Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Đông Hải và Đông Thổ

--Đông Hải và Đông Thổ
Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày 140604

Mặt trái rất thiếu an toàn của Trung Quốc  

* Cảnh sát võ trang và ông già Đông Thổ tại Tân Cương *
Giữa nhưng sôi động và đấu khẩu ngoài Đông Hải, báo chí Trung Quốc vừa loan một tin rất lạ và thật ra bất lợi cho Bắc Kinh. Lạ hơn thế là việc báo chí Hoa Kỳ và quốc tế lại ít nhắc tới.

Hôm 26 Tháng Năm vừa qua, lực lượng cảnh sát Tân Cương bắt được năm nghi can khủng bố tại thành phố Hoà Điền ở phía Tây Nam của Khu tự trị và tịch thu được nhiều tang vật. Trong số này có 1,8 tấn (1.800 ký là gần hai tấn) thuốc nổ. Theo sự đánh giá của bộ máy an ninh sở tại thì các nghi can trù tính chế tạo bom để tấn công nhiều khu vực đông dân trong thành phố. Viết lại cho gọn: khủng bố Tân Cương có một lượng chất nổ vĩ đại. Rất khủng.

"Hồ Sơ Người-Việt" xin tìm hiểu thêm về chuyện này....



Khủng Bố Hồi Giáo Tại Trung Quốc


Hoà Điền (Hotan) là quận lỵ của Quận Hoà Điền tại phía Tây Nam của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Tân Cương Duy Ngô Nhĩ Tự Trị Khu), phía Nam rặng Côn Luân và tiếp giáp với Khu tự trị Tây Tạng. Thành phố là ốc đảo giữa rúi rừng và sa mạc, hiện có gần 400 ngàn dân.

Xưa kia, Hoà Điền là kinh đô của Vương quốc Vu Điền (Khotan) nổi tiếng của Phật giáo trên con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc với cõi Tây Vực và Trung Á. Từ thế kỷ 11 (quãng 1006), Vương quốc này bị Mông Cổ thôn tính và sau này theo Hồi giáo, trở thành đất ngụ cư của người Đông Thổ, hay là tộc Duy Ngô Nhĩ (Uighurs, cũng có tên cũ là Hồi Hột hay Đột Quyết). Ngày nay, Hòa Điền là một trung tâm buôn bán, giao điểm của các sinh hoạt trong vùng Tân Cương.

Ở nơi đó, cảnh sát Trung Quốc vừa bắt được năm nghi can khủng bố. Chuyện ấy khiến người ta nhìn lại nhiều hoạt động khủng bố gần đây của sắc dân Uighur.

Mùng một Tháng Ba năm nay, tám người dùng dao chém loạn tại nhà ga Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, khiến 29 người chết và 130 người bị thương. Không có nhóm nào ra tuyên cáo nhận lãnh công trạng của vụ khủng bố, nhưng cảnh sát tìm thấy tại chỗ và trưng bày cho báo chí một 1á cờ đen sơn bằng tay của nước Đông Thổ, với hàm ý là tác phẩm của dân Duy Ngô Nhĩ đang đòi độc lập. Một tổ chức chính trị xưng danh Đảng Hồi giáo Turkistan (Turkistan Islamic Party – TIP) đã phổ biến băng hình ngợi ca hành động này.

Ngày 30 Tháng Tư, khủng bố dùng bom tự sát tấn công một nhà ga tại thủ phủ Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề) của Tân Cương khiến ba người thiệt mạng và hơn chục người bị thương. Ngay sau đó tổ chức Turkistan Islamic Party ra thông cáo xác nhận công trạng kèm theo cuốn băng hình cho thấy cách làm bom thủ công nghiệp và lời hăm dọa là sẽ còn tấn công như vậy.

Ngày 22 Tháng Năm, cũng tại Urumqi, nhiều hung thủ lái hai xe chứa đầy chất nổ lao vào một ngôi chợ lộ thiên. Họ ném chất nổ và cho nổ tung một xe trong chợ khiến 31 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Cho đến nay, chưa thấy ai lên tiếng nhận lãnh công trạng của vụ hủng bố này.

Với việc cảnh sát Hòa Điền vừa tịch thu được một lượng chất nổ rất lớn, chúng ta thấy được bốn vụ khủng bố trong vòng ba tháng trời, nhưng trải rộng từ Tân Cương tới Vân Nam. Nét chung là sắc tộc Uighur với phong trào đòi quyền độc lập cho một quốc gia, khác với dân Tây Tạng chỉ muốn được tự trị để bảo vệ văn hóa và Phật giáo Tây Tạng.

Lúc bấy giờ người ta mới nhớ ra một biến cố khác: ngày 28 Tháng 10 năm ngoái, có hai chiếc xe bóp còi inh ỏi để tránh người đi đường và lao vào Quảng trường Thiên An Môn, một chiếc bốc cháy gần chân dung của lãnh tụ Mao Trạch Đông! Biến cố có tính chất phô trương đó xảy ra với nội dung chính trị: ngay trước khi Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc họp Hội nghị kỳ ba (Third Plenum) của khóa 18. An ninh trên Quảng trường Thiên An Môn là một ưu tiên cực kỳ nhạy cảm cho chế độ Bắc Kinh, vậy mà vẫn có người biểu dương tinh thần phản kháng một cách ác liệt! 

Hung thủ là người Hán, người Hồi hay Tây Tạng, chúng ta không biết....


Hồi Giáo Tân Cương


Tân Cương, hay Tây Tạng, không là lãnh thổ của Trung Quốc từ cả ngàn năm nay.

Vùng đất có tên gọi Tân Cương chính là nước Đông Thổ của dân Hồi Hột, bị nhà Đại Thanh thôn tính vào quãng 1750 và đặt lại tên thành "biên cương mới". Trong gần nửa thế kỷ hỗn loạn từ khi nhà Thanh sụp đổ (1911) và đảng Cộng sản ngự trị (1949), người dân địa phương xưng lại quốc hiệu Đông Thổ (East Turkistan) theo ý nghĩa là xứ Thổ tại miền Đông - chữ "stan" có nghĩa là đất của, như Afghanistan là "đất của dân Afghan". Nhờ loạn lạc Trung Quốc, nước Đông Thổ có hai giai đoạn độc lập ngắn ngủi vào năm 1933-1934 và từ 1944 đến 1949 khi Mao Trạch Đông xua quân chiếm đóng. Cái tên Uighur sử dụng sau nay thật ra là do Liên bang Xô viết đặt ra và Trung Quốc phiên âm lại thành Duy Ngô Nhĩ.

Kể từ 1949, Đông Thổ hay Tân Cương là một phần lãnh thổ của Trung Quốc nhưng thường xuyên gặp phản ứng đấu tranh và nổi dậy của dân Hồi Hột.

Cái tên Turkistan Islamic Party hay Turkistan Islamic Movement do phiên dịch từ "Hizbul Islam Li-Turkistan" đã xuất hiện từ năm 1940 và là lực lượng tiến hành nhiều cuộc nổi dậy từ 1940 đến 1952, chống các lãnh chúa Trung Hoa ở địa phương và chống lại chế độ Cộng sản Trung Quốc. Khi chiến dịch "Trăm hoa đua nở" của Mao Trạch Đông được tung ra năm 1956 thì cùng giới trí thức đòi tự do ở các tỉnh miền Đông, các lực lượng đấu tranh Duy Ngô Nhĩ ở miền Tây cũng đổi phương pháp và danh xưng, từ Turkistan đổi ra East Turkistan và sau vài lần nổi dậy không thành thì tan dần vào quên lãng.

Khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách từ năm 1979, không khí tương đối dễ thở hơn cũng tạo cơ hội phục hưng cho đạo Hồi và tộc Đột Quyết trên đất Tân Cương. Một lãnh tụ còn lại của phong trào Hizbul Islam Li-Turkistan là Abdul Hakeem đã được phóng thích và ngầm mở ra các trường đạo của Hồi giáo để đào luyện cán bộ. Từ đám đệ tử của Abdul Hakeem, có Hasan Mahsum là người thành lập phong trào "East Turkistan Islamic Movement" (ETIM) vào năm 1997. Lực lượng ETIM nổi danh vì áp dụng phương pháp bạo động và khủng bố. Chúng ta nên nhớ đến cái tên Hasan Mahsum.

Kiểm lại thì nếu lực lượng ETIM là phần võ trang thì đảng Hồi giáo Turkistan Islamic Party (TIP) là mặt chính trị của khủng bố Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Như vậy phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc của người Đông Thổ tại Tân Cương đã có gốc rễ sâu xa. Rồi mới nối liền với phong trào khủng bố Hồi giáo xưng danh Thánh Chiến – Jihad....



Thánh Chiến vào Tân Cương


Từ 65 năm nay (1949), những người đấu tranh cho quyền tự trị hay độc lập của quốc gia Đông Thổ đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc thẳng tay đàn áp và tiêu diệt. Bắc Kinh đối xử với dân Hồi giáo Đông Thổ còn nặng tay hơn là với người Tây Tạng theo Phật giáo. Lý do trước tiên vẫn là sự lo sợ và địa dư chiến lược

Về địa dư chiến lược, Trung Quốc muốn chiếm đóng và xây dựng những vùng đất ở biên vực như Tân Cương và Tây Tạng thành vùng trái độn để bảo vệ khu vực sinh hoạt của Hán tộc. Thời Chiến tranh lạnh, từ 1949 đến 1991, Bắc Kinh sợ là Hoa Kỳ sẽ yểm trợ dân Tây Tạng, mà còn sợ hơn vậy là việc Liên Xô có thể hỗ trợ phong trào ly khai của Hồi giáo Tân Cương.

Nhưng chính là sự đàn áp này lại gây tác dụng ngược.

Nhiều người Đông Thổ đã phải lưu vong để tránh bị sát hại. Thành phần đấu trang ôn hòa và bất bạo động đã lập cơ sở chính trị tại Hoa Kỳ, Âu Châu, xứ Turkey và Trung Á. Còn các nhóm đấu tranh cực đoan hay lực lượng dân quân thì tìm vào Afghanistan để nương nhờ chế độ Taliban (lên nắm chính quyền từ 1996), hay tới Pakistan tìm sự trợ giúp của Taliban, al-Qaeda hay nhóm võ trang khủng bố Islamic Movement of Uzbekistan.

Chúng ta trở lại với nhân vật Hasan Mahsum. Sau khi thành lập lực lượng ETIM năm 1997 thì Mahsum đã lánh nạn tại thủ đô Kabul của Afghanistan, được Taliban che chở và tiếp xúc với al- Qaeda cùng thủ lãnh Osama bin Laden. Sau này, vào năm Mahsum bị các đơn vị quân đội Pakistan hạ sát khi họ càn quét một căn cứ al Qaeda trong vùng Nam Waziristan.

Ngoài Hasan Mahsum của lực lượng ETIM, có lãnh tụ Abdul Haq al-Turkistani của đảng Hồi giáo TIP là thành viên của nhóm lãnh đạo al-Qaeda và y như lực lượng ETIM, đảng TIP cũng bị Hoa Kỳ cùng Liên hiệp quốc xếp vào danh mục của khủng bố. Tháng Hai năm 2012, Abdul Haq đã bị máy bay tự động của Hoa Kỳ bắn chết tại vùng Bắc Waziristan.

Nhân vật thứ ba của khủng bố Duy Ngô Nhĩ là lãnh tụ Abdul Shakoor al-Turkistani cũng sát cánh với al-Qaeda và Tháng Tám năm 2012 thì bị máy bay tự động của Mỹ giết chết cùng ba phụ tá dưới trướng.

Như vậy, khủng bố Hồi giáo tại Tân Cương đã ra ngoài tiếp xúc và hợp tác với phong trào Thánh Chiến, rồi phổ biến phương tiện tuyên truyền của họ bằng tiếng Á Rập làm võ khí huy động ở Tân Cương. Sau vụ khủng bố bằng bom tự sát tại Urumqi ngày 30 Tháng Tư (đã nói ở trên), lãnh tụ Abdullah Mansour của đảng Hồi giáo Turkistan Islamic Movement đã xuất hiện qua băng hình để nhận công trạng và phát biểu bằng tiếng Á Rập rồi mới nói tiếng Hồi Hột. Cuốn băng hình có đầy những đặc tính dàn dựng của al-Qaeda.

Chúng ta trở lại với chuyện gần hai tấn chất nổ vừa tịch thu được ở Hoà Điền.

Hồ Sơ Người-Việt đã có bài về khủng bố Duy Ngô Nhĩ vào ngày 23 Tháng Tư vừa qua (Duy Ngô Nhĩ và An Ninh Đông Nam Á) khi xảy ra chuyện lưu dân Duy Ngô Nhĩ đột nhập Việt Nam và gây ra vụ bạo động ở của Bắc Phong Sinh của tỉnh Quảng Ninh vào ngày 18. Người ta thấy phong trào đấu tranh cho nền độc lập Đông Thổ chuyển dần phương pháp, từ quyền ly khai qua đòn khủng bố, từ tấn công đồn bót hay cảnh sát Trung Quốc qua những vụ tàn sát thường dân bằng dao rừng, bom xăng, xe hơi có chất nổ.

Lần này, khủng bố Duy Ngô Nhĩ có hậu cần của al-Qaeda và tiếp vận của Thánh Chiến toàn cầu. Nếu hai tấn chất nổ được chế thành bom để tấn công các mục tiêu "mềm", là thường dân, thì an ninh Trung Quốc có vấn đề.....

_____________________

Kết luận ở đây là gì?

Quy luật vật lý chính trị có dạy rằng "sức ép tạo ra sức bật". Càng đàn áp nặng thì càng bị phản ứng. Quy luật địa lý chính trị nhắc thêm là Trung Quốc đòi tung hoành ngoài Đông Hải thì bị Đông Thổ vỗ vào lưng, với cả tấn thuốc nổ!



China deploys 3,000 special forces in restive city
Beijing - China has transferred about 3,000 special forces officers to help keep order in an ethnically divided north-western city, state media said Friday.
The 3,000 officers in eight brigades would help to 'maintain stability' in Urumqi, the capital of the Central Asian region of Xinjiang, China Radio International reported on its website.
About one-third of the special forces officers were deployed with Urumqi traffic divisions, another 1,000 were working at local police stations and the remainder had joined mobile anti-riot teams, the broadcaster quoted regional officials as saying.
It quoted Zhu Hailong, Urumqi's top Communist Party official, as saying he hoped the deployment would help security forces respond to 'new situations and new tasks' and to maintain the city's 'long-term social stability.'


Urumqi has remained tense since protests by the Uighur ethnic minority escalated into rioting that left about 200 people dead and 1,700 injured in the city in July 2009.


The government has reported several terrorist attacks that killed dozens of people in Xinjiang in the past few years, but Uighur exile groups have accused China of using the global fight against terrorism as an excuse to suppress political and religious activity among Uighurs, some of whom seek independence.


The mainly Muslim Uighurs make up about 40 per cent of Xinjiang's population of 20 million.


Urumqi's stability was 'generally controlled and generally improving' but was 'still difficult,' Zhu said.


He said the government's ability to ensure stability remained 'weak,' saying police and special forces needed better training for responding to emergencies.


Zhu Changjie, Xinjiang's chief of police, was quoted as saying the transfer of the officers to the city from the Xinjiang Public Security Bureau reflected an 'adjustment to the management system' of local police operations

Xinjiang had about 5,000 special forces officers last year with 3,000 now operating in Urumqi. The remaining 2,000 officers were deployed in other restive areas, including Yili, Kashgar, Aksu and Hotan, the report said.

-- Việc tín đồ khu vực dân tộc Tạng Tứ Xuyên tự thiêu là âm mưu chính trị của những kẻ toan thực hiện “Tây tạng độc lập” (CRI).


--Thay đổi lãnh đạo Trung QuốcBeijing attempts to tighten control before leadership change (Vancouver Sun 17-11-11) -- Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường thì coi như địa vị đã an bài, nhưng Du Chính Thanh (Bí thư Thượng Hải), Uông Dương (Quảng Đông), Bác Hi Lai (Trùng Khánh) thì còn đang đấu đá nhau... Cả bọn này đều là "thái tử đảng" cả, Tập Cận Bình (con Tập Trọng Huân) và Bác Hi Lai (con Bác Nhất Ba) tthì biết rồi, còn Du Chính Thanh té ra là con rể của tướng Trương Chấn Hoàn của PLA. ◄  (Theo Jonathan Manthorpe thì cố gắng duy trì chế độ độc đảng của TQ là vừa lỗi thời vừa dại dột.  Ổng không nói gì đến Việt Nam) 
--China’s leaders jockey for Politburo positions (Financial Times)-Country preparing for a once-in-a-decade leadership transition as its senior politicians start to jockey for places on the ruling Politburo

Ngày càng có nhiều chính khách Mỹ bày tỏ sự lo ngại về Trung Quốc - VOA - Những vụ công kích dữ dội nhất đã diễn ra trong cuộc tranh đua của các chính khách muốn được được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên Tổng thống Mỹ, từ những cuộc vận động cử tri ở khắp nơi cho tới những cuộc tranh luận trên truyền hình như cuộc tranh luận trong tuần này về chính sách đối ngoại. Trong cuộc tranh luận này, Thống đốc tiểu bang Texas Rick Perry đã nêu tên Trung Quốc như vấn đề an ninh quốc gia lớn nhất của nước Mỹ:


Hàng nghìn người tham gia bạo động ở Trung Quốc TTO - Hàng nghìn cư dân ở thị trấn Kiềm Tây, tỉnh miền tây nam Quý Châu đã xuống đường ngày 11-8, đập phá xe của cảnh sát trong cuộc biểu tình biền thành bạo động mới nhất ở Trung Quốc.
Quang cảnh sau một vụ bạo động ở Tân Cương vào giữa tháng 7. Ảnh: Reuters
“Đụng độ đã nổ ra giữa các quan chức điều hành địa phương và chủ một chiếc xe đậu trái luật, dẫn tới sự tham gia của hàng nghìn người và các đám đông đã đập phá xe của cảnh sát và phong tỏa các con đường”, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc cho biết trên trang mạng của đài này.
Theo bản tin, năm xe cảnh sát đã bị đập phá, trong khi những người tham gia bạo động khác phong tỏa các con đường xung quanh khu vực diễn ra đụng độ bằng xe tải và xe nâng hàng. “Trong khi đối phó với tình hình, một số cảnh sát đã bị thương”, bản tin cho biết, đồng thời khẳng định vào sáng ngày 12-8, đám đông đã bị giải tán và cảnh sát đã kiểm soát được tình hình.
Một cuộc bạo động ở miền nam Trung Quốc hồi tháng 6 cũng xuất phát từ những tranh cãi giữa cư dân và lực lượng thực thi pháp luật.
HẢI MINH
Nguồn: TT-Hàng nghìn người tham gia bạo động ở Trung Quốc 


--

Bạo loạn sắc tộc ở Trung Quốc

Brahma Chellaney
clip_image002
NEW DELHI – Đối mặt với những vụ lộn xộn của người dân Uighur, Pakistan, một đồng minh thân cận của chính phủ Trung Quốc có thể đã phải bắt đầu lo lắng. Thực vậy, chính quyền tỉnh Tân Cương nói rằng những kẻ ly khai nổi bật người Uighur mà họ bắt được đã trải qua những khóa huấn luyện khủng bố ở Pakistan. Lời cáo buộc, làm cho chính phủ Pakistan lúng túng không kém, xuất hiện khi người đứng đầu ngành tình báo của nước này, Trung tướng Ahmed Shuja Pasha, tiến hành đàm phán ở Bắc Kinh để mong nhận được nhiều trợ giúp hơn nhằm chống lại áp lực ngày càng gia tăng của Mỹ đối với Islamabad.
Trung Quốc là nước trợ giúp nhiều nhất cho chính phủ Pakistan – bao gồm cả việc chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa và công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân. Bằng cách chơi con bài Kashmir nhằm chống lại Ấn Độ - thậm chí sử dụng cả các đơn vị Quân giải phóng nhân dân trong khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát gần biên giới với Ấn Độ - Trung Quốc đã thể hiện rõ ý đồ dùng liên minh của họ với Pakistan để ép Ấn Độ. Với những khoản đầu tư chiến lược hiện có của Trung Quốc vào Pakistan, quan hệ giữa hai bên có vẻ như sẽ không thay đổi.

Nhưng lời cáo buộc về việc ủng hộ những kẻ khủng bố người Uighur, dù mới chỉ do các quan chức địa phương của Trung Quốc đưa ra, cho thấy sự lo lắng của Trung Quốc trước việc chính phủ Pakistan không có khả năng ngăn chặn việc qua lại biên giới của những phần tử li khai người Uighur. Nhưng Trung Quốc đang đối mặt với không phải là cuộc chiến tranh ủy nhiệm hay thậm chí có sự tham gia của người ngoại quốc ở Tân Cương mà là sự nổi dậy của chính những công dân người Uighur của họ nhằm chống lại những tên thực dân người Hán.
Nhưng người Uighur không phải là duy nhất. Ngay ở Tây Tạng – nơi sự kháng cự chống lại chính quyền của người Hán chủ yếu vẫn là bất bạo động và ở đây không có những nhóm khủng bố để mà lên án – Trung Quốc cũng đang phải chứng kiến thành quả cay đắng của những chính sách nhằm phủ nhận bản sắc, nền văn hoá và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, không cho họ hưởng những nguồn lợi tự nhiên của chính họ.
Nhằm thúc đẩy quá trình Hán hóa những vùng đất của dân thiểu số, chính phủ đã và đang sử dụng chiến lược gồm 5 thành phần: (1) vẽ lại bản đồ biên giới quê hương của các sắc tộc; (2) đưa người Hán tràn ngập những vùng văn hóa không phải của người Hán; (3) viết lại lịch sử nhằm biện minh cho việc cai trị của Trung Quốc; (4) thi hành chính sách nhất nguyên về văn hóa nhằm xóa nhòa bản sắc khu vực và (5) đàn áp về mặt chính trị. Việc đồng hóa được Mãn Châu vào xã hội của người Hán và đưa ồ ạt dân địa phương vào vùng Nội Mông dẫn đến kết quả là chỉ còn người Tây Tạng và người Uighur nói tiếng Turkic là còn đứng ngoài quá trình Hán hóa mà thôi.
Nhưng những cuộc nổi dậy của người Tây Tạng từ năm 2008, cuộc bạo loạn của người Uighur từ năm 2009 và sự tái phát của những cuộc phản đối trên diện rộng của người Mông Cổ ở khu tự trị Nội Mông chứng tỏ rằng chiến lược Hán hóa về kinh tế và sắc tộc đã bắt đầu phản tác dụng. Trong khi chiến dịch phản đối do các tu sĩ lãnh đạo ở cao nguyên Tây Tạng tiếp tục thách thức sự đàn áp của Trung Quốc thì trong mấy tháng gần đây, ở Tân Cương đã có hàng chục người đã bị giết kể từ khi vụ xung đột Hán-Uighur lan từ thị trấn Hồ Tân sang thành phố Khách Thập địa khu (Kashgar) trên con đường tơ lụa.
clip_image004
Ảnh: BBC

Bản đồ Tân Cương - Xinjiang, vùng đất của người Duy Ngô Nhĩ thuộc các nước Đông Turkestan - bị Trung Hoa xâm lược và chiếm đóng từ năm 1949
Tân Cương, tiếp giáp với Afghanistan, Nga và các nước Trung Á và vùng Kashmir do Pakistan và Trung Quốc kiểm soát, bị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc mới thành lập vào năm 1949 thôn tính, năm sau nước này bắt đầu xâm lược Tây Tạng. Đấy chính là sự cáo chung của nước Cộng hòa Đông Turkistan ở Tân Cương do người Hồi giáo, được Josef Stalin giúp đỡ, lập ra vào năm 1944, tức là khi Chiến tranh Thế giới II bước vào giai đoạn quyết liệt. Trong suốt sáu thập niên qua đã có hàng triệu người Hán đến Tân Cương, tạo ra sự tranh chấp giữa các sắc dân về đất đai và nước ngọt, đấy là chưa nói tới việc kiểm soát khu vực có trữ lượng hydrocarbon khá lớn.
Vạn lý Trường thành được xây dựng chủ yếu dưới thời nhà Minh (1369-1644) nhằm phân định biên giới chính trị của đế chế Hán tộc. Hiện nay Trung Quốc có diện tích lớn gấp ba lần nhà Minh – vương triều Hán tộc cuối cùng – với đường biên giới mở rộng rất xa về phía Tây và Tây Nam so với Vạn lý Trường thành.
Như vậy là, hiện nay người Hán kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng nhất từ trước đến nay: Thủ đô văn hóa của Tân Cương là Khách Thập địa khu (Kashgar) ở gần Baghdad hơn là Bắc Kinh; còn khoảng cách từ Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, đến Bắc Kinh thì dài gấp hai lần khoảng cách từ đó đến New Delhi. Trên thực tế, việc đồng hóa một cách cưỡng bức Tây Tạng và Tân Cương chỉ bắt đầu sau khi Trung Quốc tìm cách tạo ra một hành lang trên bộ giữa hai khu vực này bằng cách nuốt chửng của Ấn Độ khu vực Aksai Chin rộng 38.000 cây số vuông, một phần của công quốc Jammu và Kashmir, sau khi xâm lược Ấn Độ vào năm 1962.
Nhưng chính sách của Trung Quốc hiện đã gây ra những chi phí tốn kém cho lĩnh vực an ninh nội địa, sự trỗi dậy của phong trào li khai trong một số khu vực đã cho thấy rõ điều đó. Với diện tích của những dân tộc thiểu số cứng đầu cứng cổ chiếm đến 60% lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – Tây Tạng và Tân Cương chiếm đến một nửa lãnh thổ Trung Quốc – vấn đề an ninh nội địa của họ lớn gấp nhiều lần so với nước láng giềng là Ấn Độ.
Trong khi Ấn Độ vui mừng trước sự đa dạng thì Trung Quốc tìm cách áp đặt sự đồng nhất về văn hóa và ngôn ngữ, mặc dù nước này vẫn nói rằng có tới 56 dân tộc. Nhưng trong khi thực hiện chủ nghĩa nhất nguyên về văn hóa như thế thì Trung Quốc còn tìm cách giấu diếm sự phân chia ngay trong nội bộ người Hán, không để cho những đường phân ranh Nam-Bắc tái xuất hiện. Trên thực tế, Trung Quốc là siêu cường duy nhất trên thế giới có ngân sách an ninh nội bộ lớn hơn là ngân sách quốc phòng.
Việc tập trung như thế vào cái mà chính phủ gọi là weiwen, hay là giữ ổn định, đã sinh ra một bộ máy an ninh hoạt động trơn tru, bao gồm từ sự giám sát với trình độ kỹ thuật cao nhất và những trung tâm giam giữ phi pháp đến đội quân những tên chỉ điểm được trả tiền và “những đội tuần tra” để canh chừng những người có thể gây rắc rối. Mặc dù thách thức đối với chính sách weiwen lan rộng đến cả khu trung tâm của người Hán, nơi những cuộc phản đối ở vùng nông thôn cũng phát triển với tốc độ tương đương với tốc độ gia tăng GDP của Trung Quốc, nhưng những khu vực dân tộc thiểu số truyền thống đã trở thành gót chân Achilles của đất nước này.


 Nội Mông Cổ - Inner Mongolia, vùng đất của Mông Cổ bị Trung Hoa xâm chiếm từ năm 1949. Cả hai Tân Cương và Nội Mong gộp lại chiếm gần 50% diện tích Trung Hoa ngày nay
Người Uighurs, người Tây Tạng và người Mông Cổ ở Trung Quốc đang đứng trước một sự lựa chọn quyết định: chiến đấu để giành lại quyền của mình hay là sẽ bị tụt xuống ngang với địa vị người thổ dân ở Mỹ. Dù có hay không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì việc càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng đứng lên thách thức chính sách cổ lỗ nhằm nô dịch về mặt kinh tế và sắc tộc kéo dài đã hàng chục năm của Trung Quốc cũng cho thấy chính sách weiwen sẽ chẳng thể nào có được hậu vận tốt đẹp.
B.M.
Brahma Chellane là giáo sư nghiên cứu chiến lược thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi, là tác giả cuốn sách Asian Juggernaut và cuốn sắp xuất bản: Water: Asia’s New Battlefield.
Phạm Nguyên Trường dịch
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN. 

-Trung Quốc : hàng nghìn người biểu tình chống công an tại tỉnh Quý Châu... RFI
AFP dẫn nguồn từ báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 12/8/2011 cho hay, hàng nghìn người dân trong tỉnh Quý Châu ở vùng tây nam Trung Quốc đã biểu tình phản đối vụ một phụ nữ bị đội trật tự đô thị đánh trọng thương. Theo Tân Hoa xã, người dân huyện ...
-Dân TQ đụng độ với chính quyền vì đỗ xeBBC Tiếng Việt
Hàng nghìn người tham gia bạo động ở Trung QuốcTuổi Trẻ

-NHỮNG BẤT ỔN SẮC TỘC TRUNG HOABS Hồ Hải-Bài viết gốc: China’s Ethnic Tremors

Tổng số lượt xem trang