Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Vàng miếng SJC: Dân bán, doanh nghiệp từ chối mua

-Vàng miếng SJC: Dân bán, doanh nghiệp từ chối mua
- Ôm gần 60 lượng vàng từ Vũ Thư (Thái Bình) lên Hà Nội để bán lấy tiền mua nhà cho con, ông Trần Văn Tuân gần như chết lặng người khi nhân viên một cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng) thông báo cửa hàng từ chối không mua vàng miếng SJC một chữ.

Bán 60 “cây”, mất toi 1 lượng


Ông Tuân kể, sau khi bị từ chối mua ở cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông, ông tìm sang cửa hàng vàng kế bên cũng trên phố đó thì nhân viên cho hay toàn bộ số vàng miếng SJC của ông đều là vàng có một chữ cái (loại có một chữ cái trên dãy số seri); với loại vàng này, cửa hàng vẫn thu mua bình thường nhưng sẽ thấp hơn giá niêm yết 500.000 đồng/lượng.

“Không đến mức chết lặng như vào cửa hàng đầu tiên nhưng tôi nghe xong mà chân tay run rẩy hết cả, bởi nếu bán gần 60 lượng vàng tôi mang theo thì lỗ đến 30 triệu đồng, tức mất gần một lượng vàng chứ đâu phải vài ba trăm ngàn”, ông Tuân buồn bã nói.

Ông tâm sự, vợ chồng con cái ông tích cóp cả đời mới mua được ngần ấy vàng, lần trước đã phải bán toàn bộ số vàng nhẫn và chịu lỗ một khoản kha khá để đổi sang tích trữ vàng miếng SJC cho yên tâm. Ai ngờ, đến lúc gia đình cần tiền mua nhà cho con phải bán đi thì lại gặp tình huống "bi đát" trên khiến ông phân vân không biết nên bán hay giữ lại.

Các cửa hàng từ chối không mua loại vàng miếng SJC một chữ



“Tôi cũng không hiểu vàng một chữ cái với vàng hai chữa cái trên số seri thì nó khác gì nhau, vẫn là loại vàng miếng do SJC sản xuất mà. Vậy, tại sao loại vàng miếng một chữ cái giờ lại không bán được hoặc phải bán với mức lỗ rất cao”, ông Tuân bức xúc.

Cùng cảnh ngộ, vợ chồng chị Hoàng Thị Hương ở Đông Anh (Hà Nội) cũng hoang mang không kém khi hai vợ chồng chị đi đến cửa hàng vàng thứ 3 vẫn không bán nổi 10 lượng vàng miếng SJC anh chị mua mấy năm trước.

“Lần đó bán đất, hai vợ chồng tôi quyết định đổ hết tiền vào mua vàng miếng SJC cho chắc ăn. Giờ cần tiền đầu tư đem vàng đi bán mà thấy các cửa hàng từ chối, mặc dù vàng của tôi đều còn nguyên bao bì, hóa đơn”, chị Hương than thở.

Họ lý giải là Công ty SJC (đơn vị sản xuất vàng miếng SJC) tạm dừng thu mua vàng một chữ nên các cửa hàng buộc phải từ chối mua. Việc này đã được thực hiện một thời gian.

Đổi chính sách, dân chịu thiệt


Thực tế, theo khảo sát của PV tại các cửa hàng vàng trên địa bàn Hà Nội vào sáng ngày 12/1 thấy, lượng khách đến giao dịch mua bán vàng vẫn diễn ra bình thường, không có sự biến động nhiều. Song, khi đề cập đến việc thu mua lại loại vàng miếng SJC có một chữ cái trên số seri thì đa phần các cửa hàng đều từ chối mua vào với lý do phía Công ty SJC đã ngừng mua nên họ cũng không thể mua vào nữa.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, chủ cửa hàng vàng trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, trước khách tới bán vàng miếng anh đều mua hết, kể cả khách không giữ được hóa đơn mua vàng hay vàng cong vênh. Nhưng nửa tháng nay thì khác. Anh phải từ chối, không dám mua tất cả loại vàng miếng một chữ cái vì mua vào anh cũng không thể bán đi đâu được.

Một số cửa hàng vẫn chấp nhận mua nhưng thấp hơn so với mức giá niêm yết là 500.000 đồng/lượng khiến người dân chịu thiệt

Tương tự, khi liên hệ với cửa hàng vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông, nhân viên tại cửa hàng này cũng cho biết, cửa hàng hiện đã ngừng thu mua vàng miếng SJC có một chữ cái.

Theo nhân viên tại đây, nếu muốn bán vàng, khách hàng phải chấp nhận bán giá thấp hơn so giá niêm yết tại cửa hàng từ 30.000-240.000 đồng/lượng. Song, bắt đầu từ 18/12/2015, cửa hàng tiến hành ngừng không mua loại vàng này nữa.

“Nếu khách hàng có nhu cầu thì lên thẳng chi nhánh Công ty SJC miền Bắc tại Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội) để bán”, nhân viên cửa hàng vàng Bảo Tín Minh Châu hướng dẫn.

Tại DOJI, nhân viên chi nhánh trên đường Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) cho hay, nếu là loại vàng một chữ cái mà có hóa đơn của công ty bán ra trước đó thì cửa hàng vẫn mua lại bình thường. Còn nếu mất hóa đơn hoặc không phải vàng của công ty xuất bán trước đó thì cửa hàng sẽ mua thấp hơn so với giá niêm yết 500.000 đồng/lượng.

“Riêng với loại vàng miếng mà nhân viên cửa hàng kiểm tra nếu phát hiện có vấn đề gì đó thì cửa hàng sẽ từ chối mua ngay”, một nhân viên cửa hàng vàng DOJI chia sẻ.

Nhận định về vấn đề trên, ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho biết, người có vàng SJC một chữ đang bị thiệt trong trường hợp này. Theo ông Long, Ngân hàng Nhà nước cần sớm có giải pháp để ổn định thị trường, đưa ra cơ chế linh hoạt, thuận lợi hơn trong quá trình cấp hạn mức cho SJC gia công lại vàng móp méo, vàng một chữ để tránh thiệt cho người dân khi bán loại vàng này.

Trong sự việc trên, các chuyên gia trong ngành khuyên người cất giữ vàng miếng SJC không nên bán vàng gấp nếu chưa thực sự cần tiền hoặc vội vàng bán vàng một chữ để chuyển sang vàng hai chữ, nếu không muốn bị thiệt.

Trước đó, đại diện của Công ty SJC cho hay, vàng miếng một chữ thực ra là số vàng được sản xuất thời điểm trước đây, về chất lượng không khác biệt so với vàng miếng hai chữ. Tuy nhiên, loại vàng miếng một chữ lại bị thị trường từ chối. Khi người dân bán loại vàng này, công ty vẫn mua vào. Do đó, lượng vàng miếng tồn kho lớn, gây mất cân đối vốn và có khả năng dẫn đến rủi ro. Vì vậy, SJC đã tạm ngưng mua vào, chờ được cấp phép gia công thêm.

Bảo Hân


Ôm vàng, người dân lỗ 2,5 triệu đồng/lượng
USD 'chợ đen' vọt lên 22.800 đồng, vàng giảm mạnh


Vàng giảm sâu, về mức 32 triệu đồng

Xuất hiện vàng giả tinh vi tại kinh đô tài chính thế giới(Dân trí) - Bằng chiêu thức rút ruột những thỏi vàng và thay vào đó bằng kim loại von-fram có cùng trọng lượng, những kẻ lừa đảo đã qua mặt các thiết bị kiểm tra hiện đại và khiến nhiều nhà kinh doanh vàng tại New York (Mỹ) chịu thiệt hại lớn.
Vụ việc trên được phát hiện tại một tiệm vàng ở quận Diamond, khu Manhattan, trung tâm New York và đang khiến cả báo giới lẫn các nhà đầu tư vàng xôn xao. Hiện Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan mật vụ nước này đã vào cuộc.
Thỏi vàng giả ông Ibrahim Fadl phát hiện tại tiệm
Thỏi vàng giả ông Ibrahim Fadl phát hiện tại tiệm
Thỏi vàng giả ông Ibrahim Fadl phát hiện tại tiệm

Ibrahim Fadl, chủ một cửa hàng gần phố số 47 và đại lộ Fifth Avenue, New York là một trong số những nạn nhân mới nhất của hình thức lừa đảo này. Tốt nghiệp thạc sỹ ngành hóa học, đại học Columbia và đã có 11 năm kinh nghiệm kinh doanh tại đây nhưng bản thân Fadl cũng không thể ngờ được thủ đoạn tinh vi của những kẻ lừa đảo.

Ông cho biết trước đó ông nhận được cảnh báo từ một bạn kinh doanh trên con phố số 20  rằng khi họ khoan thử vào lõi một miếng vàng loại 10 ounce thì phát hiện bên trong toàn von-fam, không phải vàng. Bán tín bán nghi, Ibrahim Fadl quyết định mang 4 miếng vàng loại 10 ounce mình mới mua ra để kiểm tra xem sao. 

Khi kiểm tra, ông mới ngã ngửa khi những miếng vàng mình đã mua với giá 100.000 USD có tới 75% trọng lượng là von-fam, một kim loại có giá rẻ hơn 5 lần. Do von-fam có trọng lượng tương đương với vàng, sẽ rất khó để phát hiện nếu dùng các biện pháp cân kiểm tra thông thường. 

Ngoài ra, do các thỏi vàng loại 10 ounce khá dày, việc kiểm tra thật giả bằng cách sử dụng tia X như thông thường cũng khó phát hiện ra việc kẻ gian đã “rút ruột”. Không những vậy các thỏi vàng này đều còn niêm phong và được đánh số nên những ai mua càng ít nghi ngờ. Fadl cho rằng đây rõ ràng là thủ đoạn của một nhóm tội phạm hoạt động cực kỳ tinh vi. 

“Phải là một ai đó vô cùng chuyên nghiệp mới làm được vậy. Khi tôi phân tích các thỏi vàng, chúng đều là von-fam. Tôi rất bức xúc nhưng ơn Chúa chúng tôi chưa bán thứ này cho khách hàng. Mọi người đều đang bán nhà để mua vàng và đây sẽ là vấn đề lớn”, Fadl phát biểu với trang NY1.com. 

Đây không phải lần đầu tiên việc vàng bị độn lẫn tạp chất bị phát hiện. Theo Business Insider hồi tháng 3 vừa qua, cộng động mạng đã xôn xao khi phát hiện những thỏi vàng loại 1kg có lõi là von-fam. Hồi năm ngoái một trường hợp tương tự cũng được ghi nhận tại Anh. 

Trang blog về tài chính ZeroHedge.com thì cho biết năm 2010 một nhà tinh chế vàng tại Đức có tên W.C. Heraeus đã nhận được một thỏi vàng loại 500g từ một ngân hàng. Khi kiểm tra, lõi của thỏi vàng này cũng tòan von-fam. 

Theo nhận định ban đầu, những kẻ lừa đảo đã mua những thỏi vàng thật với đầy đủ mã số và tài liệu hợp lệ sau đó khoan/cắt rút lõi và thay vào đó bằng thứ kim loại rẻ tiền. Thỏi vàng giả được hàn lại một cách tinh vi để không ai có thể nhận ra. 

Manfra, Tordell & Brookes, nhà sản xuất vàng của Thụy Sỹ cảnh báo khách hàng chỉ nên mua vàng từ những nhà cung cấp uy tín. Raymond Nessim, CEO của công ty này khẳng định đã báo cáo vụ việc tới FBI và Cơ quan mật vụ Mỹ. 

Thanh Tùng
Theo BI và Foxnews

-Vàng miếng giả tại Trung Quốc rao bán công khai trên mạng
Một công ty Trung Quốc đang công khai rao bán trên mạng loại vàng miếng có lõi bằng kim loại vonfram hay còn gọi là tungsten. Loại vàng giả này đã xuất hiện ở trung tâm tài chính New York, khiến cơ quan điều tra của Mỹ phải vào cuộc.


Trang Business Insider cho biết, kỹ thuật sản xuất vàng miếng giả rất tinh vi, nhưng không khó để mua được những miếng vàng như thế. Trên website của một công ty Trung Quốc có tên ChinaTungsten Online Manu.&Sales Corp., vàng miếng giả có vỏ là vàng, nhưng ruột là volfram - chất thường đường sử dụng để làm thép hợp kim và dây đốt trong bóng đèn - đang được rao bán không giấu diếm.

Trước đó, cũng theo Business Insider, loại vàng miếng giả có lõi bằng volfram, không rõ có xuất xứ từ đâu, đã bị phát hiện ở ngay những tiệm vàng đầy kinh nghiệm ở New York.

Theo lời cảnh báo của một đồng nghiệp kinh doanh vàng, ông Ibrahim Fadl, một chủ tiệm vàng ở phố 47 của New York, đã thử cắt một miếng vàng 10 ounce ông mới mua được và phát hiện ra ruột của miếng vàng này chỉ là volfram.

Đây là miếng vàng loại 10 ounce nên có kích thước dày, khiến các loại máy kiểm tra vàng bằng tia X không thể kiểm tra hết phần bên trong của miếng vàng. Chưa kể, các miếng vàng đều được niêm phong và đánh số nên ông Fadl đã mua vào mà không chút nghi ngờ.

Trên website của mình, công ty ChinaTungsten Online Manu.&Sales Corp. quảng cáo rất “nhiệt tình” về công dụng của volfram. Theo công ty này, “người ta đã phát hiện ra rằng, volfram là một chất thân thiện với môi trường, có độ bền và độ cứng cao. Điều quan trọng nhất là khối lượng riêng volfram ở mức 19,25g/cm3 cũng gần giống như khối lượng riêng của vàng ở mức 19,3g/cm3. Những ưu điểm này giúp cho vàng miếng lõi volfram trở thành sản phẩm thay thế tuyệt vời đối với vàng miếng thật đắt tiền”.

Ngoài sản phẩm vàng miếng giả có “nhân” volfram, công ty này còn trưng rất nhiều sản phẩm khác có vỏ là vàng nhưng ruột là volfram như chặn giấy mạ vàng, gạch vàng, đồng xu vàng, trứng vàng… Công ty này cũng thản nhiên sử dụng từ “fake” (giả) để chỉ những sản phẩm này.

Tuy nhiên, những “công dụng” của vàng miếng giả mà ChinaTungsten Online Manu.&Sales Corp. giới thiệu không bao gồm việc sử dụng sản phẩm này để lừa đảo, trục lợi.

Công ty này gợi ý, “nếu bạn là một nhà môi giới chứng khoán, sếp ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm, bạn có thể sử dụng miếng volfram mạ vàng của ChinaTungsten có khắc tên công ty bạn để kỷ niệm các khách hàng VIP. Đây là một món quà rất sang mà lại không tốn kém nhiều, và cũng có thể thu hút thêm khách hàng đến với bạn.

Vàng miếng lõi volfram là lựa chọn tốt nhất nếu bạn là một nhà kinh doanh vàng và tham gia vào một hội chợ hoặc phải trưng bày sản phẩm vàng của mình ở gian hàng triển lãm. Trong trường hợp bạn lo vàng thật bị mất cắp, bạn có thể chọn sử dụng miếng volfram mạ vàng để giảm thiểu sự mất mát”.

“Đây là một sự sỉ nhục. Nghề kinh doanh vàng được xây dựng trên cơ sở niềm tin”, ông Fadl - nhà kinh doanh vàng ở New York bị “dính chưởng” vàng giả - than thở về lô vàng giả trị giá 100.000 USD mà ông mua phải.

Hiện Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Mật vụ Mỹ đang tiến hành điều tra vụ việc, nhưng ông Fadl lo ngại rằng, nhà chức trách khó có thể kiểm soát được nạn vàng giả vì mức độ lợi nhuận hấp dẫn nhất là trong bối cảnh giá vàng đang cao như hiện nay. Mỗi ounce vàng hiện có giá khoảng 1.770 USD, trong khi 1 ounce volfram chỉ có giá 360 USD.

Ông Fadl cho biết, ông mua phải số vàng giả trên từ một khách quen người Nga và người trước đây từng mua vàng của ông. Nhưng ông Fadl cũng không rõ tên của khách hàng này và ông ta cũng đã đi về Nga.

Đây không phải lần đầu tiên việc vàng miếng giả bị nhồi kim loại rẻ tiền bị phát hiện. Theo Business Insider hồi tháng 3 vừa qua, các cư dân mạng đã xôn xao khi phát hiện những miếng vàng loại 1 kg có lõi là volfram. Năm 2010 cũng xuất hiện loại vàng giả tương tự ở Đức.

C Ông Fadl cho rằng, các tiệm vàng ít tiếng tăm ở New York có thể cũng không ngại chuyện bán vàng giả cho khách. Bởi vậy, công ty sản xuất vàng Manfra, Tordell & Brookes của Thụy Sỹ cảnh báo khách hàng chỉ nên mua vàng từ những nhà cung cấp uy tín để tránh mua phải vàng giả.

An Huy
Vneconomy - Vàng giả lõi tungsten bán công khai ở Trung Quốc (VNE). -

HSC nhận định về trạng thái âm vàng của ACB

Trong bản tin nhận định thị trường ngày 19/9, CTCK TP HCM (HSC) đã đưa ra các nhận định về trạng thái âm vàng của ACB 
Tại thời điểm cuối quý 2 năm 2012, ACB có các khoản phải trả bằng vàng tương đương 55.583 tỷ đồng, bao gồm chứng chỉ tiền gửi và các khoản phải trả khác bằng vàng. Ngân hàng còn có các tài sản bằng vàng trị giá 55.278 tỷ đồng vào thời điểm cuối tháng 6/2012.  
Tuy nhiên 65% số tài sản bằng vàng này (tương đương 34.154 tỷ đồng hay 1,6 tỷ USD) nằm trong khoản mục “Phải thu khác bằng vàng” (dưới dạng các sản phẩm phái sinh) hoặc nói cách khác, không phải là vàng vật chất.
Dường như ACB đã bán vàng vật chất và cân bằng trạng thái bằng việc mua lại vàng qua các hợp đồng phái sinh tiền tệ. ACB đã ký hợp đồng phái sinh vàng với một đối tác trong nước và một đối tác nước ngoài.
Sau đây là phần phân tích của HSC:
1. Theo BCTC của ACB tại thời điểm cuối tháng 6/2012, các hợp đồng kỳ hạn vàng của ACB với các đối tác trong nước vào khoảng 23.295 tỷ đồng dưới dạng các khoản phải thu bằng vàng.
Các đối tác này có nghĩa vụ bán vàng cho ACB tại một mức giá định trước trong hợp đồng kỳ hạn. Các đối tác này đồng thời gửi lại một khoản tiền gửi bằng VND tương đương 21.928 tỷ đồng tại ACB làm tài sản đảm bảo.
Trong trường hợp giá vàng tăng, các đối tác trong nước này có thể bị lỗ nếu họ thực hiện hợp đồng kỳ hạn vàng đã ký với ACB. BCTC của ACB không nêu rõ ngày thực hiện hợp đồng hoặc giá vàng kỳ hạn.
Do đó khó mà xác định được thời điểm và số lỗ các đối tác trong nước này phải sẽ phải chịu. Tuy nhiên nếu các đối tác này không thực hiện hợp đồng, ACB có thể sẽ đối mặt với một số rủi ro.
2. ACB mua vàng qua tài khoản vàng ở nước ngoài từ các đối tác nước ngoài và có một khoản phải thu bằng vàng tương đương 10,769 tỷ đồng từ các đối tác này vào thời điểm cuối quý 2, 2012.
HSC nghĩ rằng đây là một dạng phòng ngừa rủi ro vì phía ngân hàng có thể sẽ cần có giấy phép nhập khẩu vàng để vận chuyển số vàng này.
Trong điều kiện các đối tác trong nước hoàn thành nghĩa vụ của họ như hợp đồng kỳ hạn đã ký, trạng thái vàng âm ở mức thấp sẽ mang lại ít rủi ro cho ngân hàng kể cả trong trường hợp giá vàng trong nước tăng.
Tuy vậy cần phải biết rõ các điều khoản trong các hợp đồng này trước khi có một kết luận cuối cùng.

An Huy
Theo TTVN/HSC

TP - Hôm qua, 19-9, ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch HĐQT Cty vàng bạc đá quý Sài Gòn cho biết, Cty SJC đã gửi công văn đề nghị Công an TP.HCM điều tra, xử lý vàng nhái.
Cty cũng khuyến cáo người dân không nên hoang mang lo lắng mà ồ ạt bán vàng, gây thiệt hại cho mình.
Vì số lượng vàng nhái trên thị trường chỉ khoảng 70 - 100 lượng nên không ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến thị trường vàng, bởi trên thị trường có khoảng 22 triệu lượng vàng miếng SJC thật.
Theo ông Dũng, hiện, chỉ có Cty SJC phân biệt được vàng nhái bởi có đội ngũ chuyên gia làm kỹ thuật còn các đơn vị phân phối không có máy móc cũng như kỹ thuật viên.

Ngày 19-9, tại thị trường vàng Hà Nội, các đơn vị phân phối vàng SJC như: Tập đoàn Doji, Tổng Cty vàng bạc đá quý Phú Quý... vẫn diễn ra mua bán vàng bình thường.
Cuối ngày 19 - 9, Cty vàng bạc đá quý Sài Gòn chốt giá vàng miếng SJC ở mức: 46,9 - 47,25 triệu đồng/lượng mua vào bán ra (tăng 600.000 đồng/lượng so với cuối ngày 18 - 9).
Trong khi đó, giá vàng thế giới đang neo ở mức cao nhất kể từ tháng 2, đạt 1.780 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá thì hiện giá vàng Việt Nam đang cao hơn thế giới 2,5 triệu đồng/lượng.
Ngọc Mai
-Đề nghị Công an TP HCM điều tra vàng nhái SJC
-> Sẽ điều tra, xử lý vàng nhái SJC (đổi tựa từ Nghi án vàng SJC giả xuất xứ từ Trung Quốc- Saigonnews/

Tin từ Tổng Cty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), thời gian gần đây, Cty phát hiện ra vàng miếng 1 lượng nhái thương hiệu vàng SJC. Đại diện Cty cho biết, nhìn bằng mắt thường khó phân biệt được đâu là vàng miếng SJC thật và nhái.
Vàng SJC giả (trái), SJC thật (phải) nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt.


Nhưng đem kiểm tra phát hiện vàng này không đủ tuổi 4 số 9. Cty không có chủ trương mua lại những loại vàng miếng này, người dân mua phải sẽ chịu rủi ro lớn.
Ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty SJC cho biết: “Chúng tôi đã thông báo đến các đại lý để tránh rủi ro cho doanh nghiệp và chờ xử lý của phía NHNN. Hiện, chúng tôi phối hợp với cơ quan công an để tránh gây hoang mang cho khách hàng khi mua vàng miếng SJC”.
Theo giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vàng, việc làm giả vàng miếng SJC có thể dễ bởi máy dập vàng miếng các doanh nghiệp như: Bảo Tín Minh Châu, vàng AAA... đều có thể dập được.
Việc mua khuôn vàng từ Hồng Kông không khó. "Khoảng 3 tháng lại đây tại biên giới Lào, Campuchia nhập vàng theo con đường chính thống để bán cho người Việt Nam sang mua vàng” - ông này nói.
Cũng theo một chuyên gia thì hiện phía SJC đổi bao bì mới và khuyến cáo người dân nên xem xét cẩn thận từng số xêri. Nhiều nghi ngờ nghiêng về vàng miếng SJC giả xuất hiện trên thị trường có nguồn gốc từ Trung Quốc với số lượng không hề nhỏ.
Theo tính toán, nếu vàng miếng nhái vàng SJC nhập lậu vào Việt Nam trót lọt, bán ra thị trường lãi lên tới 5 triệu đồng/lượng.
Ngày 17-9, giá vàng thế giới giảm từ 7-8 USD/Oz ở mức: 1.775 USD/Oz nhưng giá vàng trong nước chỉ giảm nhẹ ban sáng với mức chênh còn 2,1 triệu đồng/lượng, nhưng sang đến giao dịch buổi chiều thì giá vàng trong nước lại tăng và nới rộng khoảng cách với giá thế giới lên từ 2,3 - 2,4 triệu đồng/lượng.
“Nếu giá vàng ở mức ổn định chênh với giá thế giới từ 300 - 400.000 đồng/lượng thì sẽ khó có cơ hội giả vàng miếng SJC”, ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch hiệp hội kinh doanh vàng nói.
Ngày 17-9, trả lời trên website của NHNN, Phó Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trước diễn biến phức tạp của thị trường vàng trong nước, NHNN đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trên báo cáo cập nhật chính xác về số lượng, loại vàng miếng tồn quỹ thực tế cần chuyển đổi sang vàng miếng SJC.
“NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thị trường vàng và áp dụng các biện pháp thích hợp để thị trường dần đi vào ổn định. NHNN cũng khuyến cáo người dân cần bình tĩnh khi tham gia mua bán trên thị trường để tránh những thiệt hại không đáng có”, ông Hưng cho biết.
Trao đổi với PV cuối chiều cùng ngày, Phó Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết hiện, NHNN chưa nhận được văn bản báo cáo từ SJC liên quan đến vàng nhái thương hiệu này. Ngày mai (tức 18-9), NHNN sẽ có văn bản chủ động gửi SJC đề nghị đơn vị này báo cáo.
"Khả năng nếu có vàng nhái SJC sẽ không nhiều. Ngay khi có chúng tôi sẽ làm văn bản gửi UBND TPHCM và cơ quan chức năng như Bộ Công an đề nghị điều tra làm rõ" - Ông Hưng nói.

Theo Tiền Phong



Co giãn như vàng (NVP)
Cách đây một năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuyên bố: nếu giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế 400.000 đồng/lượng trở lên là có dấu hiệu của hiện tượng đầu cơ, làm giá. Nói cách khác, định hướng của NHNN là làm sao để giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế không chênh lệch nhau quá 400.000/lượng.
Một năm sau, độ chênh lệch này bị kéo giãn ra, có lúc lên đến gần 3 triệu đồng/lượng!
Điều đáng nói là chênh như thế chỉ xảy ra với vàng thương hiệu SJC chứ vàng các thương hiệu khác hiện đang có giá gần bằng giá vàng thế giới quy đổi. Nhãn hiệu SJC hiện do NHNN độc quyền quản lý nên khó lòng nói NHNN đang đầu cơ làm giá được! Có chăng là sự thất bại trong quản lý giá vàng cũng như những quyết định liên quan đến thương hiệu vàng miếng SJC.
Câu hỏi đặt ra là chính sách đối với vàng nên như thế nào, có nên đặt vấn đề bình ổn giá vàng như NHNN từng chủ trương không?
Rõ ràng ở các nước khác, vàng không hề là yếu tố đáng quan tâm trong chính sách tiền tệ của nước họ. Tuy nhiên ở nước ta, phải thừa nhận vàng là một “kẻ khó ưa” vì có những tác động khó lường lên thị trường tiền tệ, ví dụ mỗi khi lãi suất xuống thấp trong tương quan với lạm phát, người dân có thể chuyển từ tiền đồng sang vàng hay mỗi khi tỷ giá biến động giá vàng biến động theo vì nó là công cụ tháo gỡ rào cản kiểm soát dòng vốn. Nói cách khác, vì dân ta dễ dàng tiếp cận với vàng miếng nên vàng trở thành vật khuếch đại những biến động trên thị trường tiền tệ làm cho việc điều hành khó khăn, chật vật và tốn kém hơn nhiều.
Dễ thấy trong bối cảnh đó, NHNN sẽ muốn có những chính sách hạn chế sự lưu thông của vàng miếng, muốn người dân ít xài vàng như phương tiện cất trữ hay thanh toán, ít ra là cũng như các nước khác. Nhưng cho đến nay có thể nói NHNN đã chọn sai biện pháp để thực hiện ước muốn này: đó là chọn SJC như một thương hiệu mà Nhà nước độc quyền bởi quyết định này dễ tạo ra những khe hở tạo điều kiện cho đầu cơ hay làm giá. NHNN cũng chọn sai mục tiêu: đó là cố gắng kiểm soát giá hay bình ổn giá trong khi lẽ ra phải là hạn chế việc sử dụng vàng miếng trong thanh toán hay lưu giữ tài sản. Lúc NHNN đi đúng hướng như không để các ngân hàng vay hay cho vay bằng vàng thì lại thiếu cương quyết, cứ du di về thời hạn hay điều chỉnh chính sách nhiều lần (xem thêm bài “Không dễ quản lý thị trường vàng” – TBKTSG số ra ngày 6-9-2012).
Tỷ giá giữa tiền đồng và đô-la Mỹ vẫn ổn định trong thời gian qua chứng tỏ sự quan ngại chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sẽ gây áp lực lên tỷ giá là không có. Nếu loại dần các ảnh hưởng cứ tưởng giá vàng sẽ gây ra trên thị trường tiền tệ trong khi thực tế là không có, NHNN sẽ dần tiến đến chỗ có quan niệm đúng đắn về vàng: bỏ nó qua một bên trong cân nhắc về chính sách. Còn người dân dùng vàng như một tấm lưới bảo hộ cho họ lúc gian khó là điều hay chứ không phải là điều đáng lo.

-Bao giờ có chiến lược vàng? (TBKTSG) - Đã bớt “nóng”, nhưng giá vàng trong nước vẫn tiếp tục cao hơn giá quốc tế trên 2 triệu đồng/lượng. Sự chênh lệch này dường như không thể rút ngắn suốt cả năm qua kể từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuyên bố mức chấp nhận được của giá vàng nội cao hơn vàng ngoại là 400.000 đồng/lượng.



13 tấn vàng sắp được tung ra thị trường
--  Chuyển 13 tấn vàng miếng thương hiệu khác sang SJC (TT).
-  “Sức khỏe” ngân hàng Việt Nam qua các con số mới nhất (VNEco).
-  VND lên giá, mừng hay lo? (ĐTCK).
- Doanh nghiệp Đức thúc giục cải thiện môi trường kinh doanh (TBKTSG).
-  Rủi ro vĩ mô vẫn còn thách thức (TBKTSG).
- Lại đua lãi suất huy động vốn (NLĐ).
- Nhiều đề xuất đổi mới tổ chức ngành cà phê (TN).
- TS Nguyễn Thành Sơn: Giảm thuế, tăng giá than: Giải pháp còn rủi ro (Vef).
-  Nên cho DN thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng ngoại (ĐTCK).
- Thị trường nhà thu nhập thấp nguội lạnh (VnMedia).
- Tập đoàn taxi Mai Linh bị kiện vì thiếu nợ bảo hiểm?(RFA).  -  Mai Linh bị dọa kiện vì nợ bảo hiểm xã hội tới 33 tỉ (DT).
- Indonesia, Việt Nam hy vọng gia tăng trao đổi thương mại (VOA).
- Việt Nam và Ê-cu-a-đo sẽ phối hợp tổ chức Hội chợ triển lãm doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc tế Trung Quốc lần thứ 9(CRI).
- Năm 2030, Indonesia sẽ trở thành cường quốc kinh tế thứ 6 thế giới (RFI).
- Các quán sấy tóc không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế (VOA).


Tổng số lượt xem trang