Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Từ các Hội nghị Trung ương của Đảng tới trận võ đấu tháng 10 (*)

Nhìn vào lịch sử tồn tại của Đảng CSVN, ta dễ dàng nhận thấy Hội nghị TƯ được sử dụng làm vũ đài để các lãnh đạo Đảng bằng nhiều thủ đoạn hạ gục nhau một cách tàn ác. Càng sát Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 dự định tổ chức vào tháng 10/2012, tình hình đấu đá nội bộ Đảng càng diễn ra khốc liệt, đặc biệt trong những tuần gần đây. Từ lịch sử Đảng nhìn vào thực tế mâu thuẫn hiện nay, người ta lo ngại rằng một trận huyết chiến điêu linh là khó tránh khỏi trong Hội nghị TƯ 6 này. 

Từ các Hội nghị TƯ của Đảng

Hội nghị TƯ 10 khóa 2 tháng 10/1956: đã khai trừ Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Trường Chinh bị buộc thôi chức Tổng Bí thư Đảng. Thực tế, Hội nghị TƯ 10 này là nơi thịt con dê Lê Văn Lương để tế thần nhằm gột rửa sự hoen ố uy tín giữa lúc Đảng cần lòng tin của nhân dân trong cuộc đối đầu với chính quyền ông Ngô Đình Diệm trong Nam. Cần nhắc lại là sai lầm trong cải cách ruộng đất là sai lầm của cả tập thể lãnh đạo Đảng mà người đứng đầu là ông Hồ Chí Minh.

Hội nghị TƯ 15 khóa 2 tháng 1/1959: với dấu ấn Lê Duẩn được ngồi bên phải Hồ Chí Minh, trên ngôi các Ủy viên Bộ Chính trị khác. Nên nhớ trước đó vị trí này thuộc về tướng Võ Nguyên Giáp. Tháng 5/1957, Lê Duẩn nhờ đường dây của tình báo Hoa Nam từ Sài Gòn đã ra Hà Nội qua ngả Hồng Công – Quảng Châu. Mất gần 2 năm trời Hồ Chí Minh mới thu xếp nổi trong nội bộ chiếc ghế này cho Lê Duẩn. Hai năm này là hai năm đấu đá, giành ghế và bắt đầu gieo mầm cho mối cừu hận giữa Lê Duẩn với tướng Võ Nguyên Giáp, với Hoàng Văn Hoan và với một loạt các tướng lĩnh khác.

Hội nghị TƯ 25 khóa 3 tháng 10/1976: Lê Duẩn với Lê Đức Thọ lừa Hoàng Văn Hoan, cử ông này đi Cu Ba, ở nhà ông Duẩn, Thọ chỉ đạo làm nhân sự Trung ương cho đại hội Đảng 4, không đưa Hoàng Văn Hoan vào TƯ, đây được coi như hình thức thanh toán không tuyên bố. Ông Hoàng Văn Hoan rất hậm hực, mâu thuẫn giữa họ Hoàng với Lê Duẩn lên đến cực điểm, sau đó Hoàng Văn Hoan đã đào tẩu qua Trung Quốc tại sân bay Karachi nhân chuyến đi dưỡng bệnh tại CHDC Đức (tình báo Hoa Nam đón ông Hoan ngay tại Karachi). Sau này ông Hoan bị tước hết các chức vụ, bị kết án tử hình vắng mặt vào 6/1980. Hoàng Văn Hoan trở thành nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN đào tẩu ra nước ngoài.

Hội nghị TƯ 5 khóa 5 tháng 12/1983: mâu thuẫn giữa Lê Duẩn với tướng Giáp âm ỉ đã lâu, Hội nghị này được ông Duẩn sử dụng để làm nhục tướng Võ Nguyên Giáp. Hội nghị nhất trí phân công Đại tướng Võ Nguyên Giáp phụ trách Ủy ban Sinh đẻ kế hoạch. Tháng 4/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định thực hiện kết luận trên của Hội nghị TƯ. Điều hạ nhục tướng Giáp là quyết định này được đưa ra ngay sát dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-1984). Trong dịp kỷ niệm này, báo chí được chỉ đạo không nhắc đến vai trò của tướng Giáp.

Hội nghị TƯ 10 khóa 5 tháng 6/1986: Dấu ấn lớn nhất là tham vọng tiếm quyền của ông Lê Đức Thọ. Tổng Bí thư Lê Duẩn ốm nặng và phải nằm liệt trên khu nghỉ dưỡng Trung ương tại Quảng Bá. Ông Thọ đã đấu ông Duẩn ngay tại giường bệnh của ông Duẩn. Đấu đá trong hội nghị không ngã ngũ, kết cục Hội nghị buộc phải chọn thành phần trung lập. Ông Nguyễn Văn Linh được chọn cơ cấu vào Bộ Chính trị và vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ trọng trách Thường trực Ban Bí thư. Lê Duẩn chết 10/7/1986 trước khi tổ chức đại hội Đảng 6 vào 12/1986.

Hội nghị TƯ 8 khóa 6 tháng 3/1990: Hội nghị thảo luận và ban hành Nghị quyết Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc. Hội nghị này đã quyết định cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với ông Trần Xuân Bách vì đã “vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây ra nhiều hậu quả xấu”. Thực tế, cuối năm 1989 ông Bách đã có bài nói chuyện tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, trong đó ông đưa ra quan điểm đa nguyên chính trị. Ông Linh đi đầu trong tư tưởng bảo vệ phe XHCN bằng mọi giá nên đã triệt hạ ông Bách không nương tay. Với tư tưởng CNXH trên lợi ích dân tộc, ông Linh góp phần quyết định vào thất bại tại Hội nghị Thành Đô 9/1990.

Hội nghị TƯ 12 khóa 6 tháng 5/1991: Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 7 tháng 7/1991, cụ thể hóa tư tưởng của Bắc Kinh trong Hội nghị Thành Đô 9/1990 gạt ông Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị, gạt tướng Võ Nguyên Giáp ra hẳn khỏi Trung ương, dọn đường cho quá trình Bắc Kinh nô dịch Hà Nội.

Hội nghị TƯ 10 khóa 7 tháng 4/1996: Trước đó đã có hiềm khích giữa Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông Mười muốn áp đặt vai trò lãnh đạo Đảng có tính bảo thủ nên đã chỉ đạo khai trừ Nguyễn Hà Phan khỏi Bộ Chính trị trong một cáo buộc thiếu thuyết phục là ông Phan làm tình báo cho CIA. Đòn này ông ra chủ yếu để dằn mặt phái cách tân đứng đầu là ông Kiệt.

Hội nghị TƯ 4 khoá 8 tháng 12/1997: ông Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng Bí thư Đảng. Việc chuyển giao chức Tổng Bí thư không qua bầu bán dịp Đại hội là điều bất thường. Ông Mười buộc phải ra đi trước Đại hội Đảng vì chịu nhiều áp lực từ các ông cố vấn Ban Chấp hành (Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công) và từ các đối thủ. Trong Hội nghị này, các ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công phải nhường ngôi Cố vấn cho các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt (vừa rút khỏi Bộ Chính trị).

Hội nghị TƯ 11 (lần 1 và 2) tháng 1 & tháng 3/2001: Chỉ trong hai tháng Ban Chấp hành phải tổ chức hai Hội nghị TƯ để đấu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Trước đó, ông Lê Khả Phiêu đã giải tán các vị trí Cố vấn (Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt). Các vị này mất quyền lợi nên đã tập hợp lực lượng “chơi” lại. Kết quả Lê Khả Phiêu chỉ làm Tổng bí thư được nửa nhiệm kỳ và phải ra đi. Chức vụ này sau được chuyển giao cho một nhân vật trung lập với tài năng hạn chế là ông Nông Đức Mạnh.


Tiến đến Hội nghị TƯ 6 khóa 11

Hội nghị TƯ chuẩn bị đại hội 11 là lâu nhất: Hội nghị lần thứ 10 khóa X họp 7/2009 đã thống nhất ĐH 11 tổ chức vào nửa đầu tháng 1/2011. Phải mất 4 kỳ Hội nghị TƯ đến hội nghị TƯ 14 họp tận ngày 22/12/2010 mới ngã ngũ nhân sự sau khi phe ông Nguyễn Tấn Dũng đánh đổ ông Hồ Đức Việt. Ngày 12/1/2011 khai mạc Đại hội Đảng 11. Nhân sự cho Đại hội làm gấp và ẩu đến mức danh sách nhân sự giới thiệu đưa vào TƯ còn viết sai tên nhiều đại biểu.

Trước đó, tham nhũng & tiêu cực tại nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng trực tiếp quản lý bị phát giác với các con số kỷ lục (Vinasshin – tham nhũng & thất thoát hàng tỉ USD). Hậu quả là nhiều chính sách sai lầm với những thao túng tư lợi trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản … đã đẩy nền kinh tế quốc dân đến vực thẳm. Việt Nam chịu khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985.

Hội nghị TƯ 4 khóa 11 họp cuối 12/2011: Chỉ ra một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Phe Đảng (Chủ tịch nước, Tổng Bí thư) quyết định dùng chỉnh đốn Đảng làm vũ khí để nện đối phương (Nhóm lợi ích – do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu).

Hội nghị TƯ 5 khóa 11 họp tháng 6/2012: Bàn về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng với việc đưa ra chủ trương tái lập Ban Nội chính Trung ương chống tham nhũng do Tổng Bí thư làm trưởng ban. Nội dung “tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng” được đưa ra làm vũ khí để phe Đảng nện phe Nhóm lợi ích. Trong Hội nghị này, các Ủy viên Bộ Chính trị buộc phải tự kiểm điểm. Uy tín của Thủ tướng xuống thấp nhất với kết quả phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị là 3/14. Tuy vậy, Thủ tướng vẫn không buông chức Trưởng Ban Chống tham nhũng. Tổng Bí thư cũng giữ chức vụ này về tính chất do Ban Nội Chính mới tái lập. Tình trạng “Nam liềm, Bắc búa” hiển hiện tại Ba Đình sau Hội nghị này.

Trước Hội nghị, trang Quan Làm Báo được tung ra luôn cung cấp thông tin cực kỳ “nhạy cảm” về Thủ tướng cùng đám thuộc hạ với độ chính xác chưa từng có. Dân đen đi hết từ ngạc nhiên đến kinh hãi. Chỉ một thời gian rất ngắn, trang mạng này đã kéo 20 triệu lượt người đọc.

Hội nghị TƯ 6 khóa 11 dự kiến họp vào tháng 10/2012: Tiến tới Hội nghị này, phe Đảng chỉ đạo đánh vu hồi, bắt một loạt các Soái, các Tướng, các Bố già. Thị trường chứng khoán VN mất hơn 5 tỉ USD chỉ trong một ngày đêm. Có Tướng trốn truy nã bị tình báo phe Đảng đứng chân bên nước bạn bắt cóc và bí mật đưa về Việt Nam. Bộ Công an VN công bố tin bắt nhưng chính phủ nước bạn phủ nhận tin này. Vỉa hè nhân dân thì đồn Tướng này đã bị thủ tiêu.

Phe Nhóm lợi ích dùng an ninh Bộ Công an bắt một loạt các nhân vật thân cận với Chủ tịch nước nhân ông này đi họp APEC ở nước ngoài. Song song với bắt bớ, báo chí cách mạng được cả hai phe huy động tham chiến, liên tục đăng tin phục vụ các Soái, các Bố già khiến tình hình vô cùng nóng bỏng. Việc động trời như vụ đàn áp, cướp đất ở Văn Giang thì chẳng báo nào thèm đưa tin. Chỉ một Bố già muốn chứng minh sự hiện diện của mình ngoài nhà tù mà vẻn vẹn trong một tiếng đồng hồ của một buổi sáng ngày nghỉ, hàng vài chục báo/đài nhảy vào đưa tin tức thì cứ như Bố già này mới là Tổng biên tập và là người trả lương cho tất cả các tòa báo, nhà đài.

Trước đây vài tuần, các Soái, các Tướng, các Bố già bị bắt chỉ bị khép vào các tội danh kinh tế. Nay, do cuộc chiến đến hồi khốc liệt, các Soái, các Bố già đã bị ghép vào những tội nghiêm trọng hơn trong nhóm tội danh về an ninh, chính trị. Chắc chắn trong những ngày tới sẽ có nhiều tội danh “đặc biệt nghiêm trọng” được nặn ra chờ sẵn các Soái, Bố già, Tướng. Nghe đồn còn có cả “Cương lĩnh lật đổ” mà phe Đảng đang tìm kiếm khi thẩm vấn các Soái, Bố già trong đại lao. Ai là tác giả Cương lĩnh? Có hay không âm mưu ám sát lãnh đạo cao cấp? Ai sẽ làm Tổng thống theo mô hình Nga hậu Cộng sản? v.v. là những câu hỏi được phe Đảng đang tra xét ráo riết…

Còn với Nhóm lợi ích, giờ đây cứ anh nào sở hữu cái máy tính với cái USB 3G là có thể đủ điều kiện để được “đặc cách” cho đứng sau Quan Làm Báo, được “tặng” các tội danh về an ninh chính trị với khung án mọt gông…

Những diễn biến càng ngày càng cho thấy mọi mâu thuẫn sẽ được các phe đưa ra thanh toán rốt ráo trong Hội nghị TƯ này. Đã xuất hiện tin là sẽ có bầu bổ sung Bộ Chính trị, như vậy là có thể có việc một hoặc nhiều vị trí chóp bu phải ra đi.

Hy vọng các phe nhóm sẽ gói ghém và giải quyết mọi mâu thuẫn trong phạm vi “nội bộ” Đảng, thậm chí có thể phải tổ chức thêm các Hội nghị 6 lần 2, 3, 4, mở rộng v.v. mà không sử dụng đến đảo chính hay ám sát như tin đồn để dân đen, đất nước vốn đã nhọc nhằn sẽ không bị vận vào vòng can qua phe nhóm.

(*) Chỉ giới hạn ở số phận các ủy viên Bộ Chính trị, chưa đề cập ủy viên Trung ương.

-Từ các Hội nghị Trung ương của Đảng tới trận võ đấu tháng 10 (*)

 

- Cách thức ăn cắp tiền của dân và đẩy hệ thống ngân hàng đến phá sản. Blog Cầu Nhật Tân, 30 tháng Tám năm 2012

Việt Nam vừa tự hào đón nhận thêm một cái “nhất” nữa mà thế giới trao tặng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình “được” tạp chí Global Finance liệt vào số các thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất trên thế giới. Hệ thống ngân hàng tập trung tiền bạc của đất nước, của nhân dân đã bị ”Nhóm lợi ích” thao túng và ăn cắp thế nào? 

Nguyên tắc cơ bản nhất được giải thích nôm na là: Các đại gia (các Soái, các Bố già, Mẹ già – gọi chung là “Nhóm lợi ích”) bỏ ra 1 đồng vốn để mở ngân hàng. Với 1 đồng vốn ban đầu đó, ngân hàng được huy động 9 đồng tiết kiệm của nhân dân. Vậy là tổng cộng ngân hàng có 10 đồng để cho doanh nghiệp… vay.

Nhưng bây giờ, bong bóng bất động sản, chứng khoán đều đã xịt, nợ xấu không trả được tăng cao. Nếu trong 10 đồng cho vay ra có 2, 3 đồng không thu hồi được (thằng vay phá sản hoặc chuồn rồi) thì nợ xấu đã lên đến 20, 30%. Ở Việt Nam lại còn tình trạng đại gia chủ ngân hàng lách luật (thậm chí được bảo kê), cho chính công ty sân sau của mình vay, “tay trái lấy của nhân dân cho tay phải vay”. Các đại gia chủ ngân hàng rút ruột ngân hàng đi đầu cơ, giờ thua lỗ không trả được, thành nợ xấu

Chỉ cần nợ xấu 10% là ngân hàng đã mất trắng 1 đồng vốn cổ đông góp vào lúc đầu (1/10 đồng cho vay ra). Cổ đông ngân hàng đó thực chất đã mất trắng 1 đồng của mình rồi, vì 9 đồng huy động của dân là nợ nhân dân, phải trả nhân dân.

Cách thế giới làm là cho cổ đông chủ ngân hàng mất trắng (vì cho vay láo), nhà nước bơm tiền vào bù đắp phần vốn bị mất đó, ngân hàng thực chất trở thành ngân hàng quốc doanh. Vài năm sau kinh tế ổn ổn, nhà nước lại bán ngược cổ phần ra thị trường, ngân hàng lại thành ngân hàng tư nhân. Đây là cách Mỹ xử lý Citibank năm 2008, Hàn xử lý nhiều ngân hàng năm 1997, Tây Ban Nha đang tiến hành hiện nay. Khắp thế giới chỉ có bài này thôi, cho cổ đông chủ ngân hàng mất trắng, còn người gửi tiền không mất đồng nào.

Ở ta thì sao? Đại gia, các Soái chủ ngân hàng đút lót đồng chí Bình thống đốc và các đồng chí trên nữa, tìm cách cùng các đồng chí này che giấu nợ xấu để không bị mất trắng ngân hàng rồi huy động cả hệ thống chính trị “vào cuộc” để giải cứu, coi đây là nhiệm vụ chính trị….. Các đồng chí có những sáng kiến tầm vóc “đỉnh cao trí tuệ” như in thật nhiều tiền để có tiền mặt tung vào các ngân hàng nhằm bịt lỗ hổng, huy động ngân sách nhà nước để “cứu”, cấm giao dịch vàng miếng, thắt chặt ngoại tệ … Dân không còn phương tiện giao dịch nào khác là phải dùng tiền đồng mà các đồng chí tùy tiện in và tung ra lưu hành.

Tài sản của đất nước, của nhân dân “nhờ đó” mà cứ bị pha loãng ra (thực chất là bị ăn cắp bởi món tiền anh có hôm qua còn mua được 5 bát phở, hôm nay nó chỉ mua được 2 bát thôi). Các Soái, các Bố, các Mẹ bằng cách này cứ thoải mái giàu sụ trên sự mất mát của nhân dân. Vòi của chúng cứ chọc vào cái bình ngân hàng hút tiền thật của nhân dân ra. Ngân hàng Nhà nước lại in tiền ra liên tục rót tiếp vào bình. Tiền của nhân dân trong bình cứ loãng, loãng nữa, loãng mãi. Lạm phát cao, giá cả leo thang, sản xuất đình trệ.

Với sự “bọc lót nhịp nhàng” này mà hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã trở thành 1 ngôi nhà bị mối ăn rỗng. Nền sản xuất thì gần như tê liệt, đời sống nhân dân ngày càng sa sút trầm trọng. Tài sản của nhân dân cứ bị mất, mất nữa, mất mãi. Các Soái cứ giàu, giàu nữa, giàu mãi…


- – Để chặt đứt các nhóm lợi ích (VNN).  – -  Vòi bạch tuộc” thao túng thị trường – Kỳ 3: Buông lỏng dòng tiền (TN). “Trả lời câu hỏi của đại biểu Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua: “Tiền đâu để nhóm cổ đông mới thâu tóm Sacombank?”. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình trả lời: “Họ không báo cáo với NHNN và chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền ở đâu”.”

- Vụ Dương Chí Dũng: Trần Đăng Khoa: Bài học cay đắng về công tác cán bộ  (VOV). –  Việt Nam thực hiện tốt Công ước Phòng chống tham nhũng (GTVT). -  – Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng! (Thông Luận).  –  Đề nghị sớm có quy định cụ thể bảo vệ người tố cáo (TP).

-– Thủ Thiêm: Ném bom xăng chống cướp đất, một phụ nữ bị CA bắt (DLB).

Bài hay về Gene Sharp (lý thuyết gia của "cách mạng màu"): The Quiet American (NYT 3-9-12)

September 3, 2012

On a quiet street in an unfashionable East Boston neighborhood not far from Logan Airport lives an 84-year-old man whom dictators around the world fear and despise. On the morning I go to meet Gene Sharp, the taxi driver cannot even find his house, and there is no sign on the door to mark the building as headquarters of the Albert Einstein Institution, the nonprofit organization he founded in 1983. When I arrive, Jamila Raqib, the institution’s executive director, answers the door dressed in jeans and a T-shirt. “We want to be low-key,” she says. “And keep it that way.”

Sharp, a former University of Massachusetts professor who has written 11 books, is widely regarded as the godfather of nonviolent revolution. His 93-page book, “From Dictatorship to Democracy,” is available on the Internet in 24 languages and was as influential to would-be revolutionaries during last year’s Arab Spring as any other text. His work was reportedly taught in training workshops for Egyptian revolutionaries long before the events in Tahrir Square. And it has been used by activists in Zimbabwe, Estonia, Serbia, Vietnam, Burma and Lithuania. Officials in Damascus and Iran have accused him of being a C.I.A. agent.

Sharp isn’t in direct contact with the activists who protested in Tahrir Square, or in Homs, or in Tunis. He watched the Egyptian revolution on TV like the rest of us. He is reluctant to take credit and insists that it is the people, not him, who influenced their own revolutions.

Unlike Gandhi or Martin Luther King Jr., whom Sharp admired (Coretta Scott King wrote an introduction to one of Sharp’s books), he is not a practitioner of nonviolent movements but rather a theorist of power. People assume positions of power, he asserts, not by some intrinsic individual strength but solely by the populace who puts them there. When enough people withdraw their support of a repressive regime for long enough, it topples. His work is not based on religious belief or higher moral principles of peaceful human coexistence but rather is starkly pragmatic: his seminal 1973 trilogy, “The Politics of Nonviolent Action,” lays out 198 methods of resistance that do not kill or destroy, including “sick-ins,” mock elections and the refusal to use government currency. He writes that “exhortations in favor of love and nonviolence have made little or no contribution to ending war and major political violence. It seemed to me that only adoption of a substitute type of sanction and struggle . . . could possibly lead to a major reduction of political violence.” Violence, Sharp says, is “your enemy’s best weapon.” Dictators will only try to crush rebellions.

Sharp is part of a tradition of academics whose work finds expression among political interventionists outside the academy — think of Noam Chomsky’s writing on United States foreign policy or Cornel West’s work on racial inequality. But Sharp himself will not presume to know which countries need reform. “I don’t talk about what needs changing or where,” he says quietly in his soft Midwestern voice. “It’s up to the people themselves to decide to change.”

Sharp’s modesty can at times seem at odds with his stature. His office is tiny and cluttered and dusty, full of boxes left unpacked from the day he moved to it in 2004. “I’m sorry for the mess,” he says at one point, pointing to the boxes and piles of books. When he remarks that he still can’t find his Oxford English Dictionary, I tell him it’s available online and he looks bemused. Sharp’s office is not a tech-enabled zone. There is a sign hanging on the wall — written by Raqib, who has been with him for 10 years — instructing him how to send an e-mail. “To open a blank file. . . . ” He does not use Facebook or Twitter or even read his organization’s Web site. The Albert Einstein Institution consists of him, Raqib and an assistant she found working at a coffee shop around the corner. Sharp’s only sanctuary away from his work is his orchid room, which visitors are not invited to visit.

But to listen to those whom Sharp has inspired is to understand his place among the great teachers of peaceful resistance. “If there is one powerful message to send to the world — that nonviolent social change is the way to change it for the better — then there is nobody else who deserves the Nobel Peace Prize more than Gene,” says Srdja Popovic, a young Serb who first encountered Sharp’s work during the revolt against Slobodan Milosevic in 2000, and who now runs the Center for Applied Nonviolent Action and Strategies in Belgrade. Popovic calls Sharp “the Master” and uses his theories while teaching activists around the world, including those in Syria, Iran and the Maldives. (In Sharp’s office hangs a poster that reads, “GOTOV JE!” — “He’s finished!” — the rallying cry that Popovic and his comrades sent to thousands of cellphones during their first attempt at overthrowing the Serbian dictator.)

And according to Dr. Mary Elizabeth King, a professor of peace and conflict studies at the University for Peace, an affiliate of the United Nations, “Gene has, in my opinion, probably done more for building peace than any person alive. Because without broader knowledge of how to fight for social change and justice without violence, it is unlikely that more peaceable societies will evolve. Postconflict societies need Gene’s writings to help prevent a relapse into civil war.”

Sharp is uncomfortable talking about himself, and he shifts in his chair when I ask him about his early years. He was raised by a Protestant clergyman who moved the family around a lot before settling in Columbus, Ohio, when Sharp was 15. “My childhood was not important,” he says, adding that he was aware of racial inequality and participated in a luncheonette sit-in. “I knew there was a war and a Nazi system,” he says. “That, and the atomic bomb influenced me, I suppose. And later, as an undergraduate, Gandhi.”

He received his master’s degree from Ohio State University in 1951. By 1953, he was in New York, first in Harlem, then Brooklyn. He was employed as an elevator operator and a guide for a blind social worker for a while. “I wasn’t interested in having a real job,” he says. “I wanted subway fare and food and to research Gandhi.” He wrote to Albert Einstein, at Princeton, and asked if he would contribute an introduction to the book. To Sharp’s shock, he agreed.

When the Korean War broke out, Sharp, then 25, took a stance of civil disobedience and conscientious objection to the draft and was given a prison sentence of two years. He was transferred from the detention center on West Street in New York to the Federal Correctional Institution in Danbury, Conn. Sharp says he could have gotten 14 years but served only “9 months and 10 days.”

“The first six months weren’t bad,” he recalls. “After that, the constant regimentation was hard. I could read books but I could not do any research.”

After his release in 1954, Sharp worked for A. J. Muste, whom he calls “the most famous American pacifist.” Then he took off for Europe: in England he worked for Peace News, writing articles about the Suez crisis and the British invasion of Egypt. In Norway, he worked for Arne Naess, a professor at the University of Oslo and a Gandhi devotee.

Sharp’s years in Norway had a profound influence on him. The Norwegian resistance movement against fascism and the pro-Nazi regime of Vidkun Quisling used civil disobedience, among other forms of nonviolent resistance, in their educational system. Teachers taught against the fascist system in schools and distributed illegal newspapers while maintaining social distance from German soldiers.

“There were other methods, such as wearing a potato or a toothpick on their clothes, to protest the occupation,” Sharp says. (Much later, the Serbs would use street theater as a method of bringing down Milosevic — for instance, creating an effigy of the dictator’s head and allowing people to bash it with a bat as a game, then running away when the police arrived.) Sharp stayed in Norway for two and a half years and lived for a time with a family who had a history of resistance.

“Everyone always talks about the boys in the mountains fighting against the Nazis,” he says, “but what interested me was the teachers, the clergy and the labor movement. Those were the real resisters.” From Norway, he went to Oxford, eventually making his way — living from one grant or teaching job to another — to a professorship at the University of Massachusetts at Dartmouth.

When Sharp gave a lecture at Harvard in 1988, Retired Colonel Robert Helvey was a senior Army fellow at the university’s Center for International Affairs. On his first day, Helvey saw a notice by the elevator announcing a nonviolent sanctions seminar. He had nothing else to do that afternoon, so he slipped into the classroom just as Sharp was beginning to lecture. “He did not seem to care about his clothing,” Helvey says of his first impression of Sharp. “I saw similar styles at the local Goodwill.” But what the professor did care about, Helvey recalls, was the truth. “He was obviously careful about his words, precise, and clearly a cut above the egocentric image of some Ivy League professors.” Helvey emerged from the lecture with an entirely new frame of reference as a soldier, something he has held tight ever since.

“I think Gene’s work has changed how we think about conflict resolution,” Helvey says. “There are options other than massive bloodshed and destruction to bring political change.” He continues, “We now have an alternative to war as a means for people to liberate themselves from tyranny, to deter would-be tyrants and lesser authoritarian rulers.” Helvey, who helped the Serbian democracy movement overthrow Milosevic, adds, “Gene is a deep thinker. He has a quest to bring truth to our society.”

Sharp lives mostly in the world of books, but he has not always stayed behind his desk. In 1989, he went to Tiananmen Square during the uprising and talked to protesters. In the 1990s he sneaked into rebel camps in Burma.

Where, I ask him, do people find the courage to fight against dictators? He thinks hard.

“I honestly don’t know,” he admits. “I never studied it.” They would not think of their actions as fearless, he says, “it becomes second nature to them. What matters is that they can. And they do it.”

As Sharp talks, I think about all the activists in Syria today who work underground, communicating via Skype or encrypted e-mails to protest the regime. If they are caught, they will be tortured and sent to prison. (Even peaceful protesters are sent to jail, without their families being notified, for up to 45 days; there are currently 35,000 people in detention in Syria, according to recent human rights reports.)

“But people continue,” he says, “because it works. When you start withdrawing your cooperation, the regime won’t like it. They will start beating, torturing, stopping you. They will instill fear. But if you are not afraid” — here he pauses and thinks — “then the reason for fear does not exist.”

Sharp emphasizes in all his work the need for preparation and care, and he says that not all nonviolent movements work. Occupy Wall Street did not have a plan, he says, which was its downfall. “It’s well intentioned,” he says, “but occupying a small park in downtown New York is pure symbolism. It doesn’t change the distribution of wealth.”

Above all, Sharp’s work preaches a stern methodology. One cannot enter into a revolution without thinking it out, without planning, without being strategic. The Egyptians, in many ways, were successful, he says, because they planned ahead of time how to get rid of Mubarak. The Tunisians used the Internet for years to circumvent Ben Ali. Sharp recently wrote a letter to Syrian activists saying, “Think carefully of what activities will harm your cause.”

When I leave his office after several hours, I am touched by Sharp’s quiet heroism, his tireless research that earns him little financial reward or public attention. As Popovic says, “Persistent work, which Gene has committed his life to, was for decades underestimated by academia, misunderstood by decision makers and openly attacked by dictators. This is why I am so happy that nonviolent struggle and people-power are just getting their full affirmation.” Popovic calls 2011 “the worst year for bad guys ever.”

So what is the legacy of Sharp? Helvey says it is simple.

“One no longer needs bombs, missiles and combat forces to neutralize a regime’s very sources of power,” he says. “Gene does not say it is an easy option, but there is a way and it can and has been done. I foresee the day that governments will examine nonviolent conflict options prior to making decisions to pursue or protect important and vital interests.”

As I leave, I wonder aloud why Sharp is not working with a huge stipend in a sleek office a few miles away in Harvard Yard. He explains that financing is hard to come by — one reason he moved to East Boston a few years ago. “We had no money,” he says. “A staff of two, boxes in the basement, boxes on the second floor, no one to help” — he reaches down to pet his dog — “and Sally was no help at all.”

This article has been revised to reflect the following correction:

Correction: September 9, 2012

 

An article this weekend on Page 102 about the American intellectual Gene Sharp refers incorrectly to his work on a master’s degree. He received his master’s at Ohio State University in 1951; he was not working on his master’s thesis in New York in 1953. And because of an editing error, the article also misstates, at one point, part of the name of a nonprofit organization he founded. As the article correctly notes elsewhere, it is the Albert Einstein Institution, not Alfred Einstein Institution.


Marx ơi, hãy trở lại! Come back, Marx, all is forgiven (London Sunday Times 9-9-12) -- "With capitalism in crisis, bankers and policy-makers are turning to some surprising and conflicting thinkers to help solve it". Xin lỗi, bài chỉ cho subscribers.

 
Những người Myanmar lưu vong hồi hương! The exiles return (FP 8-9-12) -- WOW!  Có ganh tị với họ không?

Tổng số lượt xem trang