Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Sao lại xử thế này...?


--Sao lại xử thế này...?
17:16 | 06/06/2014-(PetroTimes) - Cùng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, thế nhưng bị cáo Phạm Trung Cang chỉ bị đề nghị mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, còn Nguyễn Đức Kiên phải đối diện với mức án 14 đến 15 năm tù. Sự khập khiễng này khiến dư luận thấy khó hiểu...

Sau 7 ngày đầu xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đã bác bỏ toàn bộ luận cứ bào chữa của các bị cáo và đề nghị mức án cụ thể.
Về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của bị cáo Nguyễn Đức Kiên, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, thông qua cuộc họp thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ngày 22/3/2010, các bị cáo đã có hành vi ủy thác tiền gửi số tiền 718 tỉ đồng. Việc các bị cáo thực hiện thông qua Nghị quyết ủy thác trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về ủy thác tiền gửi và trái với Luật Tổ chức Tín dụng 2010 có hiệu lực ngày 1/1/2011 và các văn bản liên quan. Số tiền này Ngân hàng ACB phải chịu trách nhiệm, số tiền bị thất thoát là do các bị cáo đã cố ý làm trái…
Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tại phiên xét xử.
Còn đối với việc hợp tác đầu tư mua cổ phiếu, các bị cáo đã thông qua Nghị quyết đồng ý để cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo cấp dưới mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB bằng cách hợp tác đầu tư giữa Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) với Công ty CP Tư vấn Xây dựng ACI (ACI). Ngân hàng ACB đã thông qua việc giao dịch liên ngân hàng để chuyển tiền cho ACI và Công ty CP Đầu tư và Phát triển xây dựng ACI Hà Nội (ACI- HN) để thực hiện việc mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB. Việc mua cổ phiếu ACB bằng chính nguồn tiền của ACB là hành vi trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền hơn 687 tỉ đồng. Do đó, hai hành vi ủy thác tiền gửi và kinh doanh cổ phiếu có đủ có sở để quy kết các bị cáo về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, bị cáo Nguyễn Đức Kiên giữ vai trò chính trong vụ án, giữ vai trò chủ mưu và nắm cổ phần lớn tại Ngân hàng ACB. Bị cáo này có vai trò tiên quyết trong các quyết định của ACB và các Nghị quyết của HĐQT thực chất là chỉ đạo của bầu Kiên. Quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo Nguyễn Đức Kiên không thành khẩn khai báo, thái độ coi thường pháp luật nên cần xử lý nghiêm. Bị cáo này có những tình tiết giảm nhẹ như chưa có tiền án tiền sự, đã khắc phục hậu quả. Nhưng xét hành vi phạm tội của bị cáo, cần cách ly thời gian dài. Từ những lập luận này, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị phạt bị cáo Nguyễn Đức Kiên mức án từ 14 đến 15 năm tù tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và cấm đảm nhiệm các chức vụ về tài chính ngân hàng từ 3 đến 5 năm.
Cũng bị cáo buộc về tội danh này, bị cáo Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) chỉ bị đề nghị mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Cơ quan điều tra xác định, Phạm Trung Cang đã thực hiện hàng loạt hành vi cố ý làm trái. Cụ thể, bị cáo này ký biên bản cuộc họp thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ngày 22/3/2010 ra chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho nhân viên ACB và công ty gửi tiền USD, VND vào các tổ chức tín dụng.
Thực hiện chủ trương này, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhân viên và bốn công ty gồm Công ty TNHH chứng khoán ACB, Công ty TNHH một thành viên quản lý quỹ ACB, Công ty TNHH thương mại dịch vụ Việt Thanh và Công ty cổ phần Kim Ngân Việt gửi hơn 130.000 tỉ đồng với lãi suất 8,5-27%/năm và hơn 81 triệu USD với lãi suất 3-6%/năm vào 29 ngân hàng, đã thu được hơn 6.278 tỉ đồng và gần 1,9 triệu USD tiền lãi, lãi chênh lệch vượt trần thu được là hơn 258 tỉ đồng. Hành vi của Phạm Trung Cang bị xác định vi phạm Luật Tổ chức Tín dụng, Thông tư 02 ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trần lãi suất và nhiều quyết định khác của Ngân hàng Nhà nước.
Cơ quan điều tra cũng xác định Phạm Trung Cang có hành vi đồng ý chủ trương cấp cho ACBS, là công ty do ACB sở hữu 100%, đầu tư cổ phiếu ACB và ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên - Chủ tịch hội đồng đầu tư ACB, trực tiếp chỉ đạo việc đầu tư cổ phiếu. Thực hiện chủ trương này của thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2010, ACB đã cấp cho ACBS hơn 1.557 tỉ đồng để công ty này nhờ Công ty ACI và Công ty ACI - Hà Nội là các Công ty của Nguyễn Đức Kiên không có chức năng kinh doanh tài chính đứng ra mua hộ trên 52 triệu cổ phiếu ACB. Cho đến thời điểm vụ án xảy ra, ACBS mới thu về được hơn 364 tỉ đồng tiền gốc, còn lại 1.193 tỉ đồng chưa thu được. Trong khi đó, số cổ phiếu ACB còn lại hơn 19,5 triệu cổ phiếu, bị mất 32,9 triệu cổ phiếu, gây thiệt hại cho ACB số tiền hơn 688 tỉ đồng.
Như vậy, hành vi vi phạm của Nguyễn Đức Kiên và Phạm Trung Cang tương đương nhau. Thế nhưng, người thì bị đề nghị mức phạt mang tính tượng trưng, người thì ngồi tù mọt gông. Mức án như vậy liệu có công bằng, minh bạch không…? Dư luận cũng giống như các bị cáo vẫn tin tưởng vào sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật. Hy vọng là HĐXX sẽ đưa ra được mức án đúng người đúng tội.
Sau 7 ngày đầu xét xử, sáng ngày 27/5, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX phạt bị cáo Nguyễn Đức Kiên 18 đến 24 tháng tù về tội "Kinh doanh trái phép", đồng thời phạt 25-30 triệu đồng và tịch thụ toàn bộ tiền phục vụ vào việc kinh doanh trái phép; Phạt từ 4 đến 5 năm tù về tội "Trốn thuế", truy thu hơn 24 tỉ đồng, phạt 2 đến 3 lần số tiền trốn thuế; Phạt từ 16 đến 18 năm tù về tội "Lừa đảo"; Phạt từ 14 đến 15 năm tù tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ", cấm đảm nhiệm các chức vụ về tài chính ngân hàng từ 3 đến 5 năm. Tổng hợp tội danh chung 30 năm tù cho 4 tội danh.
Phạt bị cáo Trần Ngọc Thanh từ 9 đến 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; Nguyễn Thị Hải Yến từ 7 đến 8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; Còn các bị cáo phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị phạt Lý Xuân Hải từ 12 đến 14 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng 3-5 năm; Lê Vũ Kỳ từ 7 đến 8 năm tù; Trịnh Kim Quang từ 6 đến 7 năm tù.
Riêng hai bị cáo Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị phạt mỗi bị cáo 3 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng cho hưởng án treo.


LỜI NÓI SAU CÙNG TẠI TÒA CỦA BỊ CÁO NGUYỄN ĐỨC KIÊN 

Sáng ngày 2/6/2014)


Nguyễn Đức Kiên: Kính thưa Hội đồng xét xử (HĐXX), tôi rất cảm ơn HĐXX, cảm ơn ông Chủ tọa đã cho phép tôi, dành thời gian cho tôi được nói. Hôm nay, được phép nói những lời cuối cùng trước tòa, một lần nữa tôi xin HĐXX dành thời gian cho tôi được nói những điều tôi rất muốn nói, nói một cách công khai. Trước khi nói về những điều liên quan trực tiếp vụ án, tôi xin nói đôi lời về hệ quả, hệ lụy liên quan đến vụ án.

(Thẩm phán nhấn mạnh đây là lời sau cùng của bị cáo, nên nói tập trung)

Nguyễn Đức Kiên: Tôi rất hiểu là tôi được phép nói những gì trong lời nói cuối cùng.

Đầu tiên, tôi xin HĐXX cho phép tôi cám ơn những người bạn, người thân, cổ động viên đã giúp đỡ, động viên gia đình tôi trong 21 tháng qua. Tôi ghi nhận và trân trọng sự giúp đỡ của mọi người. 
Hơn hết, hơn bao giờ hết, lúc này đây tôi sự giúp đỡ của bạn bè, người thân giúp vợ tôi vượt qua khó khăn lúc này vì trong kinh doanh một người phụ nữ chưa bao giờ phải kinh doanh phải đứng trước tình hình “tiền mặt trả ngay”. Tôi khẳng định rằng tôi không bao giờ phá sản. Những khó khăn mà vợ tôi hôm nay đang phải đứng ra giải quyết thay tôi là khó khăn vô cùng lớn nhưng trách nhiệm trước xã hội, trách nhiệm với việc mình làm, tôi yêu cầu vợ tôi và tôi tin rằng chúng tôi sẽ vượt qua khó khăn này nhưng mà tôi cần sự giúp đỡ của bạn bè, người thân trong lúc này. Những người có thể trong thời gian vừa rồi chưa dám giúp tôi vì sợ liên lụy hoặc chưa biết rõ bản chất vụ án là như thế nào. Tôi tin rằng qua quá trình xét xử, mọi người đã biết được bản chất thực của vụ án này là gì. 

Thứ hai, cho phép tôi được xin lỗi các cổ động viên đội bóng đá Hà Nội vì những lý do bất khả kháng, đội bóng đã không được tiếp tục thi đấu. Tôi đã yêu cầu vợ tôi tiếp tục duy trì đội bóng trẻ để một ngày nào đó đội bóng CLB Bóng đá Hà Nội sẽ được xây dựng lại bởi vì đây là tâm nguyện của tôi. Trong trường hợp tôi không làm được, con trai cả của tôi sẽ làm thay. 

Thứ ba, tôi đề nghị các đồng nghiệp của tôi tại công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam VPF sẽ đi tiếp, sẽ làm tốt những gì mà chúng tôi đã dự định trước đây, những gì mà tôi, anh Đoàn Nguyên Đức, anh Thắng đã từng nói chuyện với nhau rất nhiều để làm sao trước khi nhắm mắt xuôi tay một lần nhìn được đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu tại World Cup. Đây là hoài bão lớn nhất trong tất cả các sự nghiệp mà tôi mong muốn. 

Thứ tư, cho tôi xin gửi lời tri ân tới tất cả các khách hàng của Ngân hàng Á Châu- những người đã đồng hành cùng tôi trong 20 năm hoạt động tại ngân hàng. Tôi cho rằng đây là điều quan trọng nhất để có tôi lớn lên cùng ngân hàng Á Châu trong 20 năm qua. Tôi nghĩ rằng khách hàng của ACB hoàn toàn có thể tin tưởng rằng ngân hàng này là ngân hàng quản trị tốt nhất trong các ngân hàng thương mại VN, tất cả các hoạt động công khai minh bạch và điều hành có hiệu quả.

(Thẩm phán nhắc nhở đây là lời nói với HĐXX)

Nguyễn Đức Kiên: Thưa HĐXX, tôi không còn cơ hội để nói, tất cả những cái này là hệ lụy của vụ án, hệ lụy mà tôi cần làm rõ, muốn nói để HĐXX biết rằng hệ lụy của việc bắt tôi như thế nào. Tôi không hề mong muốn gây áp lực nào lên cơ quan chính quyền, các cấp, các ngành nhưng tôi buộc lòng phải nói những tâm sự, những mong muốn để HĐXX ghi nhận. Thứ năm, tôi muốn nói với các cổ động của ngân hàng Á Châu rằng việc bắt tôi có ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của họ…

(Tòa ngắt lời)

Nguyễn Đức Kiên: Một lần nữa xin ông thẩm phán cho tôi được nói đầy đủ vì không đầy đủ thì sẽ không giúp tôi nói lời trọng tâm. Tôi cam đoan với HĐXX tôi sẽ nói những điều hoàn toàn mới, chưa từng nói. Đề nghị ông kiên nhẫn và dành thời gian cho tôi.

Tôi xin được nói tiếp, một số cổ đông nhỏ, có thể bị thiệt hại trực tiếp vì việc tôi bị bắt, do một số ngân hàng đã xiết nợ khi giá cổ phiếu xuống. Thiệt hại này có thể làm tán gia bại sản của quý vị, tôi lòng thành xin lỗi vì đây là bất khả kháng của tôi, tôi không làm gì khác được. Những cổ đông lớn không có bất kỳ thiệt hại nào vì đây là những nhà đầu tư lâu dài.

Thứ sáu, đối với hơn 15 ngàn cán bộ nhân viên ngân hàng Á Châu, những người đã, đang giúp Ngân hàng Á Châu làm được nhiều việc rất thành công 20 năm qua. Tôi mong rằng anh chị em tiếp tục làm việc thật tốt, tận tâm cùng ngân hàng xây dựng đất nước này, xã hội này. Tôi yêu cầu vợ tôi, con tôi không bao giờ được bán cổ phần của Á Châu, mong muốn rằng gia đình tôi tiếp tục cùng các anh chị xây dựng ACB, góp phần xây dựng đất nước. Tôi cũng đã yêu cầu vợ tôi, yêu cầu ban lãnh đạo ACB ngày hôm nay không được cắt giảm lương, không được đuổi việc những người này vì họ là thành phần lớn, những người đã tạo dựng nên thành công của ACB ngày hôm nay. Có thể chúng tôi có sai sót nào đó, chúng tôi sẽ gánh chịu những sai sót đó nhưng ACB, họ không bao giờ đứng tên kiện tôi hay tố cáo tôi. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào hơn 15 ngàn CBNV này không ai kiện tôi, tố cáo tôi. Còn những người nào nặc danh, mượn danh họ kiện tôi, tố cáo tôi trước sau sẽ bị lôi ra ánh sáng. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng họ hiểu tôi, hiểu những nguyên tắc làm việc của tôi tại ngân hàng Á Châu, hiểu rằng tôi đã đóng góp gì cho ACB trong 20 năm qua. 

Thứ bảy, tôi thành thật và rất mong cán bộ nhân viên ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) thông cảm cho tôi khi gia đình tôi buộc lòng phải bán cổ phần của ngân hàng này. Đây là việc đau đớn đối với tôi vì không thể một lúc có tiền mặt trả ngay cho các khoản nợ nên tôi đã đồng ý cho vợ tôi bán cổ phần ngân hàng này để trang trải những khoản nợ. Đây là việc làm bất khả kháng, tôi không tiếp tục đi cùng các anh chị nhưng tôi tin rằng có một ngày nào đó, một lúc nào đó, gia đình tôi sẽ quay lại Vietbank.

Thứ tám, tôi muốn nói với gia đình tôi, mẹ tôi, các em tôi, mọi người hãy thông cảm vì sao tôi không cho các em tôi kinh doanh, không cho các em tôi nắm giữ các vị trí quan trọng của ngân hàng dù tôi hoàn toàn có thể làm được điều đó vì tôi cho rằng các em tôi chưa đủ năng lực, chưa đủ trình độ để giữ những vị trí quan trọng. Nhưng hơn ai hết, tôi đã nói với các em tôi nhiều lần, tôi nhìn thấy các rủi ro trong kinh doanh tại Việt Nam nên tôi không muốn các em tôi, vợ tôi phải chịu những rủi ro này.

Tôi muốn nói với các con tôi. Thưa HĐXX, hôm trước tôi đã nói tôi biết tôi sẽ bị bắt nhưng tôi không bỏ chạy, tôi sẵn sàng đứng lại nhận trách nhiệm vì những việc mình làm. Tôi đã gọi 2 con trai tôi, 1 cháu lúc đó 15 tuổi, 1 cháu 9 tuổi, cháu thứ 3 bé quá tôi không gọi. Tôi nói với cháu thứ 2 là có thể con chưa hiểu nhưng con nhớ rằng có cuộc nói chuyện này của bố với các con… (NKD: ông Kiên nghẹn ngào xúc động). Tôi nói với con trai cả tôi con lấy giấy bút ra ghi lại những gì bố căn dặn, tôi nói rằng: Có thể có rủi ro sẽ xảy ra đối với tôi, tôi không biết lúc nào xảy ra nhưng con hãy ghi lại những điều bố nói. 

Thứ nhất để làm người tốt phải làm gì. Thứ hai là những mong muốn của tôi với các con tôi về việc các con lập nghiệp kinh doanh như thế nào. Thứ 3, muốn con trai tôi thay tôi là người đàn ông trong gia đình chăm sóc vợ tôi và các em. Tôi không bỏ chạy, tôi không trốn chạy trách nhiệm vì tôi tin vào chế độ này, đất nước này có kỷ cương phép nước mặc dù thời gian đó rất sớm, tôi hoàn toàn có thể bỏ đi, hộ chiếu của tôi có visa rất dài hạn ở khắp thế giới, tôi có quan hệ rộng rãi khắp nơi nhưng tôi không đi, tôi đứng lại, tôi chờ cái gì sẽ đến với mình, chờ để chịu trách nhiệm với những việc mình làm.

Tôi xin phép nói với vợ tôi vì tôi chưa bao giờ được nói với vợ tôi vì hai lần gần đây gặp tại Tòa chỉ kịp hỏi thăm sức khỏe. Lần đầu tiên khi tôi gặp luật sư để có thể giúp tôi chuyển lời về gia đình, tôi đã nói với luật sư trước mặt cơ quan điều tra hai việc: Việc thứ nhất không bao giờ chạy án, không gặp gỡ bất kỳ ai đang giữ các trọng trách ngày hôm nay, xin xỏ gì cho tôi vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến các vị lãnh đạo, đồng thời nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng vợ tôi. Thứ hai, tôi muốn nói với vợ tôi rằng tôi sẽ tự giải quyết các vấn đề liên quan đến án từ của tôi vì tôi tin rằng mình vô tội, tin rằng mình có khả năng, có đủ tư duy, có đủ đầu óc để chứng minh với HĐXX rằng tôi vô tội.

Thứ chín, để khỏi mất thời gian của HĐXX, tôi cũng xin nói rõ các vấn đề để mọi người khỏi nhầm lẫn và có những suy nghĩ khác nhau. Việc tôi biết được cơ quan điều tra bắt tôi không phải từ những thông tin nào cả mà cả xã hội đều biết, dư luận đều biết, những nhà kinh doanh đều biết và nó được phản ánh ngay trong bút lục hồ sơ vụ án này vì cơ quan điều tra đã định sử dụng, định khống chế anh Lý Xuân Hải để tố cáo tôi. Anh Lý Xuân Hải là người rất thận trọng, anh ấy báo cáo Chủ tịch HĐQT, thường trực HĐQT đã tổ chức họp, gọi tôi đến để thông báo điều đó. 

Tôi đã nói với anh Hải và HĐQT hai câu: Câu thứ nhất, tôi đề nghị anh Hải cung cấp tất cả những tài liệu liên quan đến tôi khi cơ quan điều tra yêu cầu. Thứ hai, vì tố cáo tôi nên tôi sẽ không tham gia vào bất kỳ ý kiến nào của thường trực HĐQT. Tôi chỉ đề nghị anh Hải làm văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ Công an về những việc cơ quan điều tra đang làm việc với anh Hải. Việc này tôi nói công khai, anh Tuấn, anh Kỳ, anh Hải, chú Giá đều chứng kiến. Khi tôi nói chuyện với anh Hải bằng điện thoại, cơ quan điều tra nghe và đều biết tôi ứng xử như thế nào khi tôi biết tôi sẽ bị bắt. Tôi là công dân lương thiện, không ngần ngại điều đó, tôi đứng lại sẵn sàng chấp nhận thử thách đến với mình một cách dũng cảm. 

Thứ mười, tôi rất cám ơn các nhà báo, các phóng viên đã đưa tin, phản ánh các nội dung tại tòa. Tôi cũng đề nghị các anh chị phải rất cẩn trọng vì nếu không sẽ bị cho rằng báo chí bênh vực bị can. Điều này tôi không muốn. Nhưng tôi hiểu sâu sắc rằng một nhiệm vụ thiêng liêng của báo chí là tìm ra sự thật và bảo vệ cho công lý. Tôi mong muốn rằng các anh chị nhà báo, phóng viên sẽ giúp tôi tìm ra được sự thật của vụ án này, vì khi đó sẽ không có vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.


Thứ mười một, tôi xin cám ơn Ban giám thị trại tạm giam Vĩnh Phúc, cám ơn tổ y tế đã giúp tôi sống qua được những ngày khó khăn, tổ y tế đã nhường sẻ thức ăn hàng ngày cho tôi trong thời gian tôi ở trại này (NKD: ông Kiên nghẹn ngào), đã giúp tôi khám sức khỏe ngày 2 lần trong cả năm trời để tôi có thể giữ được sức khỏe ngày hôm nay có mặt tại tòa. Tôi không bao giờ quên những hành động nghĩa cử đó mặc dù tôi biết rằng những cái điều mà tôi không được đối xử công bằng như những bị cáo, bị can khác là do người khác, do cơ quan điều tra gây ra. Tôi cũng cám ơn các cán bộ chiến sĩ của Trại giam T16 trong quá trình dẫn giải đã không gây khó khăn cho tôi, động viên tôi, hỗ trợ tôi và đã sơ cứu kịp thời cho tôi khi tôi bị lên cơn đau tim ngày hôm kia.

Thưa HĐXX, tôi bắt đầu đi vào trực tiếp những nội dung tôi cần gửi đến HĐXX. Tôi rất hiểu và rất biết rằng đứng trước vành móng ngựa không phải là nơi tôi khoe khoang hay kể công nhưng kết luận của cơ quan điều tra và diễn giải của vị đại diện Viện Kiểm sát đã xúc phạm đến danh dự của cá nhân tôi, của gia đình tôi, buộc lòng tôi phải nói dù không muốn nói. 

Thứ nhất, khi còn rất trẻ, đầu những năm 90, tôi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao một số nhiệm vụ rất khó khăn vì lúc đó tôi có những mối quan hệ rất tình cờ, rất đặc biệt với lãnh đạo Nhà nước Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ Việt Nam- Nga rất khó khăn, vì những quan hệ tình cờ tôi có, mà tôi đã làm những việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao, gồm 3 việc: Việc thứ nhất, làm sao xóa được nợ của Liên xô cũ đối với Việt Nam; Việc thứ hai, làm sao nối được quan hệ thương mại Việt Nam- Nga; Việc thứ ba, làm sao có thể mua được vũ khí cho quân đội Việt Nam.

Tôi không biết những việc tôi làm có tốt hay không, có đóng góp được đến như thế nào nhưng tất cả những việc này là có tập thể, có ban lãnh đạo Nhà nước, có rất nhiều người tham gia nhưng tôi nhận được sự nhận xét của các đồng chí lãnh đạo là tôi đã làm rất tốt việc những được giao. Tôi không đi sâu việc này vì đây có thể liên quan an ninh quốc gia. Nhưng một người giúp tôi làm việc này trong 5 năm đó chính là bị cáo Lê Vũ Kỳ ngày hôm nay, là một trong hai người trực tiếp phiên dịch cho tôi. Một người nữa là anh Nguyễn Huy Lượng nay đã mất. Tôi sẽ dừng lại ở đây vì hồ sơ việc này cơ quan điều tra đã thu giữ đầy đủ, tôi đề nghị cơ quan điều tra trả lại hồ sơ đó cho tôi vì đó là sưu tầm, tài liệu cá nhân của tôi.

Việc thứ hai rất cụ thể nhìn thấy được, sờ thấy được đấy là đầu những năm 90, ngành điện đã rất nỗ lực để làm sao có thể đưa 4 tổ máy 5, 6, 7, 8 của thủy điện Hòa Bình vào Việt Nam đúng tiến độ để có thể phát điện, góp phần xây dựng đất nước. Tôi và anh Kỳ là những người đã có những đóng góp quan trọng giúp ngành điện đưa 4 tổ máy này về Việt Nam với giá rẻ nhất, hợp lý nhất, đúng tiến độ nhất, đóng góp vào việc xây dựng đất nước. Anh Kỳ đã có công rất lớn trong việc này cùng với tôi.
Thứ ba, trong những năm 90- 95, Tổng công ty may Việt Nam đang đứng trước việc là rất nhiều…

(Chủ tọa yêu cầu dừng lại, nhắc nhở bị cáo nói rõ tâm tư nguyện vọng về các tội danh bị truy tố, không nói sang nội dung ngoài vụ án, nội dung khác có thể viết gửi)

Nguyễn Đức Kiên: Tôi cần nói rõ vì trong kết luận điều tra đã động chạm đến những điều này mà không ai nói với tôi cả. Tôi sẽ chuyển ngay sang những nội dung mà cáo trạng truy tố và trong kết luận của cơ quan điều tra đã nêu.

Một là cơ quan điều tra nói rằng tôi có ý thức, ý định thâu tóm hệ thống ngân hàng Việt Nam, lũng đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường ngân hàng Việt Nam, tôi sẽ nêu hai điều chứng minh về việc này bằng hồ sơ chứ không chỉ bằng lời nói:

Thứ nhất, vào những năm thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu, có rất nhiều kẽ hở để có thể bị thao túng, tôi biết rất rõ những kẽ hở ấy ở đâu và có thể kiếm rất nhiều tiền từ kẽ hở đó nhưng tôi không làm. Tôi cùng Lý Xuân Hải đã viết một báo cáo gửi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước về hiện tượng này và kiến nghị những việc cần làm. Báo cáo này đã được ông Nguyễn Nhạc gửi lên Tổng bí thư Đỗ Mười, TBT Đỗ Mười đã có ý kiến gửi cho các ngành các cấp. Thủ tướng Phan Văn Khải đã có văn bản chỉ đạo các Bộ Tài chính, Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước xem xét những đề xuất, kiến nghị của chúng tôi. Sau đó các Bộ này và Chính phủ đã có những giải pháp, hướng khắc phục những lỗi này, chống được việc thao túng giá trong thị trường. Đó là việc tôi làm.

Thứ hai, về Ngân hàng Nhà nước, lĩnh vực tôi hoạt động chính đang bị truy tố ngày hôm nay, liên quan mật thiết đến ngày hôm nay. Không phải ngày hôm nay tôi mới nói tại tòa hay là không có bằng chứng mà xin HĐXX ghi nhận cho tôi rằng tôi đã có những đóng góp ý kiến cụ thể bằng văn bản cho lãnh đạo Nhà nước Việt Nam ngay từ khi xây dựng đề án để báo cáo Bộ Chính trị thông qua Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005- 2010, tầm nhìn 2020. Tất cả những đóng góp ý kiến, báo cáo đó của tôi được thực hiện bằng văn bản. Ngay cả việc sắp xếp chấn chỉnh hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, tôi và một số chuyên gia đã có báo cáo gửi cho lãnh đạo Nhà nước đề xuất việc chấn chỉnh hệ thống đó như thế nào. Tôi không nói sâu nữa mà chỉ nói hai nội dung.

Tôi sẽ tận dụng những giây phút hiếm hoi có thể được nói tại phiên tòa ngày hôm nay trong lời nói cuối cùng, tôi xin đề nghị lãnh đạo Đảng và Nhà nước lưu ý ba việc mà tôi cho rằng đây là những điều rất cần thiết mà một công dân cần nói, cần gửi gắm đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Một là, việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) không phải là việc sắp xếp số học, không phải cộng các số ngân hàng yếu trở thành ngân hàng mạnh, mà cần phải giải quyết thực chất các ngân hàng. Hãy dùng phương pháp dùng ngân hàng mạnh để kèm ngân hàng yếu. Tôi cho rằng đó là phương pháp hiệu quả nhất. Thứ hai, trong 30 NHTMCP hiện nay đang hoạt động, trong 5 NHTM Nhà nước đang hoạt động, có 3 NHTMNN có vấn đề lớn, trong đó có 1 ngân hàng tên là Vietinbank và có 1 NHTMCP khác. 

Tôi không nêu thêm đích danh ngân hàng nào vì tôi cho rằng có thể gây nguy hiểm cho hệ thống nhưng tôi xin nhắc rằng với tất cả nghiên cứu của tôi có 4 ngân hàng như thế, đề nghị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm. Thứ ba, mục tiêu của tất cả các việc chấn chỉnh hệ thống ngân hàng là gì, là mong muốn rằng hệ thống này hoạt động lành mạnh, đừng để cho ngân hàng nước ngoài chi phối để mất đi trái tim của nền kinh tế. Tôi xin dừng lại ở đó.

Thưa Hội đồng xét xử, thưa ông Chủ tọa, về 4 tội danh tôi bị truy tố, tôi sẽ không nói nhiều về các tội danh khác vì 3 tội danh tôi đã nói lần trước nhưng tội danh lừa đảo chiếm đoạt xin cho tôi được nói kỹ hơn: Thứ nhất, tôi, anh Thanh, chị Yến không lừa đảo chiếm đoạt tiền của ai cả. Đây là lời khẳng định của tôi trước Tòa. Thứ hai, sai sót dẫn đến tài sản của công ty bị chiếm đoạt chính là của Công ty MTV Thép Hòa Phát. Số tài sản này đã bị chiếm đoạt không phải 1 ngày mà kéo dài trong 40 ngày, không phải bằng một việc mà bằng một loạt các hành vi và cái này không liên quan gì đến việc biết hay không biết của anh Dương, anh Long hay anh Hà, nó hoàn toàn nằm trong ý thức của vị giám đốc Công ty MTV Thép Hòa Phát. Và điều đó tôi cho rằng là sai lầm nghiêm trọng của cơ quan điều tra. 

Tại phiên tòa, tôi đã nộp đơn khiếu nại. Và hôm nay, trước mặt Hội đồng xét xử, tôi xin kể đích danh những người nào đã làm sai phạm hồ sơ vụ án. Tôi xin lỗi những người này vì tôi không nhớ họ tên nên cho phép tôi chỉ nói tên, đó là: ông Tiến- đại tá trưởng phòng 10, ông Long- thượng tá phó phòng 10 và hai điều tra viên khác nhưng hai điều tra viên này tôi nghĩ họ làm theo lệnh nên tôi sẽ không nêu tên hai điều tra viên. Thứ ba đó là thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Cục trưởng C46. Họ là những người đã báo cáo sai sự thật lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước về vụ án này. Đó là những người đã đẩy chúng tôi phải ra vành móng ngựa và có thể phải chịu những bản án rất là nặng nề khi chúng tôi không phạm pháp, không vi phạm pháp luật.

Tôi cho rằng đơn khiếu nại của tôi đã được tôi ký tên một cách công khai cần có sự trả lời một cách chính thức của các cơ quản lý có trách nhiệm. Tôi hiểu sâu sắc rằng khi tôi nói ra việc này tức là tôi đã đặt gia đình tôi và tôi trước một mối nguy hiểm vô cùng, nhưng tôi tin vào chính sách, vào chế độ, tôi tin và tôi đặt toàn bộ niềm tin vào 90 triệu người dân Việt Nam, những người này là những người sẽ bảo vệ tôi, gia đình tôi tốt nhất. Xin phép Hội đồng xét xử cho phép tôi nói như thế vì tôi ý thức đầy đủ sự nguy hiểm của vấn đề này khi tôi đã đọc tên chính thức, đích danh những người làm trái pháp luật.


Về các tội danh khác, một lần nữa tôi xin khẳng định trước Hội đồng xét xử: 
Tôi không phạm tội kinh doanh trái phép. 
Tôi không phạm tội cố ý làm trái. 
Tôi không phạm tội trốn thuế.



Còn việc tôi không phạm tội như thế nào trong phiên tòa, Hội đồng xét xử đã được nghe các LS đưa ra các luận cứ, đã được tôi chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể, những lý lẽ cụ thể nên tôi cho rằng không cần thiết nhắc lại trong lời nói cuối cùng.

Thời gian không có nhiều nên tôi xin HĐXX cho tôi nêu một số kiến nghị lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và HĐXX như sau:

Thứ nhất, tôi kính đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Chống tham nhũng Trung ương sẽ xem xét toàn diện, cẩn trọng các vấn đề liên quan đến vụ án, những vấn đề tôi đã nêu tại phiên tòa và mong muốn rằng ông giao cho Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương đánh giá lại toàn bộ vụ án để làm rõ những gì ông đã nhận báo cáo trước đây là không chính xác, để bảo vệ quyền công dân của tôi.

Thứ hai, tôi kính đề nghị ông Trương Tấn Sang- Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam, Trưởng Ban Cải cách tư pháp, tôi mong rằng với cương vị là người đứng đầu Nhà nước, ông sẽ giúp tôi được minh oan. Giúp tôi cũng như để cho 90 triệu người dân Việt Nam nhìn thấy rằng Việt Nam đang thực sự cải cách tư pháp.

Thứ ba, tôi kính đề nghị lên ông Nguyễn Tấn Dũng- Thủ tướng Chính phủ, với cương vị là người điều hành đất nước, tôi mong ông có những hành động thiết thực để bảo vệ hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, hệ thống doanh nhân Việt Nam, trong đó có tôi- những người đang ngày đêm cố gắng hết sức mình lao động vô cùng mệt mỏi để làm sao có thể đóng góp xây dựng đất nước. DÂN CÓ GIÀU NƯỚC MỚI MẠNH, NƯỚC MẠNH THÌ QUÂN ĐỘI MỚI MẠNH, QUÂN ĐỘI MẠNH THÌ MỚI GIỮ ĐƯỢC NƯỚC. Tôi chỉ mong ông thế thôi.

Thứ tư, tôi kính đề nghị ông Nguyễn Sinh Hùng- Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam rằng: Vụ án của tôi liên quan đến một số nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên tôi mong ông sẽ quan tâm xem xét và có trả lời để rõ Quốc hội ý kiến về những vấn đề này như thế nào, về những văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành ra sao và những cơ quan công quyền đã thực hiện những văn bản như thế nào… Tôi mong sớm nhận được sự quan tâm của ông.

Là một cử tri tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, khi tôi bỏ phiếu cho các vị đại biểu Quốc hội ứng cử tại khu vực này thì tôi cũng mong rằng các vị sẽ có tiếng nói trong Quốc hội, nhất là Quốc hội đang họp hiện nay để có thể giúp tôi bảo vệ quyền công dân của một cá nhân cần được bảo vệ.

Tôi xin đề nghị Hội đồng xét xử hãy tiếp tục kiên nhẫn.

Tôi đề nghị lãnh đạo Liên ngành Tư pháp Trung ương trong đó có ông Bộ trưởng Bộ Công an, ông Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách Tổng cục 6 hãy xem xét lại những việc làm của cán bộ điều tra, đừng để những thành tích của cán bộ điều tra hay cơ quan điều tra có được từ vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn để đón nhận những tấm huy chương, những bằng khen vì mặt trái của nó là những bản án năm tù oan nghiệt cho chúng tôi những công dân vô tội.

Tôi xin kính đề nghị trực tiếp đến HĐXX những nội dung sau: 

Thứ nhất, tôi đề nghị HĐXX nếu chưa thực sự có đầy đủ thời gian, chưa có được thực sự đầy đủ chứng cứ tài liệu thì HĐXX đừng tuyên án vào ngày 5/6 khi HĐXX chưa yên tâm vì có những tài liệu, những chứng cứ mà chúng tôi đưa ra cần có sự thẩm định một cách kỹ càng của HĐXX. Tôi cho rằng nếu HĐXX vẫn tuyên vào ngày 5/6 thì có thể đó là bản án tuyên đã được định từ trước rất gây oan nghiệt cho chúng tôi. 

Thứ hai, Hiến pháp Việt Nam quy định tại điều 31, điều 4, tôi đề nghị HĐXX nên chờ, kiên nhẫn chờ sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước để làm sao giúp tôi nhận được việc bảo vệ công dân một cách hợp pháp theo hiến pháp quy định. 

Thứ ba, tôi kính đề nghị HĐXX xem xét yêu cầu cơ quan điều tra về việc phong tỏa tài sản của tôi và gia đình. Vì những tài sản này là do mồ hôi nước mắt của tôi làm ra trong 30 năm qua, không liên quan gì đến vụ án. Việc phong tỏa hay kê biên này tôi cho rằng không hợp pháp. Nếu như có phát sinh nghĩa vụ dân sự của vụ án này tôi đảm bảo rằng công ty B&B là một pháp nhân sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình không cần phong tỏa.

Thứ tư, tôi hoàn toàn tin tưởng vào HĐXX. Khi ông thư ký tòa tống đạt lệnh của tòa đưa ra xét xử, tôi có hỏi ông thư ký tòa thành phần HĐXX là ai, tôi rất mừng khi trong thành phần HĐXX có 1 người nguyên là sĩ quan quân đội, đồng ngũ của tôi, có 2 vị là các nhà giáo ở các trường kinh tế - những đồng nghiệp của bố mẹ tôi trong lĩnh vực giáo dục. Và đặc biệt, tôi được biết chủ tọa phiên tòa sẽ là hai thẩm phán rất có kinh nghiệm nên tôi rất mừng và tôi hoàn toàn tin tưởng vào HĐXX. Dù phán xử của các vị như thế nào, có thể gây oan nghiệt cho tôi hay có thể minh oan cho tôi thì tôi cũng không trách các vị vì tôi tin rằng các vị hơn ai hết hiểu rõ bản chất vụ án không như cáo trạng nêu. 

Thứ năm, một lần nữa tôi khẩn thiết đề nghị HĐXX khi đưa ra những phán xử về tôi và những đồng nghiệp, nhân viên của tôi thì HĐXX hãy nghĩ rằng phán quyết của HĐXX không chỉ liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của chúng tôi mà phán quyết của HĐXX sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho việc nước Việt Nam này là đất nước dân chủ, có pháp quyền, một đất nước mà quyền công dân được bảo vệ. Một phán quyết mà có thể tôi cũng như mọi người và xã hội tâm phục khẩu phục chứ không phải là một phán quyết gây oan sai cho chúng tôi. Dù phán quyết của HĐXX như thế nào chăng nữa thì tôi cũng đề nghị HĐXX hãy cho tôi được tại ngoại chờ thi hành án khi bản án có hiệu lực vì tôi đã không trốn chạy khi có thể trốn chạy, thì không có lý do gì nếu như tôi bị kết tội mà tôi lại trốn chạy. Vì lý do nhân đạo, tôi xin HĐXX cho phép tôi được chữa bệnh vì những điều cần nói tôi đã nói tại phiên tòa, những điều cần gửi gắm đến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tôi đã nói tại phiên tòa. Không cần phải chạy án, không cần phải thông cung gì cả, tôi đã làm bằng một cách trực diện tại phiên tòa. 

Có một điều có thể là nhỏ, cũng có thể không cần thiết nhưng tôi hiểu những tác hại ngược của nó khi tôi đã nói những điều này tại tòa, thì nếu như tôi còn bị tạm giam tôi đề nghị HĐXX cho phép tôi được chuyển sang trại tạm giam B14 vì tôi cho rằng ở trại tạm giam T16 dưới quyền của cơ quan điều tra sẽ không an toàn cho tính mạng tôi tiếp theo.

Thưa Hội đồng xét xử, tất cả những điều tôi nói ngày hôm nay là nguyện vọng, ước ao, mong muốn của một công dân luôn tuân thủ pháp luật, tin tưởng pháp luật, tôn trọng pháp luật một cách tuyệt đối, một công dân đã có những đóng góp nhất định đối với Nhà nước này, một công dân đã tạo dựng ra rất nhiều doanh nghiệp với hàng chục ngàn lao động, đã đóng góp thuế rất nhiều cho Nhà nước này, những DN này đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận là những DN nộp nhiều thuế nhất tại Việt Nam trong rất nhiều năm chứ không phải trong 1 năm. 

Tôi biết thời gian dành cho tôi không nhiều, tôi biết sự kiên nhẫn của Hội đồng xét xử có giới hạn nhưng tôi tin tưởng vào 90 triệu người dân Việt Nam, tôi tin tưởng vào đất nước này, tôi yêu đất nước này như một công dân yêu nước. Những lời nói tâm huyết của tôi đây không phải là lời nói để muốn làm người nổi tiếng hay muốn gì cả. Tôi chỉ muốn là người dân thường đóng góp sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tôi xin cảm ơn Hội đồng xét xử đã kiên nhẫn nghe.



-"Bầu" Kiên có gánh tội thay ai?
(PetroTimes) - Bầu Kiên sắp bị đưa ra xét xử như một trong những đại án lớn nhất của năm nay. Việc bà Đặng Thị Ngọc Lan – vợ và bà Nguyễn Thúy Hương - em gái ruột của “bầu” Kiên thoát vòng lao lý, có nhiều nghi ngại rằng: Là do Kiên đã nhận hết, gánh hết tội. 2 người phụ nữ này có “dấu chân” trong các phi vụ buôn bán vàng trái phép - một trong những tội trạng lớn nhất của Nguyễn Đức Kiên.

Vợ “bầu” Kiên, bà Đặng Ngọc Lan vốn là Tổng giám đốc Công ty B&B – nơi mà Nguyễn Đức Kiên đã dùng để thực hiện một loạt các hoạt động kinh doanh trái pháp luật của mình. Đặng Ngọc Lan đại diện Công ty B&B ký hợp đồng số 01-VGSHĐUT.08 ủy thác đầu tư kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB với nội dung: Công ty B&B ủy thác cho Ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam theo chỉ thị bằng văn bản của Công ty B&B.
Công ty B&B thu được tổng số tiền lãi hơn 100 tỉ đồng từ việc thực hiện hợp đồng kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB, theo chỉ đạo của Kiên, Đặng Ngọc Lan với tư cách là đại diện Công ty B&B ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 010109/UTĐT với Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) và cùng với Kiên ký Phụ lục hợp đồng số 010109/UTĐT-PL 01 để chuyển cho Hương lần thứ nhất là hơn 78 tỉ đồng.
Sau đó Công ty B&B và Hương chỉ ký xác nhận khoản lợi nhuận với nhau là hơn 31 tỉ đồng. Thông qua việc ký hợp đồng này, Đặng Ngọc Lan đã giúp cho Nguyễn Đức Kiên chuyển số tiền lợi nhuận doanh nghiệp thu được là hơn 100 tỉ đồng sang cho cá nhân Nguyễn Thúy Hương. Qua đó đã giúp Kiên thực hiện hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền là 25 tỉ đồng.
Trong quá trình làm việc với cơ quan công an, bà Đặng Ngọc Lan khai: Lan có ký các hợp đồng ủy thác và phân chia lợi nhuận giữa Công ty B&B với Nguyễn Thúy Hương nhưng trong thời điểm ký hợp đồng này Lan đang chuẩn bị sinh con nên không biết gì về việc kinh doanh vàng của công ty B&B. Mọi việc kinh doanh của Công ty B&B đều do bầu Kiên chỉ đạo và trực tiếp thực hiện.
Việc bà Lan giúp Nguyễn Đức Kiên trốn 25 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại công tyB&B của Đặng Ngọc Lan đã đủ yếu tố cấu thành tội Trốn thuế, quy định tại Điều 161 Bộ Luật hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức.
Thế nhưng, trong thời điểm ký hợp đồng này bà Lan đang nghỉ chuẩn bị sinh con nhỏ, không biết và không tham gia gì vào việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty.
Cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng: Để đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật, cơ quan này đã quyết định không xử lý hình sự đối với Đặng Ngọc Lan.
Với bà Nguyễn Thúy Hương, em ruột của Nguyễn Đức Kiên cũng là cổ đông sáng lập Công ty B&B. Cá nhân Hương không được cấp phép kinh doanh vàng, đầu tư tài chính nhưng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thúy Hương đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính, ký xác nhận khoản lợi nhuận.
Lợi nhuận này Hương không cho hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 mà hạch toán vào năm 2010. Việc làm của Hương đã giúp Nguyễn Đức Kiên trốn hơn 25 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty B&B.
Nguyễn Thúy Hương đã khai rõ với cơ quan công an: Hương không có kinh doanh gì nhưng theo chỉ đạo của Kiên, Hương có ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính và phụ lục hợp đồng với công ty B&B để chuyển lợi nhuận từ công ty B&B và Ngân hàng ACB do Kiên thực hiện.
Số tiền lợi nhuận thu được sau đó Hương đã chuyển lại cho Kiên sử dụng. Hành vi của Nguyễn Thúy Hương đã đủ yếu tố cấu thành tội Trốn thuế, quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức. Tuy nhiên, Nguyễn Thúy Hương là em gái Kiên, là người ký hợp đồng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, không biết và không tham gia gì vào việc kinh doanh, hưởng lợi cá nhân. Vì vậy, để đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật, cơ quan công an đã không đề nghị xử lý hình sự đối với Nguyễn Thúy Hương.
Có nhiều người vẫn nghi ngại rằng, chính “bầu” Kiên đã gánh tội thay vợ, thay em nhưng kỳ thực - nếu cơ quan công an không xem xét đến tính nhân đạo thì chắc chắn, vợ và em gái của Nguyễn Đức Kiên cũng khó có thể thoát khỏi vòng lao lý - kể cả là khi “bầu” Kiên nhận hết vào mình.

- “Bầu” Kiên có gánh tội thay ai? (PT). – Chuyện về bị can cao tuổi nhất vụ án “bầu” Kiên (VnM). – Sách cho quan tham(PLTP).- Vai trò “khủng” của bầu Kiên khi kinh doanh trái phép tài chính, vàng (Infonet)."Bầu Kiên" chiếm đoạt 264 tỷ đồng bằng cách nào?

- Vì sao các ông chủ ngân hàng “không muốn” khôn ngoan? (Infonet).

- Chỉ vài năm, giá điện xăng tăng gần chục lần (VNN). - Giá xăng tăng chẳng khác nào “đánh úp” người dân (Soha). - Tăng giá “né” CPI tháng 12 (DV). - Giá xăng dầu “nhảy múa”, vận tải rập rình tăng (ANTĐ). - Xăng dầu tăng giá: Gánh nặng giá “đè” lên doanh nghiệp và người dân (LĐ).- Giá xăng tăng, giá vé xe Tết âm lịch sẽ tăng cao (KP). - Cơm áo không đùa với … giá xăng (ĐĐK).

-Áp lực đóng quỹ (TBKTSG Online)  25/9/2012- Dòng tiền từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam qua các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán lớn, từ đầu năm đến nay không có. Trong khi dòng tiền đã vào rồi lại đang chịu áp lực bị rút ra khi đến thời hạn đóng quỹ.
Chứng khoán Việt Nam khó có dòng vốn mới. Ảnh: Thanh Thương.
Cách đây 2 năm, trong Hội nghị nhà đầu tư năm 2010, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, cho biết tập đoàn này dự định gọi vốn để lập thêm 2 quỹ mới, một quỹ đầu tư vào bất động sản và quỹ còn lại đầu tư vào chứng khoán, mỗi quỹ có tổng giá trị khoảng từ 200-300 triệu đô la Mỹ.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trong tuần trước, ông Andy cho biết dự định đó của VinaCapital đã không thực hiện được hết, mà chỉ gọi vốn được cho quỹ bất động sản, còn lại quỹ đầu tư vào chứng khoán, theo như ông mô tả là “khó lắm”. Đơn giản là nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào đây thì phải xét về triển vọng kinh tế, liệu tình hình vĩ mô như hiện tại đã ổn chưa, liệu có thể mang lại lợi nhuận chưa, trong khi hiện tại tình hình kinh tế Việt Nam gặp khó, họ sẽ chọn thị trường lớn, nhiều người tham gia để vốn có thể quay vòng dễ hơn, cơ hội cũng nhiều hơn so với Việt Nam.
Thành lập năm 2007, đầu tư vào Việt Nam cũng chừng ấy thời gian, ông Nguyễn Thế Lữ, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Saigon Asset Management (SAM), cho biết thời gian SAM bỏ vốn đầu tư ở Việt Nam cũng là lúc thị trường chứng khoán đang tăng trưởng nóng nhất, VN-Index lên đến hơn 1.100 điểm, trong khi hiện tại, chỉ số này còn không đến 400 điểm.. Những cổ phiếu mà SAM nắm giữ lúc đó, giờ có khi đã giảm đến 80-90% nên hoạt động của quỹ ở Việt Nam không đạt được hiệu quả như kỳ vọng ban đầu. Ông cho biết giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) đã ngày càng giảm sút và chỉ trong tháng 10 này, quỹ sẽ tổ chức đại hội nhà đầu tư để bỏ phiếu thông qua việc có hay không việc đóng quỹ.
Tuy vậy ông cũng tỏ ra khá lo ngại, “trước giờ nhiều nhà đầu tư cũng đã muốn rút vốn nhưng vì thấy lỗ quá nên chần chừ, họ kỳ vọng xuống tới một mức nào đó thì giá cổ phiếu sẽ bật lại, để bớt lỗ nhưng đến giờ chưa thấy thị trường đi lên, nên có thể trong tháng 10 này sẽ nhiều nhà đầu tư bỏ phiếu chấm dứt hoạt động của quỹ”, ông Lữ nói.
Theo ông Lữ, việc gọi vốn mới càng khó hơn. Nhà đầu tư khi bỏ vốn vào sẽ cân nhắc xem những yếu tố của kinh tế vĩ mô sẽ tác động như thế nào đến khoản đầu tư của họ. Nếu bỏ vốn vào mà tiền lãi thấp hơn cả lãi ngân hàng, còn phải trừ đi cả lạm phát và biến động của tỷ giá, thì họ sẽ không đầu tư. Hiện tại, việc hệ thống ngân hàng của Việt Nam còn đang trong quá trình tái cơ cấu, lạm phát cũng chưa hẳn là đã chấm dứt, thì không dễ gọi vốn từ nước ngoài.
Khó khăn trong gọi vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán được ông Đinh Quang Hoàn, Giám đốc tài chính doanh nghiệp, Công ty chứng khoán Bản Việt, khẳng định là đúng. Hiện tại việc các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phiếu với mục đích đầu tư tài chính tại thị trường Việt Nam không nhiều, hiện họ còn đang “lăn tăn” với thị trường tài chính Việt Nam và chờ đợi sự đổi mới từ kinh tế vĩ mô, sau hàng loạt chính sách của chính phủ, vì vậy, có thể trong vài năm tới việc gọi vốn sẽ dễ dàng hơn.
Ông cho rằng, hiện tại, chủ yếu các nhà đầu tư đến Việt Nam là để mua cổ phiếu của các công ty trong cùng ngành kinh doanh của họ để mở rộng hoạt động một cách nhanh nhất. Hoạt động mua bán sáp nhập cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2012 nhờ vào những nhà đầu tư dạng này. Hiện tại, có những công ty đang nhờ bên ông tư vấn để đầu tư vào các công ty lớn của Việt Nam, giá trị của các thương vụ cỡ 100 triệu đô la Mỹ không thiếu.
Còn theo Phó Tổng giám đốc một công ty chứng khoán lớn, hiện tại nhiều quỹ đầu tư mà ông quen biết đã thua lỗ nhiều trên thị trường chứng khoán, vì vậy họ cũng đang đứng trước áp lực phải thoái vốn để đóng quỹ. Còn nhà đầu tư mới vào trị trường chứng khoán Việt Nam, ông cho rằng, từ đầu năm đến nay tuyệt nhiên không có. “Có những người đi tới, đi lui, nhưng chưa ai muốn giải ngân vào thị trường”, vị này nói thêm.
Ông cho rằng thị trường chứng khoán chưa có sự thay đổi nào từ nay đến cuối năm, do chính sách kinh tế chưa có gì đột phá, vì vậy, cũng sẽ khó có kỳ vọng nào từ các dòng vốn mới vào Việt Nam.
-Áp lực đóng quỹ
Ngân hàng Việt Nam xấu hơn: Vietnam banking sector woes deepen (Bloomberg 24-9-12)
Hải cảng Việt Nam tệ hơn: Stalled Vietnam seaport underscores economic woes, mismanagement (AP WP 24-9-12)
Việt Nam cần đầu tư nứơc ngoài để giải quyết vấn đề tín dụng? Vietnam needs foreign investment to solve credit problem(AsiaMoney 25-9-12)

-Ông Trịnh Kim Quang thôi làm Phó Chủ tịch công ty quản lý quỹ ACB
Trước đó, ông Quang đã từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ACB.

-Kiều hối với mục đích đầu tư giảm mạnh
Thị trường bất động sản, chứng khoán chưa khởi sắc nên kiều hối với mục đích đầu tư giảm mạnh, thay vào đó là khoản tiền mang tính trợ cấp sinh hoạt.
JPMorgan Chase: Lạm phát Việt Nam sẽ không tăng vọt vào cuối năm
Theo JPMorgan Chase, Ngân hàng Nhà nước có thể dừng cắt giảm lãi suất tới hết 2012 thay vì dự báo hạ 100-200 điểm phần trăm đưa ra trước đó.
Việt Nam là 1 trong 4 thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh nhất châu Á
Việt Nam có lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế, cạnh tranh với các nước trong khu vực, báo cáo mới của Ernst & Young đánh giá.
Bộ Xây dựng muốn quản lý trực tiếp một số tập đoàn
Bộ đề nghị không đưa 3 tập đoàn trong đó có Tập đoàn Sông Đà, HUD vào danh sách đơn vị do Thủ tướng trực tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu.
Cả nước nhập siêu 90 triệu USD nửa đầu tháng 9
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/9 năm nay, Việt Nam nhập siêu 32 triệu USD.
 Năng lực cạnh tranh nhìn từ câu chuyện nhập siêu với Trung Quốc (VNEco). “Trong 8 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu chỉ khoảng 134 triệu USD thì nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 10,12 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc tăng liên tục trong 3 năm gần đây phản ánh sức cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam.”



-Ông Lê Xuân Nghĩa: NHNN đã trình Chính phủ đề án thành lập công ty mua bán nợ
Theo ông Nghĩa, để giải quyết đóng băng tín dụng trước khi có công ty mua bán nợ, nên cho ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro để khoanh nợ xấu.

Các nước giải quyết nợ xấu như thế nào?
Tùy vào điều kiện, tình hình, chính phủ các nước có những biện pháp xử lý nợ xấu riêng để giải cứu nền kinh tế.
Tồi tàn nhà trọ công nhân
Mỗi phòng trọ ngang chừng 1,5 m, dài 2 m, bốn bên vách ván ép có 2 công nhân ở. Giá thuê phòng là 600.000 đồng/phòng/tháng, chưa kể tiền điện, nước...-Bức xúc ăn chia doanh thu, 150 tài xế đòi quyền lợi
(NLĐ0)- Sáng ngày 25-9, khoảng 150 tài xế đã có mặt tại Chi nhánh Công ty Happy Taxi Cần Thơ (khu vực 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng) để đòi quyền lợi.


- Trong 3 năm Chính phủ huy động hơn 200.000 tỉ đồng qua trái phiếu (TN).
- Nguy cơ lạm phát tăng tốc (LĐ). - Lạm phát tăng mạnh trở lại tại Việt Nam (RFI).  – Cảnh giác lạm phát quay trở lại – CPI tháng 9/2012 tăng mạnh: Mừng ít, lo nhiều (Tin tức).
-  Giải quyết nợ xấu – kỳ 2: Giải quyết nợ xấu đừng chỉ trông chờ vào một bên (Cafef).
- BĐS: Chờ đợt bán tháo thứ ba (Alan Phan).
- Tân Chủ tịch EVN “hứa” làm lành mạnh tài chính EVN (Cafef).
- Cân nhắc việc điều chỉnh giá để sức mua không giảm sút (Tin tức).
- Lỗ tiềm ẩn từ kinh doanh vàng (TN).  - Áp lực chốt lời đẩy vàng về giá 44 triệu/lượng (VNM). - Giá vàng sẽ bật tăng trong những tháng cuối năm (VOV).  - Xôn xao vì vàng giả (NLĐ).
- Chủ hàng khôn lắm! (NLĐ). - Ùn ùn nhập trái cây Trung Quốc: Kiểm tra kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”(NLĐ). - Gà loại thải nhập khẩu: Hại người chăn nuôi, lừa người tiêu dùng (SGTT).
- Ngành công nghiệp điện tử chực chờ phá sản (SGGP).
-  DN thép: Phá sản mà không dám công khai (Vef).
- Công ty chứng khoán: Người ở, người về (ĐTCK). -  Bao giờ có quỹ ETF nội địa tại Việt Nam? (VNEco).
-  Đại gia Việt: Thử lửa mới biết vàng – thau! (VNN).- Rủi ro từ “Ông chủ” ngân hàng (Vietstock). - Huy động miệt mài, cho vay “nhát tay” (CafeF/TBNH).
- Doanh nghiệp bắt đầu thoái nợ (TVN). - Phá sản doanh nghiệp – Tại sao không? (ĐĐK).
- CPI tháng 9 tăng cao, có bất thường? (ĐTCK). - Lo ngại tái lạm phát(ĐĐK). - Dồn dập tăng giá, lạm phát khó giữ 7% (VNN).- Đô thị hoang vắng (TN). - Nhà triệu đô Văn Phú biến thành chuồng gà, vịt(Infonet). - Khách của Hesco Văn Quán: Đọc báo mới biết… bị lừa (GDVN). - Vụ nước nhiễm bẩn tại Khu nhà ở No1 Mỹ Đình (Hà Nội): Chủ đầu tư đã “sửa sai” (VIR).
- Tân Chủ tịch EVN hứa lành mạnh hóa tài chính (DT).
- DN kỳ vọng tăng xuất khẩu sang EU (VIR).
- XK gỗ dăm sang Trung Quốc: Nhiều doanh nghiệp chờ phá sản (DV).
- Triển vọng măng tây xanh (TN).
- Lúa gạo vững giá (VnEco).- Ông Trần Du lịch: “Lâm trọng bệnh, nền kinh tế không chịu nổi đại phẫu” (TBKTSG).
- Khi kinh tế phục hồi, vài điều không nên quên… (TTCT).
- Vốn rẻ có thực rẻ? (ĐTCK).
- Tái diễn tình trạng găm xăng tại cây xăng  (VnMedia).
- 13 tấn vàng có khiến giá vàng thôi… “nhảy múa”? (PL&XH).
- Toàn cảnh kinh tế 25-9-2012: “Phần nổi của tảng băng chìm”.   – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 24-9-2012: chuồn chuồn trong bão giông (VF).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 25-9-2012: “Lùi một bước, tiến ba bước” (VF).
- Người nghèo thích trữ tiền 500.000 đồng (VNE).
- Nguy cơ mất tiền vì mua nhà trên giấy (TN).
- Tàu thuyền “sợ” khu neo đậu 80 tỷ đồng (DV).


-Tử Thủ Trên Núi Nợ

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 120924
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Cử Tri Trong Thế "Xin-Cho" Giữa Đầm Lầy Chính Trị


 * Quốc hội Hoa Kỳ - hay con thuyền say sóng... nợ * 


Qua một bài xã luận trên tờ Wall Street Journal ngày 17 tuần trước, năm giáo sư thuộc hạng danh dự về kinh tế vừa gióng hồi chuông báo động về tình trạng tài chánh nguy ngập của Hoa Kỳ. Trong số này, một vị có thể lãnh giải Nobel Kinh tế năm nay, xin chờ tháng tới!

Là chuyên gia đã phục vụ chính quyền liên bang của cả hai đảng, năm tác giả góp ý về lãnh vực chuyên môn của họ với câu nhập đề lạnh mình: "Vị Tổng trưởng Ngân khố sắp tới sẽ gặp vấn đề nguy ngập tới độ Alexander Hamilton cũng khó bảo vệ được niềm tin và khả năng trả nợ của Hoa Kỳ". Hãy tưởng tượng đến một lời báo động gần gũi hơn với chúng ta: "Nguy cơ ngoại xâm trầm trọng tới độ Hưng Đạo Vương cũng thấy khó!"

Alexander Hamilton là Tổng trưởng Ngân khố (Tài chánh) đầu tiên trong Nội các George Washington, có chủ trương can thiệp vào thị trường để tìm sự quân bình chứ không cổ xuý tự do kinh tế. Lý do báo động là vì từ bốn năm qua, ngân sách Hoa Kỳ bị thâm thủng liên tục với mức chưa từng thấy, mỗi năm hơn ngàn tỷ, nên chính quyền mới đi vay. Và chất lên đầu mỗi hộ gia đình một gánh nợ vô hình, trung bình là 55 ngàn Mỹ kim. Khi đã đi vay thì phải trả tiền lời, chi phí tài chánh ấy lại đắp thêm vào núi nợ  và sẽ có ngày núi lở khi sau này lãi suất gia tăng....

Bài tiểu luận không lọt vào mắt của đa số vì những biến động tại Trung Đông.

Thị trường tài chánh thì còn hồ hởi với quyết định mới nhất từ Ủy ban Tiền tệ FOMC của Ngân hàng Trung ương hôm 13: Tiếp tục cứu nguy vô hạn định với hai biện pháp bất thường. Thứ nhất là nâng mức lưu hoạt có định lượng đợt ba ("quantitative easing 3" hay QE3), với mỗi tháng 40 tỷ đô la được bơm vào kinh tế - được in ra, ghi vào trương mục các ngân hàng. Thứ hai, tiếp tục "xoắn lãi suất" ("operation twist" hay bán ngắn mua dài): bán trái phiếu ngắn hạn và mua trái phiếu dài hạn để hạ lãi suất dài hạn và kích thích kinh tế mà khỏi in bạc.

Quý độc giả có nhức đầu về mấy chi tiết chuyên môn đó thì đừng buồn: đa số dân Mỹ cũng thế mà thôi! Chỉ cần biết là trong sự tê liệt chung của chính quyền, định chế độc lập là ngân hàng trung ương đã lại tung lưới cấp cứu. Mỗi tháng bơm thêm khoảng 80-85 tỷ Mỹ kim "cho đến khi tình hình nhân dụng sáng sủa hơn". Nôm na là cho đến khi thất nghiệp giảm.

Giảm đến cỡ nào thì vừa? Bao giờ sẽ đạt giấc mơ đó?

Lãnh đạo Hệ thống Dự trữ Liên bang là Chủ tịch Ben Bernanke khéo lách để khỏi đưa ra một con số. Dại gì mà tự đóng đinh? Nếu tò mò tìm hiểu – phải tò mò khi viết về chuyện kinh tế chính trị trên cột báo này, khổ thật! - thì qua một bài diễn văn của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Khu vực Minneapolis, ta suy ra tỷ lệ thất nghiệp "chấp nhận được" ở khoảng 5,5%.

Xin tính nhẩm: mỗi tháng kinh tế Hoa Kỳ phải tạo ra 125 ngàn việc làm cho lớp dân số đến tuổi bước vào thị trường lao động. Muốn hạ mức thất nghiệp hiện nay là 8,1% được cỡ một điểm (1%) thì mỗi tháng phải tạo thêm 250 ngàn công việc mới. Tức là kinh tế phải đạt tốc độ tăng trưởng 3% mỗi năm - một phép lạ so với sự èo uột hiện nay (dưới 2%). Mà phép lạ ấy phải kéo dài liên tục trong ba năm liền thì con tầu kinh tế mới cập bến thất nghiệp 5,5%.

Sự thật lại u ám hơn vậy. Từ hai tháng qua, cả triệu người nản chí ra khỏi lực lượng lao động. Họ chỉ lục tục quay lại nếu hy vọng tìm ra việc làm. Trong giả thuyết lạc quan là họ tìm ra việc, thì hàng năm kinh tế phải tạo thêm ba triệu việc mới - suốt năm năm liền. Tức là từ vụ suy trầm cuối cùng (Tháng 12 năm 2007 đến Tháng Bảy 2009), Hoa Kỳ sẽ ra khỏi niềm u uẩn hiện nay nếu kinh tế liên tục tăng trưởng trong chín năm liền. Trung bình, bảy năm là suy trầm một lần, bây giờ nếu được chín năm? Với chữ "nếu", ta có thể nhét Paris vào cái lọ!

Nhưng giấc mơ tăng trưởng đó là bất khả nếu ta nhớ lại núi nợ trên đầu và nhu cầu cắt giảm công chi mà ai cũng nói đến dù chẳng dám làm vì sợ thất cử.

Ở trên có nhắc đến kỳ vọng thất nghiệp 5,5% của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Minneapolis.

Ông ta là loại "diều hâu", thuật ngữ của ngân hàng trung ương về chủ trương triệt để canh chừng lạm phát. Vừa rồi, ông lại đồng ý với quyết định bơm tiền mà hết ngại lạm phát vì còn sợ điều nguy ngập hơn: nạn thất nghiệp. Ông ta đổi lông thoát xác thành "bồ câu", quan tâm đến nhân dụng hơn lạm phát.

Con diều hâu lẻ loi còn lại là Richard Fisher, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ khu vực Dallas. Dù là dân Texas (hi hi), Fisher theo đảng Dân Chủ, hai lần tranh cử Nghị sĩ mà thất bại, trước khi được bổ nhiệm vào hệ thống ngân hàng trung ương và là người cực ngần ngại với quyết định bơm tiền.  

Trong bài diễn văn hôm 19 tại Câu lạc bộ Harvard ở New York, và từng đi học trong trường hải quân, ông nói đến chuyến hải hành của con tầu kinh tế vào nơi vô định. Ngân hàng Trung ương cứ phải quyết định mà bên trong chẳng ai biết được khi nào tới bến! Đã đành là thường dân chúng ta thì khó biết, nhưng khi các hoa tiêu hay tài công trên phòng lái xác nhận rằng họ cũng không biết thì quả là thế gian này có nhiều điều khó hiểu.

Chủ tịch Ngân hàng Dallas giải thích như sau: muốn kích thích kinh tế, người ta cần biện pháp tiền tệ và biện pháp ngân sách. Phần mình, ngân hàng trung ương đã bấm bút tiền tệ và chất lên một núi tiền mấy ngàn tỷ mà máy không chạy, kinh tế chưa nhúc nhích. Chỉ vì Quốc hội cứ ngồi trên cái cần trục ngân sách. "Cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà tiếp tục chất nợ, đẩy con cháu xuống nước và không làm tròn nhiệm vụ với quốc gia. Tỉnh giấc đi chứ, làm cái gì đi chứ!"

Khi chủ tịch một ngân hàng dự trữ văng tục bằng tiếng La tinh "Illegitimum non Carborudum" thì ta hết nói. Dịch cho sát khẩu khí của một chuyên gia thì câu "Don't let the bastards grind you down" có thể là "đừng để lũ khốn nạn làm ta khốn khổ!"

Mấy ai dám nặng lời như vậy với hệ thống chính trị hiện hành?

Độc giả tất nhiên tò mò tự hỏi. Rằng dù chính trị ách tắc, chính quyền cứ tăng chi rồi ngất ngư đi vay "như thủy thủ say rượu" thì ngân hàng trung ương cũng đã bơm mấy ngàn tỷ Mỹ kim từ bốn năm qua. Vì sao chưa công hiệu?

Một trong nhiều cách giải thích: Chính quyền ngồi trên núi nợ, ngân hàng ngồi trên két bạc mà doanh nghiệp có cả ngàn tỷ trong túi vẫn không nhúc nhích vì sợ bất trắc.

Từ bốn năm nay, công báo của chính quyền liên bang có thêm cả ngàn trang luật lệ mới được ban hành. Một kỷ lục cao bằng núi nợ. Theo Liên đoàn Quốc gia các Doanh nghiệp Độc lập NFIB, luật lệ nhiêu khê và thay đổi khiến tiểu doanh thương không dám lấy rủi ro đầu tư và tạo thêm việc làm.

Môi trường kinh doanh bất trắc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của ngân hàng trung ương mà là trách nhiệm của chính quyền. 

Nghĩa là làm sao? Là cử tri đã bầu lên những đại diện thiếu trách nhiệm trong cơ chế hành pháp và lập pháp. Họ tăng chi để mua phiếu mà bất kể chuyện nợ nần về sau. Họ tử thủ trên núi nợ, rồi chứng tỏ sự mẫn cán bằng sáng kiến luật lệ để kiểm soát thị trường, điều tiết giao thương, phân định ngành nghề xấu tốt, phải đạo hay không, đáng trợ cấp hay không. 

Họ vẽ ra một trận đồ làm doanh giới cò con chóng mặt, hết dám bung ra thành lập các cơ sở mới, vốn dĩ là những trung tâm tuyển dụng cao nhất.

Hy vọng cập bến thất nghiệp 5,5% là chuyện xa vời nếu con tầu kinh tế cứ nằm trong đầm lầy chính trị hiện nay. Và chính cử tri mới là những người quyết định sau cùng và có lãnh đạo xứng đáng với mình. Nếu cứ duy trì tinh thần "xin-cho" ngày nay thì Hoa Kỳ chưa khá và kinh tế vẫn nằm dưới đáy vực.

Trên đỉnh cao vòi vọi là ráng mây đỏ của núi nợ - sẽ có ngày ụp xuống con cháu!



Trung Quốc không ngừng tăng nắm giữ tài sản nước ngoài, đa dạng hóa khi dự trữ ngoại hối trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn.

NYT As political turbulence roils the central government, state parties gain strength.
Exclusive: Germany lists reservations on EADS/BAE deal
BERLIN (Reuters) - Germany has deep reservations about a proposed merger of Airbus parent EADS and Britain's BAE Systems, including doubts about whether the combined group would be safe from takeovers and could guarantee jobs.
Banking on Financial Inclusion
Project Syndicate by Daniel Schydlowsky
Today, 2.5 billion people worldwide lack access to formal banking services, credit facilities, or savings instruments. Bringing this largely ignored “missing market” into the formal financial system would benefit developed and developing countries alike, and lead to innovation and growth in every industry.

-Trung Quốc bơm tiền kỷ lục cho hệ thống ngân hàng tránh đổ vỡ tín dụng -Ngân hàng trung ương Trung Quốc bơm mạnh tiền cho hệ thống ngân hàng khi nền kinh tế tiếp tục xấu đi.
Niềm tin kinh doanh Đức tháng 9 giảm tháng thứ 5 liên tiếp và lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu khiến hầu hết chỉ số chứng khoán khu vực giảm điểm.
 (Financial Times)-While Sunday’s riot started as a brawl between a few workers and guards, others quickly joined in due to pent-up stress, anger and frustration




Tổng số lượt xem trang