Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

David Brown - Thủ tướng Việt Nam đang bị đe dọa

 Khả năng kiểm soát chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu. Vị Thủ tướng Việt Nam đang bị tấn công bởi các đối thủ trong nội bộ đảng, thành phần vốn không ưa những người bạn giàu có và lỗi lầm trong quản lý kinh tế của ông ta.Nếu Dũng đi xuống, những thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ xảy ra.'

David Brown/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Các đối thủ trong nội bộ có thể lôi ông ta xuống

x-cafevn.org -Khả năng kiểm soát chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu. Vị Thủ tướng Việt Nam đang bị tấn công bởi các đối thủ trong nội bộ đảng, thành phần vốn không ưa những người bạn giàu có và lỗi lầm trong quản lý kinh tế của ông ta.Nếu Dũng đi xuống, những thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ xảy ra.

Như một quy luật, Đảng Cộng sản Việt Nam không vạch áo cho công chúng xem. Phát ngôn viên của đảng đã làm việc cần mẫn để duy trì hào quang thẩm quyền và không thể sai lầm của đảng. Đảng viên không mách lẻo chuyện nội bộ với người bên ngoài. Các quyết định thực hiện bởi Bộ Chính trị hay Uỷ ban trung ương đảng của họ được miêu tả như một sự đồng lòng nhất trí.

Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về quyền lực chính trị độc quyền của Đảng Cộng sản: Đảng "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội." Một trong 30 người Việt Nam - tổng cộng khoảng 3 triệu người - là đảng viên. Các cấp uỷ đảng hiện diện trong mọi làng quê, mọi khu dân cư của các tỉnh thành.

Đảng đổi mới giới lãnh đạo của mình tại các đại hội đảng được xoay sở bằng nhiều tháng trời thay đổi đồng minh và dàn xếp phe phái. Thông thường đây không phải là một dịp của việc người thắng cuộc ăn cả, mà đúng hơn là để nhằm cập nhật sự cân bằng trong nội bộ giữa các phe phái và quyền lợi khi các nhà lãnh đạo già về hưu một cách ít đổ máu.

Theo các nhà ngoại giao và một số các học giả phương Tây, trong thời gian chuẩn bị hội lần thứ 11 được tổ chức đầu năm ngoái, quan chức đảng cao cấp Trương Tấn Sang đã từng sắp đạt một nỗ lực mạnh mẽ để thay thế việc Dũng làm thủ tướng. Ông đã thất bại và Quốc hội đã trao cho Dũng một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai. Giải khuyến khích cho Sang là một chức vụ chủ tịch chủ yếu về nghi lễ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được phong làm Tổng bí thư Đảng.

Hiện nay có dấu hiệu cho thấy Sang Trọng đang vận động để phá vỡ khả năng kiểm soát của ông Dũng trên các đòn bẩy chính sách và bảo trợ. Cả hai có thể vạch ra một danh sách dài của các rủi ro và thất bại. Họ có thể hướng cuộc đấu tranh vất vả với nạn lạm phát và sự thái quá của giới giàu mới nổi vào cơn giận của công chúng.

Nhiều năm đã trôi qua kể từ khi Đảng lãnh đạo cuộc chiến tranh đến chiến thắng, đầu tiên là chống lại Pháp, người chủ thuộc địa của Việt Nam, và sau đó chống lại một chế độ đối thủ ở miền nam được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi Hoa Kỳ. Đối với một thế hệ mới, khẳng định lãnh đạo của đảng lệ thuộc rất nhiều vào khả năng mang lại ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế. Đảng đã thành công rực rỡ sau quyết định thực hiện "chủ nghĩa xã hội theo lối thị trường" vào năm 1986 của mình- những chính sách mà theo thuật ngữ chung gọi tên là đổi mới, từng sản sinh ra một khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và sự nổi lên của Việt Nam như những xưởng thợ của thế giới.

Thu nhập quốc gia tăng trưởng với một tốc độ hàng năm là 7% trong hai thập kỷ qua, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp bốn lần và cấy trồng lên một quan niệm rằng bất kỳ người trẻ thông minh và có khả năng thích nghi đều có thể trở nên giàu có.

Tuy nhiên, những năm gần đây, những cơn đau ngày càng tăng đã trở thành hiển nhiên. Trong thông điệp ngày Quốc khánh của mình vào ngày 02 Tháng 9, Chủ tịch Sang thẳng thắn thừa nhận một số cơn đau ấy:

Phát triển kinh tế của chúng ta không bền vững và cân bằng kinh tế vĩ mô của chúng ta là không ổn định, trong khi chất lượng tốc độ tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh kinh tế vẫn còn thấp", ông tuyên bố. "Cùng với những yếu kém này là sự hạn chế trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có để phát triển. Tăng trưởng kinh tế của chúng ta có xu hướng phát triển rộng rãi, nhưng không sâu sắc. "

Về văn hóa và xã hội, ông tiếp tục thừa nhận, "vẫn còn nhiều thách thức, một số trong đó đã trở thành những chủ đề nóng. Môi trường bị ô nhiễm ... Những hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cản trở phát triển của chúng ta. Vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể có khả năng gây ra mất ổn định chính trị, xã hội và đe dọa đến chủ quyền quốc gia".

Hầu hết các nhà phân tích tài chính nước ngoài ủng hộ phê phán của Sang. Ít nhất là kể từ khi tổ chức Fitch Ratings đánh tụt hạng tín dụng của Việt Nam trong tháng 7 năm 2010, với lý do "suy giảm tài chính quốc gia và một hệ thống ngân hàng ngày càng dễ bị tổn thương đến sự căng thẳng hệ thống", các nhà phân tích đã có xu hướng cáu gắt với đất nước mà họ từng một thời yêu thích.

Những người chỉ trích Dũng, ở trong và ngoài nước, đánh giá sự thất bại không kiểm soát đưọc các nhà quản lý những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của ông. Thủ tướng đã quá tin vào khái niệm rằng Việt Nam có thể trở thành một nướ cạnh tranh tầm thế giới trong các lĩnh vực như than đá, khoáng sản, dầu khí, vận tải biển và đóng tàu. Các khoản vay lớn của ngân hàng do nhà nước kiểm soát được chuyển vào các công ty nhà nước trong các lĩnh vực này, và những công ty ấy, dù đã tái tổ chức như những tập đoàn độc quyền, nhưng vẫn giữ một nền văn hóa doanh nghiệp, biên chế cồng kềnh gợi tương tự ngành công nghiệp nặng của Liên Xô.

Các công ty quốc doanh này mở rộng nhanh chóng, sau đó đã trở nên quá mức và bị giáng đòn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin yêu cầu được cứu hộ trong tháng 7 năm 2010. Hai năm sau, công ty vận chuyển và khai thác cảng nhà nước khổng lồ, Vinalines, đã gục ngã dưới một núi nợ tương tự.

Hai tập đoàn này là chỉ là những gì nổi bật. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước từng được chính phủ khuyến khích bằng các tài trợ, đặc biệt là trong năm 2009, đều chìm ngập nợ từ các ngân hàng, cả tư nhân và nhà nước,. Hà Nội đã tìm cách tránh một cuộc suy thoái bằng cách mở rộng tín dụng. Hậu quả là một cơn lạm phát luẩn quẩn vốn chỉ gần đây mới kiểm soát được Trong khi đó, hiện nay nợ xấu trong sổ sách của khu vực ngân hàng ước tính không chính thức là 10% tổng số nợ.

Các nạn nhân, không phải chỉ các ngân hàng mà cả những cộng tác viên của họ, khi sự việc trở nên đặc biệt rõ ràng trong cuộc sự bắt giữ chấn động vào ngày 18 tháng 8. Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt ngân hàng và tài chính được biết đến như một người thân tín của thủ tướng. Mặc dù các cáo buộc chính thức vẫn chưa có, Kiên được cho là đã tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp."

Cảm giác chung trong lĩnh vực tài chính là Kiên hầu như không phải là trường hợp độc nhất, thực ra, các loại giao dịch có đòn bẩy rất cao mà Kiên thích xử dụng được cho là phổ biến trong thị trưòng tài chính mỏng vốn, cài thế và mờ đục đáng kể của Việt Nam. "Hành vi sai trái là ... một đặc tính tổng quát của các tổ chức tài chính lớn và nhỏ [của Việt Nam]", Jonathan Pincus cho biết. Pincus đặc biệt hiểu được điều này - ông và các đồng nghiệp của mình tại chương trình Kennedy Việt Nam của trường Harvard đã cố vấn cho chính phủ của ông Dũng trong nhiều năm qua. Lời khuyên của họ từng được lắng nghe một cách lịch sự và sau đó bị bỏ ngoài tai.

Một vướng mắc khác có lẽ đang được thắt chặt xung quanh thủ tướng là quyết định của Bộ Chính trị, được công bố vào tháng Sáu, chuyển giao trách nhiệm chống tham nhũng từ chính phủ vào tay của đảng. Sự việc này phù hợp nhịp nhàng với một chiến dịch chỉ trích và tự phê bình trong nội bộ đảng đã được đưa ra vào tháng Hai để xác định và loại bỏ các đảng viên có biểu hiện "tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống suy thoái."

Một mảnh chứng cứ bất ngờ cuối cùng được mang lại bởi sự gia tăng đáng chú ý của một blog trực tuyến tự gọi mình là Quanlambao và tuyên bố rằng nhiệm vụ của họ là để "quét sạch tham nhũng bè phái độc quyền ra khỏi đời sống kinh tế và chính trị của quốc gia." Không ai biết các tác giả của trang blog này là ai, giai điệu của họ là lớn tiếng theo chủ nghĩa dân túy, và cổ phiếu làm ăn của họ là đét vào mông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự thân cận của ông - đặc biệt là tướng công an đã nghỉ hưu Nguyễn Văn Hưởng, được trang blog này xác định là tác nhân chính cho các thủ đoạn bẩn thỉu của ông Dũng.

Trang blog Quanlambao xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng sáu. Đến giữa tháng Bảy, nó đã được báo cáo có 10.000 "khách mới" hàng ngày. Đó là trang blog đầu tiên đã đưa ra tin tức bắt giữ nhà ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, mười hai tiếng đồng hồ trước khi Công an nhà nước thực hiện thông báo của riêng mình. Trong 10 ngày sau đó, số truy cập hàng ngày trên Quanlambao đạt đến gần một triệu người, một mức độ chưa từng có trong thế giới blog của Việt Nam.

Chắc chắn, sự xuất hiện của blog này là đáng chú ý và sự thất bại rõ ràng của cơ quan chịu trách nhiệm phải có biện pháp chống trả với những điều như vậy đã thúc đẩy suy đoán rằng những người đứng sau nó là kẻ thù nội bộ trong đảng của Dũng hay các dịch vụ tình báo Trung Quốc, hoặc có lẽ là cả hai.

Những gì có thể xảy ra sau đó nếu những hiện tượng đa dạng này thực sự báo trước một nỗ lực để loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức vụ Thủ tướng?

Để lật đổ Dũng, những người chỉ trích ông sẽ phải tập hợp được một thành phần đa số của 14 thành viên Bộ Chính trị, vốn sẽ phải lần lượt được xác nhận bằng một cuộc bỏ phiếu của trung ương đảng, một nhóm đại diện rộng rãi với 175 người. Đây sẽ là một sự kiện chấn động - sự thay đổi quyền lực thường xảy ra trong quá trình của đại hội đảng được tổ chức mỗi năm năm. Tất cả cũng không chắc chắn rằng những người chỉ trích Dũng có thể thắng trong một cuộc so găng. Nhiều người trong giới quyền thế mắc nợ vị trí của họ với sự bảo trợ của thủ tướng và các đồng minh của ông.

Trong kịch bản này, phe đối lập của ông Dũng sẽ mô tả mình là những nhà cải cách nhất quyết kiềm chế tham nhũng và lợi dụng quyền thế. Niềm tin phổ biến của họ sẽ có vẻ rằng sự "bất ổn" sẽ đến nếu đảng và chính phủ không khôi phục được niềm tin của công dân bình thường vào sự tử tế cần thiết của chế độ, trong khả năng giải quyết những thách thức kinh tế và phân phối công bằng các kết quả tăng trưởng.

Đối với các nhà lãnh đạo đảng, sự bất ổn là lời nguyền của họ - đó chính là những chống đối chính trị được tổ chức ngoài tầm kiểm soát của chế độ và chống lại đảng. Mặc dù người Việt Nam đã theo dõi những phát triển ở Miến Điện với sự thích thú gần như ngạc nhiên, việc ông Dũng bị lật đổ sẽ không tiên đoán được một sự nới lỏng kiểm soát về chính trị. Ngược lại có nhiều khả năng cả Sang và Trọng, vốn được coi là bảo thủ, là những nhà lãnh đạo nhìn khái niệm "cởi mở" chính trị như một âm mưu do phương Tây tài trợ để lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Nguồn: Asia Sentinel

-David Brown - Thủ tướng Việt Nam đang bị đe dọa

*******

-Truyền thông tham chiến? Đông A

Tôi từng đặt câu hỏi liệu truyền thông chính thống có bị lôi cuốn vào cuộc chiến hình như đang diễn ra không? Dường như đang có dấu hiệu trả lời có. Tuy các bài báo không nói rõ đối tượng mà nội dung bài viết nhắm tới, nhưng độc giả vẫn có thể hiểu đối tượng bị hướng tới là ai.


Báo Thanh niên có loạt bài 3 kỳ về các nhóm lợi ích lũng đoạn:

1. "Vòi bạch tuộc" lũng đoạn thị trường

2. Những “chiêu thức” mập mờ

3. Buông lỏng dòng tiền


Vietnamnet có 2 bài:

1. Không ai nhận trách nhiệm vụ Vinalines, tự phê không thành công

2. Để chặt đứt các nhóm lợi ích


Trước đây tờ Petro Times có bài viết Ông Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu nhưng hiện nay đã rút xuống, và thay thế tờ Petro Times là tờ Người cao tuổi tiếp sức. Tờ Người cao tuổi và Cựu chiến binh là hai tờ báo đã hiệp lực đập bà Đặng Thị Hoàng Yến phải rời chiếc ghế ở Quốc Hội.


Liệu có mưa máu gió tanh không?

**************

-Hãy soi gương và chuẩn bị.

 09/09/2012 - 17:18 — canhco

Mấy ngày qua ai là người có quan tâm và theo dõi báo chí đều mang máng cảm nhận rằng một điều gì đó có thể gọi là khác thường đang xày ra trên "mặt bằng" chính trị Việt Nam. Từ việc bắt hai nhân vật Nguyễn Đức Kiên và Dương Chí Dũng cho tới những xầm xì ngày một công khai về màn đấu đá giữa hai thế lực của đảng và chính phủ, cụ thể là giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước khi nhân vật thứ ba đang trong tầm ngắm: doanh nhân, đại biều quốc hội ĐặngThành Tâm.
Những đồn đoán, nhận xét kể cả tung hỏa mù đang làm cho các trang mạng và blogger thêm nhiều đề tài để viết. Có lẽ những ván bài nửa kín nửa hở này làm cho nhiều người thích thú và làm họ quên một chuyện khác rất nghiêm trọng trong mấy ngày qua: Động đất liên tục tại Thủy điện Sông Tranh II.
Báo chí khan tiếng khi đăng những tin tức về động đất tại Huyện Bắc Trà My, ngay khu vực đập thủy điện Sông Tranh II đang hoạt động. Hàng chục trận động đất gối đầu nhau hàng ngày cho thấy có một tác động nào đó đang xảy ra và không cần phải là chuyên gia hay nhà khoa học về động đất thì người ta cũng biết sự cố này là bất thường cần nghiêm túc xem xét để có biện pháp đối phó ngay từ đầu. Mọi giải thích, trấn an đều khó thể thuyết phục nếu cứ một mực cho rằng đập Sông Tranh chịu đựng một lực rung chấn lên tới 8 độ Richter và với mức độ 4,7 như hiện nay thì vẫn còn trong tầm kiểm soát.
Người dân tại Bắc Trà My và những huyện hạ du con đập không còn tin vào lời khẳng định trấn an của những người trách nhiệm nữa vì họ đã đọc báo, đã nghe đài, kể cả đài ngoại quốc để biết rằng những thông tin mà EVN và các cơ quan chủ quản đưa ra đều không thể tin được.
Nếu đọc báo trong nước, người dân Bắc Trà My sẽ choáng váng với cái tin toàn khu vực thủy điện Sông Tranh và lân cận hoàn toàn không có bất cứthiết bị quan trắc động đất nào. Câu hỏi nhức nhối cho các nhà khoa học: không có thiết bị quan trắc đo đạc thì lấy đâu ra con số chính xác, tin cậy để biết mức rung chấn thật sự tại khu vực xảy ra động đất?
Tại khu vực thủy điện số đo rung chấn là tất cả vì mọi biện pháp đều dựa theo kết quả này. Nó không thể lấy kết quả từ cơ quan thăm dò địa chấn mãi tận...Bình Định và thậm chí cả Huế. Với cách làm giật gấu vá vai này bảo người dân cố mà tin những lời "khẳng định" của quan chức là điều khôi hài nếu không muốn nói là họ đang tiếp tục mị dân.
Mà số tiền để mua một máy quang trắc tại Sông Tranh II nào có lớn lao gì: Hai tỷ bạc. Với số tiền hai tỷ người ta có thể dễ dàng bảo trợ cho một chương trình giải trí vớ vẩn nào đó nhưng nhà nước lại đóng sập cửa khi không cấp 2 tỷ để bảo vệ hơn 100 ngàn cư dân sống chung quanh và phía dưới con đập tai tiếng này. Đây thực sự là một dấu hỏi lớn cho cả hệ thống cầm quyền.
Hai tỷ bạc chỉ bằng một vài cây cảnh trong nhà đại gia nếu liên hệ mật thiết với nhóm lợi ích có liên quan đến ngành điện.  Điều làm người dân căm phẫn trước sự dã man của EVN là tập đoàn này không chi tiến ra để mua máy đo quan trắc vì sự an toàn cho chính bản thân con đập. Không còn ngôn ngữ nào có thễ diễn tả sự keo bẩn và ngu dốt đến không thể tha thứ này.
Chính phủ gửi một phái đoàn hùng hậu xuống tận nơi để tham khảo, quan sát, báo cáo và ... chờ đợi. Phái đoàn này làm được gì khi trong tay không có phương tiện hiện đại để tìm cho ra nguyên  nhân gây động đất?
Hai nguyên nhân chính được đưa ra, thứ nhất động đất là chu kỳ bình thường của cấu tạo địa chất dưới lòng dất của khu vực và thứ hai động đất do sức chứa của hồ quá lớn tạo kích thích đối với những vết nứt gãy địa chất bên dưới lòng hồ thủy điện.
Thử chấp nhận nguyên nhân thứ nhất, mặc dù sức thuyết phục của nó rất ít, vậy thì chính phủ im lặng chấp nhận như một nguyên nhân khách quan hay sẽ nỗ lực tìm biện pháp khắc phục? Cho tới nay chưa thấy các quan lớn có một hành động hay tuyên bố sẽ hành động cụ thể về câu hỏi này. Họ chỉ lên báo đài ra rả xác nhận thủy điện Sông Tranh vẫn an toàn.
Nguyên nhân thứ hai: do sức chứa của hồ quá lớn gây động đất kích thích liên tục trong mấy ngày qua. Vậy nhà nước phải làm gì khi hiện nay nhiều nhà khoa học chấp nhận giả thuyết này như một tiền đề để khảo sát?
Câu trả lời: Chờ.
Nhưng người dân không thề chờ.
Các quan chức của "tập đoàn" - mình muốn đóng ngoặc kép hai chữ này với hàm ý xấu như khi nói đến cụm từ "tập đoàn Mỹ ngụy" hay "tập đoàn phản động" - điện lực EVN hoàn toàn không muốn nhắc tới cụm từ "sức chứa của hồ gây ra động đất kích thích" trong khi họ phải tranh thủ giải tỏa những câu hỏi khác của báo chí về hàng loạt sai phạm trong kinh doanh ngành điện. Ai cũng thấy EVN đang vận động bạn bè cánh hẩu trong "tập đoàn cầm quyền" để lái câu chuyện sang một hướng khác, mà trước nhất là ngăn cản bằng mọi giá không cho dân di tản trước khi biến cố vỡ đập xảy ra. Thử tưởng tượng uy tín của EVN sẽ xuống tới mức nào khi hàng chục ngàn con người bồng bế nhau chạy trốn một trận hồng thủy vì EVN thiết kế xây dựng đập thủy điện tầm cỡ quốc gia lại không nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng động đất.
EVN lo là đúng, nhưng người dân lại thấy nỗi lo này lẽ ra phải được chính phủ trách nhiệm bằng cách cật lực lên tiếng chứ không phải cái cách mà họ đang làm hiện nay.
Người ta còn nhớ khi Bầu Kiên (VPF) lúc còn hung hăng giành giật quyền lợi với Nguyễn Trọng Hỷ (VFF), cũng như AVG về chuyện thương quyền trong bóng đá thì đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hạ lệnh phải dứt điểm chuyện xâu xé này và phải báo cáo cụ thể cho ông ta biết.
Nỗi lo xâu xé giữa những kẻ nhà giàu lớn hơn nỗi lo chết chóc và tài sản của gần 100 ngàn con người được đánh gía là nghèo và ở ngưỡng nghèo tại Bắc Trà My và vùng phụ cận. Đây là một sự thật đáng xấu hổ không thể chối cãi.
Nếu hai ông Thù Tướng và Chủ tịch nước tạm ngưng đấu đá để có một cử chỉ thiết thực với nỗi lo của nhân dân hiện nay thì có lẽ họ có chết cũng ngậm cười! Một trong hai ông phải xuống tận nơi để chia sự sợ hãi động đất với dân hay chí ít nếu sợ "can qua" thì các ông cũng có thể lên TV trần an dân chúng như mấy ông Tổng thống, Thủ tướng phương Tây thường làm. Có đâu vùi đầu trong cát, mặc dân tình kêu khóc hoảng loạn như mấy ngày qua?
Tôi tin các ông vẫn còn nhân tính, nhưng tôi cũng tin rằng bộ máy chung quanh các ông vẫn chạy rất tốt để che dấu tất cả những gì đang thật sự xảy ra. Nếu thế tôi đề nghị các ông nên đọc báo lề trái, nơi thông tin không bị bóp méo hay che dấu. Nếu họ có chửi rủa các ông thậm tệ đi nữa thì đó cũng chỉ là những chiếc gương để các ông soi những hành vi của chính mình trong lúc đất nước hoang mang cực độ như hiện nay.
Một sự thật khác mà nhân dân biết chắc họ sẽ làm gì khi con đập bị vỡ: Họ sẽ lật đổ các ông bằng sự phẫn uất của chính họ.

 

- Cựu Phó Trưởng Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương: Không ai nhận trách nhiệm vụ Vinalines, tự phê không thành công(ND/VNN).  - “Kiểm điểm tránh qua loa, hình thức” (VOV).

- 10 năm thi hành Luật Đất đai: “Công” và “tội” (VnEco).   - Được phép xây dựng tạm trong khu quy hoạch “treo” (DT).
- Moody’s “khám sức khỏe” Sacombank (VnEco).
- Xét xử vụ “quan xã” tham nhũng chấn động đất Cảng (GDVN).-


- Trung Quốc: Quyền lực của ông Tập Cận Bình đã mạnh hơn rất nhiều (Infonet).

Tổng số lượt xem trang