02.04.2015
Các tổ chức xã hội dân sự ở Đông Nam Á tỏ ý lo ngại là tiếng nói của họ bị ASEAN làm ngơ, mặc dù Malaysia, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của khối này, cam kết xây dựng một “ASEAN lấy dân làm gốc.” Thông tín viên Steve Herman của đài VOA tường thuật từ Bangkok.
Khi ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào hạ tuần tháng này ở Kuala Lumpur, diễn đàn nhân dân và hội nghị xã hội dân sự của hiệp hội này sẽ cùng nhau đưa ra một lời phê phán kịch liệt.
Họ sẽ nói với các nhà lãnh đạo rằng những khuyến nghị mà xã hội dân sự trình bày mỗi năm kể từ năm 2005 “không hề được chấp nhận hay được thực thi một cách có ý nghĩa.”
Họ cho rằng nguyên do của tình trạng này là ASEAN “đặt quyền lợi của các doanh nghiệp và các nhóm thượng lưu, kể cả các công ty quốc doanh, lên trên quyền lợi của người dân.”
Hội nghị thượng đỉnh 4 ngày sẽ khai mạc tại thủ đô của Malaysia vào ngày 24 tháng tư.
Trước khi hội nghị diễn ra, hơn 100 người, trong đó có những nhà báo nổi tiếng, đã bị bắt về tội gọi là xúi giục nổi loạn kể từ tháng hai.
Nhà hoạt động người Malaysia Jerald Joseph là Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo của Diễn đàn Nhân dân ASEAN. Ông nói rằng thủ tướng Najib Razak phải trả lời một câu hỏi có tính chất cơ bản trong tư cách là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
"Làm thế nào mà ông có thể làm chủ tịch trong khi để cho nền tảng xã hội của nước ông bị xuống hố như vậy? Và tôi nghĩ rằng điều này đi ngược với những nguyên tắc của hiến chương về sự tôn trọng các quyền tự do cơ bản, các quyền được ghi rõ trong hiến chương ASEAN."
Những hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo ASEAN bị nhiều người cho là những hội nghị khá mờ nhạt, vì khối này theo đuổi chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước hội viên.
Nhà hoạt động Lào bị mất tích Sombath Somphone. Tháng này, ASEAN sẽ đặc biệt đối đầu với Lào về vụ ông Somphone bị cưỡng bức mất tích.
Nhưng những cuộc họp của xã hội dân sự bên lề hội nghị thường nêu lên những vấn đề nóng bỏng, như vấn đề chà đạp nhân quyền.
Tháng này họ sẽ đặc biệt đối đầu với Lào về vụ nhà hoạt động Sombath Somphone bị cưỡng bức mất tích.
Họ muốn tất cả các nước ASEAN giải quyết những mối quan tâm về môi trường liên quan tới việc xây dựng các đập thuỷ điện trên sông Mekong và những vụ ngược đãi công nhân di trú và người tị nạn trong khu vực, cùng với những vấn đề khác.
Thái Lan, là nước do một hội đồng quân nhân nắm quyền kiểm soát kể từ tháng 5 năm ngoái, cũng sẽ bị các nhà hoạt động xã hội dân sự phê phán.
Thời gian thiết quân luật kéo dài gần 10 tháng đã kết thúc hôm thứ tư, nhưng người đứng đầu tập đoàn quân nhân là Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã nhanh chóng dành cho chính ông và các tướng lãnh những quyền hạn rộng rãi thông qua một sắc lệnh an ninh mới.
Quyền tự do diễn đạt và tụ họp đã bị hạn chế theo lệnh thiết quân luật. Các nhà tranh đấu ở Thái Lan giờ đây không biết họ có thể nói gì hay có thể làm gì.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bangkok ngày hôm nay, bà Sunsanee Sutthisunsanee, một đại diện của Thái Lan tại diễn đàn nhân dân ASEAN, cho biết các nhà tranh đấu nhân quyền ở Thái Lan đang chờ xem Thủ tướng Prayuth sẽ làm gì sau khi đưa ra tuyên bố là ông không hề có ý định lạm dụng những quyền hạn không hạn chế của mình.
Mặc dù thiết quân luật đã kết thúc hôm 4/1/2015, nhưng Thủ tướng Thái Prayuth Chan-ocha đã nhanh chóng dành cho chính ông và các tướng lãnh những quyền hạn rộng rãi thông qua một sắc lệnh an ninh mới.
"Thủ tướng của chúng ta nói rằng nếu quí vị không làm điều gì sai thì tại sao quí vị lại lo ngại về việc này? Chúng tôi không làm gì sai. Chúng tôi làm những điều đúng đắn. Cho nên tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục nêu lên những mối quan tâm về nhân quyền."
Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch cho rằng tập đoàn quân nhân cầm quyền quyết định hành sử các quyền hạn trong Điều 44 của hiến chương lâm thời là một hành động đánh dấu “sự lún sâu hơn nữa của Thái Lan vào chế độ độc tài”.
Các tổ chức xã hội dân sự cũng muốn mọi người chú tâm tới tình hình ở Myanmar trong lúc có những vụ đàn áp sinh viên và những hành vi thù địch mỗi ngày một nhiều đối với các nhóm sắc tộc thiểu số.
Các đại biểu tham dự diễn đàn nhân dân nói rằng trong lúc ASEAN tiến tới mục tiêu hợp nhất kinh tế khu vực, nhiều hội viên của khối này tiếp tục đàn áp nhân quyền và theo đuổi những đường lối chính trị lạc hậu.-Bức tranh u ám của nền báo chí Đông Nam Á--
Theo bảng chấm điểm hàng năm của Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RWB) thì tự do báo chí của vùng Đông Nam Á đang lao xuống dốc không phanh. Mặc dù kinh tế trong vùng khởi sắc. Tự do báo chí của hầu hết các quốc gia trong vùng Đông Nam Á đều nằm mức dưới trung bình trên tổng số 180 quốc gia trong bản điều tra thường niên.
Tự do báo chí của các quốc gia trong khối ASEAN, được xếp theo thứ tự.
Brunei: 121/180; tụt 4 điểm
Indonesia: 138/180; tụt 6 bậc
Cambodia: 139/180; tăng 5 bậc
Thái Lan: 140/180; tụt 4 bậc
Miến Điện: 140/180; tăng 1 điểm
Philippines: 141/180; tăng 8 điểm
Singapore: 153/180; tụt 3 điểm
Lào: 171/180; không thay đổi
Malaysia: 147/180; không thay đổi
Việt Nam: 175/180; tụt 1 điểm
Indonesia: 138/180; tụt 6 bậc
Cambodia: 139/180; tăng 5 bậc
Thái Lan: 140/180; tụt 4 bậc
Miến Điện: 140/180; tăng 1 điểm
Philippines: 141/180; tăng 8 điểm
Singapore: 153/180; tụt 3 điểm
Lào: 171/180; không thay đổi
Malaysia: 147/180; không thay đổi
Việt Nam: 175/180; tụt 1 điểm
Có năm quốc gia tụt điểm: Brunei, Indonesia, Thái Lan, Singapore, và Việt Nam. Trong khi chỉ có ba quốc gia có tiến bộ: Cambodia, Miến Điện, và Philippines, còn lại Lào và Malaysia ở cùng vị trí của năm trước.
Chỉ số Minh bạch quốc tế của năm 2014 chỉ ra rằng bệnh dịch tham nhũng vẫn tiếp tục cản trở sự tiến bộ trong vùng. Đây là thời điểm để chính phủ của các nước trong khối ASEAN nhận ra tự do báo chí đóng một vai trò tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển cùng với một chính phủ trong sạch mà mọi người mong muốn.
Theo những tổ chức quan sát quốc tế thì báo chí trong vùng Đông Nam Á vẫn nằm dưới những đe dọa. Từ năm 1992 đến nay, có đến 112 nhà báo bị giết hại, chỉ tính riêng Philippines đã chiếm đến 77 người. Năm 2014, có hai phóng viên bị giết và 28 phóng viên khác bị bắt trong vùng. Trong khi cả năm 2013, chỉ có 19 phóng viên bị bắt, theo số liệu của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo. Con số này đã trình bày một phong cảnh khá ảm đạm.
Đông Nam Á chiếm hơn 10% của tồng số các vụ bắt bớ phóng viên trên toàn thế giới trong năm 2014. Theo bản tổng kết thường niên của Freedom House thì chỉ Philippines có tự do Internet trong toàn khối ASEAN.
Theo bảng điểm của RWB, Indonesia là quốc gia có số điểm tụ lùi đáng lo ngại nhất, thụt lùi đến 6 bậc xuống vị trí 138/180. Hành hung phóng viên rất phổ biến. Gần đây, một cáo buộc phản bội để chống lại biên tập viên của tờ Jakarta Post, sau đó bị loại bỏ, nhưng cũng cho chúng ta thấy một điều đáng lo ngại. Tự do Internet tại Indonesia cũng rất kém, Freedom House thông báo.
Tại Thái Lan, Chỉ số tự do báo chí đã tụt xuống bốn bậc ở vào vị trí 134/180. Lãnh đạo quốc gia này đã áp dụng chính sách hà khắc với báo chí kể từ sau cuộc đảo chính vào tháng Năm 2014. Quyền công dân cũng bị xâm phạm nghiêm trọng. Freedom House mỉa mai rằng báo chí ở đây “tự do rơi” cùng với nạn kiểm duyện và nghe lén của chính phủ trong lĩnh vữc thông tin và truyền thông. Cuộc bắt bớ nhằm vào phóng viên và những nhà biên tập trong năm 2014 vì dám phê bình gay gắt sự vi phạm và lạm dụng tội “khi quân” bao trùm lên toàn đất nước. Đầu năm 2015, thủ tướng đã ủng hộ hành động đóng cửa mọi tờ báo phê bình chế độ.
Nhà cầm quyền ở đây đã bắt giữ 30 người về tội “khi quân” kể từ ngày có đảo chính vào tháng Năm 2014. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đóng cửa 1,200 trang mạng tiếng Thái cũng vì tội “khi quân”, đồng thời bắt giữ những nhà hoạt động xã hội, nhân danh chống đảo chính.
Singapore, chính phủ của quốc gia này vận dụng luật vu cáo để bị miệng những người phản biện và dùng tòa án nghiền nát đối lập nên đã tụt xuống 3 điểm ở vào vị trí 153/180. Những người nắm quyền hành nước này chưa bao giờ thua trong những vụ kiện cáo về tội vu khống và chống lại hãng thông tấn phương tây. Gần đây, tòa án Singapore đã ra lệnh cho một blogger phải trả đến 28,000 Mỹ kim án phí cho vụ phỉ báng thủ tướng.
Brunei là quốc gia đạt chỉ số tự do báo chí tốt nhất của Đông Nam Á, cũng đã tụt xuống bốn bậc, ở vị trí 121/180.
Việt Nam là quốc gia hà khắc nhất với báo chí nhất trong vùng, nằm ở vị trí 175/180. Nhà cầm quyền đang đang tăng cường đàn áp báo giới trước đại hội đảng tổ chức vào đầu năm 2016. Việt Nam hiện đang giam giữ 19 phóng viên/bloggers. Việt Nam đứng hàng thứ năm trên thế giới có số người cầm bút bị tù đày. Chỉ trong hai tháng cuối năm 2014, có ba bloggers bị bắt vì tội “an ninh quốc gia hay lạm dụng quyền tự do dân chủ.” Mặc dù gần đây, họ đã cho tại ngoại hai bloggers nổi tiếng, nhưng vẫn nằm trong vòng điều tra. Gần đây, Việt Nam còn cho đóng cửa một tờ báo chống tham nhũng nổi tiếng và buộc tổng biên tập vào những tội rất quen thuộc thường áp dụng trước đây đối với báo giới.
Philippines là quốc gia có những tiến bộ nhất về tự do báo chí trong vùng, Philippines bước lên đến 8 bậc, ở vào vị trí 141/180. Tự do Internet ở Philippines cũng đạt điểm cao nhất trong vùng. Nhưng nạn bạo hành nhằm vào phóng viên và thái độ làm ngơ của chính phủ vẫn là điều đáng lo ngại.
Miến Điện (Myanmar) có tiến bộ một bậc ở vào vị trí 144/180. Nhưng vụ giết chết một phóng viên trong năm 2014, và săn lùng những nhà cải cách không cùng đảng phái bộc lộ ra những điểm non kém về tự do báo chí và nhân quyền của quốc gia này.
Malaysia không tiến cũng không lùi ở vào vị trí 147/180. Thủ tướng Najib Razak là người không giữ lời. Khi tranh cử, ông hứa, nếu trở thành thủ tướng, ông sẽ loại bỏ ngay điểu khoản chống “nổi loạn” ra đời từ khi còn thuộc địa. Nhiều cuộc bắt bớ, truy tố với động cơ chính trị núp dưới những điều khoản này đang tăng. Hơn mười trường hợp ghép vào tội nổi loạn nhằm vào những nhà đối lập, hoạt động trẻ và giáo sư luật trong năm qua.
Lào ở vị trí 171/180, không tiến, cũng không lùi. Vào tháng Chín, 2014, Lào đã thông qua luật về Internet dựa vào nền tảng bộ luật của Việt Nam. Điều luật rất mơ hồ, được viết ra nhằm hình sự hóa mọi hoạt động chống đảng và chính phủ. Tất cả mọi cơ sở in ấn, truyền thông đều thuộc quyền sở hữu của chính phủ, và áp dụng lệnh kiểm duyệt rất nghiệt ngã.
Chính phủ của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á thường đưa ra lý do rằng họ muốn kiểm soát truyền thông để giữ môi trường xã hội ổn định và phát triển kinh tế. Sự thực, nếu không có tự do báo chí, thì tham nhũng sẽ tự do hoành hành. Đây là cản trở lớn cho sự trưởng thành và phát triển. Nó sẽ đưa cả vùng Đông Nam Á sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
ASEAN không thể phát triển kinh tế một cách lành mạnh mà không lệ thuộc vào tự do thông tin. Thí dụ, công nghệ phần mền của Việt Nam đang phát triển mạnh, nhưng lại phải đối mặt với những cấm cản Internet từ chính phủ.
Đây chính là thời gian để các chính phủ thuộc khối ASEAN phải nhìn nhận lại nền tự do báo chí dẫn tới sự phát triển kinh tế lành mạnh và một chính phủ trong sạch vững mạnh mà họ đang tìm kiếm.
Tham khảo: Tự do báo chí của Việt Nam thiến bộ hơn những quốc gia:
Việt Nam: 175/180; tụt 1 điểm
Trung Quốc: 176/180; tụt 1 điểm
Syria: 177/ 180; không thay đổi
Turkmenistan 178/189; không thay đổi
Bắc Triều Tiên 179/180; không thay đổi
Eritrea 180/180; không thay đổi
Trung Quốc: 176/180; tụt 1 điểm
Syria: 177/ 180; không thay đổi
Turkmenistan 178/189; không thay đổi
Bắc Triều Tiên 179/180; không thay đổi
Eritrea 180/180; không thay đổi
Quốc gia đang giam giữ số phóng viên/bloggers theo thứ tự từ cao xuống thấp.
China: 44 (phóng viên/bloggers)
Iran: 30
Eritrea: 23
Ethiopia: 17
Vietnam: 16
Egypt: 12
Syria: 12
Myanmar: 10
Azerbaijan: 9
Turkey: 7
Bahrain: 6
Uzbekistan: 4
Iran: 30
Eritrea: 23
Ethiopia: 17
Vietnam: 16
Egypt: 12
Syria: 12
Myanmar: 10
Azerbaijan: 9
Turkey: 7
Bahrain: 6
Uzbekistan: 4
Lược dịch theo bài As Media Freedom Nosedives for ASEAN, so Goes Clean Governance Prospects, by Dr. Zachary Abuza, principal of Southeast Asia Analytics, and writes on Southeast Asian politics and security issues.
© Trần Gia Hồng Ân
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt
– Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á(Diplomat/ Ba Sàm). The Diplomat Tác giả: Mong Palatino
Người dịch: Đan Thanh- 25-9-2012
Camera giám sát ở các quán café Internet, các webmaster phải tuân theo quy định giải trình rất gắt gao, và bóng ma tự kiểm duyệt ám ảnh, tất cả đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về tương lai của tự do Internet.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức con người tương tác với nhau, mà còn buộc nhiều chính quyền phải vận hành trong một khung cảnh chính trị có rất nhiều thay đổi lớn.
Trong một số trường hợp, chính quyền có thể góp phần giải phóng toàn bộ tiềm năng của một không gian Internet tự do và cởi mở; chẳng hạn, bằng việc bảo đảm rằng ai cũng có thể vào được Internet. Mặt khác, chính quyền lại cũng có thể tìm cách để ngăn chặn đường vào đó.
Khả năng thứ hai có lẽ đang xảy ra ở Đông Nam Á, nơi mà, núp dưới cái vỏ truy quét tội phạm mạng, các chính quyền ban hành vô số luật phá hoại tự do Internet và tự do dân sự của người dân.
Chẳng hạn, chính quyền Campuchia đang thực thi một dự thảo luật được đưa ra hồi đầu năm nay, theo đó, các quán café Intenet phải lắp đặt hệ thống camera giám sát và phải đăng ký người sử dụng. Luật này được cho là một biện pháp ngăn ngừa tội phạm, nhưng những người phản đối cho rằng nó xâm phạm quyền riêng tư. Nó còn có thể dễ dàng được sử dụng để quấy nhiễu những người chỉ trích chính phủ trên không gian mạng. Nỗi lo sợ đó của họ có lẽ không hoàn toàn vô căn cứ, khi mà cách đây một năm, chính phủ đã chỉ thị cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) sở tại chặn một số website đối lập.
Trong khi đó, ở Singapore, Bộ Quy tắc Ứng xử dự kiến dành cho các blogger – vốn dĩ không nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng Internet sở tại – cuối cùng đã bị chính quyền bác bỏ theo đề nghị của một Hội đồng Tri thức Truyền thông. Thành lập hồi tháng 8 vừa qua, hội đồng này có nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cộng đồng về truyền thông và ứng xử trên mạng. Tuy thế, những người chỉ trích đã đặt nghi vấn về sự thiếu minh bạch trong việc chỉ định các thành viên của hội đồng – cơ quan bị một số người xem như là một công cụ kiểm duyệt Internet kiểu khác. Họ lo ngại rằng hội đồng có thể khuếch trương một cách diễn giải hạn hẹp và méo mó khái niệm “tri thức truyền thông”, từ đó ngăn cản quyền tự do thể hiện quan điểm và cảm xúc của các công dân mạng.
Gần đây, Philippines ban hành Luật Chống Tội phạm mạng, nhằm ngăn không gian mạng biến chất thành “một xứ sở không luật pháp”. Nhưng các nhà báo – những người phản đối việc đưa điều khoản về tội bôi nhọ (libel – bôi nhọ, phỉ báng) vào trong luật, vào phút cuối cùng – thì cho rằng luật này là một mối đe dọa đối với tự do báo chí. Thay vì hợp pháp hóa hành động tố cáo, vốn là yêu cầu của nhiều nhóm truyền thông trong nhiều năm qua, thì chính quyền lại ban hành một đạo luật tăng số năm phạt tù cho tội phỉ báng. Hơn thế nữa, các luật sư cũng trích dẫn một điều khoản từ luật này, theo đó Bộ Tư pháp có quyền đóng tất cả các hệ thống dữ liệu máy tính vi phạm luật. Cũng vậy, Bộ Tư pháp có quyền kiểm duyệt ngay lập tức mọi nội dung có hại hoặc bị cấm, ngay cả khi không có đủ bằng chứng thuyết phục để trình chính quyền.
Cũng như Philippines, Malaysia vừa đưa vào luật một số sửa đổi có tác dụng thu hẹp tự do Internet. Theo khoản 114A trong Luật Bằng chứng năm 1950 sửa đổi, các cơ quan hành pháp có quyền xác định người phải giải trình vì đã tải lên (upload) hoặc đã xuất bản nội dung trên Internet. Đó là những người sở hữu, quản trị và biên tập nội dung website, blog, diễn đàn mạng. Luật sửa đổi cũng điều chỉnh cả những cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ web (webhosting) hoặc cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Điều này có nghĩa là, blogger hoặc người quản trị (mod) của diễn đàn nào mà để cho các bình luận (comment) mang tính kích động xuất hiện trên trang của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật đó. Một chủ quán café Internet sẽ phải chịu trách nhiệm nếu khách hàng của ông ta đưa nội dung bất hợp pháp lên mạng thông qua hệ thống wifi của quán. Chủ sở hữu điện thoại di động hoàn toàn là đối tượng tình nghi nếu các nội dung bôi nhọ được phát hiện là bắt nguồn từ thiết bị di động của anh ta. Những người cổ súy cho tự do truyền thông đã cảnh báo rằng, luật sửa đổi này có thể buộc các cây viết trên mạng phải tự kiểm duyệt còn các quản trị mạng (mod) thì phải cấm mọi bình luận có tính phê phán, để tránh bị truy tố hoặc bị kiện tụng lằng nhằng.
Có lẽ cả Philippines và Malaysia đều lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của Thái Lan. Thái Lan đã bị tai tiếng vì sử dụng luật pháp rất nghiêm khắc để trừng trị những người chỉ trích chính phủ. Điều 112 bộ luật hình sự Thái Lan thường được đánh giá là luật lèse majesté khắc nghiệt nhất thế giới (lèse majesté, tiếng Pháp, nghĩa là chống xúc phạm hoàng gia – ND). Đạo luật gây tranh cãi này thường được viện dẫn để kiểm duyệt nội dung web và đóng cửa website. Ngoài các webmaster ra thì ngay cả dân thường cũng có thể bị tống giam nếu bị buộc tội là đã gửi các tin nhắn xúc phạm hoàng gia. Giới học giả và các nhà hoạt động đã và đang đòi thay đổi đạo luật không còn hợp thời này, song chính quyền đã giải tán phong trào kiến nghị.
Ở một nơi khác, Việt Nam đang tự nổi bật lên như là quốc gia đứng đầu trong khu vực về số lượng nhà báo bị bỏ tù (trên thế giới, chỉ có Iran và Trung Quốc có số nhà báo bị tù nhiều hơn, theo báo cáo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới). Thậm chí đến Thủ tướng cũng công khai phê phán một số blogger có khuynh hướng đối lập, kết tội họ kích động, gây mất đoàn kết. Chính phủ cũng đã quen thói thỉnh thoảng lại chặn các mạng xã hội phổ biến và bắt giam những blogger bị buộc tội tuyên truyền lật đổ.
Chính quyền các nước trong khu vực bao biện cho việc áp đặt những chính sách quản lý web rất nghiêm khắc, rằng họ làm như thế là để bảo vệ quyền của người sử dụng Internet bình thường và để duy trì đạo đức công cộng. Trong khi bày tỏ cảm tình với những điều kỳ diệu được Internet tạo ra, thì họ cũng lo ngại về vô vàn tội lỗi trên không gian mạng.
Chẳng hạn, Cơ quan Phát triển Truyền thông Singapore biện hộ cho việc thành lập Hội đồng Tri thức Truyền thông bằng cách nhấn mạnh nhu cầu tuyên truyền nhận thức về sự gia tăng các hoạt động bất hợp pháp trên mạng, làm hại thanh thiếu niên. “Các vấn đề xã hội như hành hạ, xúc phạm, lợi dụng thanh thiếu niên, cùng những lời bình luận chưa phù hợp đã tìm ra đất sống và sinh sôi nảy nở thông qua nhiều tầng lớp tác động của Internet và truyền thông xã hội” – cơ quan này cảnh báo như vậy.
Tương tự, chính quyền Campuchia viện dẫn đến khái niệm phúc lợi công cộng. Họ nói thêm rằng, các hành động khủng bố và tội phạm xuyên biên giới gây ảnh hưởng tới truyền thống và giá trị văn hóa của mỗi nước đều được thực hiện thông qua dịch vụ viễn thông.
Nghị sĩ Philippines, ông Edgardo Angara, tác giả chính của Luật Phòng chống Tội phạm mạng, rất tự tin rằng luật này là cần thiết để mang lại lợi ích cho cộng đồng Internet. “Nhờ luật này, chúng tôi hy vọng sẽ khuyến khích việc sử dụng không gian mạng vào các mục đích thông tin, giải trí, học tập, thương mại. Bảo vệ tất cả người dùng Internet khỏi bị lạm dụng và lợi dụng, chúng tôi sẽ giúp cho các công dân mạng sử dụng Internet một cách hiệu quả hơn. Việc ban hành luật Phòng chống Tội phạm mạng gửi một thông điệp mạnh mẽ ra thế giới, rằng Philippines rất nghiêm túc giữ gìn an toàn trên không gian mạng” – ông Angara nói.
Đối với các chính phủ trong khu vực, thật tiện lợi nếu có thể thổi phồng bóng ma tội phạm mạng và vấn nạn lạm dụng mạng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, họ đã phóng đại quá đáng các nguy cơ và áp đặt những biện pháp mang tính trừng phạt cao cũng như hoạt động kiểm soát truyền thông rất chặt chẽ. Mục tiêu chính của họ có thể là thuần dưỡng không gian mạng và điều tiết nó theo cái cách mà họ đã sử dụng để kiểm soát thành công báo chí truyền thống. Việc điều tiết mạng được coi là cần thiết, bởi lẽ sự tồn tại của một nền truyền thông mới, không kiểm soát được, đã đe dọa độc quyền lãnh đạo (nguyên văn: political hegemony, bá quyền chính trị – ND) của tầng lớp tinh hoa chính trị.
Cho đến nay, các phong trào trên mạng đã khá thành công trong việc bóc trần động cơ xấu của những chính trị gia muốn kiểm duyệt Internet, tuy nhiên vẫn chưa ngăn được chính quyền thực thi những chiến dịch và đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng. Dường như chính quyền các nước Đông Nam Á đã rất chủ động nghiên cứu luật về Internet trong khu vực và tích cực trao đổi kinh nghiệm kiểm soát hiệu quả sức mạnh tiềm ẩn đáng sợ của Internet. Đã đến lúc cư dân mạng ở Đông Nam Á phải chống lại khuynh hướng gây xáo trộn mang tính khu vực này bằng chính các phong trào hoạt động trên mạng của họ.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012 – Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á(Diplomat/ Ba Sàm).
- Freedom House: Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia hạn chế tự do Internet (RFI). - Việt Nam sẽ khó vào Hội đồng Nhân quyền LHQ? (RFA). - Bản án cho 3 người hay cho cả chế độ? (DLB). – Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi thư cho ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle xin can thiệp cho các blogger (Trúc lâm Yên Tử).
- Ls. Lê Quốc Quân bình luận về phiên tòa xử 3 TNCG tại Nghệ An (Chuacuuthe).
- An ninh VN đánh phá VRNs và bôi nhọ các linh mục DCCT (Chuacuuthe).
- HRW bác bỏ tuyên bố của Việt Nam về bản án khắc nghiệt đối với 3 blogger (VOA).- Đại-Hội Văn Bút Quốc-Tế Thúc-Giục Chế Độ CSVN Trả Tự-Do Cho Tất Cả Tù Nhân Ngôn-Luận Và Lương-Tâm Việt-Nam(Trúc Lâm Yên Tử).
- Nguyen Tan Dung is hell-bent on getting Vietnamese dissidents in line (NamViet Times).- Đề nghị làm rõ vụ việc hai phóng viên bị hành hung (TTXVN). – Thanh tra vào cuộc vụ đe dọa phóng viên (PLTP).
- Việt Nam bác bỏ chỉ trích của thế giới về bản án đối với 3 blogger (VOA). - Sự đánh lận xuyên tạc sự thật(CAND).- Giới trẻ VN nghĩ gì về bản án của 3 blogger (RFA). “- Nguyễn Hưng Quốc: Thông điệp của chính phủ Việt Nam: ‘Tự do cái con c’ (VOA’s blog). - Lê Quốc Tuấn – Ý nghĩa mang tầm thời đại của hai chữ Tự Do (x-café).
- Nhựt kí đời tui (pro&contra). - Làm việc với an ninh 26/09/2012 (FB Mẹ Nấm/ DLB). - Cơn sóng đòi tự do dân chủ (Người Việt). Kỷ niệm 63 năm Quốc khánh Trung Quốc (SGGP).
- Video: Cướp giật “Phiên tòa phúc thẩm” 3 Thanh niên yêu nước (NVCL/ nnamviet). Giáo dân đấu tranh để vào phiên tòa “Công khai” xử 3 Thanh niên yêu nước (NVCL/ nnamviet). – Mưa ở thành Vinh (Người Buôn Gió). - Thêm nhiều Video và Hình ảnh mô tả cụ thể phiên tòa xét xử phúc thẩm 3 Thanh Niên Công Giáo sáng nay tại Nghệ An (TNCG). =>
- Kết quả phiên toà phúc thẩm xử 3 thanh niên Công giáo (RFA). – Việt Nam y án các nhà hoạt động Công giáo ở Vinh (VOA). – Y án cho thanh niên Công giáo Nghệ An (BBC). – Tòa án Vinh y án sơ thẩm với 2 trong 3 thanh niên Công giáo (RFI).
- Cha bị cáo Trần Hữu Đức nói lý do kháng án (BBC).
- Luật sư nổi tiếng tiếp tục kiến nghị về phiên tòa xét xử “bí mật” (GDVN).
- Quốc tế sẵn sàng cho Miến Điện vay đến một tỉ đô la (RFI). – Bà Clinton: Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với Miến Điện (VOA). – Mỹ thông báo ý định cho phép nhập khẩu hàng hóa Miến Điện (RFI). - Mỹ cho phép nhập khẩu hàng hóa Myanmar (PLTP). - Tổng thống Myanmar ca ngợi bà Suu Kyi trước Liên Hiệp Quốc (NV).
- Đơn kháng cáo của Ngải Vị Vị bị bác (BBC). – Tòa án Trung Quốc y án nghệ sĩ Ngãi Vị Vị về tội trốn thuế (VOA). – Nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị vẫn bị truy thu khoản thuế khổng lồ (RFI).
- Quyền lực chính trị tại Trung Quốc : Một thế giới kín như bưng (RFI).
- Bên trong khách sạn chọc trời ở Bình Nhưỡng (VNN).
Cây vợt tennis Anh bị mất cắp tiền ở VN
- Nga phát hiện 163 thợ may lậu VN (BBC). – Số phận công nhân về nước trước thời hạn (RFA). – Bình Dương: Gần 2.000 công nhân ngộ độc thực phẩm (VNN). – Nhà nưóc cộng sản đã xây dựng thành công chủ nghĩa vô sản cho công nhân Việt Nam: Đau đáu những giấc mơ – Hãy nắm tay nhau và cùng chia nhau nỗi thống khổ của người lao động (DĐ Công nhân). – Trở lại Tân Tiến – Chương Mỹ (Người Buôn Gió). – Việt Nam có tên trong danh sách vi phạm lao động trẻ em (VOA).
- - Gần 1000 người dân ngắc ngoải sống trong ô nhiễm giữa Thủ đô (DT).-- Đất vàng trụ sở các bộ, ngành: Sẽ đấu giá một số vị trí di dời (LĐ).
- Nguyên quan chức QH: “Bộ trưởng hứa xong rồi để đó thì ai cần đến” (GDVN).
- Khánh Ly vẫn sẽ hát ở Việt Nam? (BBC). - Nguyễn Ngọc Già – Tản mạn về Khánh Ly (Dân Luận). – Đỗ Trung Quân: BAO GIỜ “TRÊN CÀNH KHÔ HOA NỞ” (Huỳnh Ngọc Chênh). - Khánh Ly chuẩn bị cho ngày về (VNE). - ‘Chắc chắn Khánh Ly sẽ về Việt Nam biểu diễn’ (GDVN). – Bao giờ Khánh Ly về hát ở Việt Nam? (BBC). – Khánh Ly không hát tại Việt Nam trong tháng 11 (Người Việt). - Khánh Ly (Nguyễn Thông). – Khánh Ly: ‘Chống đối cũng là tự nhiên’ (BBC).- Khánh Ly hát tại quê nhà: nhiều thông tin trái ngược (TT).
- Gần 1.000 kiều bào dự hội nghị người VN ở nước ngoài (TN), - “Tại sao bây giờ tôi mới trở lại Việt Nam?” (Infonet).- Người Việt thành nghị sĩ: Vị thế cộng đồng tại Canada được công nhận (RFI).
- Kỳ 4: Mời bạn đọc download tiếp Phong hóa và Ngày nay; Kỳ 5: Mời bạn đọc download tiếp Phong hóa và Ngày nay (boxitvn).
- Hoàng Hưng: Danh Võ, nghệ thuật và chính trị (boxitvn).
- Công dân Việt Nam được phép đến Tây Tạng (SGTT).
- Lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân: Quá khó! (LĐ).
- Chưa xác nhận vi rút gây bệnh SARS mới lây từ người sang người (TN).
- Chất độc hại trong đồ chơi: Hại đến cỡ nào? (SK&ĐS).
- Hàng ngàn công nhân Bình Dương ngộ độc thực phẩm (TT).
- Phát hiện 3 cây xăng cài phần mềm gian lận (DV). - Nhân viên Techcombank tố bị tài xế xe buýt đánh chảy máu mồm (GDVN). - Làm tiền trên hài cốt: Công an vào cuộc điều tra (NLĐ). - Hoa hậu ‘Quý bà thành đạt’ bị dọa giết (TP). - VỤ KHIẾU KIỆN VỚI “QUÝ BÀ THÀNH ĐẠT”: Bộ Công an khẳng định vụ việc là tranh chấp dân sự (LĐ).
- Cuộc sống trong ngôi nhà 2,5 m2 (VNE).
- Thuốc “hồi xuân” hay “hại xuân”? (NLĐ). – Khi đàn ông đi nạo phá thai?! (NĐT).
- THỒ HÀNG LÊN BIÊN CƯƠNG (Mai Thanh Hải).
- Giải cứu 4 cá thể Cheo Cheo trong quán nhậu (DT). – Tê giác một sừng ở Ấn Độ vừa bị giết dã man (ĐV).
- Nhiều sai phạm trong đề án kiên cố hóa trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên ở Gia Lai (CAND).
- Quảng Trị: Xử lý dứt điểm hai vụ nổi cộm ở Viện KSND và BCH Bộ đội Biên phòng (LĐ). – Vòng hoa viếng tang: Chỉ nên vận động (PLTP).
- Lê Diễn Đức: Tướng Nhanh về vườn nhưng vẫn bốc phét (DLB). - Coi chừng ‘rắn vuông’!
- VnExpress có truyền thống sản xuất và truyền bá văn hóa đồi trụy (Chu Mộng Long). - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ mừng nhà viết kịch Học Phi 100 tuổi (SGGP). Đại hội đại biểu Đoàn TNCS HỒ Chí Minh tỈnh Tiền Giang: Anh Trần Thanh Nguyên tái đắc cử bí thư tỉnh đoàn.
- VỤ CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA BỊ KIỆN: Hoãn phiên sơ thẩm vì lý do hy hữu (LĐ). – Chủ tịch tỉnh kêu gọi DN ghi âm cán bộ vòi vĩnh (TP). – “Sẽ có nhiều ý kiến phản đối con số 9 triệu”. - Kháng nghị bản án sơ thẩm: Vẫn còn nhiều “sạn” (PLTP). - Phạt năm công ty góp phần gây ngập. - CẤP, ĐỔI CMND THEO MẪU MỚI: Bộ Tư pháp vẫn chưa có ý kiến(NLĐ).
- Hàng ngàn căn hộ tái định cư chờ sổ đỏ (TP). - Nhận nền nhà sau gần 10 năm tạm cư (SGTT).- Vụ chết người tại công an huyện Bù Đốp, Bình Phước: Bảy đối tượng đập phá trụ sở công an lãnh 106 tháng tù (TT).