- (01/09/2012) Trong lúc hoạt động tái cấu trúc ngành ngân hàng (NH) đang diễn ra mạnh mẽ cùng với yêu cầu thanh lọc nợ xấu thì nhiều ý kiến cho rằng, cần bóc tách rõ ràng những khoản tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng mà NH cho những doanh nghiệp liên quan đến người nhà vay.
Thực tế đang chỉ ra, tiền của NH có chiều hướng chảy vào chỗ thân quen
Tiền chảy xuôi, chạy ngược, lòng vòng
Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã từng đưa ra một số liệu, vào tháng 6 NHNN đã bơm ra thị trường một lượng tiền rất lớn, lên tới 180.000 tỉ đồng. Trước đó trong tháng 2, NHNN cũng "bơm” 60.000 tỉ đồng cho nông nghiệp, nông thôn. Thế nhưng, tại sao doanh nghiệp vẫn luôn kêu khó tiếp cận vốn NH. Vậy, tiền của NH đang ở đâu. Chắc chắn, 1 phần này đang ở thị trường 2 - nơi mà giới NH vẫn gọi là chốn tiên chỉ để "buôn tiền” của nhau. Phần khác, chảy vào các công ty sân sau, tức là công ty người quen. Phần nhỏ còn lại ở ngoài thị trường. Các chuyên gia trong ngành đã thẳng thắn chỉ ra, cách thức làm việc của NH hiện nay khá ngược. Tức là chỉ nhìn vào sổ xanh, sổ hồng, dựa trên mối quan hệ " nhất thân nhì quen”.
Bà Lê Thu Hà – Giám đốc Công ty TNHH Lê Xim (đầu tư xây dựng) thắc mắc: công ty chúng tôi không chậm nợ, chậm lãi một ngày nào nhưng mỗi lần vay 1 khoản tiền mới thì NH "sớm nắng chiều mưa”. Sáng đồng ý giải ngân, nhưng trưa bảo hết tiền. Vậy thì những công ty khác, mỗi lần vay tiền NH để làm ăn không biết khó khăn như thế nào? Có những khách hàng nào đang vay được tiền từ NH?
Và chuyên gia ngành NH Nguyễn Trí Hiếu cho biết: có 2 loại DN vay vốn NH. Đó là những DN vay tiền để rồi chết cùng hàng tồn kho; DN có mối quan hệ người nhà với NH.
Như vậy thực tế đang chỉ ra, tiền của NH đang chảy vào chỗ thân quen. Nhiều doanh nghiệp vay vốn NHTM lại chính là các công ty "sân sau” của chính thành viên hội đồng quản trị NHTM, trong đó phần nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Bà vú nuôi tốt bụng
Trong một cuộc trò chuyện, đại diện một công ty làm trong lĩnh vực đấu thầu thiết bị trường học cho biết: cứ làm hợp đồng trên 10 tỷ là phải vay vốn NH. Nếu muốn có tiền nhanh và kịp để làm thì đến các công ty ủy thác tài chính và đầu tư tài chính đương nhiên chịu lãi suất cao và phí môi giới "chút đỉnh”. Vị đại diện này nói: thực ra các công ty ủy thác tài chính này có mối quan hệ mật thiết với NH. Thường là thân quen với cán bộ tín dụng cấp hội sở. Nếu vay khoản lớn, họ sẽ chịu trách nhiệm làm đẹp hồ sơ chuyển sang NH. Chỉ chờ ngày giải ngân.
Song không chỉ dừng lại đó, hiện nay không ít nhà băng lợi dụng công ty quản lý và khai thác nợ trực thuộc như một "sân sau” để cho vay với lãi suất cao. Trong đó điển hình là công ty được NHNN cấp phép: quản lý và khai thác nợ trực thuộc (AMC) với nghiệp vụ tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng, tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên nhiều NH đã để công ty AMC "sân sau” thực hiện cả các nghiệp vụ tín dụng vào các lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, chứng khoán. Ví dụ, một khách hàng đến NH vay 3 tỷ đồng thế chấp bất động sản (có giá trị 4-5 tỷ đồng). Thay vì cho vay, NH chuyển hồ sơ này qua công ty AMC. Công ty AMC sẽ làm hợp đồng mua bất động sản thế chấp của khách hàng có kỳ hạn 2 năm giá trị 3 tỷ đồng và lãi suất cộng phí lên đến 25-30% mỗi năm. Nếu đến hạn khách hàng không trả 3 tỷ đồng cho NH, tài sản thế chấp sẽ thuộc về công ty AMC. Với nghiệp vụ này, nhà băng có thể bơm vốn cho vay bất động sản một cách dễ dàng hơn
Kẽ hở pháp lý
Chuyên gia ngành tài chính - NH, người có kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, ông Bùi Kiến Thành đã xác nhận với Đại Đoàn Kết: ở Việt Nam có qui định: đối với thành viên hội đồng quản trị NH, nếu công ty của mình được giải ngân vốn từ NH thì yêu cầu phải báo cáo với hội đồng. Trên giấy tờ, có luật pháp nhưng khi đưa ra cuộc sống thực tiễn bị che khuất rất nhiều. Bởi công ty "sân sau” không chỉ có quan hệ với một hội đồng thành viên mà còn gắn bó chặt chẽ với một số nhóm người lãnh đạo khác. Sẽ có chuyện thất thoát tiền đầu tư vào các công ty này.
"Hàng năm, tăng trưởng tín dụng vẫn được báo cáo. Vấn đề là chúng được giải ngân ở lĩnh vực nào, cách thức nào”- chính ông Thành đặt câu hỏi.
Còn TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nói: Tình trạng các NHTM cho vay sai quy định dẫn đến rủi ro không phải cán bộ tín dụng không biết. Bởi một hợp đồng tín dụng luôn có quy định rất chặt chẽ, nhưng đôi khi dòng vốn tín dụng được đổ vào các lĩnh vực từ ý chí của các ông chủ NH. Điều này buộc các cán bộ tín dụng phải hợp thức hóa bằng cách định giá tài sản thế chấp lên cao để bơm vốn nhiều hơn, hoặc cho vay một dự án ở công ty khác và công ty này bắt tay cho vay lại các dự án của ông chủ NH…
"Sân sau” NH không chỉ đơn thuần nhìn nhận là các công ty có người quen thuộc thuộc NH mà còn được hiểu theo nghĩa khác: NH thành lập công ty của mình rồi dùng các nghiệp vụ để đi thâu tóm thị trường, cho vay các khoản lãi suất cao.
Các chuyên gia cho rằng, phải có biện pháp kiểm tra cán bộ NH có công ty "sân sau”, công ty gia đình, hoặc móc ngoặc, thông đồng với lãnh đạo NH cung ứng các dịch vụ có liên quan đến hoạt động của ngành như: đầu tư tài chính, cho thuê tài chính…
. – “Sân sau” ngân hàng (ĐĐK). Ngân hàng liệu có “tham bát…”?– Chứng khoán tháng 8: Bài học từ một vụ nổ lớn (vietstock). – Việt Nam: Biển lặng sau cơn bão? (Financial Times/ TCPT). – Việt Nam Tuần Qua (RFA).
- Tiêu chí xếp hạng thống đốc ngân hàng (BBC).
-Gian nan con đường chúng tôi đi
SGTT.VN 02.09.2012 - Dù vận hành trong điều kiện khó khăn, các doanh nghiệp cho biết họ không cần sự hỗ trợ mà cần lộ trình phát triển cụ thể để doanh nghiệp ổn định, dự phòng được rủi ro.
Bản đồ ICT 2011: Việt Nam mất điểm về chỉ số kết nối(Sgtt)-
--Hàng trăm nghìn công nhân thiếu việc làm do đơn hàng giảm sútHiện có khoảng 120.000 lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TPHCM phải giảm ngày làm việc, nghỉ việc xen kẽ do đơn hàng giảm sút.- Bắc Kinh bị tình nghi cố tình gây khó khăn cho hàng Việt Nam xuất qua Trung Quốc (RFI).
- Vẫn cho duy trì cỏ lạ đã “lỡ” trồng trên đường cao tốc (NĐT).“… nhà thầu Trung Quốc chỉ bị phạt hành chính 8,2 triệu đồng”. - Tồn đọng hàng nghìn container -tp-----
- Phòng thủ biên giới Việt – Trung và vai trò của cố vấn Liên Xô (Lê Mai).
- Hơn 1000 người được nhập tịch Việt Nam nhân dịp Quốc khánh (DT)
- Kinh tế quay mặt ra biển (Đầu tư).Lập lờ nguồn gốc trái cây tno - Người Trung Quốc Nhập cảnh vào Việt Nam để ăn xin, “cày” game… (TN). - Phát hiện thêm nhiều người Trung Quốc hoạt động trái phép tại Đà Nẵng (Infonet). - Tràn lan bánh trung thu không rõ nguồn gốc (DV). - Nho Trung Quốc giá “bèo” tràn ra vỉa hè Hà Nội (KT). Bữa cơm công nhân: Nguy cơ ngộ độc rình rập Dù giá cả đắt đỏ nhưng vẫn có doanh nghiệp cho công nhân ăn mỗi suất chỉ 7.000 đồng. Do đó, những cơ sở cung cấp suất ăn chỉ sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, không bảo đảm an toàn
Vụ án mua dâm thiếu nữ Việt ở Singapore
- Nga bắt giữ gần 150 công nhân Việt Nam nhập cư bất hợp pháp (VOA). - Nga lại bắt giữ hơn 100 lao động Việt Nam bất hợp pháp (Infonet).- Chấm dứt nạn tận diệt ong bán sang Trung Quốc (VNN).-- Vụ án mua dâm thiếu nữ Việt ở Singapore – (BBC).
-Buộc di dời tàu “nằm ì” khỏi biển Khánh Hòa
(TNO) UBND Khánh Hòa vừa yêu cầu các chủ tàu neo đậu dài ngày ở các vùng biển của tỉnh có kế hoạch đưa vào hoạt động hoặc di dời đi nơi khác. - Cưỡng chế di dời tàu hàng trăm tỉ bỏ hoang (SGTT).
- Bầu Kiên hay bầu Đức đang chi phối thị trường địa ốc? (VTC).
- Tranh kính triệu đô và thú chơi của 1 người Việt (VNN).
--Căn bệnh thập kỷ của doanh nghiệp Việt Nam
-Chuyện chưa kể về phóng sự điều tra xăng dầu dỏm
TT - Vẫn còn nhiều điều đọng lại trong chúng tôi khi thực hiện loạt bài điều tra “Biến nước lã, tạp chất thành xăng dầu” đăng trên Tuổi Trẻ. Đó là những ngày kiên trì đeo bám, vất vả dấn thân trong nguy hiểm.
Vừa hết giảm phát đã lấp ló lạm phát (NĐT 1-9-12) - Lạm phát cao quay trở lại? (ĐĐK). - Giới đầu tư ngoại quốc ở Việt Nam bất an (Người Việt). - Chuyên gia quốc tế lạc quan trước “sức khỏe” kinh tế Việt Nam (KTĐT).- Doanh nghiệp Mỹ vẫn thích Việt Nam (BBC). – Việt Nam vẫn hấp dẫn các công ty Mỹ (VnEco).- Đại diện Thương mại của Mỹ sắp tới thăm Việt Nam (TTXVN).
- Các cổ đông lớn nhất của Techcombank là những ai? (TTVN/CafeF).- Kinh tế Việt Nam: 67 năm qua các con số (VnEco). – Phỏng vấn ông Vũ Khoan: Giữ vững niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách (Đầu tư).
- DN Mỹ muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam (TT).
- Nhà băng ồ ạt cho vay “hòa vốn” (Infonet). – Cần lo nhiều hơn cho “…cái mâm” (TVN).
- Vàng tăng vọt trên 45 triệu đồng/lượng phiên cuối tuần (TP). – Giá vàng vượt 45 triệu đồng/lượng, USD tăng mạnh (VnEco).
- Chiến dịch “đanh thép” đối với các DN đầu mối xăng dầu (CAND).
- Đại gia vung tiền ‘gom’ biệt thự (TP).
- Ông Trương Đình Anh “tái xuất”, cổ phiếu FPT tăng giá ngoạn mục (GDVN).
- Cổ phiếu bị “đuổi” khỏi sàn. – Nhiều rủi ro, ít bảo vệ (TN). – Áp dụng T+3, chứng khoán sẽ biến chuyển thế nào? (VnEco).
- Rửa tiền bằng nghệ thuật – thú tiêu khiển đang lên tại Trung Quốc (TTVN/CafeF). – Trung Quốc “hướng biển” để tăng trưởng kinh tế (TQ).
- Tại sao trong điện ảnh nhà nước chi tiêu nhiều mà hiệu quả lại rất ít? (DT).- Quyền rơm vạ đá? (Petrotimes).
- Sẽ thắt chặt kiểm soát thu nhập (TP).
- Mới tăng giá, xăng dầu lại kêu lỗ (DT).
- Thái Lan mua gạo Việt Nam để xuất khẩu? (SGGP). – Thiệt hại gần 550 tỉ đồng do khô hạn(TN).
- Giá vàng cao nhất 7 tháng, giao dịch ảm đạm (TT). – Gửi tiết kiệm vẫn là kênh an toàn và hiệu quả(TBNH/CafeF).
- Đại gia vung tiền “gom“ biệt thự (Kiến thức). – Nhà thầu ôm tiền bỏ mặc công trình (TN).
- Chính phủ cần ưu tiên giải quyết nợ xấu (CP).
- Điều hành tỉ giá: “Neo” cố định, DN thiệt (DĐDN).
- Lo lắng của DN vẫn là hàng tồn kho và lãi suất (ĐTCK).
- Lối thoát nào cho ngành sản xuất xi măng? (RFA).
- Năng suất lao động Việt Nam thấp nhất khu vực (RFA).
- Hàng loạt quyết định quan trọng có hiệu lực (VnMedia).
- Cảnh giác với nghịch lý của thị trường vàng (Petrotimes).
- ‘Trâu chậm uống nước trong’: Bản lĩnh hay may mắn? (VEF). - Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chính cho nền kinh tế? (ĐV). - Dòng tiền lớn có trở lại thị trường? (ĐTCK). - Khi nào cổ phiếu lại được margin?(ĐTCK).
- Giảm thuế xăng không ảnh hưởng tới ngân sách (TN).
- Dự án chen lấn mua “tung cả dày dép” bắt đầu “xẹp hơi” (Infonet).
- Buộc di dời tàu “nằm ì” khỏi biển Khánh Hòa (TN).
- Lúa gạo thuận lợi, thủy sản chờ đợi (NNVN).
- Bình ổn giá thức ăn chăn nuôi: Giải pháp từ nguyên liệu (DĐDN).
- Vẽ đường cho… trứng chạy (SGTT).
- Các siêu thị, nhà hàng, khách sạn: Đua nhau giảm giá (KTĐT).
- Nguy cơ chiến tranh thương mại vì đất hiếm (ĐTCK).- 16 nước châu Á đồng ý thành lập vùng tự do mậu dịch (RFI).
- Bưu điện Mỹ sẽ lỗ 15 tỉ đô la năm nay nếu Hạ viện không hành động (VOA). Toàn cầu hóa khiến thị trường lao động Mỹ suy yếu Ngày càng nhiều nhà kinh tế cho rằng toàn cầu hóa là 1 nguyên nhân chính gây ra suy giảm việc làm và đình trệ thu nhập người Mỹ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?! (VEN).
- Giá lương thực tăng ảnh hưởng đến các nước nghèo (TT).
- Trung Quốc đầu tư vào các nước Phi châu như thế nào? (RFA).
- Các nước châu Á đang tiến đến khu vực mậu dịch tự do rộng lớn (VOA).
- Dân Mỹ chuẩn bị biểu tình “biển người đánh chiếm phố Wall” (GDVN).
- Thống đốc FED giải thích kế hoạch kích thích kinh tế mạnh hơn (VOA).Thống đốc FED giải thích kế hoạch kích thích kinh tế mạnh hơn
Mỹ có thể chuyển bớt cơ xưởng từ Trung Quốc sang ASEAN Nguoi Viet Online
Ngày càng có nhiều công ty Mỹ dự trù chuyển bớt hoạt động từ Trung Quốc sang các quốc gia vùng Ðông Nam Á trong hai năm tới đây, do sự tin tưởng vào những quốc gia như Philippines được cải thiện, theo kết quả cuộc nghiên cứu do Phòng Thương Mại Mỹ ở Singapore thực hiện.
Report Shows Chinese Manufacturing Contracted in August
NYT The report added to mixed signals about whether China was starting to recover from its deepest downturn since the 2008 global financial crisis.'
--Chinese manufacturing shows shock slump Telegraph by Surprise figures from Beijing show that activity at Chinese factories contracted for the first time in nine months.