-Tàu khu trục của Đài Loan ở gần đảo Ba Bình - Ảnh: Wantchinatimes.com
- Đài Loan trong thế cờ biển Đông (PLTP). Đài Loan đã chính thức loan báo kế hoạch diễn tập bắn đạn thật tại đảo Ba Bình thuộc Trường Sa từ ngày 1 tới 5-9 để “khẳng định chủ quyền của Đài Loan tại biển Đông” (?).
Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan CAN cho biết nước này sẽ hoàn tất lắp đặt cột ăngten chiều cao 7 m được đặt gần đường băng dài 1.200 m hiện đại trên đảo. Mục đích của cột ăngten này sẽ cho phép tăng tần suất chuyến bay đến đảo với sự ra đời của đội không quân đặc biệt có khả năng vượt khoảng cách từ Ba Bình đến TP Cao Hùng (khoảng 1.600 km) chỉ trong vòng vài giờ. Những động thái trên làm nhiều nhà quan sát lo ngại về sự “trỗi dậy” không bình thường của Đài Bắc tại biển Đông, nhất là khi vùng lãnh thổ này luôn thoắt ẩn thoắt hiện trong thế cờ chiến lược với Trung Quốc.
Trung-Đài: Cùng một chiến tuyến
Kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm tổng thống, các chính sách của Đài Loan với đại lục đã có vẻ mềm mỏng hơn. Các cuộc hội thảo, nghiên cứu học thuật và trao đổi chính sách giữa hai bên về biển Đông diễn ra thường xuyên hơn. “Báo cáo đánh giá tình hình khu vực Nam hải” do hai bên cùng hợp tác soạn thảo là một ví dụ sinh động cho thấy khả năng hợp tác giữa hai bên là rất lớn. Tuy nhiên, chính những yếu tố cốt lõi hình thành chính sách đối ngoại của chính quyền Đài Bắc lại là các lực cản đối với một liên minh Trung-Đài trong cục diện châu Á-Thái Bình Dương.
Với việc đang khá thất thế trong các đòi hỏi chủ quyền của mình, đã xuất hiện những lời kêu gọi ngày càng mạnh mẽ từ đại lục rằng hai bờ nên phối hợp phòng vệ và hợp tác phát triển tại biển Đông. Cái lợi đầu tiên là sẽ làm quan hệ giữa hai bờ trở nên ấm áp hơn nữa, tăng cường lòng tin. Thứ hai, theo lập luận từ đại lục, sẽ tạo ra sự thúc đẩy kinh tế cần thiết nhằm xây dựng Đài Loan trở thành một “trung tâm vận tải biển” như Đài Bắc vẫn hy vọng.
Trong khoang lái một máy bay tiêm kích của Đài Loan. Ảnh: Internet
Hiện nay đảo Ba Bình - đảo lớn nhất tại Trường Sa và bãi Bàn Than đang nằm dưới sự kiểm soát của Đài Loan. Trong khi đó, tất cả những gì Trung Quốc chiếm giữ khu vực này chỉ là chín bãi đá. Chúng ta có thể thấy vị thế hiện tại của Đài Loan tại Trường Sa mang tính chiến lược rất cao và việc Bắc Kinh lôi kéo Đài Bắc về phía mình là tất yếu. Gần đây theo Taipei Times, đang xuất hiện một số lo ngại về việc hai bờ eo biển đang tiến hành những động thái xích lại gần nhau hơn trong vấn đề giải quyết tranh chấp tại biển Đông trong bối cảnh căng thẳng khu vực dâng cao. Giới học thuật cũng như phía chính phủ ở cả Trung Quốc đại lục lẫn Đài Loan đều có các ý kiến ủng hộ sự hợp tác này. Tuy nhiên, cũng có những bộ phận không nhỏ yêu cầu Đài Loan đứng trung lập và không gây căng thẳng trong vấn đề biển Đông.
…Nhưng khác lựa chọn
Đài Bắc, theo nhận xét của Raul Pangalangan trên tờ The Inquirier, không muốn đứng ngoài tranh chấp bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham). Theo đó, vụ này không chỉ là tranh chấp song phương Trung Quốc-Philippines, mà bên cạnh đó còn có một chủ thể khác là Đài Loan. Điều này mặt nào đó “chỏi” với tuyên bố về “đường chữ U” khẳng định lãnh hải bao trùm hầu như toàn bộ biển Đông của đại lục.
Gần đây, các sức ép trong nước yêu cầu Đài Loan phải có những phản ứng mạnh mẽ hơn đối với việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “TP cấp địa khu Tam Sa”. Theo Dean Cheng, chuyên gia về Đài Loan và Trung Quốc của The Heritage Foundation đóng trụ sở tại Washington, thì Đài Loan cần đưa ra tiếng nói để bảo vệ lợi ích của mình khi mà vấn đề biển Đông đang thu hút sự chú ý lớn của dư luận thế giới.
Thứ hai, qua tuyên bố của James Chou, Đài Loan muốn cho các bên liên quan thấy rằng cách tiếp cận của mình là hoàn toàn khác với đại lục khi Đài Bắc hoàn toàn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp biển Đông theo một cơ chế đa phương. Qua đó, chính quyền Mã Anh Cửu hy vọng rằng Đài Loan sẽ có một tư cách hợp pháp để tham gia vào tất cả cuộc thảo luận liên quan đến biển Đông. Tuy nhiên, rủi ro cũng không hề nhỏ.
Đài Bắc vốn đồng quan điểm với Bắc Kinh rằng chủ quyền tại các khu vực giàu tài nguyên ở biển Đông thuộc về người Trung Quốc, tuy nhiên bất đồng lớn nhất hiện tại là chính phủ Trung Quốc nào sẽ là người thực thi chủ quyền đó. Rõ ràng Đài Loan không có khả năng đối chọi với đại lục về quân sự. Nhiều học giả nước ngoài và Đài Loan nhận định rằng việc đại lục thực hiện tham vọng biến biển Đông thành khu vực ảnh hưởng của mình còn bao hàm mục tiêu là bao vây và cuối cùng là thu hồi lại Đài Loan. Thông qua các hành động quyết liệt của Đài Bắc gần đây, Bắc Kinh có thể viện cớ cho rằng đó là các hành động đe dọa quân sự mới, mà mối lo sợ lớn nhất của chính quyền Mã Anh Cửu chính là việc Trung Quốc có thể tiến hành đánh chiếm Ba Bình. Với sức mạnh quân sự vượt trội, việc đánh chiếm một hòn đảo với Bắc Kinh là việc hết sức dễ dàng và chắc chắn sẽ không gặp phải bất cứ sự can thiệp đáng kể nào từ các nước khác. “Đạo luật quan hệ Đài Loan” thông qua năm 1979 của Mỹ như là một sự đảm bảo để Đài Loan được bảo vệ trong bất cứ trường hợp tấn công nào từ phía đại lục. Tuy nhiên, nếu như nó có liên quan đến biển Đông thì Washington không có lợi ích nào khác hơn ngoài việc bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực mà thôi.
Cần nhớ rằng chính quyền Bắc Kinh vẫn luôn chủ trương thực hiện chính sách “một Trung Quốc” hay “một quốc gia, hai chế độ” đối với đảo Đài Loan. Vào tháng 5-1984, Quốc hội Trung Quốc khóa IV, dựa trên ý tưởng của Đặng Tiểu Bình, đã đưa ra chính sách cho phép Đài Loan phát triển với chế độ chính trị, bộ máy hành chính và lực lượng phòng vệ riêng biệt, tuy nhiên cũng đồng thời khẳng định toàn bộ quyền về đối ngoại, quốc phòng đều thuộc về chính quyền trung ương Bắc Kinh. Nói một cách khác, Bắc Kinh vẫn luôn phủ nhận và sẵn sàng đe dọa sử dụng vũ lực để ngăn cản việc Đài Loan tách riêng khỏi chính quyền đại lục - trở thành một quốc gia độc lập. Để đảm bảo được sự tồn tại của chính quyền Đài Loan, cũng như duy trì mong muốn giành quyền độc lập trước “gã Goliath khổng lồ”, “chàng David” Đài Loan không còn cách nào khác ngoài việc duy trì mối quan hệ đồng minh của mình với cường lực quân sự số một thế giới - Mỹ.
NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
- Đài Loan trong thế cờ biển Đông (PLTP). Đài Loan đã chính thức loan báo kế hoạch diễn tập bắn đạn thật tại đảo Ba Bình thuộc Trường Sa từ ngày 1 tới 5-9 để “khẳng định chủ quyền của Đài Loan tại biển Đông” (?).
Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan CAN cho biết nước này sẽ hoàn tất lắp đặt cột ăngten chiều cao 7 m được đặt gần đường băng dài 1.200 m hiện đại trên đảo. Mục đích của cột ăngten này sẽ cho phép tăng tần suất chuyến bay đến đảo với sự ra đời của đội không quân đặc biệt có khả năng vượt khoảng cách từ Ba Bình đến TP Cao Hùng (khoảng 1.600 km) chỉ trong vòng vài giờ. Những động thái trên làm nhiều nhà quan sát lo ngại về sự “trỗi dậy” không bình thường của Đài Bắc tại biển Đông, nhất là khi vùng lãnh thổ này luôn thoắt ẩn thoắt hiện trong thế cờ chiến lược với Trung Quốc.
Trung-Đài: Cùng một chiến tuyến
Kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm tổng thống, các chính sách của Đài Loan với đại lục đã có vẻ mềm mỏng hơn. Các cuộc hội thảo, nghiên cứu học thuật và trao đổi chính sách giữa hai bên về biển Đông diễn ra thường xuyên hơn. “Báo cáo đánh giá tình hình khu vực Nam hải” do hai bên cùng hợp tác soạn thảo là một ví dụ sinh động cho thấy khả năng hợp tác giữa hai bên là rất lớn. Tuy nhiên, chính những yếu tố cốt lõi hình thành chính sách đối ngoại của chính quyền Đài Bắc lại là các lực cản đối với một liên minh Trung-Đài trong cục diện châu Á-Thái Bình Dương.
Với việc đang khá thất thế trong các đòi hỏi chủ quyền của mình, đã xuất hiện những lời kêu gọi ngày càng mạnh mẽ từ đại lục rằng hai bờ nên phối hợp phòng vệ và hợp tác phát triển tại biển Đông. Cái lợi đầu tiên là sẽ làm quan hệ giữa hai bờ trở nên ấm áp hơn nữa, tăng cường lòng tin. Thứ hai, theo lập luận từ đại lục, sẽ tạo ra sự thúc đẩy kinh tế cần thiết nhằm xây dựng Đài Loan trở thành một “trung tâm vận tải biển” như Đài Bắc vẫn hy vọng.
Trong khoang lái một máy bay tiêm kích của Đài Loan. Ảnh: Internet
Hiện nay đảo Ba Bình - đảo lớn nhất tại Trường Sa và bãi Bàn Than đang nằm dưới sự kiểm soát của Đài Loan. Trong khi đó, tất cả những gì Trung Quốc chiếm giữ khu vực này chỉ là chín bãi đá. Chúng ta có thể thấy vị thế hiện tại của Đài Loan tại Trường Sa mang tính chiến lược rất cao và việc Bắc Kinh lôi kéo Đài Bắc về phía mình là tất yếu. Gần đây theo Taipei Times, đang xuất hiện một số lo ngại về việc hai bờ eo biển đang tiến hành những động thái xích lại gần nhau hơn trong vấn đề giải quyết tranh chấp tại biển Đông trong bối cảnh căng thẳng khu vực dâng cao. Giới học thuật cũng như phía chính phủ ở cả Trung Quốc đại lục lẫn Đài Loan đều có các ý kiến ủng hộ sự hợp tác này. Tuy nhiên, cũng có những bộ phận không nhỏ yêu cầu Đài Loan đứng trung lập và không gây căng thẳng trong vấn đề biển Đông.
…Nhưng khác lựa chọn
Đài Bắc, theo nhận xét của Raul Pangalangan trên tờ The Inquirier, không muốn đứng ngoài tranh chấp bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham). Theo đó, vụ này không chỉ là tranh chấp song phương Trung Quốc-Philippines, mà bên cạnh đó còn có một chủ thể khác là Đài Loan. Điều này mặt nào đó “chỏi” với tuyên bố về “đường chữ U” khẳng định lãnh hải bao trùm hầu như toàn bộ biển Đông của đại lục.
Gần đây, các sức ép trong nước yêu cầu Đài Loan phải có những phản ứng mạnh mẽ hơn đối với việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “TP cấp địa khu Tam Sa”. Theo Dean Cheng, chuyên gia về Đài Loan và Trung Quốc của The Heritage Foundation đóng trụ sở tại Washington, thì Đài Loan cần đưa ra tiếng nói để bảo vệ lợi ích của mình khi mà vấn đề biển Đông đang thu hút sự chú ý lớn của dư luận thế giới.
Thứ hai, qua tuyên bố của James Chou, Đài Loan muốn cho các bên liên quan thấy rằng cách tiếp cận của mình là hoàn toàn khác với đại lục khi Đài Bắc hoàn toàn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp biển Đông theo một cơ chế đa phương. Qua đó, chính quyền Mã Anh Cửu hy vọng rằng Đài Loan sẽ có một tư cách hợp pháp để tham gia vào tất cả cuộc thảo luận liên quan đến biển Đông. Tuy nhiên, rủi ro cũng không hề nhỏ.
Đài Bắc vốn đồng quan điểm với Bắc Kinh rằng chủ quyền tại các khu vực giàu tài nguyên ở biển Đông thuộc về người Trung Quốc, tuy nhiên bất đồng lớn nhất hiện tại là chính phủ Trung Quốc nào sẽ là người thực thi chủ quyền đó. Rõ ràng Đài Loan không có khả năng đối chọi với đại lục về quân sự. Nhiều học giả nước ngoài và Đài Loan nhận định rằng việc đại lục thực hiện tham vọng biến biển Đông thành khu vực ảnh hưởng của mình còn bao hàm mục tiêu là bao vây và cuối cùng là thu hồi lại Đài Loan. Thông qua các hành động quyết liệt của Đài Bắc gần đây, Bắc Kinh có thể viện cớ cho rằng đó là các hành động đe dọa quân sự mới, mà mối lo sợ lớn nhất của chính quyền Mã Anh Cửu chính là việc Trung Quốc có thể tiến hành đánh chiếm Ba Bình. Với sức mạnh quân sự vượt trội, việc đánh chiếm một hòn đảo với Bắc Kinh là việc hết sức dễ dàng và chắc chắn sẽ không gặp phải bất cứ sự can thiệp đáng kể nào từ các nước khác. “Đạo luật quan hệ Đài Loan” thông qua năm 1979 của Mỹ như là một sự đảm bảo để Đài Loan được bảo vệ trong bất cứ trường hợp tấn công nào từ phía đại lục. Tuy nhiên, nếu như nó có liên quan đến biển Đông thì Washington không có lợi ích nào khác hơn ngoài việc bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực mà thôi.
Cần nhớ rằng chính quyền Bắc Kinh vẫn luôn chủ trương thực hiện chính sách “một Trung Quốc” hay “một quốc gia, hai chế độ” đối với đảo Đài Loan. Vào tháng 5-1984, Quốc hội Trung Quốc khóa IV, dựa trên ý tưởng của Đặng Tiểu Bình, đã đưa ra chính sách cho phép Đài Loan phát triển với chế độ chính trị, bộ máy hành chính và lực lượng phòng vệ riêng biệt, tuy nhiên cũng đồng thời khẳng định toàn bộ quyền về đối ngoại, quốc phòng đều thuộc về chính quyền trung ương Bắc Kinh. Nói một cách khác, Bắc Kinh vẫn luôn phủ nhận và sẵn sàng đe dọa sử dụng vũ lực để ngăn cản việc Đài Loan tách riêng khỏi chính quyền đại lục - trở thành một quốc gia độc lập. Để đảm bảo được sự tồn tại của chính quyền Đài Loan, cũng như duy trì mong muốn giành quyền độc lập trước “gã Goliath khổng lồ”, “chàng David” Đài Loan không còn cách nào khác ngoài việc duy trì mối quan hệ đồng minh của mình với cường lực quân sự số một thế giới - Mỹ.
NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
– Đài Loan tập trận : Biển Đông bị khuấy động (RFI). – Quan chức Đài Loan thăm đảo Ba Bình (BBC). – Trường Sa: Đài Loan “làm tới” (GDVN/ Nguyễn Vĩnh). – VN phản đối hành động vi phạm chủ quyền của TQ và Đài Loan (RFA).
- Trung Quốc cấp tập thâu tóm biển Đông(TN).
ĐL lại tổ chức thăm trái phép Ba Bình
--Đài Loan, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam -Đài Loan tập trận bắn đạn thật phi pháp ở Trường Sa, trong khi Trung Quốc có thêm động thái đơn phương tại cái gọi là “TP.Tam Sa”.
Bất chấp phản đối của Việt Nam và quan ngại từ Mỹ, Đài Loan vẫn sẽ ngang nhiên tiến hành tập trận bắn đạn thật từ ngày 1-5.9 ở Ba Bình. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Đài Bắc chiếm đóng. Đảo này thuộc cụm Nam Yết, cách đảo Sơn Ca 11,5 km về phía tây và cách đảo Nam Yết khoảng 20,4 km về phía đông bắc.
Báo United Evening News dẫn lời nhà lập pháp Quốc Dân đảng Lâm Hữu Phương tuyên bố cuộc tập trận nhằm “củng cố chủ quyền đối với khu vực đảo”. Theo ông Lâm, một số nhà lập pháp khác của Đài Loan sẽ đến Ba Bình vào ngày 4.9 để quan sát cuộc tập trận đồng thời “khích lệ” lực lượng đóng trái phép tại đây. Giới chức Đài Loan không nói rõ nội dung diễn tập, nhưng một số nguồn tin nói đây là tập trận phòng thủ và sẽ không sử dụng pháo cao xạ 40 mm và súng cối 120 mm, vốn được đưa lên đảo hồi đầu tháng 8. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy kế hoạch tập trận. Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về cuộc tập trận nói trên và kêu gọi Đài Loan kiềm chế, theo United Evening News.
Trong khi đó, Trung Quốc lại có thêm động thái mới nhằm hợp pháp hóa “TP.Tam Sa’’ mà họ ngang nhiên lập ra hồi tháng 7 để tự cho mình quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cụ thể, giới chức tỉnh Hải Nam ngày 28.8 ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012. Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc sẽ xây thêm nhiều trạm quan trắc khí tượng phi pháp trong khu vực. Giới chức Hải Nam còn tuyên bố sẽ mở tuyến du lịch cho dân thường tới “TP.Tam Sa” sớm nhất vào tháng 10. Những hành động này rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc “bắt nạt”
Những hành động trong thời gian qua của Trung Quốc ở biển Đông đã gây quan ngại cho nhiều nước. Trong đó, Philippines từng chỉ trích Trung Quốc “bắt nạt” khi căng thẳng song phương về bãi cạn Scarborough dâng cao hồi tháng 4. Đài GMA News đưa tin mới đây, khi Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario hỏi hơn 500 học sinh lớp 6 ở thành phố Quezon rằng liệu Trung Quốc có phải là “nước bắt nạt không”, tất cả đồng thanh đáp: “Dạ, phải”. Trong buổi trò chuyện với các học sinh, ông Rosario đã dùng những ngôn từ đơn giản để giải thích về tranh chấp Scarborough. “Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với những gì thuộc về chúng ta. Do đó mới có tranh chấp”, ông nói và nhấn mạnh Philippines đang từng bước tăng cường khả năng phòng vệ. Ngày 31.8, báo Philippine Daily Inquirer đưa tin Mỹ vừa viện trợ cho Philippines 2 tàu tuần tra và các thiết bị khác để giúp đồng minh cải thiện khả năng giám sát cũng như tuần tra ở biển Đông. Bên cạnh đó, có tin Tổng thống Benigno Aquino III và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có thể gặp nhau và bàn về tranh chấp biển Đông bên lề hội nghị APEC diễn ra tại Nga vào tuần tới.
Ngoài ra, báo Asahi Shimbun dẫn một số nguồn tin cho hay Bộ Quốc phòng Nhật đang đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho các lực lượng quân đội nước ngoài, trong đó có Mông Cổ và một số nước Đông Nam Á. Động thái này được cho là nhằm ứng phó tham vọng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật.
- Việt Nam ‘bủa lưới’ Trung Quốc – (BBC). William Choong
Cây bút cao cấp - The Straits Times
“Những trao đổi gia tăng của Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến họ nhờ tới sự trợ giúp của Chú Sam nếu có xung đột với Trung Quốc“.
Trong cuốn sách mới nhất của Hugh White, "The China Choice: Why America Should Share Power" - "Lựa chọn Trung Quốc - Tại sao Hoa Kỳ Phải Chia sẻ Quyền lực", vị giáo sư Australia cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc phải chia nhau Châu Á nhằm giữ hòa bình trong khu vực.
Một vấn đề cụ thể là Hoa Kỳ phải nhường Đông Dương cho Trung Quốc, vị cựu quan chức quốc phòng nói thêm.
Gợi ý này đã làm cả vùng tức hộc máu, nhất là Việt Nam, nước có lịch sử sóng gió với Trung Quốc.
Nhưng nếu người ta có cái nhìn thực tế khách quan thì chuyện Việt Nam bị rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc không có gì là đáng ngạc nhiên.
Dù sao thì Trung Quốc cũng đã bốn lần thống trị Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ thứ nhất tới thế kỷ thứ mười lăm.
Vào cuối thập niên 1960 trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc đã đổ viện trợ kinh tế và quân sự vào Bắc Việt Nam khi nước này đang chống lại Hoa Kỳ khiến cả hai bên coi quan hệ giữa họ như "môi với răng".
Nhưng bất chấp điều này, "môi với răng" đã trở thành chứng viêm lợi và sâu răng trầm trọng.
Hồi năm 1971, sự tiếp cận Washington của Bắc Kinh là màn dạo đầu cho xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 1979.
Trong năm 1988, hai nước đã giao tranh tại đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.
Máu nóng vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay khi Hà Nội và Bắc Kinh tranh chấp lãnh hải tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi quan hệ Trung-Việt ngày nay đầy phức tạp.
Ông nói thêm rằng đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc cũng giống như "bắt đầu một cuộc chiến".
Cựu nhà báo của Hãng Thông tấn Pháp, ông Robert Templer, trong cuốn sách ra năm 1999 "Bóng Và Gió", cũng nghĩ như vậy khi nói rằng "điểm nhấn chủ đạo" trong lịch sử chính thức của Việt Nam luôn là sự kháng cự Trung Quốc.
Ông [Templer] đưa ra ví dụ về ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo thân Trung Quốc và từng có nhiều kỳ nghỉ ở Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu tình huống nào tốt hơn, nằm dưới sự cai quản của quân đội Quốc dân Tưởng Giới Thạch hay sự quay trở lại của Pháp, câu trả lời có tiếng của ông Hồ là ông "thà ngửi chút phân Pháp trong vài năm còn hơn phải ăn phân Tàu trong ngàn năm tới".
Đối mặt với mối đe dọa hiển hiện từ sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, Việt Nam cũng không thiếu các sáng kiến địa chính trị.
Giống như nhiều nước Châu Á khác, Việt Nam đã áp dụng chiến lược ngoại giao phổ biến là nhập cuộc nhưng "không chọn" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội làm ra vẻ có chút tình đoàn kết với Bắc Kinh.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ hồi năm 1991, cả hai bên đã có những cơ chế vững chắc để xử lý quan hệ với hơn 100 đoàn thăm viếng lẫn nhău mỗi năm.
Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Việt Nam cũng cố gắng hàn gắn và xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ [và coi đó] như bảo hiểm chiến lược trước Trung Quốc.
Họ cho các tàu hải quân Hoa Kỳ cập cảng.
Trong tháng Sáu, Việt Nam đã đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, báo hiệu tầm cao mới của quan hệ.
Nhưng tiếp cận cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có giới hạn của nó.
Dù sao thì Việt Nam cũng có sự ngờ vực thâm sâu đối với Trung Quốc từ lịch sử ngàn năm và với Hoa Kỳ sau cuộc chiến Việt Nam đau thương.
Đây là điểm mà mảng thứ hai trong chiến lược của Hà Nội được áp dụng - bủa lưới.
Bằng cách trói Trung Quốc vào mạng lưới các tổ chức khu vực - chẳng hạn Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Vùng Asean - Việt Nam hy vọng những luật lệ của những thực thể như thế sẽ trói gã khổng lồ Gulliver Trung Quốc bằng những sợi dây của các chú tí hon Liliput.
Khi viết bài cho báo Business Times [của Singapore] hồi năm 1992, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Hồng Thạch nói quan hệ Trung - Việt phải được kết nối với "mạng lưới lợi ích kinh tế và chính trị lớn hơn".
Hồi năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã làm Trung Quốc tức phát điên khi tuyên bố tại Diễn đàn Vùng Asean ở Hà Nội rằng Washington sẵn sàng đóng vai trò trong đàm phán đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa.
Một số nhà phân tích nghi ngờ rằng tuyên bố của bà Clinton một phần được sự trợ giúp của Hà Nội, nước chủ tịch Asean trong năm đó.
Kéo Trung Quốc vào các đàm phán đa phương sẽ tăng vị thế của các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc đã gây ảnh hưởng với Campuchia để không đưa Biển Đông vào thông cáo của Asean
Tại cuộc gặp của Asean mới đây ở Phnom Penh, Việt Nam đã [phải] nếm vị thuốc chính họ [kê đơn].
Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của họ đối với Campuchia - nước chủ tịch Asean - để ngưng công bố thông cáo trong đó có đề cập tới Biển Nam Trung Hoa.
Đó là một cuộc đảo chính ngoại giao cho Trung Quốc. Nhưng chiến thắng này cũng làm tăng lo ngại trong khu vực về tham vọng đầy tự phụ của Trung Quốc và ngoại trưởng nước này đã phải có chuyến thăm nhanh chóng trong vùng nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Nhưng chiến lược hỗn hợp chỉ tồn tại khi Hà Nội không phải chọn giữa Bắc Kinh và Washington.
Những căng thẳng gần đây ở Biển Nam Trung Hoa cho thấy Việt Nam có thể sẽ phải sớm có lựa chọn.
Philippines, nước đã có căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa, rõ ràng đang trục lợi từ liên minh quân sự với Hoa Kỳ.
Những trao đổi gia tăng của Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến họ nhờ tới sự trợ giúp của Chú Sam nếu có xung đột với Trung Quốc.
Giáo sư White cũng nhắc tới điểm này trong cuốn sách mới của ông. Trong một kịch bản, Việt Nam và Trung Quốc giao chiến trong một sự cố khác trên Biển Nam Trung Hoa và Hà Nội đề nghị Hoa Kỳ trợ giúp.
Điều này khiến căng thẳng tăng nhanh và tạo rủi ro có chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đây cũng chính là thế tiến thoái lưỡng nan của Hà Nội nếu họ lại giao chiến với Bắc Kinh tại Biển Nam Trung Hoa.
Họ sẽ thấy mình bị kẹt trong thế bất khả thắng - nhờ tới Hoa Kỳ và tạo rủi ro căng thẳng leo thao, hay chịu thua Trung Quốc và có nguy cơ bị hút vào quỹ đạo của nước này - một lần nữa.
Bài viết nguyên văn của tác giả William Choong, tựa đề do BBC đặt.
‘Mỹ nên từ bỏ mộng bá chủ châu Á’
Canh bài giàn khoan nước sâu của TQ
- Tướng Kiều Lương, Trung Quốc bàn cách dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông (THX/ GDVN). - Yêu cầu TQ hủy mời thầu lô dầu khí 65/12 (VNN). - Trả lời phóng viên của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 31/8/2012 (TG&VN). - Phản đối Trung Quốc mời thầu dâu khí ở Hoàng Sa (TTXVN).
- Đài Loan, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam (TN).
- BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG: TỪ LỜI NÓI, SUY NGHĨ ĐẾN HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM -- Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về biển Đông (TN).
- Hoàng Sa với đội hùng binh ngày ấy (DV). - Khánh Hòa đưa chủ quyền biển đảo vào trường học (Tin tức). - QUÀ CỦA ĐẢO GỬI ĐẤT LIỀN (Mai Thanh Hải). - Triển lãm ảnh Trường Sa mừng Quốc khánh 2/9 (Infonet). - Người lưu giữ Trường Sa giữa lòng thành phố (CL). - Gần 2,6 tỷ đồng ủng hộ bộ đội Trường Sa (SGGP).
- Việt Nam : Sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc – (RFI).
- Tên lửa TQ ‘không nhắm vào nước nào’ – (BBC). - Ngoại trưởng Mỹ dự Thượng đỉnh Nam Thái Bình Dương: Trung Quốc tức tối – (RFI). - Trung Quốc bác tin cạnh tranh với Mỹ ở Nam TBD (TTXVN).
- Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng quốc khánh Việt Nam (DT). - Ngoại trưởng Hoa Kỳ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam (VOA).
- Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển C212-400 (VOA).
- Ngoại trưởng Philippines giảng về biển Đông với học sinh (PLTP). – Mỹ giúp Philippines tăng cường giám sát ở Biển Đông (ANTĐ). – Mỹ giúp Philippines tăng cường khả năng giám sát trên biển (SGGP).
- Quan hệ gượng gạo Ấn-Trung (PLTP). – Ấn Độ phá thế thọc sườn của Trung Quốc từ Pakistan (PLTP).
- Cùng Trung Quốc Tuần tra biên phòng song phương vì biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển (QĐND). - Tình hình biển Đông: Trung Quốc khảo sát địa chất Trường Sa (PN Today).
- Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á-Thái Bình Dương (TTXVN). - Những thách thức mang tên “Trung Quốc” (DT).
- Panetta sẽ đến Bắc Kinh, quân đội Trung Quốc lên tiếng về Senkaku (GDVN). - Hoa Đông: Bắc Kinh yêu cầu Nội các Nhật Bản thực hiện “3 không” (GDVN). - Vụ đảo Điếu Ngư, sự thất bại và ý đồ của Trung Quốc (Infonet).
- Tàu ngầm hạt nhân Nga đến Thái Bình Dương (VnMedia). - Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông (GDVN).
- Nguy cơ chiến tranh vì Mỹ-Hàn tập trận chung (VnMedia). - Các chứng cứ trong tập sách cổ “Địa dư đồ khảo” chứng minh: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (ĐĐK). - Người con xa xứ và 80 tấm bản đồ (SGTT). - “Chúng ta có ngàn cách bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc” (GTVT).
- Đài Loan tiếp tục đưa học giả ra thăm trái phép Trường Sa (DT). - Hoạt động trái phép của tàu khảo sát Trung Quốc tại khu vực Trường Sa (GDVN).
- Quan hệ Việt – Trung: Thực tế bẽ bàng hơn nhiều (Thông Luận/ VSK).
- Quân đội TQ tăng cường tập trận với các nước để nâng cao sức chiến đấu(GDVN). - “Tàu sân bay Trung Quốc chưa sẵn sàng chiến đấu” (TTXVN).
- Trung Quốc lại công kích Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông (VOA). - Trung Quốc thích Obama làm Tổng thống Mỹ? (Infonet). - Siêu chiến đấu cơ tàng hình Mỹ áp sát Trung Quốc (ĐV). - Tranh phần miếng bánh châu Á – Thái Bình Dương (SGTT).
- Trung Quốc tuyên bố đủ khả năng bảo vệ đảo tranh chấp với Nhật (DT). - Trung- Nhật đua hạ thủy tàu khu trục khủng? (PN Today). - Trung Quốc ‘thề’ phải giành được Điếu Ngư (Infonet).
- “An ninh hàng hải Đông Nam Á phải dựa vào UNCLOS, DOC” (SGTT). - Ba nước ASEAN phối hợp tuần tra chung trên biển (TTXVN). - Cựu bảo vệ đại sứ quán Mỹ bán thông tin mật cho Trung Quốc (TN).
- Triều Tiên phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận Mỹ-Hàn (TTXVN).
>> Tàu Trung Quốc đầu tiên qua Bắc cực đến Đại Tây Dương
>> 23.000 tàu Trung Quốc tràn vào biển Đông
>> Tàu Trung Quốc đến gần đảo tranh chấp với Nhật
>> Đề nghị không cấp phép cho tàu Trung Quốc đi lại tự do thu mua hải sản
>> Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông
>> Gần 100 tàu Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough
- Trung Quốc cấp tập thâu tóm biển Đông(TN).
ĐL lại tổ chức thăm trái phép Ba Bình
--Đài Loan, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam -Đài Loan tập trận bắn đạn thật phi pháp ở Trường Sa, trong khi Trung Quốc có thêm động thái đơn phương tại cái gọi là “TP.Tam Sa”.
Bất chấp phản đối của Việt Nam và quan ngại từ Mỹ, Đài Loan vẫn sẽ ngang nhiên tiến hành tập trận bắn đạn thật từ ngày 1-5.9 ở Ba Bình. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Đài Bắc chiếm đóng. Đảo này thuộc cụm Nam Yết, cách đảo Sơn Ca 11,5 km về phía tây và cách đảo Nam Yết khoảng 20,4 km về phía đông bắc.
Báo United Evening News dẫn lời nhà lập pháp Quốc Dân đảng Lâm Hữu Phương tuyên bố cuộc tập trận nhằm “củng cố chủ quyền đối với khu vực đảo”. Theo ông Lâm, một số nhà lập pháp khác của Đài Loan sẽ đến Ba Bình vào ngày 4.9 để quan sát cuộc tập trận đồng thời “khích lệ” lực lượng đóng trái phép tại đây. Giới chức Đài Loan không nói rõ nội dung diễn tập, nhưng một số nguồn tin nói đây là tập trận phòng thủ và sẽ không sử dụng pháo cao xạ 40 mm và súng cối 120 mm, vốn được đưa lên đảo hồi đầu tháng 8. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy kế hoạch tập trận. Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về cuộc tập trận nói trên và kêu gọi Đài Loan kiềm chế, theo United Evening News.
Trong khi đó, Trung Quốc lại có thêm động thái mới nhằm hợp pháp hóa “TP.Tam Sa’’ mà họ ngang nhiên lập ra hồi tháng 7 để tự cho mình quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cụ thể, giới chức tỉnh Hải Nam ngày 28.8 ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012. Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc sẽ xây thêm nhiều trạm quan trắc khí tượng phi pháp trong khu vực. Giới chức Hải Nam còn tuyên bố sẽ mở tuyến du lịch cho dân thường tới “TP.Tam Sa” sớm nhất vào tháng 10. Những hành động này rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc “bắt nạt”
Những hành động trong thời gian qua của Trung Quốc ở biển Đông đã gây quan ngại cho nhiều nước. Trong đó, Philippines từng chỉ trích Trung Quốc “bắt nạt” khi căng thẳng song phương về bãi cạn Scarborough dâng cao hồi tháng 4. Đài GMA News đưa tin mới đây, khi Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario hỏi hơn 500 học sinh lớp 6 ở thành phố Quezon rằng liệu Trung Quốc có phải là “nước bắt nạt không”, tất cả đồng thanh đáp: “Dạ, phải”. Trong buổi trò chuyện với các học sinh, ông Rosario đã dùng những ngôn từ đơn giản để giải thích về tranh chấp Scarborough. “Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với những gì thuộc về chúng ta. Do đó mới có tranh chấp”, ông nói và nhấn mạnh Philippines đang từng bước tăng cường khả năng phòng vệ. Ngày 31.8, báo Philippine Daily Inquirer đưa tin Mỹ vừa viện trợ cho Philippines 2 tàu tuần tra và các thiết bị khác để giúp đồng minh cải thiện khả năng giám sát cũng như tuần tra ở biển Đông. Bên cạnh đó, có tin Tổng thống Benigno Aquino III và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có thể gặp nhau và bàn về tranh chấp biển Đông bên lề hội nghị APEC diễn ra tại Nga vào tuần tới.
Ngoài ra, báo Asahi Shimbun dẫn một số nguồn tin cho hay Bộ Quốc phòng Nhật đang đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho các lực lượng quân đội nước ngoài, trong đó có Mông Cổ và một số nước Đông Nam Á. Động thái này được cho là nhằm ứng phó tham vọng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật.
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế lô dầu khí 65/12
Ngày 31.8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 28.8, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị.
Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này”.
TTXVN
|
Ấn Độ muốn tự do hàng hải ở biển Đông
Tờ Indian Express hôm qua dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ E.Ahamed khẳng định chủ quyền của nước này đối với khu vực Arunachal Pradesh/Nam Tây Tạng đang tranh chấp với Trung Quốc. Đồng thời, ông lặp lại lập trường của New Delhi về việc bảo đảm hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên biển Đông. “Chính phủ Ấn Độ tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải, quyền lưu thông và tiếp cận những nguồn lực phù hợp với các quy tắc đã được đồng thuận của luật quốc tế”, Thứ trưởng Ahamed cho biết.
Cũng trong ngày 31.8, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bắt đầu chuyến công du 6 nước châu Á với trọng tâm được cho là nhằm tái khẳng định vai trò của nước này trong khu vực, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, theo AFP. Trong đó, tranh chấp ở biển Đông sẽ là một chủ đề thảo luận quan trọng.
H.G
|
Văn Khoa
--Đài Loan, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam- Việt Nam ‘bủa lưới’ Trung Quốc – (BBC). William Choong
Cây bút cao cấp - The Straits Times
“Những trao đổi gia tăng của Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến họ nhờ tới sự trợ giúp của Chú Sam nếu có xung đột với Trung Quốc“.
TQ và Việt Nam đang tiếp tục căng thẳng vì Biển Đông
Một vấn đề cụ thể là Hoa Kỳ phải nhường Đông Dương cho Trung Quốc, vị cựu quan chức quốc phòng nói thêm.
Gợi ý này đã làm cả vùng tức hộc máu, nhất là Việt Nam, nước có lịch sử sóng gió với Trung Quốc.
Nhưng nếu người ta có cái nhìn thực tế khách quan thì chuyện Việt Nam bị rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc không có gì là đáng ngạc nhiên.
Dù sao thì Trung Quốc cũng đã bốn lần thống trị Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ thứ nhất tới thế kỷ thứ mười lăm.
Vào cuối thập niên 1960 trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc đã đổ viện trợ kinh tế và quân sự vào Bắc Việt Nam khi nước này đang chống lại Hoa Kỳ khiến cả hai bên coi quan hệ giữa họ như "môi với răng".
Nhưng bất chấp điều này, "môi với răng" đã trở thành chứng viêm lợi và sâu răng trầm trọng.
Hồi năm 1971, sự tiếp cận Washington của Bắc Kinh là màn dạo đầu cho xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 1979.
Trong năm 1988, hai nước đã giao tranh tại đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.
Máu nóng vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay khi Hà Nội và Bắc Kinh tranh chấp lãnh hải tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi quan hệ Trung-Việt ngày nay đầy phức tạp.
Không 'ăn phân Tàu'
Theo lời Tiến sỹ Tim Huxley, giám đốc phụ trách Châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở ở London, Việt Nam đã có 1000 năm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.Ông nói thêm rằng đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc cũng giống như "bắt đầu một cuộc chiến".
Cựu nhà báo của Hãng Thông tấn Pháp, ông Robert Templer, trong cuốn sách ra năm 1999 "Bóng Và Gió", cũng nghĩ như vậy khi nói rằng "điểm nhấn chủ đạo" trong lịch sử chính thức của Việt Nam luôn là sự kháng cự Trung Quốc.
Ông [Templer] đưa ra ví dụ về ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo thân Trung Quốc và từng có nhiều kỳ nghỉ ở Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu tình huống nào tốt hơn, nằm dưới sự cai quản của quân đội Quốc dân Tưởng Giới Thạch hay sự quay trở lại của Pháp, câu trả lời có tiếng của ông Hồ là ông "thà ngửi chút phân Pháp trong vài năm còn hơn phải ăn phân Tàu trong ngàn năm tới".
Đối mặt với mối đe dọa hiển hiện từ sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, Việt Nam cũng không thiếu các sáng kiến địa chính trị.
Giống như nhiều nước Châu Á khác, Việt Nam đã áp dụng chiến lược ngoại giao phổ biến là nhập cuộc nhưng "không chọn" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội làm ra vẻ có chút tình đoàn kết với Bắc Kinh.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ hồi năm 1991, cả hai bên đã có những cơ chế vững chắc để xử lý quan hệ với hơn 100 đoàn thăm viếng lẫn nhău mỗi năm.
Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Việt Nam cũng cố gắng hàn gắn và xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ [và coi đó] như bảo hiểm chiến lược trước Trung Quốc.
Họ cho các tàu hải quân Hoa Kỳ cập cảng.
Trong tháng Sáu, Việt Nam đã đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, báo hiệu tầm cao mới của quan hệ.
Nhưng tiếp cận cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có giới hạn của nó.
Dù sao thì Việt Nam cũng có sự ngờ vực thâm sâu đối với Trung Quốc từ lịch sử ngàn năm và với Hoa Kỳ sau cuộc chiến Việt Nam đau thương.
Đây là điểm mà mảng thứ hai trong chiến lược của Hà Nội được áp dụng - bủa lưới.
Bằng cách trói Trung Quốc vào mạng lưới các tổ chức khu vực - chẳng hạn Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Vùng Asean - Việt Nam hy vọng những luật lệ của những thực thể như thế sẽ trói gã khổng lồ Gulliver Trung Quốc bằng những sợi dây của các chú tí hon Liliput.
'Tức phát điên'
Bủa lưới không phải là điều gì mới mẻ.Khi viết bài cho báo Business Times [của Singapore] hồi năm 1992, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Hồng Thạch nói quan hệ Trung - Việt phải được kết nối với "mạng lưới lợi ích kinh tế và chính trị lớn hơn".
Hồi năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã làm Trung Quốc tức phát điên khi tuyên bố tại Diễn đàn Vùng Asean ở Hà Nội rằng Washington sẵn sàng đóng vai trò trong đàm phán đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa.
Một số nhà phân tích nghi ngờ rằng tuyên bố của bà Clinton một phần được sự trợ giúp của Hà Nội, nước chủ tịch Asean trong năm đó.
Kéo Trung Quốc vào các đàm phán đa phương sẽ tăng vị thế của các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc đã gây ảnh hưởng với Campuchia để không đưa Biển Đông vào thông cáo của Asean
Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của họ đối với Campuchia - nước chủ tịch Asean - để ngưng công bố thông cáo trong đó có đề cập tới Biển Nam Trung Hoa.
Đó là một cuộc đảo chính ngoại giao cho Trung Quốc. Nhưng chiến thắng này cũng làm tăng lo ngại trong khu vực về tham vọng đầy tự phụ của Trung Quốc và ngoại trưởng nước này đã phải có chuyến thăm nhanh chóng trong vùng nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Chiến lược hỗn hợp
Về lâu dài, chiến lược hỗn hợp tiếp cận và bủa lưới sẽ mang lại kết quả.Nhưng chiến lược hỗn hợp chỉ tồn tại khi Hà Nội không phải chọn giữa Bắc Kinh và Washington.
Những căng thẳng gần đây ở Biển Nam Trung Hoa cho thấy Việt Nam có thể sẽ phải sớm có lựa chọn.
Philippines, nước đã có căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa, rõ ràng đang trục lợi từ liên minh quân sự với Hoa Kỳ.
Những trao đổi gia tăng của Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến họ nhờ tới sự trợ giúp của Chú Sam nếu có xung đột với Trung Quốc.
Giáo sư White cũng nhắc tới điểm này trong cuốn sách mới của ông. Trong một kịch bản, Việt Nam và Trung Quốc giao chiến trong một sự cố khác trên Biển Nam Trung Hoa và Hà Nội đề nghị Hoa Kỳ trợ giúp.
Điều này khiến căng thẳng tăng nhanh và tạo rủi ro có chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đây cũng chính là thế tiến thoái lưỡng nan của Hà Nội nếu họ lại giao chiến với Bắc Kinh tại Biển Nam Trung Hoa.
Họ sẽ thấy mình bị kẹt trong thế bất khả thắng - nhờ tới Hoa Kỳ và tạo rủi ro căng thẳng leo thao, hay chịu thua Trung Quốc và có nguy cơ bị hút vào quỹ đạo của nước này - một lần nữa.
Bài viết nguyên văn của tác giả William Choong, tựa đề do BBC đặt.
‘Mỹ nên từ bỏ mộng bá chủ châu Á’
Canh bài giàn khoan nước sâu của TQ
- Tướng Kiều Lương, Trung Quốc bàn cách dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông (THX/ GDVN). - Yêu cầu TQ hủy mời thầu lô dầu khí 65/12 (VNN). - Trả lời phóng viên của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 31/8/2012 (TG&VN). - Phản đối Trung Quốc mời thầu dâu khí ở Hoàng Sa (TTXVN).
- Đài Loan, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam (TN).
- BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG: TỪ LỜI NÓI, SUY NGHĨ ĐẾN HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM -- Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về biển Đông (TN).
- Hoàng Sa với đội hùng binh ngày ấy (DV). - Khánh Hòa đưa chủ quyền biển đảo vào trường học (Tin tức). - QUÀ CỦA ĐẢO GỬI ĐẤT LIỀN (Mai Thanh Hải). - Triển lãm ảnh Trường Sa mừng Quốc khánh 2/9 (Infonet). - Người lưu giữ Trường Sa giữa lòng thành phố (CL). - Gần 2,6 tỷ đồng ủng hộ bộ đội Trường Sa (SGGP).
- Việt Nam : Sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc – (RFI).
- Tên lửa TQ ‘không nhắm vào nước nào’ – (BBC). - Ngoại trưởng Mỹ dự Thượng đỉnh Nam Thái Bình Dương: Trung Quốc tức tối – (RFI). - Trung Quốc bác tin cạnh tranh với Mỹ ở Nam TBD (TTXVN).
- Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng quốc khánh Việt Nam (DT). - Ngoại trưởng Hoa Kỳ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam (VOA).
- Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển C212-400 (VOA).
- Ngoại trưởng Philippines giảng về biển Đông với học sinh (PLTP). – Mỹ giúp Philippines tăng cường giám sát ở Biển Đông (ANTĐ). – Mỹ giúp Philippines tăng cường khả năng giám sát trên biển (SGGP).
- Quan hệ gượng gạo Ấn-Trung (PLTP). – Ấn Độ phá thế thọc sườn của Trung Quốc từ Pakistan (PLTP).
- Cùng Trung Quốc Tuần tra biên phòng song phương vì biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển (QĐND). - Tình hình biển Đông: Trung Quốc khảo sát địa chất Trường Sa (PN Today).
- Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á-Thái Bình Dương (TTXVN). - Những thách thức mang tên “Trung Quốc” (DT).
- Panetta sẽ đến Bắc Kinh, quân đội Trung Quốc lên tiếng về Senkaku (GDVN). - Hoa Đông: Bắc Kinh yêu cầu Nội các Nhật Bản thực hiện “3 không” (GDVN). - Vụ đảo Điếu Ngư, sự thất bại và ý đồ của Trung Quốc (Infonet).
- Tàu ngầm hạt nhân Nga đến Thái Bình Dương (VnMedia). - Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông (GDVN).
- Nguy cơ chiến tranh vì Mỹ-Hàn tập trận chung (VnMedia). - Các chứng cứ trong tập sách cổ “Địa dư đồ khảo” chứng minh: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (ĐĐK). - Người con xa xứ và 80 tấm bản đồ (SGTT). - “Chúng ta có ngàn cách bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc” (GTVT).
- Đài Loan tiếp tục đưa học giả ra thăm trái phép Trường Sa (DT). - Hoạt động trái phép của tàu khảo sát Trung Quốc tại khu vực Trường Sa (GDVN).
- Quan hệ Việt – Trung: Thực tế bẽ bàng hơn nhiều (Thông Luận/ VSK).
- Quân đội TQ tăng cường tập trận với các nước để nâng cao sức chiến đấu(GDVN). - “Tàu sân bay Trung Quốc chưa sẵn sàng chiến đấu” (TTXVN).
- Trung Quốc lại công kích Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông (VOA). - Trung Quốc thích Obama làm Tổng thống Mỹ? (Infonet). - Siêu chiến đấu cơ tàng hình Mỹ áp sát Trung Quốc (ĐV). - Tranh phần miếng bánh châu Á – Thái Bình Dương (SGTT).
- Trung Quốc tuyên bố đủ khả năng bảo vệ đảo tranh chấp với Nhật (DT). - Trung- Nhật đua hạ thủy tàu khu trục khủng? (PN Today). - Trung Quốc ‘thề’ phải giành được Điếu Ngư (Infonet).
- “An ninh hàng hải Đông Nam Á phải dựa vào UNCLOS, DOC” (SGTT). - Ba nước ASEAN phối hợp tuần tra chung trên biển (TTXVN). - Cựu bảo vệ đại sứ quán Mỹ bán thông tin mật cho Trung Quốc (TN).
- Triều Tiên phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận Mỹ-Hàn (TTXVN).
>> Tàu Trung Quốc đầu tiên qua Bắc cực đến Đại Tây Dương
>> 23.000 tàu Trung Quốc tràn vào biển Đông
>> Tàu Trung Quốc đến gần đảo tranh chấp với Nhật
>> Đề nghị không cấp phép cho tàu Trung Quốc đi lại tự do thu mua hải sản
>> Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông
>> Gần 100 tàu Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough