Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Chủ nghĩa Mác đã chết ; Bài Vụ Vinashin, Vinalines: Không ai nhận trách nhiệm?: VTC đổi tên cắt bài

Lnh đạo tinh thần Ty Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma
REUTERS
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, có những việc rõ rành rành mà không thấy cơ quan, cá nhân nào nhận trách nhiệm, như Vinashin, Vinalines… (đoạn bôi đỏ đã bị xóa)


Nguyn Ph Thủ tướng Vũ Khoan (Ảnh: Tuần Việt Nam)
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (Ảnh: Tuần Việt Nam)
Ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan vừa được đưa ra tại hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam với chủ đề “Những vấn đề về Kinh tế-xã hội” do Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 27/9.
Đây là hội nghị đầu tiên nhằm cụ thể hóa một bước những vấn đề đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 - Khóa XI (NQTƯ4) về thực hiện quy chế giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và chính quyền các cấp, trong đó có cơ chế để MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Nhìn nhận về khó khăn của nền kinh tế hiện nay, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, bức tranh kinh tế của chúng ta còn quá nhiều điều ngổn ngang trước mắt cũng như lâu dài.
Ông Vũ Khoan đề nghị cần có đồng thời giải pháp ngắn hạn và dài hạn, trong đó, vấn đề dài hạn cần tập trung tái cấu trúc nền kinh tế mà trọng tâm nhấn vào 3 lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng.
“Vừa rồi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bàn đến chuyện phải có chiến lược tổng thể của cả quá trình cấu trúc nền kinh tế nhưng lại chưa đi đến kết luận cụ thể. Nếu không có chương trình tái cơ cấu một cách tổng thể này thì nền kinh tế sẽ đi về đâu?” – ông Khoan đặt câu hỏi.
Theo đó, đã nổi lên một số vấn đề cần phải có phương án giải quyết kịp thời, như trong lĩnh vực ngân hàng đã nổi lên vấn đề nợ xấu, nếu không xử lý đúng đắn sẽ… “vỡ trận”.
“Khi nền kinh tế khó khăn, ở tất cả các nước, đều nổ ở bất động sản và ngân hàng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi thấy kinh tế khó khăn thế mà ngân hàng vẫn lãi khủng chứng tỏ là ảo! Tái cơ cấu phải nhìn thấy điều đó để xử lý tập trung vào đây” – ông Vũ Khoan nhấn mạnh.
Vấn đề này, GS.TS Bùi Ngọc Hiên cũng đồng tình, phải nhìn vấn đề ngắn hạn và dài hạn, nhìn từng bộ phận, địa phương. “Ở tầm đất nước phải thiết kế rõ ràng, không nên rơi vào cảnh sai đâu sửa đấy, rồi lại sửa đâu sai đấy!”.
Một lĩnh vực khác, theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, câu chuyện lớn bao trùm nhất hiện nay là phải làm tốt NQTƯ 4. “Tuy nhiên, đã xuất hiện những nghi ngại trong dân bởi có những việc rõ rành rànhmà không thấy cơ quan, cá nhận nào nhận trách nhiệm như Vinashin, Vinalines... Việc này không nên coi nhẹ và cần sớm công bố” – ông Khoan đề nghị.
Hay như câu chuyện người nước ngoài vào khai thác mỏ, rồi chuyện bán đất rừng… “tại sao chính quyền địa phương không biết? Không thấy quy trách nhiệm cho ai, dân chờ mãi mà không ai nhận trách nhiệm về những vấn đề này?” – ông Vũ Khoan băn khoăn.
Liên quan đến vấn đề đối ngoại, trong đó có vấn đề Biển Đông, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng cho rằng, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn, sức mạnh của Việt Nam là sức mạnh tinh thần mà tinh thần thì nằm ở lòng dân, phải xử lý thế nào khối này để nuôi dưỡng ý chí của toàn dân trên cơ sở thống nhất, có sự đồng thuận cao. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Còn GS.TS Bùi Ngọc Hiên thì thẳng thắn, chúng ta đứng ở đâu, để tiến tới đâu là vấn đề cần suy nghĩ cho người lãnh đạo chứ không thể văn hay chữ tốt, nói cho êm - càng làm cho đội ngũ cán bộ ngày càng kém đi, “trong khi hiệu quả đối với kinh tế, an sinh xã hội như thế nào?”. Hiện nay 70% khiếu kiện là đất đai, chúng ta xuất phát là nước nông nghiệp, 70% là nông dân mà khiếu kiện về đất đai tới 70%!
“Chúng ta phải bên ngoài tôn trọng, bên trong vững chắc!” – GS.TS Bùi Ngọc Hiên nói.
Nhiều đại biểu cũng dành thời gian nêu ý kiến về đầu tư công, vẫn nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhận định: “Nói là điều chỉnh, tiết kiệm đầu tư công nhưng lại tiêu xài quá chừng các khoản tiền công. Chẳng hạn, thu chi ngân sách 9 tháng đã thấy thu tăng 1% trong khi chi tăng tới 13-14%, rất nhiều lễ hội đã được tổ chức… Tại sao không tiết kiệm? Hãy làm, đừng nói nữa!”
Cũng nội dung này, TS Lê Xuân Nghĩa đề nghị Chính phủ tăng đầu tư công cho những năm tới, giảm chi 10% từ hội hè đình đám để chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=477160#ixzz27mRRxPk5
http://www.xaluan.com/
. – Vụ Vinashin, Vinalines: Không ai nhận trách nhiệm? (VTC). bị đổi thành

Ông Vũ Khoan: 'Ngân hàng đang lãi ảo'


-  Tiết lộ nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen (TP).  Lập tổ công tác điều tra tàu Vinalines Queen chìm
TP - Nhiều tình tiết liên quan vụ tàu biển Vinalines Queen chìm ngày 25-12-2011 tại vùng biển gần Philippines khiến 22 thuyền viên mất tích (duy nhất 1 người sống sót) được tiết lộ. Quặng Nickel bị hóa lỏng thế nào, thuyền trưởng điều khiển tàu ra sao? Thủy thủ sống sót nói thêm thông tin quan trọng...

Thủy thủ Hng (thứ 2 từ tri sang) sống st trở về. Ảnh: Hồng Vĩnh
Thủy thủ Hùng (thứ 2 từ trái sang) sống sót trở về. Ảnh: Hồng Vĩnh.


Xếp hàng đặc biệt lên tàu sai quy trình
Theo nguồn tin của Tiền Phong, Tổ Điều tra vụ chìm tàu đã có báo cáo quan trọng gửi tới Bộ GTVT.
Theo đó, thuyền viên sống sót Đậu Ngọc Hùng cho biết, khi đến cảng Morowali (Indonesia), tàu thả neo để bốc hàng như chuyến trước đó.
Hàng hóa được chuyển lên tàu từ các sà lan (mỗi sà lan chở khoảng 3.500 đến 4.000 tấn) được phủ vải bạt để phòng trời mưa. Sà lan đi từng cặp và được buộc về phía mạn tàu. Các công nhân cảng Morowali điều khiển cầu tàu và bốc xếp hàng từ sà lan bằng gầu ngoạm đổ vào hầm hàng.

Vinalines Queen 6 năm tuổi và mới chuyển giao từ đơn vị trực thuộc (ở Hải Phòng) của Cty Vận tải biển Vinalines từ ngày 5-12-2011. Đây là hải trình đầu tiên sau khi chuyển sang chủ mới. Tàu này trước khi mất tích có hải trình dự kiến từ Cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc), lúc đó đang vận chuyển 54.400 tấn quặng Nickel và mất liên lạc tại tọa độ 20-00N; 123-47.1E (phía đông bắc Đảo Luzon - Philippines) ở vùng biển sâu 5.000m.
Trong thực tiễn, để đảm bảo việc san phẳng hàng hóa trong hầm hàng cần phải sử dụng xe ủi mới có thể đẩy hàng vào các chỗ trống trong góc, sát vách ngăn (hầm hàng).

Chính thủy thủ Hùng được giao nhiệm vụ làm sạch xung quanh hầm hàng và đóng nắp hầm để bảo đảm an toàn khi ra khơi. Các nắp hầm hàng lúc đó được thủy thủ Hùng cho rằng trong tình trạng bình thường.
Kết luận của tổ điều tra, muốn xác định nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen cần phải phân tích yếu tố làm tàu nghiêng (dẫn tới lật và chìm tàu).
Căn cứ vào chứng cứ, nguyên nhân dẫn tới hậu quả trên phụ thuộc vào ảnh hưởng thời tiết, sự thay đổi điều kiện ổn định và quyết định của thuyền trưởng.
Như vậy, thời tiết khi tàu Vinalines Queen gặp nạn được tổ điều tra đánh giá là “xấu, sóng gió tăng dần. Đặc biệt từ ngày 24-12-2011 trở đi, gió Đông bắc cấp 8-9, biển động dữ dội, sóng cao 5-6m”.
Trong điều kiện thời tiết này, sự thay đổi ổn định của tàu được xác định: “Tàu lắc ngang, lắc dọc mạnh kết hợp lắc cứng (chu kỳ lắc nhanh do trọng tâm tàu thấp vì quặng Nickel là loại hàng nặng, tỷ trọng lớn), có khả năng làm cho quặng Nickel trong các hầm cọ xát đến bị hóa lỏng. Cũng không loại trừ khả năng các nắp hầm hàng, lối lên xuống hầm hàng không được thuyền viên đóng kín trước khi tàu rời cảng (nên khi gặp thời tiết xấu dẫn đến nước biển vào hầm hàng) làm cho hàng bị hóa lỏng. Mặt khác, do sóng to tác động bên mạn tàu phải làm tàu có xu hướng nghiêng sang trái, dẫn tới lượng hàng bị hóa lỏng trong hầm dồn sang mạn trái, càng làm làm tàu nghiêng sang trái mạnh”.
Nhiều lỗi do thuyền trưởng?
Quyết định của thuyền trưởng trong thời khắc nguy hiểm cũng được tổ điều tra nhận xét: Bơm nước dằn để điều chỉnh độ nghiêng của tàu là không hiệu quả, càng gây bất lợi nhiều hơn.
Ngay cả quyết định cho Vinalines Queen quay chuyển hướng đi 240 độ (xuôi sóng một phần tư phía lái mạn phải) sẽ xuất hiện các tác động của sóng biển ảnh hưởng xấu đến tính ổn định của tàu.
Thuyền trưởng được cho là không đánh giá (được) tình trạng khẩn cấp nên không kịp đưa ra quyết định phù hợp (phát tín hiệu cấp cứu, tổ chức rời bỏ tàu kịp thời).

Con tu Vinalines xấu số
Con tàu Vinalines xấu số.

Về thắc mắc, con tàu hiện đại nhưng khi chìm không để lại tín hiệu gì? Tổ điều tra nhận định thuyền trưởng chưa chủ động phát tín hiệu cấp cứu bằng thiết bị vô tuyến điện VHF.
Ngoài ra, phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp không được đặt đúng vị trí quy định hoặc khi chìm tàu, phao bung ra nhưng vướng các kết cấu của tàu, hoặc thuyền trưởng chưa chủ động kích hoạt... Tổ điều tra cũng đã thực nghiệm vụ chìm tàu này.
Một vài bài học đã được nêu ra: Tàu chở quặng Nickel, thuyền trưởng phải tuân thủ nghiêm, kiểm tra độ ẩm thực tế của hàng; thuyền trưởng cần lưu tâm thích đáng đến công tác khi vận chuyển quặng Nickel trong thời gian mùa mưa (tháng 8 đến tháng 1 hàng năm); thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu khi xử lý các tình huống khẩn cấp phải kịp thời, phù hợp với kinh nghiệm lành nghề nhằm hạn chế tổn thất...

- Nguyễn Trọng Vĩnh: Lại đường sắt cao tốc (boxitvn).- Chính phủ đã lường hết những tác động của tái cơ cấu ngân hàng  (NNVN)- Không chỉ đóng cửa kiểm điểm (TVN). – Xử lý tội phạm ngân hàng: Người dân yên tâm về quyền lợi(DT). – Ông Trần Xuân Giá: Công trạng và sai lầm (Petrotimes).  – Nghe đoạn băng ghi âm để biết vì sao ông Trần Xuân Giá và 3 ‘sếp’ ACB bị khởi tố (Petrotimes). - Vì sao ông Trần Xuân Giá bị khởi tố? (TP). - Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, vài hồi ức… (VnEco).   –Hai thành viên xin rút khỏi Hội đồng Quản trị VietCapital Bank (VnEco). - Những sai phạm ở VCCI phải được kiểm điểm, xử lý triệt để (HNM/DT).
- “Chạy Chức”- Chạy ai và ai chạy? (Petrotimes). -  Tận diệt và hủy hoại (DV). - Báo Quân đội nhân dân tự vả vào mặt mình?! (Cu Làng Cát).  - Sự man rợ của báo lá cải mệnh danh chính thống (Chu Mộng Long).
--Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với phật tử Việt Nam : Chủ nghĩa Mác đã chết Phân chia tài sản đồng đều là một nguyên tắc hấp dẫn của chủ nghĩa Mác, nhưng không bao giờ được thực hiện, còn các chế độ cộng sản luôn luôn tìm cách kiểm soát đời sống và tư lưởng con người. Điều này không thể chấp nhận được. Trên đây là thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi pháp đàm dành cho phái đoàn 102 phật tử Việt Nam tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi đặt bản doanh của chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Theo bản tin của Asia News ngày 27/09/2012, một phái đoàn phật tử Việt Nam theo hệ phái Tây Tạng đã đến Dharamsala, Ấn Độ, trong lúc cộng đồng Tây Tạng lưu vong họp đại hội quyết định đường lối đấu tranh mới với Bắc Kinh trong bối cảnh xẩy ra hàng loạt vụ tự thiêu tại Hoa lục.
Phái đoàn này, một nửa từ Sài Gòn, một nửa từ Hà Nội, tổng cộng 102 người thành viên của Câu lạc bộ Giám đốc điều hành Việt Nam CEO’s Club, một tổ chức doanh nhân phật tử “có ít nhiều cảm tình” với chính quyền.
Trong buổi pháp thoại đặc biệt dành cho đoàn phật tử Việt Nam, Đức Đạt Lai Lạt Ma phân tích, chủ thuyết cộng sản chỉ mới có 200 năm mà đã suy đồi, trong khi Phật giáo và các tôn giáo khác đã nhiều ngàn năm mà vẫn thu hút cả thế giới. Ngài lưu ý phật tử là một số nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản như là “chia sẻ tài sản đồng đều” nghe rất hấp dẫn. Nhưng trong thực tế, các chính quyền tự xưng là cộng sản “không bao giờ áp dụng” mà lại còn "kềm chế, kiểm soát tự do tư trưởng con người”, một điều mà Ngài khẳng định là “không thể chấp nhận được”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ vẻ ưu ái phật tử Việt Nam, Ngài trả lời mọi thắc mắc từ tình mẫu tử, từ câu hỏi của một người mẹ làm sao tạo ra cuộc sống hạnh phúc gia đình cho đến chuyện Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, “ phải giáo dục con trẻ trong tinh thần tự do ”, bản thân mình phải mở rộng lòng thương và sống tích cực trong mọi hoàn cảnh.
Trước thái độ xâm lược của Trung Quốc, Ngài khuyên là nên tìm cách chuyển hóa họ trong tinh thần Bi, Trí, Dũng. Khi một phật tử mời Ngài du lịch đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa, nơi Việt Nam đang xây một ngôi chùa thì Đức Đạt Lai khuyên là nên xây trung tâm Phật học tại Hà Nội và Sàigòn. Theo Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1989, lập một tu viện tại Sàigòn và Hà Nội vẫn hữu ích hơn ở hòn đảo nhỏ.
Theo Asia News, phái đoàn phật tử doanh nhân Việt nam gặp khó khăn trước khi xin được visa sang Ấn Độ để tu học với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Truyền thông Tây Tạng lưu vong rất quan tâm, quảng bá sự kiện này và nhấn mạnh đến quan hệ chặt chẽ giữa đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là lần thứ hai, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng giảng trực tiếp cho phái đoàn phật tử Việt Nam. Lần đầu vào tháng 11 năm 2011 cũng tai Dharamsala.
Một blogger Việt Nam, Quechoa, viết những dòng khâm phục : “Đức Đạt Lai Lạt Ma dù chưa tới Việt Nam bao giờ vẫn có thể nhìn thấu những vấn đề căn bản của đất nước này”.
Đề cập khả năng thay đổi tại Tây tạng
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng thẩm định là với thế hệ mới sắp lên cầm quyền tại Bắc Kinh, hy vọng tình hình Tây Tạng sẽ thay đổi. Tập Cận Bình sẽ không có con đường nào khác ngoài giải pháp toàn diện phục vụ quyền lợi lâu dài của hai dân tộc.
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, suốt chiều dài cuộc tranh đấu bền bỉ chống chính quyền Trung Quốc, người dân Tây Tạng luôn nắm bắt mọi cơ hội để giữ tinh thần lạc quan. Do vậy với sự kiện một thế hệ mới sắp lên cầm quyền tại Trung Quốc đã tạo ra một tia hy vọng mới.
Từ Dharamsala, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận định là ban lãnh đạo mới tại Bắc Kinh « phải chứng tỏ phải biết phân biệt phải trái và phải có một lập trường toàn diện để phục vụ lợi ích lâu dài. Vì không có con đường nào khác”.
Ngài cảnh báo Trung Quốc là nếu tiếp tục dùng vũ lực, dùng kiểm duyệt để bóp nghẹt xã hội thì sẽ đi đến tiêu vong.
Theo AFP, một trong những tín hiệu cho phép lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hy vọng Trung Quốc “thay đổi” là thân phụ của ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân đã từng gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong những năm đầu của thập niên 1950 trước khi có cuộc tổng nổi dậy.
Tập Trọng Huân sau đó lên làm phó thủ tướng và có tiếng là thông hiểu nguyện vọng của các sắc tộc thiểu số trong chế độ Trung Quốc. Giới phân tích hy vọng nhân vật này đã “truyền” lại cho con trai tinh thần cởi mở này.
--Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với phật tử Việt Nam : Chủ nghĩa Mác đã chết



Tổng số lượt xem trang