Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục rơi tự do trong bối cảnh hàng loạt lãnh đạo tài chính bị bắt giam

Ông Nguyễn Đức Kiên trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 14/12/2011.

Ông Nguyễn Đức Kiên trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 14/12/2011.REUTERS/Stringer
-Hai sàn giao dịch tại Hà Nội và Sài Gòn đều mất giá liên tục trong hai tuần liên tiếp. Giới đầu tư trong và ngoài nước đều tỏ ra bi quan trong khi báo chí nhà nước đưa tin thêm nhiều vụ bắt giam trong giới lãnh đạo tài chính, ngân hàng. Nguyên phó ban tổ chức Trung Ương, Nguyễn Đình Hương kêu gọi phải truy xét trách nhiệm tận gốc những vụ bê bối tham ô như Vinashin, Vinalines.

Ngày 10/09/2012 chỉ số VN Index sụt 2,3% vào lúc 11 giờ 30 sáng, gần tương đương với mức độ suy giảm trầm trọng nhất kể từ 27/08/2012. Bloomberg ghi nhận tình trạng chao đảo trên thị trường chứng khoán diễn ra trong bối cảnh có hàng loạt vụ bắt bớ trong giới doanh nhân. Báo chí nhà nước vào cuối tuần đưa tin công an đã bắt thêm hai nhân vật trong ngành ngân hàng và tài chính. Đó là ông Nguyễn Duy Hưng, lãnh đạo công ty Cổ phần Đầu tư Saigon và bà Nguyễn thị Bích Trang của công ty đầu tư Tân Tạo. Trước đó hai nhân vật có máu mặt khác là doanh nhân Nguyễn Đức Kiên và gần đây nhất là Dương Chí Dũng lãnh đạo tập đoàn quốc doanh bị thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng Vinalines bị bắt.

Giới quan sát ghi nhận nhiều tin đồn không rõ hư thực về cuộc đấu đá trên thượng tầng lãnh đạo đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam là nguyên nhân đưa đến những cuộc trả đũa, bắt giam thật lẫn tin bị bắt giam rồi cải chính loạn cả lên.

Nguyễn Duy Phong, một nhà phân tích tài chính Việt Nam nhận định là giới đầu tư quốc tế rất nhạy cảm về mọi vụ bắt bớ bất kể là người của công ty nào. Nhiều người đã bán cổ phần và lo ngại là sẽ còn nhiều vụ bắt bớ khác.

Một chuyên gia kinh tế bi quan về khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán mà lý do là tiền người Việt ở hỏa ngoại gởi về, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp đều giảm mạnh.

Trong khi đó thì các nguồn tin từ báo chí chính thức trong nước cho biết là nhà nước sẽ cho tăng thêm giá xăng. Giới blogger kêu gọi dân chúng biểu tình chống xăng tăng giá.

Trong bối cảnh này, một nhân vật lãnh đạo là ông Nguyễn Đình Hương kêu gọi phải truy xét trách nhiệm những vụ bê bối, chạy chức, tham ô đất đai, lãng phí, lũng đoạn kinh tế từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong đảng Cộng sản. Theo cựu phó trưởng ban tổ chức đảng Cộng sản Việt Nam thì không thể « tự phê » theo kiểu « người nhà với nhau ».

--Chứng khoán Việt Nam tiếp tục rơi tự do trong bối cảnh hàng loạt lãnh đạo tài chính bị bắt giam

***************

- Cựu Phó Trưởng Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương: Không ai nhận trách nhiệm vụ Vinalines, tự phê không thành công(ND/VNN).   Nếu không có ai nhận trách nhiệm vụ Vinashin, Vinalines thì việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình coi như không thành công. Cần kết luận rõ ai thuộc 'một bộ phận không nhỏ' - nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương nêu.

 


 

So với các nghị quyết đã có trước đây đề cập vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tôi cho rằng, Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được toàn Đảng, toàn dân đón nhận, hoan nghênh và trông chờ nhiều hơn cả.

Mọi người hồ hởi, phấn khởi đón nhận, hoan nghênh, nhưng cái chính là mong đợi và trông chờ vào kết quả thực hiện Nghị quyết. 

Sau Hội nghị cán bộ toàn quốc hướng dẫn việc tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, qua các báo cáo về kết quả bước đầu thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi thấy rất đáng mừng là Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tiến hành khá công phu, từ các bước chuẩn bị, lấy ý kiến đóng góp cho đến việc thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình tiến hành nhiều ngày liền.

Điều này thể hiện sự thận trọng và quyết tâm cao, biến những mục tiêu đặt ra trong nghị quyết thành hiện thực. Tôi tin rằng, Nghị quyết này sẽ được thực hiện tốt và có hiệu quả, đem lại niềm phấn khởi, tin tưởng cho toàn Đảng, toàn dân. Nhưng cũng cần suy nghĩ thêm như thế nào là có kết quả.

Ai thuộc 'một bộ phận không nhỏ'

Theo tôi, kết quả ở đây không chỉ là kết quả của kiểm điểm, tự phê bình và phê bình dài ngày hay ngắn ngày, mà là phải đi tới kết luận rõ ràng, chính xác và cụ thể là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp từ cơ sở tới TƯ có ai và có bao nhiêu người nằm trong "Một bộ phận không nhỏ... suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc" như Nghị quyết đã nêu. Nếu không thì sẽ dẫn đến tình trạng là Nghị quyết nói là có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái nhưng khi kiểm điểm thì chẳng có ai nhận là suy thoái cả. Vậy thì trách nhiệm để xảy ra tình trạng ấy thuộc về ai? 

 


Ông Nguyễn Đình Hương: Phải kết luận rõ ràng, chính xác và cụ thể trong đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp từ cơ sở tới TƯ có ai và có bao nhiêu người nằm trong "một bộ phận không nhỏ...".Ảnh: LAD

Đợt kiểm điểm vừa rồi làm khá kỹ lưỡng, có lẽ chưa có cuộc tự phê bình và phê bình nào trước đây làm được như thế. Hầu như Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đặt lên bàn nghị sự tất cả mọi vấn đề. Nhưng qua tự phê bình và phê bình chưa thấy ai chịu trách nhiệm về một số vụ việc nổi cộm như Vinashin, Vinalines.

Tôi nhớ trước đây, có những vụ việc sai phạm nghiêm trọng, gây bất bình trong Đảng, trong nhân dân như vụ Thủy cung Thăng Long, Lã Thị Kim Oanh hay đường dây 500 kV... chưa cần tổ chức tự phê bình và phê bình mà đã xử lý nghiêm những cán bộ lãnh đạo cấp cao có liên quan những sai phạm đó. Phải nói là kỷ luật Đảng hồi đó rất nghiêm.

Hơn 50 năm trước, khi xảy ra việc vỡ đê Mai Lâm ở Hà Nội gây nhiều thiệt hại cho nhân dân, Bác Hồ đã ngay tức khắc cách chức ông bộ trưởng chịu trách nhiệm về lĩnh vực đó. 

Bây giờ, nếu không có ai nhận trách nhiệm vụ Vinashin, Vinalines thì việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình coi như không thành công. Do đó, cần phải tiếp tục làm rõ, làm cho ra kết quả cụ thể, con người cụ thể. Nếu kiểm điểm mà không ra kết quả cụ thể hay chỉ để rút kinh nghiệm thì chẳng giải quyết được vấn đề gì cả.

Đợt kiểm điểm vừa rồi làm rất công phu tuy kết quả chưa rõ, nhưng tôi vẫn tin tưởng là sẽ có kết quả tốt đẹp. Những nhân tố tích cực sẽ chiến thắng áp đảo những phần tử tiêu cực để chứng tỏ Đảng ta đề ra Nghị quyết TƯ 4 về xây dựng Đảng là sáng suốt.

Đừng làm kiểu 'người nhà với nhau'

Hiện tại, các tỉnh ủy, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc TƯ bắt đầu tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo kế hoạch đã định. Ở cấp này, theo tôi có mấy việc cần lưu ý như sau: Trước hết, cần tập trung làm rõ và khắc phục cho bằng được những khuyết điểm, yếu kém và bất cập trong công tác bố trí cán bộ, nhất là cán bộ ở tầm cấp chiến lược. Thời gian qua, chúng ta đã có những bài học lớn, sâu sắc về lĩnh vực này.

Thứ hai là, cần phân biệt và thấy rõ sự khác biệt giữa đợt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết TƯ 4 về xây dựng Đảng với kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hằng năm. Tự phê bình và phê bình hằng năm là bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề xảy ra trong năm từ chính trị, kinh tế, xã hội đến giáo dục...

Còn đợt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình này là chỉ tập trung vào công tác xây dựng Đảng mà cụ thể là những biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên và những vấn đề được nêu trong Nghị quyết. Nếu không nhận thức rõ vấn đề này thì sẽ làm lệch, làm không đúng, không trúng trọng tâm như Nghị quyết đặt vấn đề. Ở các địa phương, các bộ, ngành nên tập trung vào những vấn đề liên quan suy thoái phẩm chất chính trị, về quản lý đất đai, đấu thầu, thực hiện các dự án và tập trung vào công tác bố trí cán bộ với những biểu hiện chạy chức, chạy quyền, tập hợp phe cánh...

Không nên đề cập quá nhiều vấn đề làm loãng hoặc là nhằm né tránh những vấn đề cốt yếu, quan trọng cần được làm rõ. Mặt khác, phải thấy rõ một vấn đề là giữa kiểm điểm tập thể với kiểm điểm cá nhân thì kiểm điểm tập thể là dễ nhất trí, còn kiểm điểm cá nhân là rất khó. 

Vì thế, cần chú trọng làm thật tốt khâu kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cá nhân thì mới giải quyết được tận gốc những vấn đề đặt ra trong nghị quyết và việc thực hiện nghị quyết mới có hiệu quả thiết thực, đạt ý nghĩa quan trọng như Nghị quyết đã đề ra.

Thêm một vấn đề cần lưu ý nữa là, trong khi kiểm điểm, tự phê bình và phê bình thường hay nể nang theo kiểu "người nhà với nhau" hoặc là tránh né vì lo ngại "đấu tranh thì tránh đâu", rồi sợ mất lòng... Ở các tỉnh, thành phố còn có đặc thù là cuối nhiệm kỳ sẽ có một số người đến tuổi không tái cử cho nên có tâm lý là sắp nghỉ rồi thì tham gia góp ý kiến, phê bình cũng chỉ nên nhẹ nhàng thôi.

Ngược lại, đối với cán bộ thời gian phục vụ còn dài thì lo ngại bị ảnh hưởng cho nên mức độ tự phê bình và phê bình sẽ không cao. 

Thêm một điểm cần chú ý nữa là trong khi thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cá nhân, cần hết sức tránh để xảy ra hiện tượng lấy dư luận làm căn cứ để áp đặt, phê bình người khác gây nên những căng thẳng không đáng có trong khi kiểm điểm. 

Mọi thông tin đều phải được điều tra, xem xét và kiểm chứng rõ ràng thì mới đề cập. Có như vậy mới bảo đảm tự phê bình và phê bình đúng tinh thần Nghị quyết TƯ 4 khóa XI, về xây dựng Đảng.

Nguyễn Đình Hương (theo Nhân Dân)

Tiêu đề và tiêu đề phụ do VietNamNet đặt

 

“Kiểm điểm tránh qua loa, hình thức” (VOV).

 

-Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước bị chỉ trích

Vào tháng 7/2012 thủ tướng Việt Nam đã ký quyết định phê duyệt đề án « Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015 ».  Đề án được phê duyệt trong bối cảnh sau tập đoàn Vinashin, đến lượt một tập Nhà nước lớn khác là Vinalines cũng làm ăn thua lỗ nặng nề, nợ nần chồng chất hàng tỷ đô la.

 

Tuy làm ăn bê bối như vậy, thế nhưng trong bản đề án tái cơ cấu vừa được thủ tướng phê duyệt, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn được xác định là « đóng vai trò chủ đạo, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô ».

Như vậy là bản đề án nói trên đã không làm đúng theo bản kiến nghị 10 điểm mà Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam gửi đến Quốc hội cuối tháng 7/2011. Trong bàn kiến nghị đó, các tác giả đã nhấn mạnh đến ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước » nhận được nhiều ưu đãi về tín dụng và chiếm tỷ trọng chi phối trong các dự án đầu tư công lớn ».

Trong khi đó, khu vực tư nhân, dù được đánh giá là hiệu quả hơn so với khu vực Nhà nước về mặt tạo việc làm và xuất khẩu, thì lại đang bị lấn át, bị chèn ép. Cho nên, bản kiến nghị của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đề nghị phải tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước, " để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng, thay vì đóng vai trò chủ đạo bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay… ».

Do vẫn xem các doanh nghiệp Nhà nước nắm vai trò chủ đạo nền kinh tế cho nên bản đề án vừa được thủ tướng Việt Nam phê duyệt đã gặp nhiều chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế, như tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Trong bài phỏng vấn sau đây với RFI, ông Lê Đăng Doanh đưa ra một số đề nghị để tránh tái diễn những vụ Vinashin và Vinalines khác ở Việt Nam, đồng thời tạo ra một sân chơi thật sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. 

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

05/08/2012

---
-Trong thời gian 1 tháng vừa qua, bên cạnh việc giá vàng thế giới tăng mạnh từ khoảng 1,620 USD/ounce lên 1,735 USD/ounce thì giá vàng trong nước cũng thực hiện một cuộc chạy đua khiến người dân và các nhà đầu tư ưa thích lĩnh vực này phải chóng mặt.

 

Đáng chú ý là mặc dù Ngân hàng Nhà nước cùng công ty SJC luôn nói vẫn có đủ vàng để cung cấp cho thị trường trong nước thì chênh lệch giá vàng Việt Nam và thế giới lại tăng trở lại tới mức 3 triệu đồng/lượng.

 

Mức chênh lệch cao nói trên được nhiều chuyên gia lý giải là do lực mua để cắt lỗ của nhiều ngân hàng đã chuyển vàng sang VND để hưởng chênh lệch lãi suất trước đây. Lãnh đạo một công ty vàng cho biết liên tục nhận được điện thoại của các đại lý lớn hỏi mua vàng SJC. Những đại lý này cho biết họ gom vàng SJC để bán cho ngân hàng, họ gom ở những đại lý nhỏ không đủ nên phải quay qua các công ty vàng lớn. Đồng thời, một chuyên gia từ SJC cho hay: Người mua vàng chủ yếu là doanh nghiệp, tổ chức - là ngân hàng - chứ người dân mua không đáng kể.

Vậy hãy cùng “điểm mặt, chỉ tên” một số tổ chức được đề cập nói trên.

Hiện nhóm 7 ngân hàng được phép bán vàng SJC bình ổn là ACB, Eximbank, Sacombank,TechcombankDongABankSouthernBankVietABank. Các ngân hàng này cũng được phép mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái. Theo báo cáo tài chính được công bố tại thời điểm 30/06/2012:

1) ACB: Trạng thái tài khoản vàng tại nước ngoài là 10,769 tỷ VND.

Đồng thời, thông qua cấu trúc các hợp đồng phái sinh với giá trị khoảng 25,934 tỷ VND.

 

Không những thế, nhiều khả năng ACB tạo ra các hợp đồng mua kỳ hạn vàng trong nước để có trạng thái dương và được phép bán thêm khoảng 23,000 tỷ VND vàng nữa.

 

2) Eximbank (EIB): Không có quá nhiều cấu trúc phức tạp, Eximbank có trạng thái vàng ngoại bảng khoảng 8,726 tỷ VND tại thời điểm này.

 

3) Sacombank (STB): Trạng thái vàng tài khoản tại nước ngoài là 4,454 tỷ VND.

4) Techcombank: Trạng thái vàng vật chất khá cân bằng, có lẽ do hoạt động kinh doanh vàng không được chú trọng quá nhiều.

5) SouthernBank, DongABank, VietABank: Theo số liệu cuối năm 2011, 3 ngân hàng này lần lượt có trạng thái vàng là âm 5,394 tỷ VND, âm 2,678 tỷ VND và âm 7,502 tỷ VND. Với tình hình thị trường 6 tháng đầu năm, thì nhiều khả năng trạng thái vàng của các ngân hàng này còn âm nhiều tại thời điểm 30/06/2012.

Như vậy, tại thời điểm 30/06/2012, chỉ 7 ngân hàng nói trên đã bán ít nhất khoảng 88,000 tỷ VND (tương đương hơn 1.9 triệu lượng vàng SJC với giá 46 triệu VND/lượng như hiện nay).

Vụ ông Nguyễn Đức Kiên và Nguyên TGĐ ACB Lý Xuân Hải bị bắt vừa qua đã phần nào tạo khủng hoảng rút tiền và vàng tại ngân hàng này đồng thời làm mất niềm tin của người gửi tiền vào uy tín của các ngân hàng. Việc này khiến người dân có xu hướng rút dần vàng gửi tại hệ thống ngân hàng về.

Đồng thời, theo Thông tư 12/2012/T-NHNN, các tổ chức tín dụng phải dừng huy động vàng vào ngày 25/11/2012. Kết hợp với việc giá vàng bắt đầu có xu hướng tăng sẽ buộc các ngân hàng phải nhanh chóng mua lại số vàng đã bán trong nước để trả trạng thái, tạo nên lượng cầu lớn trong thời gian qua và cả trong thời gian sắp tới.

Giả sử các ngân hàng chỉ cần mua lại 1/5 số vàng đã bán, lượng cầu cũng đã lên tới gần 400,000 lượng vàng SJC. Như vậy con số 50,000 lượng vàng mà SJC mới gia công sau ngày 23/08/2012 chẳng đáng là bao, trong khi lượng vàng mua vào và bán ra cho dân chúng của SJC trong các ngày gần đây luôn ở trạng thái bán ròng.

Và thị trường vàng Việt Nam sẽ còn nhiều cơn bão từ nay đến cuối năm.

Trung Clas (Vietstock)

Cạnh tranh không lành mạnh, quản lý ở đâu?
09:19 ngày 10.09.2012
SGTT.VN - Việc phải xoay trở trong một thị trường thiếu lành mạnh và bình đẳng, các hỗ trợ pháp lý lại yếu và lỏng lẻo, có thể khiến doanh nghiệp dễ dàng bước qua những lằn ranh đạo đức và phá vỡ các cam kết kinh doanh...
Nhập siêu 10 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc

Nhà máy tuyển quặng cũng đang được chạy thử có tải và đang trong quá trình bàn giao từng phần đưa vào sản xuất.
Bia Huda Huế bị bán cho Trung Quốc là tin đồn thất thiệt
Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các cơ quan liên quan kiểm tra, kiên quyết xử lý việc tung tin đồn thất thiệt do cạnh tranh không lành mạnh.
Lời khuyên của TS Alan Phan là nên đầu tư nhiều ngành, nhiều rổ nhưng dưới góc độ cá nhân, còn làm quản lý thì nên quản lý một ngành.

- Đơn vị xếp hạng tín nhiệm NH lên tiếng về sự “mất hút” của Agribank (GDVN).
- TS Cao Sĩ Kiêm: Hoan nghênh bài toán “nắn gân” NH của Bí thư Đà Nẵng  (GDVN).
- Xin tăng 1.300 đồng/lít, giá xăng sắp đạt kỷ lục? (VNN).  - Xăng dầu sắp bước vào đợt tăng giá kỷ lục? (DT).  - 220 cửa hàng xăng dầu đóng cửa trong 2 đợt tăng giá  (TTXVN).  - Cân nhắc giảm thuế để kìm giá xăng dầu  (Infonet).  - Tổng hợp các lần tăng, giảm giá xăng 8T.2012 (VF).
- Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 10-9-2012: “khát” vàng, lợi ích nhóm và rủi ro.   - Toàn cảnh kinh tế 10-9-2012: “…Dường trong bão tố có bình yên” – Lermontov (VF).
- Mua suất biên mậu mới được thông quan (ND).
- Giá vàng sắp ‘bùng nổ’? (ĐV).  - Vàng tăng trên chiều mua, giảm nhẹ trên chiều bán (TP).  – Độc quyền sản xuất vàng miếng: Không hiệu quả (TN).
- Chứng khoán giảm điểm phiên đầu tuần (TN).  Vào chợ mỗi ngày TTCK 10-9-2012: “Déjà vu” (VF).
- Cuộc chiến “chày bửa” thời bất động sản đóng băng (NĐT).
- Siết tạm nhập tái xuất (TBKTSG).- Tái cấu trúc và xử lý nợ xấu: Không có chuyện cầu cứu IMF (ĐTSG).
- Tháng 8, bội chi ngân sách gần 26 nghìn tỷ đồng (VnEco). - Khuyến khích đại diện vốn nhà nước từ chức khi DN lỗ 2 năm liên tiếp (ĐTCK).
Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước tháng 8 và...
"Việt Nam đã giảm nguy cơ tổn thương nền KT"
“Các nguy cơ bị tổn thương đối với nền kinh tế Việt Nam đã giảm đi nhiều so với một...
Cảnh báo nguy cơ mất doanh nghiệp bởi những khoản vay cá nhân
Một hiện tượng phổ biến hiện nay là DN vay vốn của cá nhân để cải thiện khả năng thanh..
“Vòi bạch tuộc” thao túng thị trường - Kỳ 3: Buông lỏng dòng tiền
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc
TPHCM kêu gọi tư nhân đầu tư vào hạ tầng
UBND TPHCM cho biết, để phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, thành phố còn thiếu khoảng trên 750.000 tỷ đồng vốn đầu tư.
- Vì sao Agribank “mất hút” trong bảng xếp hạng tín nhiệm ngân hàng? (GDVN).
- Giá vàng tăng mạnh là do ngân hàng tăng sức mua? (SGTT).
- ‘Cuộc chiến’ khốc liệt của các ông lớn (DĐDN). - Cạnh tranh không lành mạnh, quản lý ở đâu?  (SGTT). - Đừng “đắp chăn hô xung phong” (ĐĐK).
- TIỀN, VÀNG, BÁN, MUA, LỜI, LỖ (Hồ Hải).
- ‘Đầu tư đa ngành là căn bệnh hoang tưởng’ (VNE).
- Xem xét truy cứu hình sự với hành vi bán khống chứng khoán (DT). - Cần “bộ lọc” CTCK mất khả năng thanh toán (ĐTCK).
- Thị trường bất động sản ảm đạm: Khách hàng “bỏ của chạy lấy người” (TP). - GS Đặng Hùng Võ: “Hết cái thời ai cũng vơ tiền được từ đất” (GDVN). - Mua nhà trả góp: những bất trắc cần hóa giải (TT). - Kỳ quặc công trình dán băng keo bịt tên chủ đầu tư (Infonet).
- Người nghèo vật lộn với giá tăng (TP).
- Bảo hiểm tôm nuôi bồi thường hơn 1 tỷ đồng (TP).-Tôm Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống phá giá 1,25%
- Na Lạng Sơn được mùa, được giá (DV).
- Thế giới cần hơn 28.000 máy bay trong vòng 20 năm tới (DT).


- Bá Tân: Ao ước được như nông dân Thái (Nguyễn Thông).
(Financial Times)-Markets mixed after weak data from China and Japan, with soft US jobs report spurring hopes of monetary easing by the Fed

- Trung Quốc, Canada ký thỏa thuận đầu tư nhiều mặt (VOA).
I.H.T. Special Report: Global Trends: Rise in China's Aging Poses Challenge to Beijing
NYT Experts say the Chinese government, which sees a problem, can't deal with it alone.
I.H.T. Special Report: Global Trends: Options Open on Economy
NYT For all the angst about its fading growth, the Chinese government has room to stimulate the economy through fiscal and monetary policies.
-Trade numbers expose China weakness (Financial Times September 10, 2012)-Chinese imports fell in August while exports grew less than expected in the latest sign of weakness in the world’s second-largest economy.
crisis-hit Europe, China’s biggest trading partner, with exports to the EU falling 12.7 per cent in August from a year earlier. Exports to Japan also disappointed, registering a decline of 6.7 per cent in August, while shipments to the US rebounded with 3 per cent growth, compared with an increase of just 0.6 per cent in July.

Việt Nam đã đầu tư hơn 700 triệu USD tại châu Phi
Tính đến tháng 8/2012, Việt Nam đã có 17 dự án đầu tư tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Phi.
- Trung Quốc mất vị thế công xưởng thế giới (VNN). -..Trung Quốc mất vị thế công xưởng thế giới
- Giới đầu tư nước ngoài thất vọng với luật mới của Myanmar (DT).
- Hiểm họa từ nợ quốc gia của Mỹ (Tin tức).

Rally stalls after soft China data (Financial Times)- Markets mixed after weak data from China and Japan, with soft US jobs report spurring hopes of monetary easing by the Fed

Mỹ có thể rơi vào cuộc khủng hoảng khó kiểm soát
Nợ công Mỹ trên đà tăng vọt có thể đẩy Mỹ vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, cựu quan chức Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo.

Thặng dư thương mại Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 8Nhập khẩu bất ngờ giảm trong tháng 8 khiến Trung Quốc mở rộng thặng dư thương mại lên 26,7 tỷ USD từ 25,1 tỷ USD tháng 7.

- 14 đồ thị vẽ nên bức tranh kinh tế thế giới hiện nay (CafeF10/9/2012).
- Bộ trưởng dịch vụ tài chính Nhật tử vong tại nhà riêng (DT).  - Quốc vụ khanh tài chính Nhật Bản tự sát? (Tin tức).  - Nhật Bản: Thêm 3 Nghị sĩ tranh chức Chủ tịch Đảng cầm quyền  (VOV).
Japan’s finance minister found dead
(Financial Times)-Tadahiro Matsushita, who was Japan’s third financial services minister in three years, had been in his job for just three months

Police and India nuclear protesters clash
(Financial Times)-Thousands of villagers clash with police in Tamil Nadu as India moves towards commissioning its first nuclear plant since the Fukushima disaster
- Bài học cho lãnh đạo Việt Nam: Từ bỏ điện hạt nhân, Nhật Bản có thể đứng nhì thế giới về điện mặt trời (DLB).

-Japan GDP revision raises recession fears (Financial Times September 10, 2012)-According to Cabinet Office data  gross domestic product increased 0.2 per cent during the April-June period, lower than the initial reading of a 0.3 per cent gain, after downward revisions in inventories, government spending and private-sector investment.
-
14 đồ thị vẽ nên bức tranh kinh tế thế giới hiện nay gafin 10/09/2012
Các chỉ số kinh tế vĩ mô, tình hình giao dịch thương mại và lưu thông hàng hóa trên toàn cầu cho thấy diễn biến của kinh tế thế giới.
OECD: Đức có thể suy thoái vào cuối năm nay
Đức có thể tăng trưởng âm trong 2 quý cuối năm nay do ảnh hưởng khủng hoảng khu vực, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa dự báo.
Nhập siêu 10 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 18,2 tỉ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2011.
Nhật Bản tăng trưởng GDP quý II thấp hơn dự báo
Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chậm lại do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.
‘Lead or leave euro’, Soros tells Germany(Financial Times)-Germany should either throw in its fate with the rest of Europe, or leave the euro, financier says
IMF: Vách đá tài chính Mỹ đe dọa kinh tế toàn cầu
Việc Mỹ tăng thuế, giảm chi tiêu sẽ là mối đe dọa lớn nhất với kinh tế toàn cầu vào năm sau, tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cảnh báo.
Hàn Quốc công bố gói kích thích kinh tế hơn 5 tỷ USD.
Gói kích thích thông qua giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế mua nhà hay xe hơi, cũng như mở rộng các chương trình trợ cấp xã hội.
-S Korea unveils $5.3bn stimulus (Financial Times)-South Korea is to spend $5.3bn on a package of fiscal stimulus measures, as it seeks to boost a flagging economy hit by slowing global consumption


India Ink: Children Who Sell Themselves THE NEW YORK TIMES--Extreme poverty forces some Indian children to offer themselves as child labor.

Tổng số lượt xem trang