Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc”: SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 3: KẺ THÙ CỦA HAI BÀ TRƯNG LÀ KẺ THÙ NÀO?

-Về lời biện minh của GS Nguyễn Minh Thuyết: “Thưa rằng nói nữa là sai...” (viet-studies 9-9-12) -- Ý kiến của Nguyễn Trọng Bình

Việc sai sót trong việc soạn sách Tiếng Việt lớp 3 mà Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đứng tên chủ biên được một phụ huynh học sinh phát hiện và chỉ ra trong bài viết “Hai bà Trưng đánh giặc nào” là điều đã quá rõ ràng!
          Thật ra, vấn đề này cũng không có gì đáng phải ầm ĩ nếu như GSTS Nguyễn Minh Thuyết chân thành tiếp thu trên tinh thần khoa học và dân chủ xem như đó là “phản biện” cần thiết. Tuy vậy, rất tiếc một người vốn nổi tiếng trong việc “chất vấn” và “phản biện” nhiều vấn đề của đất nước khi còn là Đại biểu Quốc hội được đông đảo nhân dân mến mộ (trong đó có tôi) như GSTS Nguyễn Minh Thuyết không hiểu sao lại không thừa nhận những sai sót trên lại đi biện minh một cách lúng túng và nhất là nhiều lần đánh tráo khái niệm làm lạc hướng dư luận; làm cho vấn đề ngày một có nguy cơ bị đẩy đi quá xa!?

Mới đây nhất, trong bài trả lời phỏng vấn trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, khi phóng viên hỏi: Vậy GS giải thích thế nào về chi tiết không nhắc tên giặc Hán trong bài tập đọc ấy?”  “Có nghĩa là GS vẫn bảo lưu quan điểm không đưa cụm từ “đánh giặc Hán” vào bài này?” , GS Thuyết vẫn khẳng quyết một cách cố chấp rằng: “Quan điểm của tôi là giữ nguyên nội dung như hiện nay. Tôi xin nhắc lại, đây không phải bài học lịch sử. Dạy học cũng như đá bóng, có phối hợp và phân công, có các lớp bọc lót cho nhau”.[1]
Thật không thể tin nổi khi GS Nguyễn Minh Thuyết lại dùng “thao tác so sánh” nhằm biện minh cho lập luận của mình: “Dạy học cũng như đá bóng, có phối hợp và phân công, có các lớp bọc lót cho nhau”. Xin hỏiGSTS Nguyễn Minh Thuyết, ông đang đùa với nhân dân đấy à? Thưa ông, bản chất của việc dạy học nhất định không thể và không bao giờ giống như đá bóng – cái trò chơi ú tim kia được đâu! Vì sao? Vì bóng đá mà phòng thủ sơ hở, bọc lót yếu kém thì lập tức bị đối phương sút tung lưới ngay ông ạ! Cho nên, dạy học (hay soạn sách giáo khoa) nhất định và dứt khoát phải làm sao hạn chế đến mức thấp nhất những “sơ hở” để không phải mất thời gian và công sức sau này “phân công” và “bọc lót” này nọ nữa, thưa Giáo sư!
Ông cứ lại chống chế: “Nếu đây là bài học trong sách Lịch sử dạy về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu rõ hoàn cảnh bị nhà Hán đô hộ thì rõ ràng là một thiếu sót quá lớn, nhưng đây chỉ là bài tập đọc trong sách Tiếng Việt, nhằm rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ. Vì thế, tôi đã cân nhắc và để câu đầu là: “Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ”.[2]
Cứ tạm chấp nhận lập luận này của Giáo sư đi; tuy nhiên xin hỏi Giáo sư nếu chúng ta thay thế hai từ“ngoại xâm” bằng “giặc Hán” trong câu “Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ”  ông và các đồng nghiệp nhiều lần “cân nhắc” khi đưa vào sách giáo khoa thì có gì là dài dòng hay gây khó khăn cho các em học sinh không? Cụ thể như thế này: “Thuở xưa, nước ta bị giặc Hán đô hộ”.
Viết như vầy (ít hơn câu trong sách giáo khoa mà giáo sư chủ biên một từ) và trong lúc dạy giáo viên giảng cho các em học sinh trong khoảng 30 giây rằng “giặc Hán là tên gọi thời xưa nhằm chỉ bọn giặc Tàu hay Trung quốc” thì có gì là khó khăn không thưa Giáo sư? Và giáo viên giải thích hai từ “giặc Hán” như thế này còn khỏe hơn nhiều (vừa rõ ràng vừa cụ thể hơn) nếu so với việc giải thích từ Hán Việt “ngoại xâm” cho các em học sinh lớp 3 nữa!
***
Tóm lại, sự việc lẽ ra chỉ có bấy nhiêu thôi! Lẽ ra, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nên dũng cảm thừa nhận sai sót, tìm cách đề nghị Bộ Giáo dục sửa chữa cho những làn tái bản sách giáo khoa sau này là xong; không cần phải tranh cãi, biện minh này nọ cho rùm beng lên. Không cần phải đánh lạc hướng dư luận khi hùng hồn bảo rằng mình “không việc gì phải sợ Trung Quốc” cho vấn đề thêm phần phức tạp và nghiêm trọng thêm. Nếu bình tĩnh ngẫm nghĩ sẽ thấy, suy cho cùng phụ huynh học sinh có thắc mắc về thiếu sót trong sách giáo khoa như thế, về sâu xa họ cũng xuất phát từ “tinh thần dân tộc”, xuất phát từ chuyện “không việc gì phải sợ Trung Quốc” như giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói thôi. Và họ có quyền yêu cầu “những người có trách nhiệm” trong ngành giáo dục (cụ thể ở đây là những người chịu trách nhiệm trong việc biên soạn sách giáo khoa) phải dạy thật kỹ những vấn đề liên quan đến lịch sử chống giặc ngoại xâm (nhất là giặc Tàu trong suốt 1000 năm dân tộc ta bị đô hộ) cho con em họ! Điều này là hoàn toàn chính đáng và cần được tôn trọng.
Ngoài ra, nếu Giáo sư đã “vui tính” ví von “dạy học như đá bóng” cần có sự “phân công”, “bọc lót”này nọ thì đây chính là sự “bọc lót” cẩn thận nhất rồi còn gì! Vì tuy đây là bài học về tiếng Việt không phải là“bài học về lịch sử” (như Giáo sư nhiều lần khẳng định) nhưng lấy tiếng Việt “bọc lót” cho lịch sử như thế này là một ý tưởng quá hay, quá độc đáo rồi, sao Giáo sư cứ cố chấp và không chịu tiếp thu?
------------------
Chú thích:
(*) Thơ Bùi Giáng: “Thưa rằng nói nữa là sai. Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào!”
[1], [2] “Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không việc gì phải sợ Trung Quốc” – Báo Giáo Dục Việt Nam.(giaoduc.net.vn)
-----------------------------
Cần Thơ, 9/8/2012

-Sao không gọi giặc lạ, cho quen? vnn Không khó lý giải nỗi bức xúc này, vì nó xới lại một vấn đề lịch sử, nhưng thực chất đang trở thành thời sự. - Chuyên gia GD “nể” nhau, SGK mắc nhiều lỗi (VietQ).

- Rộng cửa cho dân giám sát chất lượng giáo dục (ĐĐK).
-.-GS Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc”(GDVN) - "Tôi là con dân đất Việt, tự hào về khí phách của Hai Bà và đã chọn truyện Hai Bà Trưng để mở đầu chủ điểm 'Bảo vệ Tổ quốc'. Tôi chẳng việc gì phải e sợ ai, chẳng e sợ thể lực nào... Trung Quốc thì càng không có gì phải sợ".

LTS: Sau khi thông tin về sách Tiếng Việt 3 (tập 2) có bài tập đọc kể chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc, nhưng không nói rõ giặc nào, nhiều độc giả gửi thư về Báo Giáo dục Việt Nam chia sẻ quan điểm, trong đó có những ý kiến cho rằng “tác giả sợ thế lực Trung Quốc”. Để làm sáng tỏ vấn đề này, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với GS Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên của cuốn sách.

- Thưa GS Nguyễn Minh Thuyết, nội dung câu chuyện về Hai Bà Trưng đánh giặc trong sách Tiếng Việt lớp 3 đã được giữ như vậy nhiều năm qua, nhưng cho tới giờ lại có ý kiến cho rằng “không nói rõ đánh giặc nào là một thiếu sót”, mà phải chăng vì tác giả e sợ điều gì đó?


GS Nguyễn Minh Thuyết: Năm 2001, tôi bắt đầu tham gia bộ sách Tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học cùng với các đồng nghiệp. Sau đó, sách được dạy thử nghiệm 3 năm, cho tới năm 2004 sách lớp 3 mới được triển khai dạy trên toàn quốc.

Xét về yếu tố lịch sử, vào thời điểm chúng tôi hoàn thành cuốn sách, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không có gì căng thẳng tới mức phải e dè. Hơn nữa, chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc là giá trị lịch sử từ hàng nghìn đời trước. Tôi là con dân đất Việt, tự hào về khí phách của Hai Bà và đã chọn truyện Hai Bà Trưng để mở đầu chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc”. Tôi chẳng việc gì phải e sợ ai, chẳng e sợ thể lực nào.

Khi chúng tôi viết sách, không có ai yêu cầu tôi phải tránh né Trung Quốc, mà nếu có yêu cầu như vậy thì tôi cũng chẳng nghe. Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc. Trên thực tế, ngay sau bài tập đọc Hai Bà Trưng có hàng loạt bài chính tả, bài tập nói chuyện đánh giặc Nguyên, giặc Minh.


Nội dung câu chuyện về Hai Bà Trưng đánh giặc trong sách Tiếng Việt lớp 3

- Vậy GS giải thích thế nào về chi tiết không nhắc tên giặc Hán trong bài tập đọc ấy?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Từ một truyện dài tới 33 trang của tác giả Văn Lang, tôi phải co lại chỉ còn khoảng 250 chữ để dạy trong 1,5 tiết, vì yêu cầu đặt ra với sách tiếng Việt lớp 3 là vậy. Trong không gian ngôn ngữ ngắn ngủi như vậy, lại phải giữ được giọng văn của tác giả, đó chính là cái khó. Điều này thì các thầy cô giáo từng tham gia biên soạn sách giáo khoa sẽ thấu hiểu.

Học sinh lớp 3 chưa học lịch sử. Cho tới lớp 4, học sinh được học lịch sử và sách viết rất rõ: “Đầu thế kỷ thứ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ…”.

Nếu đây là bài học trong sách Lịch sử dạy về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu rõ hoàn cảnh bị nhà Hán đô hộ thì rõ ràng là một thiếu sót quá lớn, nhưng đây chỉ là bài tập đọc trong sách Tiếng Việt, nhằm rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ. Vì thế, tôi đã cân nhắc và để câu đầu là: “Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ”. Cũng không nói rõ thời điểm xảy ra sự kiện này vào năm nào, thế kỷ thứ mấy, và cũng không có chữ “công nguyên”… vì học sinh lớp 3 chưa hiểu được những điều ấy. Kể cả có thực hiện yêu cầu tích hợp thì cũng chỉ có thể thực hiện được ở một mức độ nhất định thôi, nhằm tránh quá tải cho trẻ.

Thêm một điểm nữa cần lưu ý là bài tập đọc (khác với các bài tập chính tả, từ ngữ, ngữ pháp) phải giải thích những từ ngữ khó và kiến thức mới. Không thể dồn ép quá nhiều kiến thức vào một bài được. Dung lượng bài và các câu hỏi rất vừa phải, nhẹ nhàng. Thí dụ, với bài dạy 1 tiết ở sách Tiếng Việt lớp 3 thì chúng tôi chỉ cấu tạo bài tập đọc trên dưới 150 chữ, và bài ấy không được phép vượt quá 3 câu hỏi; còn với bài 2 tiết thì không được quá 250 chữ, và không được vượt quá 4 câu hỏi (mỗi câu hỏi chỉ trên dưới 10 chữ).


GS Nguyễn Minh Thuyết: Viết sách giáo khoa như làm dâu trăm họ.

- Có nghĩa là GS vẫn bảo lưu quan điểm không đưa cụm từ “đánh giặc Hán” vào bài này?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Quan điểm của tôi là giữ nguyên nội dung như hiện nay. Tôi xin nhắc lại, đây không phải bài học lịch sử. Dạy học cũng như đá bóng, có phối hợp và phân công, có các lớp bọc lót cho nhau. Chỉ 6 tháng sau bài tập đọc này học sinh đã học về khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sách Lịch sử lớp 4. Những câu chuyện về lòng yêu nước chúng tôi dạy trong môn Tiếng Việt ở lớp 3 chỉ là những hạt gieo lượt đầu. Còn về từ ngữ, thú thật là tôi chưa thấy ai viết, ai nói “giặc Hán” bao giờ, mặc dù nói như thế là đúng sự thật lịch sử và đúng tiếng Việt. Nhà văn, nhà báo có thể sáng tạo ra những cách nói mới, nhưng viết sách giáo khoa thì phải dùng những từ ngữ phổ biến, chứ không thể thích là sáng tạo ra một từ mới được.



Vì sao SGK không nói rõ Hai Bà Trưng đánh giặc nào?



Những “hạt sạn to đùng” trong sách Toán lớp 6



Sách giáo khoa lịch sử: Vừa thừa, vừa thiếu- Nội dung của các cuốn sách dựa trên quy chuẩn nào, thưa GS?


GS Nguyễn Minh Thuyết: Chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt là là chương trình Tiếng Việt. Căn cứ vào quy định về mục tiêu, nội dung chương trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (ví dụ, học sinh lớp 3 phải đọc với tốc độ bao nhiêu chữ/1 phút, biết ngừng nghỉ như thế nào, biết đặt và trả lời câu hỏi như thế nào v.v…), tập thể tác giả phải cụ thể hoá thành những quy định, quy ước thích hợp với từng lớp. Những quy định, quy ước này còn phải dựa trển kiến thức tâm lý, sư phạm và sự trải nghiệm của các tác giả. Nếu bạn đọc để ý sẽ thấy các tác giả rất cân nhắc trong việc lựa chọn tác phẩm để giữ gìn sự trong sáng của tâm hồn con trẻ.

Nếu viết sách mà cứ đưa lấy được, không lưu tâm đến tâm lý, khả năng tiếp nhận của các em học sinh thì khó đạt yêu cầu. Ví dụ ở sách Tiếng Việt lớp 2 , tập 2, trang 130 có dạy bài thơ “Lượm” của Tố Hữu, bắt đầu từ “Chú bé loắt choắt/Cái xắc xinh xinh”… rồi kết thúc ở câu “Đương quê vắng vẻ/Lúa trổ đòng đòng/Ca lô chú bé/Nhấp nhô trên đồng”.


Vì sao lại dừng ở đó? Giáo dục tinh thần yêu nước, chống xâm lược để bảo vệ quê hương là yêu cầu rất quan trọng. Nhưng cũng phải làm sao để tránh cho trẻ bị tổn thương tinh thần khi còn quá bé, do đó tôi đã bỏ đoạn nói về cái chết của chú bé liên lạc: “Bỗng lòe chớp đỏ/Thôi rồi Lượm ơi!/Chú đồng chí nhỏ/Một dòng máu tươi! …”. Vả lại, đối với lớp 2, bài thơ đến đấy cũng đã dài.


Viết sách giáo khoa là làm dâu trăm họ, rất dễ bị săm soi, nhiều khi gặp phải những tình huống giống như con dâu phải chịu đựng một bà mẹ chồng khó tính. Nhưng xin nhắc lại một lần nữa, tôi chẳng e sợ thế lực nào, Trung Quốc thì càng không có gì phải sợ.


- Vậy GS có bình luận gì về những động thái của Trung Quốc tại khu vực biển Đông thời gian qua, đặc biệt là những gây hấn trên khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam?


GS. Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã nhiều lần lên tiếng trên báo chí về việc này. Nay chỉ xin nhắc lại vắn tắt: Từ hơn một năm nay, Trung Quốc có những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách thô bạo. Họ tuỳ tiện mời thầu các ô dầu khí, trong đó có cả khu vực thuộc lãnh hải và vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam; lập thành phố Tam Sa, lập quân đồn trú; xua hàng ngàn tàu cá kèm theo tàu quân sự đánh bắt cá ở vùng biển chung, thậm chí là ở cả vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam v.v…


Đó là chuỗi hành động tiếp tục những hành động xâm lược từ trước đến nay. Đầu năm 1974, họ trắng trợn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tới năm 1988, lại lợi dụng tình hình khó khăn của ta để chiếm một số đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa. Họ nã súng vào các chiến sĩ của ta, khi mà trên tay, trên thân mình chiến sĩ ta chỉ có lá cờ Tổ quốc. Đó là những hành động dã man, nhưng cũng hết sức đê hèn, không thể nào tha thứ được.


Tôi cho rằng, lúc này chúng ta cần tỉnh táo, khôn ngoan, nhưng tuyệt đối không được để mất chủ quyền, mất lãnh thổ, nói như các cụ thời xưa thì “một tấc đất cũng không được để mất”. Để đối phó với Trung Quốc, ta phải kết hợp nhiều biện pháp: một mặt tiếp tục đàm phán hòa bình, một mặt phải mài sắc cảnh giác, tăng cường tiềm lực quốc phòng, cố kết lòng dân, liên kết với các nước có chủ quyền liên quan, tranh thủ sự ủng hộ từ công luận quốc tế và cả từ những người yêu công lý, hoà bình ở Trung Quốc.


Trân trọng cảm ơn Giáo sư!



GS Nguyễn Minh Thuyết là Giảng viên cao cấp thuộc Khoa Ngôn ngữ học ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội) từ 1990-2003.

Ông là Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII; nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Ông từng nói "Làm Đại biểu Quốc hội là một công việc dễ va chạm", và là người có nhiều chất vấn thẳng thắn làm "nóng" Quốc hội, đề cập thẳng vào nhiều vấn đề nóng bỏng của đất nước, nổi tiếng với nhiều câu hỏi gai góc và quyết "truy" tới cùng vấn đề.
Ông là người đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động ngang ngược của Trung Quốc tại khu vực biển Đông, đặc biệt là những xâm phạm thô bạo vào Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.-GS Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc”

*****************
-Những bức ảnh đen trắng quý hiếm về học sinh thời chiến


Nhiều trường cho học sinh nghỉ học vì mưa lũ
3000 HS Trung Quốc vác bàn đi học; Giáo viên bị đánh như cơm bữa
Án phạt trong ngày khai trường
HS Hồng Kông tuyệt thực 3 ngày phản đối môn "yêu tổ quốc Trung Hoa"

Chuyên gia mổ xẻ thực trạng sách giáo khoa (ND 7-9-12)
Nhà văn Chu Lai: Hình hài đang phản bội trái tim (TTVH 7-9-12)
Vũ Bằng, văn chương của tình yêu (VN TTTĐ 30-8-12)
Đích thân hiệu trưởng làm thơ tặng hoa hậu: Sự thật về học vấn của Hoa hậu Đặng Thu Thảo (PN Today 8-9-12) -- "Vào ngày tân Hoa hậu Việt Nam trở về thăm trường, đích thân ông Phan Văn Thơm, Quyền Hiệu trưởng ĐH tư thục Tây Đô, làm một bài thơ tặng Hoa hậu Đặng Thu Thảo khá thắm thiết. Thảo đã rơi nước mắt vì xúc động"

Dưới bóng Bác Hồ: In the shadow of Uncle Ho (The Age 8-9-12) -- Ba bảo tàng viện ở Hà Nội- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT (TT).
- Giáo dục và đào tạo “khép kín”(SK&ĐS). - Người học nghề bị làm khó (TT). - Nhà tuyển dụng ‘tố’ giáo dục hoang phí (VNN).
- Nhà tuyển dụng ‘tố’ giáo dục hoang phí (VNN).
- Trường trung cấp khốn đốn vì trường đại học (TN).
- Vì đâu sĩ số lớp gia tăng? (DT).
- Người thầy có lỗi gì không? (TVN). - Thư ngỏ gửi ngành giáo dục thủ đô và lãnh đạo huyện Phúc Thọ (Trần Nhương).
- Không đi học thêm, học sinh bị lưu ban(PLTP). - Làm sao chấm dứt tình trạng lạm thu? (LĐ).
- Nguy cơ thất bại Đề án ngoại ngữ quốc gia (VTV). - Phải sử dụng loại bút chấm đọc có nguồn gốc rõ ràng(GD&TĐ).
- Vietnam Airlines đào tạo phi công ngay trong nước (TTXVN).




******************

Nguy quá! Chuyện GIÁO DỤC mà thực ra là CHÍNH TRỊ rồi:
*
SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 3: KẺ THÙ CỦA HAI BÀ TRƯNG LÀ KẺ THÙ NÀO? (Tâm Sự Y Gíao). Trích:" Tội ác của “địch” được vạch trần, tố cáo mạnh mẽ trong đoạn đầu tiên: Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng”, từ đó “Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược”.
Đọc đi đọc lại cả bài bao nhiêu lần, quên cả việc bọc sách cho thằng cu, mình cũng không thấy chỗ nào nói rõ kẻ thù của Hai Bà Trưng, cũng là kẻ thù của đất nước ta hồi đó, là kẻ thù nào. Đây là bài nằm trong chủ điểm Bảo vệ Tổ Quốc, lại không dám nêu rõ danh tính kẻ thù của Hai Bà Trưng, là làm sao?
Đanh thép tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm nhưng không muốn cho các cháu biết đó là giặc nào? Rồi ‘lòng dân oán hận ngút trời’, các cháu cũng không được quyền biết lòng dân oán hận ai? Rồi thì ‘chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược’, các cháu cũng mù tịt luôn, chẳng được quyền hiểu rõ là đánh đuổi bọn xâm lược nào?
Lẽ nào trong SGK dành cho các cháu nhi đồng, người lớn lại tiếp tục thể hiện sự né tránh, sợ hãi, hèn nhát?"(hết trích)
*
Là bọn … “Mỹ-Ngụy”!?
Mới thấy tụi gián điệp, nội gián, can tâm làm tay sai cho bè lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh giờ nhung nhúc khắp hang cùng ngõ hẻm rồi. Chúng không từ một mánh khóe tinh vi, thâm hiểm nào, để lén lút xóa đi trong bộ nhớ của toàn dân ta những gì liên quan tới kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.
(Basam Điểm tin 19/8/2012)
http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/19/tin-chu-nhat-19-08-2012/



-Tin Chủ Nhật, 19-08-2012

anhbasam.wordpress.com-


- Nguy quá! Chuyện giáo dục mà thực ra là chính trị rồi: SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 3: KẺ THÙ CỦA HAI BÀ TRƯNG LÀ KẺ THÙ NÀO? Là bọn … “Mỹ-Ngụy”!? (TSYG). Mới thấy tụi gián điệp, nội gián, can tâm làm tay sai cho bè lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh giờ nhung nhúc khắp hang cùng ngõ hẻm rồi. Chúng không từ một mánh khóe tinh vi, thâm hiểm nào, để lén lút xóa đi trong bộ nhớ của toàn dân ta những gì liên quan tới kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.




*********************


Phụ huynh ở Viêt Nam đang tá hỏa phát giác ra rằng , sách giáo khoa tiểu học dạy lịch sử hào hùng của dân tộc ta đã không còn dám dùng những chữ Tàu , Trung Quốc .. để nói về giặc ngoại xâm thời cha ông dựng nước , giữ nước nữa !!!

Còn ai muốn bênh vực là đãng CSVN đang không bán nước ? Rằng viễn ảnh mất nước vào tay Tàu Cộng của chúng ta đang không rất gần kề ?




SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 3: KẺ THÙ CỦA HAI BÀ TRƯNG LÀ KẺ THÙ NÀO?



Chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ của cu út nhà minh (tức là vợ mình) ra hiệu sách mua về cho con một bộ sách lớp 3 mới tinh, giao nhiệm vụ cho bố nó (tức là mình) : “Anh phải sắp xếp thời gian, lên kế hoạch để khẩn trương tiến hành việc bọc sách cho con. Mà anh phải bọc cho đẹp nhằm tạo điều kiện cho con chúng mình học giỏi”.

Như bao lần khác, tất nhiên là mình răm rắp tuân lệnh. Trong nhà, việc mình luôn luôn nghe lời và kính trọng vợ đã trở thành một qui luật, một tất yếu mang tính khách quan. Thấy mình nhanh chóng thi hành, vợ mình vui lắm, vừa quét nhà vừa huýt sáo và cười bảo: Anh mà không nghe lời em thì em sẽ tiến hành cưỡng chế đấy, em là em không có dọa anh đâu.

Đang thao tác ngon trớn, bọc đến quyển TIẾNG VIỆT 3 – Tập Hai thì bỗng phát hiện ra một vấn đề mình cho là quan trọng. Mình đăng lại đây để nhờ bà con cho ý kiến nha, đó là: KẺ THÙ CỦA HAI BÀ TRƯNG LÀ KẺ THÙ NÀO?

Chủ điểm đầu tiên của cuốn sách này là Bảo vệ Tổ Quốc. Bài đầu tiên của chủ điểm và cũng là của cuốn sách là bài “Hai Bà Trưng”, kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Các địa danh trong bài được nêu ra cụ thể là: Mê Linh, thành Luy Lâu.

“Phe ta” có các nhân vật:Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, đoàn quân khởi nghĩa.

“Phe địch” được liệt kê theo thứ tự trong bài: giặc ngoại xâm, quân xâm lược, tướng giặc Tô Định, kẻ thù, giặc, quân thù và cuối cùng lại là ngoại xâm.

Tội ác của “địch” được vạch trần, tố cáo mạnh mẽ trong đoạn đầu tiên: “Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng”, từ đó “Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược”.

Đọc đi đọc lại cả bài bao nhiêu lần, quên cả việc bọc sách cho thằng cu, mình cũng không thấy chỗ nào nói rõ kẻ thù của Hai Bà Trưng, cũng là kẻ thù của đất nước ta hồi đó, là kẻ thù nào. Đây là bài nằm trong chủ điểm Bảo vệ Tổ Quốc, lại không dám nêu rõ danh tính kẻ thù của Hai Bà Trưng, là làm sao?















Đanh thép tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm nhưng không muốn cho các cháu biết đó là giặc nào? Rồi ‘lòng dân oán hận ngút trời’, các cháu cũng không được quyền biết lòng dân oán hận ai? Rồi thì ‘chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược’, các cháu cũng mù tịt luôn, chẳng được quyền hiểu rõ là đánh đuổi bọn xâm lược nào?

Lẽ nào trong SGK dành cho các cháu nhi đồng, người lớn lại tiếp tục thể hiện sự né tránh, sợ hãi, hèn nhát?

Muốn tránh cũng chẳng được. Các cháu khi học bài này chắc chắn sẽ hỏi cô giáo: “thưa cô, kẻ thù của Hai Bà Trưng là giặc nào?”, và chắc chắn cô giáo phải trả lời thẳng vào câu hỏi, không thể né tránh sự thật lịch sử như SGK được. Rôi theo thời gian, chắc chắn tự các cháu cũng sẽ tìm ra được danh tính kẻ thù của Hai Bà Trưng.

Trước tâm hồn bé bỏng trong trắng của các cháu mà người lớn dám cắt xén, bưng bít sự thật lịch sử, thì đó là một cái tội không nhỏ. Cái tội này đối với tiền nhân, đối với lịch sử dân tộc còn to hơn nhiều.

Từ những năm tháng đầu tiên dưới mái trường, các thế hệ con cháu của chúng ta phải được học, được biết sự thật lịch sử này.

SGK Tiếng Việt 3 không được lươn lẹo né tránh nữa, mà phải nói cho rõ rằng: Kẻ thù của Hai Bà Trưng chính là GIẶC HÁN!


http://ygiao.blogspot.com.au/2012/08...ua-hai-ba.html





















Tổng số lượt xem trang