Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

ACB: Ông Trần Xuân Giá cùng 3 cựu lãnh đạo Ngân hàng ACB bị khởi tố

--Tin liên quan: -Khởi tố bị can, bắt giam "trùm" Kiên

--Dragon Capital đụng bê bối thông tin sau sự kiện “bầu Kiên”

-Không phải Thủ Tướng nói gì cũng đúng


Nghe đoạn băng ghi âm để biết vì sao ông Trần Xuân Giá và 3 ‘sếp’ ACB bị khởi tố (Petrotimes). - Vì sao ông Trần Xuân Giá bị khởi tố?(TP).  - Ông Trần Xuân Giá (SN 1939, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) cùng 3 người khác nguyên là Phó chủ tịch HĐQT ACB đã bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 BLHS.

Hôm qua, Cơ quan CSĐT Bộ Công an chính thức cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can với 4 người trên, gồm: Ông Trần Xuân Giá, ông Trịnh Kim Quang (SN 1954, ở quận 3, TPHCM), ông Lê Vũ Kỳ (SN 1956, ở quận Ba Đình, Hà Nội) – 2 cựu Phó chủ tịch HĐQT ACB; và ông Phạm Trung Cang (SN 1954, cựu Phó chủ tịch HĐQT ACB và Eximbank).

Theo cơ quan điều tra, các bị can có nhân thân tốt, thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với CQĐT, có nơi cư trú rõ ràng.

Xét tính chất và mức độ hành vi vi phạm pháp luật của các bị can, CQĐT đã thống nhất với Viện KSNDTC cho các bị can được tại ngoại để phục vụ điều tra, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Theo Báo cáo thường niên năm 2011 của ngân hàng ACB, ban tổng giám đốc (gồm 12 người) được nhận thù lao là 17 tỷ đồng. Còn thù lao trả cho Hội đồng quản trị gồm 13 thành viên (trong đó có ông Trần Xuân Giá) là 7,6 tỷ đồng.
Cũng theo CQĐT, hành vi cố ý làm trái của các bị can nguyên là lãnh đạo ngân hàng ACB được phát hiện trong quá trình điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc Vietinbank chi nhánh TPHCM) cùng đồng bọn lừa đảo chiếm tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi hành công vụ, xảy ra tại TPHCM và Hà Nội.

Cụ thể, một số lãnh đạo ngân hàng ACB đã chủ trương ủy thác cho nhân viên đem tiền VNĐ và USD gửi vào 29 ngân hàng khác nhau để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Trong đó, hơn 718 tỷ đồng của ACB gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 – 8%/năm đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.

CQĐT đánh giá, việc làm của các thành viên thường trực HĐQT ACB trái với quy định tại Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng và thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, trực tiếp gây thiệt hại cho ACB hàng trăm tỷ đồng.

Sau khi củng cố hồ sơ tài liệu, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can ông Lý Xuân Hải (SN 1965, nguyên Tổng giám đốc ACB), khởi tố bổ sung tội danh đối với ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó, ông Kiên đã bị khởi tố về hành vi kinh doanh trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Tiền Phong đã đưa tin).

Cũng theo CQĐT, liên quan đến hành vi cố ý làm trái trên, các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã ra chủ trương ủy thác cho nhân viên dùng tiền ngân hàng ACB để gửi vào các tổ chức sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bốn ông này bị xác định có vai trò đồng phạm với ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải về hành vi cố ý làm trái.



- Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, vài hồi ức… (VnEco). –Hai thành viên xin rút khỏi Hội đồng Quản trị VietCapital Bank (VnEco). - Những sai phạm ở VCCI phải được kiểm điểm, xử lý triệt để (HNM/DT).- Chính phủ đã lường hết những tác động của tái cơ cấu ngân hàng (NNVN)- Không chỉ đóng cửa kiểm điểm (TVN). –Xử lý tội phạm ngân hàng: Người dân yên tâm về quyền lợi(DT). – Ông Trần Xuân Giá: Công trạng và sai lầm (Petrotimes).



-Bà Đặng Thị Hoàng Yến- Cựu đại biểu QH cũng ‘kêu cứu’

- Nhận định về tương quan lực lượng giữa Tư Sang và Ba Dũng (DLB).

Xử lý tội phạm ngân hàng: Người dân yên tâm về quyền lợi
(Dân trí) - Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, việc điều tra, xử lý tội phạm ngân hàng nhằm làm lành mạnh hệ thống, và không gây ảnh hưởng xấu tới quyền lợi người gửi tiền. Cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 vào cuối ...
Tăng trưởng kinh tế theo hướng đi lênBáo điện tử Chính phủ
Đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàngTuổi Trẻ
Quyết tâm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàngĐài Truyền Hình Việt Nam



- Liệu đã đến lúc Đảng Cộng sản phải thay tên? (RFA).

-Vietnam probes ex-minister as banking scandal grows

HANOI (AFP) September 27, 2012- Police are probing a former minister and ex-chairman of Vietnam's Asia Commercial Bank (ACB), state media said on Thursday, as a scandal sparked by the arrest of the bank's multi-millionaire founder grows.



Khởi tố nguyên chủ tịch ACB Trần Xuân Giá
TTO - Ngày 27-9, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã công bố việc khởi tố ông Trần Xuân Giá - nguyên chủ tịch HĐQT ACB - về tội "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Trần Xuân Giá (73 tuổi) ...
Khởi tố ông Trần Xuân GiáĐài Truyền Hình Việt Nam
Cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá bị khởi tốĐài Á Châu Tự Do

'Khởi tố ông Giá không ảnh hưởng đến hoạt động ACB'VTC

- Ông Trần Xuân Giá ‘bị khởi tố’ (BBC). – Ông Trần Xuân Giá cùng 3 lãnh đạo ACB bị khởi tố (RFA). – Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định, gây hậu quả nghiêm trọng (RFI). – Bị can Trần Xuân Giá liên quan vụ lừa đảo (Cầu Nhật Tân).

- Ông Trần Xuân Giá: ‘Tôi có bảo bối để bảo vệ mình’ (TP) - Những điều chưa biết về ông Trần Xuân Giá (GDVN).
- Bá Tân: Ông Giá trả giá (Nguyễn Thông). - “Việc khởi tố không ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng” (TQ). – NHNN, Standard Chartered sẵn sàng hỗ trợ ACB (TBKTSG). –Người gửi tiền không có gì phải lo lắng (TN). – Lộ diện một phần số dư của ACB (LĐ).
- Quyết tâm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng (VTV). - Thủ tướng: ‘Không có vùng cấm xử tội phạm NH’ (ĐV). - Nóng chuyện khởi tố 4 cựu lãnh đạo ACB (DV). - Người phát ngôn của ACB nói gì? (TP). – Lãnh đạo ACB: “Ông Giá bị khởi tố là bình thường…”(GDVN). – Những tâm sự sau cùng, trước khi bị khởi tố của ông Trần Xuân Giá(GDVN).
- TẠI SAO PHẠM HUY HÙNG – CHỦ TỊCH VIETINBANK LẠI ĐƯỢC ‘GIẢI THOÁT’?(VLB).


-Công bố quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá (SGTT 27-9-12) -- Khởi tố ông Trần Xuân Giá (LĐ 27-9-12) Cựu chủ tịch ACB Trần Xuân Giá bị khởi tố (VnEx 27-9-12) 'Khởi tố ông Trần Xuân Giá không ảnh hưởng đến ACB' (VNN 27-9-12) Lộ diện một phần số dư của ACB (LĐ 27-9-12) Tư liệu: Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, 'Ngồi ghế nào hành xử theo ghế đó' (SGTT ĐV 27-9-12) Những điều chưa biết về ông Trần Xuân Giá (GD 28-9-12)




-Ông Trần Xuân Giá cùng 3 cựu lãnh đạo Ngân hàng ACB bị khởi tố Lao động

Chiều 27.9, Cơ quan CSĐT Bộ CA đã công bố quyết định khởi tố 4 người, gồm ông Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) và các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) về tội “Cố ý làm trái…”.

>> Ông Trần Xuân Giá từ nhiệm Chủ tịch HĐQT ACB

>> Ông Phạm Trung Cang từ nhiệm Chủ tịch HĐQT Cty nhựa Tân Đại Hưng

Cố ý làm trái gây thất thoát hơn 700 tỉ đồng

Theo cơ quan điều tra, xét thấy các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có nhân thân tốt, có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, có nơi cư trú rõ ràng và xét mức độ hành vi vi phạm nên cơ quan điều tra đã thống nhất với Viện KSND TC áp dụng biện pháp cấm rời khỏi nơi cư trú và cho tại ngoại. Bốn cá nhân nêu trên bị khởi tố vì liên quan tới vụ án và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TPHCM và TP.Hà Nội.

Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thụ lý và tiến hành điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TPHCM và TP.Hà Nội theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 04/C46 (P10) (ngày 28.9.2011). Quá trình điều tra vụ án đến nay đã có căn cứ xác định Huỳnh Thị Huyền Như đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Ngân hàng ACB số tiền 718,908 tỉ đồng.

Liên quan tới số tiền này, Cơ quan CSĐT xác định có hành vi cố ý làm trái của một số cá nhân, nguyên là lãnh đạo NH ACB đã ra chủ trương để NH ACB uỷ thác cho nhân viên gửi tiền VND và USD vào 29 NH để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do NHNN quy định. Trong đó có việc gửi tiền vào để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 - 8%/năm đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 718,908 tỉ đồng.

“Những việc làm của các thành viên thường trực Hội đồng quản trị NH ACB đã sai quy định tại Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư số: 02/2011/TT-NHNN ngày 3.3.2011 của NHNN, gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn đến chính sách tiền tệ của Chính phủ và trực tiếp gây thiệt hại cho NH ACB 718,908 tỉ đồng” - thông báo của Cơ quan điều tra cho biết. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và xác định của NHNN tại công văn số 350/NHNN (ngày 17.5.2012) đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Ngày 20.8, Cơ quan CSĐT - Bộ CA đã bắt tạm giam Lý Xuân Hải (nguyên TGĐ NH ACB) và Nguyễn Đức Kiên về tội “Cố ý làm trái ...”.

Đối với các ông Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT NH ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT NH ACB) (đã có đơn từ nhiệm) ra chủ trương cho uỷ thác cho nhân viên dùng tiền NH ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng, đồng phạm với Kiên và Hải về tội "cố ý làm trái..." Vì vậy, cơ quan điều tra đã khởi tố 4 trường hợp nêu trên.


Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng

Theo ông Vũ Đức Đam (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) thì trong thời gian tới, để thực hiện tái cơ cấu nền công nghiệp nói chung, tái cơ cấu ngành tài chính NH nói riêng, Chính phủ sẽ đặc biệt chú trọng việc sắp xếp các NH thương mại cổ phần yếu kém, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực NH, đặc biệt là hành vi thâu tóm NH.

Đối với vụ việc xảy ra tại NH ACB, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Những vụ việc liên quan tới NH sẽ được tiến hành, thực hiện theo tinh thần nghiêm minh trước pháp luật, không có vùng cấm nhằm làm trong sạch hệ thống NH, để hệ thống NH phát triển vững chắc, ổn định”.

Cũng theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, việc bắt giữ các cựu lãnh đạo NH ACB nằm trong các hoạt động lành mạnh hóa NH. Tuy nhiên, việc bắt giữ, khởi tố này không hề ảnh hưởng NH ACB nói riêng và hệ thống NH nói chung bởi Chính phủ, các cơ quan chức năng đã lường hết được hậu quả, đảm bảo quyền lợi của mọi người dân khi gửi tiền tại NH ACB vẫn được đảm bảo.

Về quan điểm xử lý đối với các cá nhân có sai phạm, Cơ quan CSĐT cho rằng “Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Riêng vụ việc này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm NH, gây mất ổn định chính sách tiền tệ”.

Khi được hỏi “ông có ý kiến thế nào về việc thành viên Chính phủ khi nghỉ hưu có tham gia làm việc tại các tập đoàn, NH”, ông Vũ Đức Đam cho rằng bộ trưởng hay bất kỳ ai cũng là công dân, đều có thể chọn lựa công việc tùy thuộc vào sở trường, sở thích của từng người. Tuy nhiên, dù làm bất cứ công việc gì cũng phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật”.

Những điều chưa biết về ông Trần Xuân GiáBáo Giáo dục Việt Nam

Vì sao ông Trần Xuân Giá bị khởi tố?Tiền Phong Online

Làm trong sạch hệ thống ngân hàngThanh Niên



-ACB: Kiểm toán lưu ý hơn 755 tỷ đồng liên quan đến một ngân hàng TMCP có vốn góp Nhà nước

Việc thu hồi các khoản vay này phụ thuộc vào quyết định của Tòa án, do đó ACB không trích lập dự phòng cho các khoản vay này tại ngày 30/6/2012.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2012. Trong báo cáo, kiểm toán của công ty PwC lưu ý 2 điểm:

Cụ thể, trong số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tại ngày 30/6/2012 có hơn 718,9 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn (chiếm 1,6% tổng tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức khác) và hơn 36,5 tỷ đồng lãi phải thu của khoản tiền gửi này tại một ngân hàng thương mại cổ phần có phần lớn vốn góp của Nhà nước đã quá hạn.

Trước đó, ngày 18/9, ACB cho hay 3 thành viên HĐQT có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ACB thực hiện việc nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Tại ngày phê duyệt báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ này, các số dư này đang được điều tra bởi cơ quan chức năng. Trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của các bên liên quan chỉ được xác định khi vụ án xét xử, có phán quyết cụ thể và bản án có hiệu lực. Việc thu hồi các khoản vay này phụ thuộc vào quyết định của Tòa án, và do đó Tập đoàn không trích lập dự phòng cho các khoản vay này tại ngày 30/6/2012.

Ngày 20/8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên, căn cứ đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật của ba công ty do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Chủ tịch gồm: công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.

Ngày 23/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an cũng thực hiện lệch bắt tạm giam ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB.

Ngày 18/9, HĐQT ACB đã chấp thuận việc từ nhiệm của ông Trần Xuân Giá, ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang. ACB cho hay, các thành viên này có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ACB thực hiện việc nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Tính tới cuối tháng 6/2012, ACB trích lập hơn 2,8 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay với các tổ chức tín dụng khác, giảm 70% so với cuối năm 2011.

Ngoài ra, tại ngày 30/6/2012, ACB có số dư với 6 công ty được kiểm soát bởi một cổ đông của ngân hàng. Cổ đông này đã bị bắt giữ vào ngày 20/8/2012. Cơ quan chức năng đang kiểm tra các thông tin liên quan đến các số dư này từ ngân hàng, bao gồm: các khoản cho vay khách hàng, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu khác. Các số dư này được đảm bảo bằng tài sản thế chấp dưới hình thức chủ yếu là thu bảo lãnh ngân hàng, cổ phiếu, tiền gửi và bất động sản.

ACB cũng cho hay, tại thời điểm 30/6/2012, Ngân hàng nhận thấy lợi nhuận từ công ty liên kết và liên doanh không trọng yếu và có thể bị điều chỉnh tại thời điểm cuối năm. Vì vậy, Tập đoàn không ghi nhận phần chia sẻ lợi nhuận từ các công ty liên kết và liên doanh này trong báo cáo.

Theo báo cáo, tại ngày 30/6, ACB có 4 công ty con và 2 công ty liên doanh, liên kết.

Nguồn: ACB


Ngoài 2 ý kiến của kiểm toán, ACB cho hay, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của ngân hàng đạt 1.607,6 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 38% kế hoạch cả năm. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt hơn 3.698,5 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng tín dụng của ACB từ đầu năm đến hết tháng 6 chỉ đạt gần 1%, tỷ lệ nợ xấu là 1,56%. Tổng tiền gửi của khách hàng tăng 2,3%.

Bản báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ này được Ban Tổng giám đốc phê chuẩn ngày 22/9/2012, sau sự kiện ông Lý Xuân Hải từ nhiệm chức Tổng giám đốc ngày 23/8/2012 và ông Đỗ Minh Toàn được bổ nhiệm thay ông Lý Xuân Hải vào cũng ngày.
Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá cùng hai Phó Chủ tịch HĐQT là ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang từ nhiệm ngày 18/9/2012. Ông Trần Hùng Huy được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT, ông Jullian Fong Loong Choon và ông Lương Văn Tự được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT vào cùng ngày.

Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của ACB


Gỡ bài về khởi tố ông Giá vì Bộ Chính trị đang họp?(Cầu Nhật Tân).Lúc 19h42, báo Tiền Phong vừa mới đăng tin ông Trần Xuân Giá cùng Phạm Trung Cang – Phó Chủ tịch Ngân hàng Eximbank, Trịnh Kim Quang và Vũ Kỳ đã bị khởi tố bị can, bị cấm đi khỏi nơi cư trú thì ngay lập tức có thế lực siêu lớn can thiệp và bài đã đăng bị gỡ xuống sau gần 15 phút lên mạng và buộc phải đăng tin đính chính xin lỗi sau đó. Hiện, Bộ Chính trị đang họp để gút lại nội dung kiểm điểm của một vài đồng chí “có vấn đề”. Có phải bài đăng giữa lúc quá nhạy cảm, “không có lợi về chính trị” cho một đồng chí liên quan nên đã bị gỡ và buộc cải chính?




Ông Giá nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng Bộ KH-ĐT. Với quyết định bị khởi tố này, ông Giá “vinh dự” là người thứ ba đứng vào hàng các bộ trưởng bị khởi tố. Hai người nữa là ông Vũ Ngọc Hải (Bộ trưởng Năng lượng dính vào vụ đường dây 500 KV – thời Võ Văn Kiệt) và ông Nguyễn Quang Hà (Bộ trưởng Lâm nghiệp) dính vụ Lã Thị Kim Oanh.


Hiện ông Giá đang bị ung thư giai đoạn cuối. Sau nhiều năm “kiếm ăn” kha khá từ mảng kế hoạch đầu tư, ông Giá đã kịp bố trí cho “hậu phương lớn” di hết sang Mỹ, con trai ông Giá đang sinh sống “ở bển”. Khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt vừa qua, ông Giá cùng một vài đại gia khác “đột ngột” đi thăm Mỹ. Chỉ sau khi có “còi báo yên”, các ông mới mò về Việt Nam bày trò hội nghị, hội thảo … đình đám tại một số khách sạn lớn ra đều họ vẫn chưa bị “nhập kho”. Cách đây vài ngày, ông Giá còn bắt một tờ báo lớn phải xin lỗi vì đăng tin khởi tố ông.


Sự thật thì ông Giá đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bị can cách đây nhiều ngày. Do nhiều lực cản, Quyết định khởi tố bị nhét ngăn kéo sau khi ký, chỉ đến hôm nay (25/9), Cơ quan Điều tra mới tống đạt quyết định khởi tố tới tay ông Giá và áp đặt lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với bị can này. Tuy nhiên, ông vẫn trông đợi rất lớn vào sức mạnh của “bàn tay vô hình”, bởi theo ông quan niệm thì “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”. Thực vậy, đăng bài lúc 19h42, gỡ bài vào khoảng 20h thì đến 21h55, Tiền Phong đã phải đăng tin cải chính.





Được biết, tội của ông Giá nặng không kém Bầu Kiên, nhưng do ”bàn tay vô hình” và do “ăn ở tốt” với cả các Cụ Cố nên ông Giá được hưởng ân huệ ”khoác” cho tội danh ít nghiêm trọng hơn nhiều và được ở nhà ngủ với vợ để phục vụ điều tra.


Tới đây, ngoài trách nhiệm hình sự, ông Giá còn phải chịu nhiều trách nhiệm dân sự khác liên quan tới vai trò của ông tại Ngân hàng ACB khi Bầu Kiên lợi dụng danh nghĩa ACB để lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến hàng nghìn tỉ của nhiều doanh nghiệp mà tập đoàn Hòa Phát là nạn nhân điển hình.

.

“Nhuệ khí” kém hẳn, ông Giá trông phờ phạc như một cái xác không hồn:
.




. - Cựu Phó Chủ tịch ACB mất chức tại công ty trực thuộc (DT).- Hội nghị Bộ Chính trị thông qua nội dung tự kiểm điểm, tự phê của các Ủy viên (Cầu Nhật Tân).Ông Trần Xuân Giá bị khởi tố? Đông A


Theo Vinacorp, dẫn lại bài báo đã bị gỡ xuống từ báo Tiền phong, ông Trần Xuân Giá, cựu Chủ tịch HĐQT ACB và 3 người khác đã bị khởi tố. Tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố nhưng cho tại ngoại đã được đồn trên mạng từ lâu, khi ông từ nhiệm. Trước đây báo Pháp luật TPHCM cũng từng đưa tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố, nhưng sau đó đã cải chính đưa tin sai và xin lỗi ông Giá. Coi bộ tin đồn trên mạng cũng có giá trị của nó. Chúng ta sẽ là những người chứng kiến và kiểm chứng nguồn tin nào đưa sớm và đúng nhất


Cập nhật:
21h22: Bản tin từ Vinacorp đã không truy cập được nữa, nhưng Tin mới vẫn còn.
21h55: Báo Tiền phong chính thức rút lại tin đã đưa

TPO rút lại tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố


TPO – Tiền Phong điện tử vừa đưa tin ông Trần Xuân Giá cùng một số người khác bị khởi tố ngày 25 – 9.

Tuy nhiên, xác minh sau đó cho thấy tin này chưa có cơ sở chính xác. Tiền Phong online xin rút lại thông tin đã đăng, cáo lỗi với độc giả và những người có liên quan.

Trước đó, ngày 21 – 9, cũng có thông tin cho rằng ông Trần Xuân Giá bị khởi tố. Cùng ngày, tại nhà riêng, ông Trần Xuân Giá đã có buổi trò chuyện với phóng viên Tiền Phong và bác bỏ thông tin mình bị khởi tố như một số báo đưa tin.



--Khởi tố ông Trần Xuân Giá -TPO - Ngày 25-9, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Xuân Giá và ba người khác về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bốn người bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 BLHS.

Cả bốn bị can trên đều bị áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.




Ông Trần Xuân Giá.


Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.

Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, đến tháng 3-2008, làm Chủ tịch HĐQT.

Tới ngày 19-9-2012, ông Trần Xuân Giá cùng hai PCT là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang đã từ nhiệm tại ACB đều với lý do cá nhân hoặc sức khỏe.

Trước đó, vào ngày 21-9, trả lời phỏng vấn Phóng viên báo Tiền Phong, ông Trần Xuân Giá đã phủ nhận những tin đồn cho rằng mình bị khởi tố. Ông cho biết: “Tôi buồn vì tin đồn xảy ra ngay sau khi tôi từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB”.

Liên quan đến việc ký ký duyệt khoản tiền 718 tỷ đồng của ACB để ủy thác cho nhân viên ACB gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam, ông Trần Xuân Giá trả lời: “Mình chỉ có mỗi việc là Hải (Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB - PV) trình, thì cùng với các thành viên thường trực có ký vào. Thực ra, tiền thì đã huy động rồi, đem đi gửi ở ngân hàng khác”.

Ông cũng cho biết sức khỏe mình hiện tại rất yếu sau khi điều trị hóa chất căn bệnh ung thư tá tràng.


Minh Công

http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/592858/Khoi-to-ong-Tran-Xuan-Gia-tpp.html?p=http%3A%2F%2Fwww.tienphong.vn%2FPhap-Luat%2F592858%2FKhoi-to-ong-Tran-Xuan-Gia-tpp.html








-Ông Trần Xuân Giá: "Tôi rất buồn vì tin đồn bị khởi tố" (SGTT 22-9-12) -- Nguyên Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá: Vinh quang và cay đắng (GD 22-9-12)




“Sếp” ngân hàng “rủ nhau” từ nhiệm: Bình thường và bất thường (PetroTimes 22-9-12) - Khi những bài như thế này được đăng trên báo của ông Nguyễn Như Phong thì người đọc phải tự hỏi: Tại sao? Thông điệp của "ai" về "gì" đây?

- Các sếp lớn ngân hàng từ nhiệm: Không nên nghe tin đồn (VTC). – Ông Lê Vũ Kỳ tiếp tục rời bỏ chiếc ghế Chủ tịch Chứng khoán ACB (Petrotimes). – Công ty con của Ngân hàng ACB thay “tướng” (VnMedia). - Nguyên Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá: Vinh quang và cay đắng (GDVN). – Ông Trần Xuân Giá: ‘Tôi rất buồn vì tin đồn bị khởi tố’ (TP). – Ông Trần Xuân Giá cười với tin đồn bị bắt (VTC). – “Sếp” ngân hàng “rủ nhau” từ nhiệm: Bình thường và bất thường (Petrotimes).




--Ông Trần Xuân Giá lý giải "uẩn khúc" sau tin đồn bị khởi tốTrong ngày 21/9, cựu Chủ tịch HĐQT ACB nhận được hơn 100 cú điện thoại từ bạn bè, người thân hỏi về việc bị bắt, khởi tố. Ông chia sẻ,.thực tế thì ACB đã như "làm ơn" trong lúc thanh khoản khó khăn, nhưng lại "mắc oán".

- Nhưng ban đầu khi nghe tin đó, ông cảm thấy thế nào?

Mình rất buồn và không hiểu thông tin từ đâu ra. Bạn thấy đấy, mình vừa đi tập thể dục về và đến giờ mình cũng có nhận được thông tin gì đâu. Nhiều người thân, các con, rồi bạn bè gọi điện hỏi nhưng mình nói không sao cả.

- Liên quan đến câu chuyện ở ACB, bản chất là gì vậy, thưa ông?

Hiện, cơ quan chức năng họ đang điều tra nên mình không muốn nói gì. Để khi thích hợp mình sẽ nói. Nói bây giờ sẽ không hay và không phù hợp. Cho đến giờ phút này, khi ACB trở thành nạn nhân là câu chuyện khiến mình day dứt nhất.

Người ta cố ý quên một việc cực kỳ quan trọng là khi Luật Doanh nghiệp ra đời, tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế-xã hội (mà mình là người có đóng góp hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là cha đẻ của bộ luật đó), là người dân có thể làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi.



Ông Trần Xuân Giá cho biết, khi ký duyệt khoản tiền 718 tỷ đồng của ACB cho Vietinbank vay, vẫn chưa có quy định về hoạt động ủy thác, nhận ủy thác.



HĐQT ngân hàng ACB được trả thù lao 7,6 tỷ đồng

Theo Báo cáo thường niên năm 2011 của ngân hàng ACB, lợi nhuận cả năm của ACB đạt 4.200 tỷ đồng; năm 2012, ACB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.500 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh tốt, năm 2011, Ban tổng giám đốc (gồm 12 người) được nhận thù lao là 17 tỷ đồng. Thù lao trả cho Hội đồng quản trị gồm 13 thành viên (trong đó có ông Trần Xuân Giá) là 7,6 tỷ đồng, Ban kiểm soát là 3,24 tỷ đồng.- Nhưng nhiều người nghi ông liên quan khi ký duyệt khoản tiền 718 tỷ đồng của ACB để ủy thác cho nhân viên ACB gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam?

Mình chỉ có mỗi việc là Hải (Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB - PV) trình, thì cùng với các thành viên thường trực có ký vào. Thực ra, tiền thì đã huy động rồi, đem đi gửi ở ngân hàng khác. Bạn biết đấy, theo Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011, hoạt động ủy thác đầu tư và nhận ủy thác không hề có quy định và do đó tất cả các ngân hàng đều làm. Người nào đó chiếm đoạt, hay không chiếm đoạt thì mình cũng không biết, vì không thuộc thẩm quyền của mình. Mãi đến tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước mới có Thông tư 04 hướng dẫn luật.

Như vậy, từ khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thì không có bất kỳ văn bản nào nói hoạt động ủy thác từ nay dừng để chờ hướng dẫn. Hoàn toàn không có. Hơn nữa, muốn ra lệnh dừng thì phải có thời gian nhất định để các ngân hàng thu hồi các khoản đã cho vay chứ.


- Vậy, việc 19 nhân viên ACB ký hợp đồng với các chi nhánh cụ thể thế nào thưa ông?

Về việc 19 nhân viên ACB ký hợp đồng với các chi nhánh, họ có đóng dấu rất cẩn thận. Sau khi chuyển tiền, coi như phía ACB hết trách nhiệm. Quản lý đồng tiền đó tốt - xấu hay mất là trách nhiệm của bên đi vay. Họ phải chịu trách nhiệm chứ. Bây giờ họ lại nói cho vay cao hơn lãi suất quy định, thế thì mình xin hỏi, trong hoạt động ngân hàng người đi vay đưa ra mức lãi suất chứ không phải người cho vay. Tiết kiệm ngân hàng đưa ra, người dân đồng ý thì gửi mà không thì thôi, làm sao ép được dân.


- Như ông nói thì ACB đã làm ơn nhưng mắc oán?

Mình buồn nhất là khi việc thanh khoản toàn hệ thống quá khó khăn, nếu không có những ngân hàng dư dả tiền như ACB thì nhiều ngân hàng chắc đã sụp đổ lâu lắm rồi. Bây giờ người làm ơn lại mắc oán. Thực tế, ACB huy động 100 đồng thì cho vay cao nhất là 64 đồng, chứ không phải 80 đồng như được phép. Thậm chí nhiều năm liền, ACB chỉ cho vay có 61 đồng thôi.


Ai cần thì cho vay và khoản tiền đó cỡ ba bốn chục ngàn tỷ đồng chứ có ít đâu. Vì thế, khi Ngân hàng Nhà nước kết luận sai, mình buồn lắm.

- Ông có thể cho biết đôi chút tình hình sức khỏe hiện nay?

Sau khi mổ, bây giờ cũng không biết nói sao. Còn tế bào ung thư sót ở đâu đó trong người nữa không, rồi tái phát triển mình cũng không biết nữa. Tá tràng mình đã bị cắt một đoạn và họ đã ghép vào. Ngày nào mình cũng phải tập thể dục 1-2 tiếng. May cho mình là sau 6 tháng trời chữa hoá chất nhưng không bị rụng tóc, sạm da.

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.

Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, đến tháng 3/2008, làm Chủ tịch HĐQT...


Tin trái ngược về ông Trần Xuân Giá (BBC 21-9-12) Hoạt động của ACB, Eximbank ổn định, bình thường (PLTP 21-9-12) - Ông Trần Xuân Giá: 'Không có chuyện tôi bị bắt' (infonet 21-9-12)

Nhìn lại 4 lãnh đạo vừa từ nhiệm của ACB và Eximbank (NĐT 21-9-12)- Tin trái ngược về ông Trần Xuân Giá (BBC). – Ông Trần Xuân Giá bác bỏ tin bị khởi tố(RFI). - Huy động vốn của ACB dương (PLTP), Ngân hàng Á Châu ủng hộ 50 triệu đồng vì học sinh Trường Sa (SGTT).




>> Ông Lê Vũ Kỳ chính thức rời hẳn ACB

>> Audio: Cựu chủ tịch ACB Trần Xuân Giá bác bỏ tin bị khởi tố và bị bắt

>> Ngân hàng ACB: Không có chuyện ông Trần Xuân Giá bị khởi tố

>> Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá: "Mình bị ung thư từ lâu..."

>> Ông Trần Xuân Giá kinh ngạc với thông tin bị khởi tố

>> Có thật ông Trần Xuân Giá từ nhiệm Chủ tịch ACB vì sức khỏe?




Nhìn lại 4 lãnh đạo vừa từ nhiệm của ACB và Eximbank


*************

--Ông Trần Xuân Giá bác tin bị khởi tố

TPO -Trao đổi với PV Tiền Phong trưa 21 - 9, ông Trần Xuân Giá khẳng định mình chưa nhận được thông tin hay quyết định nào liên quan đến việc bị khởi tố như một tờ báo vừa đăng tin.




Ông Trần Xuân Giá trong lần trao đổi với PV Tiền Phong gần đây. Ảnh: P.V

Liên quan đến sự việc một số tờ báo đăng tải thông tin ông Trần Xuân Giá – Nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB bị khởi tố, phóng viên báo Tiền Phong liên hệ với ông qua điện thoại.

Ông Giá cho biết, đến thời điểm này, ngoài việc đọc được thông tin trên báo chí, ông chưa trực tiếp nhận được thông tin về sự việc này.

“Tôi không có bất kỳ thông tin nào về vấn đề như nhà báo vừa nói (việc khởi tố ông Giá – PV). Báo chí đăng tải là việc của báo chí”.

“ Tôi khẳng định hoàn toàn chưa nhận quyết định và chưa có ai nói về thông tin đó cả” – Ông Giá khẳng định một lần nữa. Ông giá cho biết, cũng vì chưa có thông tin chính thức nên “không có cảm xúc gì cả”.

-Tin trái ngược về ông Trần Xuân Giá

Ông Trần Xuân Giá kinh ngạc với thông tin bị khởi tố

(GDVN) -Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam cách đây ít phút, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB tỏ ra rất bất ngờ trước thông tin.


-.Ngân hàng ACB: Không có chuyện ông Trần Xuân Giá bị khởi tố

- Hội nghị Chính phủ tự phê hay Hội nghị Chính phủ tự khen? (Cầu Nhật Tân). – Chuyện ngoài sân cỏ của “bầu” Kiên (Petrotimes). – Vụ ACB: Ông Trần Xuân Giá bác tin đồn bị bắt (VOV). – Bắt tạm giam nguyên Phó phòng kinh doanh ngân hàng Habubank (GDVN). – Kỷ luật hai lãnh đạo Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên (DT). – Ông Trầm Khải Hòa bị phạt 40 triệu đồng (VOV). – Nhận diện khái niệm Nhóm lợi ích (SVVN).




- Ông Trần Xuân Giá bác tin bị khởi tố (TP). – Ông Trần Xuân Giá: ‘Không có chuyện tôi bị bắt’ (Infonet). – Ông Trần Xuân Giá: “Hoàn toàn không có chuyện tôi bị cơ quan điều tra khởi tố” (CafeF). – Audio: Cựu chủ tịch ACB Trần Xuân Giá bác bỏ tin bị khởi tố và bị bắt (GDVN). – Ông Trần Xuân Giá có bị khởi tố? (ĐV). – Nhìn lại 4 lãnh đạo vừa từ nhiệm của ACB và Eximbank (NĐT). – Ông Lê Vũ Kỳ rời hẳn ACB (VNE).

- Nhiều đại gia bị phạt vì “dính” đến chứng khoán STB (TTXVN).



-Ông Trần Xuân Giá đã bị khởi tố bee

Ông Trần Xuân Giá đã bị khởi tố cho tại ngoại để điều tra về hành vi cố ý làm trái...

Như đã thông tin, ngày 19/9, HĐQT Ngân hàng ACB phát thông cáo cho biết đã chấp thuận cho Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá cùng hai phó chủ tịch HĐQT khác là ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang được từ nhiệm. Chiều cùng ngày, Ngân hàng Eximbank cũng họp công bố việc từ nhiệm vì lý do cá nhân của ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Không có chuyện ồ ạt rút tiền

Ngay sau khi các thông tin trên được công bố, ngày 20/9, thị trường chứng khoán liên tục giảm sâu. Tuy nhiên, tại trụ sở chính Ngân hàng ACB và Eximbank, các giao dịch liên quan đến tiền gửi diễn ra bình thường.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc ACB, cho biết sự kiện này có ảnh hưởng đến ACB, tuy nhiên không đáng kể. Không có hiện tượng nhiều người dân rút tiền như đợt trước. “Chúng tôi vẫn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi phương án để luôn đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống. Với vàng, chúng tôi vẫn tiếp tục mua vào, với giá cao hơn bên ngoài” - ông Toại nói.

Các giao dịch liên quan đến tiền gửi diễn ra bình thường tại Ngân hàng ACB.

Chiều 20/9, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cũng có mặt tại trụ sở chính của ACB. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, cho biết có hiện tượng rút tiền tuy nhiên không phải từ lý do liên quan đến ông Giá. Những người đến rút tiền chủ yếu là đúng hạn và có việc cần. “Số tiền rút ngày 20-9 cũng giống như những ngày trước đây mà thôi. NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho ACB trong mọi trường hợp xảy ra” - ông Minh nói.


Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Eximbank, cũng khẳng định thị trường vẫn diễn ra ổn định, không có gì đột biến trên toàn hệ thống của Eximbank.

Ông Trần Xuân Giá được tại ngoại





Ông Trần Xuân Giá

Theo một nguồn tin từ cơ quan chức năng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Quyết định khởi tố đã được tống đạt và ông Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra.


Trong thông cáo ngày 19-9, ACB cho biết ông Giá có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank).

Nguồn tin có thẩm quyền từ cơ quan tố tụng cho biết, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết HĐQT cho phép tổng giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB gửi sang Viettinbank để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của NHNN. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ (TP.HCM) thuộc Ngân hàng Vietinbank) - từng được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB.

Trong vụ án này, ACB chỉ là một trong nhiều nạn nhân của Như. Theo công bố của cơ quan điều tra, Như đã lừa đảo huy động vốn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, với số tiền tổng cộng lên tới khoảng 4.600 tỉ đồng. Đầu tháng 10 năm ngoái, Như đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án phức tạp ở chỗ nhiều nạn nhân bị lừa đảo trong quan hệ với Như lại là bị can trong quan hệ pháp luật khác.

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội; từ 1981, phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư); từ 1996, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Từ năm 2003, ông Giá làm trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế-xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11/2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, sau đó làm chủ tịch HĐQT từ tháng 3/2008.



Theo Yên Trang- Nghĩa Nhân

Báo Pháp luật TP.HCM




-Cựu Chủ tịch HĐQT ACB Trần Xuân Giá bác bỏ tin đồn bị bắt (GD 20-912)

Vài chuyện về ông Trần Xuân Giá (Blog Mạnh Quân 20-9-12) ◄

Con trai ông Trầm Bê mua bán ‘chui’ cổ phiếu (VnEx 20-9-12) Con đại gia Trầm Bê mua ‘chui’ cổ phiếu Sacombank (PetroTimes 20-9-12) — Con trai ông Trầm Bê bị phạt tiền (BBC 20-912)

Chân dung Phó chủ tịch mới từ nhiệm của Eximbank (infonet 20-912)

Tân Chủ tịch 34 tuổi ngân hàng ACB là ai? (VTC 20-9-12)




- Ông Trần Xuân Giá ‘từ nhiệm vì sức khỏe’ (BBC). – Ông Giá có “tự vượt lên chính mình”?(Bùi Văn Bồng). – Hoạt động của ACB, Eximbank ổn định, bình thường(PLTP). -Lãnh đạo ngân hàng ACB đồng loạt từ chức vì vụ bê bối tài chính(RFI). – Ba giới chức cấp cao của Ngân hàng ACB từ chức(VOA). - Ông Phạm Trung Cang từ chức vì từng liên quan đến ngân hàng ACB? (GDVN),

- Con trai ông Trầm Bê bị phạt tiền (BBC). – Ông Trầm Khải Hòa và PNS bị phạt 80 triệu đồng (VnEco).
--Ông Phạm Trung Cang có mối quan hệ như thế nào với ACB







Ông Cang là 1 trong 6 thành viên hội đồng sáng lập, đồng thời là Chủ tịch đầu tiên của ACB.


Hôm qua, ông Phạm Trung Cang đã có đơn từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch của Ngân hàng Eximbank – chức vụ mà ông đã giữ từ tháng 4/2010.


Theo Vietnamplus, ông Cang là đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Á Châu (ACB) tại Eximbank, với tổng số vốn của nhiều pháp nhân thuộc ACB, chiếm từ 7-10% vốn điều lệ của Eximbank.





Ông Cang là một trong những lãnh đạo lâu năm của ACB và là 1 trong 6 thành viên của Hội đồng sáng lập; từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của ACB và là Phó chủ tịch từ năm 1994 đến năm 2011.



Ông cũng giữ chức vụ Tổng giám đốc từ năm 1999 đến năm 2001. Ông giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Tín dụng trong nhiều năm, từng là thành viên Thường trực Hội đồng quản trị.






Các thành viên Hội đồng sáng lập của ACB


Tháng 4/2011, ông Cang từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch ACB để giức chức vụ Phó Chủ tịch Eximbank. Trước khi rời khỏi ACB, ông Cang và gia đình nắm giữ 1,2% cổ phần của ngân hàng này.


Sau khi rời khỏi vị trí Phó Chủ tịch ACB thì ông Cang không còn thuộc diện phải công bố thông tin đối với ACB.


Theo báo cáo thường niên năm 2011 của ACB thì sau khi rời khỏi HĐQT ACB ông Cang vẫn thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, thành viên thường trực Ủy ban Tín dụng, và Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ngân hàng này.


Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng, ông Cang còn được biết đến với vai trò là Chủ tịch của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (TPC) – một công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất bao dệt PP. Từ cuối những năm 1970, ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, ông Cang đã bắt đầu kinh doanh ngành nhựa.


Hiện ông Cang sở hữu 3,22 triệu cổ phiếu TPC, tương đương 15,15% cổ phần.








Theo báo cáo quản trị của Eximbank, tính đến 30/6, ông Cang trực tiếp sở hữu 1,47 triệu cổ phiếuEIB. Ngoài Công ty Tân Đại Hưng sở hữu 533 nghìn cổ phiếu thì không có cá nhân, tổ chức có liên quan đến ông Cang sở hữu cổ phiếu EIB.


Ngoài ra, ông Cang cũng là Chủ tịch của CTCP Du lịch Dịch vụ Chợ Lớn.





Quá trình công tác của ông Phạm Trung Cang


1978 - nay: Giám đốc/Chủ tịch Công ty TNHH Nhựa Đại Hưng (nay là CTCP Nhựa Tân Đại Hưng).


1993 - 1994: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.


1994 - 1998: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.


1999 - 2001: Phó Chủ tịch HĐQT-Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.


2002 – 4/2011: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu


2006 – nay: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Chợ Lớn



KAL




Theo TTVN

Ông Trần Xuân Giá: "Mình bị ung thư, nay xin từ nhiệm" 18:03

-Ông Trần Xuân Giá là Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư đầu tiên của Việt Nam

-Có thật ông Trần Xuân Giá từ nhiệm Chủ tịch ACB vì sức khỏe?




- (GDVN) - "3 thành viên này liên quan tới vụ việc của ông Lý Xuân Hải trước đây và không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường tại ACB hiện nay", Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại khẳng định.




"3 thành viên này liên quan tới vụ việc của ông Lý Xuân Hải trước đây và không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường tại ACB hiện nay", Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại khẳng định.




Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, chiều ngày 18/9 website ACB phát đi thông báo ông Trần Xuân Giá, ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang đồng loạt rời khỏi HĐQT của ACB.




Cụ thể, ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, từ nhiệm vì lý do sức khỏe.




Ông Lê Vũ Kỳ, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, từ nhiệm vì lý do cá nhân.




Ông Trịnh Kim Quang, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, từ nhiệm vì lý do cá nhân.




Theo thông báo phát đi chiều 19/9, cùng với ông Giá, ACB cũng đã chấp thuận cho ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang từ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT.






Trước đó trao đổi với VnExpress, Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho biết, ông Trần Xuân Giá bị bệnh ung thư và đã trải qua đại phẫu vào đầu năm, đến nay mọi người mới khuyên ông nghỉ ngơi.




Ngoài ra, trong thông tin của ngân hàng này, ông Giá nằm trong số các thành viên có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam.




"3 thành viên này liên quan tới vụ việc của ông Lý Xuân Hải trước đây và không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường tại ACB hiện nay", ông Toại khẳng định.




Cựu Chủ tịch HĐQT ACB Trần Xuân Giá sinh ngày 29 tháng 5 năm 1939 tại xã Luỹ Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.




Năm nay 73 tuổi ông Trần Xuân Giá có học hàm Phó Giáo sư, học vị Tiến sĩ và từng là giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.




Trước khi chuyển về làm việc tại ACB, ông Giá từng kinh qua các vị trí như Đại biểu quốc hội khóa X (1997 - 2002) , Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và Phó chủ nhiệm (Thứ trưởng) Ủy ban Vật giá Nhà nước.




Ông cũng từng làm Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và hành chính.




Và ở cương vị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bảy năm (từ tháng 11 năm 1996 đến tháng 8 năm 2002)




Ông Giá tham gia ACB từ tháng 11/2006, sau khi nghỉ hưu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư (tháng 10/2006).




Trước khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị sau cuộc họp đại hội cổ đông ngày 22/3/2008, ông là Cố vấn Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.




Trong lời tựa bài viết về ông Trần Xuân Giá đăng trong cuốn sách kỷ niệm 15 năm thành lập Ngân hàng Cổ phần Á Châu (ACB), cựu Chủ tịch ACB từng chia sẻ: “Thực sự mình có nhu cầu làm việc, không phải vì thu nhập bởi ngoài lương hưu, nếu còn thiếu con mình đủ sức đảm bảo cuộc sống cho hai vợ chồng già. Trong khi đó, nhiều nơi lại cần mình, vậy tại sao không”.




Đây cũng là lý do, ông chọn “bến đỗ” mới là Ngân hàng Á Châu, và cho hay, dù ngân hàng là lĩnh vực mới, nhưng lại tương đối gần gũi.




Hơn nữa, cái duyên với ACB của nguyên lãnh đạo cấp cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là sự hiểu biết khá rõ về nhà băng này, qua các mối quan hệ với lãnh đạo ACB từ lúc ngân hàng mới thành lập. Thực tế, trước khi làm Chủ tịch HĐQT ACB, ông Giá đã có 1 năm làm việc tại đây với vai trò cố vấn.




Trước đó, trong vụ việc bắt bầu Kiên và cựu Tổng giám đốc ACB là Lý Xuân Hải vừa qua, có tin đồn ông Giá đã “bỏ trốn” ra nước ngoài. Ngay sau đó, Chủ tịch HĐQT ACB xuất hiện, lên tiếng phủ nhận và viết tâm thư gửi lời cảm ơn tới khách hàng đã ủng hộ, tin tưởng ACB.




Ngay sau khi nhận được thông tin xin từ nhiệm của ông Giá và các thành viên HĐQT ACB đã họp và đồng ý việc từ nhiệm này. Đồng thời, cũng đã bầu các chức danh Chủ tịch và Phó chủ tịch như sau: Ông Trần Hùng Huy, làm Chủ tịch HĐQT, ông Julian Fong Loong Choon, Phó chủ tịch HĐQT và ông Lương Văn Tự, Phó chủ tịch HĐQT.


Hồ sơ 3 sếp lớn ngân hàng ACB vừa xin từ chức












Hàng loạt sếp lớn ngân hàng Eximbank, ACB xin từ chức

Chân dung tân Chủ tịch ngân hàng ACB 34 tuổi





-Ông Trần Xuân Giá rời ngân hàng ACB


BBC – thứ tư, 19 tháng 9, 2012


Ngân hàng Cổ phần Á châu (ACB) công bố việc ba lãnh đạo cao nhất từ nhiệm, trong số đó có cựu bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Trần Xuân Giá.





Thông báo của ACB ra chiều thứ Tư 19/9 nói các ông Trần Xuân Giá, chủ tịch Hội đồng Quản trị, Lê Vũ Kỳ, phó chủ tịch và Trịnh Kim Quang, phó chủ tịch, đã “từ nhiệm vì lý do cá nhân”.


ACB còn cho biết thêm rằng các vị này “có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ACB thực hiện việc nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam”.


Ông Lý Xuân Hải, cựu Tổng giám đốc ACB, đã bị bắt và tạm giam từ hôm 23/8 với tội danh ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự’.


Trước khi bị bắt, ông Hải cũng đã từ nhiệm.


Khi xảy ra vụ bắt ông Lý Xuân Hải và Bầu Kiên – một trong các sáng lập viên ACB, ông Giá đang ở Hoa Kỳ.


Ông Trần Xuân Giá được nói bị bệnh từ lâu và một trong các lý do từ nhiệm là vì sức khỏe.


Tuy nhiên, với liên quan vụ ông Lý Xuân Hải, cả ba vị lãnh đạo này chắc sẽ bị điều tra.


‘Chọn bến đỗ mới’


ACB nói được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản trong thời gian gần đây.


Ngân hàng ACB cũng đã tiến hành bầu tân chủ tịch và phó chủ tịch HĐQT. Ông Trần Hùng Huy, phó Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, đã được bầu vào chức chủ tịch HĐQT.


Hai ông Julian Fong Loong Choon và Lương Văn Tự được bầu vào vị trí phó chủ tịch HĐQT ACB.


Ông Lương Văn Tự là cựu thứ trưởng Bộ Thương mại.


Ông Trần Xuân Giá, 73 tuổi, từng làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch.


Ông bắt đầu gia nhập ACB từ tháng 11/2006, ngay sau khi nhận quyết định nghỉ hưu từ Bộ Kế hoạch-Đầu tư một tháng trước đó.


Ông từng là đại biểu Quốc hội khóa X, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, có học hàm Phó giáo sư, và từng là giảng viên Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.


Một Bấm bài viết đăng trên trang web của Ngân hàng ACB bình luận về quyết định của ông Giá tham gia ACB với vai trò Chủ tịch HĐQT.


Bài viết có đoạn nói “nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng đối với ông [Giá] là hoàn toàn mới nhưng hoạt động kinh doanh ngân hàng lại không quá xa lạ bởi nó gắn liền với các cân đối lớn của nền kinh tế cũng như các chính sách vĩ mô mà bản thân ông có khá nhiều kinh nghiệm lúc còn làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước”.


Phản hồi lại những quan ngại được mô tả là “tận dụng mối quan hệ sẵn có để mang về những hợp đồng lớn cho ACB hay không”, ông Giá được dẫn lời nói “Tôi làm việc vì danh dự và trách nhiệm của một con người. Tôi chẳng đại diện cho một cổ đông cụ thể nào và tôi làm việc theo luật”.


“Tôi là người chủ trì dự thảo Luật Doanh nghiệp, theo tinh thần đó, tôi không thể làm điều gì trái với những gì mà mình mong muốn xã hội làm.”


Ông Giá được ACB dẫn lời nói thêm “Uy tín của ACB rất lớn, họ không cần ai che chắn” và rằng ông đã từng “ra điều kiện” cho ACB, nếu ông làm Chủ tịch HĐQT thì mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải theo luật chứ không được theo bất cứ một mối quan hệ nào.


Tân chủ tịch


Sinh năm 1978, tân Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, ông Trần Hùng Huy, là con trai ông Trần Mộng Hùng (Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Tổng giám đốc đầu tiên của ACB).


Bản thân ông Trần Mộng Hùng từng giữ chức Chủ tịch HĐQT cho đến năm 2008. Vợ của ông và là mẹ ông Huy, bà Đặng Thu Thủy, hiện là thành viên HĐQT của ACB.


Báo Sài Gòn Tiếp Thị hôm 14/9 công bố bài phỏng vấn với ông Trần Mộng Hùng, trong đó lần đầu tiên ông tiết lộ những sai phạm liên quan hai người bị bắt, Nguyễn Đức Kiên và L‎ý Xuân Hải.


Ông Hùng nói ông Nguyễn Đức Kiên “chỉ là cá biệt”.


“Sự việc xảy ra là do tính toán của một vài cá nhân, không phải chủ trương của ngân hàng.”


“Các khoản vay của ông Kiên thông qua các công ty con đều có tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc thu hồi vốn phải có thời gian.”


Ông Hùng tiết lộ: “Ông Lý Xuân Hải đã cho ký hợp đồng ủy thác cho 19 nhân viên để thực hiện việc nhận 718 tỷ đồng của ACB, để gửi vào ngân hàng Công thương.”


“Số tiền gửi này đã quá hạn. ACB đã tổ chức thực hiện việc khởi kiện yêu cầu ngân hàng Công thương hoàn trả tiền.”


Ông nói thêm: “Giả sử ngay cả khi không được hoàn trả, ACB hoàn toàn có thể trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận đã có tám tháng đầu năm là 2.300 tỷ đồng.”


*****


Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120919_acb_leadership.shtml




Hàng loạt lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng ACB từ nhiệm, trong đó có ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch HĐQT. Trước khi bị bắt, ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc ACB cũng từ chức. Đồng thời, ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch EximBank cũng từ nhiệm.




- Ông Trần Xuân Giá từ nhiệm, Ông Trần Hùng Huy lên làm chủ tịch HĐQT của ACB(Cafef).







Ông Trần Hùng Huy lên làm Chủ tịch HĐQT ACBÔng Trần Xuân Giá cùng 2 thành viên HĐQT vừa từ nhiệm, có liên quan đến việc ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ACB nhận tiền, gửi vào VietinBank.

-

ACB phải họp Đại hội cổ đông về thay đổi thành viên HĐQT

Vừa qua, HĐQT ACB đã thông qua việc bổ nhiệm ông Trần Hùng Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT thay ông Trần Xuân Giá.







Phó Chủ tịch Eximbank Phạm Trung Cang từ nhiệmViệc từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang là do có liên quan đến công việc của ông Canuảtrong thời gian còn làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của ACB.











Chủ tịch, phó chủ tịch ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ nhiệm

Đài Á Châu Tự Do

Thêm ba nhân sự cấp cao của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ nhiệm. Ngân hàng ACB cho biết đã chấp nhận đơn từ nhiệm của chủ tịch ACB, ông Trần Xuân Gía. Đồng thồi, 2 phó chủ tịch ngân hàng này là ông Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang cũng được biết đã từ chức ...

Tân Chủ tịch 34 tuổi của ACB là ai?Dân Trí

Phó Chủ tịch Eximbank cũng từ nhiệmBBC Tiếng Việt

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ACB tổ chức đại hội cổ đôngThanh Tra








--“Banker” Trần Mộng Hùng trước những câu hỏi nóng về ACB 07:39 ngày 14.09.2012

SGTT.VN - Đi thẳng vào các vấn đề mà người gửi tiền, khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông và dư luận quan tâm như trạng thái vàng, cho vay liên ngân hàng, liệu có sự “chệch hướng” chiến lược trong ngắn hạn và những bài học rút ra từ “tai nạn” vừa qua ở ACB – ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ngân hàng TMCP Á châu (ACB), được coi là một “banker” chuyên nghiệp, đã có cuộc trả lời phỏng vấn với nhà báo Hải Lý và phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị.










ACB và thanh khoản vàng


Đang có thông tin ACB không cân đối được trạng thái vàng do bị rút vàng vừa qua. Thực sự như thế nào, thưa ông?


Khoảng 20% vốn huy động của ACB bằng vàng. Khi khách hàng rút tiền, một số người rút cả vàng và ngoại tệ. Cùng với lượng vàng đang có của mình, ACB cũng được ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các ngân hàng bạn kịp thời cho vay tiền, vàng đủ để chi trả khi người dân có nhu cầu rút tiền, vàng. Theo chỗ tôi được biết, ACB chưa sử dụng hết hạn mức cho vay đó.


Thực tế, ACB không mất cân đối trạng thái vàng. Trước đây khi tham gia bình ổn giá vàng, ACB được phép mua vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Bán trong nước bao nhiêu, ngân hàng mua ở nước ngoài bấy nhiêu. Cân đối giữa số vàng huy động trong nước đã bán và số vàng ACB đã mua theo nghiệp vụ kinh doanh tài khoản vàng ở nước ngoài được NHNN cho phép, ACB không âm một lượng nào. ACB đang xin phép Chính phủ và NHNN cho nhập số vàng của ACB đã mua. Trong khi chưa được nhập, phải mua vàng trong nước để bù đắp dự trữ thanh khoản vàng đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn bằng vàng của ACB.


Nếu không được nhập khẩu, có thể hiểu ACB sẽ phải tiếp tục mua vàng trong nước. Với sự chênh lệch giá vàng nội – ngoại hiện nay, việc mua từ thị trường trong nước có thể dẫn đến lỗ lã, đúng không thưa ông?


Đúng thế. Tuy nhiên số lỗ, nếu có, không lớn so với lợi nhuận đạt được 8 tháng và cả năm của ACB.




Ông Trần Mộng Hùng tốt nghiệp đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên ngành ngân hàng, làm giảng viên trường cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng từ năm 1978 – 1980. Trước khi thành lập ACB, ông công tác tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC).


Ông Trần Mộng Hùng là người sáng lập ra ngân hàng Á Châu và là người lãnh đạo, dẫn dắt ACB không ngừng phát triển trong suốt gần 20 năm qua. Trước đây, ông là chủ tịch HĐQT và hiện nay là cố vấn HĐQT của ACB. Ông là người luôn quan tâm đến sự phát triển an toàn, bền vững, quản trị điều hành, công khai minh bạch tại ACB. Với cổ đông trong nước, ông Trần Mộng Hùng và các bên có liên quan đang sở hữu tỷ lệ cổ phần cao nhất tại ACB và thực hiện đúng cam kết đầu tư lâu dài.



Lợi nhuận và rủi ro


Dẫu vậy khả năng đạt chỉ tiêu lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng?


Khả năng đạt kế hoạch lợi nhuận là khó, nhưng quan trọng nhất là đáp ứng các tiêu chí an toàn tài chính. Định hướng hoạt động an toàn, bền vững, lợi nhuận hợp lý của ACB chưa có gì thay đổi.


Vừa qua, từng thời điểm, dưới một số tác động của một vài cá nhân, kế hoạch phát triển ngắn hạn có thể chệch hướng chiến lược. Việc xác lập chỉ tiêu tăng trưởng phải hợp lý, phù hợp tình hình, bối cảnh chung. Nếu chủ quan, xác lập chỉ tiêu kế hoạch duy ý chí, thì sẽ rủi ro. Nhìn nhận lại, qua sự cố này, chỉ tiêu lợi nhuận, nếu không đạt vẫn sẽ cao hơn những năm trước và hoàn toàn không ảnh hưởng đến vốn của cổ đông, tiền gửi của khách hàng vẫn an toàn, ACB sẽ tiếp tục phát triển vững chắc.


Sự kiện xảy ra cho thấy trên thực tế ACB đã chạm trán rủi ro. Phải chăng chiến lược của ngân hàng đã khác đi, không chỉ đơn thuần là chệch hướng? Ý chúng tôi là ACB đã đầu tư vào không ít doanh nghiệp…


Chiến lược của ACB tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ, không đầu tư vào doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác. Sự việc xảy ra là do tính toán của một vài cá nhân, không phải chủ trương của ngân hàng.


Trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là cá biệt. Các quy trình, quy chuẩn tín dụng của ACB đã có từ lâu. Các khoản vay của ông Kiên thông qua các công ty con đều có tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc thu hồi vốn phải có thời gian.


Cho vay cầm cố chứng khoán, kể cả cổ phiếu ngân hàng, hiện ACB chưa sử dụng hết hạn mức quy định cho phép. Còn có một vài tổ chức, cá nhân sử dụng tiền vay sai mục đích, và dĩ nhiên họ cũng không nói là vay để đi thâu tóm ngân hàng, phải phân tích sâu, tìm hiểu kỹ nguồn gốc dòng tiền mới có thể kết luận được.


Còn có những khoản sử dụng vốn rủi ro khác nữa, thưa ông?


Ông Lý Xuân Hải đã cho ký hợp đồng uỷ thác cho 19 nhân viên để thực hiện việc nhận 718 tỉ đồng của ACB, để gửi vào ngân hàng Công thương. Số tiền gửi này đã quá hạn. ACB đã tổ chức thực hiện việc khởi kiện yêu cầu ngân hàng Công thương hoàn trả tiền.


Giả sử ngay cả khi không được hoàn trả, ACB hoàn toàn có thể trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận đã có tám tháng đầu năm là 2.300 tỉ đồng. Sự cố này không ảnh hưởng đến cổ đông cũng như người gửi tiền.



Chính sách tín dụng hiện nay của ACB?


ACB tập trung phát triển khách hàng truyền thống là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có sản xuất chế biến hàng tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu thuỷ sản, may mặc, giày dép, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành hoá chất, nhựa và các sản phẩm từ nhựa và dược phẩm. Đây là nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm và có uy tín thanh toán nợ vay với ACB. Nhóm khách hàng này có tài sản đảm bảo là nhà ở, nhà máy sản xuất.



Có “chệch hướng”?


Sự “chệch hướng” ngắn hạn như ông đề cập, đã để lại cho ACB nhiều bài học?


Tôi luôn khuyến nghị hội đồng quản trị, hội đồng tín dụng, hội đồng đầu tư ACB tập trung vào nghiệp vụ ngân hàng thương mại; rà soát lại các công ty con, công ty liên kết. Nếu có đầu tư thì phải thoái vốn toàn bộ. Liên kết với các ngân hàng khác là cần thiết, hỗ trợ nhau trên cơ sở cùng có lợi, nhưng không nhất thiết phải có vốn trong những ngân hàng đó.


Sự “chệch hướng” không chỉ trong lĩnh vực đầu tư, nó đã lan cả sang kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.


Đối tượng khách hàng mục tiêu của ACB là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân có thu nhập trung bình và ở địa bàn phù hợp với năng lực quản trị của hệ thống ACB. Ngoài ra, ACB kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Phải thấy rằng trong điều kiện bình thường, cho vay liên ngân hàng ít rủi ro. Bây giờ thì khác. Vay liên ngân hàng phải có tài sản đảm bảo. Nhiều ngân hàng vay liên ngân hàng không phải để bù đắp thanh khoản ngắn hạn tạm thời. Một số đến hạn không trả, kéo dài dây dưa, từ rủi ro kỳ hạn dẫn đến rủi ro nguồn vốn.


Tôi luôn nhắc nhở anh em không chạy theo tăng trưởng tổng tài sản với quy mô lớn, gây áp lực lên việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả, an toàn. Đồng vốn cho vay ra đi không đúng địa chỉ là vô cùng rủi ro.


Ông là người có kinh nghiệm trong ngân hàng. Vì sao ông rút khỏi hội đồng quản trị vào thời kỳ kinh doanh nhiều rủi ro như thế?


Lúc bấy giờ tôi đã tham gia tổ chức được một bộ máy quản trị điều hành mà tôi an tâm. Nhưng thực ra đó mới là ý muốn chủ quan của mình. Trong quá trình vận động, một vài người đã tác động không phù hợp tới chiến lược ngân hàng.


Tháng 3 năm sau nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hiện hành chấm dứt. Khi đó hội đồng quản trị cũ phải có báo cáo đánh giá công việc và cổ đông sẽ là người quyết định hội đồng quản trị mới. Các thành viên cần tự rút ra bài học, cần có tầm nhìn dài hạn, không chạy theo lợi ích trước mắt.


ACB đã từng chạy theo lợi ích trước mắt chưa, thưa ông?


Nếu có thời điểm nào đó ngân hàng phát triển không bình thường, có thể có lý do đặc thù kinh tế Việt Nam có sự khác biệt. Chẳng hạn tổ chức, cá nhân có điều kiện thâm nhập, muốn sử dụng ngân hàng cho mục đích khác. Tôi tin các cơ quan quản lý đã nhận ra vấn đề và sẽ xác lập lại trật tự để hoạt động ngân hàng đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật.


Ông có nghĩ rằng một phần rủi ro liên quan đến đạo đức kinh doanh ngân hàng?


Đạo đức kinh doanh là vấn đề lớn. Với ngân hàng, đạo đức kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu, đảm bảo an toàn tiền gửi của dân và vốn của cổ đông. Trách nhiệm của ngân hàng phải kinh doanh đúng pháp luật, đồng thời lợi nhuận kiếm được một cách chính đáng.


Đã có bao giờ, trong một thời khắc nào đó, ông nhận ra trong những đồng tiền lợi nhuận của ACB có đồng không chính đáng?


Lợi nhuận phải được phân phối hợp lý giữa những người tham gia tạo ra nó. Hài hoà lợi ích của cổ đông, của khách hàng, của nhân viên, và của cộng đồng xã hội từ đó tạo ra đồng tiền chính đáng. Tôi nghĩ ACB đã làm đúng theo nguyên tắc này trong quá trình kinh doanh.


HẢI LÝ (THỰC HIỆN)




Tái cơ cấu theo chuẩn mực quốc tế














Với kinh nghiệm hơn 19 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, và hơn 17 năm làm việc tại ACB, ông Đỗ Minh Toàn đã đạt được nhiều thành tích cá nhân và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ACB. Năm 2007, Ông Đỗ Minh Toàn đã được công nhận là Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam bởi The Asian Banker. Ông từng đảm nhiệm các vị trí sau: trưởng phòng tín dụng doanh nghiệp tại hội sở, giám đốc chi nhánh, giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, phó tổng giám đốc. Ông Đỗ Minh Toàn đã được HĐQT bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc thường trực phụ trách bốn khối khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, vận hành, phát triển kinh doanh từ tháng 6.2011. Ông Toàn có đầy đủ năng lực để điều hành hoạt động của ACB với cương vị tổng giám đốc.


Đến ngày 22.8.2012, tổng tài sản đạt hơn 255 ngàn tỉ đồng, vốn chủ sở hữu đang ở mức 13.586 tỉ đồng, lợi nhuận của riêng ngân hàng ACB đạt 2.345 tỉ đồng, hệ số an toàn vốn ở mức 10,27%, mạng lưới bao gồm 333/CN/PGD. Các sản phẩm, tiện ích hiện đại đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.


ACB luôn có được sự tin tưởng và hỗ trợ từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước. Cổ đông chiến lược Jardine – Anh quốc và ngân hàng Standard Chatered đã và đang hỗ trợ trực tiếp trong việc quản trị, điều hành, cũng như các hỗ trợ thanh khoản và năng lực tài chính cho ACB. ACB là ngân hàng có sự tham gia quản trị điều hành của các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế có uy tín. Hội đồng quản trị có sự tham gia của ba thành viên là đại diện của Jardine – Anh quốc, Standard Charterd Bank (SCB). Ban điều hành của ACB có sự tham gia của hai thành viên là chuyên viên biệt phái từ SCB giữa vị trí phó tổng giám đốc phụ trách quản trị rủi ro và giám đốc tài chính. Ngoài ra, còn có 14 chuyên viên biệt phái khác từ SCB tham gia hoạt động điều hành ở các mảng công việc của ACB hiện nay. Với việc tái cơ cấu, ACB sẽ hoạt động theo chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, nhân sự, tài chính, đầu tư, công nghệ thông tin để tiếp tục phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả.




-Những tiết lộ mới nhất về vợ bầu Kiên (GD 8-9-12) Hiện có 2 người liên quan đến ACB trong Hội đồng quản trị của VIETBANK là bà Đặng Ngọc Lan và ông Trương Hùng. Bà Đặng Ngọc Lan chính là vợ của bầu Kiên.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (VIETBANK) chính thức được thành lập vào tháng 2/2007 với các cổ đông chính là ngân hàng ACB và CTCP xe máy ô tô Hoa Lâm.



8 thành viên HĐQT của VIETBANK









Vợ bầu Kiên là Thành viên HĐQT ngân hàng VietbankTrong HĐQT gồm 8 người của ACB hiện có 2 người liên quan tới ACB là bà Đặng Ngọc Lan và ông Trương Hùng.




Bà Đặng Ngọc Lan chính là vợ của bầu Kiên. Trên website của VIETBANK có ghi: “Bà Lan có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đã tham gia vào nhiều dự án phát triển và đầu tư quan trọng tại Ngân hàng Á Châu. Hiện nay, bà là Phó ban Kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Á Châu, thành viên HĐQT VIETBANK".




Còn ông Trương Hùng hiện là Giám đốc chi nhánh Phú Lâm ngân hàng ACB.




Theo số liệu của CafeBiz, bà Lan hiện là người giàu thứ 21 trên sàn chứng khoán với lượng cổ phiếu ACB trị giá hơn 740 tỷ đồng.




Hai người có liên quan đến Hoa Lâm là ông Dương Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐQT và ông Dương Nhất Nguyên – Thành viên HĐQT của VIETBANK.









VIETBANK là một trong 5 ngân hàng có logo xuất hiện trên sân Hàng Đẫy mỗi khi CLB Bóng đá Hà Nội của bầu Kiên làm chủ nhà.




Nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu là thành viên HĐQT độc lập của VIETBANK. Hiện nay Ông là Phó Chủ tịch công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Siêu thị Á Châu.




VIETBANK cũng chính là ngân hàng vừa nhận chuyển nhượng tòa nhà trụ sở cũ của NH Techcombank tại 72 Bà Triệu, Hà Nội. Techcombank chuyển trụ sở tới tòa tháp Vincom 191 Bà Triệu (mua lại của Vingroup).Theo TTVN






-

"Nếu không tìm ra Vinashin, Vinalines, bầu Kiên thì còn nguy hiểm hơn"

Bắt Bầu Kiên và Dương Chí Dũng: "Không có bất kỳ vùng cấm nào"

Vụ án bầu Kiên: "Không bỏ lọt, không làm oan"

Họ đã “nói hai lời” về bầu Kiên

Vụ Bầu Kiên: Cảnh giác trước tin đồn sếp của Techcombank, Masan bị bắt






-Vụ Lý Xuân Hải: -Hào quang 15 năm của nguyên Tổng giám đốc ACB (VTC 25-8-12) ◄ Fallout Continues at Vietnamese Bank (NYT 24-8-12) (VTC News) - Dù đang bị tạm giam nhưng nguyên Tổng giám đốc ACB, ông Lý Xuân Hải cũng đã để lại rất nhiều dấu ấn tốt đẹp cho ngân hàng này.











Ông Lý Xuân Hải sinh năm 1965 tại Hà Nội, quê quán ở Bình Định và đang sinh sống tại TP.HCM. Ông Hải tốt nghiệp bộ môn vật lý lý thuyết Khoa Vật lý Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Belarus vào năm 1989.




Năm 1993, ông bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành vật lý và toán học. Ông còn có học vị Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành ngân hàng và tài chính, của Trường Đại học ESCP Europe và Trường Đại học Paris-Dauphine. Ông tham gia ACB từ năm 1996 và trở thành Tổng giám đốc của ngân hàng này từ năm 2005.




Đánh giá về ông Hải, ACB có viết: “Với kiến thức về lĩnh vực tài chính – ngân hàng sâu rộng, khả năng lãnh đạo và nhanh chóng nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành, ông Lý Xuân Hải đã những có đóng góp rất quan trọng trong sự phát triển của toàn hệ thống ACB”.


Giúp Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh Hải Phòng thăng hoa

Trong khoảng thời gian (1993 - 1995), ông Lý Xuân Hải làm việc cho Công ty Trimex – Moscow. Ngay sau khi tham gia Ngân hàng Á Châu (ACB) ông đã nắm giữ chức vụ Phó Giám đốc ACB, Chi nhánh Hải Phòng. Ông “tại vị” trong hai năm 1996 và 1997. Từ năm 1998, ông được thăng chức lên Giám đốc tại chi nhánh này. Ông hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong “nhiệm kỳ” 1998 - 2002.

Chi nhánh Hải Phòng được thành lập từ năm 1995, dưới tài lãnh đạo của ông Hải và các lãnh đạo cấp cao ACB, tới năm 1997 đã được “nâng cấp” lên Sở Giao Dịch Hải Phòng.

Tính đến ngày 12/03/2007, tổng tài sản của Sở giao dịch Hải Phòng đạt 48.097 tỷ đồng; tổng vốn huy động 42.892 tỷ đồng; dư nợ cho vay 17.500 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế trong hơn 2 tháng đầu năm đạt 309,153 tỷ đồng.









Nguyên Tổng giám đốc ACB, ông Lý Xuân Hải




Tổng giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán ACB




Trước đó, từ năm 2002 đến 2004, khi chứng khoán còn là một lĩnh vực mới tại Việt Nam, ông Lý Xuân Hải đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc ACBS, đưa ACBS trở thành công ty chứng khoán phát triển theo hướng chuyên nghiệp sớm nhất tại Việt Nam.




Kết quả đạt được là ACBS trở thành công ty chứng khoán có uy tín, nằm trong nhóm các công ty chứng khoán hàng đầu về số lượng giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Để tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, ACBS đã ký kết với nhiều tổ chức môi giới quốc tế nhằm thực hiện các giao dịch trực tiếp.




Ông Hải giữ vai trò làm đầu tàu của ACBS từ năm 2002 tới 2005.




Vị Phó tướng tỏa sáng




Mặc dù chưa đứng ở vị trí cao nhất nhưng với việc giữ hai cương vị Phó tổng giám đốc và Giám đốc Tài chính, ông Hải có rất nhiều “đất diễn”. Với sự góp sức của ông, trong 2 năm 2005 và 2006, ACB đã gặt hái được rất nhiều thành tựu. Hàng chục chi nhánh, phòng giao dịch mọc lên khắp đất nước, rất nhiều dịch vụ, công cụ, sản phẩm mới xuất hiện nhận được sự đánh giá cao từ phía khách hàng.




Nhưng đáng kể nhất vẫn là việc ACB nhận được sự hợp tác từ nhiều đối tác quốc tế lớn. ICF chấp thuận đầu tư 5,5 triệu USD để mua cổ phiếu ACB. Ngoài ra, còn bắt tay với HSBC và Standard Chartered Bank.




Trong vòng 3 năm, ACB nhận được rất nhiều bằng khen, giải thưởng từ Chính phủ và các tổ chức trong, ngoài nước.


Trong khoảng thời gian này, ACB có tốc độ tăng vốn rất nhanh. Trong 3 năm, ACB đã tăng vốn điều lệ từ dưới 500 tỷ đồng lên 948,32 tỷ đồng vào ngày 23/8/2005.









Sóng gió đang qua đi với ACB



Cùng ACB lên tầm cao mới
















“Tôi là một phần của “cỗ máy” ấy. Thể chế mà ACB đang xây dựng là làm sao để mọi thứ vận hành mà không phụ thuộc vào những con người cụ thể nữa. Đó chính là sự an toàn, ổn định của một hệ thống.








Ông Lý Xuân Hải





Tuy nhiên, dấu ấn mà ông Hải để lại nhiều nhất có lẽ là trong giai đoạn từ năm 2005 tới nay, giai đoạn ông giữ chức Tổng giám đốc ACB.





Đây cũng là thời kỳ ACB nói riêng, nền kinh tế nói chung phải đương đầu với muôn vàn khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thậm chí, tới thời điểm này, cuộc khủng hoảng vẫn chưa đến hồi kết.




Từ năm 2005 tới 2007, khi thị trường chứng khoán bắt đầu tăng mạnh và đạt đỉnh, dưới sự điều hành của ông Hải, ACB đã phình to từ số vốn dưới 1.000 tỷ đồng vọt lên hơn 2.600 tỷ đồng vào cuối năm 2007.




Dưới “triều đại” ông Hải, ACB nhận cúp vàng Top Ten Thương hiệu Việt, nhận 03 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2005” do tạp chí The Banker, The Asian Banker và tạp chí Euromoney trao tặng, nhận giải “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” - hạng mục Sử dụng người lao động (Singapore).




Bản thân ông Hải cũng nhận được phần thưởng xứng đáng là giải thưởng nhà lãnh đạo xuất sắc của ngành tài chính ngân hàng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương “The Best Leader for Vietnam 2006” tại Indonesia”.


Ông Hải cũng để lại nhiều dấu ấn sâu đậm khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dich chứng khoán Hà Nội) từ năm 21/11/2006. Quyết định sáng suốt này giúp cho ACB dễ dàng huy động vốn.





Nhưng kể từ năm 2007, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, ACB cũng như nhiều doanh nghiệp khác gặp muôn vàn khó khăn.





Ông Hải chia sẻ: “Tôi ở Đông Âu vào những năm đầu 90, chứng kiến ở đó sự sụp đổ của những tượng đài (cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Năm 2008 tôi lại có điều kiện đứng gần tâm điểm của bão tố tài chính và chứng kiến sự sụp đổ của những tượng đài tài chính. Khi cơn bão đang tàn phá mọi thứ, câu hỏi duy nhất phải trả lời là làm gì để sống sót.





Cơn bão qua đi, câu hỏi dai dẳng sẽ là tiếp tục phát triển như thế nào và làm sao tránh những di chứng của cơn bão để lại. Năm 2009 sẽ khó khăn hơn 2008 do cả yếu tố trong và ngoài nước gây ra và một phần lớn là bởi những hậu quả mà cơn bão để lại”.














Vai trò cá nhân của tôi cũng như của bao con người ACB khác: vai đã được phân và “diễn viên” phải đóng tốt, cố gắng thực hiện tốt chức năng của mình trong “cỗ máy ACB”








Ông Lý Xuân Hải







Ông Hải cho biết đây là lúc cần những con người có máu kinh doanh thật sự. Những người dám ra quyết định và chấp nhận rủi ro. Trong điều kiện bình thường các quyết định kinh doanh được đưa ra trên cơ sở các lý thuyết kinh doanh của điều kiện bình thường đó.

2008 là năm các cổ đông sáng lập chuyển giao trên thực tế một phần công tác vận hành, nhưng “cỗ máy” thì đã hình thành từ lâu. Việc chuyển giao tương đối nhẹ nhàng và mềm để những người ở lại yên tâm, nhất là bởi những con người đó vẫn luôn bên cạnh.Điều giúp cho ACB đứng vững chính là ông Hải đã điều khiển “cỗ máy” vận hành trơn tru, kỷ luật và những con người là nhân viên các cấp của ACB rất máu lửa, tâm huyết vì ACB.



Khi được hỏi về vai trò của mình tại ACB, ông Hải rất khiêm tốn: “Tôi là một phần của “cỗ máy” ấy. Thể chế mà ACB đang xây dựng là làm sao để mọi thứ vận hành mà không phụ thuộc vào những con người cụ thể nữa. Đó chính là sự an toàn, ổn định của một hệ thống.


Tất nhiên, ở trong đó đã bao hàm những “cái tôi”, những yếu tố con người. Tôi may mắn được đặt vào chỗ ngồi này để ngày hôm nay đóng vai trò của người cầm gậy chạy đầu của một cuộc chạy tiếp sức, được thừa hưởng rất nhiều thành quả của những người đi trước và của các cộng sự hôm nay.


Vai trò cá nhân của tôi cũng như của bao con người ACB khác: vai đã được phân và “diễn viên” phải đóng tốt, cố gắng thực hiện tốt chức năng của mình trong “cỗ máy ACB””.


Mặc dù thành đạt trong sự nghiệp nhưng ông lại gặp nhiều điều không may trong cuộc sống riêng khi từng ly hôn.

Tháng 8/2012, khi sự nghiệp vẫn đang tiến triển tốt, ông Hải đã bị bắt tạm giam 4 tháng vì tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" chỉ sau vài giờ nộp đơn từ nhiệm.

Trước khi đón nhận thông tin bầu Kiên và ông Hải bị bắt giữ, cổ đông của ACB rất hân hoan với tin lợi nhuận quý 2/2012 của ACB đạt 775,26 tỷ đồng, tăng mạnh 37,56% so với cùng kỳ nâng lũy kế 6 tháng đạt 1.612,47 tỷ đồng, tăng 34,4%.




--Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình: "Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này" (TN 25-8-12) -- Câu hỏi là "không để đổ vỡ" bằng cách nào (cứ in tiền ra, chở đến các ngân hàng, như phóng viên AFP cho biết là "tận mục sở thị"?), vì quyền lợi của ai?

DN lừng lẫy một thời: Thua lỗ tơi bời, mất sạch vốn (VEF 25-8-12)

'Cái bắt tay' giữa nhà nước và tư nhân (TVN 25-8-12)




-“Hệ thống ngân hàng đã trở lại bình thường”VnEconomy -Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói tình hình của ACB nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung đã trở lại bình thường

- Sự hốt hoảng thái quá và những bài học cần thiết (Chinhphu.vn). - Hiệu ứng “bầu” Kiên: Nhà đầu tư Việt Nam đã tự làm hại mình (Petrotimes). - Người dân gửi lại 5.000 tỷ đồng vào ACB (Infonet). - Cú hích ngoạn mục trên sàn chứng khoán (VnMedia).

- Vụ bắt Nguyễn Đức Kiên không ảnh hưởng đến bóng đá (Chinhphu.vn). - Xung quanh vụ bầu Kiên bị bắt: Dòng đời không dừng lại (TTVH). - Bóng vẫn lăn, không phải “xoắn”!(PL&XH). - Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ: Sẽ đánh giá lại VPF (Bóng đá). -VFF đình chỉ hoạt động của bầu Kiên







-THÂU TÓM NGÂN HÀNG, THÂU TÓM ĐẤT ĐAI-Khách hàng bắt đầu gửi tiền trở lại ACB(Sgtt)- Hơn 6.000 tỷ đồng được gửi trở lại ACB

Theo ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc NH ACB công bố số liệu thống kê trong 2 ngày 24,25/8.




- Phỏng vấn TS David Koh, Viện nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á, Singapore:Ngành NH: ‘Có luật, nhưng ít ai theo’ – (BBC). – “Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này” (TN). - Các ngân hàng Việt Nam: Lòng tin vỡ vụn (FT/ TCPT). - Chứng khoán Việt Nam sụt năm tỷ đôla – (BBC).

Chứng khoán Việt Nam mất hơn 5 tỉ đô la, hệ thống ngân hàng bị đe dọa – (RFI). – Rút tiền gửi đồng loạt: ngân hàng sẽ ra sao? (The box).- Ngân hàng Nhà nước: Ông Lý Xuân Hải có sai phạm (VnMedia). - Dấu ấn Lý Xuân Hải trong 7 năm trên ghế CEO ACB (DT). - Hiệu ứng “bầu” Kiên: Nhà đầu tư Việt Nam đã tự làm hại mình (Petrotimes). - Hào quang 15 năm của nguyên Tổng giám đốc ACB (VTC). - Việt Nam: Những ngày đầu của vụ Bầu Kiên (VOA). - Bầu Kiên bị bắt, các Soái, Bố, Mẹ khác hiện ra sao? – (Cầu Nhật Tân). - Các đại gia nếm mùi “sờ gáy” giữa nền kinh tế thụt lùi – (RFA). - “Đại gia” Nguyễn Đức Kiên và khối tài sản kếch xù (CATP). – Huỳnh Việt Lang: Bầu Kiên, nhà đầu tư “thầm lặng” – (ĐCV).



-SAU KHI BẮT GIỮ ÔNG TRÙM, NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐỐI DIỆN VỚI NẠN CHẢY MÁU TIỀN MẶT

Jason Szep

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ




Reuters) - Các nhân chứng cho biết, một ngân hàng lớn của Việt Nam được do ông trùm Nguyễn Đức Kìên thành lập phải đối diện với cuộc rút tiền đột biến vào ngày Thứ năm, nhưng ngân hàng trung ương đã bơm tiền vào hệ thống và đảm bảo với người dân hoảng hốt là tiền của họ an toàn.




Việc bắt giữ Kiên, 48 tuổi, hôm thứ hai đã truyền đi những cơn chấn động trên cả nước Cộng sản cai trị này, khiến thị trường chứng khoán suy giảm 9,2% trong tuần này và khiến người gửi tiền rút tiền khỏi Ngân hàng Thương mại Á Châu ACB, một trong các nhà cho vay tiền lớn nhất của Việt Nam, mà Kiên đã giúp tạo dựng vào năm 1994.




Cư dân cho biêt, các đợt rút tiền đã bắt đầu vào hôm thứ Ba khi việc bắt giữ được công bố. Đến thứ Năm, những đám đông đã hình thành tại các chi nhánh của ACB tại TP Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại của Việt Nam. Tại một chi nhánh, những người gửi tiền đã xô đẩy cả bàn ghế để cố với đến các giao dịch viên ngân hàng, một nhân chứng nói.




Ngân hàng trung ương cho biết toàn bộ ngành ngân hàng "cam kết sẽ sẵn sàng cung cấp, hỗ trợ vốn cho ACB để đảm bảo ngân hàng này đáp ứng được các nghĩa vụ trả tiền của mình".




Hôm thứ Tư, ngân hàng trung ương đã bơm 13 nghìn tỷ đồng (624,000,000 USD) vào hệ thống và 4 nghìn tỷ đồng nữa vào thứ Năm.




Theo một nhân chứng, bên ngoài trụ sở của ACB, hơn hai chục chiếc xe nối đuôi và khoảng 70 người gửi tiền chen chúc trong văn phòng giao dịch, khi niềm tin suy giảm trong hệ thống tài chính mà một vài năm trước đây từng là một trong những thị trường mới nổi nóng bỏng nhất thế giới.




"Tôi có một số tiền mặt tại ACB, nhưng vì ngân hàng này cùng một hệ thống kiểm soát bởi ngân hàng trung ương, thành ra việc rút tiền ở đây để bỏ vào một ngân hàng khác thật chẳng có ý nghĩa gì khi cả hệ thống ngân hàng đều phải đối diện với cùng nguy cơ", một khách hàng có tiền gửi ở ACB cho biết trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ thành phố Hồ Chí Minh.




Lý Xuân Hải, giám đốc điều hành ngân hàng,mà nhiều người tin là bị công an bắt giam, đã đệ đơn từ chức, ACB cho biết vào cuối ngày thứ Năm.




Ông được thay thế bởi Phó Tổng Giám đốc Đỗ Minh Toàn, người đã điều hành ngân hàng trong tuần này và trước đó đã nói với truyền thông nhà nước là giới gửi tiền đã rút khỏi ACB 5 nghìn tỷ đồng ( 240 triệu USD) vào hôm thú Tư. Theo con số của ngân hàng, tính đến 30 tháng 6, số tiền gửi trong ngân hàng đạt đến 145.62 nghìn tỷ (7 tỷ USD), tăng 2,4% so với một năm trước đó.




Kiên, một ông trùm giỏi cấu kết và là một trong những nhà ngân hàng nổi tiếng nhất Việt Nam, nắm giữ dưới 5% cổ phần của ACB. Chính phủ cho biết ông không có vai trò nào trong việc quản lý ngân hàng, vốn có 15% thuộc sở hữu của ngân hàng Standard Chartered Anh Quốc.




Kiên là chủ tịch các Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và các hành vi vi phạm bị cáo buộc la có liên quan đến các công ty này, Bộ công An cho biết.




Truyền thông nhà nước cho biết, ông bị cáo buộc hoạt động doanh nghiệp không có giấy phép. Ba công ty của ông đã được thành lập để đầu tư vào các dự án bất động sản, nhưng thay vì thế họ đã gây quỹ và đầu tư tiền vào cổ phiếu ngân hàng.




Giá vàng Lên, Giá tiền Xuống




Các nhà kinh tế đã lo lắng về sự mong manh của hệ thống ngân hàng Việt Nam và một số người Việt đã nhanh chóng chuyển sang ẩn náu trong mối an toàn truyền thống của vàng: các ngân hàng cho biết mức cầu đã tăng vọt từ thứ hai, đẩy giá bán lẻ lên khoảng 5%.




Tiền đồng đã tụt giảm 0.3% kể từ thứ hai so với đồng USD.




Thị trường chứng khoán chính đã tụt giảm trong ba ngày liên tiếp, giao dịch ở mức thấp nhất trong sáu tháng qua khi thi trường này bị mất 4,5%. Hôm thứ ba, thị trường chứng khoán đã công bố mức lỗ hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 10 năm 2008. Giá cổ phiếu của ACB giảm 18,6% trong tuần này, lỗ 6,7% hôm thứ Năm. Ngân hàng có giá trị khoảng 1 tỷ USD.




Tuy nhiên, một số chuyên gia không nghĩ rằng cơn hoảng loạn sẽ lan rộng.




"Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều lây lan", ông Jonathan Pincus, hiệu trưởng của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP Hồ Chí Minh và là một cựu chuyên gia kinh tế Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cho biết.




"Ngân hàng Nhà nước đã hành động một cách nhanh chóng và cung cấp thanh khoản ngay lập tức", ông nói thêm.




Dữ liệu từ ngâh hàng trung ương cho thấy, ngành ngân hàng đã bị ảnh hưởng bởi nạn lạm phát cao và nợ xấu gia tăng do làm ăn lỗ lã đặc biệt từ các công ty nhà nước lớn. Vào cuối tháng Ba, 8.6% các khoản vay tại Việt Nam là nợ xấu, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.




Pincus và các chuyên gia khác cho biết ACB có thể vượt qua cuộc khủng hoảng, nhưng rất nhiều ngân hàng khác của Việt Nam sẽ còn phải chịu khó khăn.




"Các khó khăn trực tiếp chính là vì những ngân hàng này đã phát triển quá tay vào trong thị trường bất động sản và được sở hữu bởi một hoặc hai nhóm gia đình. Có rất nhiều những ngân hàng như thế, và đều rất dễ bị tổn thương. Nhưng ACB không phải là một trong những ngân hàng loại đó. Pincus cho biết.




Giới ngân hàng cho biết ACB và một số ngân hàng nhỏ đã vay các nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng để đảm bảo thanh khoản. Dữ liệu của Reuters cho thấy, việc điều chỉnh mức cho vay tiền đồng qua đêm giảm xuống còn 7,14% hôm thứ Năm sau khi tăng 7,5% ngày hôm trước từ 4% vào đầu tuần.




Phát biểu của Phó Tổng Giám đốc Toàn được trích dẫn trên các phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng khối lượng tiền mặt rút từ ACB vào hôm thứ Tư cao hơn hôm thứ Ba. Toàn, người phụ trách ngân hàng trong sự vắng mặt của người giám đốc điều hành, cho biết nếu cần thiết, ACB có thể truy cập đến 46 tỷ đồng (2,2 tỷ USD).




Toàn cho biết, ngân hàng này đã vay 10 tỷ đồng từ ngân hàng trung ương vào ngày 21- 22 tháng 8 và từ từ cũng có thể thu hồi được 36 tỷ đồng từ thị trường liên ngân hàng. Đó là khoảng 1/3 tổng số các giao dịch tiền đồng hàng tuần trên thị trường liên ngân hàng giữa 110 tỷ đồng và 130 tỷ đồng trong tháng qua.




Gia đình Kiên đứng hàng thứ năm trong số 30 gia đình giàu nhất của Việt Nam về cổ phiếu, thị trường chứng khoán, dựa trên một danh sách của trang web VNExpress. Ông cũng là Phó Chủ tịch Công ty Cổ Phần Bóng Đá chuyên nghiệp Việt Nam, cộng ty điều hành các giải đấu hàng đầu của làng bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.




(Bài viết có thông tin bổ sung của Ngô Thị Ngọc Châu tại Hà Nội, và Jason Szep và Khettiya Jittapong tại Bangkok) Jason Szep; Editing by Alan Raybould và Alex Richardson).




Nguồn: Reuters


*********************


Vụ Lý Xuân Hải: Bộ Công an thông tin việc bắt ông Lý Xuân Hải (TT 24-8-12) -- Cuộc khám nhà ông Lý Xuân Hải qua lời kể nhân chứng (ĐV 24-8-12) - Vietnam arrests ex-bank director as probe widens (AP 23-8-12) -- Vietnamese bank chief arrested (FT 24-8-12)

-Rút tiền hàng loạt, lòng tin xuống dốc sau vụ Nguyễn Đức Kiên




-Vietnamese rush to withdraw funds from bank Telegraph--Anxious Vietnamese investors have been pulling funds out of the country's largest bank following the arrest of one of its founders on suspicion of conducting illegal business.

- NHNN chấp thuận bổ nhiệm Tổng Giám đốc ACB (VOV). - ACB: Tốc độ rút tiền của người dân có giảm (TT). - Suy nghĩ về vụ Bầu Kiên (Alan Phan). - Dung mạo sang giàu và cơn giận từ công chúng Việt Nam (WSJ/ x-café). -- Những gương mặt giàu có tại Việt Nam bị phản ứng dữ dội khi nền kinh tế xấu đi: Wealthy Vietnamese Face Backlash as Economy Worsens (WSJ).


*******


- Chuyên gia Nhật Bản nói gì về vụ bầu Kiên bị bắt và sự tác động đến TTCK?
Hiện trạng nền kinh tế và chứng khoán Việt Nam gần giống với Nhật Bản thời kỳ những năm 1950-1960, khi nước Nhật còn nghèo, hệ thống ngân hàng khó kiểm soát, doanh nghiệp còn làm ăn manh mún, doanh nhân hoạt động thiếu minh bạch, gây ra rất nhiều sai phạm.





-Nguyên Tổng giám đốc ACB bị bắt tạm giam 4 tháng



Ông Lý Xuân Hải. (Nguồn: báo Đất Việt)

Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an, hồi 18 giờ 30 ngày 23/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã thực hiện Lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lý Xuân Hải, sinh năm 1965; nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).




Ông Hải bị bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 - Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thời hạn tạm giam 4 tháng kể từ ngày 23/8/2012.




Bị can Lý Xuân Hải đã được dẫn giải về Trại tạm giam Bộ Công an để điều tra làm rõ vụ án./.

(TTXVN)











Lý Xuân Hải bị bắt! Second tycoon arrested amid bank run in Vietnam (AFP 23-8-12) -- Hơn 12 giờ sau khi AFP đăng tin thì Tuổi Trẻ mới cho lên mạng: Bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc NH ACB Lý Xuân Hải (TT 24-8-12) (Tuổi trẻ thập thò đăng rùi rút, rút rùi đăng)
Xì-căng-đan lớn dần: “Cựu” Tổng giám đốc ngân hàng ACB bị bắt

Bản tin vào cuối giờ chiều nay 23/08/2012 của hãng thông tấn Pháp AFP dẫn nguồn tin từ báo chí trong nước cho biết, Việt Nam vừa bắt giữ thêm một lãnh đạo ngân hàng quan trọng nữa: ông Lý Xuân Hải, người vừa từ nhiệm chức Tổng giám đốc ngân hàng ACB. Như vậy công an đang mở rộng điều tra vụ Nguyến Đức Kiên, vốn đang làm rúng động thị trường, dẫn đến việc rút tiền hàng loạt.

Bắt nguyên Tổng giám đốc ACBVnEconomy -Ông Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng




Bắt tạm giam nguyên tổng giám đốc ACB Cơ quan CSĐT - Bộ Công an vừa có văn bản thông báo cho biết hồi 18 giờ 30 phút ngày 23-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lý Xuân Hải, SN 1965, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).

--Vietnamese bank chief arrested(Financial Times)-Authorities in Vietnam have arrested the chief executive of Asia Commercial Bank in the latest twist in a scandal that has renewed anxiety over the country’s banking sector

-Vietnam arrests another top banker as scandal grows HANOI (AFP) - Vietnam arrested another top banker on Thursday, state media said, widening a police probe into the communist country's banking sector which has rattled markets and triggered a run on deposits.






**********

“Không có áp lực trong vụ bắt Nguyễn Đức Kiên”VnEconomy -Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46) nói vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên đã nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng






Vụ bầu Kiên: Vì sao Bầu Kiên bị bắt? (BBC 23-8-12) -- Những nguyên nhân ‘bầu’ Kiên bị bắt đang dần hé lộ… (Petrotimes).- Lý giải của Carl Thayer -- Lổ hổng nào trong hệ thống tạo nên bầu Kiên?(RFA 22-8-12) -- Có ý kiến của Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan. Thủ đoạn kinh doanh trái phép của bầu Kiên (TT 23-8-12) -- Lý lịch 3 công ty khiến bầu Kiên bị bắt (VnEx 23-8-12) Các công ty của “trùm” Kiên đều đầu tư tài chính (TN 23-8-12) -- Có hay không chuyện “bầu” Kiên kinh doanh bằng “lòng tin”?! (PetroTimes 23-8-12) --Chủ tịch Eximbank: ông Kiên chỉ "to mồm" (TT 23-8-12) --Ông Lý Xuân Hải từ nhiệm Tổng giám đốc ACB (VnEx 23-8-12) Ông Lý Xuân Hải quan trọng đến mức nào ở ACB? (infonet 23-8-12)“Bầu” Kiên trong mắt TGĐ ACB Lý Xuân Hải (PetroTimes 23-8-12) Trên tờ Economist: An arrest in Vietnam (Economist 25-8-12)



Ảnh hưởng thị trường: Rút tiền hàng loạt, lòng tin xuống dốc sau vụ Nguyễn Đức Kiên (RFI 23-8-12) --" Cổ phiếu ngân hàng ACB đã bị giảm gần 20%, và nhiều khách hàng lo sợ đã xếp hàng để rút tiền gởi tiết kiệm tại đây, khiến Ngân hàng Nhà nước hôm nay phải gởi đến các chi nhánh của ACB nhiều xe tải chở tiền mặt. Một nhà báo của AFP đã quan sát thấy như trên." Tôi nghi thằng cha AFP này xạo! --

NHNN đề nghị các ngân hàng hỗ trợ ACB

(TBKTSG) - Ngân hàng Nhà nước sáng 23-8 đã triệu tập một cuộc họp với tất cả lãnh đạo các ngân hàng thương mại. Một trong những nội dung của cuộc họp là đề nghị các ngân hàng hỗ trợ thanh khoản cho ACB nếu cần và cập nhật tình hình thị trường tiền tệ.

Bảo đảm thanh khoản hệ thống ngân hàng(Sgtt)-


Vietnam Stocks Fall Most in Asia (Bloomberg 23-8-12) SE Asia Stocks-Fed hopes support; credit fears drag Vietnam (Reuters 23-8-12) Ủy ban Chứng khoán trấn an chặn đà bán tháo (infonet 23-8-12) Mất hết tin tưởng: Vietnam’s banks: confidence rots(Financial Times 23-8-12)







- Ông Lý Xuân Hải từ nhiệm Tổng giám đốc ACB (VNE). - ACB bác tin Tổng giám đốc bị bắt, rầm rộ khuyến mại mới (VTC). - ACB có tân tổng giám đốc (SGTT). - Tân Tổng giám đốc ACB cam kết đủ tiền trả khách hàng (VOV).

- Nhà đầu tư chứng khoán “hoảng loạn” (NLĐ). - UBCK kêu gọi NĐT bình tĩnh (ĐV). -UBCK: Nhà đầu tư thận trọng, tránh bị trục lợi (DT). - Chứng khoán “bốc hơi” 5,6 tỷ USD sau 3 ngày bầu Kiên bị bắt (DT). - Chuyên gia CK quốc tế: VN-Index náo động vì bầu Kiên là hiếm thấy (GDVN). - Hòa Phát bác tin đồn cưu mang ‘con’ bầu Kiên (GDVN/NS).




- Ủy ban Chứng khoán: tránh bán tháo cổ phiếu (TT). - “Bốc hơi” hơn 52.000 tỉ đồng chỉ trong 3 ngày (TBKTSG).

- Những phát ngôn sốc nhất của “bầu” Kiên (VnMedia).







*************


-Khám xét nhà ông Lý Xuân Hải

(NLĐO)- Lúc 19 giờ 10 phút tối 23-8, lực lượng công an đã dẫn ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) về nhà và thực hiện lệnh khám xét nhà riêng của ông Hải tại số 7/43/15A Thành Thái, P.14, quận 10, TPHCM.



Công an dẫn ông Lý Xuân Hải về nhà để thực hiện lệnh khám xét

Thực hiện lệnh khám xét nhà có các lực lượng công an và đại diện tổ dân phố.




Ngay sau khi đưa ông Hải vào nhà các cửa đã được khép kín lại. Nhiều người dân cũng tụ tập để xem khám xét nhưng không thể vì cửa 2 bên đã bị đóng lại.




Trước khi lực lượng công an khám xét nhà ông Hải, chiều tối cùng ngày, ACB đã tổ chức buổi họp công bố đơn từ nhiệm chức Tổng Giám đốc của ông Hải, đồng thời bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn vào ghế tân Tổng Giám đốc.




Ông Hải sinh năm 1965 tại Hà Nội, nguyên quán Bình Định. Từng tốt nghiệp cử nhân ngành Ngữ văn Trường ĐH KHXH&NV TPHCM; cử nhân kinh tế Trường ĐH Kinh tế TPHCM; thạc sĩ kinh tế ĐH Paris Dauphine (Pháp); Tiến sỹ Toán – Lý ĐH Tổng hợp Quốc gia Belarus (Belarus).




Trước khi lên giữ chức Tổng Giám đốc ACB, ông Hải đã từng làm nhiều công việc liên quan tại ACB và các công ty thành viên. Gia nhập ngôi nhà ACB từ năm 1996, đến năm 2005, ông Hải được bổ nhiệm làm tổng giám đốc ACB cho đến ngày 22-8-2012. Từ tháng 3-2008 ông Hải là thành viên HĐQT của ACB.




"Bốc hơi" hơn 52.000 tỉ đồng chỉ trong 3 ngày
(TBKTSG Online) - Theo thông kê của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), tổng vốn hoá thị trường sau phiên hôm nay, 23-8, là 641.869 tỉ đồng so với 694.674 tỉ đồng vào ngày 20-8 trước khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Như vậy, chỉ trong 3 ngày qua, khoảng 52.805 tỉ đồng đã bốc hơi khỏi sàn HOSE.


Vietnam bank director cooperates in probe of ACB
August 23, 2012 6:33 PM
HANOI (AP) - The head of one of Vietnam's largest banks is cooperating with a police investigation and is no longer on the job, the institution's deputy director said on Thursday, as jumpy customers withdrew funds following the arrest earlier this week of one of its founders.







-ACB trước "sóng" rút tiền tới 8.000 tỷ đồng

Trao đổi với PV sáng 23/8, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho hay, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Toại cũng cho biết, ngày 22/8, ACB đã đấu thầu được 7.000 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO). “Với lượng tiền mặt đảm bảo như vậy, ngân hàng tin tưởng rằng mình có thể quản lý tốt thanh khoản và giải quyết được mọi tình huống”, ông Toại nói.







Lượng thanh khoản tại ACB hôm nay tăng 3 lầnSo với hôm qua, lượng thanh khoản hôm nay tăng gấp 3 lần. ACB đảm bảo tiền mặt thanh toán cho khách hàng.

-Lượng vốn Ngân hàng Nhà nước bơm trên OMO đã giảm mạnh(VnEconomy)-Có thể các tổ chức tín dụng đã giảm nhu cầu vay vốn ngắn hạn để hỗ trợ thanh khoản

-Chủ tịch Eximbank bác bỏ mọi ảnh hưởng của bầu Kiên







- Ông Lý Xuân Hải quan trọng đến mức nào ở ACB? (Infonet).



ACB phủ nhận tin Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt-(VOV) - Phía ACB khẳng định chưa có diễn biến gì mới. Các hoạt động của ngân hàng vẫn diễn ra bình thường.

Sau khi một số trang mạng đưa tin Tổng Giám đốc ACB Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam 4 tháng, sáng 23/8, VOV online đã có trao đổi nhanh với ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB. Ông Toại đã chính thức bác thông tin này và khẳng định mọi việc vẫn chưa có diễn biến gì mới.




Về nội dung một số website đăng tải thông tin ông Lý Xuân Hải bị bắt, ông Toại nói đó chỉ là những trang web nhỏ, còn những báo điện tử chính thống đều đã gỡ bỏ hoặc không đăng tải thông tin này.





ACB phủ nhận tin Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt


http://vov.vn/home/acb-phu-nhan-tin-tong-giam-doc-ly-xuan-hai-bi-bat/20128/222175.vov





-Bẫy? Đông A

Tối hôm qua (22/8) trang Quanlambao đưa tin khẳng định TGĐ Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải bị bắt. Hôm nayNgân hàng ACB phủ nhận tin này. Về chuyện này, theo quan sát của tôi, trang Quanlambao không phải là nơi đầu tiên đưa tin về chuyện bắt giam TGĐ ACB. Nơi đầu tiên đưa tin là báo Petro Times, nhưng sau đó trang báo này đã rút tin đó xuống.

Từ đây có thể rút ra những nhận xét sau:




1. Trang Quanlambao chưa chắc đã có thông tin từ nguồn chính, chỉ có thông tin từ nguồn thứ cấp.




2. Báo Petro Times gài bẫy trang Quanlambao để từ đó có thể khoanh vùng thông tin đi đến trang Quanlambao qua những ngả đường nào?




3. Thông tin càng nhiều, càng dồn dập, độ hot càng cao, càng khó phân loại và xử lý. Từ đó càng dễ lộ ra những con đường và cách thức tiếp cận tới thông tin, mở ra khả năng phát hiện những khuôn mặt đang ẩn giấu.

**************







anhbasam: Hôm 21/8, PetroTimes đưa tin: Bắt Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, nhưng rồi lại gỡ bỏ bài này. Nhưng tối qua thì tin này đã được đưa lại: Khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc Ngân hàng ACB. - Ông Đỗ Minh Toàn thay ông Lý Xuân Hải điều hành ACB(NLĐ). - Khởi tố tổng giám đốc ACB (PLTP).




-PetroTimes: "Khởi tố, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB"


Theo nguồn tin riêng của Báo PetroTimes (Năng lượng mới), chiều nay, 22-8, VKSND Tối cao đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB.

Theo tin PetroTimes có được, ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.






Ảnh chụp màn hình bản tin của trang PetroTimes




Trước đó 1 ngày, sáng 21-8, sau khi "bầu" Kiên bị bắt, ông Lý Xuân Hải đã được cơ quan điều tra mời lên làm việc.




Ông Lý Xuân Hải giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu từ năm 2005 đến nay. Ông cũng là thành viên HĐQT của ngân hàng này.




Ông Lý Xuân Hải sinh năm 1965 tại Hà Nội, hiện đang sinh sống ở TP Hồ Chí Minh. Ông là Thạc sĩ Kinh tế - Đại học Paris Dauphine – Pháp; Tiến sĩ Toán - Lý - Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus - Belarus.




Với kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng sâu rộng, khả năng lãnh đạo và nhanh chóng nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành, ông Lý Xuân Hải đã những có đóng góp rất quan trọng trong sự phát triển của toàn hệ thống ACB.




Quá trình hoạt động công tác của ông Lý Xuân Hải:




Từ năm 1993 đến năm 1995: Công ty Trimex-Moscow.




Từ năm 1996 đến năm 1997: Phó Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh Hải Phòng.




Từ năm 1998 đến năm 2002: Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh Hải Phòng.




Từ năm 2004 đến năm 2005 : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Giám đốc Tài chính Ngân hàng Á Châu.




Từ năm 2002 đến năm 2005 : Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán ACB.




Từ tháng 06 năm 2005 đến nay: Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.




Từ tháng 03 năm 2008 đến nay: Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.

Theo Nhóm phóng viên Petrotimes




-Hình sự trong kinh doanh

2012-08-22

Vụ một nhà đầu tư nổi tiếng tại Việt Nam là ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt chiều ngày Thứ Hai 20 Tháng Tám tại Hà Nội đã khiến thị trường chứng khoán tại Việt Nam sụt giá trong sự hốt hoảng chung và Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam phải ào ạt bơm tiền qua thị trường mở để tránh một vụ sụp đổ dây chuyền.












AFP photo


Các nhà đầu tư chứng khoán theo dõi giá cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Châu Á (ACB) của sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 2012.






Nhân vật bị tống giam và khởi tố cùng thời điểm tiến hành nội vụ khiến dư luận ưu lo về những khó khăn kinh tế và chính trị hiện nay của Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện này qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.
Khủng hoảng chính trị?


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập của một ngân hàng lớn tại Việt Nam bị cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An bắt giữ đã gây chấn động cho thị trường tài chính tại Việt Nam và được truyền thông quốc tế loan tải. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này mình sẽ cùng tìm hiểu về chuyện đó, ông nghĩ sao?


Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ban đầu, tôi có cảm giác ngán ngẩm vì những lý do sau đây.


Thứ nhất, về bối cảnh chung, tình hình kinh tế Việt Nam quả là kém sáng sủa với quá nhiều vấn đề dồn dập vì đà tăng trưởng sẽ giảm, lạm phát có khi tái xuất hiện và trăm ngàn doanh nghiệp đang ở trong tình trạng dở sống dở chết, thậm chí là chết lâm sàng, hoặc là những "xác chết chưa chôn".


Giữa khung cảnh bên trong như vậy, biến động ngoài Đông hải do động thái ngang ngược của Trung Quốc hiển nhiên là những thách đố nan giải cho người cầm quyền. Nhưng vấn đề đầu tiên là "ai là người cầm quyền" hoặc cơ chế nào sẽ quyết định về những bài toán sinh tử cho quốc gia? Khi ấy, người ta mới chú ý đến những tranh chấp cá nhân không còn che giấu nổi ở trên thượng tầng.


Thứ ba, hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang bị khủng hoảng nặng với một số nhỏ của nhà nước thì tập trung tài sản mà không kích thích sản xuất trong khi nhiều ngân hàng khác thì thiếu thanh khoản và có thể sụp đổ dưới núi nợ xấu nên vẫn cố thu vét ký thác bằng cách tăng lãi suất. Họ lao về phía trước trong sự tuyệt vọng. Tình hình đó càng khiến các doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu vốn kinh doanh và sẽ theo nhau phá sản, công nhân viên mất việc.


Thứ tư, dư luận kinh doanh quốc tế thì theo dõi xem lãnh đạo kinh tế và ngân hàng Việt Nam giải quyết ra sao bài toán nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Khối nợ xấu đó thật sự lên tới mức nào thì không ai rõ và làm sao thanh toán là một vấn đề sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia. Vì vậy, dư luận chờ đợi người cầm đầu hệ thống ngân hàng trung ương của Việt Nam sẽ giải trình những việc đó trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp chiều Thứ Ba 21.


Tôi e rằng đấy là một chỉ dấu khó sai về khủng hoảng chính trị, chứ không chỉ là ngân hàng hay kinh doanh.

Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa



Vũ Hoàng: Và đấy là lúc bùng nổ vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, làm các thị trường đều bị rúng động!


Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy và tôi e rằng đấy là một chỉ dấu khó sai về khủng hoảng chính trị, chứ không chỉ là ngân hàng hay kinh doanh.


Trước hết, trong một quốc gia bình thường, nếu một cá nhân hoặc doanh nghiệp có sai phạm về nghiệp vụ vì lý do kỹ thuật hay pháp lý thì cơ quan thanh tra giám sát có thể mở cuộc điều tra. Nếu sai phạm về kỹ thuật, tức là không cố tình nhưng có lầm lẫn thì cơ quan giám sát phải có biện pháp dân sự, thuộc về tội hộ. Tức là có thể bồi thường thiệt hại cho nạn nhân vì sự bất cẩn của mình. Nếu là sai phạm về pháp lý, tức là cố tình gian lận để trục lợi bất chính, thì cơ quan thanh tra phải yêu cầu nhà chức trách can thiệp và lập hồ sư truy tố kẻ bất lương, chứ không phải bất cẩn, về tội hình. Nghĩa là không chỉ phải bồi thường thiệt hại mà còn bị trừng phạt về tài chính và thủ phạm có thể bị án tù.


Việt Nam là một quốc gia bất thường vì luật lệ thiếu phân minh nên rất khó xác định nguyên do của sai phạm là thuộc về dân sự hay hình sự. Ví dụ có thể thấy ngay là trong lĩnh vực ngân hàng hay mớ bòng bong khó gỡ của những nghiệp vụ đầu tư chòng chéo trong một chế độ kiểm soát lỏng lẻo, rất rộng mà cũng rất nông.


Nhưng bất thường hơn vậy, Việt Nam là nơi mà việc kinh doanh đòi hỏi những quan hệ thật ra là bất chính với giới chức có quyền. Người ta khó thành công, và trở thành "đại gia" như bà con trong nước thường nói, nếu không có quan hệ và trở thành vây cánh của những người quyền thế nhất ở trên cùng. Đó là trường hợp của đương sự, người vừa mới bị bắt.
Cách xử lý của chính quyền














Nhân viên nhà máy thép Thành Đô biểu tình trước Ngân hàng Thương mại HDBank ở Hà Nội vào ngày 14 Tháng 8 năm 2012. Ảnh minh họa. AFP photo



Vũ Hoàng: Theo những tin tức được cơ quan Cảnh sát Điều tra loan tải, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt về tội kinh doanh trái phép và liên quan tới vi phạm tại ba doanh nghiệp do ông ta làm chủ tịch, gồm có Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại B&B, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội.



Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chỉ nội một cáo trạng như vậy cũng đã cho thấy sự bất thường. Ít khi nào có chuyện bắt giam một người về tội kinh doanh trái phép. Biện pháp quyết liệt này cho thấy là có cái gì đó nghiêm trọng hơn nhiều. Chuyện thứ hai là cách xử lý của nhà cầm quyền trong vụ bắt giam. Nó vẫn nhuốm mùi hành xử của "xã hội đen" trong một xã hội chưa có ý thức về luật pháp và một hệ thống cai trị không có trách nhiệm với quốc dân. Tôi xin được giải thích.


Đáng lẽ, ngay sau khi tống giam đương sự, hãy cứ coi như một nghi can bị trọng án, giới hữu trách phải lập tức và công khai tổ chức một cuộc họp báo. Ngồi ở giữa là viên sĩ quan công an, hai bên là hai giới chức dân sự thuộc cơ quan thanh tra hay giám sát. Một trong hai người phải là viên chức có thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mục tiêu là để trình bày dù ngắn gọn những kết quả của cuộc điều tra và thủ tục truy tố về những tội danh được minh định bởi viên chức thanh tra. Nhưng quan trọng nhất là để công chúng biết được rằng những sai phạm của đương sự, dù là một doanh gia về ngân hàng, không thuộc lĩnh vực ngân hàng. Lý do là để thị trường khỏi hốt hoảng và dân chúng mất tiền oan khi suy đoán rằng một đại gia ngân hàng đã rút ruột ngân hàng và tìm cách tẩu tán tài sản nên mới bị bắt.


Trong một xã hội thiếu thông tin chính thức và minh bạch và báo chí không có tự do thì thị trường thông tin là thị trường đen. Đó là nơi mà sản phẩm được phổ biến chính là lời đồn. Khi dân tin vào lời đồn hơn là thông báo chính thức – nhiều khi mâu thuẫn - thì niềm tin vào nhà nước không có và người đồn đãi không có tội, nhưng rốt cuộc thì đa số thiếu thông tin mới là nạn nhân.


Vũ Hoàng: Ông cho rằng trong vụ án hình sự này, những lời đồn đãi hay bàn tán của người dân cũng có tầm quan trọng?


Trong một xã hội thiếu thông tin chính thức và minh bạch và báo chí không có tự do thì thị trường thông tin là thị trường đen.

Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa


Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hiển nhiên là có và đấy mới là vấn đề!


Trước hết, người ta có thể suy đoán không sai, rằng đương sự là người có quan hệ vững chắc và rộng rãi với nhiều quan chức nên mới thành công rất nhanh như vậy, để trở thành một trong những người giàu nhất nước. Thứ hai, đương sự là người rất kín đáo trong các nghiệp vụ đầu tư của mình, hoặc của ai đó mà anh ta đứng tên. Thứ ba, đương sự có lối chơi nổi của kẻ thích vẻ hào nhoáng bên ngoài với xe hơi trị giá bạc triệu, nghĩa là chẳng sợ gây ra phản ứng đố kỵ ghen ghét. Thứ tư, đương sự còn bước vào một lĩnh vực được quảng đại quần chúng quan tâm là bóng đá và không ngại ngần gây hấn với tổ chức khác trong lĩnh vực này.


Ngần ấy sự việc khiến cho mọi người đều có thể kết luận rằng đương sự có gốc lớn, được nhiều thế lực bảo trợ ở đằng sau. Đấy là lúc người ta kết hợp với các tin đồn, rằng những thế lực đó là sĩ quan công an cao cấp, có người là thứ trưởng, và trên cùng là ông Thủ tướng vốn dĩ được đánh giá là có mức liêm chính dưới trung bình sau hàng loạt những vụ sụp đổ của các tập đoàn kinh tế nhà nước do Trung ương quản lý. Khi tổng hợp lại thì câu hỏi chính vẫn là động lực. Và câu trả lời là việc đương sự khỏi cần ấn tín gì, như chủ tịch một tập đoàn kinh doanh, mà vẫn thâu tóm khoảng 12 cơ sở kinh tế trong nhiều lĩnh vực, phân nửa là các ngân hàng. Nghĩa là làm sao?


Người vừa mới bị bắt chỉ là một nhà đầu tư đại diện cho nhiều nhà đầu tư giấu mặt ở bên trên. Với chế độ hiện hành, mỗi thế lực chính trị lại tỏa xuống dưới thành hệ thống kinh doanh có khả năng vi phạm luật lệ mà không bị trách nhiệm vì đã có trong túi những người có trách nhiệm thực thi luật pháp. Mọi sự chỉ vỡ lở khi các thế lực chính trị ở trên xung đột với nhau nên tay chân ở dưới mới bị sa lưới nếu không kịp thông báo để bỏ chạy, như trường hợp đã xảy ra. Rốt cuộc thì vụ việc được trình bày như một nỗ lực giải trừ tham nhũng để kiện toàn nhân sự, là khẩu hiệu đang được đảng tung ra sau màn phê bình và tự phê bình vừa qua.
Hiện tượng tất yếu














Ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một sự kiện bóng đá tại Hà Nội vào ngày 16 Tháng 2 năm 2012. AFP photo



Vũ Hoàng: Thưa ông, rồi đây sự thể sẽ ra sao?



Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta rất khó biết được sự thể trong khung cảnh không chỉ là mờ ảo của một xứ lạc hậu mà còn mờ ám và đầy bạo lực vì là sự lạc hậu phát sinh từ nạn độc tài.


Sau một sâu chuỗi những tai tiếng và phải nói là phạm pháp nghiêm trọng từ các tập đoàn kinh tế nhà nước ra tới khu vực tôi gọi là "tư doanh nhập nhằng" vì những thế lực chính trị và trung tâm lợi ích kinh tế ở đằng sau, thì vụ "Bầu Kiên" như người ta gọi chỉ là một nối tiếp tất yếu. Hiện tượng tham ô và khuất tất trên doanh trường còn lan vào chính trường khi một đại gia kinh doanh và đảng viên làm nữ dân biểu lại bị truất bãi trong một hoàn cảnh khó hiểu. Những vụ nổ liên tiếp này chỉ là mấy cầu chì bị cháy ở dưới đển dòng điện khỏi lan lên trên và báo hiệu nhiều biện pháp trả đũa khác của thế lực đang bị tấn công. Chúng ta có thể coi đây là những tranh chấp của các tổ chức tội ác trong xã hội đen, không hơn không kém.


Vũ Hoàng: Ông có một kết luận khá bi quan về sự thể này, vì sao như vậy?


Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ đến một đảng Mafia có cái vẻ đa nguyên của nhiều phe nhóm toàn là đại gia.


Dân chúng chưa thấy một nỗ lực lớn lao của chính quyền để đưa kinh tế ra khỏi những khó khăn chồng chất hiện nay.

Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa


Khốn nỗi, và đây mới là vấn đề gây ra sự ngán ngẩm cho mọi người, khốn nỗi người ta thanh lý môn hộ hoặc thanh toán nhau như vậy mà dân chúng chưa thấy một nỗ lực lớn lao của chính quyền để đưa kinh tế ra khỏi những khó khăn chồng chất hiện nay. Việc một kẻ gian có thể sa lưới và lãnh án tù chỉ là một niềm an ủi nhỏ, trong khi bất ổn kinh tế và khủng hoảng chính trị mới là vấn đề lớn lao gấp bội cho mọi người.


Khi lại nhìn trên toàn cảnh, ở bên cạnh xứ Trung Quốc cũng đang có những bài toán nan giải bên trong vì tiến trình chuyển quyền đầy sóng gió của họ, người ta thấy rằng Việt Nam lại lỡ một cơ hội cải cách hầu có thể xây dựng một nền móng vững bền hơn cho việc bảo vệ quyền lợi của đất nước. Con thuyền đang lao vào giông bão mà thuyền trưởng, tài công và thủy thủ đoàn đánh nhau để giành lấy phao cứu hộ thì hành khách khó tìm ra lối thoát.


Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.


*******************





-Tuồng nhơ bẩn trên sân khấu ô nhục


hihi, bây giờ tin tức hỗn loạn. Người Việt cho đăng bài này, đọc chơi, để biết, .

Ngô Nhân Dụng

Cuộc đấu giữa các phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam đe dọa cả tình hình kinh tế, sau vụ bắt giam ông Nguyễn Ðức Kiên, phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB - lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

Các mạng đã truyền tin ngay trong đêm Bầu Kiên bị bắt giữ, sáng hôm sau, 21 Tháng Tám, báo chí mới bắt đầu đưa tin, nhưng giới có tiền không chờ đọc tin của nhà nước.

Theo bản tin từ trang DVSC.com của công ty Ðại Việt, thị trường chứng khoán trong nước đã “lao dốc, chứng khoán rớt thê thảm, các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng.” Theo tính toán của các chuyên gia thì hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Sài Gòn đã mất tổng cộng 35,600 tỷ đồng, tương đương gần 1.8 tỷ đô la Mỹ.




Các nhà tư bản đỏ mất tiền không đáng kể. Mối nguy là dân chúng không còn tin ở hệ thống ngân hàng. Giá vàng đã tăng vọt. Theo tin trên mạng, dân chúng kéo nhau đến rút tiền từ ngân hàng ACB, buổi chiều một số chi nhánh ngân hàng ACB đã hết sạch tiền. Các chi nhánh lớn hơn thì đông nghẹt người chờ rút tiền. Ngân hàng ACB đã yêu cầu các chi nhánh tạm ngưng việc trao tiền cho người đã được chấp thuận vay. Ban giám đốc ACB yêu cầu các trưởng, phó đơn vị không được rời khỏi nhiệm sở. Tổng giám đốc ngân hàng ACB là ông Lý Xuân Hải cũng đã bị công an bắt giữ.

Bộ Công An ở Hà Nội đã đưa ra thông cáo trấn an dư luận, nhưng không biết kết quả sẽ tới đâu trước tâm lý bất an của những người có tiền tiết kiệm đang lo bị mất vì các “ông lớn” trong đảng cộng sản đang “làm thịt” lẫn nhau. Mấy ngày nữa chúng ta mới biết tâm lý hoảng hốt của người dân có được trấn an hay không. Trước đây đã có phong trào chuyển tiền ra nước ngoài. Chắc chắn phong trào này đang được đẩy tới mạnh hơn.

Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình trấn an với lời hứa Ngân Hàng Nhà Nước sẵn sàng hỗ trợ ngân hàng ACB trong trường hợp xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt. Nhưng dư luận cũng biết ông Bình chính là người được Bầu Kiên dùng tiền để mua cho địa vị thống đốc, đồng thời cũng là người lo làm tiền cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu dân tiếp tục rút tiền thì chỉ trong mấy ngày sẽ gây khủng hoảng. Người gửi tiền ở ngân hàng khác cũng lo đi rút tiền về. Làm sao cấm được? Trong khi đó không ai biết việc cứu hay không cứu ngân hàng ACB sẽ do ai quyết định? Người nắm ghế thủ tướng hay người nắm Bộ Chính Trị? Làm sao dân tin được là những người này sẽ đồng ý được với nhau trong một thời gian ngắn?

Vì cuộc đấu giữa hai phe đã đến mức độ thù hằn, không thể nào thỏa hiệp được. Mạng Quan Làm Báo là tiếng nói của phe chống Nguyễn Tấn Dũng tiết lộ Bầu Kiên có quan hệ làm ăn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Dũng. Mạng này được coi là thuộc phe Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, đã liên tiếp tấn công Nguyễn Tấn Dũng với đủ thứ tội từ lâu nay. Phe Trương Tấn Sang có blog Quanlambao, phe Nguyễn Tấn Dũng làm blog Tư Sang như để trả đòn.

Trên mạng Tư Sang, phe Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra lá thư tố cáo: “...Trương Tấn Sang làm bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm chủ tịch thành phố) để nhận tiền vàng... Vợ chồng chị Hồng, giám đốc công ty xuất nhập khẩu Quận 3, tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một bí thư Thành Ủy ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù...” Nhưng lời tố cáo nặng nề nhất là Trương Tấn Sang đã chịu làm tay sai cho Trung Cộng.

Sau khi Bầu Kiên đã bị bắt, trên blog Quanlambao mới tiết lộ những cuộc điện đàm của Bầu Kiên và đàn em, trong đó có Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, “Cái lão Trọng này đáng chết! Vậy mày gọi điện cấm các báo không được bình luận, chỉ đăng nó bị bắt vì kinh doanh trái phép ở mấy công ty, không được nói gì về ngân hàng cả...” Trọng là Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đang đứng chung phe với Tư Sang. Hai người đã bí mật lập chuyên án đặc biệt giao cho Bô Trưởng Trần Ðại Quang trực tiếp chỉ huy, chỉ báo cáo cho tổng bí thư và chủ tịch nước!

Mạng này còn “sáng tác” ra lời Nguyễn Văn Bình đề nghị với Bầu Kiên chạy chữa để ngăn chặn việc điều tra ngay, vì nếu phanh phui hết ra có thể làm hệ thống các ngân hàng thương mại lâm nguy: “Anh ơi bây giờ phải lấy cớ: Ổn định hệ thống ngân hàng, không làm dân hoảng loạn, lấy cớ ngân hàng nhạy cảm để không cho bọn cảnh sát điều tra và bọn TC2 mở rộng sang các ngân hàng Phương Nam, Eximbank, Techcombank, Bắc Á, Việt Bank, Kiên Long, SHB, Bản Việt... nếu không thì sờ đến đâu chết đến đó anh ơi...” Ðiều này chứng tỏ phe Trọng và Sang cũng biết ảnh hưởng nguy hiểm cho thị trường tài chánh và kinh tế, nhưng vẫn hạ thủ Dũng.

Trên blog Quanlambao mới viết: “Mấy lời với thầy trò Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Văn Hưởng (Hưởng là tướng công an, phe Dũng): Hãy mau mau lập công chuộc tội thì còn được khoan hồng, bằng không anh y tá sẽ thí mạng các người là điều chắc chắn!”

Anh y tá đây là Nguyễn Tấn Dũng.

Cuộc đấu giữa hai phe trong đảng cộng sản được dân chúng Việt Nam coi như một tấn tuồng, vì dù phe nào thắng, phe nào bại thì cũng vẫn là vở tuồng cũ. Kịch bản chính sẽ không thay đổi, họ vẫn bảo vệ một chế độ độc quyền chuyên chế cho một nhóm trên cùng chia nhau lợi lộc. Nhưng đây là một dấu hiệu cho thấy các phe phái trong đảng cộng sản không còn thỏa thuận được với nhau cách chia chác quyền lợi âm thầm bên trong nội bộ nữa.

Trước đây, những vụ tranh chấp trong đảng cộng sản đều diễn ra trong hậu trường, Võ Nguyên Giáp giành với Lê Duẩn; Lê Ðức Thọ với Trường Chinh; Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười với Võ Văn Kiệt, vân vân, có thể đưa tới những vụ thủ tiêu, ám sát, nhưng ngoài các đảng viên cao cấp ra, không ai được biết có tranh chấp nội bộ. Trận đấu giữa hai phe hiện nay không còn giữ kín được nữa. Vì quyền lợi quá lớn, phe nào đang được ăn nhiều thì sẽ quyết tâm giữ mâm cỗ đến cùng, không thể bỏ được. Trước đại hội đảng vừa qua, phe Tư Sang đã tấn công phe Ba Dũng bằng việc phanh phui ổ tham nhũng Vinashin. Hơn nữa, các mạng lưới thông tin mới khiến mỗi phe lại tìm cách vận động dư luận bên ngoài bằng cách phơi bày các tội lỗi của đối thủ. Nhờ vậy, người dân bình thường mới được biết chi tiết về các tội lỗi đó.

Nhưng cuối cùng, những tội lỗi đó do đâu mà ra? Không phải những cá nhân như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Bầu Kiên đã soạn ra vở tuồng tranh giành lợi lộc này. Trong hệ thống xã hội đó, bất cứ lúc nào cũng có những người trong đảng cộng sản tìm cơ hội giành nhau các quyền lợi lớn lao không lo bị ai kiểm soát, nhờ địa vị độc tôn của đảng cộng sản. Chính hệ thống độc quyền chính trị đã sinh ra tình cảnh này. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, hay Trương Tấn Sang cũng tuồng trong cùng một kịch bản.

Ðây là lúc những người dân bình thường phải quyết định: Dân Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đóng vài khán giả coi những vở tuồng nhơ bẩn như đang diễn ra trước mắt; hay phải đứng dậy, xóa bỏ cái sân khấu ô nhục này?

-Tuồng nhơ bẩn trên sân khấu ô nhục




******************

ACB đã vay 7.000 tỷ đồng trên thị trường mở

Trong 2 ngày nay, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 18.025 tỷ đồng trên thị trường mở.

CafeF đưa tin, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó TGĐ cũng là người phát ngôn chính thức của ACB cho biết, ACB đã vay 7.000 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO) trong ngày hôm nay.

Ông Toại cho biết thêm, tình hình thanh khoản hôm nay tại các đơn vị, phòng giao dịch của ACB rất tốt, lượng người đến rút tiền đã giảm hẳn so với ngày hôm qua và dự kiến sẽ ổn định trở lại bình thường trong ngày mai.


Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra trên thị trường mở tổng cộng 18.025 tỷ đồng từ hôm qua tới nay, với lãi suất 8,8%/năm cho khoản 5.000 tỷ của ngày hôm qua và 8% cho khoản 13.025 tỷ đồng trong ngày hôm nay.

Khách hàng rút 5.000 tỷ đồng ra khỏi ACB trong ngày 22/8

Theo ông Đỗ Minh Toàn, con số này thấp hơn dự đoán của ACB và không có chuyện ACB mất thanh khoản.

Mức độ rút tiền tại ACB trong tầm kiểm soát

(TBKTSG Online) - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ngày hôm nay, 22-8, đã chi trả 5.000 tỉ đồng cho người rút tiền, song lãnh đạo Ngân hàng khẳng định ACB đã có các kịch bản ứng phó với khủng hoảng và vẫn tiếp tục hoạt động với năng lực tài chính bền vững.

-NHNN bơm nhiều tiền vào các ngân hàng

(TBKTSG Online) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm nay (22-8) đã bơm hơn 13.000 tỉ đồng qua Thị trường Mở (OMO) - khối lượng tiền lớn nhất từ đầu năm đến nay. Lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh.
-Giá vàng tăng hơn 1 triệu đồng/lượng trong 2 ngày

(TBKTSG Online) - Giá vàng niêm yết tại công ty kinh doanh vàng có thị phần chi phối là Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục tăng mạnh trong ngày 22-8, sau khi giá vàng thế giới tăng cao.

Tổng số lượt xem trang