(Cách đánh) - Trung Quốc thường tố cáo Mỹ dở bài “chiến tranh lạnh” ra với mình. Thực ra, điều này hơi oan cho Mỹ.
Thế giới đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn nửa thế kỷ giữa Liên Xô và Mỹ trên 3 mặt trận chính trị tư tưởng, kinh tế và quân sự.
(Phunutoday) - Gần đây, các kỹ sư quân đội của Việt Nam đã xây dựng và cải tiến nhiều thiết bị kĩ thuật quân sự có tính ứng dụng cao đạt đến trình độ quốc tế nhằm góp phần nâng cao phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Phần mềm mô phỏng hoạt động chức năng tổ hợp tên lửa
Đáp ứng nhu cầu tài liệu trực quan phục vụ giảng dạy, huấn luyện môn học kỹ thuật tên lửa S-75M3, các học viên Học viện Phòng không-Không quân (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã xây dựng phần mềm mô phỏng hoạt động chức năng tổ hợp tên lửa.
Sản phẩm mô phỏng thể hiện đầy đủ hoạt động của đài điều khiển cũng như tổ hợp tên lửa, bảo đảm tính trực quan sinh động cao, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập cho học viên trong quá trình học tập tại trường.
Đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu chế tạo áo giáp chống đạn trên cơ sở gốm Al2O3 tăng bền bằng nano ZrO2” do Tiến sĩ Tạ Văn Khoa thuộc Phòng Vật liệu (Viện Công nghệ) làm chủ nhiệm.
Đề tài đã chế tạo thành công 4 loại áo giáp chống đạn gồm: 2 loại từ vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu composit dyneema đạt cấp độ chống đạn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ (chống được đạn 7,62x54mm); 2 loại áo giáp chống đạn còn lại được chế tạo từ 100% composit dyneema, có thể chống đạn súng AK47 cỡ 7,62x39mm theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ ở khoảng cách bắn 15m.
Áo giáp chống đạn được chế tạo từ 100% composit dyneema có khối lượng nhẹ (khoảng 3,4kg/bộ) nên rất phù hợp cho trang bị. Các sản phẩm đều đã được thử nghiệm đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ, chiến thuật đặt ra.
Áo giáp chống đạn là loại trang bị đặc chủng phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng. Hiện nay, các loại áo giáp chống đạn, nhất là loại làm từ vật liệu gốm oxit nhôm tăng bền được quân đội và lực lượng đặc nhiệm các nước sử dụng khá phổ biến.
Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng lớn áo giáp chống đạn loại này với giá cao nhưng kích thước, khối lượng của áo chưa thật sự phù hợp với đối tượng sử dụng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài mở ra khả năng chủ động về công nghệ sản xuất áo giáp chống đạn trong nước với số lượng lớn, chất lượng tốt để trang bị cho các đối tượng sử dụng.
Máy ngắm hướng M21A1 là bộ phận quan trọng trong hệ thống ngắm của pháo 105mm. Máy ngắm hướng dùng để lắp kính ngắm gián tiếp, lấy góc hướng và phần tử bắn gián tiếp cho pháo.
Qua quá trình khai thác, sử dụng, hiện nay số lượng cụm máy ngắm hướng M21A1 của pháo 105mm bị hư hỏng là khá lớn. Các đơn vị không có chi tiết dự phòng để thay thế nên ảnh hưởng đến tính đồng bộ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của pháo.
Hơn nữa, tất cả các mối lắp ghép của cụm máy ngắm đều sử dụng ren hệ Anh… nên việc nghiên cứu thiết kế gặp khó khăn.
Đáp ứng nhu cầu sửa chữa, thay thế máy ngắm hướng, các cán bộ, kỹ sư Nhà máy Z133 (Tổng cục Kỹ thuật) đã nghiên cứu cải tiến thành công cụm máy ngắm hướng M21A1.
Việc cải tiến được thực hiện theo hướng chuyển toàn bộ các lắp ghép ren từ hệ Anh sang hệ mét; các lắp ghép vòng bi theo tiêu chuẩn Ansi sang hệ GOST và SKF thông dụng; các bộ truyền trục vít, bánh vít được thiết kế phù hợp với điều kiện trang bị và công nghệ hiện có ở nước ta.
Ngoài ra, các tác giả còn cải tiến cụm cốc kính ngắm lắp kính ngắm gián tiếp M12A2 để có thể lắp được kính ngắm gián tiếp PG của Nga và kính ngắm PG do Việt Nam sản xuất mà vẫn bảo đảm được các yêu cầu kỹ, chiến thuật của máy ngắm...
Đến nay, Nhà máy Z133 đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chế tạo máy ngắm hướng từ khâu tạo phôi đến gia công các chi tiết, cụm chi tiết; tổng lắp, hiệu chỉnh trên pháo…
Sản phẩm máy ngắm hướng cải tiến (ký hiệu M21A1CT) đã được chế tạo, thử nghiệm thành công và đã được sản xuất để đồng bộ cho các lô pháo 105mm sửa chữa lớn tại Nhà máy Z133, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, trang bị.
Kết thúc hội thi tàu chiến Hải quân Việt Nam / http://uongchuluu.net/ket-thuc-hoi-thi-tau-chien-hai-quan-viet-nam.html
![]() |
Trung Quốc còn cho ra đời kiểu tàu đổ bộ Ro-Ro lưỡng dụng |
Thế giới đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn nửa thế kỷ giữa Liên Xô và Mỹ trên 3 mặt trận chính trị tư tưởng, kinh tế và quân sự.
Gọi là “lạnh” bởi trên mặt trận quân sự nó không có tiếng nổ của súng đạn, tên lửa, bởi cả hai bên đều hiểu khi mà lực lượng quân sự đang ở thế cân bằng thì sẽ cùng chết nếu như nó nổ ra.
Do đó, chạy đua vũ trang để chiếm ưu thế và qua đó làm sụp đổ nền kinh tế đối phương là mục đích của mặt trận này.
Nhưng trên mặt trận chính trị tư tưởng và kinh tế thì xảy ra hết sức gay gắt, nóng bỏng, quyết liệt, một mất một còn. Cả hai đều triển khai toàn lực không nương tay vì kết quả sẽ cho ra “kẻ thắng, người thua” chứ không phải cả hai cùng chết như trên mặt trận quân sự.
Đối với Trung Quốc, trên mặt trận chính trị tư tưởng, nếu như quan điểm “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước của giới lãnh đạo, thì Trung Quốc, đương nhiên, chẳng có hệ tư tưởng, Trung Quốc chỉ có mục đích.
Vì thế, sẽ không có hay nếu có thì mức độ chẳng gay gắt, quyết liệt kiểu “ai thắng ai” trên mặt trận này giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trên mặt trận kinh tế, sự phụ thuộc vào nhau quá lớn, đến mức khi “Trung Quốc hắt hơi thì thế giới cũng sổ mũi”, cho nên Mỹ và đồng minh chẳng dại gì “đốt nhà ông hàng xóm để cả hai cùng cháy”.
Trên mặt trận quân sự, khác với Liên Xô trước đây, Mỹ và đồng minh có một lực lượng quân sự vượt trội so với Trung Quốc. Đây là sự khác biệt và chính sự khác biệt này để thế giới phải công nhận vai trò bá chủ thế giới của Mỹ.
Vậy, nếu có cuộc “chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Trung Quốc thì chỉ có thể xảy ra trên mặt trận này, nhưng theo kiểu gì?.
Cái có thì Mỹ đã có, Mỹ không muốn ai thách thức cái đã có của mình, cho nên, với sức mạnh quân sự vượt trội, họ sử dụng để kiềm chế quốc gia nào có ý đồ “chiếm ngai vàng” là tất nhiên.
Mỹ muốn Trung quốc giàu nhưng không được mạnh. Và đây chính là mục đích để Mỹ triển khai các chiến lược bao vây, kiềm chế để Trung Quốc luôn là một thị trường, một công trường của thế giới. Những vấn đề này, xem ra không giống với khái niệm “chiến tranh lạnh” như trước đây mà Xô-Mỹ tiến hành.
Trung Quốc đừng ngạc nhiên khi hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ và đồng minh đã ngay trước cửa nhà, đừng ngạc nhiên khi Mỹ “xía” vô Biển Đông và các nơi nhạy cảm khác như Ấn Độ, Myanma…Trung Quốc đừng cay cú khi các tử huyệt năng lượng của mình bị Mỹ khống chế…
Thực tế là tại khu vực châu Á-TBD đang có cuộc chạy đua vũ trang mà Trung Quốc là quốc gia cầm đầu.
Trung Quốc khi có nhiều tiền thì họ tăng ngân sách quân sự (hiện nay chỉ sau Mỹ). Nếu như để đối đầu với Mỹ, muốn phá vỡ thế độc tôn của Mỹ, thì không nói làm gì, đằng này, cùng với tăng cường tiềm lực quân sự, Trung Quốc tuyên bố thêm các khu vực có “lợi ích cốt lõi” khác, mạnh bạo, quyết đoán trong tranh chấp biển Đông với láng giềng đến mức ngang ngược, bất chấp pháp luật quốc tế.
Cho nên, hành động của Trung Quốc khiến các nước nhỏ lo lắng, bắt buộc họ cũng phải tăng cường tiềm lực quân sự để phòng thủ.
Cũng phải công nhận rằng, khi Mỹ và đồng minh cài thế, tăng cường lực lượng ở châu Á-TBD để bao vây kiềm chế Trung Quốc thì Trung Quốc không thể ngồi yên, hơn nữa trong khi mục tiêu của Trung Quốc là truất ngôi Mỹ để bá chủ thế giới thì lại càng không thể.
Nhưng, phải chăng, đây là con đường dẫn Trung Quốc đi đến…Liên Xô mà chính Trung Quốc tự mình chứ không phải Mỹ?
Trước hết, đua với Mỹ để đạt mục tiêu vươn tới là các loại vũ khí mới nhất của Mỹ với phương châm: "Những gì Mỹ có thì Trung Quốc nhất định phải có” là sai lầm mang tính chủ quan, duy ý chí.
Thực tế GDP của Trung Quốc chỉ sau Mỹ, nhưng các ngành nghề tạo nên chất lượng GDP của Trung Quốc thì không như Mỹ, Nhật Bản…vì thế nền công nghiệp Trung Quốc nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng có một nền tảng thấp kém.
Nếu như những sản phẩm quân sự thuộc hàng công nghệ cao còn phụ thuộc vào nước ngoài, như động cơ máy bay chẳng hạn…, thì hãy khoan nói đến “đua” với đối thủ mà chỉ phấn đấu cố gắng “đuổi cho kịp” là vĩ đại lắm rồi.
Tiếc thay, hiện nay, trong khi Mỹ đang tinh gọn lực lượng quân sự của mình thì Trung Quốc, do mục đích chiến lược quá lớn (không dám nói là tham vọng) nên họ phải hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình với tốc độ nhanh và tất nhiên, ở trên một nền tảng công nghiệp như vậy thì khi đó, nó chỉ có ý nghĩa về mặt số lượng.
Sản xuất chế tạo vũ khí trang bị, xây dựng lực lượng phải phục vụ cho chiến thuật, cho chiến lược. Nhưng nếu như chiến lược đề ra dựa vào ảo tưởng, tham vọng, duy ý chí, thì vũ khí trang bị sẽ trở nên vô bổ với thực tế, dùng để tác chiến thì sẽ không phù hợp về chiến thuật, rất mạo hiểm và rất không đáng tin cậy.
Thực tế đã chứng minh. Trong chiến tranh, dù cho hình thức tác chiến kiểu gì, thì chỉ khi có sự xuất hiện người lính trên chiến trường, cuộc chiến mới được giải quyết trọn vẹn. Bởi thế, không khó hiểu khi Mỹ xây dựng và có một lực lượng lính thủy đánh bộ hùng mạnh nhất thế giới.
Đây là lực lượng triển khai nhanh mọi nơi trên ven bờ đại dương bằng các tàu đổ bộ lớn LHD (tàu mẹ) và loại tàu con LCAC…, gây uy hiếp lớn, thực sự, lên đối phương của Mỹ.
Trung Quốc cũng muốn như Mỹ với lực lượng lính thủy đánh bộ của mình, họ xây dựng và đóng nhiều tàu loại LHD, LCAC… nhưng nhóm tàu loại LHD, thay vì được bảo vệ bởi tàu sân bay, tàu ngầm …hiện đại của Mỹ và chỉ xuất hiện khi khả năng chống trả của đối phương bị tê liệt thì của Trung Quốc lại không được như thế vì khả năng hạn chế.
Đã thế, Trung Quốc còn cho ra đời kiểu tàu đổ bộ Ro-Ro lưỡng dụng (thời bình thì vận tải, thời chiến thì chở quân và xe lội nước) chở được 2000 quân và 300 xe mà vận tốc chỉ dưới 20M/h để chứng tỏ có tàu đổ bộ lớn hơn Mỹ…thì quả là chạy đua.
Nhưng, khi mà chính Trung quốc và thực tế cũng như vậy, đã xác định hải quân TQ (PLAN) chưa đủ sức tác chiến ngoài khu vực châu Á-TBD; tàu sân bay Thi Lang chỉ để huấn luyện, thì nhóm tàu LHD (Type 071) và Ro-Ro liệu có khả dụng trong vùng biển chật hẹp, địa hình phù hợp cho kiểu tác chiến phi đối xứng của một đối phương mà sự chống trả vô cùng quyết liệt?
Lực lượng tàu ngầm, nếu đúng như giới quân sự Mỹ và phương Tây đánh giá về khả năng tác chiến, tính năng kỹ chiến thuật, thì 60 tàu ngầm trong PLAN phải “nuôi” nó quả là rất tốn kém.
Lực lượng này quá lạc hậu khi phải đối đầu với Mỹ và đồng minh nhưng lại quá nhiều, không cần thiết cho việc răn đe khi tranh chấp biển đảo với các nước nhỏ trong khu vực. Vân vân và vân vân.
Vậy, giới quân sự tinh anh, các học giả uyên bác, chẳng lẽ không phát hiện ra những vấn đề trên? Tất nhiên, nhưng, nhìn thấy sai lầm là một chuyện và ngăn chặn được hay không lại là chuyện khác.
Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group - ICG) đã từng chỉ ra rằng, trên biển Đông, Trung Quốc có đến 9 cơ quan chấp pháp (9 con rồng), cạnh tranh sức mạnh bằng hành động hiếu chiến để được phân bổ nhiều ngân sách, để tăng trưởng vì lợi ích cục bộ…
Đồng thời, khi nền công nghiệp vũ khí của Trung Quốc đã chuyển đổi với việc ra đời khu công nghiệp quân sự riêng, trong đó yếu tố tư nhân đóng vai trò chính thì mối quan hệ “khăng khít”, “kẻ tung, người hứng” của giới hiếu chiến đầy thế lực-“giới diều hâu đầy lông măng” hò hét, phê phán chính phủ “bạc nhược”, “đớn hèn” đòi “phải cứng rắn với Mỹ”, “sẵn sàng tiến hành chiến tranh xâm lược…” với các nhà tài phiệt quân sự là không tránh khỏi và gây lên chính phủ một áp lực không phải là nhỏ.
Phương châm: “Những gì Mỹ có thì Trung Quốc nhất định phải có”, đã cho ra đời hàng loạt những sản phẩm “nhái”, sao chép, mang yều tố tấn công nhất, đồ sộ nhất… thì, hình như vừa mang tính chủ quan, duy ý chí, đua đòi, vừa thiếu định hướng khả năng sử dụng, bất chấp chiến thuật, nó chỉ là biểu tượng hoành tráng sức mạnh, hữu dụng trong diễu võ dương oai hơn là tác chiến.
Rõ ràng, các nhà tài phiệt vũ khí được lợi, nhóm “diều hâu” được “lên đời”, còn tính mạng người lính?
Sách lược của Trung Quốc và cả ngay giới hiến chiến đều tránh đối đầu với Mỹ, đến mức họ chỉ cho “tàu cá lên tuyến đầu, thay vì hải quân…để khỏi mắc mưu Mỹ”, nên sẽ không đối đầu với Mỹ đâu mà lo.
Ngoài Mỹ ra thì “9 con rồng đang khuấy nước trên biển”, giới hiếu chiến “lên đời”, các nhà tài phiệt quân sự, chẳng nể sợ ai hết, khu vực càng căng thẳng, càng nóng, càng được phân bổ kinh phí hoạt động, càng có nhiều dự án đặt hàng, càng lợi nhuận.
Rốt cuộc, hơn 250 triệu dân Trung Quốc đang sống dưới mức nghèo khổ và quyết tâm “Mỹ có gì Trung Quốc phải có nấy” mới là nội dung của một cuộc “chiến tranh lạnh” mà Trung Quốc phải đối phó.
Ai tạo ra? Đương nhiên không phải Mỹ. Mỹ không đua vì Mỹ đã vượt trội, Mỹ chỉ ngăn cản, kiềm chế Trung Quốc mà thôi.
Chỉ có “ma đưa lối, quỹ dẫn đường”, chỉ có tham vọng lớn vượt ra ngoài khả năng mà vẫn quyết tâm đeo đuổi thì điểm đến cuối cùng của con đường đó mới là…Liên Xô cũ.
Lê Ngọc Thống Trung Quốc không tỉnh táo sẽ giống Liên Xô cũ
-Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại châu Á-TBD?
Tàu đổ bộ Hải quân TQ lỗi về chiến thuật hiện đại?
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh:
Quân đội Việt-Trung tuyệt đối không dùng vũ lực
Quân đội Việt-Trung khẳng định trong bất kỳ tình huống nào cũng không sử dụng lực lượng quân sự để trấn áp, ngăn cản hoặc đe dọa các hoạt động hòa bình trên biển như nghiên cứu khoa học, lưu thông hàng hải, khai thác tài nguyên…, tuyệt đối không sử dụng vũ lực để đối phó với nhau khi có vấn đề phát sinh - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Trong cuộc trao đổi với báo Quân đội Nhân dân cuối tuần qua, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề cập những nội dung liên quan tranh chấp Biển Đông tại đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ ba Việt - Trung diễn ra trước đó. Cuộc đối thoại do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đồng chủ trì với Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Ông cho biết: Chủ đề nội dung thứ hai của cuộc đối thoại là cách ứng xử của hai quân đội trong vấn đề Biển Đông. Đây là lần đầu tiên chủ đề này được chính thức đưa vào chương trình Đối thoại và hai bên đã trao đổi kỹ lưỡng, thẳng thắn, không né tránh. Về phần mình, Việt Nam khẳng định rõ quan điểm chủ quyền trước sau như một về Hoàng Sa, Trường Sa, về thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
"Khi nêu vấn đề Biển Đông quan điểm của hai bên khác nhau, song chúng tôi nhất trí rằng tuy vấn đề do lịch sử để lại nhưng lịch sử đó phải phù hợp với luật pháp quốc tế đương đại mà chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ" - Thượng tướng cho hay.
Không sử dụng quân sự để trấn áp
Ông cho biết hai bên cũng đã trao đổi cách ứng xử của quân đội hai nước khi Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại những khác biệt, bất đồng về chủ quyền. Liên quan tới vấn đề này, một sự kiện quan trọng đối với hai nước là cuối năm 2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Trung Quốc đã ký Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Phía Việt Nam đối thoại đã khẳng định lại, trước hết, vấn đề chủ quyền của mỗi nước là rất thiêng liêng và chủ quyền ấy phải dựa trên luật pháp quốc tế, được thế giới thừa nhận, không ai có thể đưa ra đòi hỏi vô lý, không tôn trọng luật pháp quốc tế về chủ quyền. Khi còn tranh chấp về chủ quyền, mọi vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, và các điều ước khu vực như DOC.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chủ quyền, lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không thể đánh đổi. Ảnh: Minh Thăng
Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn ASEAN cùng Trung Quốc tiến tới COC. Bên cạnh đó, các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, tranh chấp nào song phương thì giải quyết song phương, tranh chấp đa phương thì giải quyết đa phương, nhưng cần phải công khai minh bạch và tôn trọng quyền lợi chính đáng của tất cả các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông.
"Đối với quân đội, hai bên khẳng định trong bất kỳ tình huống nào cũng không sử dụng lực lượng quân sự để trấn áp, ngăn cản hoặc đe dọa các hoạt động hòa bình trên biển như nghiên cứu khoa học, lưu thông hàng hải, khai thác tài nguyên… Quân đội hai nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực để đối phó với nhau khi có vấn đề phát sinh".
Đặc biệt, phía Việt Nam cũng đề xuất, trên cơ sở nguyên tắc hai Đảng, hai Nhà nước đã ký, quân đội Việt Nam và quân đội Trung Quốc xây dựng cam kết trong bất kỳ tình huống nào cũng không được sử dụng lực lượng quân sự để xử lý vấn đề dân sự, cũng như tuyệt đối không sử dụng vũ lực đối đầu. Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã ghi nhận tích cực đề xuất của Việt Nam và hai bên đang nghiên cứu triển khai.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho hay: những điểm còn khác biệt đã được nêu ra thẳng thắn, ý kiến của mỗi bên được tôn trọng. Hai bên thống nhất giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng XHCN được thể hiện đầy đủ trong Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Tại cuộc đối thoại, những sự việc phức tạp trên Biển Đông do quốc phòng không trực tiếp tham gia và xử lý nên không nêu cụ thể. Tuy nhiên, với trách nhiệm của lực lượng quốc phòng, những vụ việc đó cũng được điểm qua.
"Hai bên khẳng định, lực lượng quốc phòng không tham gia giải quyết xung đột. Bên cạnh đó, quân đội phải đóng góp ý kiến tham mưu để hai Đảng, hai Nhà nước giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Quan hệ quốc phòng cần phải được tăng cường nhằm xây dựng lòng tin giữa hai Đảng, hai Nhà nước để từng bước giải quyết những bất đồng. Vấn đề Biển Đông là đại sự trong quan hệ hai nước. Không thể nói quan hệ Việt - Trung là tốt đẹp nếu Biển Đông vẫn còn tồn tại những bất đồng có nguy cơ trở thành xung đột".
Không đánh đổi chủ quyền, lãnh thổ
Thượng tướng có thể cho biết, tại sao tình hình Biển Đông lại diễn biến phức tạp trong thời gian qua?
Những năm qua, không chỉ Việt Nam, Trung Quốc hay các nước trong khu vực mà hầu như cả thế giới đều quan tâm tới vấn đề Biển Đông. Theo tôi, phải nhìn vấn đề này một cách toàn cục.
Trước hết, vị trí chiến lược và sự can dự của các nước lớn khiến giá trị lợi ích tại các khu vực trên Biển Đông trở nên rất lớn về cả khía cạnh kinh tế, địa chính trị lẫn quốc phòng -an ninh... Sự can dự của các nước lớn đem tới cả những lợi ích lẫn thách thức như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, một số nước đưa ra những tuyên bố mang tính chất đơn phương, không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chỉ riêng những tuyên bố đó đã gây ra mất ổn định, gây ra lo ngại chung trên Biển Đông. Không chỉ vậy, có nước còn có những hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế, không tôn trọng DOC với một nội dung quan trọng là giữ nguyên hiện trạng cho đến khi tìm được giải pháp để giải quyết tranh chấp.
Một phần nguyên nhân khác, thực ra không nằm trên biển mà ở trên đất liền. Những nước không ở gần Biển Đông, thậm chí ở tận châu Âu, châu Mỹ, cũng bàn về vấn đề Biển Đông khiến dư luận quan tâm hơn. Bản chất của sự việc này là do Biển Đông không còn là vấn đề của riêng một vài nước tranh chấp chủ quyền mà là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới có lợi ích ở khu vực.
Nói cách khác, Biển Đông đã trở thành vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Hiển nhiên, khi một khu vực quan trọng với tương lai thế giới mất ổn định, mọi người đều có quyền bày tỏ quan ngại. Mọi quốc gia đều có quyền, và có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến và bằng các hành động thiện chí để giải quyết vấn đề này bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế.
Trước bối cảnh như vậy, quan điểm của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong công tác bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ như thế nào thưa Thượng tướng?
Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định rất rõ quan điểm về chủ quyền lãnh thổ. Tôi nhấn mạnh rằng, chủ quyền, lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không thể đánh đổi. Đất đai, sông núi, biển đảo Việt Nam không chỉ là sở hữu của hơn 80 triệu người dân ngày hôm nay, mà quan trọng hơn, bờ cõi ấy đã được cha ông ta hàng nghìn năm qua gìn giữ để lại.
Bờ cõi này cũng sẽ là sở hữu của các thế hệ người Việt Nam mai sau, là không gian sinh tồn của con cháu chúng ta. Không ai được phép nhân nhượng một tấc chủ quyền trên đất, trên trời, trên biển của Tổ quốc, và cũng là không gian sinh tồn và phát triển của muôn đời con cháu chúng ta mai sau.
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, chúng ta phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Do vậy, không thể manh động trong việc giải quyết tranh chấp để đánh mất hòa bình và ổn định. Có người sẽ đặt câu hỏi: Liệu như vậy có giữ được chủ quyền, lãnh thổ không?
Tôi tin là hoàn toàn được khi chúng ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, lấy luật pháp quốc tế làm cơ sở để đòi và bảo vệ chủ quyền, cũng như tăng cường hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Xu thế chung trên thế giới hiện nay, các quốc gia đều đang cần môi trường hòa bình và ổn định để phát triển. Thế giới đương đại cũng đã có hệ thống pháp luật rõ ràng, tuy chưa đủ nhưng cũng quy định mỗi quốc gia có quyền gì trên đất, trên biển của mình.
Một hành động phi nghĩa, bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại trào lưu chung của cả nhân loại của bất kỳ quốc gia nào sẽ không bao giờ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và của chính nhân dân mình, sẽ tạo nên làn sóng phản đối quốc tế và sự bất ổn nội tại khôn lường.
Tôi khẳng định rằng, để có thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, điều tối quan trọng là phải giữ vững ổn định chính trị trong nước.
Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền. Xử lý vấn đề Biển Đông là đại sự của đất nước, là việc của tất cả nhân dân Việt Nam.
Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần đoàn kết, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, phát huy trí tuệ để tìm ra kế sách, nghiên cứu làm rõ các vấn đề pháp luật, xây dựng lòng tin với các nước tranh chấp để từng bước giải quyết vấn đề.
Theo Bảo Trung (Quân đội nhân dân)
- Giản dị tình yêu Trường Sa (TT). – Ra mắt website “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” (LĐ). – Trần Đăng Khoa: Tổ Quốc ở Trường Sa (VOV). – Quảng Ngãi: 7 ngư dân thoát chết kỳ diệu (KP). – ‘Các lính đảo đã cho chồng tôi sống thêm lần nữa’ (VNE).
- Tủ sách biển Đông: Biển Đông và hải đảo Việt Nam (ĐV).
- Nhật Bản cử Thứ trưởng Ngoại giao đến Trung Quốc (TTXVN). – Tàu Trung Quốc thâm nhập vùng tranh chấp với Nhật (VNE). – Nhật thay đổi trước sự trỗi dậy của Trung Quốc (VNE). – Những kịch bản nào cho căng thẳng Nhật-Trung? (VNN). – Hàn Quốc hưởng lợi từ tranh chấp Trung – Nhật (VNE). – Đài Loan không hợp tác với Trung Quốc trong tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku (Petrotimes). – Tàu cá Đài Loan đi biểu tình ở Senkaku/Điếu Ngư (Petrotimes). – Trung Quốc sẽ cho UAV giám sát các khu vực tranh chấp (ĐV). – Thủ tướng Nhật Bản sẽ nói về đảo tranh chấp tại LHQ(VOV). – Thủ tướng Nhật răn đe Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ (GDVN).
- Trung Quốc – Philippines vẫn còn ‘rất khác biệt’ về Biển Đông (GDVN).
- Đằng sau sự dịu giọng của Trung Quốc về Biển Đông (TQ).
- Thực hư chuyện Philippines “đi đêm” với Trung Quốc (Petrotimes).
- Thấy gì từ chuyến thăm châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ? (Petrotimes). – Báo Mỹ: “Trung Quốc thể hiện cơ bắp, biến Myanmar thành tiền đồn” (GDVN).
- Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp biển đảo (VOA). – Thủ tướng Nhật cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp biển đảo (TP). – Tàu hải giám Trung Quốc lại đến gần Senkaku/Điếu Ngư (TN). – Quan hệ Trung – Nhật xấu đi trầm trọng (TT). – Tàu hải giám Trung Quốc: Hết lùi lại tiến ở vùng biển Senkaku (NLĐ). – Thủ tướng Nhật Bản cảnh báo TQ về tranh chấp biển đảo (ĐV). – Mỹ, Nhật tập trận ‘chiếm lại đảo’(VNE). – Trung Quốc lại “khuấy đảo” tranh chấp biển với chiêu cũ (VnMedia). – Trung-Nhật: Tiềm ẩn nguy cơ xung đột (VnMedia). – Trung Quốc sẽ đau đớn nếu ‘ra đòn’ với Nhật (Infonet). – Trung Quốc và Nhật Bản vẫn không nhượng bộ nhau (Petrotimes). -Hai tàu hải giám TQ đi vào lãnh hải Nhật (TT).
-Tranh chấp ở biển Đông: Hai cách ứng xử
-Đài Loan trang bị tên lửa Vạn kiếm chống sân bay Trung Quốcvietnamdefence
Bộ quốc phòng Đài Loan dự định nhận vào trang bị các tên lửa mới Vạn kiếm (Wan Chien) mang 100 đạn con vào năm 2014.
Asia worries about China’s ascent , Russia is dismantling its democracy, and Iran everyday gets closer to possessing nuclear weapons capability.
Today’s “arc of problems” exceeds what containment can handle. It makes no sense to talk about containing China as an ascendant state , containing Iran as a sponsor of terror and potential nuclear state, containing Russia as an authoritarian state that uses energy as a weapon, or containing Pakistan’s ability to spread nuclear weapons . By its very nature modern technology, through the telecommunications revolution and the rise of global markets as fundamental forces in international politics, renders containment an obsolete strategy.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/09/120924_assk_personal_regret.shtml
-
Lê Ngọc Thống Trung Quốc không tỉnh táo sẽ giống Liên Xô cũ
-Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại châu Á-TBD?
Tàu đổ bộ Hải quân TQ lỗi về chiến thuật hiện đại?
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh:
Quân đội Việt-Trung tuyệt đối không dùng vũ lực
Quân đội Việt-Trung khẳng định trong bất kỳ tình huống nào cũng không sử dụng lực lượng quân sự để trấn áp, ngăn cản hoặc đe dọa các hoạt động hòa bình trên biển như nghiên cứu khoa học, lưu thông hàng hải, khai thác tài nguyên…, tuyệt đối không sử dụng vũ lực để đối phó với nhau khi có vấn đề phát sinh - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Trong cuộc trao đổi với báo Quân đội Nhân dân cuối tuần qua, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề cập những nội dung liên quan tranh chấp Biển Đông tại đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ ba Việt - Trung diễn ra trước đó. Cuộc đối thoại do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đồng chủ trì với Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Ông cho biết: Chủ đề nội dung thứ hai của cuộc đối thoại là cách ứng xử của hai quân đội trong vấn đề Biển Đông. Đây là lần đầu tiên chủ đề này được chính thức đưa vào chương trình Đối thoại và hai bên đã trao đổi kỹ lưỡng, thẳng thắn, không né tránh. Về phần mình, Việt Nam khẳng định rõ quan điểm chủ quyền trước sau như một về Hoàng Sa, Trường Sa, về thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
"Khi nêu vấn đề Biển Đông quan điểm của hai bên khác nhau, song chúng tôi nhất trí rằng tuy vấn đề do lịch sử để lại nhưng lịch sử đó phải phù hợp với luật pháp quốc tế đương đại mà chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ" - Thượng tướng cho hay.
Không sử dụng quân sự để trấn áp
Ông cho biết hai bên cũng đã trao đổi cách ứng xử của quân đội hai nước khi Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại những khác biệt, bất đồng về chủ quyền. Liên quan tới vấn đề này, một sự kiện quan trọng đối với hai nước là cuối năm 2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Trung Quốc đã ký Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Phía Việt Nam đối thoại đã khẳng định lại, trước hết, vấn đề chủ quyền của mỗi nước là rất thiêng liêng và chủ quyền ấy phải dựa trên luật pháp quốc tế, được thế giới thừa nhận, không ai có thể đưa ra đòi hỏi vô lý, không tôn trọng luật pháp quốc tế về chủ quyền. Khi còn tranh chấp về chủ quyền, mọi vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, và các điều ước khu vực như DOC.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chủ quyền, lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không thể đánh đổi. Ảnh: Minh Thăng
Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn ASEAN cùng Trung Quốc tiến tới COC. Bên cạnh đó, các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, tranh chấp nào song phương thì giải quyết song phương, tranh chấp đa phương thì giải quyết đa phương, nhưng cần phải công khai minh bạch và tôn trọng quyền lợi chính đáng của tất cả các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông.
"Đối với quân đội, hai bên khẳng định trong bất kỳ tình huống nào cũng không sử dụng lực lượng quân sự để trấn áp, ngăn cản hoặc đe dọa các hoạt động hòa bình trên biển như nghiên cứu khoa học, lưu thông hàng hải, khai thác tài nguyên… Quân đội hai nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực để đối phó với nhau khi có vấn đề phát sinh".
Đặc biệt, phía Việt Nam cũng đề xuất, trên cơ sở nguyên tắc hai Đảng, hai Nhà nước đã ký, quân đội Việt Nam và quân đội Trung Quốc xây dựng cam kết trong bất kỳ tình huống nào cũng không được sử dụng lực lượng quân sự để xử lý vấn đề dân sự, cũng như tuyệt đối không sử dụng vũ lực đối đầu. Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã ghi nhận tích cực đề xuất của Việt Nam và hai bên đang nghiên cứu triển khai.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho hay: những điểm còn khác biệt đã được nêu ra thẳng thắn, ý kiến của mỗi bên được tôn trọng. Hai bên thống nhất giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng XHCN được thể hiện đầy đủ trong Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Tại cuộc đối thoại, những sự việc phức tạp trên Biển Đông do quốc phòng không trực tiếp tham gia và xử lý nên không nêu cụ thể. Tuy nhiên, với trách nhiệm của lực lượng quốc phòng, những vụ việc đó cũng được điểm qua.
"Hai bên khẳng định, lực lượng quốc phòng không tham gia giải quyết xung đột. Bên cạnh đó, quân đội phải đóng góp ý kiến tham mưu để hai Đảng, hai Nhà nước giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Quan hệ quốc phòng cần phải được tăng cường nhằm xây dựng lòng tin giữa hai Đảng, hai Nhà nước để từng bước giải quyết những bất đồng. Vấn đề Biển Đông là đại sự trong quan hệ hai nước. Không thể nói quan hệ Việt - Trung là tốt đẹp nếu Biển Đông vẫn còn tồn tại những bất đồng có nguy cơ trở thành xung đột".
Không đánh đổi chủ quyền, lãnh thổ
Thượng tướng có thể cho biết, tại sao tình hình Biển Đông lại diễn biến phức tạp trong thời gian qua?
Những năm qua, không chỉ Việt Nam, Trung Quốc hay các nước trong khu vực mà hầu như cả thế giới đều quan tâm tới vấn đề Biển Đông. Theo tôi, phải nhìn vấn đề này một cách toàn cục.
Trước hết, vị trí chiến lược và sự can dự của các nước lớn khiến giá trị lợi ích tại các khu vực trên Biển Đông trở nên rất lớn về cả khía cạnh kinh tế, địa chính trị lẫn quốc phòng -an ninh... Sự can dự của các nước lớn đem tới cả những lợi ích lẫn thách thức như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, một số nước đưa ra những tuyên bố mang tính chất đơn phương, không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chỉ riêng những tuyên bố đó đã gây ra mất ổn định, gây ra lo ngại chung trên Biển Đông. Không chỉ vậy, có nước còn có những hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế, không tôn trọng DOC với một nội dung quan trọng là giữ nguyên hiện trạng cho đến khi tìm được giải pháp để giải quyết tranh chấp.
Một phần nguyên nhân khác, thực ra không nằm trên biển mà ở trên đất liền. Những nước không ở gần Biển Đông, thậm chí ở tận châu Âu, châu Mỹ, cũng bàn về vấn đề Biển Đông khiến dư luận quan tâm hơn. Bản chất của sự việc này là do Biển Đông không còn là vấn đề của riêng một vài nước tranh chấp chủ quyền mà là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới có lợi ích ở khu vực.
Nói cách khác, Biển Đông đã trở thành vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Hiển nhiên, khi một khu vực quan trọng với tương lai thế giới mất ổn định, mọi người đều có quyền bày tỏ quan ngại. Mọi quốc gia đều có quyền, và có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến và bằng các hành động thiện chí để giải quyết vấn đề này bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế.
Trước bối cảnh như vậy, quan điểm của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong công tác bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ như thế nào thưa Thượng tướng?
Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định rất rõ quan điểm về chủ quyền lãnh thổ. Tôi nhấn mạnh rằng, chủ quyền, lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không thể đánh đổi. Đất đai, sông núi, biển đảo Việt Nam không chỉ là sở hữu của hơn 80 triệu người dân ngày hôm nay, mà quan trọng hơn, bờ cõi ấy đã được cha ông ta hàng nghìn năm qua gìn giữ để lại.
Bờ cõi này cũng sẽ là sở hữu của các thế hệ người Việt Nam mai sau, là không gian sinh tồn của con cháu chúng ta. Không ai được phép nhân nhượng một tấc chủ quyền trên đất, trên trời, trên biển của Tổ quốc, và cũng là không gian sinh tồn và phát triển của muôn đời con cháu chúng ta mai sau.
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, chúng ta phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Do vậy, không thể manh động trong việc giải quyết tranh chấp để đánh mất hòa bình và ổn định. Có người sẽ đặt câu hỏi: Liệu như vậy có giữ được chủ quyền, lãnh thổ không?
Tôi tin là hoàn toàn được khi chúng ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, lấy luật pháp quốc tế làm cơ sở để đòi và bảo vệ chủ quyền, cũng như tăng cường hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Xu thế chung trên thế giới hiện nay, các quốc gia đều đang cần môi trường hòa bình và ổn định để phát triển. Thế giới đương đại cũng đã có hệ thống pháp luật rõ ràng, tuy chưa đủ nhưng cũng quy định mỗi quốc gia có quyền gì trên đất, trên biển của mình.
Một hành động phi nghĩa, bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại trào lưu chung của cả nhân loại của bất kỳ quốc gia nào sẽ không bao giờ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và của chính nhân dân mình, sẽ tạo nên làn sóng phản đối quốc tế và sự bất ổn nội tại khôn lường.
Tôi khẳng định rằng, để có thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, điều tối quan trọng là phải giữ vững ổn định chính trị trong nước.
Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền. Xử lý vấn đề Biển Đông là đại sự của đất nước, là việc của tất cả nhân dân Việt Nam.
Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần đoàn kết, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, phát huy trí tuệ để tìm ra kế sách, nghiên cứu làm rõ các vấn đề pháp luật, xây dựng lòng tin với các nước tranh chấp để từng bước giải quyết vấn đề.
Theo Bảo Trung (Quân đội nhân dân)
- Giản dị tình yêu Trường Sa (TT). – Ra mắt website “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” (LĐ). – Trần Đăng Khoa: Tổ Quốc ở Trường Sa (VOV). – Quảng Ngãi: 7 ngư dân thoát chết kỳ diệu (KP). – ‘Các lính đảo đã cho chồng tôi sống thêm lần nữa’ (VNE).
- Tủ sách biển Đông: Biển Đông và hải đảo Việt Nam (ĐV).
- Nhật Bản cử Thứ trưởng Ngoại giao đến Trung Quốc (TTXVN). – Tàu Trung Quốc thâm nhập vùng tranh chấp với Nhật (VNE). – Nhật thay đổi trước sự trỗi dậy của Trung Quốc (VNE). – Những kịch bản nào cho căng thẳng Nhật-Trung? (VNN). – Hàn Quốc hưởng lợi từ tranh chấp Trung – Nhật (VNE). – Đài Loan không hợp tác với Trung Quốc trong tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku (Petrotimes). – Tàu cá Đài Loan đi biểu tình ở Senkaku/Điếu Ngư (Petrotimes). – Trung Quốc sẽ cho UAV giám sát các khu vực tranh chấp (ĐV). – Thủ tướng Nhật Bản sẽ nói về đảo tranh chấp tại LHQ(VOV). – Thủ tướng Nhật răn đe Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ (GDVN).
- Trung Quốc – Philippines vẫn còn ‘rất khác biệt’ về Biển Đông (GDVN).
- Đằng sau sự dịu giọng của Trung Quốc về Biển Đông (TQ).
- Thực hư chuyện Philippines “đi đêm” với Trung Quốc (Petrotimes).
- Thấy gì từ chuyến thăm châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ? (Petrotimes). – Báo Mỹ: “Trung Quốc thể hiện cơ bắp, biến Myanmar thành tiền đồn” (GDVN).
- Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp biển đảo (VOA). – Thủ tướng Nhật cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp biển đảo (TP). – Tàu hải giám Trung Quốc lại đến gần Senkaku/Điếu Ngư (TN). – Quan hệ Trung – Nhật xấu đi trầm trọng (TT). – Tàu hải giám Trung Quốc: Hết lùi lại tiến ở vùng biển Senkaku (NLĐ). – Thủ tướng Nhật Bản cảnh báo TQ về tranh chấp biển đảo (ĐV). – Mỹ, Nhật tập trận ‘chiếm lại đảo’(VNE). – Trung Quốc lại “khuấy đảo” tranh chấp biển với chiêu cũ (VnMedia). – Trung-Nhật: Tiềm ẩn nguy cơ xung đột (VnMedia). – Trung Quốc sẽ đau đớn nếu ‘ra đòn’ với Nhật (Infonet). – Trung Quốc và Nhật Bản vẫn không nhượng bộ nhau (Petrotimes). -Hai tàu hải giám TQ đi vào lãnh hải Nhật (TT).
-Tranh chấp ở biển Đông: Hai cách ứng xử
-Đài Loan trang bị tên lửa Vạn kiếm chống sân bay Trung Quốcvietnamdefence
Bộ quốc phòng Đài Loan dự định nhận vào trang bị các tên lửa mới Vạn kiếm (Wan Chien) mang 100 đạn con vào năm 2014.
Asia worries about China’s ascent , Russia is dismantling its democracy, and Iran everyday gets closer to possessing nuclear weapons capability.
Today’s “arc of problems” exceeds what containment can handle. It makes no sense to talk about containing China as an ascendant state , containing Iran as a sponsor of terror and potential nuclear state, containing Russia as an authoritarian state that uses energy as a weapon, or containing Pakistan’s ability to spread nuclear weapons . By its very nature modern technology, through the telecommunications revolution and the rise of global markets as fundamental forces in international politics, renders containment an obsolete strategy.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/09/120924_assk_personal_regret.shtml
-
Bước tiến mới vũ khí thiết bị quân sự Việt Nam |
Phần mềm mô phỏng hoạt động chức năng tổ hợp tên lửa
Đáp ứng nhu cầu tài liệu trực quan phục vụ giảng dạy, huấn luyện môn học kỹ thuật tên lửa S-75M3, các học viên Học viện Phòng không-Không quân (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã xây dựng phần mềm mô phỏng hoạt động chức năng tổ hợp tên lửa.
Các tác giả đã sử dụng phần mềm Powerpoint để mô phỏng hoạt động chức năng đài điều khiển SNR-75V3; sử dụng phần mềm Macromedia Flash và Powerpoint 2003 để mô phỏng hoạt động chức năng rút gọn của tổ hợp tên lửa phòng không S-75M3
![]() |
Tên lửa S-75M3 |
Sản phẩm mô phỏng thể hiện đầy đủ hoạt động của đài điều khiển cũng như tổ hợp tên lửa, bảo đảm tính trực quan sinh động cao, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập cho học viên trong quá trình học tập tại trường.
Áo giáp chống đạn mới
Trước đó, Viện Công nghệ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công áo giáp chống đạn từ vật liệu gốm oxit nhôm (Al2O3) siêu mịn tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu dyneema, có khả năng chống đạn đạt tiêu chuẩn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ.Đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu chế tạo áo giáp chống đạn trên cơ sở gốm Al2O3 tăng bền bằng nano ZrO2” do Tiến sĩ Tạ Văn Khoa thuộc Phòng Vật liệu (Viện Công nghệ) làm chủ nhiệm.
Đề tài đã chế tạo thành công 4 loại áo giáp chống đạn gồm: 2 loại từ vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu composit dyneema đạt cấp độ chống đạn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ (chống được đạn 7,62x54mm); 2 loại áo giáp chống đạn còn lại được chế tạo từ 100% composit dyneema, có thể chống đạn súng AK47 cỡ 7,62x39mm theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ ở khoảng cách bắn 15m.
![]() |
Áo giáp và tấm chống đạn làm từ vật liệu oxit nhôm tăng bền. |
Áo giáp chống đạn được chế tạo từ 100% composit dyneema có khối lượng nhẹ (khoảng 3,4kg/bộ) nên rất phù hợp cho trang bị. Các sản phẩm đều đã được thử nghiệm đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ, chiến thuật đặt ra.
Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng lớn áo giáp chống đạn loại này với giá cao nhưng kích thước, khối lượng của áo chưa thật sự phù hợp với đối tượng sử dụng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài mở ra khả năng chủ động về công nghệ sản xuất áo giáp chống đạn trong nước với số lượng lớn, chất lượng tốt để trang bị cho các đối tượng sử dụng.
Máy ngắm trên pháo xe kéo
Trước tình hình bộ phận máy ngắm M21A1 trên pháo xe kéo 105mm bị hư hỏng nhiều, các cán bộ nhà máy Z133 đã tiến hành nghiên cứu cải tiến thành công thiết bị này.Máy ngắm hướng M21A1 là bộ phận quan trọng trong hệ thống ngắm của pháo 105mm. Máy ngắm hướng dùng để lắp kính ngắm gián tiếp, lấy góc hướng và phần tử bắn gián tiếp cho pháo.
Qua quá trình khai thác, sử dụng, hiện nay số lượng cụm máy ngắm hướng M21A1 của pháo 105mm bị hư hỏng là khá lớn. Các đơn vị không có chi tiết dự phòng để thay thế nên ảnh hưởng đến tính đồng bộ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của pháo.
![]() |
Pháo 105mm trong đợt diễn tập bắn đạn thật. |
Việc nghiên cứu chế tạo cụm máy ngắm hướng cũng chưa đạt được nhiều kết quả tích cực vì chi tiết có kết cấu phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao.
Đặc biệt, hệ thống đo lường của máy ngắm M21A1 sử dụng đơn vị theo tiêu chuẩn Ansi (tiêu chuẩn của Anh, Mỹ) mà không dùng hệ mét như nước ta.Hơn nữa, tất cả các mối lắp ghép của cụm máy ngắm đều sử dụng ren hệ Anh… nên việc nghiên cứu thiết kế gặp khó khăn.
Đáp ứng nhu cầu sửa chữa, thay thế máy ngắm hướng, các cán bộ, kỹ sư Nhà máy Z133 (Tổng cục Kỹ thuật) đã nghiên cứu cải tiến thành công cụm máy ngắm hướng M21A1.
Việc cải tiến được thực hiện theo hướng chuyển toàn bộ các lắp ghép ren từ hệ Anh sang hệ mét; các lắp ghép vòng bi theo tiêu chuẩn Ansi sang hệ GOST và SKF thông dụng; các bộ truyền trục vít, bánh vít được thiết kế phù hợp với điều kiện trang bị và công nghệ hiện có ở nước ta.
Ngoài ra, các tác giả còn cải tiến cụm cốc kính ngắm lắp kính ngắm gián tiếp M12A2 để có thể lắp được kính ngắm gián tiếp PG của Nga và kính ngắm PG do Việt Nam sản xuất mà vẫn bảo đảm được các yêu cầu kỹ, chiến thuật của máy ngắm...
Đến nay, Nhà máy Z133 đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chế tạo máy ngắm hướng từ khâu tạo phôi đến gia công các chi tiết, cụm chi tiết; tổng lắp, hiệu chỉnh trên pháo…
Sản phẩm máy ngắm hướng cải tiến (ký hiệu M21A1CT) đã được chế tạo, thử nghiệm thành công và đã được sản xuất để đồng bộ cho các lô pháo 105mm sửa chữa lớn tại Nhà máy Z133, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, trang bị.
Kết thúc hội thi tàu chiến Hải quân Việt Nam / http://uongchuluu.net/ket-thuc-hoi-thi-tau-chien-hai-quan-viet-nam.html
Chiều 22-9, tại Quân cảng Đà Nẵng, Quân chủng Hải quân đã tổ chức Lễ Bế mạc Hội thi tàu tốt lần thứ 4 năm 2012.

Quân chủng Hải quân Việt Nam
Hội thi tàu tốt Quân chủng Hải quân lần thứ 4 năm 2012 diễn ra từ ngày 5 đến 22-9 tại 5 khu vực trong cả nước với 150 tàu đến từ 13 đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân. Qua phần thi ở cấp cơ sở lựa chọn 33 tàu tiêu biểu vào vòng chung kết. Trong đó có 14 tàu thuộc khối chiến đấu và 19 tàu vận tải bảo đảm.

Diễu duyệt đội ngũ trong lễ bế mạc.
Qua 3 phần dự thi gồm: lý thuyết, kiểm tra thực tế tại tàu và xử lý tình huống khi hoạt động trên biển, Ban tổ chức Hội đồng thi trao giải Nhất khối tàu chiến đấu cho tàu HQ-360 (Hải đội 131, Lữ đoàn 172 Vùng 3 Hải quân) và giải Nhất khối tàu phục vụ cho tàu Trường Sa-22 (Hải đội 411, Vùng 4 Hải quân).

Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân trao cờ giải Nhất.
Giải Nhì khối tàu chiến đấu thuộc về các tàu: HQ-372 (Lữ đoàn 162 Vùng 4 Hải quân); tàu HQ-17 (Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) và tàu HQ-307 (Hải đội 135, Vùng 1 Hải quân). Ban tổ chức cũng đã trao đồng giải Nhì cho 6 tàu thuộc khối phục vụ và giải Ba cho 3 tàu thuộc khối tàu chiến đấu.

Các đại biểu tham quan hội thi tàu tốt tại Lữ đoàn 170 Hải quân
Hội thi tàu tốt Quân chủng Hải quân nhằm kiểm tra, đánh giá thực chất trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, sĩ quan trên tàu hải quân. Qua đó, đánh giá kết quả thực hiện “Cuộc vận động quản lý khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” gắn với thực hiện 2 đột phá kỹ thuật, xây dựng nề nếp chính quy kỹ thuật và làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Tàu Lý Thái Tổ

Pháo hạm AK-176 trên tàu Đinh Tiên Hoàng
Qua hội thi, các đơn vị đã huy động gần 40.000 ngày công lao động vệ sinh, bảo duỡng, sơn sửa trên 72.000m2 thân vỏ tàu, tiết kiệm cho Nhà nước hơn 10 tỷ đồng, góp phần nâng cao chất lượng tính đồng bộ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tàu thuyền trong Quân chủng Hải quân…

Hải quân tăng cường huấn luyện tác chiến trên tàu Lý Thái Tổ

Trong mấy năm gần đây Hải quân Việt Nam được nhanh chóng tăng cường mạnh mẽ với các tàu chiến, vũ khí, trang thiết bị hiện đại

Kiểm tra công tác bảo quản vũ khí trên tàu ở Hải đội 4 (Vùng 1 Hải quân)

Cán bộ Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) kiểm tra công tác bảo quản vũ khí trên tàu.
Tùng Lâm (QDND)
-Hải Quân Trung Quốc tiếp nhận hàng không mẫu hạm đầu tiên Nguoi Viet Online
BẮC KINH (AFP) - Hải Quân Trung Quốc vừa tiếp nhận hàng không mẫu hạm đầu tiên vào hôm Chủ Nhật, trong khi đang gia tăng tranh chấp về lãnh hải ở Biển Ðông lẫn biển Hoa Ðông, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một cơ quan ngoại vi của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cho biết.

Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc tại cảng Ðại Liên, hình chụp hồi Tháng Tám, 2011. Chiếc tàu vừa được bàn giao cho Hải Quân Trung Quốc hôm Chủ Nhật. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Chiếc tàu này vốn là chiếc Varyag của Urkraine thời Liên Xô, đang được làm dở dang thì phải ngưng vào năm 1991 do sự sụp đổ của khối Cộng Sản. Trung Quốc mua lại hàng không mẫu hạm này, mà thực chất chỉ là cái xác tàu dài 300 mét, không có động cơ, hệ thống điện và chân vịt, vào năm 1998, kéo về cảng Ðại Liên, và bắt đầu tân trang tàu ở đây từ năm 2002.
Tại lễ tiếp nhận, ở Ðông Bắc Trung Quốc, cờ Trung Quốc và cờ Quân Giải Phóng được kéo lên trên cột tàu, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho biết trong một bản tin ngắn trên mạng.
Một buổi lễ đưa hàng không mẫu hạm này vào hoạt động chính thức sẽ được tổ chức trong tương lai, bản tin cho biết và không giải thích gì thêm.
Trong khi đó, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc không bình luận gì về buổi lễ tiếp nhận tàu hôm Chủ Nhật.
Thông báo này được đưa ra vào thời điểm tranh chấp lãnh hải gia tăng trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, mà trong đó Trung Quốc có va chạm với Nhật, Việt Nam và Philippines.
Cũng hôm Chủ Nhật, Trung Quốc hoãn lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật, vì những tranh chấp gần đây giữa hai quốc gia liên quan đến quần đảo, mà Tokyo gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư, trong biển Hoa Ðông.
Bắc Kinh loan báo việc hoàn tất tân trang và cho tàu chạy thử từ hồi năm ngoái và không ngừng nhấn mạnh rằng nó sẽ không gây đe dọa cho các nước lân bang, mà chính yếu là chỉ dùng vào việc huấn luyện lẫn khảo cứu.
Tuy nhiên, vô số những cuộc chạy thử trên biển của hàng không mẫu hạm này bắt đầu từ Tháng Tám, 2011, gây quan ngại cho các cường quốc trong khu vực gồm Nhật và Hoa Kỳ. Họ cùng yêu cầu Bắc Kinh giải thích lý do vì sao lại cần đến hàng không mẫu hạm.
Quân Giải Phóng Trung Quốc, được coi là lớn nhất trên thế giới, luôn bí mật về hoạt động của mình, mặc dù được gia tăng ngân sách rất lớn nhờ nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng.
Ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc, do quốc gia này đưa ra, năm 2012 là $106 tỉ, tăng 11.2%.
Báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ đưa ra hồi Tháng Năm cho rằng Bắc Kinh tăng ngân sách quốc phòng trong lãnh vực phòng không, tàu ngầm, vũ khí chống vệ tinh và hỏa tiễn chống tàu chiến, để có thể sử dụng khi có tranh chấp trên biển, nhất là tại biển Ðông.
Ngũ Giác Ðài cho rằng ngân sách quốc phòng thực sự của Trung Quốc khoảng từ $120 tỉ đến $180 tỉ/năm. (TP, Ð.D.)
Hoa Kỳ là "Một quốc gia ngu ngốc và lạc hậu "
“Quốc gia ngu ngốc và lạc hậu”: Lời lẽ châm biếm tự nhắm vào mình khi Trung Quốc phê phán Hoa Kỳ.
Cờ của Trung Quốc và Mỹ trong cuộc gặp ngoại giao tại Bắc Kinh (Reuter)
David Wertime
“Hoa kỳ thực ra chỉ là một làng quê khổng lồ và kém phát triển” – một tiểu luận ẩn danh trên trang web hóa ra lại khơi mào cho sự châm biếm nhằm chính Trung Quốc.
Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton tới “Vương Quốc ở trung tâm thế giới” một luận điệu phê phán đầy mỉa mai đã lan tỏa như virut trên Sina Weibo, một mạng xã hội của Trung Quốc, với hơn 44 ngàn lượt chia sẻ và 5400 lời bình trên Twitter. Luận điệu này không rõ nguồn gốc và tác giả đã phê phán một cách bỡn cợt nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, thô sơ và ấu trĩ. Tưởng rằng có thể làm các độc giả Mỹ bị xúc phạm, nhưng chẳng bao lâu sau khi được ra mắt, bài viết đó thực sự đã trở thành một sự phê phán sắc sảo và có tác dụng ngược lại đối với Trung Quốc.
Tờ Tea Leaf Nation đã dịch những phần lý thú và rôm rả nhất (chúng thường có mặt trong đa số các bài luận) và xin mời các độc giả thưởng thức.
Đừng đi Mỹ, một quốc gia ngu ngốc và lạc hậu
Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự lựa chọn này. Chúng ta đã bị mụ mẫm bởi truyền thông phương Tây luôn luôn làm cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương, tôi đã bằng mọi nỗ lực để theo đuổi “siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng!
(1) Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa !
(2) Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.
(3) Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Tôi sợ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh!
(4) Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.
(5) Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.
(6) Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công dân hạng ba ở Mỹ.
(7) Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ – ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.
(8) Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc… Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.
(9) Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng: “Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?…
(10) Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. Điều mà tôi không thể chịu nổi đó là: đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…
(11) Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi… Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều này.
(12) Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát?…
(13) Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?
(14) Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.
(15) Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.
(16) Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…
(17) Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:
1. Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).
2. Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất nhiều.
3. Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có… thuốc lá đắt tiền… và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha!
D.W.
Phạm Gia Minh dịch từ Tea Leaf Nation một trang mạng liên kết đối tác của tờ Atlantic.
Thăng long – Hà nội 12/09/2012
- Trung Quốc – ASEAN: nhất cử lưỡng tiện (SGTT).
Mỹ cho phép Hàn Quốc tăng tầm bắn tên lửa đường đạn vietnamdefence
Washington và Seoul đã đạt thỏa thuận sơ bộ về việc tăng tầm bắn của tên lửa đường đạn Hàn Quốc lên đến 800 km.
Trung Quốc trang bị tàu sân bay đầu tiên vietnamdefence
Hôm chủ nhật, 23/9/2012, đã tổ chức lễ bàn giao cho hải quân Trung Quốc tàu sân bay đầu tiên.
- Trung Quốc : Tranh chấp lãnh thổ khiến phe quân đội mạnh lên (RFI). – Trung Quốc “khoe” tàu sân bay (TN). – Trung Quốc giao tàu sân bay đầu tiên cho quân đội (Tin tức). – Ồ ạt tăng chi phí quân sự ở châu Á (NLĐ). – Hàn Quốc cải tiến tầm bắn tên lửa đạn đạo để tăng cường khả năng phòng thủ (RFI).
-Người biểu tình Trung Quốc gây thiệt hại 10 tỷ Yên cho Nhật Bản - Dân Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc (NLĐ). – Đài Loan: Hàng trăm người biểu tình bài Nhật (RFI). – Trung Quốc bãi bỏ lễ kỷ niệm quan hệ ngoại giao với Nhật Bản (VOA). – Trung Quốc hủy bỏ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản (RFI).
Siemens cài mìn phá hoại chương trình hạt nhân Iran? vietnamdefence
Thiết bị do công ty Đức Siemens cung cấp cho chương trình hạt nhân Iran bị cài mìn, Chủ tịch Ủy ban về chính sách đối ngoại và an ninh, Quốc hội Iran, Alaeddin Boroujerdi tuyên bố hôm 22/9/2012.
--“Cánh tay phải” của Bạc Hy Lai bị kết án 15 năm tù
(Dân trí) - Ông Vương Lập Quân, người đã châm ngòi cho vụ bê bối rúng động Trung Quốc và “quật ngã” chính trị gia có tiếng Bạc Hy Lai, hôm nay 24/5 đã bị kết án 15 năm tù vì tội đào nhiệm và các tội danh khác, Tân Hoa xã cho hay.
Vương Lập Quân lãnh án 15 năm tùNgười Lao Động
Cựu giám đốc công an Trùng Khánh lĩnh 15 năm tùVietnam Plus
-- Myanmar: Trưởng ban kiểm duyệt đậy nắp bút (NYT/ Ba Sàm). “Sau 48 năm và 14 ngày, chế độ kiểm duyệt sẽ bị vứt vào đống đồng nát của lịch sử”. Trưởng ban kiểm duyệt cũng phải trốn kiểm duyệt: “Ông ta đưa bài lên Facebook – việc này khiến nhiều nhà báo cười giễu rằng ngay cả đến nhà tổng kiểm duyệt cũng biết phải làm thế nào để tránh hội đồng kiểm duyệt”.
- BÁO CÁO VỀ CHUYẾN ĐI MIẾN ĐIỆN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ QUỐC TẾ HOAKỲ (1) (CSIS/ Hồ Hải). – Miến Điện : Aung San Suu Kyi khẳng định uy tín trên trường quốc tế (RFI). – Bà Aung San Suu Kyi: “Tôi có những hối tiếc cá nhân” (BBC/PNTP). Bà Aung San Suu Kyi nhận Huân chương Vàng ở Mỹ
- Chu Vĩnh Khang, Lãnh đạo cao cấp Trung Quốc thăm Afghanistan (RFI).
- Phạm Nhật Bình – Tư Bản Đỏ xốn xang tìm bãi đáp - (Dân Luận).
Mỹ cho phép Hàn Quốc tăng tầm bắn tên lửa đường đạn vietnamdefence
Washington và Seoul đã đạt thỏa thuận sơ bộ về việc tăng tầm bắn của tên lửa đường đạn Hàn Quốc lên đến 800 km.
Trung Quốc trang bị tàu sân bay đầu tiên vietnamdefence
Hôm chủ nhật, 23/9/2012, đã tổ chức lễ bàn giao cho hải quân Trung Quốc tàu sân bay đầu tiên.
- Trung Quốc : Tranh chấp lãnh thổ khiến phe quân đội mạnh lên (RFI). – Trung Quốc “khoe” tàu sân bay (TN). – Trung Quốc giao tàu sân bay đầu tiên cho quân đội (Tin tức). – Ồ ạt tăng chi phí quân sự ở châu Á (NLĐ). – Hàn Quốc cải tiến tầm bắn tên lửa đạn đạo để tăng cường khả năng phòng thủ (RFI).
-Người biểu tình Trung Quốc gây thiệt hại 10 tỷ Yên cho Nhật Bản - Dân Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc (NLĐ). – Đài Loan: Hàng trăm người biểu tình bài Nhật (RFI). – Trung Quốc bãi bỏ lễ kỷ niệm quan hệ ngoại giao với Nhật Bản (VOA). – Trung Quốc hủy bỏ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản (RFI).
Siemens cài mìn phá hoại chương trình hạt nhân Iran? vietnamdefence
Thiết bị do công ty Đức Siemens cung cấp cho chương trình hạt nhân Iran bị cài mìn, Chủ tịch Ủy ban về chính sách đối ngoại và an ninh, Quốc hội Iran, Alaeddin Boroujerdi tuyên bố hôm 22/9/2012.
--“Cánh tay phải” của Bạc Hy Lai bị kết án 15 năm tù
(Dân trí) - Ông Vương Lập Quân, người đã châm ngòi cho vụ bê bối rúng động Trung Quốc và “quật ngã” chính trị gia có tiếng Bạc Hy Lai, hôm nay 24/5 đã bị kết án 15 năm tù vì tội đào nhiệm và các tội danh khác, Tân Hoa xã cho hay.
Vương Lập Quân lãnh án 15 năm tùNgười Lao Động
Cựu giám đốc công an Trùng Khánh lĩnh 15 năm tùVietnam Plus
-- Myanmar: Trưởng ban kiểm duyệt đậy nắp bút (NYT/ Ba Sàm). “Sau 48 năm và 14 ngày, chế độ kiểm duyệt sẽ bị vứt vào đống đồng nát của lịch sử”. Trưởng ban kiểm duyệt cũng phải trốn kiểm duyệt: “Ông ta đưa bài lên Facebook – việc này khiến nhiều nhà báo cười giễu rằng ngay cả đến nhà tổng kiểm duyệt cũng biết phải làm thế nào để tránh hội đồng kiểm duyệt”.
- BÁO CÁO VỀ CHUYẾN ĐI MIẾN ĐIỆN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ QUỐC TẾ HOAKỲ (1) (CSIS/ Hồ Hải). – Miến Điện : Aung San Suu Kyi khẳng định uy tín trên trường quốc tế (RFI). – Bà Aung San Suu Kyi: “Tôi có những hối tiếc cá nhân” (BBC/PNTP). Bà Aung San Suu Kyi nhận Huân chương Vàng ở Mỹ
- Chu Vĩnh Khang, Lãnh đạo cao cấp Trung Quốc thăm Afghanistan (RFI).
- Phạm Nhật Bình – Tư Bản Đỏ xốn xang tìm bãi đáp - (Dân Luận).