Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Học giả Mỹ: Chính sách Biển Đông thời Tập Cận Bình sẽ không thay đổi

Hôm 12/9, một học giả Mỹ cho rằng các chính sách quyết liệt của Trung Quốc về những vấn đề liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông sẽ được thế hệ lãnh đạo mới của nước này duy trì.

Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ vẫn cứng rắn về Biển Đông

Ông Tập Cận Bình, người kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Bonnie S. Glaser, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã có bài phát biểu tại Ủy ban các vấn đề nước ngoài của Hạ viện Hoa Kỳ.

Bà Glaser cho rằng tư tưởng ủng hộ Trung Quốc có lập trường cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông đã được khuấy động. Giới lãnh đạo sắp tới của nước này chắc chắn sẽ hiểu những rủi ro của chính sách khuấy động tư tưởng này hơn nữa nhưng sức hút của chính sách đó là khó cưỡng lại do những lợi ích mà nó đem lại cho giới lãnh đạo.

Chuyên gia Glaser cũng nói về người kế tục Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, ông Tập Cận Bình.

Theo bà, ông Tập là thế hệ mới trưởng thành trong kỉ nguyên cải cách và có tư tưởng hướng ngoại hơn và ông Tập tin rằng Trung Quốc sẽ nhanh chóng lớn mạnh.

Do tự tin rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đang lớn mạnh và khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc đang thu hẹp dần, ông Tập “có khả năng sẽ đứng lên bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trên chính trường quốc tế, đặc biệt là những vấn đề là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc” như vấn đề chủ quyền.

Bà Glaser cũng cho rằng vào thời điểm chuẩn bị chuyển giao lãnh đạo, các cuộc tranh luận mang tính học thuật ở Trung Quốc bị hạn chế.

Tuy nhiên, bà cho rằng có khả năng các cuộc tranh luận sẽ nhiều hơn trong năm tới và sẽ đề cập đến những vấn đề như liệu sức mạnh của Hoa Kỳ có suy giảm hay không và cán cân quyền lực toàn cầu có chắc chắn sẽ nghiêng về phía Trung Quốc hay không.

“Những cuộc tranh luận này sẽ gia tăng sức ép đối với giới lãnh đạo Trung Quốc khiến họ phải bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc quyết liệt hơn”, bà nói.

Bà Glaser cho rằng hoa Kỳ có lợi ích lớn ở Biển Đông.

Bà đề xuất chính quyền Obama nên khuyến khích các quốc gia tranh chấp theo đuổi tuyên bố chủ quyền của mình và bảo vệ quyền lợi của mình theo Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển và tiến tới thống nhất về Bộ qui tắc ứng xử (COC).

Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei là những quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ Biển Đông.-- Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ vẫn cứng rắn về Biển Đông (Infonet).

*******************8

-China’s Maoists rue decline of the left (Financial Times)- Traditional Communist party adherents hark back to the days of chairman Mao’s Cultural Revolution and criticise China’s reform efforts-4 nhà lãnh đạo Trung Quốc từng biến mất bí ẩn --Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình bị đột quỵ? - Lại xuất hiện thông tin về ‘hành tung’ của ông Tập Cận Bình. - 4 nhà lãnh đạo Trung Quốc từng biến mất bí ẩn (Infonet).

- “Cánh tay phải” của Bạc Hy Lai hầu tòa vào tuần tới (DT). - Phiên tòa xử giám đốc công an Trùng Khánh sẽ mở vào 18/9 (Infonet). - Lùi thời hạn thả “Đệ nhất phu nhân” của Khmer Đỏ(TTXVN). - Vương Lập Quân sẽ được xét xử công khai vào 18/9 (VOV).

*************

- Học giả Mỹ: Chính sách Biển Đông thời Tập Cận Bình sẽ không thay đổi (GDVN).

(GDVN) - Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách cứng rắn đối với các vấn đề liên quan đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông sau kỳ chuyển giao thế hệ lãnh đạo vào cuối năm nay.

Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/9 dẫn lời một học giả Mỹ cho hay Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quyết liệt đối với các vấn đề liên quan đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông sau kỳ chuyển giao thế hệ lãnh đạo vào cuối năm nay.
Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quyết liệt đối với các vấn đề liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông

 


Bà Bonnie S. Glaser, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) đã đưa ra nhận định này tại một buổi điều trần về vấn đề Biển Đông của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ.

Glaser nói rằng nhận định của bà dựa trên thực tế rằng đảng Cộng sản Trung Quốc phải dựa nhiều vào sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc.

Bà nhấn mạnh rằng tâm lý chung của nhiều người dân Trung Quốc hiện nay là ủng hộ lập trường cứng rắn hơn đối với tuyên bố chủ quyền trên Biển Đôngvốn đang diễn biến căng thẳng. Thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc hiển nhiên ý thức được nguy cơ của việc kích động tâm lý dân tộc chủ nghĩa này, tuy nhiên họ vẫn phải thực hiện điều đó bởi nó liên quan đến lợi ích sống còn của đảng.

 Về phần ông Tập Cận Bình, bà Glaser cho rằng Tập Cận Bình là thế hệ lãnh đạo mới trưởng thành trong thời kỳ cải cách và mở cửa hơn với thế giới bên ngoài, và Tập Cận Bình tin rằng Trung Quốc đang vươn lên nhanh chóng.

 

Chuyên gia Glaser của CSIS đưa ra nhận định về chính sách của Trung Quốc đối với tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thế hệ lãnh đạo mới sau đại hội 18

 


Tự tin với quan niệm rằng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một lớn mạnh và khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp, ông Tập Cận Bình “có khả năng sẽ đại diện cho lợi ích của Trung Quốc trên trường quốc tế, đặc biệt là với những thứ được coi là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến chủ quyền.

Bà Glaser cũng nói rằng ở một mức độ nào đó, các tranh luận của giới học giả Trung Quốc đang bị giới hạn trong cuộc chạy đua hướng tới cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo sắp tới.

Tuy nhiên trong năm sau những cuộc tranh luận này sẽ dữ dội hơn và có nhiều khả năng sẽ đề cập đến các vấn đề chẳng hạn như có phải Mỹ đang suy yếu và cán cân quyền lực toàn cầu đang nghiêng về phía Trung Quốc.

 

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

 


Bà cho rằng: “Các cuộc tranh luận đó sẽ tạo thêm sức ép với giới lãnh đạo Trung Quốc để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.” Nữ học giả này nói rằng Mỹ có một vai trò to lớn trong việc đối phó với các nguy cơ tiềm tàng ở Biển Đông.

Bà khuyến nghị chính quyền Obama nên hối thúc các bên tuyên bố chủ quyền tuân thủ các quyền về không gian biển theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và đạt được thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

 

 

- Quốc hội Mỹ phân tích chính sách bành trướng của Trung Quốc(PLVN). - Trung Quốc kêu gọi quân đội “sẵn sàng” chiến đấu (Sohanews/TTVN). - Trung Quốc tập trận đổ bộ trên biển (VNE). - TQ lên tiếng phản đối Philippines đặt tên lại biển Đông (Sohanews/TTVN). - Trung Quốc ra mắt mẫu tàu chiến mới (BBC). 

- Tàu Việt Nam bị Philippines bắt giữ do bị tình nghi vận chuyển gạo lậu (VOA).- Ra khơi cùng ngư dân – Kỳ 2: Cắm cờ giữ biển (TT). - 32% và một tấm lòng! (TVN).
- Một phần Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm như thế nào? (bài 8) (Infonet). - Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa (TN). 



Is China’s Global Times Misunderstood?


“Hải quân Trung Quốc không phải đối thủ của Nhật”

Trung Quốc sẽ kéo 8 đường cáp quang ra Hoàng Sa-

- 1.600 km hành trình vì Hoàng Sa, Trường Sa (TTVH).
- Trung Quốc xây mạng di động phủ sóng toàn Biển Đông (Infonet).
- Thượng tướng Trung Quốc kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu (GDVN).
- Ảnh nóng: Hải giám TQ và tàu Nhật vờn nhau gần Senkaku (PN Today).  - 6 tàu hải giám Trung Quốc đến Senkaku/Điếu Ngư (TN). - Nhật Bản sẽ dùng “mọi biện pháp an ninh” ở vùng biển tranh chấp (DT). - Doanh nghiệp Nhật lao đao vì căng thẳng biển đảo với Trung Quốc (DT).  - Người Nhật bị hắt mì nóng vào mặt ở Trung Quốc (NLĐ).  - Nhật cảnh báo công dân ở Trung Quốc sau 6 vụ tấn công (DT).  - Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư có từ bao giờ? (Petrotimes).  - Chuyên gia luận bàn về xung đột Trung-Nhật (VOV).  - Đài Loan đòi Nhật đảm bảo việc đánh cá ở Senkaku (TTXVN).
- Đài Loan đang diễn trò gì ở Biển Đông? (Petrotimes).

-Trưa Chủ nhật tuần này “hạm đội tàu cá” Trung Quốc sẽ “đổ” ra Hoa Đông (GDVN).

-Tàu Cảnh sát biển Đài Loan mon men ra Senkaku/Điếu Ngư ---Tập Cận Bình “tái xuất”: Trò đánh lận của truyền thông Trung Quốc ---Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tuần tra đón lõng tàu Hải giám 

-Sẽ không xảy ra chiến tranh Trung - Nhật trên biển Hoa Đông

- Biển Hoa đông nổi sóng (RFA). - Tàu Trung Quốc ‘rồng rắn’ tới Senkaku/Điếu Ngư (VNE). - Nhật Bản với Biển Đông: Từ “đứng ngoài quan sát” đến tăng cường can dự (TQ). - “6 tàu của Trung Quốc tiến vào vùng biển Nhật Bản” (TTXVN). - Tranh chấp Senkaku: Tướng Trung Quốc – La Viện rằn mặt Nhật Bản (GDVN). - Cảnh sát biển Nhật Bản và Hải giám Trung Quốc rượt nhau ở Hoa Đông (GDVN).
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp công du Trung Quốc (VOA). - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Trung, Nhật (VNE).

Tổng số lượt xem trang