Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

DATC mua nợ để tái cơ cấu 72 doanh nghiệp

-Công ty cho thuê tài chính bế tắc trong xử lý nợ xấuĐứng đầu về tỷ lệ nợ xấu trong danh sách các tổ chức tín dụng, song việc thu hồi nợ của các công ty cho thuê tài chính không dễ dàng. Ông Đàm Đức Long, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính, đã có một số trao đổi xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các công ty cho thuê tài chính thuộc nhóm các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Hướng xử lý nợ xấu của các công ty này thời gian tới thế nào?

Hướng xử lý sắp tới là tiếp tục thu hồi tài sản bán, hoặc thu để cho thuê lại và dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp thiếu hụt. Khó khăn lớn nhất của các công ty cho thuê tài chính là việc thu hồi tài sản rất gian nan, do cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện.

Liên bộ Công an, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP về hướng dẫn thu hồi xử lý tài sản cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính. Tại sao việc thu hồi tài sản khi đến hạn trả nợ lại khó khăn?

Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật, tẩu tán tài sản, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu là các công ty cho thuê tài chính. Trường hợp doanh nghiệp không tẩu tán tài sản, thì lại trây lỳ, không giao tài sản, thậm chí dùng côn đồ để chiếm giữ tài sản trái phép. Một số trường hợp doanh nghiệp chấp nhận trao trả tài sản, nhưng tài sản đã cũ nát, nếu bán đi cũng không đủ để thu hồi nợ.

Tất cả các trường hợp trên, công ty cho thuê tài chính có thể đưa ra tòa, nhưng khi có kết luận của tòa, thì việc thi hành án để đòi nợ cũng rất khó khăn. Có tình trạng phi lý là, nhiều chủ doanh nghiệp không chịu trả nợ, trong khi vẫn đi xe xịn, kinh doanh có lãi, nhưng công ty cho thuê tài chính không thể thu hồi được nợ.

Theo ông, cần có những quy định nào để công ty cho thuê tài chính thuận lợi hơn trong thu hồi nợ?

NHNN đang dự thảo Nghị định về cho thuê tài chính và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Sau khi có Nghị định, nếu có thông tư liên bộ mới hướng dẫn Nghị định, thì ngoài những nội dung của Thông tư 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP đã có, cần bổ sung thêm hai nội dung.

Thứ nhất, các công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản mà doanh nghiệp thuê tài chính không trả tài sản, thì phải được coi là hành vi chiếm giữ tài sản trái phép và người chiếm giữ tài sản trái phép đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, cơ quan công an và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm phối hợp tạo điều kiện cho công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản. Chỉ có như vậy, công ty cho thuê tài chính mới thu hồi được nợ.

Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng trung và dài hạn phi ngân hàng phổ biến trên thế giới, được coi là phù hợp với Việt Nam (vì cho thuê không đòi hỏi thế chấp). Thế nhưng, mô hình này ở Việt Nam lại phát triển rất chật vật. Nguyên nhân chính do đâu, thưa ông?

Ngoài những khó khăn đã nêu ở trên, các công ty cho thuê tài chính còn gặp khó khăn về vốn để hoạt động. Các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam rất khó tự huy động vốn, mà chủ yếu nhờ vào nguồn vốn vay của ngân hàng “mẹ”. 

Hiện NHNN quy định rất chặt chẽ việc cho các công ty “con” vay. Vì vậy, NHNN đang nghiên cứu đặc điểm riêng biệt của cho thuê tài chính để có quy định phù hợp, để các ngân hàng mẹ có thể cung ứng vốn cho các công ty cho thuê tài chính, tạo điều kiện cho các công ty này phát triển.

Theo Thông tư 21/2012/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng được cho vay và đi vay lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối trong ngắn hạn và thời hạn cho vay tối đa dưới 1 năm. Điều này có gây khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính?

Trên thực tế, vốn của các công ty cho thuê tài chính rất nhỏ, trong khi hoạt động tín dụng của loại hình công ty này là trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên). Với quy định trên, các ngân hàng “mẹ” không thể cho các công ty cho thuê tài chính “con” vay để cho thuê tài chính được. Vì vậy, trong giai đoạn khó khăn này, tôi mong NHNN cho phép các công ty cho thuê tài chính được dừng thực hiện các quy định trên.

Một số công ty tài chính (như Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam - PVFC) đã có dự định chuyển thành ngân hàng thương mại. Với các công ty cho thuê tài chính, theo ông, sự chuyển hướng nào sẽ phù hợp để thoát khỏi chiếc áo chật hẹp hiện nay?

Theo Luật Các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính được phép hoạt động cho thuê tài chính nếu được NHNN cho phép. Vì vậy, các công ty cho thuê tài chính nếu được cơ cấu lại và nâng cấp thành các công ty tài chính thì sẽ rất tốt.

-DATC kêu khó khi ngân hàng đòi giá mua lại nợ quá cao
Theo lãnh đạo DATC, việc các ngân hàng thương mại đưa ra giá mua lại nợ quá cao khiến công ty không thể mua nợ và thực hiện giải cứu doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ chế thu hút nhà đầu tư mua nợ xấu (TN). - Công ty Mua bán nợ Việt Nam DATC: LOAY HOAY “BÀI TOÁN” NỢ XẤU, TÀI SẢN TỒN ĐỌNG (TTXVN).
- Công ty cho thuê tài chính bế tắc trong xử lý nợ xấu (VIR). - Sóng chưa lặng tại Sabeco (ĐTCK/VNE).

DATC mua nợ để tái cơ cấu 72 doanh nghiệp Tổng giá trị các khoản nợ đã mua theo sổ sách là hơn 6.256 tỷ đồng, gồm 44 doanh nghiệp đã hoàn thành và 28 doanh nghiệp đang triển khai.
Theo thông tin được Cục Tài chính doanh nghiệp đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về xử lý nợ xấu trong tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, từ năm 2007 đến 31/12/2011, công ty Mua bán nợ - Bộ Tài chính (DATC) đã mua nợ để tái cơ cấu cho 72 doanh nghiệp, gồm 44 doanh nghiệp đã hoàn thành và 28 doanh nghiệp đang triển khai.
Tổng giá trị các khoản nợ đã mua theo sổ sách là hơn 6.256 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là hơn 1.640,3 tỷ đồng (tỷ lệ mua nợ bình quân là 26,2%), thu hồi được 1.486,4 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi đạt 90,6%.

Các doanh nghiệp tái cơ cấu đã hoàn thành gồm 44 doanh nghiệp, giá trị các khoản nợ theo sổ sách kế toán là 4.010,4 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là 1.238,7 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp cổ phần là hơn 453,9 tỷ đồng). Trong đó, có 23 doanh nghiệp Nhà nước và 21 công ty cổ phần là những doanh nghiệp chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Từ năm 2007 - 2011, DATC đã xử lý tài chính giai đoạn 1 cho 44 doanh nghiệp tái cơ cấu thành công với số tiền là 2.290,2 tỷ đồng và dự kiến sẽ xử lý tiếp tài chính giai đoạn 2 cho một số doanh nghiệp này, đang còn khó khăn về tài chính với số tiền khoảng  402,35 tỷ đồng.
Với 28 doanh nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu, giá trị các khoản nợ theo kế toán là hơn 2.245,6 tỷ đồng (tỷ lệ mua nợ bình quân là 21%), đã thu hồi được hơn 202,6 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi đạt 43%.
DATC đã xử lý tài chính giai đoạn 1 cho 28 doanh nghiệp đang triển khai tái cơ cấu, với số tiền là hơn 88,1 tỷ đồng và dự kiến sẽ xử lý tiếp tài chính giai đoạn 2 cho một số doanh nghiệp trong nhóm này đang còn khó khăn về tài chính, với số tiền khoảng 1.747,6 tỷ đồng để hoàn thành việc tái cơ cấu.
Đánh giá chung, Cục Tài chính doanh nghiệp cho hay, DATC đã thực hiện tốt việc xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, các trường hợp nợ xấu DATC mua lại và xử lý có giá trị không lớn. DATC chưa được tham gia xử lý các trường hợp phức tạp. Bên cạnh đó, phần lớn các trường hợp mới chỉ xử lý về tài chính, việc tái cơ cấu hoạt động còn hạn chế.

Theo Khamph/Bộ Tài chính

DATC mua nợ để tái cơ cấu 72 doanh nghiệp

How Stimulating is China’s “Stimulus”?theDiplomat.com
Tiền đồng chỉ mất giá 1,5% so với USD trong 2012
Đó là nhận định của ông Đinh Đức Quang, Giám đốc kinh doanh tiền tệ Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam.

-Cần con số tin cậyĐại diện IMF nói về 'chênh lệch thống kê' trong hợp tác với VN.
--Hà Nội có 1.900 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm
9 tháng đầu năm trên địa bàn Hà Nội, ước có 11.480 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn trên 64.000 tỷ đồng.

Đức đã cấp hơn 1 tỷ euro cho các dự án ODA tại Việt Nam
Tính đến hết tháng 8/2012, Đức có 184 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 904 triệu USD.- Lãi suất huy động lại vượt trần (VNE).
- Cục tài chính doanh nghiệp: Chấm dứt các ưu đãi về tài chính, tín dụng đối với các DNNN (CafeF/TTVN).
- Tỷ giá tiếp tục ổn định trong những tháng cuối năm (ĐTCK). - Kinh tế cuối năm: Những tín hiệu khả quan (ĐĐK).
- Bài học kinh nghiệm quý báu sau thanh tra, kiểm toán (Petrotimes).
- Người thân của Chủ tịch Sacombank mua cổ phiếu “chui” (Petrotimes).
- Quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa: Dự kiến ra mắt trong năm 2012 (ĐTCK).
- Doanh nghiệp vẫn trầy trật khi qua “cửa” thuế quan (ĐTCK).
- Khác biệt của sóng vàng hiện tại (VnEco). - Phó Thống đốc: ‘Không có dấu hiệu sốt vàng’ (Infonet).
- Vốn cho bất động sản: Rót tiếp hay dừng? (VnEco). - Đất nền giá rẻ ồ ạt bung hàng (VnMedia). - Những dự án BĐS khách hàng có nguy cơ mất trắng tiền tỷ (VTC). - Đại gia bất động sản đua hút khách bình dân (VNE).
- Phải mạnh về biển, giàu từ biển (ĐĐK).
- Điểm mặt các dự án xi măng nợ khủng (VIR).
- Vừa ra mắt, thương hiệu thay thế Beeline tung ngay gói cước siêu rẻ (ĐV).
- Mỹ và Trung Quốc lại tiếp tục kiện nhau tại WTO (TTXVN).

- Hà Nội: CPI tháng 9 tăng tới 2,47% so với tháng 8 (VnEco).
- Thêm ngân hàng nâng lãi suất huy động lên 13% (VnEco).
- Sốt vàng: Dân xót ruột, nhà buôn ấm lòng (VEF).
- Chứng khoán bất ngờ lao dốc, nhiều cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo (DT).
- Toàn cảnh kinh tế 18-9-2012: “Kiến ăn cá”; - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 17-9-2012: Thấy gì trước bình minh? (VF).
- Hệ thống bán lẻ hàng Việt cần một chiến lược lâu dài (VOV).
- Tạm dừng xuất, nhập khẩu biên mậu tại cửa khẩu phụ Bát Xát và các lối mở biên giới (ND).- Bà Phạm Chi Lan: Chưa vì lợi ích người tiêu dùng (Tia Sáng). -


- Loay hoay với quả trứng (TN).
Lệch pha vốn huy động và cho vay
Nhiều ngân hàng thương mại đã hạ lãi suất tiền vay xuống 9%/năm đối với doanh nghiệp nhóm A nhưng họ vẫn dè dặt vay.

Ngân hàng ngoại lấn sâu vào thị trường Việt Nam
Các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đang đẩy mạnh chiến lược mở rộng thị phần, trong đó, tập trung mạnh ở phân khúc khách hàng cá nhân.

-  Nợ công, không thể coi nhẹ (ANTĐ).
--Mỗi năm một cú sốc: DN ô tô chán nản, mệt mỏi
Chính sách thay đổi quá nhiều, quá nhanh trong thời gian ngắn khiến thị trường ôtô trong 9 năm qua..
- Điện sóng biển bắt đầu lên ngôi cùng với điện mặt trời, điện gió!   –   (DLB).
Nắm được tài sản tăng bất thường mới “bắt” được tham nhũng
(Dân trí) - “Nguyên nhân khiến tham nhũng nghiêm trọng là do cơ chế phòng ngừa như kê khai tài sản chưa tốt. Làm được việc này mới kiểm soát được việc tăng tài sản bất thường của cán bộ, mới “bắt” được tham nhũng” - Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong ...
Tổng TTCP lý giải vì sao tham nhũng vẫn nghiêm trọngVietNamNet
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh::VNMedia
Trung Quốc muốn thâu tóm một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu
Bất chấp khủng hoảng nợ châu Âu, một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc dự kiến chi 15 tỷ USD thâu tóm một định chế tài chính khu vực này.
Insight: China builds its own military-industrial complex
HONG KONG (Reuters) - When China turned to Russia for supplies of advanced weapons through the 1990s, it kick-started Beijing's military build-up with an immediate boost in firepower.

“Bom nợ” đe dọa Trung Quốc
Trung Quốc khủng hoảng? Is China Losing It? (Newsweek 16-9-12)









Tổng số lượt xem trang