Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Trung Quốc có thể chặn internet của Việt Nam?

--“Các nhà mạng lớn Việt Nam dùng công nghệ Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử”
"Có vấn đề là các nhà mạng lớn của Việt Nam sử dụng công nghệ viễn thông Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử để lại, do chính sách, chiến lược ban đầu chưa đồng bộ, rồi do Luật Đấu thầu còn hạn chế, nhất là về giá thành và cách tiếp cận linh hoạt của các hãng viễn thông Trung Quốc", Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói.



Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.

Cùng BizLIVE điểm lại các phát ngôn ấn tượng trong tuần qua:

“Bây giờ có mong muốn là Tổng bí thư phải ‘đánh trống’ liên hồi”


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội tại UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngày 6/8.

Nhiều ý kiến cử tri cho rằng, những vụ việc như ở Bộ Công thương cần làm rõ trách nhiệm để xử lý đến cùng. Tại sao để xảy ra vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đề nghị cần rà soát tiếp tục.

Trả lời cử tri, Tổng bí thư nói: “Xin báo cáo với các bác, các anh, chị, đây là lĩnh vực rất quan trọng nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp như tôi đã nói nhiều lần. Bởi đây là cuộc đấu tranh trong nội bộ, trong mỗi con người, giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực. Nó liên quan đến lợi ích, đến danh dự của mỗi con người, mỗi đơn vị, không dễ tí nào”.

“Gần đây chúng ta làm tiếp một số vụ được dư luận hoan nghênh. Vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ là một ví dụ, còn liên quan nhiều thứ lắm. Như tôi đã nói nhiều lần, phải có bước đi chắc chắn, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả và giữ cho được ổn định để phát triển.

Việc này liên quan đến việc khác. Có người muốn Tổng bí thư phải đánh trống liên hồi đi, không chỉ đánh nhát một, làm đến cùng đi. Nhưng thế nào là làm đến cùng? Phải tính toán chặt chẽ, chắc chắn” - Tổng bí thư nhấn mạnh.

“Tìm người tài chứ không phải tìm người nhà”


Tại phiên họp Chính phủ hôm 1/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ trưởng khẩn trương xây dựng quy chế làm việc của từng bộ, ngành; trong đó phải chỉ rõ quy trình, thời gian xử lý công việc, minh bạch trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân, không né tránh trách nhiệm.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ nhiệm kỳ này phải làm việc với tinh thần Chính phủ kiến tạo, tập trung xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật. Các bộ trưởng phải tăng cường phối hợp, có trách nhiệm, không để xảy ra tình trạng cái gì cũng đưa lên Thủ tướng

Để làm được điều này, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chú trọng đến công tác cán bộ, phân công đúng người, đúng việc, tạo môi trường công tác tốt để mọi cán bộ phát huy được năng lực, sở trường.

Ông yêu cầu phải đổi mới công tác cán bộ, chấn chỉnh việc tuyển chọn, bổ nhiệm. “Tổ chức các cuộc thi tuyển là để tìm người tài chứ không phải tìm người nhà”, Thủ tướng nói.

“Các nhà mạng lớn Việt Nam dùng công nghệ Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử”


Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ hôm 2/8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết: Đúng là có thực trạng các nhà mạng lớn sử dụng thiết bị Trung Quốc và có khả năng thiết bị công nghệ đó có lỗ hổng. Như gần đây chúng ta biết các thiết bị đầu cuối như PC, laptop của Lenovo vừa qua phát hiện rủi ro mất an toàn thông tin và xâm phạm quyền riêng tư của người sử dụng.

“Có vấn đề là các nhà mạng lớn của Việt Nam sử dụng công nghệ viễn thông Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử để lại, do chính sách, chiến lược ban đầu chưa đồng bộ, rồi do Luật Đấu thầu còn hạn chế, nhất là về giá thành và cách tiếp cận linh hoạt của các hãng viễn thông Trung Quốc”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, chúng ta phải thừa nhận mặc dù có một số rào cản và hạn chế, một số hãng công nghệ Trung Quốc vẫn đang vượt lên trở thành hãng đứng đầu về công nghệ thông tin và viễn thông.

Chính vì vậy, doanh thu của họ trên thế giới không ngừng tăng. Nổi bật trong bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu tốt nhất 2015 của Interbrand công bố có cả những hãng của Trung Quốc.
MẠNH NGUYỄN-
-Trung Quốc có thể chặn internet của Việt Nam? (TN 3-8-16)
Với việc tuyến cáp quang biển hay gặp sự cố, các nhà mạng Việt Nam đã mở rộng kết nối internet đi quốc tế bằng các tuyến cáp quang đất liền, trong đó có một số tuyến đi trực tiếp qua Trung Quốc.

Tuyến cáp quang có thể bị khai thác dữ liệu

Trao đổi với Thanh Niên, một chuyên gia viễn thông cho biết hiện nay ngoài các tuyến cáp quang biển quốc tế, Việt Nam còn có thêm một tuyến cáp quang đất liền đi qua Trung Quốc có dung lượng khoảng 120 Gbps. Tuyến cáp quang này nối từ tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc đến hai trạm ở Việt Nam và từ Việt Nam nối với các nước ASEAN. Hiện tại, Việt Nam cũng đang chuẩn bị xây dựng thêm một đường cáp thứ hai nối qua đất liền với quốc gia này.



Internet đi quốc tế tại Việt Nam chủ yếu được truyền từ các tuyến cáp quangẢNH: FBEAGROUP

Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) cho biết hiện nay hệ thống cáp quang Việt Nam nối với quốc tế có hai trục chính là trên biển và đất liền. Trong đó, đất liền đúng là có đường cáp quang nối trực tiếp với Trung Quốc.
Theo chia sẻ của ông Hải thì đường cáp quang chạy qua Trung Quốc có thể bị khai thác dữ liệu. Tuy nhiên, về nguyên tắc thì đó là vấn đề kỹ thuật rất phức tạp mà chỉ có cơ quan tình báo mới có thể thực hiện được.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách bộ phận An ninh mạng của Bkav, cho biết hiện nay Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có đường cáp quang trên biển, trên đất liền, kênh vệ tinh... Việc sử dụng kênh nào sẽ là bài toán mà đơn vị đầu tư lựa chọn để giải quyết tính kinh tế, dự phòng và ổn định mạng lưới.
Về mặt kỹ thuật, đường truyền cáp quang đi trên biển hay đất liền thì nguy cơ bị can thiệp (theo dõi), thay đổi là như nhau, chỉ khác một điều là trên đất liền thì điều kiện để thực hiện việc này dễ dàng hơn nhiều, ông Tuấn Anh chia sẻ.
Trung Quốc có thể chặn kết nối đi internet quốc tế tại Việt Nam?
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, đối với quản lý về mặt mạng lưới viễn thông, các vấn đề trục trặc xảy ra có thể do đứt cáp hoặc lỗi đường truyền quốc tế. Tuy nhiên, việc Trung Quốc chặn internet làm ảnh hưởng đến Việt Nam hay quốc gia khác cần phải xem xét kỹ lưỡng vì hiện tại cáp quang kết nối như những con kênh đào, mạng cũng có kênh dẫn thông tin tương tự như vậy.
"Một quốc gia không thể làm được riêng đường cáp mà chung nhau có thể trên 1-2 sợi quang, sau đó chia nhiều kênh khác nhau. Do đó, việc chặn kênh này kênh kia không làm ảnh hưởng đến nước mình. Nếu Trung Quốc chặn kênh Facebook, Twitter… thì chỉ chặn của nước họ. Còn nếu chặn của nước khác thì không thể được”, ông Hải khẳng định.



Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc tế Athena chia sẻ về những lo ngại khi sử dụng tuyến cáp quang trên đất liền qua Trung QuốcẢNH: NVCC







Trường hợp Facebook đôi khi không truy cập được ở Việt Nam còn có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những lý do chính không thể truy cập được lại xuất phát từ việc chính các nhà cung cấp internet trong nước



Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc tế Athena



Trao đổi với Thanh Niên, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc tế Athena, cho biết việc tuyến cáp quang đi qua Trung Quốc khó có thể xảy ra việc nước này tự ý thực hiện chặn các kênh đi internet từ Việt Nam (chặn Facebook, Twitter hay các trang web quốc tế) vì nó sẽ vi phạm luật của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Tuy nhiên, có khả năng Trung Quốc sẽ bóp lại băng thông đi qua tuyến này, làm lưu lượng đi internet quốc tế hoạt động không ổn định hoặc trong trường hợp xấu hơn khi hai nước có xảy ra tranh chấp, có thể Trung Quốc sẽ ngắt kết nối tuyến cáp quang qua khu vực mình quản lý, điều này sẽ dẫn đến việc internet đi quốc tế qua tuyến này bị ngưng hoạt động.

Ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ của FPT Telecom, cho biết các tuyến cáp đất liền tại Việt Nam kết nối với Trung Quốc có thể kết nối với các dịch vụ tại Trung Quốc hoặc chỉ đi qua và kết nối tới những điểm xa hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Các tuyến cáp kết nối với các dịch vụ tại đâu thì sẽ phải tuân thủ pháp luật của nước đó. Mạng internet là mạng mở và truyền tải nhiều loại thông tin, trong đó có những thông tin có thể dễ dàng đọc được bằng cách chặn bắt gói tin nhưng cũng có những thông tin đã được mã hóa theo những tiêu chuẩn phức tạp không dễ gì giải mã được.
Tương tự, một chuyên gia viễn thông chia sẻ với Thanh Niên việc đưa tuyến cáp quang trên biển chứa mọi thông tin internet trong nước đi qua một nước khác như Trung Quốc về mặt nguyên tắc, khi có sự thỏa thuận giữa hai quốc gia về cáp internet đi ngang sẽ có những quy định cụ thể về mặt pháp lý. Do đó theo lý thuyết Trung Quốc sẽ bảo vệ hạ tầng cơ sở này chứ không phá hoại, hay lợi dụng khai thác dữ liệu mật.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo, trong các báo cáo gần đây của tổ chức bảo mật uy tín trên thế giới, các cuộc tấn công quy mô quốc gia về malware đều xuất xứ từ Trung Quốc. Do đó, mỗi doanh nghiệp phải nâng cao ý thức về bảo vệ hệ thống, ý thức về an toàn thông tin, tùy thuộc vào quy mô hệ thống/hạ tầng công nghệ thông tin, khả năng tài chính, trình độ công nghệ hiện có của tổ chức/doanh nghiệp mà có những giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật phù hợp không chỉ khi sử dụng tuyến cáp này.

Đâu là biện pháp bảo vệ?

Theo ông Võ Đỗ Thắng, dữ liệu đi qua tuyến cáp quang Trung Quốc nếu đã được mã hóa thì chỉ có thể xem được lưu lượng truyền đi và không xem được dữ liệu bên trong là gì. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn thì các nhà mạng cần nên sử dụng nhiều tuyến cáp quang khác nhau nối với internet đi quốc tế, thay vì chỉ tập trung vào một số ít các tuyến cáp nhất định.
Trong trường hợp nếu tuyến cáp quang gặp vấn đề về an ninh hoặc có sự xâm nhập trái phép, có thể chuyển hướng dữ liệu sang các tuyến cáp quang khác. Tốt nhất là nên hạn chế các tuyến cáp quang qua Trung Quốc, ông Đỗ Thắng chia sẻ.
Ông Vũ Anh Tú cho rằng để thông tin đảm bảo tính bí mật tốt hơn, thì các nhà mạng cần phải thực hiện các giải pháp mã hóa thông tin từ đầu, tạo các kênh VPN bằng các giải thuật như AES, PGP hoặc ứng dụng Public Key Infrastructure.
Đối với người dùng truy cập internet đi quốc tế, cần thực hiện một số cách thức cơ bản để tự bảo vệ dữ liệu của mình. Cụ thể:

- Khi sử dụng các dịch vụ mà dữ liệu cần bảo vệ (mật khẩu, dữ liệu quan trọng...) cần luôn sử dụng các dịch vụ có mã hóa như có kênh mã hóa thể hiện bằng kết nối HTTPS màu xanh trên trình duyệt.

- Hạn chế thực hiện các giao dịch quan trọng như giao dịch ngân hàng, chứng khoán... ở các kết nối mạng công cộng như quán cà phê, sân bay...


- Ưu tiên sử dụng các biện pháp xác thực mạnh như OTP, chữ ký số. Giải pháp tốt nhất hiện nay vẫn là sử dụng chữ ký số.


Hệ thống internet đi quốc tế tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các tuyến cáp quang biển và đất liền. Trong đó, hệ thống cáp quang biển cập bờ tại Việt Nam bao gồm:
- Tuyến cáp quang biển SMW-3 sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang (DWDM) có tổng dung lượng hệ thống 320 Gbps nối liền Việt Nam với hơn 30 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, trải dài từ Nhật Bản, Hàn Quốc qua Trung Quốc, Đông Nam Á tới châu Âu trong đó có một số nước, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên kết nối là Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, tuyến SMW-3 cập bờ tại Đà Nẵng.
- Tuyến cáp quang biển AAG là tuyến cáp đầu tiên kết nối giữa Đông Nam Á và Mỹ, sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang (DWDM), nối liền Việt Nam với các nước vùng, lãnh thổ Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Hồng Kông, Philippines và Mỹ. Cập bờ tại Vũng Tàu, tuyến AAG có tổng dung lượng 29,5 Tbps đang được tiếp tục mở rộng thêm trong thời gian tới. Đây cũng là tuyến cáp quang được sử dụng nhiều nhất hiện nay và trong thời gian vừa qua hay xảy ra sự cố bị đứt cáp.



Sơ đồ tuyến cáp quang biển AAGẢNH: VNPT

- Tuyến cáp quang biển APG kết nối giữa các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam và Singapore. Tuyến APG cập bờ Đà Nẵng với dung lượng thiết kế lên tới 43,8 Tbps. Theo thông tin từ VNPT, dự án xây dựng tuyến cáp này khởi công từ tháng 5.2009, đang triển khai đúng lịch trình và dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2016.
Ngoài tuyến cáp quang biển, thì nhiều nhà mạng còn đang sử dụng hệ thống cáp quang đất liền qua biên giới, kết nối trực tiếp với nhiều đối tác khác nhau của Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trong đó, có hệ thống cáp quang biên giới Việt Nam - Trung Quốc (CSC) kết nối trực tiếp với các nhà khai thác viễn thông lớn của Trung Quốc với tổng dung lượng trên 120 Gbps.
Ngoài ra, các nhà mạng còn sử dụng hệ thống cáp quang biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia, kết nối trực tiếp với hầu hết các nhà khai thác viễn thông lớn của Lào và Campuchia với tổng dung lượng hơn 200 Gbps.





Thành Luân - Anh Vũ

Hệ thống cáp ngầm kết nối mọi người trên thế giới 'khủng' ra sao?

Gặp sự cố liên tục, AAG sẽ bị thay thế trong năm sau

Tại sao cáp quang biển AAG tại Việt Nam hay bị đứt?
Tại sao các website Việt Nam dễ dàng bị tin tặc 'hạ gục'?
Với việc hàng loạt website Việt Nam liên tục bị tin tặc tấn công trong thời gian vừa qua, một câu hỏi đặt ra là tại sao những trang web này lại dễ dàng bị xâm nhập đến thế.

Trang web của Vietnam Airlines nghi bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Trang web chính thức của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa bị tin tặc tấn công làm thay đổi giao diện trang chủ.




- TQ xây mạng thông tin trái phép trên đảo Việt Nam (TTXVN).

Theo Tân Hoa xã ngày 13/9, nhằm thúc đẩy bao phủ hiệu quả mạng lưới thông tin tại các đảo và vùng biển thuộc cái gọi là "thành phố Tam Sa," Cục Quản lý Thông tin tỉnh Hải Nam đang tiến hành xây dựng dự thảo "Quy hoạch các hạng mục xây dựng mạng thông tin thành phố Tam Sa."

Đây là bước đi mới nhất trong một loạt các hoạt động thời gian qua của phía Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Theo quy hoạch kể trên, tỉnh Hải Nam sẽ xây mới 51 trạm thông tin tại các đảo, 104 trạm trên các tàu và 8 tuyến cáp quang vượt biển. Hiện nay, quy hoạch này đang trong quá trình chỉnh sửa hoàn thiện.


Cục trưởng Cục quản lý thông tin tỉnh Hải Nam, ông Tiết Lương Yên ngang nhiên tuyên bố việc hoàn thiện bao phủ mạng lưới thông tin hải dương "thành phố Tam Sa" sẽ giúp đảm bảo thông tin cho các hoạt động du lịch, nghề cá tại địa phương, có thể phục vụ tốt hơn cho đời sống và phát triển kinh tế của quân đội, nhân dân trên địa bàn "thành phố Tam Sa."

Được biết, việc vận hành thương mại mạng di động, điện tín, trạm thông tin và trung tâm Internet hiện đã bao phủ diện tích bán kính 70 km xung quanh đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và toàn bộ 7 đảo Trung Quốc chiếm đóng và khu vực phụ cận thuộc vùng biển Trường Sa của Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 22/7, Công ty truyền thông mạng liên hợp China Unicom Hải Nam đã đưa vào hoạt động trái phép Trạm thu phát sóng di động (BTS) 3G trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hôm 19/7, cơ quan khí tượng tỉnh Hải Nam cũng thông báo đã có các thiết bị quan trắc khí tượng bằng radar thế hệ mới trên mặt đất và trên không tại đảo Phú Lâm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển./.

Point of no return in the South China Sea (Asia Times 13-9-12) 

***************
-Khánh thành tuyến cáp quang xuyên biên giới Việt - Trung(VnMedia)13/09/2012 - - Chiều 12/9, lễ khánh thành tuyến cáp quang xuyên biên giới Việt-Trung đã diễn ra trọng thể ngay tại trụ sở của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Lãnh đạo Tập đoàn VNPT và China Mobile cắt băng khánh thành tuyến cáp quang biên giới Việt-Trung.
Việc ra đời tuyến cáp quang xuyên biên giới không chỉ đánh dấu sự khởi đầu hợp tác giữa hai Tập đoàn VNPT với China Mobile mà còn nhằm cung cấp hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của 2 nước.
Phát biểu tại lễ khai trương, ông Phạm Long Trận - Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT cho hay, VNPT là nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông - CNTT hàng đầu tại Việt Nam. VNPT cung cấp các dịch vụ đa dạng dựa trên hạ tầng mạng hiện đại, đồng bộ với các công nghệ mới nhất với vùng phủ sóng rộng khắp. Với mục tiêu trở thành một trong hai mươi nhà khai thác lớn nhất viễn thông khu vực Châu Á từ nay đến năm 2020, VNPT đã xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. VNPT mong muốn hợp tác với các đối tác láng giềng để mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế. Việc hợp tác này là bước khởi đầu quan trọng trong sự phát triển của hai Tập đoàn, để mang lại lợi ích cho khách hàng hai nước.
Theo kế hoạch, tuyến cáp quang xuyên biên giới Việt-Trung được triển khai làm hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, tuyến cáp quang được triển khai dựa trên công nghệ truyền dẫn SDH với tốc độ 10Gb/giây. Giai đoạn thứ hai dự kiến sẽ nâng cấp lên 40Gb/giây, sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang (DWDM).
Ông Li Yue - Tổng giám đốc Tập đoàn China Mobile hy vọng việc hợp tác này sẽ mang lại nền tảng tốt trong hợp tác kinh doanh giữa China Mobile và VNPT thời gian tới.
Để minh chứng cho hoạt động thông suốt của tuyến cáp quang xuyên biên giới Việt Trung, buổi lễ khai trương đã được truyền hình hội nghị ngay trên tuyến cáp quang với đầu cầu tại chi nhánh China - Mobile Quảng Tây.-Khánh thành tuyến cáp quang xuyên biên giới Việt - Trung

*****************

(Financial Times)-Six Chinese state vessels are involved in a stand-off with Japanese authorities after entering territorial waters near the Japanese-controlled Senkaku/Diaoyu islands amid heightened tensions over the disputed group
Tiết lộ kế hoạch mua đảo của chính phủ Nhật (PLTP).   – Trung Quốc tập trận rầm rộ “đe” Nhật Bản (NLĐ).  - Trung Quốc sẽ đánh chiếm Senkaku/Điếu Ngư ?  (TN).  - “Hải quân Trung Quốc không phải đối thủ của Nhật” (TTXVN).  - 27 tàu chiến Trung Quốc gây hấn, diễn tập ở Trường Sa(VTC). - Trung Quốc sẽ thường kỳ tuần tra quần đảo Senkaku (TTXVN).  - Đài Loan cử tàu bảo vệ ngư dân tại biển Hoa Đông (NLĐ).  – Đài Loan điều hai tàu tuần duyên đến vùng Điếu Ngư/ Senkaku (RFI).   – Bắc Kinh cảnh cáo tranh chấp biển đảo tác hại đến thương mại Nhật-Trung (RFI).  - Dân Trung Quốc lại biểu tình chống Nhật Bản (VOA).
Trung Quốc, Đài Loan bác bỏ việc Philippines đổi tên Biển Ðông (VOA).
Mỹ lên án TQ ‘ức hiếp láng giềng’ (BBC).  – Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ: Thông qua nghị quyết lên án Trung Quốc (PLTP).
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam: Đàm phán hòa bình mọi tranh chấp trên biển Đông(SGGP).  – Singapore đạt ‘thành tựu vĩ đại’(BBC).
The Diplomat ,10-9-2012
Trần Ngọc Cư dịch
 Zbigniew Brzezinski là Cố vấn An ninh Quốc gia của Chính quyền Jimmy Carter từ năm 1977 đến năm 1981. Trong thời gian ông giữ chức vụ này, Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và chấm dứt việc nhìn nhận Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan). Ông cũng là một trong những quan chức cấp cao đã chào đón cuộc thăm viếng lịch sử của Đặng Tiểu Bình tại Mỹ vào đầu năm 1979, và sau đó Đặng đã phát động cuộc Chiến tranh biên giới, rêu rao rằng để “dạy Việt Nam một bài học”. Cũng như Henry Kissinger, sự nghiệp chiến lược của Brzezinski là tạo một liên minh Mỹ – Trung để kiềm chế sự bành trướng của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, và liên minh này đã chi phối sâu sắc viễn kiến của Kissinger cũng như của Brzezinski đối với tình hữu nghị Mỹ – Trung mà hai ông thường bênh vực. Thậm chí gần đây, Brzezinki còn nói đến việc thành lập một G-2 (nhóm quốc gia gồm có hai nước là Mỹ và Trung Quốc)  [Xin đọc thêm "The G-2 Mirage" (Ảo ảnh G-2) của Elizabeth Economy" ].
Vì tiêu chí chuyển tải thông tin đa chiều, chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc bài phỏng vấn sau đây.
Bauxite Việt Nam
Trợ lý Biên tập viên Zachary Keck của The Diplomat đã tọa đàm với cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski để thảo luận về vai trò của Mỹ trong các vấn đề thế giới, về tình hình địa chính trị đang chuyển biến trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, về tính khả thi của nỗ lực loại bỏ vũ khí hạt nhân, và về các cường quốc đang trỗi dậy ngày càng ảnh hưởng vào sân sau của Mỹ [tức châu Mỹ La tinh, DG].
Trong cuốn Strategic Vision (Viễn kiến chiến lược), ông lý luận rằng trong thế giới ngày nay, không một cường quốc nào có đủ khả năng để thống trị khu vực Á Âu (Eurasia) theo quan niệm nổi tiếng của Harold Mackinder. Nhìn vào ý nghĩa trực tiếp của lý luận này, người ta thấy rằng nó tiêu biểu cho một thay đổi cực kỳ to lớn (tectonic shift) trong chính sách đối ngoại Mỹ. Vì qua một quá trình lâu dài trước khi Washington có thể thực hiện được thế quân bình lực lượng tại khu vực Á Âu, các lãnh đạo Mỹ đã coi việc ngăn chặn không cho phép một bá quyền nào thống trị vùng này như là một yêu cầu chiến lược chủ yếu. Nếu Mỹ không còn quan tâm đến việc bảo vệ “đảo thế giới” của Mackinder [tức khu vực Á Âu] khỏi rơi vào tay của một bá quyền tiềm năng, thì mục tiêu chủ yếu của việc Mỹ dấn thân vào châu Âu và châu Á là gì, nếu ta nhìn về tương lai?
Mục tiêu chính của việc Mỹ dấn thân vào châu Âu và châu Á phải là, để hậu thuẫn một thế quân bình nhằm ngăn cản không cho bất cứ một cường quốc nào hành động một cách quá quyết đoán đối với các nước láng giềng của nó. Trong tương lai trước mắt, dù sao đi nữa, không thể có một cường quốc duy nhất nào nắm được thế ưu việt quân sự để quyết đoán cung cách bá quyền của mình trên một đại lục đa dạng, phức tạp, và lắm vấn đề như khu vực Á Âu. Việc Mỹ có quan hệ mật thiết với châu Âu, nhưng đồng thời phải duy trì một quan hệ đối tác phức tạp với Trung Quốc và một liên minh với Nhật Bản, sẽ tạo cho Mỹ những điểm tập trung cần thiết trong một cuộc dấn thân chiến lược, nhằm duy trì một thế quân bình tương đối ổn định dù có tế nhị trên khu vực gọi là “hòn đảo thế giới”.
Trong cuốn sách, ông nói rằng Mỹ phải đóng vai trò của một trọng tài trung lập giữa các cường quốc châu Á, với ngoại lệ có thể là đối với Nhật Bản. Chính quyền Obama thông thường cũng có để ý đến điều này nhưng gần đây đã tách rời khỏi khuyến cáo của ông bằng cách đưa ra một tuyên bố gay gắt về tình hình biển Nam Trung Hoa [biển Đông Việt Nam], trong đó chỉ nêu đích danh một mình Trung Quốc. Ông có thấy vì lý do gì mà chính quyền Mỹ có hành động này và ông có coi đó là một sai lầm không?
Tôi cho rằng lập trường của Mỹ về tự do thông thương trên biển nói chung là đúng; nhưng gần đây lập trường này đã được theo đuổi một cách vụng về. Đáng tiếc là, bản tuyên bố nói trên đã được đưa ra trong bối cảnh của cái gọi là “xoay trục chiến lược”, với những ngụ ý liên quan tới việc gia tăng sức mạnh quân sự Mỹ tại châu Á, như một phản ứng cần thiết đối với những thực tế địa chiến lược vừa mới xuất hiện tại Viễn Đông. Nói vắn tắt, ta không nên ngạc nhiên nếu phía Trung Quốc cho rằng bản tuyên bố ấy có ngụ ý là Mỹ bắt đầu hình thành một liên minh chống Trung Quốc, một việc mà ở vào giai đoạn này ít ra là còn quá sớm và có nguy cơ trở nên một lời tiên tri tự biến thành hiện thực (a self-fulfilling prophecy).
Trong cuốn Strategic Vision ông đã công khai phản đối mạnh mẽ một liên minh chính thức giữa Mỹ và Ấn Độ, chỉ trích hợp đồng nguyên tử 2006, và nêu ra nhiều thách đố nội bộ mà New Delhi đang gặp phải. Từ lâu ông đã có quan điểm đặc biệt nhất quán về những điều này, nhưng hình như ông rất bất đồng với phần lớn giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, những người đang coi một quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ là tất yếu nằm trong lợi ích quốc gia? Tại sao ông cho họ là sai lầm?
Tôi bất đồng ý kiến với nhiều nhân vật trong cộng đồng đối ngoại Mỹ về nhu cầu phải có một quan hệ hữu nghị vững chắc với Ấn Độ, một quan hệ mà mới nhìn vào là thấy nhắm vào Trung Quốc. Tôi cho rằng Mỹ có thể phục vụ lợi ích của mình cũng như sự ổn định tại Viễn Đông hữu hiệu hơn, bằng cách tránh xa bất cứ một liên minh ràng buộc nào với các cường quốc đang cạnh tranh nhau trên lục địa châu Á. Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng là, sự ổn định tương lai của Ấn Độ, chứ đừng nói chi đến tiềm năng quyền lực của nó, là có vấn đề; và theo quan điểm của tôi, quá nhiều người đã bị mê hoặc bởi sự kiện Ấn Độ có một dân số vĩ đại không kém gì Trung Quốc.
Trong tháng Tám, Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton mở ra một chuyến công du 10 ngày đến châu Phi (mà nhiều người cho rằng) để chống lại ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc tại châu lục này. Trong cuốn Strategic Vision, ông bàn về Mexico, nhưng điều này có thể quảng diễn một cách hợp lý đến những nước khác tại Tây bán cầu, đấy là sự kiện những nước này có quan hệ ngày một gia tăng với Trung Quốc và với các cường quốc đang trỗi dậy khác kết hợp với nhiều vấn đề khác, khiến cho tình hữu nghị Mỹ-Mễ ngày càng trở nên căng thẳng. Căn cứ vào sự kiện địa vị bá quyền của Mỹ tại Tây Bán Cầu đã trở thành mục tiêu bao quát của chính sách đối ngoại Mỹ chí ít kể từ năm 1823, và là một thực tế kể từ năm 1898, liệu Mỹ có đang làm đầy đủ để chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc và các cường quốc đang trỗi dậy khác vào vùng ảnh hưởng truyền thống của mình hay không? Nếu không, thì Mỹ phải làm gì?
Tôi không nghĩ Mỹ cần phải làm “đầy đủ để chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc và các cường quốc đang trỗi dậy khác vào vùng ảnh hưởng của mình” tại Nam Mỹ bởi vì ở giai đoạn này các nước Nam Mỹ rõ ràng có ý định trở nên tự trị hơn trong quan hệ giữa họ với Mỹ. Một chính sách đặt cơ sở trên tiền đề mà tôi vừa trích dẫn sẽ buộc các nước châu Mỹ La-tinh hoặc phải đứng vào hàng ngũ với Mỹ hoặc là chống lại Mỹ, và điều này sẽ không nằm trong lợi ích của Mỹ, nhất là nếu ta căn cứ vào tâm trạng đang thịnh hành và đang chuyển biến của dân chúng trong một số nước châu Mỹ La-tinh.
Từ lâu ông chủ trương đàm phán nghiêm chỉnh với Iran, điều mà chính quyền Obama có ý định thực hiện chí ít vào lúc mới nhậm chức. Tuy nhiên trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu, những cuộc xuống đường phản kháng đã bộc phát tại Tehran tiếp theo sau cuộc bầu cử Tổng thống 2009. Mặc dù chính quyền Obama cho rằng biến cố này đã diễn ra hoàn toàn như một cú sốc đối với họ, nhưng tôi thiết tưởng ông không thấy như vậy, vì năm 2007 chính ông đã tuyên bố rằng Iran là nước có thể đang gặp phải những vấn đề nội bộ nghiêm trọng, một khi người Iran không còn cảm thấy thế giới bên ngoài, và đặc biệt Mỹ, bao vây họ. Ông cũng có kinh nghiệm bản thân trong việc đối phó những cuộc biểu tình tại Tehran. Theo quan niệm của ông, chính quyền Obama đã hành động ra sao trong việc phản ứng lại các cuộc biểu tình tại Iran năm 2009? Ông nghĩ gì về cuộc nổi dậy này về sau đã lan khắp phần lớn thế giới Ả-rập?
Tôi không thấy Mỹ có nhiều tự do hành động trong việc phản ứng lại những biến động ởIranvà nói rộng hơn ở Trung Đông. Những biến cố này tự bản thân đã có liên quan với sự thay đổi xã hội ở trong khu vực, nhất là có liên quan với hiện tượng thức tỉnh chính trị của đại đa số tầng lớp trẻ. Về điểm này, luận điệu được sử dụng bởi nhiều người phát ngôn tham gia vào các biến cố này có khuynh hướng dân chủ, mặc dù dân chủ không nhất thiết là mục tiêu đích thực của những nguyện vọng chính trị quần chúng. Những nguyện vọng này vốn có gốc rễ trong những căm thù lịch sử, trong phân biệt đối xử xã hội, trong ganh tị tài chính, hay chỉ thuần túy thất vọng mà thôi. Kết quả là, các biến động này có xu thế tạo ra một chủ nghĩa dân túy có tính quyết đoán (assertive populism), mà ta không nên lẫn lộn với nỗ lực định chế hóa các tiến trình dân chủ sắp diễn ra.
Nhiều nhà ngoại giao nổi tiếng nhất của Mỹ, kể cả nhiều người đồng thời với ông, đã dứt khoát chấp nhận việc hũy bỏ vũ khí hạt nhân. Trong cuốn Strategic Vision, ông bàn khá dài về những mối nguy tiềm tàng do việc gia tăng số nước có vũ khí hạt nhân (horizontal proliferation) – đặc biệt từ các nước có vũ khí tương đương với vũ khí hạt nhân (quasi-nuclear weapon states) như Nhật Bản, Nam Hàn, và Đức – cũng như mối nguy do việc gia tăng khả năng của các nước vốn đã có vũ khí hạt nhân (vertical proliferation) từ các nước như Nga, Trung Quốc, và Ấn Độ. Đồng thời, tôi có cảm tưởng ông thiếu nhiệt tình đối với phong trào đòi hũy bỏ vũ khí hạt nhân toàn cầu (global zero movement), mặc dù gần đây thỉnh thoảng ông có dè dặt bày tỏ sự đồng tình với phong trào này. Vì thế, tôi tự hỏi liệu ông có thể nói thêm suy nghĩ của ông về vấn đề này hay không? Chẳng hạn, ông có thấy phương án nào khác dễ thực hiện hơn để ngăn chặn việc bành trướng vũ khí hạt nhân hay không?
Tôi không có tranh cãi nào với phong trào đòi hũy bỏ vũ khí hạt nhân toàn cầu nhưng tôi nghĩ rằng đó là một tiêu chí chỉ được thực hiện từ từ, với sự dần dần lắng dịu của thời đại đầy nhiễu nhương hiện nay, và có lẽ trong một bối cảnh mà các cường quốc chính trên thế giới sẽ nhận thấy việc tham gia hợp tác thật sự nghiêm chỉnh là điều khả thi và có kết quả tích cực.Viễn cảnh cho việc hũy bỏ vũ khí hạt nhân toàn cầu trong ngắn hạn là tương đối mong manh và không mấy hi vọng. Vì thế, tôi thấy không ích chi trong việc hăng hái tham gia một phong trào mà đáng lẽ tôi phải coi là một nguyện vọng tích cực.
Ngoại trưởng Hillary Clinton nhiều lần nói rằng bà sẽ không tiếp tục làm Bộ trưởng Ngoại giao trong một nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Obama. Như vậy, Mỹ có khả năng thay thế người đứng đầu ngành ngoại giao bất chấp kết quả của cuộc bầu Tổng thống vào tháng 11 này. Ai là những người ông muốn đề xuất với vị Tổng thống vừa đắc cử để phỏng vấn cho chức vụ này? Nếu ông không muốn nêu tên họ ra, có lẽ chí ít ông có thể cho biết những đức tính nào mà ông nghĩ là quan trọng nhất cho những ứng viên này?
Tôi không muốn lao vào việc cổ xúy cho một tên tuổi đặc biệt nào vì tôi nghi rằng một sự cổ xúy như vậy do tôi đưa ra thậm chí có thể là phản tác dụng. Có một số người trên chính trường hiện nay, trong đó có một số Thượng nghị sĩ, cũng như những người đang hoạt động trong lãnh vực công, có thể trở thành những ngoại trường rất đầy đủ khả năng. Tuy nhiên, sự lựa chọn này phần lớn tùy thuộc vào cái vai trò mà vị Tổng thống sắp tới dự phóng cho vị Bộ trưởng Ngoại giao của mình: đấy là, liệu người được đề cử vào chức vụ trên sẽ thực sự trở thành người hoạch địch chính sách đối ngoại chủ yếu, hay người được đề cử chỉ được kỳ vọng làm một vị Ngoại trưởng để chăm sóc các quan hệ đối ngoại, với từ “các quan hệ” là quan trọng. Tôi vừa mới xem một số bài phân tích chi li nhưng vớ vẩn khi bàn về bao nhiêu ngàn dặm mỗi một vị Bộ trưởng Ngoại giao đã công du trong những năm gần đây, và điều này cho tôi thấy nhu cầu cần phải phân biệt giữa việc hoạch định chính sách đối ngoại và việc tích cực dấn thân vào các quan hệ ngoại giao.

Nguồn: http://thediplomat.com/2012/09/10/the-interview-zbigniew-brzezinski/2/?all=true

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Phỏng vấn Zbigniew Brzezinski (BoxitVN). - Thẩm phán Canada gốc Việt được bổ nhiệm Thượng nghị sĩ (RFA).
Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 3 (Freeman/ Phạm Nguyên Trường).- Loạt bài về chiến tranh Việt Nam: Chiến tranh và tham nhũng ở Việt Nam (phần 2) (Spiegel/ Phan Ba).
TT Hàn Quốc: “Chắc chắn phải thống nhất Triều Tiên” (NLĐ).
Cựu quan chức cộng sản Hungary bị bắt (BBC).
Sức khỏe của nhà ly khai Cuba tuyệt thực đang nguy kịch (RFI).
Ông Tập Cận Bình tái xuất hiện (TT). - Tập Cận Bình “Đau Lưng” vì bị Tay Chân của Bạc Hy Lai Ám sát hụt? (ĐKN).  – Sự im lặng khó hiểu của Bắc Kinh về việc ông Tập Cận Bình vắng mặt (RFI).  - Truyền thông Trung Quốc đưa tin về ông Tập Cận Bình (VOA).   – Báo Trung Quốc nhắc tên Tập Cận Bình (BBC).  – Các Lãnh Đạo Trung Cộng Triệt hạ Pháo đài Cuối cùng Của Giang (ĐKN). Phe Giang đang trong tầm ngắm bắn của phe Hồ-Tập trong cuộc đua quyền lực

2013 : Thái Lan sẵn sàng hồi hương người tỵ nạn Miến Điện (RFI). – HRW chỉ trích chính sách tị nạn của Thái Lan (VOA).
Lãnh tụ Khmer Đỏ không phải hầu tòa (BBC).  – Tòa án Khmer Đỏ thả bị cáo Ieng Thirith vì bệnh tâm thần (RFI).  – ‘Đệ Nhất Phu Nhân’ Khmer Đỏ được thả vì không đủ sức hầu tòa(VOA).
Campuchia bắt được nghi phạm giết một nhà báo (RFA). – Campuchia xét xử GĐ Đài phát thanh Tổ Ong (RFA).
Dân Miến Điện chống dự án của TQ (BBC).   – Dân Myanmar biểu tình chống dự án mỏ Trung Quốc (NLĐ).
**********************



- Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7) (Infonet).
- GS Tương Lai: “LƯỠI KHÔNG XƯƠNG NHIỀU ĐƯỜNG LẮT LÉO”  (Người Lót Gạch).  - Quốc hội Mỹ tố giác Trung Quốc bắt nạt hàng xóm (VOA). - Quốc hội Mỹ tố Trung Quốc bắt nạt hàng xóm (DT). - “Lưỡi bò” không liếm được Biển Đông (ĐĐK). - Tướng TQ đề nghị ‘chiến tranh không giới hạn’ trên biển Đông (ĐV).
- Philipines lo ngại vì TQ mở rộng du lịch ra đảo của Việt Nam (Sohanews/TTVN).  - Nhiều tỉnh thành dạy chính khóa về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (GD&TĐ).
- Hùng binh Hải đội Hoàng Sa mang theo gì khi đi biển? (VTC/ĐV).
- “Trung Quốc chèn ép láng giềng” (NLĐ).  - Lập trường của Singapore về Biển Đông (ĐV).
-Chuyên gia quân sự: 'Vụ phóng thử DF-41 chỉ là trò bịp'
Tầm bắn hơn 12.000km, có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân tấn công 10 mục tiêu khác nhau, liệu DF-41 có phải là mối đe dọa đối với thế giới?

(ĐVO) Theo Jane's Defence Weeklycuối tháng 7/2012, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên đối với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới mang tên DF-41. 
Loại ICBM mới này được cho là trang bị công nghệ cũng như khả năng hủy diệt ghê ghớm nhất trong kho vũ khí của lực lượng "nhị pháo" Trung Quốc (lực lượng tên lửa).
Tầm bắn của DF-41 được cho  lên đến 12.000km đủ sức bao phủ toàn bộ nước Mỹ. Quan trọng hơn cả DF-41 được trang bị công nghệ MIRV (Multiple independently targetable reentry vehicle - phương tiện tái nhập khí quyển nhiều mục tiêu độc lập) có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân tấn công 10 mục tiêu khác nhau.

Thiết kế "hoàn toàn mới"
Thông số kỹ thuật chính xác của DF-41 vẫn là dấu hỏi lớn. Sự phát triển của loại ICBM chiến lược này được bảo mật thông tin rất chặt chẽ. 
Theo Jane’s Defence Weekly, DF-41 là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy. Tên lửa có chiều dài 15m, đường kính 2m, có trọng lượng 30 tấn. Tên lửa được bố trí trên xe phóng đặc chủng, hoặc đặt trong giếng phóng cố định.
Trung Quốc đã thông qua chương trình phát triển loại ICBM chiến lược này từ năm 1986. 
Trong kho tên lửa đạn đạo của Trung Quốc hiện nay có các loại tầm ngắn như DF-11, DF-15, tầm trung DF-21, và liên lục địa DF-31 vừa được đưa vào sử dụng. Trong đó, DF-31  là1 cơ sở để tiếp tục phát triển ICBM chiến lược đủ khả năng tấn công trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, những hạn chế về công nghệ đã không cho phép Trung Quốc đạt được mong muốn là nhằm nhanh chóng phát triển năng lực răn đe hạt nhân đẳng cấp.
Các loại tên lửa ICBM như DF-31 giải quyết được phần nào về tầm bắn, song chỉ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân duy nhất. Điều này làm cho tên lửa dễ bị vô hiệu hóa bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại như Aegis. (>> chi tiết)
Quá trình thiết kế khí động học và cơ cấu phóng của tên lửa được cho là hoàn thành vào năm 1999,  lúc đầu nhiều nguồn tin cho rằng, DF-41 sử dụng 2 tầng đẩy đầu tiên của tên lửa DF-31 và bổ sung thêm một tầng đẩy thứ 3. Tuy nhiên, thiết kế này sau đó được xác nhận là DF-31A còn DF-41 là một thiết kế hoàn toàn mới.
Dự kiến, DF-41 được thử nghiệm từ năm 2001. Tuy nhiên, sau đó tên lửa được thử nghiệm là DF-31A. Mẫu tên lửa được cho là DF-41 xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc vào năm 2007. Hình ảnh ống phóng đặt trên bệ phóng cơ động hoàn toàn mới, không giống với bất kỳ mẫu tên lửa nào trước đó của Trung Quốc.
Tên lửa được cho là có khả năng phóng lạnh, sử dụng các rocket phụ để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng tới một độ cao nhất định trước khi động cơ chính của tên lửa được khởi động. Cơ chế này tương tự cơ chế phóng của tên lửa ICBM RS-12M Topol của Nga.
DF-41 có là mối đe dọa?Một tên lửa ICBM mang đầu đạn hạt nhân đã tạo ra một mối đe dọa lớn cho bất cứ mục tiêu nào trên trái đất, nhưng với một ICBM có khả năng mang tới 10 đầu đạn hạt nhân tấn công 10 mục tiêu khác nhau thì mối đe dọa không chỉ tăng lên 10 lần.
Để tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn khác nhau nó phải được thiết kế với công nghệ MIRV. Hiện nay trên thế giới chỉ có Nga, Mỹ làm chủ được công nghệ này.
MIRV là công nghệ cực kỳ phức tạp. Sau khi tên lửa tách hết tầng đẩy và đưa đầu đạn chính vượt ra ngoài khí quyển, máy vi tính trên phương tiện mang đầu đạn sẽ thiết lập quỹ đạo riêng cho từng đầu đạn và sử dụng động cơ tên lửa để đưa đầu đạn vào đúng quỹ đạo của nó.
Quá trình này lặp lại cho tất cả các đầu đạn, mỗi đầu đạn có một hệ thống dẫn hướng quán tính riêng, tọa độ của mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi phóng.
Ngoài sự phức tạp của cơ chế tách đầu đạn, việc đưa đầu đạn vào đúng quỹ đạo và tọa độ đã được định sẵn cần có sự hỗ trợ của mạng lưới thông tin liên lạc vệ tinh khổng lồ.
Việc Trung Quốc có thể nâng tầm bắn của các ICBM vượt qua 10.000km không phải là điều ngạc nhiên và quá khó khăn đối với họ. Tuy nhiên, nếu DF-41 được trang bị công nghệ MIRV thì khả năng đe dọa hạt nhân của nó không chỉ với nước Mỹ mà trên toàn thế giới.
Theo một số nguồn tin, CEP (sai số vòng tròn bán kính) của DF-41 khá lớn, từ 700-800m (chỉ số này của các ICBM Nga, Mỹ từ 200-300 mét). Điều này bộc lộ điểm yếu về công nghệ dẫn hướng quán tính của Trung Quốc.

Khi chỉ số CEP lớn, tên lửa buộc phải trang bị các đầu đạn lớn hơn để tăng phạm vi thiệt hại. Điều này đồng nghĩa với việc tên lửa khó có thể mang nhiều đầu đạn. Do đó, khả năng mang 10 đầu đạn của DF-41 chỉ là phỏng đoán.

DF-41 được cho là có lần phóng thử đầu tiên vào ngày 24/07/2012 tại trung tâm thử nghiệm tên lửa tại tỉnh Sơn Đông. 
Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post, chuyên gia phân tích quân sự Andrew Chang người thường xuyên cộng tác với Tạp chí Khán Hòa khẳng định: "Sự phát triển của DF-41 là có thật, song thử nghiệm vào ngày 24/07/2012 hoàn toàn không có".
Vị chuyên gia này cho biết thêm, thông tin về việc thử nghiệm của DF-41 được đăng tải trên Jane's Defence Weekly chỉ là một trò bịp mang tên Thời Báo Hoàn Cầu
Hiện tại, Trung Quốc không đủ khả năng để thực hiện một chu trình bay thử nghiệm đối với ICBM thế hệ thứ 3. 
Ngoài ra, Bắc Kinh vẫn không thể giải quyết hết tất cả các vấn đề kỹ thuật của dự án cho dù nó đã có quãng thời gian phát triển hơn 20 năm. 
Một trong những thử thách lớn nhất là quá trình phân tách đầu đạn của công nghệ MIRV.
Mark Stokes, giám đốc Viện 2049 một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Virginia, Mỹ nhận định: “Tên lửa mới kết hợp một động cơ mới lớn hơn, ổn định hơn so với DF-31” việc phát triển hệ thống động cơ mới sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao hơn.
Mối quan ngại cho các nước trong khu vựcSự phát triển của DF-41 là có thật, thông tin về tầm bắn của DF-41 củng có thể là chính xác, tuy nhiên tên lửa thực sự có công nghệ MIRV với khả năng mang tới 10 đầu đạn hay không vẫn là ẩn số. 
Những thông tin hiện nay về DF-41 đều dựa trên những nhận định của các nhà phân tích quân sự không có gì đảm bảo chính xác hoàn toàn.


Chưa có bất kỳ báo cáo nào về thử nghiệm công nghệ MIRV được tiến hành tại Trung Quốc, nhiều khả năng họ vẫn chưa thực sự sẵn sàng với loại công nghệ cực kỳ phức tạp này. 
Cho dù khả năng thực sự của DF-41 vẫn chưa rõ ràng nhưng với sự phát triển của nó đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có kho tên lửa đạn đạo phong phú trên thế giới từ tầm ngắn, tầm trung đến liên lục địa, trong khi Nga Mỹ chỉ có tầm ngắn và liên lục địa.
Sự phát triển bí ẩn của DF-41 làm dấy lên mối quan ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Nước này nhiều lần tuyên bố “không sử dụng vũ khí hạt nhân trước” nhưng vẫn liên tục phát triển các loại ICBM mới với tầm bắn và công nghệ ngày càng phức tạp.
Một vấn đề quan trọng nữa là Trung Quốc chưa bao giờ công bố một cách rõ ràng về mục đích phát triển các loại vũ khí của mình đặc biệt là những vũ khí chiến lược. Dù công nghệ tên lửa ICBM Trung Quốc không thực sự tinh vi như của Nga Mỹ nhưng sự mập mờ của họ khó có thể khiến các quốc gia khác yên tâm.

Ảnh độc: Tàu đệm khí biến hình Mỹ làm Trung Quốc lo
-Ảnh độc Vũ khí khủng của Nhật và Trung Quốc (Phunutoday) - Tờ Tân Hoa Xã số ra ngày 12/9 đã có bài viết so sánh các loại vũ khí khủng nhất của lực lượng tự vệ Nhật và Giải phóng quân Trung Quốc từ xe tăng, tàu chiến cho đến các loại máy bay chiến đấu….

- Sẽ không xảy ra chiến tranh Trung – Nhật trên biển Hoa Đông (GDVN).  - Cựu “Tổng thống” Đài Loan: Senkaku là của Nhật Bản! (GDVN).  - Đài Loan cử hai tàu tuần tra tới gần đảo tranh chấp (TTXVN).  - Tân đại sứ Nhật tại Trung Quốc bị ngất trên phố (DT).- Philippines đổi tên vùng biển tranh chấp, Đài Loan cũng ‘nổi cáu’(Infonet).
- Đài Loan đang diễn trò gì ở Biển Đông? (Petrotimes). -Đài Loan điều hai tàu tuần duyên đến vùng Điếu Ngư/ Senkaku (rfi)
- Báo Trung Quốc: Bắc Kinh-Tokyo không còn đường lùi trong vấn đề Điếu Ngư (TQ). - Tranh chấp đảo leo thang: Mỹ cảnh cáo Nhật Bản, Trung Quốc (CATP). - TQ: tình hình Nhật- Trung căng thẳng hoàn toàn do Nhật (Sohanews). - Tàu Nhật ‘lượn’ quanh Senkaku, rình Trung Quốc? (Infonet). -Đằng sau việc Trung Quốc phản đối Nhật “mua” Senkaku (Infonet).

































Tổng số lượt xem trang