Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Người cha tật nguyền ra đi khi mò ốc, để lại 4 con thơ dại

(Dân trí) - Vốn tật nguyền từ lâu, cuộc sống vất vả, người vợ cũng đã chết đi ông phải đi ăn xin ở chợ, đi mò cua bắt ốc bán kiếm tiền nuôi con. Nhưng giờ ông lại ra đi trong một lần bắt ốc và để lại 4 đứa con ngây dại.

 Khu vực cuối khe Nước Mắm nơi ông Bình chết đuối khi mò ốc mưu sinh.Khu vực cuối khe Nước Mắm nơi  ông Bình chết đuối khi mò ốc mưu sinh.

 

 

Cùng cậu con trai đi mò ốc ở một con khe, khi cõng con bơi sang bờ bên kia vào gần bờ ông Bình bị đuối sức chỉ kịp đẩy con vào bờ, còn ông chìm xuống xuống đáy và chết. Ông ra đi để lại 4 đứa con thơ dại không nơi nương tựa.

 

Ngày 13 định mệnh

 

Vào buổi trưa ngày 13/9, chúng tôi nhận được thông tin vụ việc ông Nguyễn Ngọc Bình (SN 1960, trú xóm 12, xã Quỳnh Trang, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đi bắt ốc cùng cậu con trai bị chết đuối. Vừa chập đầu làng thì nghe tiếng kèn trống, cờ tang rải khắp một màu tang thương. Phía cuối xóm là căn nhà xập xệ như muốn đổ bất cứ lúc nào của ông Bình là người ra vào thăm viếng.

 

Rồi mọi người trong làng kể cho chúng tôi về sự việc ông Bình chết đuối đầy thương đau. Khoảng 9 giờ sáng (ngày 13/9/2012) ông Bình cùng cậu con trai út là Nguyễn Ngọc Đông (8 tuổi) ra khe Nước Mắm (thuộc xóm 12, xã Quỳnh Trang, huyện Quỳnh Lưu) để mò ốc về bán kiếm gạo. Cả hai cha con cùng bắt được khá nhiều ốc, ông Bình mang giỏ ốc vào cổ và cõng con bơi sang bờ bên kia tiếp tục bắt ốc. Ông bơi gần vào đến bờ (cách bờ khoảng 8m) thì đuối sức và chìm dần. Sợ con cũng bị chìm theo mình, nên ông cố lấy chút sức còn lại đẩy con vào mép bờ cùng lúc đó ông đã chìm xuống dưới dòng nước sâu cùng giỏ ốc đang treo trên cổ.

 

Khu vực cuối khe Nước Mắm nơi ông Bình chết đuối khi mò ốc mưu sinh.
Gia đình ông Bình đến phút cuối cùng của cuộc đời vẫn phải nhờ chính quyền quyên góp để làm đám tang.

 

 

Thấy cha bị chìm dưới dòng nước, người con chỉ biết kêu cứu thất thanh. Nghe tiếng van như ai oán, bà Loan đang đi chăn trâu gần đó nghe tiếng kêu cứu đã kịp chạy đến và kéo được cháu Đông lên bờ rồi tiếp tục tri hô dân làng ra ứng cứu ông Bình. Khi mọi người đổ xô ra cứu cũng là lúc ông Bình đã nằm dưới đáy sâu của con khe Nước Mắm.

 

Sau bao nỗ lực của bà con và chính quyền địa phương, khoảng 10 giờ thi thể ông Bình được vớt lên và ông đã tắt thở. Khi vớt lên, trong cổ ông Bình vẫn mang một giỏ ốc nặng. Thấy ông Bình chết trong đau đớn, những người có mặt ai cũng rơi nước mắt thương tiếc cho một thân phận nghèo khổ của cuộc sống.

 

4 con thơ dại bơ vơ giữa dòng đời

 

Trời làng Quỳnh những ngày này đang chuyển sang thu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bình cũng là lúc tiết trời se se lạnh, không gian tịch mịch và cô liêu đến lạ thường. Phía cuối xóm là căn nhà của ông Bình đã rụng rời theo thời gian, màu ngói đã ố vàng như chính cuộc đời của ông vậy. Cuộc đời ông đáng lẽ vào cái tuổi đó cũng đã an hưởng đôi chút bình yên, nhưng nào ngờ sóng gió cuộc đời, sóng gió của cái nghèo, cái khổ vẫn cứ gieo neo lấy con người tật tàn của ông (ông Bình bị tật bẩm sinh) để rồi hôm nay ông đã từ giã cõi trần để lại 4 đứa con thơ dại như gà con mất mẹ.

 

Trong căn nhà xuất hiện những vết nứt toác, xuống cấp nghiêm trọng, giữa gian nhà trống hoác - nơi cái bàn để nước bây giờ nhường lại cái giường như răng rụng để đặt thi thể ông Bình (chưa bỏ vào quan tài) để mọi người đến chia buồn, thắp hương cùng gia đình trong giây phút cuối cuộc đời của ông. Đứng quanh thi thể ông Bình là 4 đứa con tội nghiệp đã khóc dường như cạn nước mắt.

 

Con mắt đỏ hoe, gương mặt trông khắc khổ lắm bởi khóc thương người bố đã mãi vĩnh viễn ra đi theo mẹ, cháu Đông chỉ nói được mấy câu: “Bố cháu chết thật rồi. Hôm qua cháu và bố đi bắt ốc để về bán kiếm tiền mua gạo, bố chưa kịp ăn giờ đã ra đi không về với chúng cháu nữa đâu chú à. Con cầu Chúa chúc lành cho bố, cho linh hồn bố được trên Thiên đàng để phù hộ chúng con vượt qua cuộc sống khó khăn này bố ơi”.

 

Ông Bình mãi mãi an nghỉ nơi cõi thiên cùng với vợ và để lại 4 đứa con thơ dại giữa dòng dời.
Ông Bình mãi mãi an nghỉ nơi cõi thiên cùng với vợ và để lại 4 đứa con thơ dại giữa dòng dời.

 

 

Với gia cảnh của ông Bình hết sức khó khăn và có thể nói khổ nhất ở cái xã nghèo đói này. Gia đình ông có đến 5 người con nên nghèo lại càng nghèo hơn. Cách đây 4 năm, đứa con gái đầu, sinh năm 1993 trong lúc đi mò ốc cũng bị chết đuối ở đoạn suối nói trên, giờ đến lượt ông cũng ra đi trong lúc đi bắt ốc.

 

Rồi tháng 12 năm 2010, vợ ông bị ung thư chết. Trong khi mọi thứ đều khó khăn, cuộc sống chật vật người vợ ra đi để lại ông 4 đứa con thơ dại chưa đến tuổi khôn cùng bố chèo lái con thuyền gia đình vượt sóng gió cuộc đời đầy cam go. Thời gian thấm thoát thoi đưa, đến lượt ông cũng đã từ biệt thế giới trần tục mà về cõi thiên. Ông ra đi để lại 4 đứa con thơ ngây, tuổi ăn học với một cơ đồ của khốn khổ, nghèo đói và túng quẫn.

 

Cậu con trai kế Nguyễn Ngọc Lượng (SN 1994) thần kinh có vấn đề. Hai cô con gái còn nhỏ là Phượng (15 tuổi đang học lớp 8 thì bỏ học vì gia đình quá nghèo), Phương (2000, hiện đang học lớp 6) và cháu Nguyễn Ngọc Đông (8 tuổi - thì đang học lớp 2). Cháu Phương bảo: “Bây giờ bố mẹ cháu đã chết cả rồi chú à. Chúng cháu không muốn phải bỏ học, không muốn phải khổ nữa đâu… ”, nói đoạn cháu Phương khóc nức nở.

 

Cùng vì gia đình quá nghèo, quá khổ, các con thì không được suôn sẻ như người khác nên ông Bình càng vất vả hơn. Chẳng có nghề nghiệp gì, nên ông cùng các con lấy nghề mò dam (bắt cua đồng tiếng địa phương), bắt ốc ở con khe Nước Mắm làm kế sinh nhai, ai thuê gì làm nấy... để qua ngày đoạn bữa, chắt chiu được đồng nào hay đồng đó cho các con ăn học. Nhưng rồi, giờ đây ông đã chết đi, vợ ông cũng không còn, đứa con trai đầu trụ cột gia đình thì thần kinh có vấn đề nên càng làm cho cuộc sống của 4 đứa con trở nên mong manh, khó khăn ngàn vạn lần.

 

Bé Phượng nói: “Hôm qua hai chị cháu bắt dam bán được 15.000 đồng mua gạo và cá ăn trong ngày. Hôm nay (ngày 13/9), chúng cháu lên rừng kiếm củi, còn bố và em trai xuống khe bắt ốc thì tai họa xảy ra. Chúng cháu buồn lắm, bây giờ không biết sống sao nữa chú à”.

 

Sáng ngày 14/9, trao đổi với PV Dân trí, ông Đậu Minh Công - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Trang cho biết, với gia đình ông Bình là quá nghèo, quá khổ và quá đớn đau ở cái xã này. Thường ngày ông Bình cùng đứa con trai út đi xin ăn ở chợ để nuôi các con kể từ ngày vợ ông mất.

 

“Ông Bình là người bị tàn tật được hưởng chế độ 180.000 đồng/tháng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Thường ngày ông và đứa con út đi ăn xin ăn, kiếm sống ở chợ, nhưng hôm qua (13/9) không hiểu sao ông lại đi bắt ốc và dẫn đến sự việc đau lòng nói trên. Vợ ông cũng mất rồi, giờ thêm ông chết đi để lại 4 đứa con bơ vơ tội lắm chú à. Gia đình ông Bình chẳng có gì hết, nghèo khổ lắm. Ông Bình mất chúng tôi cũng phải huy động mọi người giúp đỡ để làm đám tang”, ông Đậu Minh Công chia sẻ.

 

Tài sản duy nhất hiện tại của 4 đứa con là 2 gian nhà nhưng đã xuống cấp, trống hốc trống hoác không có chút tài sản nào… Không biết rồi đây sự học hai đứa con của ông sẽ ra sao khi phía trước là những chông gai, thử thách của đường đời gian khó ?

 

 

 

 

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: xem thêm 

...Người cha tật nguyền ra đi khi mò ốc, để lại 4 con thơ dại

Xót thương cảnh người cha chết đuối khi cõng con mò ốcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Cha chết đuối sau khi cứu sống conTuổi Trẻ
Cõng con đi bắt ốc, cha chết đuối vì cứu conBáo Giáo dục Việt Nam
An ninh thủ đô -Người Lao Động


- Ông lão 87 tuổi bị con gái, cháu rể đẩy ra vỉa hè lần đầu lên tiếng (GDVN).

Sáng ngày 13/9, chúng tôi gặp lại cụ ông Ngô Vi Nhân (cụ ông đã bị con gái, cháu rể trải chiếu đặt ở vỉa hè, con dâu đóng cửa không cho vào nhà) tại chính ngôi nhà của người con gái ruột trên phố Chùa Bộc – Đồng Đa – Hà Nội. Sau hơn 10 tiếng nằm phơi nắng, phơi mưa trên vỉa hè phố Núi Trúc, cụ Nhân đã được hai người con gái và cháu rể đưa lại về căn nhà số 6B, phố Chùa Bộc nơi cụ vẫn ở gần chục năm nay. 

Bà N.T.H, chủ của ngôi nhà và cũng là con gái ruột của cụ Nhân cho biết, cụ Nhân sau khi xuất viện đã dần ổn định về sức khỏe, cụ ăn uống tốt nhưng mọi sinh hoạt của cụ đều phải có người phục vụ từ a đến z. Vì con dâu chối bỏ trách nhiệm nên trong thời gian tới, cụ Nhân sẽ ở với con gái và con rể tại đây. Mấy người con đẻ của cụ sẽ thay phiên nhau đến chăm sóc bố. Khi nào cậu con trai út sửa xong nhà sẽ đón bố về. Tuy nhiên, nguyện vọng của 3 người con ruột là vẫn muốn đưa được bố về căn nhà số 11, phố Núi Trúc để ông bà được gần nhau, tiện đường chăm sóc cả hai và các con sẽ cùng đóng góp công sức, tiền bạc chăm sóc bố mẹ…

Cụ Ngô Vi Nhân hiện đã được đưa về nhà người con gái ruột trên phố Chùa Bộc. Mọi sinh hoạt của cụ Nhân đều phải có người phục vụ từ a - z. Hiện 3 người con ruột của cụ Nhân đang thay phiên nhau chăm sóc bố. (Ảnh Thu Hòe)


Cận cảnh con gái, cháu rể trải chiếu đẩy ông lão 87 tuổi ra vỉa hè
Cụ ông 87 tuổi bị đẩy ra đường: Lộ cảnh cháu nội canh cửa
Những hình ảnh "lạnh người" vụ cụ ông 87 tuổi bị con vứt ra đường

"Chúng tôi đã họp 2 lần và đi đến thống nhất"

Bà H cho biết, trước khi cụ Nhân xuất viện khoảng một tuần, mấy anh em bà H đã họp lại 2 lần và đi đến thống nhất, sẽ đưa tạm cụ về nhà chị dâu để ông bà được gần gũi nhau, tiện đường chăm sóc. Các con sẽ thay phiên nhau đến chăm sóc bố mẹ. Khi nào chú út sửa xong nhà sẽ đón ông về. Và chị dâu đã đồng ý.

Bà H cũng khẳng định, trong cả 2 lần họp lại đều có sự chứng kiến của cụ bà Nguyễn Thị Nhân. Thế nhưng đến ngày cụ ông xuất viện thì chị dâu và cháu gái lật mặt, kiên quyết không cho bố và ông vào nhà. 

“Tôi thật sự bất ngờ và sửng sốt trước thái độ của chị dâu và đứa cháu gái. Mọi người đã ngồi lại họp và đi đến thống nhất như vậy trước khi bố xuất viện. Thật không ngờ khi đưa bố đến, chị dâu và cháu gái lại cấm cửa dẫn đến sự việc đau lòng này…”, bà H nói.

Cũng theo lời bà H, ngôi nhà số 11, phố Núi Trúc là do bà nội của bà H mua từ năm 1963. Đây vốn là nhà của bố mẹ bà H. Tất cả các anh, chị em của bà H cũng đều sinh, lớn lên và đi lấy chồng, lấy vợ từ ngôi nhà này. Nên việc đưa ông về đây là bình thường và hợp lí. Không có lí do gì mà cụ Nhân lại không được ở trong chính ngôi nhà của mình. 

Nói về lí do đặt bố ốm nằm phơi nắng, phơi mưa hơn 10 tiếng đồng hồ trên vỉa hè, phố Núi Trúc, bà H nói: “Thì đã thống nhất khi bố xuất viện sẽ đưa về đây thì chúng tôi cứ thế đưa về đây thôi. Chị dâu không mở cửa cho vào thì bắt buộc phải trải chiếu cho bố ngồi, không lẽ để bố ngồi đất? Chị ấy đóng cửa để thách thức thì chúng tôi cũng thách thức lại. Đã thỏa thuận rồi thì cứ đúng thỏa thuận mà thực hiện thôi…”.

Trước câu hỏi, tại sao lại để một ông lão 87 tuổi, ốm đau bệnh tật nằm trên vỉa hè phơi nắng, phơi mưa lâu như vậy và có chút gì lo lắng đến sức khỏe của ông cụ không, bà H nói: “Bệnh viện đã cho bố chúng tôi xuất viện có nghĩa là sức khỏe đã ổn định rồi. Sức khỏe của ông hoàn toàn có thể chịu đựng được. Ông ngồi đó không có vấn đề gì cả…”.

Bà H cũng cho biết, từ khi sự việc xảy ra, chị dâu và cháu gái không có bất cứ một lời nào hỏi thăm đến bố chồng và ông nội. 2 người con gái phải thay phiên nhau chăm sóc bố. Cậu con trai út đi công tác chưa về.

Ngôi nhà chứ không phải mớ rau, con cá mà nói cướp là cướp được

“Ngôi nhà chứ không phải mớ rau, con cá ở chợ mà nói cướp là cướp được ngay. Chúng tôi hoàn toàn không có ý định đó. Việc đưa bố về đây sau khi xuất viện chỉ đơn giản là làm đúng như những gì đã thỏa thuận giữa mấy anh chị em và để ông bà được gần gũi nhau lúc tuổi già. Chúng tôi cũng tiện chăm sóc cả bố và mẹ…”, bà H khẳng định.

Bà H cũng cho biết thêm: “Để nói vì chật chội mà không cho ông vào là không đúng. Chật mà vẫn có chỗ cho thuê làm cửa hàng, mỗi tháng đút túi 8 triệu bạc được sao?".

Hai chị em gái thì đã đi lấy chồng. Cậu con trai út thì bận đi công tác liên miên. Nhà của nó lại đang tu sửa lại. Không nhẽ bắt bố phải ở nhà dột nát? Hợp lí và thuận tình nhất vẫn là đưa bố về ở với chị dâu. Nhà mặt đường tiện việc đi lại, chăm sóc. Cháu gái có lấy chồng thì cũng về nhà chồng. Khi nào ông mất thì chuyển về cũng đâu có sao. Không ngờ chị ấy lại nghĩ chúng tôi có ý định chiếm nhà. Thật không thể chấp nhận được…”.

Ngõ vào ngôi nhà cụ Ngô Vi Nhân đang ở (Ảnh Thu Hòe)


Cận cảnh con gái, cháu rể trải chiếu đẩy ông lão 87 tuổi ra vỉa hè
Cụ ông 87 tuổi bị đẩy ra đường: Lộ cảnh cháu nội canh cửa
Những hình ảnh "lạnh người" vụ cụ ông 87 tuổi bị con vứt ra đường

“Bây giờ tôi không muốn thanh mình và nói thêm bất cứ điều gì nữa. Chị dâu đã lật mặt thì bố chúng tôi, chúng tôi chăm sóc. Tôi cũng không quan tâm chị dâu và cháu gái nói gì, trả lời gì trên báo chí nữa. Hãy để mọi người nhìn vào những gì chúng tôi đã và đang làm cho bố của mình. Càng thanh minh thì dư luận càng đặt dấu hỏi thôi. Người khổ nhất trong chuyện này sẽ là đứa cháu gái của tôi. Nó vẫn chưa lấy chồng…”, bà H nói.

Cũng trong ngày 13/9, PV đã có dịp hỏi thăm sức khỏe cụ ông Ngô Vi Nhân. Tại nhà cô con gái, ông Nhân đã tươi cười vui vẻ dù vẫn phải nằm một chỗ. Ông cho biết, ông vẫn ăn uống bình thường. Khi PV hỏi, sau khi phải nằm phơi nắng, phơi mưa ở trước cửa nhà anh con trai cả và cô con dâu hơn 10 tiếng, ông có buồn không, ông Nhân cười trả lời: "Không".


- Mênh mang lời ru buồn (NNVN).- Thực hiện “3 không” để có thực phẩm sạch (DV). - Ai ăn gà giá rẻ (Bee).

Phận người cảng cá  (NNVN).

- Kết luận động đất ở thuỷ điện Sông Tranh 2: Vì sao chính quyền và người dân không tin? (SGTT). - Kết quả khảo sát động đất vẫn chưa an tâm (NNVN). - TĐ Sông Tranh 2: chưa yên tâm về “túi nước” trên đầu (KT).  - Phải thường xuyên kiểm tra an toàn thủy điện Sông Tranh 2 (CP).  - Phải cung cấp số liệu động đất tại đập thủy điện Sông Tranh 2 (DT).- Đập thủy điện Sông Tranh 2 trong thế dầu sôi lửa bỏng (RFI). – ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2: Nặng trĩu nỗi lo kép(NLĐ). - Dân và cán bộ vẫn chưa an tâm (LĐ).  - Dân vùng động đất Thủy điện Sông Tranh 2: ‘Sao lại nói chúng tôi kém hiểu biết?’ (TP). 

 

- Quốc hội kiểm tra việc xâm hại di tích chùa Trăm Gian (ND). - Cưa khóa, trộm tiền công đức ở Văn Miếu (VNE)
- ‘Kho cổ vật’ ở Quảng Ngãi có nguy cơ vỡ vụn (VNE).
- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Cần thiết và đã trong quy hoạch” (Infonet). - Bảo tàng không phải là chỗ để phô trương (CAND). - Bảo tàng 11 ngàn tỷ: Nghi ngại vỏ “khủng”mà thiếu ruột (NĐT).  - Siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ: Nên chờ 20 năm nữa! (VNN).
- Trưởng BCH quân sự thị trấn hành hung người vi phạm giao thông (Infonet).

- Những câu hỏi sau vụ 14 lao động Việt tử nạn ở Nga  (SGTT). - Thảm họa lao động bất hợp pháp tại Nga (VnEco).- Lao động chui ở Nga: Mộng giàu đổi tính mạng (KT).  - Đại sứ quán hỗ trợ toàn bộ chi phí lo hậu sự cho 14 nạn nhân (LĐ).  - Đưa hài cốt 14 người Việt thiệt mạng tại Nga về nước (VNN).  – Thanh Hóa: Nỗi đau người mẹ phút chốc mất 2 con (DT).

- Yên Bái dừng tìm kiếm nạn nhân vụ lở đất ở La Pán Tẩn (VOV).  - Những chuyện chưa kể về đội tìm kiếm ở La Pán Tẩn (TTXVN).  - Thảm họa La Pán Tẩn tiếp diễn nếu không quyết liệt (TTXVN).
- Nhiều trẻ bị sốt vì bọ xít hút máu (DT).
- Thiếu gia đất mỏ bán cơm 5.000 đồng (VNE).
- Vỉa hè là của… bánh trung thu? (NĐT).
- Xe buýt đâm xe tải, 1 người chết, 19 người bị thương (VOV).
- Nổ súng, rượt đuổi ôtô trên đại lộ Thăng Long (VNE).
-  Đồng Tháp: “Thủy thần” đang truy đuổi hàng ngàn hộ dân (LĐ).

- Hoa hậu Đặng Thu Thảo hai lần được thi đặc cách (TT).  - Trường Đại học Tây Đô đã tiếp tay HH Đặng Thu Thảo gian dối? (Petrotimes).  - Hoa hậu VN, The Voice: Đừng đập vỡ niềm tin của công chúng (VOV).
- The Voice Vietnam sẽ bị phạt đích đáng? (ĐV).
- VTV: Từ chối ghi hình, phát sóng những ca sĩ, nghệ sĩ trang phục phản cảm (TTVH).

- HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975 (Phạm Viết Đào).  Đại học miền Nam trước 1975: hồi tưởng và nhận định.  NHÂN BẢN, DÂN TỘC VÀ KHAI PHÓNG (Huỳnh Ngọc Chênh). - HS bị lưu ban vì không đi học thêm? (DT).
- Sự thật vụ nam sinh “tử vong vì bị phạt trong giờ tập thể dục” (GDVN).
- Lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm nếu có lạm thu (TTXVN). - Nhiều khoản thu ‘ép’ trẻ nghèo nghỉ học (VNN).
- Trường học không có ‘tự nguyện bình quân’ (VNN).
- Từ chối học sinh HIV, trường học bị phạt 15 tỷ đồng (VTC).
- Nước nào chi nhiều nhất cho giáo dục? (VNN).
- Chủ tịch nước: Giải quyết điểm 0 môn sử, đổi mới giáo dục (VNN).  - Chủ tịch nước trăn trở trước việc học sinh không hứng thú môn Sử (DT).
- ‘Học sinh sẽ quá tải nếu bậc phổ thông còn 10 năm’ (VNE).
8 HS chết đuối: Môn bơi bị “bỏ qua” (24h).  - Trường có 8 học sinh chết đuối chỉ dạy bơi… lý thuyết (KT).  - 8 nữ sinh chết đuối, lỗi tại ai? (VNN). - Đại tang ở An Mỹ (NNVN).
- 14 cơ sở được đào tạo liên thông lên cao đẳng, đại học (CP).
- Châu Á tiến lên trong bảng xếp hạng đại học (VNN).

Tổng số lượt xem trang