Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Hoan hô: Công bố có chất tẩy rửa cực độc trong cá biển

-Hoan hô: Công bố có chất tẩy rửa cực độc trong cá biển

Bác sĩ Trần Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị - đã cho thấy một tinh thần quả cảm và vì cộng đồng rất lớn khi công bố thông tin kết quả kiểm nghiệm của cơ quan chuyên môn thuộc ngành an toàn thực phẩm về việc vừa phát hiện có chất tẩy rửa cực độc trong lô hàng 30 tấn cá nục tại một kho đông lạnh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Loại chất cực độc có trong lô hải sản 30 tấn cá nục mà Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Sở Y tế Quảng Trị phát hiện là phenol - một loại chất độc không có trong tự nhiên, mà là nhân tạo. Đây là loại chất độc nghiêm cấm không được có trong thực phẩm, ngay cả trong bao bì. Vì vậy, bác sĩ Hồ Sĩ Biên - Chi Cục trưởng Chi cục VSATTP tỉnh Quảng Trị nói rằng, đã loại chất độc cấm không được có trong thực phẩm thì còn bàn ngưỡng nào mới gây chết người làm gì. Có thể nó không gây chết người ngay, nhưng chết từ từ là chắc chắn. Với lập luận đó, ông Biên yêu cầu phải tiêu hủy lô hải sản 30 tấn cá nục này, đồng thời với đó là phải liên tục kiểm tra, kiểm nghiệm, giám sát toàn bộ hải sản tồn kho, mới khai thác.


Thông tin tìm thấy chất cực độc trong cá nục ở Quảng Trị ngay lập tức khiến cho cơ quan chức năng và ngư dân địa phương có những phản ứng tích cực, đầy trách nhiệm với cộng đồng. Đã có cơ sở kết luận đây là số cá do cơ sở thu mua hải sản hộ gia đình mua của ngư dân Quảng Trị, Quảng Bình đánh bắt từ ngoài 30 hải lý sau 15 ngày xảy ra hiện tượng cá chết ở biển bắc miền Trung. Chủ lô hàng cũng đã khai báo thêm, trong cùng lô có độc chất phenol này đã bán ra thị trường 5 tấn, nhưng người mua nói chỉ để phục vụ nuôi cá lóc. May mắn thay!

Và nhiều chủ thu mua hải sản khác cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng mau chóng kiểm tra, kiểm nghiệm để có kết luận về độ an toàn của hải sản mà họ thu mua sau thời kỳ cá biển chết hàng loạt ở bắc miền Trung. Tất cả các cơ sở thu mua hải sản đang có hàng tồn kho từ sau ngày cá biển chết ở Quảng Trị đều nói với cơ quan chức năng rằng không thể vì đồng tiền mà cam tâm bán ra thị trường những thực phẩm hải sản chưa được kiểm nghiệm, chưa được kết luận là không có chất độc như phenol.

Trước câu hỏi của phóng viên Lao Động về việc xuất hiện những thông tin cho rằng hàm lượng phenol trong cá như hiện tại thì phải ăn hàng chục tấn cá mới bị nhiễm độc, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Trị kiên định quan điểm, đây là loại chất cực độc không được phép có trong thực phẩm, do vậy vì con người, vì sức khỏe con người cần ra lệnh ngay cấm tiêu thụ, tiến hành tiêu huỷ. Bác sĩ - Giám đốc Trần Văn Thành - người đứng đầu ngành y tế Quảng Trị tuyên bố sẽ tiếp tục kiểm nghiệm toàn diện, kỹ lưỡng các lô hàng hải sản tồn kho và công bố sớm kết quả để tạo điều kiện cho các chủ hàng tiêu thụ, thu mua hải sản cho ngư dân hoặc để được Nhà nước hỗ trợ theo quy định những lô hải sản có nhiễm độc phải tiêu hủy.

Hy vọng rằng thông tin có chất độc cực độc dùng cho công nghiệp tẩy rửa có trong cá nục ở Quảng Trị sẽ góp phần đáng kể giúp các nhà khoa học sớm giải mã một cách toàn diện, khoa học nguyên nhân cá chết ở biển bắc miền Trung thời gian gần đây.


-Hà Tĩnh: Hàng chục tấn hải sản nhiễm độc đang ở đâu?

Sau sự cố cá chết hàng loạt vừa qua, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban, ngành, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Y tế lấy mẫu xét nghiệm các kho đông lạnh trên địa bàn, để xác định mức độ ảnh hưởng.


Sau sự cố cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, các bộ, ban ngành đã vào cuộc tập trung xử lý rất quyết liệt. Cuối tháng 4/2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Y tế, cử đơn vị chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm tất cả các kho đông lạnh trên địa bàn, để xác định mức độ ảnh hưởng.

Theo đó, có 4 kho đông lạnh gồm: Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh (TX. Kỳ Anh); HTX Thiên Phú; HTX Hùng Mạnh (Thạch Kim, Lộc Hà) và Kho đông lạnh Sang Liên - Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm Thủy sản lấy mẫu để kiểm tra.

Đáng nói, sau khi lấy mẫu, các đơn vị này đã không hề tiến hành niêm phong toàn bộ số hải sản trong kho, để các kho này tiếp tục phân phối hải sản đến người tiêu dùng.

Lẽ ra, chỉ 1-2 ngày lấy mẫu, đã có kết quả xét nghiệm, nhưng mãi tận đến đầu tháng 7/2016, Chi cục VSATTP mới "tiết lộ" kết quả cho sở chủ quản: Hầu hết số hải sản trong 4 kho này đều bị nhiễm độc.

Ngày 11/7, trên cơ sở tham mưu của Chi cục VSATTP, Sở Y tế Hà Tĩnh có Công văn số 1395/SYT đề nghị UBND tỉnh cho tiêu huỷ toàn bộ số hải sản đông lạnh này, vì có hàm lượng cadimi vượt quá giới hạn cho phép.








Kết quả kiểm tra tại 4 kho đông lạnh nói trên cho thấy hầu hết số hải sản đều bị nhiễm độc.


Cùng thời điểm này, nhóm phóng viên chúng tôi đã tiến hành điều tra độc lập tại 4 kho đông lạnh này thì được biết: Hầu hết số hải sản bị nhiễm độc ấy đã được tiêu thụ, bán ra thị trường. Số tồn lại trong kho không còn đáng kể.

Cụ thể: Tại Kho Đông lạnh Sang Liên (Cẩm Nhượng- Cẩm Xuyên) số lượng số hải sản bị nhiễm độc tại thời điểm kiểm tra là 10 tấn, nay chỉ còn lại hơn 0,1 tấn; Kho đông lạnh HTX Thiên Phú (Thạch Kim – Lộc Hà) số cá Xước Tre bị nhiễm là 7 tấn, nhưng thời điểm hiện tại cũng chỉ còn 1,1 tấn…

Bà Nguyễn Thị Liên, chủ Kho đông lạnh Sang Liên xác nhận: “Tại thời điểm đoàn về kiểm tra lần 1 thì nói cá trong kho của tôi không nhiễm độc, cũng không bị niêm phong gì cả. Sau một thời gian dài, thấy họ kết luận, kho chúng tôi có 10 tấn hải sản bị nhiễm. Lúc này, số cá trên chúng tôi đã bán gần hết rồi”.



Trong khi chờ kết quả kiểm tra thì số lượng hải sản nhiễm độc tại các kho đông lạnh trên địa bàn Hà Tĩnh đã được đưa ra thị trường tiêu thụ gần hết.




Bên trong kho đông lạnh Hùng Mạnh.


Xin nhắc lại rằng, Chi cục VSATTP Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra từ tháng 5 (ngay sau khi có hiện tượng cá chết bất thường). Nhưng đến ngày 11/7, đơn vị này mới tham mưu văn bản cho sở Y tế ký, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cho tiêu hủy khẩn cấp số hải sản bị nhiễm độc.

Ngày 29/7, chúng tôi trở lại làm việc với Chi cục VSATTP Hà Tĩnh, đặt câu hỏi về sự chậm trễ này, nhưng ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng đã tìm mọi lý do để né tránh. Cho đến khi chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế can thiệp, ông Hùng mới chịu làm việc. Khi chúng tôi thắc mắc về sự thiếu hợp tác, ông Hùng cảnh cáo phóng viên: “Tôi cần xin ý kiến người còn to hơn cả giám đốc sở. Sức khỏe của người dân là quan trọng. Nhưng cũng không nên gây dư luận xấu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà..."(!?).



Khi PV liên hệ làm việc, ông Hùng tìm cách né tránh và liên tục gọi điện cho ai đó.


Lý giải về sự cố, ông Hùng giải thích: “Lý do chậm trễ là vì chúng tôi phải tiến hành lấy mẫu 2 lần, mỗi lần cũng phải cách nhau 10 ngày rồi. Sau khi khi có kết quả chính xác các kho đông lạnh kể trên có hải sản bị nhiễm độc thì mới cho niêm phong được. Giờ thì cũng đã tham mưu cho Sở Y tế, để có văn bản gửi lên UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất phương án tiêu hủy”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Xuân Dâng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho hay: “Việc kiểm nghiệm các loại hải sản bị nhiễm độc sau vụ cá chêt bất thường tại 4 tỉnh miền Trung, do thanh tra liên ngành thực hiện. Riêng việc kiểm tra ở các kho đông lạnh, chúng tôi giao cho Chi cục VSATTP làm việc và có ý kiến đề xuất. Sau khi có kết quả đề xuất, chúng tôi đã gửi công văn cho UBND tỉnh để xin phương án xử lý, nhưng hiện tại vẫn chưa được phúc đáp...”.

(Còn nữa…)

Nhóm PVMT
-Nguyên nhân gây cá chết được truy tìm như thế nào

-Nhân Tuấn Trương

Vụ ô nhiễm biển miền Trung, tôi có đặt nghi vấn rằng nguyên nhân có thể không do chất thải của nhà máy Gang thép Hưng hiệp Formosa. Bởi vì nhà máy này chưa hoạt động thì làm sao có chất thải? Trước đây, báo chí đăng tải, ô nhiễm biển miền Trung là do "chất hóa học dùng để rửa ống thải" gây ra. Điều này không thuyết phục. Làm gì việc "rửa ống" mà có thể gây ô nhiễm chết rừng phòng hộ, cá chết, chim chết... trong một vùng biển dài 250 cây số ?


Vì vậy không thể loại trừ giả thuyết cán bộ CSVN móc ngoặc với tài phiệt TQ (hay Đài Loan), cho phép nhập vào những loại chất thải độc địa không thể xử lý được, ở các nhà máy khác (thuộc Formosa, hay thuộc Hưng hiệp của TQ) trên khắp thế giới vào VN để xả ra biển.

Việc "nhập cảng rác công nghiệp" này đã từng xảy ra ở VN trước đây, vào thời kỳ đầu "mở cửa". Theo một số tài liệu, VN nhập các loại rác "độc địa", không thể xử lý (vì có chất phóng xạ), như rác y học (tức rác thải từ các nhà thương, các phòng thí nghiệm...). Điều này cũng xảy ra thường xuyên ở các nước mới mở mang trên thế giới. TQ trước đây, bây giờ là Ấn Độ, là bãi rác lộ thiên lớn nhứt thế giới (về xẻ thịt tàu bè cũ để lấy sắt), cũng như rác "điện tử" (các loại máy móc điện tử hết sử dụng)... Cách đây không lâu, Campuchia đã từ chối nhập "rác" của Formosa vào nước này.

Tức là việc các nước tiên tiến "xuất cảng rác thải" qua các xứ kém mở mang là một sự thật. Sự tác hại của "rác" này lên môi trường, lên con người... ở các xứ này khó có thể ước lượng được.

Câu hỏi đặt ra là VN còn nhập "rác thải" nữa hay không?

Nhìn tỉ lệ ung thư cao ngất ngưỡng ở VN, ta không thể loại trừ nguyên nhân bệnh này đến từ các nguồn ô nhiễm (phóng xạ, kim loại nặng...)

Vấn đề là, khi tôi đưa ra giả thuyết này, lập tức có người nói tôi là "Tàu".

Điều này không mới.

Trong vấn đề biên giới lãnh thổ hai nước Việt-Trung, hay vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo... những bài viết của tôi về hai chủ đề này thường gây "bức xúc" cho lãnh đạo CSVN.

Những bài viết của tôi thường là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học, với bằng chứng cụ thể không phản biện được.

Mỗi khi không phản biện được (việc lãnh đạo CSVN bán đất nhượng biển cho Tàu), thì lập tức có người lên tiếng đội tôi cái nón "Tàu".

Thí dụ, công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Vô số "học giả VN" trước đây chụp mũ tôi là "Tàu". Đơn giản vì tôi chứng minh hiệu lực pháp lý của văn bản này bằng các bằng chứng không thể phản biện được.

Không phản biện được thì chụp mũ người ta là "Tàu". "Học giả" nghiên cứu bết bát, thái độ hèn mọn như vậy thì nghiên cứu ra cái gì ?

Cho đến khi tôi đưa các biện pháp nhằm hóa giải công hàm PVD, mọi người hùa theo, cuối cùng không còn ai nói tôi là "Tàu" nữa, mà gọi tôi là "học giả", "nhà nghiên cứu"... Ai không tin đọc các báo "lề phải", có lúc họ trích dẫn bài viết của tôi, gọi tôi là "học giả", "nhà nghiên cứu". Còn không thì cũng gọi là "học giả chống cộng". Không ai gọi tôi là "Tàu" nữa.

Mà bây giờ ai có gọi tôi là cái gì thì tôi cũng đéo quan tâm (xin lỗi).

Điều tôi quan tâm là đất nước VN đã và đang bị tàn phá, mà thủ phạm là cán bộ CSVN móc ngoặc với tài phiệt nước ngoài. Điều quan tâm nữa là quyền lợi của người VN đang bị lãnh đạo CSVN bán đứng.

Chất thải kiểm chứng được trong cá chết ở vùng biển miền Trung là phenol và cyanure. Hai chất (hóa học) này thường thấy ở lò luyện than cốc, hay ở các xí nghiệp làm chất dẽo, nhựa, chất diệt cỏ, chất nổ...

Tức là hai chất này có thể đến từ một nhà máy luyện thép, hay những nhà máy làm plastic, sản xuất các chất diệt cỏ, chất nổ...
Nhà máy Hưng hiệp chưa vào hoạt động, chưa ra kí lô thép nào. Việc luyện than cốc (cần thiết cho quá trình luyện thép) nếu có cũng là con số rất nhỏ. Chất thải đổ ra nhiều lắm ô nhiễm một, hai cây số biển là tối đa.

Ô nhiễm vùng biển VN trải dài 250 cây số, kể cả ô nhiễm các hệ thống rừng phòng hộ.

Vậy thì các chất thải phenol và cyanure này đến từ đâu?

Theo tôi, như đã viết trong status trước, các chất thải này có thể đến VN do cán bộ CSVN tham nhũng, ký giấy với tài phiệt TQ và Đài Loan, nhập vào (như Campuchia đã từng nhập), sau đó thải ra biển.

Vụ nổ nhà máy cyanure ở Thiên Tân gần đây, "rác" của nó không biết phải đổ đi đâu. Vì quá nhiều và quá ô nhiễm. Lập nhà máy "xử lý" thì tốn tiền và không có thời gian. Không phải tốt hay sao, "đóng gói" và tống qua Formosa Hà tĩnh là thượng sách.

Các nhà máy của Formosa trên thế giới cũng vậy. Chất thải "không thể xử lý" của nó nhiều đến đỗi không biết phải đưa đi đâu.
Campuchia đã cấm cửa.

Vì vậy, theo tôi, Formosa Hà Tĩnh không phải là "nhà máy gang thép" của tài phiệt TQ và Đài Loan. TQ có thừa nhà máy thép và kỹ nghệ thép trên thế giới đang bị khủng hoảng. Không nước nào lập nhà máy thép ra để làm chi nữa. Formosa Hà Tĩnh chỉ là nơi "tiêu thụ rác công nghiệp" của TQ và Đài Loan.

Lập nhà máy "xử lý chất thải" rác công nghiệp của TQ và Đài Loan sẽ đắt hơn đầu tư lập nhà máy Formosa Hà Tĩnh 100 lần. Mà hiệu quả cũng không thể có 100%.

TQ đâu có ngu, giúp VN lập nhà máy thep để cạnh tranh với các nhà máy thép của họ.

Trước đây ông Đồng ký văn thư nhượng HS và TS cho TQ, đưa VN vào thế hả miệng mắc quai. Bây giờ thì lãnh đạo CSVN toa rập với tài phiệt "phá nước".

Hệ quả của việc phá nước hôm nay sẽ tai hại 100 lần hơn hệ quả bán nước lần trước.
Làm biển chết, Formosa đền 500 triệu USD là hết trách nhiệm?

GDVN
Xuân Dương
2-7-2016

Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD. Ảnh: GDVN
(GDVN) – Doanh nghiệp nước ngoài có thể vi phạm pháp luật Việt Nam chính vì cơ quan công quyền của chúng ta chưa làm tròn nhiệm vụ của mình.

Trước khi phân tích những tác hại khủng khiếp màFormosa Hà Tĩnh gây ra cho môi trường và người dân Việt Nam (không chỉ là ngư dân bốn tỉnh miền Trung), xin nhắc lại một sự việc:

Công ty BP (Bristish Petroleum) là công ty dầu khí có trụ sở tại Luân Đôn, Anh quốc. Ngày 20/4/2010 một vụ hỏa hoạn trên giàn khoan biển của BP khiến dầu thô tràn ra vịnh Mêxico.

Sự cố đã khiến một số người thiệt mạng, gây ảnh hưởng nặng nề đến động thực vật hoang dã trong khu vực, đến ngành ngư nghiệp, du lịch và đời sống người dân ven biển.



Ban đầu tập đoàn BP đã phải chi 28 tỷ USD khắc phục hậu quả cũng như một số khoản bồi thường khác.
Phản ứng của người dân và chính quyền địa phương bị ảnh hưởng do tràn dầu khiến Bộ Tư Pháp Mỹ phải vào cuộc.
Thẩm phán Liên bang Mỹ đã chấp thuận khoản bồi thường tiếp 20,8 tỷ USD của BP, trong đó khoảng 5,5 tỷ USD chi cho khoản tiền phạt liên quan tới Đạo luật nước sạch của Mỹ.
Số tiền còn lại chi cho các bang vùng Vịnh như Alabama, Florida, Louisiana, Mississippi và Texas cùng 400 chính quyền địa phương nhằm đền bù những thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra. Tổng số tiền mà BP phải bỏ ra là gần 50 tỷ USD. [1]
Cần lưu ý rằng sự cố mà BP phải chịu trách nhiệm là sự cố kỹ thuật, nằm ngoài ý muốn của hãng dầu khí này, lãnh đạo BP không hề cố ý gây ra sự cố, nó khác về bản chất với hoạt động mà giới chủ Formosa gây ra tại Vũng Áng – Hà Tĩnh.
Dù là sự cố ngoài ý muốn, dù Anh quốc và Mỹ là đồng minh chiến lược thân cận nhất, BP vẫn phải ra tòa, vụ xử dân sự công ty BP và các công ty liên hệ khác đã mở ra tại New Orleans và BP phải đền bù số tiền lớn nhất trong lịch sử Tư pháp Hoa Kỳ.
Trở lại vụ Formosa Hà Tĩnh, có một số vấn đề cần làm rõ:
Vụ xả chất độc từ Formosa ra biển Vũng Áng có dấu hiệu không phải là vô tình mà có chủ ý.
Vấn đề là Formosa chỉ nhằm tiết kiệm chi phí hay còn có chủ ý đẩy ngư dân Hà Tĩnh ra khỏi Vũng Áng và vùng biển miền Trung, khiến vùng biển này không còn sự hiện diện của ngư dân Việt Nam?
Những người đứng đầu Formosa có nhận thức được các chất xả ra biển là nguy hại tới môi trường, môi sinh của con người và sinh vật biển cũng như các hoạt động kinh tế liên quan hay không?
Formosa có phải là doanh nghiệp giữ chữ tín, các cá nhân chịu trách nhiệm của công ty này có phải là doanh nhân trung thực hay không khi sự cố xảy ra, trả lời báo chí ông Khâu Nhân Kiệt – Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường công ty Formosa từng nhấn mạnh: “Không có việc Formosa Hà Tĩnh chính là tác nhân dẫn đến hiện tượng cá chết ở bờ biển Việt Nam”.
Không những không chủ động nhận lỗi, khắc phục hậu quả, không đưa ra phương án đền bù mà tìm mọi cách chối bỏ trách nhiệm của mình như lời ông Khâu Nhân Kiệt:
“Tất cả các địa điểm xả thải và ống xả thải ở khu công nghiệp đều được lấy mẫu nước để xét nghiệm và hiện tại đang rất bình thường, đều đạt tiêu chuẩn của Bộ TN&MT Việt Nam”? (Vietnamnet.vn 22/4/2016).
Cần có sự đánh giá toàn diện về sự tàn phá môi trường biển, hậu quả để lại với con người và sinh vật biển, các di chứng có thể đối với sức khỏe ngư dân và thiệt hại của các ngành kinh tế liên quan như du lịch, nuôi trồng thủy sản ven bờ… như thế nào?
Cần làm rõ vai trò của các nhà khoa học, đặc biệt là những người nêu ý kiến nguyên nhân “tảo biển nở hoa” (thủy triều đỏ) khiến cá chết, do trình độ non nớt hay còn vì những nguyên nhân nào khác khiến họ đưa ra kết luận này?
Cuộc chiến mà chính quyền Mỹ gây ra ở Việt Nam đã kết thúc hơn 40 năm song di chứng chất độc da cam quân đội Mỹ sử dụng thì nhiều thế hệ người Việt còn phải gánh chịu.
Một khi chất độc lắng đọng xuống các trầm tích đáy biển, tác hại của nó không thể chỉ là vài năm, không phải chỉ là cá tôm bị chết mà còn là toàn bộ hệ sinh thái biển.
Đài Loan có một viện nghiên cứu vào loại lớn nhất thế giới về san hô, tại đây người ta nuôi trồng san hô để hồi phục các rạn san hô bị hủy hoại vì sự tàn phá của con người.
Nếu các rạn san hô ven biển miền Trung bị chết vì chất độc thì cũng có nghĩa không còn môi trưởng sinh sống cho thủy sản ven bờ.
Người viết kiến nghị:
Thứ nhất: Cần phải truy tố Formosa về tội cố ý hủy hoại môi trường, môi sinh, phá hoại nền kinh tế Việt Nam, đe dọa an ninh quốc gia của Việt Nam khi ngư dân không thể ra biển bởi đây là hành động khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Thứ hai: Mức đền bù thiệt hai phải do Tòa quyết định chứ không phải do Formosa tự nguyện.
Thứ ba: Về mặt khoa học, cần tìm hiểu ảnh hưởng đối với môi trường biển, các rạn san hô, tảo biển, rong biển, các loại chim biển, rừng ngập mặn ven bờ…
Dự đoán phạm vi ảnh hưởng có thể xảy ra với các tỉnh phía Bắc (từ Hà Tĩnh đến Quảng Ninh) nếu dòng hải lưu ven bờ đổi hướng từ Nam ra Bắc, đặc biệt là ảnh hướng có thể đến Vịnh Hạ Long, di sản được Unesco công nhận.
Thứ tư: Cần đặc biệt quan tâm đến trầm tích đáy biển, tồn dư chất độc ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các rạn san hô như thế nào;
Cần kiểm tra ảnh hưởng của chuỗi thức ăn đến chất lượng sản phẩm biển khu vực miền trung ví dụ chim biển, rong biển, yến sào…

Chính phủ nên làm việc với phía Đài Loan về việc phục hồi các rạn san hô đáy biển vì Đài Loan có viện nghiên cứu hiện đại về san hô, kinh phí cho hoạt động này Formosa phải chịu trách nhiệm.


Thứ năm: Trước mắt chấp nhận khoản tiền 500 triệu USD mà Formosa đưa ra như khoản đền bù ban đầu để giải quyết khó khăn cho ngư dân ven biển bị ảnh hưởng.



Cần yêu cầu Formosa chuyển ngay số tiền này vào tài khoản một Qũy hỗ trợ ngư dân, phong tỏa ngay số tiền này trong ngân hàng để chính quyền giải ngân cho ngư dân chứ không để Formosa nhỏ giọt mỗi năm một ít.
Thứ sáu: Không đặt vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân nếu không phải do chính ngư dân đề xuất.
Ngư dân Việt ra khơi ngoài mưu sinh cho gia đình còn là lực lượng khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Ngư dân cũng là lực lượng tham gia tích vào công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, vắng bóng ngư dân sẽ là thời cơ tốt cho những đoàn tàu cá vỏ sắt Trung Quốc xâm nhập sâu vào vùng biển nước ta.
Cũng là ý muốn của giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn đẩy người Việt khỏi Biển Đông, biến vùng biển đường lưỡi bò thành ao nhà của họ.
Thứ bảy: Bảo đảm sự công bằng, minh bạch đối với những gia đình ngư dân bị thiệt hại về kinh tế, hoặc thiệt mạng do sự cố xả thải gây ra.
Khoản tiền 500 triệu USD chỉ nên xem là khoản đền bù cho ngư dân, tiếp theo phải là quyết định của Tòa án về các khoản khác liên quan đến môi trường, môi sinh, các hoạt động kinh tế biển…
Thời gian qua xu hướng xuất khẩu công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc vào Việt Nam trở nên đáng báo động, có thể thấy qua một số bài báo:

Lo Việt Nam thành bãi rác công nghệ Trung Quốc (Plo.vn – 17/11/2015)
Trung Quốc “đẩy” lạc hậu sang nước khác để… cứu mình [2]



Cảnh giác với công nghệ lạc hậu khi Trung Quốc đầu tư dệt may tại … [3]
Các vụ vi phạm của doanh nghiệp và công dân từ vùng lãnh thổ Đài Loan vào Việt Nam đã trở nên ngày càng nghiêm trọng, bên cạnh hai vụ xả thải tai tiếng của Vedan, Formosa, xin nêu một số vụ đã bị xử lý:
Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam (100% vốn Đài Loan) đã bị niêm phong 7 lần vì gây ô nhiễm môi trường.
Doanh nghiệp sắt thép Đài Loan, Công ty TNHH Sắt thép Sun Steel, năm 2002 từng bị Công an Bình Dương điều tra về tội trộm cắp cước viễn thông quốc tế và bị buộc phải bồi thường 500.000 USD, kẻ chủ mưu Liao Chi Yuan, đã bỏ trốn về Đài Loan. [4]
Năm 2010, Công an TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện nhóm người Đài Loan thuê nhà lập ba điểm trộm cước viễn thông tại quận 2 và quận Tân Bình, 8 người Đài Loan đã bị bắt tại Kenya vì sử dụng thiết bị viễn thông trái phép lừa đảo người dùng. [5]
Một vài ví dụ nêu trên không nhằm mục đích đánh giá về giới doanh nhân Đài Loan hay công dân vũng lãnh thổ này mà chỉ nêu lên một thực tế, rằng không phải tất cả những nhà đầu tư đến từ Đài Loan đều tôn trọng pháp luật nước sở tại và công pháp quốc tế.
Đầu tư nước ngoài là cần nhưng không thể vì thu hút đầu tư mà ưu ái quá mức, cũng không thể vì nguồn vốn nước ngoài mà chấp nhận biến Việt Nam thành bãi thải công nghiệp cho các nước tư bản phát triển.
Chính quyền Trung Quốc hay Đài Loan cũng không thể vì quyền lợi của mình mà dung túng cho doanh nghiệp hay công dân phá hoại nền kinh tế nước khác.
Hậu quả mà Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Trung gánh chịu hôm nay có phải xuất phát từ căn bệnh thành tích, đua nhau thu hút đầu tư bằng mọi giá hay còn vì một số người có trách nhiệm chấp nhận rủi ro rất lớn để đổi lấy lợi ích nho nhỏ?
Câu chuyện Formosa, Vedan liệu có lặp lại với nhà máy giấy không lồ Lee & Man bên bờ sông Hậu hay khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên?
Không thể để chủ đầu tư nước ngoài định hướng cho nhà nước Việt Nam nên làm gì và làm như thế nào?.
Chủ trương không đánh đổi sinh kế của người dân, sức khỏe của giống nòi lấy cái lợi nhỏ trước mắt liệu đã được quán triệt nghiêm túc từ trung ương tới địa phương?
Ở tầm vĩ mô, cần xem xét căn bệnh đua nhau thu hút đầu tư bằng mọi giá tại các địa phương, không thể chấp nhận rủi ro lớn, lâu dài để đổi lấy lợi ích nhỏ trước mắt.
Cần gắn trách nhiệm các lãnh đạo địa phương đang “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư nước ngoài với những sự cố có thể xảy ra kể cả khi đã rời vị trí công tác.
Cần xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý, đặc biệt là trách nhiệm của chính quyền Hà Tĩnh đến đâu khi không kiểm soát được vụ xả thải này, vì sao thời gian hoạt động của Formosa lên đến 70 năm, vượt quá quy định của pháp luật hiện hành?
Cần nói thẳng rằng, doanh nghiệp nước ngoài có thể vi phạm pháp luật Việt Nam chính vì cơ quan công quyền của chúng ta chưa làm tròn nhiệm vụ của mình.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/The-gioi/830346/bp-se-phai-boi-thó thể xảy ra uong-them-208-ty-usd-vi-su-co-tran-dau
[2] http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/trung-quoc-day-lac-hau-sang-nuoc-khac-de-cuu-minh-3102894/
[3] www.baomoi.com/Canh-giac-voi-cong–nghe–lac–hau…Trung–Quoc.
[4] http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Cong-ty-sat-thep-Sun-Steel-trom-cuoc-vien-thong/10786165/218/
[5] http://news.zing.vn/chinh-quyen-dao-dai-loan-to-trung-quoc-bat-coc-cong-dan-post641105.html

-2/7/2016
Nguyên nhân gây cá chết được truy tìm như thế nào

Vệt nước màu đỏ từng nhìn thấy ở Quảng Bình và Hà Tĩnh không phải tảo nở hoa hay phù sa mà là lớp màng sắt hấp thụ các độc tố - sản phẩm từ hoạt động xả thải của Formosa.


Sau hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số vùng ven biển miền Trung, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan đã lấy mẫu, phân tích. Khi có kết quả ban đầu, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ chủ trì thành lập Hội đồng khoa học công nghệ cấp quốc gia, với ba tổ nghiên cứu các nhóm tác nhân gây cá chết gồm: hóa học, sinh học, khí tượng thủy văn và động lực học biển...

Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học tìm nguyên nhân cá chết cho biết, các nghiên cứu đã loại trừ yếu tố động đất, sóng thần, tràn dầu, dịch bệnh và tập trung vào hai nhóm chính là: tảo đỏ và độc tố hóa học. Tuy nhiên, ảnh viễn thám chụp vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế không phát hiện dấu hiệu tảo nở hoa trên diện rộng, nên các nhà khoa học cho rằng nó không thể là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.



Hình ảnh so sánh giữa cá chết do phenol (bên trái) và cá chết tự nhiên.


Để tìm độc tố, giới khoa học lấy lượng mẫu lớn từ Vũng Áng đến Thừa Thiên Huế, đặc biệt là khu vực Formosa với mức độ dày đặc tại 27 điểm. Các chuyên gia đã lấy 289 mẫu nước tầng mặt, tầng đáy tại thời điểm đỉnh triều và chân triều từ ngày 27 đến 29/4; 97 mẫu trầm tích, 135 mẫu sinh vật phù du (nhóm tảo), 34 mẫu động vật đáy, 254 mẫu cá chết và sống để phân tích.

Lúc này, nhóm phát hiện nhiều mẫu cá chết ngoài tự nhiên có hiện tượng bỏng ở đầu và đuôi, đặc biệt là dính mang, thân và mô bị xung huyết.

Các mẫu cá chết có hàm lượng kim loại nặng và asen thấp hơn tiêu chuẩn Bộ Y tế, nhưng một số mẫu có xyanua từ 0,39 đến 40 mg/kg, phenol hàm lượng 5-340 mg/kg. Hai mẫu cá chết khác được Australia kiểm chứng cũng chỉ ra hàm lượng phenol trong cơ, gan và trứng ở mức cao.

"Các mẫu cá đều có hiện tượng biến đổi cấu trúc mô, nhiều mẫu bị dính mang, một số có biểu hiện cháy đầu đuôi - dấu hiệu điển hình của nhiễm độc phenol. Phân tích trầm tích khu vực ven biển bốn tỉnh miền Trung cũng có phenol", ông Lợi cho hay.

Để chắc chắn hơn, nhóm đã thí nghiệm thử độc tính dịch chiết của mẫu cá chết. Dịch từ cá chết khi phân hủy vào nước tiếp tục làm chết các con cá biển khác. "Nếu cá chết do tảo thì không thể khiến con cá đang sống khác chết được", tiến sĩ Lợi nói và đi đến kết luận nguyên nhân gây cá chết không phải thiên nhiên mà chính là con người, cụ thể phenol và xyanua - hai tác nhân hóa học gây ra tình trạng hải sản chết.

Nhận định xyanua xuất hiện trong cá có thể do hoạt động đánh bắt hoặc chất thải từ luyện cốc, nhưng phenol chỉ xuất hiện trong nước thải của luyện cốc, nhóm nhà khoa học “truy” lại Formosa để tìm nguồn thải ra hai độc tố này.



Lớp màng nhầy chứa độc tố bao phủ cá và rặng san hô gây hiện tượng hải sản chết.


Cụ thể, trong quá trình súc rửa đường ống, Formosa sử dụng lượng lớn axit - yếu tố tạo phức với sắt rất tốt. Lượng nước thải có chứa axit xitric trong quá trình súc rửa không được xử lý riêng mà dẫn thẳng tới trạm xử lý nước công nghiệp.

Ngoài ra, quá trình xử lý nước thải lò cốc có lượng lớn sắt, nước thải sau khi xử lý cũng được dẫn về trạm xử lý nước công nghiệp tập trung. Trạm này chỉ đóng vai trò lắng lọc, chứ không xử lý được độc tố như phenol hay xyanua.

Độc tố di chuyển thế nào?

"Tìm được nguồn xả thải và nguyên nhân gây ô nhiễm, các nhà khoa học đặt nghi vấn phenol hay xyanua là dạng tự do tan và sẽ bị nước biển pha loãng, nếu cá chết thì chỉ ở một điểm chứ không thể lan rộng đến Huế", tiến sĩ Lợi nhớ lại.

Các nhà khoa học dự đoán cơ chế di chuyển của các độc chất này dọc theo dòng hải lưu, có thể xuất phát từ một số dấu vết bất thường như nước màu đỏ, đen tại Hà Tĩnh, Quảng Bình. Màng dịch nhày bao bọc cá chết trên rạn san hô, màu nâu đỏ phủ trên trầm tích tại Thừa Thiên Huế - điểm cuối của sự cố.

Từ nhận định trên, nhóm thử độc tính với mẫu nước thu được từ vệt nước màu đỏ gạch ở Quảng Bình ngày 4/5, Hà Tĩnh ngày 5/5 và 12/5 cho kết quả tỷ lệ cá chết 80-100% trong 3-30 phút. Đồng thời khi phân tích mẫu nước, hàm lượng sắt trong cặn lơ lửng cao (gần 25%), hydroxit sắt (gần 50%) và chứa phenol.



Giả thuyết về đường đi của hệ keo sắt và quá trình vận chuyển độc tố.


Màu nước bất thường không phải là màu của tảo nở hoa hay phù sa mà là dạng keo sắt hấp thụ các độc tố như phenol, xyanua - sản phẩm do hoạt động xả thải của con người gây ra. Phân tích màng dịch nhày bao bọc thân cá trên rạn san hô thu được ở Thừa Thiên - Huế ngày 24/4 cũng thu được hàm lượng sắt cao và có chứa phenol.

Từ kết luận trên, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên kết giữa dòng nước thải chứa axit, sắt từ súc rửa đường ống và dòng nước thải sinh hóa chứa FeSO4 (sắt II sunfat) cùng phenol, xyanua. Chúng tạo thành hệ keo sắt kéo theo các độc tố khi thải ra biển, còn gọi là “ổ độc di động”. Lớp màng nhầy di động này theo chiều của dòng hải lưu từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên - Huế làm cá chết do tắc mang hoặc do tác động của độc tố phenol, xyanua.

Trong quá trình di chuyển, phenol và xyanua được giải phóng dần và dạng keo có thể lắng xuống đáy. Khi có thủy triều và sóng, lớp keo này bị đẩy lên mặt nước tạo thành vệt màu bất thường như đã thấy ở Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Đến Huế, ổ độc di động gặp xoáy nên dừng lại, vì thế Đà Nẵng không bị ảnh hưởng như các địa phương còn lại.

"Bằng luận cứ khoa học một cách độc lập và khách quan, nguyên nhân và thủ phạm gây hải sản chết bất thường đã được chỉ rõ và Formosa đã thừa nhận", ông Lợi nói.

* Video: Chỉ ra thủ phạm gây cá chết, Chính phủ sẽ làm gì


Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao.

Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra sơ bộ, khoanh vùng hai nhóm nguyên nhân là độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa. Tuy nhiên, nguyên nhân tảo nở hoa vấp phải sự phản ứng của giới khoa học và người dân.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã mời chuyên gia từ Đức, Mỹ, Israel tham gia điều tra nguyên nhân cá chết, đồng thời lập đoàn liên ngành gồm đại diện các bộ và địa phương tổng kiểm tra Khu kinh tế Vũng Áng, nơi Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, có hệ thống ngầm xả thải ra biển.

Ngày 30/6, Formosa đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.




Chuyên gia lên tiếng về kết quả công bố thủ phạm gây cá chết




-Phóng sự thảm họa cá chết Việt Nam rúng động Đài Loan
Truyền hình Đài Loan vừa công chiếu phóng sự công phu về thảm trạng cá chết tại vùng biển miền Trung VN, gây chấn động dư luận vùng lãnh thổ này.

Phóng sự VN cái chết của cá dài gần 60 phút được phát sóng lần đầu vào tối 20.6, phát lại vào 11 giờ trưa 25.6 trên kênh truyền hình PTS (Đài Loan), đã làm dấy lên nhiều phản ứng dữ dội đối với vụ việc. Đặc biệt, nhiều ý kiến tại Đài Loan yêu cầu làm rõ vai trò của Tập đoàn Formosa, bị nghi là nguyên nhân số 1 gây nên loạt hiện tượng ô nhiễm biển nghiêm trọng tại VN thời gian qua.
“Đừng để nỗi đau lan sang VN”




Trước đây khi công ty Mỹ sang Đài Loan đầu tư đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tới đất đai Đài Loan, khiến người dân xứ Đài phải chịu nhiều suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Chúng ta đã thấm thía nỗi đau đó, vậy đừng để nỗi đau này chuyển sang với người dân VN


Một thanh niên Đài Loan



Ngoài những hình ảnh cá chết trắng xóa dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung VN, nhóm thực hiện phóng sự của PTS cũng tiến hành phỏng vấn người dân VN về tình hình cá chết, ghi lại cảnh khổ sở của ngư dân xã Kỳ Phương (H.Kỳ Anh, Hà Tĩnh). “90% dân trong xóm này đều làm nghề biển” và cuộc sống của họ hiện đang rất lao đao. Trả lời phỏng vấn, người dân địa phương cho biết ngoài sinh kế bị ảnh hưởng trầm trọng, sau khi ăn phải cá trong vùng ô nhiễm, sức khỏe họ cũng ảnh hưởng.
Nội dung phóng sự nhấn mạnh vụ cá chết hàng loạt đã biến cuộc sống người dân Hà Tĩnh rơi vào cảnh khó khăn. Nhiều hộ kinh doanh nhỏ mất sạch vốn liếng do bỏ tiền mua cá, nay không dám ăn cá vì sợ nhiễm độc, cũng không thể bán, đành… cất lạnh để đó.
Những cảnh quay cho thấy rõ sự khốn khó trong các hộ gia đình ngư dân khi phải nằm bờ, chỉ biết trông chờ vào số gạo hỗ trợ từ nhà nước, trong khi thu nhập bình quân mỗi tàu cá trước kia có thể lên tới 200 - 300 triệu đồng/tháng trong vụ thu hoạch. Để làm nổi bật thêm tình hình, phóng viên PTS cũng cung cấp cho người xem Đài Loan thông tin về tầm quan trọng của nghề cá của VN với xuất khẩu thủy hải sản chủ lực nhiều nước và khu vực trên thế giới. Người xem cũng không thể không thấy nhói lòng trước những hình ảnh tay ngư dân bị lở ngứa bởi chất nhớt màu vàng bám dính vào lưới, biển vắng tanh không ai dám tắm hay những lời ngậm ngùi từ bạn lặn của người thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày, làm việc tại cảng Sơn Dương đã tử vong đột ngột vào ngày 24.4.2016...
Trong phóng sự, nhiều người dân trả lời phỏng vấn đã cáo buộc: “Chính Formosa là nguyên nhân gây ra tai họa cho cái chết của cá”. Theo kênh PTS, Formosa Hà Tĩnh được đầu tư bởi Formosa Đài Loan (70%), China Steel (25%), Tập đoàn thép Nhật Bản JFE (5%). Phóng sự cũng đưa ra nghi vấn về thông tin thủy triều đỏ gây nên nạn cá chết và nhận định điều này chưa đủ sức thuyết phục.
Không chỉ thực hiện tại VN, phóng sự VN cái chết của cá còn phát hình ảnh những cuộc biểu tình tại Đài Loan yêu cầu chính quyền sở tại có động thái làm rõ và xử lý trách nhiệm nếu có liên quan đến vụ cá chết. Tham gia biểu tình có cộng đồng Việt tại Đài Loan và cả người bản xứ. Trong đó, nhiều người Đài Loan đòi chính quyền Đài Bắc phải đối diện giải quyết vấn đề ô nhiễm biển cho người dân VN. “Trước đây khi công ty Mỹ sang Đài Loan đầu tư đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tới đất đai Đài Loan, khiến người dân xứ Đài phải chịu nhiều suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Chúng ta đã thấm thía nỗi đau đó, vậy đừng để nỗi đau này chuyển sang với người dân VN”, một thanh niên Đài Loan tham gia biểu tình thẳng thắn nói.
Bên cạnh đó, phóng sự cũng ghi lại cuộc họp báo ngày 16.6 tại Đài Bắc do một nhóm nghị viên thuộc đảng Dân Tiến cầm quyền (DPP) phối hợp với nhiều nhà hoạt động môi trường tổ chức nhằm kêu gọi chính quyền thắt chặt các quy định về môi trường đối với doanh nghiệp Đài Loan khi đầu tư ra nước ngoài đồng thời yêu cầu Formosa chịu trách nhiệm xã hội nếu bị chứng minh gây ô nhiễm biển ở VN.









Một số hình ảnh trong phóng sựẢNH: PTS/CHỤP TỪ CLIP

Ảnh hưởng chính sách

Trong phóng sự, PTS cũng đề cập quan ngại rằng nếu vụ cá chết không được giải quyết rốt ráo thì sẽ gây tác động xấu tới chính sách “Hướng nam mới” của lãnh đạo Thái Anh Văn. Chính sách này nhấn mạnh về chuyển đổi mô hình kinh tế Đài Loan nhằm phát triển hợp tác với ASEAN và 6 nước Nam Á, được bà Thái đề ra từ tháng 9.2015 và đặc biệt nhấn mạnh trong lễ nhậm chức ngày 20.5.2016.
Phóng sự dẫn lời nghị sĩ viên Tô Chí Phần của DPP nhận định, nếu chính quyền mới của Đài Loan không giải quyết một cách thận trọng trước bức xúc lan rộng của cộng đồng người Việt thì sẽ không thể khép lại hệ lụy. “Formosa không được xã hội tin tưởng chính vì Formosa không quan tâm tới trách nhiệm xã hội, phớt lờ những ngờ vực của người dân địa phương về vấn đề ô nhiễm công nghiệp, từ đó đã làm vấy bẩn cả hình ảnh của doanh nghiệp này,” bà Tô nói. Vị nghị viên cảnh báo thêm nếu không thận trọng đối diện với những nghi vấn của xã hội VN đối với ô nhiễm biển thì những chính sách của Đài Loan sẽ gặp nhiều trở ngại. “Chính quyền mới của Đài Loan cần chủ động đối mặt với sự kiện cá chết tại VN, thậm chí cần thúc giục Formosa và nhanh chóng thành lập đoàn điều tra nhiều thành viên”, bà Tô tuyên bố.
Trong khi đó, nghị viên Ngô Côn Dụ kêu gọi chính quyền Đài Loan thực hiện chính sách “láng giềng tốt” và cung cấp các hỗ trợ cần thiết để điều tra nguyên nhân ô nhiễm biển ở miền Trung VN. Ông khẳng định thêm rằng các công ty Đài Loan cần nghiêm khắc tự áp dụng các “tiêu chuẩn cao” trong sản xuất. “Formosa và China Steel cần có trách nhiệm xã hội, phải chủ động làm rõ việc Formosa Hà Tĩnh có liên quan đến hiện tượng ô nhiễm biển VN hay không”, ông Ngô nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chủ tịch Hiệp hội Luật gia môi trường Đài Loan Trương Dụ Doãn cho rằng quá trình xem xét đầu tư của Đài Loan cần được sửa đổi để thúc đẩy các tập đoàn đang hướng về phía nam thực hiện trách nhiệm xã hội của mình và hành động như một phần của cộng đồng quốc tế tốt đẹp. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh chính quyền Đài Loan cần can thiệp và đảm bảo rằng doanh nghiệp vùng lãnh thổ này đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, nhân quyền và lao động.-

Duy Nguyen-ĐÀI LOAN LÀM PHÓNG SỰ VỀ BIỂN ĐỘC MIỀN TRUNG

Xem ra người ngoại quốc quan tâm đến môi trường và đời sống của người dân Việt Nam hơn nhà cầm quyền Cộng sản VN gấp vạn lần. Họ cũng làm theo lương tâm và lẽ phải chứ không bênh vực người nhà, bao che theo kiểu của Việt cộng.
Chỉ tiếc là không có phụ đề Việt ngữ. Các bạn nào có khả năng, xin thêm vào phần phụ đề Việt ngữ để đồng bào hiểu rõ hơn.

Các bạn ở Việt Nam cũng lưu ý, khi đi biểu tình nhớ làm thêm nhiều biểu ngữ tiếng Anh để giúp người ngoại quốc hiểu được những điều chúng ta đòi hỏi nhé.







-Vụ cá chết: Việt Nam không làm thì Ðài Loan làm
ÐÀI BẮC (NV) - Nhiều giới tại Ðài Loan yêu cầu chính quyền Ðài Loan tổ chức điều tra xem Formosa có trách nhiệm liên đới đến thảm họa cá chết trắng bờ biển bốn tỉnh phía Bắc miền Trung Việt Nam hay không.

Nhiều người tại Việt Nam tin rằng, thảm họa cá chết trắng đoạn bờ biển dài khoảng 250 cây số, chảy qua các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, hồi đầu tháng 4 vừa qua là vì tác động của hóa chất độc hại trong nước do Formosa thải ra biển khi vận hành thử nhà máy sản xuất thép ở khu công nghiệp Vũng Áng, tại Hà Tĩnh.

Formosa là một tập đoàn đa ngành của Ðài Loan. Năm 2008, Formosa đề nghị chính quyền Việt Nam cho phép đầu tư để xây dựng một nhà máy thép lớn tại khu công nghiệp Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh (bộ phận phụ trách dự án này được gọi là Formosa Hà Tĩnh). Cũng kể từ đó, Formosa liên tục nhận được những ưu ái khác thường về tiền thuê đất, tiền thuế...

Thậm chí theo luật, chính quyền các tỉnh chỉ được phép cho doanh nghiệp ngoại quốc thuê đất trong 50 năm nhưng khi chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ký hợp đồng cho Formosa sử dụng khu công nghiệp Vũng Áng đến 70 năm, tuy nhiều người phản đối, ông Nguyễn Tấn Dũng - lúc đó là thủ tướng Việt Nam vẫn gật đầu.

Vào lúc này - 12 tuần tính từ ngày thảm họa cá chết bùng phát, chính quyền Việt Nam chỉ mới xác nhận, cá chết là vì trong nước biển có độc tố. Còn đó là độc tố (hoặc những loại độc tố) nào và từ đâu ra thì chính quyền Việt Nam lần lữa chưa công bố.

Ngày 16 tháng 6, 2016, ba dân biểu của Quốc Hội Ðài Loan và đại diện một số tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có Liên Minh Theo Dõi và Thực Thi Công Ước Về Nhân Quyền, Hiệp Hội Luật Sư Môi Trường, Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam ở Ðài Loan đã tổ chức một cuộc họp báo, đề nghị chính quyền Ðài Loan phải điều tra xem Formosa có lên quan đến thảm họa cá chết tại Việt Nam hay không.

Tại cuộc họp báo, một chuyên viên của Ủy Ban Ðầu Tư thuộc Bộ Kinh Tế Ðài Loan tên là Chow Ching-sway, cho biết, Ðài Loan có quy định nếu dự án đầu tư ở ngoại quốc gây ô nhiễm cho môi trường thì ủy ban này sẽ không cấp giấy phép. Tuy nhiên luật lệ hiện hành tại Ðài Loan chưa cho phép điều tra hoạt động của các doanh nghiệp Ðài Loan tại ngoại quốc gây ô nhiễm cho môi trường. Muốn điều tra Formosa phải có luật mới và việc xử lý hoạt động gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp Ðài Loan tại ngoại quốc sẽ do quốc gia nhận đầu tư thực hiện.

Tin mới nhất liên quan đến Formosa Hà Tĩnh là bộ phận này đã hoãn ngày khai trương hoạt động của lò số 1 (25 tháng 6). Ðại diện Formosa Hà Tĩnh giải thích với BBC rằng, họ đang chờ một giấy phép liên quan đến môi trường và khẳng định, Formosa Hà Tĩnh sẽ hoạt động bình thường vì việc xây dựng đã hoàn tất.

Báo chí Ðài Loan thì cho rằng Formosa Hà Tĩnh hoãn ngày khai trương hoạt động của lò số 1 vì Formosa Hà Tĩnh bị truy thu thuế. Cuối tháng trước, báo chí Việt Nam loan báo, Formosa Hà Tĩnh bị Bộ Tài Chính Việt Nam truy thu 2,000 tỷ đồng tiền thuế, trong đó có hơn 2/3 khoản tiền này (1,554 tỷ đồng) là bị buộc nộp lại vì sử dụng hóa đơn hoàn thuế không đúng quy định. Dựa trên một số nguồn tin từ Việt Nam, Taipei Times bảo rằng, quyết định truy thu thuế đối với Formosa Hà Tĩnh là vì những lý do chính trị không tiện nêu ra. Thuế đối với Formosa Hà Tĩnh từng gây thắc mắc vì là một trong những “ưu đãi quá mức” dành cho tập đoàn này của Ðài Loan.

Hồi đầu tháng 5, ông Tô Văn Trường, một chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên-môi trường, từng gửi một thư ngỏ cho ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam. Thư nhấn mạnh, khi Formosa - một tập đoàn từng được tặng “Giải Hành Tinh Ðen” do hủy hoại môi trường trên thế giới, lại được Việt Nam dành cho đủ thứ ưu đãi hết sức bất thường thì tự nhiên là dân chúng sẽ liên tưởng đến “đa kim ngân, phá luật lệ.” (G.Ð)







-Tuần hành vì cá chết ở Nghệ An
Hàng trăm người dân ở khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An xuống đường vì hiện tượng cá chết xảy ra trong hơn hai tháng qua.

Hình ảnh từ sự kiện ghi lại cho thấy người dân bắt đầu tuần hành từ nhà thờ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An và sau đó tuần hành trên Quốc Lộ 37.


Một số băng-rôn tại sự kiện mà người dân giăng cao ghi “Người dân chúng tôi cần biển sạch”,"bảo vệ môi trường, giống nòi và đất nước Việt Nam".

Ông Trần Minh Nhật, thuộc truyền thông công giáo 'Tin mừng cho người nghèo' nói với BBC Tiếng Việt:

"Khu vực ở Quỳnh Lưu đa phần là ngư dân. Công việc chính của họ là nghề biển.

"Thảm họa môi trường hiện nay cuộc sống của họ gần như đảo lộn. Tàu thuyền không thể ra khơi, hay có đưa cá về cũng không thể bán được."

"Đa phần là thanh niên, giáo dân sau khi tham dự thánh lễ thì xuống đường, và sau đó tọa kháng dọc theo Quốc lộ 37. Nếu nhìn trên hình sẽ thấy số người ngồi rất dài dọc theo con đường," ông Nhật nói.Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO

Ông Minh Nhật là người công bố thông tin từ người dân tham gia cuộc tuần hành.

Ông Nhật cũng nói với BBC buổi xuống đường “không có đàn áp”, “ôn hòa” mặc dù "người dân bức xúc lắm, họ là nạn nhân".
Bữa ăn 'nghèo nàn hơn'

Đáng chú ý, trong cuộc biểu tình, người dân ở Quỳnh Lưu cũng giăng biểu ngữ có nội dung: “Phản đối VTV1 vu cáo đối với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp”.

Việc gây ra phản đối xuất phát từ bản tin ngày 13/5 của Đài Truyền hình Việt Nam VTV nói: “ngày 13/5/2016 Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đã ra bản thư chung, diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân.”


Cá biển thì không dám ăn. Cá sông thì đắt mà ít, quanh quẩn một ít thịt gà, heo, thấy người ta cũng tội nghiệp. Người khá giả có thể có cá nơi khác mua về. Người nghèo thì bàn ăn bị nghèo nàn hóa điGiám mục Nguyễn Thái Hợp

Khi được BBC hỏi về sự kiện này, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói ông “không gặp khó khăn” sau khi bản tin nói trên được đưa lên và cảm thấy “bình thường”.

Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng nói về tình hình ngư dân trong khu vực giáo phận mà ông quản l‎ý:

"Tối hôm qua chúng tôi vừa đi thăm viếng và hỗ trợ ở Lộc Mỹ và Cửa Lò. Lộc Mỹ chúng tôi thăm 250 hộ, Cử lò cũng vậy. Một số đổ đi nơi khác làm ăn. Đa số thì vẫn vậy, chưa có việc làm, nhất là những người đánh bắt gần bờ hay có dịch vụ biển, dịch vụ cá. Tôi thấy họ đang hoang mang."

"Trong hiện tại người ta vẫn có thể trụ lại ít lâu nữa, nhưng trong dài hạn không biết sẽ ra sao," Giám mục Hợp nói.

"Tôi cũng vừa mới từ Quảng Bình về, trên bàn ăn của nhiều người vùng biển nghèo nàn hơn. Cá biển thì không dám ăn. Cá sông thì đắt mà ít, quanh quẩn một ít thịt gà, heo, thấy người ta cũng tội nghiệp.

"Người khá giả có thể có cá nơi khác mua về. Người nghèo thì bàn ăn bị nghèo nàn hóa đi," Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói về tình hình ngư dân mà ông gặp gỡ.Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO

"Có người hỏi tôi có buồn lo không, tôi nghĩ rằng trước thực trạng hiện tại ở Việt Nam qua thảm họa môi trường. Nếu lời tuyên bố của tôi được nhà nước khen tôi mới lo. Tất cả những người có thông tin nói lên sự thật thì sẽ bị chụp mũ. Ngay cả người đại diện Liên hiệp Quốc về môi trường, lời tuyên bố của ông cũng bị coi là thiếu khách quan và gây xách động, huống hồ là tôi. Tôi cũng nằm trong cái phạm trù đó thôi."

"Tôi không lo. Tôi chỉ lo lời phát biểu của tôi có xuyên tạc sự thật không, và có đi xa ước vọng của người dân không. Chúng tôi chỉ cố nắm bắt được tình hình và đi sát hơn thực tế và nguyện vọng của người dân."

Sự kiện cá chết xảy ra tại miền Trung Việt Nam từ tháng 4/2016, khiến nhiều ngư dân trong khu vực ảnh hưởng phải ngưng đánh bắt và không bán được hải sản.

Trong ngày 11/6, báo Việt Nam đưa tin tôm hùm và cá chết hàng loạt ở biển Phú Yên.

Tờ Người Lao Động viết: "Liên tiếp nhiều ngày qua, ở vùng biển thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, tôm hùm và cá chết hàng loạt khiến người dân thiệt hại nặng."

Cũng trong tuần qua, ngày 8/6, Hà Tĩnh "buộc công ty Formosa Hà Tĩnh và Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN) lắp thiết bị tự động kiểm soát khí chất thải, bụi tại các lò cao nhiệt điện," theo Vietnamnet đưa tin.

Trưởng nhóm nhạc Microwave bị thôi việc vì biểu tình



-Triển lãm không phép ở Huế về cá chết-
-
Một nhóm nghệ sĩ làm nghệ thuật đương đại vừa kết thúc triển lãm mà họ tự nhận làm ‘phi pháp’ ở Huế về chủ đề cá chết.


Triển lãm ‘Quẫy II’ quy tụ tranh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn của các nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tú, Trần Tuấn, Trần Hữu Nhật, Trần Chí Thành, Nguyễn Văn Hè, Nguyễn Thị Hà My, Nguyễn An, Nguyễn Văn Hè, Chung Tử Dạ…

Trong các hình ảnh về cuộc triển lãm được đăng tải trên mạng xã hội, người ta thấy bộ sưu tập những con dao chuyên dùng để cắt cá của các tiểu thương ở Huế nay đã phải nghỉ bán vì người dân không mua cá; những chai nước mắt dán nhãn ‘Formosa’, những cái khẩu trang hình cá...

Trước ngày mở màn 5/5 tại Then Studio, TP. Huế, mọi thông tin về sự kiện được lan truyền nội bộ để “các tác phẩm được xuất hiện trang trọng, chỉn chu và… an toàn ra mắt với khán giả ít nhất đến sau buổi khai mạc”.

Hôm 11/5, trả lời BBC qua điện thoại từ Huế, nghệ sĩ Trần Tuấn nói: “Hôm nay, triển lãm đã kết thúc êm đẹp mà không bị phạt”.

Ông giải thích: “Các nghệ sĩ tham gia triển lãm này muốn dùng ngôn ngữ thị giác để bày tỏ thái độ và sự quan tâm về môi trường đang bị hủy hoại. Chúng tôi không kêu gào, cổ xúy cho tư tưởng chính trị nào mà chỉ muốn làm nghệ thuật”.
'Nhạy cảm'

“Ở Việt Nam, nói chung thì mọi hoạt động nghệ thuật đều phải xin phép. Nhưng với triển lãm này, chúng tôi xác định là làm ‘phi pháp’, do chủ đề về vụ cá chết dễ bị khép là ‘nhạy cảm’.

“Cuối cùng thì công chúng cũng tiếp cận được tác phẩm trong triển lãm, dù không đông người do có nhiều không dám đến xem. Nếu triển lãm diễn ra rầm rộ thì chắc sẽ gặp vấn đề lớn”, ông nói thêm.

Ông cho hay đã từng có kinh nghiệm về việc bị chính quyền can thiệp vào hoạt động nghệ thuật.

“Thường thì có ba mức độ, nếu lần đầu thì họ răn đe. Lần sau tái phạm thì cảnh cáo. Đến lần ba, họ sẽ phạt tiền từ 15 đến 40 triệu đồng và đóng cửa cơ sở của mình”.

Sau khi triển lãm kết thúc, ông Tuấn và cộng sự đang bắt tay thực hiện chương trình tặng 10.000 khẩu trang hình cá cho những người biểu tình ôn hòa tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trả lời câu hỏi của BBC: “Các ông làm thế thì có sợ bị chính quyền khép tội kích động biểu tình?”, ông đáp: “Nếu sợ thì chúng tôi đã không làm. Chúng tôi là những nghệ sĩ luôn nhận trách nhiệm về những gì mình làm”.

Trước đó, một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói với BBC về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP Huế, sáng 29/4.

Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.

“Buổi trình diễn được khoảng 30 phút thì công an xuất hiện, yêu cầu dừng lại. Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt và buổi diễn sáng nay đã được công chúng Huế đón nhận nhiệt tình”, nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh nói với BBC.-

--

-
-
-

Con Đường Việt Nam
April 28 at 11:05am ·

BIỂN CHẾT 2016

Xin mời quý vị hãy cùng chúng tôi điểm lại những phát ngôn, những dấu mốc phản ứng của những người có trách nhiệm với đất nước cùng những phản ứng của người dân


Phóng sự do Con Đường Việt Nam thực hiện tại Hà Tĩnh


28/4/2016



--Tạm giữ 2 đối tượng kích động người dân biểu tình-Trong quá trình làm nhiệm vụ, Công an tỉnh Hà Tĩnh và Công an tỉnh Quảng Bình đã phát hiện, đấu tranh, khai thác 2 đối tượng có hành vi thu thập thông tin, hình ảnh để tán phát trên mạng Internet nhằm kích động người dân.


Đối tượng Trương Minh Tam, 46 tuổi, tại xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; HKTT: Thôn Nội Rối, xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; hiện lao động tự do, trú tại Tổ 35, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Tháng 10-2013: bị Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn tuyên phạt 12 tháng tù giam với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Tang vật thu giữ.




Kết quả đấu tranh, khai thác: Trương Minh Tam khai nhận, Tam đã tham gia phong trào "Con đường Việt Nam", tiến hành thu thập thông tin các vụ việc "nhạy cảm" về chính trị, phỏng vấn số đối tượng có quan điểm, tư tưởng, hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam để tán phát trên facebook "Con đường Việt Nam" nhằm tuyên truyền, đả kích chính sách pháp luật, hoạt động của các cơ quan chức năng...

Thực hiện chỉ đạo của số cầm đầu phong trào "Con đường Việt Nam", chiều ngày 26-4-2016, Trương Minh Tam vào khu công nghiệp Formosa, Hà Tĩnh, tại đây, đối tượng đã quay phim, chụp hình, phỏng vấn ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ý đồ của chúng nhằm biên tập phóng sự, tán phát lên các trang mạng xấu để kích động, biểu tình gây phức tạp về ANTT trên địa bàn.

Trương Minh Tam (áo trắng) và Chu Mạnh Sơn.




Quá trình đấu tranh, khai thác, tổ công tác thu giữ tài liệu liên quan đến hoạt động của đối tượng. Quá trình tham gia tổ chức, Trương Minh Tam thường xuyên được "Con đường Việt Nam" hỗ trợ, trả lương (khoảng 400USD/tháng) để phục vụ các hoạt động theo chỉ đạo của tổ chức. Tổ công tác đã thu giữ tài liệu phạm pháp số đối tượng phản động bên ngoài chuyển cho Trương Minh Tam và các thành viên phong trào "Con đường Việt Nam", với tổng số tiền khoảng 3.000 USD.

Đối tượng Chu Mạnh Sơn, 27 tuổi, tại Yên Thành, Nghệ An, hiện lao động tự do tại xã Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ An. Năm 2011, Chu Mạnh Sơn bị tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử, tuyên phạt 30 tháng tù giam, 1 năm quản chế.

Kết quả đấu tranh, khai thác: Chu Mạnh Sơn khai nhận, Sơn được nhiều cá nhân, tổ chức phản động trong ngoài nước liên hệ, trong đó tổ chức phản động "Việt Tân" tại Mỹ lôi kéo, đề nghị tham gia; hiện Chu Mạnh Sơn là thành viên nhóm "Việt tân tương trợ" - nhóm kín do "Việt Tân" lập ra trên mạng xã hội facebook.

Ngày 30-4-2016, Chu Mạnh Sơn cùng một số đối tượng đón xe khách vào Quảng Bình thu thập thông tin, hình ảnh quần chúng nhân dân tụ tập gửi cho các đối tượng để tán phát trên các trang mạng phản động nhằm xuyên tạc, gây kích động trong quần chúng nhân dân.

Ngày 30-4-2016, Chu Mạnh Sơn có mặt tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, sử dụng điện thoại di động ghi lại 3 tấm hình bà con nhân dân tụ tập trên quốc lộ 1A, gửi qua facebook thì bị công an Quảng Bình, Hà Tĩnh phát hiện tạm giữ đối tượng cùng nhiều công cụ, phương tiện phục vụ việc thu thập thông tin.

-Biểu tình chống hiểm họa cá chết lên báo nước ngoài: Rare rallies in Vietnam over mysterious mass fish deaths (Reuters 1-5-16), Vietnam Dead Fish Crisis: Critics Blast Formosa Plastics As Environmental Disaster Devastates Region , Huge Fish Kill Tests Vietnam’s New Regime ,
Formosa Plastics suspected of toxic leak in Vietnam


Video: Phát hiện đối tượng phản động, Việt Tân giật dây kích động vụ cá chết ở miền Trung(VietTimes 1-5-16) -
Người dân bất lực nhìn hàng trăm con bò chết vì đại hạn (VnEx 1-5-16)








-Kết quả quan trắc nước biển tại 4 tỉnh miền Trung: Đạt tiêu chuẩn
01/05/2016
TTO - Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên-Môi trường) vừa công kết quả quan trắc môi trường chất lượng nước biển ven bờ tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, khẳng định đều nằm trong giới hạn cho phép.

Theo Tổng cục Môi trường, sau khi các địa phương tiến hành lấy và phân tích các mẫu nước biển ven bờ, kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ được tổng hợp từ các Trung tâm Quan trắc môi trường đã thực hiện ngày 29-4 tại các bãi tắm trên địa bàn 4 tỉnh và so sánh với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển để đánh giá cho thấy, nước biển ven bờ tại các khu vực được phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà yêu cầu, các cơ quan chức năng của Bộ TN-MT phải cung cấp thông tin quan trắc về chất lượng môi trường nước biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng hàng ngày.

Dưới đây là kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ được tổng hợp từ các Trung tâm Quan trắc môi trường so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn của VN.

-Hàng ngàn người ở Việt Nam biểu tình vì cá chết

-SÀI GÒN - Sáng 1 Tháng Năm, hàng ngàn người ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Bình đã xuống đường biểu tình tuần hành vì cá chết hàng loạt ở miền Trung. Người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ kêu gọi người dân cứu biển và cá tôm, bảo vệ môi trường và tẩy chay Fomosa.




Biểu tình tại Sài Gòn.


Theo tường thuật của các Facebooker, cuộc biểu tình ở Sài Gòn thu hút hàng ngàn người diễn ra tại các địa điểm trung tâm thành phố như hồ Con Rùa, nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, đại lộ Nguyễn Huệ và nhà hát lớn thành phố.

Lực lượng công an đang kiềm tỏa những người dân xuống đường và nhà cầm quyền huy động lực lượng công an ngày càng đông hơn. Nhiều người dân đang có mặt ở hiện trường nói rằng, có dấu hiệu công an đàn áp người dân biểu tình bảo vệ môi trường.




Biểu tình tại Sài Gòn.




Đoàn biểu tình tại nhà thờ Đức Bà.




Trên đường Lê Duẩn, trước Dinh Độc Lập.




Trước nhà hát lớn Sài Gòn.


Còn tại Hà Nội, cuộc biểu tình diễn ra tại khu vực nhà hát thành phố và quanh bờ hồ Hoàn Kiếm mà theo ước tính có ít nhất là 5,000 người.




Biểu tình tại Hà Nội.


Tại Đà Nẵng, người dân xuống đường biểu tình nhưng lực lượng công an bao vây, đàn áp và đánh đập. Tuy ít người và bị đánh đập nhưng người dân Đà Nẵng cố hòa mình vào dòng người cả nước hôm nay.

Trong khi đó tại Quảng Bình, cuộc biểu tình của người dân vẫn tiếp tục trên trục đường quốc lộ 1A. Họ biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường tại khu vực khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.




Cuộc biểu tình vẫn tiếp tục ở Quảng Bình.


Hình ảnh trong bài này từ Facebook Maria Minh Hạnh và Facebook Tin Mừng Cho Người Nghèo.-





-Dân Quảng Bình biểu tình về vụ cá chếtBBC Tiếng Việt

Người dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, hôm 29/4 tiếp tục biểu tình phản đối thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.

Tin tức nói hàng trăm người, đa phần là phụ nữ, đã chăng lều bạt trên đường Quốc lộ 1A, khiến giao thông đình trệ.

Vào khoảng đầu giờ chiều, đã có một số người dân giơ khẩu hiệu phản đối nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả rác thải, ông Hoàng Đức Thụ, một người có mặt tại khu vực cho BBC Tiếng Việt biết.

"Họ toàn là phụ nữ, những người buôn bán ở chợ," ông Thụ nói. "Họ bức xúc, giơ những khẩu hiệu yêu nước như là 'Việt Nam muôn năm', 'Chúng tôi yêu Việt Nam', 'Chúng tôi chọn tôm cá', và 'Đề nghị Formosa đi khỏi Việt Nam' - toàn là viết tay trên các tấm bìa."

Việc phản đối của người dân Cảnh Dương đã bắt đầu từ sáng hôm 28/4, với việc ngư dân quấn quốc kỳ quanh người hoặc vẫy cờ trên tay, mang theo các băng-rôn lớn, kéo theo xe cá đổ ra đầy đường.

Nhiều người gay gắt chất vấn lực lượng chính quyền có mặt tại đó về tình trạng cá đánh bắt về không tiêu thụ được

.Image copyrightHoang Duc Thu FacebookImage captionGiao thông bị đình trệ trên Quốc lộ 1A

"Chúng tôi biết lấy gì mà sống đây?" một phụ nữ gào khóc.

Lực lượng cảnh sát cơ động có mặt, tạo rào chắn cản đường. Tuy nhiên, hai bên đã không xảy ra xô xát.

Quảng Bình là một trong bốn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ thảm họa cá chết hàng loạt hiện nay.

Hôm 27/4, chính phủ ra công điện yêu cầu bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy hải sản chết bất thường.
Nhiều cá chết dạt vào Đà Nẵng

Sang đến ngày 29/4, khu vực biển Đà Nẵng tiếp tục có tình trạng cá chết dạt bờ ồ ạt, trong đó có nhiều cá thể cỡ lớn, tới 10kg.

Xác cá thối rữa khiến khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành thuộc quận Liên Chiểu bốc mùi hôi thối, trong lúc Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng Lưu Quang Khánh nói nhân viên chi cục "có đi kiểm tra nhưng không thấy có gì”, báo Tuổi Trẻ tường thuật.Image copyright

Trước đó, trong thông cáo báo chí, giới chức Đà Nẵng nói trong vòng năm ngày tính đến 27/4 có 17 con cá chết dạt bờ trong tình trạng phân hủy mạnh nhưng nói đó là tình trạng "bình thường".

"Nguyên nhân có thể do trong quá trình khai thác của ngư dân, một số cá thể bị thương ngoài biển, các tàu cá thu hồi ngư cụ bị thất thoát cá dẫn đến một số loài cá bị chết, lâu ngày dạt vào bờ," bản thông cáo dẫn báo cáo của Chi cục Thủy sản.

Trong kết luận ban đầu về tình trạng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, Bộ Tài nguyên Môi trường hôm 27/4 nói có hai khả năng gây ra tình trạng cá chết, gồm tác động độc tố hoá học của con người và trên biển, và là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.

Công ty Formosa Hà Tĩnh, theo tuyên bố của đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường trong cuộc họp báo, được xác định là "chưa thấy có mối liên hệ nào" với tình trạng cá chết hàng loạt.

Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo trong cuộc họp Chính phủ về kết quả xét nghiệm mẫu xác định "bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ".Các bản tin về kết luận bước đầu này sau đó bị gỡ khỏi báo mạng ở trong nước nhưng vẫn còn lưu trong bản cache.

...Đìu hiu xóm biểnBáo Sức khỏe đời sống
Vụ cá chết: Giúp ngư dân vơi bớt nước mắtBáo Dân Việt
Quảng Bình thu gom hơn 100 tấn cá chết sau thảm họa "biển chết"Người Lao Động



--Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’
 Viet Art Space's post.
Một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói với BBC về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP. Huế sáng 29/4.


Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.

Trên fanpage, Viet Art Space tự giới thiệu “là một tổ chức nghệ thuật uy tín, hỗ trợ các nghệ sĩ phát triển các công việc sáng tạo”.

“Qua các hoạt động mang tính xã hội và phi lợi nhuận, Viet Art Space là ủng hộ cho cộng đồng nghệ sĩ, tạo ra một diễn đàn hữu hiệu và bền vững nhằm phổ biến hiệu quả các sáng tạo và các đàm luận liên quan đến nghệ thuật, khuyến khích sự nỗ lực của các nghệ sĩ, thúc đẩy và trao đổi nghệ thuật Việt Nam với thế giới”.

Lúc 14:00 hôm 29/4, BBC gọi cho ông Vũ Tuấn Anh - Giám đốc truyền thông Viet Art Space nhưng ông bảo không tiện trả lời do “đang phải làm việc với công an phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, về buổi trình diễn”.
‘Tương tác’


Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốtNghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh

Sau đó, qua điện thoại, nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh nói với BBC: “Đây là lần đầu tiên tôi có màn trình diễn nghệ thuật đường phố, chương trình mang tính ngẫu hứng, trong chuỗi hoạt động của nghệ sĩ ba miền đến tham dự Festival Huế nên chưa kịp xin phép cơ quan chức năng”.

“Buổi trình diễn được khoảng 30 phút thì công an xuất hiện, yêu cầu dừng lại. Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt và buổi diễn sáng nay đã được công chúng Huế đón nhận nhiệt tình”
.Image copyrightViet Art SpaceImage captionNghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh cho hay là chưa thể công bố clip buổi trình diễn nghệ thuật do công an đang tạm giữ máy quay

Ông Mạnh cho hay: “Tất nhiên nếu xin phép được thì tốt hơn, vì nghệ sĩ cũng phải làm theo quy định pháp luật. Nhưng tôi cũng không chắc là nếu xin phép thì có được duyệt”.

Nghệ sĩ cũng cho hay là chưa thể công bố clip buổi trình diễn nghệ thuật do công an đang tạm giữ máy quay phim.

“Với tôi, điều quan trọng của một buổi trình diễn nghệ thuật đường phố là cảm xúc đem lại cho công chúng và ngẫu hứng của nghệ sĩ, chứ không nhất thiết chủ đề phải liên quan đến chính trị”, ông Mạnh nói thêm.

Ông cũng nói: “Tôi cũng như các nghệ sĩ khác trong nhóm làm nghệ thuật từ trái tim. Nếu chính quyền ban hành lệnh cấm chúng tôi biểu diễn sau vụ này thì rất chán!”.
.

-




-Hồ sơ môi trường cộm cán của Formosa
TS Trần Bắc Hải (từ Úc) | 
Formosa nhận giải "Hành tinh đen" năm 2009. Đây là một giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường.


Đừng vào hùa ném đá Formosa chỉ vì "bài Hoa". Formosa là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Đài Loan, là nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu hàng đầu thế giới.

Được biết Formosa đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ kim vào dự án Vũng Áng - Hà Tĩnh, và dự án được cả các bên thứ ba quan tâm đầu tư.

Công ty JFE, nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Nhật, tuyên bố có thể tham gia đầu tư khoảng 27 tỷ yên (220 triệu Mỹ kim) vào dự án này (Reuter, 30/7/2015).

Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam. Không thể phủ nhận ý nghĩa của dự án này đối với kinh tế Việt nam, nhưng để có thông tin đa chiều, bài viết này tập hợp các thông tin về vi phạm môi trường của Formosa trên phạm vi thế giới.

Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình.

Vấn đề là cộng đồng phải có các cơ chế (luật pháp, chính quyền, báo chí, các tổ chức xã hội dân sự…) để ngăn ngừa, giảm thiểu sự tàn phá môi trường do công nghiệp hóa gây ra và tự bảo vệ mình.

Tôi mong muốn bất kỳ nhà đầu tư nào từ nước ngoài đến Việt Nam cũng phải trình bày được những “hồ sơ môi trường” sạch sẽ, bất kể họ đến từ nước nào.

Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới.

Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới.

Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)…

Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Bà Diane, người nhận giải Hành tinh xanh năm 2006, đã bay sang Đài Loan để trao giải tận tay người nhận.



Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet.

Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).

Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.

Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.

Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).

Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.

Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.

Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).

Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến cả một vụ chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.

Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc.

Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.



Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.

Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố, làm chết thêm 5 người nữa.

Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này.

Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.

Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương.

Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe.

Mà họ còn giấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu Mỹ kim vì các vụ vi phạm bên bang Texas.

Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM).

Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm.

Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu Mỹ kim cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.



Vụ cá chết hàng loạt: 'Hóa chất Formosa nhập có thể gây chết người'
Vụ cá chết: Formosa nhập hóa chất cực độc súc xả đường ống
[CLIP ĐẶC BIỆT]: Phóng viên lặn biển, đột nhập ống xả thải khổng lồ của Formosa
Thứ trưởng Bộ TNMT nói về nghi vấn cá chết hàng loạt do Formosa xả thải





-Cá chết ở Vũng Áng: Phân tích có cơ sở khoa học đầu tiên

Vntinnhanh.vn - Hiện tượng cá biển chết hàng loạt ở Vũng Áng và dọc bờ biển dài hàng trăm km ở các tỉnh miền Trung đã khiến dư luận cả nước quan tâm, bức xúc, cuộc sống của nhân dân các tỉnh liên quan gần như bị đảo lộn.




Biển và nguồn lợi biển không chỉ là nguồn sống của rất nhiều ngư dân dọc bờ biển, nó còn là một trong những nguồn kinh tế trọng yếu của nước ta. Bên cạnh đó, việc ngộ độc do ăn đồ biển nhiễm độc đã khiến người dân trở nên hoang mang.

Những hiện tượng tương tự như thế này và hậu quả nghiêm trọng của nó đã từng được ghi nhận trong lịch sử môi trường thế giới. Do tính nghiêm trọng của vấn đề, ngay khi hiện tượng này xảy ra, GS, TS Trương Nguyện Thành đã lập tức cảnh báo vào ngày 20 tháng 4 năm 2016 trên Mạng Kết Nối Các Nhà Khoa Học Việt Nam ở Toàn Cầu.

Với nghi vấn là việc cá chết liên quan đến nhiễm độc kim loại nặng (KLN) và những tác hại lâu dài của nó, giáo sư và cộng sự đã có bài viết trao đổi về vấn đề này dưới góc nhìn của những người làm khoa học.

Kim loại nặng là gì? Nguồn gốc của kim loại nặng là như thế nào?

Kim loại nặng (KLN) là những nguyên tố kim loại có khối lượng riêng lớn (>5g/cm3), có thể gây độc tính mạnh ngay cả ở nồng độ thấp. Ví dụ về kim loại nặng gồm có: chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd), arsen (As), bạc (Ag)... KLN có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, cũng như các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, xe hơi điện...

Kim loại nặng (kim loại quý hiếm) thường có trong lòng đất và thường bị khóa chặt trong cấu trúc của một số loại đá nên bình thường trong thiên nhiên thì vô hại. Ngay cả trong cơ thể sống, với nồng độ cực thấp KLN cũng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Lượng kim loại nặng tích luỹ trong lòng đất rất ít trong khi nhu cầu sử dụng nó ngày càng tăng do đó kim loại nặng càng trở nên quí hiếm.

Trong quy trình khai thác, các kim loại này được giải phóng; một số còn tồn lại trong chất thải (đa số là chất lỏng nhưng đôi khi chất khí) sẽ thoát ra môi trường chung quanh qua các ống thải. Nó có thể bay trong không khí, ngấm xuống nguồn nước ngầm, hấp thụ bởi cây cỏ, hải sản, và súc vật.

Đường xâm nhập của các kim loại nặng và tác hại của nó với sức khoẻ

Kim loại nặng thường có tính bền vững rất cao. Do vậy, nó sẽ tồn tại rất lâu trong đất, nước, không khí. Nếu các sinh vật hấp thụ các KLN này thì chất độc sẽ được tích luỹ và chuyển qua các sinh vật (động vật cũng như thực vật) khác nhau qua chuỗi thức ăn. Con người thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn và các KLN này sẽ đi vào cơ thể qua ăn uống. Ngoài ra, chúng cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp và qua niêm mạc (da).

Nếu hàm lượng KLN vượt quá ngưỡng cho phép sẽ rất độc và gây tác hại lâu dài đến cơ thể con người. Những nguyên tố KLN như arsen, cadimi, crom, chì, thủy ngân đều được cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) coi là tác nhân gây ung thư ở người.

Nguy hiểm hơn nếu cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây tổn thương não, co rút các bó cơ, biến dạng các ngón tay, chân, khớp, làm người bệnh phát điên và tử vong sau khi tiếp xúc từ vài giờ đến vài tháng hoặc năm. KLN có thể tiếp xúc với màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, sự dạng, quái thai của các thế hệ sau. Tác hại về sức khỏe của kim loại nặng đã được cộng đồng khoa học quốc tế nghiên cứu và công bố trong thời gian dài.

Tại sao lại nghi ngờ cá chết ở Vũng Áng và miền Trung hiện nay là do nhiễm độc kim loại nặng?

Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước, v.v. có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết. Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.

Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được. Tuy nhiên lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh vẫn là một điều khó hiểu. Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể kết luận khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.

Trường hợp 1: Nhiễm độc kim loại nặng

1. Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như kim loại nặng và kể cả chất phóng xạ. Theo thiết kế của KCN, cổng xả thải được đặt ở vị trí 2km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển.

Tuy nhiên, đối với các kim loại nặng như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1g trong 1 triệu lít nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA -Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá 2 (Xem bài báo khoa học của Solomon).

2. KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy. Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt. Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa kim loại nặng chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.

3. Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột. Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”

a. Đá ở khu vực Vũng Áng rất giống loại đá phosphorite: có lỗ nhỏ và màu ngả vàng.







Hình 1- So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite.





Hình 2- Nước thải từ Formosa (trái) và nước thải từ quá trình khai thác vàng (phải)

b. Trong qui trình khai thác đá phosphorite sẽ thải ra nước thải màu vàng.

Nếu đúng như nhận định ban đầu nguyên nhân gây chết cá là từ nước thải của Formosa thì ta có thể liên hệ thấy nước thải này có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước thải khi khai thác phosphorite.

c. Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO43-:



(Một số ít ion bạc trong cấu trúc này có thể được thay thế bởi các loại kim loại nặng khác nhau). Khi khai thác đá phosphorite sẽ giải thoát một lượng lớn PO4, ion Ag cũng như một số kim loại nặng vào nước thải.

d. Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắc chuyển dịch cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó nâng cao độ pH của nước.

e. Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá. 0.1 ppb tương đương với 1g cho 10 triệu lít nước. (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L)

Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide

Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quí hiếm. Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương trình sau:

4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH

NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước. Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.

a. Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.

b. Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc. Nó làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L. [14]. Tuy không độc bằng kim loại nặng nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng loạt.

c. Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng. Do đó khả năng chất thải có từ việc khai thác vàng và kim loại quý hiếm cũng không phải là thấp (Xem hình 2- so sánh nước thải của Formosa và nước thải từ quá trình khai thác vàng)

Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng

Khi cống thải được đặt ở 2 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể cao vài chục đến cả trăm mét. Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển.







Hình 3- Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc

Theo lý thuyết, những chất này nếu là kim loại nặng thì tác hại của nó có thể là khôn lường và rất khó ước đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài.

Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng. Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm kim loại nặng từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.

Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc kim loại nặng

Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường. Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo.

Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức. Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào. Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.

Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể. Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ. Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể. Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17.000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm.

Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung quanh khu vực nhà máy khai thác kim loại nặng ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do nhiễm khí độc. Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối.

Nếu là NaCN thì sao?

Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như kim loại nặng, chất độc này có thể phá hủy hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu. Người bị nhiểm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã đưa thời gian gần đây.

Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?

Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc. Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là kim loại nặng thì hệ quả lớn hơn nhiều.

Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy. Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải kim loại nặng hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.

Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%. Ngay cả lí do lần này không liên quan đến kim loại nặng thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Thậm chí đã có ngộ độc với người xảy ra ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh). Do vậy, đây là một nhận định vô cùng nguy hiểm. Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.

Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc). Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.

Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?

Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang. Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất. Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được. Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của các bệnh nhân.

Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó. Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.

Những phát ngôn thiếu trách nhiệm

Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt là do độc tố”. Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.

Có ba nguyên nhân cá biển chết hàng loạt:

1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao giờ xảy ra ở Việt Nam)

2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay dịch bệnh)

3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển.

Kết luận của cơ quan chức năng chỉ khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai. Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hỗ trợ tìm phương án giải quyết.

Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”. Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam.

Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì? Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?

Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi. Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa còn khủng khiếp hơn chất độc màu da cam sắp đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.

Kết luận:

Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là một thảm họa quốc gia, một quốc nạn tác hại khôn lường và lâu dài. Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này. Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức.

Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc Formosa bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế nếu sự thật chất độc là do Formosa thải ra. Trong khi chờ kết luận của cơ quan điều tra thì người dân tạm dừng tiêu thụ các loại hải sản và không đi tắm biển.

Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác. Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có thể gửi email cho chúng tôi. Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh hoạt.

Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để tung tin đồn nhảm và trục lợi. Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình.

Các tác giả:

ThS Trần Thị Thanh Thoả, Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản (thoa.tran@riken.jp)

Thiều Mai Lâm, Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ (thieu@vt.edu)

GS, TS Trương Nguyện Thành, Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ (Thanh.Truong@utah.edu)-







-BIỂN CHẾT - CÁP ANH TÀI








--Cá chết hàng loạt: Tại sao Huế kết luận được, Hà Tĩnh lại không?
(ĐSPL) – Cơ quan chức năng ở Thừa Thiên – Huế vừa có kết luận về việc nước biển ở địa phương này nhiễm kim loại nặng. Dư luận đã hoài nghi và đặt câu hỏi: Tại sao Thừa Thiên - Huế kết luận được mà các cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh lại lúng túng, "đá quả bóng" về cấp cao hơn?

Theo đó, cùng một hiện tượng cá chết hàng loạt, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thừa Thiên - Huế đã tiến hành khảo sát và lấy 9 mẫu nước mặt và 7 mẫu trầm tích tại khu vực đầm Lập An (gần cửa biển Lăng Cô), huyện Phú Lộc, vùng ven bờ xã Quảng Công, huyện Quảng Điền và các xã Điền Hương, Điền Hải, huyện Phong Điền để phân tích, đánh giá các thông số về môi trường. Kết luận về các thông số cho thấy: Tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Sở này xác định: “Nguyên nhân cá biển, cá nuôi chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh - chất độc trong môi trường nước dẫn đến sự cố cá chết hàng loạt tại tỉnh Thừa Thiên - Huế”.



Kết quả đo đạc các mẫu nước ở đầm Lập An cho thấy, các thông số về Tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) đã vượt giới hạn cho phép. Ảnh: Báo Dân trí.


Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật môi trường, Sở TN&MT Hà Tĩnh cũng đã tiến hành lấy mẫu nước ngay tại cửa xả thải của khu công nghiệp nặng này để tiến hành thí nghiệm, phân tích… thế nhưng đến nay đã hơn 15 ngày, trung tâm vẫn chưa thể đi đến kết luận. Thậm chí, Bộ TN&MT đã từng có đề xuất thuê chuyên gia nước ngoài hỗ trợ truy tìm nguyên nhân của tình trạng cá chết bất thường ở các tỉnh miền Trung.

Năng lực chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường tỉnh Hà Tĩnh yếu kém hơn Thừa Thiên - Huế? Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế có quá tự tin và vội vàng khi đưa ra kết luận này? Chúng ta đành tiếp tục chờ đợi vào bản kết luận cuối cùng của bộ TN&MT.



-Đến 2020, kinh tế biển góp hơn 50% GDP, sao phải đánh đổi lấy ngành công nghiệp thế giới đã dư thừa?

-“Nếu cá cứ chết, Việt Nam chỉ còn đơn độc một ngành công nghiệp thế giới đã dư thừa và công nghệ dùng từ thế kỷ trước” – GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Câu nói hớ của Phó phòng đối ngoại Formosa Chu Xuân Phàm về việc lựa chọn Cá tôm hay Nhà máy thép khiến dư luận bức xúc trong bối cảnh cá ven biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên – Huế đã chết hàng loạt.

"Một khi cá chết, sinh vật biển bị hủy diệt thì kinh tế biển của Việt Nam sẽ chỉ đơn độc một ngành công nghiệp mà thế giới đã dư thừa và công nghệ dùng từ thế kỷ trước”, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trầm tư.

Tuần trước, lần đầu tiên các quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới ngồi lại với nhau để thảo luận về thực trạng dư cung trên thị trường. Hiện tượng dư cung diễn ra chủ yếu từ Trung Quốc – nơi sản xuất một nửa lượng thép thế giới, khiến thị trường thế giới đang “bội thực” thép từ quốc gia này.

Trong khi cả thế giới đang dư cung, câu hỏi "Chọn cá tôm hay nhà máy thép" bỗng dưng có chút gì chua xót.

"Không nước nào có kiểu đánh đổi như Formosa nghĩ, dù chỉ trong suy nghĩ, lời nói, chứ chưa đến hành động. Đó là sự lựa chọn cho một nước nhược tiểu, hy sinh tài nguyên đổi lấy tăng trưởng. Chúng ta không thiếu các dự án thép", GS. Mại nói.

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đến năm 2020 kinh tế biển phải chiếm 50 - 55% GDP. Có nghĩa là, tổng cộng của: du lịch biển, đánh bắt, nuôi trồng và khai khoáng, vận tải biển... sẽ chiếm phần nửa tổng thu nhập quốc nội của Việt Nam.

Vậy nếu cá cứ chết thì lấy đâu ra kinh tế biển và tăng trưởng cho Việt Nam?

Về khu công nghiệp Formosa, ông Mại cho biết: Công nghệ làm sắt thép đời cũ, bao giờ cũng gắn với ô nhiễm môi trường.

Riêng với Formosa, ban đầu đơn vị này muốn làm dự án công suất 20 triệu tấn/năm (tương đương 20 tỷ USD). Tuy nhiên, các cơ quan quản lý và giới chuyên gia khuyến cáo Hà Tĩnh cho họ thực hiện giai đoạn 1 chỉ 10 tỷ USD. Nếu làm tốt, sẽ cho họ làm giai đoạn 2.

Bình luận về câu hỏi đưa ra 2 lựa chọn của Phó phòng đối ngoại Formosa, G.S - TSKH Nguyễn Quang Thái - Tổng Thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho biết: “Chúng ta không thể trả giá tương lai chỉ bằng 1 cái nhà máy, một dự án. Đất nước này không bao giờ đánh đổi FDI để lấy bất cứ một cái gì, nếu không phải vì lợi ích đất nước. Người dân không bao giờ chấp nhận đánh đổi bất cứ điều gì”.

“Điều bây giờ cần nhất là các cơ quan chức năng sớm công bố nguyên nhân, đối tượng gây ra. Nếu Formosa có gây ra sự việc này thì rất đáng lên án, chúng ta từng biết Vedanđã đầu độc con sông Thị Vải phải trả giá như thế nào: Người dân tẩy chay, sau đó Vedan bắt buộc phải đền bù cho người dân....”
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường: "Vụ Formosa, không vì phát triển công nghiệp mà đánh đổi tất cả'!"

Bảo Bảo

Theo Trí Thức Trẻ

 Cảnh giác trước âm mưu “kêu gọi xuống đường”(CAND 27-4-16) ◄
VN bị chỉ trích ứng phó chậm trong thảm họa môi trường ở miền Trung (VOA 27-4-6)
Formosa với 15 năm đầu tư tại Việt Nam (Zing 27-4-16) -- Bài này rất có ích ◄ Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý (VietTimes 26-4-16)
"Không biết nguyên nhân, chỉ biết là Formosa không có lỗi": Vụ cá chết do 2 nguyên nhân, “chưa có căn cứ nào khẳng định Formosa gây ra” (bizlive 27-4-16) -- Họp báo không phải để công bố nguyên nhân mà để thanh minh cho Formosa!
Bộ Tài nguyên: Thuỷ triều đỏ liên quan đến cá chết hàng loạt (VnEx 27-4-16) -- "Sau đúng 10 phút thông tin, ông Nhân kết thúc cuộc họp báo. Cả hội trường rộng khoảng 200 m2 với hàng trăm phóng viên tham dự nhốn nháo vì không một ai được đặt câu hỏi"
Cá chết hàng loạt: Hệ quả từ để "lọt lưới" doanh nghiệp lạc hậu? (DV 27-4-16)
Cá chết vì độc tố, dân sốt ruột, quan chức đủng đỉnh (DV 26-4-16)
‘Nhà của họ, mình muốn vào thì phải thông báo chứ’ (PLTP 27-4-16) -- Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh trả lời khi được hỏi tại sao không thể vào khám xét Formosa
'Chưa có bằng chứng Formosa liên quan' (BBC 27-4-16)
Thêm 5 thợ lặn ở công trình dự án Formosa vào viện (GD 27-4-16)
Lo hệ sinh thái biển bị hủy diệt sau vụ cá chết (Zing 27-4-16)
Thực phẩm bẩn: 3 Bộ xử lý nhưng chưa rõ trách nhiệm của Bộ nào! (infonet 2
7-4-16) -



Có một Formosa Hà Tĩnh được nuông chiều hết mực đã sinh hư & vô trách nhiệm với môi trường của Việt Nam
Ngoài nước thải độc, cứ 1 tấn thép ra lò ở Formosa, sẽ thải ra hơn nửa tấn chất thải rắn, 2,3 tấn khí độc, gây bụi kim loại và mưa axit
Giám đốc đối ngoại Formosa: Phải lựa chọn, hoặc nhà máy thép hoặc cá tôm
Tác động của khủng hoảng thừa thép đến Việt Nam?




-Một thợ lặn ở Formosa bị nhiễm độc đồng
27/04/2016
TTO - Ngày 27-4, nguồn tin báo Tuổi Trẻ từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết kết quả xét nghiệm của một thợ lặn tại cảng Sơn Dương, Formosa, Hà Tĩnh cho thấy anh bị nhiễm độc đồng.


Khu vực Nhà máy thép Formosa và cảng Sơn Dương - Ảnh: Formosa Hà Tĩnh


Cụ thể, kết quả xét nghiệm cho thấy, thợ lặn T., sinh năm 1977, quê ở Khánh Hòa có nồng độ đồng trong cơ thể cao gấp hơn hai lần so với mức bình thường.

Theo một bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân bị nhiễm độc đồng có những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và quặn đau ở vùng bụng.

Nếu không theo dõi, điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ bị nhiễm độc ở nhiều cơ quan như gan, thần kinh, mắt, thận, tim, máu và có thể tử vong.

Trước đó, ngày 26-4, khoa khám bệnh Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận 9 thợ lặn tại cảng Sơn Dương, Formosa đến khám sức khỏe.

Trong đó 8 thợ lặn đăng ký khám bệnh các chuyên khoa thông thường và không phát hiện người nào có bệnh nguy hiểm.

Riêng thợ lặn T. thấy trong người có những dấu hiệu mệt mỏi khác thường, nghi ngờ bị nhiễm độc nên có yêu cầu bệnh viện xét nghiệm đồng và chì. Sau hai ngày gửi mẫu vào TP.HCM để xét nghiệm, kết quả cho thấy anh T. bị nhiễm độc đồng cao gấp hai lần mức bình thường.

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết sau khi khám bệnh, cả 9 thợ lặn ở Formosa đã ra về trong ngày 26-4.

Bác sĩ bệnh viện này khuyến cáo nhóm thợ lặn ở Formosa nên đến bệnh viện xét nghiệm kim loại nặng để phát hiện và điều trị kịp thời.

Trước đó, ngày 25-4, thợ lặn Lê Văn Ngẩy (46 tuổi) quê tại Khánh Hòa đã tử vong khi chuyển đến Bệnh viện đa khoa khu vực phía Bắc Quảng Bình cấp cứu.

Hai ngày trước đó anh Ngẩy có tham gia lặn tại cảng Sơn Dương, Formosa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để xây dựng đê chắn sóng cho công trình này. Khi về, anh Ngẩy thấy tức ngực, khó thở nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không cứu được.

Hiện cơ quan Công an tỉnh Quảng Bình vẫn điều tra nguyên nhân tử vong của anh Ngẩy.






-Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học VN ở nước ngoài
27/04/2016

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cá chết ở bờ biển miền Trung, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.


Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học VN ở nước ngoài

Bài viết dưới đây có tựa đề gốc: "Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài", Báo điện tử Trí Thức Trẻ đăng tải lại để độc giả cùng theo dõi. Đồng tác giả:

* ThS. Trần Thị Thanh Thỏa (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản)

* Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ)

* GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ)

Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước... có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết .

Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.

Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.

Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cá chết , chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể kết luận khả năng 2 trường hợp có thể xảy ra.

Trường hợp 1: Nhiểm độc kim loại nặng (KLN)

1. Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như KLN và kể cả chất phóng xạ.

Theo thiết kế của khu công nghiệp, cổng xả thải được đặt ở vị trí 1,5 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển.

Tuy nhiên, đối với các KLN như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 lít nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA - Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu lít nước đủ nguy hại đến cá.

2. KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy.

Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt.

Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa KLN chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.

3. Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO4 3- ) tăng cao đột ngột. Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”

a. Đá ở khu vực Vũng Áng rất giống loại đá phosphorite: có lỗ nhỏ và màu ngả vàng.



So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite

b. Trong qui trình khai thác đá phosphorite sẽ thải ra nước thải màu vàng.

Ta có thể thấy nước thải của Formosa có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước thải khi khai thác phosphorite.



Hình 2- Nước thải từ Formosa (trái) và nước thải từ quá trình khai thác vàng (phải)

c. Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO4 3-



(Một số ít ion bạc trong cấu trúc này có thể được thay thế bởi các loại kim loại nặng khác nhau). Khi khai thác đá phosphorite sẽ giải thoát một lượng lớn PO4, ion Ag cũng như một số kim loại nặng vào nước thải.

d. Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắc chuyển dịch cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó nâng cao độ pH của nước.

e. Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá. 0.1 ppb tương đương với 1 g cho 10 triệu litter nước. (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L)

Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide (Xyanua)

Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quí hiếm.

Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương trình sau:

4 Au + 8 NaCN + O 2 + 2 H 2 O → 4 Na[Au(CN) 2 ] + 4 NaOH

NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước. Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.

Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.

Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc. Nó làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L.

Tuy không độc bằng KLN nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng loạt.

Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng. Do đó khả năng chất thải có từ việc khai thác vàng và kim loại quí hiếm cũng không phải là thấp

Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng

Khi cống thải được đặt ở 1,5 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể dài vài chục đến cả trăm mét.

Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển.



Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc

Theo lí thuyết, những chất này nếu là KLN thì tác hại của nó có thể là khôn lường và rất khó ước đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng.

Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài.

Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng.

Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm KLN từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.

Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc KLN:



Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata

Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường.

Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo.

Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức.

Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào.

Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.

Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể.

Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ.

Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể.

Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm.

Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung quanh khu vực nhà máy khai thác KLN ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do nhiễm khí độc.

Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối.

Nếu là NaCN thì sao?

Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như KLN, chất độc này có thể phá hủy hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu.

Người bị nhiễm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã đưa thời gian gần đây.

Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?

Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc.

Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là KLN thì hệ quả lớn hơn nhiều.

Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy.

Những độc tố này tồn dư, tích lũy qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải KLN hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.

Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thủy ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%.

Ngay cả lí do lần này không liên quan đến KLN thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu những chất độc này đã gây ngộ độc cho một số người ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh), thì có thể thấy rõ tác hại của nó.

Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.

Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc).

Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.

Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?

Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang.

Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất.

Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được.

Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của các bệnh nhân.

Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó.

Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.

Những phát ngôn thiếu trách nhiệm

Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt là do độc tố”.

Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.

Có ba nguyên nhân cá biển chết hàng loạt:

1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao giờ xảy ra ở Việt Nam),

2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay dịch bệnh);

3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển. Kết luận của cơ quan chức năng chỉ khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai.

Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hổ trợ tìm phương án giải quyết.

Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”.

Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam. Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì?

Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?

Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.

Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.

Kết luận

Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là thảm họa khôn lường và lâu dài.

Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.

Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức.

Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc thủ phạm bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế.

Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác.

Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có thể gửi email cho chúng tôi.

Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh hoạt.

Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để tung tin đồn nhảm và trục lợi.

Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình.

* Tiêu đề bài báo do Tòa soạn đặt. Bài viết cũng đã được đăng tải trước đó trên Vietnam Journal of Science.

theo Trí Thức Trẻ






--Formosa ‘qua mặt’ người dân
Đường ống xả thải nối liền từ khu vực dự án Formosa ra biển   /// Ảnh: Nguyên Dũng-Đường ống xả thải nối liền từ khu vực dự án Formosa ra biển Ảnh: Nguyên Dũng 

Chính quyền và nhiều người dân TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không hề được tham gia vào quá trình lấy ý kiến về việc cho phép xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển nói riêng và ĐTM nói chung.

Ngày 25.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây tình trạng hải sản chết bất thường từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, báo cáo ngay Thủ tướng biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm.
Thủ tướng cũng giao UBND các tỉnh có liên quan rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, đảm bảo đầy đủ, chính xác; có đề xuất biện pháp hỗ trợ ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống; không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chủ động tiến hành rà soát các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, nhất là công nghiệp nặng, về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển.

Trung tâm quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, Bộ NN-PTNT) cho biết, yếu tố gây độc trong nguồn nước là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng.

Cá chết vì độc tố cực mạnh
Tại cuộc gặp gỡ báo chí chiều 25.4 ở Hà Nội, Chủ tịch Hội Nghề cá VN Nguyễn Việt Thắng nhấn mạnh cá chết hàng loạt ở miền Trung đang gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận và thiệt hại cho ngành thủy sản. Mức độ thiệt hại không chỉ gói gọn ở nguồn lợi cá ven bờ mà ngư dân đang nuôi trồng thủy sản ven bờ cũng không dám thay nước, xuống giống. Cá đánh bắt xa bờ cũng bị ảnh hưởng khi sức tiêu thụ hải sản trên thị trường rất chậm so với cùng thời điểm những năm trước.
Ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và phát triển thủy sản bền vững, cho rằng không đơn thuần là “con cá chết” mà ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh kế của hàng triệu hộ dân trải dài trên 300 km ven biển khi ngư dân ngừng đi biển, cá lồng không dám thả giống. “Để phục hồi sản xuất sẽ mất rất nhiều thời gian”, ông Lựu lo lắng.
Bày tỏ sự sốt ruột khi các cơ quan chức năng chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới cá chết trên diện rộng, ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững - Hội Nghề cá VN, “rất lo ngại” khi cá bị chết là các loài sống định cư ở tầng đáy. Nguồn gây chết cá có thể xuất phát từ nam Hà Tĩnh sau đó lan xuống Quảng Trị. Theo đó, có thể suy đoán độc tố đi theo dòng hải lưu, đi tới đâu cá chết tới đó. “Nếu tìm lấy mẫu xét nghiệm ngay từ những ngày đầu thì có thể dễ xác định được nguyên nhân, nhưng đến nay đã qua 10 ngày thì nguồn gây cá chết hàng loạt có thể suy tan”, ông Cương nói.
Chiều cùng ngày, Bộ NN-PTNT cho biết qua lấy mẫu và kết quả phân tích ban đầu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và Cục Thú y cho thấy, cá chết bất thường không có các biểu hiện bệnh lý, không tìm thấy tác nhân gây bệnh dịch. Các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép. Theo đó, nguyên nhân cá chết nhanh bất thường trên diện rộng có thể do độc tố có độc lực mạnh như sinh học, hóa học hoặc yếu tố khác đang chờ xét nghiệm để làm rõ.
Trong khi chất độc gây chết cá chưa được làm rõ thì hôm qua, ông Hoàng Dật Thuyên, Giám đốc Phòng An toàn vệ sinh môi trường Công ty TNHH gang thép Hưng Hiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), thừa nhận từ nhiều năm nay, FHS đã nhập khẩu nhiều loại hóa chất để phục vụ cho dự án và việc này đã được Bộ Công thương cho phép. Liên quan đến việc FHS sử dụng hóa chất để súc rửa đường ống, sau đó xả nước đã xử lý ra biển mà không báo cáo cơ quan chức năng liên quan của VN, ông Thuyên giải thích là do FHS không nắm được luật.
Không ai được tham vấn
Cũng trong ngày hôm qua, ông Chu Xuân Phàm, Trưởng đại diện FHS, thông tin trong bản đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của công ty này được Bộ TN-MT và các cơ quan chức năng của VN phê duyệt đã có lấy ý kiến tham vấn của chính quyền và hầu hết người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, chính quyền và nhiều người dân TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không hề được tham gia vào quá trình lấy ý kiến về việc cho phép xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển nói riêng và ĐTM nói chung của dự án Formosa Hà Tĩnh do FHS làm chủ đầu tư.
Ông Chu Văn Thanh (46 tuổi, ngụ tại xã Kỳ Lợi, TX.Kỳ Anh) cho biết năm 2011, sau khi nhận được tiền đền bù đất ở, đất nông nghiệp và tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, nhiều hộ gia đình tại địa phương đã phải chuyển đi nơi khác để nhường đất cho dự án Formosa. Từ đó đến nay, FHS đã cho xây dựng nhiều nhà máy, hạng mục công trình của dự án, trong đó có cả hệ thống đường ống xả thải nối từ dự án ra biển. Nhưng gia đình ông Thanh và nhiều hộ dân bị thu hồi đất đã không được FHS và các cơ quan chức năng liên quan lấy ý kiến, tham vấn cộng đồng trong quá trình đánh giá tác động môi trường của dự án. “Rất nhiều cuộc họp đã diễn ra, nhưng đó là những cuộc họp liên quan đến vấn đề thỏa thuận, bồi thường giải phóng mặt bằng. Còn chúng tôi không được thông báo, cũng không được tham gia vào việc lấy ý kiến về đánh giá tác động môi trường của dự án”, ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Văn Hậu (55 tuổi, ngụ tại xã Kỳ Lợi) bức xúc: “Tôi thực sự bất ngờ khi biết được một hệ thống đường ống xả thải của Formosa xây dưới đáy biển, gần nơi chúng tôi sinh sống. Nếu trước đó họ lấy ý kiến xây dựng đường ống này, chắc chắn chúng tôi sẽ không đồng ý. FHS và cơ quan chức năng đã qua mặt chúng tôi”.
Theo ông Trần Xuân Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Lợi, có 298 hộ dân của xã buộc phải di dời để nhường đất cho dự án Formosa nhưng tất cả những hộ dân này đều không được tham vấn về ĐTM của dự án, trong đó có việc xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển. Ông Trương Công Bình, Bí thư Đảng ủy P.Kỳ Trinh (TX.Kỳ Anh), cũng khẳng định hơn 1.600 hộ dân trên địa bàn không được chủ đầu tư và các cơ quan chức năng liên quan triển khai lấy ý kiến về ĐTM của dự án Formosa, trong đó có cả việc xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển dù phường này nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của dự án.
Theo ông Trần Đình Thành, Bí thư Đảng ủy P.Kỳ Phương, khi FHS triển khai dự án Formosa thì gần 1.000 ha đất các loại bị thu hồi, cùng với đó là 1.500 hộ dân trên địa bàn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và toàn bộ người dân trên địa bàn đều không được tham vấn về ĐTM của dự án này.


Một thợ lặn tại Formosa tử vong “có dấu hiệu bất thường”

Chiều 25.4, tin từ Công an H.Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay đang chờ kết luận giám định pháp y về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Nguyễn Văn Ngày (46 tuổi, ở Nha Trang, Khánh Hòa), sau đó sẽ có hướng xử lý. Theo thông tin ban đầu, ông Ngày là thợ lặn thuộc Công ty CP xây dựng và cung ứng lao động quốc tế (Nibelc, đơn vị chuyên cung ứng lao động tại dự án Formosa).
Hằng ngày, ông làm việc tại công trường Formosa, sau đó vào lưu trú tại xã Quảng Phú (H.Quảng Trạch, Quảng Bình). Ông Ngày phát bệnh và được đưa đến Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình cấp cứu vào tối 24.4. Thông tin từ bệnh viện cho biết bệnh nhân đã tử vong trước khi vào bệnh viện. Vì nghi ngờ có dấu hiệu bất thường nên sự việc được trình báo cho Công an H.Quảng Trạch.
Bác sĩ tiếp nhận cấp cứu cho biết bệnh nhân Ngày, đã chết trước đó khoảng 1 giờ đồng hồ, da đã chuyển màu, lúc vào viện, tim và mạch không bắt được, đồng tử giãn, trên người không có vết thương. Những người đưa ông Ngày đến cấp cứu cho bác sĩ biết bệnh nhân có biểu hiện cứng hàm, tức ngực, khó thở rồi đột quỵ.
Cùng ngày, Tổng liên đoàn Lao động VN và Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình đã phối hợp thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ ngư dân xã Bảo Ninh và P.Hải Thành (TP.Đồng Hới) vượt qua khó khăn do ảnh hưởng từ việc cá chết bất thường trong thời gian qua.
Huệ Minh


“Đã giao làm dự án thép thì không thể để còn đánh bắt cá tôm”

Sáng 25.4, trả lời câu hỏi của một số phóng viên, khi xây nhà máy này thì môi trường bên ngoài có ảnh hưởng không, ông Chu Xuân Phàm nói: “Chắc chắn có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng đến mức độ nào, việc xây dựng gần đây có gây ra ô nhiễm, hậu quả ô nhiễm nhanh chóng đối với con cá mực này không... Mình cố gắng làm theo quy định của VN, cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng. Em muốn bắt cá bắt tôm hay là thép, em chọn đi?". Khi các phóng viên nói: "Chúng tôi chọn cả hai", thì ông Phàm nói tiếp: "Chọn cả hai thì kể cả em làm Thủ tướng em cũng không thể có được".



Ông Chu Xuân Phàm (phải) làm việc với phóng viênThanh Niên chiều 25.4


Câu trả lời của ông Phàm đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, sau khi báo chí đăng tải. Chiều cùng ngày, trả lời phóng viên Thanh Niên, ông Phàm nói: “Khi một phóng viên hỏi, tôi trả lời rằng, khi chúng tôi vào đầu tư thì được cấp đất và một diện tích biển để làm cảng. Tỉnh đã giải phóng mặt bằng, người dân được tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề. Trong khu vực phạm vi cảng FHS người dân không thể vào đó đánh bắt vì tàu bè công suất lớn đi lại nhiều, lỡ xảy ra tai nạn thì sao. Khu vực đó đã giao FHS làm dự án thép thì không thể để còn đánh bắt tôm cá nữa”.
Nguyên Dũng

-




-Vụ cá chết: Hệ thống công quyền Việt Nam như 'sắp chết' (NV 24-4-16) -- Bài này rất có ích, vạch rõ huỵch tẹt: "Những đại diện cho hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không thể trả lời được hai câu hỏi rất căn bản khác là loại độc chất làm cá chết tên gì (?) và độc chất đó từ đâu mà ra!" Tại sao cho đến nay chính quyền vẫn không trả lời được hai câu hỏi (1) Độc tố nào khiến cá chết? (2) Độc tố này từ đâu mà có? (Nếu các chuyên gia Việt Nam không đủ sức trả lời thì có ai "cầu cứu" các chuyên gia ngoại quốc chưa?)

Từng bước loại trừ nguyên nhân gây cá chết hàng loạt (ND 25-4-16) - "Từng bước"! "Từng bước"?! "Từng bước" !!!???? (Bước thứ nhất: Thủ phạm có phải là THD không? Xác định: Không. Bước thứ hai: Thủ phạm có phải là Obama không? Xác định: Không. Bước thứ ba: Có phải là Ngọc Trinh và phim "Vòng eo 56 không"? Bước thứ tư: Nguyên nhân có phải là cá dùng quá nhiều Viagra không? Bước thứ năm: Có phải dây là chiến dịch "diễn biến hòa bình" của "thế lực thù địch" không?...)
Sau tôm cá, đến lượt thợ lặn ở Vũng Áng tử vong (CafeF 25-4-16) Cuộc sống đầy khó khăn của ngư dân sau vụ cá chết hàng loạt (Zing 25-4-16)
Du lịch miền Trung ế thê thảm (TGTT 25-4-16)
Khuyên dân cứ ăn cá, tắm biển là không có kỹ năng sống, kém kiến thức khoa học (GD 25-4-16)
Các bạn chọn cá, tôm hay chọn gang, thép? (GD 25-4-16) -- Không thể tưởng tượng thằng cha này có thể nói như thế này! (Nơi nào sản xuất gang thép thì phải nhịn cá, tôm?)
Vụ cá chết hàng loạt: Rà soát tất cả các dự án, đặc biệt công nghiệp nặng (BizLive 25-4-16) -- Nguyễn Sinh Hùng dạo này rảnh đấy. Chi bằng bổ nhiệm cha đẻ "quả đấm thép" làm chủ tịch (không lương) "Ủy Ban Rà Soát" này?

-



-18 năm trước, tập đoàn Formosa từng dính phải bê bối rác thải chết người ở Campuchia

Sau khi được tàu biển cỡ lớn chở đến Campuchia, hàng nghìn tấn rác thải công nghiệp có hàm lượng thủy ngân vượt mức tiếp tục được chuyển đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Cách bãi rác này chỉ 1km là khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống.


Những ngày gần đây, hiện tượng cá chết hàng loạt diễn ra ở các tỉnh miền Trung đang gây xôn xao dư luận. Cho đến nay nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được tìm ra, Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, nguyên nhân là do độc chất mạnh, dù chưa xác định được nguồn chất độc này là từ đâu.

Ngày 22/4, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã xác nhận thông tin về đường ống dẫn thải khổng lồ của công tyFormosa đang xả chất thải ra biển. Trong khi đó theo thông tin đăng trên báo Tuổi Trẻ sáng nay (24/4), Formosa đã nhập hóa chất cực độc để súc xả đường ống này nhưng không thông báo cho địa phương.

Có phải ống thải của Formosa chính là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt hay không vẫn chỉ là một nghi vấn và phải chờ kết luận chính xác từ phía cơ quan điều tra. Tuy nhiên, khi lật lại lịch sử, tập đoàn đến từ Đài Loan đã từng vướng phải bê bối về môi trường ở Campuchia.

Sự việc xảy ra vào năm 1998, khi Formosa thừa nhận đã đưa một lượng lớn rác thải độc hại đến miền Tây Nam Campuchia và khiến môi trường ở đây bị ô nhiễm nặng. Rác thải công nghiệp đã được Formosa Plastics Group (FPG) - một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á - vận chuyển đến Sihanoukville, một thị trấn ven biển cách thủ đô Phnom Penh 115 dặm. Sau khi được tàu biển cỡ lớn chở đến Campuchia, hàng nghìn tấn rác thải công nghiệp tiếp tục được chuyển đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Cách bãi rác này chỉ 1km là khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống.

Không có ai canh gác bãi rác này cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào, nhiều người dân quanh đó đã tận dụng lấy nhựa ở đây về sử dụng. Chỉ trong vài ngày sau đó, nhiều người dân có biểu hiện sốt cao và tiêu chảy. Một công nhân bốc vác có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng.

Nhiều cuộc kiểm tra sau đó đã đưa ra những thông số khác nhau nhưng đều đi đến kết luận hàm lượng thủy ngân gấp nhiều lần so với mức cho phép. Là một trong những nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới, FPG phải sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất và do đó phải xử lý một lượng lớn rác thải nhiễm thủy ngân.

Sau khi sự việc được phanh phui, người dân địa phương đã rất phẫn nộ. Bãi rác này đe dọa đến nguồn đất, nguồn nước của vùng lân cận. Chính phủ Campuchia vào cuộc điều tra và tìm ra một công ty của Campuchia đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải này, đồng thời buộc tội FPG đã hối lộ 3 triệu USD cho các quan chức địa phương để quá trình vận chuyển trót lọt. Cuối cùng trước sức ép từ phía người dân và Chính phủ Campuchia, FPG đã phải xin lỗi, bồi thường và vận chuyển số rác thải này trở về Đài Loan.

Vụ việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, không chỉ gây thiệt hại về mặt sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của Sihanoukville vì đây vốn là một điểm du lịch hấp dẫn của Campuchia. Đồng thời đây cũng là lời cảnh tỉnh về tác hại của các loại rác thải công nghiệp.




Vụ cá chết: Formosa nhập hóa chất cực độc súc xả đường ống
Đường ống xả thải khổng lồ của Formosa có phép
Chủ sở hữu trực tiếp của Formosa Hà Tĩnh được thành lập tại thiên đường thuế Cayman










-Formosa không lén lút lắp ống xả thải'
- "Đường ống xả thải ra biển của Formosa được cấp phép chứ không phải lắp đặt lén lút", ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định.


Chiều 23/4, bên lề cuộc họp của lãnh đạo 4 tỉnh miền trung với liên Bộ Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định, đường ống xả thải của Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã được cấp phép.

Trước nhiều câu hỏi về giấy phép xả thải của Formosa cũng như nghi vấn liên quan tới cá chết hàng loạt ở miền Trung, ông Nhân nói: "Không được cấp phép thì làm sao họ xây dựng được"

Vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ngày 16/7/2014 công ty Formosa có văn bản đề nghị xây dựng đường ống xả thải làm mát ra vịnh Sơn Dương với chiều dài 1.300 m, đường kính 1,2 m, cách mặt biển 12 m. Đường ống có 9 lỗ xả dọc theo chiều dài, đường kính mỗi lỗ 0,3 m.



Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: "Công ty Formosa được phép lắp đường ống nước xả thải ra biển". Ảnh: Phạm Hòa.



Sau khi nghiên cứu, Bộ Tài nguyên đã cho phép đơn vị này xây dựng đường ống tại công văn ngày 26/8/2014.

"Có nghĩa là đường ống này hợp pháp, không phải lắp đặt lén lút. Còn đường ống lắp đặt dưới biển là đương nhiên, bởi nếu lắp đặt trên mặt biển sẽ dễ bị trộm cắp, sóng đánh hư hỏng", ông Nhân nói.

Theo ông Võ Tuấn Nhân, quy trình xử lý vận hành như sau: Nước thải đấu nối vào bể chứa để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về nước thải; sau đó chảy sang một bể chứa khác. Tại đây có một trạm quan trắc tự động để kiểm tra trước khi xả theo đường ống ra ngoài biển.

Ông khẳng định, đường ống của công ty Formosa mà người dân phát hiện xả thải ra biển là hoàn toàn hợp pháp. Còn số liệu quan trắc sẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh quản lý.

Vùng biển phát hiện cá chết hàng loạt trải dài qua 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đồ họa: Nguyễn Phượng.


Tuy nhiên, ông Nhân chưa rõ số liệu quan trắc đã được đấu nối với Sở Tài nguyên của tỉnh hay chưa. Ví dụ như Bình Dương, thì số liệu này đã được đấu nối vào Sở Tài nguyên của tỉnh để xử lý. Khi nào phát hiện số liệu khác thường cán bộ chỉ cần bấm nút là có thể lấy mẫu để kiểm tra.

"Việc thông tin người dân lặn biển để tìm nguyên nhân khiến dư luận hiểu nhầm rằng Formosa xả trộm bằng đường ống khổng lồ dưới đáy biển gây hoang mang dư luận. Tôi khẳng định công ty Formosa được phép lắp đường ống nước xả thải ra biển", ông Nhân nhắc lại.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết thêm, việc được phép lắp đường ống xả thải chạy ngầm với việc nước thải đó có chất gì gây hại môi trường hay không là hai chuyện khác nhau.

"Bộ vẫn đang kiểm tra, lấy mẫu nên chưa thể kết luận được điều gì", ông nói.

Cá chết bắt đầu được phát hiện từ 6/4 tại ven biển huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), gần khu công nghiệp Vũng Áng. Ảnh: Quang Tiến.


Trước đó, đại diện Formosa đã cung cấp cho báo chí hệ thống đường ống ngầm dưới đáy biển này. Theo ông Khâu Nhân Kiệt - Giám đốc bộ phận An toàn Vệ sinh Môi trường Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty FHS), nước thải của công ty ra môi trường đạt chất lượng.

“Toàn bộ số liệu về môi trường nước được trạm báo về máy hàng ngày, tất cả đều đạt các chỉ số an toàn mới được cho ra biển", ông Kiệt nói.

Về đường ống xả thải kéo dài ra biển, ông Kiệt cho biết, đây là đường ống cuối cùng sau khi gom nước từ các điểm về, kéo dài hơn 1 km ra thẳng ngoài biển và nằm ở tầng đáy.

"Ống xả này được được sự cho phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Bình quân mỗi ngày Công ty FHS xả khoảng 12.000 m3 nước thải qua đường ống này”, đại diện Formosa cho hay.


Theo đại diện 4 tỉnh trong vùng ảnh hưởng của hiện tượng cá chết hàng loạt, hai ngày qua, tình trạng này không còn xuất hiện.

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về việc có nên tiếp tục sử dụng cá biển, tắm biển ở những vùng nước không còn xảy ra cá chết, ông Đặng Ngọc Sơn (Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: hiện, các lồng bè đang nuôi trồng thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) có nhiều loại thủy, hải sản vẫn sinh trưởng bình thường. Các hải, thủy sản như mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể yên tâm sử dụng để chế biến thực phẩm. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này.

Thảm họa môi trường biển miền Trung: Du lịch đìu hiu (TP 23-4-16) "Thảm án" trên biển miền Trung: Đau trên biển xót trên bờ (CAND 23-4-16) Đại nạn cá chết, hậu quả lan ra đến Hà Nội (VNN 23-4-16)
Tây Nguyên mùa… khô khát (TP 22-4-16)
Từ câu chuyện khởi tố quán phở đến câu chuyện cải cách thể chế (MTG 23-4-16)


-Formosa thừa nhận có hệ thống đường ống xả thải xuống biển
VOV.VN -Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ TN-MT vẫn đang tiến hành các thủ tục thẩm định cần thiết.


Sau khi theo dõi các thông tin về tình trạng khí thải từ các nhà máy nhiệt điện thuộc Khu Công nghiệp Vũng Áng, chiều 22/4, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có văn bản chỉ đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các thông tin liên quan.

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, các cơ quan liên quan phải đề xuất giải pháp xử lý, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 26/4 tới, Bộ Công Thương sẽ cử đoàn kiểm tra tới Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa để kiểm tra thực tế tại các khu vực sản xuất, xử lý chất thải và làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp này.


Cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh




Về tình trạng khí thải từ các nhà máy nhiệt điện thuộc Khu Công nghiệp Vũng Áng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh đã quyết định thành lập đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất, bảo vệ môi trường tại đây.

Thành phần đoàn công tác gồm có Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp làm trưởng đoàn; lãnh đạo Tổng cục Năng lượng; lãnh đạo Vụ Công nghiệp nặng; lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh.

Đồng thời, cuối giờ chiều 22/4, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký công văn hỏa tốc gửi tới Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thông báo về việc cử đoàn công tác đến doanh nghiệp này làm việc về tình hình sản xuất, bảo vệ môi trường.

Thời gian làm việc sẽ bắt đầu từ 8h30’ ngày 26/4, trong đó sẽ bao gồm kiểm tra thực tế tại các khu vực sản xuất, xử lý chất thải. Sau đó, đoàn sẽ làm việc với lãnh đạo công ty tại văn phòng.

Trong công văn này, Bộ trưởng Công Thương cũng đề nghị phía Hưng Nghiệp Formosa chuẩn bị tài liệu và bố trí lãnh đạo làm việc với đoàn công tác.

Bộ nói chưa, chủ đầu tư nói đã cấp phép


Theo báo Thanh niên, tại Hà Tĩnh, ngày 22/4, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế tỉnh cho biết, hệ thống đường ống xả thải dài 1,5 km, đường kính 1,5 m được Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cho phép lắp đặt để xả nước thải đã qua xử lý của Formosa, nằm trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan chức năng phê duyệt.

Theo ông Khâu Nhân Kiệt, Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (chủ đầu tư dự án Formosa), mỗi ngày đêm, dự án Formosa xả thải 12.000 m3 nước thải, tuy nhiên nguồn nước này trước khi xả thải ra môi trường đã được xử lý qua quy trình tự động khép kín, đạt tiêu chuẩn của Bộ TN-MT.

Thế nhưng ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT lại khẳng định: “đến nay, Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết. Nếu hệ thống xử lý nước thải, xả thải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt động”. Theo ông Tùng, việc lấy mẫu nước thải của dự án Formosa để kiểm tra được tiến hành định kỳ 1 lần/quý. Tất cả các lần lấy mẫu kiểm định từ năm 2015 đến nay đều đạt tiêu chuẩn. Kết quả kiểm định các mẫu nước, tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt sẽ được công bố trong vài ngày tới.

Về thông tin Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa sử dụng hóa chất tẩy rửa đường ống rồi xả ra biển, ông Kiệt thừa nhận, Formosa mới nhập về một lượng lớn hóa chất tẩy rửa, để tẩy đường ống, tránh tình trạng tắc nghẽn. Khi sử dụng, hóa chất này có pha với nước để làm loãng và sau khi rửa đường ống, đều được xử lý qua hệ thống mới cho thải ra biển.

Về việc xả thải ra biển của Formosa, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đặt vấn đề, theo nguyên tắc nếu nước thải sau khi xử lý (đạt tiêu chuẩn quy định) được phép thải ra môi trường. Nhưng tại sao họ lại phải đặt ở ngầm dưới đáy biển như vậy? Bộ TN-MT làm thế nào để quản lý nguồn nước mà Formosa thải ra là đúng tiêu chuẩn? “Formosa là một siêu dự án hiện vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và mới chỉ có vài ba nhà máy đi vào hoạt động.

Nếu Formosa thật sự là nguyên nhân thì trong tương lai mức độ ô nhiễm môi trường sẽ còn đến mức nào? Một dự án lớn như Formosa cần có đánh giá môi trường chiến lược và từng dự án nhỏ trong đó phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tôi không biết là dự án này có tuân thủ theo các quy tắc đó không. Nếu có, những thông tin như vậy cần phải được công khai ra cho công chúng để những người có chuyên môn góp ý.

Thông tin cần phải được minh bạch với người dân. Nếu những thông tin về Formosa được công khai thì chỉ cần nhìn vào các nhà máy nhỏ trong đó hoạt động sản xuất cái gì thì các chuyên gia cũng dễ dàng xác định, khoanh vùng được nguyên nhân gây ô nhiễm”, bà Khanh nói.

TS Lê Phát Quới, Viện Tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết ông quan sát ảnh vệ tinh của Googlemap thấy rằng chất lượng nước ở khu vực Vũng Áng khác so với các nơi khác và biến đổi dài xuống các tỉnh phía nam: “Tôi cho rằng hiện tượng cá chết hiện nay tác động từ khu vực Vũng Áng có thể là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những suy luận bước đầu còn thực tế như thế nào thì cần phải điều tra, phân tích kỹ càng vì nó liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp nên cần phải thận trọng”.

Về việc Formosa xây dựng hệ thống xả thải khổng lồ dưới biển, TS Quới khẳng định, theo nguyên tắc nước thải đã qua xử lý được xả ra môi trường phải được đặt “nổi” để các cơ quan chức năng dễ dàng theo dõi, giám sát chứ không thể đặt “chìm” như vậy. Bởi thông thường các doanh nghiệp chỉ muốn xả thải trực tiếp ra môi trường vì việc xử lý chất thải nước thải rất tốn kém. Nên khi có một đường ống xả thải ngầm, “bí mật” như vậy sẽ không khỏi khiến người ta nghi ngờ về việc xử lý nước thải của họ.

Theo TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, thông tin về việc có đường ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng khiến ông liên tưởng đến việc Công ty Vedan xả thải trộm ra sông trước kia. Nếu thật sự có một đường ống xả thải như vậy thì nó thật sự là điều hết sức nguy hiểm cho môi trường. Hiện tượng cá chết kéo dài dọc bờ biển miền Trung cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường nước biển trên một khu vực rất rộng lớn.

Đoàn công tác của Bộ TN-MT “làm việc bí mật”

Trong khi đó, đoàn công tác của Bộ TN-MT đến làm việc với lãnh đạo Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (đều đóng tại Khu kinh tế Vũng Áng). Tuy nhiên, báo chí không được tham dự và các thông tin về buổi làm việc cũng không được tiết lộ.

Theo quan sát của PV, ngày 22/4, dọc bờ biển Vũng Áng, đoạn qua các xã: Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), cá, tôm, mực, ghẹ, ốc, ngao, sò vẫn tiếp tục chết dạt vào bờ với mật độ khá dày và bốc mùi hôi thối. Nước biển ở những khu vực này có màu khác thường, đặc biệt tại khu vực gần cảng biển Vũng Áng, nước có màu đen như màu nước xỉ than.

Theo báo Dân trí, Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh là một trong nhiều dự án mà Formosa đầu tư vào Việt Nam. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án này khoảng 10 tỷ USD, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Sau khi hoàn thành, đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á.

Sau nhiều tai tiếng liên quan đến xây dựng trái phép, sập giàn giáo... thì mới đây, dự án này lại dính nghi án lùm xùm xả thải ra môi trường. Hồi đầu tháng 3/2016, lực lượng công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt tại trận và lập biên bản với hai xe ben đổ trộm hàng tấn chất thải gồm chai lọ, cao su, sắt thép, nhiều thùng chứa hóa chất... xuống khu đất sát đường thuộc phường Kỳ Liên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Sau đó, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cũng đã khẳng định sẽ thành lập đoàn công tác về làm việc với chính quyền địa phương và chủ đầu tư dự án để giải quyết việc đổ rác thải công nghiệp ra môi trường.

Trước đó, các nhà máy nhiệt điện tại KCN Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang nhả những cột khổng lồ, tạo nên những đám mây xám xịt, ô nhiễm.

Được biết, tại KCN Vũng Áng, hiện có 2 nhà máy nhiệt điện, một là nhiệt điện Vũng Áng 1 (của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) với 2 tổ máy có công suất 1.200 MW và Nhà máy nhiệt điện Formosa, với 5 tổ máy, trong đó hiện tổ máy đốt than số 1 có công suất 150 MW./.




Kình ngư ‘mất tích’ sau công bố bí mật về ống xả thải của Formosa
16:34pm, 23/04/2016
Sau khi thông tin về sự tồn tại và ống xả thải của Formosa, 'kình ngư' Nguyễn Xuân Thành đã đột nhiên rời khỏi địa phương.

CÁ CHẾT TRẮNG SÔNG, NGƯỜI DÂN HOANG MANG


Liên quan đến thực trạng cá chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình, sau khi công bố về những bí mật về đường ống xả thải khổng lồ nối từ khu vực dự án Formosa (thuộc khu kinh tế Vũng Áng, TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ra biển, anh Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi, trú tại thôn Ba Đồng, P. Kỳ Phương, TX.Kỳ Anh đã rời khỏi địa phương một cách rất khó hiểu.


Hiện tượng cá chết hàng loạt vẫn chưa xác định được nguyên nhân.


Trước đó, anh Thành đã phát hiện và cung cấp nguồn tin dưới đáy biển Vũng Áng có một đường ống dẫn nước thải khổng lồ. Theo anh Thành, hệ thống ống xả nước xuống biển của Formosa có cách đây hơn 2 năm, nhưng xả mạnh và có dấu hiệu lạ bắt đầu từ ngày 29/3 đến 4/4. Trong một đợt lặn xuống biển bắt cá thì anh phát hiện sự bất thường này.


Theo mô tả của anh Thành, đường ống nước được chôn dưới đất chạy dài từ dự án Formosa, chảy ra biển. Chiều dài của đường ống khoảng 1,5 km; đường kính 1,1 m. Một đầu của đường ống nối từ khu vực dự án Formosa, đầu còn lại nối liền với 3 đoạn đường ống nhỏ (mỗi đoạn dài khoảng 2 m, đường kính khoảng 40 cm).


"Thời điểm tôi lặn xuống lúc đó là 23h đêm ngày 4/4, khi ngụp xuống lòng biển tôi thấy một đường ống nước rất to, đang phun chảy, nước có màu vàng đục, rất bẩn. Tôi nghi chất độc nên bơi lên khỏi mặt nước. Sau sự việc đó, tôi đem chuyện kể cho mọi người nghe. Đồng thời trình báo sự việc lên Đồn biên phòng Đèo Ngang (TX.Kỳ Anh)’’, anh Thành cho hay.

Từ nguồn tin và cảnh báo của anh Thành, người dân và nhiều cơ quan chức năng không khỏi “giật mình”.


Hệ thống kênh chứa nước thải đục ngầu của Formosa được nối với đường ống khổng lồ cắm sâu xuống đáy biển.


Hay tin về việc phát hiện ra ống thải này, rất nhiều phóng viên báo chí đã tìm đến anh Thành để tìm hiểu nhưng không thể gặp được. Theo lời người thân và hàng xóm, anh Thành đã rời khỏi nhà và rất khó để tìm cách liên lạc được với anh ấy, dù là qua điện thoại.

Nhiều người cho rằng, sau khi tiết lộ bí mất, anh Thành đã buộc phải rời khỏi địa phương. Sự việc này cho thấy anh ấy phải chịu một sức ép hết sức nặng nề từ đâu đó.










Ngư dân phát hiện ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng




Formosa xả thải ra biểnFormosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ TN-,MT vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết.

Sau thông tin Báo Thanh Niên đăng tải tại bài Nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng, chiều cùng ngày, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã có văn bản chỉ đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các thông tin liên quan.








Các loại cá chết dạt vào bãi biển TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Ảnh: Nguyên Dũng

Phó thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, các cơ quan liên quan phải đề xuất giải pháp xử lý, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ nói chưa, chủ đầu tư nói đã cấp phép
Tại Hà Tĩnh, ngày 22.4, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, cho biết hệ thống đường ống xả thải dài 1,5 km, đường kính 1,5 m được Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cho phép lắp đặt để xả nước thải đã qua xử lý của Formosa, nằm trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
Theo ông Khâu Nhân Kiệt, Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (chủ đầu tư dự án Formosa), mỗi ngày đêm, dự án Formosa xả thải 12.000 m3 nước thải, tuy nhiên nguồn nước này trước khi xả thải ra môi trường đã được xử lý qua quy trình tự động khép kín, đạt tiêu chuẩn của Bộ TN-MT.
Thế nhưng trả lời Thanh Niên, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT lại khẳng định: “đến nay, Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết. Nếu hệ thống xử lý nước thải, xả thải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt động”. Theo ông Tùng, việc lấy mẫu nước thải của dự án Formosa để kiểm tra được tiến hành định kỳ 1 lần/quý. Tất cả các lần lấy mẫu kiểm định từ năm 2015 đến nay đều đạt tiêu chuẩn. Kết quả kiểm định các mẫu nước, tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt sẽ được công bố trong vài ngày tới.




Nếu thật sự có một đường ống xả thải như vậy thì nó thật sự là điều hết sức nguy hiểm cho môi trường. Hiện tượng cá chết kéo dài dọc bờ biển miền Trung cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường nước biển trên một khu vực rất rộng lớn


TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam


Về thông tin Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa sử dụng hóa chất tẩy rửa đường ống rồi xả ra biển, ông Kiệt thừa nhận, Formosa mới nhập về một lượng lớn hóa chất tẩy rửa, để tẩy đường ống, tránh tình trạng tắc nghẽn. Khi sử dụng, hóa chất này có pha với nước để làm loãng và sau khi rửa đường ống, đều được xử lý qua hệ thống mới cho thải ra biển.
Sao phải ngầm ?
Về việc xả thải ra biển của Formosa, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đặt vấn đề, theo nguyên tắc nếu nước thải sau khi xử lý (đạt tiêu chuẩn quy định) được phép thải ra môi trường. Nhưng tại sao họ lại phải đặt ở ngầm dưới đáy biển như vậy? Bộ TN-MT làm thế nào để quản lý nguồn nước mà Formosa thải ra là đúng tiêu chuẩn? “Formosa là một siêu dự án hiện vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và mới chỉ có vài ba nhà máy đi vào hoạt động. Nếu Formosa thật sự là nguyên nhân thì trong tương lai mức độ ô nhiễm môi trường sẽ còn đến mức nào? Một dự án lớn như Formosa cần có đánh giá môi trường chiến lược và từng dự án nhỏ trong đó phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tôi không biết là dự án này có tuân thủ theo các quy tắc đó không. Nếu có, những thông tin như vậy cần phải được công khai ra cho công chúng để những người có chuyên môn góp ý. Thông tin cần phải được minh bạch với người dân. Nếu những thông tin về Formosa được công khai thì chỉ cần nhìn vào các nhà máy nhỏ trong đó hoạt động sản xuất cái gì thì các chuyên gia cũng dễ dàng xác định, khoanh vùng được nguyên nhân gây ô nhiễm”, bà Khanh nói.
TS Lê Phát Quới, Viện Tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết ông quan sát ảnh vệ tinh của Googlemap thấy rằng chất lượng nước ở khu vực Vũng Áng khác so với các nơi khác và biến đổi dài xuống các tỉnh phía nam. “Tôi cho rằng hiện tượng cá chết hiện nay tác động từ khu vực Vũng Áng có thể là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những suy luận bước đầu còn thực tế như thế nào thì cần phải điều tra, phân tích kỹ càng vì nó liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp nên cần phải thận trọng”. Về việc Formosa xây dựng hệ thống xả thải khổng lồ dưới biển, TS Quới khẳng định, theo nguyên tắc nước thải đã qua xử lý được xả ra môi trường phải được đặt “nổi” để các cơ quan chức năng dễ dàng theo dõi, giám sát chứ không thể đặt “chìm” như vậy. Bởi thông thường các doanh nghiệp chỉ muốn xả thải trực tiếp ra môi trường vì việc xử lý chất thải nước thải rất tốn kém. Nên khi có một đường ống xả thải ngầm, “bí mật” như vậy sẽ không khỏi khiến người ta nghi ngờ về việc xử lý nước thải của họ.
Theo TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, thông tin về việc có đường ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng khiến ông liên tưởng đến việc Công ty Vedan xả thải trộm ra sông trước kia. Nếu thật sự có một đường ống xả thải như vậy thì nó thật sự là điều hết sức nguy hiểm cho môi trường. Hiện tượng cá chết kéo dài dọc bờ biển miền Trung cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường nước biển trên một khu vực rất rộng lớn.
Đoàn công tác của Bộ TN-MT “làm việc bí mật”
Trong khi đó, hôm qua đoàn công tác của Bộ TN-MT đến làm việc với lãnh đạo Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (đều đóng tại Khu kinh tế Vũng Áng). Tuy nhiên, báo chí không được tham dự và các thông tin về buổi làm việc cũng không được tiết lộ.
Theo quan sát của PV Thanh Niên, ngày 22.4, dọc bờ biển Vũng Áng, đoạn qua các xã: Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi (TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh), cá, tôm, mực, ghẹ, ốc, ngao, sò vẫn tiếp tục chết dạt vào bờ với mật độ khá dày và bốc mùi hôi thối. Nước biển ở những khu vực này có màu khác thường, đặc biệt tại khu vực gần cảng biển Vũng Áng, nước có màu đen như màu nước xỉ than.


Trước đây, chính quyền nhiều nước, vùng lãnh thổ đã phát hiện và xử phạt nặng nhiều doanh nghiệp, nhà máy bí mật lắp ống xả để đổ chất thải độc hại ra sông, biển, gây tổn hại nặng nề cho môi trường. Hồi đầu tháng này, tòa án ở bang Hawaii (Mỹ) đã phạt Công ty hàng hải Doorae Shipping của Hàn Quốc 950.000 USD vì vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Doorae Shipping là chủ sở hữu tàu chở dầu B.Sky bị phát hiện lén gắn ống xả gần 1.892 lít nước thải chứa dầu ra biển.
Trước đó, Bộ Bảo vệ môi trường Israel vào tháng 3 phạt Công ty lọc dầu Paz Ashdod gần 5 triệu USD vì hành vi cài cắm ống xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra biển, theo trang Sviva.gov.il.
Tại Đài Loan, Cơ quan bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ này (EPA) vẫn đang điều tra vụ nhà máy mạ điện ở TP.Đài Nam sử dụng đường ống ngầm bí mật để dẫn nước thải ra sông Tam Gia, bị phát hiện vào tháng 9.2015. Tờ Taipei Times dẫn kết quả điều tra cho thấy nước thải đổ ra sông chứa đầy hóa chất độc hại. Chủ sở hữu nhà máy đã bị buộc đóng phạt hơn 600.000 USD cũng như đối mặt một cuộc điều tra hình sự. Ngoài ra, EPA cho biết đang chuẩn bị hồ sơ pháp lý để buộc ban lãnh đạo nhà máy chịu chi phí xử lý ô nhiễm dòng sông Tam Gia trong thời gian tới.
Danh Toại



Bộ Công thương vào cuộc
Bộ Công thương hôm qua vừa có công văn hỏa tốc tới Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa về việc cử đoàn công tác đến doanh nghiệp này làm việc về tình hình sản xuất, bảo vệ môi trường. Theo đó, thành phần đoàn công tác gồm có Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp làm trưởng đoàn, lãnh đạo Tổng cục Năng lượng, lãnh đạo Vụ Công nghiệp nặng, lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Hà Tĩnh. Đoàn sẽ bắt đầu kiểm tra từ ngày 26.4, trong đó sẽ kiểm tra thực tế tại các khu vực sản xuất, xử lý chất thải. Bộ Công thương cũng đề nghị phía Hưng Nghiệp Formosa chuẩn bị tài liệu và bố trí lãnh đạo làm việc với đoàn công tác.






-Vụ cá chết: 'Chúng tôi không thể vào kiểm tra KCN Vũng Áng'- 
Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng được vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền - Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT Phạm Khánh Ly cho biết.

Trao đổi với VietNamNet, ông Ly cho biết: "Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này".


Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản Phạm Khánh Ly. Ảnh: Dân Việt



Ông Ly thông tin thêm: "Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được".


Cũng theo ông Ly, người dân phản ánh với đoàn công tác, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng hoạt động bình thường, không có biểu hiện gây ô nhiễm hay bất thường.






Cá chết trắng dọc bãi biển miền Trung



Dân không được ăn cá chết

Chiều nay, Bộ NN&PTNT gửi công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế về việc xử lý hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.


Bộ nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tổ chức tuyên truyền để người dân không hoang mang, hướng dẫn phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi; yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.


Đồng thời, các tỉnh cần cử cán bộ chuyên môn phối hợp với đoàn công tác của bộ lấy mẫu xác định nguyên nhân. Thống kê tình hình hải sản bị thiệt hại, thu gom xử lý, trong đó có số lượng thủy sản nuôi bị thiệt hại. Chủ động kinh phí để hỗ trợ địa phương xử lý, áp dụng các chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả.


Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi các đối tượng nuôi thủy sản để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của môi trường nuôi; tạm thời ngừng thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt.





-Đã tìm ra nguyên nhân cá biển chết hàng loạt ở Quảng Bình

20/04/16 09:00-(GDVN) - Theo kết quả ban đầu, nguyên nhân cá chết bất thường trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm.


Ngày 19/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, UBND tỉnh Quảng Bình báo cáo về tình trạng cá chết bất thường trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình.

Cá chết bất thường trôi dạt vào bờ biển Nhật Lệ (Ảnh: Thủy Phan)


Từ kết quả phân tích mẫu nước, mẫu cá chết, nguyên nhân bước đầu được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc. Tuy nhiên, yếu tố cụ thể nào của môi trường nước làm cho cá chết bất thường thì vẫn chưa được tìm ra.

Trước đó, từ ngày 6/4, ở Hà Tĩnh cũng xuất hiện tình trạng cá chết bất thường ở ven biển và các lồng nuôi gần khu công nghiệp Vũng Áng.

Sau đó, Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh Thủy sản miền Bắc phối hợp với các cơ quan chức năng Hà Tĩnh kiểm tra.

Nguyên nhân được xác định là do có yếu tố gây độc trong môi trường nước. Yếu tố gây độc trong nước tại biển Hà Tĩnh bắt từ nguồn nước thải ra môi trường chưa được xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước biển.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình nhận định, có thể dưới tác động của dòng hải lưu Bắc cực - Xích đạo, nên nguồn nước ô nhiễm ở Hà Tĩnh bị đẩy vào dọc bờ biển phía Nam gây nên hiện tượng cá chết ven biển Quảng Bình từ bắc vào nam theo thời gian.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình đã đề nghị các địa phương ven biển chỉ đạo người nuôi trồng thủy sản kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường nước, tạm dừng lấy nước vào ao nuôi cho đến khi không còn hiện tượng cá chết ven biển.

Tình trạng cá chết lan rộng từ Bắc và Nam (Ảnh: Thủy Phan)


Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, những ngày qua, tình trạng cá chết bất thường trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình khiến người dân hoang mang.

Tình trạng này bắt đầu xuất hiện ở bờ biển xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch) từ hôm 10/4, sau đó tiếp tục lan rộng ra bờ biển thuộc các huyện Bố Trạch, TP. Đồng Hới, Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Mới đây, ở Quảng Trị cũng xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển ở huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Uớc tính mỗi ngày, ngư dân vớt được khoảng 1-5 tấn cá.

Hiện, Chi cục trưởng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị cũng đã báo cáo để ngành chức năng lấy mẫu xét nghiệm và tìm nguyên nhân cá chết.

Cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình
Đã có kết luận nguyên nhân cá lồng chết hàng loạt ở Thanh Hóa

-Môi trường biển khu vực Vũng Áng chưa bình yên!
Nhận được thông tin phản ánh của 1 người dân vào sáng ngày 19/4 thông qua trang mạng facebook về việc cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển Đèo Con khu vực giáp ranh giữa xã Kỳ Nam và phường Kỳ Phương thuộc thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh, phóng viên đã đi thực tế xác minh.


Đúng như sự việc người dân phản ánh khi phóng viên vào tận nơi đã không khỏi xót xa và sợ hải khi trước mắt mình là cảnh hàng ngàn con cá lớn bé chết bất thường trôi dạt vào bờ biển. Những con cá chết nằm la liệt kéo dài hàng trăm mét trên bờ và đã bắt đầu phân hủy bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Theo phản ánh của người dân với phóng viên tại hiện trường thì những con cá này chết vào tối hôm qua (18/4) và đã bị nước thủy triều dâng cao đánh dạt vào biển. Một chi tiết khá đặc biệt được người dân cho biết thì từ trước tới nay chưa thấy việc cá Đuối bị chết, thì nay trên bãi biễn đã xuất hiện những con cá Đuối to bị chết. Điều này chứng tỏ mức độ nguy hiểm của đợt cá chết lần này.

Trước đó vào các ngày 6 đến 8/4 trên địa bàn các xã phường ven biển thuộc thị xã Kỳ Anh củng xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt và sau đó được cơ quan chức năng xác định là do yếu tố nguồn nước bị nhiễm độc. Đi liền với hiện tượng cá chết thì tại hiện trường phóng viên đã bắt gặp hình ảnh những ngư dân cùng nhau cho thuyền lên bờ cất giữ, không ra khơi đánh cá trong những ngày sắp tới, khi chưa chấm dứt hiện tượng cá chết bất thường này.

Trước sự việc này người tiêu dùng hoang mang lo lắng và quay lưng lại với thực phẩm ở biển, đồng nghĩa với việc ngư dân không có thị trường để tiêu thụ. Cá chết hàng loạt phân hủy không có người thu dọn, môi trường nơi đây bị ô nhiễm, ngư dân không đi đánh bắt cá đó là những gì phóng viên trực tiếp thấy tại đây. Ai sẽ giải quyết vấn đề này một cách bền vững, đó là câu hỏi chưa có lời giải tại thời điểm này.

Những hình ảnh phóng viên ghi nhận tại hiện trường











Cá chết bất thường ở Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Tổng số lượt xem trang