MÀY ĐANG Ở ĐÂU ĐẤY?
Tô Văn Trường
Trong giới làm báo, tôi quen biết nhiều người nhưng “hợp gu” nhất là nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và Huy Đức. Anh Tuấn từ hai bàn tay trắng, trải qua bao nỗi khó khăn vất vả hơn chục năm trời mới xây dựng nên được thương hiệu của tờ báo điện tử Vietnam.net (VNN) để rồi lại ra đi tiếp tục sự nghiệp cũng đầy gian truân là xây dựng thương hiệu Viện Trần Nhân Tông ở Harvard. Huy Đức nhận được Nieman Fellowship đi học ở Harvard một năm. Một sự tình cờ, cả hai nhà báo nổi tiếng nói trên đều đang ở Harvard.
Bài viết mới đây “Bẫy việt vị của Thủ tướng” của Huy Đức đang gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Có 2 luồng ý kiến nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau. Luồng thứ nhất quan tâm tới nguy cơ đổ vỡ về kinh tế và cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm chủ yếu gây ra nguy cơ này. Luồng thứ hai không đánh giá thấp sự đổ vỡ về kinh tế song lo ngại rằng nếu chĩa mũi nhọn chỉ tập trung vào đây thì những kẻ theo Tầu (kể cả bọn quan thầy của chúng) càng hoan hỉ, càng dễ bị tránh đòn mà bọn này là những kẻ nguy hiểm nhất hiện nay. Không thể xem thường bàn tay “lông lá” nhiều mưu kế thâm hiểm của anh bạn láng giềng khổng lồ phương Bắc.
Trong thời đại tin học mà người ta vẫn giữ tư duy “tường lửa”! Suy cho cùng chỉ vì những người quản lý vận hành đất nước không thấu hiểu (hoặc biết mà không muốn làm theo) chân lý thông tin công khai minh bạch là thể hiện sức mạnh, uy tín và sự khôn ngoan của giới cầm quyền.
TT Hàn Quốc xin lỗi người dân
Tuy nhiên, có những vấn đề không thể chờ đợi. Trong giới trí thức dù là trí thức trong bộ máy nhà nước hay trí thức độc lập đều cần có mẫu số chung là suy ngẫm tìm đường ra cho bài toán nan giải đối với tình hình có thể dẫn tới “vỡ trận” về kinh tế tác động xấu đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là các tầng lớp nghèo khổ đã khốn cùng đi liền với nguy cơ đất nước bị xâm phạm chủ quyền và bị thôn tính nặng nề hơn.
Trước hết nói về chính trị, về nguyên lý dù bất cứ chế độ nào mà những người đứng đầu gây ra bao đổ vỡ, tạo ra cả môt xâu chuỗi bộ hạ tham nhũng làm giàu cho riêng tư mà không chịu trách nhiệm gì, lại không biết tự xử thì chế độ đó khó lòng đứng vững. Ở đời người ta thường nói mất tiền là mất ít, mất uy tín là mất nhiều nhưng mất lòng tin mới là mất tất cả. Lòng tin của dân đối với lãnh đạo hiện nay như thế nào thì chắc chắn các vị “công bộc của dân” đều hiểu cả.
Thủ tướng Nhật xin lỗi người dân
Về kinh tế ngắn hạn thì bắt buộc phải hạ thấp được lạm phát, đồng thời giải quyết được nợ xấu, nếu không sẽ tạo nên bấn loạn xã hội có thể nói là sẽ chưa từng thấy.
Về kinh tế tương đối dài hạn không nên sử dụng giải pháp ngửa tay xin IMF trợ cấp vì mất hết chủ quyền. Lại càng không nên in thêm tiền để gia tăng thêm tình trạng lạm phát, không nên lấy tiền Nhà nước, thực chất là tiền thuế của dân, để giải quyết nợ xấu. Với cách làm đó, ai cũng có thể kêu nợ xấu, hoặc chưa xấu đã kêu xấu để được Nhà nước rót tiền “giải cứu”, trong khi chính họ kinh doanh tiền tệ, lấy công làm tư, dẫn tới bị thất thoát.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cần phải làm ngay các biện pháp là không cho phép các tập đoàn (dù công hay tư) nắm ngân hàng. Nguyên tắc: doanh nghiệp phi tài chính không được làm chủ doanh nghiệp tài chính. Không cho phép ngân hàng này làm chủ ngân hàng kia (tức là có cổ phiếu lẫn nhau). Ở các nước họ ấn định không cho trên 1 tỷ lệ cổ phiếu và không được ngồi trong hội đồng quản trị. Nhưng để khỏi phức tạp, ở VN thì nên không cho phép. Phải cương quyết không cho phép các công ty và tập đoàn nhà nước lập các công ty con, hoặc có cổ phiếu ở các công ty con. Ăn cướp đất của dân, nhất là ở địa phương, là kết quả của việc thiết lập các công ty con nửa tư, nửa công nhằm làm sân sau cho quan chức và người nhà tập đoàn. Không cho phép lãnh đạo (kể cả Thủ tướng) ra lệnh cho ngân hàng cho tập đoàn vay. Nguyên tắc: thiết lập cơ chế, luật pháp minh bạch nhằm quản lý công ty nhà nước. Giảm thiểu tới mức tối thiểu các công ty nhà nước. Giám sát, kiểm soát, hạn chế tối đa thất thoát lãng phí, tham ô từ các dự án đầu tư công. Nhiều người ở TW và địa phương đều biết rõ làm bất cứ việc gì cũng phải lót tay! Nhiều công trình không phải chỉ có chung chi 30% mà còn hơn thế nữa. Họ biết rõ nhưng không nói công khai vì ngại ảnh hưởng đến công việc và mang phiền toái cho bản thân trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Cứ nhìn vào thực tế thấy rõ các công trình của ta đầu tư đắt nhất thế giới, nhưng chóng hỏng, xuống cấp nhanh nhất thế giới là đủ hiểu lãng phí, thất thoát chảy đi đâu?
Khôi phục kinh tế và chống tham nhũng tạo điều kiện thiết yếu cho việc bảo vệ độc lập, chủ quyền. Đồng thời sự nghiệp bảo vệ đất nước đòi hỏi nhà cầm quyền phải có thái đô, chính sách rõ ràng, không mập mờ, mềm yếu, phát huy được sức mạnh của lòng dân và tranh thủ được tốt hơn sự ủng hộ quốc tế.
Trở lại bài viết “Bẫy việt vị của Thủ tướng”! Nhiều người hỏi độ tin cậy như thế nào? Tôi biết Huy Đức từ khi 2 anh em còn làm việc với ông Sáu Dân. Có thể hiểu Anh thuộc típ người có tay nghề cao, tâm huyết, và đầy bản lãnh dù cuộc đời cũng lắm truân chuyên. Huy Đức luôn chịu trách nhiệm với những gì mình viết. Theo nguồn thông tin kiểm chứng riêng của tôi, các sự việc Huy Đức viết ra là đúng với sự thật! Đã làm việc chẳng ai tránh được các khuyết điểm. Đời người thật ngắn ngủi bất cứ ai rồi cũng về với cát bụi. Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong cuộc đời hoạt động của mình, cũng không tránh khỏi các khuyết điểm, thiếu sót nhưng ông luôn lắng nghe những ý kiến góp ý phê phán để suy ngẫm kịp thời sửa chữa, biết nhìn lại mình từ những việc nhỏ nhìn ra những việc trọng đại của đất nước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có lẽ vì thế, ngay cả khi đã đi xa, hình ảnh của ông vẫn để lại sự kính trọng, tiếc thương trong người dân.
Không hiểu sao viết đến đây, tôi lại trầm ngâm suy nghĩ về tin nhắn của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung : ” Trường ơi, đấu đá nhau thế này ai thắng đất nước cũng thua! Điều này có nghĩa Tầu thắng! Thực ra hệ thống này không cứu được nữa nếu nó không nhận ra điều cốt lõi: Nó phải tự chấp nhận đau đớn lột xác để đổi đời và chọn con đường đi với dân tộc; hoặc không làm được như thế nó phải chấp nhận sự sụp đổ không có cách gì cứu được. Tại họp mặt mừng anh Nguyên Ngọc 80 tuổi, tôi đã lưu ý các trí thức nước nhà phải cảnh báo cho chính mình và cho cả nước là đất nước đang lâm nguy.”
Bên tai tôi lại văng vẳng tiếng nói trầm ấm thường gọi qua điện thoại của ông Sáu Dân: “Mày đang ở đâu đấy”? Tôi hiểu rằng ông Sáu không chỉ hỏi tôi về nơi chốn mà còn muốn biết tôi đang có suy nghĩ gì về thời cuộc. Và tôi nghĩ đây cũng có thể là câu hỏi mà vong linh của ông Sáu đặt ra cho giới trí thức trong bối cảnh phức tạp và đầy thử thách của đất nước và dân tộc.
TVT -Nguồn: http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/09/may-ang-o-au-ay.html
- Minh Diện: ÔNG SÁU DÂN PHẢN ĐỐI THÓI ‘VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG (Bùi Văn Bồng).
************
Tô Văn Trường
Trong giới làm báo, tôi quen biết nhiều người nhưng “hợp gu” nhất là nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và Huy Đức. Anh Tuấn từ hai bàn tay trắng, trải qua bao nỗi khó khăn vất vả hơn chục năm trời mới xây dựng nên được thương hiệu của tờ báo điện tử Vietnam.net (VNN) để rồi lại ra đi tiếp tục sự nghiệp cũng đầy gian truân là xây dựng thương hiệu Viện Trần Nhân Tông ở Harvard. Huy Đức nhận được Nieman Fellowship đi học ở Harvard một năm. Một sự tình cờ, cả hai nhà báo nổi tiếng nói trên đều đang ở Harvard.
Bài viết mới đây “Bẫy việt vị của Thủ tướng” của Huy Đức đang gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Có 2 luồng ý kiến nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau. Luồng thứ nhất quan tâm tới nguy cơ đổ vỡ về kinh tế và cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm chủ yếu gây ra nguy cơ này. Luồng thứ hai không đánh giá thấp sự đổ vỡ về kinh tế song lo ngại rằng nếu chĩa mũi nhọn chỉ tập trung vào đây thì những kẻ theo Tầu (kể cả bọn quan thầy của chúng) càng hoan hỉ, càng dễ bị tránh đòn mà bọn này là những kẻ nguy hiểm nhất hiện nay. Không thể xem thường bàn tay “lông lá” nhiều mưu kế thâm hiểm của anh bạn láng giềng khổng lồ phương Bắc.
Trong thời đại tin học mà người ta vẫn giữ tư duy “tường lửa”! Suy cho cùng chỉ vì những người quản lý vận hành đất nước không thấu hiểu (hoặc biết mà không muốn làm theo) chân lý thông tin công khai minh bạch là thể hiện sức mạnh, uy tín và sự khôn ngoan của giới cầm quyền.
TT Hàn Quốc xin lỗi người dân
Tuy nhiên, có những vấn đề không thể chờ đợi. Trong giới trí thức dù là trí thức trong bộ máy nhà nước hay trí thức độc lập đều cần có mẫu số chung là suy ngẫm tìm đường ra cho bài toán nan giải đối với tình hình có thể dẫn tới “vỡ trận” về kinh tế tác động xấu đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là các tầng lớp nghèo khổ đã khốn cùng đi liền với nguy cơ đất nước bị xâm phạm chủ quyền và bị thôn tính nặng nề hơn.
Trước hết nói về chính trị, về nguyên lý dù bất cứ chế độ nào mà những người đứng đầu gây ra bao đổ vỡ, tạo ra cả môt xâu chuỗi bộ hạ tham nhũng làm giàu cho riêng tư mà không chịu trách nhiệm gì, lại không biết tự xử thì chế độ đó khó lòng đứng vững. Ở đời người ta thường nói mất tiền là mất ít, mất uy tín là mất nhiều nhưng mất lòng tin mới là mất tất cả. Lòng tin của dân đối với lãnh đạo hiện nay như thế nào thì chắc chắn các vị “công bộc của dân” đều hiểu cả.
Thủ tướng Nhật xin lỗi người dân
Về kinh tế ngắn hạn thì bắt buộc phải hạ thấp được lạm phát, đồng thời giải quyết được nợ xấu, nếu không sẽ tạo nên bấn loạn xã hội có thể nói là sẽ chưa từng thấy.
Về kinh tế tương đối dài hạn không nên sử dụng giải pháp ngửa tay xin IMF trợ cấp vì mất hết chủ quyền. Lại càng không nên in thêm tiền để gia tăng thêm tình trạng lạm phát, không nên lấy tiền Nhà nước, thực chất là tiền thuế của dân, để giải quyết nợ xấu. Với cách làm đó, ai cũng có thể kêu nợ xấu, hoặc chưa xấu đã kêu xấu để được Nhà nước rót tiền “giải cứu”, trong khi chính họ kinh doanh tiền tệ, lấy công làm tư, dẫn tới bị thất thoát.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cần phải làm ngay các biện pháp là không cho phép các tập đoàn (dù công hay tư) nắm ngân hàng. Nguyên tắc: doanh nghiệp phi tài chính không được làm chủ doanh nghiệp tài chính. Không cho phép ngân hàng này làm chủ ngân hàng kia (tức là có cổ phiếu lẫn nhau). Ở các nước họ ấn định không cho trên 1 tỷ lệ cổ phiếu và không được ngồi trong hội đồng quản trị. Nhưng để khỏi phức tạp, ở VN thì nên không cho phép. Phải cương quyết không cho phép các công ty và tập đoàn nhà nước lập các công ty con, hoặc có cổ phiếu ở các công ty con. Ăn cướp đất của dân, nhất là ở địa phương, là kết quả của việc thiết lập các công ty con nửa tư, nửa công nhằm làm sân sau cho quan chức và người nhà tập đoàn. Không cho phép lãnh đạo (kể cả Thủ tướng) ra lệnh cho ngân hàng cho tập đoàn vay. Nguyên tắc: thiết lập cơ chế, luật pháp minh bạch nhằm quản lý công ty nhà nước. Giảm thiểu tới mức tối thiểu các công ty nhà nước. Giám sát, kiểm soát, hạn chế tối đa thất thoát lãng phí, tham ô từ các dự án đầu tư công. Nhiều người ở TW và địa phương đều biết rõ làm bất cứ việc gì cũng phải lót tay! Nhiều công trình không phải chỉ có chung chi 30% mà còn hơn thế nữa. Họ biết rõ nhưng không nói công khai vì ngại ảnh hưởng đến công việc và mang phiền toái cho bản thân trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Cứ nhìn vào thực tế thấy rõ các công trình của ta đầu tư đắt nhất thế giới, nhưng chóng hỏng, xuống cấp nhanh nhất thế giới là đủ hiểu lãng phí, thất thoát chảy đi đâu?
Khôi phục kinh tế và chống tham nhũng tạo điều kiện thiết yếu cho việc bảo vệ độc lập, chủ quyền. Đồng thời sự nghiệp bảo vệ đất nước đòi hỏi nhà cầm quyền phải có thái đô, chính sách rõ ràng, không mập mờ, mềm yếu, phát huy được sức mạnh của lòng dân và tranh thủ được tốt hơn sự ủng hộ quốc tế.
Trở lại bài viết “Bẫy việt vị của Thủ tướng”! Nhiều người hỏi độ tin cậy như thế nào? Tôi biết Huy Đức từ khi 2 anh em còn làm việc với ông Sáu Dân. Có thể hiểu Anh thuộc típ người có tay nghề cao, tâm huyết, và đầy bản lãnh dù cuộc đời cũng lắm truân chuyên. Huy Đức luôn chịu trách nhiệm với những gì mình viết. Theo nguồn thông tin kiểm chứng riêng của tôi, các sự việc Huy Đức viết ra là đúng với sự thật! Đã làm việc chẳng ai tránh được các khuyết điểm. Đời người thật ngắn ngủi bất cứ ai rồi cũng về với cát bụi. Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong cuộc đời hoạt động của mình, cũng không tránh khỏi các khuyết điểm, thiếu sót nhưng ông luôn lắng nghe những ý kiến góp ý phê phán để suy ngẫm kịp thời sửa chữa, biết nhìn lại mình từ những việc nhỏ nhìn ra những việc trọng đại của đất nước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có lẽ vì thế, ngay cả khi đã đi xa, hình ảnh của ông vẫn để lại sự kính trọng, tiếc thương trong người dân.
Không hiểu sao viết đến đây, tôi lại trầm ngâm suy nghĩ về tin nhắn của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung : ” Trường ơi, đấu đá nhau thế này ai thắng đất nước cũng thua! Điều này có nghĩa Tầu thắng! Thực ra hệ thống này không cứu được nữa nếu nó không nhận ra điều cốt lõi: Nó phải tự chấp nhận đau đớn lột xác để đổi đời và chọn con đường đi với dân tộc; hoặc không làm được như thế nó phải chấp nhận sự sụp đổ không có cách gì cứu được. Tại họp mặt mừng anh Nguyên Ngọc 80 tuổi, tôi đã lưu ý các trí thức nước nhà phải cảnh báo cho chính mình và cho cả nước là đất nước đang lâm nguy.”
Bên tai tôi lại văng vẳng tiếng nói trầm ấm thường gọi qua điện thoại của ông Sáu Dân: “Mày đang ở đâu đấy”? Tôi hiểu rằng ông Sáu không chỉ hỏi tôi về nơi chốn mà còn muốn biết tôi đang có suy nghĩ gì về thời cuộc. Và tôi nghĩ đây cũng có thể là câu hỏi mà vong linh của ông Sáu đặt ra cho giới trí thức trong bối cảnh phức tạp và đầy thử thách của đất nước và dân tộc.
TVT -Nguồn: http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/09/may-ang-o-au-ay.html
- Minh Diện: ÔNG SÁU DÂN PHẢN ĐỐI THÓI ‘VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG (Bùi Văn Bồng).
************
Bẫy việt vị của thủ tướng (Blog Huy Đức 6-9-12)
Osin Huy Đức
Ủy ban Tài chính của Quốc hội cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã mở tài khoản và ồ ạt chuyển một lượng tiền lớn vào VietCapital Bank ngay sau khi con gái của Thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng, thôn tính ngân hàng này từ tên gốc của nó là Gia Định. Những con số ấy có thể là một ví dụ thú vị về “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương Bốn. Nhưng, quan trọng hơn, Quốc hội cần biết công cụ chủ đạo của nền kinh tế đang được sử dụng như thế nào.
Kinh Doanh Đa Ngành
Ý tưởng thành lập tập đoàn không chỉ đến từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cần có đủ thông tin để phân biệt mô hình tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng với mô hình tập đoàn áp dụng từ những người tiền nhiệm.
Năm 1994, khi những nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân chững lại vì bị các nhà lý luận “cánh tay phải” của ông Đỗ Mười như Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Nguyễn Đức Bình, coi là chệch hướng. Sau Hội nghị giữa nhiệm kỳ, 1-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký hai quyết định thành lập tổng công ty 90, 91. Trong đó, quyết định 91 có nói đến “thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh”.
Ý tưởng thành lập tập đoàn là từ ông Đỗ Mười với quan niệm nền kinh tế cần những quả đấm thép. Nhưng cả ông Kiệt và nhiều ủy viên bộ chính trị đều tán thành. Lúc ấy, hơn một nửa ủy viên bộ chính trị đã được đưa tới Hàn Quốc tham quan và gần như ai cũng choáng ngợp mô hình Cheabol của họ.
Nhưng, từ 1994 cho đến 2005, chưa có tập đoàn nào được thành lập theo quyết định 91. Cuối nhiệm kỳ thứ II, Thủ tướng Phan Văn Khải cho lập 3 tập đoàn: Ngày 26-12-2005, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Ngày 09-01-2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông; Ngày 15-5-2006, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin.
Thủ tướng Phan Văn Khải thừa nhận, ông là người quyết định cho Vinashin vay 700 triệu USD từ tiền bán trái phiếu chính phủ. Ông Khải cho rằng, Việt Nam, một nước có hơn 3000 km bờ biển không thể không phát triển ngành vận tải biển. Suy nghĩ về tiềm lực biển của ông Phan Văn Khải không sai nhưng đầu tư bằng tiền cho quốc doanh không phải là một cách làm tốt. Nhưng, sự sụp đổ của Vinashin bắt đầu từ khi tập đoàn này được phép kinh doanh đa ngành.
Trước Đại hội Đảng lần thứ X, ông Nguyễn Tấn Dũng được giao làm Tổ trưởng biên tập báo cáo kinh tế của Ban chấp hành Trung ương trước Đại hội. Ông đòi ghi vào báo cáo chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh đa ngành. Các thành viên trong tổ phản đối vì điều này ngược với quan điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước xác lập từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Thay vì tiếp thu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết ra giấy, buộc các thành viên trong tổ phải ghi vào Báo cáo kinh tế nguyên văn: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối”.
Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thủ tướng ngày 27-6-2006. Ngày 29-8-2006, ông cho ngành dầu khí được nâng lên quy mô tập đoàn; Ngày 30-10-2006 ông cho thành lập thêm Tập đoàn Công nghiệp Cao su… Tốc độ thành lập tập đoàn có chững lại sau khi ông Võ Văn Kiệt khuyến cáo tính ít hiệu quả của mô hình này trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 26-7-2007.
Ông Võ Văn Kiệt mất gần 11 tháng sau đó và từ đó cho đến năm 2011, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy con số tập đoàn từ 5 lên tới 13. Nhưng, không phải số lượng các tập đoàn mà số lượng ngành nghề mà các tập đoàn này được làm mới là nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp nhà nước và nền kinh tế đến bên bờ vực. Rất nhiều tập đoàn có ngân hàng, công ty tài chính và chúng ta có thể nhìn thấy đất của Vinashin ở sâu trong đất liền và hầu như không có tỉnh nào không có một tòa PetroLand mọc lên dưới thời Đinh La Thăng.
Đại Nhảy Vọt
Không có một vị thủ tướng nào thừa kế một cơ ngơi có thể ngồi mát ăn bát vàng như Nguyễn Tấn Dũng: Tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp; lần đầu tiên Việt Nam có dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đô la; đặc biệt, chính phủ Phan Văn Khải đã hoàn tất đàm phán để Việt Nam chỉ cần làm thủ tục kết nạp là trở thành thành viên WTO. Nhưng, ngôi nhà tưởng là vững chãi ấy đã bị đốt cháy chỉ hơn một năm rưỡi sau đó.
Thoạt tiên, khu vực kinh tế nhà nước được Nguyễn Tấn Dũng sử dụng như một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng. Ông Phan Văn Khải nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ trong 4 năm. Ngay trong năm 2007, ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu”.
Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức Thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007. Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 38,7% trong năm 2007. Kết quả, lạm phát cả năm ở mức 12,6%. Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gần như hốt hoảng. Những cú shock được áp dụng sau đó đã làm cho nền kinh tế trở nên vô phương cứu chữa.
Đầu quý I-2008, khi con số lạm phát lên tới gần 3% mỗi tháng, thay vì chẩn bệnh để có phương thuốc đúng, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã buộc các ngân hàng nâng mức dự trữ bắt buộc từ 10 lên 11%, các ngân hàng nháo nhào tìm kiếm thêm 20.000 tỷ khiến lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008 tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầu tháng, con số này chỉ là 6,52%.
Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định, buộc các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỉ đồng. Áp lực tiền bạc của các ngân hàng lên tới hơn 40.000 tỉ đồng đã làm náo loạn các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Sự chênh lệch về lãi suất đã khiến cho các tổng công ty nhà nước rút tiền, đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàng quốc doanh, gửi sang ngân hàng cổ phần.
Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đã rút ra hơn 4.000 tỉ đồng. Các ngân hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từ nhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại. Nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàng này, rút về. “Cơn khát” tiền mặt toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng trong những ngày này có khi lên tới trên 40%.
Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng buộc khách hàng chấp nhận lãi suất cho vay 24 - 25%. Các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ đã làm cho lạm phát ba tháng đầu năm 2008 lên tới 9,19%. Ngày 25-3-2008, ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêm trọng khi yêu cầu thu về 52.000 tỉ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm.
Từ mức trên 1000, ngày 6-3-2008, chỉ số VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cố dùng uy tín chính trị của mình để cứu vãn bằng cách tuyên bố rằng, “đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng” vì VN-index đã xuống đến đáy. Nhưng, những ngày sau đó, VN-index liên tục lập đáy mới: Ngày 25-3-2008, 492 điểm; Ngày 5-12-2008, 299 điểm.
Chính những “đại gia” gần gũi thủ tướng nhất lại “chết” đau thương nhất vì họ đã từng được vay tiền dễ dàng, có dự án dễ dàng, kể cả các dự án trong khu vực chuẩn bị sáp nhập về Hà Nội. Từ năm 2008, mỗi năm các đại gia này đã phải chịu lãi suất 24-25%/ năm chưa kể những khoản lót tay, trong khi giá trị các dự án chỉ có thể bán được phân nửa so với thời 2007. Thay vì tìm một lối thoát cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tài chính ngân hàng, giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc nợ lại là một cơ hội kiếm tiền cho nhiều đại gia thân hữu mới.
Tham nhũng chưa phải là vấn đề lớn nhất dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chính phủ Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng rất nỗ lực để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng. Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải đã sát cánh nhiều năm với Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp. Hơn 500 loại giấy phép đã bị Thủ tướng Phan Văn Khải bãi bỏ. Khi ông Khải rời nhiệm sở, Tổ công tác tiếp tục đề nghị bãi bỏ thêm hàng trăm giấy phép con. Nhưng, thay vì ra quyết định, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải tán Ban nghiên cứu và để cho các loại giấy phép lại mọc lên như nấm.
Có lẽ một người được coi là bảo thủ như ông Đỗ Mười cũng không thể nào ngờ có ngày “hậu duệ” của mình lại ký lệnh tái độc quyền nhà nước đối với vàng. Nhà nước đã từng độc quyền vàng, những người sở hữu từ 2 chỉ trở lên từng bị coi là bất hợp pháp. Ngày 24-5-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ký Quyết định 139, cho phép tư nhân mở tiệm vàng với điều kiện chỉ cần ký quỹ 5 lượng. Chỉ sau hai tháng cả nước có tới 400 tiệm vàng. Quyết định của ông Đỗ Mười được đưa ra như là một giải pháp cộng hưởng để chống lạm phát.
Trong suốt 23 năm tồn tại của Quyết định 139 nền kinh tế chưa bao giờ đổ tội lạm phát cho vàng. Vậy mà bất lực trước khủng hoảng kinh tế, ngày 25-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định 24, giành lấy quyền sản xuất vàng miếng cho nhà nước và buộc doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải có vốn trên 100 tỷ đồng.
Lẽ ra ông Trương Đình Tuyển phải từ chức đứng đầu nhóm 13 người tư vấn sau khi một quyết định như thế ra đời. Bỏ qua các động cơ trục lợi, Nghị định 24 là vi hiến vì nó làm cho vàng miếng không phải SJC của người dân tự nhiên mất giá. Đặc biệt, nó đi ngược lại các cam kết WTO mà ông Tuyển đóng vai trò quyết định trong đàm phán.
Bẫy Việt Vị
Ngày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: “Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình”. Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là “gây rối Thủ đô”, là có “các thế lực chống đối trong và ngoài nước”.
Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những “tác phẩm báo chí” bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.
Mấy tháng sau, trong khi chính quyền Thủ đô bị kiện và phải mang một gương mặt xấu trong mắt dân chúng, ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội “sớm có luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền đã được ghi trong Hiến pháp”.
Cũng thời gian đó, trong khi chính phủ đang đứng trước nguy cơ bị truy vấn bởi món nợ tới hạn không trả được của Vinashin và nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã việt vị Quốc hội khi đăng đàn nói về biển đảo. Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho dân chúng tạm quên đi những vết thương kinh tế do ông gây ra khi trở thành chính trị gia đầu tiên của Hà Nội nói “Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ năm 1974”. Ngay cả Bộ chính trị cũng bị bất ngờ. Ông Dũng đã bí mật soạn bài diễn văn này, diễn đi diễn lại nhiều lần trước khi xuất hiện ngày 25-11-2011 trong phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp.
Sau bài phát biểu ấy, nhằm chuẩn bị dư luận chống đỡ những đợt kiểm điểm trong nội bộ, thông tin bắt đầu được rỉ tai, “phe thân Tàu đang tìm cách chống ông Tấn Dũng”. Nhóm “13” hiện đã chuẩn bị theo đơn đặt hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền.
Sau khi các đại gia gần gũi ông như Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, bị bắt; Trầm Bê ở trong tầm ngắm…, những ai nghĩ rằng ông Dũng đang hoảng sợ rất có thể sẽ mắc bẫy việt vị. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách.
Bẫy việt vị của thủ tướng (Blog Huy Đức 6-9-12) -- Tuyệt! ◄
Từ bóng tối bước ra ánh sáng Đông A
Dự cảm của tôi về một cuộc chiến đang diễn ra dường như càng ngày càng khớp với những sự kiện đang diễn ra. Nếu trước kia biểu hiện của cuộc chiến chỉ thể hiện qua bóng tối qua những tin đồn đại trên mạng từ những nhân vật ảo, không có tên tuổi, thì nay cuộc chiến đã có biểu hiện thể hiện bước ra ánh sáng. Huy Đức, một nhà báo bị cho thất nghiệp, từng có liên quan trong vụ Năm Cam, vụ việc khiến ông Trương Tấn Sang bị BCH TW Đảng kỷ luật, theo tin đồn trên mạng hiện đang ở nước ngoài, vừa có bài viết Bẫy việt vị của Thủ tướng. Trong bài viết của mình, tác giả Huy Đức đã vạch trần những âm mưu, thủ đoạn cũng như khuyết điểm, yếu kém trong điều hành kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bên cạnh đó tác giả Huy Đức cũng cung cấp thông tin vụ việc trấn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội năm ngoái có dính líu tới Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Những thông tin này, một mặt góp phần đập tan những tin đồn rằng phe chống Thủ tướng được Trung Quốc hậu thuẫn, mặt khác lại cho thấy phe của Thủ tướng không phải là không thân Trung Quốc, chỉ lấy chống Trung Quốc làm bình phong để bịt mắt dư luận, che đậy những khiếm khuyết khác. Điểm này cũng khớp với nhận xét của các chuyên gia nước ngoài trước đây về chuyện Chính phủ thúc đẩy mua sắm trang bị vũ khí chưa hẳn đã vì mục đích chống Trung Quốc mà còn chứa đựng những mục đích chồng chéo khác. Nếu trước đây, các thông tin chỉ ở dạng tin đồn, người đọc có thể bán tín bán nghi thì nay tác giả Huy Đức, từng là một nhà báo, có tên tuổi địa vị rõ ràng, thông tin do ông cung cấp chắc hẳn phải có một độ xác tín nhất định. Hôm qua tờ Petro Times có bài viết về ông Đặng Thành Tâm nhưng nay đã rút xuống. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến đang chuyển từ bóng tối ra ánh sáng? Và liệu truyền thông Việt Nam có bị lôi cuốn vào cuộc chiến vô tiền khoáng hậu này không? Hay cuộc chiến sẽ mang tính giới hạn trong blogsphere nhưng với những tên tuổi, địa chỉ xác định?