Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Dự án bảo tàng Lịch sử quốc gia: những dấu hỏi lớn

--Vắng như Bảo tng H Nội “Vắng như Bảo tàng Hà Nội”
- Xây Bảo tàng: Đừng để tái phát “bệnh cũ” (ĐĐK).-Trừ khi người dân buộc phải nghe…
Cái đáng lo nhất nằm ở chỗ những vận động hành lang đã là yếu tố chính để nhận được sự đồng thuận triển khai các dự án chứ không phải là sự công khai, minh bạch trong việc lấy ý kiến của dân trên cơ sở luận chứng khoa học về tính hiệu quả của công trình.
Việc xây một bảo tàng hoành tráng hơn 11 nghìn tỉ, theo người viết, có lẽ cũng không phải là cái gì quá ghê gớm. Nhưng số tiền nghìn tỉ ấy từ thuế của dân thì người dân cần được quyền biết nó có xài đúng hay không.


Cuốn sách hay ký gạo?

Vậy nên dù là dự án xây bảo tàng hay bất cứ dự án nào cũng cần đưa ra các thông tin rõ ràng, đủ sức thuyết phục.

Một dự án cấp quốc gia đã được quy hoạch từ năm 1998 chắc chắn đã được nghiên cứu kỹ về tính cần thiết của nó. Chính những người nghiên cứu lịch sử cũng đồng ý với phương án xây dựng này, như Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng, nên thực hiện dự án bảo tàng lịch sử Việt Nam thì đó cũng là một ý kiến đóng góp chuyên môn đáng quý trên phương diện sử học.

Bạn sẽ băn khoăn giữa cuốn sách hay ký gạo? Nhưng cuộc sống bắt buộc bạn lựa chọn, vậy thôi!


Mô hình Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Một ký gạo có thể ăn được vài ngày và một cuốn sách có giá bằng… một ký gạo, có thể đưa ra lời khuyên để bạn thực hành cả đời. Vì vậy 11 nghìn tỉ xây bảo tàng xứng tầm lịch sử Việt Nam e rằng còn hơi ít. Khi đầu tư vào văn hóa, có lẽ không nên quá băn khoăn nó đắt hay rẻ mà giá trị ấy có trường tồn và hiệu quả không?

Nhưng trong thực trạng hiện tại, sự mất giá của đồng tiền, gánh nặng các loại thuế và phí khiến người dân ngả sang xu hướng “ký gạo” hơn vì nó thiết thực hơn. Điều này thì Nhà nước không thể không lắng nghe!

Nếu nhìn vào thực trạng của các bảo tàng tại Hà Nội mới thấy sự lãng phí vì chạy theo tiến độ mà bất cần nghiên cứu hoặc nghiên cứu sơ sài. Hai nghìn tỉ để xây dựng Bảo tàng Hà Nội để kịp đón 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, để rồi bây giờ gặp tình trạng vỏ đẹp mà ruột rỗng là một sự lãng phí khó chấp nhận.

Sự sai lầm trong cách tính toán “bỏ quên” nhu cầu của người dân đã dẫn đến tình cảnh đìu hiu của công trình này. Từng đến Bảo tàng Hà Nội nên người viết không khỏi thất vọng bởi các giá trị nghìn năm của Thủ đô quá ít và sơ sài trong cách trình bày của bảo tàng nghìn tỉ này.

Các trưng bày như vậy cũng là cách “giảm giá” di sản đại diện một Thăng Long- Hà Nội 1000 năm văn vật.

Công trình nghìn tỉ vì thế mà hoang phí. Mà nghìn tỉ ấy, đều là từ thuế của dân!

Rất nhiều và rất ít

Sự hoang phí ấy gây phản cảm trong giai đoạn “gạo châu, củi quế” mà Việt Nam ngày càng thấy rõ sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay.
Hàng nghìn tỉ ấy nếu để xây cầu cho những đứa trẻ “đu dây” qua sông đi học, để có những mái nhà tình thương cho người nghèo, để những bữa cơm của con nít vùng cao có thịt, hẳn sẽ có ý nghĩa hơn, lúc này…

Người dân rất tinh tường! Họ sẽ từ chối “cuốn sách” bìa đẹp nhưng nội dung nhạt nhẽo. Họ sẽ chọn “ký gạo” vì sự an toàn và thiết thực. Đó là sự lựa chọn an toàn không chỉ cho bản thân mà cho cả nền kinh tế nữa.

Và người dân càng không bao giờ chọn những “công bộc” suốt ngày chỉ biết vẽ vời dự án ăn vào thuế của dân! Trừ khi họ “buộc phải nghe” theo những “công bộc” thiếu tính trách nhiệm như thế…

Ở Việt Nam có bao nhiêu công trình nghìn tỉ? Tôi đồ là rất nhiều. Trong số ấy, công trình thiết thực cho đời sống chiếm bao nhiêu phần trăm? Tôi đồ rằng rất ít…

Cái đáng lo nhất nằm ở chỗ những vận động hành lang đã là yếu tố chính để nhận được sự đồng thuận triển khai các dự án chứ không phải là sự công khai, minh bạch trong việc lấy ý kiến của dân trên cơ sở luận chứng khoa học về tính hiệu quả của công trình.

Nếu ai hỏi người viết rằng nên hay không xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, xin trả lời: Khi nào bữa cơm công nhân- giai cấp lãnh đạo tại Việt Nam- không còn cảnh “khoái ăn sang” (dân Nam bộ nói lái từ “sáng ăn khoai”) thì hãy tính tiếp đến những điều xa xỉ hơn! Trừ khi người dân buộc phải chấp thuận… Vì đã là buộc thì có nói cũng giải quyết được gì đâu?!


Hơn 120 bảo tàng, phần lớn đều ế ẩm…

(Trích trả lời phỏng vấn của Phó GS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học VN)

- Xin ông cho biết, hiện nay ước tính chúng ta có khoảng bao nhiêu bảo tàng trên cả nước và hiệu quả hoạt động của hệ thống này?

Trên cả nước hiện nay, chúng ta có khoảng hơn 120 bảo tàng, kể cả bảo tàng của các tỉnh, các bảo tàng chuyên ngành. Còn có khoảng 5-6 bảo tàng quy mô mang tầm cỡ quốc gia như: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia VN, Bảo tàng Dân tộc học. Nếu được nhận xét chung về hoạt động của hệ thống bảo tàng hiện nay thì tôi cho rằng: Rất đơn điệu, tẻ nhạt, thiếu sáng tạo, không hấp dẫn được người xem.

- Vậy theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đáng buồn trên?

Có thể lý giải bằng ba nguyên nhân: Thứ nhất, vốn đầu tư và kinh phí, trang thiết bị cho việc xây dựng bảo tàng chưa tốt. Thứ hai, quan niệm về bảo tàng của chúng ta còn làm theo kiểu cũ, chủ yếu là để tuyên truyền, trưng bày hiện vật rất tùy tiện, ý tưởng không rõ ràng. Thứ ba, trình độ, tư duy của người làm bảo tàng hiện nay còn tồn tại quá nhiều hạn chế. Tất cả những điều trên làm cho bộ mặt của bảo tàng chúng ta hiện nay mờ nhạt .

- Xây dựng bảo tàng không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu lưu giữ hiện vật lịch sử mà còn cần phải đảm bảo được yếu tố kiến trúc và văn hóa. Theo ông, bảo tàng của chúng ta hiện nay chưa làm được điều đó?

- Vấn đề ở đây là cách làm của những người quản lý bảo tàng. Họ chưa nhận thức được hết vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bảo tàng mang lại. Tư duy về làm bảo tàng còn nhiều vấn đề đáng bàn, chưa làm sống dậy được “hồn” của các hiện vật, bộ sưu tập, chưa biết cách làm cho chúng thêm hấp dẫn.

Đặc biệt, điều quan trọng của người làm công tác bảo tàng là phải làm cho người dân hiểu được giá trị cốt lõi, hiểu sâu tầng văn hóa của hiện vật đó. Điều đó, phần lớn các bảo tàng của chúng ta chưa làm được.

- Các chuyên gia đang tỏ ra khá lo lắng khi dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam với số vốn đầu tư khủng đang được tiến hành triển khai. Theo ông, đề án đó nếu đi vào hoạt động trong thời điểm này đã hợp lý chưa?

- Rất cần một BTLSQG mới ra đời. Nhưng theo tôi, nhất thiết phải có sự thẩm định của các chuyên gia về bảo tàng, kinh tế để giúp tính đúng, tính đủ tránh tình trạng dư thừa. Cả không gian làm việc của 450 nhân viên cũng phải cân nhắc vị trí từng người, từng chỗ ngồi. Mỗi thứ tăng mỗi chút sẽ làm đội kinh phí lên sẽ gây lãng phí. Hiện, chúng ta có hơn 120 bảo tàng mà có mấy bảo tàng đông khách.

- Các nước có hệ thống bảo tàng tiên tiến khác, phải có con người, có hiện vật, có công nghệ vận hành rồi mới xây nhà bảo tàng. Còn chúng ta đang làm ngược lại. Cứ xây cái đã, trong ruột có gì tính sau? Ông nghĩ sao về nhận định này?

- Thực sự, nói bảo tàng chúng ta thiếu hiện vật là không chính xác. Vì hiện nay, chúng ta sở hữu rất nhiều hiện vật, phong phú nữa là khác. Nhưng vấn đề là chúng ta chưa tổ chức trưng bày tốt, chưa phát huy hết giá trị của các hiện vật, bộ sưu tập, vô tình làm lãng phí chúng.

- Nếu được đưa ra hướng để giải quyết tình trạng ảm đạm của hệ thống bảo tàng nước ta hiện nay, ông có ý kiến như thế nào?

Muốn hệ thống bảo tàng ngày càng khởi sắc, vận hành hiệu quả, theo tôi phải cập nhật được xu thế hoạt động chung của bảo tàng trên thế giới, đừng để chúng ta lạc hậu so với họ. Người làm bảo tàng phải thay đổi nhận thức trong cách làm việc. Điều quan trong nữa là cần có sự đầu tư thích đáng, có sự quan tâm cần thiết và đúng mực của các cấp quản lý để bộ máy bảo tàng hoạt động hợp lý hơn.
Đầu tư cho văn hóa cần tính đến sự lâu dài. Mà bảo tàng nếu được xây và vận hành tốt, tổ chức nội dung khoa học, sáng tạo, hiệu quả thì sẽ góp phần phát triển kinh tế đất nước qua việc nâng cao hiểu biết của công chúng, thu hút khách trong và ngoài nước.

(Nguồn: Nguoiduatin.vn)

- BẢO TÀNG CHỤC NGHÌN TỈ, THÁP NGHIÊNG PISA, VÀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT (Tâm sự Y giáo). - Siêu bảo tàng 11.000 tỉ là đắt hay rẻ? (VNN)."Việt Nam hơn 120 bảo tàng, phần lớn đều... ế ẩm" (NĐT 20-9-12)- Siêu bảo tàng: Đắt, rẻ, nên, không nên (Khampha).- Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Hợp lý lấn át lãng phí (VNN). - ‘Nghèo nàn’ tri thức bảo tàng (Tin tức). - PGS.TS Nguyễn Văn Huy: ‘Phải thay đổi tư duy làm bảo tàng’ (Petrotimes).- Tình trạng xâm hại di tích: Báo động đỏ (SGGP). - “Án” nào cho những người “phá” di tích? (PLVN).- Chùa Thiên Phúc và nhu cầu tín ngưỡng của người Việt ở Ba Lan (RFI).
-- “Đừng nghĩ tới việc xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong 5 năm tới” (Infonet).

- Xây bảo tàng để chữa… suy thoái kinh tế? (TVN). - Xây bảo tàng ‘nghìn tỷ’ để khẳng định chủ quyền nước Việt (VNE). - Vì sao dân Việt ‘chán’ sử Việt? – (DLB).- Bảo tàng to, lo rỗng ruột (TVN). – Mạnh Quân: Thất vọng với GS sử học Lê Văn Lan (M.Q.). - THƯA GS. LÊ VĂN LAN, NƯỚC TA CẦN CÓ THÊM BẢO TÀNG CHỤC NGHÌN TỈ ? – (Tâm sự Y giáo).

- Phỏng vấn GS sử học Lê Văn Lan: ‘Xây bảo tàng nghìn tỷ tốn kém, nhưng có ích’(VNE). - Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Xây bây giờ là quá muộn?(VNN). - Thời của… Siêu!(KT). - Xây bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Đừng làm theo quy trình ngược” (Infonet).- Bảo tàng xây cho ai? (PNTP). – Hiệu quả hay lãng phí? (SGGP). – KTS Nguyễn Trực Luyện: “Xây bảo tàng thì tốt nhưng không phải bây giờ” (ĐĐK).

- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Cần thiết và đã trong quy hoạch” (Infonet). - Bảo tàng không phải là chỗ để phô trương (CAND). - Bảo tàng 11 ngàn tỷ: Nghi ngại vỏ “khủng”mà thiếu ruột (NĐT). - Siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ: Nên chờ 20 năm nữa! (VNN).- EVN không dám khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 tuyệt đối an toàn (CAND). - Không nên cho tích nước thủy điện Sông Tranh 2 (VOV). - Lại tiếp tục khảo sát, nghiên cứu động đất ở Bắc Trà My (TQ). - Dân gần thủy điện Sông Tranh ‘thừa lo lắng, thiếu hiểu biết’? (ĐV). - Đề nghị sửa chữa gấp các công trình hư hỏng sau động đất (DT).- Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chưa tin kết luận động đất (TP). - Tranh luận về động đất, nhà khoa học “mắng” dân (PLTP).
-Dự án bảo tàng Lịch sử quốc gia: những dấu hỏi lớn (SGTT 12-9-12)
LTS: Từ những góp ý về việc xây dựng bảo tàng Lịch sử quốc gia mà chúng tôi ghi nhận được, xin giới thiệu hai ý kiến có tính đại diện dưới đây. Hai phát biểu có những điểm trái ngược nhau, nhưng chúng tôi xin đăng nguyên vẹn trong tinh thần “để rộng đường dư luận”.

Dự án bảo tàng Lịch sử quốc gia: những dấu hỏi lớn

SGTT.VN - Theo tờ trình của bộ Xây dựng, mục tiêu của dự án bảo tàng Lịch sử quốc gia là xây dựng một bảo tàng hiện đại với diện tích lớn, đáp ứng tốt việc lưu giữ, sưu tầm, trưng bày hiện vật; phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu, phổ biến tri thức lịch sử, văn hoá, khoa học của đất nước. Với những mục tiêu như vậy, sự ra đời của bảo tàng Lịch sử quốc gia không có lý gì không đáng mừng. Nhưng khi thông tin về công trình này được đăng tải trên một số tờ báo mấy ngày gần đây, dư luận và đặc biệt là giới khoa học tỏ ra lo nhiều hơn vui. Vì sao?
Bảo tàng Hà Nội đìu hiu chờ tới năm 2014 mở cửa trở lại. Ảnh: Quốc Dũng

Nhan nhản bài học nhãn tiền

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, giáo sư – viện sĩ Phan Huy Lê, chủ tịch hội Sử học Việt Nam cho biết ông đã biết về dự án này từ nhiều năm nay, nhưng con số hơn 11.000 tỉ đồng đầu tư và kế hoạch khởi công vào tháng 11 tới theo ông là cần cân nhắc kỹ, bởi: “Tình trạng vừa thừa vừa thiếu của bảo tàng ở Việt Nam hiện nay khiến chúng tôi lo lắm. Con số hàng ngàn tỉ đồng đó liệu có thực sự đem lại những chuyển biến tích cực trong đời sống văn hoá của người dân, hay sẽ tiếp tục là một sự phí phạm?”

Chuyện vừa thừa vừa thiếu của hệ thống bảo tàng tại Việt Nam đã được rất nhiều chuyên gia đặt ra. Với bài học nhãn tiền của bảo tàng Hà Nội, công trình hơn 2.000 tỉ đồng đang tạm đắp chiếu, giới khoa học hy vọng những người có trách nhiệm đã ít nhiều thấm thía.

Chưa có sự chuẩn bị về nguồn nhân lực cũng như triển khai các dự án khoa học để tổ chức nội dung của bảo tàng, nhưng thời điểm mà các đơn vị thực hiện dự án dự định bàn giao công trình là tháng 7.2016. Liệu trong bốn năm, khối lượng công việc chuẩn bị về nội dung của công trình có kịp hoàn thành?
Đừng lãng phí tiền dân!
Tôi và nhiều độc giả đều phản đối kế hoạch xây dựng các công trình hoành tráng và cho rằng nó chưa nên làm trong giai đoạn hiện nay, khi mà có nhiều khoản khác đang cần vốn ngân sách Nhà nước... Ngoài ra rất nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia hay các nhà thông thái nước ngoài, kể cả kinh nghiệm của họ trong những việc tương tự.
(NGUYỄN HOÀNG HẢI, NGUYEN_HOANGHAI@...)
Tôi và rất nhiều người nghĩ rằng tại sao ở Việt Nam ta cái gì cũng muốn làm cho hoành tráng, trong khi thực tế cuộc sống và chất lượng sống thì thuộc vào hàng thấp của thế giới. Hiện người dân đang phải chịu nhiều sức ép như bệnh viện thì dồn ép 4 – 5 người trên một giường, còn các trường mầm non và tiểu học còn thiếu, mỗi khi vào năm học phụ huynh và học sinh vô cùng vất vả để tìm chỗ học cho con, dẫn đến phải lót tay tạo ra tệ nạn. Đường sá ở các vùng ven thành phố thì quá kém, nắng thì người dân ở đây phải chịu hít bụi, còn mưa xuống thì phải chịu cảnh lầy lội trở thành con đường đau khổ. Người dân còn phải chịu đựng nhiều thứ khác nữa, vậy mà các bộ ngành lại vẽ ra một bảo tàng quốc gia đến gần 600 triệu USD – một số tiền khổng lồ. Trong khi đó hiện chúng ta có rất nhiều bảo tàng chưa sử dụng hết và chưa sử dụng đúng mục đích, như bảo tàng Hà Nội vừa xây đã xuống cấp. Có quá nhiều thứ cần thiết hơn cần phải được đầu tư xây dựng thì lại không thấy làm!
(VÕ TÁ LUÂN, VO12LUAN@....COM)


PGS.TS Nguyễn Văn Lực, giám đốc bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, cho biết: “Mặc dù bảo tàng chúng tôi và dự án bảo tàng Lịch sử quốc gia có những đặc thù riêng, nhưng công tác xây dựng và chuẩn bị để ra đời một bảo tàng quốc gia thì không có gì khác: vẫn phải theo lộ trình song song, vừa xây dựng công trình vừa xây dựng nội dung bên trong. Cùng với sự tham vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước, chúng tôi dự kiến trong vòng sáu kế hoạch năm năm mới có thể làm xong cơ bản công việc thu thập và trưng bày toàn bộ bức tranh thiên nhiên Việt Nam vào công trình này”. Những công trình được coi là điểm sáng trong hơn 100 bảo tàng khắp Việt Nam như bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hay bảo tàng Hồ Chí Minh, đều được thực hiện công việc xây dựng công trình và tổ chức trưng bày song song trong hơn mười năm.

Thiếu nhất là nhân sự

Một lo lắng khác mà các chuyên gia trong đó có chuyên gia nước ngoài đặt ra là vấn đề nhân sự. Qua trao đổi bằng thư điện tử, bà Christine Hemmet, chuyên gia bảo tàng Quai Branly (Pháp), người đã gắn bó và có những đóng góp không nhỏ đối với công tác bảo tàng ở Việt Nam, cho biết: “Tôi đã từng chia sẻ với các giáo sư Việt Nam rằng cái thiếu để làm bảo tàng ở đất nước các bạn không phải là thiếu cái để trưng bày, vì văn hoá các bạn rất phong phú và thú vị. Về kinh phí, tôi thấy các bạn cũng đang có những chiến lược quốc gia lớn cho vấn đề này. Nhưng cái các bạn đang rất thiếu là những chuyên gia bảo tàng có chuyên môn tốt”.

Chúng tôi đưa ra quan điểm rằng đã có sự hợp nhất bảo tàng Lịch sử Việt Nam và bảo tàng Cách mạng để hướng tới một công trình chung là bảo tàng Lịch sử quốc gia, như vậy có thể yên tâm rằng công trình mới sẽ có ngay đội ngũ chuyên gia từ hai bảo tàng vốn có uy tín của Việt Nam. Bà Christine đánh giá: “Nguồn nhân lực trước hết phải đáp ứng được nhu cầu quy mô của công trình mới. Đáp ứng ở đây không phải là đủ về số lượng mà về chất lượng. Nhân lực của hai bảo tàng đó có đủ cho bảo tàng mới hay không thì tôi không biết, nhưng nếu không đủ sẽ phải có thêm và như vậy phải có được một đội ngũ được đào tạo tốt để làm việc. Qua cọ xát của tôi tại Việt Nam, thực sự là nguồn nhân lực bảo tàng đa số khi vào làm việc phải đào tạo lại. Hơn nữa một bảo tàng mới nghĩa là phải có một phác hoạ từ tổng thể tới chi tiết nội dung của riêng nó. Nói cách khác đây là một công trình hoàn toàn mới. Nếu không tư duy như vậy chắc chắn sẽ gặp những khó khăn trong tổ chức hoạt động”.

Không ít nhà khoa học, khi chúng tôi đặt vấn đề về sự kiện này đã từ chối trao đổi vì lý do không có nhiều hiểu biết về sự việc. Với một công trình như thế này, giới khoa học là người trong cuộc, mà người trong cuộc lại không có nhiều thông tin về một dự án quốc gia thì quả là đáng suy nghĩ…

Độ nặng của con số hơn 11.277 tỉ đồng không chỉ là câu hỏi: giải ngân khoản tiền ở thời điểm này có phải là một quyết định đúng đắn? Độ nặng của con số này còn là một câu hỏi lớn hơn: tiêu hết chừng đó tiền của (chắc chắn trên thực tế còn cao hơn), liệu chúng ta sẽ có được một bảo tàng Lịch sử quốc gia thực sự? Niềm tin của nhân dân vào những dự án đầu tư trong mọi lĩnh vực đã đổ vỡ khá nhiều, vì vậy phản ứng từ dư luận là một cách để những người có trách nhiệm bình tĩnh hơn trong việc triển khai các dự án tiêu tốn hàng trăm triệu đôla, trong lúc còn khá nhiều hạng mục có tầm quan trọng không kém cũng cần được đầu tư, như giáo dục, y tế...

DUNG P.

Phan Cẩm Thượng (nhà nghiên cứu văn hoá)

Đâu cứ nhà to mới thành bảo tàng


Đi tham quan bảo tàng từ lâu là nhu cầu của con người ở mọi nơi, vì không ai có thể đi hết, biết hết thế giới và lịch sử. Bảo tàng chính là một thế giới thu nhỏ, để người ta tiện học hỏi. Muốn như vậy, hiện vật bảo tàng phải chủ yếu là hiện vật gốc, có hệ thống nghiên cứu chính sách và khách quan, trong khả năng có thể, lại luôn đổi mới theo những phát hiện khoa học cập thời nhất. Mặt khác, bảo tàng là nơi người ta đến giải trí với kiến thức.

Với những điểm trên mà áp vào nước ta, thì thấy hoạt động của bảo tàng ở ta còn sơ khai, nhiều nơi chỉ như... cái kho chứa đồ. Các bảo tàng lớn trong nước đều ít thay đổi, ít tính khoa học và hiện vật gốc nguyên bản cũng rất thiếu.

Phản ứng của dư luận về việc không nên đầu tư quá lớn cho xây dựng bảo tàng thời điểm này vì quá lãng phí, là phản ứng tự nhiên. Mọi nguồn kinh phí đều từ đóng góp của nhân dân, trong khi bảo tàng không có chức năng sản xuất, phục vụ nhu cầu hiện hữu, mà chỉ là môi trường lưu trữ quá khứ và học tập, giá trị của nó là lâu dài, cho tương lai. Vì không thấy được giá trị đó nên người ta không hưởng ứng việc xây thêm bảo tàng. Trên thực tế, thì nước ta vừa thừa lại vừa thiếu bảo tàng. Ví dụ thiếu bảo tàng lịch sử tự nhiên, bảo tàng nghệ thuật hiện đại.

Để đi đến một bảo tàng, cần bắt đầu từ những sưu tập và nghiên cứu lâu dài, có chiều sâu từ những lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên. Đến một mức độ nhất định của sự tích tụ hiện vật và kiến thức thì cần một không gian trưng bày.

Không có hai yếu tố trên thì xây càng to càng lãng phí, rồi lại đi bảo quản cái nhà đó còn mệt hơn! Bảo tàng cần một đội ngũ những người làm khoa học nhất định phục vụ cho công tác nghiên cứu thực địa, đời sống, rồi đem về bảo tàng hoạt động thường nhật với công chúng, như vậy bảo tàng thực ra là nơi công bố các nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội thường xuyên. Hình như mặt này hiện nay ở ta là số không.

Mỗi một lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội cần một số loại bảo tàng nhất định. Ví dụ nghệ thuật thì có bảo tàng nghệ thuật, khoa học tự nhiên và xã hội có bảo tàng không gian, nhân học, lịch sử tự nhiên… Lại có những bảo tàng chuyên ngành, như bảo tàng vũ khí, phục trang, tiền tệ... Ngoài bảo tàng, xã hội còn có những trung tâm tri thức hình thức đơn giản, nhất thời hơn, là triển lãm, trưng bày sưu tập, gallery (không nên chỉ hiểu là phòng tranh). Thực tế có những trưng bày kéo dài hàng chục năm mà không thành bảo tàng nhưng vẫn có giá trị. Các ngôi đình đền chùa cũng chính là những bảo tàng lịch sử văn hoá của dân tộc ở quy mô địa phương hay làng xã.

Như vậy muốn thu hút người xem, thì bảo tàng cần đáp ứng nhu cầu tức thời và lâu dài. Ví dụ nông dân rất cần bảo tàng nông nghiệp, qua đó người ta học hỏi, rút kinh nghiệm, so sánh về chăn nuôi, trồng trọt, giống má, từ trong lịch sử đến ngày nay, một cách thực tiễn. Nếu có bảo tàng vậy, người nông dân nào không muốn xem?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy (nguyên giám đốc bảo tàng Dân tộc học)

Trước hết phải hiểu được nhu cầu công chúng


Ngoài một vài bảo tàng ở Hà Nội, TP.HCM, nhất là các bảo tàng chuyên đề, đa số các bảo tàng ở nước ta chưa thu hút khách tham quan. Có nhiều lý do nhưng chủ yếu là vì chất lượng các hoạt động của bảo tàng, nhất là chất lượng trưng bày không được tốt. Các trưng bày chủ yếu phục vụ cho các ngày lễ lớn nên ít đầu tư công sức và kinh phí. Các trưng bày thường xuyên thường rất ít kinh phí, và nhất là không chú trọng đến hiện vật, các câu chuyện liên quan đến hiện vật và các sự kiện lịch sử. Tức là không chú ý đến các dữ liệu lịch sử thông qua hiện vật, mà điều đó lại là đặc trưng nhất của bảo tàng.

Từ sự phản ứng của dư luận về việc không nên đầu tư quá lớn cho xây dựng bảo tàng thời điểm này vì quá lãng phí, tôi nghĩ rằng việc đầu tư cho văn hoá phải có một tầm nhìn xa, phải đi trước một bước. Vì vậy, việc đầu tư cho một bảo tàng như bảo tàng Lịch sử quốc gia là cần thiết. Hiện nay có một xu hướng là các tỉnh đều muốn xây các bảo tàng lớn, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng, nhiều khi những bảo tàng nhỏ nhưng có giá trị cao lại thu hút được rất nhiều khách. Chúng ta nên khuyến khích các địa phương có nhiều bảo tàng chuyên đề nhỏ với hiệu quả cao.

Tuy nhiên để khởi động một dự án bảo tàng, hiện vật là vấn đề quan trọng hàng đầu. Chẳng hạn như bảo tàng Lịch sử quốc gia đã rất may mắn được kế thừa một số lượng hiện vật khổng lồ từ bảo tàng Cách mạng Việt Nam và bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Vấn đề là làm thế nào để nghiên cứu bổ sung thông tin cho các hiện vật này, và sử dụng hiện vật để trưng bày một cách khéo léo. Các bảo tàng ở nước ta thường trưng bày giống như sách giáo khoa lịch sử, nặng về tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng một cách đơn điệu và máy móc. Hiện vật phải là linh hồn của bảo tàng, của trưng bày. Thông qua đó giúp người xem cảm nhận được các sự kiện lịch sử và tạo những trải nghiệm cảm xúc. Một vấn đề khác là nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động của bảo tàng cần phải được đào tạo lại để cập nhật được với sự tiến bộ, không những về kỹ thuật, mà quan trọng hơn là các quan niệm mới về trưng bày.

Mặt khác, để thu hút người xem, đặc biệt là thế hệ trẻ thì bảo tàng trước hết phải hiểu được nhu cầu của công chúng là gì. Từ đó, xây dựng các chương trình hoạt động phù hợp. Các bảo tàng, nhất là các bảo tàng tỉnh cần được đầu tư thích đáng về cả nguồn nhân lực lẫn nguồn kinh phí. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được những trưng bày và những hoạt động hấp dẫn công chúng. Bảo tàng phải luôn luôn đổi mới, thật sự năng động. Cũng không nên biến bảo tàng thành một nơi xa lạ với công chúng. Bảo tàng phải là nơi giao lưu, gặp gỡ và trải nghiệm của công chúng. Người ta cảm thấy các trưng bày của bảo tàng, các hoạt động của bảo tàng có gì đó liên quan đến họ, gắn liền với họ thì họ mới tìm đến bảo tàng.
KIM YẾN – HƯƠNG LAN (GHI)
Một số dự án xây mới các bảo tàng từ 2011 – 2020
Tháng 7.2005, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, ba bảo tàng quốc gia sẽ được xây dựng, bao gồm: bảo tàng Lịch sử quốc gia, bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và bảo tàng Sinh thái Hạ Long. Bên cạnh đó một số bảo tàng chuyên ngành hiện đang lưu giữ nhiều bộ sưu tập quý hiếm có giá trị nghiên cứu khoa học, thu hút khách tham quan và phát triển du lịch sẽ được nâng cấp, mở rộng phạm vi hoạt động bao gồm: bảo tàng Lịch sử TP.HCM, bảo tàng Hải dương học, bảo tàng Địa chất Việt Nam và bảo tàng Điêu khắc Chăm.
Việc xây dựng mới bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sẽ được thực hiện trong ba giai đoạn (2011 – 2012, 2014 – 1017, 2018 – 2020) trên diện tích 39ha tại khu vực Mỹ Đình, đại lộ Thăng Long theo mô hình tổng hợp đa năng: du lịch – giải trí – bảo tàng.
Theo tin từ FPT, đơn vị này đang nuôi tham vọng xây dựng một bảo tàng công nghệ thông tin Việt Nam.
P.V


Tý sún
Xây gì cũng không quan trọng lắm. Nói chung là phải có dự án thôi. Phòng có dự án vài tỷ. Sở thì vài chục tỷ, trăm tỷ. Cũng không ngạc nhiên khi bộ làm dự án với chừng đó tiền. Xin phép kể một câu chuyện chẳng liên quan gì: Tôi sống ở một tỉnh phía nam, biển đẹp, khí hậụ trong lành. Toàn thấy người Hà Nội vào mua đất trong này, vài chục tỷ như thường, để hoang chơi vậy!
Đỗ Anh Dũng
Bảo tàng Hà Nội sao chép giống hệt gian hàng của Trung Quốc tại World Expo 2010 in Shanghai. Là một người Hà Nội xa quê, tôi choáng váng khi tới thăm bảo tàng vào đúng ngày kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, thấy xót xa cho niềm tự hào ngàn năm văn hiến của người dân Thủ Đô. Đường dẫn tới trang World Expo 2010 in Shanghai: http://www.mecho.com.au/lifestyle/creative-interior-spaces/world-expo-2010-shanghai-china/
Mượn tiếng trùng tu, phá tan đình cổ gần ngàn năm tuổi? (NĐT 12-9-12)
Vì sao người ta lại 'hăng hái' trùng tu di sản? (PetroTimes 12-9-12)
Bảo tồn nhà cổ: dễ nói, khó làm
10:28 ngày 12.09.2012
SGTT.VN - Sài Gòn xưa lưu lại chừng mười căn nhà tuổi đời trên 100 năm nằm rải rác ở khắp các quận, huyện, chủ yếu ở vùng ngoại thành như Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức. Trước sự tàn phá của thời gian, những nhà cổ này đã xuống cấp...

-Đập chùa nghìn năm, xây bảo tàng mới: Ai oách hơn ai? (PN Today 11-9-12) -- Bài này hay!
(Trái hay phải) - Có hiếu thay là đám con cháu vừa đòi xây lại từ đường thờ cúng tổ tiên cho đàng hoàng to đẹp, vừa đập tanh bành cái bàn thờ cổ các cụ để lại, sắm cái khác!


Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Ảnh mô hình

Câu chuyện vừa liên quan đến tiền, vừa liên quan đến văn hóa nóng hôi hổi suốt mấy ngày qua hẳn thuộc về dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, khi Bộ Xây dựng có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch  và Đầu tư đề nghị thẩm định dự án đầu tư xây dựng bảo tàng này, với tổng mức đầu tư 11.277 tỉ đồng.
Xin mở ngoặc thêm cho quý vị độc giả được biết: Số tiền khổng lồ này chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, tức hơn 11.000 tỷ này chỉ để dành cho cái vỏ bảo tàng.
Như thường lệ, cánh nhà báo lại được một phen nhao nhao phản đối, với đủ loại ý kiến phản biện trên trời dưới biển, mà có thể gói gọn lại trong mấy từ: lãng phí, lãng xẹt, chưa đúng lúc, dành tiền cho những thứ thiết thực hơn. Mà danh sách những thứ thiết thực hơn này, khốn khổ thay, lại có thể kéo dài vô cùng tận: Dân đói dân rét, ăn mày ăn xin, đường sá xuống cấp, trường lớp hư hỏng, thiếu cầu qua sông, rồi nào trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh viện quá tải, vân vân và vân vân…
Dĩ nhiên, những người muốn xây dựng cái vỏ bảo tàng này cũng có lý riêng của họ. Quý vị thử nghĩ mà xem, ừ thì đất nước còn lắm gian truân, mà cứ cho là còn nghèo khó đi, nhưng sẽ thật chẳng ra làm sao nếu chúng ta chỉ suốt ngày ki ki cóp cóp từng đồng như một anh chàng khốn khổ không dám cho con đi học chỉ vì sợ tốn tiền.
Nói như ngôn ngữ tuổi teen, là nghèo vẫn phải cho Tèo đi học, chúng ta có thể nghèo nhưng quyết không tiếc tiền cho cái thứ hết sức xa xỉ và cũng hết sức thiết yếu là văn hóa. Chẳng phải chúng ta vẫn thường hay vỗ ngực tự hào về lịch sử dài đến 4.000 năm của dân tộc đó sao, xây một cái bảo tàng dù có tốn đến nửa tỷ USD đi nữa cũng là xứng đáng lắm.
Nghe nói, ở những xứ sở văn minh, bảo tàng còn là thứ không thể thiếu để chứng tỏ một thành phố có ăn có học, mà Thủ đô Hà Nội của chúng ta lại to đến thế, dù đã có mấy chục bảo tàng rồi, nhưng tiếc gì thêm tí tiền để tô son điểm phấn cho đất thần kinh? Cái luận điệu giàu thì sang, nghèo thì hèn, cứ thiếu tiền là có quyền nhơn nhơn bảo rằng ta đây cóc có cần văn chương nghệ thuật, là không thể chấp nhận được.
Một luận điệu khó nghe nữa của trường phái phản đối, là đem so sánh với nước ngoài. Chẳng hạn, có người chi li đến mức tính toán, chi phí đề nghị xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam gấp 3,5 lần so với bảo tàng lịch sử Quốc gia Úc (chỉ 155 triệu USD), trong khi, thu nhập bình quân đầu người của ta chỉ bằng 1/47 của Úc.
Một lần nữa, cha ông ta lại vô cùng vĩ đại: Quý vị nên nhớ lịch sử được ghi nhận từ thế kỷ 17 của Úc chỉ là một chàng lùn so với quá khứ oai hùng của dân tộc Việt Nam. Nói như ngôn ngữ của Bộ Tài chính khi phân trần về mức thuế, phí tại Việt Nam, là cái gì cũng phải so sánh đồng chất, tính chi phí cho từng năm lịch sử thì của ta vẫn là rẻ chán! 
Người ta chỉ băn khoăn rằng, chúng ta sẽ nhét những gì cho đầy một cái vỏ đồ sộ như vậy? Kể ra, với pho lịch sử đồ sộ của dân tộc, có vẻ như chúng ta sẽ không thiếu thứ để trưng bày. Nhưng cứ coi như vậy đi, thì cái vỏ và cái ruột vẫn phải nhìn nhau từng li từng tí, kẻo râu ông nội lại cắm cằm bà ngoại. Hẳn quý vị còn nhớ, khi bỏ 2.500 tỷ đồng ra xây bảo tàng Hà Nội, người ta cũng bảo hàng chục ngàn hiện vật đang nằm chờ, nhưng cho tới giờ, khi cái vỏ đã kịp xuống cấp thì phần nội dung vẫn đang ở tận đâu đâu ấy, ờ có sao đâu nhỉ? 
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng (lộn).
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng (lộn). Chùa Trăm Gian sau khi được trùng tu.
Ngược với quy luật thông thường là may áo theo người, thì nay thì với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bộ Xây dựng may áo trước, còn Bộ  Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tìm cách để người mặc vừa áo sau. Vả lại, nếu chẳng may có không khớp, thì kinh nghiệm hỏi xoáy đáp xoay của các bộ ngành cũng vô cùng phong phú: Học theo bài học ứng xử của cơ quan thanh tra và Bộ Giao thông vận tải trong vụ bổ nhiệm Dương Chí Dũng, Bộ Văn hóa có thể trả lời dư luận rằng do Bộ Xây dựng không hỏi, còn Bộ Xây dựng có thể đáp lại là chẳng thấy cơ quan văn hóa nói năng gì. Kết quả, nếu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có giống một ông lão mặc đồ hip hop, hoặc vui hơn nữa là mặc đồ sơ sinh, thì cũng chả sao, có khi càng vui ấy chứ! Đã có nước nào trên thế gian này đã làm được hay đã dám làm như chúng ta chưa nào? 
Một thực trạng khác trong đời sống văn hóa nước nhà, khiến người viết dù đã khá cứng tuổi cũng phải phân vân, là tình cảm hết sức đặc biệt mà giới trẻ ngày nay dành cho quá khứ của cha ông. Chẳng cần phải nhắc đến những câu chuyện hài hước khốn nạn được đám học sinh sáng tác trong các bài thi, riêng sự kiện hội thảo rầm rộ về dạy và học lịch sử do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa rồi cũng đủ cho ta thấy con em nhìn lịch sử ra sao.
GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngậm ngùi thừa nhận: Lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong các trường phổ thông, nhiều nơi thay thầy cô dạy sử bằng giáo viên thể dục. Ta có thể nói thêm mà không sợ bị hớ: Có lẽ các thầy cô dạy thể dục cảm thấy xấu hổ vô cùng khi được điều đi dạy sử!
Người ta chẳng rõ, nên coi tình trạng này là một bằng chứng hùng hồn để củng cố cho lập luận nên xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia to vật vã để khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, hay nên coi đây là một ví dụ cho thấy ý chí sắt đá không ngán gì hết của các thiết chế giáo dục văn hóa – lịch sử dân tộc, trong đó có các bảo tàng. Dân ta chẳng biết sử ta, nhưng đó là lỗi của ai thì đừng có vắt óc mà nghĩ làm gì cho tổn thọ: lỗi không của dân, vì dân trí thấp thì của ai nào?
Cuối cùng, sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc lại một sự kiện văn hóa đình đám mấy tuần qua, ấy là chuyện trùng tu chùa Trăm Gian. Sau mọi sự eo sèo, người ta chỉ còn nghe thấy đúng 3 từ do sư trụ trì chùa nói trong cuộc họp kiểm điểm: Tại tôi tất!
Chẳng biết có phải tại ông không, nhưng cách đây một thời gian, khi chùa sắp sập, thì các cơ quan chức năng bảo rằng đang phải “thắt lưng buộc bụng” để chống lạm phát, cho nên không có tiền mà sửa. Không có tiền sửa chùa nghìn năm do cha ông xây, nhưng nhân dịp 1.000 năm Thăng Long, ta vẫn có 2.500 tỷ đồng để xây bảo tàng Hà Nội, hòng thể hiện tấm lòng thành kính với tiền nhân.
Đến hôm nay, lòng thành kính ấy còn được nâng lên một bậc nữa, khi giữa lúc nguồn thu ngân sách khốn khó như hiện nay, ta vẫn có hơn 11.000 tỷ đồng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Cùng lúc, đám hậu sinh khả úy đập tan ngôi chùa Trăm Gian nghìn năm tuổi.
Theo quý vị, giữa việc xây lại từ đường thờ cúng tổ tiên cho đàng hoàng to đẹp và việc đập tanh bành cái bàn thờ cổ các cụ để lại, sắm cái khác, bên nào có hiếu hơn? Hoặc diễn đạt khác đi, một đằng phá, một đằng xây, bên nào bất hiếu hơn?
Dĩ nhiên, dù sao chúng ta cũng hạnh phúc hơn nhà thơ Huy Cận, khi ta hiểu vì sao các vị La Hán ngày nay lại cau mặt với tang thương nơi xứ Phật!
- 11 ngàn tỷ và những ngôi chùa bà Đanh (Đào Tuấn). – Xây bảo tàng nghìn tỉ: cái “treo” chục năm, cái xong “ế”(Kiến thức). - Bảo tàng 11.000 tỷ và những tỷ hiếm hoi cho di sản (VNN). - Đập chùa nghìn năm, xây bảo tàng mới: Ai oách hơn ai? (PN Today). – Lại tên là… “trách nhiệm”! (PL&XH).-Con số biết khóc.09/10/2012 - 14:03 — canhco
Trong khi người dân Huyện Bắc Trà My đứng ngồi không yên thì tại Hà Nội "nhà nước ta" ung dung mài bút ký một quyết định rất táng tận lương tâm, đó là cho phép Bộ Xây dựng bắt tay vào làm một đập thủy điện khác ngay giữa lòng Hà Nội. Con đâp thủy điện này mang tên: "Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam".

Gọi bảo tàng này là một đập thủy điện cũng không sai vì nhìn vào hình thù của nó người ta không khỏi liên tưởng tới Sông Tranh II. Sự khác nhau duy nhất là sức tàn phá của Sông Tranh II nếu xảy ra là người chết, tài sản ra ma, còn sức tàn phá của cái bảo tàng này là ngay khi bắt tay vào xây dựng thì niềm tin của người dân ngã ra chết hàng loạt và tài sản của quốc dân thì lặng lẽ biến vào túi của tập đoàn cầm quyền.

Số tiền bỏ ra cho cái "đập thủy điện khô" này là mười một ngàn hai trăm bảy mươi bảy tỷ, tương đương 540 triệu đô la và sẽ bắt đầu mở cửa bêu xấu với thế giới vào năm 2016.

Có người tự hỏi, vậy nó sẽ trưng bày cái gì trong cái công trình hại dân hại nước này? Theo như báo chí loan tin thì nó sẽ là con tàu há mồm thu hết những gì mà quan chức nhà nước cho là "lịch sử" đang rải rác khắp mọi miền đất nước. Nó sẽ có nơi vui chơi giải trí cho người tham quan và đặc biệt nhất có cả một khu để ghi nhớ công ơn những anh hùng trong lịch sử.

Người dân biết chắc trong cái khu này không thể thiếu ông Hồ vì cho tới nay ông vẫn là lá bùa dùng để trấn áp những chống đối trong đảng khi ai đó phát sinh câu hỏi về tính chính đáng của cái bảo tàng này. Rồi mấy ông Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, cho tới Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh...chia nhau mỗi người một mớ đất ngồi nhìn khách thập phương và cùng nhau nghe những lời nguyền rủa của dân nghèo.

Không nguyền rủa sao được khi cả nước chia chung sự đói rách, đắm mình giữa một nền kinh tế ngộp thở vì các chính sách "tự móc ruột mình ra ăn" đang dần dần lộ nguyên hình và chờ trả giá. Người dân lơ láo tranh sống với nhau trong lúc xã hội thì tận cùng sa đọa. Bối cảnh này không thể chối cãi và tô hồng vì thông tin ngày nay không còn là mõ làng, loa phường hay đài quốc doanh nữa. Người dân biết và họ âm thầm chờ đợi.

Con số 11.277 tỷ nói lên sự huênh hoang và tham lam cực độ của cả hệ thống cầm quyền. Câu chuyện "con ếch muốn to bằng con bò" của La Fontaine thể hiện hoàn toàn giữa lòng thủ đô. Chung quanh cái hoành tráng vĩ đại này là hình ảnh nhếch nhác của người mua gánh bán bưng. Trẻ em đói rách từ ngoại thành đổ về xin ăn nhiều như ruồi nhặng. Những ông bà cụ run rẩy ngồi kiếm từng xu con bên ấm trà nóng hay bán cho khách từng điếu thuốc lào nhỏ bé kiếm sống...thì cái công trình kia là cả một dấu chấm nặng nề đè lên số phận của người nghèo Hà Nội.

Con số 540 triệu đô la này sẽ làm du khách ngoại quốc bật cười cho sự dốt nát của nhà cầm quyền khi muốn thoa dầu gió lên mắt họ bằng sự đẹp đẽ, hoành tráng để làm nhòa đi những hiện vật tủn mủn và nghèo nàn. Làm sao tránh khỏi những cổ vật lịch sử giả mạo được mang cái tên "phục chế"? Du khách thấy gì khi đứng trước tủ kính trong đó trưng bày vài viên đạn cong queo được cho là của giặc Pháp tấn công vào Huế năm nào, và với cái tủ kính nhỏ như tủ thuốc lá ngoài đường phố ấy, nằm lọt thỏm trong một kiến trúc lớn như tòa nhà Quốc hội của Mỹ thì người xem có cảm giác ra sao?

Khách sẽ được một cô gái xinh xắn, mặc áo dài nói tiếng Anh lưu loát thuyết minh rằng Việt Nam có nền văn minh trống đồng, có văn hóa cồng chiêng, có thành Cổ loa, có lịch sử chiến thắng giặc ngoại xâm, đặc sắc nhất là cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước... Cô gái này sẽ thao thao một quá trình lịch sử mà cô đã được dạy thuộc lòng nhưng nếu du khách hỏi về cuộc chiến chống phương Bắc ra sao thì có thể cô sẽ nói "xin lỗi, đó là chuyện nhạy cảm".

Con số 11.277 tỷ này sẽ là tiền đề cho người tham quan có dịp so sánh rằng nó có thể giúp cho bao nhiêu học sinh có trường học. Bao nhiêu bệnh nhân có giường nằm đàng hoàng và xứng đáng với hai chữ con người. Số tiền này nếu được chia nhỏ ra thì có bao nhiêu bà mẹ anh hùng có cơm ăn hàng ngày mà không cần sự bố thí của làng xóm, xã hội.

Trong khi người ta xây dựng một công trình bảo tàng lịch sử thì ngay trong sách giáo khoa lại có nhiều khuất tất về lịch sử nhất. Chế độ nào cũng có sai lầm nhưng tránh né dạy cho học sinh những bài học lịch sử không thể xem là sai lầm mà là tội ác. Ác với sự hy sinh của tiền nhân trong các bài học mà kẻ thù không được nêu tên. Ác với xương máu của đồng đội khi tấm bia ghi dấu trận chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc năm 1979 ở cầu Khánh Khê, Lạng Sơn bị đục bỏ. Vậy thì bảo tàng lịch sử sẽ chứa đựng những gì? Và nó có to đẹp cách mấy cũng không thể che hết những điểm "Zero" hoành tráng của học sinh toàn quốc trong môn thi Lịch sử vừa qua.

Cái bảo tàng lịch sử này rồi sẽ thật sự đi vào lịch sử vì tính không chính đáng của nó. Bia miệng nhân dân là bảo tàng bền bỉ nhất loan truyền tội ác mà đảng cầm quyền đang thực hiện. Nếu biển dâu có xảy ra trên mảnh đất ngàn năm Thăng Long thì trên nền của cái bảo tàng ấy sẽ sót lại một viên đá có những giòng chữ ghi rằng: "Nơi đây vào năm 2012 một công trình xây dựng tai tiếng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành. Tuy nó đã hoàn toàn sụp đổ nhưng lịch sử vẫn thừa nhận chính công trình này đã đưa chế độ vào chỗ diệt vong."
-Con số biết khóc.
- Đừng để 11.000 tỷ đồng ngân sách trong… tủ kính (PLVN).

Chỉ cần dành phần lẻ của con số 11.000 tỷ đồng đầu tư cho việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn lịch sử, chắc chắn truyền thống cha ông sẽ thấm đẫm vào các thế hệ trẻ hơn nhiều so với việc để những di vật quá khứ nằm cô đơn trong tủ kính.
Khi ngay tại Hà Nội, người dân vẫn thức trắng đêm, giẫm đạp lên nhau để đăng ký cho con học trường công,  bệnh nhân vẫn phải nằm chung giường ở bệnh viện, thì đối với nhiều người, đề xuất dành hơn 11 nghìn tỷ đồng từ tiền thuế của dân để xây dựng thêm một bảo tàng thật lạc lõng.
Mới đây thôi, hình ảnh 460 em học sinh trường tiểu học Thành Sơn (xã Thành Sơn, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) phải quỳ gối trong ngày khai trường vì không có ghế để ngồi đã gây chấn động tấm lòng người Việt khắp mọi nơi. Thế nhưng, chỉ vài ngày sau, Bộ Xây Dựng đã ký tờ trình về việc thẩm định Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia với tổng số tiền lên đến hơn 11 nghìn tỷ đồng từ vốn ngân sách quốc gia.
Có thể nói, chưa có đất nước nào mà nhiều bảo tàng công như nước ta, hầu hết các tỉnh thành đều có bảo tàng riêng. Đương nhiên, thủ đô văn hiến thì phải giành luôn ngôi vị “quán quân” về số bảo tàng. Chúng ta đã có Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Mỹ Thuật.., rồi mỗi bộ, ban, ngành cũng đều có bảo tàng riêng.
Con số thống kê có khi phải lên đến hàng chục, hàng trăm. Không dừng lại, vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nhà nước lại đầu tư thêm 2.500 tỷ xây Bảo tàng Hà Nội. Số tiền bằng tổng thu nhập của một tỉnh nghèo trong cả thập kỷ, thế nhưng, đã qua 2 năm công trình vẫn gần như để trống, chưa nói mưa dột, xuống cấp trầm trọng và bị báo chí ví là “siêu lãng phí”.
Trước thực trạng như vậy, dư luận không thể hiểu nổi tại sao cơ quan chức năng vẫn tiếp tục đề xuất bỏ ra một số tiền lớn như vậy để xây dựng thêm một bảo tàng nữa tại thủ đô? Chỉ cần dành chút thời gian quan sát thì một người dân thường cũng có thể thấy gần như tất cả các bảo tàng hiện tại đều vắng lặng khách tham quan. Bảo tàng Hà Nội là một minh chứng điển hình.
Tòa nhà nghìn tỷ chỉ thực sự sôi động trong ngày đầu khánh thành, còn sau đó biến thành một nơi vắng lặng, lạnh lẽo, nằm lạc lõng bên con đường nhộn nhịn người qua lại. Các chuyên gia đều cho rằng, chúng ta còn chưa khai thác  hiệu quả đối với số “tài sản” hiện hữu; trình độ, công nghệ công tác bảo tàng vẫn tụt hậu, nhìn chung không hấp dẫn người dân và khách tham quan.
Cả nước hiện có hàng trăm bảo tàng, nhưng số lượng bảo tàng thu hút khách chỉ đếm trên đầu ngón tay: Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), Bảo tàng Chăm (Đà Nẵng), Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP.HCM)... thu hút được vài trăm lượt khách/ngày. Số còn lại chỉ đón khoảng vài chục lượt khách/ngày. Lượng khách chọn bảo tàng là nơi tham quan chỉ chiếm khoảng 30% tổng số du khách.
Đặc biệt, con số thống kê cho thấy, lượng khách đến thăm quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia  liên tục giảm, năm 2010 thậm chí chỉ có trên 100.000 người. Năm ngoái lượng khách thăm quan đã tăng trở lại lên 273.000 người. Tổng lượng khách thăm quan bảo tàng trong 5 năm mới cán mốc 1 triệu lượt. Con số này được cho là quá thấp so với một bảo tàng tấm cỡ quốc gia.
Trong thông điệp gửi tới nhân dân nhân dịp Tết Độc lập 2/9 năm nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nêu lên nhiều vấn đề để chúng ta cần thực tâm suy nghĩ:  “... Ngân sách nhà nước thì còn rất eo hẹp, nợ công tăng lên, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, hàng hóa tồn đọng nhiều, lạm phát đang ăn vào thu nhập của phần đông người lao động... Đó thật sự là những áp lực không nhỏ, không chỉ với bộ máy Đảng, Nhà nước mà với toàn xã hội...”
Lĩnh hội thông điệp của Chủ tịch nước, các cơ quan, ban, ngành cần biết nhìn thẳng vào sự thật để sử dụng ngân sách quốc gia một cách thực sự vì người dân – người nộp thuế, thực tâm thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí, tránh đầu tư dàn trãi, không hiểu quả và đầu tư xứng đáng hơn cho phúc lợi xã hội. Trong bối cảnh này, việc dành 11000 tỷ đồng để xây dựng bảo tàng cần được cân nhắc một cách hết sức kỹ càng.
Một bạn đọc đã bày tỏ quan điểm khi nghe tin  ngân sách nhà nước định bỏ  11.000 tỷ đồng để xây thêm một bảo tàng: “Hãy học Thái Lan, họ sẵn sàng từ bỏ danh hiệu nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới để giúp nông dân có thêm thu nhập. Với 11.000 tỉ đồng sẽ xoá đói giảm nghèo cho hàng chục ngàn hộ gia đình. Mỗi hộ nghèo chỉ cần 50 triệu đồng vốn là thoát nghèo rồi. Hãy ghép Bảo tàng Hà nội với Bảo tàng Lịch sử để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm đầu tư”.
Riêng đối với người viết, thiết nghĩ chỉ cần dành phần lẻ của con số này đầu tư cho việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn lịch sử, chắc chắn truyền thống cha ông sẽ thấm đẫm vào các thế hệ trẻ hơn nhiêu so với việc để những di vật quá khư nằm cô đơn trong tủ kính.
Trường Lưu

Bắt quả tang phó chủ tịch xã ăn tiền doanh nghiệp
(NLĐO)- Chiều 10-9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã tạm giữ hình sự ông Nguyễn Cảnh Năm, Phó Chủ tịch UBND xã Hương An (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác.
- Nước mắt dân oan (DLB). - Thời của những Nghịch lý (DLB). - Vụ tử vong sau khi rời trụ sở Công an phường: Mộ nạn nhân bị đào xới? (GDVN).
- Bán đất trái phép ở xã Bình Dương (Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc): Ngang ngược chưa từng thấy  (NNVN). - Xóa dự án “treo”, sức sống hồi sinh (TT). - 3 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép xây dựng (Infonet).
-
Chùm ảnh: Các vết rạn nứt, bong vữa tường ở tòa nhà 17T1 (Vinaconex)
Usilk City, "con cưng" của Sông Đà Thăng Long hoen gỉ, nằm đắp chiếu

Hà Nội: Dân hoảng hốt khi nước "bẩn" gấp 37 lần mức cho phép
"Hành động phản cảm trong quảng cáo Vim vi phạm Luật Quảng cáo 2012"
PV bị cản trở tác nghiệp tại Phúc Yên: "Ai cản trở, tôi đang nghỉ"

- Chống “hoà cả làng”  (NNVN).
- Bộ trưởng không nên… im lặng!? (DT).
- Gần 1.500 tỷ đồng một km cao tốc trên cao ở Hà Nội (VNE).
- Tạm dừng khai khoáng không thời hạn ở Mù Cang Chải (TN).  - Tang thương bao phủ bản nghèo (NĐT).  – Vụ sạt lở làm 18 người chết, 2 người bị thương ở Yên Bái: Mất đi những trụ cột gia đình (TP).
- Hai bệnh viện đầu tiên ở TP.HCM tăng giá viện phí (TN).Hà Nội:Cụ ông 87 tuổi bị vứt ra đường, sự chối bỏ tàn khốc tình máu mủ
- Sự thật những bệnh viện gắn “sao” (TP). - Người dân đang “oằn mình” cõng giá thuốc!(Petrotimes).
- Trên nửa tấn thịt gà thối chạy về Đồng Tháp  (NNVN).
- Lũ “thổi” vỡ đê, cả xã mênh mông nước ngập (DT). - Nghệ An thiệt hại quá nặng (NNVN).
- Tang thương La Pán Tẩn (NNVN).
- Gần 200 sư trụ trì bị một nữ quái lừa đảo (Infonet).Sự thật đằng sau sự phẫn nộ của game thủ Visual Novel
- Tử thần rình rập trong bát tiết canh và chuyện “chết vì ăn” (NĐT).
- TPHCM: Hố sâu “mọc” giữa đường, dân cảnh báo bằng… ghế đá (DT).
- Trộm chó hoành hành miền Tây- Bài 1: Những vùng quê vắng tiếng chó sủa (ND).
- Nghề “phu gậy sân gofl”: Nơi của sự rạch ròi chủ – tớ (NĐT).
- Voọc chà vá bất ngờ “thăm” sân phơi lúa (NLĐ).- Sự thật về xác ướp nàng công chúa 20 tuổi ở Ninh Hiệp (VTC). - Thu lợi hàng tỷ đồng từ cổ vật dưới lòng đại dương (DT). - Phong tỏa hiện trường nơi con tàu cổ chìm (TN). - Dân đổ xô săn cổ vật, con tàu đắm biến thành… công trường (Infonet).
- “Địa ngục” ở trần gian – Kỳ 6: Những cuộc chiến tàn khốc (TT).
- Trộm két sắt của ngân hàng (VNE).
- Đề xuất đi xe Túc Túc để hạn chế xe máy (Khampha).











Tổng số lượt xem trang