Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Hé lộ binh đoàn Trung Quốc bí mật chuyên chống khủng bố Tân Cương

-Hé lộ binh đoàn Trung Quốc bí mật chuyên chống khủng bố Tân Cương
04/06/2014 (TNO) Trung Quốc từ lâu đã thiết lập một binh đoàn tuyệt mật đảm nhiệm nhiều vấn đề tại Khu Tự Trị Tân Cương, từ phát triển kinh tế đến bảo vệ trật tự trị an.

Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc tập luyện chống các phần tử bạo động tại Urimqi, thủ phủ Tân Cương - Ảnh: Reuters
Sau một loạt các vụ tấn công khủng bố tại Tân Cương, tây bắc Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ đạo thành lập “các tường chắn đất thép thành đồng” và “thiên la địa võng” để ngăn chủ nghĩa khủng bố, theo hãng tin Regnum (Nga).
Đóng một vai trò then chốt cho chiến dịch nói trên là Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, một tổ chức kinh tế và bán quân sự đặc biệt trực thuộc nhà nước. Binh đoàn này đã khiến các nước láng giềng là Kazakhstan và Nga phải lưu tâm, theo Regnum.
Được thành lập hồi đầu tháng 10.1954 dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ cựu Lãnh tụ Mao Trạch Đông, ban đầu nhiệm vụ chính của binh đoàn là duy trì ổn định tại Tân Cương.
Tuy nhiên, vai trò của Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương sau đó đã được mở rộng thêm, đảm nhiệm luôn nhiệm vụ phát triển kinh tế khu vực và tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và sản xuất, hãng tin Nga cho hay.
Regnum cũng cho biết thêm rằng quân số ban đầu của binh đoàn này là 175.000 người, trong đó gồm 105.000 quân nhân.
Binh đoàn còn có 10 sư đoàn lo về nông nghiệp, một sư đoàn kiến trúc, hai đơn vị quản lý sản xuất và một đơn vị phụ trách kỹ thuật kiến trúc.
Một trong những nhiệm vụ mà Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương được giao phó được cho là di cư người dân tộc Hán vào sinh sống trong khu tự trị, nhằm mục đích bảo vệ vị thế cầm quyền của chính phủ Trung Quốc và để cân bằng về mặt dân số với cộng đồng người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Trong nhiều năm qua, binh đoàn này đã hỗ trợ chính quyền Bắc Kinh trấn áp các vụ bạo động sắc tộc và các sự vụ khác trong vùng, cũng như đã tham gia trong chiến dịch tấn công những nhóm đòi ly khai.
Quân số của binh đoàn bí mật này hiện đã tăng lên đến 2,6 triệu thành viên, tức bằng 1/7 dân số Tân Cương, theo thống kê của Regnum.
Không rõ nhiệm vụ hiện tại của binh đoàn là gì, nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng nhiệm vụ chính vẫn là đảm bảo ổn định tại Tân Cương, bảo vệ vùng biên giới phía tây và luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).
Phần lớn binh sĩ thuộc Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương hiện đang đồn trú vùng biên giới giữa Trung Quốc và Kazakhstan, giữa Trung Quốc và Kyrgystan, cũng như khu vực phía nam của Tân Cương.
Binh đoàn bí mật này vẫn thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận và phần lớn chuyên gia huấn luyện quân sự của binh đoàn được cho là người dân tộc bản xứ.
Ngoài ra, Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương có hẳn một hệ thống giáo dục 3 cấp và sở hữu 2 trường đại học, gồm Thạch Hà Tử và Tarim.
Binh đoàn này cũng quản lý một tờ báo riêng, Nhật báo Binh đoàn, cũng như các đài truyền hình, theo Regnum.
Hoàng Uy




-Nhất Quốc Tam Kinh
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 20120309

Ba nỗi thất kinh của lãnh đạo Bắc Kinh
* Bản đồ dân số của Trung Quốc - mật độ rất cao ở miền Đông * 

Trung Quốc có nền kinh tế được tiếp nước biển để đi xe đạp. Xe không lăn bánh là đổ, và đảng lăn. Người viết thường lý luận như vậy nên đã... thành nhàm.

Trung Quốc cũng là một quốc gia mà có ba nền kinh tế. Đó là chuyện "nhất quốc tam kinh". Trên cột báo này, người viết đã nói về chuyện đó từ nhiều năm nay, nhưng vẫn phải nhắc lại.


Do địa dư hình thể không lấy chi làm "thiên thời, địa lợi", xứ này có ba khu vực địa dư khác biệt nên đang sợ chuyện... nhân bất hòa. Bài viết này sẽ cô đọng nói về chuyện đó.

Thứ nhất, vùng duyên hải miền Đông - nơi có độ ẩm đủ cao cho việc canh tác, trở thành khu vực tập trung Hán tộc, đất "Trung Nguyên" - là cửa sổ thông thương ra ngoài sau thời "cải cách" 30 năm trước. Người dân nơi đây có mức sống tương đối cao hơn cả, nhưng ở vào hoàn cảnh "đất chật người đông". Diện tích canh tác của xứ này chỉ bằng một phần ba của trung bình thế giới cho nên dù có Thượng Hải hay Quảng Châu rất "hoành tráng", Trung Quốc chỉ đủ sức vặt mũi bỏ mồm. Và phải nhập cảng lương thực.

Tiến về hướng Tây là khu vực hoang vu bạt ngàn của những tỉnh lạc hậu, đông dân, bị khoá trong đất liền và thiếu phương tiện vận chuyển. Mức sống rất thấp khiến vựa người lầm than ở đấy vẫn phải Đông tiến để kiếm sống, hay làm loạn, một định nghĩa khác của "cách mạng".

Cả triệu "dân công", những người lưu tán từ quê hương nghèo nàn qua các tỉnh thành miền Tây, đang trở thành vấn đề, như đã từng là khi Mao Trạch Đông qua đó vét quân trong cuộc "Vạn lý Trường chinh" để vào làm chủ Trung Nguyên.

Sau cùng là khu vực ngoại biên ở chung quanh, theo chiều kim đồng hồ là từ Cao nguyên Thanh Tạng phía Tây Nam đến Tậy Tạng, tới đất Đông Thổ, hay là Tân Cương theo cách gọi mới từ 1949, rồi vùng Nội Mông và đất Mãn Châu phía Bắc. Khu vực thứ ba này còn nghèo hơn các tỉnh miền Tây, mà cũng là vùng trái độn chiến lược của Trung Quốc. Chữ "đồn điền" được phát minh là cho vùng đó, lính làm lực điền để bảo vệ cái đồn trên vùng heo hút hiểm trở.

Trong lịch sử, bọn "Tứ Di" hay các dị tộc man rợ đã từng từ vùng biên vực này tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Chuyện Hung Nô, Tây Hạ, Liêu, Kim, Mông, Mãn vào đội mão Thiên tử là những trang sử lạnh mình - và mất mặt - cho Thiên triều. Vạn lý Trường thành từ thời Chiến quốc đến Cường Tần hay Đại Minh chính là biểu hiện vĩ đại của nỗi sợ hãi đó từ vùng biên vực.

Từ hơn nửa thế kỷ nay, chế độ Cộng sản vẫn chưa giải quyết nổi bài toán hội nhập ba vùng và kinh tế vì vậy vẫn cứ chia ba. Trung ương ở miền Đông tương đối trù phú vẫn phải quăng tiền đấm mõm miền Tây để tránh động loạn, và đưa quân vào kiểm soát khu vực ngoại biên để ngăn ngừa tai họa ngoại nhập.

Nhưng tai họa còn nguyên vẹn, vì thế lãnh đạo Bắc Kinh thời nay mới có ba điều kinh hãi....


***

Nỗi lo số một của các đấng con trời ngày nay là nội loạn.

Việc ngân sách của cảnh sát và an ninh nội chính lại còn cao hơn ngân sách của quân đội là một biểu hiện. Chế độ "hộ khẩu" tai ác và vô cùng bất lợi cho sinh hoạt kinh tế lẫn đám "dân công" mà vẫn được duy trì cũng là vì mục tiêu kiểm soát. Nơi đáng lo ngại nhất là miền Tây lạc hậu và nghèo nàn, vùng sinh hoạt của các dị tộc trong những đặc khu tự trị hành chánh.

Sau thời mở cửa, kế hoạch "Tây tiến" của thế hệ lãnh đạo thứ ba là Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ cũng nhắm vào việc đầu tư phát triển khu vực nội địa này, mà không thành. Thế hệ nối tiếp, của Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo, đành ráo riết phát triển miền Đông, trưng thu và bù đắp cho miền Tây theo kiểu "tái phân lợi tức" mà cũng không xong. Vì sự chống đối và phá hoại của nhiều đảng bộ ở địa phương.

Nỗi sợ thứ hai của các đấng con trời cũng xuất phát từ nguyên nhân kinh tế của nội dung an ninh.

Thiên triều đỏ phải ráo riết đầu tư bất kể lời lỗ để tạo ra việc làm cho dân chúng. Hiệu suất đầu tư quá thấp, bơm ra bảy tám đồng mới nâng sản lượng được một đồng, khiến kinh tế bị phao phí, và còn thổi lên bong bóng đầu cơ và lạm phát. Nhưng đó là cái giá cho việc ngăn ngừa thất nghiệp để ổn định xã hội.

Kết quả thì toàn dân toàn đảng đã sản xuất thừa và hỳ hục bán ra ngoài với giá rất rẻ. Trung Quốc đã vượt qua Đức rồi Nhật thành đại gia xuất cảng toàn cầu là vì nhu cầu an ninh đó.

Nhưng toàn cầu đang bị suy trầm, và hai nguồn nhập cảng lớn nhất của Hoa lục là Âu và Mỹ lại cứ lắc đầu và họ còn muốn xuất cảng nhiều hơn – vào Trung Quốc - để phục hoạt kinh tế.

Đầu máy xuất cảng mà chậm lại, đà tăng trưởng mà giảm sút, tới mức 7,5% là nhiều, như Kế hoạch năm năm thứ 12 đã đề ra năm ngoái và Quốc hội khoá 11 đang họp vừa mới thông báo, tình hình sẽ rất "căng". Con số tính nhẩm là tốc độ tăng trưởng an toàn của Trung Quốc phải là 8% trở lên. Dưới mức đó là rất dễ có loạn!

Xin mở một ngoặc đơn: nay mai, khi Trung Quốc mà bán tháo lượng thép, xi măng hay hóa chất đã sản xuất quá nhu cầu tiêu thụ nội địa thì cả thế giới sẽ hò la về "phép lạ Trung Quốc". Cũng đáng ghét như khi Bắc Kinh bênh vực các chế độ hung đồ tại Iran và Syria. Chi tiết lạnh mình là Thiên triều có một lượng thép dư thừa bằng sản lượng tổng hợp của Nhật Bản và Nam Hàn, bằng cả khối Âu Châu.

Nỗi kinh hãi thứ ba của lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay là vùng trái độn có thể rung chuyển....

Đây là khu vực ngoại biên mà trung ương phải triệt để kiểm soát, từ thời Tần Thủy Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế cho đến Mao Trạch Đông và Hồ Cẩm Đào.

Bây giờ, Tân Cương đã có loạn từ nhiều năm rồi. Rồi từ "khu tự trị Tây Tạng" qua tỉnh Tứ Xuyên, dân Tây Tạng biểu tình ngày một đông hơn và bạo hơn. Tăng ni và thanh niên Tây Tạng theo nhau tự thiêu để phản đối, từ hai năm nay đã có 26 vụ như vậy. Dân Mông Cổ ở Nội Mông thì nhìn qua biên giới phía Bắc với sự thèm thuồng: Cộng Hoà Mông Cổ nay là một nước dân chủ, khắng khít hợp tác với Hoa Kỳ và Nhật Bản, lại còn mời đức Đạt Lai Lạt Ma qua đó thuyết pháp!

Ý thức được nhu cầu kiểm soát vùng trái độn để bảo vệ nội an, lãnh đạo Bắc Kinh đã tung tiền đầu tư và mua chuộc các chính quyền Pakistan và Miến Điện, đã mở rộng địa bàn hoạt động của hạm đội Thiên triều đến các quân cảng của Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, và Miến Điện, v.v...

Với kết quả là khiến Ấn Độ giật mình! Chính quyền Ấn Độ sẽ không đưa quân vượt Hy Mã Lạp Sơn vào "giải phóng Tây Tạng", nhưng lại ngó qua Hoa Kỳ và Đông hải, và mở vòng giao kết với Nhật Bản, nói chuyện an ninh với... Hà Nội.

Đâm ra sợ quá hóa dại.

Lãnh đạo Trung Quốc muốn mở rộng khái niệm "vùng trái độn" qua lãnh thổ Bắc Việt mà chẳng ai nói gì – vì Hà Nội nín thinh cúi đầu núp sau 16 chữ vàng. Nhưng khi Bắc Kinh coi vùng biển xanh lục, khu vực cận duyên tại Đông Nam Á – là Đông hải của Việt Nam – thì các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và dĩ nhiên là Hoa Kỳ đều phải quan tâm. Và lặng lẽ phản công.

Nghĩa là chối bỏ quyền bành trướng của Bắc Kinh.

Hoa Kỳ xác định vai trò Á châu của mình và liên kết với Úc, nối lại quan hệ quân sự với Phi Luật Tân - và tăng cường hợp tác với Ấn Độ mà không chỉ vì hồ sơ A Phú Hãn. Rồi Miến Điện bỗng dưng tiến ra con đường dân chủ và khu vực hạ nguồn Mekong lại được nước Mỹ chiếu cố trong nỗ lực đối thoại với Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên, Việt....

Nhìn từ Bắc Kinh thì hình như là Thiên triều đang bị bao vây!


***


Ở bên trong, người dân chưa giàu đã già. Lợi tức đầu người của bá tánh Trung Quốc vẫn thuộc loại "Ba Bê", chỉ ngang Belarus, Belize hay Bolivia. Bằng con muỗi. Nhưng với bên ngoài, đây là nền kinh tế hạng nhì thế giới về sản lượng, có đạo quân hùng mạnh của cường quốc cấp vùng. Mà cường quốc đại lục này còn muốn trở thành cường quốc hải dương để bảo vệ luồng giao lưu buôn bán khắp năm châu và giao kết với mọi chính quyền độc tài, từ Bắc Hàn, Việt Nam tới tận Iran, Sudan hay Venezuela!

Quốc gia đói ăn và khát dầu này quả là đang làm thiên hạ sợ hãi. Nhưng ở bên trong, hay bên trên, lãnh đạo lại có ba nỗi hãi sợ còn kinh hoàng hơn! Chúng ta nên lạnh lùng nhìn vào ba nỗi thất kinh đó, và nghĩ đến kịch bản nước Tầu có loạn.

Khi nước toàn có lậu, lãnh đạo Hà Nội sẽ đứng ở đâu?

-George Friedman - Trạng thái của thế giới: Đánh giá Chiến lược của Trung Quốc x-cafevn.org
Nguồn: George Friedman - Stratfor
FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ- 06.03.2012
Đơn giản mà nói, Trung Quốc có ba quyền lợi chiến lược cốt lõi đáng chú ý.

Việc tối cần trong số đó là duy trì an ninh trong nước. Trong lịch sử, như họ đã làm trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc quan hệ đến thương mại toàn cầu, các khu vực ven biển được thịnh vượng , trong khi phía trong nội địa của Trung Quốc - bắt đầu khoảng 160 km (100 dặm) từ bờ biển và chạy khoảng 1.600 km phía tây – thì mòn mỏi. Khoảng hai phần ba của tất cả các công dân Trung Quốc hiện đang có thu nhập hộ gia đình thấp hơn so với thu nhập hộ gia đình trung bình ở Bolivia. Hầu hết người nghèo Trung Quốc đang nằm ở phía tây của các khu duyên hải trù phú. Sự chênh lệch của sự giàu có thêm một lần nữa đã phơi bày những căng thẳng giữa lợi ích của bờ biển và những người trong nội địa. Sau cuộc khởi dậy thất bại ở Thượng Hải vào năm 1927, Mao Trạch Đông khai thác những căng thẳng đó bằng cách thực hiện cuộc Trường chinh xâu vào nội địa, đào tạo một đội quân nông dân và cuối cùng là chinh phục vùng ven biển. Ông ta đóng cửa Trung Quốc với hệ thống thương mại quốc tế, để làm cho Trung Quốc được đoàn kết hơn và bình đẳng, nhưng lại vô cùng nghèo khó.
Chính phủ hiện thời đã tìm kiếm một phương cách hòa phú hơn để đạt được sự ổn định: mua đại đa số sự tin dụng bằng việc sản xuất hàng loạt. Kế hoạch mở rộng công nghiệp được thực hiện với rất ít suy nghĩ nhằm mua thị trường hoặc tìm lợi nhuận, thay vào đó, tăng công ăn việc làm tối đa là mục tiêu chính. Tiết kiệm tư nhân được khai thác để tài trợ cho các nỗ lực công nghiệp, để lại ít vốn trong nước để mua sản phẩm.Trung Quốc phải xuất khẩu sao cho phù hợp.
Mối quan tâm chiến lược thứ hai của Trung Quốc xuất phát từ cốt lõi đầu. Cơ sở công nghiệp của Trung Quốc nhằm thiết kế sản xuất nhiều hơn so với nền kinh tế trong nước của nó có thể tiêu thụ, vì vậyTrung Quốc phải xuất khẩu hàng hoá cho phần còn lại của thế giới trong khi nhập khẩu nguyên liệu. Người Trung Quốc do đó phải làm tất cả mọi thứ có thể để đảm bảo nhu cầu của quốc tế đối với hàng xuất khẩu của họ. Điều này bao gồm một loạt các hoạt động, đầu tư tiền trong nền kinh tế của các nước tiêu dùng để thiết lập truy cập tự do đến các tuyến đường hàng hải trên toàn cầu.
Chiến lược lợi ích thứ ba là việc duy trì kiểm soát đối các tiểu lân bang. Dân số của người Hán-Trung hoa xưa nơi trọng tâm thì nhóm ở một phần ba phía đông của đất nước, nơi mà các lượng mưa phong phú làm phân biệt nó với các phần ba còn lại của miền Trung và miền Tây khô cằn. Do đó, địa thế an ninh của Trung Quốc phụ thuộcvào việc kiểm soát bốn vùng thuộc ngọai tộc Hán nằm viền ở xung quanh: Mãn Châu, Nội Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng. Bảo vệ các khu vực này có nghĩa là Trung Quốc có thể cách ly được Nga từ phía bắc, bất kỳ cuộc tấn công nào từ những thảo nguyên phía tây,và từ Ấn Độ hay Đông Nam Á.
Kiểm soát được các tiểu lân bang là cung cấp cho Trung Quốc hàng rào địa lý – các khu rừng, núi, thảo nguyên và đất hoang của Siberia - rất khó để vượt qua và tạo ra một thế phòng thủ kín mà sẽ mang thế bất lợi nghiêm trọng cho bất kỳ kẻ tấn công nào.
Thách thức về quyền lợi
Ngày nay, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức cho tất cả các quyền lợi ấy.
Suy thoái kinh tế ở châu Âu và Hoa Kỳ, hai khách hàng chính của Trung Quốc, đã làm gia tăng cạnh tranh và giảm sự ham muốn với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đã không thể tăng nhu cầu tiêu thụ trong nước cách thích hợp và đảm bảo truy cập toàn cầu các tuyến đường biển một cách độc lập ngọai trừ những gì Hải quân Hoa Kỳ chịu cho phép.
Những áp lực kinh tế này cũng thách thức Trung Quốc trong quốc nội. Các vùng ven biển giàu có phụ thuộc vào thương mại giờ lại bị sụt kém, và các vùng trong nghèo khó đòi hỏi trợ cấp khó khăn để cung cấp khi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại cách đáng kể.
Ngoài ra, hai vùng đệm của Trung Quốc thì lại thay đổi liên tục. Các yếu tố bên trong Tây Tạng và Tân Cương cương quyết chống lại sự chiếm đóng của người Hán Trung Quốc. Trung Quốc hiểu rằng sự mất mát của những khu vực này có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Trung Quốc, đặc biệt nếu các thiệt hại đó sẽ rút ra từ Ấn Độ ở phía bắc của dãy Hy Mã Lạp Sơn hoặc tạo ra một chế độ cực đoan Hồi giáo ở Tân Cương.
Tình hình ở Tây Tạng là có khả năng gây phiền hà nhất. Ngay cả cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc - bất cứ điều gì vượt ra ngoài những cuộc đụng độ nhỏ - sẽ không thể miễn được nếu cả hai được ngăn cách bởi dãy Himalaya. Không bên nào có thể duy trì cách quy mô với nhiều sư đoàn tác chiến ở địa hình đó. Nhưng Trung Quốc và Ấn Độ có thể đe dọa nhau nếu họ vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn và thiết lập một sự hiện diện quân sự ở một phía bên nào đó trong các dãy núi. Đối với Ấn Độ, các mối đe dọa sẽ xuất hiện nếu lực lượng Trung Quốc vào Pakistan với số lượng lớn. Đối với Trung Quốc, các mối đe dọa sẽ xảy ra nếu số lượng lớn của quân đội Ấn Độ vào Tây Tạng.
Trung Quốc do đó liên tục tạo thế như thể họ sẽ gửi số lượng lớn của các lực lượng vào Pakistan, nhưng cuối cùng, Pakistan không có quan tâm đến Trung Quốc chiếm đóng trên thực tế ngay cả khi chiếm đóng để chống lại Ấn Độ. Tương tự như vậy, Trung Quốc không tỏ quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động an ninh ở Pakistan. Người Ấn Độ có ít quan tâm đến cử lực lượng vào Tây Tạng trong trường hợp có một cuộc cách mạng Tây Tạng. Đối với Ấn Độ, một Tây Tạng độc lập mà không có lực lượng Trung Quốc sẽ rất thú vị, nhưng một Tây Tạng, nơi mà Ấn Độ sẽ phải cam kết hổ trợ lực lượng đáng kể sẽ không có. Như nhiều người Tây Tạng đang tạo cho TrungQuốc một vấn đề, vấn đề đó thì có thể quản lý được. Những người Tây Tạng nổi dậy có thể nhận được một số khuyến khích và hỗ trợ tối thiểu từ Ấn Độ, nhưng không đến một mức độ mà có thể đe dọa sự kiểm soát của Trung Quốc
Vì vậy, miễn là các vấn đề nội bộ trong người Hán Trung Quốc quản lý được, thì như vậy Trung Quốc thống trị các vùng đệm, mặc dù với một số nỗ lực và một số thiệt hại về danh tiếng của Trung Quốc ở nước ngoài.
Chìa khóa cho Trung Quốc là duy trì sự ổn định trong quốc nội. Nếu phần này của người Hán Trung Quốc bị mất thăng bằng, kiểm soát các vùng đệm sẽ trở nên không thể. Giữ vững ổn định trong quốc nội đòi hỏi việc chuyển giao các nguồn lực, với yêu cầu lần lượt tiếp tục sức tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế ven biển Trung Quốc hầu tạo ra các nguồn vốn để chuyển vào nội địa. Nên nếu khi xuất khẩu và nguyên liệu nhập bị dừng lại, thu nhập trong vùng nội địa sẽ nhanh chóng bị giảm xuống đưa đến mức bùng nổ chính trị. (Trung Quốc ngày nay rất xa từ một cuộc cách mạng, nhưng căng thẳng xã hội đang gia tăng, và Trung Quốc phải sử dụng bộ máy an ninh và Quân đội Giải phóng Nhân dân để kiểm soát những căng thẳng.)
Việc duy trì những dòng chảy ấy là một thách thức đáng kể. Mô hình của việc làm và chia sẻ thị trường so với lợi nhuận phân phát sai đa số của các nguồn lực và phá vỡ các liên kết bình thường tự điều chỉnh giữa cung và cầu. Một trong những kết quả mang tính đột phá hơn là lạm phát, một mặt khác làm tăng chi phí trợ cấp cho nội địa trong khi làm xói mòn khả năng cạnh tranh xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc với chi phí thấp.
Đối với Trung Quốc, đây là một thách thức chiến lược, một thách thức mà chỉ có thể đối đầu bằng cách tăng lợi nhuận hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Điều này thì gần như không thể cho việc sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp. Giải pháp là để bắt đầu sản xuất gia tăng sản phẩm giá trị cao hơn (ít làm giày dép, làm nhiều thêm xe ô tô), nhưng điều này đòi hỏi một thể loại khác trong lực lượng lao động, những người có nhiều năm học vấn và đào tạo hơn so với các cư dân trung bình ở ven biển Trung Quốc, đở hơn nhiều so với người nào đó từ bên trong. Nó cũng đòi hỏi sự cạnh tranh trực tiếp với các nền kinh tế cũng như các thiết lập của Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.Đây là chiến trường chiến lược mà Trung Quốc phải tấn công nếu họ muốn để duy trì sự ổn định của họ.
Phần quân sự
Bên cạnh các vấn đề với mô hình kinh tế của chính mình, Trung Quốc cũng phải đối mặt với một vấn đề chủ yếu là quân sự. Trung Quốc phụ thuộc vào các đại dương để tồn tại. Các cấu hình của vùng biển Nam Trung Hoa (Nam Hải) và Biển Đông Trung Quốc phát họa việc Trung Quốc tương đối dễ bị phong tỏa. Biển Đông Trung Quốc được kèm theo trên một đường thẳng từ Hàn Quốc (Đại Hàn) sang Nhật Bản, Đài Loan, với một chuỗi các hòn đảo giữa Nhật Bản và Đài Loan. Biển Nam Trung Hoa (Nam Hải) thậm chí còn nhiều hơn kèm theo một đường từ Đài Loan đến Việt Nam, và từ Indonesia tới Singapore. Mối quan tâm chiến lược lớn duy nhất của Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt vùng phong tỏa Trung Quốc, không phải bởi vị trí Hạm đội 7 ở hai bên trong những đảo rào cản này nhưng lại là bên ngoài chúng. Từ đó, Hoa Kỳ có thể buộc Trung Quốc gửi lực lượng hải quân ra xa khỏi đất liền làm mở ra một lổ hổng - và gặp phải tàu chiến Mỹ - và vẫn còn có thể đóng cửa thóat của Trung Quốc.
Khi Trung Quốc không có một lực lượng hải quân có khả năng thách thức Hoa Kỳ làm phức tạp thêm vấn đề. Trung Quốc vẫn còn trong quá trình hoàn thành hàng không mẩu hạm đầu tiên của họ, thực sự, hải quân của họ là không đủ kích thước và chất lượng để thách thức Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quân cụ hải quân không phải là thách thức lớn nhất của Trung Quốc. Hoa Kỳ trang bị hàng không mẩu hạm đầu tiên vào năm 1922 và đã được tu chỉnh cho cả khu trục hạm và hạm đội chiến đấu từ bao giờ. Đào tạo đô đốc và đội ngũ nhân viên có khả năng chỉ huy các hạm đội chiến đấu cần tốn nhiều thế hệ. Trong khi ngay từ đầu Trung Quốc chưa từng bao giờ có một hạm đội tác chiến, họ chưa bao giờ có một đô đốc chỉ huy một hạm đội chiến đấu với hàng không mẩu hạm.
Người Trung Quốc hiểu rõ vấn đề này và đã chọn một kế hoạch khác để ngăn chặn sự phong tỏa của hải quân Mỹ: đó là hỏa tiển chống hạm có khả năng giao chiến và có thể thâm nhập hệ thống phòng thủ của hàng không mẩu hạm Mỹ, cùng với sự hiện diện đáng kể của tàu ngầm. Hoa Kỳ không có ý muốn giao chiến gì với người Trung Quốc, nhưng khi điều này thay đổi, phản ứng của người Trung Quốc sẽ đầy khó khăn.
Trong khi Trung Quốc có một hệ thống tên lửa mạnh mẽ trên đất liền, hệ thống tên lửa địa chính vốn sẽ dễ bị tổn thương đối với các cuộc tấn công của các tên lửa tuần dương, phi cơ, các phương tiện trên không không người lái hiện đang phát triển và các loại tấn công khác. Khả năng để chống lại một cuộc chiến lâu dài của Trung Quốc bị hạn chế. Hơn nữa, một chiến lược tên lửa chỉ hoạt động khi có một khả năng trinh sát hiệu quả. Bạn không thể phá hủy một con tàu nếu bạn không biết nó ở đâu. Điều này đến lượt nó đòi hỏi phải dựa trên hệ thống không gian có thể để xác định các tàu Mỹ và một hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp chặt chẽ. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu Hoa Kỳ có khả năng chống lại vệ tinh. Chúng tôi sẽ giả định rằng họ sẽ có, và nếu Hoa Kỳ sử dụng nó, nó sẽ làm cho Trung Quốc bị mù đi.
Vì thế, Trung Quốc đang bổ sung chiến lược này bằng cách mua lại hải cảng truy cập trong các nước ở Ấn Độ Dương và bên ngoài khuôn Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng cảng ở Myanmar, là mơn giởn tới việc kết thúc sự cô lập từ quốc tế, và Pakistan. Bắc Kinh đã tài trợ và phát triển cảng Gwadar ở Pakistan,Colombo và Hambantota ở Sri Lanka, Chittagong ở Bangladesh, và họ đang có hy vọng cho một cảng nước sâu tại Sittwe, Myanmar. Để cho chiến lược này làm việc được, Trung Quốc cần cơ sở hạ tầng giao thông vận tải kết nối Trung Quốc với các cảng. Điều này có nghĩa là đường sắt rộng lớn và hệ thống đường bộ. Ví dụ, không nên đánh giá thấp khó khăn của việc xây dựng này ở Myanmar.
Nhưng quan trọng hơn hết, Trung Quốc cần duy trì mối quan hệ chính trị mà sẽ cho phép họ để truy cập các hải cảng. Pakistan và Myanmar, ví dụ, có một mức độ của sự bất ổn định, và Trung Quốc không thể giả định rằng các chính phủ có thiện ý hợp tác sẽ luôn luôn được diễn ra tại các nước này. Trong trường hợp của Myanmar, việc mở rộng chính trị gần đây có thể dẫn đến Naypyidaw rơi ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Rất có khả năng là xây dựng cảng và đường giao thông và mưu tìm một cuộc đảo chính hoặc một cuộc bầu cử sẽ tạo ra một chính phủ chống Trung Quốc. Cho rằng đây là một trong những lợi ích chiến lược cơ bản của Trung Quốc, Bắc Kinh có thể không chỉ đơn giản giả định rằng xây dựng một cảng sẽ cung cấp cho họ việc không bị giới hạn để truy cập. Thêm vào đó đường bộ và đường sắt dễ dàng bị sự phá hoại của các lực lượng du kích hoặc bị phá hủy bởi các cuộc tấn công không kích hoặc tên lửa.
Để cho các cảng trên Ấn Độ Dương chứng minh sự hữu ích, Bắc Kinh phải có tự tin vào khả năng của mình để kiểm soát tình hình chính trị ở nước sở tại trong một thời gian dài. Kiểm soát kéo dài đó chỉ có thể được bảo đảm bằng việc có nhiều áp đảo quyền lực có sẵn cho lực lượng truy cập đến các cảng và hệ thống giao thông vận tải. Điều quan trọng phải nhớ rằng kể từ khi Cộng sản lên nắm quyền, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động quân sự tấn công không ít thường xuyên - và kết quả không được như mong muốn. Cuộc xâm lược của Tây Tạng là thành công, nhưng họ đã được đáp ứng với một sức đề kháng có hiệu quả yếu. Can thiệp của họ tại Hàn Quốc đã đưa đến một bế tắc, nhưng chi phí khủng khiếp của người Trung Quốc, những người đã phải chịu đựng những tổn thất, nhưng rồi đã trở nên rất thận trọng trong tương lai. Năm 1979, Trung Quốc tấn công Việt Nam nhưng phải chịu một thất bại đáng kể. Trung Quốc đã dự án thu xếp một hình ảnh của chính họ như là một lực lượng quân sự có thẩm quyền, nhưng trong thực tế họ đã có ít kinh nghiệm trong dự báo lực lượng,và kinh nghiệm đó đã không là điều thú vị.
An ninh nội bộ, so với chiếu điện
Lý do cho sự thiếu kinh nghiệm này bắt nguồn từ an ninh nội bộ. Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) chủ yếu được cấu hình như một lực lượng an ninh trong nước - một điều cần thiết bởi vì lịch sử của Trung Quốc luôn có căng thẳng nội bộ. Nó không phải là một câu hỏi liệu Trung Quốc hiện đang trải qua những căng thẳng như vậy, nó là một câu hỏi về khả năng. Lập kế hoạch chiến lược thận trọng đòi hỏi phải xây dựng lực lượng để đối phó với tình huống xấu nhất. Sau khi được thiết kế cho an ninh nội bộ, PLA được huấn giáo thuộc cơ sở hậu cần hơn là đối với các hoạt động tấn công. Sử dụng một lực lượng được đào tạo để bảo mật như là một lực lượng cho các hoạt động tấn công dẫn đến việc bị đánh bại rất đau đớn hoặc bị những bế tắc.Và tiềm năng kích thước của các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, và những thách thức khi chiếm một đất nước như Myanmar, sẽ để Pakistan một mình xây dựng một lực lượng cấp thứ đủ năng lực tuy có thể không vượt quá nguồn nhân lực có sẵn của Trung Quốc, nhưng chắc chắn sẽ vượt qua mệnh lệnh và năng xuất chiến lược của họ. PLA đã được xây dựng để kiểm soát Trung Quốc, không phải họach định để tăng thế lực ra bên ngoài, và chiến lược xây dựng xung quanh các nhu cầu tiềm năng cho việc họach định này là nguy hiểm hơn nhất.
Cần lưu ý rằng kể từ những năm 1980, Trung Quốc đã được chuyển giao trách nhiệm an ninh nội bộ cho Cảnh sát vũ trang nhân dân, lực lượng biên phòng và các lực lượng an ninh nội bộ đã được bành trướng và được đào tạo để đối phó với bất ổn xã hội. Tuy nhiên, mặc dù việc tái cơ cấu lại, vẫn còn có những hạn chế rất lớn vào khả năng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên một quy mô đủ để thách thức Hoa Kỳ trực tiếp.
Có một dấu hàn đứt mối giữa nhận thức của Trung Quốc như một cường quốc trong khu vực và giữa thực tế. Trung Quốc có thể kiểm soát nội thất của họ, nhưng khả năng kiểm soát các nước láng giềng thông qua lực lượng quân sự thì có giới hạn. Thật vậy, nỗi sợ hãi của một cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Đài Loan là không có cơ sở. Họ không thể gắn kết một cuộc tấn công đổ bộ ở khoảng cách xa như thế, rồi để một kẻ hở nơi hậu cần một mình duy trì chiến đấu. Một lựa chọn cho Trung Quốc là lựa chọn chiến tranh du kích như ở những nơi như Việt Nam hoặc Indonesia. Vấn đề với cuộc chiến tranh như vậy là Trung Quốc cần phải mở tuyến đường biển, và du kích chiến - ngay cả du kích trang bị các hỏa tiển chống hạm hoặc các thủy lôi tốt nhất - có thể tốt hơn là đóng lại.
Giải pháp Chính trị
Trung Quốc do đó phải đối mặt với một vấn đề chiến lược quan trọng. Trung Quốc phải đặt chiến lược an ninh quốc gia của họ trên những gì mà Hoa Kỳ có khả năng làm, chứ không phải những gì Bắc Kinh dường như muốn vào trong lúc này. Trung Quốc không thể chống lại Hoa Kỳ trên biển, và chiến lược xây dựng cảng ở Ấn Độ Dương trên thực tế hao tổn chi phí của họ phải bị là rất lớn và các điều kiện chính trị để truy cập cảng thì không chắc chắn. Nhu cầu của việc tạo ra một lực lượng có khả năng truy cập bảo đảm lại đi ngược với yêu cầu nội an bên của Trung Quốc.
Miễn là Hoa Kỳ là lực lượng hải quân chiếm ưu thế trên thế giới, chiến lược của Trung Quốc phải được trung hòa với chính trị của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Bắc Kinh phải chắc chắn rằng Washington không cảm thấy bị áp lực mà chọn việc phong tỏa như là một sự lựa chọn. Vì vậy, Trung Quốc phải trình bày chính họ như là một phần thiết yếu của đời sống kinh tế của Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ không nhất thiết phải xem hoạt động kinh tế của Trung Quốc là có lợi, và vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có thể duy trì vị trí độc đáo của nó với Hoa Kỳ vô thời hạn. Điều khác, việc chọn lựa nơi thay thế rẻ hơn thì luôn có sẵn. Những phát ngôn chính thức của Trung Quốc và các lập trường cứng rắn, được thiết kế nhằm tạo ra việc hỗ trợ của dân trong nước, có thể có ích lợi cho chính trị, nhưng họ làm căng thẳng mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ không làm căng thẳng quan hệ đến độ xung đột quân sự rủi ro, nhưng nói về điểm yếu của Trung Quốc, mọi căng thẳng bất kỳ nào cũng đều là nguy hiểm. Người Trung Quốc cảm thấy họ biết làm thế nào để đi giữa đường ranh giữa lời nói và nguy hiểm thật sự đối với Hoa Kỳ. Đó vẫn là một sự cân bằng rất tinh tế.
Có một nhận thức cho rằng Trung Quốc là một cường quốc đang lên trong khu vực và thậm chí toàn cầu. Họ có thể đang lên, nhưng họ vẫn còn xa trong việc giải quyết các vấn đề chiến lược cơ bản của họ và họ tiếp tục vẫn còn xa trong việc thách thức Hoa Kỳ. Sự căng thẳng trong chiến lược của Trung Quốc chắc chắn gây suy nhược, nếu không gây tử vong. Tất cả các chọn lựa của họ đều có điểm yếu nghiêm trọng. Chiến lược thực tế của Trung Quốc phải là tránh phải lựa chọn chiến lược rủi ro. Trung Quốc đã may mắn trong 30 năm qua có thể để tránh các quyết định như vậy, nhưng Bắc Kinh hoàn toàn thiếu các công cụ cần thiết để định hình lại môi trường đó. Xem xét bao nhiêu lối chơi trên thế giới của Trung Quốc ngay bây giờ - để tâm trí vào việc tranh chấp năng lượng tại Sudan và bước nhảy vọt thử nghiệm chính trị tại Myanmar - điều này là bản chất của một chính sách hy vọng mù quáng.


- Trung Quốc tăng cường hệ thống luật pháp và cảnh sát để trấn áp giới ly khaiRFI Ngoài việc tăng 11,5% ngân sách dành cho ngành cảnh sát, công an trong năm 2012, Trung Quốc còn tiến hành sửa đổi luật pháp để tăng cường trấn áp giới ly khai.
Hôm nay, 08/03/2012, Quốc hội Trung Quốc bắt đầu xem xét dự luật sửa đổi bộ Luật Hình sự, trong đó có những điều khoản cho phép cảnh sát bắt giữ bí mật các nhà ly khai. Ngay sau khi dự luật được công bố vào tháng Tám năm ngoái, giới đấu tranh và bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc cũng như trên thế giới đã lên tiếng chỉ trích gay gắt Bắc Kinh muốn hợp lệ hóa việc giam giữ bí mật, chà đạp lên nhân quyền.

Do vậy, dường như trong văn bản mới nhất trình lên Quốc hội để thảo luận và thông qua trong kỳ họp thường niên lần này, chính quyền Bắc Kinh đã phải lùi bước, xóa bỏ những điều khoản bị phê phán mạnh mẽ
Theo dự thảo sửa đổi được công bố vào năm ngoái, thì cảnh sát được phép giam giữ một người bị tình nghi tới 6 tháng mà không cần phải đưa ra những tội danh, tại những nơi bí mật ở bên ngoài các đồn cảnh sát hoặc ngoài hệ thống nhà tù chính thức. Và trong trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia, khủng bố hoặc tham nhũng nghiêm trọng, cảnh sát không bắt buộc phải liên lạc với thân nhân gia đình người bị tình nghi.
Bản thông cáo được phát cho các đại biểu Quốc hội và báo chi ngày hôm nay, cho thấy Bắc Kinh đã phải sửa đổi : « Gia đình những người bị giam giữ phải được thông báo trong vòng 24 giờ về việc bắt giam, trừ trường hợp không thể hoặc những người này bị nghi ngờ phạm các tội có liên quan đến an ninh Nhà nước và khủng bố ».
Theo giới phân tích, dự luật sửa đổi bổ sung bộ Luật Hình sự là dấu hiệu cho thấy đảng Cộng sản Trung Quốc muốn trấn áp mạnh mẽ giới ly khai, sau những cuộc nổi dậy vừa qua của người dân trong thế giới Ả Rập.
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị, người đã từng bị giam giữ bí mật 81 ngày, nói với Reuters : « Điều này thể hiện tâm lý hiện nay (của chính quyền Trung Quốc), do thiếu lòng tin và sợ hãi ». Theo ông, « đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống tư pháp và sự an toàn của công dân ».
Tại Trung Quốc, tội danh « xâm hại đến an ninh Nhà nước » thường được sử dụng để bắt giữ, bỏ tù tất cả những ai chống lại đảng Cộng sản cầm quyền. Còn các cáo buộc khủng bố thì được chính quyền viện dẫn để đàn áp mọi đòi hỏi quyền tự trị lớn hơn, hoặc độc lập của nguời Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, ở miền tây Trung Quốc.
Để biện minh cho những biện pháp cứng rắn này, một đại biểu Quốc hội nói rằng « Trung Quốc đang trải qua giai đoạn biến đổi xã hội và nhiều vụ xung đột nổ ra, tội phạm đang ở mức cao và các vụ bạo lực phạm tội ác gia tăng ».
Cảnh sát và viện kiểm sát vốn đã có nhiều quyền hành trong việc bắt giữ, trong khi đó, các tòa án Trung Quốc do đảng Cộng sản chỉ đạo, hiếm khi nào có ý kiến, đề nghị trái ngược với hai cơ quan nói trên. Thế nhưng, theo giới ly khai Trung Quốc, việc bổ sung những điều khoản liên quan đến giam giữ bí mật vào bộ Luật Hình sự làm tăng nguy cơ bắt, giam giữ công dân một cách độc đoán, tùy tiện và lạm dụng.
Bản dự thảo sửa đổi bộ Luật Hình sự có điều khoản quy định rằng những người bị nghi ngờ phạm tội ác liên quan đến « an ninh Nhà nước, khủng bố và trường hợp tham nhũng nghiêm trọng » thì có thể bị giam giữ tại những nơi bí mật để phục vụ điều tra. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ, gia đình của họ phải được thông báo về việc bắt giữ này.
Giới bảo vệ nhân quyền nhận định là Bắc Kinh đã có lùi bước vì trong bản dự thảo cũ, cảnh sát không cần phải làm việc này. Theo ông Nicholas Bequelin, thuộc tổ chức Human Rights Watch, « dường như quan điểm của giới luật gia cuối cùng đã thắng thế và ý đồ của cảnh sát muốn mở rộng hơn nữa quyền hành của mình đã bị bác bỏ ».
Năm ngoái, lo ngại ảnh hưởng « Cách mạng Hòa Nhài » trong thế giới Ả Rập lan sang Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ hàng chục nhà đối lập. Nhiều người, trong đó có nghệ sĩ Ngải Vị Vị, đã bị giam giữ bí mật hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Một số người, sau khi được thả, cho biết, họ đã bị cảnh sát hành hạ về thể xác và tinh thần.
Luật sư Phố Chí Cường, chuyên gia về các vụ án ly khai chính trị và tự do ngôn luận, nhấn mạnh rằng các hành động lạm dụng nói trên cho thấy tại Trung Quốc, quy định luật pháp không quan trọng bằng việc áp dụng luật như thế nào.

Theo:Trung Quốc tăng cường hệ thống luật pháp và cảnh sát để trấn áp giới ly khai- RFI
50 trẻ mồ côi Bắc Triều Tiên đào thoát sang Trung Quốc   –   (RFI). Hai kỳ họp lớn của Trung Quốc   –   (BBC). – Cháu Mao Chủ tịch ‘chống tham nhũng’   –   (BBC).


Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì (Reuters /Jason Lee) -Bắc Kinh đòi Mỹ tôn trọng lợi ích của Trung Quốc tại Châu Á
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì (Reuters /Jason Lee)
Bên lề khóa họp của Quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh, vào hôm nay 06/03/2012, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã lên tiếng đòi hỏi Washington « tôn trọng các lợi ích cốt lõi cũng như các mối quan ngại » của nước ông.


Yêu cầu này được nhắc lại vào lúc Hoa Kỳ đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực, và thắt chặt thêm quan hệ với các láng giềng của Trung Quốc đang ngày càng lo ngại trước các đòi chủ quyền của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông.
Phát biểu nhân một cuộc họp báo, ông Dương Khiết Trì xác định là Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực, sao cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương được ổn định và phát triển nhiều hơn. Đối với ông Dương Khiết Trì, bang giao Trung - Mỹ đã có nhiều tiến bộ, và Bắc Kinh hoan nghênh « một vai trò xây dựng của Hoa Kỳ trong khu vực. »
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc đã nói thêm : « Chúng tôi đồng thời hy vọng là Hoa Kỳ sẽ tôn trọng các lợi ích cốt lõi và mối quan tâm của Trung Quốc ». Vấn đề Biển Đông đã được ông Dương Khiết Trì nêu bật khi ông cho rằng tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông cần phải được « giải quyết đúng cách thông qua thương lượng ».
Tuyên bố của ông Dương Khiết Trì được đưa ra 24 tiếng đồng hồ sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng Bắc Kinh phải tăng cường sức mạnh quân sự để giành phần thắng trong những cuộc « chiến tranh cục bộ ». Một hôm trước đó, chính quyền Bắc Kinh cũng tiết lộ con số 100 tỷ đô la chi phí quân sự dự trù cho năm nay, tăng hơn 11% so với năm ngoái 2011.
Đà gia tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm cho các láng giềng của Trung Quốc hết sức lo ngại vì song song với đà tăng đó, Bắc Kinh ngày càng hung hăng và quyết liệt hơn trong các tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.
Mối đe dọa đến từ Trung Quốc đã thúc đẩy các nước đang bị Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền tìm cách tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, điều như đã được Washington đáp ứng. Tháng Giêng vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiết lộ một chiến lược quốc phòng mới được giới phân tích coi là nhằm chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã đả kích dữ dội chính sách của Washington và biện minh rằng họ không hề là mối đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào khác. Trong thực tế, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông – từ khu vực quần đảo Trường Sa, nơi họ tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, cho đến vùng quần đảo Hoàng Sa mà họ đã đánh chiếm từ tay Việt Nam từ năm 1974.
Bắc Kinh và Tokyo cũng tranh chấp một chuỗi đảo nhỏ không có người ở nhưng có vị trí chiến lược trên biển Hoa Đông. Đó là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan.

Trung Quốc sẽ lập lực lượng phòng vệ bờ biển? (SGTT/China Daily). - Tập trận chung đa quốc gia tại Philippines (VNE).  – Nhật Bản lần đầu tập trận với Philippines (TT).
 Nga đặt điều kiện bán Su-35 cho Trung Quốc vietnamdefence- Nga sẵn sàng bán cho Trung Quốc 48 tiêm kích đa năng Su-35 với giá 4 tỷ USD nếu phía Trung Quốc bảo đảm không sao chép máy bay Nga, tờ Kommersant dẫn các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.- Trung Quốc sẽ mua 48 chiến đấu cơ Su-35S (Bee).
-Nga có thể bán cho Trung Quốc 48 phi cơ tiêm kích

Assessing China's Strategy George Friedman-Trung Quốc có ba lợi ích cốt lõi chiến lược: thứ nhất duy trì an ninh trong nước; Chính phủ hiện thời đã tìm cách thân thiện với sự giàu có hơn để đạt được sự ổn định: mua lòng trung thành bằng cách cung cấp việc làm hàng loạt. Kế hoạch mở rộng công nghiệp được thực hiện với chút lưu tâm tới thị trường hoặc lợi nhuận, thay vào đó, việc làm là mục tiêu hàng đầu. Tiết kiệm tư nhân được khai thác để tài trợ cho các nỗ lực công nghiệp, để lại ít vốn trong nước để mua sản phẩm. Trung Quốc phải xuất khẩu. Mối quan tâm chiến lược thứ hai của Trung Quốc xuất phát từ lợi ích ban đầu. Cơ sở công nghiệp của Trung Quốc sản xuất nhiều hơn so với khả năng tiêu thụ trong nước, vì vậy Trung Quốc phải xuất khẩu hàng hoá cho phần còn lại của thế giới trong khi nhập khẩu nguyên liệu. Người Trung Quốc do đó phải làm tất cả mọi thứ có thể để đảm bảo nhu cầu quốc tế đối với hàng xuất khẩu của họ. Điều này bao gồm một loạt các hoạt động, đầu tư tiền trong nền kinh tế của các nước tiêu dùng để thiết lập khả năng tiếp cận đến các tuyến đường biển trên toàn cầu . Thứ ba là lợi ích chiến lược trong việc duy trì kiểm soát đối với các khu vùng đệm. Dân số của khu trung tâm lịch sử của Trung Quốc Han nhóm ở một phần ba phía đông của đất nước, nơi mà lượng mưa phong phú phân biệt nó từ phần ba nhiều hơn nữa khô và khô cằn miền Trung và Tây. Do đó, an ninh vật lý của Trung Quốc phụ thuộc vào việc kiểm soát  bốn vùng đệm không phải người -Hán  trạng thái xung quanh nó: Mãn Châu, Nội Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng. Bảo vệ các khu vực này có nghĩa là Trung Quốc có thể cách biệt khỏi Nga từ phía bắc, và bất kỳ cuộc tấn công từ những thảo nguyên phía tây, và bất kỳ cuộc tấn công từ Ấn Độ hay Đông Nam Á.

Lợi ích bị thách thức: Trung Quốc phải đối mặt với thách thức trên tất cả ba lợi ích.

Suy thoái kinh tế ở châu Âu và Hoa Kỳ -  hai khách hàng chính của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đã không thể tăng nhu cầu trong nước và đảm bảo tiếp cận tuyến đường biển độc lập. Những áp lực kinh tế này cũng thách thức Trung Quốc ở trong nước. Ngoài ra, hai vùng đệm của Trung Quốc đang rối loạn liên tục. Người dân Tây Tạng và Tân Cương cương quyết chống lại người Hán Trung Quốc chiếm đóng. Trung Quốc hiểu rằng sự mất mát của những khu vực này có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Trung Quốc - đặc biệt nếu gây thiệt hại như vậy sẽ lôi kéo Ấn Độ từ phía bắc của dãy Hy Mã Lạp Sơn hoặc tạo ra một chế độ cực đoan Hồi giáo ở Tân Cương. Tình hình ở Tây Tạng có khả năng gây phiền hà nhất. Chung Cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc - bất cứ điều gì vượt ra ngoài những cuộc đụng độ nhỏ - là không thể miễn là cả hai được ngăn cách bởi dãy Himalaya. Không bên hậu cần có thể duy trì quy mô lớn nhiều sư đoàn tác chiến ở địa hình đó. Nhưng Trung Quốc và Ấn Độ có thể đe dọa khác nếu họ vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn và thiết lập một sự hiện diện quân sự ở phía bên một trong các dãy núi. Đối với Ấn Độ, các mối đe dọa sẽ xuất hiện nếu lực lượng Trung Quốc vào Việt Nam với số lượng lớn. Đối với Trung Quốc, các mối đe dọa sẽ xảy ra nếu số lượng lớn của quân đội Ấn Độ vào Tây Tạng.

..Thủ tướng TQ bênh vực quyền sở hữu đất đai của nông dân Ông Ôn Gia Bảo khẳng định: Các quyền của người nông dân với đất đai họ ký kết canh tác, đất đai họ dựng nhà cửa là những quyền sở hữu theo luật định, không ai được vi phạm. - Trung Quốc: Một thiếu niên Tây Tạng tự thiêu   –   (VOA).
Trung Quốc chi 140 tỉ đô-la cho công an trong năm 2012
DCVOnline – Tin AFPNgân sách dành cho công an sẽ tăng 11.5 phần trăm lên tới 701.7 tỉ đồng Yuan, nghĩa là 670 tỉ đồng Yuan nhiều hơn ngân sách quốc phòng, bộ tài chính cho hay trong báo cáo ngân sách năm 2012.China to spend $140 billion on police in 2012. AFP, 5 March 2012
-“Con chim gần chết tiếng hót nghe thương, con người gần chết lời nói phải”


 
Nói một đàng làm một nẻo! (ĐĐK). “Mâu thuẫn giữa “nói và làm” của Trung Quốc trên Biển Đông càng “lộ diện” phương thức hành xử “bá đạo” của họ, rõ ràng không thể có cách nào hiểu khác hơn là “miệng nói hoà bình, không xưng bá; tay làm phức tạp hóa tình hình””.-
Quan chức ASEAN họp trù bị cho hội nghị cấp cao (TTXVN).Philippines, Mỹ chuẩn bị tập trận trên Biển Đông (DT).Mỹ lần đầu tiên thừa nhận đóng quân tại Ấn Độ (VTC).Trung Quốc tăng mạnh ngân sách quốc phòng (VNE).- -China boosts defense budget by 11.2 percent for 2012
BEIJING (Reuters) - China will increase military spending by 11.2 percent this year, a spokesman for the nation's parliament said on Sunday, building on a nearly unbroken succession of double-digit rises in the defense budget across two decades.

Căng thẳng Biển ĐôngRising tensions in the South China Sea (East Asia Forum 3-3)
-- Quảng Ngãi: Hỗ trợ ngư dân gặp nạn - Dân Việt -Sukhoi Su-30MK2 cất cánh (TN).  - Những ‘cánh chim sắt’ dũng mãnh của Không quân VN (Tin tức). Ruộng nhà là đất biên cương (TN).



-IRAN CÓ THỂ BẤT NGỜ LÀM PHỨC TẠP CHÍNH TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG RA SAO
Hoa Kỳ đang đi kêu gọi khắp thế giới để áp lực các quốc gia giúp chính phủ Hoa Kỳ kềm chế Iran. Rõ ràng những điều kiện Trung Quốc đưa ra cho Hoa Kỳ sẽ là: Nếu các anh (Hoa Kỳ) muốn được ủng hộ trong vấn đề Iran, thì phải để chúng tôi (Trung Quốc) sở hữu biển Đông. Nếu Hoa Kỳ nhượng bộ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp mới nhất này, chúng ta có thể thấy Hoa Kỳ đứng bên lề lần này trong khi Việt Nam bị thất thế trên biển.
Nguồn: Adam Bray - blog Cây Trứng cá
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
01.03.2012
Tuần trước Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố “tái khẳng định chủ quyền” đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; là những khu vực biển đang tranh chấp phần lớn đang bị Trung Quốc kiểm soát. Báo chí nói rằng tuyên bố này là để phản ứng lại những thông báo mà Trung Quốc vừa đưa ra về những dự định phát triển những quần đảo trên.

Tuần trước tôi đã có nhận định với bạn bè cũng như trên mạng rằng mỗi khi Việt Nam làm điều này, có nghĩa là hai quốc gia đang có một đụng độ bí mật trên biển.
Vài ngày sau, Việt Nam đã công bố một câu chuyện quái dị trên truyền thông nhà nước rằng họ vừa kế thúc một cuộc hội thảo hữu nghị với Trung Quốc và đã đi đến một thoả thuận chung về những vấn đề liên quan đến biển Đông. Những gặp gỡ loại này luôn mang dấu hiệu cảnh giác.
Rồi hôm nay Việt Nam rốt cuộc lại thông báo rằng những tuyên bố của chính phủ tuần trước thật sự là để phản ứng lại những chiếc thuyền đánh cá Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắt giữ và đánh đập những ngư dân Việt trên thuyền.
Cũng nên lưu ý rằng “ngư dân” Việt Nam thật sự có nghĩa là những sĩ quan hải quân Việt Nam cải trang. Những tình báo, công an và quân đội Cộng sản ở Việt Nam dường như luôn ăn mặc thường phục để hoạt động bí mật thường xuyên như họ mặc đồng phục. Tìm kiếm trên Google và bạn sẽ tìm thấy rằng trước mỗi cuộc trao đổi về vấn đề biển Đông (tích cực hay tiêu cực), luôn có một sự kiện đầy bí ẩn liên quan đến “ngư dân” Việt Nam bị mất tích trên biể hoặc “bị hải tặc tấn công” gần những hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát.
Vậy điều này có liên quan gì đến Iran, bạn hỏi? Hãy bước qua một sự kiện khác trong tuần này.
Hoa Kỳ vừa thông báo rằng Bắc Hàn đã đồng ý đình chỉ những hoạt động và thử nghiệm vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực từ Hoa Kỳ. Bắc Hàn là đồng minh chủ chốt và người hậu thuẫn cho chương trình hạt nhân của Iran và chắc chắn rằng thoả thuận mới này với Hoa Kỳ sẽ giới hạn sự hợp tác giữa Bắc Hàn và Iran.
Các quan chức Hoa Kỳ tuần này đã bất ngờ tố cáo Ả Rập Saudi có liên quan đến cuộc tấn công 11/9 vào Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ đã có được thông tin này trong khoảng một thập niên. Tại sao đến giờ mới công bố? Hoa Kỳ đang gây áp lực lên Ả Rập Saudi để nó ủng hộ Hoa Kỳ chống lại Iran. Nếu nó không chịu hợp tác, tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ còn thấy thêm những tiết lộ về Ả Rập Saudi trong những tuần kế tiếp.
Hoa Kỳ đang đi kêu gọi khắp thế giới để áp lực các quốc gia giúp chính phủ Hoa Kỳ kềm chế Iran - trước khi một cuộc chiến tranh thế giới nổ ra - một sự kiện giờ đây dường như có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, những nhân vật chính trong trò chơi này, ngoài Hoa Kỳ, lại chính là Trung Quốc và Nga.
Ta có thể tưởng tượng rằng Hoa Kỳ và Nga đang thảo luận về việc gì - có lẽ là một lời hứa sẽ không có những nhận định xúc phạm từ bà Clinton đối với Putin trong giai đoạn nước Nga đang bầu cử và biểu tình này.
Rõ ràng những điều kiện Trung Quốc đưa ra cho Hoa Kỳ sẽ là: Nếu các anh (Hoa Kỳ) muốn được ủng hộ trong vấn đề Iran, thì phải để chúng tôi (Trung Quốc) sở hữu biển Đông.
Đây là cái giá rất đắt, và không rõ là Hoa Kỳ có sẵn sàng trả nó hay không, nhưng việc này cũng không ngăn Trung Quốc làm phép thử. Năm ngoái, sau vài sự kiện bạo lực giữa Trung Quốc và Việt Nam, truyền thông Việt Nam đã thông báo rằng Hoa Kỳ vừa gửi tàu chiến đến khu vực. Hoa Kỳ không luôn tự đưa ra thông báo và cũng không xác nhận những công bố của chính quyền Việt Nam (và thông tin này cũng không thường được truyền thông bên ngoài Việt Nam nhắc đến). Tuy nhiên điều rõ ràng là Việt Nam đã gửi một thông điệp đến Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ nhượng bộ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp mới nhất này, chúng ta có thể thấy Hoa Kỳ đứng bên lề lần này trong khi Việt Nam bị thất thế trên biển.
Cho đến hiện tại Hoa Kỳ đã vẫn tìm cách giữ vùng biển mở cửa, không chỉ như là phương tiện giao thông và thương mại ở Đông nam Á, mà còn bởi vì nguồn dầu dự trữ dồi dào trong khu vực. Hoa Kỳ đã nhanh chóng củng cố quan hệ với Việt Nam trong một thập niên qua, bao gồm việc hỗ trợ Việt Nam tham gia WTO, những chuyến viếng thăm thường xuyên của các quan chức cao cấp Hoa Kỳ, nguồn viện trợ nhân đạo và giúp đỡ kinh tế dồi dào, và thậm chí có những tin đồn về những thoả thuận quân sự. Tất cả những điều này cho thấy một nỗ lực muốn làm ồng minh với Việt Nam nhằm kềm chế người láng giềng phương bắc.
Như tôi đã đề cập đến những dự đoán cho năm 2012, năm nay sẽ có những căng thẳng tăng cao giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ trong vấn đề biển Đông. Tuy nhiên câu hỏi là liệu biển Đông hay Iran sẽ thúc đẩy chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mạnh hơn - và Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao, đặc biệt là đối với những nhân vật chủ chốt khác trong khu vực tranh chấp, bao gồm Đài Loan, Philippine và Việt Nam.
Mỹ bố trí lại lực lượng quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Các nhà phân tích quân sự cho rằng, hiện nay việc can dự của Mỹ vào biển Đông đã chuyển từ đơn thuần can dự về mặt ngoại giao sang kết hợp song song cả ngoại giao và quân sự. Những tuyên bố mới đây của Tổng tham mưu trưởng phụ trách tác chiến ...
Mỹ đưa ra quan điểm tác chiến mới tại châu Á - Thái Bình DươngNhân Dân
-Trung Quốc: “Lợi ích mở rộng đến đâu, quân đội phải vươn ra đến đó”(GDVN) - Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp trên biển và ở nước ngoài ngày càng tăng lên, Quân đội Trung Quốc sẽ từng bước thực hiện “vươn ra bên ngoài” - Tướng TQ. “Lợi ích quốc gia mở rộng đến đâu, lực lượng tác chiến kiểu mới sẽ phải vươn ra đến đó”. Tờ “Giải phóng quân” của Quân đội Trung Quốc gần đây đã có một số thông tin gây liên tưởng cho dư luận.
Thiếu tướng Doãn Trác-chuyên gia quân sự, Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc.
Đối với vấn đề này, thiếu tướng Hải quân Doãn Trác, Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, người đang tham gia “Lưỡng hội” ở Bắc Kinh, đã nói với các phóng viên China News rằng, trong tình hình mới, Quân đội Trung Quốc thực sự phải vươn ra bên ngoài, nhưng điều này sẽ không làm thay đổi chiến lược phòng thủ của quốc phòng Trung Quốc.
Khi trả lời phỏng vấn, Doãn Trác nói, hiện nay sức mạnh quân sự của Trung Quốc lạc hậu rất xa so với việc mở rộng lợi ích ở trên biển và ở nước ngoài, khiến cho lợi ích hợp pháp ở ngoài biên giới của Trung Quốc không thể được bảo vệ có hiệu quả.
Doãn Trác cho biết: “Tỷ lệ công việc hậu cần trên biển hàng năm của Trung Quốc chiếm tới 90%, trong hơn 200 triệu tấn dầu nhập khẩu, hầu hết là được vận chuyển bằng tàu thuyền trên biển. Ngoài ra còn có rất nhiều đầu tư ở bên ngoài biên giới”.
Theo Doãn Trác, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp trên biển và ở nước ngoài ngày càng tăng lên, Quân đội Trung Quốc sẽ từng bước thực hiện “vươn ra bên ngoài”, tăng cường khả năng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, cướp biển.
Tàu vận tải đổ bộ tổng hợp lớp 071 Tỉnh Cương Sơn của Hải quân Trung Quốc.
Doãn Trác còn cho rằng, Quân đội Trung Quốc “vươn ra bên ngoài” sẽ tuân thủ ba nguyên tắc lớn: Một là, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc quốc tế hiện hành. Hai là, tôn trọng chủ quyền và pháp luật của các nước khác. Ba là, thực hiện sách lược “phòng thủ ở biển xa”, “vươn ra bên ngoài” không có nghĩa là hành vi mang tính tấn công.
Doãn Trác nói: “Lấy việc tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến vùng biển Somalia làm ví dụ, chúng ta vừa có sự cho phép và ủng hộ của Liên Hợp Quốc, vừa được Chính phủ hợp pháp của Somalia trao quyền và mời, còn chủ động hộ tống cho tàu thuyền nước ngoài, tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Đối với quan điểm của bên ngoài cho rằng Trung Quốc “quân sự mạnh lên chắc chắn sẽ bá quyền”, Doãn Trác cho rằng, cách thức “vươn ra bên ngoài” của Quân đội Trung Quốc có sự khác biệt rất lớn so với các nước phương Tây như Mỹ.

“Trong chiến tranh Libya, một số nước sử dụng vũ lực lấy quan niệm giá trị của mình áp đặt lên một quốc gia có chủ quyền khác, điều này dù thế nào cũng đều không thể chấp nhận được”.
Trong các hoạt động trao đổi ngoại giao, quân sự quốc tế, các quan chức Trung Quốc luôn nhấn mạnh thực hiện quan điểm phát triển hòa bình và chiến lược phòng ngự tích cực, nhưng vẫn có không ít nhân sĩ phương Tây giải thích đó là “sự nhẫn nhịn nhất thời”.

Doãn Trác nói: “Chế độ chính trị của Trung Quốc đã quyết định chúng ta không xuất khẩu ý thức hệ ra bên ngoài, biểu thị công khai về hòa bình tuyệt đối không phải là “giấu mình” tạm thời như bên ngoài hiểu, mà là một quốc sách chiến lược”.
Hải quân Trung Quốc ra sức vươn ra đại dương và nước ngoài.
Khi nói đến vấn đề liệu Trung Quốc có đóng quân ở nước ngoài trong tương lai hay không, Doãn Trác cho biết, tuy các nước Ai Cập, Sudan gần đây liên tiếp xảy ra các sự cố công dân Trung Quốc bị bắt cóc, “nhưng bình thường sẽ không điều quân đội đi để giải quyết vấn đề này, có một số doanh nghiệp hiện đang thử thuê công ty bảo đảm an ninh, dùng hành vi thương mại để bảo vệ lợi ích thương mại”.
Doãn Trác nói, hiện nay cử lực lượng gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc, nhưng hoàn toàn không thiết lập lực lượng chiến đấu có cơ cấu tổ chức. “Đóng quân ở nước ngoài chắc chắn phải phù hợp với quy định của Liên Hợp Quốc, đồng thời phải được các nước sở tại cho phép, hơn nữa phải tuân thủ luật pháp địa phương”.
Các tài liệu công khai cho thấy, tướng Doãn Trác hiện đảm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Chuyên gia Thông tin hóa – Hải quân Trung Quốc, làm công tác nghiên cứu học thuật quân sự lâu dài, từng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Hải quân. Được biết, năm nay, Doãn Trác đã đệ trình đề án có liên quan đến vấn đề biển Đông cho Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc.
"Trung Quốc có lợi ích quốc gia ở đâu, Quân đội phải có mặt ở đó"
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)





Ấn Độ rầm rộ tập trận "Hủy diệt" tại khu vực tranh chấp vớiTrung Quốc


TRUNG QUỐC TỪNG NÊU VIỆC ĐÁNH CHIẾM AN NAM ĐỂ GÂY ÁP LỰC VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á   –   (VCV/VC+).-- Hồ Bạch Thảo: TRUNG QUỐC SỬ DỤNG CÔNG NHÂN TẠI CÁC HẦM MỎ NHƯ LÀ ĐẠO QUÂN MAI PHỤC SÃN TẠI NƯỚC TA VÀ CHUYỆN “MẶT DÀY” QUÁ KHỨ   –   (Văn chương +). -  TƯ TƯỞNG VIỆT NAM NGANG HÀNG VỚI TRUNG QUỐC VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC ĐẠI NAM   –   (Văn chương +).
--- Một dòng sông Ấn Độ bắt nguồn từ Tây Tạng bị cạn nước, Trung Quốc bị nghi là thủ phạm   –   (RFI). 
– Bắc Kinh tố cáo Đạt Lai Lạt Ma gây bất ổn tại các vùng Tây Tạng   –   (RFI).– Trung Quốc gia tăng kiểm soát điện thoại di động và internet tại Tây Tạng   –   (RFI). – Người Tây Tạng phản đối chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng TQ    –   (VOA). – Trung Quốc : Xung đột sắc tộc luôn âm ỷ tại Tân Cương   –   (RFI). –Các tổ chức của người Uighur phản đối vụ bạo động ở Tân Cương    –   (VOA). Bạo động ở Tân Cương làm 12 người thiệt mạng   –   (RFI).  – Trung Quốc tố cáo các phần tử ly khai tại Tân Cương gây chết người    –   (VOA).   – Bạo loạn Tân Cương ‘làm 12 người chết’   –   (BBC).- Thêm một trường hợp “Ô Khảm” khác xuất hiện tại Trung Quốc   –   (RFI). .  – Ô Khảm, phòng thí nghiệm dân chủ (L’Express/ Thụy My).Once Under Siege, a Chinese Village Takes to the Polls TIME-This weekend China will see an exercise of democracy in an unlikely place- Viết Lê Quân: Bùng nổ bạo loạn ở Tân Cương: Nguồn cơn và ám ảnh (TN).- Người Tây Tạng biểu tình tại New Delhi, Ấn Độ    –   (VOA).---



 - Nga: tiến lên quá khứ (phần 1) (Der Spiegel/ Phan Ba).--Đảng Cộng sản Việt Nam cam kết chấn chỉnh nội bộ
- Đấu đá nội bộ ở Trung Quốc: Ông Vương Lập Quân ‘đang bị điều tra’   –   (BBC).--TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÂN SĨ NGOÀI ĐẢNG basam--THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÂN SĨ NGOÀI ĐẢNG Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 1/3/2012 TTXVN (Bắc Kinh 24/2) Theo Nhân dân Nhật báo ngày 24/2: Mới đây, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành “Ý kiến về việc tăn
Đấu đá nội bộ và bất ổn ở Trung Quốc – Cơ hội cho các giá trị Canada basam-Epoch Times Đấu đá nội bộ và bất ổn ở Trung Quốc – cơ hội cho các giá trị Canada Tác giả: Matthew Little Người dịch: Thủy Trúc 23-2-2012 Không thể nào biết được liệu Thủ tướng Stephen Harper có thực sự biết rõ mình sẽ phải đương đầu với cái gì trong chuyến thăm
Máy bay VNA bị cạn nhiên liệu vì phải bay tại chỗ(SGGP).- Ngày 1-3, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, một chuyện hy hữu vừa xảy ra với máy bay của Vietnam Airlines. Đó là chuyến bay số hiệu VN 416 có hành trình từ Hà Nội đi Seoul (Hàn Quốc) khởi hành ngày 15-1 vừa qua.
Khi chuyến bay cất cánh được khoảng 2 tiếng và đang trên bầu trời Quảng Châu (Trung Quốc) thì được đài kiểm soát không lưu tại khu vực bay qua yêu cầu bay vòng tại chỗ 55 phút với giải thích chung chung là trong khu vực có hoạt động nguy hiểm. Vì không đủ nhiên liệu tiếp tục hành trình, chiếc máy bay này đã phải hạ cánh tạm xuống sân bay Thượng Hải. Chuyến bay tới Seoul bị chậm nhiều giờ so với lịch trình.
Cục Hàng không Việt Nam vừa gửi văn bản đề nghị cơ quan đồng cấp phía Trung Quốc hợp tác làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Bích Quyên

-Theo: SGGP Máy bay VNA bị cạn nhiên liệu vì phải bay tại chỗ



-------

Tổng số lượt xem trang