Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Tin mới vụ Đoàn Văn Vươn : Một số cán bộ ở Tiên Lãng được phục chức

-Đài Á Châu Tự Do
Một số cán bộ ở Tiên Lãng được phục chức. RFA 15.10.2012. Một số cán bộ ở Tiên Lãng, Hải Phòng được phục chức sau khi bị cảnh cáo, kỷ luật liên quan vụ cưỡng chế đất ở nhà gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng có sai phạm. Ông Phạm Đăng Hoan và ông Lê Thanh Liên được trở lại công tác ở chức vụ cũ, tiếp tục làm bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND xã Vinh Quang.

Hiện tại nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - ông Lê Văn Hiền được chỉ định làm chuyên viên tại Sở Nội vụ huyện Tiên Lãng, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng-ông Nguyễn Văn Khanh làm chuyên viên văn phòng tại UBND huyện.Phó chủ tịch thường trực UBND TP. Hải Phòng, ông Đan Đức Hiệp cho biết đã hoàn tất kết quả thẩm định giá trong vụ án hủy hoại tài sản và nói rằng đã chuyển sang cơ quan công an và yêu cầu cơ quan này sớm có kết quả điều tra
. Một số cán bộ ở Tiên Lãng được phục chức...
Vụ Đoàn Văn Vươn: 'Kết quả phũ phàng'BBC Tiếng Việt
Kéo dài thời gian vì “phức tạp”Tuổi Trẻ


Kéo dài thời gian vì “phức tạp”
Tuổi Trẻ
Chuyện ấy bây giờ: Xử lý vụ cưỡng chế đất đai tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Kéo dài thời gian vì “phức tạp”. TT - Chín tháng đã qua kể từ sự kiện ngày 5-1 ở Tiên Lãng, vụ án ông Đoàn Văn Vươn “giết người, chống người thi hành công vụ” tiến triển đến đâu, .


-Luật mới “trói” báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng?
(Dân trí) - “Nguyên tắc báo chí không tiết lộ nguồn tin là quy định phổ biến trên toàn thế giới. Bảo vệ nguồn tin là pháp lý, đạo lý nghề nghiệp” - nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói về quy định truy vấn nguồn tin của báo chí trong dự luật PCTN ...

Hội thảo Khuôn khổ pháp lý báo chí phòng chống tham nhũngVNMedia

Báo chí phải tiết lộ nguồn tin?Tuổi Trẻ

Đề cao tính pháp lý trong bảo vệ nguồn tin báo chíBáo điện tử Chính phủ

- Đề nghị lập đoàn giám sát vụ Đoàn Văn Vươn (VNE). - Luật sư kiến nghị giám sát vụ án “Đoàn Văn Vươn” (NLĐ). – Luật sư vụ án Tiên Lãng, Hải Phòng gửi kiến nghị cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước (RFA). – Kiến nghị giám sát cơ quan tiến hành tố tụng vụ Tiên Lãng (TT).

Vụ Tiên Lãng: Luật sư kiến nghị lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước (Infonet). -Luật sư Nguyễn Việt Hùng và Luật sư Phạm Xuân Nga kiến nghị: chỉ khi vụ án Tiên Lãng này được giải quyết đúng pháp luật thì quyền lợi hợp pháp của các bị can mới được bảo đảm; công bằng xã hội, công lý, pháp quyền và vai trò của luật sư mới được bảo đảm và thực thi hiệu quả trong thực tế hoạt động tố tụng ở nước ta.

Luật sư Nguyễn Việt Hùng và Luật sư Phạm Xuân Nga là 2 luật sư bào chữa cho bị can Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ thuộc vụ án “Giết người - Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 05/01/2012, tại thôn Chùa Trên, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng - TP. Hải Phòng vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban kiểm tra T.Ư, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Bí thư Thành ủy Hải Phòng về việc xem xét trách nhiệm của các cơ quan và người tiến hành tố tụng liên quan đến việc giải quyết vụ án ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).

Văn bản của hai luật sư cũng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đề nghị giám sát, xem xét tránh nhiệm các cơ quan và người tiến hành tố tụng liên quan đến việc giải quyết vụ án của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng.

Theo văn bản kiến nghị của Luật sư Nguyễn Việt Hùng và Luật sư Phạm Xuân Nga: “Chúng tôi đã có 02 văn bản kiến nghị, 03 văn bản khiếu nại gửi tới các cơ quan và người tiến hành tố tụng có thẩm quyền ở Trung ương và TP.Hải Phòng (xin gửi kèm văn bản). Tuy nhiên, cho đến nay đã nhiều tháng chờ đợi, nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ trả lời hay giải quyết nào từ phía các cơ quan, người tiến hành tố tụng nói trên về kiến nghị và khiếu nại của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi cũng không nhận được thông báo hay quyết định gì liên quan đến việc gia hạn tạm giam lần thứ nhất cách đây hơn 4 tháng và đến nay đã quá thời hạn để gia hạn tạm giam lần thứ 2 đến gần 1 tháng chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin gì về việc gia hạn.

Chúng tôi nhận thấy các cơ quan, người tiến hành tố tụng liên quan đến việc giải quyết vụ án đã và đang vi phạm pháp luật, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các bị can, làm vô hiệu hóa tính nghiêm minh của pháp luật và kỷ cương trong hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời làm sâu sắc thêm sự bức xúc của những người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn và dư luận xã hội đối với các cơ quan tố tụng liên quan đến việc giải quyết vụ án …






Văn bản kiến nghị của Luật sư Nguyễn Việt Hùng và Luật sư Phạm Xuân Nga gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ban, ngành Trung ương


Vì vậy, chúng tôi làm kiến nghị này kính đề nghị các cơ quan, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và của TP.Hải Phòng xem xét, chỉ đạo các Đảng ủy, Đảng bộ, Ban cán sự Đảng, Chi bộ (các cấp ủy Đảng), Đảng viên trong các cơ quan tiến hành tố tụng cả địa phương và Trung ương có liên quan tiến hành kiểm điểm, phê và tự phê những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án theo đúng yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), đồng thời xử lý nghiêm cán bộ có sai phạm theo quy định của pháp luật và của Đảng;

Kính đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo các Uỷ ban/ban của Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, các Đại Biểu Quốc hội…. xem xét, chỉ đạo và thành lập đoàn/tổ giám sát trực tiếp hoặc có hoạt động giám sát theo thẩm quyền của Quốc hội để việc giải quyết các vụ án “Giết người - Chống người thi hành công vụ”, vụ “huỷ hoại tài sản” và những dấu hiệu của các vụ án liên quan khác có liên quan đến "vụ Liên Lãng" mà chúng tôi đã kiến nghị đến các cơ quan tiến hành tố tụng của TP.Hải Phòng, cũng như của Trung ương theo quy định của pháp luật và theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, để các vụ án được giải quyết đúng pháp luật, đồng thời kiến nghị xử lý nghiêm những sai phạm của những cán bộ, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan có sai phạm. Chúng tôi nhận thấy chỉ khi vụ án này được giải quyết đúng pháp luật thì quyền lợi hợp pháp của các bị can mới được bảo đảm; công bằng xã hội, công lý, pháp quyền và vai trò của luật sư mới được bảo đảm và thực thi hiệu quả trong thực tế hoạt động tố tụng của nước ta; góp phần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”. -- Vụ Tiên Lãng: Luật sư kiến nghị lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước (Infonet).


> Vụ Tiên Lãng: Đại diện của ông Vươn đề nghị UBND huyện đối thoại

> Vụ Tiên Lãng: Vụ án hy hữu bậc nhất ngành Tòa án?

Vụ Tiên Lãng: Các bị can sắp được tại ngoại?

Cưỡng chế Tiên Lãng: Sắp xét xử vụ án hành chính?

- Vụ Tiên Lãng: Các bị can sắp được tại ngoại? (Infonet). - Vụ Tiên Lãng: Vụ án hy hữu bậc nhất ngành Tòa án? (Infonet).




-Vì sao ông Đoàn Văn Vươn bị từ chối bảo lãnh?  (GDVN) - "Trong buổi làm việc với đại diện Liên chi hội, ông Đặng Minh, Trưởng phòng CSĐT khẳng định, tội giết người của các bị can trên không thể được bảo lãnh, nếu như không có ý kiến của Thành hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ Hải Phòng. Với cách làm việc như thế, Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng có phần không hài lòng".
Ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.
Ngày 20/9/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra, CATP Hải Phòng đã mời ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng đến làm việc về việc xin bảo lãnh cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ trong vụ án “Giết người, Chống người thi hành công vụ” (ngày 5/1/2012). Tuy nhiên, theo thông tin ban đầu, ông Trong đã từ chối yêu cầu trên.
Trả lời báo điện tử giaoduc.net.vn, ông Trong nói, trước khi đưa ra quyết định này, ông Trong đã trao đổi với Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng và gia đình ông Vươn. "Chúng tôi từ chối lời đề nghị trên là vì, tới thời điểm này việc bảo lãnh đã không còn nhiều ý nghĩa", ông Trong nói.
Giải thích rõ hơn về điều này, ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho rằng, Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng đã gửi công văn xin bảo lãnh cho ông Vươn và những người liên quan trong vụ án tới Cơ quan điều tra từ ngày 4/4/2012 (cách đây hơn 5 tháng). Tuy nhiên, trong buổi làm việc với đại diện Liên chi hội, ông Đặng Minh, Trưởng phòng CSĐT khẳng định, tội giết người của các bị can trên không thể được bảo lãnh, nếu như không có ý kiến của Thành hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ Hải Phòng. 
Công văn xin bảo lãnh của Phó chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng gửi tới CQĐT CATP Hải Phòng ngày 4/4/2012.
Như đã đưa tin, ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ bị bắt và khởi tố về tội Giết người, Chống người thi hành công vụ vào ngày 5/1/2012 trong vụ án diễn ra tại Nam Cống Rộc, xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng. Cụ thể, theo cơ quan công an, những người này đã sử dụng mìn tự chế, súng hoa cải bắn vào lực lượng đang thi hành việc cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản nhà ông Đoàn Văn Vươn khiến 2 cán bộ công an huyện Tiên Lãng bị thương và bất tỉnh tại chỗ.
Ngay sau đó, CQĐT CATP Hải Phòng đã có quyết định khởi tố vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ, đồng thời bắt tạm giam 4 người trên phục vụ công tác điều tra.  -Vì sao ông Đoàn Văn Vươn bị từ chối bảo lãnh? (GDVN)

-Vụ Tiên Lãng: Ông Vươn có bị truy tố tội Giết người? (Infonet). Theo Luật sư Nguyễn Hà Luân, chỉ cần 4 tháng cơ quan điều tra đã có thể làm rõ những vấn đề của vụ án, không cần phải kéo dài đến 8 tháng. Nếu chưa thể ra kết luận điều tra, các cơ quan tiến hành tố tụng TP. Hải Phòng nên chủ động thay đổi biện pháp ngăn chặn với các ông Vươn, Quý, Sịnh, Vệ.

Như các cơ quan báo chí đã phản ánh, do không nhất trí với quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3ha đất nuôi trồng thủy sản ở Nam cống Rộc, xã Vinh Quang của UBND huyện Tiên Lãng, ông Đoàn Văn Vươn đã cùng một số thành viên trong gia đình đã có hành vi chống trả lực lượng cưỡng chế khiến 6 cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tham gia cưỡng chế bị thương.


Sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án “Giết người – Chống người thi hành công vụ”, khởi tố bị can và tạm giam đối với các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ.

Ngày 10/2, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận, các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đất nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang đều trái luật. Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Hải Phòng phải chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn; khẩn trương đưa vụ án “Giết người - Chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, có xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng ...
Kết luận của Thủ tướng là rõ ràng, cụ thể nhưng đến nay, sau hơn 8 tháng điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng của Hải Phòng vẫn chưa thể đưa ra kết luận điều tra đối với vụ án “Giết người - Chống người thi hành công vụ”. Vụ án “Hủy hoại tài sản riêng công dân” hành vi đập, phá các công trình của gia đình ông Vươn cũng mới chỉ dừng ở việc ra quyết định khởi tố vụ án mà chưa khởi tố bị can.
Trao đổi với PV Infonet, Luật sư Nguyễn Hà Luân - Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, nếu có đủ căn cứ xác định hành vi chống trả lực lượng cưỡng chế của các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (là tội phạm gây nguy hại rất lớn, đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy ít nhất là 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình), Viện KSND TP.Hải Phòng có quyền gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam lần hai với thời gian tối đa là 4 tháng.
Nếu có việc gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam lần hai của Viện KSND TP.Hải Phòng đồng nghĩa với việc các ông Vươn, Quý, Sịnh, Vệ sẽ bị truy tố, xét xử về “tội giết người”.
Vụ Tiên Lãng: Ông Vươn có bị truy tố tội Giết người?
Luật sư Nguyễn Hà Luân
Trong vụ án này, động cơ, mục đích phạm tội của ông Vươn và một số thành viên trong gia đình không có gì phức tạp. Bản thân vụ án cũng không có nhiều tình tiết phức tạp. Do vậy, chỉ cần 4 tháng cơ quan điều tra đã có thể ban hành kết luận điều tra làm rõ những vấn đề của vụ án, không cần phải kéo dài đến 8 tháng chứ không nói đến gia hạn điều tra lần hai.
Nếu chưa thể ra kết luận điều tra, các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hải Phòng nên chủ động thay đổi biện pháp ngăn chặn với các ông Vươn, Quý, Sịnh, Vệ - Luật sư Luân cho biết thêm.- Vụ Tiên Lãng: Ông Vươn có bị truy tố tội Giết người? (Infonet).

-Tin mới vụ Đoàn Văn Vươn (GDVN) - Ngày 14/9/2012, bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu (tức Hiền) gửi đơn khiếu nại tới nhiều cơ quan ban ngành yêu cầu bác Quyết định số 165 ngày 31/8/2012 của VKSND thành phố Hải Phòng, đồng thời yêu cầu VKSND và cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng cung cấp Quyết định khởi tố bị can mà Công an Hải Phòng đã ban hành…
Hình ảnh ngôi nhà mới của vợ con ông Đoàn Văn Vươn.
Hai bà Thương Hiền cho rằng có 3 lý do để bác Quyết định 165 ngày 31/8/2012 của VKSND thành phố Hải Phòng. Thứ nhất, Viện kiểm sát không phải cơ quan quyết định cuối cùng.

Thứ hai, trong quá trình giải quyết Viện kiểm sát TP. Hải Phòng căn cứ vào hồ sơ của Công an TP. Hải Phòng không cho hai bà đối chất là vi phạm luật tố tụng hình sự.

Lý do thứ ba là, hai bà từng đề nghị VKSND TP. Hải Phòng yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra cung cấp Quyết định khởi tố bị can nhưng cơ quan cảnh sát điều tra Công an tp. Hải Phòng chưa từng giao cho 2 bà quyết định nói trên.
Người đứng đơn nhận định, cả Công an Hải Phòng và VKSND thành phố Hải Phòng trong việc làm đó (không cung cấp Quyết định khởi tố bị can) là có động cơ khuất tất vi phạm Điều 49 và khoản 6 Điều 126 Luật tố tụng hình sự”.
Trước đó, 28/5, bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn cho biết, sáng cùng ngày, bà và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền), vợ ông Đoàn Văn Quý, cùng ở địa chỉ Thúy Nẻo, Bắc Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng đã gửi đơn khiếu nại tới nhiều cơ quan tại trung ương khiếu nại cơ quan Cảnh sát điều tra, VKSNDND thành phố Hải Phòng vì cho rằng hai cơ quan này đã ra quyết định khởi tố bị can về tội chống người thi hành công vụ với họ là trái pháp luật.
Theo bà Thương và bà Báu, ngày 05/01/2012, UBND huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình bà Thương tại Cống Rộc – Vinh Quang – Tiên Lãng – Hải Phòng.
Lúc đó, bà Hiền và bà Thương đang đứng ở trên đê Quốc gia, không có mặt ở địa điểm xảy ra cưỡng chế là khu đầm 19,3 ha. Sau đó, Công an huyện Tiên Lãng tiến hành bắt và giam giữ hai bà.
Ít ngày sau, cơ quan Cảnh sát điều tra và VKSNDND thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định khởi tố bị can áp dụng cho chị em bà Thương với tội danh “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 Luật hình sự.
Hai bà Nguyễn Thị Thương và Lê Thị Báu đề nghị, cơ quan cảnh sát điều tra, VKSNDND thành phố Hải Phòng thu hồi lại Quyết định khởi tố bị can áp dụng với chị em bà; buộc cơ quan cảnh sát điều tra và VKSND thành phố Hải Phòng phải bồi thường tổn thất về sức khỏe cho hai bà và cháu Quỳnh (con ông Vươn) trong thời gian bị giam ở trụ sở Công an Hải Phòng.
Thứ ba, đề nghị điều tra làm rõ hành vi của các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc ban hành Quyết định khởi tố bị can trên và xử lí trách nhiệm hình sự theo Điều 293 Luật hình sự về tội “Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” mà Nhà nước đã quy định.
VKSND ND TP. Hải Phòng đã bác lá đơn khiếu nại nêu trên của hai bà Thương, Báu bằng Quyết định 165 ngày 31/8/2012.-Tin mới vụ Đoàn Văn Vươn

******************

-Gia đình bà Đặng Kim Liêng tố công an
Con trai và con gái bà Đặng Kim Liêng, người tự thiêu tại trụ sở chính quyền Bạc Liêu, tố cáo công an thành phố sách nhiễu.
-Chính quyền Bạc Liêu đã sai lại sai thêm 8: 30sang
Chnh quyền Bạc Liu đ sai lại sai thmVRNs (17.09.2012) – Bạc Liêu – Như quý vị cũng biết việc bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu trước trụ...Bà Dương Thị Tân tại đồn công an phường 1, TP. Bạc Liêu
- Gia đình bà Đặng Kim Liêng tố công an (BBC). – CA Bạc Liêu xua quân khủng bố lễ cúng 49 ngày của bà Đặng Thị Kim Liêng   –   (DLB).  – Bà Dương Thị Tân tại đồn công an phường 1, TP. Bạc Liêu (Chuacuuthe).
- Đấu tố -Trò hề của chính quyền phường Dịch Vọng đối với chị Đặng Bích Phượng (Nguyễn Tường Thụy). - Bố cũng bức xúc vì bảo con bố là thiếu giáo dục   –   (Phương Bích).  - MỘT BÀI 
Đơn xin cảm ơn Thủ tướng và…    –   (DLB). – Tín đồ Cao Đài tại Bình Định bị hành hung (RFA).
“Thông tin ảo” và “hiểm họa thật” của báo QĐND-đã được đăng lại tiếp trên BS: Bài 3: Sức mạnh từ sự đồng thuận.- “Chết” trên thế giới ảo (QĐND).



- Đổ vấy (TP).
- Hải Phòng: Phê bình, tự phê bình nghiêm túc, không nể nang, né tránh (CP)
- Việt Nam trong tuần: giá vàng, thuế, xe tuk tuk và scandal (VOV).
- Phú Yên: Đánh dân, Trưởng Công an xã bị cách chức Đảng ủy viên (DT).
Ra quyết định sai, Thẩm phán phải bỏ tiền túi đền

Quốc lộ mới làm ổ gà nham nhở
TP - Tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp chạy song song với kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, từ thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), hiện nhiều đoạn hư hỏng nghiêm trọng, mặt đường chi chít ổ gà, ổ trâu.  Đa số ổ gà rộng khoảng nửa mét, sâu gần gang tay.
Tỷ đồng một mét đất vẫn thất thu
Sáng nay, Bộ TN&MT trình Thường vụ QH lần đầu dự án luật Đất đai (sửa đổi). Trong báo cáo tình hình thi hành luật Đất đai 2003, nhiều bất cập đã được chỉ rõ, trong đó trọng tâm là vấn đề giá cả, tài chính đất đai.
Hai triệu người thiểu số thiếu đất
Chính phủ Việt Nam nói hai triệu người thiểu số đang thiếu đất và tình trạng này có thể không bao giờ giải quyết triệt để được.
Người M'Nông 'quyết trụ lại thủ đô'

- Tỷ đồng một mét đất vẫn thất thu (VNN).  – Việt Nam: Hai triệu người thiểu số thiếu đất (BBC).   – Phỏng vấn ông Đặng Hùng Võ: Phải sửa cơ chế thu hồi đất (NLĐ).
- Cho phép xây biệt thự rồi cướp đất, bắt đập bỏ (Người Việt).
 - TBT Nguyễn Phú Trọng diễn thuyết ở Singapore (BBC).  - Video: Hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại APEC 20 và Kazakhstan (VTV/ Truongtansang).  – Quà cho Chủ tịch nước (Trương Duy Nhất).
- TÔI YÊU CẦU ĐẢNG   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).- Băn khoăn việc luật hóa BCĐ phòng, chống tham nhũng (PLTP). -  Xem xét công tác phòng, chống tham nhũng (ANTĐ).
- Tổng thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh (trong bài nhầm là Chủ nhiệm VPCP): Tham nhũng nghiêm trọng là do cơ chế xử lý (VNMedia).  -  Cái áo khoác của kẻ cướp (Bùi Văn Bồng).
- GS Nguyễn Minh Thuyết:  Lá phiếu tín nhiệm cần công khai trước toàn dân (LĐ).
-  Làm luật cho những bờ rào (PNTD).   –  Hôm nay, 17-9, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (SGGP).
-  Luật quảng cáo và Luật an toàn thực phẩm “đá” nhau (TT).
-  Nền tảng ở đâu? (DĐND).
- Vị bộ trưởng và cuộc cách mạng giấy tờ (Đào Tuấn).
- Tưởng Năng Tiến: Một Nơi An Lành Cho Bác (RFA’s blog).- Đường ra (phần tiếp)   –   (Vương Trí Nhàn).Chuyển bài viết trên Blog sang MP3 với SoundGecko
-   – Không thể vô cảm trước nỗi lo của dân (CAND).  – Không xử lý thỏa đáng sẽ đưa ra Quốc hội (TT).
- Ông Lê Văn Cuông:  Đừng lo bỏ phiếu làm cán bộ ‘chết oan’ (VNN).  – Từ chức sao mà khó!(NLĐ).
Kiến thức cần can đảm (Đọt chuối non/ Lề trái).
Phỏng vấn TS Nguyễn Thanh Giang về tình trạng động đất tại khu vực ...
Đài Á Châu Tự Do
Tình hình động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 gây quan ngại không chỉ cho cư dân và chính quyền địa phương mà còn nhiều giới khác tại Việt Nam. San lấp các hố sụt lún bên dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 chiều 6/9/2012.
Quảng Nam chưa tin tưởng sự an toàn của Sông Tranh 2Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chủ đầu tư phải có trách nhiệm sửa chữa trường, nhà dân bị nứt do ...cand.com
Bí thư Quảng Nam 'mục sở thị' thân đập Sông Tranh 2VTC
Tiền Phong Online
-- Kết luận ban đầu về vụ xâm hại chùa Trăm Gian (VNN).
-Nhiều cán bộ bị kỷ luật vì sai phạm tại chùa Trăm Gian
- Kho cổ vật dưới biển (TN).  – Quảng Ngãi: Tàu chở cổ vật bị đắm do cháy nổ (DT).  - Từ “hôi của” đến đục đường ống cướp xăng dầu (PN Today).
- Huyện Chương Mỹ sửa sai vụ Chùa Trăm Gian (TQ).  – Nhiều cá nhân, tập thể nhận hình thức kỷ luật (NLĐ).   – Xâm hại di tích – Chưa có điểm dừng! (SGGP).
- Hoạt động bảo tàng: Khó trăm bề! (SGGP).
- Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nhận Bằng Di tích QG (TTXVN).
- Bảo tàng xây cho ai? (PNTP).  – Hiệu quả hay lãng phí? (SGGP).  – KTS Nguyễn Trực Luyện: “Xây bảo tàng thì tốt nhưng không phải bây giờ” (ĐĐK).
- Tượng văn hóa & văn hóa tượng (Trương Duy Nhất).
- Thắt cổ tự tử trong trụ sở công an (Bee/ DT). - Một thiếu tá công an bị “khủng bố” bằng quan tài (NLĐ).  – Côn đồ ném xăng định đốt nhà công an xã (VOV).
- Xăng ơi! Đừng tăng nữa!  (FB Cát Bụi/ DLB).

- Tương ớt giá rẻ: Chỉ là… độc chất! (NLĐ).
- Chạy dài… nữ đệ tử lưu linh: Đủ chuyện bi hài (NLĐ).
- Xa vắng tiếng gà   –   (Nguyễn Thông).  – Bắt trộm bằng phần mềm định vị (TN).
- Trộm chó liên tỉnh (NLĐ).
Một trẻ tử vong vì amip ăn não người
Sau động đất, hàng loạt nhà tái định cư bị hư hỏng
07:45 ngày 17.09.2012
SGTT.VN - Mùa mưa bão đang đến gần, người dân Bắc Trà My (Quảng Nam) thêm lo lắng vì họ đang sống trong những căn nhà tái định cư kém chất lượng, lại bị động đất làm hư hỏng.
-Cho "thuê" CMND mua hàng miễn thuế
Đưa cơm 2.000 đồng vào bệnh viện
TQ cứu trợ lũ lụt VN 10.000 đô la
-- Báo động sạt lở (SGGP).
- TQ cứu trợ lũ lụt VN 10.000 đô la (BBC). “Hồi xảy ra trận động đất kinh hoàng tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc bốn năm trước đây làm hơn 87.000 người thiệt mạng, chính phủ Việt Nam khi đó đã viện trợ khẩn cấp cho phía Trung Quốc 200.000 Mỹ kim còn Hội chữ thập đỏ Việt Nam cũng trao cho Trung Quốc 20.000 Mỹ kim ủng hộ các nạn nhân động đất” .  – Chả nhẽ không lấy  –   (Nguyễn Thông).

- Quảng Nam: Vỡ kè Đông Bình, dân đứng ngồi không yên (VOV). - Cà Mau: lốc làm hơn 10km đê biển sạt lở (TT). - Vỡ đê, vỡ… cuộc đời (DV).
- ‘Không ít y bác sỹ làm kinh tế trên thân xác bệnh nhân’ (GDVN).
- Thêm cho em ngày sống (Petrotimes).
- “Trở về từ ký ức” vạch mặt ngoại cảm rởm! (Petrotimes).
- Cháy lớn tại công ty may mặc (DT).
- Tã, khăn, giấy vệ sinh: Ổ bệnh tràn ngập thị trường (VEF).
- Giải mã những cô gái Hà Nội “mất tích” bí ẩn: Kỳ1: Nước mắt người mẹ già có con gái bỏ xác nơi xứ người(PL&XH).
- Khốn khổ chen nhau chờ lấy lương (VNN).
-  Vĩnh Long: Một học sinh bị ‘bắt cóc’ đánh đập dã man  (VNN).
- Cuộc đột kích trong đêm phá 2 “trang trại cờ bạc” giữa cánh đồng (CAND).  - Tiền Giang: Hơn 100 trinh sát vây bắt trường gà quy mô lớn (TT).
- Thâm nhập chợ cổ nhất sông nước miền Tây (NĐT).
- Cửa Tùng – “Nữ hoàng bãi tắm” bị tổn thương (TP). Vụ cụ già 87 tuổi nằm vỉa hè:"Tính Chí Phèo, A.Q của dân mình lớn quá"
 -Con đẩy bố ốm ra vỉa hè:Người mẹ công bố sự thật
-
Tiêu hủy 110 con heo sữa "bẩn" đang vận chuyển vào TP.HCM tiêu thụ
Một thiếu tá công an bị “khủng bố” bằng quan tài
-Con người, mẩu bánh mì 150g và con chó
(Trái hay Phải)-Trong 900 ngày bi thảm khi Leningrad (nay là St. Peterburg, Nga) bị phong tỏa trong Đại chiến thế giới lần thứ 2, có một người phụ nữ độc thân vẫn chia khẩu phần ăn một ngày là 150 gram bánh mỳ trộn mạt cưa với con chó của mình. Con chó ấy cũng đã chịu nhịn đói chờ bà chủ về chia phần chứ nhất định không động vào mẩu bánh nhỏ xíu trên bàn. Câu chuyện phi thường đó được ghi lại trong “Sách phong tỏa”, đã được tái bản nhiều lần ở Nga.



Bảo tng chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nước Nga
Bảo tàng chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nước Nga
Giữa mùa đông, trong một căn hộ bình thường tại thành phố Leningrad (khi đó đang trong thời gian bị quân Đức phong tỏa, từ tháng 10/1941 đến tháng 4 – 5/1944), con chó ngồi trên sàn, bụng lép kẹp, nước dãi chảy dòng dòng, mắt dán chặt vào miếng bánh mỳ 150 gram trộn mạt cưa đặt trên bàn. Đó là khẩu phần ăn của chủ nó, một người phụ nữ độc thân, đang sống trong điều kiện vô cùng thiếu thốn tại thành phố bị phong tỏa này. Bà đã phải xếp hàng rất lâu để được lĩnh phần ăn đó, về đến nhà thì đã mệt lử. Nhưng bà nhớ ra là phải đi xếp hàng nhận củi và lại đi. Do quá mệt mỏi, bà đã quên cất miếng bánh vào trong tủ.
Khẩu phần 150 gram bánh mỳ trộn mạt cưa đó là thức ăn cơ bản của gần 3 triệu dân thành phố Cực Bắc  trong suốt 900 ngày đêm bị phong tỏa. Hồ Ladoga, nằm phía Đông Bắc thành phố Leningrad, nơi bắt nguồn con sông Neva  là  nơi duy nhất không bị phong tỏa. Đó là con đường duy nhất mà qua đó nhân dân thành phố Leningrad nhận được tiếp phẩm. Những đoàn xe đi trong đêm trên mặt hồ đóng băng (vì di chuyển vào ban ngày sẽ bị không quân Đức oanh tạc) cũng chỉ mang được số lương thực ít ỏi đó, còn 3 triệu dân cực Bắc phải trải qua ba mùa đông không được sưởi ấm.
Người phụ nữ trở về với số củi ít ỏi chỉ đủ dùng để đun nước, bà thấy con chó của mình đang nằm thở hổn hển, khó nhọc. Bà vội chia miếng bánh mỳ bé con ấy làm đôi, cho con chó một nửa, điều mà bà vẫn làm từ ngày thành phố Leningrad bị phong tỏa. Bà ghi vào nhật ký sự việc ngày hôm ấy với kết luận: “Người cũng không thể yêu người như chó”.
Sau đó mấy ngày, những người láng giềng không thấy người phụ nữ đó ra khỏi căn hộ. Họ hiểu ngay, bà ấy đã chết đói. Người ta cậy mở căn buồng của bà ra và nhìn thấy bà chủ cùng con chó vẫn ôm nhau nhưng đã tắt thở từ lâu.
Hai nhà văn Nga Xô viết, Granin và Adamovich đã may mắn sưu tập được những trang cuối cùng còn sót lại của cuốn nhật ký của người phụ nữ vô danh ấy. Qua đó, người ta có thể hình dung được về cuộc sống của bà với con chó, người bạn chí thân chí cốt trong 900 ngày Leningrad bị phong tỏa. Câu chuyện của họ được công bố trong cuốn “Sách phong tỏa”, đã được tái bản nhiều lần ở Nga.
Thiết nghĩ, cần phải nói rõ thêm về hoàn cảnh sống của 3 triệu người dân Leningrad những ngày ấy. Theo số liệu chính thức của nước Nga Xô viết, trong 900 ngày phong tỏa này, trên 700.000 người đã chết vì đói rét (1).
Qua nhiều công trình khảo cứu lịch sử, cũng như qua những hồi ký của những người sống sót qua 900 ngày ấy, người ta biết được rằng, trong hoàn cảnh ấy, người dân Leningrad đã phải tìm ăn tất cả những gì có thể ăn được: từ chuột, mèo, chó, tôm cá cho đến những đồ dùng bằng da (họ nấu chúng lên để húp nước súp)… Những con chó yêu được chủ nuôi trong thời bình, thường phải hi sinh tính mạng, trở thành đồ ăn kéo dài sự sống không biết được bao lâu nữa cho những người chủ của chúng. Và dĩ nhiên, không ai có thể trách được những người chủ khốn khổ khốn nạn ấy. Gần đây nhất, Viện sĩ Likhachov, đã sống qua 900 ngày phong tỏa (1907 – 1995) trong tập hồi ký của mình có kể một điều mà từ trước tới nay không ai dám nói lên, không ít người đã ăn thịt người chết.
Xin mạo muội có một lời bình luận của kẻ kể lại câu chuyện này: Một người đàn bà vô danh ấy đã chuộc tội cho tất cả những người đã ăn thịt chó và các loại súc vật khác để kéo dài đôi chút cuộc sống của mình trong 900 ngày bi thảm và oanh liệt ấy. Từ đó, có thể suy ra và chấp nhận một chân lý tôn giáo là, Đức Kitô bằng sự tuẫn nạn tự nguyện của mình quả thật đã chuộc tội cho cả loài người trước Thượng Đế.
Nhân tiện xin kể thêm một chuyện “người thật việc thật” nữa. cũng được thuật lại trong cuốn sách của hai tác giả Nga nói trên. Ở nước Nga thời ấy, có một họa sĩ thiên tài không được chế độ và xã hội thừa nhận là Pavel Philonov. Sau khi ông chết đói, cũng ở Leningrad trong 900 ngày phong tỏa ấy (cần phải chú thích rằng, các văn nghệ sĩ hợp thời đều được đưa bằng máy bay về hậu phương an toàn), em gái của ông, cũng kiệt quệ tuyệt đối như ông, đã nhờ hàng xóm láng giềng cuộn và bó lại những họa phẩm của ông. Một mình người đàn bà ấy đã kéo bó họa phẩm rất nặng ấy đến Viện Bảo tàng Ermitade nhờ cất vào kho. Và bà đã không còn đủ sức để lê chân về đến nhà mình nữa, bà đã chết trên đường về. Nhờ sự hi sinh ấy mà bây giờ nhân loại được thưởng ngoạn hàng chục kiệt tác của một trong những họa sĩ lớn nhất không chỉ của Nga mà của cả thế kỷ 20.
  • Hoàng Hạnh (ghi theo lời kể của PGS Phạm Vĩnh Cư)
(1) Nghĩa trang tưởng niệm những người đã hi sinh ấy có tên gọi là Piskared, hiện là nghĩa trang viếng thăm đông nhất tại thành phố St. Peterburg.




Tổng số lượt xem trang