Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Dừng dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Vietstudies: Báo Tuồi Trẻ đăng bức ảnh này (Dũng & Dũng) lên đầu trang-(Dừng dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong) (đã không còn thấy?)

-- Vì sao dừng dự án cảng Vân Phong?07:51 ngày 10.09.2012
SGTT.VN - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý dừng thực hiện dự án cảng quốc tế Vân Phong, theo đề nghị của bộ GTVT. Như vậy, sau gần ba năm được Vinalines khởi công rầm rộ, dự án này lại tiếp tục “long đong”.
Hiện nay, tại hiện trường dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà), hàng trăm cọc thép đóng dở đã gỉ sét cùng các hạng mục trị giá hàng trăm tỉ đồng khác đang bị lãng phí. Ngược thời gian, tháng 10.2009, Vinalines khởi công dự án giai đoạn khởi động với tổng mức đầu tư gần 6.000 tỉ đồng, dự kiến có thể tiếp nhận tàu container có sức chở 9.000 TEU và hoàn thành hai năm sau đó. Tuy nhiên, sau khi Vinalines tạm ứng 146 tỉ đồng cho công ty SK Engineering & construction (Hàn Quốc), trong liên danh với tổng công ty Xây dựng đường thuỷ Việt Nam (Vinawaco) thầu thi công hai cầu cảng đầu tiên, nhập về 544 cọc thép không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật (chỉ đóng được 114/1.729 cọc, chiếm 6% số cọc) thì dự án tạm dừng từ tháng 6.2010 để khảo sát lại địa chất. Đến tháng 10.2011, Vinalines chính thức tạm dừng thi công dự án này.

Sự chậm trễ cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, theo một số ý kiến, là do Vinalines khi lập dự án đã thiếu sự khảo sát địa chất, tầm nhìn hạn chế và cả yếu về nguồn lực tài chính. Điển hình là bất chấp ý kiến phản biện của các chuyên gia cảng biển, Vinalines vẫn thiết kế cảng đón tàu 6.000 – 9.000 TEU, để rồi thời gian ngắn sau đó phải điều chỉnh lên 12.000 – 15.000 TEU. Số vốn đầu tư ngày càng chất chồng: từ mức được phê duyệt trong năm 2007 là hơn 3.000 tỉ đồng lên 6.000 tỉ đồng khi khởi công tháng 10.2009, và dự kiến thêm ít nhất 3.000 tỉ đồng lên hơn 9.000 tỉ đồng cho dự án này.
Tháng 10.2009, Vinalines đã tổ chức khởi công dự án trên khi chưa có tổ chức tài chính nào bảo đảm vốn đầu tư cho dự án. Theo quy định, lễ khởi công chỉ được phép tiêu tối đa 50 triệu đồng, song Vinalines đã “phóng tay” chi 4,144 tỉ đồng để tổ chức sự kiện này.
Theo tính toán của các chuyên gia, việc cảng chậm tiến độ gây thiệt hại nặng. Trong đó, chỉ riêng việc không khai thác được hàng trung chuyển, hàng hoá phải trung chuyển qua cảng nước ngoài đã làm thiệt hại mỗi năm hơn 100 triệu USD. Ông Hoàng Đình Phi, phó ban quản lý khu kinh tế Vân Phong, cho rằng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đặc biệt quan trọng, có vai trò chủ đạo để hình thành và phát triển khu kinh tế Vân Phong. Do đó, dự án này chậm tiến độ khiến chủ đầu tư của các dự án khác rất dè dặt trong việc đầu tư vào khu kinh tế này.

Tại buổi làm việc với bộ Giao thông vận tải tại thành phố Nha Trang mới đây, ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, cho biết tỉnh rất bức xúc về việc cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong chậm tiến độ. Cũng tại buổi làm việc này, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng mong lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà “thông cảm” và khẳng định Vinalines không có khả năng để đầu tư dự án lớn như cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cục Hàng hải Việt Nam xây dựng phương án huy động các nguồn vốn đầu tư, chủ động kêu gọi nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng.

LÊ ANH

- Võ Văn Tạo: Dự án cảng Vân Phong của Vinalines-Cái chết được báo trước (Ba Sàm).

Võ Văn Tạo


Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) được giới chuyên gia kinh tế và hàng hải đánh giá có lợi thế hiếm có để xây dựng cảng nước sâu (22-30m), không bị bồi lấp, gần trục hàng hải Đông Tây, thuận lợi cho việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế như Singapore. Thậm chí, nếu kế hoạch đào kênh Kra ở miền Nam Thái Lan được triển khai, tàu bè sẽ chọn vào Vân Phong để trung chuyển hàng, không phải đi vòng xuống phía Nam để qua Singapore (vừa tốn kém, vừa nguy hiểm do nạn cướp biển).

Vì vậy, ngành hàng hải VN đã nghiên cứu xây dựng ở vịnh Vân Phong cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (CTCQTVP). Trong quy hoạch hệ thống cảng biển VN đến 2020, Vân Phong là CTCQT duy nhất của VN. Quy hoạch này đã được các bộ ngành thống nhất, Chính phủ đã phê duyệt cách nay hơn chục năm. Nếu cảng này thành công, sẽ mang lại nguồn lợi lớn, tạo bước bứt phá về kinh tế cho VN.

Sau nhiều chậm trễ không đáng có, theo kế hoạch, ngày 25-1-2008, khởi công CTCQTVP. Bỗng ngày 15-1-2008, VPCP có công văn thông báo ý kiến Thủ tướng, yêu cầu “dừng khởi công Dự án CTCQTVP để làm rõ một số vấn đề có liên quan“.



Sự kiện bất thường này lập tức thu hút báo chí. Qua tìm hiểu, báo giới biết nguyên nhân của “trục trặc” này là Posco – Hàn Quốc (tập đoàn thép lớn thứ 3 thế giới) muốn “nẫng tay trên” vịnh nước sâu Vân Phong. Trước đó, đã có 2 vị Tổng bí thư, 2 vị Thủ tướng VN sang Hàn, thăm Posco (lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi vào công cán Khánh Hòa). Khi Thủ tướng Phan Văn Khải còn tại vị, Khánh Hòa là “lãnh địa” của bà Tư Hường (Cty Hoàn Cầu). Lúc ông Khải gần hết nhiệm kỳ, bà Hường “rủ” bà Hai Tâm (chị ruột phó thủ tướng NT Dũng) từ SG ra Khánh Hòa “lập nghiệp”. Ban đầu 2 bà làm ăn chung. Sau đó, 2 con hổ cái giành ăn, cắn nhau chí tử, tố cáo nhau lên cả Bộ Chính trị. Khánh Hòa nghiêng phía bà Hường – ông Khải. Phó thủ tướng Dũng giận Khánh Hòa từ đó. Ông Dũng lên Thủ tướng, Khánh Hòa nhiều lần mời vào thăm, ông không vào.

Cuối 2007, nhân kỳ họp trung ương, Bí thư Khánh Hòa Nguyễn Văn Tự ngỏ ý mời cơm Thủ tướng để làm hòa. Nhân bữa cơm “thân mật”, ông Dũng gợi ý Posco muốn làm tổ hợp sản xuất thép và nhiệt điện cực lớn ở Vân Phong. Ông Tự oke cái rụp, vừa đẹp lòng ông Dũng, vừa mơ có thêm nhà đầu tư làm dự án, cung phụng lãnh đạo tỉnh như nhà máy Hyundai – Vinashin vẫn cung phụng. Kế hoạch hất cẳng CTCQTVP ra khỏi vịnh nước sâu độc nhất vô nhị của VN khởi sự sau bữa cơm ấy, bất chấp nhiều bộ, ngành (Xây Dựng, TNMT…) không đồng tình, do quan ngại phá vỡ quy hoạch đã có và tác động xấu đến môi trường lý tưởng ở Vân Phong. Posco liên tiếp mời hàng chục đoàn ở trung ương và Khánh Hòa sàng Hàn “tham quan”, tặng quà…

Một chiến dịch báo chí phản biện đòi Posco “cuốn gói” được một số nhà báo ở Khánh Hòa khởi sự. Có nhà báo kêu gọi đồng nghiệp cả nước vào cuộc. Các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Nông Thôn Ngày Nay, Tiền Phong, Vietnamnet, Sài Gòn GP, Kinh Tế SG, Nhân Dân, Lao Động, VTV… lần lượt nhập cuộc. Hàng chục chuyên gia, nhà quản lý tên tuổi trong và ngoài nước lên tiếng. Riêng Tuổi Trẻ “chơi” loạt “đại bác” 10 bài, kết thúc bằng bài “Của để dành cho con cháu chúng ta” của Võ Văn Kiệt.

Ròng rã nhiều tháng, hàng trăm bài báo cùng ủng hộ cảng, phản đối thép. Một số cựu quan chức hàng hải như tiến sĩ Chu Quang Thứ – quyền Cục trưởng HH, kỹ sư Doãn Mạnh Dũng – Trưởng ban hạ tầng cơ sở cảng biển Cục HH, đương kim Trưởng ban hạ tầng cơ sở cảng biển Dương Tiến Dũng cũng quyết liệt bảo vệ cảng. Hàng chục bài báo được đặt lên bàn Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang (vốn là Trưởng Ban kinh tế TW), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng trực tiếp báo cáo với các vị Trương Tấn Sang, Đỗ Mười.



Rốt cuộc, Posco phải cuốn gói.

Nhưng đáng buồn thay, dự án tầm quốc gia hết sức quan trọng này lại được Chính phủ giao cho “con tàu rách nát sắp chìm” Vinalines làm chủ đầu tư.



Sáng 31-10-2009, lễ khởi công giai đoạn khởi động CTCQTVP được tổ chức hoành tráng tại Vân Phong, với sự tham gia của Thủ tướng NT Dũng, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng, cùng đông đảo lãnh đạo quan chức bộ ngành, địa phương… Đêm hôm trước (30-10-2009), tại khách sạn Yasaka – Sài Gòn – Nha Trang, nhóm 5 người tâm huyết với CTCQTVP trầm ngâm nhấp rượu than vãn: “Giao cho ai chẳng giao, lại giao vào tay Dương Chí Dũng (Vinalines) bất tài, đang khánh kiệt. Làm ăn kiểu này thì Vân Phong mãi mãi vẫn là tiềm năng”.

Tâm trạng ấy hôm nay đã được minh chứng. Vinalines chìm nghỉm, Dương Chí Dũng truy nã lao lý, CTCQTVP “trôi” về đâu?

V.V.T.

Ảnh: Ông Dương Chí Dũng (bên phải Thủ tướng) trong buổi khởi công Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (ảnh V.Tạo).

 - Dừng đầu tư cảng Vân Phong giai đoạn khởi động của Vinalines: Cơ hội cho nhà đầu tư có năng lực (TT).


Dừng dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong TTO - Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý dừng thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa) giai đoạn khởi động theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.

Đó là nội dung chính của công văn hỏa tốc do Văn phòng Chính phủ thông báo cho Bộ GTVT.
Dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa) do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) làm chủ đầu tư, đã khởi công xây dựng cách đây gần 3 năm (vào ngày 31-10-2009) nhưng sau đó chỉ thi công ì ạch, đóng được 114 chiếc cọc trong vịnh Vân Phong rồi “bất động” cho đến nay.
Cũng theo thông báo trên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ GTVT chỉ đạo, hướng dẫn Vinalines thực hiện dừng dự án theo quy định của pháp luật; chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng phương án huy động các nguồn vốn đầu tư, chủ động kêu gọi nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong dưới các hình thức hợp lý, để triển khai dự án theo quyết định đã phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, tại bán đảo Hòn Gốm nằm trong vịnh Vân Phong đã được Bộ GTVT phê duyệt và giao cho Vinalines làm chủ đầu tư.
Tổng vốn đầu tư được phê duyệt ban đầu (năm 2007) chỉ 1.073 tỉ đồng nhưng sau đó chủ đầu tư liên tục điều chỉnh và được phê duyệt tăng lên qua các năm. Đến ngày khởi công (31-10-2009), tổng vốn đầu tư cho dự án được Vinalines công bố đã lên tới gần 6.178 tỉ đồng.
Dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong giai đoạn khởi động được dự kiến hoàn thành vào tháng 10-2011. Thế nhưng, theo báo cáo của đơn vị giám sát dự án, sau khi Vinalines đã tạm ứng 146 tỉ đồng cho Công ty SK Engineering & construction (Hàn Quốc), trong liên danh với Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco, Việt Nam) thầu thi công xây dựng hai cầu cảng đầu tiên, nhập về 544 cọc thép không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và chỉ đóng được 114/1.729 cọc thì dự án “đứng bánh” luôn từ tháng 6-2010 cho đến nay.

-Dừng dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (08/09)
-Vinalines bị dừng xây dựng dự án cảng biển Vân Phong

 - Dừng Dự án cảng biển Vân Phong của Vinalines (DT). Dừng dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong Vietnam Plus -Văn Phòng Thủ tướng Chính phủ vừa có công văn số 6881/VPCP-KTN, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, yêu cầu dừng thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn khởi động) do Tổng công ty Hàng hải Việt ...
Dừng dự án cảng Vân Phong của VinalinesNhân Dân
Dừng Dự án cảng biển Vân Phong của VinalinesDân Trí

-  Dừng dự án cảng Vân Phong của Vinalines (TN).
-  Việt Nam : Không vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu (RFI).  -  Việt Nam bác bỏ tin nhờ IMF giúp giải quyết nợ xấu ngân hàng (VOA).
-  Chốt phiên cuối tuần, vàng lên 46,25 triệu đồng/lượng (PLTP).  - Nhận định TTCK tuần từ 10-14/9 (DNSG).
- Tăng quản lý nhà nước hoạt động tạm nhập tái xuất (TTXVN).
- “Bẫy” căn hộ giảm giá (NLĐ).
-  Beeline – Sau con ong con gà là con gì? (LĐ).
- Tôm Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống phá giá 1,25% (DNSG).
- Trung Quốc thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (TBKTSG).
- Những thương vụ mua bán bản quyền giống lúa bạc tỉ (VietQ).
-  Hàng ngàn tấn bắp sú ế ẩm (TN).
- Thương lái nước ngoài tại Việt Nam hoạt động phức tạp (TBKTSG).  - Bến Tre: Ngành thạch dừa lao đao vì thương lái Trung Quốc (CATP).
-“Bác“ tin bị bắt, CT Techcombank xuất hiện tại Phủ Chủ tịch
--Quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga đi vào chiều sâu
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 20, ngày 8/9, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Châu Á - Thái Bình Dương cần tăng cường hợp tác kinh tế
TT - Tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế khu vực là chìa khóa để duy trì đà tăng trưởng của các thành viên APEC và sự năng động kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đó là khẳng định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hội nghị APEC ở ...
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Nga PutinVNExpress
Nhật, Singapore kêu gọi giải quyết tranh chấp biển ĐôngThanh Niên
Các nhà lãnh đạo APEC gặp nhau tại NgaVOA Tiếng Việt
TRUNG HOA VẪN ỔN(BS HỒ HẢI)-- Những ông chủ Trung Quốc ở châu Phi: Ván bài dầu khí Angola (NLĐ).

Người Trung Quốc giờ đây có nhu cầu vàng nhiều hơn như một công cụ phòng ngừa lạm phát và chống lại khủng hoảng kinh tế...-  Tăng trưởng kinh tế chậm của Trung Quốc dẫn đến đầu tư của các nước APEC (VOA).
Hy Lạp còn trụ lại Eurozone nếu thực hiện cải cách (ND).


Tổng số lượt xem trang