Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

'Đếm' tiền của các 'đại gia' ngân hàng Việt

Doanh nhân vừa điều hành doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ vừa có chân trong ngân hàng đang trở nên phổ biến. Tuy vậy, chỉ sau một vài vụ việc đình đám, thị trường mới biết đến tiềm lực của các đại gia ngân hàng.

Nói đến ông bầu đóng đã thì rõ ngay một số nhân vật đang nổi như cồn như bầu Hiển, bầu Đức, bầu Thắng… Nhưng trước khi nổi danh nhờ “bầu” bóng đá, nhiều đại gia cũng là những doanh nhân thành đạt sở hữu chuỗi các doanh nghiệp lớn, nhưng đổ vốn vào ngân hàng thì lại chỉ có số ít.

Người sớm nổi danh nhờ hai tiếng ông bầu phải kể đến bầu Hiển (Đỗ Quang Hiển). Theo hồ sơ nhà đầu tư, hiện ông Hiển đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn T&T; đồng thời ông Hiển còn là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và là Chủ tịch HĐQT một loạt công ty khác như Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (SHS), Công ty CP Quản lý quỹ Sài Gòn – Hà Nội (SHF), Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp SHB (SHB Land);…

Ông Hiển lập nghiệp bằng Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại T&T từ những năm 90. Kinh qua hết lĩnh vực điện tử, điện lạnh, sản xuất xe máy đến cả kinh doanh điện thoại di động nhưng thương hiệu T&T chưa thực sự được thị trường biết đến nhiều.

Bước vào những năm 2000, T&T tham gia góp vốn và trở thành cổ đông chính của Ngân hàng SHB, tiền thân là Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái hoạt động tại Cần Thơ. Ông Hiển chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của ngân hàng này, đồng thời giữ chức Chủ tịch HĐQT.

 

Ông Hiển cũng từng kể rằng, khi ông đến giao dịch mua lại cổ phần của Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái, đối tác khi đó còn chưa tin, vì thấy ông không hào nhoáng như các đại gia khác, cũng như họ vẫn chưa biết đến danh tiếng của ông.

Sau khi trở thành ông chủ của SHB, hàng loạt các công ty khác được thành lập như Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF) và Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC).

Năm 2006, “đại gia” Hiển thành lập CLB bóng đá T&T Hà Nội (2006). Cũng từ đây, nhờ bóng đá mà thương hiệu SHB lẫn T&T mới được thị trường biết đến nhiều hơn. Điều này, chính bầu Hiển cũng đã có lần công nhận rằng, bóng đá mang lại hiệu quả vô hình rất lớn cho doanh nghiệp và qua bóng đá, thương hiệu của doanh nghiệp đến với xã hội rất nhanh, vừa sâu, vừa rộng.

Cũng từ sự kiện SHB chấp nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), một ngân hàng đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì nợ xấu, khiến thị trường càng biết đến độ giàu có của bầu Hiển. Theo điều lệ của SHB sau khi nhận sáp nhập Habubank, vốn điều lệ của SHB tăng lên hơn 8.865 tỷ đồng.

Cái “sân sau” giờ trở thành “sân” chính thức trong hoạt động kinh doanh của ông Hiển. Và hiện nhắc đến ông Hiển, người ta lại nhắc nhiều tới ông bầu bóng đá, hoặc chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB hơn là ông chủ của T&T.

Ông chủ mì tôm, nước tương - “đại gia” ngân hàng

Nhân vật mới đây bị tin đồn thất thiệt gây xôn xao trên thị trường tài chính chính là ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group-MSN), đồng thời cũng là Phó Chủ tịch thứ nhất ngân hàng Techcombank .

Masan Group hiện đang niêm yết với mã chứng khoán MSN, và đang có số vốn điều lệ khoảng gần 7.000 tỷ đồng.

Với ông Quang, thị trường lại biết đến ông từ những thương hiệu như nước tương Chinsu, mì tôm Omachi hơn là cổ đông lớn của Techcombank.

“Đại gia” này nổi tiếng từ những năm 90 nhờ bán mì tôm, nước tương cho người Nga. Năm 2002, khi ông Quang đưa thương hiệu Masan từ Nga về Việt Nam, những sản phẩm nổi tiếng như nước tương, nước mắm Chinsu, mì tôm Omachi, đã nhanh chóng thống lĩnh thị trường Việt.

Với lĩnh vực ngân hàng, cũng từ những năm 90, ông Quang đã bước chân vào ngân hàng Techcombank với chức danh Phó TGĐ (1995), sau đó trở thành Phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Ngân hàng Techcombank cho tới thời điểm này.

Tuy ông không phải là cổ đông lớn nhất của Techcombank, (hiện ông Quang và gia đình đang nắm giữ khoảng 1,5% cổ phần tại ngân hàng này), nhưng ông vẫn được coi là người quyền lực của Techcombank. Bởi, ông sớm đến với Techcombank hơn nhiều người khác và xét ở góc độ doanh nghiệp, ông Quang còn đứng trên cả người có vị trị cao nhất hiện nay của Techcombank.

"Phó" cho doanh nghiệp nhưng là chủ ngân hàng

Người được nhắc đến tiếp theo đó là ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank, Chủ tịch Techcom Capital và Techcom Securites, đồng thời là Phó chủ tịch Tập đoàn Masan, Thành viên HĐQT Masan Consumer.

Ông Hùng Anh mới đây cũng dính tin đồn tương tự như ông Quang, khiến ai trong giới cũng tò mò muốn biết nhân vật "máu mặt" này như thế nào.

Nếu như ông Quang là người đứng đầu của Masan Group thì nhân vật này chỉ là Phó Chủ tịch HĐQT của Masan Group. Tuy vậy, ở Techcombank, ông Hùng Anh lại là người đứng trên ông Quang, khi nắm giữ hơn 5% cổ phần.

Cũng từ những năm 90, ông Hồ Hùng Anh đã là Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư Masan (nay là Công ty CP Tập đoàn Masan), TGĐ Công ty Masan-RUS Trading tại Cộng Hòa Liên bang Nga. Từ năm 2004 ông là Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan, đồng thời cũng bước chân vào HĐQT của Techcombank.

Từ năm 2008 đến nay, ông Hùng Anh là Chủ tịch HĐQT Techcombank. Từ tháng 7/2012, ông Hùng Anh kiêm thêm Chủ tịch Techcom Capital và Chủ tịch Techcom Securities.

Đại gia gây bất ngờ nhất trên thị trường tài chính

Ông Trầm Bê được thị trường biết đến nhiều nhất từ sau sự kiện các ngân hàng thâu tóm Sacombank.

Hiện ông Trầm Bê và gia đình đang cùng tham gia Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Sacombank, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam và nhiều công ty khác.

Trước khi tham gia đầu tư vào Ngân hàng Phương Nam (2004), ông Trầm Bê đã tạo dựng một chuỗi các doanh nghiệp làm ăn rất có hiệu quả như Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh, Công ty CP đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI), Bệnh viện Triều An, Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn.

Sau khi Ngân hàng Phương Nam ổn định đi vào phát triển, ông Trầm Bê lại tiếp tục cho “ra lò” Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).

Gần đây, sau Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sacombank khoảng giữa năm 2012, ông Trầm Bê chính thức rời ghế Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam để giữ vị trí mới là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank.

Đây là đại gia có nhiều bí ẩn nhất trên thị trường tài chính. Tuy từ lâu trong giới doanh nhân vẫn biết đến ông Trầm Bê là một trong những đại gia có tiềm lực trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, nhưng những thông tin liên quan tới doanh nhân này rất ít xuất hiện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đến khi vụ thâu tóm Sacombank, cái tên Trầm Bê mới nổi như cồn. Theo VnMedia

-'Đếm' tiền của các 'đại gia' ngân hàng Việt

-'Đếm' tiền của các 'đại gia' ngân hàng Việt đv 10/9/2012--Đại gia Hà thành: Đến... quan tài cũng phải bạc tỷ --- Tranh kính triệu đô và thú chơi của 1 người Việt (VNN). - Rửa tiền bằng nghệ thuật – thú tiêu khiển đang lên tại Trung Quốc (TTVN/CafeF). --Nhà giàu Trung Quốc buôn tranh để rửa tiền (DNSG )

 Đại gia Việt nào sẽ tiếp tục mua thành phố '2 công dân' của Mỹ?

Choáng với mốt 'xơi' sơn hào hải vị giá 'khủng' của đại gia Việt

Đại gia Việt liên tục gây 'choáng váng' trên báo nước ngoài
-- Tiềm lực đáng nể các “đại gia” ngân hàng Việt (VnMedia 9-9-12)

Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng (infonet 9-9-12).

--- Từ các Hội nghị Trung ương của Đảng tới trận võ đấu tháng 10 (*) (Cầu Nhật Tân). “Những diễn biến càng ngày càng cho thấy mọi mâu thuẫn sẽ được các phe đưa ra thanh toán rốt ráo trong Hội nghị TƯ này. Đã xuất hiện tin là sẽ có bầu bổ sung Bộ Chính trị, như vậy là có thể có việc một hoặc nhiều vị trí chóp bu phải ra đi”.   –
 – Để chặt đứt các nhóm lợi ích (VNN).  – -  Vòi bạch tuộc” thao túng thị trường – Kỳ 3: Buông lỏng dòng tiền (TN). “Trả lời câu hỏi của đại biểu Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua: “Tiền đâu để nhóm cổ đông mới thâu tóm Sacombank?”. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình trả lời: “Họ không báo cáo với NHNN và chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền ở đâu”.”
- Vụ Dương Chí Dũng: Trần Đăng Khoa: Bài học cay đắng về công tác cán bộ  (VOV). –  Việt Nam thực hiện tốt Công ước Phòng chống tham nhũng (GTVT). -  – Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng! (Thông Luận).  –  Đề nghị sớm có quy định cụ thể bảo vệ người tố cáo (TP).
- Vì sao dừng dự án cảng Vân Phong?
07:51 ngày 10.09.2012
SGTT.VN - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý dừng thực hiện dự án cảng quốc tế Vân Phong, theo đề nghị của bộ GTVT. Như vậy, sau gần ba năm được Vinalines khởi công rầm rộ, dự án này lại tiếp tục “long đong”.
- Võ Văn Tạo: Dự án cảng Vân Phong của Vinalines-Cái chết được báo trước (Ba Sàm).  - Dừng đầu tư cảng Vân Phong giai đoạn khởi động của Vinalines: Cơ hội cho nhà đầu tư có năng lực (TT).

 - Những hình ảnh ám ảnh suốt vụ xét xử nhà báo Hoàng Khương (GDVN).  – Vụ nhà báo Hoàng Khương: Đắng lòng nhìn nước mắt người cha (Infonet).  – Trần Trung Đạo: Ai thua trong vụ án ký giả Hoàng Khương? (RFA’s blog).  – Song Chi: Ở VN, nghề nào sướng/vinh, nghề nào khổ/nhục?(RFA’s blog).


Công khai bảo kê trên đường phốGiữa Sài Gòn, có những kẻ lộng hành, xem đường phố là lãnh địa của mình, tự đứng ra bảo kê, thu tiền bất chính, gây mất an ninh trật tự, khiến người dân hết sức lo lắng.

Sự thật những bệnh viện gắn “sao”
Khách hàng “bỏ của chạy lấy người”

Giám định tư pháp: Nhiều kẽ hở

TP - Kết luận giám định trong vụ án hình sự có tính chất quyết định để cơ quan tố tụng xác định có hay không hành vi phạm tội, nặng hay nhẹ. Thế nhưng, ngay cả những người hoạt động trong cơ quan điều tra cũng kêu công tác giám định tư pháp (GĐTP ) đang có những kẽ hở, dễ dẫn đến gây oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

-Thêm một 'ông lớn' hạ giá căn hộ gây sốc

-Chung cư Hà Nội: Giảm giá 30% vẫn có lãi

- - Cầu an (TN).- “Miếng nhục” của người Việt (TTVH).


- Cháy kho hàng của siêu thị lớn ở TP Vinh  (DV).
- Bệnh nhân tử vong, người nhà bao vây bệnh viện (NLĐ).  – Quảng Ngãi: Lại xảy ra vụ trẻ sơ sinh tử vong tại bệnh viện (DT).
- Đà Nẵng: Xác minh một phụ nữ tuyên bố chữa được ung thư (Infonet). - VỤ TRUY SÁT KINH HOÀNG TẠI QUẬN 1 (TP.HCM): Nguyên nhân từ món nợ “ăn nhậu” 3 triệu đồng? (PLTP).
-  “Hiệp sĩ” Bình Dương phá đường dây ma túy lớn (PLTP).
-  Khu du lịch tiếp “thượng đế” bằng… dùi cui (DV).
- Cầu vượt 2 tỷ đồng thành nơi bán hàng rong (PLTP).
- Tiếc làng chiếu cải (Kiến thức).
- Trúng nước độc, cá bè chết hàng loạt (TT).
- Hoảng hốt cảnh “moi ruột” núi rừng ở Thủ đô (NĐT).

Đổ xô ra biển lặn tìm cổ vật
Thanh Niên
Suốt những ngày qua, kể từ khi phát hiện ra nơi con tàu cổ chìm có rất nhiều cổ vật gốm sứ, cả vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) bỗng trở nên náo động suốt ngày lẫn đêm. Hiện trường nơi con tàu cổ bị đắm chỉ cách bờ ...
Đổ xô “hôi của” tàu chở đồ cổ bị đắm trên 500 nămDân Trí
Ngăn chặn dân khai thác cổ vật trái phép ở tàu đắmVietnam Plus
Lén lút trục vớt cổ vật trái phép tại Quảng NgãiNhân Dân
- Hàng trăm ngư dân đổ xô ra biển tìm cổ vật (TN).  – Thu giữ cổ vật quý hiếm của tàu đắm dưới biển (TT).


- Học sinh làm công tác bảo toàn môi trường trên đảo ở California (VOA).
- Nước sông Dương Tử hóa đỏ như xốt cà chua (TT).
- Hai trận lốc xoáy hiếm hoi quét qua thành phố New York (VOA).

Về lời biện minh của GS Nguyễn Minh Thuyết: “Thưa rằng nói nữa là sai...” (viet-studies 9-9-12) -- Ý kiến của Nguyễn Trọng Bình
Trần Lâm Biền:Tiền công đức đâu chỉ phá một chùa Trăm gian? (PN Today 9-9-12)
'Gã nông dân' trồng kỳ hoa dị thảo (TP 9-9-12) -- Về nhà thơ Nguyễn Trọng Văn
Trần Đăng Khoa xúc động trước hình ảnh trẻ em thời chiến (eVan 8-9-12)
Học giả An Chi với đời sống học thuật (SGGP 9-9-12)
Quán hủ tiếu 50 năm ở Sài thành (NĐT 9-9-12)

Nguyễn Thị Ngọc Hải: Dù “lên bờ xuống ruộng” tôi vẫn ở lại Việt Nam (viet-studies 9-9-12)
Du lịch đồng bằng sông Cửu Long đỏ mắt tìm hàng lưu niệm (SGGP 9-9-12)

Tổng số lượt xem trang