-Nói chung, nếu cứ cho để những hàng hoá thiết yếu bị các nhóm lợi ích, các tập đoàn kinh tế biến thành thứ tài sản sinh lợi cho riêng họ thì mục tiêu xây dựng một quốc gia phúc lợi xem chừng đã bị những nhóm này bắt làm con tin!-
SGTT.VN - Về chuyện xăng tăng giá hai lần trong mười ngày, một bà nội trợ nói: “Trước giờ em cứ nghĩ khoản tiền xăng đi chợ, đưa rước con đi học, đi công chuyện linh tinh không đáng bao nhiêu, bây giờ ngó giá xăng thấy hoảng!”
Với đa phần người Việt, hai cái bánh xe gắn máy mới thật là đôi chân của họ. Trong trường hợp giá xăng tiếp tục tăng nữa thì có lẽ sẽ có một cuộc “cách mạng” lưu thông. Nhưng dù mọi công dân Việt Nam có chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay đi xe đạp, đi bộ cũng phải hứng chịu hàng loạt cơn bão giá ăn theo khác làm bốc hơi khoản lương căn bản vốn ít ỏi, eo hẹp.
Không chỉ là chuyện tăng giá xăng, lúc này, những công dân sử dụng công lộ còn phải đối diện trước bất ổn về chất lượng của các công trình giao thông công cộng. Hầm Thủ Thiêm được thiết kế với tuổi thọ trăm năm chưa ăn thôi nôi đã rỉ nước, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương xuống cấp không phanh, thậm chí mọi con đường lớn nhỏ của cả TP.HCM dù trải nhựa nóng hay nhựa nguội nếu không ổ gà, ổ voi thì cũng gập ghềnh trúc trắc. Mọi công dân dù muốn dù không phải chấp nhận sự áp đặt về giá cả và chất lượng của hệ thống kinh doanh độc quyền các mặt hàng thiết yếu. Chấp nhận nhưng vẫn phải hỏi rằng: tại sao mình đóng thuế đủ, ngày càng phải trả giá cao hơn cho các nhu cầu thiết yếu trong khi chất lượng các công trình hạ tầng giao thông và phúc lợi xã hội vừa mọc lên lại nhanh chóng xuống cấp?
Khi xăng tăng giá, nhiều người dân không quan tâm đến chỉ số tiêu thụ xăng của một chiếc xe gắn máy, họ chỉ quan tâm đến cự ly di chuyển và so sánh lượng xăng tiêu tốn theo cách tính giá một tô phở hoặc một ngày tiền chợ. Lợi nhuận các tập đoàn kinh doanh xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu – dưới góc nhìn xã hội – đang thông qua việc tăng giá xâm phạm ngày một nhiều hơn, sâu hơn vào sự yên bình, tính an toàn của từng cá nhân và từng gia đình. Một nền kinh tế bất kể các giá trị nhân văn, chỉ chăm chăm chạy theo lợi nhuận tự nó đã phá vỡ nền tảng đồng thuận xã hội, đặt cả hệ thống kinh tế vào thế đối lập với những giá trị phúc lợi chính thống.
Ở một trạm xăng trên đường Lý Thường Kiệt, quận 11, một nhân viên bơm xăng đã giải thích tăng giá xăng là do giá dầu thế giới biến động và nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngưng hoạt động. Một người đàn ông có vẻ ngoài là dân chạy xe ôm, nói: “Hồi trước nghe có cái nhà máy lọc dầu ai cũng phấn khởi, bây giờ nghe nó nay ngưng mai nghỉ để các cha có lý do tăng giá!” Khi chuyện tăng giá xăng cấp tập kéo theo bão tăng giá các mặt hàng thiết yếu khác, hiệu ứng sợ hãi trong cả cộng đồng cũng tăng theo. Ai cũng biết những hàng hoá thiết yếu là cơ sở để mọi người sống và mưu cầu hạnh phúc, đó cũng là mục tiêu bình ổn phúc lợi của mọi thể chế chính trị. Trong một đất nước đang phát triển, chính sách an sinh còn thiếu hụt thì việc bảo đảm sự ổn định giá cả hoặc bù giá các mặt hàng thiết yếu phải được nhận thức như là yếu tố cốt lõi tạo ra nền tảng công bằng.
Nói chung, nếu cứ cho để những hàng hoá thiết yếu bị các nhóm lợi ích, các tập đoàn kinh tế biến thành thứ tài sản sinh lợi cho riêng họ thì mục tiêu xây dựng một quốc gia phúc lợi xem chừng đã bị những nhóm này bắt làm con tin!
GIAO CẢM
Một nền kinh tế bất kể các giá trị nhân văn, chỉ chăm chăm chạy theo lợi nhuận tự nó đã phá vỡ nền tảng đồng thuận xã hội, đặt cả hệ thống kinh tế vào thế đối lập với những giá trị phúc lợi chính thống. |
Xăng tăng giá, phúc lợi thành con tin
Sặc cười với bản nhạc chế “Tìm lại giá xăng”
(iHay) Có lẽ một trong những câu chuyện thời sự nhất hai ngày qua là vấn đề xăng tăng giá. Mặt hàng này có sức kéo theo giá hàng nghìn thứ khác cùng “nhảy disco” trong khi lương vẫn y như cũ, khiến cư dân mạng không ngừng rên rỉ.
Thế giới mạng lại một phen ồn ào quanh chuyện giá xăng và túi tiền. “Hội phát điên vì giá xăng” trên mạng Facebook lập tức được thành lập. Câu slogan được “Hội” ghi lên trang chủ: Giá xăng tăng - Giá cả leo thang - Thiếu tiền - Phát điên.
|
Không những thể hiện bằng những status, hình ảnh mà cư dân mạng - nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận còn “khai sinh” một ca khúc với tên gọi: “Tìm lại giá xăng”. Bài hát xuất hiện trên Facebook cá nhân của nhạc sĩ này ngay lập tức được cư dân mạng “like mạnh” và “share” nhiệt tình.
|
Dưới đây là lời bài hát “Tìm lại giá xăng” - Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận và một số hình ảnh về “cơn bão” giá xăng.
“Tin xăng tăng sao nghe ớn quá
Tin xăng tăng như cào sâu vết thương
Đã có lúc 10 nghìn mất lít
Trong anh cứ thấy được rồi
Anh mua xe anh đâu hối tiếc
Anh yêu xe, yêu bằng cả trái tim
Nhưng xăng lên xe vội vàng ra đi…
Ra đi không chút tiếc thương
Hai nghìn một tô mì gói
Ba nghìn một ổ bánh mì
Năm nghìn một tô hủ tíu, cách đây nhiều năm
Và rồi xăng lên lặng lẽ
Và rồi xăng lên làm anh đớn đau
Hằn sâu vết thương mỗi lần đổ xăng
Không còn được đi lượn nữa
Không phải vì không có bồ
Mà là vì xăng lên giá sắp 30 nghìn
Dù lòng vẫn biết là thế
Mà vì sao anh vẫn không thể quên khi xăng vẫn lên đều đều”.
Ngẫm chuyện trách nhiệm của các bộ trưởng qua lời xin lỗi (NĐT 17-8-12) -- Chừng nào thì Thủ tướng mới xin lỗi đã bổ nhiệm những vị này? (Tất nhiên nhiều bạn sẽ không ngừng lại ở đây mà còn đòi những vị cao hơn nữa xin lỗi! Nhưng xin để dịp khác)
Lật lại vụ SCIC đầu tư 1.000 tỷ đồng vào Vinaconex (PLVN NĐT 17-8-12)
Hơn 150 năm sau Tuyên ngôn Cộng Sản, ở nước CHXHCN Việt Nam: Teo cơ vì thiếu ăn (DT 17-8-12) --"Công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp thiếu ăn đến nỗi cơ bắp bị bào mòn, teo tóp, năng lượng dự trữ bị khai thác hết để làm việc"
'Xẻ thịt' công viên: Quả bóng trách nhiệm lăn lông lốc (PetroTimes 17-8-12)
Nhân viên rầu rĩ đuổi ruồi trong các khu thương mại hào nhoáng (infonet 17-8-12)
Vietnam gambling addicts driven to extremes (AFP 17-8-12) Tệ lô đề ở Việt Nam lên báo nước ngoài (VnEx 17-8-12)
- Bài toán ODA (TN).
- Ngân hàng chấp nhận giảm lãi? (ĐĐK).
- “Tổng Giám đốc chờ xăng dầu tăng giá mới nhập nên cách chức“ (PLVN). – Kiểm soát chặt, tránh lợi dụng tăng giá xăng dầu để tăng giá cước bất hợp lý (VOV). - Xăng tăng giá, tài xế tính chuyện bỏ nghề (NĐT).
- Đón dòng dầu đầu tiên trên giàn H4 mỏ Tê Giác Trắng (SGGP).
- Chi phí tài chính tăng vọt, “Gạch” Đồng Tâm lỗ hơn 180 tỷ đồng (Cafef/TTVN).
- Vàng miếng giả hiệu SJC (NLĐ).
PVFC lên tiếng về thông tin hợp nhất với ngân hàng
VnEconomy -PVF cho biết việc hợp nhất giữa PVFC với Western Bank không phải là thông tin chính thức do PVFC công bố
-Phi cơ Air France hết xăng, kêu gọi hành khách góp tiền Nguoi Viet Online
Phải đáp bất ngờ ở thủ đô Damascus của Syria đã là một sự phiền toái rồi, nhưng sau đó hành khách trên chuyến bay Air France 562 lại được yêu cầu mở bóp ví để xem có góp đủ tiền mua thêm xăng hay không.