Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước




Tin liên quan:--Bẫy việt vị của thủ tướng (Blog Huy Đức )
--Bộ mặt thật của Thủ Tướng
  “Quan làm báo” đã bịa đặt như thế nào?
Một số nguồn tin ở trong nước cũng cho BBC hay nhà chức trách đang điều tra truy tìm người đứng sau Quan làm báo và Dân làm báo vẫn đang diễn ra tuy cũng có tin nói đã xác định được chủ nhân của các blog "bôi nhọ lãnh đạo" này.
-Báo Việt tiếp tục đả phá Quan làm báo
Tiếp theo sau chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 12/9, báo trong nước tiếp tục đăng bài chỉ trích các blog 'phản động' và mạng xã hội.

Tờ PetroTimes hôm thứ Sáu 14/9 chạy bài thứ hai trong loạt bài về Quan làm báo, trang blog bị nêu danh trực tiếp trong công văn 7169/VPCP-NC của Văn phòng Chính phủ, cùng với hai trang khác là Dân làm báo và Biển Đông.

Khi Thủ tướng 'đánh' các trang web ảo
Thủ tướng lệnh xử lý thông tin chống Đảng
Báo Thanh Niên 'không PR cho Bầu Kiên'

Bài viết mang tựa đề 'Quan làm báo đã bịa đặt như thế nào', cũng do Nhóm phóng viên PetroTimes viết, liệt lê các vụ mà báo này cho là Quan làm báo đã "lừa người đọc".

Trong số các vụ đó, có cáo buộc báo Thanh Niên đăng bài vở PR cho Bầu Kiên, tức ông Nguyễn Đức Kiên, người bị bắt hồi tháng trước; cũng như ông Trầm Bê, một doanh gia giàu có ở TP Hồ Chí Minh.

Tiếp theo đó, là các lần Quan làm báo "tung tin" một loạt nhân vật có tiếng trong giới kinh doanh ở Việt Nam bị bắt, với những cái tên như Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan), Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank)...

Các thông tin này, theo PetroTimes, đều là bịa đặt. Phóng viên PetroTimes nhận định: "... mặc dù luôn gồng mình, “tỏ ra nguy hiểm” nhưng “Quan làm báo” đã thể hiện sự xào xáo “ít học” của mình".

Bài viết kết thúc bằng kêu gọi "cần phải tìm cho ra những kẻ tiếp tay cho chúng [Quan làm báo] và nghiêm trị".

Một hôm trước, PetroTimes cũng đã chạy bài 'Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của Quan làm báo' nói về cách thức đưa tin "lợi dụng lòng tin" của blog đình đám này.
'Không phải tầm thường'

"Đó là ai mà có khả năng dẫn dụ, đánh lừa người đọc, là ai mà biết ném đá rồi lại biết giấu tay rất khéo? Hẳn không phải là kẻ tầm thường!"


PetroTimes nói về Quan làm báo

Một điều đáng chú ý là tuy dùng những từ như "ngây ngô", "ít học"... khi nói về Quan làm báo, phóng viên PetroTimes lại nhận định: "Hẳn tất cả chúng ta đều muốn “biết mặt, nghe tên” của những kẻ được gọi là Quan làm báo”.

"Đó là ai mà có khả năng dẫn dụ, đánh lừa người đọc, là ai mà biết ném đá rồi lại biết giấu tay rất khéo? Hẳn không phải là kẻ tầm thường!"

Tờ PetroTimes của ngành dầu khí do ông Nguyễn Như Phong, cựu phó Tổng biên tập Công an Nhân dân, làm chủ bút và do vậy được cho là có quan hệ với ngành an ninh Việt Nam.

Một số nguồn tin ở trong nước cũng cho BBC hay nhà chức trách đang điều tra truy tìm người đứng sau Quan làm báo và Dân làm báo vẫn đang diễn ra tuy cũng có tin nói đã xác định được chủ nhân của các blog "bôi nhọ lãnh đạo" này.

Trong khi đó, thứ Năm 13/9 cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam - báo Nhân Dân có xã luận của tác giả Anh Khôi nói về 'Quyền lực ngầm sau mạng xã hội'.

Bài viết hơn 2.500 từ đăng trong mục Bình luận-Phê phán của báo Nhân Dân phân tích điều mà tác giả cho là nguy cơ mà người sử dụng các trang mạng xã hội đang phải đối diện.

Bài viết cảnh báo: "Đằng sau mạng xã hội luôn có những quyền lực ngầm, và công nghệ do con người tạo ra có thể trở thành một công cụ bị lạm dụng nhằm khống chế con người, nếu như mất cảnh giác."


Chủ tịch tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang bị cho là một trong các 'nạn nhân của Quan làm báo'

Anh Khôi cho rằng từ chỗ "không hề hoặc rất ít liên quan chính trị", các mạng xã hội hiện nay đang bị "các đại gia tài chính, các thế lực chính trị và nhiều đối tượng khác khai thác để kiếm lợi".
Nguy cơ chính trị

Cây bút của báo Đảng CSVN viết rằng Facebook, mạng xã hội có hàng triệu người ở Việt Nam sử dụng, được "một số nguồn tin cho biết" là do các ngân hàng và nhà đầu tư tài chính khổng lồ Rothschilds and Goldman Sachs sở hữu và quản lý; đồng thời cũng có quan hệ với CIA.

Tác giả bài viết cảnh báo thiệt hại cho người sử dụng mạng xã hội, không chỉ trong mua bán kinh doanh mà cả trong lĩnh vực an ninh chính trị.

"Trên Facebook, cách đưa tin có chủ ý rõ rệt. Họ cung cấp các đường link với một số trang web chống chế độ. ... Ðây chính là điểm mà các thế lực thù địch, phản động đang khai thác sâu, lợi dụng triệt để."

Anh Khôi cũng nhắc tới điểm dường như là mấu chốt, rằng các mạng xã hội từng đóng quan trọng trong các cuộc cách mạng gần đây ở Trung Đông và Bắc Phi.

Chính quyền ở Việt Nam đã không ít lần cảnh báo về diễn biến hòa bình, cách mạng màu, cách mạng hoa lài... mà nguy cơ bị cho là xâm nhập qua con đường internet.

Khi Thủ tướng 'đánh' các trang web ảo-Kinh tế VN: Bắt bớ có là giải pháp?


--  Quyền lực ngầm sau mạng xã hội (ND). “… Một số blog (có địa chỉ, tên tuổi hẳn hoi) thường xuyên cập nhật thông tin như một tờ báo điện tử, đưa nhiều thông tin xuyên tạc, độc hại nhưng chẳng thấy bị xử lý. ” - Đảng Cộng Sản Việt Nam cần khái niệm sơ đẳng về tự do ngôn luận (DLB). - Hiệu ứng Boomerang (RFA).
- Tư liệu: Thư của Ông Hồ Ngọc Nhuận gửi Chủ Tịch UBTƯMTTQ VN (Người Lót Gạch).
- Con hổ sa lưới (Economist/ x-café). “… nếu có điều gì quyết tâm hơn để kiểm soát chính trị thì chính là việc các cơ quan chức năng đã tích cực một cách bất thường trong việc đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người kêu gọi dân chủ hơn. Cụ thể là, những người viết blog bị săn lùng, bị kết án tù nặng nề vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Điều ấy thật khó có thể cho thấy là hành vi của một chính phủ muốn cải tổ hệ thống”. - Hà Nội gia tăng đàn áp các trang blog (WSJ/ Cầu Nhật Tân).- “Quan làm báo” đã bịa đặt như thế nào? (Petrotimes). - Thông tin trung thực, khách quan tình hình đất nước (VNN).
"Chỉ thị 7169": Bài này hay Ngày tận số của ông ta đã điểm (Blog BĐX 13-9-12)  Máy câu hỏi rất hay: Đất nước đang đứng trước họa xâm lăng của TQ, chẳng thấy ông ta nói gì? Kinh tế đất nước đang tuột dốc không phanh, không thấy ông ta nói gì? Người Việt bị chết ở trong nước và khắp nơi trên thế giới lên tới con số cả trăm mà cũng không thấy ông ta nói gì?

Lâu nay tôi chỉ tâm niệm ông ta chỉ là kẻ tham lam ít chữ nghĩa nên sẽ chỉ là kẻ tham lam vô độ. Chính nó là nguyên nhân trực tiếp làm suy kiệt kinh tế Việt Nam, biến nhiều tầng lớp nhân dân thành người bần cùng, tạo nên mâu thuẫn kịch liệt không thể "đội trời chung" giữa giầu và nghèo. Như thế, theo quy luật Tắc - Thông, tắc đến tận cùng sẽ có biến để thông, sẽ là cơ hội để nhân dân vùng lên làm chủ đất nước, làm chủ dân tộc.

Tôi cũng thấy ông ta là người không có học thuyết, tư tưởng gì. Cho rằng, ông ta chỉ như một con cáo già tham lam quỷ quyệt, quyết bắt gà trong vườn nhà mình đến con cuối cùng mà thôi. Đó là " bản tính" phổ biến của kẻ tham lam, ít chữ nghĩa và có cơ hội để tham lam.

Chiếu luận điểm này vào ông ta thì thấy không có gì sai. Hầu hết những vụ đổ bể kinh tế, tham ô tham nhũng, cướp đất cảu dân, phá doanh nghiệp… của nước ta đều có nguyên nhân từ ông ta. Giường như "mâm cỗ" giao cho ông ta quản lý, nhưng ông ta không muốn chia phần cho những đồng chí khác.( ảnh trên Ba đam xoe, ký họa của Ngô Chính)



Vì cái lòng tham chón hết chỗ trong đầu óc ông ta nên tôi nghĩ sẽ có khoảng trống cho tự do, dân chủ phát triển.

Nhưng với thông báo mới toanh ngày 12.9 nhằm điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước của ông ta,  buộc tôi phải nghĩ lại.

Trong đầu hiện lên một thống kê:

- Dẹp viện nghiên cứu độc lập ID chính là ông ta.

- Bỏ Cù Huy Hà Vũ chính là ông ta.

- Bỏ tù nhóm ngôn luận Thái Bình, Hải Phòng, Hà Đông … chính là ông ta.

- Bỏ tù bloger Nguyễn Văn Hải và những người trong CLB nhà báo tự do, chính là ông ta

Và còn nhan nhãn những vụ khác như Bùi Thị Hằng, Phạm Thanh Nghiêm, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, 17 thanh niên Thiên chúa giáo… cũng chính là ông ta.

Tất cả các vụ bắt giữ, bỏ tù, khủng bố những người này, họ đều là những người không có tội, đều bị dư luận quốc tế, đặc biệt là dư luận Mỹ phản đối. Thực tế những người này chỉ thuần túy thực hiện quyền tự do ngôn luận phù hợp với quyền con người của Liên Hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, nó cũng phù hợp với hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Mục tiêu của họ cũng chỉ là cổ vũ cho tự do, dân chủ, công khai, minh bạch theo đúng những gì mà đảng đã nói.

Xem ra những vụ đàn áp, bắt bớ bỏ tù và khủng bố những người có tiếng nói cổ súy cho dân chủ duới thời ông ta làm thủ tướng nhiều và tàn khốc hơn 2 thủ tướng tiền nhiệm trước đây.

Trong khi:

Đất nước đang đứng trước họa xâm lăng của TQ, chẳng thấy ông ta nói gì?

Kinh tế đất nước đang tuột dốc không phanh, không thấy ông ta nói gì?

Người Việt bị chết ở trong nước và khắp nơi trên thế giới lên tới con số cả trăm mà cũng không thấy ông ta nói gì?

Và, trong lúc chính ông ta cũng đang lo giữ ghế với Bộ chính trị, với trung ương đảng, với quốc hội thì ông ta cũng không quên ký tiếp một văn bản mới nhằm truy lùng, khủng bố, bắt bớ, bỏ tù, bịp mồm những người có tiếng nói tự do.

Thế thì ông ta làm gì còn kẻ hở tiến bộ nhỏ nhoi nào cho dân ta tin và ủng hộ ông ta nữa. Tôi nghĩ rằng, với thông báo mới đây của ông ta, ông ta đã tiệm cận đến con số O tròn chĩnh. Tôi tin, số trời đã định, đó sẽ là ngày tận số của ông ta.

Báo PetroTimes phụ hoạ: Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của “Quan làm báo” (PetroTimes 13-9-12) -- Bài báo ký là của ... "một nhóm phóng viên"  Hahaha!
Thủ tướng VN ra lệnh ‘xử lý’ các trang blog chỉ trích đảng, nhà nước (VOA 13-9-12) --Vietnam PM lashes out at political blogs(Bangkok Post 13-9-12) Vietnam Cracks Down on Blogs (AP 13-9-12)


 - Ngày tận số của ông ta đã điểm (Bà Đầm Xòe).
- Tại sao tôi xin ra khỏi Đảng? (BBC). - Người biểu tình chống TQ xin ra khỏi Đảng (BBC). – Anh Nguyễn Chí Đức ra khỏi Đảng Cộng Sản VN (RFA). - Thư gửi báo Nhân Dân của một số đại diện các tổ chức dân sự và Ý kiến tâm huyết của TS Tô Văn Trường (Người Lót Gạch). - Thêm một blogger bị chính quyền kiểm soát (RFA).
- Thủ tướng Việt Nam tuyên chiến với các blog chính trị (RFI). – Thủ tướng VN ra lệnh ‘xử lý’ các trang blog chỉ trích đảng, nhà nước (VOA). – Khi Thủ tướng ‘đánh’ các trang web ảo (BBC).
- Phóng viên Chris Brummitt của Thông tấn Associated Press tại Hà Nội phỏng vấn Danlambao (DLB). – Vietnam PM orders fresh crackdown on bloggers (AP). – After government vows crackdown, Vietnamese bloggers pledge to keep up dissent (AP/ Washington Post). – Vietnam PM lashes out at political blogs (AP). - Phỏng vấn blogger Lê Dũng: Không thể cấm đọc các mạng « lề trái » khi chưa có tiêu chí rõ ràng(RFI).
- Trần Mạnh Hảo: Karl Marx bác bỏ văn bản cấm tự do báo chí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (DLB). - Cấm & những hiệu ứng ngược (Trương Duy Nhất).

- Đáy: Ai làm báo? (TL 272) (Thông Luận). – Nguyễn Ngọc Già – Nguyễn Tấn Dũng và Mặt Trời Đen?! (Dân Luận). - Không cho phép lợi dụng Internet vì những mưu đồ thâm độc (VOV). – Khi danh không chính… (VOV). – An toàn và an ninh thông tin (HNM). – Cấm đọc các mạng « lề trái » là vi phạm quyền được thông tin của người dân (RFI).- Văn phòng Chủ tịch nước lên tiếng về tranh cãi (BBC). – Tiền Nhà nước, mưu chước Đại gia (Bùi Văn Bồng).
- Phạm Trần: Việt Nam phải thay đổi để cứu nước (DLB). – Trần Nhơn: Khi quốc sách chìm trong quốc nạn (Thông Luận).
- Đơn xin ra khỏi Đảng – Như lời chia tay buồn một đi không trở lại (ĐHLV). - Công văn hoả tốc của nhà Chúa (Người Buôn Gió).Giờ Thân ngày Bính Tí mùa thu năm Nhâm Thìn lúc trời chạng vạng, ngựa của văn thư phủ Chúa chạy khắp kinh thành đưa công văn hoả tốc.
Chưa ai rõ chuyện gì, người ta đồn là tại vỡ đập, vỡ đê ở mạn châu Hoan, Châu Diễn. Xưa nay chỉ có vỡ đê, vỡ đập mới có công văn hoả tốc như vậy.


Lại có người đồn do mười mấy nhân mạng người Vệ xa xứ làm nô lệ, bị chết cháy thê thảm. Bởi thế phủ Chúa mới vào cuộc điều tra.
Trong nước thì nước lũ cuốn trôi mười mấy mạng người, ngoài nước thì hoả hoạn thiêu chết cũng mười mấy mạng người Vệ. Chưa năm nào nước lửa nội công, ngoại kích cùng lúc như vậy.
Lúc trời tối hẳn, công văn mới đưa đến các bộ. Bấy giờ bộ tuyên truyền mới thông cáo cho bá tính rõ. Thì ra công văn hoả tốc của phủ Chúa không phải chuyện vỡ đê, vỡ đập, hoả hoan, chết người. Mà là công văn bố cáo các bộ, phủ của triều đình khẩn cấp truy tìm tông tích của bọn phao tin nói xấu các đại gia, đại thần trong nước, khiến nhân dân hoang mang. Ảnh hưởng uy tín đến các địa gia, đại thần trọng trách.
Than ôi, dân tình còn bơi trong nước lũ. Nơi khác đập chắn nước rung rinh. Nhà Chúa lại lo cho các đại gia, đại thần đang bị bọn xấu dèm pha. Giá như lúc này Chúa ngồi thuyền nan đi thị sát tình hình nước lũ, phát chẩn cho dân nghèo, thống lãnh việc ngăn đê, đắp đập an sinh cho bá tính có phải được lòng người gấp vạn lần. Mặc kệ đời nói thế nào thì nói.
Theo lời bố cáo trong công văn hoả tốc nhà Chúa ban ra. Dân tình mới tìm đọc những luận điệu chống phá triều đình, chống phá nhà Sản. Thì ra toàn những lời nói xấu nhà Chúa cả.
Chúa là mệnh của trời, thế nên việc của nhà Chúa hoả tốc hơn việc của dân cũng là hợp lẽ.
Kẻ dân đen ngoi ngóp trong nước lũ, cửa nhà tan hoang. Sao đáng lo bằng các đại gia, đại thần trong dinh thự xa hoa đang bị những lời chỉ trích, dèm pha.

- Chuyện báo chí (DLB). Khi danh không chính… Đài Tiếng Nói Việt Nam
Nhà nước ta cũng không ngăn cấm cá nhân sử dụng internet nhằm tìm kiếm, trao đổi thông tin, đáp ứng nhu cầu thỏa mãn thông tin chính đáng của mỗi người. Sự phát triển vô cùng nhanh chóng của hệ thống blog, trang web, báo điện tử ở nước ta trong những ...
An toàn và an ninh thông tinHà Nội Mới Vietnam PM lashes out at "slanderous" political blogs HANOI (AFP) - Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung has ordered those responsible for three "slanderous" blogs, which have publicised a recent string of high-level corruption scandals, be "seriously punished".

Vietnam PM orders fresh crackdown on critical bloggersSeptember 13, 2012 HANOI (AP) - Vietnam's prime minister has ordered a fresh crackdown on bloggers who post articles critical of the government.

- Cấm nghe đài địch, bao năm rồi vẫn thế (Cầu Nhật Tân).
- Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của “Quan làm báo” (Petrotimes) - Thời gian gần đây, trang web “Quan làm báo” do các phần tử cơ hội chính trị ở nước ngoài, có sự tiếp tay của một số phần tử thoái hóa biến chất trong nước đã tự vẽ ra các “cuộc chiến”, kích động chia rẽ nội bộ, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Ngày 12/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương điều tra, làm rõ, xử lý những thông tin có nội dung chống Đảng, Nhà nước.

Qua các nguồn thông tin riêng, Petrotimes nắm bắt được cách thức hoạt động, những “tiểu xảo” trong đưa tin của “Quan làm báo” cũng như dã tâm của các phần tử phá hoại.

Cách thức đưa tin của Quan làm báo

“Bài” phổ biến nhất của “Quan làm báo” là: Nhào nặn thông tin dựa trên những sự kiện cụ thể.

Ví dụ: Hôm nay cán bộ A có cuộc họp quan trọng với cấp trên hoặc các cơ quan nào đó. Thông qua những nguồn tin, những kẻ viết bài cho “Quan làm báo” biết được địa điểm tổ chức cuộc họp, thành phần cuộc họp…

Tuy nhiên phần nội dung cụ thể của cuộc họp, buổi làm việc thì các đối tượng dò là thông tin không thể nào biết. Thế nhưng trang web này vẫn cố nhào nặn theo ý chủ quan của người viết, thậm chí còn tung hỏa mù bằng cách “tài liệu bóc băng ghi âm”. (Ai tinh ý sẽ nhận ra: “Quan làm báo” đã nhiều lần “hứa” tung băng ghi âm nhưng chưa lần nào làm được việc đó)

Những thông tin được nhào nặn có chủ ý càng mù mờ thì càng dễ khiến cho người ta tin, từ đó suy luận, nghi hoặc, dẫn đến hoang mang và nghi kị lẫn nhau.


"Bầu" Kiên, Lý Xuân Hải là những đối tượng bị mạng "Quan làm báo" lợi dụng triệt để.

Thủ đoạn thứ 2 của “Quan làm báo” là lợi dụng một số mâu thuẫn trong nội bộ các cơ quan, doanh nghiệp thêm thắt các thông tin theo hướng suy diễn, kích động khiến cho người đọc tin là thật.

Những mâu thuẫn này khá rõ ràng trên thực tế và nhiều người có thể thấy được. Khi đã “bấu” được vào điểm cốt yếu này, “Quan làm báo” đã suy diễn, kết nối thêm các thông tin “ngoài lề”. Khi người đọc đối chiếu vào thực tế thấy mâu thuẫn này là có thật thì sẽ tin và tin luôn cả những thông tin mà “Quan làm báo” cài vào.
Thủ đoạn thứ 3 của “Quan làm báo” là chiêu “xách can xăng đứng gần hỏa hoạn, cứ lâu lâu lại hắt một ca xăng vào”. Những phần tử cơ hội viết “Quan làm báo” lợi dụng sự bức xúc của người dân về một số vấn đề của xã hội như: Tranh chấp kinh tế, giải phóng mặt bằng, khiếu kiện đất đai... Từ đó, trang web này vu cho việc này là do người này, người kia làm… để hướng sự bức xúc sẵn có của người dân vào một cá nhân.
Đây có thể xem là một “đòn” khá kín, nhưng không phải là cách mà người quân tử thường dùng. Thậm chí, đây được xem là một điều “tối kị” trong nghề viết.

Vì sao “Quan làm báo” được chú ý thời gian gần đây

Những người có tri thức, am hiểu, có kiến thức chính trị vững vàng thường chỉ đọc qua trang web này một lần vì họ không chịu nổi lối viết suy diễn, bôi nhọ cá nhân, thậm chí là chửi đổng… Xu hướng này càng về sau càng thể hiện rõ trên website này.

Trong một vài thời điểm, “Quan làm báo” đã lôi kéo được một số lượng người đọc nhất định. Những người đọc trang web “Quan làm báo” thường đã có sẵn những nỗi bức xúc về một vấn đề nào đó mà chưa được giải quyết thỏa đáng. Họ vào internet tìm đọc các trang mạng, mong lý giải một vài bức xúc của bản thân. Đôi khi họ không cần biết lý giải đó là đúng hay sai mà chỉ đơn giản là: Nỗi bức xúc của họ đã được đề cập đến.

“Quan làm báo” đã lợi dụng tâm lý này để lôi kéo, dẫn dụ người đọc. Nêu ra vấn đề người đọc bức xúc nhưng lại dẫn dụ họ “đi xa hơn” với những thông tin nhào nặn, tô vẽ, hướng vào đả kích cá nhân. Đây là thủ đoạn các đối tượng cơ hội chính trị vẫn thường dùng.

Người Việt chúng ta vốn có tâm lý tò mò, kiểu “đám đông”, thấy gì lạ thì phải xem bằng được. Chẳng thế mà một vụ tai nạn giao thông xảy ra thì cả phố kéo ra xe, cả đường dừng xe ngó nghiêng... Hay cứ có tin đồn gì thì rỉ tai nhau và tự diễn biến tâm lý rồi cứ nghĩ nó là thật.

Những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng việc cung cấp thông tin chưa kịp thời của các cơ quan chức năng trong một số sự kiện thời sự để dẫn dụ người đọc vào thế giới “tin đồn” của “Quan làm báo”.

Ví dụ như trong vụ bắt “bầu” Kiên, bắt Tổng giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải… Giá như thời điểm diễn ra các sự kiện nóng này, các cơ quan chức năng kịp thời công khai thông tin, đưa ra thông báo cụ thể và các cơ quan báo chí được tiếp cận nguồn tin chính thống thì không đến nỗi người dân phải đi nghe tin đồn. Đây cũng là một phần lỗi của các cơ quan chức năng khiến cho những trang web nhào nặn tin đồn kiểu “Quan làm báo” có đất sống.

Ở bài viết sau, Petrotimes sẽ phân tích việc “Quan làm báo” đã “vẽ ra các cuộc chiến” và bịa đặt, đưa tin sai sự thật như thế nào..
**************
- Phỏng vấn David Brown: Nhận định về căng thẳng trong Đảng (BBC).
Mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện qua các vụ truy bắt 'sai phạm kinh tế' gần đây, tiếp tục được giới quan sát nước ngoài chú ‎ý.

Viết trên trang mạng BấmAsia Sentinel hôm 6/9, cây bút David Brown nhận định sự kiểm soát chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đang bị suy yếu”.
Nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu này viết: “Nếu ông Dũng đi xuống, các thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ đi theo.”

Dẫn lời các nhà ngoại giao và một số học giả phương Tây, tác giả nhắc lại trong thời gian trước Đại hội Đảng XI đầu năm ngoái, ông Trương Tấn Sang “có cố gắng mạnh mẽ để lật ông Dũng ở vị trí Thủ tướng.”

“Ông thất bại và Đại hội XI cho ông Dũng thêm nhiệm kỳ thứ hai 5 năm. Giải an ủi cho ông Sang là chức chủ tịch nước mang tính lễ nghi.”

Cây bút David Brown nói nay có những dấu hiệu là ông Sang cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang vận động để “phá vỡ kiểm soát của ông Dũng về mặt chính sách và bảo trợ”.

Trả lời BBC qua email, tác giả David Brown cho biết thêm nhận định về cuộc đấu tranh phe phái hiện nay tại Việt Nam.

David Brown: Trong những năm gần đây, nhu cầu duy trì ổn định bên trong chế độ đã đẩy lùi cố gắng giải quyết các vấn đề cơ bản xảy ra do khu vực quốc doanh thiếu hiệu quả và gánh nặng nợ nần của các ngân hàng Việt Nam.

Vì vậy, thành tựu chính của ba kỳ Đại hội Đảng vừa qua là các lãnh đạo đến tuổi đã nghỉ hưu êm ả, còn những người trẻ nói chung đại diện cho nhiều trung tâm quyền lực bên trong chính thể thì được thăng tiến. Giữa các kỳ đại hội, đòi hỏi hòa nhập vào thị trường thế giới cùng liên hệ gia tăng với các nước đã thúc đẩy vị thế quan trọng của giới kỹ trị và các chính khách cấp tỉnh cũng như trung ương chỉ huy giới kỹ trị này.



"Bất kỳ ai kế nhiệm ông Dũng và phe của ông cũng sẽ bực bội như ông Dũng vì sự bất tuân của các trung tâm quyền lực địa phương. Họ cũng sẽ bị cám dỗ vì vô vàn cơ hội kiếm tiền dễ dàng cho dù nhà nước bị mất uy tín."


David Brown

Sẽ không xảy ra việc Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu cách chức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù đang có thêm lo ngại về “bất ổn xã hội”. Căng thẳng hiện thời bắt nguồn từ cố gắng tái khẳng định truyền thống chỉ huy của Đảng về chính sách và nhân sự, đồng nghĩa với việc cân bằng lại quan hệ giữa bộ ba lãnh đạo và các tổ chức của họ.

Chủ tịch Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những người khác có thể chỉ ra nhiều thất bại, sai sót và đạo đức lỏng lẻo mà có thể đã làm giảm tính chính danh của chế độ. Không rõ sự phê phán của họ có thắng thế hay không. Và cũng không có cơ sở tin rằng nếu họ thắng, họ sẽ lãnh đạo tài tình hơn.

Bất kỳ ai kế nhiệm ông Dũng và phe của ông cũng sẽ bực bội như ông Dũng vì sự bất tuân của các trung tâm quyền lực địa phương. Họ cũng sẽ bị cám dỗ vì vô vàn cơ hội kiếm tiền dễ dàng cho dù nhà nước bị mất uy tín.

BBC: Dường như ít ai đề cập liệu đấu đá chính trị trong nước sẽ tác động thế nào đến quan hệ của Việt Nam với các nước lớn như Mỹ hay Trung Quốc. Theo ông, kết quả trận chiến này có gây lo ngại cho các chính trị gia ở Washington hay Bắc Kinh?

Bất đồng nội bộ hiện nay ở Việt Nam không phải là vì chính sách ngoại giao và quốc phòng. Thực ra là chuyện “ai được gì”, và chuyện này tác động thế nào đến việc người dân nghe theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Còn tranh cãi về đối phó với đòi hỏi của Trung Quốc và Việt Nam hưởng lợi gì, đến mức nào, khi tìm kiếm liên minh với Hoa Kỳ, chủ yếu chỉ là giữa chế độ và những người phê phán ngoài Đảng.

Trong vấn đề Biển Đông, giới lãnh đạo chóp bu dường như quyết không để Bắc Kinh có cớ gây ra đối đầu quân sự trực tiếp. Linh động trong chiến lược sẽ vẫn là ưu tiên, dù ai nắm quyền. Và, mặc dù sự linh động ấy đã có ích cho Việt Nam qua cả ngàn năm, nó lại không được lòng của những công dân bình thường từng được nuôi dưỡng bằng những chuyện kể về các chiến thắng oai hùng trước ngoại xâm Trung Quốc.

Thủ tướng lệnh xử lý thông tin chống Đảng
VN: Biên độ của cuộc chiến phe phái
‘Nhóm lợi ích nhân danh ổn định chính trị’

– Phỏng vấn ông Bạch Minh Sơn: Phê – tự phê: ‘Chẳng ai tự chặt tay mình’ (BBC). Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Một trong những đảng viên đầu tiên đi tiên phong làm kinh tế nói về những vụ bắt bớ liên quan tới cố ý làm trái và chỉnh đốn đảng.
Ông Bạch Minh Sơn, người truyền thông Việt Nam nói là được đích thân Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho làm kinh tế hồi năm 1988, nói với BBC ông có cảm giác các vụ bắt 'Bầu' Kiên hay Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải như là "vịt nuôi béo rồi đem thịt".
Doanh gia này cũng nói doanh nghiệp nhà nước được coi như 'con đẻ' trong khi những doanh nghiệp tư nhân như ông chỉ là 'con nuôi'
Ông nói chiến dịch 'phê và tự phê' hiện nay của Đảng cộng sản sẽ hết sức khó khăn vì 'chẳng ai tự chặt tay mình'.

Đảng cần tự diễn biến (RFA 11-9-12) -- P/v Nguyễn Trung
Nhận định về căng thẳng trong Đảng (BBC 12-9-12)


-Thủ tướng: Điều tra việc đăng tin bôi đen lãnh đạo đất nước (VNN 12-9-12) -- Nói cho đúng, đó là những trang web bôi đen "một bộ phận" lãnh đạo. (Nhờ tin này mà đồng bào trong nước mới biết đến những trang Quanlambao, Danlambao... mà tìm đọc! Hehehe!) .. Thủ tướng lệnh xử lý thông tin chống Đảng (BBC 12-9-12)Thủ tướng lệnh xử lý thông tin chống Đảng (BBC). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh xử lý nhiều trang blog (RFA). 2012-09-12-Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng hôm 12/09/2012 ra lệnh xử lý các trang mạng, blogs đăng tải nội dung “chống đảng và nhà nước”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh xử lý nhiều trang blog
-- CBCC không xem “Quan làm báo”, “Dân làm báo”… (PLTP). – Thủ tướng: Yêu cầu điều tra trang mạng “Quan làm báo” và “Dân làm báo” (GDVN). – Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an xử nghiêm “Quan làm báo” (LĐ). Xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng, Nhà nước(TT). - Thủ tướng cấm vào Dân làm báo Quan làm báo và một số trang (VTV/YouTube). - Tin nóng: Thủ tướng đòi ‘xử’ Dân Làm Báo (DLB).  “Hình như” Thủ tướng QUÊN trang blog này (DLB). 
-Nguyễn Tấn Dũng đòi ‘xử’ ‘Quan Làm Báo’, ‘Dân Làm Báo’ Nguoi Viet Online
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vừa đích thân ra lệnh cho Bộ Công An, Bộ Thông Tin Truyền Thông và các cơ quan liên quan, điều tra và xử lý các trang mạng bị cho là “đăng tải thông tin chống Ðảng và Nhà nước.”
“Quan làm báo” đã sai sự thật như thế nào? (GDVN)
(GDVN) - Trong thời gian vừa qua, sau khi Bầu Kiên bị bắt, những thông tin về nhân vật này cũng như một số người khác liên quan đến hệ thống các ngân hàng của Việt Nam được nhiều người hết sức được quan tâm. Nắm bắt tâm lý đó, trang mạng thông tin “Quan làm báo” đã liên tục đăng tải những thông tin không chính xác về Chủ tịch HĐQT của Masan Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank Trầm Bê, Chủ tịch HĐQT Eximbank Lê Hùng Dũng đồng thời vu cáo báo Thanh niên đăng bài ca ngợi Bầu Kiên và Trầm Bê.
Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.
Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có. Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn”.
“Tôi khẳng định là tôi chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất hiệt”, ông Trầm Bê nói.
Đến ngày 25/8, “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”.(Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Techcombank không hề bị bắt.(Ảnh: Thành Luân)
Chiều 27/8, tại buổi lễ phát động thi đua lập thành tích quý 4/2012 của Tập đoàn Masan tổ chức ở TP.HCM, ông Nguyễn Đăng Quang đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ và cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.(Ảnh: Thành Luân)
Ngày 31/8, “Quan làm báo” đăng tin “Chủ tịch Eximbank sắp bị bắt”. (Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, không hề có thông tin nào từ cơ quan chức năng về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT của Eximbank như “Quan làm báo” đã đưa tin. (Ảnh: Thành Luân)
Ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục đưa tin “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 8/9, trao đổi với Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam về thông tin này, một đại diện của Techcombank cho biết thông tin ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank bị cơ quan công an bắt giữ là không chính xác.
Để chứng minh cho lời mình nói, vị này tiết lộ: “Sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” diễn ra vào sáng ngày 8/9/2012 tại Phủ Chủ tịch do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức”.
Không chỉ vậy, trước đó, ngày 21/8 – một ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt, “Quan làm báo” còn đăng thông tin vu cáo báo Thanh niên bằng tin “Vụ Bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.
Ngay sau đó, ngày 22/8, Báo Thanh niên online đã cho đăng tải tin “Thông tin bịa đặt” với nội dung sau đây: “Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên. Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt. Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập”. Theo tìm kiếm của chúng tôi, quả thật không tìm thấy bài viết nào về Trầm Bê và bầu Kiên trên Thanh Niên như khẳng định của Quan Làm Báo.

- Loạn hết gồi!! (Han Times).

- THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG PHÁT LỆNH ĐÀN ÁP BÁO CHÍ LỀ DÂN (Trí Nhân Media).- Mạng Twitter Trung Quốc đã đào huyệt cho Đảng như thế nào ? (Le Monde/ Thụy My). - ‘Của ai, do ai, vì ai?’ (BBC).. Đó là 18 ông đại gia rất lớn, quyền hành lớn lắm nhưng thực ra là sân sau của ông Thủ tướng thôi’.”


-Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước 12/09/2012
(Chinh phu.vn) – Ngày 12/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước.

Qua xem xét các báo cáo số: 277/BC-BCA-A61 ngày 15/6/2012, số 335/BC-BCA-A61 ngày 09/7/2012 của Bộ Công an; công văn số 78/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông; công văn số 2794-CV/BTGTW ngày 19/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo số 172-BC/VPTW ngày 07/9/2012 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật về tình hình các mặt của đất nước ta, nhất là các vấn đề mà dư luận quan tâm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm việc thông tin, tuyên truyền không đúng sự thật. Khẩn trương trình Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Đảng và Nhà nước.

Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.
-Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước

Tổng số lượt xem trang