-LTS:Cảm ơn dịch giả Nguyễn Quốc Vĩ đã cho phép bạn đọc tải về toàn bộ tài liệu "Bí mật Ngũ Giác Đài".
Khi đã “bao thầu” cho Việt Minh đánh Pháp thì Tầu không thể gạt Hồ Chí Minh ra ngoài vì uy tín của ông Hồ quá lớn, để yên cho ông Hồ và Việt Minh trọn quyền hành động là không thể có, vì Tầu vừa là kẻ xuất chi vừa là kẻ mưu đồ Đại Hán. Cái logic chính trị là Tầu sẽ tiếp tục ủng hộ ông Hồ nhưng khống chế kiểu vòng Kim Cô của Phật Bà Quan Âm. Cài cắm chung quanh ông Hồ vài Lê Chiêu Thống [Hoàng Văn Hoan chẳng hạn] đủ để khuynh đảo Bộ Chính Trị và đủ để tiến hành các động tác có lợi cho Tầu (đẩy nguy cơ chiến tranh với khối Tư Bản ra khỏi Tầu để có đủ thời gian yên ổn mà xây dựng).
Cách làm này nhà chính trị nào cũng làm, không cần cao kiến để hiểu. Có lẽ ngày nay, thế chính trị đó cũng không gì khác, chỉ khác là không còn một nhân vật trung tâm. Bí Mật Ngũ Giác Đài phần IV-A-2 (tôi dịch trước phần IV-A-1 vì nó trực tiếp đến quyết định của Mỹ tham gia vào chiến tranh Đông Dương) một lần nữa cho thấy Thực Dân Pháp tham lam, ngu xuẩn và gian dối là tác nhân quan trọng nhất đã đưa Việt Nam vào thế tương tàn nồi da xáo thịt. Dịch, đọc mà thương cho nước Mỹ: quyết tâm mạnh mẽ của họ thúc đẩy Pháp trao trả Độc Lập cho Việt Nam đã bị Pháp thao tác (manipuler) cài vào thế bí và Pháp không giao Độc Lập cho Việt Nam, kịp thời để chủ nghĩa Dân Tộc đủ thời gian phát triển và lớn mạnh để có được lòng dân, đủ để thành một lực lượng có
tiếng nói quan trọng trong lòng Dân Tộc.
Người Mỹ can thiệp vào chiến tranh Đông Đương nhưng tránh không đưa quân vào. Vì sao? Kinh phí chiến tranh lớn? sợ đụng đầu trực tiếp với Trung Cộng? Nhưng vì sao họ đã loại Tổng Thống Ngô Đình Diệm để rồi mang hàng triệu lính vào rồi bỏ đi sau khi đã mất hơn 58 ngàn thanh niên ở đó? Vì TT Diệm muốn cởi bỏ vòng Kim Cô? vì muốn cách ly hai tay to đầu Cộng Sản, hay vì đã tới lúc Mỹ phải làm như vậy để xâm nhập thị trường hơn một tỉ dân Tầu? Dù trong thế trận nào đi nữa giữa các cường quốc, một dân tộc nhược tiểu chỉ có con đường chịu trận.
Ngày nay, theo Mỹ thì sợ Tầu đánh, Mỹ che rồi Mỹ bỏ kiểu VNCH, theo Tầu thì sợ nó cho món “nô lệ ngàn năm” gặm mệt nghĩ. “Sống chung với lũ”, đảng Cộng Sản Việt Nam đang rầm rì với nhau đó là giải pháp trước nguy cơ xung đột với Tầu. Ngày xưa ông Hồ bảo “ta trăm lần, ngàn lần chịu ơn Trung Quốc”, lập tức câu nói thành một thứ mệnh lệnh cho đảng viên (và đảng viên lại đè lên dân) vòng tay vâng dạ với Tầu. Nói gì nghe đấy bảo gì làm đấy. Suy nghĩ cho kỹ các ông cộng sản Việt Nam ơi, Tổ Quốc là trên hết đấy.
Nguyễn Quốc Vĩ
Mong rằng những tài liệu này sẽ giúp bà con có thêm cái nhìn chính xác hơn vê chiến tranh đau thương của dân tộc
Mong rằng tinh thần Điện Biên Vì Dân vì Nước và Tổ Quốc là trên hết được mọi người nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày nay đã bị biến chất rất nhiều, nghĩ lại mà lo cho Dân Tộc
Quý bạn đọc có thể tải toàn bộ tài liệu "Bi mật Ngũ Giác Đài" tại đường lên kết
- "Bí mật ngũ giác đài - phần I: 1940-1950"
- "Bí mật ngũ giác đài - phần II: 1950-1954"
- - "Bí mật ngũ giác đài phần III: Hiệp Định Genève 1954" - - bản tiếng Anh
--"Bí mật ngũ giác đà phần IV -A-2
-- "Bí mật ngũ giác đài phần IV BiMatNguGiacDai-Phan-IV-B5
Tác giả Nguyễn Quốc Vĩ đã dịch xong
Sau khi dịch Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I, II, III và IV-B-5, tôi lắng đọng với nỗi buồn không dịch chi cả suốt mấy tháng nay. Buồn vì gửi đâu cũng không mấy nơi đăng dù đó là một phần (vì còn dịch tiếp) sự thực vì sao Đất Nước chúng ta bị chia hai, hàng triệu người dân Việt ngã xuống, thương vong, tàn phá vô cùng mà sao thiên hạ lơ là đến thế. Thôi, buồn thì buồn, dịch thì cứ dịch. Không đăng thì ta đọc một mình, ai quan tâm thì ta gửi. Đơn giản cuộc đời cho dễ sống. Tình yêu cho Tổ Quốc quê hương, mỗi người một cách thể hiện và nhìn nhận.
Năm 1945, không ít hơn tám lần, ông Hồ Chí Minh đã liên lạc với Tổng Thống Mỹ để yêu cầu Hoa Kỳ công nhận Độc Lập cho Việt Nam hay ít nhất là đưa Việt Nam vào giám hộ quốc tế như Mỹ đã giám hộ Phi Luật Tân. Đây là một sự kiên hết sức quan trọng, không những quan trọng ở chỗ tôi cho rằng ý đồ chính trị của ông Hồ muốn Việt Nam ngã về phía Tự Do (Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp ngay khi mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập[theo ông Bùi Tín] là băng chứng). Quan trọng là ở chỗ ông Hồ đã tự mình đóng dấu ấn “không trung kiên” mà sau này khi Việt Minh phải ngã vào vòng tay của khối Cộng Sản thì dấu ấn đó sẽ không bao giờ Mao Trạch Đông bỏ qua. Khi đã “bao thầu” cho Việt Minh đánh Pháp thì Tầu không thể gạt Hồ Chí Minh ra ngoài vì uy tín của ông Hồ quá lớn, để yên cho ông Hồ và Việt Minh trọn quyền hành động là không thể có, vì Tầu vừa là kẻ xuất chi vừa là kẻ mưu đồ Đại Hán. Cái logic chính trị là Tầu sẽ tiếp tục ủng hộ ông Hồ nhưng khống chế kiểu vòng Kim Cô của Phật Bà Quan Âm. Cài cắm chung quanh ông Hồ vài Lê Chiêu Thống [Hoàng Văn Hoan chẳng hạn] đủ để khuynh đảo Bộ Chính Trị và đủ để tiến hành các động tác có lợi cho Tầu (đẩy nguy cơ chiến tranh với khối Tư Bản ra khỏi Tầu để có đủ thời gian yên ổn mà xây dựng).
Cách làm này nhà chính trị nào cũng làm, không cần cao kiến để hiểu. Có lẽ ngày nay, thế chính trị đó cũng không gì khác, chỉ khác là không còn một nhân vật trung tâm. Bí Mật Ngũ Giác Đài phần IV-A-2 (tôi dịch trước phần IV-A-1 vì nó trực tiếp đến quyết định của Mỹ tham gia vào chiến tranh Đông Dương) một lần nữa cho thấy Thực Dân Pháp tham lam, ngu xuẩn và gian dối là tác nhân quan trọng nhất đã đưa Việt Nam vào thế tương tàn nồi da xáo thịt. Dịch, đọc mà thương cho nước Mỹ: quyết tâm mạnh mẽ của họ thúc đẩy Pháp trao trả Độc Lập cho Việt Nam đã bị Pháp thao tác (manipuler) cài vào thế bí và Pháp không giao Độc Lập cho Việt Nam, kịp thời để chủ nghĩa Dân Tộc đủ thời gian phát triển và lớn mạnh để có được lòng dân, đủ để thành một lực lượng có
tiếng nói quan trọng trong lòng Dân Tộc.
Người Mỹ can thiệp vào chiến tranh Đông Đương nhưng tránh không đưa quân vào. Vì sao? Kinh phí chiến tranh lớn? sợ đụng đầu trực tiếp với Trung Cộng? Nhưng vì sao họ đã loại Tổng Thống Ngô Đình Diệm để rồi mang hàng triệu lính vào rồi bỏ đi sau khi đã mất hơn 58 ngàn thanh niên ở đó? Vì TT Diệm muốn cởi bỏ vòng Kim Cô? vì muốn cách ly hai tay to đầu Cộng Sản, hay vì đã tới lúc Mỹ phải làm như vậy để xâm nhập thị trường hơn một tỉ dân Tầu? Dù trong thế trận nào đi nữa giữa các cường quốc, một dân tộc nhược tiểu chỉ có con đường chịu trận.
Ngày nay, theo Mỹ thì sợ Tầu đánh, Mỹ che rồi Mỹ bỏ kiểu VNCH, theo Tầu thì sợ nó cho món “nô lệ ngàn năm” gặm mệt nghĩ. “Sống chung với lũ”, đảng Cộng Sản Việt Nam đang rầm rì với nhau đó là giải pháp trước nguy cơ xung đột với Tầu. Ngày xưa ông Hồ bảo “ta trăm lần, ngàn lần chịu ơn Trung Quốc”, lập tức câu nói thành một thứ mệnh lệnh cho đảng viên (và đảng viên lại đè lên dân) vòng tay vâng dạ với Tầu. Nói gì nghe đấy bảo gì làm đấy. Suy nghĩ cho kỹ các ông cộng sản Việt Nam ơi, Tổ Quốc là trên hết đấy.
Nguyễn Quốc Vĩ
Mong rằng những tài liệu này sẽ giúp bà con có thêm cái nhìn chính xác hơn vê chiến tranh đau thương của dân tộc
Mong rằng tinh thần Điện Biên Vì Dân vì Nước và Tổ Quốc là trên hết được mọi người nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày nay đã bị biến chất rất nhiều, nghĩ lại mà lo cho Dân Tộc
Quý bạn đọc có thể tải toàn bộ tài liệu "Bi mật Ngũ Giác Đài" tại đường lên kết
- "Bí mật ngũ giác đài - phần I: 1940-1950"
- "Bí mật ngũ giác đài - phần II: 1950-1954"
- - "Bí mật ngũ giác đài phần III: Hiệp Định Genève 1954" - - bản tiếng Anh
--"Bí mật ngũ giác đà phần IV -A-2
-- "Bí mật ngũ giác đài phần IV BiMatNguGiacDai-Phan-IV-B5
--Bí mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – B5 – Kỳ 8 (Nguyễn Quốc Vĩ)
-Bí mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – B5 – Kỳ 9 (Nguyễn Quốc Vĩ)
-Bí mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – B5 – Kỳ 10 (Hết) (Nguyễn Quốc Vĩ)
Trong ba tuần đầu của tháng 11 năm 1963, ba vấn đề làm bận tâm hầu hết người Mỹ và người Việt Nam trong tình hình chính trị và quân sự mới được tạo ra bởi cuộc đảo chính. Đầu tiên trong số này là chính phủ mới bắt đầu triển khai các mối quan hệ giữa các quan chức Việt Nam và các đối tác Mỹ của họ, và quan trọng nhất là bắt khớp các mối quan hệ quyền lực trong chế độ mới. 35/ Hai khía cạnh đầu của vấn đề này sẽ tự giải quyết và phần lớn chỉ là vấn đề thời gian. Đối với khía cạnh sau, rõ ràng ngay từ đầu, Tướng Minh là khuôn mặt nổi bật nhất trong chính phủ mới mà gần như tất cả quân đội đang theo dõi sát nút. [Thủ Tướng] Thơ, tuy nhiên, đã có thể hiện một sự độc lập đáng kể trong cuộc đàm phán về nội các, phản ánh sự tự tin rằng các Tướng cảm thấy cần ông ta. Các câu hỏi còn lại, sau đó, là mức độ tự do hành động mà nội các mới với Thơ có thể có, hay mặt khác, tới mức độ nào mà Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng nhúng tay sâu vào việc điều hành đất nước. Vấn đề này đã không được giải quyết trong các tuyên bố công khai và các thông cáo của chế độ mới và sự mơ hồ về vấn đề này rõ ràng phản ánh sự thiếu quyết đoán và sức mạnh của các bộ trưởng mới và không chắc chắn khi họ đứng chung cũng như trong quyền hạn riêng của mình. Trong khi lý do chính xác vì sao trong nội các mới không có mặt bất kỳ chính trị gia nào là không được biết đến, có lẽ hợp lý khi giả định rằng Thơ cũng như phe quân đội không ai lo lắng về các đối thủ chính trị tiềm năng, khi quyền lực là bắt nguồn từ lòng dân, những người này không ở các vị trí để tranh dành quyền lực của các nhà lãnh đạo mới. Trong bất kỳ tình huống nào, việc không giải pháp của mối quan hệ quyền lực trong chính phủ mới là một trong những yếu tố góp phần vào vòng làm đảo chánh kế tiếp trong tháng 1 năm 1964.
Vấn đề khẩn cấp thứ hai trong mấy tuần đầu tiên vào tháng Mười Một là tình hình kinh tế Việt Nam xấu đi một cách nhanh chóng. Tình hình đã nghiêm trọng trong tháng Chín, và thâm hụt ngân sách lớn cho năm 1964 đã được dự báo. Việc đình chỉ các khoản thanh toán nhập khẩu thương mại và môt số trong chương trình PL.480 đã làm trầm trọng thêm tình hình trong tháng Chín và tháng Mười. Hơn nữa, tất cả các cuộc đàm phán về ngân sách 1964 và viện trợ của Mỹ đã bị đình chỉ nay đã bị trễ hạn nghiêm trọng so với kế hoạch. Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề, ngày 02 tháng 11, Bộ Ngoại Giao [Mỹ] đã yêu cầu Lodge đưa các khuyến nghị về việc nối lại viện trợ và kêu gọi ông xác định những người chịu trách nhiệm về quy hoạch kinh tế trong chính phủ mới để có thể bắt đầu cuộc đàm phán ngay lập tức. 36/ Những quan ngại về việc sự thiếu chuyên môn trong lĩnh vực này trong các Tướng lĩnh cũng được đề cập đến và Lodge được hướng dẫn là nên khuyến khích họ [các Tướng] sử dụng tối đa những nhà kinh tế trong chính phủ trước là những người đã quen việc trên các vấn đề. Trong phần trả lời, Lodge đã đề xuất là nên yêu cầu chính phủ mới lập ra một ủy ban cao cấp gồm các chuyên gia kinh tế để làm việc với một nhóm tương tự trong Sứ Quán Mỹ. 37/ Đề nghị này đã được đồng ý về nguyên tắc một ngày hôm trước bởi Thơ, tất cả các vấn đề viện trợ kinh tế sẽ được chuyển thông qua văn phòng đó. 38/ Lodge cũng tin rằng viện trợ của chúng ta phải được tăng lên như là một dấu hiệu hỗ trợ của chúng ta đối với chính phủ mới. 39/ Nhưng vượt ra ngoài các cuộc thảo luận sơ bộ, không có tiến bộ thực sự nào đã được thực hiện trên các vấn đề kinh tế trước khi Hội nghị Honolulu vào ngày 20 tháng 11.
Vấn đề thứ ba mà người Mỹ lo lắng là mức độ hoạt động của Việt Cộng cao trong bối cảnh của cuộc đảo chính và các xáo trộn về các vị trí quân sự do nó gây ra. Nhưng quan trọng hơn nữa, là liên quan đến những thông tin mới đưa ra ánh sáng sau cuộc đảo chính và bầu không khí thảo luận tự do mà nó đã tạo ra cho thấy tình hình quân sự còn tồi tệ hơn chúng ta đã tin trước đây. Các chỉ số thống kê tổng thể đã bắt đầu cho thấy tình trạng suy giảm đã bắt đầu tư lại mùa hè. Tỷ lệ của các cuộc tấn công của VC trong sáu tháng đầu năm 1963, tỷ lệ tổn thất vũ khí đã trở nên tồi tệ và [biểu đồ] tỷ lệ chiêu hồi VC là con đường đi xuống. 40/ Ngay lập tức sau cuộc đảo chính, VC hoạt động đã tăng đáng kể như MACV đã lo ngại rằng sẽ là mối bận tâm lớn để đưa các đơn vị tham gia đảo chính trở lại các trận địa một cách nhanh chóng để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công lớn nào của Cộng Sản. 41/ Nguyên nhân cho quan tâm cơ bản hơn, tuy nhiên, là những tin đồn đầu tiên và chỉ dẫn dưới thời Diệm đã bị giả mạo thường xuyên và đáng kể trong hệ thống báo cáo quân sự và báo cáo về các ấp chiến lược đã bị bóp méo để tình hình quân sự tại Việt Nam có vẻ ít nghiêm trọng hơn nó đã xảy ra trong thực tế. Điều này, tự nó nói ra, là lý do chính dẫn đến sự khác biệt trước đó về đánh giá chiến tranh giữa MACV và Đại Sứ Quán. Trong những thổ lộ đầu tiên về sự hài lòng của mình sau cuộc đảo chính, Lodge đã dự đoán rằng sự thay đổi của chế độ sẽ rút ngắn chiến tranh vì nó giúp cải thiện tinh thần [chiến đấu] của các binh sĩ QLVNCH. 42/ Nhưng khi thời gian trôi qua, những bằng chứng trầm trọng của tình hình quân sự sẽ làm sai lệnh các tiên lượng lạc quan.
Điều an ủi duy nhất là theo tin tình báo là sự thất bại của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (viết tắt là MTGPMNVN hay gọn hơn là MTGP). Trong suốt mùa hè và mùa thu, MTGP dường như không thể lợi dụng Phật giáo hay phong trào đấu tranh của sinh viên. Trong thực tế, phản ứng chủ yếu của nó liên quan đến cuộc xung đột Diệm-Phật Giáo là tăng cường chưởi rủa Mỹ. Mãi cho đến ngày 07 tháng 10, MTGP đã đưa ra một bản tuyên bố về chính sách thời kỳ sau Diệm, một danh sách "Tám đòi hỏi": 43/
(1) Hủy tất cả các ấp chiến lược... và các trại trá hình.
(2) Thả tất cả các tù nhân chính trị...
(3) Ban hành không trì hoãn các quyền dân chủ tự do....
(4) Bãi bỏ tất cả các di sản của chế độ độc tài phát xít và quân phiệt.
(5) Chấm dứt tất cả các cuộc khủng bố và đàn áp và các hoạt động đánh phá.
(6) Xóa tất cả các tổ chức lạm dụng chức quyền...
(7) Ngay lập tức chấm dứt việc bắt lính
(8) Hủy bỏ tất cả các loại thuế vô lý.
Chính phủ Dương Văn Minh có thể tuyên bố rằng họ đang trong quá trình đáp ứng tất cả những "đòi hỏi" ngoại trừ một – ngưng quân dịch -- để MTGP thi hành trước. Ngày 17 Tháng 11, Ban Chấp hành Trung ương MTGP đã ban hành một loạt các đòi hỏi:
(1) Loại bỏ những vết tích của chế độ Diệm.
(2) Thiết lập tự do dân chủ.
(3) Loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ.
(4) Thực hiện cải cách kinh tế và xã hội.
(5) Tạm ngừng chiến đấu.
(6) Thiết lập một chính phủ liên minh
Các đòi hỏi được đi kèm bởi một tuyên bố khẳng định thống nhất Việt Nam là một mục tiêu của MTGP, một tuyên bố đầu tiên như thế trong hơn hai năm. Phân tích của Douglas Pike đã không thể lý giải được tại sao MTGP không hành động gì trong suốt thời gian của cuộc khủng hoảng:
Khi lãnh đạo MTGP muốn làm như vậy, họ có thể đã sử dụng bộ máy đấu tranh ấn tượng của nó tung ra một phong trào đấu tranh toàn quốc nhân danh Phật Giáo, việc này có thể hình dung là sẽ kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa mà họ đã theo đuổi từ lâu... Những người Việt có hiểu biết cho rằng MTGP từ chối hành động sợ rằng họ sẽ bị hiểu lầm là không còn muốn đấu tranh với người nước ngoài. MTGP và những người cộng sản, theo lập luận kế tiếp, tránh các hoạt động mà họ không hoàn toàn kiểm soát.... Các nhà lãnh đạo Phật giáo đã làm rõ ràng là họ không tìm sự giúp đỡ từ MTGP vì họ muốn bằng mọi giá tránh mang mầu sắc cộng sản. Một giải thích phổ biến là chính sách “ngồi ì” của MTGP trong khủng hoảng Phật giáo là MTGP sẽ để các lực lượng cách mạng tư sản thành công trong việc lật đổ Diệm, sau đó nó sẽ nắm bắt lại cuộc cách mạng như Chính phủ Kerensky bị lật đổ trong Cách Mạng ở Nga. Không có nỗ lực nào như thế, tuy nhiên, đã được thực hiện bởi MTGP. Một lời giải thích vu khống nhưng được bàn tán rộng rãi ở Việt Nam vào thời điểm đó là MTGP đã không muốn loại bỏ Diệm, rằng ông và các anh em và em dâu của ông nắm quyền là có lợi cho MTGP hơn là họ bị loại ra ngoài. Trong chân lý, tư thế của MTGP trong thời gian này vẫn còn là một cái gì đó bí ẩn. 44/
1. Hội nghị Honolulu và KSAM 127.
Đã hoãn kế hoạch đi Washington 31 tháng 10 do chuyện đảo chánh là không tránh khỏi; Lodge đã đề nghị rõ ràng, để trả lời một yêu cầu của Bộ Ngoại Giao, chuyến đi được dời lại cho đến ngày 10 tháng 11. [Ngoại Trưởng] Rusk một lần nữa đề nghị dời chuyến đi một lần nữa để Lodge có đủ thời gian thành lập quan hệ làm việc với chính phủ mới và tận dụng lợi thế của chuyến đi theo kế hoạch riêng của mình tới Tokyo sau đó trong cùng tháng. 44/ Theo đó, một cuộc họp với Rusk, Bundy, Bell, McMamara, và Taylor ở Honolulu đã được dự kiến vào ngày 20 tháng 11 với toàn bộ phái đoàn trong nước [VN] đến. Lodge được mời tiếp tục chuyến đi đến Washington sau cuộc họp nếu Lodge cảm thấy cần thiết để nói chuyện với Tổng thống.
Để chuẩn bị cho hội nghị, Bộ Ngoại Giao đã gửi đến Lodge một danh sách dài những câu hỏi cụ thể về các phương cách nhằm mở rộng sự hổ trợ chính trị của người dân chính phủ mới và các phương cách để làm tăng hiệu quả của các nỗ lực chiến tranh. 46/ Điều này nhằm để bổ sung cho việc đánh giá toàn diện tình hình, bao gồm cả đánh giá trên sự tiến bộ mà McNamara Taylor khuyến nghị, rằng phe quân đội được dự kiến là sẽ đưa ra các đánh giá sâu sắc của chế độ mới và triển vọng của nó bởi đoàn nước [VN]. 47/ Lodge trả lời, ngay cả trước khi đến Hội Nghị, là việc đề xuất xuất yêu cầu các thông tin chi tiết về chức năng của những người cầm quyền mới là còn quá sớm để có được.. 48/
Trong một cái nhìn tổng quan về tình hình chính trị mới tại Việt Nam tại phiên họp khoáng đại ở Honolulu, Lodge lên tiếng lạc quan về hành động của chính phủ mới cho đến nay để củng cố sự ủng hộ của người dân. 49/ Đặc biệt, Lodge ghi nhận những nỗ lực nhằm loại bỏ lao động cưỡng bức trong các ấp chiến lược, ngăn chặn những việc bắt giữ tùy tiện, đối phó với tham nhũng và tống tiền, tranh thủ sự hỗ trợ của hai giáo phái Hòa Hảo và Cao Đài, và củng cố và tăng cường các chương trình Ấp Chiến lược. Nhưng, Lodge không nghi ngờ gì về việc các lãnh đạo mới là thiếu kinh nghiệm và mong manh. Vì lý do này Lodge thôi thúc kêu gọi các tham dự viên trong Hội Nghị không để ý quá nhiều quá sớm vào chính phủ, hoặc là trong cách làm của các chương trình quân sự và kinh tế, hoặc các bước để dân chủ hóa và xây dựng Hiến Pháp của đất nước. Điểm chính thứ hai của Lodge là vấn đề tâm lý và chính trị, cũng như về kinh tế cần Mỹ hỗ trợ cho chính phủ mới ít nhất là trong mức số tiền viện trợ của chúng ta đã dành cho Diệm, hay nhiều hơn thế thì sẽ tốt hơn. Lodge công nhận đang có những vấn đề chính trị ở Hoa Kỳ với Quốc hội, nhưng ông lập luận rằng bất cứ mức độ nào ít hơn sẽ là một đòn nghiêm trọng cho các nhà cầm quyền mới trong khi họ vẫn còn đang đi vào guồng máy. Giám đốc USOM Brent đồng ý lập luận này, nhưng ghi nhận mối quan tâm của ông về sự ngây thơ của các nhà cầm quyền mới khi đối mặt với tình hình kinh tế đang cực kỳ nghiêm trọng. 50/ Trả lời một câu hỏi trực tiếp từ Rush: liệu mức gia tăng bằng đô la sẽ rút ngắn chiến tranh không, Lodge lưỡng lự một tí rồi trả lời “cái mà đang cần là nhiều sự thúc đẩy hơn nữa”. 51/ Ngay lập tức McNamara không đồng ý, nói rằng theo ông được hiểu là vấn đề thâm hụt ngân sách đe dọa tất cả các chương trình, và việc tài trợ cho cả hai [chương trình] AID và MAP cần được tăng lên. Đồng tình với quan điểm này, Giám Đốc AID Bell cho rằng cần phải xem lại toàn bộ chương trình viện trợ AID.
Tướng Harkins đánh giá tình hình quân sự với một lưu ý về sự bùng nổ của hoạt động Việt Cộng trong tuần kết thúc cuộc đảo chánh, nhưng nói chung vẫn lạc quan, mặc dù phải nhiều thận trọng hơn trong quá khứ. 52/ Các cuộc tấn công của VC đã gia tăng mạnh mẽ sau cuộc đảo chánh dường như có vẻ lộn xộn, và không phải từ một cuộc tấn công được phối hợp rộng lớn trên toàn cõi [Miền Nam] trước một tình hình chính trị lộn xộn. Và trong tuần vừa qua, các hoạt động [của VC] đã trở lại ở cấp độ bình thường hơn. Tuy nhiên, Harkins đã không chỉ ra sự lo ngại về sự suy thoái dường như trong dài hạn dựa trên các chỉ số thống kê. Trong khi ông có ấn tượng thuận lợi với các nhà lãnh đạo mới về quyết tâm tiến hành tốt cuộc chiến và thực hiện những thay đổi cần thiết, ông lại lo lắng về việc thay đổi sâu rộng của bộ phận chỉ huy ở các cấp sư đoàn, quân đoàn và tỉnh trưởng. Sự mất tính liên tục và sự gián đoạn tạo ra bởi việc thay thế toàn bộ các tỉnh trưởng có thể gây ra một hiệu ứng tiêu cực nghiêm trọng về toàn bộ chương trình chống nổi dậy. Về mặt tích cực, Harkins ghi nhận hệ thống chỉ huy đã được tăng cường với việc Tướng Đôn vừa là Bộ trưởng Quốc phòng vừa là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội. McNamara chua cay đặt câu hỏi đến cả Harkins và những thuyết trình viên quân sự khác về các điều kiện ở đồng bằng [sông Cửu Long] và có vẻ hoài nghi về niềm lạc quan chính thức, mặc dù ông cũng không kém phần ngại ngùng khi không chấp nhận những phán xét tiêu cực không ghi trên giấy.
Hội nghị kết thúc không kết quả đúc kết đối với các vấn đề quân sự. Tuy nhiên, hội nghị nhấn mạnh về việc Mỹ sẽ hỗ trợ cho chế độ mới và tập trung vào các tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng về kinh tế mà chính phủ mới phải đương đầu. Một thông cáo báo chí không nhiều tin tức sau hội nghị đã lưu ý về việc hỗ trợ của Mỹ cho chính phủ mới đối mặt với những khó khăn chính trị và kinh tế trong vấn đề Nam Việt Nam, và chua chát nhắc lại kế hoạch rút quân 1,000 Mỹ vào cuối năm với 300 khác vào ngày 3 tháng Mười Hai. 53/
Lodge bay về Washington ngày hôm sau và đã thảo luận với Tổng thống Johnson. Dựa trên cuộc họp và báo cáo về các cuộc thảo luận tại Honolulu, một Bản Ghi Nhớ Hành Động Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã được soạn thảo để đưa ra Hướng dẫn và Phương Hướng cho các nỗ lực của chúng ta để cải thiện cách tình hình lèo lái chiến tranh dưới sự lãnh đạo mới của Việt Nam. 54/ Nó mô tả các mục đích về sự tham gia của Mỹ tại Việt Nam, "nhằm hỗ trợ người dân và Chính phủ của quốc gia đó để chiến thắng cuộc đấu tranh của họ chống lại các âm mưu bên ngoài do cộng sản chỉ đạo và hỗ trợ." 55/ Nó xác định những đóng góp cho các mục đích đó là sự thử thách của tất cả các hành động của Mỹ ở Việt Nam. Nó nhắc lại mục tiêu của về việc rút 1000 quân Mỹ vào cuối năm 1963 và kết thúc phe nổi dậy ở các Quân Đoàn I, II, III vào cuối năm 1964 - và ở đồng bằng sông Cửu Long [quân đoàn IV] vào cuối năm 1965. Việc Mỹ sẽ hỗ trợ cho chế độ mới được xác nhận và mọi nỗ lực của Mỹ được chỉ đạo là hỗ trợ chế độ cho họ tự mình củng cố và mở rộng sự ủng hộ của dân chúng. Trước hàng loạt những tin báo về sự bất đồng giữa Harkins và Lodge trong tháng Mười Một, Tổng thống yêu cầu "hoàn toàn đoàn kết để hỗ trợ cho chính sách đã thiết lập của Mỹ” cả ở Sài Gòn và Washington. 56/ NSAM 273 chỉ đạo tập trung mọi nỗ lực của người Việt Nam và Mỹ về quân sự và chính trị, kinh tế và xã hội để cải thiện các chiến dịch chống nổi dậy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thêm nữa, nó chỉ đạo viện trợ kinh tế và quân sự cho chế độ mới nên duy trì ở cấp độ tương tự như trong thời Diệm. Và trong phần kết luận, yêu cầu lập kế hoạch tung các hoạt động bí mật của Chính phủ Việt Nam chống lại miền Bắc và những hoạt động lên sâu đến 50 km vào đất Lào, và, để biện minh cho biện pháp như vậy, Bộ Ngoại Giao sẽ phát triển một tài liệu vững chắc "để chứng minh với thế giới với mức độ nào mà Việt Cộng đã bị kiểm soát, được duy trì và được cung ứng từ Hà Nội thông qua Lào và thông qua các kênh khác, " 57/.
Là một tài liệu chính sách, NSAM 273 đã sống cực kỳ ngắn. Trong thuật ngữ của quan liêu, đơn giản là nó bị vượt qua bởi thời cuộc. Sự nghiêm trọng về tình hình quân sự tại Nam Việt Nam chỉ được ám chỉ trong NSAM 273 và trong các cuộc thảo luận ở Honolulu. Kích thước đầy đủ của sự nghiêm trọng này sẽ được nhanh chóng đưa ra ánh sáng trong những tuần còn lại của năm 1963 và trong lần tái thẩm định cấp cao vào cuối năm này. Có lẽ chuyện quan trọng hơn nữa là, sự suy thoái [quân sự] ở các vùng nông thôn Việt Nam và sự sụp đổ nhanh chóng các chương trình Ấp Chiến Lược đối với cấu trúc chính trị mới mong manh ở Nam Việt Nam với những khó khăn mà nó không thể vượt qua và nó không chấm dứt những chuyện tranh dành phe nhóm mà bất ổn chính trị do bọn họ [Tướng lãnh] gây ra như John Mecklin và Fritz Nolting đã dự đoán trước khi Diệm bị sụp đổ.
-Các bạn có thể tải về máy vi tính của các bạn toàn bộ quyền Hồi ký của trùm gián điệp Đông Đức theo đường liên kết sau đây: Hoi KyTrum Gian Diep Dong Duc (Người không chân dung)
“...Diệm bổ nhiệm những người vô dụng, tham vọng, và được cho là trung thành với Diệm như Tư Lệnh Quân Đoàn III là Tướng Đính...”
LTS: Trong thời gian qua, tập tài liệu “Bí Mật Ngũ Giác Đài » bị gián đoạn và việc truy cấp gặp nhiều trở ngại. Ban Biên Tập thành thật xin lỗi tác giả Nguyễn Quốc Vĩ và độc giả. Phần IV – B5 sẽ sớm được chuyển sang dạng pdf trong mục Tài Liệu để độc giả có được toàn bộ tập tài liệu này.
Trong một bàn luận sau đó với Harkins về vấn đề này, Lodge xác nhận với Harkins về buổi làm việc của ông với Đôn ngày 22 Tháng 10, và sau khi xem lại công điện CAP74228, Harkins cho biết là ông đã hiểu lầm chính sách và hy vọng rằng ông đã không làm thất vọng bất kỳ dàn xếp tế nhị nào. Harkins nói thêm, ông sẽ thông báo cho Đôn rằng báo cáo trước đây của ông đã không phản ánh chính sách Chính phủ Hoa Kỳ.
Theo Harkins, ông cho rằng đã không vi phạm chỉ thị của Washington trong cuộc trò chuyện với Đôn. 38/ Ông chỉ đơn thuần là cố gắng ngăn cản các sĩ quan Việt Nam tiếp cận các đối tác của Mỹ về âm mưu đảo chính, việc chỉ làm sao lãng nỗ lực chiến tranh. Hơn nữa, Đôn đã không có thời gian để đề cập đến kế hoạch đảo chính cho ông. Ông kết luận bằng những bình luận về âm mưu mới của các Tướng như sau:
Mặc dù tôi không cố gắng để ngăn chặn một sự thay đổi trong chính phủ, tôi nghĩ rằng chúng ta nên có một cái nhìn chặc chẽ về các đề xuất của nhóm nếu chúng ta nghĩ rằng nó có khả năng làm tăng hiệu quả của các nỗ lực quân sự. Có nhiều nhóm đảo chính gây tiếng ồn đến nỗi, trừ khi các tất cả họ đều gia nhập [vào một nhóm], tôi sợ đó là một nỗ lực liên tục làm thất vọng cho bất cứ ai muốn kiểm soát [chính quyền] trong một thời gian và điều này đối với tôi là những can thiệp vào nỗ lực chiến tranh.39/
Sự việc này một lần nữa nhấn mạnh cái nhìn khác nhau của Đại sứ và MACV và nhấn mạnh sự thiếu phối hợp chặt chẽ giữa họ với nhau. Thật không may, nó đã không dẫn đến bất kỳ cải thiện tình hình nào. Việc Harkins gần gũi chặc chẽ với Diệm làm các Tướng Việt Nam ngờ vực ông. Lodge, trách nhiệm về sự nhạy cảm tối đa của họ về an ninh, có xu hướng dành riêng thông tin về các nơi liên lạc và kế hoạch đảo chính cho chính một mình.
Phản ứng về việc gặp Đôn, Washington đã phản ánh chủ yếu là mối quan tâm rằng ông này có thể hoạt động như một nhân viên của Dinh Độc Lập để dẫn dắt chúng ta đi lạc đường. 40/ Như đã cho biết, Đôn liên lạc với Conein vào buổi sáng của ngày 24, nhưng không phải với kế hoạch như đã hứa. 41/ Ông báo cáo rằng Harkins buổi tối trước đó đã nói chuyện với Đôn, điều chỉnh báo cáo trước đó của ông về ý không muốn có một sự thay đổi chính phủ. Đôn cho biết thêm ông đã có một cuộc họp theo lịch trình với Lodge vào buổi tối (mà Lodge đã từ chối.) Và các kế hoạch bây giờ đã được nâng cao cho một cuộc đảo chính trước ngày 02 tháng 11. Đôn đã yêu cầu Conein đến gặp ông ta vào cuối buổi chiều hôm đó để thảo luận về các chi tiết của kế hoạch. Trong một công điện riêng biệt tranh chấp về một số giải thích về những phát biểu của Lodge của ông Don, Harkins nói rằng ông đã cự tuyệt đề nghị của Đônlà họ sẽ gặp trở lại thảo luận vềkế hoạch đảo chính. "Tôi nói với Đôn rằng tôi sẽ không thảo luận về cuộc đảo chính vì đó không phải là chuyện của tôi mặc dù tôi đã nghe tin đồn từ nhiều người". 42/ Taylor trả lời ngay lập tức, nói, "quan điểm ở đây là những hành động mà ông đã làm để tách mình ra khỏi các cuộc thảo luận về đảo chính là chính xác và rằng ông nên tiếp tục tránh bất kỳ dính líu nào. "43/
Trong cuộc họp giữa Conein với Đôn vào tối ngày 24, Đôn cho biết ông đã hiểu lầm Tướng Harkins và đã không gặp Lodge. 44/ Đôn nói rằng ủy ban đảo chính đã từ chối đưa ra bất kỳ kế hoạch nào vì lo lắng về khía cạnh an ninh. Đôn đã hứa sẽ đưa cho Conein chương trình hành động chi tiết để Lodge xem lại và sẽ cho biết các thành viên được đề nghị trong chính phủ kế tiếp hai ngày trước cuộc đảo chính, mà ông nhắc lại sẽ diễn ra trước khi 02 tháng 11.
Vào thời điểm này, bản chất của cuộc đối thoại giữa Lodge và Nhà Trắng bắt đầu thay đổi. Ngày 25 tháng 10, Lodge gửi McGeorge Bundy một công điện dài phản đối ý kiến của Harkins về cuộc đảo chính và biện luận cho một chính sách "không cản trở." 45/ Không một chính phủ kế nhiệm nào có thể vụng về trong chiến tranh như Diệm, ông lập luận, và hơn nữa, ngăn chặn việc thay đổi chính phủ sẽ buộc chúng ta "đảm nhận một trách nhiệm quá mức để giữ các đương sự lại trong văn phòng [chính phủ]." 46/ Trong trả lời của ông, Bundy bày tỏ sự lo lắng của Nhà Trắng về việc sẽ gặt hái những đổ lỗi của một cuộc đảo chính không thành công:
Ông [Tổng Thống Kennedy] đặc biệt lo ngại những rủi ro nếu đảo chính không thành công, tuy chúng ta cẩn thận tránh tham gia trực tiếp, sẽ được đặt trước cửa nhà chúng ta bởi ý kiến công chúngở gần như khắp mọi nơi. Vì vậy, trong khi chia sẻ quan điểm của ông rằng chúng ta không nên ở vị trí cản trở cuộc đảo chính, chúng tôi vẫn muốn được quyền đánh giá và cảnh báo bất kỳ kế hoạch nào không có triển vọng thành công. Chúng tôi biết rằng đây là một mệnh lệnh lớn, nhưng Tổng thống muốn ông hiểu quan tâm của chúng tôi. 47/
Những thảo luận trên những vấn đề này đã thống trị lưu lượng công điện qua lại giữa Lodge và Nhà Trắng cho đến ngày xảy rađảo chính, trong đó Washington quan tâm về kế hoạch chi tiết và triển vọng thành công và Lodge nhấn mạnh thế không thể thối lui của sự tham gia của chúng ta.
Không có một gặp gỡ nào thêm với nhóm đảo chính cho đến một ngày sau khi cuộc đối thoại không kết quả giữa Diệm và Lodge. Thứ Hai, 28 tháng Mười, Lodge và Diệm rời Sài Gòn để đi Đà Lạt để khánh thành Nguyên Tử Cuộc Việt Nam. Tại sân bay trước khi ho khởi hành, Tướng Đôn đã mạnh dạn kéo Lodge sang một bên và hỏi có phải Conein được phép nói chuyện thay mặt cho ông. Lodge đảm bảo với Đôn rằng anh ta đã được phép. Đôn cho biết cuộc đảo chính phải được triệt để giữa người Việt Nam và Mỹ không được can thiệp. Lodge đồng ý, nói thêm rằng Hoa Kỳ muốn không có tay sai nhưng sẽ không ngăn chặn cuộc đảo chính. Khi Lodge yêu cầu về thời gian của cuộc đảo chính, Đôn trả lời rằng các Tướng chưa sẵn sàng.
Trễ vào buổi tối, Conein gặp Đôn trong một cuộc gặp đã dàn xếp trước theo yêu cầu của Đôn. 49/ Khi Coneinlưu ý Đôn về chuyến đi dự kiến của Lodge về Washington vào ngày 31 tháng 10, cho Đôn thấy rằng rất quan trọng cho Lodge được xem xét lại kế hoạch đảo chính trước khi ông khởi hành, Đôn trả lời rằng các kế hoạch không có sẵn cho đến bốn tiếng đồng hồ trước khi [đảo chính], nhưng kêu gọi Đại sứ không thay đổi kế hoạch của mình vì điều này có thể là một tố cáo [cho Diệm]. Đôn nói rằng không gì sẽ xảy ra trong 48 giờ tiếp theo, nhưng gợi ý là cuộc đảo chính sẽ xảy ra trước khi Lodge khởi hành. Khi bị ép để biết thêm chi tiết quy hoạch, Đôn cho biết rằng trong Ủy ban, Minh đã chịu trách nhiệm về các kế hoạch quân sự cho hành động, Kim lo quy hoạch chính trị, và ông, Đôn, là người liên lạc với người Mỹ. Họ đã bao vây Tướng Đính bởi những người ủng hộ đảo chính và Đính sẽ bị vô hiệu hóa. Tướng Trí và Khánh cả hai đều tham gia kế hoạch. Tướng Khiêm thận trọng bởi vì ông đã bị Dinh Độc Lập nghi ngờ. Nhiều chi tiết nhỏ của kế hoạch và danh sách các đơn vị ủng hộ đảo chính cũng đã được thảo luận.
Nhiều tiếp xúc đồng thời riêng biệt đã xác nhận rằng một số thành pha6`n đối lập quan trọng đã liên lạc với các Tướng, trong đó có Phan Huy Quát, Bùi Diễm, và Trần Trung Dung, và họ dự kiến sẽđóng một vai trò quan trọng trong chính phủ sau đảo chính, được báo cáo là người đứng đầu sẽ là [đương kim] Phó Tổng ThốngThơ. Trong bức điện gửi đi cùng ngày hôm đó tổng kết tình hình, Lodge bày tỏ một số quan ngại về khả năng một cuộc đảo chính sớm của sĩ quan cấp nhỏ, nhưng nói chung là tin tưởng các Tướng lãnh trong khi tiếc về sự miễn cưỡng không muốn cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch của họ, vì lý do bảo mật. 50/ Ông kết luận trong những từ này:
Tóm lại, một âm mưu đảo chính do một nhóm Tướng cầm đầu sắp xảy ra, cho dù cuộc đảo chính này thất bại hoặc thành công, Chính phủ Hoa Kỳ phải được chuẩn bị để chấp nhận thực tế rằng chúng ta sẽ bị đổ lỗi, dù không hợp lý; và cuối cùng, không một hành động tích cực nào của Chính phủ Hoa Kỳ có thể ngăn chặn được âm mưu đảo chính [vì] không kịp thông báo cho Diệm và Nhu với tất cả những si nhục mà hành động [tố cáo] đó sẽ dẫn đến. Cũng lưu ý rằng Đôn đã tuyên bố họ sẽ chỉ sẽ thông báo cho chúng ta trước bốn giờ đồng hồ. Điều đó đã loại bỏ việc tham khảo của tôi với ngài giữa thời điểm tôi được thông báo về cuộc đảo chính và thời điểm mà nó bắt đầu. Nó có nghĩa là Mỹ sẽ không thể có một ảnh hưởng đáng kể nào trên diễn trình các sự kiện.51/
Quan điểm của Lodge là rõ ràng. Chúng ta đã dấn thân và quá muộn để suy nghĩ lại lần thứ hai. Hơn nữa, khi quả bóng đã bay lên, ông không chờ đợi là có được thời gian để tham khảo ý kiến Washington. Ông dự kiến, và có thể là muốn thế, tự mình dẫn dắt các sự kiện.
Dưới tình hình bị xấu đi, nhiều chỉ thị đã được trao cho Đô đốc Felt, CINCPAC, chuẩn bị một lực lượng đặc nhiệm chờ ngoài khơi biển Viet Nam cho một cuộc di tản có thể dân sự và gia đình người Mỹ nếu tình hình đòi hỏi. 52/ Việc này khởi động lại một cảnh báo tương tự trong cuộc đảo chính chết yểu trong tháng Tám [vừa qua].
Tại Washington, McFamara và JCS đã trở nên lo ngại về các bất đồng quan điểm giữa Lodge và Harkins về việc Mỹ phải hành động như thế nào cho đúng. 53/ Quan trọng hơn nữa, họ đã báo động sự sụp đổ rõ ràng về việc thông tin liên lạc và phối hợp giữa Đại Sứ và MACV. Lưu lượng công điện trao đổi hướng đến "việc cấu thành hình ảnh của một mối quan hệ thiếu chiều sâu và sự liên tục mà hoàn cảnh phức tạp ở Sài Gòn đòi hỏi." 54/ Harkins đã được mời góp ý để cải thiện mối quan hệ giữa họ. Sau cuộc họp của NSC vào ngày 29 tháng 10, Nhà Trắng cũng quan tâm và chỉ thị Lodge đưa cho Harkins xem các công điện có liên quan và bảo đảm rằng Harkins đã nhận thức đầy đủ về các sắp xếp của cuộc đảo chính, vì trong trường hợp Lodge vắng mặt để về Washington, Harkins sẽ phải chịu trách nhiệm tổng thể cho Hoa Kỳ. 55/
Hai công điện này đã gây ra một loạt phản ứng phản đối mạnh mẽ từ Lodge và Harkins. Harkins, không được kịp thời thông báo về gặp gỡ gần đây giữa Conein và Đôn và về đánh giá và khuyến nghị của Lodge, đã phản đối một cách cay đắng về kết luận của Đại sứ trong ba công điện riêng biệt vào ngày 30 tháng 10. Ông đặc biệt phẫn nộ về đánh giá độc lập và ảm đạm của Lodge về diễn tiến của chiến tranh đang xảy ra, đối chọi trực tiếp với quan điểm của riêng mình, quan điểm mà ông đã cung cấp Lodge bao gồm trong các báo cáo hàng tuần của mình về Washington. 57/ Về chính sách của Mỹ đối với cuộc đảo chính, ông giận dữ vì đã bị Lodge dấu nhẹm những thông tin và ý kiến tham khảo trong những lần gặp liên tiếp với các Tướng. 58/ Tâm điểm của vấn đề, tuy nhiên, là một sự bất đồng ý kiến về những gì đã được, trên thực tế, chính sách của Mỹ đối với một cuộc đảo chính đã định trong các công điện hướng dẫn của Washington. Harkins nêu ra những bất đồng trong một công điện riêng 30 tháng 10 gửi Taylor:
Có một sự khác biệt cơ bản rõ ràng giữa suy nghĩ của Đại sứ và của tôi về giải thích các hướng dẫn có trong công điện “CAP 63560” ngày 6 Tháng Mười (xem phụ lục) và các suy nghĩ bổ túc, tôi lặp lại, suy nghĩ thể hiện trong công điện “CAS Washington 74228” ngày 9 Tháng Mười (xem Phụ lục). Tôi giải thích công điện “CAP 63560” về hướng dẫn cơ bản của chúng tôi và công điện “CAS 74228” là những suy nghĩ thêm đã không thay đổi hướng dẫn cơ bản trong đó chỉ rõ không được thực hiện sáng kiến nào để khuyến khích bất kỳ hoạt động bí mật liên quan đến một cuộc đảo chính. Đại sứ cảm thấy rằng công điện 74228 không thay đổi công điện 63560 và thay đổi chính phủ là điều mong muốn và cảm thấy như đã nêu trong CAS Sài Gòn 1964 (Phụ lục) rằng cách duy nhất để mang lại thay đổi như thế là một cuộc đảo chính.
Tôi không phản đối một sự thay đổi trong chính phủ, thực sự là không có, nhưng tôi có xu hướng cảm thấy rằng tại thời điểm này thay đổi trong phương pháp quản lý hơn là thay đổi hoàn toàn về nhân sự. Tôi đã thấy không có thứ tự quan trọng được đề xuất bởi bất kỳ nhóm đảo chính nào. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên có một cái nhìn nghiêm khắc về bất cứ danh sách nào được đề xuất trước khi chúng ta thực hiện bất kỳ một quyết định nào. Trong danh bạ của tôi ở đây, tôi đã thấy không có người nào có một cá tính mạnh như Diệm, ít nhất là trong cuộc chiến chống cộng sản. Chắc chắn có không Tướng nào đủ điều kiện để tiếp nhận ý kiến của tôi.
Tôi không phải là người của Diệm. Tôi chắc chắn đã nhìn thấy những yếu điểm trong tính cách của ông ấy. Tôi đến đây để hổ trợ cho 14 triệu người dân Miền Nam Việt Nam qua lãnh đạo của họ trong thời điểm này.
* * * * * *
Tôi đề nghị chúng ta không kiếm cách thay ngựa quá nhanh. Đó là chúng ta tiếp tục có những hành động thuyết phục để làm cho những con ngựa thay đổi hướng đi và phương pháp hành động của họ. Đó là chúng ta giành chiến thắng quân sự càng nhanh càng tốt, sau đó để cho họ thực hiện bất kỳ và tất cả các thay đổi nào mà họ muốn.
Sau tất cả mọi sự, đúng hay sai, chúng ta đã ủng hộ Diệm trong tám năm dài khó khăn. Đối với tôi, có vẻ như không thích hợp trong lúc này để hạ ông ta xuống, đá ông ta ra, và thoát khỏi ông ta. Hoa Kỳ đã là mẹ Bề trên và cha giải tội cho ông kể từ khi ông nắm chính phủ và đã dựa vào chúng ta rất nhiều.58/
Công điệnđầu tiên của Washington tin gửi Lodge ngày 30 tháng 10 tiết lộ rằng lo lắng của Nhà Trắng về sự thất bại có thể có của âm mưu đảo chính, đã rõ ràng gia tăng như đã nêu trong CAP 63590 ngày 25 tháng 10 (xem tài liệu đính kèm A). 59/ Đánh giá về cán cân lực lượng của CIA đã nghi ngờ về việc liệu các nhóm đảo chính có thể đưa ra một hành động quyết định. 60/ Với những quan ngại trong tâm trí, Washington không thể chấp nhận nhận định của Lodge cho rằng không có hành động tích cực nào của Chính phủ Hoa Kỳ có thể ngăn chặn được âm mưu đảo chính...61/ Quan điểm của Nhà Trắng là:
...thái độ của chúng ta đối với nhóm đảo chính vẫn có thể có tác dụng quyết định trên quyết định của họ. Chúng tôi tin rằng những gì chúng ta nói với nhóm đảo chính có thể làm chậm trễ của cuộc đảo chính và việc phản bội không kể lại kế hoạch đảo cho Diệm không phải là cách duy nhất của chúng ta để dừng cuộc đảo chính.62/
Trong một thư trả lời dài (trong đó Harkins đã không đồng ý), Lodge đã liên tục cố gắng nêu lên sự bất lực của mình để ngăn chặn những gì đã cơ bản là một việc của Việt Nam, trừ khi tiết lộ nó cho Dinh Độc Lập.
Chúng ta phải có được ước tính tốt nhất có thể có về cơ hội thành công của cuộc đảo chính và ước lượng này phải tô màu suy nghĩ của chúng ta, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta có quyền trì hoãn hoặc ngăn cản cuộc đảo chính. Đôn đã nhiều lần lưu ý rõ ràng rằng đây là một việc riêng của Việt Nam. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể chuyển các thông tin cho Diệm và điều này chắc chắn sẽ ngăn chặn cuộc đảo chính và sẽ làm chúng ta trở thành cho những kẻ phản bội. Về mặtthực tế, tôi sẽ nói rằng chúng ta có rất ít ảnh hưởng về những gì mà về bản chất là một việc riêng của Việt Nam. Ngoài ra, điều này sẽ đưa đầu của các Tướng, những người ủng hộ dân sự của họ, và các sĩ quan quân đội vào chỗ chết,do đó hy sinh một phần đáng kể của các lãnh đạo dân sự và quân sự cần thiết để thực hiện thành công cuộc chiến chống Việt Cộng. Sau những nỗ lực của chúng ta để không cản trở một cuộc đảo chính và làm thay đổi lòng người, chúng ta sẽ không còn bất kỳ khả năng nào để thay đổi Chính phủ Việt Nam cho tốt hơn.
* * * * * *
Liên quan đến câu hỏi khoản số 10 về quyết tâm và sức mạnh về cá tính của các người cầm đầu cuộc đảo chính, tôi không biết những bằng chứng gì thêm hơn là trên thực tế những người này rõ ràng là đang chấp nhận nguy hiểm cho mạng sống của họ và họ không mong muốn gì cho bản thân. Nếu tôi là một quan tòa về bản chất con người, vẻ mặt chân thành và quyết tâm của Đôn vào buổi sáng hôm đó mà tôi đã nói chuyện với anh ta. Đồng ý về việc tôi chân thành đồng ý là một tính toán sai lầm có thể gây nguy hại cho vị trí [của chúng ta] trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta cũng sẽ phải lãnh các rủi ro to lớn bằng cách không làm gì.63/
Cho dù Lodge nghiêm túc tin vào điều này hay chỉ đơn thuần là sử dụng nó như là một lý do để biện minh cho việc can thiệp để làm chậm hay ngăn chặn một nỗ lực không thành tựu là không rõ ràng. Tuy nhiên, việc bảo vệ cho âm mưu và hỗ trợ của ông cho mục tiêu của họ [nhóm đảo chánh] trong những công điện trao đổi với Washington, rõ ràng cho thấy sự thiên vị tình cảm của Lodge ủng hộ cuộc đảo chính. Trong một chỗ trong công điện, Lodge đã phản đối việc chỉ định Harkins làm người đứng đầu Sứ Quán trong trường hợp đảo chính trong thời gian ông vắng mặt.
Giọng điệu và nội dung của những công điện song song từ Harkins và Lodge làm tăng lo lắng của Nhà Trắng và chắc chắn, làm tăng mối lo ngại về tính khách quan của hai nhà quan sát chính của Mỹ về tình hình căng thẳng tại Việt Nam. Trong một nỗ lực để làm thông bầu không khí, xác định lại một cách rõ ràng việc hướng dẫn chính sách, và làm rõ sự phân công về vai trò và trách nhiệm trong phạm vi Sứ Quán, Nhà Trắng còn gửi thêm một công điện đến Sài Gòn cuối ngày 30 tháng 10. 64/ Với quan điểm của Lodge trên vấn đề, công điện nêu rõ:
Chúng tôi không chấp nhận làm cơ sở cho chính sách của Mỹ là chúng ta không có quyền trì hoãn hoặc ngăn cản một cuộc đảo chính. Trong đoạn của bạn 12, ông đã viết rằng nếu ông bị thuyết phục rằng cuộc đảo chính sẽ thất bại, ông sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để thuyết phục các nhà lãnh đạo đảo chính ngưng hoặc trì hoãn bất kỳ hành động nào mà, trong phán đoán tốt nhất của ông, đã rõ ràng không có một tiềm năng thành công cao. Chúng tôi chưa bao giờ xem xét đến việc phản bội các Tướng với Diệm, và 79109 của chúng tôi đã rõ ràng minh thị ngăn cấm chuyện đó. Chúng tôi nhận thức được mối nguy hiểm khi tỏ vẻ thù địch với các Tướng, nhưng chúng tôi tin rằng vị trí của chúng ta phải càng vững chắc càng tốt, do đó chúng tôi không thể giới hạn mình trong đề xuất ngụ ý trong công điện của ông rằng chỉ khi việc xác tín của một thất bại nhất định thì sự can thiệp mới được biện minh. Chúng tôi tin rằng các chuẩn để ông can thiệp phải là những gì đã nói ở trên.
Vì vậy, nếu ông thấy phải kết luận rằng rõ ràng không có tiềm năng thành công cao, ông nên báo nghi ngại này cho các Tướng cách sao để thuyết phục họ ngưng kế hoạch ít nhất cho đến khi có cơ hội tốt hơn. Trong lúc giao tiếp như vậy, bạn nên sử dụng trọng lượng lời khuyên tốt nhất Hoa Kỳ và phải rõ ràng cho họ biết rằng chúng ta không phản đối nỗ lực của các Tướng vì ưu tiên cho chế độ hiện nay. Chúng tôi thừa nhận cần phải làm cho các Tướng nắm vững vai trò của Hoa Kỳ trongâm mưu đảo chính năm 1960 và nhân viên của ông nên giữ sự phân biệt rõ ràng giữa những lời khuyên mạnh mẽ và trung thực được đưa ra như một người bạn và việc phản đối bất kỳ mục tiêu nào của họ.65/
Lodge cũng được yêu cầu khẩn cấp để có được thông tin chi tiết về thành phần các nhà lãnh đạo của lực lượng đảo chính dự kiến có sẳn trong tay để chúng ta có thể đánh giá triển vọng tốt hơn của họ.
Đối với việc Lodge vắng mặt, các chỉ thị giao cho Truehart chịu trách nhiệm trừ khi cuộc đảo chính xảy ra, trong trường hợp này Harkins có thể đảm nhiệm Trưởng phái đoàn [Sứ Quán]. Tuy nhiên, mong muốn là có Lodge hiện diện ở đó [VN] trong trường hợp của cuộc đảo chính được tiến hành và Lodge đã được khuyến khích trì hoãn chuyến đi của mình nếu ông nghĩ rằng cuộc đảo chính sắp xảy ra. Chỉ thị bốn điểm về tư thế của Mỹ trong trường hợp đảo chính cũng đã được đưa ra:
a. Chính quyền Mỹ sẽ từ chối lời kêu gọi can thiệp trực tiếp từ hai bên, và việc điều dụng máy bay và các nguồn lực khác sẽ không được xử dụng vào các chiến tuyến hay hổ trợ bên nào, mà không được phép từ Washington
b. Trong sự kiện bất phân thắng bại, chính quyền Mỹ có thể tùy nghi thực hiện bất kỳ động tác nào dễ chịu cho cả hai bên, chẳng hạn như loại bỏ các nhân vật quan trọng hoặc tiếp chuyển thông tin. Trong những hành động như vậy, tuy nhiên, các nhà chức trách Mỹ kịch liệt tránh tỏ ra áp lực bất cứ bên nào. Không phải là trong sự quan tâm của Chính phủ Hoa Kỳ là được xuất hiện như là, hoặc công cụ của chính phủ hiện hành hoặc công cụ của phe đảo chính.
c. Trong trường hợp sắp xảy ra hoặc thực tế đã thất bại của cuộc đảo chính, chính quyền Mỹ có thể tùy nghi nhận những người hoặc công khai hoặc ngụ ý xin vào tỵ nạn. Chúng tôi tin rằng, tuy nhiên, trong trường hợp này, điều sẽ là lợi ích cho chúng ta và có lẽ cho cả những người xin tị nạn là họ cũng nên tìm kiếm sự bảo vệ của các Đại sứ quán khác ngoài Đại Sứ Quán của chúng ta. Điểm này cần được thực hiện mạnh mẽ nếu cần thiết phát sinh.
d. Nhưng một khi đã bắt đầu một cuộc đảo chính dưới sự lãnh đạo cótrách nhiệm, và trong khuôn khổ những hạn chế này, sẽ là lợi ích cho Chính phủ Mỹ nếu nó thành công. 66/
Đối với hướng dẫn d. ,tuy nhiên, không có hành động cụ thể nào để hỗ trợ hoặc bảo đảm cho sự thành công của cuộc đảo chính đã được ủy quyền. Thông điệp này là hướng dẫn cuối cùng mà Lodge nhận được từ Washington trước khi cuộc đảo chính bắt đầu.
CUỘC ĐẢO CHÁNH VÀ DƯ CHẤN CỦA NÓ – 2 đến 23 Tháng Mười Một
1. Đảo chánh
Trong bầu không khí náo nhiệt đầy vận động ngầm của Sài Gòn vào mùa thu năm 1963 đã làm cho nó hầu như không thể theo dõi tất cả các âm mưu chống lại chế độ. Trong công điện cuối cùng của ông đến Washington trước khi cuộc đảo chính, Lodge đã xác định mười nhóm bất đồng chính kiến riêng rẽ không kểnhóm các Tướng. 1/ Những âm mưu khác nhau được đánh giá hay thay đổi trong thành phần và anh hùng rơmtrong nhân vật, nhanh chóng xuất hiện, rồi biến mất và / hoặc sáp nhập với các nhóm khác. Tuy nhiên, có hai nhóm ra đời vào mùa hè và giữ được bản sắc của họ với một số thay đổi khi đến gần chót. Theo thứ tự thời gian, nhóm đầu tiên, được xác định là nhóm của Tuyến hay Thảo tùy theo lúc cáclãnh đạo kế tiếp của nó. Nó đã được hình thành đâu đó vào tháng Sáu của Tiến sĩ Trần Kim Tuyến, Giám đốc Nha Nghiên cứu Chính trị (tình báo quốc gia) của Diệm, và có liên quan đến các yếu tố của các Bộ Dân Vận Thông tin và một số yếu tố nhất định của Quân đội. Khi tiến sĩ Tuyên được gửi ra nước ngoài trong tháng Chín, nhóm được ít nhiều đã được sát nhập với một nhóm riêng của các sĩ quan cấp trung đứng đầu là Đại Tá Phạm Ngọc Thảo [thanh tra chương trình Ấp Chiến Lược]. Nhiều lần nhóm này đã săp xếp là ngày tiến hành đảo chính trong mùa hè và mùa thu, nhưng mỗi lần như thế đơn vị quân sự quan trọng lại được tạm thời thuyên chuyển do lệnh của Điệm Nhu hoặc của Bộ Tổng Tham Mưu dưới quyền của Tướng Đôn, mỗi người trong số đó đã phần nào nhận thức được các kế hoạch của nhóm và được quan tâm phá thối chúng. Cuối cùng, họ phối hợp với nỗ lực của các Tướng như là giải pháp duy nhất có triển vọng thành công.
Nhóm thứ hai, tất nhiên, bao gồm các Tướng lĩnh cao cấp của quân đội Việt Nam.Âm mưu của nhóm này đã bắt đầu một cách nghiêm túc vào tháng Sáu. Ban đầu, lãnh đạo của nó được xác định là Tướng Khiêm và sau đó là Tướng Đôn, nhưng các nhà lãnh đạo trên thực tế trong suốt âm mưu, không có nghi ngờ gì nữa, là Tướng Minh, người chỉ huy cho đến nay đươc tôn trọng và được lòng trung thành lớn nhất của các Tư Lệnh Quân Đoàn. Bốn thành viên chính của nhóm là các Tướng Minh, Đôn, Khiêm, và Kim, tất cả đều ở Sài Gòn nhưng không chỉ huy lính, ba Tướng Đôn, Khiêm, và Kim phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu và Tướng Hinh là cố vấn quân sự của Dinh Độc Lập. Tướng Trí và Khánh, chỉ huy Quân Đoàn I, II là thành viên thứ hai của nhóm các Tướng, nhưng cũng liên lạc với nhóm của Thảo. Các nỗ lực chết yểu của cuộc đảo chính vào tháng Tám của các Tướng đã được mô tả chi tiết. Bài học quan trọng dường như đã được học bởi phe đảo chánh từ kinh nghiệm đó, khi họ một lần nữa bắt đầu lên kế hoạch và sắp xếp nó với sự quan tâm lớn đến chi tiết và sự phân công rõ ràng.
Trong số những người này, Tướng Minh là tổng chỉ huy của các hoạt động đảo chính, mặc dù nhóm đã hành động theo kiểu một ủy ban với các thành viên dường như được quyền biểu quyết tại một số điểm trên các hành động cụ thể. Ông cũng chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự của cuộc đảo chính. Tướng Đôn lo liên lạc với người Mỹ và chịu trách nhiệm về việc thu hút các Tướng Đính. Tướng Kim lo lập kế hoạch lập chính phủ hậu đảo và trách nhiệm các mối quan hệ với các nhóm dân sự được dự kiến là sẽ hỗ trợ cuộc đảo chính. 2/ Tướng Khiêm đóng một vai trò quan trọng vào cuối tháng Mười như người liên lạc với nhóm đảo chính của Thảo để lập racác chi tiết hỗ trợ và hội nhập của họ vào việc thực hiện thực tế cuộc đảo chính.
Như đã được ghi nhận, vấn đề cơ bản của các người chủ mưu là thiếu quân dưới quyền chỉ huy của họ kế cận trong khu vực Sài Gòn. Nỗi sợ hãi lâu ngày của gia đình họ Ngô về một cuộc đảo chính quân sự, như đã bàn luận trước đây, đã là yếu tố chính trong việc bổ nhiệm và thăng thưởng tất cả các chức vụ chỉ huy quân sự. Không nơi nào mà lòng trung thành là điều kiện quan trọng tiên quyết cho nhiệm vụ chỉ huy như ở Sài Gòn, xung quanh là Quân Đoàn III và Quân đoàn IV gần đó, với bộ chỉ huy chính chỉ cách vài dặm về phía quốc lộ 4. Ngoài các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt khá lớn ở Sài Gòn dưới quyền Đại tá Tung và cảnh sát quốc gia và các đơn vị bán quân sự khác đều nhận lệnh trực tiếp từ Dinh Độc Lập. Diệmbổ nhiệm những người vô dụng, tham vọng, và được cho là trung thành với Diệm như Tư Lệnh Quân Đoàn III là Tướng [Tôn Thất] Đính (có Sư Đoàn 5 đóng quân ở gần Biên Hòa) và đặc khu quân sự Sài Gòn. Hơn nữa, Quân Đoàn IV dưới quyền chỉ huy của Tướng Cao, người đã cứu Diệm trong cuộc đảo chính năm 1960 bằng việc đưa Sư Đoàn 7 trung thành từ Mỹ Tho về. Chính ở chỗ dựa vào cách xếp đặt các quyền lực mà gia đình [họ Ngô] đánh cược sự sống còn của họ, và không phải là không lý do, mà cú đảo chánh thất vọng hồi tháng Tám đã chứng minh.
(còn tiếp)
-Bí mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – B5 – Kỳ 9 (Nguyễn Quốc Vĩ)
“…Ngay từ lúc đầu, Diệm và Nhu dường như bị lừa bởi cuộc đảo chính, hoặc là ông ta đã hoàn toàn tính sai về mức độ ủng hộ của nó…”
Sài Gòn, tuy nhiên, không phải là hoàn toàn không có yếu tố bất đồng ý kiến. Ngoại trừ chỉ huy của họ, các tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, tiểu đoàn Nhảy Dù, và Không quân tất cả đều có cảm tình với phe đảo chánh. Nhưng các người âm mưu biết rằng cán cân lực lượng sẽ không được thuận lợi sẽ không đạt được hay duy trì nếu không níu kéo về phe hay cô lập các Tướng Đính và Cao.
Trong cuộc tấn công các Chùa vào tháng Tám, Đính là người điều động tối cao đưa ra các lệnh tấn công, mặc dù Tung luôn luôn nhận lệnh trực tiếp từ Nhu trong lúc thi hành những cuộc tấn công. 3/ Sau đó, Đính, một người nổi tiếng hay khoe khoang, tự hào là ông ta đã cứu nước khỏi bàn tay của Phật Giáo, cộng sản, và những tay "phiêu lưu người nước ngoài." Với thái độ xấc láo, Đính tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 27 tháng 8 và hôm đó ông ta bị xài xể và cuối cùng bị làm nhục bởi các nhà báo đối kháng người Mỹ. Các Tướng lĩnh trong âm mưu quyết định rằng họ sẽ chơi trên tính kiêu căng và ích kỷ của Đính để kéo Đính về phía của họ. Bị thương niềm tự hào dưới tay của các phóng viên, Định thành con mồi dễ dàng để Đôn đưa ra đề nghị là Nhu đã chơi Đính như một thằng ngốc, mặc dù Đính thực sự là một anh hùng của quốc gia, và rằng chế độ phải mang ơn Đính. Đôn là đề nghị Đính nên gặp Diệm để đưa ra một kế hoạch nhằm tăng sự tham gia của quân đội trong Chính Phủ, cụ thể là Đính sẽ là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đôn đã đúng khi dự kiến là Diệm sẽ nổi giận trước yêu cầu trắng trợn như vậy, và sẽ khiển trách Đính, làm tổn thương thêm niềm tự hào của Đính và làm ông này xa lánh chế độ.
Diệmđã phản ứng như mong đợi, và đã ra lệnh cho Định lên "nghỉ hè" ở Đà Lạt một thời gian. Đôn vào thời điểm này bắt đầu một nỗ lực lâu dài của ông để kéo Đính về phe chống Diệm. Đính, tuy nhiên, thiếu tự tin và lưỡng lự, mặc dù không có dấu hiệu Đính sẽ chơi trò hai mặt để đi tố cáo tiết lộ âm mưu đảo chánh với Diệm. Trong khi Xây dựng âm mưu để dụ dỗ Đính diễn ra, các người trong âm mưu đã cẩn thận bao quanh Đính với những người ủng hộ đảo chính, bao gồm cả người phó của ông, Đại tá Có, người mà phe đảo chánh có thể tin tưởng để cô lập được Đính nếu ông này có dấu hiệu ngã về phe gia đình [Nhu] một khi chiếc bong bóng được thả lên. Đến cuối tuần thứ ba trong tháng Mười, phe đảo chánh cảm thấy tự tin một cách hợp lý là vấn đề về Đính đã được giải quyết: như một kẻ cơ hội chủ nghĩa, ông ta sẽ nhập phe đảo chánh, nếu ông ta cảm thấy cuộc đảo chánh thành công, nếu ông ta không tham gia, ông ta sẽ bị thanh toán.
Đồng thời, kế hoạch đã tiến hành để vô hiệu hóa Tướng Cao, Tư lệnh Quân Đoàn IV, kể từ khi ông này chắc chắn sẽ phản bội tố cáo với Dinh Độc Lập nếu ông nhận được tin về kế hoạch [đảo chánh], hoặc sẽ mang quân của ông về viện trợ cho Diệm nếu cuộc đảo chính bắt đầu trong khi ông vẫn còn kiểm soát họ. Để làm điều này, Đại tá Có, tư lệnh phó cho Đính, đã được gửi đến đồng bằng sông Cửu Long kiếm hậu thuẩn của các chỉ huy các đơn vị trực thuộc Quân Đoàn IV. Trong kế hoạch cuối cùng, Có sẽ được Bộ Tổng Tham Mưu gửi đến để lấy quyền chỉ huy Sư đoàn 7 đang đóng ở Mỹ Tho vào ngày trước khi cuộc đảo chính bắt đầu, ông sẽ ra lệnh tất cả các tàu thuyền đậu [chắn ngang] sông Mekong về phía Sài Gòn, và, do đó, hoạt động như một lực lượng ngăn chặn Tướng Cao, bị mắc kẹt ở Cần Thơ phía bên kia của sông Mekong, sau đó [Tướng Cao] sẽ bị chính các sĩ quan dưới quyền của Cao bắt giữ. Dường như Có đã thành công được đại đa số các sĩ quan cấp dưới ủng hộ, nhưng một sĩ quan trung thành nghe kế hoạch và ngay lập tức mách Nhu.
Diệm và Nhu gọi Đính và tiết lộ những gì họ đã biết được, cố gắng buộc Đính ra tay. Đính phản ứng với cú sốc giả tạo và đề nghị sẽ xử tử Có ngay lập tức. Điều này đã thuyết phục Nhu là Đính không tham gia [đảo chính]. Họ chọn cách giữ mạng sống của Có để có được thông tin từ ông ta. Nhu sau đó tiết lộ của ông sẽ lập kế hoạch một cuộc đảo chính giả để có thể tấn công trước những kẻ âm mưu này và đè bẹp các kế hoạch của họ. Kế hoạch hai phần của ông để bắt đầu là việc chuyển Đại Tá Tung, Lực Lượng Đặc Biệt ra khỏi Sài Gòn trên diễn tập. Kế tiếp là cuộc đảo chính giả mạo xảy ra trong khi Diệm và Nhu thoát ra chỗ bí mật ở Vũng Tầu. Sau nhiều ngày bạo loạn côn đồ gồm cả việc giết nhiều người Việt Nam nổi tiếng và một vài người Mỹ, Sư đoàn 5 trung thành của Đính và sư đoàn 7 của Cao sẽ phản công vào thành phố và Diệm và Nhu sẽ trở lại như những người hùng chiến thắng, an toàn hơn bao giờ hết. Đính là chìa khóa trong kế hoạch của Nhu.
Vai trò của Đính trở nên lẫn lộn vào thời điểm này. Dường như ông ta không chắc chắn về sự cân bằng lực lượng tương đối của các lực lượng và đã quyết định hợp tác với cả hai bên cho đến khi ông có thể quyết định mà ông cảm thấy sẽ chiếm thế thượng phong, mặc dù ông có lẽ vẫn còn nghiêng về phía Dinh Độc Lập. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu anh ta là người đáng tin cậy bởi gia đình họ Nhu thì ông ta không được các Tướng tin dùng, bởi vì Đính tâm sự rằng với bản thân ông, ông không có kế hoạch hành động chi tiết, và kế hoạch của Nhu mà trong đó ông sẽ đóng vai trò quan trọng, sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Nó đã bị cuộc đảo chính thực sự do các Tướng âm mưu qua mặt tiến hành trước.
Vào tuần cuối cùng trong tháng Mười, sắp xếp giờ giấc đã trở thành việc quan trọng. Nhóm của Thảo đã rõ ràng dự kiến sẽ hành động vào ngày 24, nhưng được thuyết phục bởi Đôn và Khiêm lý luận là họ có quá ít lực lượng để bảo đảm thành công. 4/Tại thời điểm đó, Khiêm đưa Thảo vào nhóm kế hoạch và làm việc chung để tiến hành đảo chánh. Shaplen nói cuộc đảo chính của các Tướng lúc đầu đã lên kế hoạch cho ngày 04 tháng 11. Xung đột này, tuy vậy, với những gì Đôn đã nói với Conein vào24 tháng 10, cụ thể là việc đó sẽ xảy ra trước ngày 02 tháng Mười Một. 5/Theo Shaplen kể lại, Đính tiết lộ kế hoạchngàyđảo chánh cho Nhuvà được Nhuhướng dẫnđôn đốccho điều đóđượcđưa đếnngày 01 tháng 11. 6/Nhuvẫn cònnghĩ rằngbằng cách nào đósẽ ngưngkế hoạch đảo chánhgiảcủa ông ta để cho phépmộtcú đảo chánh thực sự xảy ra với hy vọngsẽđưaramột cán cân lực lượng [thuận lợi] trước ngàyđã định,vàbởitin tưởng dụa vàoquântrung thànhcủa Đínhbổ sungbởisự ủng hộ qui mô của Caovới gia đìnhkhi các con bài tẩy đã được đặtxuống.Bằng cách đểcác Tướngtiến hành việccủa họ, tất cả phiến quânchínhsẽbị tổn hạivàNhu sau đóvào cuộc đè bẹptất cả cácphe phản loạn. Cho dùbất lý do nào, dùdo âm mưucủaNhuhoặc dothời gian biểuriêng củamình, các Tướngđã định ngày 01 tháng 11.
Trong khiđã gây ralo lắngcho cácquan chứcMỹ vớicác ý tưởngsơ sàivề các hành động của kế hoạch, bản thâncác Tướnglại rất chú tâmvề tất cả cácchi tiết đảo chánhcủa họ. Khiđếngiờthực hiện, kế hoạchđã được thi hành hầu như không chút khập khiểng, và số phậncủa chế độđã được định tronggiờ đầu tiêncủa cuộc đảo chánh.
Ngày29 tháng 10, hành độngchuẩn bị đảo chánh đầu tiênđượcthực hiện.Đại táTùngđược TướngĐính ra lệnhdi chuyểnLực Lượng Đặc Biệtra khỏi Thủ Đô để hành quân, nhưng không thể biết được ý địnhnày của Đính là phát xuất từ các Tướng hay từ Dinh Độc Lập, việcnày vẫn cònchưa rõ ràng.Đồng thời, giám đốc tình báo, lúc trước là thành viên của nhóm Thảo và bây giờThảotham giatrong kế hoạchtổng hợp của âm mưu,đã tung ra những tintình báogiả mạolàVCtập trungbên ngoàiSaigon để Diệm vàNhuđiều độngcác đơn vịtrung thànhmà họ có thểđược sử dụng đểngăn chặnmột cú đảo chánh.
Ngày đảo chánh bắt đầu có lẽ với một cuộc viếng thăm chính thức của Mỹ với Diệm. Đô đốc Felt, CINCPAC, vừa mới gặp Tướng Harkins để xem xét tổng quát về tình hình và trước khi lên đường vào buổi trưa. Felt và Lodge cùng đến chào xã giao Tổng thống. Độc thoại của Diệm có chút khác so với những gì ông đã nói với McNamara và Taylor vào tháng trước. Tuy nhiên khi họ ra về, Diệm đã kéo Lodge sang một bên và nói chuyện riêng trong hai mươi phút. Diệm, trong một ví dụ bi thảm vô tình của sự quá ít và quá muộn, cho thấy ông muốn nói chuyện với Lodge một lúc về những gì mà người Mỹ muốn ông làm. 7/ Bầu không khí của cuộc họp chắc phải là cực kỳ căng thẳng với việc Lodge đã nhận thức về chuyện sắp xảy ra. Sau cuộc họp, Felt đã đi thẳng đến sân bay và tổ chức một cuộc họp báo, với Tướng Đôn đang bồn chồn bên cạnh, trước khi lên đường vào buổi trưa mà không biết rằng vỡ tuồng đã mở màn.
Trong khi Lodge vàFeltđã có mặt tạidinh, các đơn vịcuộc đảo chínhđãbắt đầutriểnkhaitrongvàxung quanhSài Gòn. Đồng thời, gần nhưtất cả cácTướng lãnh vàsĩ quanhàng đầuđãđượctriệu tậpmột cuộc họptrưa tạitrụ sởBộ Tổng Tham Mưu ở Tân Sơn Nhất. Banchỉ huy đảo chínhthông báo cho họrằngcuộc đảo chínhđãbắt đầu vàyêu cầuhọ hỗ trợ. Cam kết hỗ trợcủa tấtcảnhững người hiện diệnnhữngngườiủng hộ hành động đều đượcthubăng. Danh sách của những người này đãđượcsử dụng sau nàytrên đài phát thanhvàđể lôi kéotoànbộsĩ quancao cấpcủa Quân độitrong trường hợpcuộc đảo chínhkhôngthànhcông. Bằng cách này, họđã có thểtranhthủsự hỗ trợcủamộtsốsĩ quan còndao động. Các sĩ quan cao cấpduynhấtkhông có mặt làTướngĐính vàTướng Cao, là những ngườikhông được thông báovề hội nghịđể ngăn chặnhọ tiết lộsớmcuộc đảo chính haycung cấp tin cho Dinh Độc Lập. Cũng không có mặtlàChỉ Huy Trưởng củahải quân Việt Nam [Đại Tá Hồ Tấn Quyền] đãbị ám sát[bởi Thiếu Tá Nguyễn Tấn Lực một sĩ quan cấp dưới và là bạn thân trên chiếc xe hai người đi Thủ Đức để mừng sinh nhật của ông vì không ủng hộ đảo chánh – theo cuốn “Làm cách nào để giết một Tổng Thống” trang 210]. Một số quanchứcbịnghingờlàtrung thànhvớiDiệmđãbị bắt giữ ngay lập tứctạiBộ Tổng Tham Mưu, trongđócóĐại TáTung,vànhững chỉ huycủaKhông quân, lữ đoànNhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Lực Lượng Phòng Vệ Dân SựVàlựclượngCảnh Sát. Một nhân viên CAS [CIA tại Saigon], có lẽ là Trung TáConein, cũng được mờiđếnBộ Tổng Tham Mưuvàđã được phépduy trì liên lạcqua điện thoại vớiĐại sứ quántrongcuộc đảo chính. Ông đãcungcấpnhững báo cáođáng tin cậytrongsuốthaingày kế tiếp.
1:45 pm, Đôn gọiJ-3 [?] của TướngStilwell, Harkinsvà thông báo với ôngrằng tất cảcác vị Tướngđã đượctập họptạiBộ Tổng Tham Mưuvàcuộc đảo chínhđã bắt đầu. 8/ Đồng thời, lực lượngđảo chínhchiếm Bưu Điệnnơi cócác cơ sởviễn thông, trụ sở Cảnh Sát, đài phát thanh, sân bay,vàBộ Chỉ HuyHải Quân, và đã triểnkhaiở các vị tríđể tấn côngBộ Chỉ HuycủaLực Lượng Đặc BiệtgầnTân SơnNhất, Dinh Độc Lập, vàcácdoanh trạicủaLữ Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ. Các đơn vị khác được triển khaiở cácvị tríđể bảo vệngăn chận chống lại bất kỳphản côngnào từ các đơn vịtrung thànhtừ bên ngoàiSài Gòn vào. Những hành động này đã xảy ra nhanh chóng vàgặp ít khángcự. Các đơn vị [đảo chánh] liênquangồmcác đơn vịHải Quân,Nhảy Dù và Không Quândưới sự lãnh đạocủa Sĩ Quan cấp nhỏ, và Sư Đoàn 5chỉ huy bởi Đính,nhập cuộc khi ông nhận thức đượcsự nhất trí của các sĩ quancao cấp, và việcrõ ràng sẽthànhcôngcủa họ. Sau đótrong ngày, Thiết Giáp và quân độicủa Sư Đoàn 7từMỹ Tho, dưới sự lãnh đạonổi dậycủa Đại TáCó, về [SG] tham giacác cuộc tấn côngvào Dinh Độc Lập.
Như luôn luôn là trường hợp trong loại khủng hoảng này, số lượng các Công điện đã nhanh chóng tràn ngập các hệ thống thông tin liên lạc, và sự không đầy đủ của các báo cáo có nghĩa là không có bức tranh rõ ràng về những gì đã xảy ra, mà nó chỉ có thể được ráp lại với nhau cho mãi đến sau này. Trong những tình huống như vậy, Đại sứ quán đã trở thành một ốc đảo nối kết với các sự kiện bên ngoài với những báo cáo mỏng manh qua những cú điện thoại.
Trong đầu giờ chiều, Đại Tá Tung người đã bị bắt vào sáng 01 tháng 11, đã buộc phải gọi Lực Lượng Đặc Biệt của mình và bảo họ đầu hàng các lực lượng đảo chính. Không lâu sau đó, Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt liền kề bên Bộ Chỉ Huy đảo chánh đã bị các đơn vị cuộc đảo chính chiếm sau một cuộc giao tranh ngắn. Khi việc này xảy ra, chuyện bảo vệ Dinh Độc Lập chỉ còn do Lực Lượng Phòng Vệ đảm trách, kể từ khi phần còn lại của Lực Lượng Đặc Biệt đang ở bên ngoài thành phố và rõ ràng là đã bị cách ly với Dinh Độc Lập, và tất cả chỉ huy các đơn vị khác đã đến [phục tùng] dưới sự chỉ huy của các sĩ quan tham gia vào cuộc đảo chính. Tướng Cao, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, cam kết hỗ trợ cuộc đảo chính vào cuối ngày, hành động này không rõ ràng là do Cao là người cơ hội chủ nghĩa hay ông nghĩ rằng cuộc đảo chính thực sự là Giai đoạn I theo kế hoạch của Nhu. Tuy nhiên, không tin tưởng Cao, các Tướng [đảo chánh] đã đặt ông trong sự canh gác. Lúc 4:30 chiều, các Tướng đến đài phát thanh để thông báo cuộc đảo chính và yêu cầu hai ông Diệm và Nhu từ chức. 9/ Sau đó tiếp theo là cả một chuỗi dài phát sóng các cam kết ủng hộ [đảo chánh] của các nhân vật cao cấp là những gì đã được thâu băng sáng hôm đó. Trong khi đó, Không quân đã cho máy bay đã thả tờ rơi công bố cuộc đảo chính, và kêu gọi dân chúng hỗ trợ nó.
Ngay từ lúc đầu, Diệm và Nhu dường như bị lừa bởi cuộc đảo chính, hoặc là ông ta đã hoàn toàn tính sai về mức độ ủng hộ của nó. Khi xảy ra các dấu hiệu đầu tiên cuộc đảo chính, có báo cáo rằng Nhu yên tâm khi được một quan chức cảnh báo rằng đó là một phần của kế hoạch của Dinh Độc Lập. 10/ Khi tin tức được gửi đến Dinh Độc Lập là tất cả các cứ điểm quan trọng đều bị mất, Nhu đã cố gắng liên lạc với Tướng Đính. Khi Nhu không thể liên lạc được với anh ta, Nhu đã nhận ra rằng mình đã bị lừa và cuộc đảo chính là thật. Vào đến lúc này, đánh nhau đang diễn ra giữa các lực lượng đảo chính và lực lượng phòng vệ tại Dinh Độc Lập và doanh trại của ho gần đó [Thành Cộng Hòa]. Khi các Tướng gọi hai anh em và đòi hỏi họ phải đầu hàng, hứa hẹn đưa họ an toàn ra khỏi nước, Diệm trả lời và yêu cầu họ đến Dinh Độc Lập để "tham vấn", một nỗ lực rõ ràng để lặp lại chiến thuật trì hoãn như trong cuộc đảo chính 1960, kéo thời gian đủ dài cho quân đội trung thành về được thành phố. Các Tướng, tuy nhiên, đã không mặc cả - - họ đòi hỏi.
Vào lúc 4:30 pm, Diễm gọi là Lodge để hỏi thế đứng của ông và cuộc trò chuyện sau đây đã xảy ra sau đó:
Diệm:
|
Một số đơn vị đã thực hiện một cuộc nổi loạn và tôi muốn biết thái độ của Mỹ là những gì?
|
Lodge:
|
Tôi không cảm thấy có đủ thông tin để có thể cho Ngài biết. Tôi đã nghe tiếng súng nổ, nhưng không nắm hết các sự kiện. Ngoài ra bây giờ là 4:30 sáng, Washington và Chính phủ Mỹ không có thể đưa ra một quan điểm.
|
Diệm:
|
Nhưng ông phải có một số ý tưởng tổng thể. Trên tất cả mọi sự, tôi là một người đứng đầu của một nhà nước. Tôi đã cố gắng để làm nhiệm vụ của tôi. Trong lúc này tôi muốn làm những gì mà nhiệm vụ và sự đòi hỏi. Tôi tin rằng nhiệm vụ là trên tất cả.
|
Lodge:
|
Chắc chắnlà ngài đã thực hiện nhiệmvụcủa Ngài. Như tôi đã nói với Ngàiđiều này sáng nay, tôi ngưỡng mộ lòng can đảmcủa Ngài và những đóng góp to lớn cho đất nước của Ngài. Không ai có thể lấy đi khỏi Ngài công lao về tất cả những gì Ngài đã làm. Điều mà tôi đang lo lắng là sự an toàn thể chất của Ngài. Tôi có một báo cáo rằng những người phụ trách các hành động hiện tại sẽ cấp thông hành cho Ngài và em trai của Ngài ra khỏi nước an toàn nếu Ngài từ chức. Ngài đã nghe điều này chứ?
|
Diệm:
|
Không… (sau đó, một lúc yên lặng) Ông còn số phôn của tôi không?
|
Lodge:
|
Vâng. Nếu tôi có thể làm bất cứ gì để bảo vệ an toàn thể chất cho Ngài. Xin Ngài hãy gọi tôi
|
Diệm
|
Tôi đang tìm cách tái lập lại trật tự … 11/
|
Không có bằng chứng cho thấy liệu Washington đã ban hành tiếp các chỉ thị về an toàn cá nhân của Diệm và Nhu vào thời điểm này. 12/ Cuộc trò chuyện trên đây là lần chót mà Mỹ đã nói chuyện với Diệm. Lodge, theo tập quán của mình, đêm đó đã đi ngủ lúc khoảng 9: 30 pm13/
Ngay sau khi Diệm gọi phôn cho Lodge, các Tướng gọi là Dinh Độc Lập một lần nữa và đưa Đại Tá Tung lên nói chuyện điện thoại. Tung nói với Nhu ông đã đầu hàng. Các Tướng sau đó yêu cầu anh em Diệm đầu hàng ngay lập tức hoặc họ sẽ cho Không quân và Bộ Binh tấn công Dinh Độc Lập. Mỗi Tướng tại Bộ Tổng Tham Mưu, lần lượt, lên điện thoại đảm bảo tiến hành an toàn cho Diệm nếu ông chịu từ chức, nhưng Nhu dường như đã thuyết phục Diệm [từ chối]. 14/ Tướng Đính tự mình đã thực hiện một cuộc gọi điện thoại riêng biệt với Diệm trong một nỗ lực cuối cùng gọi Diệm đầu hàng, nhưng Diệm đã dập máy. 15/ Hai anh em bây giờ bắt đầu điên cuồng gọi điện thoại cho các chỉ huy đơn vị trong cả nước trên hệ thống thông tin liên lạc riêng của họ mong họ trợ giúp. Trong hầu hết trường hợp, họ không thể bắt được liên lạc, và khi họ liên lạc được, họ lại được các Sĩ Quan không đảo chánh yêu cầu họ ra đầu hàng. Khi họ có thể không nhận được sự giúp đỡ từ quân đội chính quy, họ quay ra làm một nỗ lực vô ích là tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị bán quân sự và các nhóm Thanh Niên Cộng Hòa của họ. Vào một lúc nào đó khoảng 8 giờ tối, họ công nhận tình hình là tuyệt vọng và đã trốn thoát ra khỏi Dinh Độc Lập, không ai trong Liên Đoàn phòng vệ biết, thông qua một trong những lối thoát bí mật dưới lòng đất kết nối với hệ thống thoát nước. Họ gặp người bạn gốc Tầu đã đưa họ đến nhà của ông ta ở Chợ Lớn, nơi mà trước đây họ đã thiết lập một kênh truyền thông để Dinh Độc Lập dùng trong trường hợp khẩn cấp. Ở đó, họ đã trải qua đêm cuối cùng.
Trong lúc đối mặt vớ isự từ chối không khoan nhượng về việc đầu hàng của hai anh em và tự tin rằng họ đã kiểm soát toàn bộ đất nước và kế hoạch của họ đã thành công, các Tướng bắt đầu tập trung các lực lượng và chuẩn bị cho cuộc bao vây Dinh Độc Lập. Vào khoảng 9:00 giờ sáng, họ đã mở một loạt pháo kích Dinh Độc Lập và vị trí của lực lượng phòng vệ. Kể từ khi Dinh đã được bảo vệ bởi một số xe tăng, cuộc tấn công bằng bộ binh với sự hỗ trợ xe tăng đã được yêu cầu để chiếm nó. Cuộc tấn công bắt đầu khoảng 3: 30 giờ sáng ngày 2 tháng 10, và kéo dài cho đến khoảng 06:30 sáng, khi Dinh Độc Lập thất thủ, sau khi Diệm đã ra lệnh lệnh[Lực lượng phòng vệ] ngừng bắn để bảo vệ Dinh Độc Lập [đúng ra là để tránh đổ máu cho họ] từ nơi trú ẩn bí mật của mình ở Chợ Lớn.
Suốt đêm hai anh em vẫn tiếp xúc với cả hai phe ủng hộ trung thành của họ tại Dinh, và định kỳ với cácphần tử nổi dậy. Phe đảo chánh đã khôngbiếtrằnganh emđãtrốnthoát cho đến khilựclượngnổi dậy củaĐại TáThảochiếmđược Dinh Độc Lập. Lúc 6:20am, Diệmgọi làBộ Tổng Tham Mưuvà nóichuyên với cá nhân Tướng Đôn, đồng ý đầu hàngđổi lấymột sự đảm bảoantoàncho họ ra sân bay vàrời Việt Nam. 16/ Minhđã đồng ýcác điều khoản này, nhưng Diệmđã khôngtiếtlộnơi ởcủa mình, rõ ràng làkhông thể nắmđượcthực tếmới. Đại tá Thảobiết đượcvị trítrú ẩntừmột sĩ quantrong Lực Lượng Phòng Vệ bị bắt vànhận đượcsự cho phép củaMinhđến đóvà đónanh em Diệm Nhu. Khi đến nhà, ônggọi điện thoạimột lần nữađến trụ sởđểbáo cáovị trí của mìnhvà nghelóm là anh emĐiệm đã đi nơi khác. Họ trốn đếnmột nhà thờCônggiáogần đó,nơiđó một lần nữaDiệmgọi làTướngĐônlúc6:50amvàđầu hàngvô điều kiện. 17/ Ông vàNhubịbắt làm tù binhngay sau đóbởiTướngMai HữuXuân,một kẻ thùlâu ngày, ngườimà theohầu hết cácbáo cáo kể lại làđã ra lệnhhoặc cho phépgiết anh em Diệm phía saucủamộtchiếc xe bọc théptrên đường di chuyển về trụ sở Bộ Tổng Tham Mưu.18/
Bộ Ngoại Giao đã phản ứng với tin tức về cuộc đảo chính về vấn đề công nhận chính phủ mới. Rusk cảm thấy việc chậm trễ không xuất hiện có thể hửu ích cho các Tướng để không bị mang hình ảnh là nhân viên hay bù nhìn cho Mỹ và sẽ trợ giúp chúng ta đứng thế công khai là không phải đồng lỏa [trong vụ đảo chánh]. 19/ Ông cũng khuyến cáo bất kỳ phái đoàn lớn của các Tướng đến viếng thăm Lodge như thể họ vào để "báo cáo." Một thông điệp kế tiếp nhấn mạnh công khai rằng sự việc không gì khác hơn là một cuộc đảo chính dựa trên ước muốn của quốc gia, một sự việc đã cho thấy có sự hỗ trợ gần như nhất trí của các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự quan trọng. 20/ Cần tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của Phó Tổng Thống Thơ để nhanh chóng trở lại với chính phủ hợp hiến và sự cần thiết, do đó, các Tướng phải bao gồm ông ta trong bất kỳ chính phủ tạm thời nào. Lodge trả lời xác nhận những quan điểm đó, đưa ra ý kiến của mình rằng chúng ta nên khuyến khích các quốc gia thân hửu khác công nhận chính phủ mới đầu tiên, với sự đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ phù hợp làm theo trong một thời gian ngắn. 21/ Hơn nữa, chúng ta nên cho thấy sự hỗ trợ thân hửu của chúng ta sẽ dành cho chế độ và tiếp tục lại các khoản thanh toán trong chương trình nhập khẩu thương mại mà không cần công bố.
Tin về vụ giết người tàn bạo và dường như vô nghĩa của Diệm và Nhu, tuy nhiên, đã được Washington nhận với cú sốc và mất tinh thần. 22/ Có báo cáo là cá nhân Tổng thống Kennedy đã sửng sốt khi biết tin, đặc biệt dưới cái nhìn về sự tham gia mạnh mẽ của Mỹ trong việc khuyến khích các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính. 23/ Rõ ràng, chúng ta đã hoàn toàn tin tưởng vào ủy ban đảo chính để cấp thông hành cho hai anh em Diệm Nhu và, đã ngần ngại can thiệp thay mặt cho Diệm Nhu vì sợ sẽ bị hiểu là chúng ta đang hổ trợ họ hoặc chối bỏ sự cam kết của chúng ta là không can thiệp với các Tướng, chúng ta đã không đánh giá cao mức độ thù hận của gia đình Ngô trong số các Tướng, cũng không phải sự lo sợ của họ rằng nếu anh em sống sót sau cuộc đảo chính họ sẽ bằng cách nào đó sẽ trở lại [nắm quyền]. Trong cuộc họp đầu tiên của họ với Lodge sau cuộc đảo chính, tuy nhiên, các Tướng phủ nhận rằng vụ ám sát đã được ra lệnh, và hứa sẽ tuyên bố công khai là sẽ cấp thông hành cho ông Diệm nếu ông chịu từ chức..24/
Trong khi sự nhẫn tâm về vụ giết Diệm và Nhu, mặc dù sự đàn áp của họ trước đó, đã làm kinh hoàng thế giới, thì cuộc đảo chính thành công và cái chết của anh em đáng ghét đã được chào đón với hân hoan bởi nhân dân miền Nam Việt Nam. Các cuộc biểu tình đường phố tự phát của sinh viên trong một tâm trạng ngày lễ hội đã kết thúc với tờ báo Việt Nam Times bị đốt cháy và bức tượng mô phỏng theo hình bà Nhu bị đập phá. Sự căng thẳng đã bùng phát thành những lễ hội sánh ngang ngày lễ hội Tết cho năm mới. Người Mỹ được chào đón và chấp nhận với nhiệt tình, và Lodge được coi là người anh hùng của toàn bộ chuỗi các sự kiện. Người Việt Nam đã đưa một nhận xét rằng nếu một cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức thì Lodge sẽ giành một chiến thắng long trời lở đất. 25/
Như vậy, chín năm cai trị của Ngô Đình Diệm đã kết thúc đột ngột, đẫm máu, và vĩnh viễn, và chính sách của Mỹ tại Việt Nam rơi vào vô định, sự đồng lõa củachúng ta trong cuộc đảo chính chỉ nâng cao trách nhiệm và cam kết của chúngta trong đấu tranh trong một vùng đất rắn không đầu. Chúng ta chỉ có thể cómột chắc chắn duy nhất là bất cứ lãnh đạo mới nào nổi lên sẽ là mong manh,chưa được thử nghiệm, và chưa được kiểm tra.
- Thành lập chính quyền lâm thời
Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc đảo chính, Ủy ban đảo chính thông qua Tướng Kim đã liên lạc với các nhân vật đối lập chính trị dân sự và với một mức độ nào đó với các thành viên của chính phủ Diệm. Một khi sự thành công của cuộc đảo chính đã chắc chắn, Hội Đồng Các Tướng Lãnh đã bắt đầu đàm phán vớinhữngnhân vật dân sựnàymột cách nghiêm túc. Vào đêm 01 tháng 11vàngày hôm sau, tất cả các BộtrưởngcủachínhphủDiệmđược yêu cầugửithư từ chứcvàhọ đã làm như vậy, một số do Mỹtư vấn. Không có trả thùnào xảy ra cho họ. Thật vậy, Phó Tổng Thống Thơdựcác cuộc đàm phánchuyên sâuvớiTướng Minhvàongày02 tháng 11vềcác thành viên củachính phủ lâm thời. Thơ dường nhưhiểu đượcsự háo hứccủacác Tướngmuốn ông tađứng đầuchínhphủmới để giữ sự liên tục, vàông đã sử dụngsự hiểu biết này đểmặccảvới họvềcác thành phần củanội các. Ông khôngthểlà công cụdễ bảo của họ.
Trong khi những hội nghị này diễn ra, Ủy Ban đảo chính, hoặc "Hội Đồng Cách Mạng" như họ đã tự gọi mình như thế, phân phát các tờ rơi và thông cáo báo chí công bố giải tán Quốc Hội và bãi bỏ chính phủ Diệm Nhu dựa trên Hiến pháp năm 1956, và công bố sự ủng hộ của Ủy ban về các nguyên tắc dân chủ bầu cử tự do, không cản trở đối lập chính trị, tự do báo chí, tự do tôn giáo, và chấm dứt việc phân biệt đối xử. 26/ Họ đã liên tục cố gắng giải thích rằng mục đích của cuộc đảo chính là để thúc đẩy cuộc chiến chống lại Cộng sản mà họ cam kết là bản thân họ sẽ quyết tâm theo đuổi với một sức mạnh đổi mới.
Chiều ngày 03 tháng 11, ngày thứ hai sau cuộc đảo chính, Tướng Đôn và Kim đến viếng Lodge tại Đại sứ quán, giải thích là Tướng Minh bị kẹt đang bàn thảo với Phó Tổng Thống Thơ về chính phủ mới. 27/ Cuộc trò chuyện dài và đề cập đến nhiều chủ đề. Nó bắt đầu với những lời hài lòng lẫn nhau về sự thành công của cuộc đảo chính, và Lodge đảm bảo [Mỹ] sắp tới sẽ tiếp tục công nhận chính quyền mới của họ. Các Tướng giải thích rằng họ đã quyết định một cơ cấu chính phủ hai tầng với gồm một ủy ban quân sự chủ trì bởi Tướng Minh giám sát một nội các thường trực chủ yếu là do ông [Nguyễn Ngọc] Thơ làm thủ Tướng. Lodge hứa sẽ cho phục hồi ngay lập tức một số chương trình [viện trợ] cũ và sẽ nhanh chóng nối lại những chương trình khác khi chính phủ mới ra mắt. Sau đó, họ đã xử lý một loạt các vấn đề trước mắt bao gồm sự việc trao các con của Nhu cho mẹ của chúng và lo an táng anh em họ Ngô, vấn đề kiểm duyệt báo chí, đưa [TT Thích] Trí Quang Trị ra khỏi Đại sứ quán, lệnh giới nghiêm, sự trả thù chống lại các cựu Bộ trưởng... các Tướng khẳng định tầm quan trọng về tâm lý của việc đình chỉ [viện trợ] nhập khẩu hàng hoá đối với sự thành công của kế hoạch của họ. Lodge đã phấn khởi, cả ở hiệu quả và thành công của cuộc đảo chính, và mức độ nghiêm trọng và quyết tâm của các Tướng để đối phó với các vấn đề bức xúc và tiếp tục chiến tranh.
Ngày hôm sau, với chỉ thị từ Washington, Lodge, cùng với Trung Tá Conein đã gặp Tướng Minh và Đôn. 28/ Washington đã lo lắng cho Lodge và bảo Lodge khẩn trương truyền đạt cho các Tướng cần phải đưa ra một tuyên bố làm sáng tỏ về cái chết của anh em Diệm Nhu và thực hiện các bước để đảm bảo đối xử nhân đạo với các thành viên khác trong gia đình họ. Các Tướng đáp ứng những yêu cầu cấp bách của Lodge và hứa sẽ xem hành động đó sẽ được thực hiện theo yêu cầu của Mỹ. Minh cho biết các thành phần của chính phủ mới sẽ được công bố trong thời gian tới. Kể lại về cuộc họp sau đó, Lodge đã đưa ra một mô tả tiên tri của Minh: "Minh có vẻ mệt mỏi và hơi kiệt sức, rõ ràng là một người có ý tốt. Liệu ông có đủ mạnh để lo được cho tất cả.? " 29/ Lodge kế thúc bức điện thư với phần phản đối Bộ Ngoại Giao đã bận tâm quá đáng về khía cạnh tiêu cực đối với công chúng về cuộc đảo chính và chê bai sự thất bại của nó để ghi nhận sự rực rỡ của cuộc đảo chính đã được lên kế hoạch và thực hiện.
Việc công bố như đã hứa hẹn về chính phủ mới vào buổi sáng ngày 05 tháng 11. Nó khá giống với như Tướng Kim đã mô tả với Lodge ngày 03 tháng 11. Minh được bầu làm Chủ tịch và Giám đốc của Hội đồng Quân Nhân Cách mạng; Thơ đã được liệt kê như là Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế, và kiêm Bộ trưởng Tài chính, Đôn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tướng Đính nắm Bộ Công an(Nội vụ). 30/ Chỉ có một Tướng trong các Tướng khác đã được đưa vào nội các mười lăm người gồm chủ yếu các quan chức và dân sự không có kinh nghiệm trước đó. Những khuôn mặt chính trị, trước đó đã đối lập với Diệm hay không, đã vắng mặt trong nội các, một thực tế sẽ ảnh hưởng xấu cho chính phủ mới trong việc đảm bảo sự hổ trợ của nhân dân mà nó sẽ cần về lâu dài. Việc công bố nội các mới đã theo sau việc phát hành "Đạo luật Hiến pháp tạm thời số 1," doTướng Minh ký, chính thức đình chỉ hiến pháp năm 1956 và phác thảo cấu trúc và chức năng của chính phủ lâm thời. 31/ Ngày 06 tháng 11, đài phát thanh Sài Gòn công bố thành phần của Ban chấp hành của Hội đồng Quân Nhân Cách mạng. Minh là Chủ tịch, Đôn và Đính làm Phó Chủ tịch, và chín Tướng cao cấp khác, gồm Kim, Khiêm, Minh "nhỏ" [Nguyễn Văn Minh, Không Quân], Chiểu,và Thiệu là thành viên. Đáng chú ý, Tướng Khánh không có tên [trong Hội đồng Quân Nhân Cách mạng].
(còn tiếp)
Nguyễn Quốc Vĩ
-Bí mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – B5 – Kỳ 10 (Hết) (Nguyễn Quốc Vĩ)
“...chuyện quan trọng hơn nữa là sự suy thoái ở các vùng nông thôn Việt Nam và sự sụp đổ nhanh chóng các chương trình Ấp Chiến Lược…”
LTS: Quý độc giả có thể tải toàn bộ tài liệu "Bi mật Ngũ Giác Đài" phần IV tại đường lên kết BiMatNguGiacDai-Phan-IV-B5
Ngày 5 tháng Mười, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mới đã gửi một văn thư gửi Đại sứ quán để chính thức thông báo cho Đại sứ [Mỹ] hay về sự thay đổi của chính phủ, và bày tỏ hy vọng rằng quan hệ giữa hai nước có thể được tiếp tục và tăng cường. 32/ Bộ Ngoại Giao [Mỹ] trả lời phê duyệt đề nghị công nhận của Lodge ngày kế tiếp, 06 Tháng Mười Một, và, dưới áp lực của các chính phủ khác và báo chí, thông báo ý định của mình để công nhận chính phủ [VN] mới vào ngày 07 tháng 11 tại Washington. 33/ Thư công nhận đã được giao vào ngày 08 tháng 11 khi Lodge đến viếng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Đăng Lâm. 34/ Lâm, nhấn mạnh sự yếu kém của mình cho công việc mà ông đã được giao phó, mong có được tư vấn của Lodge mà Lodge rõ ràng không hề miễn cưỡng để cung cấp [tư vấn] cho một loạt các chủ đề. Ấn tượng chính còn lại là chính phủ mới sẽ phụ thuộc nhiều vào tư vấn và hỗ trợ của Mỹ, không chỉ đối với nỗ lực chiến tranh, mà còn trong các vấn đề thực tế trong việc điều hành đất nước.
Trong ba tuần đầu của tháng 11 năm 1963, ba vấn đề làm bận tâm hầu hết người Mỹ và người Việt Nam trong tình hình chính trị và quân sự mới được tạo ra bởi cuộc đảo chính. Đầu tiên trong số này là chính phủ mới bắt đầu triển khai các mối quan hệ giữa các quan chức Việt Nam và các đối tác Mỹ của họ, và quan trọng nhất là bắt khớp các mối quan hệ quyền lực trong chế độ mới. 35/ Hai khía cạnh đầu của vấn đề này sẽ tự giải quyết và phần lớn chỉ là vấn đề thời gian. Đối với khía cạnh sau, rõ ràng ngay từ đầu, Tướng Minh là khuôn mặt nổi bật nhất trong chính phủ mới mà gần như tất cả quân đội đang theo dõi sát nút. [Thủ Tướng] Thơ, tuy nhiên, đã có thể hiện một sự độc lập đáng kể trong cuộc đàm phán về nội các, phản ánh sự tự tin rằng các Tướng cảm thấy cần ông ta. Các câu hỏi còn lại, sau đó, là mức độ tự do hành động mà nội các mới với Thơ có thể có, hay mặt khác, tới mức độ nào mà Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng nhúng tay sâu vào việc điều hành đất nước. Vấn đề này đã không được giải quyết trong các tuyên bố công khai và các thông cáo của chế độ mới và sự mơ hồ về vấn đề này rõ ràng phản ánh sự thiếu quyết đoán và sức mạnh của các bộ trưởng mới và không chắc chắn khi họ đứng chung cũng như trong quyền hạn riêng của mình. Trong khi lý do chính xác vì sao trong nội các mới không có mặt bất kỳ chính trị gia nào là không được biết đến, có lẽ hợp lý khi giả định rằng Thơ cũng như phe quân đội không ai lo lắng về các đối thủ chính trị tiềm năng, khi quyền lực là bắt nguồn từ lòng dân, những người này không ở các vị trí để tranh dành quyền lực của các nhà lãnh đạo mới. Trong bất kỳ tình huống nào, việc không giải pháp của mối quan hệ quyền lực trong chính phủ mới là một trong những yếu tố góp phần vào vòng làm đảo chánh kế tiếp trong tháng 1 năm 1964.
Vấn đề khẩn cấp thứ hai trong mấy tuần đầu tiên vào tháng Mười Một là tình hình kinh tế Việt Nam xấu đi một cách nhanh chóng. Tình hình đã nghiêm trọng trong tháng Chín, và thâm hụt ngân sách lớn cho năm 1964 đã được dự báo. Việc đình chỉ các khoản thanh toán nhập khẩu thương mại và môt số trong chương trình PL.480 đã làm trầm trọng thêm tình hình trong tháng Chín và tháng Mười. Hơn nữa, tất cả các cuộc đàm phán về ngân sách 1964 và viện trợ của Mỹ đã bị đình chỉ nay đã bị trễ hạn nghiêm trọng so với kế hoạch. Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề, ngày 02 tháng 11, Bộ Ngoại Giao [Mỹ] đã yêu cầu Lodge đưa các khuyến nghị về việc nối lại viện trợ và kêu gọi ông xác định những người chịu trách nhiệm về quy hoạch kinh tế trong chính phủ mới để có thể bắt đầu cuộc đàm phán ngay lập tức. 36/ Những quan ngại về việc sự thiếu chuyên môn trong lĩnh vực này trong các Tướng lĩnh cũng được đề cập đến và Lodge được hướng dẫn là nên khuyến khích họ [các Tướng] sử dụng tối đa những nhà kinh tế trong chính phủ trước là những người đã quen việc trên các vấn đề. Trong phần trả lời, Lodge đã đề xuất là nên yêu cầu chính phủ mới lập ra một ủy ban cao cấp gồm các chuyên gia kinh tế để làm việc với một nhóm tương tự trong Sứ Quán Mỹ. 37/ Đề nghị này đã được đồng ý về nguyên tắc một ngày hôm trước bởi Thơ, tất cả các vấn đề viện trợ kinh tế sẽ được chuyển thông qua văn phòng đó. 38/ Lodge cũng tin rằng viện trợ của chúng ta phải được tăng lên như là một dấu hiệu hỗ trợ của chúng ta đối với chính phủ mới. 39/ Nhưng vượt ra ngoài các cuộc thảo luận sơ bộ, không có tiến bộ thực sự nào đã được thực hiện trên các vấn đề kinh tế trước khi Hội nghị Honolulu vào ngày 20 tháng 11.
Vấn đề thứ ba mà người Mỹ lo lắng là mức độ hoạt động của Việt Cộng cao trong bối cảnh của cuộc đảo chính và các xáo trộn về các vị trí quân sự do nó gây ra. Nhưng quan trọng hơn nữa, là liên quan đến những thông tin mới đưa ra ánh sáng sau cuộc đảo chính và bầu không khí thảo luận tự do mà nó đã tạo ra cho thấy tình hình quân sự còn tồi tệ hơn chúng ta đã tin trước đây. Các chỉ số thống kê tổng thể đã bắt đầu cho thấy tình trạng suy giảm đã bắt đầu tư lại mùa hè. Tỷ lệ của các cuộc tấn công của VC trong sáu tháng đầu năm 1963, tỷ lệ tổn thất vũ khí đã trở nên tồi tệ và [biểu đồ] tỷ lệ chiêu hồi VC là con đường đi xuống. 40/ Ngay lập tức sau cuộc đảo chính, VC hoạt động đã tăng đáng kể như MACV đã lo ngại rằng sẽ là mối bận tâm lớn để đưa các đơn vị tham gia đảo chính trở lại các trận địa một cách nhanh chóng để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công lớn nào của Cộng Sản. 41/ Nguyên nhân cho quan tâm cơ bản hơn, tuy nhiên, là những tin đồn đầu tiên và chỉ dẫn dưới thời Diệm đã bị giả mạo thường xuyên và đáng kể trong hệ thống báo cáo quân sự và báo cáo về các ấp chiến lược đã bị bóp méo để tình hình quân sự tại Việt Nam có vẻ ít nghiêm trọng hơn nó đã xảy ra trong thực tế. Điều này, tự nó nói ra, là lý do chính dẫn đến sự khác biệt trước đó về đánh giá chiến tranh giữa MACV và Đại Sứ Quán. Trong những thổ lộ đầu tiên về sự hài lòng của mình sau cuộc đảo chính, Lodge đã dự đoán rằng sự thay đổi của chế độ sẽ rút ngắn chiến tranh vì nó giúp cải thiện tinh thần [chiến đấu] của các binh sĩ QLVNCH. 42/ Nhưng khi thời gian trôi qua, những bằng chứng trầm trọng của tình hình quân sự sẽ làm sai lệnh các tiên lượng lạc quan.
Điều an ủi duy nhất là theo tin tình báo là sự thất bại của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (viết tắt là MTGPMNVN hay gọn hơn là MTGP). Trong suốt mùa hè và mùa thu, MTGP dường như không thể lợi dụng Phật giáo hay phong trào đấu tranh của sinh viên. Trong thực tế, phản ứng chủ yếu của nó liên quan đến cuộc xung đột Diệm-Phật Giáo là tăng cường chưởi rủa Mỹ. Mãi cho đến ngày 07 tháng 10, MTGP đã đưa ra một bản tuyên bố về chính sách thời kỳ sau Diệm, một danh sách "Tám đòi hỏi": 43/
(1) Hủy tất cả các ấp chiến lược... và các trại trá hình.
(2) Thả tất cả các tù nhân chính trị...
(3) Ban hành không trì hoãn các quyền dân chủ tự do....
(4) Bãi bỏ tất cả các di sản của chế độ độc tài phát xít và quân phiệt.
(5) Chấm dứt tất cả các cuộc khủng bố và đàn áp và các hoạt động đánh phá.
(6) Xóa tất cả các tổ chức lạm dụng chức quyền...
(7) Ngay lập tức chấm dứt việc bắt lính
(8) Hủy bỏ tất cả các loại thuế vô lý.
(1) Loại bỏ những vết tích của chế độ Diệm.
(2) Thiết lập tự do dân chủ.
(3) Loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ.
(4) Thực hiện cải cách kinh tế và xã hội.
(5) Tạm ngừng chiến đấu.
(6) Thiết lập một chính phủ liên minh
Các đòi hỏi được đi kèm bởi một tuyên bố khẳng định thống nhất Việt Nam là một mục tiêu của MTGP, một tuyên bố đầu tiên như thế trong hơn hai năm. Phân tích của Douglas Pike đã không thể lý giải được tại sao MTGP không hành động gì trong suốt thời gian của cuộc khủng hoảng:
Khi lãnh đạo MTGP muốn làm như vậy, họ có thể đã sử dụng bộ máy đấu tranh ấn tượng của nó tung ra một phong trào đấu tranh toàn quốc nhân danh Phật Giáo, việc này có thể hình dung là sẽ kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa mà họ đã theo đuổi từ lâu... Những người Việt có hiểu biết cho rằng MTGP từ chối hành động sợ rằng họ sẽ bị hiểu lầm là không còn muốn đấu tranh với người nước ngoài. MTGP và những người cộng sản, theo lập luận kế tiếp, tránh các hoạt động mà họ không hoàn toàn kiểm soát.... Các nhà lãnh đạo Phật giáo đã làm rõ ràng là họ không tìm sự giúp đỡ từ MTGP vì họ muốn bằng mọi giá tránh mang mầu sắc cộng sản. Một giải thích phổ biến là chính sách “ngồi ì” của MTGP trong khủng hoảng Phật giáo là MTGP sẽ để các lực lượng cách mạng tư sản thành công trong việc lật đổ Diệm, sau đó nó sẽ nắm bắt lại cuộc cách mạng như Chính phủ Kerensky bị lật đổ trong Cách Mạng ở Nga. Không có nỗ lực nào như thế, tuy nhiên, đã được thực hiện bởi MTGP. Một lời giải thích vu khống nhưng được bàn tán rộng rãi ở Việt Nam vào thời điểm đó là MTGP đã không muốn loại bỏ Diệm, rằng ông và các anh em và em dâu của ông nắm quyền là có lợi cho MTGP hơn là họ bị loại ra ngoài. Trong chân lý, tư thế của MTGP trong thời gian này vẫn còn là một cái gì đó bí ẩn. 44/
Đã hoãn kế hoạch đi Washington 31 tháng 10 do chuyện đảo chánh là không tránh khỏi; Lodge đã đề nghị rõ ràng, để trả lời một yêu cầu của Bộ Ngoại Giao, chuyến đi được dời lại cho đến ngày 10 tháng 11. [Ngoại Trưởng] Rusk một lần nữa đề nghị dời chuyến đi một lần nữa để Lodge có đủ thời gian thành lập quan hệ làm việc với chính phủ mới và tận dụng lợi thế của chuyến đi theo kế hoạch riêng của mình tới Tokyo sau đó trong cùng tháng. 44/ Theo đó, một cuộc họp với Rusk, Bundy, Bell, McMamara, và Taylor ở Honolulu đã được dự kiến vào ngày 20 tháng 11 với toàn bộ phái đoàn trong nước [VN] đến. Lodge được mời tiếp tục chuyến đi đến Washington sau cuộc họp nếu Lodge cảm thấy cần thiết để nói chuyện với Tổng thống.
Để chuẩn bị cho hội nghị, Bộ Ngoại Giao đã gửi đến Lodge một danh sách dài những câu hỏi cụ thể về các phương cách nhằm mở rộng sự hổ trợ chính trị của người dân chính phủ mới và các phương cách để làm tăng hiệu quả của các nỗ lực chiến tranh. 46/ Điều này nhằm để bổ sung cho việc đánh giá toàn diện tình hình, bao gồm cả đánh giá trên sự tiến bộ mà McNamara Taylor khuyến nghị, rằng phe quân đội được dự kiến là sẽ đưa ra các đánh giá sâu sắc của chế độ mới và triển vọng của nó bởi đoàn nước [VN]. 47/ Lodge trả lời, ngay cả trước khi đến Hội Nghị, là việc đề xuất xuất yêu cầu các thông tin chi tiết về chức năng của những người cầm quyền mới là còn quá sớm để có được.. 48/
Trong một cái nhìn tổng quan về tình hình chính trị mới tại Việt Nam tại phiên họp khoáng đại ở Honolulu, Lodge lên tiếng lạc quan về hành động của chính phủ mới cho đến nay để củng cố sự ủng hộ của người dân. 49/ Đặc biệt, Lodge ghi nhận những nỗ lực nhằm loại bỏ lao động cưỡng bức trong các ấp chiến lược, ngăn chặn những việc bắt giữ tùy tiện, đối phó với tham nhũng và tống tiền, tranh thủ sự hỗ trợ của hai giáo phái Hòa Hảo và Cao Đài, và củng cố và tăng cường các chương trình Ấp Chiến lược. Nhưng, Lodge không nghi ngờ gì về việc các lãnh đạo mới là thiếu kinh nghiệm và mong manh. Vì lý do này Lodge thôi thúc kêu gọi các tham dự viên trong Hội Nghị không để ý quá nhiều quá sớm vào chính phủ, hoặc là trong cách làm của các chương trình quân sự và kinh tế, hoặc các bước để dân chủ hóa và xây dựng Hiến Pháp của đất nước. Điểm chính thứ hai của Lodge là vấn đề tâm lý và chính trị, cũng như về kinh tế cần Mỹ hỗ trợ cho chính phủ mới ít nhất là trong mức số tiền viện trợ của chúng ta đã dành cho Diệm, hay nhiều hơn thế thì sẽ tốt hơn. Lodge công nhận đang có những vấn đề chính trị ở Hoa Kỳ với Quốc hội, nhưng ông lập luận rằng bất cứ mức độ nào ít hơn sẽ là một đòn nghiêm trọng cho các nhà cầm quyền mới trong khi họ vẫn còn đang đi vào guồng máy. Giám đốc USOM Brent đồng ý lập luận này, nhưng ghi nhận mối quan tâm của ông về sự ngây thơ của các nhà cầm quyền mới khi đối mặt với tình hình kinh tế đang cực kỳ nghiêm trọng. 50/ Trả lời một câu hỏi trực tiếp từ Rush: liệu mức gia tăng bằng đô la sẽ rút ngắn chiến tranh không, Lodge lưỡng lự một tí rồi trả lời “cái mà đang cần là nhiều sự thúc đẩy hơn nữa”. 51/ Ngay lập tức McNamara không đồng ý, nói rằng theo ông được hiểu là vấn đề thâm hụt ngân sách đe dọa tất cả các chương trình, và việc tài trợ cho cả hai [chương trình] AID và MAP cần được tăng lên. Đồng tình với quan điểm này, Giám Đốc AID Bell cho rằng cần phải xem lại toàn bộ chương trình viện trợ AID.
Tướng Harkins đánh giá tình hình quân sự với một lưu ý về sự bùng nổ của hoạt động Việt Cộng trong tuần kết thúc cuộc đảo chánh, nhưng nói chung vẫn lạc quan, mặc dù phải nhiều thận trọng hơn trong quá khứ. 52/ Các cuộc tấn công của VC đã gia tăng mạnh mẽ sau cuộc đảo chánh dường như có vẻ lộn xộn, và không phải từ một cuộc tấn công được phối hợp rộng lớn trên toàn cõi [Miền Nam] trước một tình hình chính trị lộn xộn. Và trong tuần vừa qua, các hoạt động [của VC] đã trở lại ở cấp độ bình thường hơn. Tuy nhiên, Harkins đã không chỉ ra sự lo ngại về sự suy thoái dường như trong dài hạn dựa trên các chỉ số thống kê. Trong khi ông có ấn tượng thuận lợi với các nhà lãnh đạo mới về quyết tâm tiến hành tốt cuộc chiến và thực hiện những thay đổi cần thiết, ông lại lo lắng về việc thay đổi sâu rộng của bộ phận chỉ huy ở các cấp sư đoàn, quân đoàn và tỉnh trưởng. Sự mất tính liên tục và sự gián đoạn tạo ra bởi việc thay thế toàn bộ các tỉnh trưởng có thể gây ra một hiệu ứng tiêu cực nghiêm trọng về toàn bộ chương trình chống nổi dậy. Về mặt tích cực, Harkins ghi nhận hệ thống chỉ huy đã được tăng cường với việc Tướng Đôn vừa là Bộ trưởng Quốc phòng vừa là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội. McNamara chua cay đặt câu hỏi đến cả Harkins và những thuyết trình viên quân sự khác về các điều kiện ở đồng bằng [sông Cửu Long] và có vẻ hoài nghi về niềm lạc quan chính thức, mặc dù ông cũng không kém phần ngại ngùng khi không chấp nhận những phán xét tiêu cực không ghi trên giấy.
Hội nghị kết thúc không kết quả đúc kết đối với các vấn đề quân sự. Tuy nhiên, hội nghị nhấn mạnh về việc Mỹ sẽ hỗ trợ cho chế độ mới và tập trung vào các tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng về kinh tế mà chính phủ mới phải đương đầu. Một thông cáo báo chí không nhiều tin tức sau hội nghị đã lưu ý về việc hỗ trợ của Mỹ cho chính phủ mới đối mặt với những khó khăn chính trị và kinh tế trong vấn đề Nam Việt Nam, và chua chát nhắc lại kế hoạch rút quân 1,000 Mỹ vào cuối năm với 300 khác vào ngày 3 tháng Mười Hai. 53/
Lodge bay về Washington ngày hôm sau và đã thảo luận với Tổng thống Johnson. Dựa trên cuộc họp và báo cáo về các cuộc thảo luận tại Honolulu, một Bản Ghi Nhớ Hành Động Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã được soạn thảo để đưa ra Hướng dẫn và Phương Hướng cho các nỗ lực của chúng ta để cải thiện cách tình hình lèo lái chiến tranh dưới sự lãnh đạo mới của Việt Nam. 54/ Nó mô tả các mục đích về sự tham gia của Mỹ tại Việt Nam, "nhằm hỗ trợ người dân và Chính phủ của quốc gia đó để chiến thắng cuộc đấu tranh của họ chống lại các âm mưu bên ngoài do cộng sản chỉ đạo và hỗ trợ." 55/ Nó xác định những đóng góp cho các mục đích đó là sự thử thách của tất cả các hành động của Mỹ ở Việt Nam. Nó nhắc lại mục tiêu của về việc rút 1000 quân Mỹ vào cuối năm 1963 và kết thúc phe nổi dậy ở các Quân Đoàn I, II, III vào cuối năm 1964 - và ở đồng bằng sông Cửu Long [quân đoàn IV] vào cuối năm 1965. Việc Mỹ sẽ hỗ trợ cho chế độ mới được xác nhận và mọi nỗ lực của Mỹ được chỉ đạo là hỗ trợ chế độ cho họ tự mình củng cố và mở rộng sự ủng hộ của dân chúng. Trước hàng loạt những tin báo về sự bất đồng giữa Harkins và Lodge trong tháng Mười Một, Tổng thống yêu cầu "hoàn toàn đoàn kết để hỗ trợ cho chính sách đã thiết lập của Mỹ” cả ở Sài Gòn và Washington. 56/ NSAM 273 chỉ đạo tập trung mọi nỗ lực của người Việt Nam và Mỹ về quân sự và chính trị, kinh tế và xã hội để cải thiện các chiến dịch chống nổi dậy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thêm nữa, nó chỉ đạo viện trợ kinh tế và quân sự cho chế độ mới nên duy trì ở cấp độ tương tự như trong thời Diệm. Và trong phần kết luận, yêu cầu lập kế hoạch tung các hoạt động bí mật của Chính phủ Việt Nam chống lại miền Bắc và những hoạt động lên sâu đến 50 km vào đất Lào, và, để biện minh cho biện pháp như vậy, Bộ Ngoại Giao sẽ phát triển một tài liệu vững chắc "để chứng minh với thế giới với mức độ nào mà Việt Cộng đã bị kiểm soát, được duy trì và được cung ứng từ Hà Nội thông qua Lào và thông qua các kênh khác, " 57/.
Là một tài liệu chính sách, NSAM 273 đã sống cực kỳ ngắn. Trong thuật ngữ của quan liêu, đơn giản là nó bị vượt qua bởi thời cuộc. Sự nghiêm trọng về tình hình quân sự tại Nam Việt Nam chỉ được ám chỉ trong NSAM 273 và trong các cuộc thảo luận ở Honolulu. Kích thước đầy đủ của sự nghiêm trọng này sẽ được nhanh chóng đưa ra ánh sáng trong những tuần còn lại của năm 1963 và trong lần tái thẩm định cấp cao vào cuối năm này. Có lẽ chuyện quan trọng hơn nữa là, sự suy thoái [quân sự] ở các vùng nông thôn Việt Nam và sự sụp đổ nhanh chóng các chương trình Ấp Chiến Lược đối với cấu trúc chính trị mới mong manh ở Nam Việt Nam với những khó khăn mà nó không thể vượt qua và nó không chấm dứt những chuyện tranh dành phe nhóm mà bất ổn chính trị do bọn họ [Tướng lãnh] gây ra như John Mecklin và Fritz Nolting đã dự đoán trước khi Diệm bị sụp đổ.
HẾT
Nguyễn Quốc Vĩ dịch
-Các bạn có thể tải về máy vi tính của các bạn toàn bộ quyền Hồi ký của trùm gián điệp Đông Đức theo đường liên kết sau đây: Hoi KyTrum Gian Diep Dong Duc (Người không chân dung)