T.S Lê Xuân Nghĩa cho biết quyết tâm của Chính phủ trong việc ngăn chặn tình trạng lũng đoạn tại ngân hàng: Đồng tiền đầu tư vào ngân hàng phải là đồng “tiền sạch” 12 đời (đời - đi qua 1 chủ sở hữu).
Theo nguyên phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia – ông Lê Xuân Nghĩa, tình trạng lũng đoạn tại các ngân hàng đã được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia chỉ ra và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cách đây 2 năm.
Quy định của luật hiện hành thì cá nhân và những người liên quan không được phép sở hữu quá 20% tổng số cổ phần tại một tổ chức tín dụng, nhưng trên thực tế có những người sở hữu lên đến 50% thậm chí 60%.
Ông Nghĩa châm biếm rằng, đó là ngân hàng của “choa” (tao) chứ không phải ngân hàng của cộng đồng, nhân dân, ngân hàng của đất nước.
Chính vì thế chỉ ở Việt Nam mới có chuyện mẹ làm chủ tịch HĐQT, con gái làm tổng giám đốc, con trai làm phó tổng giám đốc… Việc này đã diễn ra trong vòng nhiều năm, nó như một góc xa lạ đối với thị trường tài chính quốc tế.
Trước đây, chúng tôi (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia) đã cảnh báo đây được xem là nguy cơ lớn nhất đe dọa đến an ninh của hệ thống tài chính tại Việt Nam.
“Vĩnh viễn chúng ta không thể xóa được nợ xấu, hệ thống ngân hàng không thể lành mạnh nếu điều này không được chấm dứt. Bởi lẽ, ngay từ đầu việc người góp vốn đã không minh bạch” – ông Nghĩa nói.
Tiền ở đâu ra?
Về tỷ lệ sở hữu là thế. Nhưng ông Nghĩa cũng đặt câu hỏi: Tiền đâu để những cá nhân đó có thể sở hữu số cổ phần đó?
Cách đây vài năm NHNN có hàng loạt các yêu cầu về tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, rồi từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng trong một thời gian rất ngắn.
Giả sử, một cá nhân đang sở hữu 30% cổ phần tại một ngân hàng có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, thì khi ngân hàng đó tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng, cá nhân đó muốn duy trì tỷ lệ sở hữu của mình thì đồng nghĩa với việc phải có thêm 1.000 tỷ đồng để đóng vào.
Số tiền trên là quá lớn đối với một cá nhân cộng thêm thời gian để có được số tiền đó lại rất ngắn.
Do đó, hầu hết các cá nhân này buộc phải “lao” vào sử dụng tất cả các công cụ tài chính để "biến" tiền gửi của dân cư thành tiền của mình.
Cũng dễ hiểu vì sở hữu ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận rất cao nên ít có ai bỏ lỡ cơ hội này. Thống kê cho thấy, lợi nhuận cao nhất rơi vào khoảng 33%/năm.
Ông Nghĩ chỉ ra cách kiếm tiền để góp vào duy trì tỷ lệ sở hữu của những cá nhân sở hữu tại các ngân hàng (tạm gọi là “đại gia ngân hàng”) cụ thể như sau: thông thường là họ sẽ lập ra các công ty con và dùng chính công ty con này để phát hành trái phiếu lấy tiền về đầu tư vào ngân hàng của mình đang sở hữu hoặc các ngân hàng khác; sau đó lấy chính số cổ phiếu tại ngân hàng mà mình nắm cổ phần về cầm cố vay vốn ngay tại ngân hàng của mình và lấy số tiền cầm cố được này đi trả nợ trái phiếu.
Tiếng là “đại gia ngân hàng” nhưng nếu tính thẳng thắn ra chắc chắn nhiều đại gia dù có bán hết tài sản đi cũng không thể trả hết nợ tại các ngân hàng – ông Nghĩa thẳng thắn nói.
Bởi lẽ, vòng quay của trái phiếu ra cổ phiếu, rồi từ cổ phiếu thành tín dụng và từ tín dụng trả trở lại cho trái phiếu thời gian quá ngắn.
Thời gian đó chưa đủ để cổ phiếu đó sinh lời để trả lại tiền cho trái phiếu. Chính vì thế nợ xấu của các “đại gia ngân hàng” tại các ngân hàng là tương đối lớn.
Tiền phải "sạch" 12 đời
Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất bức xúc về tình trạng này và yêu cầu phải làm rõ vấn đề, đồng tiền đầu tư vào ngân hàng phải là đồng “tiền sạch” 12 đời (điều tra nguồn gốc 12 đời), trước mắt hãy chứng minh được đó là đồng “tiền sạch” 3 đời, ông Nghĩa cho biết.
Ông Nghĩa cho rằng, việc chống thao túng sẽ tiếp tục được Chính phủ làm quyết liệt và dứt khoát phải làm sớm để làm trong sạch hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, để đảm bảo không gây xáo trộn hệ thống thì cách thức xử lý có thể khác. Chẳng hạn giao cho ngân hàng nhà nước xử lý hành chính, ép giảm tỷ lệ xuống đúng như quy định, tịch thu số cổ phần dư thừa xung công quỹ…
Khánh Linh
Theo TTVN
- Tiền đầu tư vào ngân hàng phải là “tiền sạch” 12 đời (CafeF).
*****************
-- Trang trại tiền tỷ bị đập phá tan tành (NNVN).-Ông Trần Hữu Tỵ ở xóm 1, xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) được UBND xã cho thuê 25 ngàn m2 đất hoang hóa (theo hình thức đấu thầu) để làm trang trại. Khi trang trại đang hoạt động hiệu quả thì bỗng nhiên hàng chục người dân tổ chức chặt phá cây cối, đập phá nhà cửa, ao hồ nuôi cá, đẩy gia đình ông Tỵ đến cảnh trắng tay.
Vợ ông Tỵ bên chuồng trại bị phá nát
Người tiên phong làm trang trại
Tại vùng đất Đồng Truồng, trước đây xã Thạch Mỹ giao cho một số hộ dân sản xuất nhưng do đất hoang hóa, bạc màu, nước sâu... nên hầu hết nhân dân đều bỏ hoang. Năm 2003, thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất lần thứ nhất theo Nghị quyết của Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh, vùng đất này được địa phương đưa vào diện chuyển đổi sang mục đích phát triển kinh tế trang trại. Từ chủ trương này, Chi bộ, Ban chỉ huy chuyển đổi ruộng đất và các đoàn thể thôn 1 đã tổ chức họp toàn dân, đi đến thống nhất việc đưa khu đất này vào đấu thầu và gia đình ông Trần Hữu Tỵ đã trúng thầu.
Trên cơ sở đó, ngày 1/1/2005, UBND xã Thạch Mỹ và ông Trần Hữu Tỵ đã thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế cho ông Tỵ thuê 22 ngàn m2 đất thuộc thửa 44, Tờ bản đồ số 1, tại Đồng Truồng để làm trang trại (Hợp đồng do ông Lê Thanh Tương, Chủ tịch UBND xã và ông Lê Tiến Học, Phó Chủ tịch UBND xã lúc bấy giờ đại diện bên A. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, hết hiệu lực vào ngày 30/7/2018). Hợp đồng ghi rõ: "Sau khi hết thời hạn, nếu quy hoạch sử dụng đất không thay đổi thì vẫn ưu tiên cho chủ cũ (ông Tỵ) ký tiếp".
Khi hợp đồng được ký kết, gia đình ông Tỵ đã thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết, đồng thời vay mượn, huy động mọi nguồn lực cải tạo vùng đất sình lầy hoang hóa thành một trang trại tổng hợp với kinh phí đầu tư lên đến hàng tỷ đồng. Mỗi năm gia đình ông có tổng doanh thu từ trang trại đạt 1 đến 1,5 tỷ đồng. Có được đồng nào, ông Tỵ lại tiếp tục tái đầu tư nên trang trại ngày càng phát huy hiệu quả.
Cuối năm 2011, ông Tỵ đã chính thức thành lập HTX, những mong tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô. Và trên thực tế, hưởng ứng cuộc vận động xây dựng NTM, ông đã mua sắm vật liệu, kéo đường điện, mở đường... để chuẩn bị bắt tay xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn tập trung với quy mô 500 con/lứa. Viễn cảnh một trang trại quy mô lớn đúng theo chủ trương xây dựng NTM của ông sắp thành hiện thực thì bỗng dưng...
Tai họa ập đến
Vợ chồng ông Tỵ đang hứng khởi bởi mình là người duy nhất ở xã đầu tư trang trại lợn quy mô lớn. Nhưng ngày 1/9/2012, tai họa ập đến khi có gần 60 người dân kéo đến đập phá tan tành trang trại gia đình ông. Tiếp đó, các ngày mồng 2, mồng 3... họ lại tiếp tục kéo nhau đến đập phá. Sau 3 ngày liên tục bị phá hoại, hàng trăm cây phi lao, bạch đàn gần 8 năm tuổi bị chặt đổ ngổn ngang, các khu chăn nuôi bị đập phá tan tành, trên 2.000 con gà, vịt không còn nữa, hàng tấn cá chuẩn bị thu hoạch bị phá vỡ bờ ao, thoát hết ra ngoài... Lợn, gà, vịt, trâu, bò... bị xua đuổi chạy loạn xạ.
Nháo nhác giữa tiếng kêu vật nuôi là tiếng khóc thống thiết của vợ chồng, con cái ông Tỵ. Buồn thay, sự việc này diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật; có sự chứng kiến của cán bộ địa phương, lực lượng vũ trang... Và hiện trường xảy ra sự phá hoại tàn khốc này chỉ cách khu trung tâm hành chính huyện Lộc Hà khoảng vài km...
Bà Thủy, vợ ông Tỵ nghẹn ngào nói: "Tại các thời điểm đám người manh động phá hoại trang trại chúng tôi, có nhiều cán bộ địa phương và cả bộ đội, công an... nhưng không ai can thiệp, cứ mặc sức để đám người kia phá hoại. Một vài cán bộ dặn gia đình tôi là chớ động chạm vào họ, tránh gây xô xát, ẩu đả... Chúng tôi nghĩ, tài sản có được của gia đình tôi là từ mồ hôi nước mắt chắt chiu gần 8 năm trời. Vậy mà, hàng chục công bộc của dân cứ vô tư khoanh tay đứng nhìn đám người đang tay phá hoại tài sản công dân mà không hề ngăn chặn, thật là một sự vô cảm không thể hiểu nổi!".
Người trong cuộc nói gì
Sau sự việc xảy ra, chúng tôi có mặt tại hiện trường trang trại nhà ông Tỵ và làm việc với UBND xã Thạch Mỹ. Ông Phan Văn Tình, cán bộ địa chính xã cho rằng: Nói về Luật Đất đai thì việc xã ký kết với ông Tỵ với thời hạn đến 2018 là trái thẩm quyền. Tuy nhiên, theo quan điểm của lãnh đạo xã, huyện trong nhiều cuộc họp, hầu hết mọi ý kiến đều cho rằng, nên tiếp tục duy trì trang trại này bởi đây là trang trại đã được đầu tư quy mô, bài bản, hoạt động hiệu quả, lại phù hợp với quy hoạch xây dựng NTM của địa phương. Thế nhưng, người dân thôn 1 không đồng tình nên chính quyền xã, huyện đành chấp nhận bó tay chào thua, dù đây là trang trại duy nhất của xã.
Ông Tỵ nói: Khi tranh chấp xảy ra (từ đầu tháng 4/2012), biết phải chấm dứt hợp đồng nên ngày 19/5/2012 tôi đã có Đơn đề nghị đền bù thiệt hại gửi xã, huyện và các bên liên quan, đề nghị tính toán, đền bù cho gia đình tôi trước ngày 30/8/2012 nhưng sự việc không được quan tâm giải quyết. Vì vậy mới dẫn đến cơ sự này. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm? |
Một người dân cho biết bản chất của vấn đề: Thực tế vùng Đồng Truồng là đất hoang hóa sình lầy, không thể sản xuất nên năm 2003 toàn thể 67 hộ dân đã họp, thống nhất cho cá nhân đấu thầu. Thế nhưng, khi thấy trang trại được cải tạo, phát huy hiệu quả thì xảy ra ghen ăn tức ở. Mặt khác, có một số thông tin cho rằng, khu đất này sắp có dự án đi qua, chuẩn bị được đền bù nên muốn giành lại. Mặc dù, khu đất này đã chuyển đổi thành mô hình chăn nuôi tổng hợp từ cách đây khá lâu.
Ông Trần Tú Anh - Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cho biết: "Lộc Hà rất cần có những mô hình trang trại như mô hình của ông Tỵ nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo tiêu chí NTM. Thế nhưng, do xã không có thẩm quyền cho thuê đất như trường hợp ông Tỵ nên buộc phải hủy bỏ hợp đồng. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục giao cho các hộ dân để xây dựng mô hình trang trại đúng tiêu chí mới. Khi được giao đất, các hộ gia đình phải đầu tư, phát huy hiệu quả".
Theo chúng tôi, ông Tỵ là một nông dân cần cù, dám nghĩ dám làm, ông tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền nên khi thấy Chi bộ thôn 1 họp dân thống nhất và UBND xã làm hợp đồng thì ông mạnh dạn đầu tư. Vì vậy, trách nhiệm đền bù thiệt hại cho ông Tỵ thuộc về chính quyền xã Thạch Mỹ. Mặt khác, từ vùng đất hoang hóa, ông đã cải tạo thành trang trại cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm, cớ sao huyện Lộc Hà và xã Thạch Mỹ lại không có biện pháp khả dĩ nào để ông Tỵ được tiếp tục phát triển sản xuất?
-- Trang trại tiền tỷ bị đập phá tan tành (NNVN).
- Lạm phát bào mòn sản xuất công nghiệp (Đầu tư).
- Vàng tăng vọt, dân chùn tay thu gom (VEF). - Giá vàng vượt 47 triệu đồng/lượng, cao nhất trong một năm (TBKTSG). - Xếp hàng đi bán vàng khi giá tăng cao(VNE). - Vàng tăng vọt rồi nhanh chóng hạ nhiệt (TP).
- Hơn 300 nghìn hộ đồng bào dân tộc vẫn thiếu đất ở, sản xuất (TP).
- Đại tài và… đại nợ (NNVN). - Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam): Nhà thầu Trung Quốc “tháo thân” (TT).
- Tín dụng âm, nợ xấu vẫn tăng mạnh (VIR). - Ngân hàng có nợ xấu 3% không được phép lên sàn (Infonet).
- Huy động mọi nguồn lực cho tăng trưởng (VIR).
- “Cơn sốt” vàng chưa có giải pháp hạ nhiệt! (Công thương).
- Nhà đầu tư chứng khoán đang bị “bịt mắt” (VnEco). - Nhiều cổ đông nội bộ tăng mua cổ phiếu (ĐTCK). - Nhà đầu tư chờ tín hiệu tốt từ dòng tiền(VIR).
- Chuyện hy hữu trong thế chấp nhà đất để vay vốn: Ngân hàng tự ‘thổi’ giá (TP). - Nhà đầu tư Hà Nội cám cảnh với penthouse (VNE). - Bơm tiền cho BĐS: Loay hoay nên rót hay không (VEF). - Thị trường bất động sản: Ánh sáng cuối đường hầm? (ĐĐK). - Cả ngàn nhà phố phát mãi (SGTT). - Giá bất động sản muốn giảm không dễ (TN).
- Có nên sử dụng văn hóa từ chức trong việc lấy phiếu tín nhiệm? (Infonet).- Lấy phiếu tín nhiệm: Cơ hội cho văn hóa từ chức (VNN). - Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội: Chọn phương án nào? (VnEco).
- Dân vá đường Quốc lộ, Ủy ban Tài chính ủng hộ…người nghèo (PN Today).
- Dự án Luật Hộ tịch nhiều “đột phá“ có lợi cho người dân (PLVN). - Quản lý công dân bằng mã số? (NNVN).
- Nỗi lo… nhầm vai?! (NNVN). - Hãy nhìn xa trông rộng (DT). - 5.000 tỉ đồng có quan trọng hơn sự an dân? (SGTT).
- Xếp hạng những người…điên (Nguyễn Thế Thịnh).
- Luật thuế và thứ lãng phí lớn nhất (Đào Tuấn).
- Phận người cảng cá (NNVN).
- Công ty Bình An trả nợ trước hẹn (TP).
- Nông dân cần lợi nhuận, chẳng cần đứng đầu (RFA).
- Nguy cơ mất thị trường tôm ở Nhật Bản (TP).
- Không phải nhập khẩu thêm thực phẩm (DV).
- Thương lái Trung Quốc lại tung chiêu mua lúa, tắc kè (Infonet).
- ĐBSCL: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả hoành hành (DV).
- Ngân hàng Trung ương Mỹ ra mắt kế hoạch kích thích kinh tế mới (VOA).