Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Công an liên tiếp bị tấn công: Uy lực để tự vệ đâu rồi?

-Công an liên tiếp bị tấn công: Uy lực để tự vệ đâu rồi?
09/08/2016,
(VTC News) - Trước tình trạng cảnh sát liên tục bị tấn công manh động, thậm chí bị đánh đến chết khi đang làm nhiệm vụ, nhiều người đặt câu hỏi: Uy lực để cảnh sát tự bảo vệ mình đâu rồi?

Câu chuyện đau lòng thứ nhất, một trung úy công an bị truy sát, đâm chết giữa đường: Khoảng 19h ngày 2/8, trên đường đi làm nhiệm vụ qua thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), trung úy Đỗ Tuấn Hoan (29 tuổi, công tác tại Công an huyện Quốc Oai) bị một nhóm 5 người gồm cả nam lẫn nữ đi trên taxi lao xuống vây đánh chỉ vì không nhường đường cho chúng đi.Khi được người dân đưa cấp cứu, trung úy trẻ đã tử vong do bị nhiều vết thương.
Cơ quan công an đã bắt hai trong ba nghi phạm gây ra cái chết của Trung úy Đỗ Tuấn Hoan là Nguyễn Văn Thùy (trái, 26 tuổi, trú xã Minh Quang, huyện Ba Vì) và Nguyễn Quang Duyên (30 tuổi, ở xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội).

Câu chuyện đau lòng thứ hai, một chiến sỹ công an phường bị đâm trọng thương: Trong lúc làm nhiệm vụ bảo vệ phố đi bộ cuối tuần, chiến sĩ Công an phường Hàng Bông (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) Nguyễn Việt Nam thấy một thanh niên cầm dao đuổi theo nhóm thanh niên. Anh Nam yêu cầu kẻ côn đồ dừng lại thì bị hắn đâm trọng thương.

Theo bạn, vì sao cảnh sát bị tấn công ngày càng nhiều?
Mất đi nhiều uy lực
Sợ không dám sử dụng công cụ hỗ trợ
Luật không nghiêm
Lý do khác
BÌNH CHỌNXEM KẾT QUẢ

Cả hai câu chuyện đều khiến chúng ta xót thương cho hai chiến sỹ công an gặp nạn. Sự ra đi của Trung uý Đỗ Tuấn Hoan và tổn thương của chiến sỹ Nguyễn Việt Nam là không gì có thể bù đắp nổi: Một người vĩnh viễn ra đi; một người để lại vết thương vĩnh viễn trên cơ thể.
Hiện trường vụ chiến sỹ Nguyễn Việt Nam - công an phường Hàng Bông - bị đâm trọng thương. Ảnh CTV/Tuổi trẻ

Ở nước ngoài (và cả ở trong nước), có 2 nghề mà tội phạm, kể cả những tổ chức mafia khét tiếng rất ít khi liều lĩnh động vào, đó là cảnh sát và nhà báo.

Vậy nên, dư luận càng thấy sợ hãi đối với hành vi manh động, liều lĩnh, tàn ác tột cùng của những tên côn đồ. Ở đây không phải là sự chống trả lực lượng thực thi nhiệm vụ nữa, mà chúng nhắm đến việc “xử” những người đang khoác trên mình chiếc áo bảo vệ pháp luật, bảo vệ bình yên của xã hội.

Điều đó có nghĩa là, chúng dám bất chấp tất cả, bất chấp luật pháp, chà đạp lên luật pháp để ra tay lạnh lùng với những người đang mang trong mình trọng trách bảo vệ pháp luật. Những kẻ như thế cần phải bị trừng trị thật nghiêm khắc, cũng là để làm gương cho kẻ khác, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, sự trật tự trị an của xã hội ta.

Nhưng ở mặt khác, cũng cần phải nhìn nhận một thực tế khách quan và đáng buồn: Rõ ràng cảnh sát đang thiếu cả uy lực, thậm chí không dám sử dụng tất cả quyền lực được pháp luật cho phép để bảo vệ chính mình. Có rất nhiều cảnh sát còn không đủ năng lực bảo vệ chính mình. Như thế, thì liệu có còn bảo vệ được cho dân, nhất là những người yếu thế?

Đặt vấn đề này ra không phải là để chê bai bất cứ chiến sỹ cảnh sát nào, nhưng là góp một góc nhìn về một thực trạng nên quan tâm.

Lướt qua các tờ báo mạng, đã từng thấy hình ảnh chiến sỹ cảnh sát giao thông gầy nhom, trông ốm yếu; rồi từng thấy nhiều vụ cảnh sát bị đôi co, hành hung, thậm chí có cảnh sát còn bị đâm, bị đánh và cái giá phải trả đôi khi là cả tính mạng.

Nhưng ở góc độ khác, hiện tượng trên còn thể hiện điều mất mát lớn hơn: Đó là phần nào ảnh hưởng, dù mức độ chưa thể đánh giá, đến hình ảnh oai phong, cứng rắn, mạnh mẽ của lực lượng công an. Nó cũng có tác động nhất định đến dư luận trong cái nhìn về những chiến sỹ công an đang ngày đêm vì sự bình an của xã hội.

Video: Người đàn ông cầm gậy lao vào đánh CSGT


Nhìn rộng ra một chút, ở nhiều nước trên thế giới, lực lượng cảnh sát tỏ rõ quyền uy trong từng cá nhân người thực thi công vụ. Khi có sự vụ xảy ra, cảnh sát chỉ giơ phù hiệu/thẻ và hô “Cảnh sát đây!” thì ngay lập tức, tất cả các đối tường đều phải chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát.


Và đặc biệt, khi đối tượng không chấp hành hiệu lệnh thì cảnh sát có đủ quyền để trấn áp đối tượng, thậm chí có thể bắn gục đối tượng.

Có lẽ, uy lực của cảnh sát ngoài được văn bản hóa trong các quy định của pháp luật, còn ở chỗ, người thực thi công vụ rất nghiêm và sẵn sàng trấn áp đối tượng. Hành lang pháp lý đó sẽ cho cảnh sát được quyền bảo vệ mình, và có như thế mới có thể bảo vệ người dân được.

Ở ta dường như điều này còn chưa được chú trọng đúng mức. Cảnh sát còn sợ sử dụng các công cụ hỗ trợ để bảo vệ mình, nên đôi khi phải “nhận bàn thua trông thấy” trước các đối tượng vi phạm pháp luật. Những việc đó, nếu không được xử lý triệt để, mà cứ để nó tái diễn, sẽ đưa xã hội đến hỗn loạn, bất ổn.




Khánh Nguyên
Công an phường bị đâm trọng thương giữa phố Hà Nội
Đã bắt được 2 kẻ tình nghi đánh chết Trung úy công an trên đường đi làm
Lời khai lạnh lùng của nghi phạm đánh chết Trung úy công an

-10/05/2014 Tạm giam đối tượng hành hung cảnh sát giao thông ở Thanh Hóa


Công an thành phố Thanh Hóa cho biết đối tượng Trần Quang Độ, sinh năm 1994 thường trú tại số nhà 60 đường Phú Thọ 3, phường Phú Sơn thành phố Thanh Hóa đã ra đầu thú sau khi hành hung một cảnh sát giao thông thuộc Đội Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Thanh Hóa). 


Đối tượng Độ đã nhận toàn bộ hành vi chống người thi hành công vụ và đã gây thương tích đối với một cảnh sát giao thông. 

Hiện công an thành phố Thanh Hóa đã tạm giam và tiến hành làm thủ tục khởi tố hình sự đối với đối tượng Trần Quang Độ. 

Trước đó, vào lúc 11 giờ 35 phút ngày 10/5, đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Bưu điện (điểm giao nhau giữa đường Trần Phú và đại lộ Lê Lợi - thành phố Thanh Hóa), thiếu tá Ngô Quang Hải đã phát hiện nam thanh niên điều khiển xe môtô biển kiểm soát 36B2-14551 vượt đèn đỏ. 

Thiếu tá Ngô Quang Hải đã ra tín hiệu yêu cầu người vi phạm giao thông dừng lại, nhưng đối tượng trên vẫn tiếp tục đi qua ngã tư, đi lên vỉa hè trước Trung tâm Thương mại Vinaconex gần đó rồi dừng lại. 

Tại đây, thiếu tá Ngô Quang Hải yêu cầu kiểm tra giấy tờ theo quy định. Tuy nhiên, không những không thực hiện yêu cầu, nam thanh niên bất ngờ nhảy xuống xe bóp cổ, đạp vào lưng và quật ngã thiếu tá Hải. Đối tượng này còn nhặt gạch đánh vào phía sau gáy và lưng thiếu tá Hải. 

Toàn bộ hành vi của đối tượng này đã được một người dân ghi hình lại bằng máy điện thoại và tung lên mạng Youtube với độ dài 3 phút 20 giây. 

Sau khi xảy ra sự việc, Công an thành phố Thanh Hóa đã xác định được đối tượng hành hung đối với thiếu tá Hải là Trần Quang Độ.

Hiện thiếu tá Hải đang được điều trị tại Bệnh xá Công an tỉnh Thanh Hóa./. 

Cảnh sát bị hành hung: 'Tôi choáng váng vì bị tấn công'



Chiều 10/5, Công an TP Thanh Hóa bắt giữ Trần Quang Độ (20 tuổi, trú phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa) người đã quật văng thiếu tá cảnh sát giao thông giữa chốn đông người.

Cảnh sát giao thông bị quật ngã, hành hung trên phố




Ít giờ sau khi hành hung cảnh sát, Trần Quang Độ đã bị bắt. Ảnh: Thái Thanh.


Đại tá Lê Văn Nghiêm, Trưởng công an TP Thanh Hóa cho biết, cơ quan điều tra đang lấy lời khai đương sự, củng cố hồ sơ để sớm khởi tố vụ án. “Vụ việc rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận nên cần xử lý nghiêm để răn đe”, đại tá Nghiêm nói.

Theo tường trình của thiếu tá Ngô Hồng Hải (cán bộ Đội cảnh sát giao thông, Công an TP Thanh Hóa), khoảng 11h30 ngày 10/5, trong lúc anh đang làm nhiệm vụ tại chốt đèn đỏ ngã tư Đại lộ Lê Lợi – Trần Phú thì phát hiện một thanh niên đi xe máy vượt đèn đỏ nên ra hiệu lệnh dừng phương tiện nhưng người này không chấp hành.

Bỏ chạy đến trước cửa hàng điện thoại di động thuộc Trung tâm thương mại Vinaconex Thanh Hóa, nam thanh niên tấp xe vào vỉa hè. Lúc này, thiếu tá Hải tiến lại gần yêu cầu cho kiểm tra giấy tờ nhưng anh ta không hợp tác mà buông lời thóa mạ. Trong khi thiếu tá cảnh sát tìm cách thu giữ chìa khóa chiếc xe vi phạm thì bất ngờ bị nam thanh niên lao vào tấn công tới tấp.



Bị kiểm tra giấy tờ, nam thanh niên bất hợp tác sau đó nhiều lần quật ngã, hành hung CSGT ngay trên phố. Ảnh: Cắt từ clip.


“Từ phía sau, anh ta bất ngờ đấm đá loạn xạ và ghì cổ quật ngã tôi. Bị đánh nhiều cú vào gáy, lưng và cổ khiến tôi choáng váng. Tình thế lúc này buộc tôi phải rút súng thị uy anh ta mới bỏ chạy khỏi hiện trường...”, thiếu tá Hải kể.



Thiếu tá Ngô Hồng Hải đang điều trị tại Bệnh xá công an tỉnh Thanh Hóa với nhiều vết thương trên cơ thể. Ảnh: Thái Thanh.


Ngay sau đó, thiếu tá Hải được đồng đội hỗ trợ đưa vào Bệnh xá công an tỉnh cấp cứu. Qua kiểm tra sức khỏe cho thấy, thiếu tá Hải bị thương nhiều vết ở vùng cổ, vai, gáy và lưng gây bầm tím. Tuy nhiên các vết thương không quá nghiêm trọng.

Trước đó, đầu giờ chiều 10/5, trên mạng xã hội Youtobe xuất hiện đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại cảnh một thanh niên trẻ tuổi trong lúc cãi cọ với cảnh sát đã tấn công, quật văng người cảnh sát, đồng thời dùng gạch tấn công tới tấp buộc người cảnh sát phải rút súng thị uy. Thời điểm vụ việc xảy ra có rất nhiều người dân vây quanh, trong số đó có cả bảo vệ siêu thị Vinaconex nhưng không có ai ra can ngăn.


Giao thông – “Sát thủ giấu mặt” tại Việt Nam (VNN) .Từ tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo đến những tài xế phóng nhanh vượt ẩu, điều khiển một phương tiện giao thông trên đường phố Việt Nam quả là một việc mạo hiểm.

Điều khiển một phương tiện giao thông trong giờ cao điểm tại Việt Nam quả là việc làm mạo hiểm. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là bài báo của phóng viên Bridget O'Flaherty của The Diplomat viết về tình hình giao thông tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, sự bùng phát của bệnh tả, sốt hay chân, tay, miệng không phải là hiện tượng hiếm có. Năm ngoái, dịch chân, tay, miệng đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm trẻ em. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn chưa đáng sợ bằng giao thông - sát thủ giấu mặt.
Tai nạn giao thông là một vấn đề nan giải tại Việt Nam. Khoảng 95% phương tiện giao thông đăng ký là xe máy. Sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam trong vài thập kỷ qua đi đôi với việc các chính sách giao thông và đường sá không bắt kịp sự gia tăng của các phương tiện giao thông đường bộ.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông cao.
Đã có một vài biện pháp được đưa ra để cải thiện tình hình - mặc dù tạo ra ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Ví dụ, năm 2007, luật đội mũ bảo hiểm được chính phủ giới thiệu và áp dụng trên toàn quốc vào đầu năm 2008. Tuy nhiên, nhiều loại mũ bảo hiểm đang lưu hành tại Việt Nam là loại mũ rẻ tiền, chất lượng kém và không có tác dụng bảo vệ thực sự.
Jonathan Passmore thuộc Tổ chức Y tế Thế giới tại Hà Nội đã làm việc nhiều năm về vấn đề an toàn giao thông ở Việt Nam. Ông ước tính có khoảng 80% mũ bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn chất lượng quốc gia.
"Vì thiếu thông tin về dữ liệu chính thức nên chúng tôi không thể xác định tác động của luật mũ bảo hiểm năm 2007 đối với tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông gây ra," The Diplomat trích lời Passmore.
Tuy nhiên, Passmore thừa nhận rằng có mối liên hệ tích cực giữa luật ban hành và sự giảm thiểu con số thương vong trong những năm gần đây. Ông cũng hy vọng rằng số liệu đưa ra vào cuối năm nay sẽ có thấy dấu hiệu tích cực hơn.
Mặc dù vậy, luật mũ bảo hiểm sẽ không thể giải quyết tất cả tình trạng giao thông tại Việt Nam. Nhiều người điều khiển giao thông vẫn lờ đi các luật lệ mặc dù biết mình đang vi phạm. Đó là hiện tượng phổ biến, nhiều người vẫn cố tình đi ngược đường trên đường một chiều để không phải đi vòng.
Theo Passmore, phóng nhanh, vượt ẩu và uống rượu lái xe cũng là nguyên nhân góp phần khiến số người tử vong vì tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao, nhưng rất khó để xác định tình trạng này phổ biến như thế nào khi rất ít dữ liệu được đưa ra. Tại Việt Nam, nồng độ cồn trong máu cho phép là 0,08%. Mặc các luật mới được ban hành nhằm vào những lái xe có hơi men nhưng việc thực thi xem ra vẫn rất kém.
Tình trạng giao thông ở Việt Nam lại được bàn tán sôi nổi khi một người Mỹ từng sống ở Hà Nội nhiều nằm dũng cảm xuống đường chặn các phương tiện vi phạm hoặc đi sai đường. Việc làm của ông đã được sự cho phép của cảnh sát địa phương trong khi toàn bộ quá trình này đã được phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi lại. Đoạn clip đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý trên mạng và được dịch sang tiếng Anh.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều, một số người tin rằng là một người khách ở Việt Nam, ông ấy cứ để mặc tình trạng hỗn loạn như vậy. Tuy nhiên, những người bản địa lại nhìn nhận tích cực hơn, họ cho rằng việc làm của "ông Tây" trên là rất đáng trân trọng khi tình hình giao thông ở Việt Nam đang trở nên tồi tệ và ngày càng nhiều người lái xe ẩu.
Sầm Hoa (Theo thediplomat)
- Giao thông – “Sát thủ giấu mặt” tại Việt Nam (VNN).
Sát thủ thầm lặng ở Việt Nam: Traffic: Vietnam’s Silent Killer (Diplomat 28-8-12) - Báo quốc tế: Giao thông là ‘Sát thủ thầm lặng’ ở VN (ĐV).
- Việt Nam xuất hiện “amip ăn não người” (PNTP).

Dịch vụ ăn vặt công sở thời @ (SGTT 28-8-12)
- Khánh Hòa: “Trảm” hơn 1.000 cây hoa sữa vì mùi hoa quá nồng nặc (DT).
Quy định mới ở Việt Nam: cư dân ‘thâm niên’ mới được mua xe hơi
Nguoi Viet Online
Loay hoay với mục tiêu giảm thiểu nạn kẹt xe, chính quyền Việt Nam lại đưa ra “sáng tạo” mới: chỉ cho cư dân trú ngụ tại địa phương ít nhất 5 năm trở lên mua xe hơi.
- Công bằng trong tuyển dụng (Petrotimes).
Thấy xe đậu ven đường, gọi người... bán rẻ
(NLĐO) - Đi ngang nhìn thấy chiếc xe ủi đất đậu ven Tỉnh 833 thuộc xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ - Long An, Đỗ Thành Nam (SN 1982, ngụ ấp Bình An, xã Bình Lãng) thản nhiên điện thoại kêu người đến bán.
Hai "cẩu tặc" bị đánh chết trên đường làng
(NLĐO) - Hai “cẩu tặc” bị đánh chết khi đang hành nghề tại thôn Nhĩ Trung (xã Gio Thành, huyện Gio Linh, Quảng Trị) - Quảng Trị: 2 kẻ trộm chó bị đánh chết trong đêm (VTC).
- Thất kinh… “giải quyết nỗi buồn“ khi du lịch tại Việt Nam (PLVN).
- Cả làng nhặt xác thai nhi (GĐ).
- Hàng nghìn khối gỗ nghiến nằm vất vưởng trong rừng Pác Nặm (VOV).
- Singapore, Việt-Nam hợp tác về tội phạm xuyên quốc gia (VOA).

Tiêu diệt đối tượng dùng vũ khí chống trả công an
(NLĐ) - Theo thông tin từ Công an tỉnh Hòa Bình, lúc 10 giờ 30 phút ngày 26-8 trên Quốc lộ 6 thuộc địa phận huyện Tân Lạc - Hòa Bình, lực lượng chức năng phát hiện một ô tô hiệu Lexus lưu thông hướng Sơn La - Hà Nội có dấu hiệu khả nghi.
- Cuộc gặp gỡ cuối cùng của Trúc ‘Mẫu hậu’ và Năm Cam (Infonet). - Phu mộ “chiếu tướng” ông trùm Năm Cam (DT).
- Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam: Năm 2030, 4 triệu đàn ông sẽ “ế” vợ (Petrotimes).

“Con đường thâu tóm” của một đại gia
Hàng ngàn giáo viên chưa biết đi về đâu
Nghệ An: kẹt xe 15 km vì tai nạn giao thông
“Thà khóc trong xe BMW hơn là cười sau xe đạp”!
- Người bệnh bị “móc túi” 2 lần (NLĐ).  – Tăng viện phí chưa đi kèm chất lượng(PLTP).  -  Những bức xúc từ bệnh viện (TT). Bệnh nhân tử vong tại phòng khám Maria do sốc phản vệ
- Vụ 100% mẫu máu nhiễm dioxin: Cần phải bình tĩnh! (TTXVN).  - Không thể lảng tránh dù “sự thật gây sốc”!  (DT).
- Trộm cướp lộng hành ngày đêm ở vùng ven TP.HCM (PLVN).  – Xóa bia ôm, cà phê kích dục (NLĐ).
- Khơi dậy niềm vui sức sống cho người mù dip lễ Vu Lan 2012 (Chùa PL). - Tội nghiệp bé gái 3 tuổi mặt già như bà lão (TN).  – Kỳ lạ người ‘trường sinh bất lão’ ở Bến Tre (ĐS&PL/VTC). - 87 tuổi mù loà mò mẫm đầu đường xó chợ xin ăn (Bee).
- Bốn cây xà cừ 30 năm tuổi biến mất (PLTP).  – Hà Nội nhăm nhe “xẻ thịt” Công viên Thống Nhất (NLĐ). - Rừng đặc dụng Na Hang bị phát tỉa cả cây to để… trồng rừng (Thiên nhiên). =>
- Xây đập trên sông Mê Công có thể lấy đi nguồn dinh dưỡng của hàng triệu người  (ĐCSVN).
- Biển La Gi, Bình Thuận “kêu cứu” ! (PL&XH).
- Một buổi sáng bắt 6 vụ vận chuyển gần 2 tấn thịt “bốc mùi”   (NNVN).
- Ngôi làng bị bỏ quên  (NNVN).
- Quảng Bình: Cháy chợ, thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng  (NNVN).
Tiếng lóng thời nửa Tây nửa ta (NĐT 28-8-12)
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: Hội thảo ở ta mắc bệnh “đọc nhàm”, “nói chán” (TTVH 28-8-12)
Hội thảo văn chương đang không “lành mạnh” lắm (TTVH 28-8-12)
Từ trung tâm ra ngoại biên, từ ngoại biên vào trung tâm (Mấy nhận xét về đường văn Nguyễn Xuân Khánh) (PBVN 28-8-12) -- Bài Lại Nguyên Ân
Những tháp ngà trong nghệ thuật mới? (CAND 28-8-12)
Các bản dịch của Lã Nguyên rất “kén” người đọc (VHQN 28-8-12)
'Xã hội đang chết vì những người tuyển dụng' (VNN 28-8-12) -- P/v Nguyễn Trần Bạt
Xuất bản điện tử - Lúng túng! (SGGP 28-8-12)
Thú vui chim cảnh Sài Gòn (DNSG 28-8-12)



-  Xuất hiện tin đồn về 3 báu vật hoàng tộc Chăm (DV).
- Hà Nội kỳ nhân, kỳ sự – Ai xây tháp Rùa ?  (TN).
- Điều còn mãi 2012: ‘Tôn vinh âm nhạc đỉnh cao Việt Nam’ (VNN). Nóng bỏng nạn buôn người: Những cuộc giải cứuCái khó của chính quyền cơ sở trong cuộc chiến chống buôn người là địa bàn quá rộng, chị em lại nhẹ dạ cả tin, trong khi thủ đoạn của bọn xấu ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Tạm đình chỉ vụ án thất thoát 44 tỷ ở Cục Điện ảnh
- Đột nhập cuộc tuyển vợ của đại gia Trung Quốc (Khampha).
Về Pankaj Mishra: New Book in Battle Over East vs. West (NYT 27-8-12) -- One of my favorite authors!






Tổng số lượt xem trang