Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

‘Khiếu kiện đông người làm xấu hình ảnh thủ đô’ hay "Đi khiếu kiện là bày tỏ nguyện vọng cá nhân'

-Sáng 27/9, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc người dân đi khiếu kiện là bày tỏ nguyện vọng cá nhân, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, cầm khẩu hiệu đòi đất đã "làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao".

Bà con tiểu thương chợ Nghĩa Tân phản đối chính sách xây chợ mới.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, 9 tháng qua đã có 178 đoàn đông người đi khiếu kiện, chủ yếu là khiếu nại về đất đai, giải phóng mặt bằng. Nổi cộm như vụ việc của 100 công dân phường Dương Nội, 70 người phường Kiến Hưng, 40 người phường Yên Nghĩa (Hà Đông), 150 tiểu thương chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), đoàn 200 người dân xã Tiên Dương (Đông Anh), bệnh binh 5 xã ở huyện Quốc Oai, 160 người dân phố Tân Mai (thị xã Xuân Mai)...

Ngoài ra, còn có một số trường hợp khiếu kiện có tổ chức, lợi dụng quyền tố cáo để kích động, xúi giục, lôi kéo tập trung đông người.

Đánh giá của UBND thành phố cho thấy, công tác chỉ đạo và giải quyết khiếu nại của chính quyền ở một số nơi còn thiếu quyết liệt, ngại va chạm, né tránh, sợ liên đới trách nhiệm. Trong khi đó, công tác quản lý đất đai của địa phương còn lỏng lẻo, để xảy ra vi phạm nhưng không giải quyết kịp thời, để tồn đọng...Tại hội nghị giao ban quận, huyện về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý đất đai sáng 27/9, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đánh giá cao công tác giải quyết đơn thư của bộ phận tiếp dân của thành phố, bởi trong 9 tháng đã tiếp 15.000 lượt người, xử lý 21.500 đơn thư, tăng 89% so với năm 2011.

Ông Thảo cho rằng, trong khi lượng đơn thư vẫn tăng mạnh thì cần thực hiện nhiều giải pháp, quan tâm đến các kiến nghị của người dân để có chính sách hỗ trợ tốt nhất mà không nên áp dụng các quy định cứng nhắc. Ông cũng yêu cầu các ngành rà soát các chính sách thu hồi đất đảm bảo đời sống của người dân khi bị thu hồi đất được bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; đơn giản các thủ tục hành chính...

"Việc làm của bà con là bày tỏ nguyện vọng của mình, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, mang theo khẩu hiệu đòi đất đã làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao", Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ và đề nghị, khi có khiếu nại đông người, lãnh đạo các quận, huyện phải trực tiếp đối thoại với người dân, giải quyết các kiến nghị của dân để giải quyết dứt điểm các khiếu nại khi mới phát sinh.

Còn Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, buổi sáng ông mở cửa đã thấy người dân đứng chờ đưa đơn, 19h trở về nhà cũng có người chờ đưa đơn, chưa kể ở cơ quan cũng thường nhận đơn khiếu nại. Thời điểm này, thành phố có khoảng 200 người thường xuyên đi khiếu kiện.

Ông Bí thư ví von: "Giải phóng mặt bằng như một món ăn trên bàn tiệc, chẳng ai muốn ăn món này song vẫn cần phải ăn". Do vậy, công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ bắt buộc, không làm thì không thể thực hiện các dự án. Đô thị hóa nhanh càng nảy sinh khiếu kiện nhiều, như điển hình ở quận Hà Đông.

Theo Bí thư Nghị, các khiếu nại đúng chính sách chiếm khoảng 20%, có 20% nửa đúng nửa sai, do vậy người phụ trách giải quyết khiếu nại cần phải tìm hiểu thông tin nhiều chiều để trả lời người dân được chính xác và giải quyết tốt vụ việc.

"Tôi cho rằng cần dừng phương án xây chợ Nghĩa Tân, đề nghị Sở Thương mại đánh giá lại những cái được và chưa được khi chuyển đổi chợ truyền thống sang trung tâm thương mại", ông Nghị yêu cầu và cho rằng, hãy đặt vào vị trí người dân. Khi thu hồi đất cần hỗ trợ tốt nhất về hạ tầng công cộng, về nhà ở cho dân.

"Người giải quyết đơn thư phải có tinh thần giải quyết dứt điểm vụ việc chứ không nói là tôi làm đúng thẩm quyền, đúng thủ tục. Kể cả người dân khiếu kiện sai thì phải giải thích rõ cái sai đó", Bí thư Phạm Quang Nghị chỉ rõ.

Ông cũng yêu cầu, công tác khiếu nại tố cáo phải gắn với đấu tranh phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính; phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

-Đi khiếu kiện là bày tỏ nguyện vọng cá nhân'

-  Nhiều địa phương chưa thực hiện tốt việc tiếp dân (TN). Theo Ban Dân vận T.Ư, trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo (KN-TC) liên quan đến đất đai diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, tập trung ở những địa bàn có nhiều quy hoạch về giao thông, KCN, khu kinh tế, khu đô thị... Số lượng vụ việc phát sinh có xu hướng tăng lên, tính chất rất phức tạp, gay gắt, tạo thành điểm nóng ở nhiều nơi. Các vụ khiếu kiện chủ yếu liên quan đến giá cả đền bù chưa hợp lý; thiếu công khai, minh bạch; công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng thiếu thống nhất... "Việc giải quyết các vụ việc KN-TC chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc theo quy định. Đặc biệt có những vụ việc giải quyết còn thiếu công khai, dân chủ, xem nhẹ công tác vận động quần chúng, đối thoại, tiếp xúc với người dân", ông Nguyễn Duy Việt, Phó ban Dân vận T.Ư phát biểu.

 
 

Minh oan cho hơn 400 người

Qua giải quyết đơn thư KN-TC, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước trên 299 tỉ đồng và trên 10 ha đất; trả lại cho công dân trên 9 tỉ đồng và 23.694 ha đất. Đặc biệt, minh oan cho trên 400 người, chuyển cơ quan điều tra 31 vụ việc.

 

Báo cáo của Cục Giải quyết KN-TC và thanh tra khu vực 3 (gọi tắt là Cục III), Thanh tra Chính phủ cho biết, từ năm 2008 đến 2011 ở khu vực phía nam đã tiếp nhận 279.505 đơn khiếu nại, 11.169 đơn tố cáo với 8.776 vụ việc (trong đó thẩm quyền giải quyết của địa phương là 6.279 vụ tố cáo). Tình hình khiếu nại đông người diễn ra phức tạp, gây mất trật tự xã hội, như: dự án hồ chứa nước Sông Ray (Bà Rịa-Vũng Tàu); dự án chợ Long Khánh, chợ Sặt (Đồng Nai), KCN Tân Hương và Long Giang (Tiền Giang)... Ông Võ Văn Đồng, Cục trưởng Cục III cho rằng: "Ngoài các nguyên nhân về yếu tố lịch sử, do cơ chế chính sách thì nhiều địa phương tổ chức thực hiện chỉ đạo của T.Ư chưa hiệu quả, triển khai chậm, thiếu kiểm tra đôn đốc... Lãnh đạo tiếp dân chưa thực sự có hiệu quả, tiếp dân với thời gian có hạn, nhiều vụ việc giải quyết KN-TC không đúng chính sách, pháp luật…".

- Dân tộc tôi vẫn còn niềm hy vọng (Chuacuuthe).
-  Tiên Lãng, Hải Phòng: Người dân đi kiện bị đốt nhà (DV). -(Dân Việt) - Người dân thôn Trâm Khê, xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng bày tỏ nghi ngờ thủ phạm đã nhằm vào 2 người tích cực nhất đang đấu tranh trong vụ thu hồi đất giao cho doanh nghiệp...

 

Trả thù người đấu tranh?

Đêm 20.9, gia đình ông Hoàng Văn Khang, ở thôn Trâm Khê, bị kẻ lạ mặt đột nhập đốt nhà.

Mặc dù vậy, sự việc cũng đã được gia đình ông Khang trình báo cơ quan công an vì tính chất nghiêm trọng của hành vi này đã được cảnh báo bằng những lời đe dọa nặc danh dán khắp thôn trước đó: "Hoàng Văn Khang có lấy tiền hay không - không lấy tiền đừng trách chúng tôi”; “Nguyễn Văn Thân - liệu hồn". Trước đó mấy ngày (đêm 14.9), nhà ông Nguyễn Văn Thân cũng ở thôn Trâm Khê đã bị đốt.Ai đã gây ra hai vụ đốt nhà dân ở thôn Trâm Khê, đến nay cơ quan công an vẫn chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, xâu chuỗi sự kiện, rà soát mối quan hệ thì gia đình ông Khang và ông Thân là những người dân lương thiện, không gây thù gây oán với ai, cũng không cho ai vay mượn tiền.

Chỉ có việc gia đình ông Khang vẫn kiên quyết không chấp nhận khoản tiền bồi thường diện tích đất của gia đình bị thu hồi giao cho Công ty cổ phần Hoa Thành, còn gia đình ông Thân thì có ngôi nhà rộng rãi, là nơi người dân thôn Trâm Khê thường xuyên tụ họp để bàn bạc chuyện đấu tranh đòi quyền lợi đối với dự án của Công ty Hoa Thành. Chính vì vậy, người dân bày tỏ nghi ngờ thủ phạm đã nhằm vào 2 người tích cực nhất đang đấu tranh trong vụ thu hồi đất giao cho doanh nghiệp.

Dự án “siêu tốc”

Được biết, dự án thu hồi đất giao cho Công ty cổ phần Hoa Thành xây dựng Nhà máy Sản xuất giày xuất khẩu được triển khai từ cuối năm 2004. Phương án bồi thường được phê duyệt nhanh kỷ lục: Chỉ 6 ngày sau khi có quyết định của thành phố cho thuê đất (ngày 10.11.2004) đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường (ngày 16.11.2004) nên có nhiều thiếu sót.

Việc chi trả bồi thường cũng có nhiều sai sót, luộm thuộm. Theo phản ánh của người dân, nhiều trường hợp chủ đất đi vắng, không ủy quyền cho ai lĩnh tiền nhưng tiền bồi thường lại được gửi qua tay người nọ người kia.

Vụ việc kéo dài đã 8 năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm khiến người dân mất đất sản xuất, còn doanh nghiệp thì chưa thể tiến hành xây dựng nhà máy. Kéo theo đó, tình hình an ninh trật tự của làng quê ngày càng có chiều hướng phức tạp.

Điển hình như ông Hoàng Văn Hào đi vắng, 80% số tiền bồi thường gần 2 sào đất gửi cho bố ông Hào, 20% còn lại nói là gửi qua tay ông Đắc, nhưng ông Đắc không thừa nhận và đến nay vẫn không biết ai nhận. Ông Lương Văn Trinh đứng tên bìa đỏ nhưng không được nhận tiền mà người khác nhận, trong bìa đỏ bị trừ 70m2 đất nhưng thực tế bị thu hồi tới 760m2...

Thêm nữa, chỉ sau khi người dân Trâm Khê nhận tiền bồi thường vài ngày, bước sang năm 2005, quy định mới về bồi thường cho đất nông nghiệp bị thu hồi tại TP. Hải Phòng tăng gấp 3-4 lần, từ 8,5 triệu đồng lên 28,5 -35 triệu đồng/sào. Do đó, người dân Trâm Khê (kể cả các hộ đã nhận tiền và các hộ chưa nhận tiền) đồng loạt có đơn kiến nghị yêu cầu cơ quan chức năng tính toán lại, tăng mức bồi thường và kiến nghị về thủ tục kiểm kê đền bù chưa đúng quy định.

Liệu đã đến lúc Đảng Cộng sản phải thay tên? (RFA 27-9-12)
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Cựu đại biểu QH cũng 'kêu cứu' (BBC 27-9-12)
Người Việt đang mạo hiểm chính nòi giống của mình (NĐT 27-9-12)
900 kiều bào Việt Nam về họp tại TP. Hồ Chí Minh (infonet 27-9-12)

Ba nghi can gây nổ trước trụ sở công an bị bắt
(TNO) Ngày 28.9, một lãnh đạo Công an H.Củ Chi (TP.HCM) cho biết đã bắt được ba người liên quan đến vụ nổ xảy ra trước trụ sở Công an H.Củ Chi. Ba nghi can gồm: Đặng Quang Vương (29 tuổi), Đặng Ngọc Quang (32 tuổi, cùng ngụ H.Củ Chi) và Nguyễn Hữu ...
Phát hiện ô tô 7 chỗ chở súng và mã tấu “dạo phố”Dân Trí
Bị bắt vì có tiếng nổ trên ô tôNgười Lao Động

Di sản tiếp tục bị lãng phí (SGTT 27-9-12)
Di tích “Xóm nhà giàu” đang... chờ sập (LĐ 27-9-12)
Bao giờ thanh niên Việt Nam tự tin nói tiếng Anh? (SGGP 26-9-12)

Tổng số lượt xem trang