Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Không nên làm khoa học theo cơ chế kế hoạch hóa

-Bộ trưởng Bộ KH - CN Nguyễn Quân thẳng thắng nhìn nhận tại buổi tọa đàm “Đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động KH - CN” do Truyền hình Thông tấn xã phối hợp với Bộ KH - CN tổ chức ngày 29/8, tại Hà Nội.

Nên theo thông lệ thế giới

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, hiện trong tổng chi ngân sách, tỉ lệ đầu tư cho KH - CN đạt mức 2% là tương đối cao so với ngân sách Nhà nước chi cho KH - CN trong bối cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên ở Việt Nam, đầu tư của xã hội cho KH - CN còn thấp so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, thêm vào đó, mức đầu tư của doanh nghiệp (DN) và xã hội cho KH - CN còn chưa tương xứng. Vì vậy, cần tăng mức đầu tư này lên từ 5 đến 10 lần mới đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, trước hết là cho đổi mới công nghệ của DN.

Tuy nhiên Bộ trưởng cũng khẳng định, việc huy động đầu tư của DN và xã hội cho KH - CN vẫn đang gặp phải rào cản không nhỏ từ cơ chế tài chính cũng như cơ chế quản lý KH - CN do còn nhiều bất cập. Hạn chế lớn nhất là chúng ta chưa hội nhập được với thế giới về cơ chế quản lý cũng như cơ chế tài chính cho KH - CN trong khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.

Doanh nghiệp phải là trung tâm đổi mới công nghệ (Trong ảnh:Bộ trưởng Nguyễn Quân thăm tập đoàn sơn Kova). Ảnh: Mai Hà


Hiện nay, các nước đều làm việc theo nguyên tắc các nhà khoa học đề xuất nhiệm vụ vào lúc nào thì phải được cấp kinh phí tổ chức thực hiện ngay. Nhưng, tại Việt Nam lại phải lập kế hoạch trước nhiều năm, đến khi được giao tiền thì các nhiệm vụ KH - CN đã trở nên lạc hậu, chưa nói đến việc phải điều chỉnh nội dung, kinh phí rất phức tạp về mặt thủ tục.

Như vậy khi các nhà khoa học nhận được kinh phí thì không thể thực hiện được đề tài do tốc lộ lạm phát kinh tế và trượt giá. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không được sử dụng cơ chế của Quỹ trong lĩnh vực KH - CN cho cấp phát tài chính đối với các đề tài nghiên cứu mà cấp phát ngân sách qua kho bạc. Vì thế khi các nhà khoa học có ý tưởng muốn nghiên cứu thường phải chờ đợi rất lâu.

“Cần phải hoạt động KH - CN theo thông lệ như các nước phát triển hoặc các nền kinh tế khác đã trải qua có kinh nghiệm xương máu. Chúng ta nên đi theo con đường của các quốc gia khác, không nên làm khoa học theo cơ chế kế hoạch hóa”, Bộ trưởng chia sẻ

Cấp kinh phí phải theo tiến độ đề tài

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, trong nhiều năm qua trong tổng kinh phí  2% tổng chi ngân sách cho KH - CN, khoảng 40 đến 43% dành cho đầu tư và phát triển nhưng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp phân bổ kinh phí cho các Bộ, ngành địa phương trong khi đó Bộ KH - CN hoàn toàn không nắm đươc tình hình phân bổ đó cũng như hiệu quả sử dụng của nó.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành địa phương khi nhận kinh phí trực tiếp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì gần như không có báo cáo với Bộ KH-CN. Số kinh phí sự nghiệp khoa học (từ 57 đến 60 %) còn lại thì Bộ KH-CN cùng với Bộ Tài Chính thỏa thuận và thống nhất phương án phân bổ. Hầu hết khoản tiền này được dành  chi thường xuyên nuôi bộ máy cán bộ hơn 60 nghìn người tại các Viện, các trung tâm nghiên cứu trong cả nước. Trong đó một phần rất ít ỏi chiếm khoảng hơn 10% dành cho hoạt động nghiên cứu, tức là các đề tài cấp cơ sở đến cấp nhà nước.


Gần đây Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bộ KH - CN đề xuất việc phân bổ kinh phí cho đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp khoa học. Bên cạnh cơ chế phân bổ như vậy Bộ KH-CN cũng đề xuất một số giải pháp quan trọng về tài chính bao gồm cấp kinh phí theo tiến độ đề xuất nhiệm vụ và giải ngân kinh phí đó theo cơ chế của Quỹ trong lĩnh vực KH - CN. Có thể thông qua các Quỹ của nhà nước như Quỹ phát triển KH - CN Quốc gia hoặc Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Còn nếu vẫn qua kho bạc thì phải được giải ngân và cấp kinh phí theo tiến độ và áp dụng cơ chế của Quỹ trong lĩnh vực KH - CN đồng thời không phải quyết quyết toán theo năm mà theo hợp đồng, được chuyển nguồn tự động, được như vậy các nhà khoa học sẽ giảm bớt rất nhiều thủ tục rườm rà về cơ chế tài chính cho nghiên cứu…

Cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các cán bộ nghiên cứu khoa học (Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm kỹ thuật 3 đang kiểm tra thông số kỹ thuật tại phòng điện tử). Ảnh: Mai Hà


Tự chủ về tài chính, bồi dưỡng nhân lực

Chia sẻ điều này, Bộ trưởng cũng cho biết, hiện giới khoa học là đối tượng duy nhất làm công ăn lương còn chịu thiệt thòi không được hưởng các chế độ phụ cấp đặc thù (phụ cấp nghề, phụ cấp thâm niên…) giống như cán bộ của ngành giáo dục, y tế hay các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc của giới khoa học cũng chưa được đáp ứng đủ trong khi đó các nhà khoa học chỉ quan tâm đến điều kiện làm việc, tức là họ phải được tin tưởng giao nhiệm vụ, được quyền tự chủ. Tự do tư tưởng, tự do nghiên cứu và được tạo môi trường làm việc tốt nhất như trang thiết bị, phòng thí nghiệm, có thư viện, có hợp tác quốc tế. Và trong chừng mực nào đó thì  họ được quyền tự chủ về mặt tài chính khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu như là thông lệ ở các nước phát triển. Vì thế trong đề án “Đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH – CN” trình Ban chấp hành Trung ương và Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH -CN cũng đề xuất hai giải pháp lớn: Một là nhà nước nên giao quyền sở hữu về kết quả nghiên cứu có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cho các nhà khoa học để có thể chuyển nhượng và góp vốn cho các DN, lợi nhuận từ việc chuyển nhượng và góp vốn nhà khoa học sẽ được và hoàn lại cho ngân sách nhà nước đối với phần kinh phí nhà nước đã bỏ ra.

Vấn đề thứ hai Bộ KH – CN đề xuất với Chính phủ và Trung ương là nên dùng kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng là những nhà khoa học đầu ngành; những nhà khoa học được giao nhiệm vụ quan trọng của quốc gia và các nhà khoa học trẻ có tài năng ở trường Đại học có những đóng góp qua những sáng chế, giải thưởng khoa học được công bố trong nước và quốc tế.

Đặc biệt họ có thể tự chủ một khoản kinh phí và tự thỏa thuận trả lương cho  người hợp tác, tham gia các hội nghị quốc tế, thuê chuyên gia nước ngoài để nghiên cứu, sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm mà không phải trả tiền. Nếu giao cho nhà khoa học những quyền như vậy cộng với một chế độ ưu đãi đặc biệt của nhà nước, chắc chắn các nhà khoa học có trình độ cao, tâm huyết và sức sáng tạo sẽ có thể sống được bằng nghề, Bộ trưởng bày tỏ.

Nhưng, theo Bộ trưởng Nguyễn Quân điều quan trọng nhất là làm sao loại bỏ được tư tưởng ám ảnh với các nhà khoa học là phải làm đề tài để sống, mà phải chuyển sang một tư tưởng mới là các nhà khoa học phải sống tốt bằng kết quả nghiên cứu chứ không phải bằng đề tài nghiên cứu của họ.

Không nên làm khoa học theo cơ chế kế hoạch hóa--
Thủ tướng phê duyệt Danh sách thành viên Hội đồng Chính sách KH&CN quốc gia (TS 31-8-12) -- Bà con vào xem cái danh sách này rồi bàn với nhau! (Tôi không dám nói gì hết!)

 

Kinh nghiệm giáo dục Singapore: Lessons on education from Singapore (Guardian 22-8-12)

-Nhà công an viên bị ném mìn -(NLĐ) – Ngày 2-9, Công an tỉnh Bình Phước vẫn phối hợp Công an thị xã Phước Long khẩn trương điều tra vụ nhà một công an viên bị ném mìn.

Trước đó, vào khoảng 18 giờ ngày 1-9, trong lúc đang ăn cơm tối, nhiều người dân nghe tiếng nổ lớn phát ra từ nhà của ông Nguyễn Minh Châu, công an viên thôn Phước Quả, xã Phước Tín, thị xã Phước Long - Bình Phước.

Nhiều người chạy tới nhà ông Châu để tìm hiểu vụ việc. Rất may vào thời điểm xảy ra vụ ném mìn, nhà ông Châu vắng người nên không ai thương vong.

Theo một số thông tin từ người dân, trước khi xảy ra vụ nhà bị ném mìn, ông Châu đã tham gia bắt các vụ đá gà tại địa phương. Theo nhận định ban đầu có thể đây là một vụ trả thù.

Nguyên Giám đốc chi nhánh ngân hàng tiếp tay chiếm đoạt 58 tỉ đồng
(NLĐO)- Tiếp tay cho Chủ tịch Công ty Vận tải đường biển Ninh Thuận và đồng phạm chiếm đoạt 58 tỉ đồng, nguyên Giám đốc Ngân hàng phát triển VN (VDB) chi nhánh Ninh Thuận đã bị đề nghị truy tố về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

--Móc túi đại sứ Argentina tại VN: lãnh 2 năm tù
- Sắp trình Quốc hội luật Đất đai sửa đổi (VNN).
- Kon Tum: Hơn 1000 người được nhập tịch Việt Nam nhân dịp Quốc khánh  (DT).

Bị đâm chết vì đi đòi nợ thuê
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Nửa đêm về sáng, nhóm thanh niên đến nhà Sơn đòi nợ, tuy nhiên trong lúc “hỗn chiến”, một thanh niên đã bị Sơn đâm chết. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Mỹ Sơn, ...
Chết vì đi đòi nợAn ninh thủ đô

Đốt cây xăng hàng mã
Câu chuyện đốt cây xăng hàng mã cho người đã khuất nhân dịp rằm tháng 7 trở thành đề tài để “tám” của dân cư mạng.

- Phục bác Nguyễn Công Hoan! (LĐ).  – Cây xăng bốc cháy, gọi điện cơ quan chức năng không tới (TT).  - Bắt 2 nghi can đánh trinh sát hình sự (TN).  – Truy tố 2 nguyên cán bộ huyện nhận hối lộ (TN).  - Truy tố chín bị can sai phạm đấu thầu thuốc (PLTP).  



Bộ Công an nói gì về việc Tướng Nhanh chờ nghỉ hưu? (ĐV 1-9-12) -- Báo nâng bi!
'Vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ: "Chính trị nhất thời, cà phê là vĩnh cửu (DDDN 1-9-12)
Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Giả mạo chữ ký ông Nguyễn Bá Thanh gây "áp lực" với cấp dưới (infonet 1-9-12) -- Bởi lẽ chữ ký thật của ông Thanh thì có áp lực rất mạnh với cấp dưới?

Giả mạo chữ ký ông Nguyễn Bá Thanh gây “áp lực” với cấp dưới (Infonet).

 

Nên viết lại cái "tít" này: Nữ tiếp viên hàng không đầu tiên phục vụ Bác Hồ (CATP 1-9-12) -- Ban biên tập báo CATP đã bị "thế lực thù địch" thâm nhập rồi chăng?


 
Du khách thiếu toa-lết: Vietnam's tourism short on toilets (Travel News 31-8-12)

TRUYỆN NGẮN MỚI CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ: Bà già đi bụi (viet-studies 1-9-12)◄◄

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Thợ cày không trâu (CAND 31-8-12)

Người không chơi bập bênh với văn học thiếu nhi (CAND 31-8-12) -- Về dịch giả Tạ Quang Hiệp
Nhạc trưởng Lê Phi Phi 'phân tích' giao hưởng VN (VNN 1-9-12)
Có một vị Bộ trưởng như thế (PetroTimes 1-9-12) -- Cứ vào mà đọc bài, an toàn! Nguyễn Trọng Nhân, không phải Nguyễn Thiện Nhân.

- Sắp trình QH dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (TP).

Tổng số lượt xem trang