“Hạ cánh cứng”, theo tác giả là thuật ngữ phản ánh tình huống xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái. Tình huống này thường xảy ra khi chính phủ nước đó cố gắng cắt giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát nợ công. “Có thể là hơi sớm và bi quan khi bàn đến sự hạ cánh cứng của Việt Nam khi tỉ lệ nợ/GDP đang ở mức trung bình, tuy nhiên việc khuyến cáo về vấn đề này sẽ là cần thiết cho việc định hướng chính sách tài khóa lâu dài trong tương lai”, báo cáo viết.Trước khi bày tỏ quan ngại nói trên, tác giả đã đưa ra nhận định, thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh, tiếp tục là những nguy cơ tiềm ẩn làm xấu thêm các chỉ số kinh tế vĩ mô và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai.Cụ thể, thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc, của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012. Thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công, từ khoảng 40% GDP ở cuối năm 2007 lên tới hơn 57% GDP vào cuối năm 2010, và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011 nhờ lạm phát cao.Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP.Tác giả cũng lưu ý là những con số này có thể chưa phản ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay, khi có những cách hạch toán riêng không theo thông lệ quốc tế. Một ví dụ rất rõ về sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam là, theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ tính riêng hai năm 2010 và 2011, tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh mỗi năm được phát hành vào khoảng 110 nghìn tỉ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số báo cáo trong quyết toán ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, không được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm của Việt Nam như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế.Chỉ tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0% GDP. Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm, gấp khoảng 6 lần so với con số tươngứng của Indonesia, gấp 3 lần so với Trung Quốc, và gấp khoảng gần 2 lần so với Thái Lan. Sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến cho các con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người tham gia thị trường. Đồng thời nó khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn, tác giả quan ngại.Và, khi nợ quốc gia tăng nhanh đến một ngưỡng nào đó làm kích hoạt sự tháo chạy khỏi tài sản trong nước của dòng vốn ngoại thì theo phân tích của bản báo cáo,“hạ cánh cứng” có thể xảy ra.Hậu quả của việc này bên cạnh giá tài sản sẽ giảm, lãi suất sẽ tăng, đầu tư sụt giảm… theo tác giả còn là sự gia tăng mạnh của lạm phát thông qua kênh nhập khẩu khi đồng nội tệ mất giá do sự tháo chạy của dòng vốn ngoại. Ngoài ra, sức ép in tiền để trả nợ trong thời kì này cũng là rất lớn. Hậu quả là lạm phát tăng vọt. Cuối cùng, sự hạ cánh cứng cũng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính. Giá tài sản giảm và gánh nặng lãi suất sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp đến lượt nó lại gây khó khăn tài chính cho hệ thống ngân hàng do nợ xấu gia tăng. Kịch bản xấu nhất của tình huống này có thể là sự đổ vỡ tín dụng và phá sản của các trung gian tài chính. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng giống như những gì mà thế giới đã trải qua vào những năm 30 của thế kỉ trước, báo cáo viết.Tác giả Thế Anh cũng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Mà để làm được điều này, trước tiên, việc hạch toán ngân sách phải được thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế. Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh. Các thước đo thâm hụt ngân sách loại trừ những khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản cũng cần được tính toán thêm để có thể đánh giá được chính xác thực trạng tài khóa hiện tại. Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về thâm hụt ngân sách nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóa trong những năm tới.
Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 do Ủy ban Kinh tế của QH vừa công bố chỉ rõ vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn dựa trên quan hệ thay vì hiệu quả sử dụng.
Ba nhóm sở hữu chéo tích cực
Theo báo cáo này, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng (NH) Việt Nam có thể chia thành sáu nhóm:
Thứ nhất, sở hữu của các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và NHTM nước ngoài tại các NH liên doanh: Hiện tại có sáu NH liên doanh trong hệ thống các TCTD của Việt Nam. Thông thường, một NH liên doanh được sở hữu bởi một NH nước ngoài và một NH trong nước. Chẳng hạn, NH Việt Thái là NH liên doanh giữa ba đối tác lớn: Agribank, Ngân hàng Thương mại Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan với tỉ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%...
Thứ hai, cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM - cả nhà nước lẫn cổ phần: Đứng trước nhu cầu thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các định chế tài chính có kinh nghiệm nước ngoài, NHNN đã có chủ trương khuyến khích các NHTM trong nước tìm kiếm các đối tác nước ngoài làm cổ đông chiến lược. Đến nay, có khoảng 10 NHTM có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính nước ngoài.
Thứ ba, cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ: Từ năm 2005 trở lại đây, các quỹ quản lý vốn bắt đầu xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Các quỹ này thường đầu tư vốn vào những NHTM cổ phần có tiềm năng phát triển tốt. Chẳng hạn, Vinacapital đầu tư vốn vào Sacombank, VOF đầu tư vào Eximbank, Dragon đầu tư vào ACB…
Trong số bốn NHTM nhà nước quan hệ với tám NHTM cổ phần có Vietcombank. Ảnh: HTD
Ba nhóm đáng lo ngại
Thứ tư, sở hữu của các NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần: Hình thành chủ yếu từ việc yếu kém nghiệp vụ NH của các NHTM cổ phần trong giai đoạn đầu thành lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng 1997-1998. Hiện có gần tám NHTM cổ phần có quan hệ cổ phần với bốn NHTM nhà nước. Tiêu biểu là Vietcombank hiện đang sở hữu 11% tại Ngân hàng Quân đội, 8,2% tại Eximbank, 4,7% tại Ngân hàng Phương đông, 5,3% tại Ngân hàng Sài Gòn.
Thứ năm, sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần: Hiện tượng này khá phổ biến ở Việt Nam. Hiện có ít nhất sáu NHTM cổ phần có cổ đông là một NHTM cổ phần khác. Chẳng hạn, Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại Ngân hàng Việt Á.
Thứ sáu, sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân: Rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước tham gia góp vốn hình thành các TCTD. Hiện có khoảng gần 40 DNNN và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTM cổ phần. Hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính. Mối quan hệ giữa NHTM cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều NH có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các DN khác.
Nguyên nhân của nợ xấu tăng cao
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế nhận định trong các mối quan hệ trên, ba nhóm sở hữu chéo đầu tiên có tính tích cực vì các mối quan hệ này chủ yếu hướng đến việc tăng cường thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và quốc tế, nâng cao năng lực quản trị và thúc đẩy việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
Đáng bàn nhất là mối quan hệ ở ba nhóm sau. Khi các NHTM nhà nước là cổ đông lớn của các NHTM cổ phần, các NHTM nhà nước có thể ảnh hưởng đến các NH thuộc nhóm sau trong việc cung cấp vốn cho các DNNN. Với trường hợp các NHTM có cổ đông lớn là các DN, rất có thể các NHTM này trở thành sân sau, chuyên huy động vốn từ dân để tài trợ cho các dự án của DN cổ đông. Mặc dù theo quy định, các NH không được cho các cổ đông của mình vay vốn nhưng các NH có thể lách quy định bằng cách cho các công ty con của các DN vay vốn. Tương tự, việc sở hữu chéo giữa các NH cũng tạo điều kiện để cho các DN sở hữu NH này có thể dễ dàng vay được vốn từ NH kia.
Như vậy, ba trường hợp sở hữu này đều có nguy cơ dẫn đến việc các NHTM sẽ tiến hành thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng. Nếu điều này xảy ra, đây có thể coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu trong hệ thống các TCTD tăng cao.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế cho rằng quá trình tái cấu trúc hệ thống NH cần phải giải quyết vấn đề sở hữu chéo nêu trên. Mặc dù Chính phủ và NHNN đã đưa ra quy định hạn chế tỉ lệ sở hữu giữa các NH với nhau cũng như yêu cầu các tập đoàn nhà nước phải thoái vốn khỏi các tổ chức tài chính, tín dụng nhưng dường như NHNN vẫn chưa động chạm gì được nhiều đến mối quan hệ giữa các NH với các DNTN. Một cá nhân hoặc một DN có thể có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tín dụng tại các NH thông qua các công ty con, công ty cháu của mình. Việc khống chế tỉ lệ sở hữu tại các tổ chức tài chính, tín dụng bởi cá nhân cũng như DN cần phải tính đến cả những sở hữu gián tiếp này.
Cần nhanh chóng phát hành chứng chỉ vàng Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế, việc xây dựng một thị trường vàng hiện đại là một nhu cầu cần thiết ở Việt Nam nhằm huy động số vàng lên tới 300-500 tấn trong dân để phục vụ phát triển kinh tế và nhằm tránh để các hoạt động trên thị trường vàng ảnh hưởng đến tỉ giá. Trong đó, mấu chốt của vấn đề thị trường vàng Việt Nam nằm ở việc làm sao để tách hoạt động kinh doanh vàng vật chất ra khỏi hoạt động đầu cơ giá vàng. Báo cáo trên khuyến nghị NHNN nên nhanh chóng phát hành chứng chỉ vàng cũng như hình thành sàn vàng quốc gia. Chứng chỉ vàng cần được đảm bảo 100% bằng vàng vật chất trong các kho vàng quốc gia. Mỗi chứng chỉ vàng sẽ có một mã số tương ứng với một mã số của lượng vàng thật trong kho. Mỗi khi NHNN nhập một lượng vàng vào kho thì đồng thời sẽ phát hành một chứng chỉ vàng tương ứng. Ngược lại, mỗi khi NHNN xuất một lượng vàng vật chất khỏi kho thì sẽ thu lại một chứng chỉ tương ứng. Với việc phát hành chứng chỉ vàng như trên thì hoạt động xuất nhập khẩu vàng sẽ đơn thuần gắn với nhu cầu vàng vật chất như chế tác vàng trang sức hoặc làm nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Các trao đổi vàng mang tính đầu cơ giữa những người dân với nhau về cơ bản sẽ được tách khỏi quá trình trao đổi vàng vật chất. |
-Ngân hàng: Ba nhóm sở hữu chéo tiềm ẩn nguy cơ
Vietnam Manufacturing Slows in August (WSJ 3-9-12)
Evolutionary Theory’s Welcome Crisis
Project Syndicate Creationists – those who believe that a supernatural being created the universe – are right about one thing: contrary to the impression given by much popular writing on the subject, the theory of evolution is in crisis. But, for science, unlike for dogmatic belief systems, such crises should be welcomed.
"Điều chỉnh tỷ giá hầu như không cải thiện được tình trạng nhập siêu"
Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế, chính sách tiền tệ, tỷ giá sẽ ít có vai trò trong nỗ lực giảm nhập siêu, mà lại lan truyền sang lạm phát.
Số doanh nghiệp niêm yết mới ngày càng ít
(TBKTSG Online) - Theo bà Trần Anh Đào, Giám đốc Phòng niêm yết, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), từ đầu năm đến nay có 8 doanh nghiệp niêm yết mới, giảm nhiều so với năm ngoái.
The misguided belief that “this time is different” led policymakers to permit the credit boom of the early 2000’s to continue for too long, thus preparing the ground for the biggest financial crisis in living memory. But now, when it comes to recovery, the belief that this time should not be different might be equally dangerous.
Tăng trưởng sản xuất của Mỹ vẫn thấp nhất 3 năm
Tốc độ tăng trưởng sản xuất Mỹ tháng 8 vẫn chậm chạp trong khi xuất khẩu giảm tháng thứ 3 liên tiếp và các doanh nghiệp tạo thêm ít việc làm mới.