--Chính phủ sẽ giữ lại những tập đoàn nào? 4 đơn vị gồm PetroVietnam, EVN, Petrolimex, VNPT hầu như chắc chắn được giữ lại. Danh sách tập đoàn còn lại vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Thay vì duy trì con số 13 như hiện nay, trong thời gian tới Chính phủ sẽ cắt giảm số tập đoàn kinh tế xuống còn 5 - 7. Thông tin về việc giảm số tập đoàn kinh tế nhà nước đã được người phát ngôn Chính phủ khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ hồi đầu tháng 9 vừa qua.
Ngoại trừ hai tập đoàn đã được Bộ Xây dựng kiến nghị dừng hoạt động thí điểm là Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị (HUD) và Tập đoàn Công nghiệp xây dựng (VNIC), danh sách các tập đoàn phải dừng hoạt động, quay lại mô hình tổng công ty hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng.4 tập đoàn hầu như chắc chắn được giữ lạiTheo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chính phủ sẽ chỉ giữ lại những tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến quốc kế dân sinh, có vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế như năng lượng, dầu khí, viễn thông… Số còn lại chắc chắn sẽ xem xét cắt giảm dựa trên sự cần thiết và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn.Với sự gợi mở này, có thể nhận thấy một số tập đoàn hầu như chắc chắn được giữ lại là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT).Trong 4 đơn vị này, duy nhất chỉ có EVN là làm ăn không được như ý muốn, song đổi lại vị thế của tập đoàn này lại khá chắc chắn vì ai cũng biết, điện là lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế cũng như an ninh quốc phòng.Như vậy, trong 9 tập đoàn còn lại, sẽ chỉ còn 1 - 3 tập đoàn được giữ lại. Các tập đoàn còn lại là Công nghiệp Cao su, Phát triển nhà và đô thị (HUD), Công nghiệp Xây dựng (VNIC), Viễn thông Quân đội (Vietel), Hóa chất, Bảo Việt, Cao su, Than - Khoáng sản (TKV), Vinashin và Dệt may (Vinatex). Trong số này, hiệu quả kinh doanh của Vinashin và TKV là đáng chú ý. Hiện số nợ ngân hàng của TKV lên tới 20.500 tỷ đồng, còn nợ của Vinashin cũng xấp xỉ 20.000 tỷ đồng.Giảm số lượng tập đoàn là tất yếu?Sau gần 7 năm thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế, đến cuối năm 2011 vừa qua, Chính phủ đã tổ chức một hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước nhằm chỉ ra việc làm được, chưa làm được, mặt mạnh, mặt yếu của tập đoàn kinh tế.Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, các tập đoàn kinh tế hiện nắm giữ 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng số vốn chủ sở hữu và gần 40% lao động của khối doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết tập đoàn kinh tế Nhà nước đều chiếm lĩnh vị trí thống lĩnh ở những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.Thế nhưng, tính đến cuối năm 2011, dư nợ vay ngân hàng của khối doanh nghiệp nhà nước này cũng không hề nhỏ, tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.Đáng lưu ý là việc thành lập tập đoàn kinh tế thí điểm trong thời gian qua đã vượt quá trình độ, năng lực quản trị của bộ máy quản lý của một số tập đoàn, làm hạn chế kết quả hoạt động của nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung và quản lý, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế nói riêng. Hiện tượng đầu tư nóng vào chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bất động sản không chỉ mang tính rủi ro cao mà còn làm hạn chế cơ hội của khối tư nhân.Theo đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga, tất cả các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay đều đang trong giai đoạn thí điểm. Về nguyên tắc thí điểm thì có thể thành công hay thất bại, nên phạm vi thí điểm phải hẹp, sau một thời gian phải tổng kết, nếu khẳng định thành công thì mới triển khai trên diện rộng. Tuy nhiên, ngay từ đầu chúng ta đã thí điểm trên phạm vi rất rộng, tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu, xương sống của nền kinh tế.Chỉ trong hai năm (2005 - 2007), liên tiếp 8 tập đoàn kinh tế được thành lập. Đến năm 2009, ngay cả khi Vinashin bắt đầu đổ vỡ trong khi chưa có tổng kết thí điểm, lại có thêm 4 tập đoàn mới.Chuyên gia kinh tế Phạm chi Lan cho rằng các tập đoàn kinh tế Nhà nước được hưởng vị thế độc quyền, được ưu đãi đặc biệt nên lẽ ra hiệu quả sản xuất, kinh doanh phải cao hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do chúng ta chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá chính xác hiệu quả của các tập đoàn nên hiệu quả hoạt động của các tập đoàn nhiều khi cũng không được xác định rõ ràng.Xét về sự cần thiết của tập đoàn kinh tế, một chuyên gia kinh tế từng nói rằng việc Chính phủ chủ trương không thành lập mới và giảm số tập đoàn hiện tại là tất yếu. Điều đó thể hiện sự cầu thị của Chính phủ khi đã lắng nghe phản hồi của các nhà khoa học, chuyên gia và dư luận về vai trò của các tập đoàn kinh tế.- Tiền đang chảy đi đâu? (VIR). –(baodautu.vn) Ngân hàng đang trở thành “túi hút tiền không đáy” khi huy động bao nhiêu dường như vẫn thiếu. Vậy tiền đang chảy đi đâu, khi tín dụng tăng không cao?
Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đang lan rộng, khi đến nay, đã có ít nhất 6 - 7 ngân hàng đưa lãi suất huy động kỳ hạn dài lên mức 13%/năm như Eximbank, Sacombank, Bắc Á, Đại Á… Điều kỳ lạ là, từ đầu năm đến nay, lượng tiền huy động của các ngân hàng vẫn tăng trưởng rất tốt, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ bằng 1/10 vốn huy động. Vậy các ngân hàng vẫn cấp tập huy động vốn để làm gì?
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí, câu trả lời rất đơn giản: “Tiền đang chảy vào các công ty sân sau”. Đây cũng là lý do tại sao nhiều DN vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng hoặc phải vay với lãi suất cao.
Thừa nhận tình trạng này, Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội cho hay, tình trạng cho công ty sân sau vay đáng báo động hơn những gì mà dư luận báo chí phản ánh. Một số ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động là do đang dồn vốn cho các công ty sân sau và đang bị mắc kẹt, không có tiền cho doanh nghiệp khác vay.
Rõ ràng, tình trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày trở nên phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy khó xử lý. Nếu tình trạng này tiếp tục được dung dưỡng, tình trạng cho vay công ty sân sau thiếu minh bạch, chắc chắn con số nợ xấu sẽ ngày càng phình to và khó xác định.
Do đó, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Đại Lai đề nghị, Ngân hàng Nhà nước cần sớm có biện pháp xóa bỏ mọi hình thức sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp với ngân hàng, mạnh tay xử lý các vi phạm loại này. Với những ngân hàng quản lý tài chính quá yếu, Nhà nước có thể cho giải thể, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và cổ đông chính bằng nguồn thanh lý ngân hàng đó và sự vào cuộc của Bảo hiểm Tiền gửi.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đưa ra kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước phải từng bước bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng phải niêm yết trên sàn chứng khoán để đảm bảo minh bạch, không tùy tiện bơm tiền cho các công ty sân sau.
... đảo nợ
Giải thích cho hiện tượng thừa vốn, không thể cho vay, nhưng nhiều ngân hàng vẫn tăng huy động, ông Phạm Linh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho rằng, sở dĩ nhiều ngân hàng đang “đua” lãi suất huy động là do từ đầu tháng 9/2012, Thông tư 21/2012/TT-NHNN có hiệu lực. Theo đó, nguồn vốn liên ngân hàng bị thu hẹp, các ngân hàng buộc phải tăng huy động trên thị trường dân cư để bù đắp. Nhiều ngân hàng cũng cho rằng, việc tăng huy động vốn cũng là để phòng thủ thanh khoản cuối năm, đón nhu cầu vốn tăng cao.
Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, việc ngân hàng đua huy động, thậm chí là vượt trần lãi suất dù tín dụng không tăng đã cho thấy, thanh khoản của ngân hàng đang có vấn đề. Nói cách khác, nợ xấu hiện nay như cục nam châm hút vốn huy động, khiến luồng vốn huy động chảy vào ngân hàng rất mạnh, song chủ yếu được các ngân hàng tập trung vào đảo nợ.
Lý giải trên được coi là hợp lý, bởi dù Ngân hàng Nhà nước đã thừa nhận, nợ xấu của hệ thống ngân hàng lên tới hơn 200.000 tỷ đồng. song chưa có phương án xử lý cụ thể nào được đưa ra.
Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng khẳng định, tính đến ngày 7/9, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống đạt 1,82%. Tuy nhiên, số lượng vay mới rất khiêm tốn. Cho vay theo hình thức cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay cơ cấu tài chính, miễn giảm lãi, cho vay bù đắp dư nợ theo mức lãi suất mớiõ… chiếm tới hơn một nửa.
Chính vì vậy, trong lúc nhiều ngân hàng xin nới chỉ tiêu tín dụng lên tới 25-30%, thì một số ngân hàng lớn vẫn chật vật tăng trưởng tín dụng. Chính ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank khẳng định, hiện nhiều doanh nghiệp vay vốn không phải để sản xuất, kinh doanh, mà là để đảo nợ.
TS. Nguyễn Đại Lai cho rằng, dù tín dụng tăng trưởng rất thấp, song hiện nay dư nợ tín dụng vẫn bằng khoảng 125% GDP đã cho thấy, khách hàng của ngành ngân hàng vẫn rất lớn, hoặc chưa đến hạn trả nợ hoặc không trả được nợ, vì thế, sẽ là có sức thuyết phục nếu lý giải “tín dụng chủ yếu vẫn dùng vào đảo nợ”.
Xem ra, nghẽn mạch tín dụng vẫn là căn bệnh khó chữa nhất trên thị trường tiền tệ thời gian tới, khi luồng tiền hình như vẫn chạy lòng vòng trong thị trường tài chính và các công ty sân sau của hệ thống ngân hàng.
-Cần điều chỉnh tỷ giá để tránh bất lợi cho xuất khẩu -TS. Trần Du Lịch cho rằng cần có những chính sách tỷ giá linh hoạt hơn để tránh đẩy xuất khẩu vào tình thế khó khăn.
WB: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam cải thiện rõ rệt
Năm 2012, Việt Nam đưa ra đã phát huy hiệu quả về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng...
-Mood'ys hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam do ngân hàng quá yếu kém
Hôm nay, 28/09/2012, cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Moody's đã hạ điểm của Việt Nam, với lý do là tình trạng yếu kém của hệ thống ngân hàng có nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, Moody's hạ điểm tín nhiệm đối với trái phiếu do chính phủ Việt Nam phát hành từ « B1 » xuống thành « B2 », kéo theo việc hạ điểm của 8 ngân hàng Việt Nam.
-Triển vọng kinh tế cuối 2012 và 2013 còn rất khó khăn
-Cảng bị bỏ hoang cho thấy kinh tế Việt Nam bị lung lay Bauxite Việt Nam
Thái Anh dịch từ SFGate.com
HÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Tàn tích còn sót lại của kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu lớn ở Việt Nam là 114 trụ cột dẫn ra Biển Đông và một sà lan đầy máy móc rỉ sét.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã tránh xa dự án trị giá 3,6 tỷ USD này trong khi công ty quốc doanh nợ như chúa Chổm giám sát công việc đã phá tán công trình. Đầu tháng này, chính phủ cáo buộc công ty “tài chính bất lực” và đình chỉ dự án. Triển vọng phục hồi dự án quá xa mờ.
Cảng bị bỏ rơi ở miền Nam Việt Nam đứng trơ trụi như một biểu tượng của sự tồi dở của các nhà lãnh đạo Cộng sản và nhu cầu phải cải cách cấp bách một hệ thống doanh nghiệp quốc doanh đang đè nặng lên một nền kinh tế đã nở rộ trước đây.
Những người lên án cầm quyền nói rằng điều này nó cũng cho thấy cách thức chính quyền địa phương và các công ty nhà nước thường được cho phép theo đuổi các dự án hạ tầng cơ sở sai lạc, đắt cắt cổ, và đầy dẫy những tham nhũng mà kết quả chỉ mang lại giàu có cho một thiểu số, không phải sự phát triển kinh tế mang lại lợi ích chung cho đất nước của 87 triệu dân.
Nhà nước đang yêu cầu các nhà đầu tư trong và ngoài nước tài trợ cảng biển Vân Phong khi mà hiện nay Đường Hảng Hải Quốc Gia/Vietnam Shipping Lines, hoặc Vinalines, đã ra khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đó là chuyện không tưởng bởi vì các dự án, được dự kiến sẽ có 37 bến, không nằm gần bất kỳ một cơ sở sản xuất quan trọng nào trong khu vực và đã thiếu thực tế ngay từ đầu.
Họ nói lựa chọn tốt hơn là phát triển đường bộ và đường sắt xung quanh các cảng nằm trong vòng đai mở rộng của TP Hồ Chí Minh, cũng như Vietnam có thể phát triển một cảng nước sâu gần thành phố Hải Phòng. Một đề xuất mở 1 cảng lớn gần Hải Phòng gần đây đã gây sôi nổi vì dự đoán các chi phí leo thang và các khả năng phải nạo vét đáy sông.
Vũ Tú Thành, đại diện cho US-ASEAN, có trụ sở ở Hoa Thịnh Đốn cho biết Việt Nam đã mất đi tiếng tốt của mấy năm trước đây là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất ở châu Á. Ông nói các nhà đầu tư tương lai muốn chính phủ đẩy mạnh các cải tổ kinh tế quy mô lớn sẽ loại bỏ các doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả nhất.
“Không có gì sai về việc có doanh nghiệp nhà nước tham gia vào các dự án lớn, các công trình thâm dụng vốn như hải cảng”, ông Thanh, đại diện cho nhóm vận động các công ty Mỹ trong khu vực Đông Nam Á. “Vấn đề là: Có doanh nghiệp quốc doanh nào thích đáng không?”.
“Câu trả lời điển hình tại Việt Nam là: Không”.
Việt Nam có đường biển dài 3.200 km (1988 dặm) dài hơn so với bờ biển mạn tây của Mỹ – và vị trí hoàn hảo trên Biển Đông, bao gồm một số các kênh hàng hải lớn nhất thế giới. Nhưng Việt Nam thiếu cơ sở hạ tầng nối kết, đặt cảng của họ ở một vị thế cạnh tranh bất lợi so với các giao điểm thương mại toàn cầu lâu đời như Singapore, Thượng Hải và Hồng Kông.
Kết quả là, các nhà sản xuất ở Việt Nam thường bị ép buộc trước tiên phải gửi thùng chứa/containers đến những cảng biển lớn hơn và từ các nơi đó hàng hóa sẽ được vận chuyển đến châu Âu và Bắc Mỹ.
Các doanh nhân và quan sát viên cho rằng khu vực cảng là một ví dụ điển hình về sự bảo che chính trị và nạn tham nhũng cố hữu đang phá hoại sự phát triển của đất nước.
Việt Nam có khoảng ba chục cảng biển và dăm bảy bến có chất lượng cao đang chào đón các hãng tàu quốc tế, nhưng không có cảng lớn nào có nối kết nhanh chóng với các đường giao thông và đường sắt một cách hiệu quả.
“Tất cả các tỉnh ven biển muốn có một cảng nước sâu”, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc các chương trình chính sách công cộng thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ở thành phố Hồ Chí Minh do Mỹ tài trợ cho biết. “Chính quyền trung ương cần được hậu thuẫn chính trị từ các tỉnh này, để họ không từ chối những đề xuất này”.
“Ai cũng muốn có phần trong đây”, ông nói.
Trong năm 2010, quốc doanh xây tàu Vinashin đã gần sụp đổ với một khoản nợ là 4,5 tỷ USD, dẫn đến sự hạ cấp xếp hạng tín dụng quốc gia và gây báo động với một áp lực lớn ở 1 nhược điểm của nền kinh tế Việt Nam. Tháng trước, cảnh sát đã bắt hai cựu giám đốc điều hành cấp cao tại một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Ngành ngân hàng đã tăng tốc với các khoản nợ xấu trong những năm gần đây, nhiều món nợ trong số này đã cho công ty nhà nước vay.
Vinalines cũng đã bị soi rọi kỹ. Trong tháng Ba, cảnh sát đã bắt một số các giám đốc điều hành của họ và cáo buộc họ quản lý yếu kém trong việc mua một ụ tàu dẫn đến thiệt hại khoảng 5 triệu USD. Trong tháng 5, thanh tra chính phủ đã ban hành một báo cáo nói rằng công ty đã có 5 khoản vay mặc định trị giá 1 tỉ mốt USD và đã mua 73 tàu thủy nước ngoài, nhiều tàu trong số đó đã gây thua lỗ và thiệt hại hàng triệu đô la. Đầu tháng này, cựu lãnh đạo của Vinalines, Dương Chí Dũng, đã bị bắt tại một nước láng giềng sau một cuộc truy nã quốc tế.
Các vấn đề tại các ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước đã đóng vai trò chủ chốt trong sự suy thoái của nền kinh tế Việt Nam. Từ mức tăng trưởng 7% trong năm 2010 sụt xuống trên 4% trong khoảng 6 tháng đầu của năm nay. Đầu tư nước ngoài cũng giảm trong bối cảnh lạm phát và sự bất lực của đất nước trong việc xây dựng đường sá, điện lưới và cầu cống các doanh nghiệp cần phát triển để thịnh vượng.
“Điều tối quan trọng là Chính phủ tiếp tục đặt ưu tiên cao cho cơ sở hạ tầng trong chương trình nghị sự”, ông Peter Smidt-Nielsen, Tổng giám đốc công ty vận tải hàng hải toàn cầu Maersk Line tại Việt Nam và Cam-pu-chia nói.
“Nếu mậu dịch tăng trưởng mà bạn không chịu cải thiện bất cứ điều gì cho cơ sở hạ tầng, bạn sẽ tiếp tục có sự đình trệ và tắc nghẽn nhiều hơn và nhiều hơn nữa, và tất cả điều này sẽ đưa đến chi phí cao cho các nhà xuất cảng và nhập cảng,” ông nói.
Nguồn bản gốc: http://m.sfgate.com/sfchron/db_41697/contentdetail.htm?contentguid=PKvUl3Vu&full=true#display
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Thủ tướng: Mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2012 sẽ khó khăn
Theo Thủ tướng, CPI tháng 9 tăng cao chủ yếu do việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, học phí, điều hành giá xăng dầu...
NHNN hút ròng hơn 590 tỷ đồng trên OMO tuần qua
Theo đó, tổng khối lượng tiền bơm ra trong cả tuần đạt 11.451 tỷ đồng và lượng tiền đáo hạn là 12.043 tỷ đồng.
VnEconomy -Hai thành viên xin rút khỏi Hội đồng Quản trị VietCapital Bank
Ngày 27/9, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường năm 2012. Các cổ đông đại diện cho hơn 86,14% vốn điều lệ của Viet Capital Bank đã tham dự đại hội.
Theo đó, Đại hội cổ đông đã thông qua việc sửa đổi một số nội dung trong Điều lệ của Viet Capital Bank. Theo Viet Capital Bank, sự thay đổi này nhằm cập nhật những quy định mới, phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng hiện hành và nâng cao khả năng quản trị, sức cạnh tranh của ngân hàng trong giai đoạn mới. Ngoài việc thông qua sửa đổi một số nội dung trong Điều lệ, đại hội cổ đông Viet Capital Bank cũng đã thông qua việc xin thôi làm thành viên Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank của ông Nguyễn Văn Cựu và bà Trần Tuấn Anh.Như vậy, sau khi hai thành viên trên xin rút, Hội đồng Quản trị của Viet Capital Bank sẽ gồm 5 thành viên.- ACB và 7 ngân hàng bị Moody’s hạ bậc (stox).–-NHNN, Standard Chartered sẵn sàng hỗ trợ ACB
-Dự án Mandarin Garden hoàn thành xây thô | Tin tức dự án | CafeLand
-- Lại lo về nguy cơ thanh khoản và lạm phát (TBKTSG). – “Bóng ma” lạm phát sẽ “ám” nền kinh tế đến năm 2013? (NĐT).
- Lương tối thiểu và nhu cầu sống tối thiểu: Khi nào gặp nhau? (VF).
- Giá vàng tăng mạnh lên 47,45 triệu đồng/lượng (NLĐ). – Vàng – đô: Cặp đôi hoàn hảo? (DĐDN).
- Đồng tiền đánh cắp lòng tin (Đầu tư). – Ngân hàng ngại cho vay tiêu dùng? (ĐTCK).
- Toàn cảnh kinh tế 28-9-2012: Vài tia le lói. – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 28-9-2012: Băng sắp tan. – Vào chợ mỗi ngày TTCK 28-9-2012: Trò chơi xếp hình (VF).
- Giá than tăng mạnh, phấp phỏng nỗi lo tăng giá điện (TTXVN). -Đồng ý giảm 50% thuế xuất khẩu than để hỗ trợ TKV
- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Phải đặc biệt quan tâm nợ xấu ngân hàng (TP).- Lo lắng về ngân hàng, nợ xấu (LĐ). Cắt bỏ rủi ro: Mạnh tay thanh lọc ngân hàng(VeF). – Đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng (TT). – Làm trong sạch hệ thống ngân hàng (TN).
- Sắp ban hành Nghị định về quản lý Tập đoàn, tổng công ty (CafeF/TTVN).
- “6.100 doanh nghiệp trở lại sản xuất nhờ chính sách thuế” (VnEco). – Hàng nghìn DN sản xuất trở lại(ĐTCK). – Doanh nghiệp thờ ơ với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Infonet).
- Doanh nghiệp dính bẫy tin đồn: Thiệt đơn, hại kép (VIR).
- Cổ phiếu ngân hàng rớt giá, hai sàn tiếp tục mất điểm (StockBiz/TTVN). – Lên sàn thời gian khó(ĐTCK). – Rành rành mà vẫn làm ngơ (DNSG).
- Cần 7 năm để tiêu thụ 70 nghìn căn hộ tồn kho (VnEco). – Hà Nội: Căn hộ cao cấp ngày càng rẻ hơn(CafeF/TTVN).
- Thuế, phí bức tử ngành ô tô (DT). – Nặng gánh thuế, phí (TP).
Tuy chưa có kế hoạch nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng gần đây Trung Quốc liên tiếp bơm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng tránh đổ vỡ tín dụng.-Insight: As cotton surged, China trader amassed $510 million bet
NEW YORK (Reuters) - A landmark U.S. fine for excessive speculation in the benchmark cotton futures market has revealed a startling new dimension to last year's blistering winter price rally: the biggest bull was a Chinese trader with a $510 million punt.
India’s political calculus is again in flux, with the economy in a tailspin and power radiating to regional political chieftains, who are considering a new national political alignment.
--QE3 triggers fear of new currency wars
(Financial Times)- Traders have steered clear of currencies whose central banks have either intervened or threatened to intervene since the Fed launched QE3
With the U.S. election season in full swing, we can expect the candidates and their parties to spout some fairly unrealistic things, but the misunderstanding around the forex issue is by no means recent, and by no means limited to the eastern side of the Pacific Ocean. In fact, there has been much confusion about this issue for years. It has elicited passionate commentary and even threats have been issued.
There is an old banking saying which goes something like: “If you owe your bank a thousand pounds, you are at their mercy. If you owe a million pounds, then the position is reversed.” This epigram highlights the problems of being a large lender, and yet it still fails to fully capture the forex reserve issue. China is not a commercial bank; it did not decide to “lend” its foreign exchange reserves to the U.S. per se. Rather, China’s accumulation of reserves is a by-product of the government’s exchange rate policy. It used to buy large quantities of U.S. dollar assets because it had to maintain reserves of the currency to which the renminbi was pegged (although Beijing has allowed the renminbi to fluctuate around a basket of currencies since 2005). Furthermore, it is impossible for a country to run a trade surplus without being a net exporter of capital.
As a simple explanation, the People’s Bank of China (PBOC) maintains a weakened renminbi by agreeing to purchase nearly all U.S. dollars accumulated by Chinese exporters and corporations. These earned dollars are only partly profit, since the incoming ‘top-line’ dollar revenues must be used to pay company costs as well. The PBOC must buy these dollars by selling renminbi – which is effectively borrowed. Selling such large amounts of renminbi is inflationary, so the PBOC must further ‘sterilize’ the resulting liquidity by issuing debt or raising the ‘required reserve ratio’ of capital that must be set aside by Chinese banks. The result is that the PBOC owes renminbi (which it since sold at an unnaturally low dollar price), and owns dollars (bought at an unnaturally high price).
That the U.S. became the destination for many of the PBOC’s resulting dollars is not surprising. Importing large net amounts of capital means that an economy must run a large trade deficit, and also must have developed, deep, and well managed financial markets. The U.S. fits this description and makes an attractive destination for China to park its trade surplus. Maintaining China’s surplus has thus meant that the PBOC has accumulated an ever larger pool of forex reserves. Even Zhou Xiaochuan, the PBOC’s governor has called them “excessive”.
China could legally sell off its holdings of United States government debt at any time – the protestors surrounding Mr. Locke’s car were clearly confused on this point. The U.S. is not disallowing such action. Realistically though, it is almost impossible for China to do so. Despite much talk about diversifying reserves, China really is in a “dollar trap”.
China could pull funds out of United States government debt, but other than bringing them back to China (which would be highly inflationary and devastating to China’s export sector), all other options fail to provide much benefit to China. Moreover, they would do very little damage to the United States, and perhaps actually help it reduce its trade deficit – which is not necessarily in China’s interests. If China were to buy eurozone debt, for example, it would force down eurozone debt yields, but that would cause existing investors to search for higher yields elsewhere. Meanwhile, U.S. government debt yields would have climbed as China withdrew, so as Chinese money moved to Europe, funds currently in Europe would eventually flow to the United States. Alternatively, the eurozone may accept the extra capital from China without an offsetting outflow, in which case some of the U.S. trade deficit would shift to the eurozone. Buying U.S. corporate debt would have a similar net effect, with various holders switching assets until someone ends up back at U.S. government securities.
For China, of course, switching to the eurozone or to corporate debt would mean an increase in risk. Equally, purchasing foreign corporations or assets outright raises objections, sometimes dubiously, about sovereignty, national security and reciprocity. Investments in resources (such as in Australia) are proving risky, since high resource prices seem to be driven greatly by China itself, and will fall as China’s economy slows – a very volatile strategy.
For now, China’s dollar trap remains a reality. While foreign exchange reserves can protect China from a currency crisis (the PBOC can sell them to support the renminbi) or an external debt crisis, they really are not much use for a domestic financial crisis or as a weapon against the U.S. (as long as people in the U.S. understand that these threats are empty, that is.) The reserves are not wealth, since the PBOC had to borrow in order to purchase its dollars. In fact, as its US dollar assets have devalued relative to its liabilities in renminbi, in this area, the PBOC is sitting on a massive unrealized loss.