Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Bắc Kinh “lái” dư luận, kích động hận thù với VN

-Lật Trung Dân, người dẫn chương trình CCTV4 trong phóng sự bình luận xuyên tạc về chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ Việt - Trung. Ảnh cắt từ clip

-CCTV4: Việt Nam luôn coi Trung Quốc là đối thủ hàng đầu nhưng không dám nói
(GDVN) - CCTV4 đang tự bôi nhọ mặt mình và làm xấu thể diện quốc gia.
Kênh thời sự quốc tế tiếng Trung Quốc của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV4 ngày 18/4 phát sóng phóng sự bình luận với tiêu đề "Thuật cân bằng giữa các nước lớn của Việt Nam" trong đó dẫn lời một chuyên gia nói rằng "Việt Nam lúc nào cũng xem Trung Quốc là kẻ thù hàng đầu nhưng không dám công khai nói ra". Các báo Trung Quốc khi dẫn lại tin này đều lấy ý trên để đặt tít.
Lật Trung Dân, biên tập viên CCTV4 vào đề bằng việc bình luận, tại sao ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, 2 chiến hạm hiện đại của Hoa Kỳ gồm tàu khu trục tên lửa Fitzgerald, tàu chiến Fort Worth và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đồng thời đến Việt Nam? 
Biên tập viên này bình luận, Việt Nam đồng loạt triển khai các hoạt động ngoại giao với cả 3 cường quốc Mỹ - Nga - Trung Quốc. Trong đó hợp tác quân sự là một trong những nội dung chính trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5-7/4 của Thủ tướng Nga.
CCTV4 dẫn nguồn đài VOA Hoa Kỳ ngày 8/4 nói rằng, sau khi thăm chính thức Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã mời Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam trong năm nay.
CCTV4 dẫn lời Đỗ Kế Phong, một chuyên gia nghiên ứu từ Viên Nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc bình luận: Lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc lần này trước khi đi thăm Mỹ là "muốn nghe ý kiến của Bắc Kinh về việc phát triển quan hệ Việt - Mỹ như thế nào", một bình luận vô cùng xấc xược - PV.
Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, chủ trương làm bạn với tất cả các quốc gia, dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Vì vậy không có lý do gì để CCTV4 soi mói các hoạt động đối ngoại bình thường của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và cố tình ghán ghép một ý nghĩa chủ quan nào đó của Bắc Kinh vào hoạt động này. 
Đặc biệt việc dẫn bình luận xấc xược của Đỗ Kế Phong dễ khiến dư luận hoài nghi, chia rẽ về kết quả chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng như bản chất quan hệ bình đẳng, hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. 
Điều này cho thấy không chỉ một bộ phận học giả Trung Quốc mà ngay cả hãng truyền thông chính thống hàng đầu của Trung Quốc đang chơi trò hai mặt với Việt Nam, vừa ca ngợi hữu nghị, vừa tìm cách bôi nhọ, hạ bệ vị thế của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc - PV.
Đỗ Kế Phong bình luận xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam trên đài CCTV4. Ảnh cắt từ clip.
CCTV4 bình luận tiếp, chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, Việt Nam vừa triển khai các hoạt động hợp tác đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, vừa xúc tiến mua vũ khí khí tài quân sự của Nga, đồng thời tăng cường hợp tác và trao đổi quân sự với Hoa Kỳ. Ngoài ra vài năm trở lại đây, Việt Nam còn phát triển quan hệ hợp tác quân sự với Nhật Bản, Ấn Độ và các nước ven Biển Đông. 

Đài này cho rằng không chỉ Việt Nam liên tục thúc đẩy ngoại giao cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, mà Việt Nam còn trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng địa chính trị, địa chiến lược của các cường quốc hàng đầu. Việt Nam thậm chí còn tích cực đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ. CCTV4 dẫn "quan điểm phổ biến" cho rằng, hoạt động cân bằng ngoại giao này của Việt Nam chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc?!

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc nhắc lại sự kiện giàn khoan 981 xâm phạm và hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam rồi tiếp tục luận điệu tuyên truyền bóp méo sự thật, chụp mũ bôi nhọ Việt Nam "quấy rối" hoạt động của giàn khoan này. 
CCTV4 dẫn số liệu phòng tham tán kinh tế thương mại đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nói rằng, năm 1991 kim ngạch thương mại song phương đạt 320 triệu USD, năm 2013 con số này lên tới 65,4 tỉ USD, tăng hơn 2000 lần. 
CCTV4 còn dẫn nguồn Thời báo Tài chính của Anh nói rằng nền kinh tế Việt Nam đã bị "phụ thuộc nghiêm trọng" vào Trung Quốc. Trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, phía Trung Quốc đã đồng loạt dừng cấp vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm tại Việt Nam.
Đằng Kiến Quần, cuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc được CCTV4 dẫn lời bình luận, việc Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh sang Trung Quốc sau vụ giàn khoan 981 là tín hiệu cho thấy Việt Nam không muốn đối đầu, và quan trọng là Việt Nam cơ bản không có khả năng đối đầu với Trung Quốc?!
Kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc lại nhắc chuyện chi viện Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh gần đây và "dẫn lời" Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai nói rằng: "Dù Trung Quốc có phải thắt lưng buộc bụng cùng phải ủng hộ Việt Nam đuổi người Mỹ ra khỏi bờ cõi, giúp Việt Nam thống nhất đất nước". 
Trung Quốc từng giúp Việt Nam là một thực tế, và Trung Quốc cũng từng lợi dụng tình hình trong nước Việt Nam cũng như bối cảnh quốc tế để cất quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, đánh chiếm 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 cũng là một sự thật, nhưng đã không thấy CCTV-4 đả động gì đến - PV.
Cho đến giờ này, khi lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc vừa mới hội đàm củng cố quan hệ hợp tác, hữu nghị để mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực sau khủng hoảng giàn khoan 981, CCTV4 lại đưa ra những bình luận bóp méo sự thật, gây thù chuốc oán, nói ngược hoàn toàn những điều lãnh đạo cấp cao của họ vừa tuyên bố: 

"Sau khi thống nhất Nam Bắc, Việt Nam và Trung Quốc từ bạn thành thù, Việt Nam ký hiệp ước đồng minh quân sự với Liên Xô nhằm mưu cầu đi theo con đường bá quyền khu vực, thống nhất bán đảo Đông Dương. Trung Quốc kiên quyết phản đối nên mới dẫn đến cuộc chiến giữa 2 nước năm 1979 và 1988", thật là một sự bôi nhọ và nhạo báng lịch sử không biết ngượng mồm của đài truyền hình quốc gia Trung Quốc - PV.
Đỗ Kế Phong, ảnh: Đại Công Báo.
CCTV4 tiếp tục dẫn lời Đỗ Kế Phong bình luận: "Trên thực tế một số quan điểm trong nội bộ Việt Nam lúc nào cũng coi Trung Quốc là kẻ thù hàng đầu, nhưng không dám nói ra. Nhưng với tư tưởng này, có khả năng một số chính sách đối ngoại hay tính toán chủ yếu của Việt Nam là xuất phát từ quan điểm đề phòng Trung Quốc". 

Tạm chưa bàn đến bình luận của ông Đỗ Kế Phong, chỉ riêng phóng sự bình luận này của truyền hình quốc gia Trung Quốc đã cho thấy hãng truyền thông này và một bộ phận học giả Trung Quốc đang nghĩ gì về Việt Nam cũng như quan hệ Việt - Trung. Nó khác xa, thậm chí đi ngược lại những tuyên bố hữu nghị và hợp tác của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. 

Bình luận mang tính khiêu khích của ông Phong có lẽ đúng hơn đối với Bắc Kinh. Nó dễ gây hiểu lầm và suy diễn khi ông Phong chỉ nói cái hiện tượng mà lờ tịt đi nguyên nhân, những cuộc chiến xâm lược năm 1974, 1979, 1988 và gần đây nhất là khủng hoảng giàn khoan 981 không thể không khiến người Việt cảnh giác - PV.

Kết thúc phóng sự bình luận xuyên tạc này, CCTV4 dẫn lời Đặng Lực Quần bình luận xấc xược: Bất kỳ quốc gia nào cũng không thay thế được vai trò của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam, dù muốn hay không Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Phóng sự này của CCTV4 bình luận, xuyên tạc về chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhưng lại nói lên bản chất, tư duy cá lớn nuốt cá bé của một bộ phận truyền thông nhà nước và học giả Trung Quốc. 

Chắc chắn nó không có lợi ích gì cho quan hệ hợp tác hữu nghị  Việt - Trung, đi ngược lại tinh thần thỏa thuận hợp tác của lãnh đạo cấp cao 2 nước cũng như các tuyên bố thiện chí của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Do đó, việc các nước láng giềng, khu vực hay cộng đồng quốc tế có nghi ngờ, nghi ngại Trung Quốc hay không phụ thuộc vào chính những lời nói và hành vi của Trung Quốc, CCTV4 đang tự bôi nhọ mặt mình và làm xấu thể diện quốc gia - PV.




Tân Hoa Xã lại định lợi dụng Việt Nam để lòe bịp dư luận chuyện Biển Đông?


Vương Nghị: Thế giới phải chống lại luật rừng, ỷ mạnh hiếp yếu





-Báo chí Trung Quốc dối trá người dân về Việt Nam ra sao?
-(PetroTimes) - Truyền thông Trung Quốc nhiều năm qua không ngừng đầu độc người dân của chính nước này rằng Việt Nam đã gây sự và buộc Bắc Kinh phải phản kích tự vệ trên biển.
Trên trang mạng tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc là baidu, chỉ cần gõ dòng lệnh đơn giản: hải chiến 1988 hoặc Trung Việt hải chiến 88 sẽ cho ra hàng triệu kết quả.

Những bài viết trên báo chính thống nước này, và hiếu chiến hơn cả là các trang tin đều na ná nội dung: Trung Quốc đã thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo năm 1988 khi đối đầu Việt Nam.


Bằng giọng văn xuyên tạc sự thật, bịp bợm, sặc mùi ‘nước lớn’, những bài viết nói trên vu vạ cho Việt Nam là nước đã chủ động nổ súng trước trong sự kiện ngày 14/3/1988.

Trang video lưu trữ lớn nhất Trung Quốc Youku đăng tải hàng chục video khoe khoang chiến tích được gọi bằng cái tên: Cuộc chiến tự vệ phản kích Việt Nam trên biển.

Việc các chiến sĩ hải quân Việt Nam nắm tay nhau thành vòng tròn bảo vệ cờ Tổ quốc trên đảo, bị xuyên tạc thành: Việt Nam đã cử lính vũ trang chiếm đảo, thách thức Trung Quốc.

Trong đoạn clip ghi lại cảnh Trung Quốc nã pháo cỡ lớn, đại liên bắn chìm tàu HQ - 604, bắn cháy tàu HQ - 505 được mô tả rằng: “Chúng ta (Trung Quốc) không bao giờ là người nổ phát súng đầu tiên, nhưng cũng không bao giờ cho phép họ (Việt Nam) ngông cuồng gây chiến”.

Đây là sự bịp bợm, dối trá của truyền thông Trung Quốc trước việc nhiều sử gia, hãng thông tấn uy tín đều cho biết chiến hạm Trung Quốc đã tàn bạo xả súng vào các chiến sĩ hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma – khi mà họ chỉ có cuốc xẻng cùng lá cờ Tổ quốc trên tay đang khẳng định chủ quyền một cách hòa bình.
Gạc Ma - Nỗi đau không bao giờ quên
Nhiều trang tin quân sự Trung Quốc như Thiết Huyết (tiexue) hay Chinamil v.v. huyênh hoang: Sau cuộc chiến năm 1979 vào biên giới phía Bắc Việt Nam, quân đội Trung Quốc đã có cuộc chiến oanh liệt, chiến thắng hải quân Việt Nam ở Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng thực ra Trung Quốc đã không thực sự đạt được ý đồ khi huy động lực lượng hải quân với vũ khí hạng nặng nhưng chỉ chiếm được duy nhất đảo Gạc Ma, còn lại Cô Lin và Len Đao vẫn do các chiến sĩ Việt Nam giữ vững từ đó đến nay.
Lý giải việc vì sao hải quân Trung Quốc buộc phải rút lui sau nhiều ngày liên tục khiêu khích ở cụm đảo Gạc Ma, chuyên gia quân sự Đài Loan Nguyên Lạc Nghĩa, thừa nhận: “Hải quân Trung Quốc sau đó buộc phải rút lui bởi chúng ta không thể điều không quân tới. Năng lực phòng không của Việt Nam là rất mạnh, vì thế đưa không quân phối hợp hải quân đánh lâu dài ở Trường Sa là không thể được vào thời điểm đó”.
Trong khi đó, giáo sư lịch sử nổi tiếng Trung Quốc Trác Cường, nói: “Ngay sau năm 1979, Việt Nam đã không ngừng phát triển kinh tế, quốc phòng. Người Việt Nam cũng có tâm lý đề phòng Trung Quốc từ xa xưa. Cho nên, việc chiếm giữ các đảo ở Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) là điều không hề dễ dàng chút nào”.
Thâm hiểm, kích động
Trung Quốc khi mới thành lập, thoát họa xâm lăng năm 1949 từng tuyên truyền: “Trung Quốc sẽ không bao giờ là cường quốc bởi cường quốc chính là bá quyền, là bắt nạt các nước khác có tiềm lực yếu hơn”.
Thế nhưng ngày nay, truyền thông Trung Quốc ra rả luận điệu: Trung Quốc là người anh lớn, Việt Nam là người em nhỏ. Thậm chí, nhan nhản trên các mạng xã hội, trang tin tổng hợp của nước này là câu nói: biển Nam Trung Hoa sẽ sớm là biển quốc nội của Trung Quốc.
Thâm hiểm hơn, trang tin Bắc Kinh buổi sáng còn có bài viết nhận định: Trung Quốc sẽ sớm hạ thủy ‘quái vật biển’, cắt đứt hy vọng của Việt Nam ở Biển Đông.
‘Quái vật biển’ ở đây được cho là thành phố nổi mang tên ‘Hy vọng - 7’, thực chất là hòn đảo nổi di động có sức chứa 490 người.
Theo đó, vẻ ngoài của ‘Hy vọng - 7’ khá giống giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm chủ quyền Việt Nam hồi tháng 5 năm ngoái ở Biển Đông. Nhưng hòn đảo nổi này còn bộc lộ dã tâm lớn hơn: Sức chứa nhiều người, đủ sức biến thành căn cứ quân sự được đặt ở bất cứ nơi nào tại quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh buổi sáng loan tin, Trung Quốc đã thử nghiệm ‘Hy vọng - 7’ từ tháng 11 năm ngoái và ‘sẽ sớm hạ thủy hòn đảo di động này trong năm 2015’.
Một mặt, Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị cho những bước đi khiêu khích, hiện thực hóa đường lưỡi bò đòi chủ quyền với diện tích hơn 80% ở Biển Đông – điều bị cả thế giới lên án.
Nhân chứng kể lại giây phút căm phẫn trong trận Hải chiến Gạc Ma 1988
Mặt khác, một bài bình luận trên mạng China.com còn không giấu diếm mưu đồ nham hiểm: Hãy khiến cho Việt Nam phản ứng trước, khi đó chúng ta (Trung Quốc) sẽ có cái cớ hoàn hảo thực hiện chiến tranh trên biển để chiếm các đảo tại Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam).
Các trang mạng xã hội Trung Quốc cũng xuất hiện những ý kiến tương tự như trên, tất cả đều chung mục đích kích động các chiến sĩ hải quân Việt Nam ở Trường Sa nổ súng trước để Trung Quốc lại một lần nữa lu loa chiêu bài ‘phản kích tự vệ’ hòng dùng vũ lực chiếm những hòn đảo mà Việt Nam đang có đầy đủ bằng chứng chủ quyền.
Còn nhớ, một số hành động quá khích đã xảy ra năm 2014 trong vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Khi ấy, một vài kẻ hung hăng đã đập phá, hành hung công nhân Trung Quốc tại khu công nghiệp Bình Dương và tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Sự việc đã gây ảnh hưởng xấu đến quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam.
Trong khi thế giới đang ủng hộ Việt Nam, những kẻ quá khích đội lốt ‘yêu nước’ đã bôi nhọ hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
Trận chiến Gạc Ma và chiến công của tàu HQ505
Trở lại sự kiện 14/3/1988, khi mà chính truyền thông Trung Quốc cũng thừa nhận sự thất bại trước tinh thần quả cảm, anh dũng, mưu trí của hải quân Việt Nam, vẫn có vài kẻ không ngừng tìm cách kích động hận thù dân tộc.
Thế nhưng, một số người dù vô tình hay hữu ý đã chỉ chăm chú vào việc kích động chiến tranh, hằn thù dân tộc mà quên hẳn đi những người lính đã hy sinh xương máu, tính mạng để giữ vững Cô Lin, Len Đao và nhiều đảo khác.
Ngay cả Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam – thuyền trưởng tàu HQ - 505 tham gia sự kiện ở Trường Sa năm 1988 cũng từng nói: “Nhắc đến ngày 14/3/1988, chúng ta không chỉ nhắc đến những liệt sĩ bất khuất trên đảo Gạc Ma, mà còn là một chuỗi sự kiện sau đó và cho đến tận ngày nay, khi các chiến sĩ Hải quân Việt Nam vẫn đang chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Rõ ràng, một số thế lực diều hâu ở Trung Quốc đang mong chờ, và đang kích động những kẻ bán nước đội lốt ‘tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma’ gây ra những hành động để nước này có cái cớ gây sự, tái hiện cái gọi là ‘chiến tranh phản kích tự vệ’.


-Trung Quốc ngưng làm đường vì sợ Việt Nam xâm lăng! PLA fears of 'Vietnamese invasion' halt Chinese city government's road construction project (SCMP 18-3-15) Trung Quốc cấm làm đường gần biên giới vì sợ Việt Nam ''xâm lược" (RFI 19-3-15)
Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra ngày 19/03/2015 tiết lộ tháng 2/2015, quân đội Trung Quốc cấm chính quyền một thành phố giáp giới với Việt Nam xây dựng đường vì sợ rằng công trình này có thể bị Việt Nam sử dụng khi « xâm lược » Trung Quốc. Tin trên được đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18/03/2015

.Bản tin trích lời một sĩ quan quân đội Trung Quốc phụ trách biên giới tại thành phố Phòng Thành Cảng (Fangchenggang), tại vùng tự trị Quảng Tây, cho rằng một khi được hoàn thành, tuyến đường nối liền một ngôi làng ở vùng biên giới với thành phố Phòng Thành Cảng cách đấy 100 cây số « dứt khoát sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và quốc phòng » Trung Quốc.

Theo dự án xây dựng, đây là một con đường hai làn xe chạy từ thôn Tam Than (Tan San) ở vùng biên giới với Việt Nam, đến trung tâm thành phố Phòng Thành Cảng. Phòng Thành Cảng là đơn vị hành chánh gọi là địa cấp thị, trung gian giữa tỉnh và huyện, giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam.

Khu vực biên giới Việt-Trung từng là địa bàn những trận đánh ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà gần đây nhất là cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979, khi Trung Quốc tung quân xâm lược miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến đã làm cho hơn 30.000 người thiệt mạng ở cả hai bên, và kéo dài dai dẳng cho đến năm 1990.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam lại bùng lên trở lại vào tháng 5/2014, khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài Biển Đông.

Viên sĩ quan Trung Quốc giải thích tính chất nguy hại tiềm tàng của tuyến đường bị cấm xây dựng như sau : « Con đường đó [sẽ có] một đầu ở biên giới, đầu kia chạy thẳng đến các cơ sở quân sự ở vùng tuyến đầu của Trung Quốc ».

Quân đội Trung Quốc đã cho dừng công trình xây dựng – dù đã được chính quyền thành phố Phòng Thành Cảng phê duyệt – ngay một hôm sau khi công trình này được khởi sự vào tháng 2/2015. Giới chức quân sự cũng giành được quyền quyết định tối hậu trong các công trình xây dựng tương tự trong tương lai.

Quân đội Trung Quốc đã cảnh báo người dân thôn Tam Than rằng nếu chiến tranh nổ ra, quân đội Việt Nam có thể sử dụng con đường để khởi động một cuộc tấn công vào quân đội Trung Quốc.



Tướng Trung Quốc đề nghị sử dụng 'chiến tranh không giới hạn' trên biển ĐôngSGTT.VN - Thiếu tướng Kiều Lượng đã đề xuất sử dụng "chiến tranh không giới hạn" đối với tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên biển Đông.
Thiếu tướng Kiều Lượng đã đề xuất sử dụng chiến tranh không giới hạn đối với biển Đông. Ảnh: China defence-mashup

Thiếu tướng Kiều Lượng là sĩ quan cao cấp của Quân đội Trung Quốc. Ông là đồng tác giả cuốn sách “Chiến tranh không giới hạn” và ủng hộ áp dụng khái niệm này cho các vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.
“Chiến tranh không giới hạn” là một cuốn sách được viết bởi hai đại tá Kiều Lượng, Vương Quang Sử trong Quân đội Trung Quốc vào năm 1999.
Nội dung cuốn sách đề cập đến vấn đề làm thế nào để Trung Quốc có thể đánh bại một đối thủ có công nghệ vượt trội như Mỹ thông qua một loạt các phương pháp khác nhau.
Thay vì tập trung vào đối đầu quân sự trực tiếp, cuốn sách đề cập đến một loạt giải pháp khác nhau, tận dụng kẽ hở của Luật pháp quốc tế cùng với một loạt các biện pháp kinh tế đẩy đối thủ của mình vào khủng hoảng kinh tế phá vỡ sự cần thiết phải sử dụng đến hành động quân sự trực tiếp.
Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo gia tăng, Tướng Kiều Lượng đề xuất áp dụng khái niệm "chiến tranh không giới hạn" để đối phó với Mỹ và các nước có tranh chấp.
Theo vị tướng này, trong vấn đề biển Đông, để tránh một cuộc chiến tranh không có nghĩa là không sử dụng đến lực lượng quân sự và không có nghĩa như vậy là không có xung đột. Điều quan trọng là làm thế nào để “kiểm soát cường độ của cuộc xung đột”.
Điều đó chỉ ra rằng, một số “hành động đặc biệt” là cần thiết để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc nhưng không phải để cho cả nước đẩy lên quy mô đầy đủ của một cuộc chiến tranh tổng lực.
Tướng Kiều Lượng nhận xét, nếu không thực sự đụng đến “lợi ích cốt lõi” của Mỹ, Mỹ sẽ không để xảy ra chiến tranh nóng với Trung Quốc vì Phillippines hay các nước ASEAN khác trong vấn đề tranh chấp biển Đông.
Lợi ích chiến lược giữa Trung - Mỹ có một sự ràng buộc lẫn nhau rất lớn, do đó lợi ích giữa hai nước không thể bị chia rẽ bởi một nước nhỏ. Một cuộc xung đột Mỹ - Trung chỉ là một sự “thất bại và thất bại”. Điều đó chỉ mang lại cơ hội cho các bên thứ ba.
Tướng Kiều Lượng nói rằng, Trung Quốc cần sự khôn ngoan, một chiến lược xuất sắc và một sự kiên nhẫn trong việc giải quyết mối quan hệ với Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhiều lần tuyên bố Mỹ muốn sử dụng “quyền lực thông minh” và Trung Quốc nên tìm hiểu và học hỏi điều này.
Nếu Trung Quốc áp dụng chiến lược này trên biển Đông điều này sẽ đặt các nước trong khu vực Đông Nam Á vào tính huống rất khó xử và điều đó càng làm cho các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông trở nên phức tạp, nguy cơ xung đột vũ trang trên biển Đông sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
DATVIET.VN

Tướng Trung Quốc đề nghị sử dụng 'chiến tranh không giới hạn' trên biển Đông
- Kiểm duyệt về cuộc gặp Việt – Trung (BBC).

Hai ông Hồ Cẩm Đào và Trương Tấn Sang gặp nhau hôm 7/9

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã gặp người tương nhiệm Việt Nam Trương Tấn Sang tại hội nghị APEC hôm 7/9 ở Vladivostok, Nga. Tại đây, ông Hồ có bình luận chính thức hiếm hoi về tranh chấp Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).
Tờ China Daily tường thuật: “Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói Trung Quốc và Việt Nam cần bình tĩnh và chứng tỏ kiềm chế về vấn đề Nam Hải.
--Nguyên thủ Việt-Trung bàn về Biển Đông
-‘Quan hệ Trung-Việt: hữu nghị chủ đạo’
--Việt-Trung khai thông cửa khẩu đường bộ
Ông Hồ thúc giục hai nước trung thành với đàm phán song phương và giải pháp chính trị, và tiếp tục con đường cùng khai thác.”
Bình luận mềm mỏng của Chủ tịch Trung Quốc, nhắc lại chính sách “gác lại tranh chấp cùng khai thác”, không chỉ nhắm đến thế giới bên ngoài. Truyền thông chính thức ở Trung Quốc phát lại liên tục câu chuyện trong ngày 7/9, từ bản tin trên China National Radio, tường thuật của hãng tin China News Service và cả trên trang web Bộ Ngoại giao.
Truyền thông đại chúng trên mạng mau chóng đi theo – cả năm trang mạng hàng đầu đưa câu chuyện này vào nhóm tin đáng chú ý vào lúc 12.25 trưa giờ địa phương, và giữ nó cho đến tận buổi tối.
Bình luận trên mạng
“Hồ Cẩm Đào” là từ tìm kiếm nhạy cảm trên mạng internet Trung Quốc, vì thế các bình luận trên mạng bị kiểm duyệt nặng nề. Đến đầu giờ sáng ngày 8/9, thảo luận của mạng Phượng hoàng (Phoenix) có hơn 25,000 người tham gia, nhưng chỉ có 92 bình luận – dấu hiệu chứng tỏ đóng góp của đa số độc giả bị bỏ đi. Bản thân tôi liên tục cố đăng một bình phẩm vô thưởng vô phạt, gửi qua mobile, cũng đều chỉ nhận dòng thông báo có lỗi.
Đến sáng hôm sau nữa, câu chuyện vẫn còn ở vị trí quan trọng ở mặt tiền trang web này. Nhưng bình luận cuối cùng được đăng lên lại vẫn từ ngày 7/9.
Bình luận này viết: “Hoàn toàn ủng hộ viễn kiến khoáng đạt và dài hơi của Hồ Chủ tịch, quốc phòng cần củng cố, giải pháp ngoại giao là chính sách chính thức, chiến tranh là giải pháp cuối cùng.”
Kể từ đó, chỉ có thêm sáu bình phẩm nữa được đăng. Tính đến ngày 12/9, bình phẩm mới nhất là: “Một vị Chủ tịch chính trực và đầy cá tính, tôi ủng hộ.”
Tuy vậy, đáng nói là các bình luận hiện ra đầu tiên trên màn hình, trong thảo luận bị kiểm duyệt kỹ lưỡng này, lại bày tỏ bất bình về chính sách gác lại tranh chấp cùng khai thác. Họ nói Việt Nam là kẻ thù của Trung Quốc và thậm chí “rất mong chờ đến ngày diễn ra hội nghị 18”, ám chỉ ngày Hồ Cẩm Đào không còn là lãnh tụ đất nước.
Còn trên mạng Sina, đến bốn giờ sáng thứ Bảy tuần trước, đây vẫn còn là câu chuyện thứ ba trên trang chính. Ở đây sự can thiệp của ban kiểm duyệt còn rõ rệt hơn: 1700 người tham gia mà chỉ có 8 bình phẩm. Vì thế, tôi có thể dịch lại toàn bộ cuộc “đối thoại”. Khác với mạng Phượng hoàng, Sina mặc định để những bình phẩm mới nhất hiện ra trước:

Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc, còn không ít người Trung Quốc nói Việt Nam vô ơn

1. Đầu tiên đánh Nhật, rồi Việt Nam, sau đó là Philippines, đừng nói nữa, làm đi (3 người ủng hộ)
2. Lòng yêu nước và bảo vệ đất nước dựa trên sức mạnh thực sự (56)
3. Việt Nam, đất nước vô ơn này, không thể lý lẽ, phải đánh thôi (160)
4. Việt Nam còn không thể tự nuôi mình nữa mà (117)
5. Việt Nam, đất nước vô ơn này, không thể lý lẽ, phải đánh thôi (222)
6. Đánh chúng (129)
7. Lòng yêu nước chỉ mang một từ thôi: đánh (246)
8. [Chúng ta] phải phân biệt rõ ràng bạn và thù (446)
Hàm ‎ý chung của tranh luận trên trang mạng Tencent cũng giống như ở Phượng hoàng và Sina: kêu gọi chiến tranh, phê phán chính sách của ông Hồ, và số lượng bình phẩm thấp đủ để chứng tỏ đa số quan điểm bị xóa hoặc bị che đi.
Ai kiểm duyệt?
Có vẻ đi quá xa nếu nói Đảng hay Chính phủ ra chỉ thị cho các trang web lớn, yêu cầu chỉ cho đăng bình phẩm kêu gọi chiến tranh với Việt Nam hay chỉ trích chính sách của Chủ tịch nước, vào đúng ngày khi Hồ Chủ tịch kêu gọi hợp tác với Việt Nam.
"Trong trường hợp này, phải chẳng đây là một phần của chiến lược dùng lá bài “chủ nghĩa dân tộc”? Phải chăng giới lãnh đạo muốn chứng tỏ với người tương nhiệm rằng họ bị ràng buộc bởi dư luận trong nước, và vì thế không thể nhượng bộ?"

Nhưng đồng thời cũng khó tin rằng các ban bệ kiểm duyệt của các công ty internet có các quyết định tương tự nhau mà không có hướng dẫn chung. Có lẽ, nếu họ chỉ cho phép độc giả ca ngợi ông Hồ Cẩm Đào và các chính sách khôn ngoan của ông, ta có thể nghĩ đến khả năng các công ty đơn giản ngầm hiểu chính quyền muốn bình phẩm hiện ra như thế nào. Nhưng trong trường hợp này, họ đã can thiệp để cuộc thảo luận theo hướng ngược lại: phê phán lập trường của ông Hồ, và cả tình hữu nghị Việt – Trung.
Một giả thiết là một cá nhân hay nhóm nào đó có quyền lực tác động đến kiểm duyệt muốn dùng dư luận để công kích Hồ Cẩm Đào. Khả năng này không thể loại trừ. Nhưng do tầm quan trọng của quan hệ Việt – Trung, có thể khả năng cao hơn là ban lãnh đạo Trung Quốc ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, chứ không phải là có chia rẽ. Trong trường hợp này, phải chẳng đây là một phần của chiến lược dùng lá bài “chủ nghĩa dân tộc”? Phải chăng giới lãnh đạo muốn chứng tỏ với người tương nhiệm rằng họ bị ràng buộc bởi dư luận trong nước, và vì thế không thể nhượng bộ?
Có thể. Nhưng dù nguyên nhân có là gì, thì với sự kiểm duyệt rõ ràng như thế, đảng-nhà nước Trung Quốc sẽ luôn khó mà thuyết phục thế giới rằng “dư luận” Trung Quốc mà họ nhắc đến là có thật.
Andrew Chubb, một nghiên cứu sinh tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế ở Đại học Western Australia, nghiên cứu về vai trò của dư luận trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Anh Bấmduy trì một blog về các bình luận của người Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.

Bắc Kinh dùng Internet để “lái” dư luận (RFI).
- Tranh chấp Biển Ðông: Việt Nam, Đài Loan leo thang cuộc khẩu chiến(VOA).  - Philippines đặt tên gọi khác cho Biển Đông (DT).

Căng thẳng tăng lên ở Biển Đông: Escalating Tensions in the South China Sea (National Interest 10-9-12)
Ấn Độ sẽ gây thất vọng! Why India will disappoint both the United States and China. (FP 12-9-12)


- Phim “Hoàng Sa-Việt Nam, nỗi đau mất mát” trình chiếu tại Đức(Vietinfo). - Xuất bản sách về Hoàng Sa (TN). - Thêm hơn 116 triệu đồng giúp ngư dân (NLĐ).  - Ngư dân miền Trung đầu tư tàu lớn vươn khơi xa (SGGP).
- Hội nghị Quốc tế Biển Đông giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa(VOV).   – Hội thảo về Biển Đông tại Đại học Berkeley (BBC).  - Hội thảo quốc tế về Việt Nam học sẽ đề cập Trường Sa (TP). – Việt Nam cần có chiến lược nghiên cứu biển(NLĐ).  - Nghiên cứu về biển giúp bảo vệ chủ quyền quốc gia (PLTP).  - Mong sao không lặp lại “giải pháp đỏ” (Trần Kinh Nghị).
Báo Nhật đánh giá khả năng Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Senkaku
- Hoa Đông: Trung Quốc phái 2 tàu Hải giám ra Senkaku chỉ là “đòn gió”? (GDVN).  - Trung Quốc dồn dập diễn tập đổ bộ đe dọa Nhật Bản.   Tướng TQ đề nghị ‘chiến tranh không giới hạn’ trên biển Đông (ĐV).  - Nhật quyết không hủy hợp đồng mua đảo (PLTP).  - Nhật Bản tung tuần duyên đối phó với Trung Quốc (TTXVN).  - Trung – Nhật ở thế động binh (NLĐ).   – Bắc Kinh thuê cảng của Bắc Triều Tiên để có lối vào biển Nhật (RFI).  - Nhật triển khai lực lượng tuần duyên để đối đầu với Trung Quốc (VOA). – Trung Quốc sẽ không dám manh động với Nhật(PLTP).  – Một nhóm người Hồng Kông toan đột nhập lãnh sự quán Nhật(RFI).  -  Báo Nhật đánh giá khả năng Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Senkaku (DT).
- Biển – thành tố “trẻ” trong cấu trúc địa chính trị Trung Hoa (VHNA). - Trung Quốc tiếp tục đầu tư tàu chiến  (TN). - Trung Quốc đóng tàu khu trục khủng, Mỹ không dung thứ (PN Today).
- Quan hệ ‘đặc biệt’ với Singapore (BBC). – Việt Nam, Singapore sẽ ký Hiệp định Đối tác Chiến lược vào năm 2013 (PLTP).-Nhật Bản sẽ điều lực lượng tuần duyên đối phó với Trung Quốc --hật Bản quyết liệt đối đầu với Trung Quốc

Tổng số lượt xem trang