-Chuyện tham nhũng Tác giả: Nguyễn Vũ Bình – RFA – 18 April 2015
Trong thời gian gần đây, vấn để tham nhũng, hối lộ lại được hâm nóng trở lại bởi một phát biểu của ông bộ trưởng bộ Công an Việt Nam. Trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc Hội ngày 14/3/2015, bộ trưởng công an đã khẳng định: “Trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số cảnh sát giao thông giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực”
Không những vậy, trong các lập luận của những người yêu chế độ, muốn giảm thiểu mức độ trầm trọng của tình trạng tham nhũng ở Việt Nam thường cho rằng, nước nào cũng có tham nhũng, Việt Nam cũng tham nhũng như mọi nước khác trên thế giới mà thôi. Vậy thực hư của chuyện này là thế nào? có đúng là Việt Nam cũng như tất cả các nước đều có tham nhũng và tham nhũng đều giống nhau hay không?
Nhìn nhận một cách khách quan, ít nhất vế đầu của lập luận, nước nào cũng có tham nhũng và việt Nam cũng có tham nhũng là đúng! Sự khác nhau chỉ xuất hiện khi đi vào phân biệt sự khác nhau về tham nhũng ở các nước khác và sự tham nhũng ở Việt Nam. Có thể dùng hình ảnh về bệnh tật của con người để mô tả sự khác nhau về tham nhũng ở các nước và ở Việt nam. Ở các nước (những người nói Việt Nam giống các nước về tham nhũng rất hay so sánh với các nước như Mỹ, Đức, Nhật và châu Âu) thì tham nhũng của họ được ví như bệnh ghẻ lở, hắc lào tức là bệnh ngoài da. Còn tham nhũng ở Việt Nam, nhẹ thì so sánh với ung thư xương, ung thư máu còn chính xác thì so với Si đa giai đoạn cuối. Sự khác biệt là như vậy.
Ở các nước tư bản phát triển, nơi có sự công khai, minh bạch và thông tin trung thực, cùng với hệ thống tam quyền phân lập, đối trọng quyền lực và các định chế ngăn ngừa và phòng chống tham nhũng, thì việc tham nhũng là có, nhưng chỉ là số ít, các vụ việc đơn lẻ và mức độ không quá nghiêm trọng. Sự việc tham nhũng ở các nước này, nếu bị phát hiện thì tuyệt đại bộ phận đều bị truy tố, dù cấp bậc và chức vụ của người tham nhũng ở vị trí nào đi chăng nữa. Động cơ tham nhũng ở đây, thường là kẻ tham nhũng gặp khó khăn bất ngờ về tài chính, hoặc những phút bốc đồng nổi máu tham không kiềm chế được. Phần lớn công chức, quan chức trong hệ thống công quyền đều nhận thức được cái giá phải trả vô cùng nặng nề so với công sức họ bỏ ra để học hành, thi cử và làm việc để có được vị trí họ đang nắm giữ.Chính vì vậy, trong suy nghĩ và hình thành động cơ đã có sự khác biệt rất lớn với Việt Nam trong vấn đề tham nhũng. Tóm lại, với các định chế hiện hành cùng với mức lương đủ sống, tham nhũng ở các nước này là những hiện tượng cá biệt, trong các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, không phải phổ biến và không thành hệ thống.
Tham nhũng ở Việt Nam là câu chuyện khác hẳn. Đầu tiên, mức lương của tất cả các chức danh, của quan chức hoàn toàn không đủ sống theo nhu cầu bình thường của họ. Do hệ thống chính trị độc tài, toàn trị ở Việt Nam đã duy trì hai hệ thống tổ chức song song, đó là hệ thống đảng và hệ thống chính quyền. Đồng thời, Việt Nam còn có các tổ chức ngoại vi là các hội, đoàn thể cùng với hệ thống an ninh, mật vụ, đặc tình để giám sát và kiểm soát dân chúng. Chính vì vậy, số lượng người thông thường hưởng lương ngân sách của một quốc gia tương ứng với 90 triệu dân là khoảng 3-4 triệu người thì ở Việt nam, con số này khoảng 20-25 triệu người. Nếu tính cả số người nhận phụ cấp hàng tháng và khối doanh nghiệp nhà nước trong ngân sách chi quốc gia, thì số người hưởng phụ cấp từ 200.000 VNĐ trở lên, tới lương Tổng bí thư
số lượng khoảng từ 30-40 triệu người. Một con số khủng khiếp. Với một số lượng lớn chi thường xuyên của ngân sách như vậy, thì mức lương của công chức và quan chức hoàn toàn không thể đủ sống. Chính vì vậy mà nguyên nhân đầu tiên dẫn tới động cơ tham nhũng ở Việt nam chính là do cơ chế, do mức lương không đủ sống mà tất cả mọi người bắt buộc phải tham nhũng, kiếm chác để duy trì cuộc sống.
số lượng khoảng từ 30-40 triệu người. Một con số khủng khiếp. Với một số lượng lớn chi thường xuyên của ngân sách như vậy, thì mức lương của công chức và quan chức hoàn toàn không thể đủ sống. Chính vì vậy mà nguyên nhân đầu tiên dẫn tới động cơ tham nhũng ở Việt nam chính là do cơ chế, do mức lương không đủ sống mà tất cả mọi người bắt buộc phải tham nhũng, kiếm chác để duy trì cuộc sống.
Lý do thứ hai, quan trọng không kém là tình trạng mua quan, bán tước đút lót, hối lộ để vào làm công chức, viên chức, vào biên chế nở rộ hiện nay. Tất cả những ai, có lương tâm và hiểu biết ở Việt Nam đều phải thừa nhận, gần như tuyệt đối, các suất biên chế, các chức danh ở Việt nam đều phải có một cái giá nhất định nào đó. Trường hợp các suất biên chế, các chức danh không mất một đồng nào chỉ có con cháu của cán bộ cao cấp gửi gắm ở cấp dưới mà thôi. Với việc mua các suất biên chế, mua các chức danh như vậy, các công chức, quan chức bắt buộc phải tham nhũng để bù vào số tiền, số vốn đã bỏ ra để mua các chức danh đó.
Có một điều cần nhấn mạnh, về các văn bản, thủ tục và quy trình thực hiện việc tham nhũng ở Việt Nam cũng không hề dễ dàng. Tức là nếu ai muốn tham nhũng được, ví dụ ở một công trình xây dựng, thì phải có sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống, những đầu mối để hoàn thành các thủ tục giải ngân. Chính vì vậy mà tham nhũng ở Việt nam là sự tham nhũng có hệ thống, chứ không hề đơn lẻ và cá biệt. Điều này giải thích các vụ việc tham nhũng rất khó bị phanh phui, như mấy vụ tham nhũng tiền ODA của Nhật bản trong giao thông, đều do phía Nhật Bản phát hiện (vụ đại lộ Đông – Tây; vụ đường sắt trên cao). Và mức độ tham nhũng ở Việt Nam, theo luật ngầm tự hiểu trong hệ thống, đối với các công trình xây dựng, giao thông là 75%. Tức là số tiền thực được đưa vào các công trình là 25%, còn lại 75% là số tiền thất thoát, tham nhũng. Đây gọi là tỷ lệ vàng ở Việt Nam.
Như vậy, sự khác biệt về tham nhũng ở Việt Nam so với các nước khác, đó là tham nhũng do cơ chế. Người ta cần tham nhũng để có tiền để sống, để có tiền mua các chức danh, chức vụ và cùng với nó là cuộc sống sung sướng, hưởng thụ. Ngay từ năm 2000, đã có người tổng kết rằng: tham nhũng ở Việt Nam là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay. Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời về tham nhũng và cách thức xóa bỏ tham nhũng ở Việt Nam./
Hà Nội, ngày 18/4/2015
N.V.B--Bà Doan từng nói: "VN dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”
Câu hỏi về trách nhiệm liên tục được đặt ra khi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế...
Càng đi nhiều càng buồn, chính sách cho người nghèo về địa phương bị biến dạng rất nhiều, mỗi ngày người ta ăn từng tí của dân, không từ một cái gì…, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/9.
Cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, câu hỏi về trách nhiệm liên tục được các vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra.
Theo báo cáo giám sát, đến cuối năm 2012, gần 70% dân số cả nước đã tham gia bảo hiểm y tế, với phần đóng góp của người dân chiếm khoảng 58% trong tổng thu.
Quỹ bảo hiểm y tế từ chỗ bị bội chi hơn 3.000 tỷ đồng đến năm 2012 đã cân đối và kết dư lũy kế gần 13.000 tỷ đồng.
So với lịch sử bảo hiểm y tế thế giới hàng trăm năm thì chặng đường 20 năm thực hiện chính sách về bảo hiểm y tế ở Việt Nam, nhất là sau gần 4 năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, đoàn giám sát đánh giá.
Nhiều hạn chế cũng được nêu tại báo cáo giám sát, như các hình thức lạm dụng quỹ, nhất là tại các bệnh viện ngày càng tinh vi, khó kiểm soát và phát hiện. Trong khi đó có trên 700.000 thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng. Và mặc dù Quốc hội nhiều lần có ý kiến nhưng cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra các giải pháp hợp lý, hiệu quả về tổ chức đấu thầu, cung ứng thuốc phục vụ khám chữa bệnh bảo hiểm ý tế, nhất là các biện pháp quản lý về giá thuốc...
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét, tình hình chưa phải đáng khích lệ, cũng chưa thấy ai chịu trách nhiệm về yếu kém vướng mắc.
Tôi đi tiếp xúc cử tri nghe ca thán dữ lắm, người có bảo hiểm y tế nhưng không “quan tâm” thêm thì chích thuốc cũng đau hơn. Hoài Đức là bệnh viện tuyến huyện ở Thủ đô mà nhân bản xét nghiệm hàng loạt, kết quả của ông già con nít đều giống nhau, ông Sơn phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng nếu không chỉ rõ trách nhiệm thì giám sát xong tình hình vẫn thế. Theo ông Lý, điều rất bức xúc là cấp nào cũng muốn giữ quỹ, không muốn chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, nên có trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng của dân.
Cho rằng nội dung giám sát cần thiết trong bối cảnh hiện nay vì các vấn đề về an sinh xã hội được Đảng, nhà nước hết sức quan tâm, song Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vẫn còn nhiều băn khoăn.
Rất đau lòng khi sáng nay báo chí phản ánh ở Hà Tĩnh số tiền của người nghèo được Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam hỗ trợ 6 triệu đồng/ hộ thì một số xã đã biển thủ, các thành viên trong ủy ban mặt trận không chi trả cho dân, người nghèo hiện nay có rất nhiều chính sách nhưng khi về địa phương thì bị biến dạng nhiều, Phó chủ tịch nhận xét.
Theo bà, báo cáo giám sát cũng đã chỉ ra được bức tranh những mảng sáng, những mảng rất tối hiện nay trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế với người nghèo và người lao động. Tuy nhiên Phó chủ tịch nước đồng tình với nhận xét của Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn là kết quả giám sát chưa chỉ ra nơi nào nơi làm tốt, nơi nào thực hiện chưa tốt và trách nhiệm của cơ quan, địa phương, cá nhân đó.
Một trong những khiếm khuyết trong khám chữa bệnh được Phó chủ tịch nước nhấn mạnh là người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng. Bệnh viện địa phương muốn giữ bệnh nhân có bảo hiểm làm bệnh tình trầm trọng hơn. Việc chi trả bảo hiểm cũng rất lâu, thủ tục khó khăn và thậm chí chi trả không đủ. “Người có thẻ bảo hiểm y tế rất cực các đồng chí ạ”, bà Doan nhấn mạnh.
Cũng theo Phó chủ tịch nước thì ngành y từ trước đến giờ tích tụ nhiều vấn đề chứ không phải giờ mới thế nên Bộ trưởng Y tế nhiều lúc bị oan.
Nhiều vấn đề chậm được xử lý, vi phạm sau nặng hơn, nghiêm trọng hơn vi phạm trước theo Phó chủ tịch là do nhờn thuốc. Không chỉ riêng hiện tượng "vô lương tâm vô đạo đức" ở bệnh viện Hoài Đức, Phó chủ tịch còn nhắc đến hiện tượng giám đốc bệnh viện khám bệnh cho bệnh nhân rồi đưa đơn thuốc đến nhà mình mua, cho đưa phương tiện bên ngoài vào bệnh viện rồi cùng chia doanh thu…
Vẫn nhắc đến thông tin từ đài báo, Phó chủ tịch nói: “tiền của gia đình liệt sỹ, thương binh còn bị ăn đến bao nhiêu như thế thì người ta ăn của dân không từ một cái gì nữa”.
Nêu thêm vụ việc mới khởi tố do lãnh đạo nhà trường biển thủ gần 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu số, Phó chủ tịch sốt ruột “sao giờ không ai sợ pháp luật, không sợ bị trừng trị nữa rồi, mỗi ngày ăn từng tí của dân, liều vacxin con con cũng ăn, tiền chữa bệnh cũng ăn, trách nhiệm thuộc về ai?”.
Nhìn nhận về nguồn lực đang bị phân tán trong khi chúng ta lại rất nghèo, Phó chủ tịch cho rằng cần xem xét tiền chương trình mục tiêu sao nhiều thế mà đến dân ít thế.
“Càng đi nhiều càng buồn, chỉ vui vì dân vẫn tin tưởng Đảng nhưng buồn nhiều vì chế độ chính sách đến với dân như vậy đấy”, bà Doan nói.
-- Chống tham nhũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (CAND). Vụ lương “khủng”: Trị bệnh tham bằng thuốc “trực diện thực tế”! (DT).
- Người dân không “mặn mà” BHYT vì… y đức (DT). - Chìa bảo hiểm y tế ra bị tiêm đau hơn (VNN). - Ủy ban TVQH thảo luận thực hiện BHYT (VTV).
- Bộ Tài nguyên kiến nghị rà soát thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (TTXVN). - Nhiều hồ chứa nước ở Kon Tum xuống cấp trầm trọng (TTXVN).
- Phó Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, xử lý vụ chôn thuốc trừ sâu (DT).
- Việc chọn thầu ở TCty Truyền tải điện quốc gia (NPT): “Tiền hậu bất nhất” – Nhà nước gánh thêm hơn 40 tỉ tiền đi vay (?) (LĐ).
- TP.HCM: 850 triệu euro xây dựng tuyến metro số 5 (TT).
-- Hơn 2,5 tạ xúc xích “bẩn” từ Trung Quốc “tuồn” vào Lào Cai (DT). - Hoang mang… mực khô (DT).
- Giấu nhẹm nhiều vụ tàu cao tốc bị nạn tuyến Vũng Tàu-TP.HCM (TN). - Tàu cánh ngầm lắp thiết bị giám sát hành trình của… ô tô (TT). - Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông đường thủy tại Hà Tĩnh (Tầm nhìn).
- Sẽ lắng nghe ý kiến người dân trong đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ (GDVN).
- Ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM đã giảm gần 50% (DT).
- Khởi công xây nhà mới cho gia đình “người rừng” (DT).
- Quảng Nam: Chậm được trả lương, công nhân công ty Kết Đoàn đình công (LĐ).
- Cháy lớn ở công ty sơn (TP).
- Đỏ mắt tìm đồ chơi trung thu Việt Nam (Infonet).
- Kiên Giang thí điểm hỗ trợ dân bị ảnh hưởng giải tỏa (ĐT).
- - Giật mình với lợi nhuận quý II của Ngân hàng TMCP Quốc tế (LĐ).
- Bán phá giá tạm yên, lại lo thuế chống trợ cấp (TBKTSG). - Mỹ công nhận tôm Việt Nam không bán phá giá (TP).
- Thị trường sữa khởi sắc sau sóng gió (CT).
- Chuyện của một sinh viên lọt ‘động đa cấp’ (VTC).- Lùm xùm The Voice Kids: Còn ai dám cho con thi nữa? (Infonet). - Quang Anh sẽ bị Cát Tiên Sa vắt kiệt sức? (NĐT).
- Anh Quân xin Dương Thụ đừng tin âm thanh Giọng hát Việt (VTC).
- Dương Thụ từng không trả nổi cát-xê cho Mỹ Linh, Hồng Nhung (TTXVN).- Hơn 2,5 tạ xúc xích “bẩn” từ Trung Quốc “tuồn” vào Lào Cai (DT). - Hoang mang… mực khô (DT). - Khởi tố bác sĩ trưởng khoa làm chết sản phụ ở phòng mạch tư (DT). - Sản phụ tử vong tại Bình Dương ‘vượt khả năng của bác sĩ’ (VNE). - Tranh cãi trách nhiệm cái chết bất thường của bé 10 tháng tuổi (VNE).
- 1,5 tấn mực khô bị bắt giữ là chất xơ giả mực (TT).
- Kiến ba khoang tấn công, 25 công nhân nhập viện (NLĐ).
- Việt Nam tăng cường an ninh để bảo vệ du khách nước ngoài (VOA).
- Hai phụ nữ bị cướp gần 900 triệu đồng (TT). - Bị giật nửa tỷ đồng khi ngồi quán nước vỉa hè (VNE).
- Hà Nội: Trên 72% gia đình có người mắc bệnh do ô nhiễm (PT).
- Hà Nội lên kế hoạch tăng giá nước 3 năm liên tiếp (Infonet).
- Những công văn gây “bão dư luận” (KP).- Sao chưa công khai tên người “né” thuế? (TT).
- Hải Phòng: Cách chức 1 Phó chủ tịch huyện (NLĐ). - Cách chức phó chủ tịch UBND huyện An Dương, Hải Phòng (TT). – Truột chạc – Tuyết Nhung (Nguyễn Duy Xuân).
- Lao động ngoại có giấy phép mới được nhập cảnh (TP).
- Biến đổi khí hậu sẽ làm mất hàng triệu ha đất nông nghiệp (Tin tức). - Năng suất lúa có thể giảm 10% vì biến đổi khí hậu (SGTT). - Gia Lai hướng tới sản xuất lúa nước theo mô hình VietGAP (Tầm nhìn).
- Tôm Việt Nam không bán phá giá (BM).