức Quốc Xã. Vô số thường dân Ba Lan trong đó có người Ba Lan gốc Do Thái, bị tàn sát dã man.
Còn phía đông Ba Lan thì do quân Xô Viết chiếm đóng. Quân này cũng dữ tợn và man rợ không kém quân Đức Quốc Xã. Cụ thể, sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại Đức Quốc Xã, năm 1940 mật vụ Liên Xô đã tàn sát hàng vạn con dân ưu tú của Ba Lan, điển hình là vụ thảm sát tập thể và chôn sống hơn 22, 000 sĩ quan Ba Lan tại vùng rừng Katyn. Cộng sản Liên Xô đã từng lấp liếm vụ này và đổ lỗi cho quân Đức, nhưng cuối cùng giới lãnh đạo Nga đã phải thừa nhận tội lỗi và lên tiếng thú lỗi công khai sau khi nhiều tài liệu từ hồ sơ mật được công bố[2].
Kết thúc Thế Chiến II, Hiệp ước Yalta[3] lại công nhận một Ba Lan thống nhất. Nhưng oái oăm thay! Cũng chính Hiệp Ước này đặt Ba Lan vào vùng kiểm soát của Cộng sản Xô Viết, khiến Ba Lan bị “Xô Viết hóa” và xích hóa cùng lúc với các quốc gia Trung Âu khác như Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Albania, Nam Tư và Đông Đức…
Cũng như tại các nước bị chế độ Cộng sản thống trị, người dân Ba Lan chịu bách hại, ngược đãi và bị tước đoạt hết mọi quyền tự do chính đáng của mình trải dài nhiều thập niên. Người Ba Lan mất tất cả, trừ niềm tin Kitô giáo. Niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa toàn năng trở thành vũ khí thiêng liêng bén nhọn độc nhất mà người Ba Lan kiên cường bảo vệ để âm thầm đối đầu với bạo quyền Cộng sản cho tới khi điều kiện chín muồi cho phép họ vùng lên.
Vị Chủ Chăn Ba Lan can đảm công khai lãnh đạo người Công giáo Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản vô thần trong giai đoạn đầu là ĐHY Wyszynski. Bị đàn áp liên tục bởi chế độ độc tài toàn trị và bị tước lột quyền Chủ chăn, ĐHY Wyszynski đã nảy ra sáng kiến mới là cổ võ việc sùng kính Đức Mẹ bằng hình thức cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen ở Czestochowa xuyên qua khắp mười ngàn làng mạc và giáo xứ trong nước như là một động thái vừa tuyên dương đức tin Công giáo vừa biểu lộ sự phản kháng chống lại chính sách cai trị hà khắc của Cộng sản.
Ngày 13/01/1946, sau khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Krakow, Đức Karol Wojtyla dấn thân vào đường hướng mà Giáo chủ Wyszynski đã hoạch định. Đức Cha Karol Wojtyla cho tiến hành ngay việc cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen khắp Tổng Giáo phận trực thuộc.
Khi Đức TGM Karol Wojtyla được ĐGH Phaolô VI cất nhắc lên Hồng Y vào 26/6/1967, nhà cầm quyền Cộng sản tại Liên Xô cũng như tại Warsova mở cờ trong bụng. Họ tin đây là “thắng lợi” của chủ nghĩa Cộng sản, vì lầm tưởng Đức TGM Wojtyla sẽ mềm dẻo với Cộng sản hơn so với đường lối cứng rắn bất khoan nhượng của ĐHY Giáo chủ Wyszynski. Bên cạnh đó, nhân khi “đồng ý” cho Đức TGM Karol Wojtyla nhận mũ Hồng Y, cơ quan mật vụ Cộng sản tìm cách gài vị tân Hồng y mà họ tin là “tiến bộ” vào cái “bẫy” thỏa hiệp với Cộng sản chống lại vị Giáo chủ “bảo thủ,” hòng gây chia rẽ trong Giáo Hội Công giáo Ba Lan. Nhưng Đức tân Hồng y Wojtyla không hề có một lời nói, thái độ hay hành động nào tỏ dấu hiệu hạ mình “đối thoại” tìm đường thỏa hiệp với Cộng sản hay tỏ ra ít nhiều mâu thuẫn gì với Đức Hồng Y Wyszynski, trái lại ngài luôn đóng vai trò nhà lãnh đạo “Giáo Hội thầm lặng” và luôn sát cánh với vị Giáo chủ đàn anh đáng kính của mình. Trong mọi trường hợp, ĐHY Karol Wojtyla đều đứng về phía lập trường đấu tranh của Đức Hồng Y Wyszynski.
Lẽ nào một công dân nước xhcn lên ngôi giáo hoàng?
Ngày 16/10/1978, tại Mật Nghị Hồng Y ở Vatican để tuyển chọn Đấng kế vị Đức Gioan Phaolô I mới băng hà sau một tháng trên ngai Giáo hoàng, ĐHY Karol Wojtyla của Ba Lan được Hống Y đoàn đồng thanh bầu chọn. Ngài nhận danh hiệu Gioan Phaolô II.
Nhà cầm quyền Cộng sản cả Liên Xô lẫn Ba Lan lại một lần nữa hí hửng cho rằng ý thức hệ Cộng sản sắp toàn thắng khi một “người con của đất nước xã hội chủ nghĩa” lên nắm quyền lãnh đạo Công Giáo toàn thế giới!
Sau một thời gian dài sát cánh với các hoạt động của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ký giả Công giáo người Mỹ nổi tiếng, George Weigel, đã cống hiến độc giả ít nhất 15 tác phẩm chuyên đề về vị giáo hoàng thời đại này. Đáng chú ý nhất là quyển The Final Revolution: The Resistance Church and the Collapse of Communism – Cuộc Cách mạng cuối cùng: Giáo Hội đối kháng và sự Sụp Đổ của chủ nghĩa Cộng Sản.
Nhưng đầy đủ nhất và phong phú nhất là tác phẩm nghiên cứu dày hơn 1000 trang nhan đề Witness to Hope: The Biography of Pope John Paul II – Chứng Nhân Hy Vọng: Tiểu Sử Giáo Hoàng Gioan Phaolô II do Happer Collins Publishers xuất bản tại New York năm 1999.
Theo Weigel qua tác phẩm này, khi hay tin Đức Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, phản ứng đầu tiên của Liên Xô là im lặng như thể mừng thầm với việc giáo chủ xuất thân từ miền đất xã hội chủ nghĩa trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo lớn nhất thế giới. Người Cộng sản tin rằng “không còn nữa thời đại của những giáo chủ Công Giáo người Ý chống Cộng”, và họ coi đó là “dấu chỉ bước đường cùng của chủ trương chống Cộng mà Giáo Hoàng Piô XII đã cổ võ.”
Tuy nhiên, sau khi Cơ quan Mật vụ Liên Xô KGB do Yuri Andropov cầm đầu khám phá ra những nghi vấn “đáng quan ngại” về vị tân giáo hoàng thì Đảng CS Liên Xô giật mình. Một viên chức cao cấp Liên Xô đã phải thốt lên: “người Sô Viết thà chọn Aleksandr Solzhenitsyn[4] làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc hơn là thấy một giáo sĩ Ba Lan lên làm giáo hoàng.”
Vô cùng giận dữ trước việc “ngành an ninh mật vụ Cộng sản lỏng lẻo” để cho Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử Giáo hoàng, lãnh tụ Đảng CS Sô Viết đã cật vấn viên chỉ huy mật vụ Liên Xô KGB ở Ba Lan: “Làm sao lại có chuyện bầu chọn một công dân nước xã hội chủ nghĩa lên ngôi giáo hoàng?” Viên chỉ huy Mật vụ Ba Lan trả lời: “Việc này đồng chí lãnh đạo nên hỏi Rôma hơn là hỏi Varsovie.” (Witness to Hope, Chương 12, do André Nguyễn Văn Châu trích dẫn trong “In the Eye of the Storm – Giữa Trung Tâm Bão,” trang 278-281).
Bấy giờ phía chính quyền Cộng Sản Ba Lan lúng túng chẳng biết mình nên mừng hay nên sợ. Mừng vì ít ra đất nước Ba Lan cũng hãnh diện về người con ưu tú của Tổ quốc được chọn làm nhà lãnh đạo Công Giáo hoàn vũ. Nhưng họ lại sợ Ba Lan sẽ rơi vào tình trạng khó xử và sợ rằng chính bản thân họ, những người đang lãnh đạo Ba Lan, có thể sẽ là nạn nhân của những “đột biến” không lường trước vì họ biết rất rõ bản lãnh và lòng cương trực của vị tân giáo hoàng chắc chắn sẽ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, điều mà Bộ Chính trị Cộng đảng Liên Xô đã ngầm cảnh báo họ với những mật lệnh răn đe nghiêm khắc.
Về thăm quê
Vừa lên ngôi Giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II tỏ ý muốn về thăm quê hương. Dĩ nhiên, Cộng sản Ba Lan không thể gật đầu hay lắc đầu khi chưa nhận được chỉ thị từ Điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa. Dù ở thế lưỡng nan, trước thế giới, Mạc Tư Khoa không thể nào từ chối quyền về thăm quê của một công dân Ba Lan nay đang trở thành nhà lãnh đạo Công giáo thế giới!
Thế là ngày 02/6/1979, ĐGH Goan Phaolô II mở chuyến tông du về thăm quê Ba Lan.
Ký giả Andrew Curry (tờ US News & World Report) trong bài báo nhan đề “Về Quê” đề ngày 02/4/2005 ghi nhận rằng, ngay sau khi được tin Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, nhận được lệnh đảng, tất cả giáo viên các trường học Ba Lan đồng loạt cảnh báo học sinh của họ: “Giáo hoàng là kẻ thù của chúng ta. Bởi vì ông ta là người có tài khôi hài và thường đưa ra những câu chuyện vừa hài hước hấp dẫn vừa bao hàm nhiều ý nghĩa rất thâm độc nhằm đánh vào chế độ ta, nên ông ấy là một người nguy hiểm.”
Vả lại quyền bính của vị giáo hoàng là một biểu tượng tinh thần cực kỳ quan trọng khiến nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan rất lo ngại nếu ĐGH về thăm quê hương, thì quyền thống trị của họ thế nào cũng lung lay trước khi bị hủy diệt. Tình hình như vậy sẽ thật bi đát cho họ, bởi lẽ, như nhà báo Andrew Curry nhận xét, “sau bao thập niên Cộng Sản thống trị Ba Lan, dĩ nhiên bất cứ một khúc rẽ nào cũng sẽ mang đến một thảm họa cho di sản văn hóa vô thần của họ. Họ nghĩ rằng, cách duy nhất để đối phó với uy tín của ĐGH là làm sao cho dân chúng Ba Lan thấy chỉ có lớp thế hệ già nua mới nồng nhiệt đón chào vị tân giáo hoàng khi vị này trở về thăm quê mình.”
Cộng Sản Ba Lan tuân theo mật lệnh của Xô Viết tăng cường chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc uy tín của ĐGH, cố làm cho giới công nhân và giới trẻ Ba Lan coi thường hay lơ là với chuyến trở về quê hương của ngài.
Ít ai ngờ chuyến tông du đầu tiên của ĐGH Gioan Phaolô II về thăm quê lại là bước khởi đầu một khúc quanh lịch sử thay đổi bộ mặt Ba Lan và cả châu Âu cùng toàn thế giới.
Kể từ khi ĐGH đặt chân trên quê hương ngày 02/6/1979 cho tới khi rời khỏi Ba Lan chín ngày sau, chuyến hồi hương của ngài là một biến cố mang cả tầm vóc quốc gia lẫn quốc tế, mặc dầu nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan nỗ lực bằng mọi giá hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tông du ấy. Các đài truyền hình nhà nước cố tình không cho khán thính giả Ba Lan thấy đám đông hàng triệu dân chúng nồng nhiệt đón chào Đức Thánh Cha trên khắp các thành phố ngài đi qua, thay vào đó người ta chỉ cho chiếu lên màn ảnh vị Chủ Chăn “cô đơn” với một ít nữ tu già vây quanh.
Lời hiệu triệu cho người Ba Lan: “Đừng sợ!”
Trong chuyến viếng thăm quê hương Ba Lan, Đức Gioan Phaolô II thường xuyên lặp lại lời mời gọi khẩn thiết: “Đừng sợ!” Lời hiệu triệu ấy nhắc lại sứ điệp đầu tiên của ĐTC trong Lễ Đăng quang Giáo hoàng ngày 22/10/1978 và cũng là lời Chúa Giêsu dạy (Mt. 10, 26; Lc. 12, 32) “Các con đừng sợ!”
Nhiều tín hữu Công giáo và hầu như mọi người trên thế giới có vẻ không chú ý mấy tới ý tưởng “đừng sợ” mà ĐTC đã bộc bạch trong lời chào nhậm chức của ngài dầu ngài đã triển khai ý tưởng ấy khá minh bạch: “Các con đừng sợ đón chào Chúa Kitô và đón nhận quyền năng của Người. Các con hãy giúp đỡ vị giáo hoàng và hết thảy những ai ước ao phụng sự Chúa Kitô, và nhờ quyền năng của Chúa Kitô mà phục vụ con người cùng toàn thể nhân loại.”
Mãi cho đến ngày 08/6/1979, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trở về Ba Lan thăm lại Krakow, giáo phận cũ của mình, lời hiệu triệu của ngài lại vang vọng, bấy giờ ý tưởng đấu tranh mới được mọi người chú ý tới: “Không có điều gì khiến chúng ta phải sợ hãi. Mọi biên cương phải được mở thông.” Chẳng phải chỉ người dân Ba Lan mà cả thế giới đều nhận ra từ lời hiệu triệu đanh thép ấy một thông điệp hết sức cấp bách: Đừng sợ! Hãy tiến lên! Mở rộng biên cương của tự do, dân chủ, nhân quyền và dân quyền!
Ngày 10/6/1979, trong Thánh Lễ tại Bolnie (Ba Lan) kỷ niệm 900 năm Thánh Giám mục Stanislas tử đạo, trước hàng triệu tín hữu Ba Lan, ĐTC lại nhắc nhỏ quần chúng “hãy hưng phấn và kiên vững… Nhờ đức tin, và với đức tin, anh chị em sẽ không khi nào phải sợ hãi.”
Vâng! Nhờ đức tin và với đức tin, người Công giáo chắc chắn sẽ vượt qua nỗi sợ! Nhưng “đừng sợ” để làm gì? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ rõ: “Các con đừng sợ. Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Để quyền năng Chúa thực thi ơn cứu độ, các con hãy mở thông biên giới các quốc gia, mở thông các hệ thống chính trị và kinh tế, mở thông các lãnh vực rộng lớn của văn hóa, văn minh và phát triển,.”
Lời hiệu triệu “Đừng sợ!” vang lên khắp nước Ba Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh, từ miền duyên hải tới các vùng đồi núi xa xôi, từ nơi xưởng tàu tới các hầm mỏ.
Lời hiệu triệu ấy chẳng những được chuyển tải nhanh chóng trong hàng triệu con tim người dân Ba Lan mà còn vang dội khắp địa cầu, mặc cho đài truyền thanh, truyền hình và báo chí Cộng Sản cố tình át đi lời kêu gọi ái quốc khẩn trương ấy!
Sứ điệp “Đừng sợ” đạt được hiệu quả của nó như tiếng pháo lệnh thúc giục đoàn người Ba Lan mỗi lúc mỗi đông dũng cảm lên đuờng tiến ra khỏi nỗi sợ hãi đã hơn bao chục năm đè nén họ. Nhà cầm quyền Cộng sản bỗng nhiên cảm thấy hụt hẫng bất lực trước sức mạnh của cơn lũ cuồn cuộn dâng lên như sóng thần đáp lại tiếng gọi “Đừng sợ!”
Sức mạnh của mệnh lệnh “Đừng sợ/”
Điều nghịch lý là tiếng kèn lệnh “Đừng Sợ” trong khi đánh tan nỗi sợ ám ảnh quần chúng Ba Lan suốt gần nửa thế kỷ, thì nó lại giống như một cơn địa chấn làm run rẩy những kẻ cai trị bằng bạo lực “xưa nay chỉ gây sợ hãi cho người khác chứ chưa hề biết sợ ai.” Cả Cộng sản Liên Xô lẫn Cộng sản chư hầu Ba Lan hoảng loạn tinh thần đến độ hoàn toàn mất khả năng phòng vệ phản công đối phó với cơn địa chấn cách mạng làm rung chuyển thành trì chủ nghĩa Mác-Lê mà người ta tự hào là vô cùng kiên cố, là vô địch, không đời nào sụp đổ.
Vào ngày 04/6/1979, trước Hội Đồng Giám Mục Ba Lan họp tại thành phố Czesochowa, Đức Gioan Phaolô II cảnh báo chính quyền CS Ba Lan hãy biết “tôn trọng những quyền lợi nền tảng chính đáng của con người, kể cả quyền tự do tôn giáo.”
Người Cộng sản những ngỡ rằng dưới bàn tay sắt của CS, tinh thần đời sống tâm linh con người Ba Lan đã rệu rã nếu không hẳn đã chết. Nào ngờ tinh thần ấy nay bỗng vùng dậy phản công rầm rộ làm lay gốc tróc rễ cái cơ chế thống trị độc tài, độc đảng đã đâm rễ sâu trong lòng đất Ba Lan bấy lâu nay.
Di sản của nền đảng trị không phải chỉ trên đất nước Ba Lan mà còn trên cả Liên Bang Xô Viết lẫn các nước Đông Âu nay chỉ còn là một bóng mờ lịch sử sau chuyến tông du lữ hành “về thăm quê” của vị giáo chủ.
Một linh mục Dòng Tên người Ba Lan trẻ tuổi vào thời ấy, Cha Andrzej Koprowski nhận định xác đáng rằng “Cái chủ nghĩa Cộng sản giống như vết bẩn bám trên cửa sổ và chỉ một cuộc viếng thăm [của ĐGH Gioan Phaolô II] đã xóa tan vết bẩn ấy.”
Cuộc hồi hương lần II, một thiên hùng sử ca
Ngày 13/5/1981, núp sau mật vụ Bulgaria, Mật vụ KGB của Liên Xô tổ chức mưu sát Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tên Mehmed Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống tại Sofia, thủ đô nước Cộng sản Bulgaria được thuê bắn lén 3 phát đạn vào Đức Giáo Hoàng, gây thương tích trầm trọng nơi vùng bụng, phá nát bộ ruột già của ngài đang khi ngài chào mừng đám đông khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican. Đức Giáo hoàng lập tức được đưa đi bệnh viện giải phẫu khẩn cấp. Ngài thoát chết nhờ ơn Thiên Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria.
Nếu vào thời điểm đó Chúa cất Đức Gioan Phaolô II đi, thì chẳng biết thế giới sẽ đi về đâu! Chủ nghĩa Cộng sản sẽ bành trướng và kéo dài nỗi đau khổ chết chóc của nhân loại cho đến bao giờ mới dứt? Cuộc đấu tranh của dân Ba Lan tưởng đâu sắp đi vào ngõ cụt.
Nhưng sức khỏe của Đức Giáo hoàng phục hồi nhanh chóng mở ra tín hiệu hồi sinh cho phong trào đấu tranh tại quê hương của ngài. Nhờ đó, Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) Ba Lan tăng thêm sức mạnh, quyết tâm dẫn dắt cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đi đến thắng lợi, bất chấp những cuộc khủng bố, ruồng bắt, tù đày mỗi lúc mỗi gia tăng.
Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev lãnh đạo CS Liên Xô ở Mạc Tư Khoa rối lên. Ông và Bộ Chính Trị Liên Xô kết luận rằng Stanislaw Kania, Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan, thiếu khả năng, nên hạ lệnh loại trừ tức khắc ông Kania ra khỏi chức vụ trên. Chấp hành chỉ thị hỏa tốc của mật vụ Xô viết, Ủy ban Trung ương BCH Đảng CS Ba Lan họp bất thường, truất phế Stanislaw Kania và đưa Tướng Wojciech Jaruzelski lên thay thế (18/10/1981). Ông tướng này được nắm trọn trong tay 3 quyền lãnh đạo then chốt gồm lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước và điều động quân đội. Như vậy, tướng Jaruzelski là Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan kiêm Chủ tịch Nhà Nước Ba Lan và Tổng Tư Lệnh Quân đội Nhân dân Ba Lan.
Ngày 21/11/1981, Tổng Bí Thư Đảng CS Sô Viết Leonid Brezhnev cảnh báo tân Tổng Bí Thư Jaruzelski: “Không còn cách nào cứu nổi chủ nghĩa xã hội tại Ba Lan ngoại trừ một trận quyết liệt đánh thẳng vào giai cấp thù địch.”
Ngày 28/11/1981, UBTƯ Đảng CS Ba Lan lệnh cho Quốc Hội CS Ba Lan phải thông qua đạo luật khẩn cấp trao cho Tướng Jaruzelski toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự trấn áp biểu tình và đình công.
Ngày 12/12/1981, thiết quân luật được ban hành, có hiệu lực tức khắc trên toàn lãnh thổ Ba Lan. Luật này cũng minh thị tuyên bố đặt các tổ chức của công nhân, đặc biệt Công đoàn Đoàn kết, ra ngoài vòng pháp luật.
Hệ quả của thiết quân luật là hàng ngàn công nhân bị bắt giam và bị tra tấn dã man, bỏ tù vô thời hạn không cần thông qua một cuộc xét xử nào. Gần hai năm sau, do áp lực của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng như của quốc tế, tháng 9/1983, thiết quân luật được bãi bỏ. Dầu vậy cuộc truy lùng bắt bớ công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên và trí thức vẫn tiếp tục, thậm chí có những vụ bắt cóc, thủ tiêu đê tiện. Cụ thể, năm 1984, vị linh mục tuyên úy của CĐĐK, Cha Jerzy Popieluszko đã bị bắt cóc và giết chết một cách man rợ. (DĐGD số 71, tháng 10/2007, mục Gương Sống Đạo Giữa Đời do Lê Thiên và Lê Tinh Thông phụ trách: Linh mục Jerzy Popieluszko).
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II liên tục phản đối và cảnh cáo cách hành xử thô bạo của Đảng và Nhà Nước CS Ba Lan. Dịp Lễ Giáng Sinh 1981, ngài gửi lời cầu chúc đặc biệt tới “đồng bào yêu dấu trên quê hương”, trong đó ngài cầu nguyện cho “những người chịu đau khổ, những gia đình có người thân bị cướp mất mạng sống, những người cùng cực hay tuyệt vọng vì bị áp bức.” Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh: “Phẩm giá con người đã in dấu trong lương tri con người, cho nên việc đòi hỏi quyền tự do phải là cơn sóng dâng lên, chứ không phải là bước thụt lùi.”
Để cảnh cáo Liên Xô không được can thiệp vào nội tình Ba Lan, Đức Giáo Hoàng nêu rõ: “Người Ba Lan có một quyền không ai chối cãi là quyền tự giải quyết mọi vấn đề giữa họ với nhau, với những nỗ lực của riêng họ.”
Ngày 16/6/1983, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện chuyến lữ hành thứ hai về quê hương. Tại Ba Lan, ngài mạnh mẽ lên án hành động thiết quân luật và các cuộc bách hại mà nhà cầm quyền Ba Lan nhắm vào dân chúng, nhất là giới công nhân.
Chuyến tông du này trở thành điểm tựa cho cuộc cách mạng dẫn tới lật đổ chế độ Cộng Sản trên đất nước Ba Lan thân yêu của vị Giáo Chủ.
Theo ký giả Caroline Pigozzi, lời hiệu triệu “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II chống lại chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) trở thành nổi danh và là biểu tượng đấu tranh của các nhà hoạt động cho nhân quyền, tự do và dân chủ.
Nhưng trước tiên “Đừng Sợ” là tiếng gọi thúc đẩy tổ chức CĐĐK Ba Lan do Lech Walesa lãnh đạo, dũng cảm tiến lên làm một cuộc cách mạng long trời lở đất chẳng những đánh gục chính thể Cộng sản ở Ba Lan mà còn làm tan rã chế độ Cộng sản ở Liên Xô và Trung Âu cũng như làm tiêu vong chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Tinh thần đoàn kết và khát vọng tự do của người dân Ba Lan rõ ràng hít thở làn sinh khí mới từ tiếng lệnh “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II và họ đã toàn thắng chẳng những nhờ thực hiện mệnh lệnh của ngài mà còn nhờ vào chính sự hỗ trợ tích cực của ngài, như nhà báo Timothy Garton Ash nhận định: “Không có vị Giáo Hoàng, không có Công Đoàn Đoàn Kết. Không có Công Đoàn Đoàn Kết, không có Gorbachev. Không có Gorbachev, chủ nghĩa Cộng Sản không sụp đổ.”
Trường hợp Việt Nam
Bây giờ người Công giáo Việt Nam mới thấm thía lời Đức Gioan Phaolô II khen ngợi Đức Tổng Giám mục Phi-líp-phê Nguyễn Kim Điền “cộng tác trong đối kháng” (collaborer en résistant)[5].
Công thức lừng danh “collaborer en résistant” nêu trên dường như cũng ngụ ý nói lên kinh nghiệm hành xử thận trọng của Đức TGM Karol Wojtyla khi ngài giao tiếp với nhà cầm quyền Cộng sản, một sự thận trọng không mang tính thỏa hiệp, nhân nhượng, đầu hàng, ngược lại đó là cách đối kháng khôn ngoan của vị lãnh đạo tinh thần trong một Giáo Hội Thầm Lặng. Việc gì có ích lợi cho người dân và phù hợp với đức tin Kitô giáo thì hợp tác, nhưng là một sự “hợp tác mang tính đối kháng,” đối kháng để bênh vực cho lẽ phải, bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ quyền sống của con người và quyền tự do của người dân, cả bằng giá của mạng sống. Đối kháng cũng có nghĩa là từ chối mọi kiểu đối thoại hình thức, đối thoại cúi đầu, đối thoại nhượng bộ.
Đó là điểm nổi bật về lòng yêu nước của Đức Hồng y Giáo chủ Carol Wojtyla người Ba Lan, tức Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nay là Chân phúc Gioan Phaolô II.
Phải chăng trong ý thức “đối kháng” ấy cùng với lời nhận định “cộng tác trong đôi kháng” dành cho vị Tổng Giám mục người Việt Nam mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên dương Đức Cha Nguyễn Kim Điền là vị “Tổng Giám mục dũng cảm” (le vaillant Archevêque[6]) trước mặt hàng Giám mục VN nhân chuyến viếng thăm Ad limina của các Đấng tại Giáo đô Công Giáo Rôma vào năm 1981?
Người ta có cảm tưởng rằng lời tuyên dương ấy cũng nhằm nói với các Chủ Chăn khác của Việt Nam là phải DŨNG CẢM trước bạo quyền CSVN như vậy.
Ngày 01/5/2011 Giáo Hội long trọng nhìn nhận GƯƠNG CHỨNG TÁ ANH HÙNG của ĐGH Gioan Phaolô II, tôn phong ngài lên hàng Chân Phúc, một bước quan trọng để Giáo Hội tiến tới tuyên thánh cho ngài sau này.
Các nhân đức ANH HÙNG của vị tân Chân Phúc lẽ nào không bao gồm ĐỨC DŨNG CẢM nhờ sự trợ lực của Chúa Thánh Thần thông qua ơn Sức Mạnh mà ngài đã tỏ rõ trong công cuộc đấu tranh chống bạo quyền Cộng sản trên quê hương mình và làm triệt tiêu chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Trong khi tạ ơn Chúa về hồng ân ban cho Hội Thánh một Đấng Chân phúc mẫu gương Anh hùng tuyệt vời là Chân phúc Gioan Phaolô II, người Công giáo Việt Nam cũng hết lòng cầu nguyện cho các Chủ Chăn trong nước nếu không đạt tới tầm vóc ANH HÙNG của Đấng Chân phúc thì ít ra cũng là những Chủ Chăn tỏ rõ bản lãnh dũng cảm sống chết vì và với đàn chiên mình như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Đức TGM Nguyễn Kim Điền hay như Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Giám mục Hoàng Đức Oanh…cũng như nhiều vị chủ chăn khác ở đẳng cấp thấp hơn nhưng cương nghị không kém, trong đó có nhiều vị đã bị giết hay chết rũ tù (như lm Nguyễn Văn Vinh, Hà Nội; lm Nguyễn Luân, Nha Trang, lm Nguyễn Văn Vàng DCCT SàiGòn) hoặc các vị hãy còn sống và còn tiếp tục vượt lên trên nỗi sợ, kiên trì đấu tranh cho Công bằng xã hội và quyền sống của con người như lm Nguyễn Văn Lý, lm Chân Tín, lm Phan Văn Lợi, lm Nguyễn Hữu Giải, các lm Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Nổi bật hiện nay là một số vị linh mục và giáo dân miền Bắc đang can đảm đối đầu với bạo quyền không phải bằng bạo lực mà bằng tinh thần hợp nhất và cầu nguyện ngày đêm cho Công Lý, Nhân quyền và Dân chủ trên quê hương..
Riêng ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta bản tuyên ngôn bất hủ “Con có một Tổ quốc.”
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời…..
…….
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
……………….
Nguyện xin Chân phúc Gioan Phaolô II cầu bầu cùng Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Đấng đương quyền trong hàng Giám phẩm Việt Nam sống và hành động DŨNG CẢM (vaillant) đưa dân tộc Việt Nam trong đó có người Công giáo Việt Nam cùng đồng bào các tôn giáo khác thoát ách thống trị của Cộng sản vô thần.
Ngày 01/5/2011
Ngày Giáo Hội tôn phong ĐGH Gioan PhaoLô II lên bậc Chân phúc
Lê Thiên
Theo Nữ Vương Công Lý
[1] Tác giả Caroline Pignozzi với tác phẩm này đã đoạt giải thưởng của Hàn Lâm Viện Pháp. [2] “Vào tháng 4/1943, quân đội Đức phát hiện trong rừng Katyn, Nga, thi thể 4,500 sĩ quan Ba Lan chôn trong những nấm mồ tập thể. Một Ủy ban của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế sau khi điều tra đã kết luận các nạn nhân trên là thành phần của 25,000 người Ba Lan mất tích vào lúc đó. Nhưng Chính quyền Xô Viết liên tục chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi cho phía Đức Quốc xã. Đến năm 1989, tài liệu mật từ văn khố mật của Nga tiết lộ chính tên đồ tể Joseph Stalin đã ra lệnh mật vụ Liên Xô thực hiện cuộc tàn sát, không phải chỉ 4,500 mà tới 22,000 sĩ quan Ba Lan. Năm 1990, Mikhail GorbachevLech Kaczyński cùng phu nhân và nhiều quan chức cao cấp Ba Lan tử nạn máy bay trên đường bay đi Katyn dự lễ tưởng niệm này. (Tổng Bí thư Đảng CS Liên Xô) chính thức nhìn nhận Mật vụ Liên Xô đã thực hiện cuộc hành quyết tập thể này. Từ đó, ngày 13/4 mỗi năm đều tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tại đài tưởng niệm Katyn. Ngày 10/4/2010, Tổng thống Ba Lan
[3] Ký kết tại Yalta, Crimea ngày 11/02/1945 giữa ba nhà lãnh đạo cường quốc - Mỹ với Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Anh với Thủ tướng Winston Churchill, and Xô viết với Chủ tịch Joseph Stalin.
[4] (Aleksandr Solzhenitsyn là nhà văn Nga viết quyển Quần đảo [ngục tù] Gulak, tố cáo sự tàn bạo gian ác của CS Liên Sô. Ông được giải Nobel văn chương với tác phẩm này, nhưng bản thân ông thì lại trở thành kẻ thù số một của CS Liên Sô, ông bị chế độ CS đày ải, sống lưu vong nơi đất khách quê người cho đến khi chủ nghĩa CS sụp đổ mới được phép hồi hương).
[5] Lời chứng của Lm Hồ Văn Quý và Lm Nguyễn Văn Lý chúng tôi đã từng trích dẫn trong bài giới thiệu ĐTGM Nguyễn Kim Điền trên mục Gương Sống Đạo Giữa Đời, nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, Nam California, Hoa Kỳ.
[6] -Nt-
Đặc biệt người dân Ba Lan tri ân và hãnh diện có một vị Giáo chủ yêu nước đã góp phần quan trọng và chính yếu vào việc thay đổi cục diện thế giới.
Riêng người Công giáo Việt Nam gần đây càng ngày càng tỏ rõ ý chí “không sợ” đáp lại lời hiệu triệu “Đừng Sợ!” của Đức Giaon Phaolô II, như mọi người thấy qua các biến cố Tòa Khâm sứ Hà Nội, các Giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu vân vân…,.
Điển hình mới nhất là những cuộc tập hợp công khai và đông đảo người Công giáo tại các nhà thờ ở nhiều giáo xứ miền Bắc VN để cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt giữ trái phép khi hai vị này đứng về phía công lý trong vụ xử án luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 04/4/2011.
Tinh thần bất khuất, “không sợ” ấy bất ngờ đã mang lại một kết quả như là đòn đánh phủ đầu khiến nhà cầm quyền CSVN từ kẻ độc tài tự cho mình vô địch không sợ ai, bỗng khiếp hãi, chùn tay, lập tức trả tự do cho hai nhà đấu tranh bênh vực cho chính nghĩa Công lý và nhân quyền sau 9 ngày 10 đêm bị giam giữ trái phép.
Những biểu lộ lòng “không sợ” đang lan tỏa trên quê hương Việt Nam, khiến Đức Giám mục Ngyễn Thái Hợp, Chủ tịch UBCL&HB trực thuộc HĐGMVN cũng đã tỏ rõ khí khái không sợ: Ký tên vào kiến nghị đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Ls Cù Huy Hà Vũ.
Hy vọng, với lễ tuyên phong Chân phúc cho Vị Cha Chung của người Công Giáo, Đức Gioan Phaolô II biểu tượng của tinh thần bất khuất, tất cả các đấng bậc ở VN cũng sẽ thoát ra khỏi nỗi sợ và vùng lên theo lệnh truyền của Đấng Chân Phúc: “ĐỪNG SỢ!”
Lòng yêu nước của Chân phúc Gioan Phaolô II
Trong tác phẩm nhan đề “Pope John Paul II An Intimate Life[1]” xuất bản bằng tiếng Anh năm 2007, ký giả Caroline Pignozzi, nữ phóng viên quốc tế nổi danh của tạp chí Paris Match (Pháp) viết về lòng yêu nước của Đức Gioan Phaolô II đối với Tổ quốc Ba Lan đại ý rằng: Dù ngồi trên ngai Giáo hoàng, đảm nhận trọng trách người Cha Chung của Công giáo toàn cầu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vẫn giữ trong tim Ngài tình yêu nồng thắm đối với quê hương tổ quốc mình.
Thật vậy, tình yêu Tổ quốc chiếm một chỗ đứng quan trọng trong trái tim của Đức Gioan Phaolô II. Điều hiển nhiên đó không ai chối cãi và chính ĐTC cũng đã minh thị trong một bài giảng của ngài vào năm 1982 tại Krakow, tổng giáo phận mà ngài đã từng coi sóc trước khi lên ngôi giáo hoàng: “Ba Lan là Tổ quốc của tôi, cho dù tôi đã trở thành Giáo hoàng và cả thế giới đang là quê hương của tôi. Tôi còn nặng nợ với đất nước Ba Lan của tôi. Đây là một xứ sở chịu đau khổ triền miên; nó giúp tôi cảm thông với những ai chịu khổ đau vì chẳng những bị cướp lấy tất cả những phần vật chất của cuộc sống mà còn bị tước đoạt đến cả quyền tự do. Cho nên, đối với tôi, tình liên đới với những người đau khổ là một tình cảm tự nhiên.”
Chính dòng máu Ba Lan và truyền thống văn hóa Kitô giáo trong con người Ba Lan của Đức Gioan Phaolô II là nhân tố liên kết chặt chẽ ngài với đất mẹ của ngài. Lịch sử đau thương trải dài trên đất nước Ba Lan cũng góp phần không ít nung nấu ý chí đấu tranh kiên cường trong con người Ba Lan của Đức Hồng y Tổng Giám mục Karol Wojtyla, tức Giáo hoàng Chân phúc Gioan Phaolô II.
Ba Lan, một đất nước bị xâu xé
Ba Lan đã trải qua những thời kỳ lịch sử vinh quang thì ít, tủi nhục thì nhiều. Từ thế kỷ 15, Ba Lan đã bị sáp nhập vào hai nước Lithuania và Livonia, rồi lại là thành phần của nước Ukraine.
Kế đó, trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga năm 1611, quân đội Ba Lan đã đánh bại đoàn quân Nga và đã tiến sâu vào đất Nga, chế ngự Mạc Tư Khoa. Nhưng chẳng bao lâu sau, quân Nga cấu kết với quân Phổ (Russians-Prussians) kéo đại quân mở cuộc phản công chinh phạt Ba Lan, khiến đầu thế kỷ 18 Ba Lan lại bị chia cắt và chịu sự thống trị của giặc ngoại xâm: phía bắc thuộc về Nga, phía nam do người Phổ thống trị. Dân Ba Lan đấu tranh vô vọng cho sự thống nhất của đất nước, vô vọng chống lại sự xâu xé của các cường quốc lân bang.
Mãi cho đến ngày 28/6/1919, Hiệp định Versailles (Hiệp ước kết thúc Thế Chiến I) mở ra cho Ba Lan con đường thống nhất. Nhưng 20 năm sau, năm 1939, Thế chiến II bùng nổ, Hitler của Đức Quốc Xã và Staline của Cộng sản Liên Xô lại cấu kết nhau xua quân chia cắt Ba Lan một lần nữa.
Với Hòa ước bất tương xâm ký kết ngày 14/8/1939 giữa Đức Quốc Xã và Cộng sản Liên Xô, vùng lãnh thổ Ba Lan phía tây ba con sông Narew, Vistula và San thuộc về Đức Quốc Xã. Vô số thường dân Ba Lan trong đó có người Ba Lan gốc Do Thái, bị tàn sát dã man.
Còn phía đông Ba Lan thì do quân Xô Viết chiếm đóng. Quân này cũng dữ tợn và man rợ không kém quân Đức Quốc Xã. Cụ thể, sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại Đức Quốc Xã, năm 1940 mật vụ Liên Xô đã tàn sát hàng vạn con dân ưu tú của Ba Lan, điển hình là vụ thảm sát tập thể và chôn sống hơn 22, 000 sĩ quan Ba Lan tại vùng rừng Katyn. Cộng sản Liên Xô đã từng lấp liếm vụ này và đổ lỗi cho quân Đức, nhưng cuối cùng giới lãnh đạo Nga đã phải thừa nhận tội lỗi và lên tiếng thú lỗi công khai sau khi nhiều tài liệu từ hồ sơ mật được công bố[2].
Kết thúc Thế Chiến II, Hiệp ước Yalta[3] lại công nhận một Ba Lan thống nhất. Nhưng oái oăm thay! Cũng chính Hiệp Ước này đặt Ba Lan vào vùng kiểm soát của Cộng sản Xô Viết, khiến Ba Lan bị “Xô Viết hóa” và xích hóa cùng lúc với các quốc gia Trung Âu khác như Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Albania, Nam Tư và Đông Đức…
Cũng như tại các nước bị chế độ Cộng sản thống trị, người dân Ba Lan chịu bách hại, ngược đãi và bị tước đoạt hết mọi quyền tự do chính đáng của mình trải dài nhiều thập niên. Người Ba Lan mất tất cả, trừ niềm tin Kitô giáo. Niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa toàn năng trở thành vũ khí thiêng liêng bén nhọn độc nhất mà người Ba Lan kiên cường bảo vệ để âm thầm đối đầu với bạo quyền Cộng sản cho tới khi điều kiện chín muồi cho phép họ vùng lên.
Vị Chủ Chăn Ba Lan can đảm công khai lãnh đạo người Công giáo Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản vô thần trong giai đoạn đầu là ĐHY Wyszynski. Bị đàn áp liên tục bởi chế độ độc tài toàn trị và bị tước lột quyền Chủ chăn, ĐHY Wyszynski đã nảy ra sáng kiến mới là cổ võ việc sùng kính Đức Mẹ bằng hình thức cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen ở Czestochowa xuyên qua khắp mười ngàn làng mạc và giáo xứ trong nước như là một động thái vừa tuyên dương đức tin Công giáo vừa biểu lộ sự phản kháng chống lại chính sách cai trị hà khắc của Cộng sản.
Ngày 13/01/1946, sau khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Krakow, Đức Karol Wojtyla dấn thân vào đường hướng mà Giáo chủ Wyszynski đã hoạch định. Đức Cha Karol Wojtyla cho tiến hành ngay việc cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen khắp Tổng Giáo phận trực thuộc.
Khi Đức TGM Karol Wojtyla được ĐGH Phaolô VI cất nhắc lên Hồng Y vào 26/6/1967, nhà cầm quyền Cộng sản tại Liên Xô cũng như tại Warsova mở cờ trong bụng. Họ tin đây là “thắng lợi” của chủ nghĩa Cộng sản, vì lầm tưởng Đức TGM Wojtyla sẽ mềm dẻo với Cộng sản hơn so với đường lối cứng rắn bất khoan nhượng của ĐHY Giáo chủ Wyszynski. Bên cạnh đó, nhân khi “đồng ý” cho Đức TGM Karol Wojtyla nhận mũ Hồng Y, cơ quan mật vụ Cộng sản tìm cách gài vị tân Hồng y mà họ tin là “tiến bộ” vào cái “bẫy” thỏa hiệp với Cộng sản chống lại vị Giáo chủ “bảo thủ,” hòng gây chia rẽ trong Giáo Hội Công giáo Ba Lan. Nhưng Đức tân Hồng y Wojtyla không hề có một lời nói, thái độ hay hành động nào tỏ dấu hiệu hạ mình “đối thoại” tìm đường thỏa hiệp với Cộng sản hay tỏ ra ít nhiều mâu thuẫn gì với Đức Hồng Y Wyszynski, trái lại ngài luôn đóng vai trò nhà lãnh đạo “Giáo Hội thầm lặng” và luôn sát cánh với vị Giáo chủ đàn anh đáng kính của mình. Trong mọi trường hợp, ĐHY Karol Wojtyla đều đứng về phía lập trường đấu tranh của Đức Hồng Y Wyszynski.
Lẽ nào một công dân nước xhcn lên ngôi giáo hoàng?
Ngày 16/10/1978, tại Mật Nghị Hồng Y ở Vatican để tuyển chọn Đấng kế vị Đức Gioan Phaolô I mới băng hà sau một tháng trên ngai Giáo hoàng, ĐHY Karol Wojtyla của Ba Lan được Hống Y đoàn đồng thanh bầu chọn. Ngài nhận danh hiệu Gioan Phaolô II.
Nhà cầm quyền Cộng sản cả Liên Xô lẫn Ba Lan lại một lần nữa hí hửng cho rằng ý thức hệ Cộng sản sắp toàn thắng khi một “người con của đất nước xã hội chủ nghĩa” lên nắm quyền lãnh đạo Công Giáo toàn thế giới!
Sau một thời gian dài sát cánh với các hoạt động của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ký giả Công giáo người Mỹ nổi tiếng, George Weigel, đã cống hiến độc giả ít nhất 15 tác phẩm chuyên đề về vị giáo hoàng thời đại này. Đáng chú ý nhất là quyển The Final Revolution: The Resistance Church and the Collapse of Communism – Cuộc Cách mạng cuối cùng: Giáo Hội đối kháng và sự Sụp Đổ của chủ nghĩa Cộng Sản.
Nhưng đầy đủ nhất và phong phú nhất là tác phẩm nghiên cứu dày hơn 1000 trang nhan đề Witness to Hope: The Biography of Pope John Paul II – Chứng Nhân Hy Vọng: Tiểu Sử Giáo Hoàng Gioan Phaolô II do Happer Collins Publishers xuất bản tại New York năm 1999.
Theo Weigel qua tác phẩm này, khi hay tin Đức Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, phản ứng đầu tiên của Liên Xô là im lặng như thể mừng thầm với việc giáo chủ xuất thân từ miền đất xã hội chủ nghĩa trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo lớn nhất thế giới. Người Cộng sản tin rằng “không còn nữa thời đại của những giáo chủ Công Giáo người Ý chống Cộng”, và họ coi đó là “dấu chỉ bước đường cùng của chủ trương chống Cộng mà Giáo Hoàng Piô XII đã cổ võ.”
Tuy nhiên, sau khi Cơ quan Mật vụ Liên Xô KGB do Yuri Andropov cầm đầu khám phá ra những nghi vấn “đáng quan ngại” về vị tân giáo hoàng thì Đảng CS Liên Xô giật mình. Một viên chức cao cấp Liên Xô đã phải thốt lên: “người Sô Viết thà chọn Aleksandr Solzhenitsyn[4] làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc hơn là thấy một giáo sĩ Ba Lan lên làm giáo hoàng.”
Vô cùng giận dữ trước việc “ngành an ninh mật vụ Cộng sản lỏng lẻo” để cho Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử Giáo hoàng, lãnh tụ Đảng CS Sô Viết đã cật vấn viên chỉ huy mật vụ Liên Xô KGB ở Ba Lan: “Làm sao lại có chuyện bầu chọn một công dân nước xã hội chủ nghĩa lên ngôi giáo hoàng?” Viên chỉ huy Mật vụ Ba Lan trả lời: “Việc này đồng chí lãnh đạo nên hỏi Rôma hơn là hỏi Varsovie.” (Witness to Hope, Chương 12, do André Nguyễn Văn Châu trích dẫn trong “In the Eye of the Storm – Giữa Trung Tâm Bão,” trang 278-281).
Bấy giờ phía chính quyền Cộng Sản Ba Lan lúng túng chẳng biết mình nên mừng hay nên sợ. Mừng vì ít ra đất nước Ba Lan cũng hãnh diện về người con ưu tú của Tổ quốc được chọn làm nhà lãnh đạo Công Giáo hoàn vũ. Nhưng họ lại sợ Ba Lan sẽ rơi vào tình trạng khó xử và sợ rằng chính bản thân họ, những người đang lãnh đạo Ba Lan, có thể sẽ là nạn nhân của những “đột biến” không lường trước vì họ biết rất rõ bản lãnh và lòng cương trực của vị tân giáo hoàng chắc chắn sẽ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, điều mà Bộ Chính trị Cộng đảng Liên Xô đã ngầm cảnh báo họ với những mật lệnh răn đe nghiêm khắc.
Về thăm quê
Vừa lên ngôi Giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II tỏ ý muốn về thăm quê hương. Dĩ nhiên, Cộng sản Ba Lan không thể gật đầu hay lắc đầu khi chưa nhận được chỉ thị từ Điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa. Dù ở thế lưỡng nan, trước thế giới, Mạc Tư Khoa không thể nào từ chối quyền về thăm quê của một công dân Ba Lan nay đang trở thành nhà lãnh đạo Công giáo thế giới!
Thế là ngày 02/6/1979, ĐGH Goan Phaolô II mở chuyến tông du về thăm quê Ba Lan.
Ký giả Andrew Curry (tờ US News & World Report) trong bài báo nhan đề “Về Quê” đề ngày 02/4/2005 ghi nhận rằng, ngay sau khi được tin Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, nhận được lệnh đảng, tất cả giáo viên các trường học Ba Lan đồng loạt cảnh báo học sinh của họ: “Giáo hoàng là kẻ thù của chúng ta. Bởi vì ông ta là người có tài khôi hài và thường đưa ra những câu chuyện vừa hài hước hấp dẫn vừa bao hàm nhiều ý nghĩa rất thâm độc nhằm đánh vào chế độ ta, nên ông ấy là một người nguy hiểm.”
Vả lại quyền bính của vị giáo hoàng là một biểu tượng tinh thần cực kỳ quan trọng khiến nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan rất lo ngại nếu ĐGH về thăm quê hương, thì quyền thống trị của họ thế nào cũng lung lay trước khi bị hủy diệt. Tình hình như vậy sẽ thật bi đát cho họ, bởi lẽ, như nhà báo Andrew Curry nhận xét, “sau bao thập niên Cộng Sản thống trị Ba Lan, dĩ nhiên bất cứ một khúc rẽ nào cũng sẽ mang đến một thảm họa cho di sản văn hóa vô thần của họ. Họ nghĩ rằng, cách duy nhất để đối phó với uy tín của ĐGH là làm sao cho dân chúng Ba Lan thấy chỉ có lớp thế hệ già nua mới nồng nhiệt đón chào vị tân giáo hoàng khi vị này trở về thăm quê mình.”
Cộng Sản Ba Lan tuân theo mật lệnh của Xô Viết tăng cường chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc uy tín của ĐGH, cố làm cho giới công nhân và giới trẻ Ba Lan coi thường hay lơ là với chuyến trở về quê hương của ngài.
Ít ai ngờ chuyến tông du đầu tiên của ĐGH Gioan Phaolô II về thăm quê lại là bước khởi đầu một khúc quanh lịch sử thay đổi bộ mặt Ba Lan và cả châu Âu cùng toàn thế giới.
Kể từ khi ĐGH đặt chân trên quê hương ngày 02/6/1979 cho tới khi rời khỏi Ba Lan chín ngày sau, chuyến hồi hương của ngài là một biến cố mang cả tầm vóc quốc gia lẫn quốc tế, mặc dầu nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan nỗ lực bằng mọi giá hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tông du ấy. Các đài truyền hình nhà nước cố tình không cho khán thính giả Ba Lan thấy đám đông hàng triệu dân chúng nồng nhiệt đón chào Đức Thánh Cha trên khắp các thành phố ngài đi qua, thay vào đó người ta chỉ cho chiếu lên màn ảnh vị Chủ Chăn “cô đơn” với một ít nữ tu già vây quanh.
Lời hiệu triệu cho người Ba Lan: “Đừng sợ!”
Trong chuyến viếng thăm quê hương Ba Lan, Đức Gioan Phaolô II thường xuyên lặp lại lời mời gọi khẩn thiết: “Đừng sợ!” Lời hiệu triệu ấy nhắc lại sứ điệp đầu tiên của ĐTC trong Lễ Đăng quang Giáo hoàng ngày 22/10/1978 và cũng là lời Chúa Giêsu dạy (Mt. 10, 26; Lc. 12, 32) “Các con đừng sợ!”
Nhiều tín hữu Công giáo và hầu như mọi người trên thế giới có vẻ không chú ý mấy tới ý tưởng “đừng sợ” mà ĐTC đã bộc bạch trong lời chào nhậm chức của ngài dầu ngài đã triển khai ý tưởng ấy khá minh bạch: “Các con đừng sợ đón chào Chúa Kitô và đón nhận quyền năng của Người. Các con hãy giúp đỡ vị giáo hoàng và hết thảy những ai ước ao phụng sự Chúa Kitô, và nhờ quyền năng của Chúa Kitô mà phục vụ con người cùng toàn thể nhân loại.”
Mãi cho đến ngày 08/6/1979, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trở về Ba Lan thăm lại Krakow, giáo phận cũ của mình, lời hiệu triệu của ngài lại vang vọng, bấy giờ ý tưởng đấu tranh mới được mọi người chú ý tới: “Không có điều gì khiến chúng ta phải sợ hãi. Mọi biên cương phải được mở thông.” Chẳng phải chỉ người dân Ba Lan mà cả thế giới đều nhận ra từ lời hiệu triệu đanh thép ấy một thông điệp hết sức cấp bách: Đừng sợ! Hãy tiến lên! Mở rộng biên cương của tự do, dân chủ, nhân quyền và dân quyền!
Ngày 10/6/1979, trong Thánh Lễ tại Bolnie (Ba Lan) kỷ niệm 900 năm Thánh Giám mục Stanislas tử đạo, trước hàng triệu tín hữu Ba Lan, ĐTC lại nhắc nhỏ quần chúng “hãy hưng phấn và kiên vững… Nhờ đức tin, và với đức tin, anh chị em sẽ không khi nào phải sợ hãi.”
Vâng! Nhờ đức tin và với đức tin, người Công giáo chắc chắn sẽ vượt qua nỗi sợ! Nhưng “đừng sợ” để làm gì? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ rõ: “Các con đừng sợ. Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Để quyền năng Chúa thực thi ơn cứu độ, các con hãy mở thông biên giới các quốc gia, mở thông các hệ thống chính trị và kinh tế, mở thông các lãnh vực rộng lớn của văn hóa, văn minh và phát triển,.”
Lời hiệu triệu “Đừng sợ!” vang lên khắp nước Ba Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh, từ miền duyên hải tới các vùng đồi núi xa xôi, từ nơi xưởng tàu tới các hầm mỏ.
Lời hiệu triệu ấy chẳng những được chuyển tải nhanh chóng trong hàng triệu con tim người dân Ba Lan mà còn vang dội khắp địa cầu, mặc cho đài truyền thanh, truyền hình và báo chí Cộng Sản cố tình át đi lời kêu gọi ái quốc khẩn trương ấy!
Sứ điệp “Đừng sợ” đạt được hiệu quả của nó như tiếng pháo lệnh thúc giục đoàn người Ba Lan mỗi lúc mỗi đông dũng cảm lên đuờng tiến ra khỏi nỗi sợ hãi đã hơn bao chục năm đè nén họ. Nhà cầm quyền Cộng sản bỗng nhiên cảm thấy hụt hẫng bất lực trước sức mạnh của cơn lũ cuồn cuộn dâng lên như sóng thần đáp lại tiếng gọi “Đừng sợ!”
Sức mạnh của mệnh lệnh “Đừng sợ/”
Điều nghịch lý là tiếng kèn lệnh “Đừng Sợ” trong khi đánh tan nỗi sợ ám ảnh quần chúng Ba Lan suốt gần nửa thế kỷ, thì nó lại giống như một cơn địa chấn làm run rẩy những kẻ cai trị bằng bạo lực “xưa nay chỉ gây sợ hãi cho người khác chứ chưa hề biết sợ ai.” Cả Cộng sản Liên Xô lẫn Cộng sản chư hầu Ba Lan hoảng loạn tinh thần đến độ hoàn toàn mất khả năng phòng vệ phản công đối phó với cơn địa chấn cách mạng làm rung chuyển thành trì chủ nghĩa Mác-Lê mà người ta tự hào là vô cùng kiên cố, là vô địch, không đời nào sụp đổ.
Vào ngày 04/6/1979, trước Hội Đồng Giám Mục Ba Lan họp tại thành phố Czesochowa, Đức Gioan Phaolô II cảnh báo chính quyền CS Ba Lan hãy biết “tôn trọng những quyền lợi nền tảng chính đáng của con người, kể cả quyền tự do tôn giáo.”
Người Cộng sản những ngỡ rằng dưới bàn tay sắt của CS, tinh thần đời sống tâm linh con người Ba Lan đã rệu rã nếu không hẳn đã chết. Nào ngờ tinh thần ấy nay bỗng vùng dậy phản công rầm rộ làm lay gốc tróc rễ cái cơ chế thống trị độc tài, độc đảng đã đâm rễ sâu trong lòng đất Ba Lan bấy lâu nay.
Di sản của nền đảng trị không phải chỉ trên đất nước Ba Lan mà còn trên cả Liên Bang Xô Viết lẫn các nước Đông Âu nay chỉ còn là một bóng mờ lịch sử sau chuyến tông du lữ hành “về thăm quê” của vị giáo chủ.
Một linh mục Dòng Tên người Ba Lan trẻ tuổi vào thời ấy, Cha Andrzej Koprowski nhận định xác đáng rằng “Cái chủ nghĩa Cộng sản giống như vết bẩn bám trên cửa sổ và chỉ một cuộc viếng thăm [của ĐGH Gioan Phaolô II] đã xóa tan vết bẩn ấy.”
Cuộc hồi hương lần II, một thiên hùng sử ca
Ngày 13/5/1981, núp sau mật vụ Bulgaria, Mật vụ KGB của Liên Xô tổ chức mưu sát Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tên Mehmed Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống tại Sofia, thủ đô nước Cộng sản Bulgaria được thuê bắn lén 3 phát đạn vào Đức Giáo Hoàng, gây thương tích trầm trọng nơi vùng bụng, phá nát bộ ruột già của ngài đang khi ngài chào mừng đám đông khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican. Đức Giáo hoàng lập tức được đưa đi bệnh viện giải phẫu khẩn cấp. Ngài thoát chết nhờ ơn Thiên Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria.
Nếu vào thời điểm đó Chúa cất Đức Gioan Phaolô II đi, thì chẳng biết thế giới sẽ đi về đâu! Chủ nghĩa Cộng sản sẽ bành trướng và kéo dài nỗi đau khổ chết chóc của nhân loại cho đến bao giờ mới dứt? Cuộc đấu tranh của dân Ba Lan tưởng đâu sắp đi vào ngõ cụt.
Nhưng sức khỏe của Đức Giáo hoàng phục hồi nhanh chóng mở ra tín hiệu hồi sinh cho phong trào đấu tranh tại quê hương của ngài. Nhờ đó, Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) Ba Lan tăng thêm sức mạnh, quyết tâm dẫn dắt cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đi đến thắng lợi, bất chấp những cuộc khủng bố, ruồng bắt, tù đày mỗi lúc mỗi gia tăng.
Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev lãnh đạo CS Liên Xô ở Mạc Tư Khoa rối lên. Ông và Bộ Chính Trị Liên Xô kết luận rằng Stanislaw Kania, Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan, thiếu khả năng, nên hạ lệnh loại trừ tức khắc ông Kania ra khỏi chức vụ trên. Chấp hành chỉ thị hỏa tốc của mật vụ Xô viết, Ủy ban Trung ương BCH Đảng CS Ba Lan họp bất thường, truất phế Stanislaw Kania và đưa Tướng Wojciech Jaruzelski lên thay thế (18/10/1981). Ông tướng này được nắm trọn trong tay 3 quyền lãnh đạo then chốt gồm lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước và điều động quân đội. Như vậy, tướng Jaruzelski là Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan kiêm Chủ tịch Nhà Nước Ba Lan và Tổng Tư Lệnh Quân đội Nhân dân Ba Lan.
Ngày 21/11/1981, Tổng Bí Thư Đảng CS Sô Viết Leonid Brezhnev cảnh báo tân Tổng Bí Thư Jaruzelski: “Không còn cách nào cứu nổi chủ nghĩa xã hội tại Ba Lan ngoại trừ một trận quyết liệt đánh thẳng vào giai cấp thù địch.”
Ngày 28/11/1981, UBTƯ Đảng CS Ba Lan lệnh cho Quốc Hội CS Ba Lan phải thông qua đạo luật khẩn cấp trao cho Tướng Jaruzelski toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự trấn áp biểu tình và đình công.
Ngày 12/12/1981, thiết quân luật được ban hành, có hiệu lực tức khắc trên toàn lãnh thổ Ba Lan. Luật này cũng minh thị tuyên bố đặt các tổ chức của công nhân, đặc biệt Công đoàn Đoàn kết, ra ngoài vòng pháp luật.
Hệ quả của thiết quân luật là hàng ngàn công nhân bị bắt giam và bị tra tấn dã man, bỏ tù vô thời hạn không cần thông qua một cuộc xét xử nào. Gần hai năm sau, do áp lực của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng như của quốc tế, tháng 9/1983, thiết quân luật được bãi bỏ. Dầu vậy cuộc truy lùng bắt bớ công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên và trí thức vẫn tiếp tục, thậm chí có những vụ bắt cóc, thủ tiêu đê tiện. Cụ thể, năm 1984, vị linh mục tuyên úy của CĐĐK, Cha Jerzy Popieluszko đã bị bắt cóc và giết chết một cách man rợ. (DĐGD số 71, tháng 10/2007, mục Gương Sống Đạo Giữa Đời do Lê Thiên và Lê Tinh Thông phụ trách: Linh mục Jerzy Popieluszko).
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II liên tục phản đối và cảnh cáo cách hành xử thô bạo của Đảng và Nhà Nước CS Ba Lan. Dịp Lễ Giáng Sinh 1981, ngài gửi lời cầu chúc đặc biệt tới “đồng bào yêu dấu trên quê hương”, trong đó ngài cầu nguyện cho “những người chịu đau khổ, những gia đình có người thân bị cướp mất mạng sống, những người cùng cực hay tuyệt vọng vì bị áp bức.” Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh: “Phẩm giá con người đã in dấu trong lương tri con người, cho nên việc đòi hỏi quyền tự do phải là cơn sóng dâng lên, chứ không phải là bước thụt lùi.”
Để cảnh cáo Liên Xô không được can thiệp vào nội tình Ba Lan, Đức Giáo Hoàng nêu rõ: “Người Ba Lan có một quyền không ai chối cãi là quyền tự giải quyết mọi vấn đề giữa họ với nhau, với những nỗ lực của riêng họ.”
Ngày 16/6/1983, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện chuyến lữ hành thứ hai về quê hương. Tại Ba Lan, ngài mạnh mẽ lên án hành động thiết quân luật và các cuộc bách hại mà nhà cầm quyền Ba Lan nhắm vào dân chúng, nhất là giới công nhân.
Chuyến tông du này trở thành điểm tựa cho cuộc cách mạng dẫn tới lật đổ chế độ Cộng Sản trên đất nước Ba Lan thân yêu của vị Giáo Chủ.
Theo ký giả Caroline Pigozzi, lời hiệu triệu “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II chống lại chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) trở thành nổi danh và là biểu tượng đấu tranh của các nhà hoạt động cho nhân quyền, tự do và dân chủ.
Nhưng trước tiên “Đừng Sợ” là tiếng gọi thúc đẩy tổ chức CĐĐK Ba Lan do Lech Walesa lãnh đạo, dũng cảm tiến lên làm một cuộc cách mạng long trời lở đất chẳng những đánh gục chính thể Cộng sản ở Ba Lan mà còn làm tan rã chế độ Cộng sản ở Liên Xô và Trung Âu cũng như làm tiêu vong chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Tinh thần đoàn kết và khát vọng tự do của người dân Ba Lan rõ ràng hít thở làn sinh khí mới từ tiếng lệnh “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II và họ đã toàn thắng chẳng những nhờ thực hiện mệnh lệnh của ngài mà còn nhờ vào chính sự hỗ trợ tích cực của ngài, như nhà báo Timothy Garton Ash nhận định: “Không có vị Giáo Hoàng, không có Công Đoàn Đoàn Kết. Không có Công Đoàn Đoàn Kết, không có Gorbachev. Không có Gorbachev, chủ nghĩa Cộng Sản không sụp đổ.”
Trường hợp Việt Nam
Bây giờ người Công giáo Việt Nam mới thấm thía lời Đức Gioan Phaolô II khen ngợi Đức Tổng Giám mục Phi-líp-phê Nguyễn Kim Điền “cộng tác trong đối kháng” (collaborer en résistant)[5].
Công thức lừng danh “collaborer en résistant” nêu trên dường như cũng ngụ ý nói lên kinh nghiệm hành xử thận trọng của Đức TGM Karol Wojtyla khi ngài giao tiếp với nhà cầm quyền Cộng sản, một sự thận trọng không mang tính thỏa hiệp, nhân nhượng, đầu hàng, ngược lại đó là cách đối kháng khôn ngoan của vị lãnh đạo tinh thần trong một Giáo Hội Thầm Lặng. Việc gì có ích lợi cho người dân và phù hợp với đức tin Kitô giáo thì hợp tác, nhưng là một sự “hợp tác mang tính đối kháng,” đối kháng để bênh vực cho lẽ phải, bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ quyền sống của con người và quyền tự do của người dân, cả bằng giá của mạng sống. Đối kháng cũng có nghĩa là từ chối mọi kiểu đối thoại hình thức, đối thoại cúi đầu, đối thoại nhượng bộ.
Đó là điểm nổi bật về lòng yêu nước của Đức Hồng y Giáo chủ Carol Wojtyla người Ba Lan, tức Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nay là Chân phúc Gioan Phaolô II.
Phải chăng trong ý thức “đối kháng” ấy cùng với lời nhận định “cộng tác trong đôi kháng” dành cho vị Tổng Giám mục người Việt Nam mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên dương Đức Cha Nguyễn Kim Điền là vị “Tổng Giám mục dũng cảm” (le vaillant Archevêque[6]) trước mặt hàng Giám mục VN nhân chuyến viếng thăm Ad limina của các Đấng tại Giáo đô Công Giáo Rôma vào năm 1981?
Người ta có cảm tưởng rằng lời tuyên dương ấy cũng nhằm nói với các Chủ Chăn khác của Việt Nam là phải DŨNG CẢM trước bạo quyền CSVN như vậy.
Ngày 01/5/2011 Giáo Hội long trọng nhìn nhận GƯƠNG CHỨNG TÁ ANH HÙNG của ĐGH Gioan Phaolô II, tôn phong ngài lên hàng Chân Phúc, một bước quan trọng để Giáo Hội tiến tới tuyên thánh cho ngài sau này.
Các nhân đức ANH HÙNG của vị tân Chân Phúc lẽ nào không bao gồm ĐỨC DŨNG CẢM nhờ sự trợ lực của Chúa Thánh Thần thông qua ơn Sức Mạnh mà ngài đã tỏ rõ trong công cuộc đấu tranh chống bạo quyền Cộng sản trên quê hương mình và làm triệt tiêu chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Trong khi tạ ơn Chúa về hồng ân ban cho Hội Thánh một Đấng Chân phúc mẫu gương Anh hùng tuyệt vời là Chân phúc Gioan Phaolô II, người Công giáo Việt Nam cũng hết lòng cầu nguyện cho các Chủ Chăn trong nước nếu không đạt tới tầm vóc ANH HÙNG của Đấng Chân phúc thì ít ra cũng là những Chủ Chăn tỏ rõ bản lãnh dũng cảm sống chết vì và với đàn chiên mình như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Đức TGM Nguyễn Kim Điền hay như Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Giám mục Hoàng Đức Oanh…cũng như nhiều vị chủ chăn khác ở đẳng cấp thấp hơn nhưng cương nghị không kém, trong đó có nhiều vị đã bị giết hay chết rũ tù (như lm Nguyễn Văn Vinh, Hà Nội; lm Nguyễn Luân, Nha Trang, lm Nguyễn Văn Vàng DCCT SàiGòn) hoặc các vị hãy còn sống và còn tiếp tục vượt lên trên nỗi sợ, kiên trì đấu tranh cho Công bằng xã hội và quyền sống của con người như lm Nguyễn Văn Lý, lm Chân Tín, lm Phan Văn Lợi, lm Nguyễn Hữu Giải, các lm Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Nổi bật hiện nay là một số vị linh mục và giáo dân miền Bắc đang can đảm đối đầu với bạo quyền không phải bằng bạo lực mà bằng tinh thần hợp nhất và cầu nguyện ngày đêm cho Công Lý, Nhân quyền và Dân chủ trên quê hương..
Riêng ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta bản tuyên ngôn bất hủ “Con có một Tổ quốc.”
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời…..
…….
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
……………….
Nguyện xin Chân phúc Gioan Phaolô II cầu bầu cùng Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Đấng đương quyền trong hàng Giám phẩm Việt Nam sống và hành động DŨNG CẢM (vaillant) đưa dân tộc Việt Nam trong đó có người Công giáo Việt Nam cùng đồng bào các tôn giáo khác thoát ách thống trị của Cộng sản vô thần.
Ngày 01/5/2011
Ngày Giáo Hội tôn phong ĐGH Gioan PhaoLô II lên bậc Chân phúc
Lê Thiên
Theo Nữ Vương Công Lý
[1] Tác giả Caroline Pignozzi với tác phẩm này đã đoạt giải thưởng của Hàn Lâm Viện Pháp. [2] “Vào tháng 4/1943, quân đội Đức phát hiện trong rừng Katyn, Nga, thi thể 4,500 sĩ quan Ba Lan chôn trong những nấm mồ tập thể. Một Ủy ban của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế sau khi điều tra đã kết luận các nạn nhân trên là thành phần của 25,000 người Ba Lan mất tích vào lúc đó. Nhưng Chính quyền Xô Viết liên tục chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi cho phía Đức Quốc xã. Đến năm 1989, tài liệu mật từ văn khố mật của Nga tiết lộ chính tên đồ tể Joseph Stalin đã ra lệnh mật vụ Liên Xô thực hiện cuộc tàn sát, không phải chỉ 4,500 mà tới 22,000 sĩ quan Ba Lan. Năm 1990, Mikhail GorbachevLech Kaczyński cùng phu nhân và nhiều quan chức cao cấp Ba Lan tử nạn máy bay trên đường bay đi Katyn dự lễ tưởng niệm này. (Tổng Bí thư Đảng CS Liên Xô) chính thức nhìn nhận Mật vụ Liên Xô đã thực hiện cuộc hành quyết tập thể này. Từ đó, ngày 13/4 mỗi năm đều tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tại đài tưởng niệm Katyn. Ngày 10/4/2010, Tổng thống Ba Lan
[3] Ký kết tại Yalta, Crimea ngày 11/02/1945 giữa ba nhà lãnh đạo cường quốc - Mỹ với Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Anh với Thủ tướng Winston Churchill, and Xô viết với Chủ tịch Joseph Stalin.
[4] (Aleksandr Solzhenitsyn là nhà văn Nga viết quyển Quần đảo [ngục tù] Gulak, tố cáo sự tàn bạo gian ác của CS Liên Sô. Ông được giải Nobel văn chương với tác phẩm này, nhưng bản thân ông thì lại trở thành kẻ thù số một của CS Liên Sô, ông bị chế độ CS đày ải, sống lưu vong nơi đất khách quê người cho đến khi chủ nghĩa CS sụp đổ mới được phép hồi hương).
[5] Lời chứng của Lm Hồ Văn Quý và Lm Nguyễn Văn Lý chúng tôi đã từng trích dẫn trong bài giới thiệu ĐTGM Nguyễn Kim Điền trên mục Gương Sống Đạo Giữa Đời, nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, Nam California, Hoa Kỳ.
[6] -Nt-
Ngày 01/05/2011, Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ cử hành lễ tuyên phong chân phước Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Đền thờ Thánh Phêrô, Vatican, Roma.
Nhân dịp này, tôi có ý cùng toàn thể Giáo Hội ca tụng công đức của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thêm vào đó, tôi còn có một vài lý do riêng. Ngài với tôi cùng một tuổi. Ngài sinh ngày 18/05/1920, lấy tên là Karol Jozef Wojtyla, tại Ba Lan. Còn tôi, sinh ngày 15/11/1920, tại Việt Nam. Sau khi làm linh mục, ngài với tôi cùng học một trường đại học ở Roma. Đàng khác, ngài và tôi có cùng một tinh thần chống chủ nghĩa cộng sản.
Với tuổi già và sự hiểu biết lịch sử có hạn, tôi vẫn muốn góp nhặt một vài biến cố về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong sự sụp đổ của đế chế cộng sản. Đặc biệt những biến cố đó đã được ghi lại trong cuốn sách “His Holiness John Paul II and the Hidden History of Our Time” của hai nhà báo Carl Bernstein và Marco Polili. Cuốn sách này đã được Nguyễn Bá Long và Trần Quy Thắng dịch, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân in tại Hà Nội, 1997, 911 trang.
Cuộc hành trình đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với tư cách giáo hoàng đến Ba Lan
Ngày 02/06/1979 chiếc máy bay của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hạ cánh xuống thủ đô Ba Lan. Vào lúc đó, những tiếng chuông từ tất cả các nhà thờ ở Ba Lan đều gióng lên. Giáo sư Henryk Jablonsky Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước Ba Lan sốt ruột nhìn, khi chiếc máy bay phản lực trắng toát của hãng hàng không Alitalia bắt đầu hạ cánh xuống sân bay Warszawa. Giờ đây, chiếc máy bay đang hạ cánh xuống Warszawa giống như một thiên thạch và không một ai biết tác động của nó sẽ như thế nào. Người lái chiếc máy bay của ngài, sau khi vào không phận Ba Lan, đã lượn một vòng cho chiếc máy bay bay qua thành phố Krakow. Ngày 01/10/1978, ở tuổi 58, Ngài Karol Wojtyla (tên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II) đã rời thành phố đó với cương vị hồng y giáo chủ. Ngài nhìn xuống những khung cảnh quen thuộc: “Tôi trở về, tôi trở về để gặp lại Giáo Hội mà từ đó tôi đã ra đi”, ngài đã nói như thế với Thủ tướng Italia G. Andreotti khi rời khỏi Roma. Từ khoang lái, phi công có thể nhìn thấy những dòng người vô tận đang đi tới trung tâm Warszawa và những đám đông tập họp lại dọc theo con đường mà Đức Giáo Hoàng sẽ đi từ sân bay vào thành phố. “Với tôi, đây là một chuyến trở về nhà”, Đức Giáo Hoàng mỉm cười nói với một nhà báo người Ba Lan. Khi Đức Giáo Hoàng quỳ xuống hôn lên mặt đất tại sân bay và ôm hai bé gái đến chào đón Ngài, với những lẵng cẩm chướng trắng và đỏ (những sắc màu của Ba Lan) cùng với những bông huệ trắng và vàng (những sắc màu của Vatican), tiếng vang của những hồi chuông kia đã dội tới các đường biên giới của Đông Đức, vượt qua biên giới Tiệp Khắc, băng qua những rào chắn của Ukraine và Belarus ở Liên Xô và của nước Latvia. Trong những ngày tiếp theo đó, ý nghĩa của những hồi chuông nhẫn nại này sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với hàng triệu người. Nghi lễ trong những giây phút đầu tiên của chuyến viếng thăm này đã xác nhận rằng trong cả một ngàn năm, Giáo Hội Ba Lan vẫn là hiện thân của dân tộc Ba Lan, bất chấp những cuộc chiến tranh, giềt chóc, chia cắt, thanh trừng…
Trên khắp nước Ba Lan, màu cờ đỏ của của chủ nghĩa cộng sản dường như đã biến mất một cách kỳ lạ, và ở đó chỉ còn lá cờ của quốc gia Ba Lan và của Tòa Thánh. Trong chín ngày sau đó, dân chúng Ba Lan và đặc biệt giới trẻ sống trong một tâm trạng phấn khởi, xem như họ mục kích sự xuất hiện của một đấng cứu tinh. Cảm giác này rất choáng ngợp và không thể cưỡng lại được.
Thoạt nhìn thấy ngôi nhà thờ lớn, gương mặt Đức Giáo Hoàng thay đổi và những giọt nước mắt bắt đầu chảy dài trên hai gò má của Ngài. Một số người xung quanh Ngài gào thét lên, thế nhưng nhiều người khác không reo hò mà chỉ đắm nhìn Ngài và cũng giống như Ngài, khóc để những tình cảm dịu bớt. Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng được cử hành ở trung tâm Quảng Trường Chiến Thắng, nơi có tượng đài chiến sĩ vô danh của Ba Lan, thường chỉ có đảng cộng sản sử dụng quảng trường này cho các cuộc duyệt binh, mít tinh quần chúng. Khi Đức Giáo Hoàng đến quảng trường vào lúc 4 giờ chiều hôm đó, ba trăm ngàn người đang chờ đợi và hàng chục ngàn người khác không được cho vào đã tập trung quanh khu vực trung tâm thành phố.
Trong thánh lễ, Đức Giáo Hoàng đưa ra một tuyên ngôn mà các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Warszawa lo sợ nhất: “Đối với Ba Lan, Giáo Hội đã đưa Chúa Giêsu tới, chiếc chìa khóa để hiểu được thực tiễn vĩ đại và cơ bản là con người… Không thể loại Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này, tại bất kỳ kinh tuyến hay vĩ tuyến nào của hành tinh. Loại trừ Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại là một tội ác chống lại loài người”. Với những lời đó, Đức Giáo Hoàng đã bãi bỏ toàn bộ chính sách phương đông Ostpolitik mà Vatican đã thúc đẩy suốt hai mươi năm trước đó. Các Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI đã theo chính sách đó để giảm bớt căng thẳng giữa Giáo Hội và các chế độ cộng sản, để làm bớt đi khả năng diễn ra các cuộc thanh trừng mới, để có thêm nhà thờ được xây lên, thêm linh mục, giám mục được bổ nhiệm, nói tắt là để đưa đến cùng tồn tại hòa bình, nhưng mất đi tiếng nói ngôn sứ của Giáo Hội. Điều đang diễn ra giờ đây ở Quảng trường Chiến Thắng của Warszawa là một bước đột phá lớn đối với Giáo Hội ở Ba Lan, Đông Âu, Liên Xô và trong các vấn đề quốc tế. Qua Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hội đang tuyên bố một vai trò mới và qua Ngài, Giáo Hội đang đòi phải tôn trọng nhân quyền cũng như giá trị của Kitô giáo. Những đòi hỏi này thể hiện một cuộc tấn công trực diện vào những kỳ vọng phổ biến của cộng sản, cái mà giờ đây đã trở thành một cái vỏ rỗng tuếch tại các nước nằm dưới ảnh hưởng của Xô Viết.
Chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tới Ba Lan là một biểu hiện công khai ngoạn mục về quyền lực tiềm tàng của Ngài.
Đức Giáo Hoàng và đảng cộng sản Ba Lan
Ngày đầu tiên trở về Ba Lan trong hào quang chiến thắng, ngày 02/06/1979, Đức Giáo Hoàng đã làm cho nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan và Liên Xô run sợ. Ngay những lời đầu tiên của Đức Giáo Hoàng trong cuộc nói chuyện với Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan, Edward Gierek, đã gây náo động. Đức Giáo Hoàng đã phát biểu công khai hy vọng của Ngài về một bản thỏa thuận giữa Giáo Hội và chính quyền, điều mà ông Edward Gierek không hề muốn. Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra danh mục một loạt các điều kiện được đặt ra để thuyết phục nhà cầm quyền cộng sản tin rằng họ sẽ phải tồn tại một cách hòa bình với Giáo Hội.
Khi ông Edward Gierek nói về sự hòa dịu trong quan hệ quốc tế, Đức Giáo Hoàng đáp lại: “Hòa bình và việc thiết lập lại các mối quan hệ phải được đặt trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trong đó có quyền xây dựng và tạo lập nền văn hóa, văn minh riêng của họ”.
Khi ông Edward Gierek nói về những cam kết an ninh và vị trí của Ba Lan trong cộng đồng quốc tế, ông muốn đề cập đến liên minh trong khối COMECON và hiệp ước Warszawa (cả hai khối này đều hoàn toàn bị chi phối và điều hành bởi Liên Xô), Đức Giáo Hoàng nói: “Tất cả các loại hình nô dịch về chính trị, kinh tế, văn hóa đều đi ngược lại với sự đòi hỏi của luật lệ quốc tế. Những hiệp ước đảm bảo là những hiệp ước dựa trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau và công nhận lợi ích của mỗi dân tộc”. Sự thẳng thắn và dũng cảm của Ngài đã bất ngờ thuyết phục được nhà lãnh đạo cộng sản, ông Gierek tỏ ý sẵn sàng ký một giải pháp cơ bản về các hoạt động của Giáo Hội trong xã hội Ba Lan, Đức Giáo Hoàng muốn chính quyền Ba Lan công nhận rằng: Giáo Hội phục vụ con người trong khía cạnh cuộc sống trần thế của họ, và đó là các hoạt động chính trị và xã hội của họ.
Tất cả những điều Đức Giáo Hoàng nêu lên, đã làm cho đảng cầm quyền ở Ba Lan và Liên Xô sợ. Bằng những bài phát biểu mạnh mẽ, Ngài thách thức thế giới quan, tư tưởng của chế độ Cộng Sản, đặt vấn đề về vai trò của nhà nước, về mối liên minh giữa Ba Lan và Liên Xô, kể cả về những sự phân chia bản đồ địa lý – chính trị ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Tướng Jaruzelski , người đang theo dõi các hoạt động của Đức Giáo Hoàng từ trung tâm chỉ huy ở Bộ Quốc Phòng, có thể thấy các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị Balan đã cực kỳ bối rối, thậm chí sợ hãi. Đối phó và phản ứng lại Đức Giáo Hoàng, đó là vấn đề nan giải đối với Kremlin. Nghiêm trọng là nhiều đoạn trong bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng, theo họ, đã vượt quá những khuôn khổ hoạt động tôn giáo một cách nguy hiểm. Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản Ba Lan, Gierek và Thủ tướng Piotr Jaroszewicz đã bày tỏ sự quan tâm của họ về cái gọi là “sự lật đổ”.
Đế chế cộng sản rung động
Mùa hè 1980, những cuộc đình công đã gây chấn động ở Ba Lan. Đây không hoàn toàn là những cuộc đình công, mà còn là những cuộc nổi loạn chính trị, như Brezhnev nhận xét, chính xác là “cuộc phản cách mạng”.
Phong trào này, giống như tất cả các cuộc cách mạng xã hội mang tính lịch sử, đã tập họp được một nhóm lực lượng chính trị ghê gớm – những người lao động, giới trí thức và Giáo Hội – mà trước đây họ không hề thống nhất với nhau được một cách dứt khoát, rõ ràng đến như vậy. Một ủy ban bảo vệ công nhân đã được thiết lập, viết tắt là KOR, do những nhà trí thức thành lập, nhằm giúp đỡ những công nhân bị bắt giữ hoặc bị xử bắn sau lần bạo động nổ ra năm 1976.
Câu lạc bộ những nhà trí thức theo Kitô Giáo, các Giám Mục, có sự hậu thuẫn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bây giờ đang tiến hành thử nghiệm truyền đạo qua Tin Mừng về nhân quyền. Phong trào công đoàn độc lập bắt đầu hình thành trong các thành phố chính, trong suốt năm 1978 – Công Đoàn Tự Do được hình thành.
Lech Walesa đứng ra tổ chức cuộc đình công ở xưởng đóng tàu Lênin. Walesa đưa ra một bản yêu cầu gồm 16 điểm, quan trọng nhất trong đó là sự công nhận của Chính Phủ về các công đoàn tự do. Mặc dầu cuộc đình công lúc đầu bị giới công nhân dự định hủy bỏ vì nhà nước đã tăng lương, nhưng rồi với sự thuyết phục của Walesa, cuộc đình công vẫn tiếp tục tái diễn, với sự tham gia rất đông công nhân. Walesa đưa ra một bản yêu cầu mới với 21 điểm cơ bản. Nội dung của cuộc đình công và đòi hỏi mới có tính táo bạo của công nhân đã lan nhanh trên khắp vùng biển Baltic. Ngày làm việc đã bị đình lại trong hơn 180 xí nghiệp. Những người tham gia đình công đã tỏ bày những bất bình của họ đối với chế độ bằng cách hát thánh ca và các bài hát yêu nước, và phất cờ tổ quốc trong những nhà máy đang đình công. Người ta báo cho Đức Giáo Hoàng: “Những hạt giống được Đức Thánh Cha gieo vãi đang nở hoa”.
Vụ ám sát Đức Giáo Hoàng
Ngày 13/05/1981, Đức Giáo Hoàng bị ám sát bởi Mehmet Ali Agca. Vụ ám sát này được giám đốc CIA, Robert Gates coi như âm mưu của Cộng Sản Liên Xô. Agca được bảo vệ và bao che bởi cơ quan tình báo Bungari, một tổ chức lệ thuộc vào cơ quan KGB của Liên Xô. Và đó cũng là nhận định của Andreotti, người lãnh đạo đầy quyền lực của Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Italia.
Những người cộng sản Liên Xô muốn giết hại Đức Giáo Hoàng, vì cái chết của Ngài dường như là cách duy nhất nhằm bóp chết Công đoàn Đoàn kết. Hồng Y Achille Silvestrini, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao của Toà Thánh cũng xác nhận: “Nếu âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng thành công, thì đó sẽ là tấm bia mộ cho Balan, và cho những người đang đối đầu với sự kiểm soát của hệ thống Xô Viết”.
Đáp lại sự lên án của phương Tây, Liên Xô cho rằng cùng với một số âm mưu khác, Mỹ đã đứng đàng sau âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng tin rằng: số phận của Ngài được bảo vệ nhờ phép lạ của Đức Mẹ Fatima… “Một người nổ súng nhưng một người khác lại hướng dẫn quỹ đạo viên đạn”. Ngài đã gởi đến Liên Xô một tín hiệu “tha thứ”.
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng
Ngày 18/08, trong một bài nói chuyện được phát trên truyền hình, Gierek đã hứa cải tổ và đưa ra sự đe dọa: “Vận mạng của đất nước gắn liền với hệ thống xã hội chủ nghĩa…, những nhóm người vô chính phủ, chống lại chủ nghĩa xã hội đang cố gắng khai thác triệt để tình hình, nhưng chúng ta sẽ không dung thứ bất kỳ một yêu sách hay hoạt động nào nhằm mục đích phá hủy trật tự xã hội ở Ba Lan”.
Các đơn vị quân đội và hàng loạt xe cảnh sát đã bắt đầu tràn về phía bờ biển Baltic. Nhưng số lượng người tham gia đình công đã tăng vọt, lên đến khoảng 300.000 người. Các cuộc đình công đã lan tràn khắp nơi. Cương lĩnh mà Walesa đã chuyền tới tay công nhân là hoàn toàn nghi ngờ toàn bộ hệ thống chế độ cộng sản. Lời kêu gọi đối với các công đoàn độc lập đã gạt bỏ những lý lẽ cho rằng chỉ có đảng cộng sản là một đại diện duy nhất mang tính lịch sử cho tầng lớp lao động. Sự đòi hỏi hủy bỏ các cơ quan kiểm duyệt báo chí, thông tin và đòi quyền sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho các công đoàn tự do và Giáo Hội, đã phủ nhận quyền sử dụng của đảng cộng sản về công cụ đầy hiệu quả này để duy trì sự độc tôn về quyền lực.
Ngày 20/08, khi phong trào đình công bị đe dọa, dẫn đến tình trạng tê liệt mọi hoạt động có màu sắc chính trị lâu dài, Đức Giáo Hoàng nói với một nhóm người Ba Lan hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma: “Chúa ban cho chúng con, qua sự can thiệp giúp đỡ của Đức Mẹ, biết rằng tôn giáo có thể luôn luôn được hưởng tự do và rằng tổ quốc chúng ta có thể được hưởng sự an ninh. Lạy Chúa, xin giúp đỡ những con người này và luôn luôn che chở họ khỏi mọi hiểm nguy, cám dỗ và điều ác”. Sau đó Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Lời cầu nguyện trên đây cho thấy rằng tất cả chúng ta ở Rôma đều thống nhất với những người yêu nước ở Balan, với Giáo Hội ở Balan, mà những vấn đề của họ có liên quan mật thiết với trái tim của chúng ta”.
Ngày 23/08 một cuộc tranh chấp kịch liệt nổ ra trong trong đảng cộng sản Ba Lan, giữa phe cứng rắn muốn áp đặt thiết quân luật và nhóm người tán thành sự thỏa hiệp và tránh sử dụng quân đội. Cùng hôm đó, Đức Giáo Hoàng đưa ra một mệnh lệnh chính trị rõ ràng: “Tôi cầu mong với tất cả lòng nhiệt thành rằng: các Giám Mục của Balan, thậm chí ngay bây giờ, có thể giúp đỡ đất nước trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, để dành lấy bánh hằng ngày, dành lấy công bằng xã hội, sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm cho sự sống và sự phát triển của Ba Lan”.
Vào đêm đó, chính phủ đã thực hiện một sự nhượng bộ có tính lịch sử, chấp nhận đàm phán với các ủy ban đình công của 3 thành phố. Ngay từ đầu, cuộc đàm phán đã trở thành một cuộc chất vấn đầy kịch tính, kéo dài một tuần. Một nhóm cố vấn đã xuất hiện ngay bên cạnh Walesa. Nhóm này gồm các trí thức, giáo sư và viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Ba Lan. Hai trong số những người này có quan hệ mật thiết với Đức Giáo Hoàng. Với sự xuất hiện nhóm này, sự lãnh đạo chiến lược của phong trào (Công Đoàn Đoàn Kết) được chuyển giao hầu hết cho Giáo Hội.
Lập trường kiên định của Đức Giáo Hoàng sẽ quyết định cuộc khủng hoảng ở Ba Lan. Ngày 27/08, với sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục Ba Lan đã thông qua một tài liệu và tuyên bố một cách dứt khoát quyền độc lập của các tổ chức đại diện cho công nhân và của các tổ chức tự quản. Ý chí của Đức Giáo Hoàng đã trở thành ý chí của cả dân tộc. Giờ đây, chính phủ không còn gì nhiều để lựa chọn, ngoài việc phải chấp nhận. Lech Walesa biết rằng ông đã được Đức Giáo Hoàng ủng hộ.
Ngày 05/09, Edward Gierek mất chức Bí thư của Đảng Cộng Sản Ba Lan. Liên Xô chuyển cho Đức Giáo Hoàng một thông điệp yêu cầu Đức Giáo Hoàng kiềm chế Công đoàn Đoàn kết trong việc đưa ra các yêu sách và những vấn đề dễ gây căng thẳng. Đàng khác, qua thông điệp này, họ thông báo rằng, họ sẽ dùng quân đội để can thiệp, nếu Công Đoàn Đoàn Kết đe dọa những lợi ích sống còn của Liên Xô. Đức Giáo Hoàng cố gắng tìm kiếm một sự cân bằng khó khăn và mong manh. Đó là ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết, giữ cho Liên Xô không can thiệp, tránh không đi quá xa trong các yêu sách và tránh khiêu khích chính quyền.
Vào mùa thu năm 1980, những người cộng sản ở Berlin (Đức), Budapest (Hungari), Praha (Tiệp Khắc) thực sự hoảng sợ bởi những gì đang xảy ra ở Ba Lan.
Lech Walesa đến Rôma yết kiến Đức Giáo Hoàng. Ngài đã tổ chức một thánh lễ riêng cho 14 thành viên của đoàn đại biểu của Công Đoàn Đoàn Kết. Đức Giáo Hoàng cũng tiếp Lech Walesa 2 lần. Ngài nói với phái đoàn: “Tôi tin rằng điều cơ bản trong những hành động mạo hiểm của các bạn bắt đầu từ tháng 08/1980 ở miền duyên hải và ở những trung tâm công nghiệp lớn khác của Ba Lan, là một xung lực chung nhằm thúc đẩy những việc đạo đức tốt đẹp cho xã hội.”
Đức Giáo Hoàng đã viết thư cho Brezhnev đòi Liên Xô phải tôn trọng chủ quyền của Ba Lan và quyền lợi hợp pháp của Ba Lan.
Ở Ba Lan, Jaruzelski thì sợ rằng khi Công Đoàn Đoàn Kết thực sự nắm quyền, ông có thể bị cầm tù hoặc tử hình. Hơn thế nữa, điều quan trọng là vì ông là một người cộng sản trung thành, đã cam kết phấn đấu cho chủ nghĩa cộng sản và cho một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan. Ông biết rằng sự thành công của Công Đoàn Đoàn Kết là sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan. Hơn thế nữa, nó sẽ kéo theo những hậu quả ghê gớm về lâu về dài đối với hệ thống cộng sản toàn thế giới.
Giữa đêm thứ bảy, ngày 13/12/1981, Jaruzelski ban bố lệnh thiết quân luật. Hơn 10.000 người liền bị bắt. Đến nửa đêm, xe tăng và binh lính đã di chuyển vào các đường phố trên khắp đất nước.
Những phản ứng ban đầu của Đức Giáo Hoàng là cầu nguyện cho việc chỉ đường vạch lối cho người Ba Lan. Điều e ngại lớn nhất của Đức Giáo Hoàng là người Ba Lan sẽ quay lại chống người Ba Lan, và rằng sẽ có một cuộc tắm máu. Nếu dân chúng Ba Lan đổ xô ra đường phố, điều đó sẽ tạo cho người Xô Viết cái cớ để can thiệp vào Ba Lan và gây ra đổ máu nhiều hơn. Sự áp bức là không thể thay đổi được. Đức Giáo Hoàng tuyên bố: “Có quá nhiều máu của người Ba Lan đã đổ xuống, nhất là trong cuộc chiến tranh cuối cùng. Không thể để cho máu của người Ba Lan phải đổ thêm nữa. Mọi việc phải được làm để xây dựng một tương lai hòa bình”. Sau đó, Ngài đã giao phó người Balan cho Đức Mẹ, “Người được phái tới để bảo vệ chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng đã giao cho ông Jaruzelski một lá thư. Ngài nói: “Những sự kiện gần đây ở Ba Lan, kể từ khi tuyên bố thiết quân luật ngày 13/12, đã dẫn đến kết quả là nhiều người bị giết và bị thương.Và tôi buộc phải gởi đến ngài lời thỉnh cầu khẩn thiết và chân thành này, cầu mong chấm dứt việc đổ máu ở Ba Lan”.
Trong cuộc gặp Jeruzelski, Đức Giáo Hoàng khẳng định quyền độc lập của Ba Lan, và nêu lên vấn đề thiết quân luật. Ngài nói: “Đối với tôi, việc giải tán các công đoàn đau đớn hơn nhiều so với việc ban bố thiết quân luật hồi tháng 12/1986… Tôi quan tâm đến việc đạt tới một tình trạng bình thường càng sớm càng tốt”. Ý ngài muốn nói đến tình trạng thiết quân luật.
Sau 18 tháng thi hành thiết quân luật, Công Đoàn Đoàn Kết không còn là một tổ chức lớn mạnh của công nhân, vai trò lãnh đạo bị xóa bỏ và hàng loạt các trụ sở bị đóng cửa. Nhưng qua chuyến thăm Ba Lan của Đức Giáo Hoàng, Công Đoàn Đoàn Kết đã trở thành một tư tưởng, một lương tri, một chân giá trị. Nó là một sự thách thức đối với nhà nước Ba Lan.
Bốn năm ba tháng sau khi ban bố thiết quân luật ở Ba Lan, Mikhail Gocbachev được bầu làm Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Liên Xô. Mùa xuân năm đó, Đức Giáo Hoàng được biết Gocbachev có thể sẽ là một dạng cộng sản kiểu khác. Trở thành Tổng Bí Thư được vài tuần, Gocbachev muốn biết trực tiếp càng nhiều càng tốt. Mikhail Gocbachev là người chủ trương Perestroika (cải tổ) nên rất cởi mở, làm cho Tướng Jaruzelzki cảm thấy có người thương cảm với mình, mà đó lại là Tổng bí thư cộng sản Liên Xô, đảm bảo rộng rãi các quyền về tôn giáo cho các công dân cộng sản. Jaruzelski đề nghị với Gocbachev nhìn nhận Vatican như là một thế lực đáng tin cậy. Ông nói: “Tôi cho rằng Giáo Hội là một sức mạnh khổng lồ ở Balan, nghiêng về phía đối lập, nhưng nó vẫn có một vị trí khá lành mạnh”. Ông cũng nói: “Đức Giáo Hoàng có một nhân cách tuyệt vời, một nhà nhân văn vĩ đại, một nhà yêu nước vĩ đại. Ngài không chỉ là một lãnh tụ một tôn giáo vĩ đại, một Giáo Hội vĩ đại, mà còn là một người con của một quốc gia có số phận đặc biệt khó khăn”.
Sự xuất hiện của Gobachev đem đến sự thay đổi nhanh chóng đối với quan hệ “Giáo Hội – Nhà Nước” ở Ba Lan và tạo ra bầu một không khí an toàn để Jaruzelski bắt đầu nới lỏng các hạn chế gắn liền với thiết quân luật. Đức Giáo Hoàng phấn khởi và hy vọng vào những đổi thay mà Gobachev đang khởi xướng. Ngài nói: “Ông ta là một người tốt nhưng ông sẽ thất bại bởi vì muốn làm một điều không bao giờ có thể làm được. Chủ nghĩa cộng sản không bao giờ có thể cải cách được”. Ngài còn nói thêm: “Perestroika là một dòng thác mà chúng ta đã tháo cho chảy và nó sẽ tiếp tục chảy. Perestroika là sự tiếp tục của Đoàn kết. Không có Đoàn kết sẽ không có Perestroika”. Dòng thác này tuôn chảy sang Tiệp Khắc. Nhân dịp Đức Giáo Hoàng phong công chúa Bohemia của Tiệp Khắc lên bậc hiển thánh, Đức Hồng Y Tomasek đã có một tuyên bố nẩy lửa trước 200 ngàn người biểu tình tại Praha ngày 21/01/1989. Sau khi đề cao công chúa Anê miền Bohemia của Tiệp Khắc, ngài nói tiếp: “Về phần tôi, tôi không thể nào tỏ ra xa lạ với định mệnh quốc gia chúng tôi và toàn thể đồng bào đất nước tôi. Tôi không thể yên lặng trong lúc tất cả anh chị em đang hợp lực với nhau để phản đối những bất công mà anh chị em phải chịu từ 40 năm nay; người ta không thể duy trì lòng tín nhiệm đối với giới lãnh đạo quốc gia không muốn nói sự thật và chối bỏ các quyền lợi và các quyền tự do của nhân dân với truyền thống có từ hàng ngàn năm nay, những quyền này vẫn được coi là những quyền bình thường trong những quốc gia trẻ trung hơn đất nước chúng ta”. Sau khi kể những đau khổ người dân phải chịu trong 40 năm, ngài kết luận: “Tôi muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta. Không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hãy lên tiếng hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc, cùng với những người thuộc sắc tộc khác, dẫu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách khỏi những quyền dân chủ khác, tự do là điều không thể phân chia được. Tôi xin chấm dứt nơi đây với những lời đã từng vang dội đã lâu trong lịch sử của chúngta: ‘Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, số phận của chúng ta ở trong tay chúng ta”.
Mặc dầu các lãnh tụ cộng sản ở Đông Âu như Gustav Husak (Tiệp), Erich Honecker (Đông Đức), Nicolas Ceausescu (Rumani), Janos Kadar (Hungari) chống chủ chương dân chủ hóa của Mikhail Gocbachev, cuộc dân chủ hóa vẫn được tiếp tục. Các lãnh tụ cộng sản Đông Âu sợ rằng kiểu đa nguyên sẽ kết liễu chủ nghĩa cộng sản.
Đế chế cộng sản đã giẫy chết
Ngày 08/06/1987, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II lại thực hiện một cuộc trở về Ba Lan lần thứ 3 hết sức thành công để phục hồi Công Đoàn Đoàn Kết. Đức Giáo Hoàng nhận thấy rằng sự kết thúc của chế độ cộng sản đang đến gần.
Ngày 06/02/1989, trên đất nước Ba Lan nổ ra các cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá cả; đại diện của chính phủ và các phe đối lập đã ngồi lại với nhau thương thuyết bàn tròn về tương lai của Ba Lan. Sự kết thúc của một kỷ nguyên đã tới. Hiệp định cốt lõi đạt được. Các cuộc đàm phán bàn tròn đã cho phép tiến hành các cuộc bầu cử tự do vào tháng 6 cho các ghế của một bộ máy được gọi là Thượng Viện. Đồng thời, tính hợp pháp đầy đủ của Công Đoàn Đoàn Kết cũng được công nhận. Khi các cuộc bầu cử được tiến hành ngày 04/06 thì Công Đoàn Đoàn Kết đã giành thắng lợi hoàn toàn và chính thức lên nắm quyền lực.
Sự sụp đổ của Ba Lan đã gây ảnh hưởng làm lung lay khối Đông Âu trong những ngày cuối mùa đông, cho đến khi không còn khối nào tồn tại. Quân cờ domino cộng sản đang bị đảo lộn: Hungari, Đông Đức, Bulgary, Rumani. Và tiếp đó là Liên Xô. Mikhail Gocbachev tuyên bố: “Tôn giáo đã giúp cho cải tổ. Chúng ta đã từ bỏ đòi hỏi có sự độc quyền về chân lý… Ngay lập tức chúng ta sẽ không cho rằng những ai không đồng tình với chúng ta là kẻ thù”. Điều này thực sự là “một trật tự thế giới mới”.
Ngày 01/02/1989, Mikhail Gocbachev, Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Liên Xô yết kiến Đức Giáo Hoàng tại Vatican lần đầu tiên. Trong hơn 60 năm qua, Giáo Hội Công Giáo và điện Kremlin đã đấu tranh với nhau dữ dội.
Thế là chế độ cộng sản đã sụp đổ tại Đông Âu và Liên xô. Cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng Bí Thư Liên Xô và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tại Vatican đã hình tượng hóa phong phú cho một kỷ nguyên cuối.
Vào lúc rạng sáng ngày 19/08/1991, trong một cuộc đảo chính, các thành viên bảo thủ trong Bộ Chính Trị Liên Xô đã nắm lấy quyền lực tại Matxcơva, giam lỏng Mikhail Gocbachev trong ngôi nhà nghỉ của ông ở Crimê. Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga chống lại cuộc đảo chính và biến tòa nhà quốc hội Nga thành đại bản doanh của Sở chỉ huy lực lượng chống đối. Sự chống đối của ông đã nhanh chóng thúc giục các nước phương Tây ủng hộ ông. Ngày 23/08, đúng cái ngày các lãnh tụ của cuộc đảo chính đầu hàng, Đức Giáo Hoàng đã gửi một bức điện cho Mikhail Gocbachev: “Tôi xin cám ơn Chúa, vì sự kết thúc có hậu quả của cuộc thử thách đầy kịch tính kéo theo nhân dân, gia đình và cả đất nước của ngài. Tôi xin bày tỏ niềm mong ước của tôi rằng ngài có thể tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của mình vì công cuộc đổi mới cả về vật chất và tinh thần cho các dân tộc Liên Xô, những người mà tôi thường cầu nguyện cho họ”. Thắng lợi của lực lượng chống đối của Yeltsin đã trở thành biểu tượng cho ý chí của nhân dân nhằm xóa bỏ chế độ cộng sản một lần và mãi mãi.
Về cuộc sụp đổ đế quốc cộng sản, Đức Giáo Hoàng nói: “Có thể là đơn giản khi nói rằng Đấng Tối Cao đã gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ, vì hậu quả của những lỗi lầm và sự đối xử tồi tệ của riêng nó. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ vì sự yếu kém cố hữu của nó”.
Lm. Chân Tín
Sài Gòn, ngày 25/04/2011
Nhân dịp này, tôi có ý cùng toàn thể Giáo Hội ca tụng công đức của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thêm vào đó, tôi còn có một vài lý do riêng. Ngài với tôi cùng một tuổi. Ngài sinh ngày 18/05/1920, lấy tên là Karol Jozef Wojtyla, tại Ba Lan. Còn tôi, sinh ngày 15/11/1920, tại Việt Nam. Sau khi làm linh mục, ngài với tôi cùng học một trường đại học ở Roma. Đàng khác, ngài và tôi có cùng một tinh thần chống chủ nghĩa cộng sản.
Với tuổi già và sự hiểu biết lịch sử có hạn, tôi vẫn muốn góp nhặt một vài biến cố về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong sự sụp đổ của đế chế cộng sản. Đặc biệt những biến cố đó đã được ghi lại trong cuốn sách “His Holiness John Paul II and the Hidden History of Our Time” của hai nhà báo Carl Bernstein và Marco Polili. Cuốn sách này đã được Nguyễn Bá Long và Trần Quy Thắng dịch, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân in tại Hà Nội, 1997, 911 trang.
Cuộc hành trình đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với tư cách giáo hoàng đến Ba Lan
Ngày 02/06/1979 chiếc máy bay của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hạ cánh xuống thủ đô Ba Lan. Vào lúc đó, những tiếng chuông từ tất cả các nhà thờ ở Ba Lan đều gióng lên. Giáo sư Henryk Jablonsky Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước Ba Lan sốt ruột nhìn, khi chiếc máy bay phản lực trắng toát của hãng hàng không Alitalia bắt đầu hạ cánh xuống sân bay Warszawa. Giờ đây, chiếc máy bay đang hạ cánh xuống Warszawa giống như một thiên thạch và không một ai biết tác động của nó sẽ như thế nào. Người lái chiếc máy bay của ngài, sau khi vào không phận Ba Lan, đã lượn một vòng cho chiếc máy bay bay qua thành phố Krakow. Ngày 01/10/1978, ở tuổi 58, Ngài Karol Wojtyla (tên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II) đã rời thành phố đó với cương vị hồng y giáo chủ. Ngài nhìn xuống những khung cảnh quen thuộc: “Tôi trở về, tôi trở về để gặp lại Giáo Hội mà từ đó tôi đã ra đi”, ngài đã nói như thế với Thủ tướng Italia G. Andreotti khi rời khỏi Roma. Từ khoang lái, phi công có thể nhìn thấy những dòng người vô tận đang đi tới trung tâm Warszawa và những đám đông tập họp lại dọc theo con đường mà Đức Giáo Hoàng sẽ đi từ sân bay vào thành phố. “Với tôi, đây là một chuyến trở về nhà”, Đức Giáo Hoàng mỉm cười nói với một nhà báo người Ba Lan. Khi Đức Giáo Hoàng quỳ xuống hôn lên mặt đất tại sân bay và ôm hai bé gái đến chào đón Ngài, với những lẵng cẩm chướng trắng và đỏ (những sắc màu của Ba Lan) cùng với những bông huệ trắng và vàng (những sắc màu của Vatican), tiếng vang của những hồi chuông kia đã dội tới các đường biên giới của Đông Đức, vượt qua biên giới Tiệp Khắc, băng qua những rào chắn của Ukraine và Belarus ở Liên Xô và của nước Latvia. Trong những ngày tiếp theo đó, ý nghĩa của những hồi chuông nhẫn nại này sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với hàng triệu người. Nghi lễ trong những giây phút đầu tiên của chuyến viếng thăm này đã xác nhận rằng trong cả một ngàn năm, Giáo Hội Ba Lan vẫn là hiện thân của dân tộc Ba Lan, bất chấp những cuộc chiến tranh, giềt chóc, chia cắt, thanh trừng…
Trên khắp nước Ba Lan, màu cờ đỏ của của chủ nghĩa cộng sản dường như đã biến mất một cách kỳ lạ, và ở đó chỉ còn lá cờ của quốc gia Ba Lan và của Tòa Thánh. Trong chín ngày sau đó, dân chúng Ba Lan và đặc biệt giới trẻ sống trong một tâm trạng phấn khởi, xem như họ mục kích sự xuất hiện của một đấng cứu tinh. Cảm giác này rất choáng ngợp và không thể cưỡng lại được.
Thoạt nhìn thấy ngôi nhà thờ lớn, gương mặt Đức Giáo Hoàng thay đổi và những giọt nước mắt bắt đầu chảy dài trên hai gò má của Ngài. Một số người xung quanh Ngài gào thét lên, thế nhưng nhiều người khác không reo hò mà chỉ đắm nhìn Ngài và cũng giống như Ngài, khóc để những tình cảm dịu bớt. Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng được cử hành ở trung tâm Quảng Trường Chiến Thắng, nơi có tượng đài chiến sĩ vô danh của Ba Lan, thường chỉ có đảng cộng sản sử dụng quảng trường này cho các cuộc duyệt binh, mít tinh quần chúng. Khi Đức Giáo Hoàng đến quảng trường vào lúc 4 giờ chiều hôm đó, ba trăm ngàn người đang chờ đợi và hàng chục ngàn người khác không được cho vào đã tập trung quanh khu vực trung tâm thành phố.
Trong thánh lễ, Đức Giáo Hoàng đưa ra một tuyên ngôn mà các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Warszawa lo sợ nhất: “Đối với Ba Lan, Giáo Hội đã đưa Chúa Giêsu tới, chiếc chìa khóa để hiểu được thực tiễn vĩ đại và cơ bản là con người… Không thể loại Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này, tại bất kỳ kinh tuyến hay vĩ tuyến nào của hành tinh. Loại trừ Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại là một tội ác chống lại loài người”. Với những lời đó, Đức Giáo Hoàng đã bãi bỏ toàn bộ chính sách phương đông Ostpolitik mà Vatican đã thúc đẩy suốt hai mươi năm trước đó. Các Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI đã theo chính sách đó để giảm bớt căng thẳng giữa Giáo Hội và các chế độ cộng sản, để làm bớt đi khả năng diễn ra các cuộc thanh trừng mới, để có thêm nhà thờ được xây lên, thêm linh mục, giám mục được bổ nhiệm, nói tắt là để đưa đến cùng tồn tại hòa bình, nhưng mất đi tiếng nói ngôn sứ của Giáo Hội. Điều đang diễn ra giờ đây ở Quảng trường Chiến Thắng của Warszawa là một bước đột phá lớn đối với Giáo Hội ở Ba Lan, Đông Âu, Liên Xô và trong các vấn đề quốc tế. Qua Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hội đang tuyên bố một vai trò mới và qua Ngài, Giáo Hội đang đòi phải tôn trọng nhân quyền cũng như giá trị của Kitô giáo. Những đòi hỏi này thể hiện một cuộc tấn công trực diện vào những kỳ vọng phổ biến của cộng sản, cái mà giờ đây đã trở thành một cái vỏ rỗng tuếch tại các nước nằm dưới ảnh hưởng của Xô Viết.
Chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tới Ba Lan là một biểu hiện công khai ngoạn mục về quyền lực tiềm tàng của Ngài.
Đức Giáo Hoàng và đảng cộng sản Ba Lan
Ngày đầu tiên trở về Ba Lan trong hào quang chiến thắng, ngày 02/06/1979, Đức Giáo Hoàng đã làm cho nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan và Liên Xô run sợ. Ngay những lời đầu tiên của Đức Giáo Hoàng trong cuộc nói chuyện với Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan, Edward Gierek, đã gây náo động. Đức Giáo Hoàng đã phát biểu công khai hy vọng của Ngài về một bản thỏa thuận giữa Giáo Hội và chính quyền, điều mà ông Edward Gierek không hề muốn. Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra danh mục một loạt các điều kiện được đặt ra để thuyết phục nhà cầm quyền cộng sản tin rằng họ sẽ phải tồn tại một cách hòa bình với Giáo Hội.
Khi ông Edward Gierek nói về sự hòa dịu trong quan hệ quốc tế, Đức Giáo Hoàng đáp lại: “Hòa bình và việc thiết lập lại các mối quan hệ phải được đặt trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trong đó có quyền xây dựng và tạo lập nền văn hóa, văn minh riêng của họ”.
Khi ông Edward Gierek nói về những cam kết an ninh và vị trí của Ba Lan trong cộng đồng quốc tế, ông muốn đề cập đến liên minh trong khối COMECON và hiệp ước Warszawa (cả hai khối này đều hoàn toàn bị chi phối và điều hành bởi Liên Xô), Đức Giáo Hoàng nói: “Tất cả các loại hình nô dịch về chính trị, kinh tế, văn hóa đều đi ngược lại với sự đòi hỏi của luật lệ quốc tế. Những hiệp ước đảm bảo là những hiệp ước dựa trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau và công nhận lợi ích của mỗi dân tộc”. Sự thẳng thắn và dũng cảm của Ngài đã bất ngờ thuyết phục được nhà lãnh đạo cộng sản, ông Gierek tỏ ý sẵn sàng ký một giải pháp cơ bản về các hoạt động của Giáo Hội trong xã hội Ba Lan, Đức Giáo Hoàng muốn chính quyền Ba Lan công nhận rằng: Giáo Hội phục vụ con người trong khía cạnh cuộc sống trần thế của họ, và đó là các hoạt động chính trị và xã hội của họ.
Tất cả những điều Đức Giáo Hoàng nêu lên, đã làm cho đảng cầm quyền ở Ba Lan và Liên Xô sợ. Bằng những bài phát biểu mạnh mẽ, Ngài thách thức thế giới quan, tư tưởng của chế độ Cộng Sản, đặt vấn đề về vai trò của nhà nước, về mối liên minh giữa Ba Lan và Liên Xô, kể cả về những sự phân chia bản đồ địa lý – chính trị ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Tướng Jaruzelski , người đang theo dõi các hoạt động của Đức Giáo Hoàng từ trung tâm chỉ huy ở Bộ Quốc Phòng, có thể thấy các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị Balan đã cực kỳ bối rối, thậm chí sợ hãi. Đối phó và phản ứng lại Đức Giáo Hoàng, đó là vấn đề nan giải đối với Kremlin. Nghiêm trọng là nhiều đoạn trong bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng, theo họ, đã vượt quá những khuôn khổ hoạt động tôn giáo một cách nguy hiểm. Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản Ba Lan, Gierek và Thủ tướng Piotr Jaroszewicz đã bày tỏ sự quan tâm của họ về cái gọi là “sự lật đổ”.
Đế chế cộng sản rung động
Mùa hè 1980, những cuộc đình công đã gây chấn động ở Ba Lan. Đây không hoàn toàn là những cuộc đình công, mà còn là những cuộc nổi loạn chính trị, như Brezhnev nhận xét, chính xác là “cuộc phản cách mạng”.
Phong trào này, giống như tất cả các cuộc cách mạng xã hội mang tính lịch sử, đã tập họp được một nhóm lực lượng chính trị ghê gớm – những người lao động, giới trí thức và Giáo Hội – mà trước đây họ không hề thống nhất với nhau được một cách dứt khoát, rõ ràng đến như vậy. Một ủy ban bảo vệ công nhân đã được thiết lập, viết tắt là KOR, do những nhà trí thức thành lập, nhằm giúp đỡ những công nhân bị bắt giữ hoặc bị xử bắn sau lần bạo động nổ ra năm 1976.
Câu lạc bộ những nhà trí thức theo Kitô Giáo, các Giám Mục, có sự hậu thuẫn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bây giờ đang tiến hành thử nghiệm truyền đạo qua Tin Mừng về nhân quyền. Phong trào công đoàn độc lập bắt đầu hình thành trong các thành phố chính, trong suốt năm 1978 – Công Đoàn Tự Do được hình thành.
Lech Walesa đứng ra tổ chức cuộc đình công ở xưởng đóng tàu Lênin. Walesa đưa ra một bản yêu cầu gồm 16 điểm, quan trọng nhất trong đó là sự công nhận của Chính Phủ về các công đoàn tự do. Mặc dầu cuộc đình công lúc đầu bị giới công nhân dự định hủy bỏ vì nhà nước đã tăng lương, nhưng rồi với sự thuyết phục của Walesa, cuộc đình công vẫn tiếp tục tái diễn, với sự tham gia rất đông công nhân. Walesa đưa ra một bản yêu cầu mới với 21 điểm cơ bản. Nội dung của cuộc đình công và đòi hỏi mới có tính táo bạo của công nhân đã lan nhanh trên khắp vùng biển Baltic. Ngày làm việc đã bị đình lại trong hơn 180 xí nghiệp. Những người tham gia đình công đã tỏ bày những bất bình của họ đối với chế độ bằng cách hát thánh ca và các bài hát yêu nước, và phất cờ tổ quốc trong những nhà máy đang đình công. Người ta báo cho Đức Giáo Hoàng: “Những hạt giống được Đức Thánh Cha gieo vãi đang nở hoa”.
Vụ ám sát Đức Giáo Hoàng
Ngày 13/05/1981, Đức Giáo Hoàng bị ám sát bởi Mehmet Ali Agca. Vụ ám sát này được giám đốc CIA, Robert Gates coi như âm mưu của Cộng Sản Liên Xô. Agca được bảo vệ và bao che bởi cơ quan tình báo Bungari, một tổ chức lệ thuộc vào cơ quan KGB của Liên Xô. Và đó cũng là nhận định của Andreotti, người lãnh đạo đầy quyền lực của Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Italia.
Những người cộng sản Liên Xô muốn giết hại Đức Giáo Hoàng, vì cái chết của Ngài dường như là cách duy nhất nhằm bóp chết Công đoàn Đoàn kết. Hồng Y Achille Silvestrini, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao của Toà Thánh cũng xác nhận: “Nếu âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng thành công, thì đó sẽ là tấm bia mộ cho Balan, và cho những người đang đối đầu với sự kiểm soát của hệ thống Xô Viết”.
Đáp lại sự lên án của phương Tây, Liên Xô cho rằng cùng với một số âm mưu khác, Mỹ đã đứng đàng sau âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng.
Ali Agca bắn Đức Giáo Hoàng Phaolô II ngày 13/5/1981 |
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng
Ngày 18/08, trong một bài nói chuyện được phát trên truyền hình, Gierek đã hứa cải tổ và đưa ra sự đe dọa: “Vận mạng của đất nước gắn liền với hệ thống xã hội chủ nghĩa…, những nhóm người vô chính phủ, chống lại chủ nghĩa xã hội đang cố gắng khai thác triệt để tình hình, nhưng chúng ta sẽ không dung thứ bất kỳ một yêu sách hay hoạt động nào nhằm mục đích phá hủy trật tự xã hội ở Ba Lan”.
Các đơn vị quân đội và hàng loạt xe cảnh sát đã bắt đầu tràn về phía bờ biển Baltic. Nhưng số lượng người tham gia đình công đã tăng vọt, lên đến khoảng 300.000 người. Các cuộc đình công đã lan tràn khắp nơi. Cương lĩnh mà Walesa đã chuyền tới tay công nhân là hoàn toàn nghi ngờ toàn bộ hệ thống chế độ cộng sản. Lời kêu gọi đối với các công đoàn độc lập đã gạt bỏ những lý lẽ cho rằng chỉ có đảng cộng sản là một đại diện duy nhất mang tính lịch sử cho tầng lớp lao động. Sự đòi hỏi hủy bỏ các cơ quan kiểm duyệt báo chí, thông tin và đòi quyền sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho các công đoàn tự do và Giáo Hội, đã phủ nhận quyền sử dụng của đảng cộng sản về công cụ đầy hiệu quả này để duy trì sự độc tôn về quyền lực.
Ngày 20/08, khi phong trào đình công bị đe dọa, dẫn đến tình trạng tê liệt mọi hoạt động có màu sắc chính trị lâu dài, Đức Giáo Hoàng nói với một nhóm người Ba Lan hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma: “Chúa ban cho chúng con, qua sự can thiệp giúp đỡ của Đức Mẹ, biết rằng tôn giáo có thể luôn luôn được hưởng tự do và rằng tổ quốc chúng ta có thể được hưởng sự an ninh. Lạy Chúa, xin giúp đỡ những con người này và luôn luôn che chở họ khỏi mọi hiểm nguy, cám dỗ và điều ác”. Sau đó Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Lời cầu nguyện trên đây cho thấy rằng tất cả chúng ta ở Rôma đều thống nhất với những người yêu nước ở Balan, với Giáo Hội ở Balan, mà những vấn đề của họ có liên quan mật thiết với trái tim của chúng ta”.
Ngày 23/08 một cuộc tranh chấp kịch liệt nổ ra trong trong đảng cộng sản Ba Lan, giữa phe cứng rắn muốn áp đặt thiết quân luật và nhóm người tán thành sự thỏa hiệp và tránh sử dụng quân đội. Cùng hôm đó, Đức Giáo Hoàng đưa ra một mệnh lệnh chính trị rõ ràng: “Tôi cầu mong với tất cả lòng nhiệt thành rằng: các Giám Mục của Balan, thậm chí ngay bây giờ, có thể giúp đỡ đất nước trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, để dành lấy bánh hằng ngày, dành lấy công bằng xã hội, sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm cho sự sống và sự phát triển của Ba Lan”.
Vào đêm đó, chính phủ đã thực hiện một sự nhượng bộ có tính lịch sử, chấp nhận đàm phán với các ủy ban đình công của 3 thành phố. Ngay từ đầu, cuộc đàm phán đã trở thành một cuộc chất vấn đầy kịch tính, kéo dài một tuần. Một nhóm cố vấn đã xuất hiện ngay bên cạnh Walesa. Nhóm này gồm các trí thức, giáo sư và viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Ba Lan. Hai trong số những người này có quan hệ mật thiết với Đức Giáo Hoàng. Với sự xuất hiện nhóm này, sự lãnh đạo chiến lược của phong trào (Công Đoàn Đoàn Kết) được chuyển giao hầu hết cho Giáo Hội.
Lập trường kiên định của Đức Giáo Hoàng sẽ quyết định cuộc khủng hoảng ở Ba Lan. Ngày 27/08, với sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục Ba Lan đã thông qua một tài liệu và tuyên bố một cách dứt khoát quyền độc lập của các tổ chức đại diện cho công nhân và của các tổ chức tự quản. Ý chí của Đức Giáo Hoàng đã trở thành ý chí của cả dân tộc. Giờ đây, chính phủ không còn gì nhiều để lựa chọn, ngoài việc phải chấp nhận. Lech Walesa biết rằng ông đã được Đức Giáo Hoàng ủng hộ.
Ngày 05/09, Edward Gierek mất chức Bí thư của Đảng Cộng Sản Ba Lan. Liên Xô chuyển cho Đức Giáo Hoàng một thông điệp yêu cầu Đức Giáo Hoàng kiềm chế Công đoàn Đoàn kết trong việc đưa ra các yêu sách và những vấn đề dễ gây căng thẳng. Đàng khác, qua thông điệp này, họ thông báo rằng, họ sẽ dùng quân đội để can thiệp, nếu Công Đoàn Đoàn Kết đe dọa những lợi ích sống còn của Liên Xô. Đức Giáo Hoàng cố gắng tìm kiếm một sự cân bằng khó khăn và mong manh. Đó là ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết, giữ cho Liên Xô không can thiệp, tránh không đi quá xa trong các yêu sách và tránh khiêu khích chính quyền.
Vào mùa thu năm 1980, những người cộng sản ở Berlin (Đức), Budapest (Hungari), Praha (Tiệp Khắc) thực sự hoảng sợ bởi những gì đang xảy ra ở Ba Lan.
Lech Walesa đến Rôma yết kiến Đức Giáo Hoàng. Ngài đã tổ chức một thánh lễ riêng cho 14 thành viên của đoàn đại biểu của Công Đoàn Đoàn Kết. Đức Giáo Hoàng cũng tiếp Lech Walesa 2 lần. Ngài nói với phái đoàn: “Tôi tin rằng điều cơ bản trong những hành động mạo hiểm của các bạn bắt đầu từ tháng 08/1980 ở miền duyên hải và ở những trung tâm công nghiệp lớn khác của Ba Lan, là một xung lực chung nhằm thúc đẩy những việc đạo đức tốt đẹp cho xã hội.”
Đức Giáo Hoàng đã viết thư cho Brezhnev đòi Liên Xô phải tôn trọng chủ quyền của Ba Lan và quyền lợi hợp pháp của Ba Lan.
Ở Ba Lan, Jaruzelski thì sợ rằng khi Công Đoàn Đoàn Kết thực sự nắm quyền, ông có thể bị cầm tù hoặc tử hình. Hơn thế nữa, điều quan trọng là vì ông là một người cộng sản trung thành, đã cam kết phấn đấu cho chủ nghĩa cộng sản và cho một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan. Ông biết rằng sự thành công của Công Đoàn Đoàn Kết là sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan. Hơn thế nữa, nó sẽ kéo theo những hậu quả ghê gớm về lâu về dài đối với hệ thống cộng sản toàn thế giới.
Giữa đêm thứ bảy, ngày 13/12/1981, Jaruzelski ban bố lệnh thiết quân luật. Hơn 10.000 người liền bị bắt. Đến nửa đêm, xe tăng và binh lính đã di chuyển vào các đường phố trên khắp đất nước.
Những phản ứng ban đầu của Đức Giáo Hoàng là cầu nguyện cho việc chỉ đường vạch lối cho người Ba Lan. Điều e ngại lớn nhất của Đức Giáo Hoàng là người Ba Lan sẽ quay lại chống người Ba Lan, và rằng sẽ có một cuộc tắm máu. Nếu dân chúng Ba Lan đổ xô ra đường phố, điều đó sẽ tạo cho người Xô Viết cái cớ để can thiệp vào Ba Lan và gây ra đổ máu nhiều hơn. Sự áp bức là không thể thay đổi được. Đức Giáo Hoàng tuyên bố: “Có quá nhiều máu của người Ba Lan đã đổ xuống, nhất là trong cuộc chiến tranh cuối cùng. Không thể để cho máu của người Ba Lan phải đổ thêm nữa. Mọi việc phải được làm để xây dựng một tương lai hòa bình”. Sau đó, Ngài đã giao phó người Balan cho Đức Mẹ, “Người được phái tới để bảo vệ chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng đã giao cho ông Jaruzelski một lá thư. Ngài nói: “Những sự kiện gần đây ở Ba Lan, kể từ khi tuyên bố thiết quân luật ngày 13/12, đã dẫn đến kết quả là nhiều người bị giết và bị thương.Và tôi buộc phải gởi đến ngài lời thỉnh cầu khẩn thiết và chân thành này, cầu mong chấm dứt việc đổ máu ở Ba Lan”.
Trong cuộc gặp Jeruzelski, Đức Giáo Hoàng khẳng định quyền độc lập của Ba Lan, và nêu lên vấn đề thiết quân luật. Ngài nói: “Đối với tôi, việc giải tán các công đoàn đau đớn hơn nhiều so với việc ban bố thiết quân luật hồi tháng 12/1986… Tôi quan tâm đến việc đạt tới một tình trạng bình thường càng sớm càng tốt”. Ý ngài muốn nói đến tình trạng thiết quân luật.
Sau 18 tháng thi hành thiết quân luật, Công Đoàn Đoàn Kết không còn là một tổ chức lớn mạnh của công nhân, vai trò lãnh đạo bị xóa bỏ và hàng loạt các trụ sở bị đóng cửa. Nhưng qua chuyến thăm Ba Lan của Đức Giáo Hoàng, Công Đoàn Đoàn Kết đã trở thành một tư tưởng, một lương tri, một chân giá trị. Nó là một sự thách thức đối với nhà nước Ba Lan.
Bốn năm ba tháng sau khi ban bố thiết quân luật ở Ba Lan, Mikhail Gocbachev được bầu làm Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Liên Xô. Mùa xuân năm đó, Đức Giáo Hoàng được biết Gocbachev có thể sẽ là một dạng cộng sản kiểu khác. Trở thành Tổng Bí Thư được vài tuần, Gocbachev muốn biết trực tiếp càng nhiều càng tốt. Mikhail Gocbachev là người chủ trương Perestroika (cải tổ) nên rất cởi mở, làm cho Tướng Jaruzelzki cảm thấy có người thương cảm với mình, mà đó lại là Tổng bí thư cộng sản Liên Xô, đảm bảo rộng rãi các quyền về tôn giáo cho các công dân cộng sản. Jaruzelski đề nghị với Gocbachev nhìn nhận Vatican như là một thế lực đáng tin cậy. Ông nói: “Tôi cho rằng Giáo Hội là một sức mạnh khổng lồ ở Balan, nghiêng về phía đối lập, nhưng nó vẫn có một vị trí khá lành mạnh”. Ông cũng nói: “Đức Giáo Hoàng có một nhân cách tuyệt vời, một nhà nhân văn vĩ đại, một nhà yêu nước vĩ đại. Ngài không chỉ là một lãnh tụ một tôn giáo vĩ đại, một Giáo Hội vĩ đại, mà còn là một người con của một quốc gia có số phận đặc biệt khó khăn”.
Sự xuất hiện của Gobachev đem đến sự thay đổi nhanh chóng đối với quan hệ “Giáo Hội – Nhà Nước” ở Ba Lan và tạo ra bầu một không khí an toàn để Jaruzelski bắt đầu nới lỏng các hạn chế gắn liền với thiết quân luật. Đức Giáo Hoàng phấn khởi và hy vọng vào những đổi thay mà Gobachev đang khởi xướng. Ngài nói: “Ông ta là một người tốt nhưng ông sẽ thất bại bởi vì muốn làm một điều không bao giờ có thể làm được. Chủ nghĩa cộng sản không bao giờ có thể cải cách được”. Ngài còn nói thêm: “Perestroika là một dòng thác mà chúng ta đã tháo cho chảy và nó sẽ tiếp tục chảy. Perestroika là sự tiếp tục của Đoàn kết. Không có Đoàn kết sẽ không có Perestroika”. Dòng thác này tuôn chảy sang Tiệp Khắc. Nhân dịp Đức Giáo Hoàng phong công chúa Bohemia của Tiệp Khắc lên bậc hiển thánh, Đức Hồng Y Tomasek đã có một tuyên bố nẩy lửa trước 200 ngàn người biểu tình tại Praha ngày 21/01/1989. Sau khi đề cao công chúa Anê miền Bohemia của Tiệp Khắc, ngài nói tiếp: “Về phần tôi, tôi không thể nào tỏ ra xa lạ với định mệnh quốc gia chúng tôi và toàn thể đồng bào đất nước tôi. Tôi không thể yên lặng trong lúc tất cả anh chị em đang hợp lực với nhau để phản đối những bất công mà anh chị em phải chịu từ 40 năm nay; người ta không thể duy trì lòng tín nhiệm đối với giới lãnh đạo quốc gia không muốn nói sự thật và chối bỏ các quyền lợi và các quyền tự do của nhân dân với truyền thống có từ hàng ngàn năm nay, những quyền này vẫn được coi là những quyền bình thường trong những quốc gia trẻ trung hơn đất nước chúng ta”. Sau khi kể những đau khổ người dân phải chịu trong 40 năm, ngài kết luận: “Tôi muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta. Không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hãy lên tiếng hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc, cùng với những người thuộc sắc tộc khác, dẫu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách khỏi những quyền dân chủ khác, tự do là điều không thể phân chia được. Tôi xin chấm dứt nơi đây với những lời đã từng vang dội đã lâu trong lịch sử của chúngta: ‘Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, số phận của chúng ta ở trong tay chúng ta”.
Mặc dầu các lãnh tụ cộng sản ở Đông Âu như Gustav Husak (Tiệp), Erich Honecker (Đông Đức), Nicolas Ceausescu (Rumani), Janos Kadar (Hungari) chống chủ chương dân chủ hóa của Mikhail Gocbachev, cuộc dân chủ hóa vẫn được tiếp tục. Các lãnh tụ cộng sản Đông Âu sợ rằng kiểu đa nguyên sẽ kết liễu chủ nghĩa cộng sản.
Đế chế cộng sản đã giẫy chết
Ngày 08/06/1987, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II lại thực hiện một cuộc trở về Ba Lan lần thứ 3 hết sức thành công để phục hồi Công Đoàn Đoàn Kết. Đức Giáo Hoàng nhận thấy rằng sự kết thúc của chế độ cộng sản đang đến gần.
Ngày 06/02/1989, trên đất nước Ba Lan nổ ra các cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá cả; đại diện của chính phủ và các phe đối lập đã ngồi lại với nhau thương thuyết bàn tròn về tương lai của Ba Lan. Sự kết thúc của một kỷ nguyên đã tới. Hiệp định cốt lõi đạt được. Các cuộc đàm phán bàn tròn đã cho phép tiến hành các cuộc bầu cử tự do vào tháng 6 cho các ghế của một bộ máy được gọi là Thượng Viện. Đồng thời, tính hợp pháp đầy đủ của Công Đoàn Đoàn Kết cũng được công nhận. Khi các cuộc bầu cử được tiến hành ngày 04/06 thì Công Đoàn Đoàn Kết đã giành thắng lợi hoàn toàn và chính thức lên nắm quyền lực.
Sự sụp đổ của Ba Lan đã gây ảnh hưởng làm lung lay khối Đông Âu trong những ngày cuối mùa đông, cho đến khi không còn khối nào tồn tại. Quân cờ domino cộng sản đang bị đảo lộn: Hungari, Đông Đức, Bulgary, Rumani. Và tiếp đó là Liên Xô. Mikhail Gocbachev tuyên bố: “Tôn giáo đã giúp cho cải tổ. Chúng ta đã từ bỏ đòi hỏi có sự độc quyền về chân lý… Ngay lập tức chúng ta sẽ không cho rằng những ai không đồng tình với chúng ta là kẻ thù”. Điều này thực sự là “một trật tự thế giới mới”.
Ngày 01/02/1989, Mikhail Gocbachev, Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Liên Xô yết kiến Đức Giáo Hoàng tại Vatican lần đầu tiên. Trong hơn 60 năm qua, Giáo Hội Công Giáo và điện Kremlin đã đấu tranh với nhau dữ dội.
Thế là chế độ cộng sản đã sụp đổ tại Đông Âu và Liên xô. Cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng Bí Thư Liên Xô và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tại Vatican đã hình tượng hóa phong phú cho một kỷ nguyên cuối.
Mikhail Gocbachev yết kiến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 11/12/1989 |
Về cuộc sụp đổ đế quốc cộng sản, Đức Giáo Hoàng nói: “Có thể là đơn giản khi nói rằng Đấng Tối Cao đã gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ, vì hậu quả của những lỗi lầm và sự đối xử tồi tệ của riêng nó. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ vì sự yếu kém cố hữu của nó”.
Lm. Chân Tín
Sài Gòn, ngày 25/04/2011
-Ám sát Đức Thánh cha Gioan Phaolô II
Tác giả: Claire Sterling
Lời người dịch
Kể từ ngày Thứ hai, 18 tháng Giêng năm 2010, Mehmed Ali Agca, kẻ từng tìm cách sát hại cố Đức Thánh cha Gioan Phao lô Ðệ nhị, được thả khỏi nhà tù tại Thổ nhĩ kỳ. Người đàn ông 52 tuổi này từng ngồi tù ở Ý và Thổ nhĩ kỳ suốt ba chục năm qua vì vụ mưu sát ÐTC ngày 22 tháng Năm năm 1981, và trước đó, vụ giết hại một nhà báo Thỗ nhỉ kỳ năm 1979.
Tháng Bảy năm 1981, Agca bị kết án chung thân tù giam. Tới tháng Sáu năm 2000, do lời yêu cầu của ÐTC, Agca được Tổng thống Ý Carlo Azeghio Ciampi ân xá. Hắn bị trục xuất về Thỗ nhĩ kỳ, ở đó hắn lại bị kết án tù vì tội giết ký giả Abdi Ipekci năm 1979 và hai vụ cướp ngân hàng trong thập niên 1970.
Luật sư của Agca cho biết sau khi được phóng thích, thân chủ của ông sẽ ký được những hợp đồng sách báo và phim ảnh đáng giá hàng triệu Mỹ kim, với những gì mà hắn hứa là sẽ tiết lộ tất cả sự thật. Thế giới cũng hi vọng qua những thông tin ấy, chắt lọc được các chi tiết có giá trị, khác với những lời khai trái ngược nhau mà Agca đã đưa ra trước đây.
Tuy thế, kinh nghiệm về truyền thông báo chí cho thấy chắc chắn rằng niềm hi vọng đó chỉ được đáp ứng một cách tương đối trong một thế giới phức tạp, còn nhiều cái phải che giấu vì nhu cầu chính trị và tuyên truyền, cũng như sự khai thác trục lợi của giới làm sách báo, phim ảnh.
Ðể giúp độc giả có dịp nhớ lại những gì đã biết và thuận tiện đối chiếu với những thông tin sắp nhận được từ Agca và giới truyền thông, chúng tôi sao lục lại một bản điều tra và báo cáo có giá trị, được phổ biến cách đây 27 năm, gần 10 năm trước ngày hệ thống Cộng sản sụp đổ tại châu Âu, đặc biệt tại Liên Xô và Bulgaria.
N. Ư. (2010)
————————————————————-
Lời giới thiệu của Tạp chí Reader’s Digest
Thiên điều tra này về một âm mưu có tính cách quốc tế và công phu nhằm giết Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II là công trình của một trong những ký giả được kính trọng nhất Châu Âu, Claire Sterling. Bà sinh tại Hoa kỳ và suốt ba mươi năm qua sống ở Ý đại lợi. Những phóng sự điều tra của bà, như cuốn năm 1981 về Mạng lưới Khủng bố (The Terror Network), được tạp chí Ngoại giao Sự vụ (Foreign Affairs) ca ngợi là là “cuốn sách có tính cách bước ngoặt về phong trào khủng bố,” đã khiến bà nổi tiếng quốc tế. Những phóng sự ấy cũng mở nhiều cửa ra cho bà được tiếp cận những nguồn thông tin ưu tiên chỉ chuyên dành cho một số ít người trong lãnh vực này.
Tiến hành dưới sự ủy thác của tạp chí Reader’s Digest, Sterling đi lui tới suốt bốn tháng trời, đặt quan hệ với những nguồn tin tại Thổ nhĩ kỳ, Tây Ðức, Ý đại lợi, Tunisia và các xứ khác. Những bằng chứng mà bà tổng kết được đã rọi một ánh sáng mới và nghiệt ngã vào những biến cố xảy ra năm 1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Thành tố chủ yếu nhất trong mạng nhện phức tạp này: mối liên hệ tới Bungaria.
Ðến nay, 1997, mười sáu năm sau ngày xảy ra âm mưu ám sát trên, tuy đã chấm dứt Cuộc Chiến Tranh Lạnh, Mehmet Ali Agca còn thụ án và vụ án trở thành một bí mật vĩnh viễn của thế kỷ, nhưng bản báo cáo này vẫn giữ vững được giá trị.
R.D (1982).
———————————————
Toàn văn bản điều tra và báo cáo
Vào ngày Thứ Tư 13 tháng Năm 1981, tại Quảng trường Thánh Phêrô, một thanh niên nổ súng và suýt giết chết Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II. Xạ thủ bị bắt tại hiện trường, ngay sau đó, nhận diện ra hắn là Mehmet Ali Agca (đọc là Aját -Ahjah), 23 tuổi người Thổ nhĩ kỳ (viết tắt là Thổ). Nội trong vài giờ đồng hồ sau, thế giới đã biết là trước đó hắn đào thoát khỏi một nhà tù ở Istanbul trong khi chờ bị xử tử vì đã ám sát khủng bố một nhà báo Thổ nhĩ kì. Các phóng sự chiếm trang đầu của báo chí khắp thế giới đều mô tả hắn là một tên ác ôn phát xít làm việc cho tổ chức Tân Quốc xã Sói Xám (Gray Wolves) của Thổ nhĩ kỳ. Ðã có giả thuyết là Sói Xám sai Agca tới Rôma để giết Ðức Thánh cha – hoặc hắn là một tên lập dị phái hữu tự ý mình hành động.
Nhưng Mehmet Ali Agca vừa không phải một sát thủ của Sói Xám vừa không là một tên lập dị. Và hắn không hành động đơn độc. Như tôi được biết trong những tháng điều tra, đã có bằng chứng vững chắc rằng Agca là công cụ của một âm mưu công phu có tính chất quốc tế. Cho dù có khinh suất, nông cạn hoặc thờ ơ cũng không có một một nước nào bị dính líu tới vụ này đơn phương tự mình thúc đẩy tiến hành cuộc điều tra đến cùng.
Phiên toà xử Agca tại La Mã vào tháng Bảy 1981 chỉ kéo dài 72 giờ. Người ta nghiêm nhặt giới hạn lời làm chứng cho sự có tội của hắn trong việc đã thật sự nổ hai phát súng làm trọng thương Ðức Gioan Phaolô II, vị Thánh cha Ba Lan đầu tiên trong lịch sử Giáo hội Công giáo La Mã. Agca bị kết án tù chung thân nhưng tại phòng xử án không có ai nói lời nào về một âm mưu nào đó. Tuy thế, hai tháng sau đó, trong một bản tường trình giải thích bản án, vị thẩm phám có nói đến “các sức mạnh ẩn giấu” và “sự hiện hữu của một âm mưu cao độ”.
Vào tháng Sáu năm nay, người Ý đã chính thức xác nhận việc tin có sự hiện hữu của một âm mưu như thế bằng việc bắt giữ tại Thụy sĩ một người Thổ tên là Omer Bagci. Trong khi yêu cầu giải giao, Ý đại lợi cáo giác Bagci về tội “tham gia trực tiếp vào âm mưu ám sát Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II.”
Tuy thế, vào thời gian dài trước sự triển khai này, đã có bằng chứng về âm mưu ấy. Tại phạm trường, Agca có ít nhất hai trợ thủ. Tên thứ nhất, không nhận diện được, bị chụp hình từ đằng sau (bởi người săn tin cho hãng ABC) khi hắn ta với khẩu súng trên tay vọt chạy khỏi đám đông. Kẻ thứ hai, tay giữ chặt một cái tráp màu đen, bị nhìn thấy khi đuổi theo chiếc xe buýt ngay lề Quảng trường Thánh Phêrô. Nhiều nhân chứng để ý tới vì hắn nhảy xuống xe ở trạm kế. Dựa vào các miêu tả của họ, đã vẽ được một chân dung tổng hợp, rất giống với người bị khuất nửa mặt đứng kế Agca, bị một nhiếp ảnh gia người Ý chớp nhoáng chụp được. Vào lúc kết thúc phiên toà xử Agca, cảnh sát Thổ nhĩ kỳ nhận diện, có tính cách phỏng đoán, tên thứ hai này là Omer Ay, cũng là một kẻ khủng bố đang đào tẩu.
Những dây liên kết âm mưu của Agca với Omer Ay bị lần theo dấu sau đó qua một văn phòng cấp giấy thông hành tại một thành phố Thổ nhĩ kỳ tên là Nevsehir. Cả hai tên đều được cung cấp các thông hành giả mạo một cách hoàn hảo, trong cùng một ngày (11 tháng Tám 1980), với hai số kế tiếp nhau (136635 và 136636). Dù các thông hành này có ảnh của Agca và Ay, cả hai lại mang tên của hai cư dân Nevsehir (Faruk Ozgun và Galip Yilmaz). Khi tới Rôma, Agca vẫn sử dụng thông hành mang tên Ozgun của mình.
Lại càng thêm tính cách gợi ý về một âm mưu là những ghi chép, được viết nhanh ở Thổ nhĩ kỳ, tìm thấy trong túi áo của Agca vào lúc hắn bị bắt. Một “kiểm soát viên” đã ra cho hắn những chỉ thị sau cùng này:
Thứ Sáu trong khoảng 7 đến 8g sáng:
điện thoại.
Thứ Tư 13 tháng 5:
xuất hiện ở quảng trường.
Chúa Nhật 17 tháng 5:
có lẽ xuất hiện ở lan can.
Thứ Tư 10 tháng 5,
quảng trường.
Không được thất bại
Lựa kỹ túi xách.
Chủ yếu nhuộm tóc.
Cần thì đeo thánh giá, đồ jin ngắn,
giày thể thao, áo gió Montgomery.
Sau Thứ Tư,
đi vòng đến Florence hoặc gần nhà ga.
Cẩn thận không để bị thấy quanh Vatican
hoặc những địa điểm thu hút chú ý.
Cần: xé vụn các bưu thiếp.
Tài chánh: 600.000 lia
(180.000 khách sạn,
20.000 điện thoại,
200.000 chi tiêu hằng ngày,
100.000 mua xách đeo, quần và áo,
100.000 dành lúc khẩn cấp).
Ngày mai, tiền ba ngày khách sạn.
Cần : đi Naples,
mua xách và nhuộm tóc.
Coi vé xe lửa có giá trị không.
Rất cẩn thận đồ ăn.
Ðiểm tâm tại đây lúc 9g sáng.
“Tại đây” tức là khách sạn Pensione Isa ở La Mã, nơi trước đó phòng của hắn được một người nói trôi chảy tiếng Ý giữ chỗ; Agca không nói được như thế. Thuốc nhuộm tóc để trá hình trốn thoát của hắn được tìm thấy ở đó. Hắn đã tuân lệnh xé nát những bưu thiếp có hình Ðức Thánh cha diễn hành trên một chiếc xe jeep không mui. Cái túi xách được chọn lựa cẩn thận, chứa khẩu súng lục hiệu Browning kềnh càng, thì ở bên mình hắn tại Vatican.
Nòi giống mới
Những dây dọi phân tán này không có nhiều để tiếp tục lần ra đầu mối, nhưng các sợi chỉ khác lại do chính Agca cung cấp. Dù từ chối cung khai trong phiên toà, hắn trước đó đã kể với các thẩm vấn viên về một thoả thuận lớn lao – hầu hết thoả thuận đó đã thành sự thật. Bằng cách này hoặc cách khác, hắn là người chứa chất nhiều kinh ngạc.
Hắn không thích hợp với một khuôn mẫu chung nào: lập dị tôn giáo, quốc gia quá khích, chuyên nghiệp đâm thuê chém mướn, sát thủ phát xít hoặc tay sai cộng sản. Cao và gầy, với đôi mắt đen tối sâu hoắm, trên khuôn mặt là mái tóc đen cắt ngắn và xương gò má nhô cao, Agca biểu lộ sự thông minh nhạy bén và sự tự tin gần như ngạo mạn. Với khả năng trầm tĩnh, hắn nhìn trịch thượng các thẩm vấn viên người Ý là những kẻ tin chắc rằng hắn đã được những tay chuyên gia tập huấn.
Thẩm phán Domenico Sica, vốn là người đã thẩm vấn hàng chục tên khủng bố, cam đoan với tôi rằng ông ta chưa bao giờ phải chịu đựng một tên nào như Agca. Sica nói, “Ngay từ đầu, hắn khống chế cuộc thẩm vấn. Hắn dắt tôi tới chỗ hắn muốn tới và rồi, khi tôi đối chất hắn về những điểm mâu thuẫn, thì hắn thình lình ngưng nói.”
Theo Nocola Simone, viên chức của cơ quan cảnh sát Ý chống khủng bố DIDOS thì, “Hắn còn có thể tự làm cho mình ngủ thiếp ngay trên ghế ngồi và thức dậy tươi tỉnh. Hắn luôn luôn tự chủ.”
Không biểu lộ dấu hiệu phạm tội hoặc sợ hãi nào, Agca trong cùng một lúc có thể vừa giữ kẽ và vừa nói huyên thuyên một cách kỳ quặc. Ðiều mà Agca quan tâm nhất là phong trào khủng bố với những ích lợi tự thân của nó. Trong khi quả quyết rằng việc giết Ðức Thánh cha là do ý tưởng của chính hắn, hắn khoe khoang về việc nhận được sự giúp đỡ của nhiều tên khủng bố ở các nước khác – “Bungari, Anh quốc và Ý đại lợi.”
Hắn nói với các viên chức thẩm vấn, “Tôi không phân biệt giữa những người khủng bố phát xít và những người khủng bố cộng sản. Chính sách khủng bố của tôi chẳng đỏ hoặc đen: nó đỏ lẫn đen.” Hắn tự gọi mình là một “tay khủng bố quốc tế”, một người thuộc về một nòi giống mới phát sinh sau một thập niên bạo lực lan rộng khắp hành tinh này. Từ điều mà tôi xác định được qua câu chuyện của hắn, sự tự đánh giá này của hắn hình như là gần với sự thật.
Nếu có xứ sở nào đó cung ứng được những điều kiện lí tưởng cho việc phát triển nòi giống mới này, thì xứ sở ấy chính là quê hương của Agca. Xứ sở Thổ nhĩ kỳ quê hương của hắn là tiền đồn phương Ðông của Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại tây dương (NATO) và trong suốt nhiều năm là một trong số ít ỏi các nước dân chủ Hồi giáo. Liên bang Sô viết, từ giữa thập niên 1960, đã sớm sủa chọn Thổ nhĩ kỳ để tiến hành một cuộc khuynh đảo có hệ thống. Vào thuở ấy ấy, theo lời một cán bộ cao cấp đào ngũ của Cơ quan Mật vụ Liên Sô KGB, có một số thanh niên Thổ được tuyển chọn thụ huấn tại Liên Sô và tại Syria dưới sự giám sát của Sô viết. Khi hồi hương, những thanh niên này bắt đầu cái mà Sakharov gọi là “một chiến dịch bạo động khủng bố, bắt cóc và ám sát tại thành thị.”
Bạo động của tả phái khởi sự vào năm 1968 trong các trường đại học, cuối cùng châm ngòi khích động đến hữu phái. Lúc ấy, bên này châm lửa vào bên kia, và cuộc chém giết lây lan từ các thành phố lớn đến các làng mạc hẻo lánh. Tính tới trước tháng Chín năm 1980 là lúc quân đội lên nắm chính quyền để chấm dứt sự hỗn loạn, Thổ nhĩ kỳ đã gánh chịu những cuộc sát nhân khủng bố ở mức độ cứ khoảng mỗi giờ một vụ.
Ðứa con yêu quí
Mehmet Ali Agca bước ra từ môi trường hoang dại bất trị ấy. Sinh năm 1958 ở gần tỉnh lị cố đô Malatya, Agca lên mười khi cuộc khủng hoảng kể trên bắt đầu. Những người tả phái nắm thành phố Malatya, những người hữu phái nắm những khu nhà lụp xụp tồi tàn ở các vùng hẻo lánh, bao gồm Yesiltepe là nơi Agca lớn lên. Va chạm nổ ra giữa giáo phái Hồi giáo Sunnite phái hữu và các chi phái Hồi giáo Alawite dựa vào phái tả, bị quạt bùng lên bởi sự khiêu khích có tính toán của cả đôi bên.
Dòng họ Agca thuộc giáo phái Sunnite. Nhưng Mehmed Ali không biểu lộ mối ác cảm đặc biệt nào đối với những người chi phái Alawites và dường như hắn chỉ có một ít ràng buộc có tính cách tôn giáo. Người anh của hắn là Adnan kể với tôi, “Chú ấy thỉnh thoảng mới đến nguyện đường.” Hắn còn uống rượu, là điều mà người Hồi giáo ngoan đạo không dám nghĩ tới.
Tại trường trung học Yesiltepe, Mehmet Ali được người ta nhớ lại là một học sinh gương mẫu. Vị hiệu trưởng nói, “Anh ta rất sáng trí và chăm chỉ”. Các giáo viên của hắn còn nhớ là hắn “luôn luôn suy nghĩ về các vấn đề cá nhân”.
Mehmet có đầy dẫy các vấn đề cá nhân. Bố hắn là người nghiện rượu, đánh đập vợ mình; ông chết sớm khi đang chung sống với bà, để lại cho bà ba đứa con dại. Sống nhờ tiền trợ cấp ít ỏi, bà Mezeyyen Agca phải dựa chủ yếu vào Mehmet Ali, cậu út và là con yêu quí của bà. Về phần mình, hắn dường như ngưỡng mộ mẹ mình. Ðể phụ giúp gia đình, Mehmet lao động sau khi tan học bằng cách bán nước dạo và đẩy gạch, xi măng.
Tháng Chạp vừa qua (1981), bà Mezeyyen Agca tiếp tôi trong ngôi nhà hai phòng lưa thưa đồ đạc và nói về cậu con của mình. Bà nói, không có gì trục trặc cho hắn cho tới khi hắn bỏ nhà đi luôn. Trong những năm theo học ở các đại học tại Ankara và Istanbul thì “những tên ác ôn túm lấy nó”. Ở nhà, hắn “rất trung thật, rất tôn kính – tôi không bao giờ hiểu được chuyện này.” Là một thanh niên cô độc, hắn không có bạn gái, một thân một mình đi coi chiếu bóng hoặc đi xem thể thao, không ưa thích gì chính trị. “Cái duy nhất mà nó quan tâm là đọc sách,” mẹ hắn kể với tôi. “Nó đọc tới ba giờ sáng”.
Nhưng trước ngày Agca rời nhà đi Ankara vào năm 1976, hắn lại kết bạn với một số người ở Malatya. Hầu hết là những người phái hữu, cũng có một ít thuộc phái tả, hoặc như Agca viết sau đó tại phòng giam của mình ở Rôma: “Vào năm 1977, tôi quyết định đi Palestine theo lời khuyên của Sedat Sirri Kadem, một bạn đồng học ở Malatya. Sedat và tôi đi Damascus. Tại đó tôi gặp Teslim Tore, kẻ cùng tôi đi Beirut. Sau khoá học 40 ngày tại một trại bí mật huấn luyện du kích, Teslim giúp tôi quay trở về Thổ nhĩ kỳ.”
Dù chỉ có những lời của Agca đề cập tới chuyện này, nó cũng không thể bị gạt bỏ ra ngoài tai. Sedat Sirri Kadem, kẻ bị bắt năm 1981, là thành viên của Dev-Sol, một trong những đoàn khủng bố thuộc phái tả gây chết chóc nhất của Thổ nhĩ kỳ. Hắn thừa nhận có biết Agca. Teslim Tore, cũng xuất thân từ Malatya, là thủ lãnh của tổ chức THKO (Quân đội Giải phóng Nhân dân Thổ nhĩ kỳ), một nhóm cộng sản hiểm độc. Theo bản tường trình sau cùng, cảnh sát Ankara nói rằng Tore là huấn luyện viên tại trại du kích người Palestine ở Lebanon.
THKO là nhóm anh em với một trong năm nhóm bí mật mà Agca nói là hắn có “duy trì các liên hệ với chúng” trong khoảng từ năm 1977 đến 1979. Hai trong các nhóm khác có tên là Emegen Birligi và Halkin Kurutusulu, cũng là nồng cốt Mác xít. Agca cũng rõ rệt nói tới Akincilar, phía cực hữu tôn giáo, và Ulkuculer, tên gọi tắt của tổ chức Tân Quốc Xã Sói Xám. Sự kiện các nhóm thuộc phái hữu và phái tả ngưng chém giết nhau trong nhiều năm không nhất thiết có nghĩa cả hai đều có sự xung đột không thể nào giải quyết được. Cả hai phái đều liên can tới cùng một đối tượng ngay lúc ấy: việc triệt phá tình trạng dân chủ của Thổ nhĩ kỳ. Do đó, cả những người phái hữu lẫn những người phái tả đều lũ lượt kéo đến các trại huấn luyện Palestine. Với “một tên khủng bố quốc tế” hăng máu như Agca thì không có đắn đo gì trong việc qua lại như thoi đưa của mình khi bên này khi bên kia.
Tình nguyện bị treo cổ
Dù không rõ vào năm 1977 Agca có đi Beirut để thụ huấn hay không nhưng chẳng bao lâu sau đó cuộc sống của hắn có chuyển biến kì bí. Ngày 13 tháng Mười hai năm ấy, có mở một trương mục ngân hàng với tên của hắn tại chi nhánh Istanbul của ngân hàng Turkye Iss Bankasi, một trong những ngân hàng hàng đầu của Thổ nhĩ kỳ. Số tiền ký thác lần đầu là 40.000 lia Thổ nhĩ kỳ (tương đương khoảng 2.000 đô la Mỹ) là một gia tài đối với một sinh viên vất vã ở Thổ nhĩ kỳ, và rồi sắp đến còn hơn thế nữa. Những tiền trả công kì bí này là chìa khóa lớn lao giải mã trường hợp của Agca.
Tuy nhiên, vào lúc ấy, tại Thổ nhĩ kỳ chẳng ai biết về người chi tiền rộng rãi cho Agca – hoặc biết thêm bất cứ điều gì về chàng thanh niên xuất thân từ Malatya. Hắn trải qua những ngày tháng ở đại học mà không tạo chú ý, không gây ra điều gì đáng nhớ trong lớp học, bất động trong các hoạt động chính trị của sinh viên và không bị cảnh sát biết tới.
Rồi thì đến ngày 1 tháng Hai năm 1979, Abdi Ipekci, chủ bút tờ báo tin tức thiên tả ôn hoà Milliyet và là nhà bình luận có ảnh hưởng nhất nước bị bắn chết trong khi lái xe từ sở làm về nhà. Sáu tháng sau vụ sát nhân ấy, một người vô danh kêu điện thoại tới cảnh sát Istanbul nói rằng kẻ giết Ipekci có tên là “Ali”, hiện đang ở quán cà phê Marmara, nơi lui tới thường xuyên của sinh viên phái hữu. Cảnh sát đột kích địa điểm ấy và bắt Agca.
Dù tờ Milliyet và Nghiệp đoàn Ký giả Thổ nhĩ kỳ treo giải thưởng sáu triệu lia Thổ nhĩ kỳ (giá lúc ấy tương đương 120.000 đô la Mỹ – một giải thưởng thật sự khó tin tại Thổ nhĩ kỳ) cho việc bắt được kẻ giết Ipekci, người gọi điện thoại vô danh ấy không bao giờ xuất đầu lộ diện để lãnh thưởng. Và trong khi ấy, dù bằng chứng duy nhất chống lại Agca chỉ là việc hắn giống với một bức hình tổng hợp vẽ một trong ba người bị nhìn thấy chạy ra từ hiện trường sát nhân, hắn lại sẵn sàng thú nhận. “Tôi làm đấy; tôi giết Ipekci đấy,” hắn nói trong buổi họp báo được truyền hình toàn quốc – nói tỉnh bơ như thể hắn đang thảo luận về trời mưa hay nắng.
Agca tham dự cuộc họp báo ấy sau 15 ngày bị thẩm vấn bí mật tại bộ chỉ huy cảnh sát trị an. Coi có vẻ hoạt bát và sung sức, hắn đùa giỡn với các phóng viên và không biểu lộ dấu hiệu bị cảnh sát tra tấn.
Người đích thân kể cho tôi nghe chuyện Mehmet Ali Agca bị bắt, thẩm vấn và nhận tội là Hasan Fehmi Gunes, kẻ chỉ huy các lực lượng an ninh của Thổ nhĩ kỳ trong vụ Ipekca. Là Bộ trưởng Nội vụ thời chính phủ Cộng hoà Xã hội của Thủ tướng Bulent Ecevit, Gunes là một người rất cấp tiến đối với phái tả của Ecevit, có can dự mạnh mẽ vào cái mà phía cực hữu buộc tội về tình trạng tệ hại của các tội ác khủng bố tại Thổ nhĩ kỳ.
Trong nhiều ngày, không một ai bên ngoài cái nhóm nhỏ bé và chặt chẽ này biết việc bắt giữ Agca, Gunes kể với tôi. “Tôi còn không nói với cả Thủ tướng Ecevit,” ông ta nói. Ðích thân có mặt trong cuộc thẩm vấn Agca, Gunes thừa nhận rằng việc sẵn sàng nhận tội của Agca thật đáng ngạc nhiên. Không có các nhân chứng chống lại Agca cho tới khi hắn nói ra hai tên. “Dù sao chăng nữa, có thể hắn biết điều ấy giúp hắn khỏi bị tra tấn và đánh đập để thú tội”, Gunes nói.
Việc tự nguyện thú tội của mình có nghĩa đưa tới kết quả là Agca tự nguyện để mình bị treo cổ – và còn đi xa hơn nữa – đưa tới việc ghim trách nhiệm cho phái cực hữu trong vụ sát nhân chấn động này. Ðầu tiên, hắn nói rõ tài xế lái chiếc xe vượt thoát là một người phái hữu tên là Yavus Caylan. Kế đó hắn kể hắn nhận khẩu súng giết người từ một tên Sói Xám mà ai cũng biết là Mehmet Sener. Hắn cũng kể là đã trả khẩu súng lại cho Sener tại văn phòng một chi bộ của Ðảng Quốc gia Hành động (thuộc Sói Xám).
Yavus Caylan khai có tuyên thệ tại bục toà dành cho nhân chứng rằng hắn có chở Agca tới hiện trường ám sát nhưng không biết gì về những dự tính sẽ thực hiện sau đó; hắn bị kết án ba năm, sau tăng lên 15 năm. Mehmet Sener trốn đi Châu Âu mà không bị cản trở. (Hiện nay, hắn nằm trong một nhà giam Thụy sĩ, bị buộc tội dùng thông hành giả. Có thể không còn được nghe biết thêm gì từ hắn trừ phi Thụy sĩ cho phép giải giao hắn cho Thổ nhĩ kỳ). Không bao giờ tìm thấy khẩu súng. Còn hơn hết thảy là, từ cuối năm 1977, người trả tiền cho Agca, kẻ giấu mặt, đã không bao giờ bị truy kích.
Gởi các tín hiệu
Sự hiện hữu của kẻ giấu mặt kì bí này lần đầu tiên được Sahir Erman, luật sư của gia đình Ipekci nêu lên vào cuối phiên toà. Trình bày để nhận diện những người khả dĩ hậu thuẫn cho Agca, luật sư Erman thiết lập một loạt các trương mục ngân hàng được mở ra với tên của Agca tại các thành phố khác nhau do ai đó giả mạo chữ ký của hắn. Tiền kí thác lên tới 260.999 lia Thổ nhĩ kỳ (khoảng 12.000 đô la Mỹ vào thời đó), trả trong 12 tháng, số tiền gởi vào tại thành phố này có thể được Agca thật rút ra ở bất cứ thành phố nào khác. Sự khác biệt giữa các chữ kí thật và giả quá hiển nhiên, Sahir Erman quả quyết với tôi.
Bị giam giữ tại nhà tù Kartal-Malpete, Agca chờ điều được coi là một kì vọng bất ngờ. Ngày 11 tháng Mười, từ vành móng ngựa hắn phóng đi một tín hiệu khó hiểu. Hắn nói với toà, “Sau khi tôi bị bắt, Bộ trưởng Nội vụ Hasan Fehmi Gunes tới Istanbul và trò chuyện với tôi. Ðề nghị của ông ta là, nếu tôi khai rằng có một cán bộ cao cấp của Ðảng Quốc gia Hành động đã ra lệnh cho tôi giết Ipekci, hoặc khai rằng tôi là thành viên của đảng ấy, thì Gunes sẽ giúp đỡ tôi.”
Chúng ta không bao giờ biết trong lời khai nầy có bao nhiêu phần là hăm dọa hoặc tháu cáy. Chính Guntes kể cho tôi nghe về những luận điệu của Agca, và thêm rằng, “Nếu mọi sự cáo giác ấy buộc tội tôi là thật thì tôi đã bị treo cổ lâu rồi.”
Trong lần đầu tiên ấy, Agca có thể đưa ra dấu vết giả tạo, nhưng không có sai sót nào trong dự tính hăm dọa của hắn khi hắn khai lần nữa trước vành móng ngựa. Hắn nói với toà vào ngày 24 tháng Mười, “Tôi không giết Ipekci, nhưng tôi biết ai giết.” Hắn còn nói thêm là sẽ tiết lộ tên của kẻ sát nhân thật sự vào phiên toà sắp tới. Ðó là lời cảnh cáo dứt khoát để những chủ nhân ông của hắn câu hắn ra, và họ đã làm điều ấy.
Ngày 25 tháng Mười Một năm 1979, Agca bước ra khỏi nhà giam quân sự Kartal-Maltepe, mặc đồng phục nhà binh và đi qua tám lần cửa kiên cố mỗi cửa có lính canh gác cẩn mật. Hắn không thể làm được điều ấy nếu không có sự hỗ trợ từ cấp cao.
Ngày đầu sau khi vượt thoát, hắn gởi một lá thư tới tờ Milliyet để nói về cuộc viếng thăm Istanbul sắp tới của Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II: “Sợ hãi rằng Thổ nhĩ kỳ và các nước Hồi giáo anh em có thể trở thành một quyền lực chính trị, quân sự và kinh tế tại Trung Ðông, những tên đế quốc Tây Phương phái tới Thổ nhĩ kỳ Tên Tư Lệnh Thập Tự Chinh, là Gioan Phaolô, trá hình làm một thủ lãnh tôn giáo. Nếu không hủy bỏ cuộc viếng thăm này, tôi dứt khoát là sẽ giết Tên-Tư-Lệnh-Giáo-Hoàng.”
Giọng điệu này của một người Hồi giáo quá khích, vốn xuất xứ từ kẻ ít thấy đi nhà nguyện, không có sức thuyết phục. Theo Roma, Agca bày trò ra lá thư này như một mưu mẹo làm rối trí cảnh sát khỏi theo dõi hắn trong khi họ tập trung vào việc bảo vệ Ðức Thánh cha. Nhưng đó là một sự cắt nghĩa hoàn toàn phi lí. Một lối giải thích có lẽ đúng hơn rằng Agca được bảo cho viết lá thư ấy để sử dụng trong tương lai.
Tại điểm này có sự sắp đặt chuyển hướng trong nghề nghiệp của Agca. Sau cuộc nghỉ mát tại nhà tù của hắn, các chủ nhân ông chuyển hắn đến biên giới và xếp hàng với người khác. Chìa khóa của giai đoạn này nằm ở thời kỳ nghỉ ngơi dài ngày của hắn ở Bulgaria trên đường đến Tây Âu.
Ở lại Bulgaria trong khoảng 50 ngày như Agca làm là thời gian đủ để tự chính nó làm phát sinh mối nghi ngờ về những hoạt động trong tương lai của hắn. Bên ngoài Liên bang Sô viết, Bulgaria là một quốc gia cộng sản cảnh sát trị cứng rắn nhất châu Âu, nó cũng là một trong những đại diện chính của Mátcơva về khủng bố và khuynh đảo. Từ đầu thập niên 1970, Bulgaria đã phục vụ các nhóm khủng bố ở Tây Âu, cung cấp các phương tiện huấn luyện du kích chiến và là nơi ẩn trốn, và hành động như một trạm giao liên hàng đầu cho các vũ khí thuộc khối Sô viết.
Những bằng chứng gần đây nhất về vai trò này xuất hiện sau khi cảnh sát Ý giải thoát viên tướng người Mỹ bị bắt cóc James Lee Dozier vào mùa đông năm ngoái và đưa những tên bắt người thuộc Lữ Ðoàn Ðỏ này ra toà. Toán trưởng của chúng cung khai rằng, như một phần của nỗ lực “gây bất ổn cho Ý đại lợi,” Bulgaria hiến tặng cho các Lữ đoàn Ðỏ “tiền bạc và vũ khí” trong thời gian chúng cầm giữ Dozier.
Một trong những công tác áp đặt hơn mà Liên Sô chỉ định Bulgaria làm là hỗ trợ việc gây bất ổn cho nước láng giềng Thổ nhĩ kỳ. Cơ quan an ninh Bulgaria hiểu ngọn ngành những người Thổ nhĩ kỳ vượt qua biên giới mình, hợp pháp hoặc ngược lại. Không người Thổ nhĩ kỳ nào có thể la cà trong một thời gian lâu tại thủ đô Sofia mà không bị theo dõi – đặc biệt với hạng người như Agca, một tên sát nhân phát xít bị kêu án có hình phơi bày hàng tuần lễ trên trang đầu các tờ báo ở Thổ nhĩ kỳ.
Theo bản tường trình viết tay của Agca, hắn vào Bulgaria bằng giấy thông hành Ấn độ giả mạo không hoàn hảo lắm mang tên Yoginder Singh. Hắn trọ tại nhiều khách sạn đắt tiền trước khi dọn đến khách sạn xa hoa là Hotel Vitosha. Hắn khai, ở đó hắn lượm được khẩu Browning 9 li mà hắn dùng để bắn Ðức Thánh cha, của một người “Syria” nào đó mà hắn quên tên cho tiện việc. Hắn còn yêu cầu có một thông hành giả hoàn hảo cấp với tên “Faruk Ozgun”, mà thật đáng ngạc nhiên là hắn lại nhớ tên người làm giấy đó.
Agca khai, “Tại Khách sạn Vitosha, tôi quen biết với Omer Marsan, người mà tôi đã nghe tên ở Thổ nhĩ kỳ.” Marsan là một người Thổ sống ở Munich (Ðức) và “can dự tới mua bán chợ đen – thuốc lá, rượu và đôi khi vũ khí.” Theo Agca, với 1.500 Ðức kim, Marsan cam đoan mua được ở Thổ nhĩ kỳ một giấy thông hành mang tên Faruk Ozgun, trong vòng một tháng giao giấy tại Sofia. Tại Phòng 911 của Khách sạn Vitosha, Marsan cũng giới thiệu Agca với một người Bulgaria tên là Mustafaeof, không nhận diện được hắn nhưng về sau cáo buộc là hắn đóng vai trò chủ chốt trong việc “điều hành” Agca.
Dù Marsan có hành động như một người chạy giấy tờ hay không, giấy thông hành mang tên Ozgun vẫn được trao cho Agca tại Sofia, trong điều kiện cơ quan mật vụ Bulgaria liên can trực tiếp vào. Thông hành ấy đóng dấu tại Edirne ngày 30 tháng Tám kèm một giấy xuất cảnh của Thổ nhĩ kỳ. Giấy xuất cảnh này giả. Có điều dấu nhập cảnh vào Bulgaria ngày 31 tháng Tám lại là dấu thật. Như thế, từ Thổ nhĩ kỳ, có ai đó đã mang lậu giấy thông hành có tên Ozgun này vào Bulgaria – ai đó không giống với hình chụp của Agca trong giấy thông hành ấy nhưng có khả năng làm cho nó được đóng dấu trong phần của Bulgaria. Người chạy giấy nào đó phải hối hả đưa thông hành ấy cho Agca tại Sofia, vì cũng ngay trong ngày ấy, hắn dùng nó để lên đường đi Nam tư. Từ Nam tư, Mehmet Ali Agca lên tàu làm một chuyến du hành đánh lạc hướng trên khắp Lục địa, ngang qua 12 nước, và thường lộn ngược trở lại. Ở tuổi 22, trừ ba năm xa nhà còn thì sống suốt đời mình trước đó trong ngôi nhà thôn dã nghèo nàn tại phần đất hẻo lánh của Thổ nhĩ kỳ, và không có ngoại ngữ nào để bù đắp vào tiếng Anh ngập ngừng và nặng giọng, hắn di chuyển thoãi mái thấy rõ quanh các thủ đô thị tứ của Châu Âu. Hắn mua sắm ở các cửa tiệm Yves Saint Laurent, uống sâm banh ở cửa hàng thời thượng Biffi’s tại Milan, và nghỉ ngơi mùa đông một cách phong nhã tại Tunisia và Palma de Mallorca.
Từ lúc vượt ngục cho tới khi bị bắt ở Rôma, hắn xài khoảng 50.000 đô la cho vé máy bay và khách sạn hạng nhất. Trong những cuộc du hành của mình không lần nào Agca đem chi phiếu đổi tiền mặt. Hắn chẳng bao giờ cạn tiền mặt.
Ngoài trừ nội dung chuyện ở lại của mình tại Bulgaria, Agca cung cấp cho các thẩm vấn viên người Ý các chi tiết về một lần dừng chân khác trên đường đi tới Quảng trường Thánh Phêrô – đó là lần hắn viếng thăm Tunisia. Tại đó, theo lời chỉ bảo của Marsan là kẻ hắn thường nói chuyện điện thoại ở Munich, hắn khai là có họp với một người Bulgaria khác tên là Mustafaeof. Nhưng trên tất cả là sự yên lặng của hắn trong một số vấn đề. Agca rõ ràng là đã vượt khỏi cương vị của mình để tự ý cung cấp cho cảnh sát những thông tin mà không chắc tự họ tìm kiếm được. Thí dụ như, ngay cả sự hiện hữu của Omer Marsan và nơi ở của tên ấy cũng có thể còn chưa được biết tới nếu Agca không tự ý tiết lộ những điều ấy.
Ngày 22 tháng Năm 1981, chín ngày sau khi Ðức Thánh cha bị bắn, Cơ quan DIGOS của Rôma đánh điện cho Cơ quan Bundeskrimimalamt Tây Ðức về những tiết lộ của của Agca liên quan tới Marsan. Cảnh sát Ðức mang Marsan đi thẩm vấn, và hắn thừa nhận là có trọ ở Khách sạn Vitosha tại Sofia trong mùa hè 1980. Hắn cũng thừa nhận ở đó hắn có gặp Agca, nhưng lại nói hắn chỉ biết Agca là “Metin”. Hắn đồng ý là Metin có điện thoại cho hắn “nhiều lần” tại Munich. Nhưng hắn quả quyết rằng mình không biết Metin là Agca cho tới khi Ðức Thánh cha bị bắn.
Cảnh sát Ðức phóng thích Marsan trong vòng 24 giờ đồng hồ. Họ kể với tôi rằng hắn đã trả lời các câu hỏi “cách đầy đủ” và “cách cởi mở”, và chưa từng phạm tội ác nào tại Tây Ðức. Ðược thả tự do, hắn biến mất tiêu.
Những liên hệ của Agca với Marsan và với một người Ðức tên là Horst Grillmeier, thì mang tính cách quyết định, giúp hiểu rõ âm mưu ám sát Ðức Thánh cha. Cả hai đều liên kết với Abuzer Ugurlu, chủ nhân ông một đường dây lái súng khổng lồ đặt căn cứ tại Sofia và được biết tới như cánh tay Mafia Thổ nhĩ kỳ. Hơn nữa, Grillmeier được biết là đã kiếm được – vào ngày 9 tháng Bảy năm 1980 – khẩu Browning tự động mà Agca khai là đã, vào thời điểm mùa hè kế đó, nhặt được của một người Syria không biết tên tại Sofia. Một tài liệu bí mật của cảnh sát Ý mô tả Grillmeier là “người thường viếng thăm” Ðông Ðức, Syria, Lebanon, Libya và Bulgaria. “Chúng tôi tin là hắn cung cấp vũ khí cho những tên khủng bố quốc tế”, bản tường trình ấy ghi nhận. Sau khi Agca bị bắt, cảnh sát Áo thẩm vấn Grillmeier và cũng thả hắn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Và hắn biến mất. Các viên chức tình báo Ý tin rằng hắn hiện nay đang ẩn núp tại một nước nào đó trong khối Ðông Âu.
Chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Gunes là người đầu tiên chuyển đạt cho tôi về sự mênh mông của vương quốc bí mật của Abuzer Ugurlu. Ông nói, “Ugurlu, hắn ta là Bố già!” Doanh nghiệp buôn lậu với Thổ nhĩ kỳ lên tới hàng triệu đô la. Là một công dân Thổ nhĩ kỳ, Ugurlu còn du hành với thông hành của Bulgaria. Hắn có một biệt thự to lớn ở Sofia, nơi thường dành ưu tiên cho các lãnh tụ cao cấp của Ðảng Cộng sản.
Ugurlu rõ ràng đã kiếm được những ưu tiên này nhờ thực hiện những công tác vô giá cho Bulgaria trong chính sách khuynh đảo Thổ nhĩ kỳ. Số lượng lớn lao các vũ khí được tìm thấy trong kho của những tên khủng bố Thổ nhĩ kỳ – cả người phái tả lẫn người phái hữu – trong hai năm qua đều xuất xứ qua mạng lưới điều hành bởi Ugurlu, với sự giúp đỡ của Bulgaria. Một người từ hàng ngũ của Ugurlu đào ngũ đã khai rõ rệt là Mafia Thổ nhĩ kỳ “nằm dưới sự kiểm soát và giám sát của cơ quan mật vụ Bulgaria.”
Thế thì, việc đó tóm lại là, Ugurlu làm việc cho người Bulgaria. Về phần mình, người Bulgaria làm điều mà người Nga muốn họ làm. Không tổ chức công an mật vụ của nước nào kết chặt và giống hệt với KGB như của Bulgaria. Ðiều hơn thế nữa là KGB kiểm tra theo dõi tất cả mọi tên khủng bố như một chuyện đương nhiên. Thật không thể tưởng tượng được là KGB không hoàn toàn hay biết gì về một tên khủng bố có liên can mật thiết với cơ quan mật vụ Bulgaria như Agca.
Bằng việc để cho người của Bố già Ugurla chăm lo cho các nhu cầu của Agca ở Sofia – cung cấp cho hắn ta súng, thông hành, người giao liên như Marsan và Mustafaeof – cơ quan mật vụ Bulgaria có thể giữ một chừng mực khoảng cách với Agca. Cơ quan KGB Sô viết, tuy ở một chừng mực khoảng cách khác, lúc ấy có thể tuyên bố hoàn toàn chân thật rằng mình không bao giờ để mắt tới kẻ bắn Ðức Thánh cha.
Vụng về không cắt nghĩa nổi
Chúng ta đã biết cách chắc chắn hơn về toàn bộ vụ này nếu mà cảnh sát của Tây Ðức, Áo, Thụy sĩ, Ý và Thổ nhĩ kỳ đã có phối hợp những nỗ lực của họ. Tính cách nghèo nàn trong lối làm việc phối hợp của họ trong trường hợp Omer Marsan thì cũng tồi tệ như trong trường hợp Omer Ay. Việc bắt giữ hắn tại hải cảng Hamburg ở Tây Ðức tháng Hai vừa qua – vì phạm luật giao thông – tạo ra lời rì rầm sôi nổi.
Khởi sự vào ngày 25 tháng Năm năm 1981, cơ quan DIGOS của La mã, qua chi nhánh Cảnh sát Quốc tế Interpol ở Rôma, đã gởi một chuỗi thông tin liên can tới Omer Ay đến bộ tư lệnh Interpol ở ngoại ô Paris để phân phối đi khắp thế giới. DIGOS kết luận là bức vẽ tổng hợp về một người đàn ông với cái tráp đựng hồ sơ, bức hình khuất nửa mặt của người đứng kế Agca tại Quảng trường Thánh Phêrô, và một bức hình của chính Omer Ay. Trong bản báo cáo đính kèm, DIGOS ghi nhận “sự giống nhau rõ rệt” giữa hai bức hình sau. Viết bên dưới bức vẽ tổng hợp là mô tả chi tiết vật lý đối chiếu gần gũi với Omer Ay thật.
Ngày 4 tháng Sáu, Thổ nhĩ kỹ đưa ra một trát truy nã quốc tế cho cơ quan Interpol ở Ankara để “lưu hành trong mọi quốc gia”, chính thức cáo buộc Omer Ay về việc giúp kiếm mua thông hành giả cho Agca và cho chính mình.
Tuy thế bộ tư lệnh Interpol chối việc họ đã từng nhận bức ảnh nửa mặt và bức vẽ về Omer Ay do Ý gởi. Trát truy nã ngày 4 tháng Sáu của Thổ nhĩ kỳ không thật sự gởi tới cho Interpol cho tới ngày 4 tháng Chín. Interpol chỉ nhận được nó vào ngày 7 tháng Mười Hai. Cho tới tháng Hai năm kế – chín tháng sau mưu toan ám sát tại Vatican – cảnh sát Hamburg không nhận được các tài liệu của DIGOS và trát truy nã. Trước lúc ấy, dĩ nhiên dấu vết thì nguội ngắt. Omer Ay tỉnh bơ kể với cảnh sát Ðức rằng hắn không quen biết Agca và khai là không bao giờ ở Rôma. Người Ý không yêu cầu được thẩm vấn hắn. Thổ nhĩ kỳ có yêu cầu, nhưng cũng không đòi hỏi giải giao hắn cho mình.
Thật khó mà giải thích về những lộn xộn và vuột cơ hội này, hoặc về sự dửng dưng có tính cách chính thức. Chẳng hạn như, tại Tây Ðức, một viên chức cảnh sát cao cấp nắm vụ Agca nói với tôi, “Cảnh sát của chúng tôi đơn giản không coi vụ này là có tính cách quan trọng như bà coi.”
Các viên chức quan trọng tại các xứ sở phương Tây phụ trách vụ này nói với tôi một cách riêng tư rằng họ tin Liên bang Sô viết đứng đằng sau các lực lượng dấu mặt “điều hành” Agca. “Có khả năng người kiểm soát hắn là tên mật vụ Bulgaria Mustafaeof.” Ðó là lời Francesco Mazzola, chỉ huy trưởng ủy ban quốc hội thanh kiểm giám sát các công tác mật vụ của Ý nói với tôi năm ngoái. Không nói rõ tên, nhiều viên chức cao cấp của Vatican có vẻ chia xẻ quan điểm này. Sau khi nói chuyện với các “nguồn tin” Vatican, Francesco D’Andrea của tờ Giornale Nuovo viết về “một kế hoạch chi li trong sự hợp tác giữa KGB Sô viết và một phân ban nào đó của mật vụ Thổ nhĩ kỳ, có dây dưa với một nhóm quyền hành tại Thổ nhĩ kỳ muốn Thổ nhĩ kỳ rút ra khỏi NATO và gia nhập vào khu vực cuốn hút của Sô viết.” Ông ta viết, “Các viên chức Vatican đạt tới kết luận này, dựa vào những chỉ dẫn chính xác…được truyền theo các kênh thông tin ngoại giao.”
Theo đúng như sự xoay trở của Agca trong các nhóm hữu phái, thì không có bằng chứng rằng hắn từng là một Sói xám. Bức chân dung về hắn như một tên sát nhân phái hữu không thật sự có ý nghĩa. Tại sao những người phái hữu bên trong và bên ngoài Thổ nhĩ kỳ muốn ám sát vị thủ lãnh của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt lại dưới sự bao che của cộng sản Bulgaria? Người ta có thể hỏi cách sòng phẳng rằng vụ ấy đem được điều gì tốt lành đến cho phái tả Thổ nhĩ kỳ? Giữa những người Thổ nhĩ kỳ gần gũi với vụ này, một giả thuyết được công nhận rộng rãi nói rằng các lực lượng cánh hữu bị xâm nhập và lôi kéo theo lợi ích của Liên bang Xô viết. Ðây là điều mà họ tin là diễn ra vào lúc ấy:
Từ rất sớm Mehmet Ali Agca đã được chấm và tuyển mộ để sau này sử dụng trong bối cảnh hỗn loạn tại quốc nội. Hắn có thể không bao giờ biết ai thật sự là người trả tiền và kiểm soát hắn. Thân cận với những người phái hữu từ khi còn ở Malatya, Agca có thể được khuyến khích tiếp tục hoạt động trong tổ chức của mình để được dựng lên thành “nhân vật phái hữu”. Dù có ra tay hay không, hắn cũng đã được khích lệ để hỗ trợ việc giết Abdi Ipekci, hắn có thể đã bị thuyết phục mà thú nhận rằng mình đã giết Ipekci, để bao che cho những người khác và ghim chặt trách nhiệm cho phái hữu.
Khi được giải thoát thì hắn quá nổi tiếng, không thể giữ lại ở Thổ nhĩ kỳ được, và hiển nhiên là, hắn quá hữu dụng nên không thể bị kết liễu. Do đó, các chủ nhân ông Thổ nhĩ kỳ của hắn chuyển hắn cho những lực lượng khác chịu trách nhiệm trực tiếp hơn với Liên bang Xô viết.
Nhiều người Thổ tin rằng có một số cảnh sát trị an của chính Thổ nhĩ kỳ có liên can tới các chủ nhân ông ấy vào lúc kết thúc giai đoạn Agca ở Thổ nhĩ kỳ. Như Bộ trưởng Nội vụ vào thời đó, Gunes hiện đang bị điều tra. Vai trò của ông ta phức tạp do việc người anh em ruột của ông ta bị bắt vì là lãnh tụ địa phương của Ðảng Cộng sản Thổ nhĩ kỳ sinh hoạt trong bóng tối và việc hai con trai của ông cũng bị bắt vì là thành viên của tổ chức khủng bố Dev-Sol tả phái.
Dự tính cho bị bắt
Có một giả thuyết rộng rãi ở phương Tây rằng Ðức Thánh cha phải bị bắn vì ngài là người Ba Lan. Ðiều này có thể đúng. Dù Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II chẳng có chút nào là diều hâu hung hăng chống Xô viết, ngài là vị cha tinh thần không chối cãi được của phong trào Công đoàn Ðoàn kết của Ba Lan mà nó vốn không bao giờ có thể ra đời nếu không có sự chúc lành của ngài. Như chúng ta thấy, từ khi có tuyên bố thiết quân luật ở Ba Lan, Công đoàn Ðoàn kết là một mối đe dọa bất khoan nhượng cho những nền tảng của đế quốc Xô viết.
Tuy nhiên, nếu quả thật động cơ duy nhất là của người Nga, thì tại sao họ lại chọn một người Thỗ nhĩ kỳ để nổ súng?
Người Thổ nhĩ kỳ ấy đã ở đó, tại Quảng trường Thánh Phêrô, để báo hiệu cho những ai theo Kitô giáo rằng nước Thổ nhĩ kỳ Hồi giáo là một xứ sở khác biệt và nham hiểm một cách mập mờ tới độ nó không thuộc về khối NATO. Một người Thổ nhĩ kỳ xuất hiện gánh vác vết nhục của một tên sát nhân phát xít bị kết án thì thật là tốt mọi đàng cho vai trò đó.
Ðó là lí do để tin rằng Mehmet Ali Agca không chỉ bị sử dụng mà còn bị phản bội và rằng hắn đã trông mong vào hai kẻ đồng loã của mình để đánh lạc hướng tại Vatican cho hắn có thể tẩu thoát. Thay vào đó, theo lệnh trên, hai tên đồng lõa này lại bỏ chạy. “Nhân vật phái hữu” của hắn đã bị thiết lập lên cách kiên cố, Agca đã bị dự tính cho bị bắt. “Sau đó, hắn không ở được trong tư thế thương lượng,” một viên chức cao cấp của DIGOS nói. “Nếu hắn khai, hắn sẽ bị để cho chết mục trong nhà giam. Nếu im lặng, có thể các chủ nhân ông sẽ lại câu hắn ra.”
Cũng giống như tại Istanbul, Agca nói và không nói, để lộ vừa đủ tin tức – chẳng hạn, về sự liên hệ của hắn với Marsan và Mustafaeof – cho các thẩm vấn viên người Ý để phát đi một thông điệp có vẻ thách thức và tuyệt vọng đến các chủ nhân ông của mình. Hắn vẫn đang chờ câu trả lời, từ phía những người chống đỡ cho hắn, là những kẻ có thể không còn hữu dụng xa hơn cho hắn, những kẻ mà hắn không bao giờ biết mặt, và là những kẻ mà có lẽ hắn không bao giờ hiểu mối liên hệ thật sự giữa hắn với họ.
© Nguyễn Ước (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt
- Phỏng vấn GS Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre: Tinh thần «chí nhân thay cường bạo» của Chân phước Gioan Phao Lồ II — (RFI) -