Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Thường vụ Quốc hội chưa hài lòng với Chính phủ


- Họ đang cười vào mũi chúng ta, thách thức NQ4, thách thức Ý Đảng và cả Lòng Dân: "...Qua kiểm điểm đã khẳng định Ban Cán sự đảng Chính phủ luôn kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh, đường lối của Đảng; trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc; ...".
Họ coi chúng ta là những đứa thiểu năng, họ muốn nói gì thì cũng sẽ nghe và tin vậy.
Related: Hiện nay có đến 80% số nợ xấu (from 415.000 tỷ - dịch ra tiếng H'mong là mỗi người Vietnam, bất kể gái trai già trẻ phải chịu mất 3 700 000 ) thể hiện trên sổ sách đã hoàn toàn mất trắng do tham nhũng, do lãng phí, làm ăn kém hiệu quả....


Nếu gia đình bạn có 4 người thì đã đủ xây một "ngôi nhà tình nghĩa" cho chính bạn.
Nếu đổi 332 ngàn tỷ đó ra $US theo tỷ giá bây giờ, nó là gần 16 tỷ $US.
Nếu số tiền đó chỉ gồm những tờ 100 dollar, nó cao gấp 2 lần đỉnh Everest.
Nếu xếp dọc những tờ 100 dollar đó, nó chỉ dài có.... 25 000 Km thôi, bạn ạ.
Nghĩa là bạn thoải mái xếp đến đủ 8 lần Bờ biển Vietnam.
(Bạn có thể tự kiểm tra:
- Kích thước tờ Dollar - tất nhiên - cho mọi mệnh giá: 156 mm x 66mm
- Nếu tờ Dollar còn mới, thì 233 tờ sẽ dày 1 Inch.
- Bờ biển Vietnam cớ 3 300 Km)

- một màn kịch hay và được viết lên bởi một nhà biên kịch thiên tài?
Cái ta cần biết là: Nhà hát nào cho chúng diễn và ai là Giám đốc Nhà hát đó?Lenin, Who You Are?

1/ ...... after all?
The Ideology của chúng ta dựa trên 02 cái chân:
Chủ nghĩa Mác Lê và
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
So, think again You guys...
Mác chủ trương Giai cấp vô sản đánh đổ Tư sản, vì nó ác quá, bóc lột giữ quá. Tiếng H'mong là: Mẹ ăn, ăn dày quá.
Lê Nin đi xa hơn: Vô sản và cả Ra sản - nếu bị áp bức - cùng nhau đánh Tư sản, lập nên nhà nước Chuyên chính của Công Nông.
Mô hình nhà nước kiểu Lê Nin đã hoàn toàn sụp đổ, cái đó khỏi nói.
Vấn đề là vì sao?
Ở đây phải trả lời câu hỏi: Phải chăng Mô hình này sụp đổ chỉ vì mắc sai lầm, hay một mô hình Nhà nước như vậy là - in itself - doomed?
NN kiểu Lê Nin là NN chuyên chính (của Công Nông), xương sống của nó là: Chuyên chính. Muốn chuyên chính, NN đó phải lập nên những cơ cấu, bộ máy, chính sách, chế tài v.v.. để thực hiện chuyên chính.

Những kẻ nắm trong các cơ cấu này - lúc đầu - tự nhiên có rất nhiều quyền lực và quyền lợi. Những kẻ này - quen với quyền lực và quyền lợi lúc đầu có và lúc đầu cũng thỏa mãn với từng ấy quyền lực và quyền lợi - sẽ dần ko còn thỏa mãn nữa, tìm cách để có nhiều quyền lực và quyền lợi hơn. Để thực hiện đc điều đó, các thế lực này sẵn sàng liên minh và thay đổi liên minh để đánh đổ đối thủ - trước mắt và tiềm tàng - để chiếm đoạt nhiều quyền lực và quyền lợi hơn.
Nếu NN đó gặp nguy cơ từ bên ngoài, (như trg hợp Vietnam), quá trình đó sẽ chậm lại, nhưng ko thể nói là không phát triển dần.
Nói tóm lại: Bản thân cái chuyên chính - xương sống của thứ NN kiểu Lê Nin - đã loại trừ bất cứ khoảng đất sống dành nào cho Dân chủ.
Bởi Dân chủ là sẽ ko có nhiều quyền nữa, và do đó, ko có nhiều lợi nữa.
Chính vì thế, dù quá trình có thể khác nhau về hình thức, giai đoạn,quy mô hay sự khốc liệt cũng như hậu quả mà Nhân dân các nc đó phải gánh chịu, tất cả nhg NN kiểu này doomed.
Bản thân Chuyên-chính đã loại trừ Dân chủ.
Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thắng Pháp và Mỹ, nhưng đó ko phải là thắng lợi của Ideology Mác Lê, của CNXH mà là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cái sai lầm trong CCRĐ 1953 cũng đã nói rằng: NN kiểu Lê Nin là thứ NN "có vấn đề".
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Dân là gốc, Độc lập Tự chủ, Dân chủ và Cộng hòa.
Tất cả các giá trị đó đã đc thể hiện trong Chính phủ của Người và trong Hiến Pháp 1946.
Có thể nói: Tư tưởng Hồ Chí Minh loại trừ chuyên chính giai cấp, cái xương sống của NN kiểu Lê Nin; bởi vì Dân chủ, Cộng hòa, Dân là gốc ...ko thể có gì chung với chuyên chính cả.
Tại sao những giá trị đó dần dần bị mai một đi, thoái hóa đi?
khách quan:
- Chúng ta dựa vào Rợ và qua nó mà đến phe XHCN để đánh Pháp, nên phụ thuộc, CCRĐ là thế.
- Chúng ta lại phải dựa và phe XHCN để đánh Mỹ, nên - cùng với việc Hồ Chí minh ngày càng xa thực quyền - cái phần Ideology Mác Lê trong chúng ta dần dần nhiều hơn lằ Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cải tạo Công Thương ở Miền Nam - CCRĐ 2.0 - nói điều đó.
Chủ quan:
- Bám vào Mác Lê - cả trước và khi Soviet đổ (Thành Đô) - dễ duy trì quyền lực và quyền lợi hơn là vào Tư tưởng HCM.
- Bám vào Mác Lê có nhiều kẻ thù hơn, nên có nhiều lý do hơn để chuyên chính và chuyên chế, mà chuyên chính và chuyên chế là cách cầm quyền dễ nhất, thuận tiện nhất và sung sướng nhất.


2/ Dân chủ hóa và mấy Đảng?


....còn tiếp......


- Thực hiện luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí-Thường vụ Quốc hội chưa hài lòng với Chính phủ
SGTT.VN - Thảo luận về báo cáo thực hiện luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 19.9, nhiều ủy viên thường vụ Quốc hội bày tỏ sự chưa hài lòng với báo cáo khá lạc quan của Chính phủ.
Yếu kém:  ít. Đạt được: nhiều

Báo cáo thực hiện luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ do bộ Tài chính trình bày cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2012, thông qua công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán 9.727 dự án hoàn thành trong cả nước, đã cắt giảm các khoản chi phí sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ, góp phần tiết kiệm cho ngân sách hơn 800 tỉ đồng. Cũng trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan thanh tra nhà nước đã triển khai thực hiện trên 6.035 cuộc thanh tra kinh tế xã hội và thanh tra hành chính đã phát hiện, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 3.529 tỉ đồng. Đồng thời, đã có kiến nghị xử lý về hành chính đối với 425 tập thể và 697 cá nhân; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 22 vụ, liên quan đến 35 người.
Tuy nhiên, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện thắc thắc: con số kiến nghị thu hồi 3.500 tỉ chiếm bao nhiêu phần trăm so với thất thoát (thật)? Số vụ chuyển cơ quan điều tra được xử lý ra sao, chuyển có đúng không? Theo ông Hiện, báo cáo “nếu không có kết quả phản hồi thì chưa đầy đủ”
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng nói thẳng: "Báo cáo Chính phủ chưa nói đến và chưa phân tích yếu kém, chủ yếu là kết quả đạt được, trong khi báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách thì ngược lại: chủ yếu phân tích tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục". Trong khi đó, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cảm nhận, với các lĩnh vực “nhạy cảm” như đầu tư công, đất đai thì báo cáo chưa cụ thể, Chính phủ nên có báo cáo sâu sắc hơn.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu Chính phủ phải hoàn thiện báo cáo theo hướng: bám sát luật Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, đồng thời có phương án xử lí với vi phạm. “Hay trong lĩnh vực quản lí tài sản công, vốn nhà nước, báo cáo có đề cập, nhưng phải có đánh giá toàn diện, có số liệu so sánh với năm 2011 để thấy được và chưa được”, phó chủ tịch Quốc hội ví dụ.
“Đầu tư công là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng”
Đi vào các nội dung cụ thể, chủ nhiệm Hiện bức xúc: “Trong đầu tư công, tất cả các khâu đều có cơ hội tham nhũng, người có quyền hạn ở các khâu từ đề xuất, duyệt quy hoạch, triển khai thực hiện đều có thể tham nhũng. Đây là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng”.
Còn trong lĩnh vực khoáng sản, theo ông Hiện: lãng phí diễn ra ở từ xã đến tỉnh, “ở đâu cũng mong tìm được khoáng sản để tận thu, tận diệt, trong khi quản lí cực kì yếu. Dù đã phân cấp nhưng thực hiện rất yếu kém, lộn xộn”, ông Hiện nói.
Chủ nhiệm hội đồng Dân tộc K’sor Phước thì cho rằng, tình hình quản lí thu chi “hai mươi năm qua chưa khắc phục được”. Ông Phước dẫn chứng, hồi ông làm ở địa phương 20 năm trước, tình hình thanh quyết toán đã có tình trạng công trình làm xong chưa thanh toán được, nhưng nay báo cáo cũng nêu, chưa dứt điểm được”.
Còn phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì bức xúc chuyện lãng phí thời gian. "Đây là lãng phí phổ biến, nhất là trong bộ máy nhà nước, hội họp nhiều mà chất lượng ít, công việc trì trệ, luật đề ra không làm được thì dừng lại, luật mới ban ra đã phải sửa đổi”, ông Sơn nói.
Thường vụ Quốc hội chưa hài lòng với Chính phủ (SGTT)




Phó chủ tịch Eximbank từ nhiệm
08:18 ngày 20.09.2012
SGTT.VN - Chiều 19.9, ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank cho biết ngân hàng này vừa chấp nhận đơn từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang, phó chủ tịch HĐQT Eximbank, vì lý do cá nhân.
Ông Phạm Trung Cang và đơn từ nhiệm. 

Ông Phạm Trung Cang là đại diện nhóm quyền lợi của Ngân hàng Á Châu (ACB) tại Eximbank, với tổng số vốn của nhiều pháp nhân thuộc ACB, chiếm từ 7-10% vốn điều lệ của Eximbank.

Trước đây, ông Phạm Trung Cang là phó chủ tịch Hội đồng quản trị của ACB được cử sang làm đại diện của nhóm ACB tại Eximbank và được bầu làm phó chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank vào tháng 4.2010.

Đến 1.1.2011, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước một cá nhân không được làm thành viên Hội đồng quản trị của hai doanh nghiệp, ông Cang đã thôi không còn làm phó chủ tịch Hội đồng quản trị của ACB nữa mà chỉ còn làm phó chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank.

Theo ông Lê Hùng Dũng, việc từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang là do có liên quan đến việc trong thời gian ông Cang còn làm phó chủ tịch Hội đồng quản trị của ACB. Việc ông Cang từ nhiệm không liên quan đến hoạt động của ông này tại Eximbank.

Cũng theo ông Lê Hùng Dũng, Hội đồng quản trị Eximbank đã trình Ngân hàng Nhà nước về việc này và chờ đến kỳ họp thường niên của Đại hội cổ đông Eximbank vào tháng 4.2013 chính thức thông qua việc miễn nhiệm chức phó chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Phạm Trung Cang.

Trong báo cáo hoạt động của HĐQT 6 tháng đầu năm của Eximbank, ông Phạm Trung Cang nắm giữ 0,119% vốn điều lệ Eximbank. Các mối quan hệ gia đình, anh em của ông không có sở hữu cổ phiếu Eximbank. Việc ông Cang giữ chức vụ phó chủ tịch HĐQT ACB là do đại diện một nhóm quyền lợi cá nhân của ACB với sở hữu khoảng 7 – 8%. Trên giấy tờ, Ngân hàng ACB chỉ nắm giữ khoảng 1% vốn điều lệ Eximbank.


Ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc Eximbank cho biết, ông cần kiểm tra lại hệ thống mới nắm được hai công ty ông Cang là chủ tịch HĐQT là công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn và công ty cổ phần Tân Vạn Hưng có quan hệ tín dụng với Eximbank hay không. “Nhưng nếu có, chỉ là một lượng tín dụng nhỏ”, ông nói. Ở Tân Vạn Hưng, mã chứng khoán TPC, ông Cang nắm giữ 15,15% vốn điều lệ.

Ông Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị TPC thay ông Cang.

Top executives at Vietnam bank resign
HANOI (AP) September 20, 2012 - Three executives at a large Vietnamese bank have resigned amid a deepening probe into a scandal that has shaken investor confidence in the country.

Những nơi dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí
Án tham nhũng: tội to co thành bé? (TT). - Phòng chống tham nhũng: Vẫn kiến nghị nhiều, xử lý ít(VnEco). - Quan tham thường được xử nhẹ! (PLTP).  – Thực trạng tham nhũng: Lớn thành bé, nặng thành nhẹ (VNE).  – Bức xúc vụ án tham nhũng nghiêm trọng được làm nhẹ (VNN).  – Nhiều án tham nhũng xử dưới khung hình phạt (TT).  –Không dễ “kết tội” tham nhũng (NLĐ).  – Tham nhũng lĩnh vực ngân hàng tăng cao, gây hậu quả nghiêm trọng(DT).

Án tham nhũng: tội to co thành bé?Tuổi Trẻ
TT - UB Tư pháp cho rằng nhiều án tham nhũng xử dưới khung hình phạt, hưởng án treo hoặc xử lý hành chính người phạm tội tham nhũng, còn Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị làm rõ tình trạng tội to co thành bé. Đó là những nhận định đáng chú ý ...
Khuất tất quanh việc tập đoàn mua hàng “quá đát”Dân Trí
Nghi ngại án tham nhũng lớn thành bé, nặng chuyển nhẹVNExpress
Phát hiện tham nhũng tăng nhưng chưa xứng với thực tếVTC
Tham nhũng: Vụ lớn thành vụ bé, tội nặng thành tội nhẹ? SGTT.VN - “Có những vụ (tham nhũng) nghiêm trọng, nhưng khi xét xử thì vụ lớn thành bé, tội nặng sau chuyển thành tội nhẹ, có đúng như vậy không?”, phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt nghi vấn.
Đầu tư công: Mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng (PLTP). - ĐỒNG TIỀN “ĐI ĐÊM” KHÔNG BIẾT LỐI VỀ ? (Bùi Văn Bồng).
VN cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’ (BBC). Philipp Roesler: “Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chức nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào”.
– Ngô Nhân Dụng – Không ai mất quê hương   –   (DĐTK).
- Nguyễn Hưng Quốc: Văn hóa và chính trị (VOA)

*********
Thông cáo phiên họp thứ 11 thường vụ Quốc hội khóa XIII Đài Tiếng Nói Việt Nam
Báo Điện tử VOV giới thiệu toàn văn Thông cáo phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

Từ ngày 12 – 17/9/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 đã họp phiên thứ 11 tại Hà Nội, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan.
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất về dự kiến chương trình kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XIII. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương triển khai các công việc chuẩn bị để kỳ họp Quốc hội diễn ra đúng dự kiến và đạt kết quả tốt.

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về 02 dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII: Luật Xuất bản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục hoàn chỉnh các báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo các dự án luật trên gửi các vị đại biểu Quốc hội theo quy định.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 05 dự án luật sau:
- Về dự án Luật Hộ tịch: Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, thông qua đó giúp cho Nhà nước quản lý dân cư tốt hơn, góp phần xây dựng, hoạch định và phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của đất nước, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để công nhận và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch chưa được quy định đầy đủ, thống nhất và đồng bộ, chủ yếu là các văn bản hướng dẫn nên hiệu lực thi hành còn hạn chế; có nhiều quy định phức tạp, không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong việc thực hiện và quản lý công tác này. Do dự án Luật Hộ tịch đang còn một số vấn đề chưa đủ cơ sở và chưa có sự thống nhất cao nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tiếp thu các ý kiến phát biểu tại phiên họp để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật kỹ hơn trình Quốc hội cho ý kiến tại một kỳ họp sau.
- Về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi): Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Qua 6 năm thực hiện, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực trên các phương diện hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện pháp luật và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong công tác này.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật phòng, chống tham nhũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng như: quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng còn chung chung, chưa có cơ chế vận hành cụ thể, gây khó khăn, lúng túng cho việc tổ chức thực hiện... Vì vậy, việc ban hành Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) là cần thiết nhằm thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng và phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên.
- Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Luật Đất đai được Quốc hội thông qua năm 2003, đã tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trường bất động sản, mở rộng và bảo đảm thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần giữ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh xã hội.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 2003 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với thực tế hiện nay như: các quy định về đất đai còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, mẫu thuẫn; có quá nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật; quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quy định đầy đủ; các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn chưa phù hợp; chính sách tài chính còn bất cập, định giá đất chưa sát với thị trường...
Do đó, việc ban hành Luật Đất đai (sửa đổi) là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; đồng thời, tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ sở; giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận về các nội dung: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ chế thu hồi đất; giá đất; giải quyết tranh chấp đất đai; bồi thường, hỗ trợ đối với trường hợp thu hồi đất do vi phạm...
- Về dự án Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi): Qua 12 năm thi hành, Luật Khoa học và công nghệ được ban hành năm 2000, đã có một số bất cập như sau: việc áp dụng phương pháp, quy trình, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động đổi mới sáng tạo công nghệ và nghiên cứu phát triển còn hạn chế; chưa tận dụng được nguồn công nghệ mới, công nghệ tiên tiến của thế giới, chưa thu hút được nguồn vốn nước ngoài và chuyên gia giỏi của các nước phát triển, chưa đào tạo được nhiều tập thể khoa học mạnh đạt trình độ khu vực và quốc tế...
Do đó, cần thiết phải ban hành Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) để hệ thống văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ thống nhất, đồng bộ, đảm bảo sự phù hợp và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, nâng cao vị thế quốc tế về khoa học-công nghệ của Việt Nam, đồng thời tiếp tục khẳng định phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển nhanh và bền vững; phát huy và tận dụng mọi cơ hội trong và ngoài nước để tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận về các nội dung: các tổ chức khoa học và công nghệ; cơ chế tài chính và tín dụng cho hoạt động khoa học và công nghệ; ...
- Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân: Luật Thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội thông qua năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tài chính của công dân, huy động nguồn lực cho ngân sách nhà nước, góp phần điều tiết thu nhập trong dân cư. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện, một số quy định của Luật đã bộc lộ hạn chế, không còn phù hợp với tình hình mới, nhất là mức động viên từ thu nhập của người dân; chưa bao quát hết những vấn đề phát sinh trên thực tế; một số quy định về thủ tục chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Vì vậy, để kịp thời khắc phục những bất cập của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, đảm bảo đơn giản hóa chính sách, đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế thì việc sửa đổi Luật là cần thiết. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận về các nội dung: xây dựng căn cứ mức giảm trừ gia cảnh phù hợp (7 triệu hoặc 9 triệu); thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế; biểu khung thuế suất...
Với 4 dự án luật còn lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện các dự án luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 2 báo cáo kết quả giám sát về:
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với các quyết định hành chính về đất đai: Triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với các quyết định hành chính về đất đai.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao việc tổ chức triển khai thực hiện và việc chuẩn bị dự thảo Báo cáo của Đoàn giám sát, trong đó dự thảo Báo cáo cần bám sát trọng tâm nội dung tiến hành giám sát để đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm giải quyết được những vấn đề tồn tại, bức xúc của nhân dân trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính về đất đai ; đồng thời đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, làm rõ những vấn đề cần giải trình, tiếp tục hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng Báo cáo kết quả giám sát trình Quốc hội tiến hành giám sát tối cao tại kỳ họp thứ tư.
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao việc tổ chức triển khai thực hiện và sự chuẩn bị dự thảo báo cáo của Đoàn giám sát khá công phu, đã phản ánh tương đối đầy đủ tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số với những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế, bất cập và đề xuất, kiến nghị những giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đề nghị Đoàn giám sát tiếp thu các ý kiến phát biểu tại phiên họp, trong đó cần làm rõ hơn nguyên nhân thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và biện pháp, nguồn lực, thời hạn cụ thể giải quyết tình trạng còn trên 300.000 hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí việc ban hành Nghị quyết; yêu cầu Chính phủ sớm tiếp tục thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, sớm có giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại, yếu kém để tập trung tháo gỡ cho hơn 300.000 hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất; nghiên cứu, bổ sung các quy định đặc thù về quản lý, sử dụng đất đai trong vùng dân tộc thiểu số khi sửa đổi Luật Đất đai và một số luật liên quan...
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về: Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tích cực khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo để kịp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII.
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án “Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”.
Đề án "Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn" được xây dựng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết trung ương 4, Khóa XI của Đảng; đồng thời, tham mưu, giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân tìm ra các giải pháp khắc phục những điểm hạn chế, bất cập trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần đưa các quy định của Hiến pháp và luật về bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đi vào cuộc sống. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các dự thảo Đề án, Nghị quyết báo cáo Bộ Chính trị.
7. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2013./.

Thông cáo phiên họp thứ 11 thường vụ Quốc hội khóa XIII
Bế mạc phiên họp 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiVietnam Plus
Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởngBáo điện tử Chính phủ
9 bộ trưởng sẽ báo cáo việc thực hiện lời hứaThanh Niên
Dân Trí -Báo Đất Việt -VnEconomy
Ngân hàng nhà nước yêu cầu ACB tổ chức đại hội cổ đông
(VOV) -ACB sẽ phải tổ chức đại hội đồng cổ đông để thực hiện các thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm các thành viên HĐQT
--Quan ngại về kinh tế Việt Nam gia tăng
Trong lúc các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn làm ăn và số người thất nghiệp ngày một nhiều, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã hứa hẹn thay đổi
Tiếp tục đường sắt cao tốc Bắc – Nam

-MARIANNE BROWN - KẾ HOẠCH CỦA VIỆT NAM MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG GÂY NÊN MỐI LO NGẠI

 Wed, 09/19/2012 - 15:23
Marianne Brown (VOA) ngày 18 tháng 9 năm 2012
Kế hoạch của Việt Nam mở cửa thị trường gây nên mối lo ngại
Biên Tập Viên X-Cafevn.org chuyển ngữ 
HÀ NỘI - Việt Nam đang có kế hoạch mở cửa thị trường của mình cho nhiều công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài. Kế hoạch này là một phần của một nỗ lực rộng lớn hơn để tư nhân hóa các công ty nhà nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, một chuỗi các vụ tham nhũng ở cấp cao và những lo ngại về giá cả tăng cao, là một mối lo ngại đối với nhiều người Việt Nam.
Sau một thập kỷ tăng trưởng tràn lan, triển vọng kinh tế của Việt Nam đã ảm đạm hơn trong những năm gần đây. Ngân hàng nợ sa lầy, bị quản lý kém,các doanh nghiệp nhà nước tham nhũng và lạm phát cao cuối cùng đã làm suy giảm năng lực của nền kinh tế.
Trong khi các doanh nghiệp nhỏ phải đấu tranh để có được các khoản tín dụng và nhiều người đã bị mất việc làm, các nhà lãnh đạo của đất nước đã hứa hẹn thay đổi. Trong tháng Bảy, chính phủ tuyên bố sẽ cơ cấu lại một số tập đoàn nhà nước hiện đang chi phối hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm cả Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, các vụ bắt giữ ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên tháng trước vì những tội phạm tài chính bí hiểm đã làm rung chuyển lòng tin của các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán sụt giảm.
Đầu tháng này, trong một động thái mà một số nhà quan sát cho là một nỗ lực để thúc đẩy thị trường chứng khoán, các quan chức đã công bố một sắc lệnh cho phép các ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm hoạt động ở trong nước mua lại 100% cổ phần trong một công ty chứng khoán hiện tại. Các nhà kinh tế đã hoan nghênh động thái này, nói rằng nó đặt nền tảng cho việc khuyến khích kinh tế tư nhân thông qua sự cạnh tranh và một sân chơi nhiều cấp độ (a more level playing field).
Vương Quân Hoàng, một nhà kinh tế từ Đại học Brussels, hiện đang ở Hà Nội nói rằng đó là một bước quan trọng cho tương lai.
"Đối với các công ty chứng khoán nước ngoài, tôi nghĩ rằng việc này sẽ là một điều tốt," ông Hoàng nói "Ngay cả khi tâm lý thị trường giờ đây không phải là tuyệt vời, nhưng chúng ta không nên loại trừ khả năng là trong một trong tương lai không xa, rất có thể sẽ xảy ra làn sóng tiếp theo của đầu tư . "
Tuy nhiên, Hoàng ghi chú rằng tác động của nghị định này sẽ khó có thể cảm nhận được trong vòng 12 tháng tới, khi nền mà nền kinh tế sẽ ổn định hơn. Trong khi đó, Hoàng nói, có rất nhiều việc cần phải làm và điều tồi tệ nhất vẫn chưa kết thúc.
"Hiện giờ ỏ đây đang có vấn đề với thị trường bất động sản, một vấn đề khá trầm trọng, nó gây tác động qua lại giữa thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng", Hoàng nói thêm: "Những gì bạn nhìn thấy trong vài tuần qua chỉ là phần nổi của tảng băng ".
Đã có những dấu hiệu ngày càng tăng về sự bất mãn của công chúng về tình trạng của nền kinh tế.
Trong tuần này, một nhóm 20 sinh viên biểu tình bên ngoài trụ sở công ty dầu khí nhà nước khổng lồ Petrolimex và PetroVietnam, phản đối việc tăng vọt giá cả xăng dầu. Hoàng, sinh viên kinh tế 23 tuổi, là một trong số những người biểu tình. Hoàng nói rằng giá dầu tăng dẫn đến lạm phát cao hơn và người nghèo đang khốn khổ càng trở nên không có đường thoát. Hoàng cho biết thêm rằng mỗi lần tăng giá, áp lực sẽ càng đè nặng lên những người nghèo nhất và những kẻ như anh cảm thấy bị chính phủ bỏ rơi. Anh nói: Tham nhũng là nguyên nhân chính của vấn đề.
Sinh viên Hà Nội biểu tình trước trụ sở Petrolimex phản đối tăng giá xăng
Nguồn:VOA News

Tổng số lượt xem trang