-Việt Nam ra lệnh xem lại dự án phi trường Quảng Ninh
Hồi đầu tháng này, sau khi thẩm định “Báo cáo nghiên cứu khả thi” dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh, Bộ Xây Dựng Việt Nam kết luận, báo cáo vừa kể đã sao chép dự án xây dựng phi trường Phan Thiết.
-Thiết kế sân bay Quảng Ninh nhầm số liệu sân bay Phan Thiết
TT - Đó là khẳng định của Bộ Xây dựng sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh gửi văn bản xin ý kiến về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cảng hàng không Quảng Ninh.
Dự án cảng hàng không Quảng Ninh được làm theo hình thức BOT.
HÀ NỘI (NV) - Chế độ Hà Nội vừa yêu cầu Bộ Giao Thông-Vận Tải phối hợp với các bộ, ngành khác thẩm định lại dự án phi trường Quảng Ninh, xem có cần thiết và có hiệu quả hay không.
Phối cảnh phi trường Quảng Ninh trên đồ án.(Hình: Công Thương) |
Hồi đầu tháng này, sau khi thẩm định “Báo cáo nghiên cứu khả thi” dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh, Bộ Xây Dựng Việt Nam kết luận, báo cáo vừa kể đã sao chép dự án xây dựng phi trường Phan Thiết.
Dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh, tọa lạc tại huyện Vân Đồn, dự trù sử dụng khoảng 290 héc ta đất, với tổng vốn đầu tư khoảng 7,500 tỷ. Do tập đoàn Sun Group đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng-khai thác-chuyển giao). Thời gian Sun Group được phép khai thác lên tới 45 năm.
Theo Bộ Xây Dựng Việt Nam, do sao chép một cách cẩu thả, “Báo cáo nghiên cứu khả thi” dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh, còn “sót” nhiều chi tiết, số liệu có liên quan đến... dự án xây dựng phi trường Phan Thiết, thành ra có mâu thuẫn giữa mục tiêu và thiết kế.
Chẳng hạn, mục tiêu đầu tư là biến phi trường Quảng Ninh thành phi trường quốc tế nhưng thiết kế của “Báo cáo nghiên cứu khả thi” không tính đến việc đón các chuyến bay từ ngoại quốc đến. Cũng do sao chép nên “đường nét cấu trúc” của nhà ga “không đồng bộ” với nhà điều hành, đài kiểm soát không lưu, trạm khí tượng, trạm cứu hỏa, kho xăng dầu...
Bởi sao chép nên khi tính toán công suất-cơ sở để quyết định cho phép đầu tư - “Báo cáo nghiên cứu khả thi” đã “nhầm lẫn” giữa số liệu của phi trường Quảng Ninh và phi trường Phan Thiết. Có một điểm đáng chú ý là ngoài tai tiếng vừa kể, dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh liên quan đến một số doanh nghiệp dính dáng tới một số tiếng xấu xảy ra gần đây.
Lúc đầu, chủ đầu tư của dự án phi trường Quảng Ninh là liên danh bao gồm tổng công ty Cảng Hàng Không Nam Hàn, công ty Joinus Việt Nam và công ty Posco E&C (Posco Engineering & Construction). Báo cáo nghiên cứu khả thi do liên danh này lập ra, dự trù tổng vốn đầu tư là 5,128 tỷ đồng Việt Nam.
Mới đây, Nam Hàn đã tạm giam cựu giám đốc chi nhánh Việt Nam của công ty Posco E&C vì nghi ngờ công ty này đã thông đồng với một số đối tác ở Việt Nam để nâng chí phí thực hiện các dự án xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2012. Khoản chênh lệch giữa thực chi và khai khống lên tới 10 tỷ Won (khoảng 200 tỷ đồng Việt Nam) đã được công ty Posco E&C đưa vào qũy đen.
Sau đó, chưa rõ vì sao nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh thay đổi chủ đầu tư. Sau khi nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh chọn tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh, tổng vốn đầu tư của dự án này đã tăng lên thành 7,500 tỷ.
Cần nhắc lại rằng, với những dự án đầu tư theo hình thức BOT, tổng vốn đầu tư càng lớn thì chủ đầu tư càng có lợi vừa vì được hưởng nhiều ưu đãi, miễn trừ nhiều nghĩa vụ tài chính, vừa được kéo dài thời gian khai thác-thu lợi.
Tập đoàn Sun Group vốn không xa lạ với công chúng Việt Nam. Tập đoàn này là chủ đầu tư nhiều dự án tại Đà Nẵng: khu du lịch InterContinental Đà Nẵng, Sun Peninsula Resort, Novotel Đà Nẵng Premier Han River, khu công viên Châu Á Đà Nẵng, khu du lịch Bà Nà. Sau đó bắt đầu vói tay đầu tư xây dựng: khu du lịch Fansipan Sapa, tổ hợp khách sạn JWW Marriott, Rizt - Carlton tại Phú Quốc.
Mới tháng trước, dân chúng Việt Nam, đặc biệt là dân chúng thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã chỉ trích kịch liệt việc chính quyền thành phố Đà Nẵng bán đứt Bà Nà cho tập đoàn Sun Group.
Gần đây, sau khi tập đoàn Sun Group quyết định đóng con đường dài khoảng 15 cây số dẫn lên Bà Nà. Muốn thăm Bà Nà, người ta phải dùng hệ thống cáp treo dài khoảng 5,000 mét. Nếu là dân Đà Nẵng, phí dùng cáp treo là 350,000/người/chuyến đi-về. Không phải dân Đà Nẵng thì phải trả 500,000/người/chuyến đi-về. (G.Đ)--Thiết kế sân bay Quảng Ninh nhầm số liệu sân bay Phan Thiết
TT - Đó là khẳng định của Bộ Xây dựng sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh gửi văn bản xin ý kiến về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cảng hàng không Quảng Ninh.
Dự án cảng hàng không Quảng Ninh được làm theo hình thức BOT.
Theo đó, căn cứ vào hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án do Công ty TNHH một thành viên Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) lập vào tháng 1-2015, Bộ Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt điểm bất hợp lý, thiếu chính xác trong hồ sơ này.
“Có thể lấy form thiết kế của sân bay Phan Thiết”
Cụ thể, theo Bộ Xây dựng, về giải pháp quy hoạch - kiến trúc, cảng hàng không Quảng Ninh theo quy mô đầu tư được duyệt là cảng hàng không nội địa đón được các chuyến bay quốc tế với tính chất dùng cho dân dụng và quân sự.Tuy nhiên, trong thiết kế cơ sở và thuyết minh dự án, dây chuyền công nghệ khai thác không được thiết kế cho việc đón các chuyến bay quốc tế.
Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ trong giải pháp cấu tạo kiến trúc mái của cảng hàng không chưa rõ ràng, “tiềm ẩn những vấn đề khó giải quyết liên quan đến thấm dột, hư hại khi sử dụng”.
Hàng loạt hạng mục phụ trợ như nhà điều hành, đài kiểm soát không lưu, nhà xe ngoại trường, trạm khẩn nguy cứu hỏa, kho xăng dầu, trạm khí tượng... thiết kế chưa đồng bộ với nhà ga hành khách về đường nét cấu trúc.
Đặc biệt nghiêm trọng, trong văn bản gửi UBND Quảng Ninh, Bộ Xây dựng nêu rõ “thuyết minh thiết kế cơ sở còn nhầm lẫn giữa số liệu tính toán công suất của sân bay Phan Thiết và sân bay Quảng Ninh”.
Số liệu tính toán công suất đầu vào trong thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi xác định lượng khách giờ cao điểm (giai đoạn đến năm 2020) là 800 hành khách, tuy nhiên số liệu tính toán trong thuyết minh thiết kế cơ sở hạng mục nhà ga hành khách lại tính trên thông số 1.000 hành khách, dẫn đến quy mô diện tích của nhà ga tăng 20% so với công suất dự kiến 2 triệu khách/năm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về chi tiết này, ông Bùi Trung Dung, cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết trong hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án của ADCC, các đơn vị chuyên môn của Bộ Xây dựng đã phát hiện các chi tiết thuộc thiết kế của sân bay Phan Thiết chưa được xóa bỏ.
“Ở đây có thể đơn vị thiết kế lấy form thiết kế của sân bay Phan Thiết, trên cơ sở đó để nghiên cứu xây dựng cho sân bay Quảng Ninh. Tuy nhiên có thể do lỗi kỹ thuật nên các số liệu chưa được điều chỉnh cho chính xác” - ông Dung nói.
Ngoài ra, trong văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra hàng loạt bất cập trong hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án liên quan tới giải pháp kết cấu, giải pháp cho các hệ thống kỹ thuật công trình.
Trong số này tiếp tục có sự nhầm lẫn hi hữu khi phần thuyết minh và tính toán hạng mục điều hòa thông gió được đơn vị thiết kế lấy thông số khí hậu ở Hà Nội, dẫn tới sai sót trong việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Thuyết minh giải pháp thiết kế kết cấu công trình nhà ga hành khách trong thiết kế cơ sở sơ sài và không nêu được các vấn đề về giải pháp xử lý nền móng, khung sàn, vỏ mái, tường - vách kính, mái sảnh chính...
Thay đổi nhà đầu tư
Sáng 31-3, trả lời Tuổi Trẻ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành thừa nhận tỉnh đã nắm được và cơ bản đồng thuận những thông tin trên của Bộ Xây dựng.
Trước đó ngày 29-3, ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đã có thông báo chính thức về việc lùi thời gian khởi công xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh từ ngày 27-3 sang một thời điểm thích hợp.
Nguyên nhân tỉnh Quảng Ninh đưa ra là do thời tiết bất thường, mưa nhiều ngày liên tục tại khu vực Vân Đồn nên một số hạng mục hạ tầng đấu nối vào khu vực xây dựng sân bay chưa thể hoàn thành đồng bộ, đúng tiến độ như dự kiến.
Một nguyên nhân nữa là nhà đầu tư (Sun Group) đề xuất và đang điều chỉnh hướng tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái từ phía tây bắc sang phía đông nam đoạn sát với dự án sân bay nhằm khai thác tối ưu điều kiện tự nhiên, cảnh quan, môi trường, đặc biệt là tạo quỹ đất lớn hơn để phát triển, mở rộng sân bay trong tương lai, phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ có hiệu quả, bền vững tại khu vực này.
Về việc lựa chọn nhà đầu tư, tỉnh Quảng Ninh đã có sự thay đổi nhà đầu tư ngay trong tháng 3-2015. Liên danh Tổng công ty Cảng hàng không Hàn Quốc - Công ty TNHH Joinus - Công ty TNHH Posco E&C là đơn vị đầu tư đầu tiên đã có văn bản xin không tiếp tục nghiên cứu và triển khai dự án gửi UBND, lý do được liên danh nhà thầu đưa ra là theo phê duyệt thì sân bay Quảng Ninh là sân bay nội địa được đón các chuyến bay quốc tế, chứ không phải là sân bay quốc tế như mục tiêu đã đặt ra của liên danh.
Ngoài liên danh đầu tư, hai đơn vị khác là Tập đoàn CCC (Canada), Sun Group VN đến khảo sát nghiên cứu đầu tư dự án. Đến thời điểm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư chỉ còn nhà đầu tư duy nhất là Sun Group nên UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định lựa chọn Sun Group là nhà đầu tư.
Thi công mở rộng đường lăn, bãi đậu sân bay Tân Sơn Nhất: Lùi thời gian thi công một tháng Tối 31-3, Cục Hàng không VN đã ra thông cáo lùi thời hạn thi công mở rộng đường lăn, bãi đậu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thêm một tháng so với kết luận trước đó của hội đồng điều phối giờ hạ, cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Thông cáo khẳng định việc sửa chữa, cải tạo và mở rộng sân đậu nhằm mục đích đảm bảo khai thác hiệu quả hơn nữa các loại máy bay thân lớn như B777, B747 và tương đương, nâng cao khả năng khai thác của sân đậu hiện hữu để đạt được sự đồng bộ các hạng mục công trình tại sân bay Tân Sơn Nhất và phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Cục Hàng không cho biết Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) đã có văn bản đề nghị thi công vào thời gian từ ngày 10-4 đến 25-6. Cục đang phối hợp cùng với ACV để thống nhất thời điểm thích hợp thi công, dự kiến từ ngày 10-5 đến 25-7. (LÊ NAM) |