Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Trung Quốc lên kế hoạch tấn công kinh tế Nhật?

Một cố vấn cấp cao của Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi tấn công vào thị trường trái phiếu Nhật nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng vốn và khiến Tokyo phải quỳ gối nếu không đảo lại quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. 

Ông Jin Baisong thuộc Học viện thương mại quốc tế Trung Quốc, một chi nhánh của Bộ Thương mại tuyên bố, Trung Quốc nên dùng quyền lực của mình với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Nhật để áp đặt trừng phạt với nước láng giềng theo cách hiệu quả nhất và khiến Tokyo rơi vào khủng hoảng tài chính. Trung Quốc hiện nắm 230 tỷ USD trái phiếu Nhật.

Viết bài trên tờ China Daily, ông Jin kêu gọi chính phủ Trung Quốc viện dẫn quy định "ngoại lệ an ninh" của Tổ chức Thương mại thế giới để trừng phạt Nhật, bác bỏ các lập luận rằng một cuộc chiến thương mại giữa hai nước sẽ khiến hai bên cùng tổn hại.

Tờ Hong Kong Economic Journal cũng đưa tin, Trung Quốc đang vạch ra các kế hoạch ngừng cung cấp đất hiếm, một kim loại cần thiết cho ngành công nghiệp công nghệ cao.

Những lời cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống Nhật đã lan ra 85 thành phố ở Trung Quốc, buộc các công ty Nhật phải đóng cửa các nhà máy và ngừng hoạt động.

Công ty xếp hạng toàn cầu Fitch Ratings dọa hạ bậc một nhóm các nhà xuất khẩu Nhật nếu xung đột còn tiếp diễn. Công ty này cảnh báo, Nissan có nguy cơ lớn vì 26% số xe của hãng này được bán ở Trung Quốc, tiếp theo là Honda với 20%. Sharp và Panasonic cũng sẽ bị ảnh hưởng. Xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc trong nửa đầu năm nay là 74 tỷ USD. Thương mại hai chiều giữa Tokyo và Bắc Kinh đạt 345 tỷ USD trong năm 2011.

Ông Jin cho rằng Trung Quốc có thể hy sinh các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp sang Nhật với một chi phí nhỏ. Ngược lại, Nhật phải dựa vào nguồn cầu của Trung Quốc để kinh tế đứng vững và tránh bị sụt giảm nghịch. "Rõ ràng là Trung Quốc có thể giáng một đòn mạnh vào kinh tế Nhật mà không làm mình bị tổn thương nhiều", ông Jin nhận xét.

Hiện chưa rõ liệu những tuyên bố của vị cố vấn trên có được Bộ Chính trị Trung Quốc ủng hộ không hoặc liệu việc bán nợ Nhật sẽ gây ra thiệt hại như thế nào. Ngân hàng Nhật có thể chống lại động thái trên với việc mua trái phiếu. Bất cứ hành động nào làm suy yếu đồng yen đều có thể xảy ra.

  • Hoài Linh (Theo Telegraph)

- Trung Quốc lên kế hoạch tấn công kinh tế Nhật?(VNN).   - DN thiệt hại vì biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc(VNN). The Dangers of a China-Japan Trade War theDiplomat.com

Tranh chấp Trung - Nhật: Why China's dispute with Japan is more dangerous than you think. (FP 17-9-12)

-

Philippines : Một chính khách thương lượng ngầm với Bắc Kinh về biển đảo

Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes IV và ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (DR)

Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes IV và ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (DR)

-Theo nguồn tin chính thức từ Philippines được AFP hôm nay 19/09/2012 đưa lại, thì một nghị sĩ từng bị tù vì âm mưu đảo chính, đã tiến hành thương lượng bí mật với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển. Sự kiện này cho thấy những mâu thuẫn nội bộ của Philippines.

Ông Edwin Lacierda, một phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino cho biết, thượng nghị sĩ Antonio Trillanes đã « được phép » bí mật thương lượng với các viên chức Trung Quốc để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở vùng bãi cạn Scarborough tại Biển Đông. 

Tuy nhiên việc này gây bất đồng sâu sắc cho Ngoại trưởng Albert Del Rosario, người chịu trách nhiệm chính thức trong việc thương thuyết với Trung Quốc nhưng bị loại khỏi các cuộc thương lượng ngầm. 

Ông Trillanes tuyên bố ông có nhiệm vụ làm giảm căng thẳng với Bắc Kinh sau khi các cuộc thảo luận giữa hai bên bị ngưng vào tháng Tư, và lên án Ngoại trưởng Philippines là « phản bội » với chiến thuật bị cho là cứng rắn. Ông nói với AFP : « Hiện nay không còn khủng hoảng ở Scarborough, nhưng suýt nữa thì đã có chiến tranh. Đó là một hành động phản bội (của ông Del Rosario) ».

Nghị sĩ này nói rằng tuyên bố của ông Del Rosario lên án Trung Quốc hăm dọa Philippines đã gần như dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp. Trillanes cho biết ông đã gặp gỡ các « viên chức cao cấp Trung Quốc » ít nhất 15 lần tại Manila và Bắc Kinh kể từ tháng Năm. 

Trả lời phỏng vấn trên truyền hình hôm thứ Hai 17/9, Ngoại trưởng Del Rosario cho rằng các cuộc thương lượng ngầm « có hại hơn là có lợi », tuy không nêu tên ông Trillanes. 

Để hạn chế các tranh cãi trên báo chí, phát ngôn viên của Tổng thống, ông Edwin Lacierda trong cuộc họp báo hôm nay đã tuyên bố : « Tôi có thể nói dứt khoát rằng Ngoại trưởng được Tổng thống tín nhiệm ». Ông cũng đọc một bản tường trình của Trillanes cho rằng tình hình ở Scarborough có tiến triển nhờ vào « nỗ lực hợp tác » với ông Del Rosario. Tuy nhiên ông không thể trả lời được câu hỏi vì sao Tổng thống lại bổ nhiệm thêm ông Trillanes làm nhà thương thuyết bên ngoài. 

Ông Trillanes từng là cựu sĩ quan hải quân, nằm trong số những người cầm đầu hai cuộc đảo chính hụt chống lại Tổng thống Gloria Arroyo vào năm 2003 và 2007. Ông được ông Aquino vốn đối nghịch với bà Arroyo, ân xá trong lúc vụ xử ông về tội nổi dậy chưa kết thúc. 

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines đã bùng lên từ tháng Tư, khi các tàu của hai nước đối đầu tại bãi cạn Scarborough. Đây là một đảo đá cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 140 hải lý, trong khi đảo Hải Nam của Trung Quốc cách xa gấp bốn lần. Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông dù vị trí xa hơn các nước láng giềng.

 

- Japan Times: Bắc Kinh chơi trò hai mặt với người biểu tình (GDVN). - Biểu tình chống Nhật hạ nhiệt ở Trung Quốc (VNE).  - Bắc Kinh hậu cao trào biểu tình chống Nhật Bản (GDVN).  - Hồng Lỗi: Trung Quốc không xúi dân biểu tình chống Nhật Bản (GDVN). - Nhật cân nhắc đại sứ mới ở Trung Quốc (VNE).  - Dân Nhật Bản biểu tình chống Trung Quốc “xâm chiếm Senkaku” (GDVN).  - Nhật, Trung tiến thoái lưỡng nan về Senkaku(Infonet).- Tranh chấp Senkaku/Điếu ngư: rượu cũ, bình mới (VF).  

Biểu tình chống Nhật ở TQ ngày càng dữ dội --- Trung Quốc đưa 10 tàu đến Senkaku (TT). - Cảnh sát biển Nhật Bản đương đầu với 112 tàu Trung Quốc ở Senkaku (GDVN). - Nhật điều tàu, máy bay chặn tàu Trung Quốc (VTC). - Tàu Trung Quốc bắt đầu đánh bắt quanh Senkaku (NLĐ). - Khám phá lực lượng hải quân Nhật Bản (Infonet).
- Các mục tiêu có vẻ trái khoáy của ông Panetta (SGTT). - Người biểu tình Trung Quốc tấn công xe Đại sứ Mỹ (Infonet). - Ông Tập Cận Bình tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (TTXVN). - Mỹ “đổ thêm dầu” vào “chảo lửa” Trung-Nhật (PL&XH).

Người biểu tình Trung Quốc phá xe đại sứ Mỹ
Rò rỉ ảnh máy bay chiến đấu mới của TQ

- Người biểu tình Trung Quốc bao vây xe đại sứ Mỹ (VNE).  - Trung Quốc “đòi” Mỹ không đứng về phía Nhật Bản(Infonet).  - Panetta: Ông Tập Cận Bình trông rất khỏe khoắn (TTXVN).

-Ông Tập Cận Bình tiếp bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

-Hoa Kỳ trấn an Bắc Kinh về chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á

Trong chuyến công du Trung Quốc, hôm nay, 19/9/2012, trước các giới chức quân sự nước chủ nhà, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã giải thích về chiến lược quân sự của Washington lấy châu Á là ưu tiên không nhằm ngăn chặn Trung Quốc mà ngược lại « mở thêm vai trò » Bắc Kinh trong khu vực.

 

- Ra khơi cùng ngư dân – Kỳ 7 Âu lo từ biển (TT). - Bàng vuông: đôi mắt của biển đảo  (SGTT).- Tầm nhìn & ranh giới (ANTG).  - Độc đáo cột mốc Trường Sa giữa lòng Hà Nội  (Infonet).  - Hoàng Sa, Trường Sa chuẩn bị vào ‘Thần đồng đất Việt’ (Ione).

-As China Sneezes, Will the World Catch Cold? RealClearWorld

-Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

2012-09-18

Quan hệ thương mại Mỹ-Trung lên cơn sốt hôm thứ hai khi Hoa Kỳ đệ nạp đơn lên WTO kiện Trung Quốc trợ giá xe hơi và linh kiện xuất khẩu, Trung Quốc kiện lại Hoa Kỳ đánh thuế quá mức vào sản phẩm Trung Quốc.


- Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung (RFA).  – Thương mại Trung – Mỹ tăng độ nóng (BBC). – Panetta: ‘Mỹ-Trung hợp tác tránh đối đầu’ (BBC).  – Ông Panetta kêu gọi tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc (VOA). China's Xi meets Panetta, wants better military ties with U.S BEIJING (Reuters) - China's leader-in-waiting Xi Jinping held on Wednesday his first talks with a foreign official since vanishing from the public eye nearly two weeks ago, telling U.S. Defense Secretary Leon Panetta he wanted to advance ties with the United States.-

 

Trường Sa – vùng đất mẹ xa xôi (RFA).  – Chủ quyền Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa trong sách giáo khoa cũ(NewVietArt/ TCPT). -  Khánh Hoà: Bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa qua từng tiết học (LĐ).  – Việt kiều Úc góp sức xây trường ở Trường Sa (PLTP).  –Thêm gần 140 triệu đồng giúp ngư dân (NLĐ).  – Ra khơi cùng ngư dân – Kỳ 6: Nụ cười của biển (TT).  - Trên từng cây số Học trò gây quỹ xây trường học ở Trường Sa (TT). - Con đường nam tiến của Trung Quốc   –   (Đoan Trang).   – Quỳ gối dâng đất có ngăn được giặc?   –   (DLB).  -  Trung Quốc thành lập doanh nghiệp ở “Tam Sa”, một âm mưu mới (GDVN).

Trung Quốc nhân rộng chính sách ngoại giao ‘cây gậy nhỏ’ ở Đông hải (ĐV).  – Nhật: Tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp (VOA).   – Nhật – Trung biểu tình phản đối lẫn nhau (BBC).
Bài Nhật quá trớn gây hại cho lợi ích Trung Quốc (RFI).  – Trung Quốc bắt đầu kiểm soát biểu tình chống Nhật (RFI). –Trung Quốc sợ dân biểu tình quá đà (NLĐ).   – Trung Quốc hạ giọng vụ Senkaku/Điếu Ngư (TQ). – Lãnh sự quán Trung Quốc tại Nhật Bản bị tấn công (Petrotimes).
Nhật Bản kiên định trước đe dọa của Trung Quốc (RFI).   - Kinh tế Nhật trong giai đoạn đầy sóng gió (RFI).  - Cổ phiếu Nhật sụt vì lo ngại về TQ (BBC).  - Trung Quốc tẩy chay giải đấu tại Nhật (TN).  - Hong Kong chưa cho thuyền ra Điếu Ngư (BBC).  – Đài Loan mưu tìm vai trò kiến tạo hòa bình trong vụ tranh chấp Nhật-Trung (VOA).   – So sánh Điếu Ngư và Biển Đông (BBC).

- TS Nguyễn Ngọc Trường: Nước Nga với Biển Đông: Can dự theo phiên bản Nga (TQ).
- Philippines tổ chức diễn đàn hàng hải ASEAN (VNN).

Tàu đổ bộ Hải quân TQ lỗi về chiến thuật hiện đại?

Tổng số lượt xem trang