(Petrotimes) - Tân Hoa xã đưa tin ngày 18/9, Sở Công thương tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phê duyệt cho hai doanh nghiệp đăng ký thành lập tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”, kể từ khi nó được thành lập đến nay. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và bất chấp dư luận quốc tế của Trung Quốc.
Trung Quốc xây dựng cơ sở trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Hai công ty nói trên có tên là Công ty TNHH Công trình xây dựng Tam Sa Hải Nam và Công ty TNHH Đầu tư du lịch hàng hải Tam Sa.
Trước đó, ngày 13/7, Trung Quốc đã ngang nhiên cấp giấy phép kinh doanh cá thể trái phép cho 22 hộ ngư dân đang cư trú bất hợp pháp tại đảo Phú Lâm (phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đây là một trong các bước đi ráo riết mà Trung Quốc đang tiến hành nhằm hiện thực hóa cái gọi là "thành phố Tam Sa" thuộc tỉnh Hải Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và bãi Macclesfield (mà họ gọi là Trung Sa).
Trong động thái mới đây, nhằm thúc đẩy bao phủ hiệu quả mạng lưới thông tin tại các đảo và vùng biển thuộc cái gọi là "thành phố Tam Sa," Cục Quản lý Thông tin tỉnh Hải Nam đang tiến hành xây dựng dự thảo "Quy hoạch các hạng mục xây dựng mạng thông tin thành phố Tam Sa." Theo đó, tỉnh Hải Nam sẽ xây mới 51 trạm thông tin tại các đảo, 104 trạm trên các tàu và 8 tuyến cáp quang vượt biển.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển.
Linh Phương (Theo THX)
- Trung Quốc cho đăng ký doanh nghiệp trái phép ở cái gọi là “Thành phố Tam Sa” (Petrotimes).
Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại châu Á-TBD?
(Cách đánh)- Những tưởng vụ Scarborogh, biển Đông mà Trung Quốc làm cho dậy sóng tạm lắng xuống thì tranh chấp biển đảo ở Hoa Nam nổi lên quyết liệt giữa Nhật Bản-Hàn Quốc, Nhật Bản-Đài Loan là 3 đồng minh của Mỹ và nóng nhất là Nhật Bản-Trung Quốc. Điều gì đang xảy ra?
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nhiều người cho rằng với Trung Quốc, Mỹ giống như kẻ “thả gà ra để đuổi bắt”. Nghĩa là dung dưỡng cho Trung Quốc phát triển hơn 30 năm nay, giờ thấy Trung Quốc lớn mạnh mới hốt hoảng kiềm chế, đối phó…, rằng, đã quá muộn cho Mỹ khi phát hiện ra Trung Quốc có ý đồ truất ngôi bá chủ…Nhầm to đấy, chê Mỹ như vậy chẳng khác nào chê “gái... không biết vén váy”.
Mỹ trở lại châu Á-TBD là do Trung Quốc và các nước trong khu vực này “mời” Mỹ đến đấy chứ! Ai bảo tàu Cheonan bị chìm làm chi (té ra bị chìm là do chính mìn của Hàn Quốc); ai bảo Trung Quốc vào tháng 10/2011 định ăn tươi nuốt sống Nhật Bản trong vụ Nhật bắt gã thuyền trưởng vô danh tiểu tốt xâm phạm Senkaku làm chi…
Mỹ trở lại châu Á-TBD mới chỉ bằng tuyên bố, trong đó hùng hồn nhất là sẽ điều 60% lực lượng hải quân sang châu Á-TBD, đồng thời tiến hành một vài hoạt động cài thế, nhưng khu vực châu Á-TBD này đã nổi sóng.Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản? |
“Tội” nhất là Nhật Bản. Bỗng dưng, Nhật Bản phải lao vào vòng tranh chấp chủ quyền biển đảo gay gắt, quyết liệt với Nga, Trung Quốc và ngay cả 2 đồng minh là Hàn Quốc và Đài Loan, đặc biệt là Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc lại quyết liệt như vậy?Ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố mua lại 3 hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân, mà vốn trước đây là cho thuê. Việc quốc hữu hóa mấy hòn đảo bị Bắc Kinh gọi là phi pháp và không có hiệu lực, đồng thời đe dọa thi hành biện pháp tùy thuộc theo sự phát triển tình hình.Về phần mình, Chính phủ Nhật Bản cũng quan tâm khai thác chủ đề yêu nước, bởi rất cần phải xả van, hóa giải những dồn nén của công luận xã hội bắt nguồn từ những vấn đề chính trị trong nước.Đồng thời quan trọng nhất là đã đến lúc Nhật Bản được “cởi trói”, được tự mình tái vũ trang để chống lại “kẻ bắt nạt” (tất nhiên không phải là Hàn Quốc và Đài Loan) một cách “danh chính ngôn thuận”.Nhật Bản tái vũ trang, không phải là chuyện đùa cho bất cứ quốc gia nào ở châu Á, nhất là Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà vị Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản tuyên bố: “Cần giữ nhà máy điện hạt nhân để răn đe…”.Điều này ai cũng hiểu và không có một chút nghi ngờ về khả năng, công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân trong tầm tay của Nhật Bản. Nhật Bản muốn là có.Nhật Bản tái vũ trang, Trung Quốc phải cẩn thận, phải “suy nghĩ 2 lần”. Khu vực châu Á-TBD, Trung Quốc không thể muốn gì được nấy.Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?Trung Quốc đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để trục lợi, nhưng quá đà. Nếu không có những kẻ quá khích nhảy xổ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiêu khích. Nếu như không có hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc, xé cờ Nhật, chặn xe đại sứ quán… kích hoạt, hun nóng máu dân tộc Nhật thì Nhật Bản chưa có cơ hội để quốc hữu hóa.Đến đây, dư luận có một câu hỏi mà không đặt ra thì không hiểu được bản chất của một vấn đề, rằng, Mỹ ở đâu và có vai trò gì?Còn nhớ sự kiện ngày 16/3/2012 khi Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng vệ tinh vào ngày 12-16/4. Ngay lập tức Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan cũng tuyên bố sẽ đánh chặn nếu nó bay sang không phận.Không như các lần trước, lần này họ không chỉ nói suông. Nhật Bản từ ngày 6/4 đã triển khai xong hệ thống đánh chặn ở phía đông gồm rất nhiều bệ phóng. Hàn Quốc cũng thế, triển khai xong các hệ thống đánh chặn phía tây với một tinh thần “nếu tên lửa Triều Tiên xâm phạm không phận của họ dù chỉ 1cm sẽ tiêu diệt”.Còn Mỹ thì đem thi thố sử dụng trang bị cực kỳ hiện đại trong dò tìm phát hiện tên lửa như radar X-Band và chia sẻ thông tin cho Nhật, Hàn…Sự chuẩn bị của 3 nước này có vẻ rất chi là “hồ hởi”.Vệ tinh thì phóng không thành công, nhưng cái “của nợ” mà Mỹ, Nhật, Hàn và Đài Loan đã triển khai thì còn tồn tại hay không và nếu tồn tại thì để làm gì, với ai… chỉ có Trung Quốc mới trả lời được.Thế trận ở châu Á-TBD, Mỹ và đồng minh đã cài xong. Còn bây giờ? Đương nhiên Mỹ và đồng minh phải tăng cường lực. Nếu Trung Quốc cho rằng, Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng thì sẽ yếu đi, lúc đó Trung Quốc có quyền mơ ước. Có thể đúng, nhưng, Mỹ cũng có nhiều nước cờ hay để chơi với Trung Quốc.“Cởi trói” cho Nhật Bản để chia sẻ trách nhiệm cũng đủ kiềm chế Trung Quốc. Nhật Bản tái vũ trang chỉ là vấn đề thời gian.Té ra thế giới cũng lắm người tài. Trung Quốc rất giỏi lợi dụng thời cơ thì Mỹ, Nhật, Hàn cũng thế, nhưng họ trên Trung Quốc một bậc bởi họ không chỉ thụ động lợi dụng mà còn giỏi tạo ra thời cơ để lợi dụng.Trung Quốc sẽ làm gì khi về thế, Mỹ và đồng minh đã cài xong, về lực cũng đã được tăng cường, và, trong khi chính cái thế trận này Trung Quốc đang bị bao vây là chắc chắn?Xem ra ý tưởng dùng thuốc nổ cài vào tàu cá để tấn công hải quân Mỹ của ông tướng Hải quân Trung Quốc nào đó; dùng sức mạnh hải quân bắt nạt, đe dọa, lấn lướt các nước nhỏ để tranh dành vài hòn đảo không người trên biển… của các nhà chiến lược, học giả uyên thâm, những “đại trượng phu” của Trung Quốc sao quá tầm thường so với ý tưởng chiến lược của Mỹ và đồng minh trên khu vực châu Á-TBD.Chẳng lẽ có được mấy hòn đảo giữa biển, Trung Quốc mới trở thành cường quốc biển hay sao?Theo ông trung tướng Lưu Á Châu, tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: “Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả”.Và ông Lưu Á Châu phản bác: Vậy, Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?”Chưa dừng ở đó, ngày nay nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng Biển Đông là “sinh mạng của Trung Quốc” nữa cơ…thì quả là một sự ngụy biện cực đoan nguy hiểm.Nhìn diễn biến thời sự, nhiều người lo ngại cuộc chiến Trung – Nhật sẽ xảy ra. Xin đừng tốn giấy mực để bàn luận chuyện này. Không đời nào xảy ra.- Lê Ngọc Thống
- 11 tàu công vụ Trung Quốc đến Senkaku/Điếu Ngư (TN). - Trung Quốc dọa “gia tăng hành động” đối với Điếu Ngư/Senkaku (NLĐ). -Nhật Bản bắt đầu có hành động trả đũa Trung Quốc (VOV). - Căng thẳng tiếp diễn giữa Trung Quốc và Nhật Bản (TTXVN). - Dân biểu tình Trung Quốc có dấu hiệu mất kiểm soát bản thân (GDVN). - Lương Quang Liệt: Tất cả chỉ tại Nhật Bản! (GDVN). - Trung Quốc biểu tình chống Nhật: vừa thật vừa giả (SGTT).
- Mỹ hối thúc Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự (VOV).- Việt kiều Úc góp tay xây trường ở đảo Trường Sa Lớn (TT). - Cánh thư vượt trùng khơi và lời cảm ơn từ những người lính(GD&TĐ). - Bùi Hoàng Tám: Hình phạt nào cho hành vi “ăn đá” Trường Sa? (DT). -- Trung Quốc nhân rộng chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ” ở Đông hải (ĐV). - Biển Đông trở thành “cửa ải” đầu tiên của Tập Cận Bình sau tái xuất? (GDVN).
- Panetta thăm Trung Quốc giúp gì cho quan hệ Trung-Mỹ? (GDVN). - Mỹ muốn hóa giải dần những bất đồng với Trung Quốc (VOV).
- Chiến tranh sẽ nổ ra trên các vùng biển Đông Á? (SUNDAYSZAMAN/TVN). - Tân đại sứ Nhật tại Trung Quốc qua đời (ĐKN). - Trung Quốc cam kết bảo vệ 2.000 tàu cá ở Senkaku/Điếu Ngư (TN). - Trung Quốc xua 1.000 tàu cá đến đảo tranh chấp (TN). - Trung Quốc lo biểu tình chống Nhật vượt tầm kiểm soát (NLĐ).
- Ấn Độ lần đầu tiên đưa lực lượng thiết giáp tới biên giới Trung-Ấn (GDVN).10 vũ khí 'khủng' của Ấn Độ khiến Trung Quốc phải kiêng nể (kỳ 1)
--Liệu văn hóa có là định mệnh?
Đặng Ngữ
Daniel Patrick Moynihan, nghị sĩ và học giả hàng đầu đã quá cố của nước Mỹ, đã nói: “Thứ chân lý thủ cựu cốt lõi cho rằng chính văn hóa chứ không phải chính trị là yếu tố quyết định thành công của một xã hội. Còn chân lý tự do cốt lõi cho rằng chính trị có thể biến đổi một nền văn hóa và cứu vớt nó từ những hệ lụy của chính mình.”(1) Nhận định đã gần đến đích. Lịch sử của cuộc khảo sát đất tại Nhật Bản (khảo sát địa chính), theo nguồn gốc từ các nước phương Tây châu Âu cổ đại
Nguồn ảnh: city.ota.gunma.jp
Văn hóa rất quan trọng, quan trọng đến mức ghê gớm. Nhưng nó có thể thay đổi. Các nền văn hóa là những thực thể phức hợp. Trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, một thuộc tính nào đó tỏ ra nổi trội nhất và dường như không thể thay thế. Nhưng rồi chính trị và kinh tế dịch chuyển, tầm quan trọng của những thuộc tính đấy dần lu mờ và nhường chỗ cho những thuộc tính khác. Bất kỳ cuộc tranh cãi về văn hóa nào cũng phải cố gắng lý giải cho được những khái niệm thành công và cả thất bại này. Những lý giải hùng hồn to tát này dễ dẫn đến cảm giác như thể không có cách nào xoay chuyển mọi thứ theo chiều hướng khác, nhưng trên thực tế, những nhân tố thuộc kết cấu như vậy chỉ cho chúng ta biêt các khuynh hướng của một xã hội bị chi phối bởi những điều kiện đặc trưng tự nhiên. Đôi khi, những điều kiện đặc trưng tự nhiên ấy có thể bị đánh bại.
Truyền thống tản quyền trong chính trị Nhật Bản
Cải cách Taika -大化の改新 - Đại Hoá cải tân - Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, do Hiếu Đức Thiên Hoàng (孝徳天皇, Kōtoku-Tennō) ban hành năm 646.
Lệnh Tỏa Quốc - 鎖国 – Sakoku - Chính sách đối ngoại của Nhật Bản, theo đó không người nước ngoài nào được vào Nhật Bản và người Nhật được rời khỏi đất nước.
Chính sách bế quan tỏa cảng của Nhật Bản 鎖国 – Sakoku (1633-39) Nguồn ảnh: xtimeline.com |
Từ khoảng năm 1640 trở đi, sau khi đã tận diệt được Gia Tô Giáo trên đất nước, Mạc Phủ Đức Xuyên triệt để tỏa quốc, không cho người dân được xuất ngoại, người Nhật lập nghiệp ở nước ngoài không được trở về nước, kẻ vi phạm đều bị tử hình. Người Châu Âu lên đất Nhật mà không được sự cho phép của Mạc Phủ đều bị xử trảm mà không cần xét xử. Phật Giáo được coi như tôn giáo duy nhất. Nho học được coi như ngành học duy nhất. Các học thuyết Âu Châu đều bị đặt vào loại “dị học ngụy thuyết” nên cấm, triệt để không cho phổ biến, rất nhiều học giả nhiệt tình với trường phái Âu Châu vì thế mà phạm tội phải chết, hoặc bị cấm cố mà tự sát. Lệnh Mạc Phủ đưa ra như vậy nhưng khi áp dụng tại các địa phương có được như mong muốn hay không lại là một chuyện khác. Thời đại Mạc Phủ Đức Xuyên thì xã hội Nhật Bản nằm dưới sự thống trị của các Vũ Sĩ Đoàn ở các địa phương có tên gọi Vũ Gia Đại Danh (daimyo). Toàn nước Nhật có hơn 70 Vũ Gia Đại Danh như thế, quyền lực của chính quyền trung ương Mạc Phủ không thể kiểm soát hết được. Mặc dầu lệnh tỏa quốc chuyên chế độc tài như thế nhưng không được thực thi nghiêm túc ở các địa phương bởi truyền thống các “quốc gia” trong một quốc gia của Nhật Bản. Hơn nữa, giới thức giả Nhật Bản, vẫn tôn sùng Gia Tô Giáo và kỹ thuật của phương Tây, dưới sự bảo trợ của các Vũ Gia Đại Danh, họ khôn khéo tiếp tục lồng các khoa thiên văn, lịch toán, hàng hải, y học... vào trong khoa Hán văn mà dạy. Cho nên, các khoa học tân tiến của phương Tây vẫn tiếp tục phát huy, vận động hưng quốc bằng những luồng sóng ngầm rất mạnh, ngay giữa những ngày mà Mạc Phủ chủ trương tỏa quốc khắc khe. Về cuộc vận động ngầm này, chúng ta sẽ có dịp quay trở lại trong một bài viết khác.
...Lịch sử không quan tâm đến những lời giải thích, quan trọng là những điều đã được làm và kết qủa-hậu qủa của những việc làm đấy. Dù sao mặc lòng, việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao cả Trung Quốc và Việt Nam đều không thể duy tân tự cường để trở nên hùng mạnh, trong khi Nhật Bản lại băng băng tiến về phía trước là một điều nên làm. Vấn đề này đã được tranh luận trong cả thế kỷ vừa qua mà vẫn chưa có câu trả lời nào chính xác cả. Phần lớn những lời lý giải nằm trong cấu trúc của chính đất nước và con người Nhật Bản. Địa hình Nhật Bản bị chia cắt bởi những dãy núi cao và bờ biển. Chính cái địa thế này tạo ra nhiều ranh giới tự nhiên và khuyến khích việc hình thành các cộng đồng chính trị với quy mô đa dạng. Cổ thời, đơn vị hành chính cơ bản của Nhật Bản là kuni, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Quốc, nhưng thực tế chỉ là những khu vực nhỏ trong một quốc gia chính thức. Mỗi kuni là một căn cứ địa của một sứ quân nào đó mà về sau này phát triển lên thành các Vũ Gia Đại Danh (Daimyo) vào thời Mạc Phủ Thời Đại. Cái đặc điểm kuni trong một quốc gia chính thức được xem như một đặc điểm riêng có của Nhật Bản.Chính cái đặc điểm rất riêng này, khiến cho Nhật Bản từ xưa đến nay, dù dưới bất cứ hình thức cai trị nào, xét về bản chất: Nhật Bản luôn có truyền thống tản quyền chính trị. Nói chính xác hơn, quyền lực chính trị được phân chia giữa các chính quyền địa phương (kuni-daimyo) và chính quyền trung ương (Bakufu-Tenno). Nhờ các lãnh chúa của Nhật Bản nắm trong tay nền tảng độc lập ở các địa phương, họ có vai trò như một vật cản hữu hiệu chống lại sự chuyên chế của hoàng gia. Sự đa dạng này đồng nghĩa với việc xuất hiện tình trạnh cạnh tranh liên miên giữa các luồng tư tưởng, cư dân, nghệ thuật, thương mại và vũ khí. Những cư dân bị đối xử tệ bạc hoặc phải chịu cảnh yếm thế ở một nơi này có thể thoát thân sang nơi khác để phát triển. Các hình mẫu địa phương thành công được sao chép. Các địa phương thất bại sẽ suy vong. Theo thời gian, sự cạnh tranh này khiến Nhật Bản trở nên thành thạo hơn ai hết trong lĩnh vực thương mại và chiến tranhh. Có thể kết luận rằng, có một liên quan không thể tách rời giữa "mô hình tản quyền chính trị-tự do tư tưởng-sự phồn thịnh của các quốc gia". Nói thêm, truyền thống tản quyền chính trị này làm cho phần lớn quyền hành không tập trung trong tay chính quyền trung ương. Các thủ lĩnh địa phương có những quyền hạn nhất định để tổ chức cuộc sống và xã hội riêng theo cách của mình. Những địa phương được xem như các thực thể chính trị có diện tích và dân số ở mức thỏa đán để có thể tự quản lý và phát triển được. Như thế, nhìn bề ngoài thì các Vũ Gia Đại Danh dưới thời Mạc Phủ Đức Xuyên có vẻ vẫn còn xung đột như dưới thời Chiến Quốc Thời Đại (thời kỳ trước khi thiết lập chế độ Mạc Phủ) nhưng trên thực tế thì một số nguyên nhân xung đột tự nhiên mà được hóa giải. Truyền thống tản quyền chính trị này làm cho chính quyền trung ương Mạc Phủ không cai trị trực tiếp mà chỉ đảm nhiệm các sứ mạng chung như quốc phòng, ngoại giao, tiền tệ mà thôi. Những điều kiện này chưa bao giờ xuất hiện tại các xã hội tập quyền cao độ như Trung Quốc và Việt Nam, nơi hoàng đế và chính quyền trung ương có quyền năng bao trùm trời đất. Chúng ta sẽ bàn thảo về mối quan hệ không thể tách rời của bộ ba “mô hình tản quyền chính trị-tự do tư tưởng-sự phồn thịnh của các quốc gia” trong bài viết tiếp theo khi lược khảo về thời kỳ Đông Chu của Trung Hoa, văn minh Hy Lạp-La Mã kết thúc như thế nào, Châu Âu Phục Hưng, biệt lệ Mỹ... Sài Gòn, 16/09/2012Tham khảo:1. Fareed Zakaria, Thế giới hậu Mỹ
2. Châm Vũ Nguyễn Văn Tần, Nhật Bản sử lược
3. Ishi Da Kazu Yoshi. Nhật Bản tư tưởng sử. Bản dịch của Châm Vũ Nguyễn Văn Tần.
4. Will Durant, Lịch sử văn minh thế giới. Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê.
DCVOnline chú thích và minh họa.
(1) “The central conservative truth is that it is culture, not politics, that determines the success of a society. The central liberal truth is that politics can change a culture and save it from itself.” Daniel Patrick Moynihan.
--Liệu văn hóa có là định mệnh?
- Bạc Liêu: Trang bị 50 máy tính bảng cho HĐND tỉnh (NNVN).
- Cựu giám đốc ngân hàng bị khởi tố (VNE). - Trưởng chi cục thuế buôn heroin (VNE).
- Gia đình của 1 người Mỹ vừa chết tại Việt Nam muốn được giải thích (VOA).
- Lãnh Đạo Mới của Cộng sản Trung Quốc Có Khi Lại là Một Nhà Cải Cách (ĐKN). . - Các Tuyên bố Thoái Đảng, Ngày 6 tháng Chín(ĐKN).
- Trung Quốc: Xét xử cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân (SGGP).- Kết thúc phiên xử kín Vương Lập Quân (TN). - Vương Lập Quân “không phản đối” các cáo buộc tại tòa (DT). - Vương Lập Quân sẽ được giảm nhẹ hình phạt (VOV). - Vương Lập Quân cũng nhận án tử hình ‘treo’ như bà Cốc Khai Lai? (ĐV).
(Dân trí) - Cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, người từng bay tới lãnh sự quán Mỹ, gây ra vụ bê bối chính trị lớn nhất trong nhiều năm qua ở Trung Quốc, ra hầu tòa vào ngày hôm nay, sau khi đã có ngày điều trần bí mật vào hôm qua.
Vương Lập Quân đang được xét xử bí mậtZing News
Vụ Bạc Hy Lai: Trung Quốc xử kín giám đốc công anNgười Việt
Diễn biến vụ Bạc Hy LaiVOA Tiếng Việt
- Miến Điện phóng thích thêm tù chính trị (BBC). - Miến Điện ân xá 500 tù nhân (VOA).