-Học sinh tham gia biểu tình, công an TP Hà Nội đang tìm cách tháo gỡ
Trường tiểu học và trung học cơ sở Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội đã vận động được gần 1 nửa số học sinh tiếp tục đến trường chứ không đi theo người khác để phản đối việc thu nhà xe làm trung tâm thương mại.
Sáng ngày 23.12, theo ghi nhận của phóng viên báo điện tử Một Thế Giới việc người dân đưa con em mình đến trường học và Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm để phản đối việc thu nhà xe để làm trung tâm thương mại vẫn tiếp tục diễn ra. Bắt học sinh bỏ học, các tiểu thương tại Ninh Hiệp đã vây kín trường tiểu học và trường trung học cơ sở Ninh Hiệp để không cho các học sinh khác vào học. Trao đổi với phóng viên, công an khu vực xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho hay: Việc phản đối của người dân đã diễn ra 2 năm nay với dự án lấy đất (khu nhà xe) trường học làm trung tâm thương mại. Đầu năm 2014, các tiểu thương ở chợ Ninh Hiệp cũng đã đồng loạt dừng bán hàng, kéo tới trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ninh Hiệp để phản đối nhưng chưa thành công. Dự án xây dựng trung tâm thương mại và giải trí ở xã Ninh Hiệp nằm trong quy hoạch sử dụng đất và đề án nông thôn mới của thành phố. Người dân ở đây cho rằng, việc xây thêm chợ là không cần thiết vì cả xã có 4 chợ và trung tâm thương mại nhưng có tới 3 chợ chưa kín chỗ. Xây thêm chợ vừa lãng phí vừa không thiết thực.
-Học sinh được cho tiền để phản đối xây trung tâm thương mại?
Cập nhật : 14:43 | 23/12/2015
- Sáng 23/12, Chánh văn phòng UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) Hoàng Anh Tú cho biết mỗi học sinh tham gia tập trung phản đối xây trung tâm thương mại ở xã Ninh Hiệp được cho tiền. Tuy nhiên một số phụ huynh khẳng định không có việc đó...
Sáng 23/12, Ban Chỉ đạo của huyện Gia Lâm đã họp để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan ban ngành cùng tham gia phối hợp giải quyết vấn đề.
Thông tin từ lãnh đạo huyện Gia Lâm cho biết: “Hiện có tình trạng mỗi học sinh tham gia phản đối xây trung tâm thương mại được cho 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, cá biệt có khi là 200.000-300.000 đồng/ngày”.
Cùng viết về vụ việc, báo Tuổi Trẻ cho hay, theo thông tin từ nhiều học sinh, các em tụ tập trước cổng trường đã được một số đối tượng cho tiền để làm việc này. Tuy nhiên, trao đổi với PV báo này, một số phụ huynh có con nghỉ học thì khẳng định không có việc đó, họ không cho con đi học để phản đối việc chính quyền xây trung tâm thương mại.
Ba ngày qua, nhiều học sinh tại Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã không đến lớp.
Tình hình sáng 23/12 tại xã Ninh Hiệp, người dân và có cả học sinh vẫn tập trung tại các cổng trường để phản đối chủ trương xây dựng trung tâm thương mại của chính quyền. Tại khu vực gần chợ Nành, người dân cũng tập trung bàn tán nhiều.
Ông Hoàng Việt Cường – Trưởng phòng GD-ĐT Huyện Gia Lâm cho biết, sáng 23/12, tình hình có khả quan hơn khi số học sinh trở lại trường ở cả hai cấp đã có chuyển biến.
Cụ thể, Trường THCS Ninh Hiệp có hơn 300/940 học sinh; Trường TH Ninh Hiệp có 867/1.646 học sinh.
Cũng theo ông Cường, mặc dù sáng nay vẫn có một số đối tượng đứng chặn ở cổng trường để ngăn cản không cho học sinh vào trường học. Tuy nhiên, phòng GD-ĐT đã báo cáo với lãnh đạo chính quyền địa phương để điều động lực lượng an ninh đến giải tán đối tượng này.
Như vậy, trải qua 3 ngày từ 21/12 đến 23/12 tình hình học sinh nghỉ học phản đối lấy bãi gửi xe ở cạnh chợ Nành xây trung tâm thương mại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Lãnh đạo huyện Gia Lâm đã có những biện pháp giải quyếtnhưng số em không đến lớp vẫn rất đông.
Đăng Duy
Viết thư ngỏ, gửi tin nhắn đưa 2.300 học sinh trở lại trường
Hàng nghìn học sinh bị chặn, không cho vào trường
-
-
Hà Nội: Hàng nghìn học sinh nghỉ học phản đối xây trung tâm thương mại
Chia sẻ với Dân trí ngày 22/12, ông Hoàng Việt Cường, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm cho biết, sáng nay vẫn có hàng nghìn học sinh tiếp tục nghỉ học để theo bố mẹ đi phản đối việc xây dựng trung tâm thương mại tại Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội).
Theo ông Hoàng Việt Cường, ngay khi sự việc xảy ra, lãnh đạo hai trường Tiểu học và THCS Ninh Hiệp đã có báo cáo với huyện Gia Lâm để phối hợp xử lý cũng như tuyên truyền, vận động học sinh quay trở lại lớp bằng nhiều hình thức, cả thông qua sổ liên lạc điện tử.
Được biết, ngày 21/12, một cuộc họp khẩn với đại diện hội cha mẹ học sinh đã được tổ chức ở hai trường tiểu học và THCS để có phương án vận động học sinh trở lại lớp. Giáo viên và lãnh đạo nhà trường được chỉ đạo ra tận cổng đón các em vào trường.
Thống kê ban đầu của Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm trong sáng nay, chỉ có khoảng vài chục học sinh THCS trên tổng số hơn 900 em của trường này đến lớp.
“Do học sinh trong tình trạng vào lớp một lúc, khi ra chơi các em lại chạy ra ngoài nên không thể tính chính xác con số. Tuy nhiên, ước tính có khoảng vài chục em vào lớp học trong sáng nay. Còn ở trường tiểu học, cũng chỉ có chưa đến 100 học sinh trên tổng số hơn 1.600 em đi học”, ông Cường cho biết.
Ông Cường chia sẻ thêm, lãnh đạo Phòng Giáo dục, nhà trường và các giáo viên đã tiến hành nhiều biện pháp để tuyên truyền vận động nhưng các em vẫn nghỉ học để theo bố mẹ đi phản đối việc xây dựng trung tâm thương mại. Khi người dân đang bức xúc như thế này, chúng tôi chỉ áp dụng phương pháp tuyên truyền mềm mỏng để vận động các em trở lại lớp, nếu không sẽ rất ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Nếu sử dụng biện pháp quá cứng rắn thì không khác gì tiếp thêm dầu vào lửa.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội cho biết, qua báo cáo của địa phương, Sở đã nắm được tình hình.
Trước mắt, Ban giám hiệu các trường phối hợp với chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi ở đây để vận động học sinh trở lại lớp.
Quan điểm đưa ra là vận động một cách mềm mỏng, không được căng thẳng và không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ.
“Chúng tôi cho rằng, người lớn đấu tranh giành quyền lợi cho mình mà tước đi quyền lợi học tập của trẻ em là rất sai trái. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này thì hoàn toàn không nên bởi cái lợi chưa thấy nhưng cái hại trước mắt về việc học tập của các em là rất rõ, nhất là trong giai đoạn này các em đang trong giai đoạn thi học kì”, ông Thống nói.
Được biết vào sáng 21/12, trước cửa UBND xã Ninh Hiệp có hàng nghìn người (trong đó có học sinh của hai trường tiểu học và THCS) tụ tập phản đối việc xã chuẩn bị giải phóng mặt bằng khu bãi gửi xe ở trung tâm xã để xây trung tâm thương mại.
Nguyên nhân dẫn đến học sinh và tiểu thương phản ứng là họ vừa nhận được thông tin ngày 22/12, bãi trông giữ xe rộng khoảng 2.640m2 sẽ phải bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng trung tâm thương mại.
Tiểu thương đóng cửa chợ Ninh Hiệp, vây UBND xã
Phản đối việc lấy trường học và bãi xe của chợ xây dựng trung tâm thương mại, cả nghìn tiểu thương chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) đã tạm dừng bán hàng 2 ngày nay để bao vây trụ sở xã và cho con nghỉ học.
*Ảnh: Chợ Ninh Hiệp đóng cửa, TTTM bỏ trống cả trăm ki ốt
Chợ vải, quần áo đầu mối lớn nhất thủ đô đã đóng cửa 2 ngày nay. Hơn 1.000 tiểu thương ở đây phản đối việc thành phố chấp thuận dự án lấy bãi giữ xe của chợ và trường học để xây trung tâm thương mại. Ảnh: Phương Sơn
Sáng 15/1, tiểu thương kinh doanh tại chợ Ninh Hiệp vẫn tiếp tục đóng cửa để phản đối việc triển khai dự án lấy bãi giữ xe của chợ và trường học để xây dựng trung tâm thương mại.
Trước đó từ sáng 14/1, trước thông tin dự án xây chợ mới được khởi công, các tiểu thương Chợ Nành (chợ Ninh Hiệp) đồng loạt che bạt, tạm dừng bán hàng tại hơn 1000 kios. Họ kéo nhau tới trụ sở UBND xã ở cách đó khoảng 200 mét để phản đối dự án lấy nhà để xe của chợ để xây trung tâm thương mại và giải trí.
"Quá bức xúc nên bà con mới bỏ việc tập trung đông như thế này", bà Hoàng Thị Vinh (65 tuổi) nói và cho biết, vài ngày trước một doanh nghiệp đã đưa máy móc về giải phóng mặt bằng, định lấy trường học và bãi đỗ xe của chợ để xây trung tâm thương mại.
Theo bà Vinh, dự án chuyển bãi xe và trường học để làm chợ là đi ngược lợi ích của người dân, cả xã đã có 4 chợ và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, chỉ 1.600 sạp hàng ở chợ Nành là kín chỗ, còn 3 chợ Phú Điền, Ba Za, Sơn Long đều chưa hết tầng 1, các tầng khác bỏ trống vì dân không thuê.
"Xây thêm chợ vừa gây lãng phí, vừa xa rời thực tế", tiểu thương này nói. Rồi bà Vinh lý giải, việc xóa sổ bãi xe nằm ngay sát chợ để di chuyển ra địa điểm mới cách chợ hơn một km sẽ gây khó khăn, tốn kém trong vận chuyển hàng hóa và bất tiện cho đi lại của khách hàng.
Sơ đồ khu vực bị giải phóng mặt bằng để phục vụ dự án xây Trung tâm dịch vụ thương mại mới.
Ngoài việc bất đồng với chủ trương xây dựng khu dịch vụ thương mại, nhiều tiểu thương còn tỏ ra bức xúc trước chủ trương phá trường cấp hai đạt chuẩn Quốc gia vừa tu sửa năm 2012 để lấy đất xây chợ mới.
"Ngôi trường khang trang như vậy sao lại phải phá đi nhường chỗ cho trung tâm thương mại. Trường mới nằm xa khu dân cư thì con em đi học rất khổ, chúng tôi đưa đón cũng vất vả hơn nhiều", một tiểu thương kiến nghị.
Không chỉ đóng chợ, các tiểu thương còn đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối. Ông Nguyễn Đình Khoan, Hiệu trưởng Tiểu học Ninh Hiệp cho biết, ngày 7/1, có 19 em nghỉ học, hôm sau con số này lên tới 168 em và sau nhiều lần nhà trường vận động, hiện vẫn còn 19 em nghỉ học.
"Trường đã họp đại diện phụ huynh học sinh của các lớp để động viên, thuyết phục bố mẹ cho con đến trường, tránh ảnh hưởng đến việc học hành của các em, tuy nhiên việc này vẫn tái diễn", thầy Khoan cho biết thêm.
12h trưa, khi chưa gặp được lãnh đạo xã, các tiểu thương vẫn vây kín trước cửa phòng chủ tịch, phó chủ tịch để yêu cầu giải thích. Ảnh: Phương Sơn
Trả lời báo chí, ông Dương Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho rằng, dự án xây dựng hạ tầng ở xã Ninh Hiệp nằm trong quy hoạch sử dụng đất và đề án nông thôn mới của thành phố. Tuy nhiên, sau khi được thành phố chấp thuận đầu tư, đơn vị được giao dự án đã nóng vội phối hợp với Ban quản lý chợ Ninh Hiệp giải phóng mặt bằng không theo trình tự nên gây bức xúc trong nhân dân.
Theo ông Dũng, huyện chưa xây dựng trung tâm thương mại mà chỉ xây khu dịch vụ thương mại, khu giải trí, công viên cây xanh, bãi đỗ xe phục vụ nhân dân, để tiến tới nâng cấp xã Ninh Hiệp thành thị trấn.
"Chủ trương của huyện là giữ nguyên bãi xe cũ và làm thêm bãi xe mới theo quy hoạch rộng một ha để phục vụ nhu cầu các chợ trong xã. Còn việc di dời trường THCS, huyện đã chỉ đạo tạm dừng và báo cáo thành phố xem xét", ông Dũng nói.
Khu đất trống rộng hàng nghìn m2, nằm giữa trường THCS Ninh Hiệp và bãi để xe của chợ Nành, được cho là để xây dựng chợ và công viên vui chơi. Mấy ngày trước, máy ủi, máy xúc vào để giải phóng mặt bằng, nay đã bị dừng hoạt động. Ảnh: Phương Sơn
Tuy nhiên, chiều 14/1, trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Bá Khanh, Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp khẳng định chưa nhận được công văn chỉ đạo từ các cấp về việc này. Điều cần thiết nhất bây giờ là giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu, yên tâm ổn định kinh doanh.
"Chúng tôi chỉ biết báo cáo sự việc và đề xuất, kiến nghị chứ không đủ chức năng giải quyết", ông Khanh cho hay.
Trước câu hỏi có cần thiết phải xây thêm chợ, trung tâm thương mại, khi xã có 4 chợ chưa sử dụng hết, vị Chủ tịch này từ chối bình luận vì "nhiều lý do khách quan".
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đồng ý chủ trương dự án xây dựng các công trình hạ tầng và hạ tầng xã hội tại xã Ninh Hiệp với số tiền 180 tỷ đồng (do một đơn vị tư nhân làm chủ đầu tư). Dự án này xây dựng chợ và khu dịch vụ thương mại tổng hợp trên diện tích khoảng 5.873m2, bãi đỗ xe diện tích khoảng 1 ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
-Quảng Ninh: Xây chợ, ép vợ bỏ chồng, mẹ từ con
QUẢNG NINH (NV) - Không ép được tiểu thương rời bỏ chợ Hải Hà, chính quyền huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, chuyển qua ép những cán bộ có thân nhân buôn bán tại ngôi chợ này, buộc họ ép vợ, mẹ thực thi lệnh của chính quyền.
Hàng trăm tiểu thương chợ Hải Hà mang cả con đến ngủ trước cổng chợ để giữ nơi buôn bán. (Hình: Tiền Phong)
Ðó là nguyên nhân khiến một số gia đình phát sinh xung đột. Bà Ðinh Thị Nẩy, 49 tuổi, ngụ tại xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, đang kinh doanh quần áo tại chợ Hải Hà, cho biết, có thể bà sẽ xin ly hôn vì ông Ðinh Hữu Khùng, bí thư xã Quảng Chính, liên tục ép bà phải rời bỏ ngôi chợ này.Ông Khùng bảo rằng, nếu bà Nẩy, “chây ì,” không chịu rời bỏ chợ Hải Hà, ông sẽ bị kỷ luật. Còn bà Nẩy cho biết, nếu nghe lời chồng, cả nhà sẽ đói bởi lương ông Khùng không thể nuôi được vợ con.
Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra trong gia đình bà Phạm Thị Tựa, vợ một cán bộ xã Quảng Chính và bà Phạm Thị Thanh, ngụ tại thị trấn Quảng Hà, vợ một sĩ quan đang phục vụ trong Ban Chỉ Huy quân sự huyện Hải Hà.
Bà Nguyễn Bích Ngọc, ngụ tại thị trấn Quảng Hà, một trong những tiểu thương kinh doanh tại chợ Hải Hà, cũng vừa mới tuyên bố sẽ viết giấy từ con để con bà, một cán bộ làm việc tại Ủy Ban Nhân Dân huyện Hải Hà không bị kỷ luật.
Chợ Hải Hà hình thành năm 1993 và từ đó đến nay là nơi giúp 600 gia đình kiếm sống. Những tiểu thương buôn bán tại ngôi chợ này đã từng góp rất nhiều tiền để tu bổ ngôi chợ, kể cả xây dựng lại khi chợ bị cháy rụi vào đầu năm 2013.
Năm 2009, chính quyền tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án xây dựng trung tâm thương mại-khu dân cư Nam Hải Hà và giao cho công ty Ðức Dương thực hiện. Trong dự án này, ngôi chợ mới cách ngôi chợ hiện hữu khoảng 500 mét. Năm 2012, dự án hoàn tất nhưng không có ai chịu vào trung tâm thương mại Nam Hải Hà để kinh doanh. Giữa năm 2013, chính quyền huyện Hải Hà công bố quy hoạch giải tỏa ngôi chợ hiện hữu để... xây công viên nhưng tiểu thương đang buôn bán tại ngôi chợ hiện hữu dứt khoát không bỏ chợ.
Nhiều tiểu thương cho biết, họ đã đóng rất nhiều tiền để tu bổ, xây dựng ngôi chợ hiện hữu, nhiều người vẫn còn mắc nợ vì những khoản đóng góp này. Nay, nếu phải chuyển vào trung tâm thương mại Nam Hải Hà, họ sẽ phải mất thêm một khoản tiền lớn để mua kiosque, trong khi buôn bán chắc chắn không hiệu quả.
Ðây là lý do khiến chính quyền huyện Hải Hà ép những thuộc cấp có thân nhân đang kinh doanh tại ngôi chợ hiện hữu phải ép thân nhân rời bỏ ngôi chợ hiện hữu để “làm gương.”
Ðể bảo vệ nơi buôn bán của mình, từ giữa tuần trước đến nay, mỗi đêm, hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh tại ngôi chợ hiện hữu kéo nhau đến cổng chợ để ngủ vì sợ chính quyền bít đường vào chợ.
Ðây không phải lần đầu tiên tiểu thương nhất quyết giữ nơi buôn bán, từ chối chuyển vào các trung tâm thương mại. Hồi đầu năm nay, hàng ngàn người dân cư ngụ tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cũng đã đổ đến, vây trụ sở xã Ninh Hiệp để phản đối kế hoạch giải tỏa chợ Nành Ninh Hiệp, phá trường tiểu học Ninh Hiệp để xây chợ mới và ép tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Nành Ninh Hiệp phải mua kiosque tại chợ mới. Ngoài việc vây trụ sở xã Ninh Hiệp, dân xã Ninh Hiệp còn bãi thị (không họp chợ), bãi khóa (không cho con em đến trường) để phản đối.
Trong thập niên vừa qua, nhiều tờ báo tại Việt Nam đã thực hiện nhiều phóng sự chứng minh, đầu tư vào các trung tâm thương mại là vứt tiền qua cửa sổ. Cuối năm ngoái, một số tờ báo khẳng định, hàng chục ngàn tỉ đã đổ vào các trung tâm thương mại ở Hà Nội là sự lãng phí khủng khiếp.
Bất chấp sự phản đối của nhiều giới, trong vài năm gần đây, chính quyền thành phố Hà Nội vẫn tổ chức đập bỏ hàng loạt ngôi chợ lâu đời, rồi giải tỏa thêm những khu vực quanh đó để dựng lên các trung tâm thương mại và dự án nào cũng tạo ra biểu tình vì thu hồi đất, giải tỏa nhà, bồi thường không hợp lý.
Cuối năm ngoái, những tiểu thương đã từng vào các trung tâm thương mại tại Hà Nội lũ lượt xin ngừng kinh doanh vì ế ẩm. Vào thời điểm đó, chính quyền thành phố Hà Nội xác nhận 62/62 tiểu thương kinh doanh tại trung tâm thương mại Cửa Nam đã ngưng kinh doanh và tìm người sang nhượng sạp. Con số này ở trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa là 100/100 và tại trung tâm thương mại Hàng Da là 200/636.
Tình trạng tương tự đã xảy ra khắp nơi ở Việt Nam. Chỉ riêng với chợ, hệ thống chính quyền các cấp tại Việt Nam đã vứt bỏ cả trăm ngàn tỷ. Giữa thập niên 2010, tình trạng đập bỏ chợ cũ để xây mới hoặc thu hồi đất để đầu tư những ngôi chợ “hiện đại” ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã làm tốn rất nhiều giấy mực do lãng phí. Ví dụ, năm 2004, chính quyền tỉnh Trà Vinh phê duyệt dự án xây dựng chợ Sóc Cầu ở huyện Tiểu Cần. Dự án này ngốn hết một tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, chợ Sóc Cầu trở thành nơi cho trẻ chăn bò lùa bò tới đó tránh nắng. (G.Ð)
Trường tiểu học và trung học cơ sở Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội đã vận động được gần 1 nửa số học sinh tiếp tục đến trường chứ không đi theo người khác để phản đối việc thu nhà xe làm trung tâm thương mại.
Sáng ngày 23.12, theo ghi nhận của phóng viên báo điện tử Một Thế Giới việc người dân đưa con em mình đến trường học và Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm để phản đối việc thu nhà xe để làm trung tâm thương mại vẫn tiếp tục diễn ra. Bắt học sinh bỏ học, các tiểu thương tại Ninh Hiệp đã vây kín trường tiểu học và trường trung học cơ sở Ninh Hiệp để không cho các học sinh khác vào học. Trao đổi với phóng viên, công an khu vực xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho hay: Việc phản đối của người dân đã diễn ra 2 năm nay với dự án lấy đất (khu nhà xe) trường học làm trung tâm thương mại. Đầu năm 2014, các tiểu thương ở chợ Ninh Hiệp cũng đã đồng loạt dừng bán hàng, kéo tới trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ninh Hiệp để phản đối nhưng chưa thành công. Dự án xây dựng trung tâm thương mại và giải trí ở xã Ninh Hiệp nằm trong quy hoạch sử dụng đất và đề án nông thôn mới của thành phố. Người dân ở đây cho rằng, việc xây thêm chợ là không cần thiết vì cả xã có 4 chợ và trung tâm thương mại nhưng có tới 3 chợ chưa kín chỗ. Xây thêm chợ vừa lãng phí vừa không thiết thực.
Học sinh tràn vào trường gây náo loạn để phản đối việc thu đất nhà xe làm trung tâm thương mại tại xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội
Trả lời phóng viên khi đang đứng ở cổng trường tiểu học Ninh Hiệp, một người dân cho hay: Ngày 21.12.2015 nhiều gia đình đã cho con em mình nghỉ học và kéo lên trụ sở công an Bắc Đuống để yêu cầu chính quyền không lấy bãi giữ xe làm trung tâm thương mại. Đây chính là khu đất trung tâm nhất của xã Ninh Hiệp. "Chúng tôi đã cho con em chúng tôi nghỉ học ở nhà hết, nếu cần thiết người dân như chúng tôi sẵn sàng ngã xuống để giữ mảnh đất này, giữ nhà xe này. Chúng tôi đã mang sẵn quan tài để vào trong nhà xe rồi, nếu cần thiết thì cũng sẽ chờ đợi động thái từ xã và huyện" - người này cho hay.
Chia sẻ về việc kéo nhau đi phản đối, kéo theo cả con em mình nghỉ học, anh Hà Minh (Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: Việc phản đối này đã kéo dài khá lâu, có đưa ý kiến nhưng chính quyền xã, huyện không nghe. Việc thu hồi nhà xe làm trung tâm thương mại khiến cho chúng tôi không buôn bán được, như vậy là ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi. Thậm chí, khi xây trung tâm thương mại tại đây chúng tôi cũng không được buôn bán trong này, khu đất sẽ được chia lô, chia phần và rơi vào tay những người có quyền để bán lại kiếm lời. "Chúng tôi không thể nhân nhượng lần này được nữa. Ngay cả khi con em chúng tôi lên xã cũng bị công an đánh và xua đuổi, càng làm chúng tôi thêm quyết tâm giữ mảnh đất này" .
Hiệu trưởng trường tiểu học Ninh Hiệp - Nguyễn Thị Thanh Minh lo lắng gọi điện cho lực lượng an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho các học sinh đang theo học tại trường lúc này.
Hiệu trưởng trường tiểu học Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội sáng nay cho hay: Sáng 23.12, hơn 1 nửa số học sinh đã đi học trở lại nhờ sự vận động sát sao, gửi thư ngỏ tới từng gia đình học sinh của nhà trường.
Ông ông Hoàng Việt Cường, Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết: Tổng số học sinh đi học sáng ngày 23.12 cụ thể là: THCS 302 trên tổng số 940 học sinh, Tiểu học 867 trên tổng số 1646 học sinh, tổng số chưa được một nửa học sinh. Học sinh mầm non đến trường bình thường.
Trụ sở công an và trường tiểu học Ninh Hiệp bị vây kín. Trường trung học cơ sở Ninh Hiệp thì im lìm vì vắng bóng học sinh
Ông Hoàng Anh Tú - chánh văn phòng UBND huyện Gia Lâm - cho biết không chỉ chính quyền xã mà UBND huyện đã đối thoại nhiều lần với người dân về việc thu hồi diện tích đất nói trên, nhưng người dân nhất định không nghe theo. Trước khi thu hồi, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo quy hoạch một khu đất rộng khoảng 6.000m2 trước chợ để tiểu thương làm nơi trông giữ xe và sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp chợ chứ chính quyền không có ý định thu hẹp hay xóa chợ. Chủ đầu tư cũng đã hoàn thành tốt những cam kết cũng như vấn đề đền bù. Về việc cả học sinh tham gia biểu tình, UBND huyện, đại diện Công an thành phố Hà Nội cũng đã họp triển khai tìm cách tháo gỡ” - ông Tú khẳng định.
Ý kiến người dân từ Ninh Hiệp
BBC Tiếng Việt
Khoảng 2.300 học sinh các trường tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội đang bãi khóa để cùng cha mẹ phản đối việc chủ đầu tư (Công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển Vĩnh Phát) thu hồi đất để hoàn thiện dự án nông thôn mới xã Ninh Hiệp giai ...
Có hay không "kịch bản thôn tính" chợ Nành (Ninh Hiệp) ?Cafebiz.vn
Vụ “HS bỏ lớp…”: Nhiều lần đối thoại nhưng bất thànhLao động Thủ đô
Hơn 2000 học sinh nghỉ học tại Ninh Hiệp: Con ruột để làm con tin!Người Đưa Tin
Ý kiến người dân từ Ninh Hiệp
BBC Tiếng Việt
Khoảng 2.300 học sinh các trường tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội đang bãi khóa để cùng cha mẹ phản đối việc chủ đầu tư (Công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển Vĩnh Phát) thu hồi đất để hoàn thiện dự án nông thôn mới xã Ninh Hiệp giai ...
Có hay không "kịch bản thôn tính" chợ Nành (Ninh Hiệp) ?Cafebiz.vn
Vụ “HS bỏ lớp…”: Nhiều lần đối thoại nhưng bất thànhLao động Thủ đô
Hơn 2000 học sinh nghỉ học tại Ninh Hiệp: Con ruột để làm con tin!Người Đưa Tin
-Học sinh được cho tiền để phản đối xây trung tâm thương mại?
Cập nhật : 14:43 | 23/12/2015
- Sáng 23/12, Chánh văn phòng UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) Hoàng Anh Tú cho biết mỗi học sinh tham gia tập trung phản đối xây trung tâm thương mại ở xã Ninh Hiệp được cho tiền. Tuy nhiên một số phụ huynh khẳng định không có việc đó...
Sáng 23/12, Ban Chỉ đạo của huyện Gia Lâm đã họp để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan ban ngành cùng tham gia phối hợp giải quyết vấn đề.
Thông tin từ lãnh đạo huyện Gia Lâm cho biết: “Hiện có tình trạng mỗi học sinh tham gia phản đối xây trung tâm thương mại được cho 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, cá biệt có khi là 200.000-300.000 đồng/ngày”.
Cùng viết về vụ việc, báo Tuổi Trẻ cho hay, theo thông tin từ nhiều học sinh, các em tụ tập trước cổng trường đã được một số đối tượng cho tiền để làm việc này. Tuy nhiên, trao đổi với PV báo này, một số phụ huynh có con nghỉ học thì khẳng định không có việc đó, họ không cho con đi học để phản đối việc chính quyền xây trung tâm thương mại.
Ba ngày qua, nhiều học sinh tại Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã không đến lớp.
Tình hình sáng 23/12 tại xã Ninh Hiệp, người dân và có cả học sinh vẫn tập trung tại các cổng trường để phản đối chủ trương xây dựng trung tâm thương mại của chính quyền. Tại khu vực gần chợ Nành, người dân cũng tập trung bàn tán nhiều.
Ông Hoàng Việt Cường – Trưởng phòng GD-ĐT Huyện Gia Lâm cho biết, sáng 23/12, tình hình có khả quan hơn khi số học sinh trở lại trường ở cả hai cấp đã có chuyển biến.
Cụ thể, Trường THCS Ninh Hiệp có hơn 300/940 học sinh; Trường TH Ninh Hiệp có 867/1.646 học sinh.
Cũng theo ông Cường, mặc dù sáng nay vẫn có một số đối tượng đứng chặn ở cổng trường để ngăn cản không cho học sinh vào trường học. Tuy nhiên, phòng GD-ĐT đã báo cáo với lãnh đạo chính quyền địa phương để điều động lực lượng an ninh đến giải tán đối tượng này.
Như vậy, trải qua 3 ngày từ 21/12 đến 23/12 tình hình học sinh nghỉ học phản đối lấy bãi gửi xe ở cạnh chợ Nành xây trung tâm thương mại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Lãnh đạo huyện Gia Lâm đã có những biện pháp giải quyếtnhưng số em không đến lớp vẫn rất đông.
Đăng Duy
Viết thư ngỏ, gửi tin nhắn đưa 2.300 học sinh trở lại trường
Hàng nghìn học sinh bị chặn, không cho vào trường
-
-
Hà Nội: Hàng nghìn học sinh nghỉ học phản đối xây trung tâm thương mại
Chia sẻ với Dân trí ngày 22/12, ông Hoàng Việt Cường, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm cho biết, sáng nay vẫn có hàng nghìn học sinh tiếp tục nghỉ học để theo bố mẹ đi phản đối việc xây dựng trung tâm thương mại tại Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội).
Theo ông Hoàng Việt Cường, ngay khi sự việc xảy ra, lãnh đạo hai trường Tiểu học và THCS Ninh Hiệp đã có báo cáo với huyện Gia Lâm để phối hợp xử lý cũng như tuyên truyền, vận động học sinh quay trở lại lớp bằng nhiều hình thức, cả thông qua sổ liên lạc điện tử.
Được biết, ngày 21/12, một cuộc họp khẩn với đại diện hội cha mẹ học sinh đã được tổ chức ở hai trường tiểu học và THCS để có phương án vận động học sinh trở lại lớp. Giáo viên và lãnh đạo nhà trường được chỉ đạo ra tận cổng đón các em vào trường.
Thống kê ban đầu của Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm trong sáng nay, chỉ có khoảng vài chục học sinh THCS trên tổng số hơn 900 em của trường này đến lớp.
“Do học sinh trong tình trạng vào lớp một lúc, khi ra chơi các em lại chạy ra ngoài nên không thể tính chính xác con số. Tuy nhiên, ước tính có khoảng vài chục em vào lớp học trong sáng nay. Còn ở trường tiểu học, cũng chỉ có chưa đến 100 học sinh trên tổng số hơn 1.600 em đi học”, ông Cường cho biết.
Ông Cường chia sẻ thêm, lãnh đạo Phòng Giáo dục, nhà trường và các giáo viên đã tiến hành nhiều biện pháp để tuyên truyền vận động nhưng các em vẫn nghỉ học để theo bố mẹ đi phản đối việc xây dựng trung tâm thương mại. Khi người dân đang bức xúc như thế này, chúng tôi chỉ áp dụng phương pháp tuyên truyền mềm mỏng để vận động các em trở lại lớp, nếu không sẽ rất ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Nếu sử dụng biện pháp quá cứng rắn thì không khác gì tiếp thêm dầu vào lửa.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội cho biết, qua báo cáo của địa phương, Sở đã nắm được tình hình.
Trước mắt, Ban giám hiệu các trường phối hợp với chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi ở đây để vận động học sinh trở lại lớp.
Quan điểm đưa ra là vận động một cách mềm mỏng, không được căng thẳng và không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ.
“Chúng tôi cho rằng, người lớn đấu tranh giành quyền lợi cho mình mà tước đi quyền lợi học tập của trẻ em là rất sai trái. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này thì hoàn toàn không nên bởi cái lợi chưa thấy nhưng cái hại trước mắt về việc học tập của các em là rất rõ, nhất là trong giai đoạn này các em đang trong giai đoạn thi học kì”, ông Thống nói.
Được biết vào sáng 21/12, trước cửa UBND xã Ninh Hiệp có hàng nghìn người (trong đó có học sinh của hai trường tiểu học và THCS) tụ tập phản đối việc xã chuẩn bị giải phóng mặt bằng khu bãi gửi xe ở trung tâm xã để xây trung tâm thương mại.
Nguyên nhân dẫn đến học sinh và tiểu thương phản ứng là họ vừa nhận được thông tin ngày 22/12, bãi trông giữ xe rộng khoảng 2.640m2 sẽ phải bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng trung tâm thương mại.
Tiểu thương đóng cửa chợ Ninh Hiệp, vây UBND xã
Phản đối việc lấy trường học và bãi xe của chợ xây dựng trung tâm thương mại, cả nghìn tiểu thương chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) đã tạm dừng bán hàng 2 ngày nay để bao vây trụ sở xã và cho con nghỉ học.
*Ảnh: Chợ Ninh Hiệp đóng cửa, TTTM bỏ trống cả trăm ki ốt
Chợ vải, quần áo đầu mối lớn nhất thủ đô đã đóng cửa 2 ngày nay. Hơn 1.000 tiểu thương ở đây phản đối việc thành phố chấp thuận dự án lấy bãi giữ xe của chợ và trường học để xây trung tâm thương mại. Ảnh: Phương Sơn
Sáng 15/1, tiểu thương kinh doanh tại chợ Ninh Hiệp vẫn tiếp tục đóng cửa để phản đối việc triển khai dự án lấy bãi giữ xe của chợ và trường học để xây dựng trung tâm thương mại.
Trước đó từ sáng 14/1, trước thông tin dự án xây chợ mới được khởi công, các tiểu thương Chợ Nành (chợ Ninh Hiệp) đồng loạt che bạt, tạm dừng bán hàng tại hơn 1000 kios. Họ kéo nhau tới trụ sở UBND xã ở cách đó khoảng 200 mét để phản đối dự án lấy nhà để xe của chợ để xây trung tâm thương mại và giải trí.
"Quá bức xúc nên bà con mới bỏ việc tập trung đông như thế này", bà Hoàng Thị Vinh (65 tuổi) nói và cho biết, vài ngày trước một doanh nghiệp đã đưa máy móc về giải phóng mặt bằng, định lấy trường học và bãi đỗ xe của chợ để xây trung tâm thương mại.
Theo bà Vinh, dự án chuyển bãi xe và trường học để làm chợ là đi ngược lợi ích của người dân, cả xã đã có 4 chợ và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, chỉ 1.600 sạp hàng ở chợ Nành là kín chỗ, còn 3 chợ Phú Điền, Ba Za, Sơn Long đều chưa hết tầng 1, các tầng khác bỏ trống vì dân không thuê.
"Xây thêm chợ vừa gây lãng phí, vừa xa rời thực tế", tiểu thương này nói. Rồi bà Vinh lý giải, việc xóa sổ bãi xe nằm ngay sát chợ để di chuyển ra địa điểm mới cách chợ hơn một km sẽ gây khó khăn, tốn kém trong vận chuyển hàng hóa và bất tiện cho đi lại của khách hàng.
Sơ đồ khu vực bị giải phóng mặt bằng để phục vụ dự án xây Trung tâm dịch vụ thương mại mới.
Ngoài việc bất đồng với chủ trương xây dựng khu dịch vụ thương mại, nhiều tiểu thương còn tỏ ra bức xúc trước chủ trương phá trường cấp hai đạt chuẩn Quốc gia vừa tu sửa năm 2012 để lấy đất xây chợ mới.
"Ngôi trường khang trang như vậy sao lại phải phá đi nhường chỗ cho trung tâm thương mại. Trường mới nằm xa khu dân cư thì con em đi học rất khổ, chúng tôi đưa đón cũng vất vả hơn nhiều", một tiểu thương kiến nghị.
Không chỉ đóng chợ, các tiểu thương còn đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối. Ông Nguyễn Đình Khoan, Hiệu trưởng Tiểu học Ninh Hiệp cho biết, ngày 7/1, có 19 em nghỉ học, hôm sau con số này lên tới 168 em và sau nhiều lần nhà trường vận động, hiện vẫn còn 19 em nghỉ học.
"Trường đã họp đại diện phụ huynh học sinh của các lớp để động viên, thuyết phục bố mẹ cho con đến trường, tránh ảnh hưởng đến việc học hành của các em, tuy nhiên việc này vẫn tái diễn", thầy Khoan cho biết thêm.
12h trưa, khi chưa gặp được lãnh đạo xã, các tiểu thương vẫn vây kín trước cửa phòng chủ tịch, phó chủ tịch để yêu cầu giải thích. Ảnh: Phương Sơn
Trả lời báo chí, ông Dương Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho rằng, dự án xây dựng hạ tầng ở xã Ninh Hiệp nằm trong quy hoạch sử dụng đất và đề án nông thôn mới của thành phố. Tuy nhiên, sau khi được thành phố chấp thuận đầu tư, đơn vị được giao dự án đã nóng vội phối hợp với Ban quản lý chợ Ninh Hiệp giải phóng mặt bằng không theo trình tự nên gây bức xúc trong nhân dân.
Theo ông Dũng, huyện chưa xây dựng trung tâm thương mại mà chỉ xây khu dịch vụ thương mại, khu giải trí, công viên cây xanh, bãi đỗ xe phục vụ nhân dân, để tiến tới nâng cấp xã Ninh Hiệp thành thị trấn.
"Chủ trương của huyện là giữ nguyên bãi xe cũ và làm thêm bãi xe mới theo quy hoạch rộng một ha để phục vụ nhu cầu các chợ trong xã. Còn việc di dời trường THCS, huyện đã chỉ đạo tạm dừng và báo cáo thành phố xem xét", ông Dũng nói.
Khu đất trống rộng hàng nghìn m2, nằm giữa trường THCS Ninh Hiệp và bãi để xe của chợ Nành, được cho là để xây dựng chợ và công viên vui chơi. Mấy ngày trước, máy ủi, máy xúc vào để giải phóng mặt bằng, nay đã bị dừng hoạt động. Ảnh: Phương Sơn
Tuy nhiên, chiều 14/1, trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Bá Khanh, Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp khẳng định chưa nhận được công văn chỉ đạo từ các cấp về việc này. Điều cần thiết nhất bây giờ là giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu, yên tâm ổn định kinh doanh.
"Chúng tôi chỉ biết báo cáo sự việc và đề xuất, kiến nghị chứ không đủ chức năng giải quyết", ông Khanh cho hay.
Trước câu hỏi có cần thiết phải xây thêm chợ, trung tâm thương mại, khi xã có 4 chợ chưa sử dụng hết, vị Chủ tịch này từ chối bình luận vì "nhiều lý do khách quan".
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đồng ý chủ trương dự án xây dựng các công trình hạ tầng và hạ tầng xã hội tại xã Ninh Hiệp với số tiền 180 tỷ đồng (do một đơn vị tư nhân làm chủ đầu tư). Dự án này xây dựng chợ và khu dịch vụ thương mại tổng hợp trên diện tích khoảng 5.873m2, bãi đỗ xe diện tích khoảng 1 ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
-Quảng Ninh: Xây chợ, ép vợ bỏ chồng, mẹ từ con
QUẢNG NINH (NV) - Không ép được tiểu thương rời bỏ chợ Hải Hà, chính quyền huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, chuyển qua ép những cán bộ có thân nhân buôn bán tại ngôi chợ này, buộc họ ép vợ, mẹ thực thi lệnh của chính quyền.
Hàng trăm tiểu thương chợ Hải Hà mang cả con đến ngủ trước cổng chợ để giữ nơi buôn bán. (Hình: Tiền Phong)
Ðó là nguyên nhân khiến một số gia đình phát sinh xung đột. Bà Ðinh Thị Nẩy, 49 tuổi, ngụ tại xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, đang kinh doanh quần áo tại chợ Hải Hà, cho biết, có thể bà sẽ xin ly hôn vì ông Ðinh Hữu Khùng, bí thư xã Quảng Chính, liên tục ép bà phải rời bỏ ngôi chợ này.Ông Khùng bảo rằng, nếu bà Nẩy, “chây ì,” không chịu rời bỏ chợ Hải Hà, ông sẽ bị kỷ luật. Còn bà Nẩy cho biết, nếu nghe lời chồng, cả nhà sẽ đói bởi lương ông Khùng không thể nuôi được vợ con.
Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra trong gia đình bà Phạm Thị Tựa, vợ một cán bộ xã Quảng Chính và bà Phạm Thị Thanh, ngụ tại thị trấn Quảng Hà, vợ một sĩ quan đang phục vụ trong Ban Chỉ Huy quân sự huyện Hải Hà.
Bà Nguyễn Bích Ngọc, ngụ tại thị trấn Quảng Hà, một trong những tiểu thương kinh doanh tại chợ Hải Hà, cũng vừa mới tuyên bố sẽ viết giấy từ con để con bà, một cán bộ làm việc tại Ủy Ban Nhân Dân huyện Hải Hà không bị kỷ luật.
Chợ Hải Hà hình thành năm 1993 và từ đó đến nay là nơi giúp 600 gia đình kiếm sống. Những tiểu thương buôn bán tại ngôi chợ này đã từng góp rất nhiều tiền để tu bổ ngôi chợ, kể cả xây dựng lại khi chợ bị cháy rụi vào đầu năm 2013.
Năm 2009, chính quyền tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án xây dựng trung tâm thương mại-khu dân cư Nam Hải Hà và giao cho công ty Ðức Dương thực hiện. Trong dự án này, ngôi chợ mới cách ngôi chợ hiện hữu khoảng 500 mét. Năm 2012, dự án hoàn tất nhưng không có ai chịu vào trung tâm thương mại Nam Hải Hà để kinh doanh. Giữa năm 2013, chính quyền huyện Hải Hà công bố quy hoạch giải tỏa ngôi chợ hiện hữu để... xây công viên nhưng tiểu thương đang buôn bán tại ngôi chợ hiện hữu dứt khoát không bỏ chợ.
Nhiều tiểu thương cho biết, họ đã đóng rất nhiều tiền để tu bổ, xây dựng ngôi chợ hiện hữu, nhiều người vẫn còn mắc nợ vì những khoản đóng góp này. Nay, nếu phải chuyển vào trung tâm thương mại Nam Hải Hà, họ sẽ phải mất thêm một khoản tiền lớn để mua kiosque, trong khi buôn bán chắc chắn không hiệu quả.
Ðây là lý do khiến chính quyền huyện Hải Hà ép những thuộc cấp có thân nhân đang kinh doanh tại ngôi chợ hiện hữu phải ép thân nhân rời bỏ ngôi chợ hiện hữu để “làm gương.”
Ðể bảo vệ nơi buôn bán của mình, từ giữa tuần trước đến nay, mỗi đêm, hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh tại ngôi chợ hiện hữu kéo nhau đến cổng chợ để ngủ vì sợ chính quyền bít đường vào chợ.
Ðây không phải lần đầu tiên tiểu thương nhất quyết giữ nơi buôn bán, từ chối chuyển vào các trung tâm thương mại. Hồi đầu năm nay, hàng ngàn người dân cư ngụ tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cũng đã đổ đến, vây trụ sở xã Ninh Hiệp để phản đối kế hoạch giải tỏa chợ Nành Ninh Hiệp, phá trường tiểu học Ninh Hiệp để xây chợ mới và ép tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Nành Ninh Hiệp phải mua kiosque tại chợ mới. Ngoài việc vây trụ sở xã Ninh Hiệp, dân xã Ninh Hiệp còn bãi thị (không họp chợ), bãi khóa (không cho con em đến trường) để phản đối.
Trong thập niên vừa qua, nhiều tờ báo tại Việt Nam đã thực hiện nhiều phóng sự chứng minh, đầu tư vào các trung tâm thương mại là vứt tiền qua cửa sổ. Cuối năm ngoái, một số tờ báo khẳng định, hàng chục ngàn tỉ đã đổ vào các trung tâm thương mại ở Hà Nội là sự lãng phí khủng khiếp.
Bất chấp sự phản đối của nhiều giới, trong vài năm gần đây, chính quyền thành phố Hà Nội vẫn tổ chức đập bỏ hàng loạt ngôi chợ lâu đời, rồi giải tỏa thêm những khu vực quanh đó để dựng lên các trung tâm thương mại và dự án nào cũng tạo ra biểu tình vì thu hồi đất, giải tỏa nhà, bồi thường không hợp lý.
Cuối năm ngoái, những tiểu thương đã từng vào các trung tâm thương mại tại Hà Nội lũ lượt xin ngừng kinh doanh vì ế ẩm. Vào thời điểm đó, chính quyền thành phố Hà Nội xác nhận 62/62 tiểu thương kinh doanh tại trung tâm thương mại Cửa Nam đã ngưng kinh doanh và tìm người sang nhượng sạp. Con số này ở trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa là 100/100 và tại trung tâm thương mại Hàng Da là 200/636.
Tình trạng tương tự đã xảy ra khắp nơi ở Việt Nam. Chỉ riêng với chợ, hệ thống chính quyền các cấp tại Việt Nam đã vứt bỏ cả trăm ngàn tỷ. Giữa thập niên 2010, tình trạng đập bỏ chợ cũ để xây mới hoặc thu hồi đất để đầu tư những ngôi chợ “hiện đại” ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã làm tốn rất nhiều giấy mực do lãng phí. Ví dụ, năm 2004, chính quyền tỉnh Trà Vinh phê duyệt dự án xây dựng chợ Sóc Cầu ở huyện Tiểu Cần. Dự án này ngốn hết một tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, chợ Sóc Cầu trở thành nơi cho trẻ chăn bò lùa bò tới đó tránh nắng. (G.Ð)