Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Trung Quốc đang xâm lược vùng biển của Việt Nam

Ngăn chặn tàu Trung Quốc tràn vào biển Việt Nam(PL)- Các lực lượng sẽ phối hợp ngăn chặn tàu cá Trung Quốc tràn sang và có biện pháp bảo vệ ngư dân, kiên quyết bảo vệ chủ quyền.

“Các lực lượng gồm bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, Cục Kiểm ngư đang tăng cường, phối hợp chặt chẽ và dùng nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân trên vùng biển chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Cụ thể, các lực lượng sẽ phối hợp ngăn chặn tàu cá Trung Quốc tràn sang và có biện pháp bảo vệ ngư dân, kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Chúng tôi đề nghị ngư dân các nước phải tôn trọng, thừa nhận chủ quyền trên biển của Việt Nam”. Chiều 23-12, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh như trên khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM.

Trước đó, tại một hội nghị tổng kết, có sự tham gia của đại diện Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Cảnh sát biển Việt Nam mới đây, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết thời gian qua, hàng ngàn tàu cá Trung Quốc đã vào biển Việt Nam trái phép.

Hơn 3.720 tàu cá Trung Quốc vi phạm

Theo Cục Kiểm ngư Việt Nam, thời gian qua tình hình trên biển Đông tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Trung Quốc vừa tăng cường nhiều đợt diễn tập quân sự trên biển vừa duy trì lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam. Điều này gây ra áp lực đối với ngư dân Việt Nam hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

“Trong năm 2015, số tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trên ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc kiểm soát, xua đuổi, đập phá, tịch thu tài sản và đâm chìm vẫn tăng” - đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam thông tin.



Ngư dân ta đang đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt nam Ảnh: Đ.TRUNG



Cụ thể, theo thống kê, trong năm 2015 số lượng tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam tăng so với năm trước. Tính từ đến tháng 11-2015 có gần 3.720 lượt/chiếc tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam, tăng hơn năm 2014 gần 1.770 lượt/chiếc. Ngoài ra, tính đến tháng 12-2015 có 93 vụ tai nạn tàu cá trên biển, trong đó 34 hư máy thả trôi, sáu vụ đâm va, 19 vụ mắc cạn phá nước, bốn vụ bị tàu Trung Quốc rượt đuổi…

Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết thời gian qua đơn vị và các lực lượng khác phải thường xuyên bám sát ngư trường để tuần tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh về hoạt động khai thác hải sản trên biển để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Cứng rắn với hành vi vô nhân đạo, bảo vệ ngư dân


Chiều 23-12, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM về việc tàu cá Trung Quốc gia tăng vi phạm, ông Võ Văn Trác - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho biết Hội Nghề cá Việt Nam cực lực lên án, phản đối hành động vi phạm của tàu cá Trung Quốc. “Đây là sự việc rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống ngư dân Việt Nam. Đặc biệt, các tàu cá của Trung Quốc còn vi phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam” - ông Trác nhấn mạnh.

Ông Trác cũng đề nghị thời gian tới, các đơn vị chức năng liên quan phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa, hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi; đồng thời không để Trung Quốc tái phạm ngày càng nghiêm trọng. Về phía ngư dân cũng cần nắm vững quy định trên biển để thực hiện cho đúng.

“Phía Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, tàu cá Trung Quốc không cứu ngư dân gặp nạn trên biển mà còn có các hành động làm cho ngư dân gặp nạn là hành vi vô nhân đạo. Thời gian tới cơ quan chức năng cần có sự phối hợp cụ thể hơn để bảo vệ ngư dân trước sự tấn công của tàu cá nước ngoài. Chúng ta không trả đũa việc tàu cá Trung Quốc đập phá tàu của ngư dân ta nhưng phải có các hành động cụ thể, theo luật pháp quốc tế để cương quyết xử lý nhằm bảo vệ cho ngư dân Việt Nam” - ông Trác đề nghị.

Đồng tình, ông Lưu Văn Huy nói: “Nước ta có hơn 1 triệu lao động cùng hơn 120.000 tàu thuyền đánh bắt ngoài biển. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng để khẳng định về chủ quyền vùng biển, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông. Lực lượng kiểm ngư sẽ làm hết mình để đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trên vùng biển”.


Hiện nay nhiều nước tăng cường tuần tra trên biển, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công một số tàu cá ngư dân Việt Nam.

Họ tấn công bằng nhiều cách như lấy ngư cụ, các trang thiết bị, lấy gần hết dầu chỉ còn để lại một ít để ngư dân vào bờ chứ không thể tiếp tục đánh bắt thủy hải sản. Họ làm bằng mọi giá, mọi cách để triệt tiêu động cơ đánh bắt của bà con trên ngư trường truyền thống của Việt Nam.

Ông LƯU VĂN HUY, Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam

TIN LIÊN QUAN
Xác minh thông tin tàu cá Đà Nẵng bị tàu treo cờ Trung Quốc uy hiếp
Clip tàu chiến Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam
Việt Nam xác minh tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa
Tàu Trung Quốc lại cướp phá tàu cá ngư dân



-Biển Đông: chuẩn bị chiến tranh? (RFA 2-8-12)   -- Giờ của sự thực đã gần kề: Mất nước hay mất Đàng? Trung Quốc đang xâm lược vùng biển của Việt Nam. Phỏng vấn tổng thư ký hội Nghề cá Trần Cao Mưu (Sài Gòn Tiếp thị)
 SGTT.VN - Trước thông tin Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên Biển Đông hôm 1.8 và đưa hàng chục ngàn tàu đánh cá đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tổng thư ký hội Nghề cá Trần Cao Mưu nhấn mạnh, nếu Việt Nam phản đối yếu ớt thì Trung Quốc sẽ càng lấn tới.

Việc tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra biển Đông là hành động xâm lấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.  

Thưa ông, việc tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra Biển Đông thể hiện điều gì?
Chúng tôi gọi đó là hành động xâm lấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sao lại có chuyện kéo ào ào vào vùng biển của nước khác?
Thời gian vừa rồi, Trung Quốc có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như là đưa 30 tàu cá đến Trường Sa, nêu ý định quân sự hoá dân sự, chuẩn bị bắn đạn thật quần đảo Hoàng Sa… Tất cả các hành động đó là gây rối và đến lệnh cấm đánh bắt đơn phương hết hiệu lực vừa rồi, kéo theo 23.000 tàu cá ra Biển Đông.
Hội đã có phản ứng thế nào?
Hôm 2.8 chúng tôi đã phát đi tuyên bố của hội, kịch liệt phản đối việc Trung Quốc vi phạm Công ước luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, vi phạm các nội dung trong Tuyên bố DOC và yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hành động trên.
Đồng thời, hội Nghề cá cũng kêu gọi các hội viên, ngư dân cả nước yên tâm tiếp tục bám biển nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng ở vùng biển này. Bởi nếu không có ngư dân bám biển thì không khẳng định được chủ quyền của Việt Nam, nếu không có ngư dân bám biển thì an ninh trật tự sẽ bị ảnh hưởng.
Thưa ông, ngư dân bám biển còn vì mưu sinh. Nếu các tàu cá Trung Quốc được hỗ trợ về vũ trang sẽ gây nguy hiểm cho ngư dân Việt Nam?
Việc nguy hiểm hay xảy ra cái gì đó thì chưa thể nói trước được, nhưng rõ ràng có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến sản xuất của ngư dân. Một số tỉnh hội báo cáo chúng tôi về việc bị tàu Trung Quốc khống chế, lục soát tàu, đập phá tài sản, quay phim, chụp ảnh, xua đuổi ngư dân Việt Nam ra khỏi khu vực đánh bắt thuộc chủ quyền Việt Nam. Việc đó đã diễn ra nhiều lần và lặp lại, tình hình sản xuất ở biển xáo động như vậy thì an toàn tính mạng ngư dân không được bảo đảm, hiệu quả sản xuất không cao. Đó không chỉ là thiệt hại trước mắt, mà còn thiệt hại đến năng suất làm ăn lâu dài và tinh thần của họ nữa.
Việc Trung Quốc đưa số lượng tàu lớn ra Biển Đông lần này là đáng báo động. Theo ông, chúng ta cần làm gì?
Để ngư dân yên tâm hơn thì đương nhiên phải phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của Nhà nước, phụ thuộc vào lực lượng và tiềm lực kinh tế, quốc phòng của Nhà nước. Hội Nghề cá chỉ có thể đề nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu và mạnh mẽ hơn để phản đối việc làm phi pháp của Trung Quốc. Đồng thời cần có các chính sách, các cơ chế hỗ trợ ngư dân yên tâm, không phải thấp thỏm, lo chạy vì bị “khách lạ” đuổi bắt ngay trên biển của mình.
Vậy hội có đề xuất chính sách cụ thể gì với Chính phủ?
Tôi cho rằng các cơ quan hữu quan phải coi trọng mặt tuyên truyền, để người dân, ngư dân hiểu rõ mưu đồ của Trung Quốc đối với các vùng biển, đảo của Việt Nam. Chúng ta phải nói rõ, nói đầy đủ, chẳng hạn như vừa rồi có các chứng cứ lịch sử chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam. Đặc biệt, đầu năm 2013 luật Biển của Việt Nam sẽ có hiệu lực thì trước đó phải tuyên truyền sâu rộng để ngư dân chấp hành nghiêm, không vi phạm, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung trên biển. Ngư dân cần hiểu chủ quyền của mình ở đâu, đến đâu và cần giữ như thế nào.
Chúng ta phải có cơ chế, chính sách tổ chức đoàn đội cho ngư dân, cùng hợp tác ngoài khơi, hỗ trợ nhau khi có thiên tai, hoạn nạn. Nhà nước cũng cần có biện pháp mạnh mẽ hơn như là hải quân, cảnh sát biển... phải có tàu hỗ trợ ngư dân.
Vì sao đến nay lực lượng hải quân, cảnh sát biển hay kiểm ngư vẫn chưa có tàu đi theo ngư dân?
Câu chuyện kiểm ngư đã đưa ra hơn một năm nay mà vẫn chưa thành lập được. Và khi thành lập ra thì hiệu quả thế nào cũng là vấn đề.
Ông có lo ngại sắp tới Trung Quốc tiếp diễn việc đưa tàu cá ồ ạt ra Biển Đông?
Tôi tin rằng nếu chúng ta yếu thì họ sẽ mạnh hơn, nếu chúng ta mạnh thì họ yếu đi. Nếu chúng ta không phản đối mạnh mẽ thì họ sẽ lấn tới.
VIỆT ANH (THỰC HIỆN)

Tuyên bố của hội Nghề cá Việt Nam
Chủ tịch hội Nghề cá Việt Nam Trần Việt Thắng đã ký văn bản tuyên bố của hội. Nội dung của tuyến bố khẳng định: Thời gian qua, Trung Quốc đã liên tục có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và gần đây khi Lệnh cấm biển đơn phương của phía Trung Quốc hết hiệu lực (1.8.2012) thì hàng chục ngàn tàu cá của Trung Quốc đồng loạt triển khai hoạt động đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động xâm lược của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối Trung Quốc đã vi phạm Công ước luật biển năm 1982 và những nội dung trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). Yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hành động trên.
Hội Nghề cá Việt Nam kêu gọi hội viên, ngư dân cả nước yên tâm bám biển, sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Kính đề nghị các cơ quan chức năng cần tiếp tục có biện pháp hữu hiệu mạnh mẽ hơn phản đối việc làm phi pháp trên của Trung Quốc, đồng thời có biện pháp hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất.
 - Phản đối tàu cá TQ đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa. Tuổi trẻ
- Storm Warnings: South China Sea Tensions Reflect Danger of Defense Cuts (Heritage). - Mỹ xem xét tăng cường khí tài đến châu Á – TBD (TN). - Máy bay, tàu ngầm Mỹ ‘nô nức’ đến Thái Bình Dương (VTC).
-Hội Nghề Cá Việt Nam gọi hành động của Trung Quốc là 'xâm lược' Nguoi Viet Online
Trung Ương Hội Nghề Cá Việt Nam, vừa ra một bản tuyên bố lên án Trung Quốc đưa hàng chục ngàn tàu đánh bắt cá ở Hoàng Sa và Trường Sa là “hành động xâm lược.”
Báo Tàu nói về liên hệ Việt - Mỹ: ‘Ngư ông đắc lợi’ (BBC 2-8-12) -- Nó nói nó không sợ tức là nó sợ! ◄
- Kiến nghị ‘cứng rắn’ với tàu cá TQ xâm phạm (ĐV). - Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt đánh bắt cá ở Hoàng Sa, Trường Sa (DT). - Hoàn Cầu: TQ sẽ phái tàu tiếp tế, hỗ trợ 9.000 tàu cá trên Biển Đông (GDVN). - TQ có tàu Hải tuần 01, bắt đầu dồn lực cho “quả đấm” trên Biển Đông (GDVN).
- Trung Quốc nói đang bị ‘khiêu khích’ (VNE).
- Chính sách độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc: Lợi bất cập hại (ĐV).
- Dầu mỏ: Mặt trận thứ ba của Trung Quốc trên biển Đông (ĐV).
Dương Danh Dy: “Giới truyền thông còn nhiều việc phải làm” (TT 3-8-12) Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ:  “Trách nhiệm lịch sử đang đè nặng lên vai dân tộc mình” (TT).   -  23.000 tàu Trung Quốc tràn vào biển Đông (TN). - Bước đi kinh tế trong kế hoạch lấn chiếm biển (SGTT).
- – Thanh niên quan tâm đến tình hình chính trị xã hội (Chinhphu).
- Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa: Lịch sử chống lại Trung Quốc! (NLĐ).  – Trưng bày “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam: Chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa (QĐND).  - Bám biển: Tiếp sức ngư dân (NNVN). - Hỗ trợ 100% bảo hiểm cho ngư dân (TP). - Nơi gửi niềm tin với biển cả: Còn nỗi buồn diễm lệ (DV).
- Nhiều đầu sách về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (TP). - Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa: Chúng ta đầy đủ căn cứ pháp lý cùng cứ liệu lịch sử  (NNVN).

Sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa trên tem Đài Loan TNO - Tuyên truyền Biển Đông: Thận trọng chứ không nên dè dặt (Bài 3) (Infonet).  - Lắp 600 thiết bị vệ tinh cho tàu cá ở miền Trung (SGTT).
-Tàu chiến Mỹ sắp có vũ khí laser diệt tên lửa đường đạn chống hạm Trung Quốc vietnamdefence -Hải quân Mỹ đã suy tính việc trang bị vũ khí laser cho một số loại tàu chiến, báo cáo của cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố hôm 2/8/2012 viết.
-Báo Lao Động kêu gọi bảo vệ chủ quyền trên mạng laodong  – Thông điệp của tên miền (LĐ).
- Trung Quốc mở ‘mặt trận’ dầu khí ở Biển Ðông (VOA). – Trung Quốc mở mặt trận thứ 3 (NLĐ).  – Trung Quốc xong lệnh cấm đánh bắt cá, tiết lộ việc ‘tấn công dầu khí’: China ends fishing ban, unveils ‘oil offensive’ (Philstar). – Chiêu thức mới của Trung Quốc trên Biển Đông (Petrotimes).   – Trung Quốc tiết lộ kế hoạch gọi thầu khai thác thềm lục địa của Việt Nam   –   (RFI). – Nhận dạng một Trung Quốc mâu thuẫn (TVN). – Tình hình Biển Đông: Bằng chứng giả và trò hề đe nẹt (PN Today).
  - Trung Quốc và 3 bước đi độc chiếm biển Đông.tt -Trung Quốc và 3 bước đi độc chiếm biển Đông TT - Giới quan sát quốc tế nhận định chính quyền Trung Quốc đang mở tiếp mặt trận thứ ba để hiện thực hóa ý đồ độc chiếm biển Đông: khai thác dầu khí. Hồi cuối tháng 6-2012, Tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã mời thầu khai thác chín lô ...
'Trung Quốc đang xâm lược bằng tàu cá'VNExpress
Thế giới 24h: Hết cá lại tới dầuVietNamNet
Luật Biển là cơ sở vững chắc để bảo vệ chủ quyềnTiền Phong Online
Lao động -XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật -Thanh Niên
- Bài học từ trận đầu chiến thắng của Hải quân nhân dân Việt Nam (VOV).  – Trận đánh khiến quân tướng phương Bắc tay rụng chân rời (VTC).
-Cảnh giác với 'tin vịt' về hợp đồng vũ khí đv Gần đây, một số nguồn tin trong nước thông tin về khả năng Việt Nam nhập khẩu các vũ khí “khủng” như hệ thống Iskander-E, hộ tống hạm P-28 hay tàu ngầm Amur.

- Philippines đặt mua vũ khí của Ý và Pháp (PLTP).  –  PH asks China: Don’t escalate sea row (ABS-CBN).  - Trung Quốc chăng dây chắn đảo (VNE). - Philippines ráo riết sắm tàu chiến (VNN).
- Sách trắng Quốc phòng lần đầu phản đối Trung Quốc (TQ). - Hàn Quốc tập trận rầm rộ quanh đảo tranh chấp (VNN).
- Mỹ tính đưa thêm tàu ngầm đến Thái Bình dương (VNE). - Mỹ lập căn cứ ở Australia để bao vây Trung Quốc? (Infonet).
- Nhật đo đất đảo tranh chấp với Trung Quốc (TT).
- Đại sứ Campuchia thanh minh trên báo Nhật (PLTP). - Làm sao để không bị Trung Quốc lấn lướt: Trường hợp của Úc   –   (RFI). – Úc bác bỏ việc cho Mỹ mượn chỗ thiết lập căn cứ hải quân   –   (RFI).  – Úc phản đối Mỹ đặt hạm đội tác chiến (NLĐ).  – Chiến lược quốc phòng Úc trong căng thẳng biển Đông(PLTP).

Tổng số lượt xem trang