Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc

(Petrotimes) - Cứ theo những gì giới sĩ quan “diều hâu” Trung Quốc viết về cách họ nhìn thế giới qua lăng kính phóng đại của họ thì quân đội Trung Quốc ngày nay đã lớn mạnh đến mức có thể làm chủ được bất kỳ thế trận nào và có thể dạy bất kỳ nước nào “một bài học”, nếu muốn. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc thật ra không chỉ yếu kém về kỹ thuật mà còn “hỏng” về nội lực. Tham nhũng và chủ nghĩa bè phái đã và đang đục mòn tinh lực của quân đội đông nhất thế giới này…

Những phát biểu của Lưu Nguyễn đã cho thấy nội bộ suy yếu của PLA

Cái chết được báo trước
New York Times (7/8/2012) đã thuật một chuyện như sau. Trong một buổi tiệc đầu năm nay, tướng Chương Thấm Sanh, Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã “mượn rượu” nói trong cơn giận dữ rằng, mình bị “chơi xấu” khi không được đề bạt lên vị trí cao hơn. Màn vật vựa của họ Chương xảy ra ngay trước mặt Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hồ Cẩm Đào, khiến ông Hồ Cẩm Đào nổi giận bỏ về. Sự kiện đã cho thấy điều mà dư luận từng râm ran nhiều năm nay, rằng quân đội đang lấn lướt Bộ Chính trị Trung Quốc và thậm chí có sức ảnh hưởng lớn đến các quyết sách ngoại giao, đặc biệt quanh vấn đề Biển Đông.
Uy thế của cánh nhà binh PLA (“Trung Quốc nhân dân giải phóng quân”) rõ ràng ngày càng mạnh. Những bài viết khua động binh đao trên Giải phóng quân báo hoặc Hoàn cầu thời báo gây ảnh hưởng mạnh đến đường lối đối ngoại Bắc Kinh đã cho thấy điều đó - dù thời điểm hiện tại, PLA chỉ có 2 ghế trong Bộ Chính trị và không có ghế nào trong Thường vụ Bộ Chính trị. Chính sách hiếu chiến của Trung Nam Hải vô hình trung đã đưa PLA lên vị trí trung tâm hơn là Bộ Ngoại giao. Được nâng lên thành “điểm nhấn” như một công cụ thể hiện sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng “biến không thành có” trong các vụ tranh chấp biển đảo với láng giềng Đông Nam Á xuất phát từ luận thuyết “đường lưỡi bò”, PLA đã được cấp nguồn ngân sách khổng lồ tăng dần theo từng năm. Và điều đó đã tạo ra môi trường lý tưởng cho tham nhũng.
Chẳng phải tự nhiên mà vào tháng 6/2012, Trung Nam Hải đã buộc tất cả viên chức, sĩ quan cao cấp PLA phải tiết lộ tài sản, cá nhân cũng như gia đình. Trong số báo đề ngày 5/7/2012, tờ EpochTimes cho biết, một số sĩ quan PLA đã bí mật chuyển khoản ra nước ngoài, trong đó có Đài Loan! Việc này sở dĩ được thực hiện bởi nhiều người tin rằng, một khi việc dàn xếp lại bộ máy quyền lực sau khi Đại hội đảng được tổ chức vào tháng 10 hoặc 11/2012 thì chắc chắn sẽ có những thay đổi nhân sự ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Năm 2006, Phó đô đốc Vương Thủ Nghiệp đã bị xử tử hình (hoãn án 2 năm) về tội nhận hối lộ hơn 160 triệu tệ (24 triệu USD). Vụ việc chỉ bị lộ tẩy khi 1 trong 5 tình nhân của Vương “đại nhân” tung hê khai báo, sau khi cô này mang bầu và đòi Vương “đền” một triệu tệ (Global Times, 28/9/2010). Trước đó nhiều năm, Đại tá Từ Tuấn Bình cũng chuồn khỏi Trung Quốc để tránh bị xử tội tham nhũng. Họ Từ dính vào “băng nhóm” tham ô của tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Cơ Thắng Đức, người bị xử 15 năm tù vào năm 2000, tội dính vào đường dây buôn lậu của trùm tội phạm Lại Xương Tinh. Cần biết, Cơ Thắng Đức chính là con trai của Cơ Bằng Phi, Ngoại trưởng Trung Quốc vào thời điểm Tổng thống Mỹ Richard Nixon công du Bắc Kinh năm 1972.
Trong một cuộc gặp mặt cuối năm 2011, tướng Lưu Nguyên (con của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ) đã thề sống chết trị nạn tham nhũng trong PLA. “Chẳng nước nào có thể đánh bại được Trung Quốc” - họ Lưu nói trước khoảng 600 sĩ quan thuộc Tổng cục Hậu cần trong cuộc gặp chiều ngày 29/12/2011 - “Chỉ có tham nhũng mới có thể hạ gục chúng ta và khiến các đơn vị quân đội của chúng ta bị đánh bại mà chẳng hề lâm chiến”. Tình trạng tham nhũng trong PLA nghiêm trọng đến mức trong bài viết trên Foreign Policy (16/4/2012), nhà báo John Garnaut đã nói rằng, tất cả đã “thối rữa từ bên trong”. Chỉ bằng “mắt thường”, người ta đã có thể thấy sĩ quan PLA ngày càng “xa rời quần chúng”, với những chiếc xe sang gắn biển số quân đội đậu đầy Đại lộ Trường An hay tại các câu lạc bộ gần sân vận động Công Nhân.

Càng được ưu ái với ngân sách hào phóng, PLA càng nảy sinh nhiều ung nhọt tham nhũng
Uy lực bao trùm và lan rộng của giới sĩ quan PLA cũng thể hiện ở việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn kết thân với họ để được bảo kê và tiếp cận những hợp đồng béo bở. Tại sao phải tham nhũng? Vì chỉ khi có nhiều tiền, thật nhiều tiền, mới có thể không chỉ ăn chơi vung vít mà còn mua được những vị trí cao hơn trong quân ngũ! “Một số cá nhân (trong PLA) đã dùng tiền nhân dân, hàng hóa nhân dân, tài sản nhân dân để đổi lấy quyền lợi cá nhân, cười nhạo luật pháp và cả những điều lệ đảng. Họ tấn công những sĩ quan trung thành dám đứng lên tố cáo. Họ bắt cóc, tống tiền các vị lãnh đạo đảng và biến thượng cấp mình thành tấm khiên che chắn. Họ sử dụng mọi mánh khóe mafia ngay trong quân đội” - Lưu Nguyên nói. Theo như những lời trên thì rõ ràng một bộ phận trong PLA đang trở thành tội phạm có tổ chức.
Trong một diễn văn khác vào tháng 2/2012, Lưu Nguyên kể câu chuyện về một bác sĩ phẫu thuật ở Siberia đã tự cứu mình khỏi chứng viêm ruột thừa bằng cách dùng cái gương để soi chiếu con dao mổ khi ông tự rạch vào bụng. “Có bao nhiêu người trên đời này thật sự có thể tự mổ bụng mình?” - Lưu Nguyên gằn giọng - “Bất luận là cá nhân hay tổ chức, để giải quyết một vấn đề khi nó xuất hiện cũng đều cần phải có sự can đảm tương tự”. Cần mở ngoặc nói thêm rằng, bố của Lưu Nguyên - Lưu Thiếu Kỳ - từng bị Mao Trạch Đông lưu đày; và năm 1969 đã chết trong ngục tối ở tình trạng trần truồng, hốc hác và thi thể bị phủ cứng bởi lớp thức ăn nôn mửa cũng như phân tiêu chảy. Một trong những anh em của Lưu Nguyên cũng chết thảm khi bị đưa đầu vào đường ray xe lửa! Do đó, khi Lưu Nguyên nói về cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, giữa tồn và vong, để cứu PLA và cái hệ thống mà bố mình đã giúp tạo nên, người ta tin rằng, Lưu Nguyên có thể đã nói thật.
Bài phát biểu của Lưu Nguyên ngày 29/12/2011 đã báo hiệu một chiến dịch thanh trừng tham nhũng đang bắt đầu, kể từ khi cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân tiến hành chiến dịch điều tra tham nhũng quy mô năm 1999, liên quan Tập đoàn Viễn Hoa (Yuanhua Group) của trùm tội phạm Lại Xương Tinh (bị xử tù chung thân vào tháng 5/2012 sau nhiều năm trốn thoát ở nước ngoài). Trong scandal từng gây rúng động trên, Viễn Hoa đã dùng mối quan hệ với một số sĩ quan PLA để buôn lậu và trốn khoản thuế lên đến 6,3 tỉ USD. Vụ việc khiến hàng trăm viên chức cấp tỉnh và sĩ quan PLA bị rớt đài trong đó có tướng Cơ Thắng Đức. Cho đến nay, không có vụ tham nhũng nào liên quan PLA mà mức độ kinh khủng bằng vụ Viễn Hoa. Tháng 7/1998, Thủ tướng Chu Dung Cơ từng nổi điên khi biết rằng, cứ lần nào hải quan ra tay chặn hàng lậu của Lại Xương Tinh cũng đều bị quân đội can thiệp. Để mua chuộc giới chức quân đội, Lại Xương Tinh đã tổ chức những buổi tiệc trác táng tại hộp đêm Hồng Lâu ở Hạ Môn, nơi đương sự từng khoe một cuộn thư pháp với thủ bút của tướng Trì Hạo Điền, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương!
(Xem tiếp kỳ sau)
Ngọc Trí
(Năng lượng Mới số 154, ra thứ Ba ngày 11/9/2012)-- Nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc (PT).
- Nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc (Kỳ 2) (Petrotimes).(Petrotimes) - Bất luận thế nào, cũng có thể kết luận rằng, PLA đang đối mặt với nhiều mâu thuẫn nội bộ, bị đục khoét bởi bệnh “ung thư” tham nhũng từng bước phát triển đến giai đoạn di căn, đồng thời tạo ra những cuộc đấu đá với Bộ Chính trị khiến nội bộ hỗn loạn trong việc giành quyền điều hành các vấn đề đối ngoại, đặc biệt tình hình Biển Đông.
(Tiếp theo và hết)
Loạn bè phái
Thật ra vấn đề tham nhũng trong PLA xuất phát từ cách đây nhiều năm, sau sự kiện chính biến Thiên An Môn năm 1989 khi mà quân đội bắt đầu được nhìn nhận như một công cụ chính yếu bảo vệ chế độ và được cấp ngân sách tăng dần với khoảng 106 tỉ USD/năm như hiện nay, trong khi nhiều cơ quan bộ, ngành khác bị thắt chặt chi tiêu. Đầu năm 2012, Trung Quốc đã loại Trung tướng Cốc Tuấn San, Tổng cục phó Tổng cục Hậu cần khỏi quân đội. Cốc tướng quân là sĩ quan quân đội đầu tiên ở vị trí cao cấp như vậy bị lật khỏi ghế kể từ vụ Vương Thủ Nghiệp. Một nguồn tin liên quan trực tiếp đến sự việc cho biết, họ Cốc đã mua chuộc bằng tiền lẫn hù dọa giới chức địa phương để thực hiện trót lọt những vụ tham ô tư túi cũng như để leo lên vị trí cao trong PLA. Cùng bạn bè và người thân - trong cũng như ngoài quân đội, Cốc đã hốt bộn tiền từ một dự án bất động sản ở Thượng Hải. Sử dụng bộ phận công binh của Tổng cục Hậu cần như một “đế chế” mafia riêng, “Cốc tiên sinh” đã xây hàng trăm biệt thự tại Bắc Kinh làm quà tặng cho bạn bè và đồng minh, trong đó có một biệt thự dành riêng cho đương sự, nằm bên ngoài doanh trại quân đội, đằng sau bức tường cao kề bên khu vực “Bắc Kinh tứ hoàn lộ”.
Sự lớn mạnh của PLA vài năm gần đây đã được lợi dụng khai thác như một nguồn lực giúp gia cố sức mạnh chính trị đối với một số cá nhân. Trường hợp Bạc Hy Lai là một ví dụ
Không chỉ vấn đề tham nhũng, một trong những điểm yếu nữa của nội bộ PLA là các cuộc đấm đá tranh giành quyền lực mà suy cho cùng cũng xuất phát từ quyền lợi. Theo Trần Tử Minh, nhà phân tích độc lập tại Bắc Kinh, vụ Cốc Tuấn San đã “cho thấy các cuộc tranh giành nghiêm trọng giữa những người đang nắm quyền bính với những thế lực mới nổi trong PLA”. “Những người thuộc thành phần “thái tử đảng” như Lưu Nguyên là gương mặt đại diện cho thế lực mới nhưng những ai đang nắm giữ quyền bính thật sự?” - Trần Tử Minh đặt câu hỏi.
Một viên chức hiểu rõ nội tình nói với nhà báo John Garnaut rằng, Lưu Nguyên đã thành công trong việc “xử” Cốc Tuấn San, chỉ sau khi đích thân trình bày vấn đề với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người từng ba lần chỉ thị phải xử lý cho xong vụ việc (mà hai lần đầu đã bị “nhân vật bảo trợ” nào đó của Cốc Tuấn San tìm cách ngăn chặn - một sự việc khiến người ta nghĩ thêm rằng, ngay cả Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hồ Cẩm Đào nay cũng có thể bị “qua mặt”). Một số nguồn tin khác cho biết, Cốc Tuấn San bị sa thải khỏi quân đội vào cuối tháng 1/2012 chỉ sau khi Hồ Cẩm Đào sử dụng “quyền trợ giúp” từ giới chức dân sự cao cấp trong bộ máy đảng và nhờ vậy mà vụ điều tra tham nhũng nhằm vào Cốc Tuấn San mới có thể thực hiện từ Ủy ban Kỷ luật Trung ương đảng, thay vì phải là Ủy ban Kỷ luật PLA.
Bên trên “thượng tầng kiến trúc”
Mạng lưới cũng như những người “bảo trợ” uy lực của Cốc Tuấn San bên trong Ủy ban Quân ủy Trung ương đến nay vẫn tiếp tục an vị. Một nguồn tin cho biết, có 3 trong 4 thành viên Quân ủy Trung ương ủng hộ mạnh động thái xử Cốc của Lưu Nguyên. Tuy nhiên, Từ Tài Hậu (1 trong 3 Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương) cùng một số người khác lại không đồng ý. Chẳng phải tự nhiên mà Lưu Nguyên lại bóng gió khi dùng những từ như “tấm khiên” hoặc “ô dù”. Lưu Nguyên cũng nói một cách bí hiểm về “những thế lực thù địch” đã lợi dụng phong trào mùa xuân Arập lật đổ chính thể tại Trung Đông để gieo rắc “sự bất đồng giữa đảng và quân đội”. Khi nói như thế, Lưu Nguyên hẳn đã ám chỉ đến một chiều kích khác của cuộc đấu đá nội bộ tại “thượng tầng kiến trúc”.
Ngày 19/1/2012, Cốc Tuấn San đã bị bắt giam
Có thể thấy thêm rằng, sự lớn mạnh của PLA vài năm gần đây đã được lợi dụng khai thác như một nguồn lực giúp gia cố sức mạnh chính trị đối với một số cá nhân. Trường hợp Bạc Hy Lai là một ví dụ. Thời đương quyền, Bạc Hy Lai đã sử dụng quân đội để thiết dựng đế chế riêng, bên cạnh bộ máy công an, phục vụ cho các chiến dịch bề nổi như trò xướng hát ca ngợi tưởng nhớ Mao Trạch Đông.
Một khi nói đến giải quyết vấn đề tham nhũng là xem như đã đụng chạm đến nhiều thế lực ngầm. Theo cách đó, Lưu Nguyên đang tạo ra nhiều kẻ thù cho mình. Một người thuộc thành phần “thái tử đảng” gần đây vừa nghỉ hưu khỏi ghế bộ trưởng đã nói với nhà báo John Garnaut rằng: “Lưu Nguyên đang điên!”. Sự tiến thân nhanh của Lưu Nguyên ở PLA trong vòng chưa đến một thập niên, đã khiến nhiều người ganh ghét. Một số sĩ quan không giấu được nỗi bực tức với cảm giác ngồi dưới quyền một người thiếu hẳn nền tảng quân sự chuyên nghiệp như Lưu Nguyên. Vài người bày tỏ rằng, động cơ thật sự của Lưu Nguyên là dùng lá bài chống tham nhũng để gạt bỏ các đối thủ chính trị. Hơn nữa, Lưu Nguyên - cũng giống Bạc Hy Lai - lại ủng hộ đưa Trung Quốc trở lại thời Mao. Có người còn đồn đại rằng, vợ của Lưu Nguyên từng có quan hệ làm ăn với Cốc Khai Lai. Tuy nhiên, cũng cần biết thêm rằng, Lưu Nguyên lại “chơi thân” với Tập Cận Bình…
Bất luận thế nào, cũng có thể kết luận rằng, PLA đang đối mặt với nhiều mâu thuẫn nội bộ, bị đục khoét bởi bệnh “ung thư” tham nhũng từng bước phát triển đến giai đoạn di căn, đồng thời tạo ra những cuộc đấu đá với Bộ Chính trị khiến nội bộ hỗn loạn trong việc giành quyền điều hành các vấn đề đối ngoại, đặc biệt tình hình Biển Đông. Đó là những điểm yếu chết người của PLA. Trước khi có thể xua tàu chiến trấn áp và “giành lại những gì đã mất” ở Biển Đông - theo cách nói của họ, điều PLA cần làm bây giờ là nên can đảm “tự mổ bụng” để giải quyết cho rốt ráo những vấn đề nội bộ của mình!
Ngọc Trí
(Năng lượng Mới số 155, ra thứ Sáu ngày 14/9/2012) - Trung Quốc thêm cơ chế bảo vệ tù nhân (TP).

Hải quân Trung Quốc mạnh nhất châu Á? (Infonet).
- Nhật mua đảo Senkaku, Trung Quốc dọa ‘đang chơi với lửa’  (Người Việt).  - TQ phản đòn Nhật về đảo tranh chấp (BBC).- Xinhua đưa tin “tàu quân đội Trung Nhật đọ súng tại đảo Điếu Ngư”? (Infonet).  - Quân đội Trung Quốc dọa ‘đáp trả’ Nhật.   - Nhật sẽ điều tàu ‘đón tiếp’ hải giám Trung Quốc (VNE).  - Trung Quốc sẵn sàng chiến tranh với Nhật Bản? (Infonet/Zing).  - Hoa Đông: 4 đại quân khu Trung Quốc tập trận dọa Nhật Bản  (GDVN).  - Nhật sẽ triển khai lực lượng “nghênh đón” tàu Trung Quốc (DT). - Tranh chấp Senkaku đe dọa hợp tác kinh tế Trung-Nhật(VOV).  - Mỹ kêu gọi Trung-Nhật giữ “cái đầu lạnh” (NLĐ).- Đài Loan triệu hồi đại diện tại Nhật Bản, biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc (DT). - Biểu tình ở Trung Quốc phản đối Nhật Bản mua đảo (TTXVN). - Mỹ kêu gọi Trung-Nhật bình tình giải quyết tranh chấp (Sohanews/TTVN). - Cuộc chiến ồn ào mới tại Đông Á (VNN). -Căng thẳng Hoa Đông, Nhật Bản thay Đại sứ tại Trung Quốc (GDVN). - Hàn, Nhật đua nhau tuyên truyền về đảo tranh chấp(TTXVN). -Báo động nguy cơ đụng độ Nhật – Trung (NLĐ). - Cảnh sát biển Nhật Bản đón lõng 2 tàu Hải giám Trung Quốc (GDVN).
- TS Nguyễn Ngọc Trường: Mỹ với Biển Đông: Một phần của cuộc cạnh tranh chiến lược (TQ).
Mỹ: Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông là điều không thể dung thứ  (Infonet).  -  Chủ tịch UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ: ‘Biển Đông không phải để TQ chiếm giữ’ (VNN).
Đài Loan “đòi” tham gia soạn Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (Petrotimes).
Đối thoại chiến lược Quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc: Thẳng thắn để tạo niềm tin (ANTGCT).
Châu Á thêm bất ổn vì tranh chấp trên biển (Christian Science Monitor/VnMedia).  - Anh và Pháp nên phái tàu chiến đến Biển Đông (GDVN).
Học sinh trên đảo Lý Sơn được xây nhà bán trú (GDVN). - Cảm xúc chủ quyền lan tỏa (TT).
Hội thảo quốc tế về Việt Nam học sẽ mổ xẻ Trường Sa, Hoàng Sa (TP).
- - Những căn cứ mơ hồ của Trung Quốc về Biển Đông – Bài 6 (Infonet). - Hải quân Trung Quốc mưu toan thống trị các vùng biển gần(ĐV). - Trung Quốc cứng rắn ở Biển Đông liên quan đến căn cứ tàu ngầm Tam Á (GDVN).
Vướng lợi ích riêng, châu Á khó đồng thuận (DT). - “Indonesia và ASEAN sẵn sàng giúp VN”(SGTT).
“Biển Đông không phải để Trung Quốc chiếm cứ” (VnMedia). - UNCLOS: món quà cuối của bà Clinton? (SGTT).
Nghị sĩ Philippines muốn biến Trường Sa thành khu du lịch (VNE).- Đất đai của Nga mê hoặc người Trung Quốc (NYT/VNE).
- Trung Quốc ký thỏa thuận mua cảng biển Triều Tiên (TTXVN).
- Gương mặt lãnh đạo Trung Quốc cần chú ý trong cuộc chuyển giao quyền lực 2012 (VF).  - Trung Quốc: Tập Cận Bình đang ở đâu? (VTC). - Sự vắng mặt bí ẩn của ông Tập Cận Bình (TP). - Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là người như thế nào? (CafeF/TTVN).
- Dượng ông Kim Jong Un đang nắm giữ vai trò mới? (VOA).   – Hoa Kỳ-Hàn Quốc tập trận theo kịch bản chiếm đóng Bắc Triều Tiên (RFI).

Tổng số lượt xem trang