-Việt Nam gửi Công hàm đề nghị trừng trị kẻ đâm chìm tàu 90152
-(VTC News) - Công hàm thông báo cập nhật tình hình TQ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền tại khu vực kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 5/6, Phái đoàn Đại diện Thường trực của Việt Nam bên cạnh Cơ quan Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ, đã gửi Công hàm lần 2 cho phái đoàn đại diện thường trực các nước tại Geneva và các tổ chức quốc tế đóng tại Thụy Sỹ thông báo cập nhật tình hình vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực nằm trong Vùng Kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam.
-Phái đoàn Việt Nam tại Geneve gửi công hàm phản đối Trung Quốc
VNExpress
Phái đoàn Việt Nam tại Geneve, Thụy Sĩ hôm qua gửi công hàm lần hai cho đại diện thường trực các nước và tổ chức quốc tế, nhằm phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền nước này. Việt Nam gửi công hàm ...
Gửi công hàm phê phán Trung Quốc
VN gửi công hàm thứ 2 về vụ giàn khoan Trung Quốc lên Geneve
-Việt Nam công bố video vụ đâm tàu, Trung Quốc tố ngược lại
-VOA Tiếng Việt
05.06.2014
Đài truyền hình Việt Nam (VTV) hôm 4/6 đã công bố một đoạn video được cho là do các ngư dân ghi lại, quay cảnh tàu của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng hôm 26/5.
Đoạn phim dài khoảng 3 phút, được ghi lại từ một tàu khác, cho thấy một chiếc tàu loại lớn không rõ số hiệu, bám theo hai tàu được cho là của ngư dân Việt Nam rồi tông vào một chiếc tàu cá, khiến nó xoay ngang rồi lật và chìm.
Sau đó, có thể nghe thấy tiếng hét ‘chìm rồi, chìm rồi’ của một số người đàn ông đứng gần máy quay.
Sự việc được cho là xảy ra gần giàn khoan dầu gây tranh cãi của Trung Quốc ở biển Đông.
VTV nói đó là ‘bằng chứng không thể chối cãi cho hành động vô nhân đạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại khu vực thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam.
Sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền Bắc Kinh cho rằng tàu cá của Việt Nam đã tự ý đi vào vùng biển quanh giàn khoan dầu và đâm vào một tàu của Trung Quốc rồi bị lật.
Về ‘bằng chứng’ do Việt Nam đưa ra, hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng chính các tàu của Việt Nam mới là bên ‘tấn công’.
“Tại các vùng biển đó, các tàu của Trung Quốc ở trong thế thủ còn các tàu của Việt Nam ở thế công. Các tàu của Trung Quốc chỉ cách đảo Trung Kiến của Trung Quốc (Việt Nam gọi là Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý trong khi các tàu của Việt Nam đã đã tới địa điểm đó sau một hải trình xa, gần 160 hải lý. Vậy bên nào khơi mào trước? Bên nào gây căng thẳng tại đó? Chuyện này quá rõ rồi”.
Ông Đặng Văn Nhân, thuyền trưởng tàu cá bị đâm, cho VOA Việt Ngữ biết rằng vụ va chạm đã khiến 10 ngư dân rớt xuống biển, khiến 2 thuyền viên bị thương nhẹ, nhưng hiện giờ sức khỏe đã hồi phục. Ông Nhân cũng phản bác cáo buộc từ Bắc Kinh:
“Trung Quốc rất ngang ngược. Chủ quyền biển của nước ta mà nó qua, nó tự đâm chứ tàu của chúng tôi đâu có dám đâm tàu đó. Tàu đó là tàu sắt không à. Tàu sắt nó đâm mình chứ mình tàu gỗ, nhỏ tí ti, đâu có đâm được. Tôi là ngư dân, tới đánh bắt hải sản ở khu vực vùng biển đảo của Việt Nam mà họ ngang ngược, họ tới họ đâm tàu, cố giết anh em ngư dân của chúng tôi trên biển mà”.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần Hoàng Sa.
Truyền thông trong nước cho hay, sau khi tàu bị đắm được đưa về đất liền, UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) có ý định ‘mua lại xác tàu để trưng bày tại Bảo tàng huyện, làm bằng chứng tố cáo Trung Quốc’, và chủ tàu bị nạn ‘đang làm thủ tục để khởi kiện Trung Quốc’.
Trong khi đó, hôm nay, Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế lần thứ tư kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực mà Hà Nội nói là thềm lục địa của mình hồi đầu tháng Năm.
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, cho hay, tàu Trung Quốc đã làm hư hỏng 19 tàu kiểm ngư, 5 tàu cảnh sát biển và khiến 12 kiểm ngư viên bị thương.
Ông Thu cho biết thêm rằng Trung Quốc ‘tạo ba vòng bảo vệ cho giàn khoan’ với các loại tàu và máy bay khác nhau.
Hà Nội cũng cho biết giàn khoan của Trung Quốc đã dịch chuyển vị trí nhưng vẫn nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trong khi Bắc Kinh nói rằng giàn khoan nằm trong vùng biển của mình.
Trong khi đó, cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông vẫn làm nóng các diễn đàn quốc tế.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển, G7, hôm qua đã bày tỏ quan ngại về các diễn biến trên biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Không đề cập cụ thể bất kỳ nước nào, nhóm này tuyên bố phản đối các hành động đơn phương nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền trên biển.
Liên quan tới việc Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của tòa án quốc tế trong vụ kiện do Philippines khởi xướng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua nói rằng các nước nên ‘thông qua một hệ thống cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp’.
Còn hôm nay, Philippines một lần nữa cáo buộc Trung Quốc theo đuổi chính sách ‘mở rộng’, đồng thời cho hay, Manila có bằng chứng rằng các tàu của Trung Quốc đang ‘bao vây hai vỉa đá tranh chấp’ với nước này.-
-Công bố clip tàu Trung Quốc khổng lồ đâm chìm tàu cá Việt Nam
TT - Một đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm tàu cá ĐNa 90152 vào 16g ngày 26-5 vừa được công bố là bằng chứng không thể chối cãi việc tàu Trung Quốc gây rối trên biển Đông của Việt Nam.
-Hình ảnh tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm hỏng
VOV.VN -Trong vòng 3 tiếng, tàu cá của ông Nguyễn Lộc bị tàu Trung Quốc dùng búa sắt, vật cứng ném trúng làm vỡ cửa kính ca- bin
-Tàu Trung Quốc tiếp tục va chạm với tàu Việt Nam
Hôm 8/5, tàu tuần tiễu và hộ vệ tên lửa của Trung Quốc tiếp tục cản trở hoạt động làm nhiệm vụ của tàu Việt Nam tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cho hay.
Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép như thế nào / Việt Nam không đẩy vấn đề Biển Đông xấu đi
Sáng 9/5, đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam cho VnExpress biết, Việt Nam vẫn duy trì lực lượng chấp pháp tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trái phép. Việt Nam giữ vững quan điểm bảo vệ chủ quyền và không nổ súng trước.
Trong khi đó theo Tuổi trẻ, Trung Quốc duy trì nguyên số lượng các loại tàu và máy bay tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không những vậy, các tàu Trung Quốc tiếp tục va chạm, kè chặn tàu của Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.
Trong ngày 8/5, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phát hiện hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 và tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD 981. Các tàu này thường xuyên cản trở tàu CBS 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam thực thi nhiệm vụ.
Vị trí giàn khoan Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. (Bấm vào hình xem infographic)
Chuẩn đô đốc Ngô Sỹ Quyết, Tư lệnh Vùng 3 Hải quân (đóng tại Quân cảng Đà Nẵng) nói trên Pháp luật TP HCM rằng, các tàu hư hỏng của cảnh sát biển đã được đưa vào sửa chữa, các tàu khác được tăng cường ra để tiếp tục đấu tranh buộc tàu và giàn khoan Trung Quốc rút khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
“Tình hình ngày 8/5 chưa có chuyển biến gì nhiều. Chúng ta đấu tranh buộc họ rút nhưng họ vẫn bám trụ. Giàn khoan của họ không di chuyển. Việc đấu tranh này sẽ cần thêm thời gian”, Chuẩn đô đốc Ngô Sỹ Quyết cho hay.
Theo Cảnh sát biển Việt Nam, số lượng tàu Trung Quốc tham gia bảo vệ giàn khoan HD-981 trong các ngày 2 và 3/5 là khoảng 40 tàu. Đến ngày 7/5, Trung Quốc huy động cùng lúc 80 tàu và nhiều máy bay hoạt động trên khu vực. Khi tàu Việt Nam ra kiểm tra, tàu Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay đã có hành động hung hăng, đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công làm tàu Việt Nam hư hỏng, gây thương tích cho 6 thủy thủ.
Ngày 1/5, giàn khoan HD-981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Ngày 2/5, giàn khoan HD-981 được neo tại phía nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
Theo Cục Hải sự Trung Quốc, việc hạ đặt giàn khoan này để "khoan thăm dò thềm lục địa" đồng thời cấm hoạt động của tàu thuyền trong phạm vi bán kính 3 hải lý tính từ giàn khoan.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị hư hại sau các cú đâm thẳng của tàu Trung Quốc, được kéo về sửa chữa tại Đà Nẵng. Ảnh:Văn Nguyễn.
Tại cuộc họp báo quốc tế tổ chức tại Hà Nội hôm 7/5, Việt Nam khẳng định khu vực giàn khoan HD 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận có liên quan khác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan nói trên và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc giàn khoan HD 981 và nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại thềm lục địa Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối.
Mỹ, Nhật đã lên tiếng coi hành động của Trung Quốc là khiêu khích, khiến tình hình trên Biển Đông leo thang căng thẳng.
Đây được đánh giá là khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ Việt - Trung. Nhiều học giả cho rằng, bước đi của Trung Quốc đang thể hiện rõ mục tiêu độc chiếm Biển Đông.
-Luật gia Trần Công Trục: 'Không có việc Việt Nam rút tàu trước khi đàm phán'
Chiều 9/5, Hội luật gia khẳng định việc Trung Quốc ra điều kiện đàm phán là vô lý, Việt Nam có đủ bằng chứng pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về hành động xâm phạm thềm lục địa Việt Nam.
Tàu Trung Quốc tiếp tục va chạm với tàu Việt Nam / Giàn khoan Trung Quốc phủ bóng hội nghị cấp cao ASEAN
Trong cuộc họp báo ra tuyên bố "cực lực phản đối" việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, đại diện Hội Luật gia Việt Nam, Phó chủ tịch Lê Minh Tâm phân tích, khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc và Luật biển năm 1982.
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh:Thanh Tùng.
"Việc làm trên của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam", tuyên bố của Hội Luật gia khẳng định. Các hành động này cũng đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN.
Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp phát và rút hết giàn khoan HD-981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thế mạnh pháp lý
Trước việc Trung Quốc cho rằng hạ đặt giàn khoan và huy động lượng lớn tàu hộ tống đi cùng, trong đó có tàu quân sự là “hoạt động tác nghiệp bình thường” khi thăm dò, khai thác, Hội Luật gia Việt Nam coi đây là hành động "hết sức vô lý".
Việt Nam thăm dò, khai thác dầu trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình theo đúng quy định tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, được các nước công nhận và cùng hợp tác. "Trong khi Trung Quốc tiến hành thăm dò tại thềm lục địa của Việt Nam chỉ dựa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc", tuyên bố nêu.
Ông Trần Công Trục: "Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý". Ảnh: Thanh Tùng.
Có mặt tại buổi họp báo, luật gia Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, giàn khoan HD-981 được đặt cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý, cách ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế 80 hải lý. "Rõ ràng đây không phải là vùng chồng lấn, không liên quan gì đến Tây Sa (Hoàng Sa) mà Trung Quốc đã đánh chiếm trái phép".
Căn cứ Luật Biển quốc tế năm 1982, với các quy định cho phép các quốc gia ven biển mở rộng vùng biển thì đây hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. "Rõ ràng Trung Quốc vi phạm. Cần phải khai thác thế mạnh pháp lý của chúng ta", ông nhấn mạnh.
Theo ông Trục, Trung Quốc đã lợi dụng công ước, biến những vùng không tranh chấp thành tranh chấp để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào thời điểm quốc tế có nhiều vấn đề bất ổn. Các nước trong khu vực dù đã thống nhất rồi nhưng vẫn còn những chia rẽ.
"Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý", vị cựu trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay.
Trả lời câu hỏi "Chúng ta cần có những biện pháp cứng rắn hơn không?", luật gia Lê Minh Tâm cho biết, thế mạnh của Hội là phân tích, lý giải các vấn đề pháp lý. Việc sử dụng biện pháp như thế nào cần sự tư vấn của các tổ chức khác. Chúng ta phải có giải pháp mạnh mẽ và khẳng định hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp, công ước quốc tế.
Khả năng thắng kiện tại tòa án quốc tế
Ông Trục cho rằng khu vực đặt giàn khoan không dính dáng gì đến Trung Quốc, Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền. "Không có việc Việt Nam phải rút tàu trước khi ngồi đàm phán. Chúng ta kiên trì, kiềm chế", ông nói.
Trong công ước đã đề cập chế tài để các bên với tư cách thành viên đưa những vấn đề đó lên tài phán. Philippines trước đó đã đệ trình lên quốc tế và đạt được sự đồng tình ủng hộ của các nước.
"Việc Nam sẵn sàng áp dụng các biện pháp cần thiết. Đây là việc làm bình thường, đúng đắn, văn minh trong xã hội hiện đại", ông Trục nói.
Ông Trục cho rằng Việt Nam nên đưa vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép này ra trọng tài quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế vì có đầy đủ căn cứ pháp lý, đầy đủ cơ sở khởi kiện. "Chúng ta chắc chắn sẽ thắng", ông tin tưởng.
Tuy nhiên, luật gia này cũng dự đoán việc kiện tụng sẽ kéo dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là khía cạnh pháp lý, chân lý... Do vậy theo ông "cần kiên trì, có thể nói với thế giới rằng Việt Nam có niềm tin với chân lý".
Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục kêu gọi giới luật gia thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Hội Luật gia Việt Nam sẵn sàng làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Trước đó, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội chiều 7/5, các quan chức Việt Nam đã công bố các video cho thấy tàu Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ. Khi tàu Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 6 kiểm ngư viên Việt Nam.
Tàu của cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm gây thiệt hại phải đưa về sửa chữa. Ảnh: Văn Nguyễn.
Theo ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, Trung Quốc triển khai 80 tàu quanh giàn khoan, số lượng tàu đang tăng lên hàng ngày, gây căng thẳng trong khu vực. Trong số này có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, nhiều tàu cá và tàu phục vụ.
Tổng cộng có 8 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun vòi rồng áp lực lớn, có những lúc một tàu của Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây quanh.
"Lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã hết sức kiên trì và kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc ở trên biển nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi sẽ có những hành động tự vệ đáp lại", ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nói.
Toàn văn tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam
-Nguồn VnExpress
- Tiến thoái lưỡng nan.
Nhan Tuan Truong
-Putin hy vọng được TQ hậu thuẫn trong vụ giằng co ở Ukraine
LONDON — Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Trung Quốc vào cuối tháng này, với hy vọng ký các thỏa thuận về năng lượng và xây dựng quan hệ ngoại giao vào lúc quan hệ giữa Moscow và phương Tây đang xấu đi. Thông tín viên VOA Henry Ridgwell tường thuật rằng theo các chuyên gia phân tích Tổng thống Putin có thể gặp khó khăn để tranh thủ được đồng minh trong cuộc khẩu chiến với Hoa Kỳ và châu Âu về tình hình bạo động ở Ukraine.
Căng thẳng đang bùng ra trên biên giới phía tây nước Nga vào lúc các phần tử ly khai thân Moscow ở Ukraine chống đối lực lượng chính phủ trung thành với Kyiv.
Ở về phía bên kia nước Nga, các lân quốc Á châu đang lo lắng theo dõi. Ðặc biệt, Bắc Kinh đang hết sức quan ngại, theo nhận định của Giáo sư Arne Westad, giám đốc nhóm chính sách IDEAS của trường Ðại học Kinh tế London.
Giáo sư Westad nói: “Tôi nghĩ người Nga một phần hiểu lầm quan điểm của Trung Quốc. Ý tôi muốn nói là chính sách của Trung Quốc vẫn là nhấn mạnh vào việc bất can thiệp và chủ quyền. Do đó đây là một vấn đề khó khăn cho Trung Quốc.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đi Bắc Kinh vào cuối tháng này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn Moscow cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông trong năm ngoái và đã ký một loạt các thỏa thuận về năng lượng.
Nga nhắm tăng gấp ba số dầu xuất khẩu sang Trung Quốc, và các nhà phân tích nói căng thẳng gia tăng về vấn đề Ukraine đang buộc Moscow phải đi tìm các thị trường dầu khí bên ngoài châu Âu - với Tổng thống Putin nhắm mục tiêu kết thúc một thỏa thuận xây đường ống dẫn qua Trung Quốc. Nhưng đó là một thỏa thuận không lấy gì làm chắc chắn, theo nhận định của bà Natasha Kuhrt của trường Ðại học Kings ở London.
Bà nói: “Sẽ vấp phải khó khăn thực hiện việc này bởi vì Trung Quốc cũng muốn đoan chắc là có một sự đa dạng về nguồn cung ứng.”
Bà Kuhrt nói Moscow cũng sẽ nhận thấy khó mà có được sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong lập trường đối với Ukraine.
Bà phân tích: “Họ sẽ thận trọng hơn nhiều. Tôi nghĩ ta luôn phải cảnh giác về hình thức lý luận đưa ra cho việc tiêu thụ bên trong nước Nga. Về cơ bản, Trung Quốc sẽ không thực sự làm thân với Nga.”
Trung Quốc lo ngại về việc gây thiệt hại cho bang giao với các cường quốc khác, theo ông Westad của LSE.
“Về mặt lợi ích kinh tế của chính Trung Quốc, thì Washington mới đáng kể. Do đó ta không thể đi quá xa trong việc hậu thuẫn cho một chính sách mà không riêng người Mỹ mà cả người Âu châu nữa - rất quan trọng đối với phía Trung Quốc về mặt phát triển kinh tế - coi là hoàn toàn gây đảo lộn.”
Một cường quốc kinh tế khác ở Ðông Á là Nhật Bản đã áp dụng các hạn chế thị thực đối với một số giới chức Nga. Ðến thăm Brussels trong tuần này, Thủ tướng Shinzo Abe đã lập lại liên minh của Nhật Bản với châu Âu.
Ông Abe nói Ukraine cho thấy rằng thế giới ngày càng trở nên khó dự đoán hơn, và Nhật Bản và Liên Hiệp châu Âu có trọng trách cùng nhau đóng một vai trò tích cực hơn hướng tới hòa bình thế giới.
Nhật Bản tranh chấp chủ quyền các hòn đảo Kuril ở phía bắc đã nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang Sô viết từ năm 1945 và sau đó là Nga. Tokyo có thể tìm cách so sánh với Ukraine, theo giáo sư Arne Westad.
“Có một số điểm tương đồng, nhìn từ quan điểm của Nhật Bản, về thái độ của Nga khi có liên quan đến các vấn đề chủ quyền như thế này.”
Trong khi bang giao với phương Tây trở nên xấu đi, các chuyên gia phân tích nói Moscow sẽ khó lòng mà xây dựng các liên minh ở phía đông giữa tình hình bất ổn liên tục ở Ukraine.
-Son Tran
Nỗi "Đắng lòng, xót xa, đắng cay và đớn đau" của Lú
80 tàu của chệt cộng không phải là con số nhỏ. Chạy từ bên nó sang tận Trường Sa - VN. Bây giờ lại để nó khiêu khích.
-Một cách hiểu sai về việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào biển Việt Nam
-(VTC News) - Công hàm thông báo cập nhật tình hình TQ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền tại khu vực kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 5/6, Phái đoàn Đại diện Thường trực của Việt Nam bên cạnh Cơ quan Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ, đã gửi Công hàm lần 2 cho phái đoàn đại diện thường trực các nước tại Geneva và các tổ chức quốc tế đóng tại Thụy Sỹ thông báo cập nhật tình hình vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực nằm trong Vùng Kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam.
-Phái đoàn Việt Nam tại Geneve gửi công hàm phản đối Trung Quốc
VNExpress
Phái đoàn Việt Nam tại Geneve, Thụy Sĩ hôm qua gửi công hàm lần hai cho đại diện thường trực các nước và tổ chức quốc tế, nhằm phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền nước này. Việt Nam gửi công hàm ...
Gửi công hàm phê phán Trung Quốc
VN gửi công hàm thứ 2 về vụ giàn khoan Trung Quốc lên Geneve
-Việt Nam công bố video vụ đâm tàu, Trung Quốc tố ngược lại
-VOA Tiếng Việt
05.06.2014
Đài truyền hình Việt Nam (VTV) hôm 4/6 đã công bố một đoạn video được cho là do các ngư dân ghi lại, quay cảnh tàu của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng hôm 26/5.
Đoạn phim dài khoảng 3 phút, được ghi lại từ một tàu khác, cho thấy một chiếc tàu loại lớn không rõ số hiệu, bám theo hai tàu được cho là của ngư dân Việt Nam rồi tông vào một chiếc tàu cá, khiến nó xoay ngang rồi lật và chìm.
Sau đó, có thể nghe thấy tiếng hét ‘chìm rồi, chìm rồi’ của một số người đàn ông đứng gần máy quay.
Sự việc được cho là xảy ra gần giàn khoan dầu gây tranh cãi của Trung Quốc ở biển Đông.
VTV nói đó là ‘bằng chứng không thể chối cãi cho hành động vô nhân đạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại khu vực thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam.
Sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền Bắc Kinh cho rằng tàu cá của Việt Nam đã tự ý đi vào vùng biển quanh giàn khoan dầu và đâm vào một tàu của Trung Quốc rồi bị lật.
Về ‘bằng chứng’ do Việt Nam đưa ra, hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng chính các tàu của Việt Nam mới là bên ‘tấn công’.
“Tại các vùng biển đó, các tàu của Trung Quốc ở trong thế thủ còn các tàu của Việt Nam ở thế công. Các tàu của Trung Quốc chỉ cách đảo Trung Kiến của Trung Quốc (Việt Nam gọi là Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý trong khi các tàu của Việt Nam đã đã tới địa điểm đó sau một hải trình xa, gần 160 hải lý. Vậy bên nào khơi mào trước? Bên nào gây căng thẳng tại đó? Chuyện này quá rõ rồi”.
Ông Đặng Văn Nhân, thuyền trưởng tàu cá bị đâm, cho VOA Việt Ngữ biết rằng vụ va chạm đã khiến 10 ngư dân rớt xuống biển, khiến 2 thuyền viên bị thương nhẹ, nhưng hiện giờ sức khỏe đã hồi phục. Ông Nhân cũng phản bác cáo buộc từ Bắc Kinh:
“Trung Quốc rất ngang ngược. Chủ quyền biển của nước ta mà nó qua, nó tự đâm chứ tàu của chúng tôi đâu có dám đâm tàu đó. Tàu đó là tàu sắt không à. Tàu sắt nó đâm mình chứ mình tàu gỗ, nhỏ tí ti, đâu có đâm được. Tôi là ngư dân, tới đánh bắt hải sản ở khu vực vùng biển đảo của Việt Nam mà họ ngang ngược, họ tới họ đâm tàu, cố giết anh em ngư dân của chúng tôi trên biển mà”.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần Hoàng Sa.
Truyền thông trong nước cho hay, sau khi tàu bị đắm được đưa về đất liền, UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) có ý định ‘mua lại xác tàu để trưng bày tại Bảo tàng huyện, làm bằng chứng tố cáo Trung Quốc’, và chủ tàu bị nạn ‘đang làm thủ tục để khởi kiện Trung Quốc’.
Trong khi đó, hôm nay, Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế lần thứ tư kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực mà Hà Nội nói là thềm lục địa của mình hồi đầu tháng Năm.
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, cho hay, tàu Trung Quốc đã làm hư hỏng 19 tàu kiểm ngư, 5 tàu cảnh sát biển và khiến 12 kiểm ngư viên bị thương.
Ông Thu cho biết thêm rằng Trung Quốc ‘tạo ba vòng bảo vệ cho giàn khoan’ với các loại tàu và máy bay khác nhau.
Hà Nội cũng cho biết giàn khoan của Trung Quốc đã dịch chuyển vị trí nhưng vẫn nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trong khi Bắc Kinh nói rằng giàn khoan nằm trong vùng biển của mình.
Trong khi đó, cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông vẫn làm nóng các diễn đàn quốc tế.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển, G7, hôm qua đã bày tỏ quan ngại về các diễn biến trên biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Không đề cập cụ thể bất kỳ nước nào, nhóm này tuyên bố phản đối các hành động đơn phương nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền trên biển.
Liên quan tới việc Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của tòa án quốc tế trong vụ kiện do Philippines khởi xướng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua nói rằng các nước nên ‘thông qua một hệ thống cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp’.
Còn hôm nay, Philippines một lần nữa cáo buộc Trung Quốc theo đuổi chính sách ‘mở rộng’, đồng thời cho hay, Manila có bằng chứng rằng các tàu của Trung Quốc đang ‘bao vây hai vỉa đá tranh chấp’ với nước này.-
-Công bố clip tàu Trung Quốc khổng lồ đâm chìm tàu cá Việt Nam
TT - Một đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm tàu cá ĐNa 90152 vào 16g ngày 26-5 vừa được công bố là bằng chứng không thể chối cãi việc tàu Trung Quốc gây rối trên biển Đông của Việt Nam.
Một đoạn clip được quay bằng điện thoại di động dài 2 phút 31 giây ghi lại toàn bộ cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm hoàn toàn tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vào hồi 16g ngày 26-5 vừa được Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng và VTV công bố ngày 4-6.
Đây là bằng chứng không thể chối cãi của các tàu Trung Quốc khi thực hiện hành vi gây rối trên biển Đông.
Theo như những gì mà clip (do một ngư dân Đà Nẵng đi trên một tàu cá khác) quay được thì ban đầu tàu cá ĐNa 90152 đang chạy song song với một tàu cá khác của Việt Nam, phía sau là hai chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ của Trung Quốc đuổi theo.
Tiếng một ngư dân được clip ghi lại khá rõ thốt lên: “Ba chiếc tàu nó (Trung Quốc) ép (tàu cá Việt Nam) luôn kìa, xịt khói luôn”.
Hình ảnh ghi lại cho thấy khoảng cách giữa tàu cá ĐNa 90152 với chiếc tàu sắt khổng lồ của Trung Quốc phía sau chừng vài chục mét, nhưng chỉ đúng 30 giây sau mũi của chiếc tàu vỏ sắt đã chạm vào đuôi của tàu cá ĐNa 90152.
Vẫn là giọng nói của một ngư dân Đà Nẵng được clip ghi lại rất rõ: “Tách ra, nó (tàu Trung Quốc) tách hai tàu (Việt Nam) ra”.
Ngay sau đó giọng cũng của ngư dân nọ hốt hoảng la lên: “Nó tông luôn rồi kìa”, tiếp sau đó là tiếng la í ới.
Sau cú đâm trí mạng đầu tiên được clip ghi lại cho thấy chiếc tàu cá ĐNa 90152 đang cố rướn máy chạy thoát lên phía trên và chừng 5 giây sau thì chiếc tàu cá ĐNa 90152 đã bứt phá lên phía trước được một đoạn.
Vẫn là giọng nói của ngư dân quay clip: “Chiếc 152 bị húc bể... rồi kìa”. Ngay sau đó giọng một ngư dân khác: “Nó (tàu Trung Quốc) chạy ra ngoài, ra ngoài rồi”.
Đúng lúc đó, tức chỉ một phút sau khi tàu ĐNa 90152 bị đâm lần 1, lần này chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ đã lao thẳng tới và gần như nuốt trọn, nhấn chìm hoàn toàn chiếc tàu cá Việt Nam.
Tàu cá ĐNa 90152 sau cú đâm quá mạnh chỉ còn kịp xoay một vòng trước mũi tàu vỏ sắt Trung Quốc trước khi lật úp hoàn toàn. Ngay khi đó giọng của các ngư dân Việt Nam ở gần đó hốt hoảng la lớn: “Nó đâm chìm rồi kìa”.
Chỉ chưa đầy 10 giây sau tàu cá ĐNa 90152 gần như chìm hẳn, một lúc sau mới nổi phần mũi tàu lên. Trước đó, Trung Quốc trắng trợn dựng chuyện rằng tàu cá Việt Nam đã tự lật sau khi cố đâm vào tàu Trung Quốc ở khu vực đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
* Sáng 4-6, lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã đến HTX trục vớt và đóng sửa tàu Bắc Mỹ An (Thọ Quang, Đà Nẵng) để khảo sát tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa bị Trung Quốc đâm chìm.
Ông Lê Phú Nguyện - chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Sa - cho biết sau khi khảo sát toàn bộ hiện trạng tàu cá ĐNa 90152, UBND huyện Hoàng Sa đề nghị chủ tàu là bà Huỳnh Thị Như Hoa trước mắt để nguyên hiện trạng con tàu. UBND huyện Hoàng Sa có ý tưởng sẽ mua lại con tàu này để đưa vào nhà trưng bày của huyện Hoàng Sa.
“Con tàu sẽ là chứng cứ xác đáng thể hiện hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc và là bằng chứng về sự vô nhân đạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam” - ông Nguyện khẳng định.
Theo ông Nguyện, UBND huyện Hoàng Sa sẽ có văn bản kiến nghị UBND TP Đà Nẵng để xin chủ trương mua lại tàu cá ĐNa 90152.
Hiện nay bà Hoa và Hội Nghề cá TP Đà Nẵng đang trong quá trình làm thủ tục khởi kiện Trung Quốc. Vì thế, tàu cá ĐNa 90152 sẽ được bảo quản nguyên trạng để làm chứng cứ pháp lý.
-Hình ảnh tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm hỏng
VOV.VN -Trong vòng 3 tiếng, tàu cá của ông Nguyễn Lộc bị tàu Trung Quốc dùng búa sắt, vật cứng ném trúng làm vỡ cửa kính ca- bin
Chiều nay (9/5), ngư dân Nguyễn Lộc, chủ tàu cá QNg 96416 đã đến trình báo tại Trạm Biên phòng xã An Vĩnh, thuộc Đồn Biên phòng huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi về việc tàu cá của ông bị tàu Trung Quốc đâm hỏng tại vùng biển Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng.
Ngư dân Nguyễn Lộc cho biết, trong lúc tàu cá QNg 96416 đang khai thác tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi. Trong vòng 3 tiếng đồng hồ, tàu cá của ông Nguyễn Lộc bị tàu Trung Quốc dùng búa sắt, vật cứng ném trúng làm vỡ cửa kính ca- bin. Tàu Trung Quốc còn truy đuổi và đâm thẳng mũi tàu vào phần hông của tàu QNg 96416, khiến chiếc tàu cá bị vỡ mạn ca bin, gãy đà. Rất may, tất cả thuyền viên trên tàu đều an toàn.
Tàu QNg96416 cập bến |
Tàu QNg96416 cập bến sáng ngày 9/5 |
Mạn tàu bị rách toạc |
Kính buồng lái bị vỡ |
Tranh thủ dọn dẹp và sửa chữa tàu |
Và chuẩn bị sửa chữa tàu |
Ngư dân trên tàu cá QNg 9641 |
-Tàu Trung Quốc tiếp tục va chạm với tàu Việt Nam
Hôm 8/5, tàu tuần tiễu và hộ vệ tên lửa của Trung Quốc tiếp tục cản trở hoạt động làm nhiệm vụ của tàu Việt Nam tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cho hay.
Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép như thế nào / Việt Nam không đẩy vấn đề Biển Đông xấu đi
Sáng 9/5, đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam cho VnExpress biết, Việt Nam vẫn duy trì lực lượng chấp pháp tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trái phép. Việt Nam giữ vững quan điểm bảo vệ chủ quyền và không nổ súng trước.
Trong khi đó theo Tuổi trẻ, Trung Quốc duy trì nguyên số lượng các loại tàu và máy bay tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không những vậy, các tàu Trung Quốc tiếp tục va chạm, kè chặn tàu của Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.
Trong ngày 8/5, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phát hiện hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 và tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD 981. Các tàu này thường xuyên cản trở tàu CBS 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam thực thi nhiệm vụ.
Vị trí giàn khoan Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. (Bấm vào hình xem infographic)
Chuẩn đô đốc Ngô Sỹ Quyết, Tư lệnh Vùng 3 Hải quân (đóng tại Quân cảng Đà Nẵng) nói trên Pháp luật TP HCM rằng, các tàu hư hỏng của cảnh sát biển đã được đưa vào sửa chữa, các tàu khác được tăng cường ra để tiếp tục đấu tranh buộc tàu và giàn khoan Trung Quốc rút khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
“Tình hình ngày 8/5 chưa có chuyển biến gì nhiều. Chúng ta đấu tranh buộc họ rút nhưng họ vẫn bám trụ. Giàn khoan của họ không di chuyển. Việc đấu tranh này sẽ cần thêm thời gian”, Chuẩn đô đốc Ngô Sỹ Quyết cho hay.
Theo Cảnh sát biển Việt Nam, số lượng tàu Trung Quốc tham gia bảo vệ giàn khoan HD-981 trong các ngày 2 và 3/5 là khoảng 40 tàu. Đến ngày 7/5, Trung Quốc huy động cùng lúc 80 tàu và nhiều máy bay hoạt động trên khu vực. Khi tàu Việt Nam ra kiểm tra, tàu Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay đã có hành động hung hăng, đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công làm tàu Việt Nam hư hỏng, gây thương tích cho 6 thủy thủ.
Ngày 1/5, giàn khoan HD-981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Ngày 2/5, giàn khoan HD-981 được neo tại phía nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
Theo Cục Hải sự Trung Quốc, việc hạ đặt giàn khoan này để "khoan thăm dò thềm lục địa" đồng thời cấm hoạt động của tàu thuyền trong phạm vi bán kính 3 hải lý tính từ giàn khoan.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị hư hại sau các cú đâm thẳng của tàu Trung Quốc, được kéo về sửa chữa tại Đà Nẵng. Ảnh:Văn Nguyễn.
Tại cuộc họp báo quốc tế tổ chức tại Hà Nội hôm 7/5, Việt Nam khẳng định khu vực giàn khoan HD 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận có liên quan khác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan nói trên và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc giàn khoan HD 981 và nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại thềm lục địa Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối.
Mỹ, Nhật đã lên tiếng coi hành động của Trung Quốc là khiêu khích, khiến tình hình trên Biển Đông leo thang căng thẳng.
Đây được đánh giá là khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ Việt - Trung. Nhiều học giả cho rằng, bước đi của Trung Quốc đang thể hiện rõ mục tiêu độc chiếm Biển Đông.
-Luật gia Trần Công Trục: 'Không có việc Việt Nam rút tàu trước khi đàm phán'
Chiều 9/5, Hội luật gia khẳng định việc Trung Quốc ra điều kiện đàm phán là vô lý, Việt Nam có đủ bằng chứng pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về hành động xâm phạm thềm lục địa Việt Nam.
Tàu Trung Quốc tiếp tục va chạm với tàu Việt Nam / Giàn khoan Trung Quốc phủ bóng hội nghị cấp cao ASEAN
Trong cuộc họp báo ra tuyên bố "cực lực phản đối" việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, đại diện Hội Luật gia Việt Nam, Phó chủ tịch Lê Minh Tâm phân tích, khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc và Luật biển năm 1982.
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh:Thanh Tùng.
"Việc làm trên của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam", tuyên bố của Hội Luật gia khẳng định. Các hành động này cũng đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN.
Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp phát và rút hết giàn khoan HD-981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thế mạnh pháp lý
Trước việc Trung Quốc cho rằng hạ đặt giàn khoan và huy động lượng lớn tàu hộ tống đi cùng, trong đó có tàu quân sự là “hoạt động tác nghiệp bình thường” khi thăm dò, khai thác, Hội Luật gia Việt Nam coi đây là hành động "hết sức vô lý".
Việt Nam thăm dò, khai thác dầu trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình theo đúng quy định tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, được các nước công nhận và cùng hợp tác. "Trong khi Trung Quốc tiến hành thăm dò tại thềm lục địa của Việt Nam chỉ dựa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc", tuyên bố nêu.
Ông Trần Công Trục: "Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý". Ảnh: Thanh Tùng.
Có mặt tại buổi họp báo, luật gia Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, giàn khoan HD-981 được đặt cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý, cách ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế 80 hải lý. "Rõ ràng đây không phải là vùng chồng lấn, không liên quan gì đến Tây Sa (Hoàng Sa) mà Trung Quốc đã đánh chiếm trái phép".
Căn cứ Luật Biển quốc tế năm 1982, với các quy định cho phép các quốc gia ven biển mở rộng vùng biển thì đây hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. "Rõ ràng Trung Quốc vi phạm. Cần phải khai thác thế mạnh pháp lý của chúng ta", ông nhấn mạnh.
Theo ông Trục, Trung Quốc đã lợi dụng công ước, biến những vùng không tranh chấp thành tranh chấp để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào thời điểm quốc tế có nhiều vấn đề bất ổn. Các nước trong khu vực dù đã thống nhất rồi nhưng vẫn còn những chia rẽ.
"Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý", vị cựu trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay.
Trả lời câu hỏi "Chúng ta cần có những biện pháp cứng rắn hơn không?", luật gia Lê Minh Tâm cho biết, thế mạnh của Hội là phân tích, lý giải các vấn đề pháp lý. Việc sử dụng biện pháp như thế nào cần sự tư vấn của các tổ chức khác. Chúng ta phải có giải pháp mạnh mẽ và khẳng định hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp, công ước quốc tế.
Khả năng thắng kiện tại tòa án quốc tế
Ông Trục cho rằng khu vực đặt giàn khoan không dính dáng gì đến Trung Quốc, Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền. "Không có việc Việt Nam phải rút tàu trước khi ngồi đàm phán. Chúng ta kiên trì, kiềm chế", ông nói.
Trong công ước đã đề cập chế tài để các bên với tư cách thành viên đưa những vấn đề đó lên tài phán. Philippines trước đó đã đệ trình lên quốc tế và đạt được sự đồng tình ủng hộ của các nước.
"Việc Nam sẵn sàng áp dụng các biện pháp cần thiết. Đây là việc làm bình thường, đúng đắn, văn minh trong xã hội hiện đại", ông Trục nói.
Ông Trục cho rằng Việt Nam nên đưa vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép này ra trọng tài quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế vì có đầy đủ căn cứ pháp lý, đầy đủ cơ sở khởi kiện. "Chúng ta chắc chắn sẽ thắng", ông tin tưởng.
Tuy nhiên, luật gia này cũng dự đoán việc kiện tụng sẽ kéo dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là khía cạnh pháp lý, chân lý... Do vậy theo ông "cần kiên trì, có thể nói với thế giới rằng Việt Nam có niềm tin với chân lý".
Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục kêu gọi giới luật gia thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Hội Luật gia Việt Nam sẵn sàng làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Trước đó, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội chiều 7/5, các quan chức Việt Nam đã công bố các video cho thấy tàu Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ. Khi tàu Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 6 kiểm ngư viên Việt Nam.
Tàu của cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm gây thiệt hại phải đưa về sửa chữa. Ảnh: Văn Nguyễn.
Theo ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, Trung Quốc triển khai 80 tàu quanh giàn khoan, số lượng tàu đang tăng lên hàng ngày, gây căng thẳng trong khu vực. Trong số này có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, nhiều tàu cá và tàu phục vụ.
Tổng cộng có 8 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun vòi rồng áp lực lớn, có những lúc một tàu của Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây quanh.
"Lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã hết sức kiên trì và kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc ở trên biển nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi sẽ có những hành động tự vệ đáp lại", ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nói.
Toàn văn tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam
-Nguồn VnExpress
- Tiến thoái lưỡng nan.
Nhan Tuan Truong
Vấn đề đã không bi đát nếu ngày xưa MTGPMN và VNDCCH ký tên vào bản tuyên bố của VNCH lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa năm 1974. Quần đảo Hoàng Sa và vùng biển chung quanh nếu vậy đã là « vùng có tranh chấp ».
Người ta thường nghe tới « vùng tranh chấp » nhưng có lẽ ít người biết lợi hại của nó như thế nào.
Phía Trung Quốc, trước năm 1932, họ có tuyên bố đại khái lãnh thổ cực nam của họ là quần đảo Hoàng Sa. (Trước năm 1909, trong sách sử của họ thì ghi lãnh thổ vùng cực nam của họ là mũi Tam Nha, đảo Hải Nam). Nhưng lần hồi họ « bung » ra, hết lên tiếng đòi chủ quyền chỗ này, rồi đòi chỗ kia. Họ lên tiếng đòi Trường Sa chỉ sau khi Thế chiến thứ II chấm dứt. Mỗi lần họ lên tiếng như vậy là họ biến một vùng « không có tranh chấp » thành một vùng « có tranh chấp ».
Họ thành công là do đảng CSVN thiếu những lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược (và không có người thực tâm yêu nước).
Trong quá khứ, lãnh đạo CSVN đã lần lượt nhìn nhận những đòi hỏi của TQ, ít ra la 4 lần : 1/ Ông Ung Văn Khiêm năm 1956, cho rằng « chiếu theo lịch sử của VN thì Tây Sa và Nam Sa thuộc TQ. 2/ Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng nhìn nhận lãnh hải 12 hải lý của TQ (bao gồm Tây Sa và Nam Sa). 3/ Nhìn nhận vùng biển của TQ vì phản đối sự hiện diện của Đệ VII hạm đội Mỹ tại vùng biển Hoàng Sa năm 1965 (trên nhật báo Nhân Dân). 4/ Nhìn nhận có « ba vùng biển tranh chấp » với TQ vào đầu thập niên 90.
Và khi nhìn nhận « có tranh chấp » là nhìn nhận sự hiện diện chính đáng của TQ tại các vùng biển đó. Và khi nhìn nhận tính chính đáng sự hiện diện của bên kia, giải pháp thường là « khai thác chung ».
Vùng biển Trường Sa, theo khuynh hướng « tát nước theo mưa » của các học giả VN qua các bài viết trong quá khứ, rất có thể sẽ được giải quyết theo chiều hướng cộng đồng khai thác với TQ.
Còn vùng biển Hoàng Sa, VN hiện nay không có bất kỳ một bằng chứng nào để chứng minh rằng vùng lãnh thổ đó thuộc VN, ngoại trừ phải dùng đến các bằng chứng cũng như danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa.
VN cũng không có bất kỳ một thỏa thuận nào với TQ, hay một lời bảo lưu nào để cho rằng vùng biển Hoàng Sa là vùng biển có tranh chấp, ngoại trừ các tuyên bố và tờ Bạch Thư do phía VNCH lập ra (mà MTGPMN và CNDCCH không có ký vào).
Vấn đề là lãnh đạo CSVN chưa hề có tuyên bố kế thừa, cũng như chưa hề có một động thái trước quốc tế nhằm kế thừa danh nghĩa VNCH tại HS và TS.
Khi không chứng minh được vùng lãnh thổ đó (Hoàng Sa) là lãnh thổ của mình, cũng không chứng minh được vùng biển đó « có tranh chấp », sự việc gọi là « tự vệ chính đáng », theo định nghĩa của công pháp quốc tế, sẽ không hiện hữu.
Phía TQ chắc chắn sẽ không có một nhượng bộ nào ở giàn khoan 981. Phía VN nổ súng trước là có nguy cơ chiến tranh mà phía VN là bên gây sự.
Dàn khoan này sẽ đặt ở đây, sẽ khai thác các mỏ có dầu hay khí đốt, nếu có. Sản phẩm của nó sẽ được ống dẫn về đảo đến Hải Nam. Vài tháng sau, công tác khoan mỏ hoàn tất, nó sẽ di chuyển hướng về phía tây, tức phía bờ biển VN, để khoan tiếp. Đó là cách « đánh dấu chủ quyền » của TQ tại vùng biển này. Tiên đoán sẽ là đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa (có thể tính từ đảo Tri Tôn) với bờ biển VN.
Và phía TQ, theo thời gian và thứ tự địa lý, họ sẽ làm y như vậy ở vùng biển Trường Sa.
Ta đã thấy hiện nay VN lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Đánh thì không dám đánh, vì sợ mất hết. Không đánh cũng không xong, vì mang tiếng trước nhân dân là hèn hạ, bán nước.
Vấn đề này tôi đã dự đoán cách đây cả chục năm, đã từng đề nghị phương pháp « kế thừa VNCH » để có danh nghĩa chủ quyền (de jure – trên giấy tờ) ở Hoàng Sa, nhằm đưa khu vực biển này vào thế « vùng biển có tranh chấp ». Bây giờ nước đến chân rồi thì nhảy đi đâu ?
Chỉ còn một nước ba bảy cũng liều là cố gắng làm ầm vụ này lên, sao cho tình hình khu vực thật căng thẳng để tạo chú ý ở quốc tế, sau đó đưa ra một tòa án quốc tế. Đưa ra tòa không phải để được tòa xử mà để đưa VN và một tư thế thoải mái hơn : khu vực biển Hoàng Sa là một khu vực có tranh chấp. Từ đó đi tìm một giải pháp (mất ít nhất) cho VN.
Nhưng điều quan trọng vẫn là tương lai : vùng biển Trường Sa. Nếu không dự liệu trước thì cũng sẽ lâm vào tình trạng ngày hôm nay.
-Putin hy vọng được TQ hậu thuẫn trong vụ giằng co ở Ukraine
LONDON — Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Trung Quốc vào cuối tháng này, với hy vọng ký các thỏa thuận về năng lượng và xây dựng quan hệ ngoại giao vào lúc quan hệ giữa Moscow và phương Tây đang xấu đi. Thông tín viên VOA Henry Ridgwell tường thuật rằng theo các chuyên gia phân tích Tổng thống Putin có thể gặp khó khăn để tranh thủ được đồng minh trong cuộc khẩu chiến với Hoa Kỳ và châu Âu về tình hình bạo động ở Ukraine.
Căng thẳng đang bùng ra trên biên giới phía tây nước Nga vào lúc các phần tử ly khai thân Moscow ở Ukraine chống đối lực lượng chính phủ trung thành với Kyiv.
Ở về phía bên kia nước Nga, các lân quốc Á châu đang lo lắng theo dõi. Ðặc biệt, Bắc Kinh đang hết sức quan ngại, theo nhận định của Giáo sư Arne Westad, giám đốc nhóm chính sách IDEAS của trường Ðại học Kinh tế London.
Giáo sư Westad nói: “Tôi nghĩ người Nga một phần hiểu lầm quan điểm của Trung Quốc. Ý tôi muốn nói là chính sách của Trung Quốc vẫn là nhấn mạnh vào việc bất can thiệp và chủ quyền. Do đó đây là một vấn đề khó khăn cho Trung Quốc.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đi Bắc Kinh vào cuối tháng này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn Moscow cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông trong năm ngoái và đã ký một loạt các thỏa thuận về năng lượng.
Nga nhắm tăng gấp ba số dầu xuất khẩu sang Trung Quốc, và các nhà phân tích nói căng thẳng gia tăng về vấn đề Ukraine đang buộc Moscow phải đi tìm các thị trường dầu khí bên ngoài châu Âu - với Tổng thống Putin nhắm mục tiêu kết thúc một thỏa thuận xây đường ống dẫn qua Trung Quốc. Nhưng đó là một thỏa thuận không lấy gì làm chắc chắn, theo nhận định của bà Natasha Kuhrt của trường Ðại học Kings ở London.
Bà nói: “Sẽ vấp phải khó khăn thực hiện việc này bởi vì Trung Quốc cũng muốn đoan chắc là có một sự đa dạng về nguồn cung ứng.”
Bà Kuhrt nói Moscow cũng sẽ nhận thấy khó mà có được sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong lập trường đối với Ukraine.
Bà phân tích: “Họ sẽ thận trọng hơn nhiều. Tôi nghĩ ta luôn phải cảnh giác về hình thức lý luận đưa ra cho việc tiêu thụ bên trong nước Nga. Về cơ bản, Trung Quốc sẽ không thực sự làm thân với Nga.”
Trung Quốc lo ngại về việc gây thiệt hại cho bang giao với các cường quốc khác, theo ông Westad của LSE.
“Về mặt lợi ích kinh tế của chính Trung Quốc, thì Washington mới đáng kể. Do đó ta không thể đi quá xa trong việc hậu thuẫn cho một chính sách mà không riêng người Mỹ mà cả người Âu châu nữa - rất quan trọng đối với phía Trung Quốc về mặt phát triển kinh tế - coi là hoàn toàn gây đảo lộn.”
Một cường quốc kinh tế khác ở Ðông Á là Nhật Bản đã áp dụng các hạn chế thị thực đối với một số giới chức Nga. Ðến thăm Brussels trong tuần này, Thủ tướng Shinzo Abe đã lập lại liên minh của Nhật Bản với châu Âu.
Ông Abe nói Ukraine cho thấy rằng thế giới ngày càng trở nên khó dự đoán hơn, và Nhật Bản và Liên Hiệp châu Âu có trọng trách cùng nhau đóng một vai trò tích cực hơn hướng tới hòa bình thế giới.
Nhật Bản tranh chấp chủ quyền các hòn đảo Kuril ở phía bắc đã nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang Sô viết từ năm 1945 và sau đó là Nga. Tokyo có thể tìm cách so sánh với Ukraine, theo giáo sư Arne Westad.
“Có một số điểm tương đồng, nhìn từ quan điểm của Nhật Bản, về thái độ của Nga khi có liên quan đến các vấn đề chủ quyền như thế này.”
Trong khi bang giao với phương Tây trở nên xấu đi, các chuyên gia phân tích nói Moscow sẽ khó lòng mà xây dựng các liên minh ở phía đông giữa tình hình bất ổn liên tục ở Ukraine.
-Son Tran
( Ảnh sưu tầm, bảo kiếm triều Nguyễn)
BẢO KIẾM CHÍNH KHÍ VIỆT
TRÊN CHÉM TÀ QUYỀN DƯỚI CHÉM TÀU CỘNG!!
Bảo kiếm Chính Khí là quốc bảo, vật dùng để khử trừ quân bán nước và giết giặc xâm luợc quấy phá sự yên bình của Việt tộc. Nó giống như con ngựa sắt phun lửa của Phù Đổng Thiên Vuơng được Vua ban để phá giặc Ân. Vật quốc bảo nầy sẽ được trao cho người anh hùng cứu nước giết giặc Tàu xâm lược đang hống hách trên biển đông.
Kiếm CHÍNH KHÍ được trui rèn bằng HỒN VIỆT trộn lẩn với tiếng gầm từ Sóng Bạch Đằng hoà với tiếng khải hoàn chiến thắng vang dội của quân Đại Việt tại Đèo Chi Lăng; gươm báo được trui trong lò VIỆT ĐẠO bằng Hịch Bình Ngô, Chiếu Cần Vương...
Gươm Chính khí đã một lần trao cho Tướng quân Lý Thường Kiệt để dạy cho quân xâm lược Tàu một bài học và đánh sâu trên phần đất địch nhằm phá tan dũng khí của đạo quân xâm lược nhà Tống..
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=285815711568548&set=a.285815071568612.1073741937.100004203634759&type=3&theater
Một ngày lạnh Nước nguời không tri kỷ
Ta vỗ án thét thành ca chính khí
Ðông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy
.........
Chính khí Việt khắp đất trời bàng bạc
Chính khí Việt trong máu người Hồng Lạc!
Gió thê thê quất dậy hồn phục hưng
Gươm Vạn Thắng cứu nước nòi giết giặc!
Chính khí Việt là hồn gươm Vạn Thắng
Thép tôi với máu đào hun lửa nóng,
Và Ðại Việt muôn năm cả toàn dân
Vượt đau nhục lên sống còn hùng tráng!
Vượt đau nhục lên sống còn hùng tráng!
( trích trong Huyết Hoa của X.Y. Thái Dịch Lý Đông A)
Ở nước ta, truyền thuyết về bảo đao, bảo kiếm rất ít người nói tới. Những bảo kiếm trong lịch sử Việt Nam phần lớn không nói tới sự sắc bén mà nói tới giá trị pháp lý, tượng trưng cho một chính nghĩa hay uy quyền của quốc gia. Bảo kiếm CHÍNH KHÍ VIỆT, là một ủy thác của quốc dân đặt lên vai người chí sĩ để được toàn quyền hành động không giới hạn, khi thống lãnh binh đội đi dẹp giặc nội lẩn ngoại thù của Việt tộc. Kiếm CHÍNH KHÍ là gươm lệnh được toàn dân đúc bằng HUYẾT LỆ dành tặng người chí sĩ anh hùng, để diệt trừ bọn tà quyền bán nước (nội thù) và bọn xâm lược bắc phương (ngoại thù). Kiếm CHÍNH KHÍ VIỆT được đúc bằng sức tõa nóng của HỒN VIỆT, bằng máu của các tữ sĩ Hoàng-Trường Sa và được trui bằng những trái tim với khát vọng độc lập và tự do cho Việt tộc.
.......
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc,
Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc.
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao,
Ðồng Ðống Ða xưong người phơi man mác.
Buổi Sát Thát chàm vai thề đầu mất,
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất,
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng,
Lúc Cứu Quốc vòng bôn lao uất uất....
( trích thơ Lý Đông A)
HÀNH ĐỘNG NGANG NGƯỢC CỦA TÀU PHÙ TRONG THẬP NIÊN QUA
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, người Việt tự do ở hải ngoại đã thay nhau tố giác nhà cầm quyền CSVN trước việc “dâng đất, dâng biển” cho Tàu cộng, để nhân dân thấy được bộ mặt Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống của đám buôn dân bán nước csVN, và đồng thời tố cáo trước dư luận quốc tế về bản chất xão trá của Tàu trong việc thôn tính nước chúng ta qua các lần xâm phạm sâu trong lảnh thổ VN bằng những hành động quân sự thô bạo trên các tỉnh dọc biên giới cũng như những hành động bao ngược trong việc ấn định đường lưởi bò trên biển đông, sau đây là một số bằng chứng cụ thể:
1.Trên tuyến đường sắt: Khi phục hồi đường sắt từ biên giới Việt – Trung đến Yên Viên (gần Hà Nội) cho Việt Nam, Trung Quốc đã đặt điểm nối rây giữa hai nước sâu vào lãnh thổ Việt Nam thêm 300m và coi đây là biên giới giữa hai nước!
2.Trên tuyến đường bộ: Trung Quốc cho ủi sập cột mốc biên giới số 18 trước Ải Nam Quan, cách ải này 100m, trên đường Quốc lộ 1, rồi đặt cột km số 0 của quốc lộ này vào sâu trên lãnh thổ Việt Nam 100m và coi đó là cột mốc biên giới giữa hai nước. Như vậy, theo Công Ước Thiên Tân, cột mốc biên giới chỉ cách Ải Nam Quan của Trung Quốc 100m, nhưng Trung Quốc đã sửa thành 200m!
3. Qua công hàm của Phạm Văn Đồng ký năm 1958 đã công khai dâng Hoàng Trường Sa cho Bắc Phương.
4. Ái Nam Quan Quan, 1/2 Thác Bản Giốc, núi Lão Sơn, 11.000km2 trong vùng Vịnh Bắc Bộ đã thuộc lảnh thổ của Tàu.
5. Qua các tài liệu cho biết từ 1974 đến 1978, Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam tất cả 4333 vụ, chia ra như sau: 1974: 179 vụ, 1975: 294 vụ, 1976: 812 vụ, 1977: 873 vụ và 1978: 2175 vụ!
6. Tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 7.5.2014 lên tiếng: Trung Quốc gia tăng hiếp đáp Việt Nam ở Biển Đông, cáo buộc tàu Trung Quốc đã đâm tàu Việt Nam và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc vừa di chuyển một giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển Việt Nam.
http://www.youtube.com/watch?v=tNL7U4CY5EU
http://www.youtube.com/watch?v=UOXuu45G6DM
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-escalate-tension-in-southchinasea-vh-05072014161017.html
Mức độ xâm phạm vùng biển VN lần này đã lên mức độ khá cao, đó là việc Tàu phù đưa dàn khoan vào thềm lục điạ VN để tiến hành khoa thăm dò, một hành động rất ngang ngược và hổn láo. http://www.youtube.com/watch?v=BHLIw-Y4j8w.
Tất cã vấn đề đều có giới hạn của nó, sức chịu đựng nào cũng có giới hạn. Với hành động ngang ngược vô lý của tàu Phù, chúng tôi, những người dân VN, kêu gọi các chiến sĩ trong quân đội nhân dân, như Lực Lượng Cảnh Sát Biển , đặc biệt là lực lượng Hải Quân, xin hãy vì tiền đồ của tổ quốc và sự trường tồn của Việt tộc hãy đứng về phía nhân dân và các lực lượng yêu nước trong và ngoài nước, đứng lên diệt tà quyền để cứu lấy giang san và đánh đuổi quân xâm lược về Tàu, như danh tướng của Đại Việt ngày xưa đã làm, đó là dạy cho bọn bành trướng một bài học thật thích đáng!!
ĐÁNH QUA ĐẤT TÀU CỦA DANH TƯÓNG LÝ THƯỜNG KIỆT ( Quân dân Đại Việt đã một lần dạy cho Tàu Phù một bài học để đời)https://www.facebook.com/photo.php?fbid=285815711568548&set=a.285815071568612.1073741937.100004203634759&type=3&theater
Nhìn lại trong suốt chiều dài lịch sử của Việt tộc, nước VN nhỏ bé chúng ta lúc nào cũng phải đối mặt với một người làng giềng có bản chất rất tham lam về chủ nghĩa bành trướng và tìm ra một lẽ sống thích hợp cho Việt tộc.
Cách đây gần 1000, môt danh tướng của Việt Nam là Lý Thường Kiệt đã nhìn thấu được lòng dạ của anh chàng láng giềng khổng lồ xấu tánh. Người danh tướng nầy đã tìm ra một cách sống cho Việt tộc. Tầm nhìn của ông rất chiến lược để bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ, sự yên bình và tồn tại cho Việt tộc trong cộng đồng nhân loại. Ông đã phát họa một cuộc chiến với nhà Tống, ông dùng sức mạnh tổng thể của quân Đại Việt đánh vào hậu phương của quân đội xâm lược nhà Tống, nằm sâu trong đất Tàu làm tiêu hao tiềm năng chiến đấu của đối phương, để từ đó đối phương không còn đũ ý chí xâm lược Đại Việt.
Được toàn dân trao phó, với Bảo Kiếm Chính Khí Việt cầm trong tay, ông chiến thắng rất oanh liệt và đem thành công về cho quân đội Đại Việt. Giết trên 100.000 quân nhà Tống, sự thiệt haị của quân Đại Việt chỉ là 1/10 so với quân Tống. Cũng từ đó trong dân gian xuất hiện ca dao:
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng
Ngày hôm nay thì ngược lại, những người trong bộ máy tà quyền csVN đã co đầu rút cổ trước Bắc Kinh. Chỉ có những tiếng nói yếu ớt không đũ sức trấn an nhân dân trước hiễm họa mất nước. Với giặc Tàu chỉ có CHIẾN chứ không mềm dẽo ôn hoà trong tinh thần khiếp sợ!! Càng sợ chúng càng lấn lướt.. hãy cùng nhau hát to lên bài ca chống Tàu, cùng nhau tay trong tay vung bảo kiếm Chính Khí Việt để diệt bọn xâm lược Tàu, đem an bình hạnh phúc về cho Việt tộc chúng ta. https://www.youtube.com/watch?v=1i9gdFbHZlU
Thuở Sát Thát chàm vai thề đầu mất
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng
Lúc Cứu Quốc lòng bôn ba uất uất
Thà làm ma nước Nam hơn vua Bắc!
Ðầu chẳng còn, quyết không đương cắt tóc!
Lửa đốt mình cho trọn nợ non sông!
Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc!
(Lý Đông A)
Chúng ta phải sống và lấy máu để rửa mối quốc nhục do bọn Thái Thú cộng sản đã đem đến cho toàn thể dân tộc VN.
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
( Nguyễn An Ninh)
Để hưởng ứng cao trào chống xâm lược Tàu, việc trước nhất là phải tham dự thật đông dảo cuộc biểu tình tuần hành vào 9h sáng chủ nhật, 11/5/2014.
Địa điểm:
TẠI HÀ NỘI: Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.
TẠI SÀI GÒN: Nhà Văn Hoá Thanh Niên, Số 4 Phạm Ngọc Thạch.
Chi tiết về cuộc biểu tình xin xem thêm tại trang nhà của Anh Ba Sàm:
http://anhbasam.wordpress.com/2014/05/07/loi-keu-goi-bieu-tinh-yeu-nuoc-cua-20-to-chuc-dan-su-viet-nam/
Tuổi trẻ Hải Ngoại ủng hộ nguyện sát cánh với những người đang ngày đêm miệt mài bảo vệ tổ quốc. Lên án những thành phần của Tà quyền nhân nhượng hay đồng lõa với hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Phải đồng loạt thể tình yêu nước của toàn thể nhân dân VN.
Cái nhà là nhà của ta
Ông cố ông cha lập ra
Cháu con phải gìn giử lấy....
Nguyễn thi Hồng
08.5.2014
BẢO KIẾM CHÍNH KHÍ VIỆT
TRÊN CHÉM TÀ QUYỀN DƯỚI CHÉM TÀU CỘNG!!
Bảo kiếm Chính Khí là quốc bảo, vật dùng để khử trừ quân bán nước và giết giặc xâm luợc quấy phá sự yên bình của Việt tộc. Nó giống như con ngựa sắt phun lửa của Phù Đổng Thiên Vuơng được Vua ban để phá giặc Ân. Vật quốc bảo nầy sẽ được trao cho người anh hùng cứu nước giết giặc Tàu xâm lược đang hống hách trên biển đông.
Kiếm CHÍNH KHÍ được trui rèn bằng HỒN VIỆT trộn lẩn với tiếng gầm từ Sóng Bạch Đằng hoà với tiếng khải hoàn chiến thắng vang dội của quân Đại Việt tại Đèo Chi Lăng; gươm báo được trui trong lò VIỆT ĐẠO bằng Hịch Bình Ngô, Chiếu Cần Vương...
Gươm Chính khí đã một lần trao cho Tướng quân Lý Thường Kiệt để dạy cho quân xâm lược Tàu một bài học và đánh sâu trên phần đất địch nhằm phá tan dũng khí của đạo quân xâm lược nhà Tống..
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=285815711568548&set=a.285815071568612.1073741937.100004203634759&type=3&theater
Một ngày lạnh Nước nguời không tri kỷ
Ta vỗ án thét thành ca chính khí
Ðông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy
.........
Chính khí Việt khắp đất trời bàng bạc
Chính khí Việt trong máu người Hồng Lạc!
Gió thê thê quất dậy hồn phục hưng
Gươm Vạn Thắng cứu nước nòi giết giặc!
Chính khí Việt là hồn gươm Vạn Thắng
Thép tôi với máu đào hun lửa nóng,
Và Ðại Việt muôn năm cả toàn dân
Vượt đau nhục lên sống còn hùng tráng!
Vượt đau nhục lên sống còn hùng tráng!
( trích trong Huyết Hoa của X.Y. Thái Dịch Lý Đông A)
Ở nước ta, truyền thuyết về bảo đao, bảo kiếm rất ít người nói tới. Những bảo kiếm trong lịch sử Việt Nam phần lớn không nói tới sự sắc bén mà nói tới giá trị pháp lý, tượng trưng cho một chính nghĩa hay uy quyền của quốc gia. Bảo kiếm CHÍNH KHÍ VIỆT, là một ủy thác của quốc dân đặt lên vai người chí sĩ để được toàn quyền hành động không giới hạn, khi thống lãnh binh đội đi dẹp giặc nội lẩn ngoại thù của Việt tộc. Kiếm CHÍNH KHÍ là gươm lệnh được toàn dân đúc bằng HUYẾT LỆ dành tặng người chí sĩ anh hùng, để diệt trừ bọn tà quyền bán nước (nội thù) và bọn xâm lược bắc phương (ngoại thù). Kiếm CHÍNH KHÍ VIỆT được đúc bằng sức tõa nóng của HỒN VIỆT, bằng máu của các tữ sĩ Hoàng-Trường Sa và được trui bằng những trái tim với khát vọng độc lập và tự do cho Việt tộc.
.......
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc,
Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc.
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao,
Ðồng Ðống Ða xưong người phơi man mác.
Buổi Sát Thát chàm vai thề đầu mất,
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất,
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng,
Lúc Cứu Quốc vòng bôn lao uất uất....
( trích thơ Lý Đông A)
HÀNH ĐỘNG NGANG NGƯỢC CỦA TÀU PHÙ TRONG THẬP NIÊN QUA
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, người Việt tự do ở hải ngoại đã thay nhau tố giác nhà cầm quyền CSVN trước việc “dâng đất, dâng biển” cho Tàu cộng, để nhân dân thấy được bộ mặt Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống của đám buôn dân bán nước csVN, và đồng thời tố cáo trước dư luận quốc tế về bản chất xão trá của Tàu trong việc thôn tính nước chúng ta qua các lần xâm phạm sâu trong lảnh thổ VN bằng những hành động quân sự thô bạo trên các tỉnh dọc biên giới cũng như những hành động bao ngược trong việc ấn định đường lưởi bò trên biển đông, sau đây là một số bằng chứng cụ thể:
1.Trên tuyến đường sắt: Khi phục hồi đường sắt từ biên giới Việt – Trung đến Yên Viên (gần Hà Nội) cho Việt Nam, Trung Quốc đã đặt điểm nối rây giữa hai nước sâu vào lãnh thổ Việt Nam thêm 300m và coi đây là biên giới giữa hai nước!
2.Trên tuyến đường bộ: Trung Quốc cho ủi sập cột mốc biên giới số 18 trước Ải Nam Quan, cách ải này 100m, trên đường Quốc lộ 1, rồi đặt cột km số 0 của quốc lộ này vào sâu trên lãnh thổ Việt Nam 100m và coi đó là cột mốc biên giới giữa hai nước. Như vậy, theo Công Ước Thiên Tân, cột mốc biên giới chỉ cách Ải Nam Quan của Trung Quốc 100m, nhưng Trung Quốc đã sửa thành 200m!
3. Qua công hàm của Phạm Văn Đồng ký năm 1958 đã công khai dâng Hoàng Trường Sa cho Bắc Phương.
4. Ái Nam Quan Quan, 1/2 Thác Bản Giốc, núi Lão Sơn, 11.000km2 trong vùng Vịnh Bắc Bộ đã thuộc lảnh thổ của Tàu.
5. Qua các tài liệu cho biết từ 1974 đến 1978, Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam tất cả 4333 vụ, chia ra như sau: 1974: 179 vụ, 1975: 294 vụ, 1976: 812 vụ, 1977: 873 vụ và 1978: 2175 vụ!
6. Tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 7.5.2014 lên tiếng: Trung Quốc gia tăng hiếp đáp Việt Nam ở Biển Đông, cáo buộc tàu Trung Quốc đã đâm tàu Việt Nam và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc vừa di chuyển một giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển Việt Nam.
http://www.youtube.com/watch?v=tNL7U4CY5EU
http://www.youtube.com/watch?v=UOXuu45G6DM
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-escalate-tension-in-southchinasea-vh-05072014161017.html
Mức độ xâm phạm vùng biển VN lần này đã lên mức độ khá cao, đó là việc Tàu phù đưa dàn khoan vào thềm lục điạ VN để tiến hành khoa thăm dò, một hành động rất ngang ngược và hổn láo. http://www.youtube.com/watch?v=BHLIw-Y4j8w.
Tất cã vấn đề đều có giới hạn của nó, sức chịu đựng nào cũng có giới hạn. Với hành động ngang ngược vô lý của tàu Phù, chúng tôi, những người dân VN, kêu gọi các chiến sĩ trong quân đội nhân dân, như Lực Lượng Cảnh Sát Biển , đặc biệt là lực lượng Hải Quân, xin hãy vì tiền đồ của tổ quốc và sự trường tồn của Việt tộc hãy đứng về phía nhân dân và các lực lượng yêu nước trong và ngoài nước, đứng lên diệt tà quyền để cứu lấy giang san và đánh đuổi quân xâm lược về Tàu, như danh tướng của Đại Việt ngày xưa đã làm, đó là dạy cho bọn bành trướng một bài học thật thích đáng!!
ĐÁNH QUA ĐẤT TÀU CỦA DANH TƯÓNG LÝ THƯỜNG KIỆT ( Quân dân Đại Việt đã một lần dạy cho Tàu Phù một bài học để đời)https://www.facebook.com/photo.php?fbid=285815711568548&set=a.285815071568612.1073741937.100004203634759&type=3&theater
Nhìn lại trong suốt chiều dài lịch sử của Việt tộc, nước VN nhỏ bé chúng ta lúc nào cũng phải đối mặt với một người làng giềng có bản chất rất tham lam về chủ nghĩa bành trướng và tìm ra một lẽ sống thích hợp cho Việt tộc.
Cách đây gần 1000, môt danh tướng của Việt Nam là Lý Thường Kiệt đã nhìn thấu được lòng dạ của anh chàng láng giềng khổng lồ xấu tánh. Người danh tướng nầy đã tìm ra một cách sống cho Việt tộc. Tầm nhìn của ông rất chiến lược để bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ, sự yên bình và tồn tại cho Việt tộc trong cộng đồng nhân loại. Ông đã phát họa một cuộc chiến với nhà Tống, ông dùng sức mạnh tổng thể của quân Đại Việt đánh vào hậu phương của quân đội xâm lược nhà Tống, nằm sâu trong đất Tàu làm tiêu hao tiềm năng chiến đấu của đối phương, để từ đó đối phương không còn đũ ý chí xâm lược Đại Việt.
Được toàn dân trao phó, với Bảo Kiếm Chính Khí Việt cầm trong tay, ông chiến thắng rất oanh liệt và đem thành công về cho quân đội Đại Việt. Giết trên 100.000 quân nhà Tống, sự thiệt haị của quân Đại Việt chỉ là 1/10 so với quân Tống. Cũng từ đó trong dân gian xuất hiện ca dao:
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng
Ngày hôm nay thì ngược lại, những người trong bộ máy tà quyền csVN đã co đầu rút cổ trước Bắc Kinh. Chỉ có những tiếng nói yếu ớt không đũ sức trấn an nhân dân trước hiễm họa mất nước. Với giặc Tàu chỉ có CHIẾN chứ không mềm dẽo ôn hoà trong tinh thần khiếp sợ!! Càng sợ chúng càng lấn lướt.. hãy cùng nhau hát to lên bài ca chống Tàu, cùng nhau tay trong tay vung bảo kiếm Chính Khí Việt để diệt bọn xâm lược Tàu, đem an bình hạnh phúc về cho Việt tộc chúng ta. https://www.youtube.com/watch?v=1i9gdFbHZlU
Thuở Sát Thát chàm vai thề đầu mất
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng
Lúc Cứu Quốc lòng bôn ba uất uất
Thà làm ma nước Nam hơn vua Bắc!
Ðầu chẳng còn, quyết không đương cắt tóc!
Lửa đốt mình cho trọn nợ non sông!
Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc!
(Lý Đông A)
Chúng ta phải sống và lấy máu để rửa mối quốc nhục do bọn Thái Thú cộng sản đã đem đến cho toàn thể dân tộc VN.
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
( Nguyễn An Ninh)
Để hưởng ứng cao trào chống xâm lược Tàu, việc trước nhất là phải tham dự thật đông dảo cuộc biểu tình tuần hành vào 9h sáng chủ nhật, 11/5/2014.
Địa điểm:
TẠI HÀ NỘI: Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.
TẠI SÀI GÒN: Nhà Văn Hoá Thanh Niên, Số 4 Phạm Ngọc Thạch.
Chi tiết về cuộc biểu tình xin xem thêm tại trang nhà của Anh Ba Sàm:
http://anhbasam.wordpress.com/2014/05/07/loi-keu-goi-bieu-tinh-yeu-nuoc-cua-20-to-chuc-dan-su-viet-nam/
Tuổi trẻ Hải Ngoại ủng hộ nguyện sát cánh với những người đang ngày đêm miệt mài bảo vệ tổ quốc. Lên án những thành phần của Tà quyền nhân nhượng hay đồng lõa với hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Phải đồng loạt thể tình yêu nước của toàn thể nhân dân VN.
Cái nhà là nhà của ta
Ông cố ông cha lập ra
Cháu con phải gìn giử lấy....
Nguyễn thi Hồng
08.5.2014
Nỗi "Đắng lòng, xót xa, đắng cay và đớn đau" của Lú
80 tàu của chệt cộng không phải là con số nhỏ. Chạy từ bên nó sang tận Trường Sa - VN. Bây giờ lại để nó khiêu khích.
-Một cách hiểu sai về việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào biển Việt Nam
(PetroTimes) - Trong 2 ngày, 7 và 8/5, trong khi cả nước đang sục sôi vì hành động bá quyền ngang ngược của Trung Quốc thì trên một số diễn đàn internet, mạng xã hội lại xuất hiện ý kiến cho rằng: Việc Trung Quốc kéo dàn khoan 981 vào biển Việt Nam là hành động có thể giải thích được.
-Video: Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam
--
--
-Trực tiếp: Họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đặt giàn khoan ở Biển Đông
Những người này viện dẫn một số kiến thức từ Công ước quốc tế về biển để cho rằng:
1 – Ở vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở:
Đây là vùng chúng ta có “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán” trong khi các quốc gia khác có “quyền qua lại không gây hại”.
Tức là Trung Quốc đưa tàu của họ lượn qua lượn lại thì chúng ta không có quyền đánh đuổi, đe doạ hay ngăn cản. Họ cũng chẳng cần phải xin phép. Trừ khi chúng ta phát hiện ra họ có những vấn đề làm phương hại đến chủ quyền của chúng ta thì chúng ta thực thi “quyền chủ quyền” để đuổi họ đi chỗ khác.
2 - Từ vùng lãnh hải, nới rộng ra tiếp 188 hải lý (hay 200 hải lý tính từ đường cơ sở) là vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển mà chúng ta có quyền chủ quyền để thực hiện các việc khai thác. Đồng thời Việt Nam có quyền tài phán để đồng ý hoặc không đồng ý cho quốc gia khác khai thác.
Tuy nhiên việc Trung được quyền tự do cho tàu, máy bay hoạt động trong khu vực này là có thể phù hợp với tự do hàng hải, hàng không.
Những thông tin này được kết luận: Việc HD 981 thực hiện một hành trình “xuyên qua” vùng đặc quyền kinh tế hoặc vào vùng lãnh hải 12 hải lý ngay sát sườn của Việt Nam cũng là điều chấp nhận được với điều kiện họ không đe dọa hay khai thác tài nguyên trong vùng biển đó.
Ý kiến này còn biện minh cho việc giàn khoan nổi khổng lồ 981 có thể được hiểu như một phương tiện trên biển - vậy nên việc đi lại của nó là bình thường.
Giàn khoan 981.
Từ những quan điểm này, chúng ta có thể thấy ngay những sai lệch thông tin cần điều chỉnh.
Thứ nhất: Không có chuyện giàn khoan 981 của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một cách “vô tư”, tình cờ đi ngang qua mà không có mưu đồ gì.
Đầu tiên là việc ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) “tác nghiệp tại Nam Hải”.
Cảnh báo này cho biết, từ ngày 2/5 đến 15/8, giàn khoan HD 981 sẽ hoạt động tại tọa độ 150 29’N/1110 12’E. Cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực HD 981 hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.
Đối chiếu theo tọa độ trên thì giàn khoan HD 981 đã xâm phạm vào Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Như vậy, không thể hiểu rằng Trung Quốc đang cho giàn khoan nổi “đi qua” vùng biển của Việt Nam. Mà mục đích tham dò, khai thác và lệnh cấm đã được đưa ra rõ ràng. Trong trường hợp này, Trung Quốc đã ngạo mạn thay nước chủ nhà thể hiện “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán”. Đây là sự ngang ngược thứ nhất.
Thông báo cấm tàu bè hoạt động gần giàn khoan 981 của Cục Hải sự Trung Quốc.
Thứ hai: Việc Trung Quốc mang theo 38 tàu, gồm cả tàu chiến đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để bảo vệ cho giàn khoan 981. Đây không phải là vùng biển quốc tế hay lãnh hải của Trung Quốc để nước này có quyền đưa tàu vào với mục đích gây hấn với tàu bè của nước khác.
Trong trường hợp này, vào tận vùng biển Việt Nam để gây hấn với nước chủ nhà lại càng là điều không thể. Điều này trái hoàn toàn với quyền “đi lại không gây hại cho nước chủ nhà” trong công ước về luật biển.
Thứ ba: Đó là việc nhận thức 981 như một phương tiện đường thủy di động (giống tàu biển) là nhận thức máy móc và thiếu thực tế. Trên thực tế thì chính Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã tuyên bố 981 chính là giàn khoan – thì không có cớ gì ta lại phải cố mà suy luận nó là “tàu biển”.
Với tất cả những sự chuẩn bị về mặt chiến thuật, ngoại giao, hành động gây hấn… Trung Quốc đã cho thấy việc làm này thực sự có chủ đích và thể hiện tham vọng bá quyền. Mà những kẻ có tham vọng bá quyền thì thường tìm cách đi ra ngoài luật lệ.
Chúng tôi giải thích thêm một số thông tin để bạn đọc thấy rằng: Hành động của Trung Quốc là sai về luật pháp quốc tế và là điều mà Việt Nam cũng như dư luận quốc tế không bao giờ thừa nhận. Vậy nên, những biện giải trên một số diễn đàn là không cần thiết và cần chấm dứt ngay để tránh việc dư luận hiểu nhầm.
--
--
-Trực tiếp: Họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đặt giàn khoan ở Biển Đông
Cuộc họp báo diễn ra trong bối cảnh Cục Hải sự Trung Quốc đã thông báo ngày 5/5 rằng giàn khoan HD-981 sẽ hoạt động ở biển Đông từ ngày 4/5 cho đến ngày 15/8/2014. Vị trí khoan và thăm dò của giàn khoan này là ở 15 độ 29’58” vĩ Bắc - 111 độ 12’06” kinh Đông.
Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.
-Ông Trần Duy Hải cho biết, trong những ngày qua phía Việt Nam đã có 9 cuộc làm việc với Trung Quốc, trong đó có 3 cuộc ở Hà Nội và 3 cuộc ở Bắc Kinh.Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.
Trung Quốc có 80 tàu các loại để tham gia phục vụ, bảo vệ trong đó có 7 tàu quân sự như tàu hộ vệ tên lửa 534 (Giang Hồ 2), tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 753, và 33 tàu Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính và các tàu vận tải, tàu cá khác. Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn từ 50 - 60km.
Khi các tàu của Việt Nam tiến hành kiểm tra hành động trái phép tại giàn khoan HD-981 thì các tàu Trung Quốc với sự hỗ trợ của máy bay đã hung hăng tấn công bằng vòi rồng, gây thương tích cho các ngư dân.
Khoảng 8h10 ngày 4/5, tàu hải cảnh Trung Quốc 44103 đã chủ động đâm vào mạn trái tàu CSB2012, do tàu 2012 đã tăng tốc vòng tránh nên vết đâm chỉ bị ở chính góc đuôi mạn tàu phải, diện tích khoảng 1m2, làm hư hỏng một số trang thiết bị trên tàu.
Ngoài các tàu Cảnh sát biển thì các tàu Trung Quốc còn chủ động đâm va, phun vòi rồng vào hàng chục tàu Kiểm ngư và các tàu thực thi pháp luật khác của Việt Nam. Hậu quả làm hư hỏng các trang thiết bị trên tàu và làm bị thương cho một số thủy thủ Việt Nam.
Lúc 12h00 hôm nay, tàu Hải cảnh 3411 tiếp tục có hành động đâm vào tàu CSB8003. Trung Quốc sử dụng đồng thời máy bay số hiệu 8321 bay trên không phận tàu CSB8003, nhằm uy hiếp các tàu Việt Nam.
-Trung Quốc đã chủ động tấn công nhưng đến thời điểm hiện nay chưa có người nào chết trên biển chỉ có 6 kiểm ngư viên Việt Nam bị mảng kính văng vào bị thương ở phần mềm
-
-Son Tran
-Son Tran
( Ảnh tư liệu của VoViNam, chủ đề diệt giặc Tàu xâm lược,)
GIẶC TÀU NGHÊNG NGANG NGOÀI BIỂN ĐÔNG
ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI NỔI TRỐNG TÂY SƠN
( là tiếng trống bao gồm: trống xuất quân, xung trận - công thành, khải hoàn, không có trống thu quân và rút lui)
HÀO KHÍ VIỆT TỘC TRONG VIỆC GIỮ NƯỚC
Một trong những vũ khí thắng giặc Tàu trong việc giử nước của tổ tiên chúng ta, đó là những tiếng trống trận Tây Sơn hội tụ hồn thiêng sông núi, tăng cường nội lực cho quân đội Đại Việt trước sức mạnh của quân đội Đại Hán.
Nếu như trước khi xuất hiện tiếng trống Tây Sơn thì hơn 1700 năm trước , tiếng TRỐNG MÊ LINH của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị vào năm 40 là tiếng trống chấm dứt thời gian bị trị và thu hồi độc lập về cho Việt tộc sau những năm dài sống trầm kha, gian khổ dưới gót dày xâm lược của Tàu. http://www.youtube.com/watch?v=h3ITy4vzkP0
Trong một đêm Xuân, ngày mùng 6 tháng Giêng năm Canh Tý, hai Bà với binh phục màu vàng đã bước lên lễ đài thề rằng:
"Một xin, rửa sạch thù nhà,
Hai xin, dựng lại nghiệp xưa vua Hùng..."
Đây là lần đầu tiếng trống Mê Linh của quân đội VN ngày xưa đã dập tắt được mộng xâm lăng của Tàu. Đến muà xuân Kỷ Dậu 1789, tức 1749 năm sau hai bà Trưng, tiếng trống Tây Sơn theo gót tiền nhân đã nổi lên để thu phục quân Thanh sang xâm chiếm nước ta.
TRỐNG TÂY SƠN là tiếng trống chiến thắng quân xâm lược bắc phương vào mồng 5 Tết, năm Kỷ Dậu 1789, đem khải hoàn về cho đất nước của con rồng cháu tiên. Tuy chỉ có 3 hồi, giản đơn là vậy nhưng tiếng trống Tây Sơn không hề lẫn trộn với bất cứ tiếng trống nào trên khắp năm châu, trống trận Tây Sơn là bản giao hưởng hùng tráng hừng hực hào khí Quang Trung và thấm đượm tinh thần thượng võ của người Bình Định.
Trống trận Tây Sơn chỉ có 3 hồi: xuất quân, xung trận - công thành, khải hoàn. TRỐNG TÂY SƠN ĐẶC BIỆT KHÔNG CÓ HỒI THU QUÂN VÀ LUI BINH như trống trận của các triều đại khác cũng như quân đội của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tiếng TRỐNG TÂY SƠN của Nguyễn Huệ vang lên làm hiệu lệnh thúc quân, đánh tan một lực lượng gấp 4 lần quân Đại Việt. Là một quân cụ hổ trợ chiến thắng trong mỗi lần ra quân của nhà Tây Sơn. http://www.youtube.com/watch?v=Cjq4Rxopl3Q
Khi tiếng trống cất lên, lập tức không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi. Nghe như rầm rập tiếng quân đi, voi thét; tiếng lướt gió, chạm nhau của binh khí; tiếng reo hò vang dội của ba quân. Và cả sự trầm lắng tưởng niệm vong hồn tử sĩ trước khi những thanh âm reo vui, rộn rã trong khúc khải hoàn ca chan hòa muôn phương. Thế trận thần tốc, táo bạo năm nào dường như đang hiện diện, rần rật chuyển lan trong từng mạch nhịp của người nghe. Trống trận Tây Sơn không chỉ là hiệu lệnh, là lời động viên, cổ vũ ba quân mà còn là những đòn thế tâm công xoáy sâu, đánh thẳng vào tâm lý của quân thù, góp phần làm nên thắng lợi.
Giặc Tàu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"
(Ngô Ngọc Du)
Trong thời Tây Sơnhttp://www.vanhoaquangtrung.com/tieusu/tieusuquangtrung.htm, với tiếng trống nầy Vua Quang Trung chưa một lần thua trận, đội quân của ông cũng chưa một lần phải lùi bước trước kẻ thù nào. Nguyễn Huệ đã đánh tan 40 vạn quân Thanh bằng 10 vạn quân và 200 thớt voi. Một chủ tướng của quân xâm lược Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết nhiều đến nổi chất thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. Theo Giáo sĩ De la Bissachère Quân Thanh bị giết khoảng 20.000 ngàn tên.
GIÀN KHOAN CỦA TÀU ĐÃ ĐẶT TRÊN THỀM LỤC ĐIẠ VN
Theo những tin tức dồn dập từ mấy ngày nay cho thấy bọn xâm lược Tàu cộng vẩn ngênh ngang hống hách trên biển đông. Chúng đã cho đặt giàn khoan khổng lồ trên thềm lục địa VN tại toạ độ 15o29’ Vĩ Bắc, 111o12’ mà không hề thông báo cho bọn tà quyền Hà Nội.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140505_vietnam_cnooc_protest.shtml
Cũng như những lần trước, thái độ của bọn tà quyền csVN là đem loa đảng ra đặt trước toà Đại Sứ Tàu Cộng rồi la hét, chán lại đem vào chấm hết.http://www.vietnamplus.vn/phan-doi-trung-quoc-dua-gian-khoan-den-vung-bien-viet-nam/257874.vnp
Nhìn hành động của bọn Thái Thú Ba Đình, lòng dân không khỏi ngao ngán cho tiền đồ của Việt tộc và chủ quyền của đất nước ?
Người xưa các lãnh đạo đất nước chúng ta anh dũng oai hùng như thế! Nhưng ngày nay nhìn lại bọn bán nước Ba Đình, khúm núm bưng bô cho thiên triều để giữ đảng, thật là một mối QUỐC SĨ chưa bao giờ có trong quá trình giữ nước chống ngoại xâm của Việt tộc. Chưa bao giờ thấy một bọn người HÈN vượt không gian và thời gian như vậy. Chúng sợ từng tiếng ho, tiếng rấm của người Hán, thật tộị nghiệp cho kiếp sống hèn của chúng!
Vô phước cho mẹ VN đã có những đứa con quá hư đốn như vậy! chúng bán linh hồn và thể xác cho ngoại bang, để suốt cả cuộc đời làm kiếp Hán nô cho Bắc Phương! hết phương cứu chửa, chỉ có trừ khử thôi, chứ không chúng bán hết VN cho Tàu!
Hãy cùng nhau nổi trống Tây Sơn, đánh thức HỒN VIỆT hội tụ CHÍNH KHÍ về với Việt tộc để đuổi bọn Tàu ra khỏi biển đông, dành lại chủ quyền thật sự cho thềm lục địa VN.
Dậy mà đi hởi đồng bào ơi!
Đừng khóc nủa mà phải đứng thẳng người lên,
Đám đầu lĩnh Ba Đình ngày càng tỏ ra hèn nhát trước sức mạnh của Bắc Phương.
Đồng bào ơi!!
Sơn hà nguy biến...thất phu hữu trách!!
Hãy cùng nhau đứng lên bằng tinh thần tự quyết của dân tộc như người xưa đã từng làm, đó là phải diệt được nội thù, giải thể đám tà quyền hiện nay, để cứu lấy chủ quyền của VN lần lượt bị rơi vào tay giặc. Có diệt được nột thù thì mới mong chặn được bước tiến giặc Bắc Phương.
Xin đừng tiếp tục vô cãm với đất nước!
Cùng nhau kêu gọi tà quyền cộng sản hãy trao lại quyền hành cho quốc dân, để lựa chọn người tài đức ra gánh vác công việc cứu nguy dân tộc và đất nước.
Đảng cộng sản nếu như còn biết nghĩ đến quyền lợi dân tộc và tổ quốc , xin hãy bước vào lề, nhường đường đi tới cho tương lai của TỔ QUỐC VN, một tổ quốc đầy đũ ý nghĩa với tinh thần ĐỘC LẬP DÂN TỘC - DÂN QUYỀN TỰ DO - DÂN SINH HẠNH PHÚC.
-
Tình hình 'nóng lên' quanh giàn khoan TQ
Báo Trung Quốc tuyên bố cần cứng rắn với Hà Nội, trong khi có tin cảnh sát biển Việt Nam tìm cách ngăn chặn giàn khoan 981.
-Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan khổng lồ vào vùng biển Việt Nam
-04/05/2014
--
Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan khủng ra Biển Đông
Nguồn tin: Vietnamnet
- Biển Đông: Trung Quốc chuyển sang giai đoạn áp đặt "Đường lưỡi bò"
Trung Quốc đang bước vào giai đoạn mới trong chiến lược lấn chiếm Biển Đông, áp đặt “đường lưỡi bò”. Giai đoạn mới bắt đầu bằng những cuộc cọ sát cục bộ trên biển, đi kèm với những tuyên bố thiện chí, ngoại giao nụ cười, ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc ở nơi này nơi kia nên dư luận khó bề nhận dạng.
Mục đích là biến các khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp để thực hiện kế hoạch “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, độc chiếm khai thác dầu khí tại vùng biển này.
Khai thác dầu khí Biển Đông - chương trình trọng điểm quốc gia của Trung Quốc
Biển Đông là khu vực trọng điểm trong chiến lược dầu khí hải dương của Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.
Năm 2010 tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc là 239 triệu tấn, tăng 17,5%. Lượng nhập khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ trong tổng nhu cầu dầu thô tăng từ 52% (2009) lên 55% (2010), 2 năm liền vượt qua giới hạn đỏ 50%. Theo một số dự báo, đến năm 2020, tỷ lệ dầu khí nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên 65%. Nếu không đáp ứng đủ, vấn đề an ninh năng lượng sẽ cản trở kinh tế phát triển.
Biển Đông có tài nguyên dầu khí phong phú. Trữ lượng do phía Trung Quốc ước tính khoảng hơn 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20.000 tỉ mét khối khí thiên nhiên, gấp 25 lần trữ lượng dầu và tám lần trữ lượng khí đốt hiện có của Trung Quốc. Theo các báo Trung Quốc, tính đến giữa năm 2010, có khoảng 180 mỏ dầu và khí thiên nhiên, 200 cấu tạo dầu khí được tìm thấy ở vùng biển Biển Đông, trong đó phần lớn đều ở độ sâu từ 500 - 2000m.
Trung Quốc vừa chứng tỏ họ có kỹ thuật để khai thác tài nguyên ở khu vực biển sâu. Biển Đông lại là khu vực biển tiếp giáp, nơi Trung Quốc có hạm đội mạnh nhất, thuận lợi cho việc bảo vệ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.
Ngày 23/5/2011, Trung Quốc đã hạ thủy giàn khoan Dầu khí Hải dương 981, là siêu giàn khoan đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất, được gọi là “tàu sân bay dầu khí”. Nó đang hoạt động thử nghiệm tại biển Hoa Đông. Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới. Nó cho phép Trung Quốc tiến từ độ sâu khai thác 300m gần bờ ra độ sâu 3000m ngoài biển khơi. Giàn khoan này sẽ được kéo tới Biển Đông chậm nhất là mùa thu năm nay. Ngoài ra, theo một nguồn tin Trung Quốc, giàn khoan 981 có thể được huy động vào mục đích quân sự trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Trung Quốc có thể tiến hành hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác hàng loạt khu vực trên Biển Đông.
Bước đầu của giai đoạn mới là dùng cọ sát (hay xung đột) “phi truyền thống” để thực hiện chiến tranh cân não nhằm khuất phục Phillipines và Việt Nam, bước tiếp theo là Malaysia và những bên có tranh chấp khác, áp dụng mô hình “dễ trước khó sau” và “kinh tế chính trị trước quân sự sau”.
Sách lược Bắc Kinh "ba mũi giáp công"
Thứ nhất là trung lập hóa Mỹ để Washington không can dự vào vấn đề Biển Đông. Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội vào tháng 7/2010 đánh dấu sự chuyển biến trong thái độ của Mỹ đối với Biển Đông từ “trung lập” sang “can dự”. Những tuyên bố gần đây của phía Mỹ dường như cho thấy Washington có thể đang làm điều ngược lại, tức là trở lại lập trường “trung lập”.
Theo Liên hợp buổi sáng (Singapore), trong cuộc đối thoại Chiến lược-kinh tế Trung-Mỹ (9-10/5), Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh Mỹ tiếp tục phát huy vai trò ở khu vực và quyết định thành lập cơ chế tham vấn Trung-Mỹ về các sự vụ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phó đoàn Trung Quốc thậm chí còn gợi ý “Mỹ-Trung cùng nhau thống trị châu Á-Thái Bình Dương”. Tổng tham mưu trưởng Trần Bính Đức thăm Mỹ ngay sau cuộc đối thoại trên đề xuất cùng Mỹ xây dựng mô hình quan hệ quân sự mới. Về phía Mỹ, chỉ cần bảo đảm vấn đề tự do hàng hải và vai trò của Mỹ ở khu vực không bị thách thức thì Mỹ sẽ không đối chọi với Trung Quốc. “Tự do hàng hải”, về nguyên tắc mà phía Mỹ theo đuổi, là máy bay và tàu thuyền của Mỹ được đi lại và thu thập thông tin tại Biển Đông, kể cả khu vực đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc nhượng bộ Mỹ một số vấn đề kinh tế.
Trong giai đoạn này, Biển Đông quan trọng trên hết, thậm chí trên cả vấn đề Đài Loan.
Thứ hai, khai thác những dị biệt về lợi ích giữa các nước Đông Nam Á, ra sức dùng ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc để tập hợp lực lượng nhằm cản trở ASEAN đưa ra lập trường chung trong vấn đề Biển Đông, khống chế vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ song phương giữa Trung Quốc với các nước liên quan. Tỷ lệ công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biể Đông trong số các nước thành viên ASEAN hiện nay ít ra đã đạt 50/50%.
Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với ASEAN. Các nền kinh tế của phần lớn các nước ASEAN đã không thể tách rời kinh tế Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN đạt 111 tỷ USD, tăng 26,5%. Dự kiến cả năm sẽ vượt 300 tỷ USD.
Thứ ba, tăng cường biểu dương thực lực quân sự tại Biển Đông. Hạm đội Nam Hải có hơn 260 tàu, trong đó có ít nhất 26 tàu hải giám với trọng lượng nước rẽ từ 1.000 tấn trở lên. Với việc gia tăng trọng tải cùng trang bị vũ khí cho đội tàu hải chính, trang bị vũ khí cho đội tàu ngư chính đủ năng lực đối kháng với hải quân các nước tranh chấp, bảo đảm giải quyết tranh chấp một cách có lợi dưới mọi chiêu thức xung đột “phi truyền thống”. Trong 5 năm tới, theo đó lực lượng giám sát biển sẽ được mở rộng lên 16 trực thăng và 350 tàu, với 45 tàu thuộc loại có trọng lượng nước rẽ trên 1.000 tấn. Các lữ đoàn thủy quân lục chiến của Trung Quốc, từ 10.000-12.000 người, được biên chế vào hạm đội Nam Hải.
Mùa hè này, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động. Ngoài ra, Jinggangshan, một tàu đổ bộ lớn đang được gấp rút hoàn thành, với trọng tải 20.000 tấn, tầm hoạt động 11.000 km, chở 800 quân, mang theo 4 tàu nệm hơi, 20 xe bọc thép, 2 trực thăng Z-8. Tàu dự định được biên chế vào đội tàu sân bay đầu tiên, hoạt động chủ yếu ở Biển Đông.
Với lực lượng như vậy, Trung Quốc chỉ chờ những phản ứng thiếu bình tĩnh của các nước liên quan gây xung đột vũ trang, một cái cớ "súng cướp cò", hoặc tự tạo nên một "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", để thực hiện hành động quân sự, như với Ấn Độ trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. Ấn Độ đã chịu những tổn thất lớn về đất đai và quân lực trong cuộc chiến chớp nhoáng này.
Chính sách thô bạo của Trung Quốc về Biển Đông liệu có hiệu quả?
Đó là câu hỏi Thời báo châu Á mới đây nêu ra. Việc công khai phô bày chính sách pháo hạm tại Biển Đông còn nhằm chứng tỏ sự kém hiệu quả của Mỹ trong khu vực. Chính sách này của Bắc Kinh có thể gây hiệu quả ngược lại. Mỹ sẽ đứng ngoài cuộc bao lâu?
Tổ chức ASEAN có thể nhượng bộ Trung Quốc đến mức nào qua việc hy sinh sự đoàn kết của toàn khối và các cam kết xây dựng Cộng đồng, trong đó có Cộng đồng an ninh, vì những lợi ích cục bộ trước mắt?
Trung Quốc sẽ bị thiệt hại đáng kể nếu gây ra cuộc xung đột quân sự làm tổn hại các quan hệ chính trị, ngoại giao ở Đông Nam Á. Hình ảnh Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm sẽ bị sứt mẻ. Dư luận thế giới sẽ khẳng định “mối đe dọa Trung Quốc”; lập luận “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc sẽ bị suy yếu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1960
Về phía Việt Nam, xung đột vũ trang chưa phải là một lựa chọn nếu Trung Quốc không gây chiến trước. Bình tĩnh cũng là một thứ vũ khí. Đối phó với loại xung đột "phi truyền thống" lại càng cần phải có mưu lược.
Chúng ta phải nói cho thiên hạ rõ: Việt Nam không tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam chỉ thực thi quyền lợi của mình trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là đòi hỏi chính đáng và là ngọn cờ chính nghĩa để tập hợp lực lượng quốc tế. Nhưng chính nghĩa không tự nó tỏa sáng mà phải thông qua cuộc đấu tranh kiên trì sáng tạo trên mặt trận chính trị, ngoại giao. Mặt khác, tình hình Biển Đông hiện tại vẫn có cửa cho đàm phán thương lượng dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ Việt-Trung mà lãnh đạo hai nước đã thiết lập hơn một thập kỷ qua.
Về phía mình, người Việt Nam ta cần chuyển biến chủ nghĩa yêu nước từ lãng mạn sang hiện thực. Phải đổi mới tư duy không ngừng trước sự biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới và khu vực. Trong đó có một vấn đề mấu chốt, mà Thủ tướng Malaysia Najib Nazad đã nêu với cử tọa tham dự Đối thoại Shangrila vừa qua: Người Đông Nam Á cần hành xử như thế nào với một nước Trung Quốc thực lực tăng cường, có thể trở thành nền kinh tế dẫn đầu thế giới trong ít chục năm tới?
Chúng ta cần thấm nhuần tư tưởng ngoại giao cốt lõi của cha ông ta trong quan hệ với Trung Quốc, gói trong hai chữ “hòa hiếu”. Lại phải vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh coi trọng quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn, trước hết và trên hết là với Trung Quốc./. Nguồn tin: Toquoc
Với công hàm ngày 7-5-2009 có kèm bản đồ đường chữ U (đường lưỡi bò), Trung Quốc mưu toan buộc cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “biển Đông như một vịnh lịch sử”, là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Với yêu sách này, Trung Quốc có tham vọng biến toàn bộ biển Đông trở thành ao nhà của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa.
Thực tế, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra không phải là con đường có tính ổn định và xác định rõ ràng. Đặc biệt, vị trí của nó lại không được xác định tọa độ rõ ràng, vì thế khó mà biểu thị là một đường biên giới của một quốc gia. Do đó, việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa với Việt Nam, Malaysia, Philippines là không có cơ sở lịch sử và pháp lý quốc tế. Nói chung, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đơn phương đưa ra và chưa bao giờ được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc thực tế không chỉ dừng lại ở yêu sách “đường lưỡi bò” ở biển Đông mà xa hơn trong tầm nhìn của họ là một chiến lược “chuỗi ngọc trai” (String of Pearls) đầy tham vọng nối biển Đông với Ấn Độ Dương. Trên thực tế, các cơ sở cầu cảng thương mại mà Trung Quốc xây dựng tại vịnh Bengal, Ấn Độ Dương và biển Ả Rập được coi là một phần trong chiến lược “chuỗi ngọc trai”. Với chiến lược này, Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình từ Hải Nam ở biển Đông xuyên qua những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, hướng tới vịnh Ba Tư, mục tiêu chủ yếu là kiềm chế Ấn Độ, bảo đảm an ninh năng lượng và kiểm soát những tuyến hàng hải quan trọng.
Chiến lược “chuỗi ngọc trai” đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hướng đến việc gia tăng sức mạnh năng lượng, kinh tế và quân sự của họ trong tương lai. Cách hiểu rộng về chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc cho thấy một Trung Quốc có tư tưởng bành trướng hơn, thực dụng hơn và ít quan tâm tới “phát triển hòa bình” hơn như họ từng tuyên bố. Có thể nói, chính những nhu cầu bức thiết trong nước, Trung Quốc đã tạm thời bỏ qua hình ảnh “phát triển hòa bình” để lấn xuống biển Đông một cách mạnh bạo, thậm chí đứng trên luật pháp quốc tế, vươn tầm kiểm soát đến Ấn Độ Dương, qua đó đi nhanh hơn trên con đường bá quyền của mình ra phạm vi thế giới.
Chiến lược “chuỗi ngọc trai” được xây dựng nhằm hướng đến giải quyết vấn đề ưu tiên mang tính chiến lược của Trung Quốc là bảo đảm an toàn cho tàu chở dầu mỏ và khí đốt đến từ vịnh Ba Tư. Để đến Trung Quốc khi xuất phát từ phương Tây, các tàu phải băng qua eo biển Malacca. Con đường này nằm giữa Malaysia và đảo Sumatra, với bề rộng không quá 3 km trước Singapore, là một trục chủ yếu nhưng dễ gặp trở ngại. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược “Chuỗi ngọc trai” còn được Trung Quốc nhắm đến việc bảo đảm khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương, trong trường hợp đụng độ với một trong những đối thủ tiềm tàng mạnh nhất của nó, cụ thể là Ấn Độ.
Để thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai”, đầu tiên, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với nhiều đảo ở biển Đông, trong đó chú trọng thúc đẩy tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sự phản ứng của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Trung Quốc khẳng định chủ quyền mạnh mẽ ở Đài Loan, tuyên bố chủ quyền và tiến hành tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku - theo cách gọi của Nhật Bản) với Nhật Bản. Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là tiếp cận với các cảng của CHDCND Triều Tiên để từ đó dễ dàng tiếp cận biển Nhật Bản, khống chế Nhật Bản. Từ biển Đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng “Chuỗi ngọc trai” sang Ấn Độ Dương. Trên thực tế, Trung Quốc đã triển khai những cơ sở giám sát hải quân tại đảo Coco của Myanmar và cảng Gwadar của Pakistan.
Như vậy, nếu kết nối các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và biển Nhật Bản cùng với các đảo và những cơ sở cầu cảng khác của Trung Quốc xây dựng trải rộng từ Hải Nam tới vùng Trung Đông, “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc hướng tới xây dựng sẽ giống như một vành đai bao quanh rất nhiều đất liền ở khu vực châu Á. Chuỗi ngọc trai này tạo cơ sở cho Trung Quốc vào vị trí kiểm tra và giám sát tất cả những tuyến đường biển quan trọng nhất ở châu Á cũng như thế giới; kiềm chế Nhật Bản và Hàn Quốc; đồng thời giành lợi thế tiếp cận trực tiếp các vị trí chiến lược quan trọng ở Thái Bình Dương so với Mỹ và Nga.
Về mặt chiến lược, Việt Nam nằm ngay tâm điểm của chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, có thể nói Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ trước sự “trỗi dậy” về phía Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc xây dựng chiến lược “chuỗi ngọc trai” hiện nay đã ảnh hưởng đến lợi ích phát triển của nhiều nước trong khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Do đó, Việt Nam không chỉ giới hạn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia mà cần phải có một sự vận động sâu rộng có tầm quốc tế, mở rộng liên kết với các quốc gia trong khu vực để tạo nên một sức mạnh tập thể ngăn cản tham vọng “bành trướng” của Trung Quốc hiện nay.
Nguồn tin: Nld
- Biển Đông: Trung Quốc từ "quả quyết" đến "gây hấn"(14-06-2011)
Những tuyên bố cứng rắn, thậm chí xảy ra đụng chạm đã trở thành một phần trong cuộc tranh cãi chủ quyền kéo dài ở Biển Đông. Tuy nhiên, gần đây, những vụ việc xảy ra một cách thường xuyên hơn và sự phê phán của các nước Đông Nam Á với hành động của Trung Quốc cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Khu vực này không muốn đối đầu quân sự với Bắc Kinh, nhưng cũng không muốn mất phần lãnh thổ ở gần bờ biển của họ. Quốc tế hóa tranh chấp, bao gồm khuyến khích sự hiện diện của Mỹ ở vùng biển, là một cách để bảo vệ lợi ích của họ.
"Tôi ngày càng thiên về từ gây hấn hơn là (từ) quả quyết để mô tả hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Và đó là sự khác biệt quan trọng”, Ian Storey, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Vài tuần gần đây, Việt Nam và Philippines đã nhiều lần phản đối các tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền của họ ở Biển Đông. Trong số các vụ việc, chuyện Philippines cáo buộc Trung Quốc dựng cột trụ, tháo dỡ vật liệu xây dựng, thả phao ở gần Amy Douglas Bank có thể là nghiêm trọng nhất, thể hiện rõ cáo buộc Bắc Kinh vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
DOC là một thỏa thuận không ràng buộc giữa Trung Quốc và ASEAN. Thỏa thuận này kêu gọi kiềm chế và tránh các hành động có thể làm căng thẳng leo thang, bao gồm việc chiếm giữ vùng đất không có người ở - điều mà Manila nói rằng là sự “vi phạm nghiêm trọng”.
Trung Quốc, nước tuyên bố Manila vi phạm chủ quyền của họ, khẳng định rằng, các vật liệu tháo dỡ là để phục vụ mục đích khoa học ở trên phần lãnh thổ của họ và rằng nước này không có ý định chiếm giữ bãi đá ngầm.
"Dù có là hành động quân sự hay không…Tôi cho rằng, nếu có công trình xây dựng mới ở nơi trước đây không có người ở, thì rõ ràng đó là sự vi phạm DOC”, Euan Graham, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình Nghiên cứu Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore nói.
Biển Đông trải rộng trên 1,7 triệu km vuông gồm hơn 200 hòn đảo (hầu như không có người ở), bãi đá ngầm… và được cho là rất giàu tài nguyên dầu khí cũng như nguồn cá.
Mặc dù có nhiều nước tuyên bố chủ quyền với Biển Đông (như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) và tồn tại tình trạng chồng lấn chủ quyền, thì tranh chấp thường được coi là xảy ra giữa Trung Quốc – nước tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông và các bên còn lại.
Vấn đề là xác định chủ quyền thế nào. Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) công nhận chủ quyền quốc gia với vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia ấy, bao gồm các đảo. Công ước còn có quy định với vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý công nhận quyền tài phán với tài nguyên tự nhiên, nghiên cứu khoa học và công trình xây dựng. Các vụ việc gần đây đều xảy ra ở phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền lịch sử với vùng biển này kể từ thế kỷ thứ 7 và bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền hiện đại, nhưng nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác với các bên khác cùng thăm dò khai thác chung.
Ngay cả chuyện đàm phán thế nào cũng là một vấn đề. Trung Quốc muốn hội đàm song phương, nhưng các nước Đông Nam Á muốn thông qua ASEAN. "Biển Đông đã khiến hầu hết các nước Đông Nam Á thúc giục Mỹ duy trì hiện diện ở Đông Nam Á”, Carlyle Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói.
Nguy cơ là vai trò của Mỹ khiến Trung Quốc phản ứng. Bắc Kinh đã nổi đóa khi Mỹ cùng với các bên liên quan khác đề cập vấn đề Biển Đông tại một diễn đàn khu vực năm ngoái. "Đông Nam Á muốn Mỹ ủng hộ nhưng lại không muốn Mỹ làm phức tạp vấn đề hoặc hành động khiến Trung Quốc bị cô lập”, ông Thayer nói.
Một vấn đề khác với ASEAN là tranh không tác động tới toàn bộ 10 thành viên, mà hầu hết liên quan đến Việt Nam và Philippines với Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền.
Những nước khác như Thái Lan, Myanmar hay Lào không có tuyên bố chủ quyền và cũng không đụng chạm nhiều với Bắc Kinh trong vấn đề này, trong khi đó Trung Quốc lại trở thành đối tác thương mại ngày càng quan trọng với tất cả các nước trong khu vực.
Gần đây, Philippines đã lo lắng về một sự việc tái diễn như ở Mischief Reef, cách tây nam Palawan 135 hải lý. Vào tháng 2/1995, Philippines phát hiện ra một công trình xây dựng của Trung Quốc ở khu vực này, họ nói đó là cơ sở quân sự nhưng Bắc Kinh khẳng định chỉ là nơi trú ẩn cho ngư dân. Công trình được xây dựng khi hải quân Philippines không thể tuần tra biển do thời tiết xấu.
Amy Douglas Bank cách Palawan 125 hải lý. Philippines cho biết có một số vụ việc khiêu khích xảy ra trong năm nay ở gần Reed Bank – cách Palawan 85 hải lý và cách Trung Quốc gần 600 hải lý.
"Trung Quốc đã gia tăng hành động trong vài tháng qua và làm như thế là đang xói mòn tuyên bố “trỗi dậy hòa bình của họ”, mất đi thiện chí và đẩy các nước trong khu vực gần hơn với Mỹ”, Storey bình luận.
Khi vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam hôm 26/5 còn chưa lắng dịu, Trung Quốc lại tiếp tục khiến Biển Đông thêm căng thẳng bằng vụ khiêu khích cắt cáp tàu Viking II hôm 9/6, khiến giới chức Mỹ và ASEAN cùng phải lên tiếng.> Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông> Trung Quốc nói gì về vụ phá cáp tàu Việt Nam
(DVT.vn) - Truyền thông Trung Quốc ngày 13/6 đưa tin, giàn khoan dầu của nước này trên Biển Đông sẽ chạy thử trong tuần này để sẵn sàng hoạt động vào tháng 7 tới.
Việc triển khai giàn khoan bán tiềm thủy khổng lồ này của Trung Quốc (Marine Oil 981) được công bố giữa lúc tình hình trên Biển Đông tiếp tục căng thẳng.
Ngay sau khi Trung Quốc hoàn thành dựng giàn khoan này sau 3 năm thi công, với kinh phí 900 triệu USD, giới chức Philippines đã bày tỏ lo ngại và yêu cầu phía Trung Quốc công bố chính xác địa điểm đặt giàn khoan.
Theo báo chí Trung Quốc, giàn khoan này dài 114m, cao 140m, và có trọng lượng 31.000 tấn, và cho phép họ thăm dò ở độ sâu tới 3.000 mét, gấp 6 lần so với trước đây.
Giới chức ngành năng lượng Trung Quốc khẳng định, giàn khoan này có vai trò đặc biệt quan trọng, và giúp Trung Quốc đẩy mạnh khả năng khoan dầu ở vùng nước sâu. Theo giới chuyên gia, giàn khoan được thiết kế riêng để vận hành ở các vùng biển động của Biển Đông.
Khi các tàu của Việt Nam tiến hành kiểm tra hành động trái phép tại giàn khoan HD-981 thì các tàu Trung Quốc với sự hỗ trợ của máy bay đã hung hăng tấn công bằng vòi rồng, gây thương tích cho các ngư dân.
Khoảng 8h10 ngày 4/5, tàu hải cảnh Trung Quốc 44103 đã chủ động đâm vào mạn trái tàu CSB2012, do tàu 2012 đã tăng tốc vòng tránh nên vết đâm chỉ bị ở chính góc đuôi mạn tàu phải, diện tích khoảng 1m2, làm hư hỏng một số trang thiết bị trên tàu.
Ngoài các tàu Cảnh sát biển thì các tàu Trung Quốc còn chủ động đâm va, phun vòi rồng vào hàng chục tàu Kiểm ngư và các tàu thực thi pháp luật khác của Việt Nam. Hậu quả làm hư hỏng các trang thiết bị trên tàu và làm bị thương cho một số thủy thủ Việt Nam.
Lúc 12h00 hôm nay, tàu Hải cảnh 3411 tiếp tục có hành động đâm vào tàu CSB8003. Trung Quốc sử dụng đồng thời máy bay số hiệu 8321 bay trên không phận tàu CSB8003, nhằm uy hiếp các tàu Việt Nam.
-Trung Quốc đã chủ động tấn công nhưng đến thời điểm hiện nay chưa có người nào chết trên biển chỉ có 6 kiểm ngư viên Việt Nam bị mảng kính văng vào bị thương ở phần mềm
-
-Son Tran
Người Việt ở Little Saigon biểu tình chống giàn khoan Trung Quốc
LOS ANGELES, California (NV) – Chỉ một ngày sau khi biết tin Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển Việt Nam, một số người Việt ở Little Saigon, California, đã không quản ngại đường xá xa xôi lên tận toà tổng lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles tổ chức một cuộc biểu tình phản đối rất quyết liệt, vào lúc 11 giờ trưa ngày Thứ Ba.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates /viewarticlesNVO.aspx?articleid=187607&zoneid=3#.U2m4B8onBA4
LOS ANGELES, California (NV) – Chỉ một ngày sau khi biết tin Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển Việt Nam, một số người Việt ở Little Saigon, California, đã không quản ngại đường xá xa xôi lên tận toà tổng lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles tổ chức một cuộc biểu tình phản đối rất quyết liệt, vào lúc 11 giờ trưa ngày Thứ Ba.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates /viewarticlesNVO.aspx?articleid=187607&zoneid=3#.U2m4B8onBA4
Giàn khoan rất sang trọng và hùng dũng
( Ảnh tư liệu của VoViNam, chủ đề diệt giặc Tàu xâm lược,)
GIẶC TÀU NGHÊNG NGANG NGOÀI BIỂN ĐÔNG
ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI NỔI TRỐNG TÂY SƠN
( là tiếng trống bao gồm: trống xuất quân, xung trận - công thành, khải hoàn, không có trống thu quân và rút lui)
HÀO KHÍ VIỆT TỘC TRONG VIỆC GIỮ NƯỚC
Một trong những vũ khí thắng giặc Tàu trong việc giử nước của tổ tiên chúng ta, đó là những tiếng trống trận Tây Sơn hội tụ hồn thiêng sông núi, tăng cường nội lực cho quân đội Đại Việt trước sức mạnh của quân đội Đại Hán.
Nếu như trước khi xuất hiện tiếng trống Tây Sơn thì hơn 1700 năm trước , tiếng TRỐNG MÊ LINH của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị vào năm 40 là tiếng trống chấm dứt thời gian bị trị và thu hồi độc lập về cho Việt tộc sau những năm dài sống trầm kha, gian khổ dưới gót dày xâm lược của Tàu. http://www.youtube.com/watch?v=h3ITy4vzkP0
Trong một đêm Xuân, ngày mùng 6 tháng Giêng năm Canh Tý, hai Bà với binh phục màu vàng đã bước lên lễ đài thề rằng:
"Một xin, rửa sạch thù nhà,
Hai xin, dựng lại nghiệp xưa vua Hùng..."
Đây là lần đầu tiếng trống Mê Linh của quân đội VN ngày xưa đã dập tắt được mộng xâm lăng của Tàu. Đến muà xuân Kỷ Dậu 1789, tức 1749 năm sau hai bà Trưng, tiếng trống Tây Sơn theo gót tiền nhân đã nổi lên để thu phục quân Thanh sang xâm chiếm nước ta.
TRỐNG TÂY SƠN là tiếng trống chiến thắng quân xâm lược bắc phương vào mồng 5 Tết, năm Kỷ Dậu 1789, đem khải hoàn về cho đất nước của con rồng cháu tiên. Tuy chỉ có 3 hồi, giản đơn là vậy nhưng tiếng trống Tây Sơn không hề lẫn trộn với bất cứ tiếng trống nào trên khắp năm châu, trống trận Tây Sơn là bản giao hưởng hùng tráng hừng hực hào khí Quang Trung và thấm đượm tinh thần thượng võ của người Bình Định.
Trống trận Tây Sơn chỉ có 3 hồi: xuất quân, xung trận - công thành, khải hoàn. TRỐNG TÂY SƠN ĐẶC BIỆT KHÔNG CÓ HỒI THU QUÂN VÀ LUI BINH như trống trận của các triều đại khác cũng như quân đội của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tiếng TRỐNG TÂY SƠN của Nguyễn Huệ vang lên làm hiệu lệnh thúc quân, đánh tan một lực lượng gấp 4 lần quân Đại Việt. Là một quân cụ hổ trợ chiến thắng trong mỗi lần ra quân của nhà Tây Sơn. http://www.youtube.com/watch?v=Cjq4Rxopl3Q
Khi tiếng trống cất lên, lập tức không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi. Nghe như rầm rập tiếng quân đi, voi thét; tiếng lướt gió, chạm nhau của binh khí; tiếng reo hò vang dội của ba quân. Và cả sự trầm lắng tưởng niệm vong hồn tử sĩ trước khi những thanh âm reo vui, rộn rã trong khúc khải hoàn ca chan hòa muôn phương. Thế trận thần tốc, táo bạo năm nào dường như đang hiện diện, rần rật chuyển lan trong từng mạch nhịp của người nghe. Trống trận Tây Sơn không chỉ là hiệu lệnh, là lời động viên, cổ vũ ba quân mà còn là những đòn thế tâm công xoáy sâu, đánh thẳng vào tâm lý của quân thù, góp phần làm nên thắng lợi.
Giặc Tàu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"
(Ngô Ngọc Du)
Trong thời Tây Sơnhttp://www.vanhoaquangtrung.com/tieusu/tieusuquangtrung.htm, với tiếng trống nầy Vua Quang Trung chưa một lần thua trận, đội quân của ông cũng chưa một lần phải lùi bước trước kẻ thù nào. Nguyễn Huệ đã đánh tan 40 vạn quân Thanh bằng 10 vạn quân và 200 thớt voi. Một chủ tướng của quân xâm lược Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết nhiều đến nổi chất thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. Theo Giáo sĩ De la Bissachère Quân Thanh bị giết khoảng 20.000 ngàn tên.
GIÀN KHOAN CỦA TÀU ĐÃ ĐẶT TRÊN THỀM LỤC ĐIẠ VN
Theo những tin tức dồn dập từ mấy ngày nay cho thấy bọn xâm lược Tàu cộng vẩn ngênh ngang hống hách trên biển đông. Chúng đã cho đặt giàn khoan khổng lồ trên thềm lục địa VN tại toạ độ 15o29’ Vĩ Bắc, 111o12’ mà không hề thông báo cho bọn tà quyền Hà Nội.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140505_vietnam_cnooc_protest.shtml
Cũng như những lần trước, thái độ của bọn tà quyền csVN là đem loa đảng ra đặt trước toà Đại Sứ Tàu Cộng rồi la hét, chán lại đem vào chấm hết.http://www.vietnamplus.vn/phan-doi-trung-quoc-dua-gian-khoan-den-vung-bien-viet-nam/257874.vnp
Nhìn hành động của bọn Thái Thú Ba Đình, lòng dân không khỏi ngao ngán cho tiền đồ của Việt tộc và chủ quyền của đất nước ?
Người xưa các lãnh đạo đất nước chúng ta anh dũng oai hùng như thế! Nhưng ngày nay nhìn lại bọn bán nước Ba Đình, khúm núm bưng bô cho thiên triều để giữ đảng, thật là một mối QUỐC SĨ chưa bao giờ có trong quá trình giữ nước chống ngoại xâm của Việt tộc. Chưa bao giờ thấy một bọn người HÈN vượt không gian và thời gian như vậy. Chúng sợ từng tiếng ho, tiếng rấm của người Hán, thật tộị nghiệp cho kiếp sống hèn của chúng!
Vô phước cho mẹ VN đã có những đứa con quá hư đốn như vậy! chúng bán linh hồn và thể xác cho ngoại bang, để suốt cả cuộc đời làm kiếp Hán nô cho Bắc Phương! hết phương cứu chửa, chỉ có trừ khử thôi, chứ không chúng bán hết VN cho Tàu!
Hãy cùng nhau nổi trống Tây Sơn, đánh thức HỒN VIỆT hội tụ CHÍNH KHÍ về với Việt tộc để đuổi bọn Tàu ra khỏi biển đông, dành lại chủ quyền thật sự cho thềm lục địa VN.
Dậy mà đi hởi đồng bào ơi!
Đừng khóc nủa mà phải đứng thẳng người lên,
Đám đầu lĩnh Ba Đình ngày càng tỏ ra hèn nhát trước sức mạnh của Bắc Phương.
Đồng bào ơi!!
Sơn hà nguy biến...thất phu hữu trách!!
Hãy cùng nhau đứng lên bằng tinh thần tự quyết của dân tộc như người xưa đã từng làm, đó là phải diệt được nội thù, giải thể đám tà quyền hiện nay, để cứu lấy chủ quyền của VN lần lượt bị rơi vào tay giặc. Có diệt được nột thù thì mới mong chặn được bước tiến giặc Bắc Phương.
Xin đừng tiếp tục vô cãm với đất nước!
Cùng nhau kêu gọi tà quyền cộng sản hãy trao lại quyền hành cho quốc dân, để lựa chọn người tài đức ra gánh vác công việc cứu nguy dân tộc và đất nước.
Đảng cộng sản nếu như còn biết nghĩ đến quyền lợi dân tộc và tổ quốc , xin hãy bước vào lề, nhường đường đi tới cho tương lai của TỔ QUỐC VN, một tổ quốc đầy đũ ý nghĩa với tinh thần ĐỘC LẬP DÂN TỘC - DÂN QUYỀN TỰ DO - DÂN SINH HẠNH PHÚC.
-
Tình hình 'nóng lên' quanh giàn khoan TQ
Báo Trung Quốc tuyên bố cần cứng rắn với Hà Nội, trong khi có tin cảnh sát biển Việt Nam tìm cách ngăn chặn giàn khoan 981.
Hai ngày sau khi Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xuống gần đảo Lý Sơn, phía Trung Quốc tỏ ra cứng rắn.
Các bài liên quan
TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn
'Việt Nam sẽ có phương án đối phó'
Việt Nam nên kiện TQ vụ giàn khoan?
Ngoài quyết định tăng phạm vi bán kính cấm tiếp cận giàn khoan từ 1 hải lý lên 3 hải lý, nhà chức trách Trung Quốc điều nhiều tàu hộ tống giàn khoan khổng lồ của Tổng công ty Dầu khí Hải dương (CNOOC), được cho là đang ở cách bờ biển Việt Nam trên 120 hải lý.
Các bài liên quan
TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn
'Việt Nam sẽ có phương án đối phó'
Việt Nam nên kiện TQ vụ giàn khoan?
Ngoài quyết định tăng phạm vi bán kính cấm tiếp cận giàn khoan từ 1 hải lý lên 3 hải lý, nhà chức trách Trung Quốc điều nhiều tàu hộ tống giàn khoan khổng lồ của Tổng công ty Dầu khí Hải dương (CNOOC), được cho là đang ở cách bờ biển Việt Nam trên 120 hải lý.
Trong khi đó, một số trang mạng của Trung Quốc phát tán thông tin nói phía Việt Nam "lần này hết sức hung hăng, đang tìm cách vào bên trong lãnh hải 4 hải lý nhằm bao vây giàn khoan CNOOC 981".
Vị trí mà cảnh sát biển hai bên đối đầu nhau được cho là cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) chừng 17 hải lý, tức khá gần với vị trí khoan mà Trung Quốc tuyên bố từ trước trong lô dầu khí mà Việt Nam đánh số 143.
Hôm thứ Hai 5/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng giàn khoan 981 "hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc".
Thứ Ba 6/5, Hoàn Cầu Thời báo - tờ báo mang khuynh hướng diều hâu của Trung Quốc, đăng bài xã luận tựa đề "Trung Quốc cần tỏ thái độ cứng rắn với Hà Nội".
Thái độ cứng rắn
Bài báo mở đầu bằng cáo buộc gần đây nhà chức trách Việt Nam đã "sách nhiễu nghiêm trọng giàn khoan nước sâu của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc".
"Người ta tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp vì sự khiêu khích của Việt Nam. Không chỉ vì vị trí của giàn khoan nằm trong đường chín đoạn, mà còn vì nó nằm gần Tây Sa, mà Trung Quốc nắm giữ chủ quyền".
"Trung Quốc cần thay đổi chính sách đối với Việt Nam và dạy cho Hà Nội một bài học thích đáng."
Xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo
Hoàn Cầu Thời báo cho rằng Việt Nam lần này "gây ồn ào với mục đích duy nhất là thêm sức mặc cả để có cơ hội thắng thế trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc" tại Biển Đông.
"Trung Quốc cần thay đổi chính sách đối với Việt Nam và dạy cho Hà Nội một bài học thích đáng."
Xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo
Hoàn Cầu Thời báo cho rằng Việt Nam lần này "gây ồn ào với mục đích duy nhất là thêm sức mặc cả để có cơ hội thắng thế trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc" tại Biển Đông.
Ngày 10/5 tới, các nước Asean và Trung Quốc sẽ có cuộc họp thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) ở Miến Điện.
Phía Việt Nam thì khẳng định vị trí CNOOC đặt giàn khoan hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo tờ báo, Việt Nam đã chọn thời điểm hiện nay, khi Trung Quốc đang có xung đột với Nhật Bản và Philippines, đồng thời Mỹ đang chuyển hướng sang châu Á, để gây hấn buộc Trung Quốc nhượng bộ.
Tuy nhiên, báo Hoàn Cầu viết: "Chúng tôi tin Hà Nội không bao giờ dám tấn công trực tiếp giàn khoan của Trung Quốc".
"... Trung Quốc cần tỏ thái độ cứng rắn, rằng Trung Quốc sẽ không lùi bước."
Bài xã luận dọa nạt: "Nếu Việt Nam có thêm hành động ở Tây Sa, mức độ phản công của Trung Quốc sẽ được tăng lên".
"Trung Quốc cần cân nhắc liệu Việt Nam có thò đầu ra và trở nên hung hăng hơn cả Philippines hay không. Nếu vậy, Trung Quốc cần thay đổi chính sách đối với Việt Nam và dạy cho Hà Nội một bài học thích đáng".
Tờ báo tuyên bố việc khoan thăm dò sẽ không dừng lại vì nếu dừng lại, đây sẽ là "thất bại lớn trong chiến lược Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc".
Dạy cho Việt Nam bài học
Cụm từ 'dạy cho Việt Nam bài học" lần đầu xuất hiện từ cuối những năm 1970, khi nhà cầm quyền Trung Quốc tỏ ra bất bình với chính sách đối ngoại của Hà Nội và khởi xướng cuộc chiến biên giới 1979.
Việt Nam chưa có phản hồi gì về bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo.
Các kênh thông tin chính thức chỉ tường thuật về phản đối ngoại giao cũng như ý kiến chính thức của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), yêu cầu CNOOC rút giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam.
Lô 143 tuy chưa thăm dò, khai thác, nhưng thuộc chủ quyền của Việt Nam, theo PVN.
Trong khi đó trên các trang mạng, một số nguồn tự nhận là có thông tin từ hải quân Việt Nam cho hay một số lớn tàu của cảnh sát biển đã được điều ra ngăn chặn giàn khoan Trung Quốc.
Các nguồn tin này nói hiện hai bên chưa nổ súng, mà chỉ đâm húc để cản đường nhau.
BBC không có điều kiện để kiểm chứng thông tin này.
Giới quan sát cho rằng Việt Nam đang ở trong tình thế khó xử vì không thể không phản ứng nhưng lại cũng không thể để xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc.
Thứ Tư 7/5 Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel sẽ tới Hà Nội trong chuyến thăm hai ngày.
Ông Russel sẽ có tiếp xúc với các quan chức cao cấp của Việt Nam và tham gia Đối thoại châu Á-Thái Bình Dương Mỹ-Việt.
Chủ đề căng thẳng Biển Đông được cho sẽ nằm trên nghị trình cuộc đối thoại.
-Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan khổng lồ vào vùng biển Việt Nam
-04/05/2014
(PetroTimes) - Ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) “tác nghiệp tại Nam Hải”.
Vị trí giàn khoan HD 981 được đặt trái phép.
Cảnh báo này cho biết, từ ngày 2/5 đến 15/8, giàn khoan HD 981 sẽ hoạt động tại tọa độ 15029’N/1110 12’E. Cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực HD 981 hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.
Đối chiếu theo tọa độ trên thì giàn khoan HD 981 đã xâm phạm vào Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Thông báo trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc.
Giàn khoan khổng lồ 981 của Trung Quốc được xây dựng với kinh phí lên đến 1 tỷ USD.
PetroTimes sẽ tiếp tục cập nhật thông tin diễn biến về việc làm ngang ngược của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Việc làm này của CNOOC rõ ràng là đã đi ngược lại tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
--
Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan khủng ra Biển Đông
Giàn khoan khổng lồ Marine Oil 981 Ảnh: interaksyon
Bất chấp việc gửi công hàm phản đối của Philippines, Trung Quốc sẽ vẫn triển khai một giàn khoan khổng lồ và bắt đầu tiến hành khoan tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trang web tin tức InterAksyon (Philippines), nhật báo Chosun (Hàn Quốc) đều đăng tải tin tức này. Báo Chosun cho biết, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, một giàn khoan nước sâu khổng lồ mang tên Marine Oil 981, lần đầu tiên sẽ được thử nghiệm trong tuần này để chuẩn bị cho việc triển khai ở Biển Đông vào tháng 7.
Trong khi đó, hôm qua (14/6) trang InterAksyon dẫn lời ông Joey Salceda - Thống đốc tỉnh Albay của Philippines rằng, Trung Quốc sẽ triển khai một giàn khoan khổng lồ tại vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Salceda cho hay, giàn khoan Marine Oil 981 thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này.
Tân hoa xã ngày 24/5 đưa tin, Marine Oil 981 là giàn khoan nước sâu khổng lồ, dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn. Với kích cỡ mặt sàn bằng sân bóng đá chuẩn, giàn khoan này có khả năng hoạt động ngoài khơi ở độ sâu tối đa 3.000m và khoan khoảng 12.000m chiều dài.
Số tiền đầu tư để xây dựng giàn khoan Marine Oil 981 vào khoảng 6 tỉ Nhân dân tệ (923 triệu USD). Nhà thầu là Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã mất hơn 3 năm để hoàn thành. Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, CNOOC 981 có thể chịu được những rung chấn do bão lớn gây ra.
Hiện giàn khoan này đang trong quá trình thử nghiệm trên biển trước khi được triển khai vào tháng 7. Mặc dù thông tin không đề cập địa điểm cụ thể nơi Marine Oil 981 sẽ tiến hành khoan, nhưng nhiều người tin rằng, đó sẽ là Trường Sa, quần đảo đang tranh chấp.
Salceda nói, ông “lúng túng trước hàng loạt tin tức về Biển Đông, đặc biệt là sáu vụ xâm nhập và những tuyên bố cố chấp của Trung Quốc”. Trong thư điện tử, Thống đốc tỉnh Albay nhấn mạnh: “Giờ đây, những lo ngại của tôi đã tìm thấy nguồn gốc sâu xa: Trung Quốc sẽ thiếp lập giàn khoan khổng lồ ở vùng biển tranh chấp vào tháng 7 tới, nghĩa là chỉ ba tuần nữa”.
Trong bản tin của mình, Tân Hoa xã từng trích lời Chủ tịch CNOOC rằng, Marine Oil 981 “là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc” và rằng, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.
Marine Oil 981 thậm chí được mệnh danh là “tàu sân bay” bởi kích cỡ và thiết kế chuyên dụng nhằm đối phó với những cơn sóng mạnh của Biển Đông.
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, giàn khoan nước sâu sẽ được đưa tới điểm đến bằng các tàu kéo mạnh, sẽ “giúp Trung Quốc thiết lập một sự hiện diện quan trọng hơn ở khu vực phía nam rộng lớn chưa được khai thác của Biển Đông”. Chính khu vực này (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) là nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ Nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ Nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.
Ngày 9/6, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, thậm chí còn thề sẽ khẳng định chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông bất chấp chồng lấn chủ quyền với nhiều nước khác
Trong khi đó, hôm qua (14/6) trang InterAksyon dẫn lời ông Joey Salceda - Thống đốc tỉnh Albay của Philippines rằng, Trung Quốc sẽ triển khai một giàn khoan khổng lồ tại vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Salceda cho hay, giàn khoan Marine Oil 981 thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này.
Tân hoa xã ngày 24/5 đưa tin, Marine Oil 981 là giàn khoan nước sâu khổng lồ, dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn. Với kích cỡ mặt sàn bằng sân bóng đá chuẩn, giàn khoan này có khả năng hoạt động ngoài khơi ở độ sâu tối đa 3.000m và khoan khoảng 12.000m chiều dài.
Số tiền đầu tư để xây dựng giàn khoan Marine Oil 981 vào khoảng 6 tỉ Nhân dân tệ (923 triệu USD). Nhà thầu là Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã mất hơn 3 năm để hoàn thành. Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, CNOOC 981 có thể chịu được những rung chấn do bão lớn gây ra.
Hiện giàn khoan này đang trong quá trình thử nghiệm trên biển trước khi được triển khai vào tháng 7. Mặc dù thông tin không đề cập địa điểm cụ thể nơi Marine Oil 981 sẽ tiến hành khoan, nhưng nhiều người tin rằng, đó sẽ là Trường Sa, quần đảo đang tranh chấp.
Salceda nói, ông “lúng túng trước hàng loạt tin tức về Biển Đông, đặc biệt là sáu vụ xâm nhập và những tuyên bố cố chấp của Trung Quốc”. Trong thư điện tử, Thống đốc tỉnh Albay nhấn mạnh: “Giờ đây, những lo ngại của tôi đã tìm thấy nguồn gốc sâu xa: Trung Quốc sẽ thiếp lập giàn khoan khổng lồ ở vùng biển tranh chấp vào tháng 7 tới, nghĩa là chỉ ba tuần nữa”.
Trong bản tin của mình, Tân Hoa xã từng trích lời Chủ tịch CNOOC rằng, Marine Oil 981 “là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc” và rằng, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.
Marine Oil 981 thậm chí được mệnh danh là “tàu sân bay” bởi kích cỡ và thiết kế chuyên dụng nhằm đối phó với những cơn sóng mạnh của Biển Đông.
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, giàn khoan nước sâu sẽ được đưa tới điểm đến bằng các tàu kéo mạnh, sẽ “giúp Trung Quốc thiết lập một sự hiện diện quan trọng hơn ở khu vực phía nam rộng lớn chưa được khai thác của Biển Đông”. Chính khu vực này (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) là nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ Nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ Nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.
Ngày 9/6, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, thậm chí còn thề sẽ khẳng định chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông bất chấp chồng lấn chủ quyền với nhiều nước khác
Nguồn tin: Vietnamnet
- Biển Đông: Trung Quốc chuyển sang giai đoạn áp đặt "Đường lưỡi bò"
Trung Quốc bước vào giai đoạn mới áp đặt “đường lưỡi bò”, Biển Đông quan trọng trên hết, với ba mũi giáp công, phục vụ khai thác dầu khí biển khơi tại Biển Đông.
Trung Quốc đang bước vào giai đoạn mới trong chiến lược lấn chiếm Biển Đông, áp đặt “đường lưỡi bò”. Giai đoạn mới bắt đầu bằng những cuộc cọ sát cục bộ trên biển, đi kèm với những tuyên bố thiện chí, ngoại giao nụ cười, ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc ở nơi này nơi kia nên dư luận khó bề nhận dạng.
Mục đích là biến các khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp để thực hiện kế hoạch “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, độc chiếm khai thác dầu khí tại vùng biển này.
Khai thác dầu khí Biển Đông - chương trình trọng điểm quốc gia của Trung Quốc
Biển Đông là khu vực trọng điểm trong chiến lược dầu khí hải dương của Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.
Năm 2010 tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc là 239 triệu tấn, tăng 17,5%. Lượng nhập khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ trong tổng nhu cầu dầu thô tăng từ 52% (2009) lên 55% (2010), 2 năm liền vượt qua giới hạn đỏ 50%. Theo một số dự báo, đến năm 2020, tỷ lệ dầu khí nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên 65%. Nếu không đáp ứng đủ, vấn đề an ninh năng lượng sẽ cản trở kinh tế phát triển.
Biển Đông có tài nguyên dầu khí phong phú. Trữ lượng do phía Trung Quốc ước tính khoảng hơn 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20.000 tỉ mét khối khí thiên nhiên, gấp 25 lần trữ lượng dầu và tám lần trữ lượng khí đốt hiện có của Trung Quốc. Theo các báo Trung Quốc, tính đến giữa năm 2010, có khoảng 180 mỏ dầu và khí thiên nhiên, 200 cấu tạo dầu khí được tìm thấy ở vùng biển Biển Đông, trong đó phần lớn đều ở độ sâu từ 500 - 2000m.
Trung Quốc vừa chứng tỏ họ có kỹ thuật để khai thác tài nguyên ở khu vực biển sâu. Biển Đông lại là khu vực biển tiếp giáp, nơi Trung Quốc có hạm đội mạnh nhất, thuận lợi cho việc bảo vệ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.
Ngày 23/5/2011, Trung Quốc đã hạ thủy giàn khoan Dầu khí Hải dương 981, là siêu giàn khoan đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất, được gọi là “tàu sân bay dầu khí”. Nó đang hoạt động thử nghiệm tại biển Hoa Đông. Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới. Nó cho phép Trung Quốc tiến từ độ sâu khai thác 300m gần bờ ra độ sâu 3000m ngoài biển khơi. Giàn khoan này sẽ được kéo tới Biển Đông chậm nhất là mùa thu năm nay. Ngoài ra, theo một nguồn tin Trung Quốc, giàn khoan 981 có thể được huy động vào mục đích quân sự trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Trung Quốc có thể tiến hành hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác hàng loạt khu vực trên Biển Đông.
Bước đầu của giai đoạn mới là dùng cọ sát (hay xung đột) “phi truyền thống” để thực hiện chiến tranh cân não nhằm khuất phục Phillipines và Việt Nam, bước tiếp theo là Malaysia và những bên có tranh chấp khác, áp dụng mô hình “dễ trước khó sau” và “kinh tế chính trị trước quân sự sau”.
Sách lược Bắc Kinh "ba mũi giáp công"
Thứ nhất là trung lập hóa Mỹ để Washington không can dự vào vấn đề Biển Đông. Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội vào tháng 7/2010 đánh dấu sự chuyển biến trong thái độ của Mỹ đối với Biển Đông từ “trung lập” sang “can dự”. Những tuyên bố gần đây của phía Mỹ dường như cho thấy Washington có thể đang làm điều ngược lại, tức là trở lại lập trường “trung lập”.
Theo Liên hợp buổi sáng (Singapore), trong cuộc đối thoại Chiến lược-kinh tế Trung-Mỹ (9-10/5), Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh Mỹ tiếp tục phát huy vai trò ở khu vực và quyết định thành lập cơ chế tham vấn Trung-Mỹ về các sự vụ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phó đoàn Trung Quốc thậm chí còn gợi ý “Mỹ-Trung cùng nhau thống trị châu Á-Thái Bình Dương”. Tổng tham mưu trưởng Trần Bính Đức thăm Mỹ ngay sau cuộc đối thoại trên đề xuất cùng Mỹ xây dựng mô hình quan hệ quân sự mới. Về phía Mỹ, chỉ cần bảo đảm vấn đề tự do hàng hải và vai trò của Mỹ ở khu vực không bị thách thức thì Mỹ sẽ không đối chọi với Trung Quốc. “Tự do hàng hải”, về nguyên tắc mà phía Mỹ theo đuổi, là máy bay và tàu thuyền của Mỹ được đi lại và thu thập thông tin tại Biển Đông, kể cả khu vực đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc nhượng bộ Mỹ một số vấn đề kinh tế.
Trong giai đoạn này, Biển Đông quan trọng trên hết, thậm chí trên cả vấn đề Đài Loan.
Thứ hai, khai thác những dị biệt về lợi ích giữa các nước Đông Nam Á, ra sức dùng ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc để tập hợp lực lượng nhằm cản trở ASEAN đưa ra lập trường chung trong vấn đề Biển Đông, khống chế vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ song phương giữa Trung Quốc với các nước liên quan. Tỷ lệ công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biể Đông trong số các nước thành viên ASEAN hiện nay ít ra đã đạt 50/50%.
Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với ASEAN. Các nền kinh tế của phần lớn các nước ASEAN đã không thể tách rời kinh tế Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN đạt 111 tỷ USD, tăng 26,5%. Dự kiến cả năm sẽ vượt 300 tỷ USD.
Thứ ba, tăng cường biểu dương thực lực quân sự tại Biển Đông. Hạm đội Nam Hải có hơn 260 tàu, trong đó có ít nhất 26 tàu hải giám với trọng lượng nước rẽ từ 1.000 tấn trở lên. Với việc gia tăng trọng tải cùng trang bị vũ khí cho đội tàu hải chính, trang bị vũ khí cho đội tàu ngư chính đủ năng lực đối kháng với hải quân các nước tranh chấp, bảo đảm giải quyết tranh chấp một cách có lợi dưới mọi chiêu thức xung đột “phi truyền thống”. Trong 5 năm tới, theo đó lực lượng giám sát biển sẽ được mở rộng lên 16 trực thăng và 350 tàu, với 45 tàu thuộc loại có trọng lượng nước rẽ trên 1.000 tấn. Các lữ đoàn thủy quân lục chiến của Trung Quốc, từ 10.000-12.000 người, được biên chế vào hạm đội Nam Hải.
Mùa hè này, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động. Ngoài ra, Jinggangshan, một tàu đổ bộ lớn đang được gấp rút hoàn thành, với trọng tải 20.000 tấn, tầm hoạt động 11.000 km, chở 800 quân, mang theo 4 tàu nệm hơi, 20 xe bọc thép, 2 trực thăng Z-8. Tàu dự định được biên chế vào đội tàu sân bay đầu tiên, hoạt động chủ yếu ở Biển Đông.
Với lực lượng như vậy, Trung Quốc chỉ chờ những phản ứng thiếu bình tĩnh của các nước liên quan gây xung đột vũ trang, một cái cớ "súng cướp cò", hoặc tự tạo nên một "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", để thực hiện hành động quân sự, như với Ấn Độ trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. Ấn Độ đã chịu những tổn thất lớn về đất đai và quân lực trong cuộc chiến chớp nhoáng này.
Chính sách thô bạo của Trung Quốc về Biển Đông liệu có hiệu quả?
Đó là câu hỏi Thời báo châu Á mới đây nêu ra. Việc công khai phô bày chính sách pháo hạm tại Biển Đông còn nhằm chứng tỏ sự kém hiệu quả của Mỹ trong khu vực. Chính sách này của Bắc Kinh có thể gây hiệu quả ngược lại. Mỹ sẽ đứng ngoài cuộc bao lâu?
Tổ chức ASEAN có thể nhượng bộ Trung Quốc đến mức nào qua việc hy sinh sự đoàn kết của toàn khối và các cam kết xây dựng Cộng đồng, trong đó có Cộng đồng an ninh, vì những lợi ích cục bộ trước mắt?
Trung Quốc sẽ bị thiệt hại đáng kể nếu gây ra cuộc xung đột quân sự làm tổn hại các quan hệ chính trị, ngoại giao ở Đông Nam Á. Hình ảnh Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm sẽ bị sứt mẻ. Dư luận thế giới sẽ khẳng định “mối đe dọa Trung Quốc”; lập luận “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc sẽ bị suy yếu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1960
Về phía Việt Nam, xung đột vũ trang chưa phải là một lựa chọn nếu Trung Quốc không gây chiến trước. Bình tĩnh cũng là một thứ vũ khí. Đối phó với loại xung đột "phi truyền thống" lại càng cần phải có mưu lược.
Chúng ta phải nói cho thiên hạ rõ: Việt Nam không tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam chỉ thực thi quyền lợi của mình trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là đòi hỏi chính đáng và là ngọn cờ chính nghĩa để tập hợp lực lượng quốc tế. Nhưng chính nghĩa không tự nó tỏa sáng mà phải thông qua cuộc đấu tranh kiên trì sáng tạo trên mặt trận chính trị, ngoại giao. Mặt khác, tình hình Biển Đông hiện tại vẫn có cửa cho đàm phán thương lượng dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ Việt-Trung mà lãnh đạo hai nước đã thiết lập hơn một thập kỷ qua.
Về phía mình, người Việt Nam ta cần chuyển biến chủ nghĩa yêu nước từ lãng mạn sang hiện thực. Phải đổi mới tư duy không ngừng trước sự biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới và khu vực. Trong đó có một vấn đề mấu chốt, mà Thủ tướng Malaysia Najib Nazad đã nêu với cử tọa tham dự Đối thoại Shangrila vừa qua: Người Đông Nam Á cần hành xử như thế nào với một nước Trung Quốc thực lực tăng cường, có thể trở thành nền kinh tế dẫn đầu thế giới trong ít chục năm tới?
Chúng ta cần thấm nhuần tư tưởng ngoại giao cốt lõi của cha ông ta trong quan hệ với Trung Quốc, gói trong hai chữ “hòa hiếu”. Lại phải vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh coi trọng quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn, trước hết và trên hết là với Trung Quốc./. Nguồn tin: Toquoc
Bản đồ biểu thị “chuỗi ngọc trai”. Ảnh: MARINEBUZZ
Sau yêu sách “đường lưỡi bò” vô căn cứ, Trung Quốc tung ra chiến lược “chuỗi ngọc trai” với tham vọng nối biển Đông và Ấn Độ Dương.
Với công hàm ngày 7-5-2009 có kèm bản đồ đường chữ U (đường lưỡi bò), Trung Quốc mưu toan buộc cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “biển Đông như một vịnh lịch sử”, là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Với yêu sách này, Trung Quốc có tham vọng biến toàn bộ biển Đông trở thành ao nhà của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa.
Thực tế, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra không phải là con đường có tính ổn định và xác định rõ ràng. Đặc biệt, vị trí của nó lại không được xác định tọa độ rõ ràng, vì thế khó mà biểu thị là một đường biên giới của một quốc gia. Do đó, việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa với Việt Nam, Malaysia, Philippines là không có cơ sở lịch sử và pháp lý quốc tế. Nói chung, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đơn phương đưa ra và chưa bao giờ được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc thực tế không chỉ dừng lại ở yêu sách “đường lưỡi bò” ở biển Đông mà xa hơn trong tầm nhìn của họ là một chiến lược “chuỗi ngọc trai” (String of Pearls) đầy tham vọng nối biển Đông với Ấn Độ Dương. Trên thực tế, các cơ sở cầu cảng thương mại mà Trung Quốc xây dựng tại vịnh Bengal, Ấn Độ Dương và biển Ả Rập được coi là một phần trong chiến lược “chuỗi ngọc trai”. Với chiến lược này, Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình từ Hải Nam ở biển Đông xuyên qua những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, hướng tới vịnh Ba Tư, mục tiêu chủ yếu là kiềm chế Ấn Độ, bảo đảm an ninh năng lượng và kiểm soát những tuyến hàng hải quan trọng.
Chiến lược “chuỗi ngọc trai” đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hướng đến việc gia tăng sức mạnh năng lượng, kinh tế và quân sự của họ trong tương lai. Cách hiểu rộng về chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc cho thấy một Trung Quốc có tư tưởng bành trướng hơn, thực dụng hơn và ít quan tâm tới “phát triển hòa bình” hơn như họ từng tuyên bố. Có thể nói, chính những nhu cầu bức thiết trong nước, Trung Quốc đã tạm thời bỏ qua hình ảnh “phát triển hòa bình” để lấn xuống biển Đông một cách mạnh bạo, thậm chí đứng trên luật pháp quốc tế, vươn tầm kiểm soát đến Ấn Độ Dương, qua đó đi nhanh hơn trên con đường bá quyền của mình ra phạm vi thế giới.
Chiến lược “chuỗi ngọc trai” được xây dựng nhằm hướng đến giải quyết vấn đề ưu tiên mang tính chiến lược của Trung Quốc là bảo đảm an toàn cho tàu chở dầu mỏ và khí đốt đến từ vịnh Ba Tư. Để đến Trung Quốc khi xuất phát từ phương Tây, các tàu phải băng qua eo biển Malacca. Con đường này nằm giữa Malaysia và đảo Sumatra, với bề rộng không quá 3 km trước Singapore, là một trục chủ yếu nhưng dễ gặp trở ngại. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược “Chuỗi ngọc trai” còn được Trung Quốc nhắm đến việc bảo đảm khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương, trong trường hợp đụng độ với một trong những đối thủ tiềm tàng mạnh nhất của nó, cụ thể là Ấn Độ.
Để thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai”, đầu tiên, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với nhiều đảo ở biển Đông, trong đó chú trọng thúc đẩy tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sự phản ứng của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Trung Quốc khẳng định chủ quyền mạnh mẽ ở Đài Loan, tuyên bố chủ quyền và tiến hành tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku - theo cách gọi của Nhật Bản) với Nhật Bản. Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là tiếp cận với các cảng của CHDCND Triều Tiên để từ đó dễ dàng tiếp cận biển Nhật Bản, khống chế Nhật Bản. Từ biển Đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng “Chuỗi ngọc trai” sang Ấn Độ Dương. Trên thực tế, Trung Quốc đã triển khai những cơ sở giám sát hải quân tại đảo Coco của Myanmar và cảng Gwadar của Pakistan.
Như vậy, nếu kết nối các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và biển Nhật Bản cùng với các đảo và những cơ sở cầu cảng khác của Trung Quốc xây dựng trải rộng từ Hải Nam tới vùng Trung Đông, “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc hướng tới xây dựng sẽ giống như một vành đai bao quanh rất nhiều đất liền ở khu vực châu Á. Chuỗi ngọc trai này tạo cơ sở cho Trung Quốc vào vị trí kiểm tra và giám sát tất cả những tuyến đường biển quan trọng nhất ở châu Á cũng như thế giới; kiềm chế Nhật Bản và Hàn Quốc; đồng thời giành lợi thế tiếp cận trực tiếp các vị trí chiến lược quan trọng ở Thái Bình Dương so với Mỹ và Nga.
Về mặt chiến lược, Việt Nam nằm ngay tâm điểm của chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, có thể nói Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ trước sự “trỗi dậy” về phía Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc xây dựng chiến lược “chuỗi ngọc trai” hiện nay đã ảnh hưởng đến lợi ích phát triển của nhiều nước trong khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Do đó, Việt Nam không chỉ giới hạn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia mà cần phải có một sự vận động sâu rộng có tầm quốc tế, mở rộng liên kết với các quốc gia trong khu vực để tạo nên một sức mạnh tập thể ngăn cản tham vọng “bành trướng” của Trung Quốc hiện nay.
Nguồn tin: Nld
- Biển Đông: Trung Quốc từ "quả quyết" đến "gây hấn"(14-06-2011)
Thả phao, dựng cột trụ và tháo dỡ các vật liệu xây dựng ở một hòn đảo không có người ở dường như là việc không hề đáng chú ý, nhưng nó lại đánh dấu sự leo tháng ở một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, nơi giàu có tài nguyên thiên nhiên. Nó cũng thể hiện cách Đông Nam Á ứng xử thế nào với sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc khu vực.
Những tuyên bố cứng rắn, thậm chí xảy ra đụng chạm đã trở thành một phần trong cuộc tranh cãi chủ quyền kéo dài ở Biển Đông. Tuy nhiên, gần đây, những vụ việc xảy ra một cách thường xuyên hơn và sự phê phán của các nước Đông Nam Á với hành động của Trung Quốc cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Khu vực này không muốn đối đầu quân sự với Bắc Kinh, nhưng cũng không muốn mất phần lãnh thổ ở gần bờ biển của họ. Quốc tế hóa tranh chấp, bao gồm khuyến khích sự hiện diện của Mỹ ở vùng biển, là một cách để bảo vệ lợi ích của họ.
"Tôi ngày càng thiên về từ gây hấn hơn là (từ) quả quyết để mô tả hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Và đó là sự khác biệt quan trọng”, Ian Storey, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Vài tuần gần đây, Việt Nam và Philippines đã nhiều lần phản đối các tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền của họ ở Biển Đông. Trong số các vụ việc, chuyện Philippines cáo buộc Trung Quốc dựng cột trụ, tháo dỡ vật liệu xây dựng, thả phao ở gần Amy Douglas Bank có thể là nghiêm trọng nhất, thể hiện rõ cáo buộc Bắc Kinh vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
DOC là một thỏa thuận không ràng buộc giữa Trung Quốc và ASEAN. Thỏa thuận này kêu gọi kiềm chế và tránh các hành động có thể làm căng thẳng leo thang, bao gồm việc chiếm giữ vùng đất không có người ở - điều mà Manila nói rằng là sự “vi phạm nghiêm trọng”.
Trung Quốc, nước tuyên bố Manila vi phạm chủ quyền của họ, khẳng định rằng, các vật liệu tháo dỡ là để phục vụ mục đích khoa học ở trên phần lãnh thổ của họ và rằng nước này không có ý định chiếm giữ bãi đá ngầm.
"Dù có là hành động quân sự hay không…Tôi cho rằng, nếu có công trình xây dựng mới ở nơi trước đây không có người ở, thì rõ ràng đó là sự vi phạm DOC”, Euan Graham, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình Nghiên cứu Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore nói.
Biển Đông trải rộng trên 1,7 triệu km vuông gồm hơn 200 hòn đảo (hầu như không có người ở), bãi đá ngầm… và được cho là rất giàu tài nguyên dầu khí cũng như nguồn cá.
Mặc dù có nhiều nước tuyên bố chủ quyền với Biển Đông (như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) và tồn tại tình trạng chồng lấn chủ quyền, thì tranh chấp thường được coi là xảy ra giữa Trung Quốc – nước tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông và các bên còn lại.
Vấn đề là xác định chủ quyền thế nào. Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) công nhận chủ quyền quốc gia với vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia ấy, bao gồm các đảo. Công ước còn có quy định với vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý công nhận quyền tài phán với tài nguyên tự nhiên, nghiên cứu khoa học và công trình xây dựng. Các vụ việc gần đây đều xảy ra ở phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền lịch sử với vùng biển này kể từ thế kỷ thứ 7 và bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền hiện đại, nhưng nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác với các bên khác cùng thăm dò khai thác chung.
Ngay cả chuyện đàm phán thế nào cũng là một vấn đề. Trung Quốc muốn hội đàm song phương, nhưng các nước Đông Nam Á muốn thông qua ASEAN. "Biển Đông đã khiến hầu hết các nước Đông Nam Á thúc giục Mỹ duy trì hiện diện ở Đông Nam Á”, Carlyle Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói.
Nguy cơ là vai trò của Mỹ khiến Trung Quốc phản ứng. Bắc Kinh đã nổi đóa khi Mỹ cùng với các bên liên quan khác đề cập vấn đề Biển Đông tại một diễn đàn khu vực năm ngoái. "Đông Nam Á muốn Mỹ ủng hộ nhưng lại không muốn Mỹ làm phức tạp vấn đề hoặc hành động khiến Trung Quốc bị cô lập”, ông Thayer nói.
Một vấn đề khác với ASEAN là tranh không tác động tới toàn bộ 10 thành viên, mà hầu hết liên quan đến Việt Nam và Philippines với Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền.
Những nước khác như Thái Lan, Myanmar hay Lào không có tuyên bố chủ quyền và cũng không đụng chạm nhiều với Bắc Kinh trong vấn đề này, trong khi đó Trung Quốc lại trở thành đối tác thương mại ngày càng quan trọng với tất cả các nước trong khu vực.
Gần đây, Philippines đã lo lắng về một sự việc tái diễn như ở Mischief Reef, cách tây nam Palawan 135 hải lý. Vào tháng 2/1995, Philippines phát hiện ra một công trình xây dựng của Trung Quốc ở khu vực này, họ nói đó là cơ sở quân sự nhưng Bắc Kinh khẳng định chỉ là nơi trú ẩn cho ngư dân. Công trình được xây dựng khi hải quân Philippines không thể tuần tra biển do thời tiết xấu.
Amy Douglas Bank cách Palawan 125 hải lý. Philippines cho biết có một số vụ việc khiêu khích xảy ra trong năm nay ở gần Reed Bank – cách Palawan 85 hải lý và cách Trung Quốc gần 600 hải lý.
"Trung Quốc đã gia tăng hành động trong vài tháng qua và làm như thế là đang xói mòn tuyên bố “trỗi dậy hòa bình của họ”, mất đi thiện chí và đẩy các nước trong khu vực gần hơn với Mỹ”, Storey bình luận.
--
-Cảm ơn bác Quyên -Biển Đông vì sao 'dậy sóng'?Khi vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam hôm 26/5 còn chưa lắng dịu, Trung Quốc lại tiếp tục khiến Biển Đông thêm căng thẳng bằng vụ khiêu khích cắt cáp tàu Viking II hôm 9/6, khiến giới chức Mỹ và ASEAN cùng phải lên tiếng.> Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông> Trung Quốc nói gì về vụ phá cáp tàu Việt Nam
Sự kiện hôm 9/6 tiếp nối chuỗi các hành vi khiêu khích của các loại tàu Trung Quốc đối với cả Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, đẩy tình hình khu vực đột ngột gia tăng căng thẳng trong nửa tháng qua. Sau mỗi vụ gây hấn, Trung Quốc lại vu cáo hai nước ASEAN đã hoạt động trong vùng biển chủ quyền của họ, nhằm đánh lừa dư luận hiểu nhầm về một khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp trên biển.
Giới phân tích nhận định tất cả các hành động xâm phạm chủ quyền rõ ràng của phía Trung Quốc đã được tính toán kỹ lưỡng, nhằm dọn đường cho Bắc Kinh nhảy vào khai thác dầu khí tại Biển Đông, khu vực rộng hơn 2 triệu km vuông được cho là có trữ lượng tài nguyên dồi dào, trong đó dầu mỏ ước tính có đến 17,7 tỷ tấn, đứng thứ tư về trữ lượng trên thế giới.
ASEAN muốn hoà bình
Ngay sau vụ Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II của Việt Nam, nước đang giữ quyền chủ tịch ASEAN là Indonesia lên tiếng kêu gọi các bên tại Biển Đông "hạ nhiệt", hành xử bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra bộ quy tắc ứng xử có tình ràng buộc để làm cơ sở giải quyết các bất đồng. "Tình trạng gia tăng các sự cố trên ở Biển Đông cho thấy tầm quan trọng của việc Trung Quốc và ASEAN ngay lập tức đưa ra quy định về việc thực thi Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC)", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Michael Tene nói.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh phát biểu tại các hội nghị của ASEAN ở Surabaya, Indonesia, từ ngày 7 đến 10/6, trong đó cũng nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ các nỗ lực tăng cường xây dựng lòng tin và hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ (phải) cùng tàu hộ tống thăm cảng Manila, Philippines tháng trước. Ảnh: AP. |
Trong khi đó, tướng tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines Eduardo Oban hôm 9/6 cho biết quân đội nước này đang phòng thủ tích cực sau 6 vụ xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc thời gian gần đây. Ông cho biết Manila cố gắng duy trì hòa bình và tránh nổ súng, nhưng nếu tàu Trung Quốc bắn vào dân Philippines họ sẽ bắn lại.
Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile thì tỏ ra bức xúc hơn khi cho rằng Trung Quốc đang đối xử với Philippines như với "chiếc thảm chùi chân" và cho rằng đây là thái độ của "một nước lớn chống lại nước yếu hơn". Ông Enrile cũng bình luận cách tự vệ tốt nhất để chống lại "hành động bắt nạt" này là Philippines phải phát triển sức mạnh quân sự và kinh tế.
Trong một bước đi khác, chính phủ Philippines thống nhất không sử dụng từ South China Sea cho vùng biển tranh chấp mà dùng từ West Philipines Sea. Giống như Việt Nam từ xưa vẫn gọi là Biển Đông chứ không phải South China Sea. Văn phòng tổng thống Philippines đang bắt đầu sử dụng tên mới này trong các tài liệu chính thức.
Giữa lúc Biển Đông đang diễn biến căng thẳng, Manila thông báo sẽ tập trận hải quân chung với Mỹ vào ngày 28/6 trên vùng biển phía tây Philippines. Tuy nhiên nước này khẳng định đây là hoạt động theo lịch trình từ năm ngoái trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines, không liên quan đến tình hình trên Biển Đông.
Hôm qua, Đài Loan (Trung Quốc), một trong các bên đòi chủ quyền ở Trường Sa, cũng nhảy vào cuộc. Người đứng đầu cơ quan quân sự của hòn đảo này nói đang cân nhắc việc bổ sung khí tài cho đội quân đóng trên các đảo tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc lộ rõ khao khát dầu mỏ
Bằng các vụ thâm nhập sâu vào vùng chủ quyền biển của Việt Nam để phá hoại các tàu thăm dò đang hoạt động tại đây, Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng dầu mỏ ở Biển Đông. Ý đồ này được bộc lộ khi đại sứ Trung Quốc tại Philippines là Lưu Kiến Siêu tổ chức họp báo hôm 10/6, trong đó ngang ngược đòi các nước láng giềng ngừng thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.
Đại diện của Bắc Kinh cho rằng các nước muốn tiếp tục thăm dò phải hợp tác với Trung Quốc. "Chúng tôi đang kêu gọi tất cả các bên chấm dứt tìm kiếm khai thác tài nguyên trong khu vực mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Đồng thời nếu các nước muốn thăm dò thì có thể bàn với Trung Quốc về khả năng hợp tác cùng phát triển và khai thác tài nguyên thiên nhiên", tờ Inquirer của Philippines dẫn lời ông Lưu trong cuộc họp báo.
Giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc chuẩn bị đưa vào Biển Đông. Ảnh: Shanghai Daily. |
Đại sứ Trung Quốc cũng nói rằng nước này chưa khai thác dầu trong khu vực Biển Đông. Nhưng tuyên bố được đưa ra khi Bắc Kinh đã hoàn tất một giàn khoan dầu nổi khổng lồ và sẵn sàng đưa ra Biển Đông vào tháng tới. Báo chí Trung Quốc hôm 27/5 đồng loạt đưa tin và ảnh về việc nước này sẽ đưa vào Biển Đông giàn khoan có tên Dầu khí Hải dương 981, kiểu nửa chìm nửa nổi hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 mét và độ sâu giếng khoan tối đa đạt tới 12.000 mét.
Giàn khoan nói trên của Trung Quốc dài hơn 650 mét, gồm năm tầng cao 136 mét (tương đương tòa nhà 45 tầng). Diện tích boong tương đương sân vận động đúng tiêu chuẩn. Giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi. Giới truyền thông Trung Quốc ví von đây là "tàu sân bay" dầu khí và khu vực hoạt động khai thác của nó được xác định là Biển Đông.
Trong khi đó, Trung Quốc luôn thể hiện rằng họ đồng ý khai thác dầu chung với các nước có tranh chấp. Nhưng quan điểm này được giới quan sát bình luận là cách để Trung Quốc lợi dụng khai thác ở nơi thuộc chủ quyền của nước khác. Để thực hiện kế hoạch này, Bắc Kinh thực thi chính sách nói không đi đôi với làm.
Một mặt Trung Quốc liên tục cam kết duy trì hoà bình ở Biển Đông, nhưng mặt khác lại tìm mọi cách gây hấn với các nước láng giềng bằng những vụ xâm phạm chủ quyền, điển hình là hai vụ Trung Quốc cho tàu thâm nhập sâu vào vùng chủ quyền biển 200 hải lý của Việt Nam để tấn công phá hoại hai tàu thăm dò dầu khí là Bình Minh 02 ngày 26/5 và Viking II ngày 9/6.
Nhận định về ý đồ khai thác dầu mỏ tại Biển Đông của Bắc Kinh, giới phân tích cho rằng động thái này nhằm giải cơn khát dầu của Trung Quốc do nhu cầu quá lớn trong nước, trong khi tại các vựa dầu của thế giới như Bắc Phi và Trung Đông liên tục bất ổn đe dọa đến nguồn cung dầu mỏ. Điều này buộc quốc gia đông dân nhất thế giới phải đẩy nhanh chiến lược phát triển dầu mỏ để tìm kiếm các nguồn cung ứng khác và Biển Đông là một lựa chọn.
Tàu hải giám, một trong những phương tiện của Trung Quốc thực hiện các vụ gây rối ở Biển Đông. Ảnh: PVN. |
Mỹ lên tiếng về tình hình Biển Đông
Một ngày sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II của Việt Nam hôm 9/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết họ lo ngại vì những căng thẳng trên Biển Đông và kêu gọi một giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng tại đây. “Chúng tôi ủng hộ một tiến trình ngoại giao chung và kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cả trên đất liền và trên biển, phải tuân theo luật pháp quốc tế", ông Toner nói thêm.
Washington cũng nhấn mạnh việc họ chia sẻ lợi ích trong việc duy trì an ninh hàng hải trong Biển Đông, ủng hộ tự do đi lại, phát triển kinh tế và tuân thủ luật pháp quốc tế. Mỹ cũng nêu rõ việc họ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc thúc đẩy cách tiếp cận đa phương và hòa bình trong việc giải quyết những bất đồng ở Biển Đông để đảm bảo sự tiếp cận cởi mở cho thương mại và thực thi luật pháp quốc tế.
Diễn biến căng thẳng trên Biển Đông đã thu hút sự chú ý của Washington từ trước đó, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo xung đột có thể xảy ra tại Biển Đông nếu các nước cùng tuyên bố chủ quyền không lập ra được một cơ chế để dàn xếp bất đồng một cách hoà bình. Mối quan tâm của Mỹ tới Biển Đông được cho là sự hiện thực hóa của việc Washington đang chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á vì tầm quan trọng ngày càng lớn về quân sự, ngoại giao lẫn thương mại của khu vực này.
Không chỉ bày tỏ mối lo ngại, một nghị sĩ Mỹ là Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Thượng viện Mỹ, hôm 13/6 đã đệ trình lên Thượng viện Mỹ một nghị quyết lên án Trung Quốc dùng vũ lực tại Biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp trên biển tại khu vực Đông Nam Á.
Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng, Mỹ cho triển khai tàu khu trục USS Chung-Hoon tới Tây Thái Bình Dương. Theo đó 280 thủy thủ trên con tàu có trọng tải 9.200 tấn trang bị nhiều tên lửa chống phi cơ, tàu chiến, tàu ngầm và cả tên lửa Tomahawk này sẽ hoạt động hợp tác với các nước đồng minh trong khu vực. Phía Mỹ cũng nói nhiệm vụ của tàu này còn là để "răn đe", thúc đẩy "hòa bình, an ninh" cũng như đảm bảo sẵn sàng cứu trợ nhân đạo.
Bên cạnh đó, báo chí quốc tế cũng đặc biệt quan tâm đến tình hình Biển Đông và ghi nhận việc căng thẳng leo thang tại khu vực này sau các vụ tàu Trung Quốc phá hoại cáp của tàu Việt Nam. Như tờ New York Times cho rằng tình hình hiện nay chứng tỏ cơ chế Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông không có hiệu quả và nhận định nguyên nhân căng thẳng là do Trung Quốc hiện có đủ lực để cố tình gây ra các vụ va chạm với các bên cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Đình Nguyễn
-Trung Quốc sẽ khoan thăm dầu tại Biển Đông trong tuần này(DVT.vn) - Truyền thông Trung Quốc ngày 13/6 đưa tin, giàn khoan dầu của nước này trên Biển Đông sẽ chạy thử trong tuần này để sẵn sàng hoạt động vào tháng 7 tới.
Việc triển khai giàn khoan bán tiềm thủy khổng lồ này của Trung Quốc (Marine Oil 981) được công bố giữa lúc tình hình trên Biển Đông tiếp tục căng thẳng.
Ngay sau khi Trung Quốc hoàn thành dựng giàn khoan này sau 3 năm thi công, với kinh phí 900 triệu USD, giới chức Philippines đã bày tỏ lo ngại và yêu cầu phía Trung Quốc công bố chính xác địa điểm đặt giàn khoan.
Theo báo chí Trung Quốc, giàn khoan này dài 114m, cao 140m, và có trọng lượng 31.000 tấn, và cho phép họ thăm dò ở độ sâu tới 3.000 mét, gấp 6 lần so với trước đây.
Giới chức ngành năng lượng Trung Quốc khẳng định, giàn khoan này có vai trò đặc biệt quan trọng, và giúp Trung Quốc đẩy mạnh khả năng khoan dầu ở vùng nước sâu. Theo giới chuyên gia, giàn khoan được thiết kế riêng để vận hành ở các vùng biển động của Biển Đông.
Linh Chi
Theo Chosun Ilbo