Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Việt-Trung ký hiệp định thác Bản Giốc

--Son Tran -
Deals worth VND 485 billion signed at Vietnam-China trade fair

The seminar, with participants from the state management agencies of Quang Ninh and China ’s Zhuang Guangxi Autonomous Region, was part of the Vietnam-China International Trade Fair 2015 taking place from December 16 to 22 in Quang Ninh’s Mong Cai city.

Eight memoranda of understanding on developing Vietnam-China tourism were also signed at the event.

Participants discussed many important themes, including their cooperation on trade and tourism development, how the two countries’ border economic zones could grasp

opportunities created by the Trans-Pacific Partnership (TPP) and the ASEAN Economic Community (AEC).

They also agreed to speed up the construction of the Bac Luan 2 bridge and the Mong Cai-Van Don highway, and improve customs clearance at border gates.

The Vietnam-China International Trade Fair 2015 opened on December 16 with the participation of over 300 Chinese businesses.

On display at 470 pavilions are competitive products from Vietnam and China, including agro-forestry and aquatic products, machinery, electronics, handicrafts and wooden furniture.

A string of sideline activities will include a street festival, a trade and tourism promotion workshop and a musical performance on the border river.

Quang Ning province has a common border with China ’s Zhuang Guangxi Autonomous Region.

Source: VNA

-Son Tran 



Ngày xưa thời Pháp-Thanh, biên giới Việt Nam tới sát Ải Nam Quan. Từ khi Đảng ta lên cầm quyền và Thủ Tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng trồng "cây si" và đánh giấu cột mốc "0km Hữu Nghị" vào năm 1960, thì biên giới của ta thật sự nằm ở đâu? VN bị mất bao nhiêu trăm thước đất?

Mời xem hình Google Map ngày nay và so sánh với cột mốc "0km Hữu Nghị" vào giữa thập niên 2000 để biết thêm, và cũng mời xem album Ải Nam Quan Từ Xưa Tới Nay trong nhóm Phong Trào Khôi Phục Vương Quốc Việt Nam, để hiểu rõ bao nhiêu phần đất đã bị mất từ khi Đảng ta cướp chính quyền tới bây giờ.
---------------------------------------------
2015 Google Maps - Hình vệ tinh về vị trí Ải Nam Quan và cửa khẩu Hữu Nghị, cùng vớ vị trí cột mốc "0km Hữu Nghị":
https://www.google.com/maps/@21.9755397,106.7106084,845m/data=!3m1!1e3

Album về Ải Nam Quan xưa và nay:
https://www.facebook.com/media/set/?set=oa.1076655369034234&type=1



-Việt-Trung ký hiệp định thác Bản Giốc

Việt Nam và Trung Quốc vừa chính thức ký Hiệp định khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định về tàu thuyền tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân.

Được biết hai văn bản này được ký hồi đầu tháng nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội.


Báo trong nước tường thuật, với việc ký hai văn kiện này, Việt Nam và Trung Quốc đã “khép lại hoàn toàn những tranh chấp do lịch sử để lại, mở ra một thời kỳ hợp tác mới giữa hai nước”.

Khu vực thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân là những khu vực “rất nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời”.

Nhiều năm qua, các khu vực này đã được đưa ra bàn bạc trong nhiều vòng đàm phán của Ủy ban Liên hợp Phân giới cắm mốc Việt-Trung nhưng chưa giải quyết được.

Sau khi hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí giải quyết tổng thể các khu vực tồn đọng trong đó có hai khu vực này bằng giải pháp ‘cả gói’, dựa trên nguyên tắc “công bằng hợp lý, tôn trọng các dấu tích lịch sử, ưu tiên ổn định đời sống cư dân biên giới, phù hợp các văn bản pháp lý do lịch sử để lại”.

Tháng 8/2015, hai bên đã chính thức kết thúc đàm phán.

Hôm 27/11, website VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam viết: “Việc ra đời của Hiệp định tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác Bản Giốc đã phần nào giải đáp những thông tin thiếu cơ sở trong dư luận cho rằng toàn bộ hai phần thác Bản Giốc vốn thuộc về Việt Nam đã bị mất cho Trung Quốc".

Từng có nhiều dư luận nghi ngờ chính phủ Việt Nam đã “bán đất cho Trung Quốc”, tuy chính phủ Việt Nam nhiều lần bác bỏ "thông tin không có cơ sở" này.
Thác đẹp của Việt Nam

Thác Bản Giốc là một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Thác là một phần của sông Quây Sơn được chia làm 2 phần, thác chính và thác phụ.

Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác.

Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.

Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.

-Việt-Trung đàm phán hiệp định cửa sông Bắc Luân và Bản Giốc- 25/04/2015
(VnMedia) - Từ ngày 22 đến 25/4, tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra đàm phán vòng V về Hiệp định Tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân và đàm phán vòng III về Hiệp định Hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác Bản Giốc giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trưởng đoàn phía Việt Nam là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao. Trưởng đoàn phía Trung Quốc là Vụ trưởng Vụ các vấn đề biên giới và biển đảo - Bộ Ngoại giao.


Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí hữu nghị và thẳng thắn. Hai bên tập trung trao đổi sâu rộng các nội dung cùng quan tâm và đã thống nhất nhiều nội dung dự thảo hai Hiệp định nêu trên. Hai bên nhất trí sẽ tăng tần suất đàm phán để sớm thống nhất những nội dung còn có quan điểm khác nhau, để có thể sớm ký kết các Hiệp định này.

Kết thúc vòng họp, hai bên đã ký Biên bản kết quả đàm phán.

Trước đó, hồi tháng 1, tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam và Vụ trưởng Vụ các vấn đề biên giới và biển đảo Trung Quốc tiến hành Vòng 4 đàm phán về Hiệp định Tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sau khi tập trung trao đổi các nội dung còn có ý kiến khác nhau, đại diện Việt Nam và Trung Quốc thống nhất sẽ tích cực đàm phán để có thể sớm ký kết Hiệp định này trong năm nay.

Đây là một trong các hiệp định mà lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc nhiều lần khẳng định ưu tiên xúc tiến hoàn tất. Hai bên còn đẩy mạnh đàm phán "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc", xây dựng các cầu qua biên giới như cầu đường bộ Bắc Luân 2, cầu đường bộ 2 Tà Lùng - Thủy Khẩu.
Kiệt Linh




-Sự không công bằng trong việc Phân định chủ quyền các cồn đất trong khu vực cửa sông Bắc Luân. Nhan Tuan Truong

Theo tài liệu phân định biên giới, khu vực cửa sông Bắc Luân được xác định có độ dài khoảng 14 km, bắt đầu từ thượng lưu bãi Tục Lãm đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong vùng này có các cồn đất là bãi Tục Lãm, bãi Tài Xẹt và bãi Dậu Gót.

Bản đồ sau đây chụp từ bộ bản bồ 1/100.000 của sở Địa Dư Đông Dương ấn hành năm 1948, hiện đang tồn trữ tại Centre des Archives d’Outre-Mer (CAOM), Aix-en-Provence, Pháp Quốc. Bản đồ cho thấy chi tiết góc đông bắc của tỉnh Hải Ninh, vùng cửa sông Bắc Luân (ngày xưa gọi là sông Ka-Long hay Gia Long). Đường biên giới Việt Nam và TQ được vẽ bằng đường chấm đen gạch nối. Trên bản đồ không có vẽ các bãi Tục Lãm, Tài Xẹc và Dậu Gót. Các bãi đất này chỉ mới được đất phù sa sông Bắc Luân bồi đắp sau khi phân định biên giới (1885-1897). Các bãi này chưa được xác định chủ quyền.


Móng Cái


Chiếu theo « Hiệp ước phân định biên giới trên đất liền » giữa hai nước Việt-Trung ký ngày 30-12-1999 (từ nay viết tắt là HUBG 1999), đường biên giới khu vực cửa sông Bắc Luân được xác định vào ngày 31-12-2008. Số phận của các bãi này được xác định như sau :

Bãi Tục Lãm : VN được ¾, Trung Quốc được 1/4 bãi Tục Lãm
Bãi Dậu Gót : VN được 1/3 và TQ được 2/3 bãi.
Bãi Tài Xẹc : hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.

bai tuc lam


Theo HUBG 1999, đường biên giới khu vực cửa sông Bắc Luân ở giữa các giới điểm 61 và 62, được mô tả như nội dung sau đây :
« Từ giới điểm số 61, đường biên giới xuôi theo trung tuyến luồng chính tầu thuyền đi lại của sông Ka Long, Bắc Luân, đến điểm cuối của nó, bắt vào giới điểm số 62. Giới điểm này là điểm tiếp nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Các cồn, bãi nằm hai bên đường đỏ của các đoạn biên giới theo sông suối trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đã được quy thuộc theo đường đỏ. »

HUBG 1999 có nhắc đến các cồn, bãi nằm hai bên đường đỏ nhưng không nói đến các nguyên tắc xác định chủ quyền các cồn, bãi này.


Điều I HUBG 1999 nguyên văn như sau: “Hai Bên ký kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt - Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước. »


Như thế, việc phân định biên giới vùng của sông Bắc Luân cũng phải tuân theo điều I. Tức phải được phân định theo “các công ước lịch sử về biên giới”, gồm các công ước Pháp Thanh 1887 và 1895.

Lý ra, các bãi Tục Lãm, Tài Xẹc và Dậu Gót sẽ được xác định chủ quyền bằng hai tài liệu pháp lý:

1 / Biên bản phân định biên giới ngày 21 tháng 12 năm 1893 (thuộc hồ sơ công ước Pháp Thanh 1887). Đoạn liên quan có nội dung như sau :

...
Conformément aux dispositions admises par les deux commissions, on prendra toujours pour frontière le milieu du lit des fleuves ou rivières.
En outre, dans le but d’assurer en toutes circonstances à la batellerie des deux puissances voisines la libre navigation sur les cours d’eau, les deux commissions ont que convenu que ce sera toujours le chenal navigable qui sera pris comme frontière.
Dans le cas où le cours d’eau ne serait pas navigable, la frontière sera formée par le chenal le plus profond ou le plus large ou ayant le plus d’eau.
Si par suite de crues ou de baisses des eaux, le chenal pris pour frontière venait à être déplacé, et, si des banc ou îlots nouveaux venaient à se former, la frontière se trouverait reportée naturellement dans le nouveau chenal déterminé d’après les conditions ci-dessus spécifiées, et les bancs ou îlots de nouvelle formation appartiendront à la puissance du côté de laquelle ils se trouveront.

Lược dịch như sau :

….
Chiếu theo những qui định đã được hai ủy ban công nhận, đường biên giới luôn là đường trung tuyến của các dòng sông.

Mặt khác, để bảo đảm cho mọi trường hợp việc tự do lưu thông của thuyền bè hai nước, hai bên thỏa thuận rằng đường biên giới luôn là dòng nước thuyền bè qua lại.
Trong trường hợp dòng sông không thể thông lưu (bằng thuyền), đường biên giới sẽ là đường qua dòng chảy sâu nhất, hay rộng nhất hay nhiều nước nhất.

Trong trường hợp bị ngập lụt hay bị cạn nước, dòng chảy làm thành đường biên giới dời đổi, và nếu có những dãi đất (cù lao) mới thành hình, dĩ nhiên đường biên giới sẽ thay đổi theo dòng chảy mới tính theo điều kiện ghi trên, những cù lao hay dãi cát vừa hình thành ở phía nào thì chủ quyền sẽ thuộc về quốc gia đó.

Theo nội dung của biên bản trên, việc xác định đường biên giới trên sông, đáng lẽ chỉ là việc xác định dòng chảy sâu nhất hay đường tàu bè qua lại. Đường trung tuyến dòng chảy đó là đường biên giới. Về số phận các cù lao, hòn , bãi đất… thành lập sau này thì chúng ở bờ phía bên nào thì chúng thuộc chủ quyền của nước đó.

Nhìn bản đồ vệ tinh ta thấy đường nước sâu nhứt là đường nước màu xanh đậm, là đường tàu bè qua lại, tức là đường biên giới. Các bãi Tục Lãm, Tài Xẹc và bãi Dậu Gót đều ở phía hữu ngạn của dòng chảy sâu nhất (là đường biên giới), tức ở về phía bờ của VN.

Do đó các bãi Tục Lãm, Tài Xẹc và bãi Dậu Gót thuộc về Việt Nam.

2/ Theo biên bản bế mạc công trình phân giới ngày 26-6-1887. Theo đó chủ quyền các đảo được xác định theo đường kinh tuyến đi qua đông điểm (điểm cực đông) của đảo Trà Cổ : các đảo phía đông đường kinh tuyến này thì thuộc về Trung Quốc, các đảo phía tây đường kinh tuyến này thì thuộc về Việt Nam.

Nguyên văn biên bản bế mạc công trình phân định (còn gọi là công ước 1887) :

« Au Kouang-tong, il est entendu que les points contestés qui sont situés à l’est et au nord-est de Monkaï, au delà de la frontière telle qu’elle a été fixée par la Commission de la délimitation, sont attribués à la Chine. Les îles qui sont à l’est du méridien de Paris 105° 43’ de longitude est, c’est-à dire de la ligne nord-sud passant par la pointe orientale de l’île de Tch’a-Kou ou Ouan-chan (Tra-Co) et formant la frontière, sont également attribués à la Chine. Les îles Go-tho et les autres îles qui sont à l’ouest de ce méridien appartiennent à l’Annam... »

Tạm dịch :
« Tại Quảng Ðông, hai bên thỏa thuận rằng những điểm tranh chấp ở về phía Ðông và phía Ðông Bắc Móng Cái, những điểm nầy ở phía bên kia của đường biên giới đã được ủy ban phân định xác định, thì chúng được giao cho Trung Hoa. Những hòn đảo ở về phía Ðông của đường kinh tuyến Paris 105° 43’ kinh độ Ðông, có nghĩa là đường thẳng Bắc Nam đi qua đông điểm của đảo Tch’a-Kou hay Ouan-Chan (Trà Cổ) và tạo thành đường biên giới, cũng được giao cho Trung Hoa. Các đảo Go-Tho và những đảo khác ở về phía Tây của đường kinh tuyến nầy thì giao cho An-Nam. »

Trên các bản đồ hiện nay, nếu ta cho các bãi Tục Lãm, Tài Xẹc, Dậu Gót là « đảo », thì chúng đều ở phía tây của đường kinh tuyến đi qua điểm cực đông của đảo Trà Cổ. Trên bản đồ vệ tinh của Google Earth cũng vậy, các bãi này đều ở phía tây của đường kinh tuyến đi qua điểm cực đông đảo Trà Cổ.

Các bãi đất này do đó thuộc Việt Nam.

Kết luận lại, việc phân chia này không đặt trên cơ sở pháp lý mà là một quyết định chính trị. Nếu việc phân định biên giới và nguyên tắc xác định chủ quyền của các cù lao , bãi đất… mới được thành hình sau này, theo đúng tinh thần của các công ước Pháp-Thanh, các bãi Tục Lãm, Tài Xẹc và Dậu Gót phải thuộc về Việt Nam. 


Việt Nam và hành trình “rào" phên dậu quốc gia (TuanVietNam) - 19h ngày 31/12/2008,
Thứ trưởng Vũ Dũng tuyên bố với thế giới về việc hoàn thành phân giới cắm mốc Việt - Trung. Cảm giác giống như Việt Nam nhận được sổ đỏ của đất nước mình.
-----------

[Cảm giác rất khổ - đau xót -- chủ quyền của chúng ta mà cứ như phải đi xin xỏ . Cũng có thể hiểu khi phải đấu với một tên hàng xóm khổng lồ nhưng vì đâu ???? phải chăng ngay từ đầu chúng ta đã chọn sai bạn thù ???? Thôi thì cứ coi đây là lời trần tình ....]


-----------
>> Biên giới Việt - Trung và những nguyên tắc công bằng>> Việt - Trung chính thức có đường biên giới đất liền lịch sử>> Thứ trưởng Ngoại giao: Không có chuyện "cắt đất" cho nước khác
Thế nhưng hành trình có được “cuốn sổ đỏ của đất nước” ấy không dễ dàng. Đằng sau những thỏa thuận là quá trình thương lượng kéo dài gần 20 năm, với những giây phút cam go, “hơn cả một cuộc đấu trí”, như lời mô tả của trưởng đoàn đàm phán, Thứ trưởng Vũ Dũng.Gần 8 năm, hai bên đã tiến hành 13 vòng đàm phán chính thức cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, rất nhiều cuộc gặp hai Trưởng đoàn, 31 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc. Càng về cuối đàm phán càng khó khăn, phức tạp.
Riêng năm 2008, hai bên đã tiến hành 11 vòng đàm phán cấp Chủ tịch, vòng ngắn nhất kéo dài 9 ngày, vòng dài nhất 23 ngày, phiên họp dài nhất tiến hành liên tục suốt hơn 30 giờ liền.
“Có xong không?”
Không chỉ những người tham gia đàm phán, mà cả các lãnh đạo cấp cao về hưu, dù tuổi cao sức yếu cũng theo dõi từng giờ từng phút, hồi hộp chờ đợi. Đường dây liên lạc Hà Nội - Bắc Kinh liên tục mở để cập nhật tình hình về nước.
Ngày 31/12/2008, dự kiến 17h, hai nước sẽ kết thúc đàm phán và sẽ ra tuyên bố chung về việc hoàn thành phân giới cắm mốc. Trước đó, đội ngũ phóng viên cả báo Việt Nam và nước ngoài đã được mời tới để chứng kiến sự kiện trọng đại. Thế nhưng, cuộc đàm phán vẫn chưa đi đến hồi kết.
Tối đó, một lãnh đạo cấp cao gọi điện hỏi đoàn: “có xong không?”. 19h, hai nước khẳng định với thế giới rằng Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành phân giới cắm mốc, nhưng chính những người trong đoàn đàm phán cũng không biết có xong được không.19h, hai vấn đề thác Bản Giốc và sông Bắc Luân vẫn chưa được thống nhất. Hai đoàn tiếp tục gặp nhau tại buổi tiệc lúc 21h. Đến 23h giờ đêm, cuộc đàm phán chưa xong nhưng đoàn Trung Quốc lên xe rời đi. Lát sau, trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam cũng đi. Đến 12h đêm, cả hai quay lại nhưng các vấn đề phức tạp cuối cùng vẫn chưa kết thúc. Mãi tới 1h30 phút ngày hôm sau, hai bên mới cơ bản hoàn thành đàm phán.
Tới 2h5 phút sáng
1/1/2009, hai bên mới đặt bút kí vào biên bản và tới 4h sáng cùng ngày, những thủ tục kí kết cuối cùng mới hoàn tất.
Từ căn cứ trên 2 trang công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 2 trang Công ước bổ sung năm 1895, mô tả sơ sài đường biên giới dài hơn 1400 km, đến nay, riêng phần mô tả đã 30 trang và những tấm bản đồ dày cả mét.
Từ hệ thống 314 mốc giới trước đàm phán, phân giới cắm mốc, đến nay, đường biên giới hai nước đã được ken dày bởi 1.971 cột mốc.
Giữ từng centimet lãnh thổTrực tiếp tham gia cuộc đàm phán ở Bắc Kinh ngày 15/11/2008, ông Nguyễn Trường Giang nhớ lại, có lúc, đoàn đã ăn cơm hộp, ngồi liên tục 30 tiếng trong phòng, nhưng không phải để đối thoại, thảo luận, mà để nhìn nhau “cân não” là chính.
Ông Giang cũng kể, ngày 31/12/2008, lúc 19h, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc đề nghị ta kí Hiệp định biên giới hai nước, theo đó, thác Bản Giốc và sông Bắc Luân chỉ thỏa thuận về nguyên tắc xử lý trên cơ sở luật pháp và tập quán quốc tế.
Đoàn đàm phán của Việt Nam tỉnh táo đề nghị bạn thể hiện trên giấy. Khi xem, thác Bản Giốc của ta không còn thấy trên bản đồ. Hai nước lại ngồi lại, và sau 7 tiếng, văn bản cuối cùng mới được kí kết. Trước đó, đoàn đàm phán đã tham vấn địa phương để nhận được sự đồng thuận.
Thác Bản Giốc và sông Bắc Luân là hai điểm cuối cùng đến phút cuối mới xong.
Với sông Bắc Luân, con sông có 5 dòng chính, cần nhất là làm sao xác định dòng chính mà tàu thuyền đi lại được, để làm đường biên giới. Phía Việt Nam đề nghị đường biên giới áp sát bờ sông của bạn và ngược lại, Trung Quốc đề nghị đường biên giới áp sát bờ sông Việt Nam. Đến những phút cuối cùng, hai nước đều dứt khoát không từ bỏ lập trường của mình.
Việt Nam giải thích, dòng nước sát bờ sông Trung Quốc là dòng sâu nhất và phía bạn cũng công nhận. Tuy nhiên, phía bạn lập luận, dòng sâu này do Trung Quốc nạo vét những năm 60 thế kỉ trước để vận tải viện trợ cho Việt Nam chống Mỹ. Là dòng chảy nhân tạo, lại để giúp Việt Nam chống Mỹ, sao có thể làm cơ sở phân chia biên giới hai nước?
Cuối cùng, hai nước đã đi tới giải pháp chia đôi hai bờ sông, đồng thời, tạo vùng đi lại tự do để thuận tiện cho bà con thông thương.
Có những điểm, cả hai phải có sự nhân nhượng lẫn nhau. Ví dụ, với bản Ma Lỳ Sán, huyện Sín Màn, Hà Giang, nếu theo nguyên tắc thì chỉ ½ bản nằm trong biên giới Việt Nam, còn phần còn lại sẽ ở bên kia biên giới. Bạn đã thỏa thuận dời điểm đặt cột mốc để giữ toàn vẹn bản làng của ta. Hay ở Cao Bằng, có trường hợp, nếu theo đúng phân chia, toàn bộ khu mồ mả của bà con ở biên giới tỉnh Cao Bằng sẽ nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Trường hợp khác, ta nhân nhượng bạn để đảm bảo 13 nóc nhà của người Trung Quốc ở biên giới của bạn.
“Câu chuyện về biên giới lãnh thổ hết sức thiêng liêng, nên dù quan hệ hữu nghị giữa hai nước là ưu tiên, nhưng đàm phán về biên giới rất kịch liệt, trên tinh thần kiên quyết đấu tranh", ông Giang khẳng định.
“Hữu nghị nhưng bằng bất cứ giá nào cũng phải làm để giữ được cương vực quốc gia”, ông Giang nói. Trong đàm phán giữ hữu nghị vì lợi ích sống còn về an ninh của tổ quốc nhưng phải làm tất cả có thể để đạt hiệu quả cao nhất.

Tổng số lượt xem trang