Hội Nhà báo Không Biên giới nói rằng Việt Nam đang gia tăng đàn áp các nhà báo và những người viết blog bằng cách theo dõi, giam tù, và sách nhiễu thân nhân các nhà cầm bút để ngăn chặn, cấm đoán các bài tường trình, bình luận, bài viết mang tính phê bình, chỉ trích.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả ở New York hôm nay nói rằng tự do báo chí ở Việt Nam “đang xuống cấp nghiêm trọng,” giữa lúc các nhà lãnh đạo Cộng sản của nước này chật vật đối phó với tình hình kinh tế trì trệ, ngân hàng khủng hoảng, và công chúng càng ngày càng bất mãn về nạn tham nhũng.
Hội Nhà báo Không Biên giới ở Paris cũng lên án điều họ gọi là “sự đàn áp đang gia tăng và sự kết tội các nhà báo và trên hết là những người viết blog”.
Trong bản phúc trình công bố hôm thứ Ba, hội này nói rằng chúng tôi “bất mãn đối với phương pháp áp bức hai mặt, bao gồm sự trả thù nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến cộng với sự sách nhiễu và đe dọa bạo lực đối với các thân nhân và những người ủng hộ các nhà cầm bút”.
Ông Shawn Crispin, đại diện của Ủy ban Bảo vệ Ký giả ở Ðông Nam Á, nói với hãng thông tấn AFP rằng tăng trưởng kinh tế chậm và đấu đá chính trị trong nội bộ đang làm tăng thêm hành động đàn áp các nhá báo và những người phê bình trên mạng Internet.
Ông Crispin nhận định rằng “giới hữu trách rõ ràng xem các nhà báo và các bloggers độc lập là một mối đe dọa đến sự ổn định."
Phúc trình của Ủy ban Báo vệ Ký gia nói rằng Việt Nam “tiếp tục nằm trong nhóm các quốc gia kiểm soát truyền thông báo chí gắt gao và hà khắc nhất trên toàn châu Á”.
Tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho những ai chịu trách nhiệm ba trang blog “phỉ báng” nói về một đường dây tham nhũng mới đây trong giới lãnh đạo cao cần phải bị “trừng trị nghiêm khắc.”
Nguồn: AFP, RWB
'Tự do báo chí đang xuống cấp tại Việt Nam'
www.voatiengviet.com
Vietnam press freedom deteriorating: Watchdogs
HANOI (AFP) - Vietnam has intensified its repression of journalists and bloggers, using surveillance, imprisonment and the harassment of family members to muzzle critical reporting, media watchdogs said.
Press freedom is "deteriorating sharply" as the country's communist rulers struggle with a moribund economy, a banking crisis, and rising public anger over corruption, the Committee to Protect Journalists (CJP) said on Wednesday.
Reporters Without Borders has also condemned the "growing crackdown and the continuing convictions of journalists and, above all, bloggers".
"We deplore the two-fold method of coercion consisting of reprisals against dissidents themselves together with surreptitious harassment and violent intimidation of their relatives and supporters," the group said in a report on Tuesday.
Nỗi sợ làm báo ở Việt Nam
BBC — thứ tư, 19 tháng 9, 2012
Công an ngăn người chụp ảnh trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội
Tổ chức đặt trụ sở ở New York nói “với ít nhất 14 phóng viên đằng sau song sắt, Việt Nam là nước cầm tù báo chí tệ thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc”.
Tác giả báo cáo, Shawn W. Crispin, nói ông đã phỏng vấn 32 blogger, nhà báo, biên tập viên cả trong và ngoài Việt Nam.
Các cuộc phỏng vấn “cho thấy chính phủ ông [Nguyễn Tấn] Dũng đã gia tăng đàn áp”.
Tác giả cho biết văn phòng Thủ tướng Việt Nam “không hồi âm lá thư của CPJ xin đề nghị bình luận về bản báo cáo này”.
Giam cầm blogger
Báo cáo mở đầu bằng câu chuyện về blogger Nguyễn Văn Hải, được biết đến qua bút danh Điếu Cày, bị bắt hồi năm 2008. Ông Điếu Cày đã tham gia và tường thuật về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2007.
Theo CPJ, con trai ông, Nguyễn Trí Dũng, kể công an Việt Nam nói rằng “nếu họ không kịp bắt bố tôi, nó sẽ làm Trung Quốc thất vọng và sẽ gây chiến, rồi đất nước sẽ còn mất lãnh thổ. Rõ ràng chuyện đó không đúng.”
Ông Điếu Cày đã bị xử 30 tháng tù giam vì ‘tội trốn thuế’ và đến ngày 19/10/2010 thì mãn hạn nhưng tiếp tục bị giam cho đến tận bây giờ.
Phiên tòa xử ba blogger, Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần đã ba lần đình hoãn và theo tin mới nhất, có thể diễn ra vào ngày 24/9.
Báo cáo của CPJ cho rằng sự kiểm soát truyền thông ở Việt Nam thuộc trong số “nghiêm ngặt và thô bạo nhất châu Á”.
Họ ghi nhận tất cả các ấn phẩm tin tức ở Việt Nam đều thuộc sở hữu và kiểm soát của chính phủ.
“Có chừng 80 tờ báo phát hành, trong đó hơn chục tờ có tầm cỡ toàn quốc…Các ấn phẩm thường có liên hệ với những tổ chức hoặc cơ quan gắn kết với Đảng Cộng sản, trong khi tin tức và bình luận thường bị bóp méo để phục vụ các phe phái, hoặc công kích các đối thủ trong đảng, đặc biệt trong thời gian sắp diễn ra Đại hội Đảng năm năm một lần.”
Blogger Điếu Cày bị bắt năm 2008
Một nữ phóng viên tin rằng cô bị cho vào danh sách hồi năm 2009 sau khi bị công an tạm giữ và thẩm vấn vì viết blog về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Cô nói kể từ đó, chính phủ thường xuyên từ chối các đề nghị phỏng vấn và cấm cô tham dự các hội nghị quốc tế.
‘Bốn điện thoại di động’
Theo một số người biên tập và phóng viên, các chủ đề bị cấm bao gồm hoạt động của bất đồng chính kiến, tham nhũng cấp cao, chia rẽ trong Đảng Cộng sản, các vấn đề nhân quyền, thái độ hoặc biểu tình chống Trung Quốc, chia rẽ hai miền Nam – Bắc, vân vân. Gần đây khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, danh sách cấm lại bao gồm việc phê phán điều hành kinh tế của chính phủ, tranh chấp đất đai, và các hoạt động kinh doanh của con gái Thủ tướng.
CPJ dẫn lời một nhà báo của tờ Tuổi Trẻ ở TP. HCM cho hay Ban Tuyên giáo Trung ương mới đây gọi điện cho tòa soạn yêu cầu ngừng loạt bài đặt câu hỏi vì sao thuế thu nhập ở Việt Nam cao hơn những nước láng giềng. Tòa soạn buộc phải ngừng giữa chừng mặc dù đã chuẩn bị sẵn nhiều bài viết.
“Buổi sáng, anh bắt đầu làm câu chuyện, đến trưa, người ta bảo dừng lại,” phóng viên giấu tên này kể.
Các phóng viên nói với CPJ rằng chính quyền vẫn theo dõi sự đi lại, trò chuyện qua điện thoại và hoạt động trên mạng của họ.
Một nhà báo cho hay ông có tới bốn điện thoại di động, trong đó ba là đăng ký theo tên người khác, để tránh bị nghe lén, đặc biệt khi nói chuyện với sứ quán nước ngoài và giới đối kháng.
Nhiều phóng viên báo nhà nước, nói chuyện với CPJ, cho biết họ đã từng duy trì blog cá nhân, để đăng những bài mà tòa soạn kiểm duyệt, hoặc phê phán cách tường thuật bị bóp méo của chính báo nhà. Nhưng khi chính quyền gia tăng theo dõi blog, nhiều người nói đã đóng blog vì sức ép chính quyền hoặc vì lo ngại bị đuổi việc.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, khi còn là Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên, cho biết ông bị buộc đóng blog vì sức ép chính quyền sau khi đăng nhiều chủ đề nhạy cảm, gồm cái mà ông gọi là “thất bại của hệ thống chính trị”.
Sau khi về hưu, ông Chênh mở lại blog và nay thường xuyên đăng các chủ đề không được báo chính thống đụng đến.
“Khi còn là nhà báo, có nhiều điều tôi muốn viết và đăng nhưng không được.”
“[Là một blogger], tôi viết về những điều tôi thấy và bày tỏ ý kiến của mình,” ông Chênh nói ông chưa bị quấy nhiễu vì viết blog và yêu cầu CPJ nêu rõ tên ông trong bản báo cáo.
‘Uống cà phê’
Các phóng viên nước ngoài thường trú ở Việt Nam đối diện những hạn chế kiểu khác. Công an theo dõi họ bằng những buổi “uống cà phê” với trợ lý người Việt của họ.
Trong một buổi cà phê, công an hỏi trợ lý của một tờ báo phương Tây là tại sao phóng viên tờ này gặp một nhà báo người Việt – cô này nói chuyện này chứng tỏ công an chìm theo dõi kỹ sự đi lại của phóng viên quốc tế.
Một trợ lý khác của một hãng tin quốc tế nói ông có thể biết cuộc điện đàm nào ở tòa soạn bị nghe lén thông qua các câu hỏi của an ninh khi “uống cà phê” hàng tuần.
Các phóng viên nước ngoài phải xin phép Bộ Ngoại giao khi muốn tường thuật bên ngoài thủ đô Hà Nội. Những người nói chuyện với CPJ than rằng đơn xin thường mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, và khi nhận được giấy phép thì tin đã nguội mất.
Chính sách mâu thuẫn
Theo CPJ, mặc dù tồn tại những đe dọa công khai như thế, một số nhà quan sát nhìn thấy sự mâu thuẫn trong chính sách truyền thông.
Nhà nghiên cứu Geoffrey Cain nói tự do báo chí đã đi xuống từ năm 2006, sau khi hai phóng viên của Tuổi Trẻ và Thanh Niên điều tra và rồi bị tù giam vì vụ PMU-18.
Nhưng ông Cain tin rằng Đảng gần đây cho phép tự do hơn để tường thuật về tham nhũng cấp thấp, mà ông gọi là “kiểm duyệt nửa vời cố ý”, để kỷ luật giới chức và công an cấp tỉnh.
Các phóng viên trong nước tin rằng đấu đá nội bộ trong Đảng cũng khiến các quyết định về báo chí trở nên khó dứt khoát.
“Dường như ngày càng ít liên hệ giữa các chủ đề tường thuật, hàm biên tập và khả năng phóng viên gặp rắc rối. Đảng dùng sự bất an này để kiểm soát họ,” ông Cain nhận xét.
Dường như sự mâu thuẫn này cũng có trong việc kiểm duyệt mạng. Giống như các tờ báo lớn, ba nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) chính thuộc kiểm soát của các phe nhóm khác nhau trong Đảng Cộng sản. Các blogger cho hay mặc dù một số trang web bị một ISP chặn, nhưng lại truy cập được nếu dùng dịch vụ khác – có vẻ phản ánh mâu thuẫn nội bộ.
Một trợ lý của tờ báo phương Tây ghi nhận hồi tháng Sáu khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trang web Quốc hội bị một ISP trong nước chặn, nhưng có thể truy cập ở hai ISP khác.
Những tín hiệu mâu thuẫn này duy trì văn hóa sợ hãi trong giới phóng viên.
“Thật khó đoán vì ngay cả Đảng Cộng sản hình như cũng không biết họ đang làm gì,” một phóng viên báo Pháp Luật nói với CPJ tại Hà Nội.
“Chúng tôi không biết làm sao bảo vệ mình. Nỗi sợ lớn ngăn không cho chúng tôi lên tiếng…Ngay cả lúc này, tôi không biết có bị nghe lén không,” người này kể.
*****
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120919_viet_media_censorship.shtml
-Công an gia tăng sách nhiễu đe doạ bloggers và thân nhân
RFA 2012-09-19
Sau vụ năm người đi cúng thất tuần mẹ nhà báo tự do Tạ Phong Tần, bị vu cáo gây tai nạn và bị đánh ở Bạc Liêu hôm Chúa Nhật, thì đến tối qua, thứ Ba, con trai nhà truyền đạo Tin Lành Phan Ngọc Tuấn bị chém đứt chân, và sáng nay kỹ sư Đỗ Nam Hải bị bắt trong lúc blogger Uỵên Vũ bị công an đến nhà xét hộ khẩu.
-Gây quỹ trùng tu mộ phần thuyền nhân RFA 2012-09-18
Đêm Chủ Nhật 16 tháng 9 vừa rồi, Văn Khố Thuyền Nhân VN với sự hỗ trợ của Cộng đồng VN vùng Thủ đô Washington, Maryland và Virginia cùng một số bằng hữu đã tổ chức cuộc gây quỹ trùng tu mộ phần thuyền nhân VN tại vùng ĐNÁ, quy tụ gần 400 quan khách.
- Chị Phạm Thanh Nghiên ra tù – (DLB). – Phỏng vấn Phạm Thanh Nghiên: Chị em Phạm Thanh Nghiên ‘ôm nhau khóc’(BBC). – Phạm Thanh Nghiên – Biển vẫn còn réo gọi – (DLB).
-Phạm Thanh Nghiên phê phán đời sống trong tù - Phạm Thanh Nghiên phê phán đời sống trong tù (BBC).
-“Phạm Văn Trội kể chuyện đấu tranh trong tù”Người Việt. anhbasam: Về phía người phỏng vấn, phóng viên báo Người Việt đã thiếu sự tôn trọng đối với người được hỏi, qua những câu hỏi trống không, không có đại từ nhân xưng - Dự luật nhân quyền không thể làm vẩn đục sự thật chân chính (VOV). -- Công an sách nhiễu những người dự lễ thất tuần bà Đặng Thị Kim Liêng (RFA). – Sau hơn 9 giờ quan sát công an ở Bạc Liêu (Chuacuuthe). – Về chuyện “giáo dục” chị Phương Bích: Giáo dục kiểu gì đây? – (DLB).- Buổi học đầu tiên của Phương Bích: Ước chi nước mình đừng văn minh, mà cứ thối nát như nước Anh năm 30 – (Phương Bích).
- Về việc Nguyễn Chí Đức ra khỏi đảng: Binh Nhì – Mừng anh trở về với nhân dân (Dân Luận).
-Việt Nam khởi tố ‘Bầu Kiên’ thêm 2 tội danh, bắt 2 đồng phạm voa
- Cô dâu Việt bị ngược đãi ở Trung Quốc khẩn thiết kêu cứu (ANTG).
- Chuyện cùng ông Tổng – (DLB).
-
Lê Diễn Đức - Câu hỏi về sự khả tín của những con nguời khởi xướng/lãnh đạo phong trào Con Đường Việt Nam [*]
Những thông tin trên đây và sự tham gia tiếp tục của Nguyễn Xuân Ngãi đặt ra nhiêu dấu hỏi cho "CĐVN" được phát động hiện nay, về sự khả tín của những con nguời khởi xướng/lãnh đạo và tính chất chính trị-xã hội của nó.- blog Lê Diễn Đức
Được biết, chủ trang web Dân Luận, ông Nguyễn Công Huân, hiện sống ở Đan Mạch, làm Trưởng ban điều Hành "Con đường Việt Nam" (CĐVN) do Lê Thăng Long khởi xướng.
Ngày 12/9 có bài "Tờ rơi quảng bá cuộc thi viết "Quyền Con Người và Tôi" được phân phát ở thành phố Hồ Chí Minh" trên Dân Luận, tôi đọc thấy CĐVN có sự tham gia của Nguyễn Xuân Ngãi ở Hoa Kỳ, buộc lòng tôi phải viết vài lời.
Năm 2005 cụ Hoàng Minh Chính (1920- 2008) qua Mỹ chữa bệnh theo lời mời của Nguyễn Xuân Ngãi và Nguyễn Sĩ Bình. Tháng 1/2006 cụ Hoàng Minh Chính đã quyết định cho phục hoạt Đảng Dân Chủ (1944 -1988) mà cụ đã từng làm Tổng thư ký, một đảng tồn tại hợp pháp song song với ĐCSVN nhưng mang tính hàng mã, bị ĐCSVN giải tán từ năm 1988. Đảng Dân Chủ phục hoạt với tên mới là "Đảng Dân Chủ Thế Kỷ 21"(ĐDC TK21).
Lúc bấy giờ, một người thân tín với cụ Hoàng Minh Chính, gợi ý đề nghị tôi làm đại diện cho ĐDC TK21 ở nước ngoài, nhưng tôi từ chối, với lý do, là người cầm bút, tôi không muốn có chân trong bất kỳ tổ chức chính trị nào để giữ tiếng nói độc lập và khách quan về nhãn quan chính trị.
Tháng 8/2006, hàng ngàn người đủ mọi thành phần xã hội trong và ngoài nước ký tên ủng hộ Tuyên ngôn dân chủ của một phong trào quy tụ lúc ra đời 118 thành viên, được xem như là tuyên ngôn của phong trào dân chủ trong nước, mang tên Tuyên ngôn Dân chủ của phong trào 8406.
Lúc ấy, dư luận bị đưa vào tình trạng bối rối, khó hiểu, vì một bên là các nhà tranh đấu dân chủ trong nước như Linh mục Nguyễn Văn Lý, ông Trần Khuê, Đỗ Nam Hải... ; một bên khác là các ông Nguyễn Xuân Ngãi, Nguyễn Sĩ Bình - đều lên tiếng nhìn nhận Tuyên Ngôn Dân Chủ như là tác phẩm của mình. Ông Bình và ông Ngãi còn lập lờ đánh lận con đen, lập trang web mang tên "Tuyên ngôn Dân Chủ", họp báo, như muốn làm cho dư luận thấy Tuyên Ngôn Dân chủ là của ĐDC TK21 mà các ông ấy làm đại diện ở nước ngoài, sau khi đã giải tán đảng "Nhân dân Hành động" của họ trước đó.
Lúc đó tôi đã viết bài "Tranh nhau chiếc bánh 'Nhà Dân Chủ Lớn'", phê phán tình trạng này, bởi vì sự tranh giành công trạng ngay lúc phong trào vừa ra đời, dân chủ thì chưa thấy đâu, đã gây ra nghi kỵ, làm giảm giá trị, nếu không nói là phá hoại Tuyên ngôn Dân chủ nói riêng và sức mạnh đoàn kết của Phong trào 8406 nói chung. Nhiều người tuy đã ký tên ủng hộ, trong đó có tôi, đã không còn tham gia tiếp tục nữa vì mất lòng tin.
"Con đường Việt Nam" thực ra được xuất bản tại Mỹ từ lâu với tên tác giả Nguyễn Sĩ Bình được xem như cuơng lĩnh hành động của ông Ngãi và ông Bình, cạnh tranh với những tổ chức chính trị khác có tiếng ở hải ngoại như Việt Tân. Cả hai ông Ngãi và ông Bình trong thập niên 90 đã một số lần về Việt Nam.
Được biết, các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức đều là những thành viên của ĐDC TK21, từng gặp gỡ Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi ở Mỹ, Thái Lan và tất cả đều đã bị bắt và đang ngồi tù, riêng Lê Thăng Long, bạn của Trần Huỳnh Duy Thức, được trả tự do trước thời hạn vì nhận tội và xin được nhà cầm quyền CSVN khoan hồng.
Những thông tin trên đây và sự tham gia tiếp tục của Nguyễn Xuân Ngãi đặt ra nhiêu dấu hỏi cho "CĐVN" được phát động hiện nay, về sự khả tín của những con nguời khởi xướng/lãnh đạo và tính chất chính trị-xã hội của nó.
-------------------------- ---
Ảnh: Ảnh minh hoạ cho bài viết "Tranh nhau chiếc bánh "Nhà dân Chủ Lớn" của tôi trên Đàn Chim Việt gây nhiều tranh cãi hồi tháng 8/2006.
* * *
Lời minh định của Phong Trào Con Đường Việt Nam
Nhân ý kiến của ký giả Lê Diễn Đức trên trang facebook cá nhân của ông, tôi xin thay mặt Ban Quản Trị phong trào có một số lời minh định như sau:
Thứ nhất, vấn đề Tuyên Ngôn Dân Chủ của Đảng Dân Chủ Thế Kỷ 21 (DCTK21) do ai viết, mối quan hệ giữa các đảng viên Đảng DCTK21 như thế nào v.v... là vấn đề nội bộ của Đảng DCTK21. Con Đường Việt Nam không có nghĩa vụ phải giải thích hay bàn bạc về chuyện này. Ở đây tôi sẽ chỉ minh định vấn đề thứ hai, tức là mối quan hệ giữa Đảng DCTK21 và phong trào Con Đường Việt Nam.
Tôi có thể xác nhận rằng ông Nguyễn Xuân Ngãi và ông Hồ Văn Khởi là hai thành viên Ban Quản Trị hiện hành của phong trào, và đồng thời cũng là đảng viên Đảng DCTK21. Ông Lê Công Định, một trong những người khởi xướng phong trào, trước khi bị bắt là Tổng thư ký của Đảng DCTK21. Ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Thăng Long chưa từng là đảng viên của Đảng DCTK21, tuy nhiên ông Thức đã từng cùng ông Định gặp gỡ ông Nguyễn Sỹ Bình ở Thái Lan để trao đổi về cuốn sách Con Đường Việt Nam. Sau khi ông Thức, ông Định và ông Long bị bắt tại Việt Nam ngày 24 tháng 5 năm 2009, ông Nguyễn Sỹ Bình đã xuất bản cuốn sách Con Đường Việt Nam và đăng tải tại đây:http://conduongvietnam.wordpress.com. Độc giả có thể tìm đọc cuốn sách này để thấy rằng ngoài tựa đề "Con Đường Việt Nam", cuốn sách có rất ít điểm tương đồng với mục tiêu của phong trào "Con Đường Việt Nam" là "làm cho Quyền Con Người được tôn trọng và được bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam để người dân có thể tự tin sử dụng đầy đủ mọi quyền pháp định của bản thân để làm chủ đất nước và làm chủ cuộc sống của mình".
Hiện tại phong trào Con Đường Việt Nam có một Ban Quản Trị có vai trò lãnh đạo phong trào và Ban Điều Hành để điều phối các hoạt động của phong trào. Các quyết định do Ban Quản Trị đưa ra dựa trên cơ sở bỏ phiếu quá bán. Ông Nguyễn Xuân Ngãi và ông Hồ Văn Khởi chiếm 2 phiếu trong tổng số 11 phiếu của Ban Quản Trị (tham khảo danh sách BQT ở đây). Điều này có nghĩa là không thể nói Đảng DCTK21 có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với phong trào, dù rằng trong BQT có đảng viên của Đảng DCTK21 tham gia.
Thứ hai, tôi xin nhấn mạnh rằng, mọi quyết định của Ban Quản Trị cũng vẫn phải tuân thủ tôn chỉ của phong trào Con Đường Việt Nam. Mọi hoạt động và tuyên bố của những người khởi xướng, của quản trị viên, của điều hành viên, hay của thành viên phong trào đi ngược lại tinh thần của văn bản này đều bị coi là không hợp lệ. Là một người chọn đi theo phong trào Con Đường Việt Nam vì mục tiêu tốt đẹp của nó, tôi sẽ là người đầu tiên rời bỏ phong trào nếu thấy nó đi ngược lại tôn chỉ này.
Thiết tưởng nên nhắc lại ở đây, rằng Phong trào Con đường Việt Nam không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kỳ cầm quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi chào đón sự hợp tác của các cá nhân dù thuộc về bất cứ tổ chức dân sự, đảng phái, quan điểm chính trị nào để cùng nhau bảo vệ và phổ biến các giá trị Quyền Con Người tại Việt Nam. Ngược lại, chúng tôi sẽ phản đối bất cứ cá nhân, tổ chức, đảng phái nào có hành vi hay thái độ chống lại các quyền cơ bản này.
Trân trọng,
Nguyễn Công Huân
Trưởng Ban Điều Hành phong trào Con Đường Việt Nam
Nguyễn Công Huân
Trưởng Ban Điều Hành phong trào Con Đường Việt Nam