Theo đó, đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính không có hiệu quả, có nơi thua lỗ kéo dài, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nội bộ còn nhiều bất cập, thành lập dàn trải, quá nhiều công ty cháu (doanh nghiệp cấp III), gây khó khăn cho quản lý, giám sát của chủ sở hữu và đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động chung của Petrovietnam.
Thường trực Chính phủ yêu cầu, trong tháng 9 này, Petrovietnam hoàn chỉnh Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn, báo cáo Bộ Công thương thẩm định, trình Thủ tướng xem xét và phê duyệt. Đề án phải báo cáo rõ tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhất là những khó khăn, tồn tại và đưa ra các giải pháp giải quyết đối với các đơn vị khó khăn, yếu kém. Việc sắp xếp các doanh nghiệp cấp II, III và IV cũng được yêu cầu tập trung, thu gọn đầu mối để tổ chức hoạt động trong Tập đoàn để tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, tránh trùng lắp, cạnh tranh nội bộ.
Đối với các tổng công ty, công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, sẽ không tổ chức hội đồng thành viên. Cơ cấu quản lý sẽ theo mô hình chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty và phải báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2012.
Hiện ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, còn có một số tổng công ty, công ty thành viên của Petrovietnam đang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Đó là Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP), Tổng công ty Dầu (PV Oil), Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power), Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Công ty Nhập khẩu và Phân phối than dầu khí (PV Coal) và Công ty TNHH một thành viên Phân bón Cà Mau. Đa số các đơn vị này đều có hội đồng thành viên và có hai nhân sự riêng biệt đảm nhiệm vị trí chủ tịch và tổng giám đốc.
Petrovietnam cũng được yêu cầu phải xây dựng lộ trình thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính của mình, đặc biệt là các lĩnh vực chứng khoán, xây dựng dân dụng, bất động sản, khách sạn. Việc thoái vốn cần được thực hiện đảm bảo hiệu quả thu hồi vốn cao nhất và có phương án cụ thể với từng doanh nghiệp theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 6/2012 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, vào tháng 7/2012, khi chia sẻ với báo giới về tổng các khoản đầu tư ra ngoài ngành, ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Petrovietnam cho hay, có khoảng 5.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành và có hai trường hợp đặc biệt mà Petrovietnam đề xuất lên Chính phủ không thoái vốn hoàn toàn, trong đó có Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), bởi đây là tổ chức cần thiết để thực hiện thu xếp vốn cho Petrovietnam, không sinh ra theo phong trào, nên Petrovietnam kiến nghị chỉ thoái vốn xuống còn 20%.
Tuy nhiên, Thông báo 309/TB-VPCP cũng lưu ý việc không duy trì PVFC, đồng thời yêu cầu Petrovietnam có phương án xử lý cụ thể, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Hiện PVFC đã đề xuất tới Ngân hàng Nhà nước việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang theo mô hình ngân hàng.
Bộ Công thương cũng được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tài chính và Petrovietnam đề xuất cơ chế kinh doanh khí, trong đó có quan hệ giữa Công ty mẹ - Petrovietnam với Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas) và phương án giá bán khí theo thị trường để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong tháng 9/2012. Ở vào thời điểm khó khăn hiện nay của nền kinh tế, PV Gas vẫn đứng đầu danh sách các công ty dư tiền mặt trên thị trường chứng khoán, với gần 12.000 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Trong khi đó, giá gas vẫn đang gây bất bình trong dư luận khi tăng liên tục với mức cao thời gian gần đây.
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam): Lập ra quá nhiều công ty cháu (VIR).
- Sẽ không tăng giá xăng dầu (VTV). - Yêu cầu kiểm toán Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Xăng dầu (VNE). - Quản lý giá xăng dầu: Không đúng nghĩa cơ chế thị trường (ĐĐK).- Những ‘điểm mờ’ trong giá xăng dầu (TP). - Từ 12/9, thuế nhập khẩu dầu chính thức giảm 2% (TTXVN).- Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam “không duy trì” PVFC (VnEco). - Tái cơ cấu PVN: “Khai trừ” nhiều công ty con, cháu (DT). - Tái cơ cấu PVN sẽ tập trung 5 lĩnh vực kinh doanh (TTXVN).
- Tập trung kiểm toán phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế (CP).
- Gỡ vốn cho doanh nghiệp (VOV). - Đặt mục tiêu có 600 nghìn doanh nghiệp trong 3 năm tới (VnEco).
- Dân thiệt, doanh nghiệp lao đao (TP).- DN ‘sân sau’: Khối rủi ro đe dọa các ngân hàng (TP).
- Xếp hạng ngân hàng: Vừa làm xong đã… nhận lỗi (ĐTCK). - Xếp hạng cạnh tranh NHTM Việt Nam: thiếu sót hay vấn đề về năng lực và sự nghiêm túc? (VF). - “Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh 32 ngân hàng quá cẩu thả” (GDVN).
- Giá vàng lên mức kỷ lục (DT). - Vàng trong nước đắt giá, nhớ lại lời Thống đốc! (VnMedia). - Vì sao giá vàng trong nước vẫn vượt thế giới 2,7 triệu đồng? (Tin tức).
- Tạm dừng nhập khẩu máy móc thiết bị cũ từ Trung Quốc (TP).- Việt Nam nhập siêu 10 tỉ đôla hàng Trung Quốc (Người Việt). - Lời hay ý đẹp: Xe tuk tuk (Nguyễn Thông). - Đề xuất nhập xe túc túc: Rất ngược đời! (VNN).
- - 2 kịch bản cho nền kinh tế năm 2013 (ĐĐK).
- Bất thường nguồn vốn ngân hàng (VNE). - Ngân hàng thương mại cổ phần: Mặt hồ không phẳng lặng! (Petrotimes). - Không vì nhạy cảm mà né đánh giá (SGTT).
- Những công ty chứng khoán đang ‘ngắc ngoải’ (Infonet).
- Chủ đầu tư bất động sản kiêm bán hàng… cắt lỗ (DT/VEF). - Doanh nghiệp bất động sản sẽ ra sao nếu vẫn neo giá? (VnEco).
- Gói hỗ trợ 9.000 tỉ đồng cứu ngành cá tra vẫn nằm trên giấy (DT).
- Hỗ trợ trả lương cho lao động trong doanh nghiệp có chủ bỏ trốn (SGTT).
- Gia tăng lượng hàng tồn kho (Petrotimes).
- Trung Quốc kêu gọi quốc tế chung tay phục hồi kinh tế (TTXVN).
Citigroup: Trung Quốc kích thích kinh tế lúc này sẽ không tác dụng
Gói kích thích mới có thể không ngăn được đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc, trong khi làm trầm trọng hơn tình trạng dư thừa công suất.
-Bất thường nguồn vốn ngân hàng
Tăng trưởng huy động 8 tháng đầu năm gấp 10 lần cho vay, nhà băng vẫn huy động lãi suất cao khiến chuyên gia băn khoăn về hướng đi của nguồn vốn.
Tăng trưởng huy động 8 tháng đầu năm gấp 10 lần cho vay, nhà băng vẫn huy động lãi suất cao khiến chuyên gia băn khoăn về hướng đi của nguồn vốn.
Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại cuộc họp báo đầu tháng 9 tiếp tục cho thấy tốc độ giải ngân vốn của các nhà băng vẫn ì ạch trong hai phần ba tài khóa 2012. Tính đến ngày 20/8, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 10,3% so với ngày 31/12/2011. Trong khi tăng trưởng tín dụng đạt 1,4% thì tổng số dư tiền gửi tại các nhà băng đã tăng 11,23%.
Một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường là tín dụng tăng chậm, doanh nghiệp khó vay, trong khi huy động vốn tăng cao và nhiều ngân hàng vẫn đang tung ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút tiền gửi, thậm chí lách trần lãi suất. Nguồn vốn này ngân hàng đang huy động để làm gì vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.Trong bối cảnh hiện nay, nếu các nhà băng đầu tư vào chứng khoán, bất động sản đều rủi ro cao. Khả năng đầu tư vào vàng cũng khó, vì Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng chấm dứt huy động và cho vay vàng. Với kênh ngoại tệ, tỷ giá hiện khá ổn định, việc huy động vốn để găm giữ ngoại tệ cũng là điều không thể.Do đó, chuyển động của dòng vốn trên thị trường được các chuyên gia nhận định có hai điểm chú ý là các tổ chức tín dụng tích cực mua vào trái phiếu Chính phủ hoặc dùng để "cứu thanh khoản".Theo số liệu báo cáo trái phiếu 6 tháng đầu năm nay của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nếu tính riêng trái phiếu chính phủ, Kho bạc Nhà nước đã phát hành thành công 54.824 tỷ đồng; cộng thêm 7.894 tỷ đồng tín phiếu kho bạc nhà nước thì Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 62.718 tỷ đồng, bằng 62,7% kế hoạch năm 2012 và tăng 49% so cùng kỳ năm 2011.Thị trường thứ cấp sôi động với tổng giá trị giao dịch đạt 74.646 tỷ đồng, cao gấp 2,43 lần so cùng kỳ năm 2011. Các ngân hàng trong nước vẫn là chủ thể chính tham gia vào thị trường với 19 đơn vị, chiếm 50% số thành viên mua trái phiếu chính phủ với tổng giá trị hơn 37.000 tỷ đồng, chiếm 67,8% số lượng phát hành.Trong khi đó, theo công bố của Ngân hàng, tổng dư nợ nền kinh tế ở mức 2.617.000 tỷ đồng; tín dụng 6 tháng đầu năm tăng 0,76%, xấp xỉ 20.000 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng đổ tiền vào trái phiếu Chính phủ trong nửa đầu năm gần gấp đôi số tiền cung ứng thêm ra cho nền kinh tế cùng giai đoạn này.
- Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam (RFA). - Hạ Viện Mỹ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam (Người Việt).- Xem xét, sửa đổi dự luật phòng chống tham nhũng (NNVN).
- Yêu cầu báo cáo quá trình truy bắt bị can Dương Chí Dũng (TP).
- Đưa tin sai, Dragon Capital bồi thường cho Bản Việt (VnEco).- Chờ “quyết định cuối cùng” của UBND TP.HCM (SGTT). - Giao rừng cho… ác (NNVN). - Không thể trao toàn quyền quyết định giá đất cho địa phương (VnEco).
- Siết bán khống chứng khoán: Chỉ là “ném đá ao bèo” (TTXVN). - Hiểu đúng về bán khống (ĐTCK).
- Kiểm toán lại vốn xây dựng cầu Phú Mỹ (TT).
- Có quản nổi lương ở tập đoàn nhà nước? (SGTT).
- Viết tiếp vụ sai phạm tại Trung tâm Dược (TTD) 148 Giảng Võ (Hà Nội): Lãnh đạo Sở Y tế tiếp tay cho sai phạm (ĐĐK).
- Bộ Lao động thừa nhận: “Tăng lương chỉ đủ bù trượt giá” (ĐẸP).
- Dân cần khỏe nước mới giầu (Người Việt).
- Nhiều tỉnh dùng “tiểu xảo” tăng viện phí (DV). - PGĐ Bệnh viện K: “Nước mắt cá sấu không làm nên y đức thầy thuốc” (GDVN). - Clip “tố” bệnh viện FV tráo trở trong cái chết của ông Mai Trung Kiên (GDVN).
- Cả làng chài chơi cổ vật (TP).
- Xử phạt người chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm (TT).
- 14 thợ may người Việt chết cháy tại Nga (TN). - Xác nhận 14 thợ may người Việt chết cháy tại Nga (SGTT).- ‘Công nhân Việt ở Nga thiệt mạng’ (BBC). - 10 thợ may Việt chết trong vụ hỏa hoạn ở Mátxcơva (TTXVN). Xác nhận 14 thợ may người Việt chết cháy tại Nga SGTT.VN - Vụ hỏa hoạn xảy ra chiều 11.9 tại một ngôi nhà ba tầng ở thị trấn Yegoryevsk, cách Mátxcơva khoảng 100 km về phía Đông Nam, đã làm 14 người Việt thiệt mạng và 4 người khác bị thương nặng. - Xác định quê quán của 14 người Việt tử vong ở Nga (Infonet). - Danh tính 15 nạn nhân Việt Nam trong vụ cháy ở Nga (VOV).
-- Báo Nhân Dân: từ chuột đến chó (Trương Duy Nhất).