Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Khởi tố bị can, bắt giam "trùm" Kiên

Tin liên quan: -Nguyên Tổng giám đốc ACB bị bắt tạm giam 4 tháng
--Dragon Capital đụng bê bối thông tin sau sự kiện “bầu Kiên”
-Không phải Thủ Tướng nói gì cũng đúng
- -Vụ án nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên bị bắt và các mặt yếu kém của chế độ Cộng Sản Việt Nam

Trần Bình Nam

Vụ công an Việt Nam bắt giữ nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên 48 tuổi tại Hà nội hôm 20/8 cho thấy sự tranh chấp quyền hành trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam giữa hai ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đã đến lúc không còn che dấu được nữa. Sắc thái đặc biệt là sự tranh chấp xảy ra giữa hai tay quyền lực xuất phát từ miền Nam. Điều này có thể làm cho các Ủy viên gốc Bắc bộ phủ ngắm nhìn một cách thích thú. Sự làm ăn kinh doanh theo lối tư bản càng phát triển bao nhiêu thì các Ủy viên xuất thân từ miền Nam càng có thế đứng hơn. Từ khi thi hành chính sách đổi mới kinh tế, hình như có một phân nhiệm bất thành văn trong bộ máy quyền hành là các ủy viên gốc miền Bắc lo phần an ninh cho đảng, trong khi các ủy viên miền Nam dẫn dắt nước vào con đường kinh tế thị trường. Võ Văn Kiệt là khuôn mặt dẫn đầu, theo chân là hai tay đàn em Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng.


Phân nhiệm này ổn thỏa chừng nào các cán bộ cao cấp trong đảng – ưu tiên là các Ủy viên Bộ chính trị rồi đến các Ủy viên trung ương đảng – cùng có lợi khi kinh tế thế giới và khu vực sung mãn. Đi vào kinh tế thị trường điều quan trọng cần có là hai cột trụ: trụ thứ nhất là một hệ thống ngân hàng hoạt động theo những nguyên tắc tài chánh phân minh được một số cơ chế kiểm soát (regulators) theo dõi, và cột trụ thứ hai là một nền tư pháp độc lập để phân xử khi có sự vi phạm luật lệ. Tại Việt Nam quyền hành tập trung trong tay đảng nên cả hai cột trụ đều yếu kém. Nhưng khi kinh tế thế giới sung mãn, kinh tế khu vực ổn định, kinh tế Việt Nam phồn thịnh, sự yếu kém của hai cột trụ không xuất hiện như những yếu tố đe dọa sự phát triển kinh tế quốc gia và các nhà kinh doanh có gốc đảng sau lưng do các ủy viên Bộ chính trị có thế lực đỡ đầu làm ăn bất chấp nguyên tắc miễn sao có lợi nhiều. Phủ lo cho phủ, huyện lo cho huyện. Cơ cấu quyền hành tại Việt Nam hiện nay có nhiều Phủ và Huyện con tập trung chung quanh hai Phủ và Huyện lớn: Phủ Nguyễn Tấn Dũng và Huyện Trương Tấn Sang. Phủ và Huyện dòm ngó nhau vì “lợi” sinh ra “quyền” và ngược lại “quyền” sinh ra “lợi” theo một vòng tròn lẫn quẫn.

Ngay trong thời kỳ sung mãn, Sang đã đặt vấn đề với Bộ chính trị về chính sách đẩy mạnh tăng trưởng (GDP growth) bằng mọi giá của Dũng – tuy thành công – nhưng tạo bất ổn chính trị.

Và trong hơn một năm qua khi sự khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu ảnh hưởng tới Việt Nam tạo nhiều khó khăn cho nhân dân và sự lạm dụng làm ăn của quyền lực bắt đầu xuất hiện như bệnh hoạn xuất hiện trên một cơ thể vốn chứa nhiều vi trùng thì Phủ Dũng và Huyện Sang bắt đầu xuất chiêu dùng đòn kinh tế đánh nhau để tranh giành quyền lực. Bệnh trầm trọng nhất là bệnh ngân hàng cho vay mà không thu hồi được vốn (bệnh nợ xấu - bad debts). Khi nó xuất hiện một cách lộ liễu làm cho người gởi tiền ngân hàng lo sợ ào ạo rút tiền là lúc nó tạo ra khủng hoảng trong xã hội.

Lĩnh vực công được ưu tiên vay ngân hàng nên bệnh “nợ xấu” xuất hiện trong lĩnh vực này trước, như vụ Công ty đóng tàu Vinasin (2010), và Công ty đóng thùng chuyên chở Vinalines (2012). Các công ty này tuy do Thủ tướng điều hành, nhưng lợi là lợi cho đảng nên khi bùng nổ đảng tìm cách bao che, nên ông Dũng chỉ bị khiển trách về trách nhiệm trên nguyên tắc. Đối với vụ công ty Vinasin sụp đổ, ngân sách nhà nước lỗ 4.4 tỉ mỹ kim, ông Dũng chỉ cần một lời xin lỗi trước quốc hội là mọi sự trôi qua sau khi truy tố và bỏ tù 8 viên chức điều hành cấp nhỏ.

Bây giờ là lĩnh vực tư nhân với quyền hành tròng tréo qua thế lực của các Ủy viên Bộ chính trị.

Tháng 5 vừa qua Dũng dùng MặtTrận Tổ quốc tỉnh Long An để mở chiến dịch đánh bà Hoàng Yến (Đặng Thị), đại biểu Quốc Hội. Bà Hoàng Yến là một doanh nhân thành công và qua đó trở nên một trong những người giàu có nhất nước. Bà giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng như Chủ tịch các Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Tân Tạo, trường Đại Học Tân Tạo và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ. Bà cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn kinh doanh Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) v.v… Năm 2011, bà được bầu làm đại biểu Quốc Hội khóa 13, và là Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng tại Quốc hội.

Dư luận trong nước chào xáo rằng bà Hoàng Yến làm ăn thành công nhờ sự đỡ đầu của ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Chủ tịch nước. Chứng cớ truy tố bà như khai tình trạng kết hôn và lý lịch chính trị không chính xác là những sơ hỡ nhỏ có thể moi ra từ hồ sơ của bất cứ cán bộ nào trong bộ máy cầm quyền hiện nay tại Việt Nam. Quốc hội đã biểu quyết ngưng chức bà Hoàng Yến. Ông Nguyễn Tấn Dũng thắng một keo.

Bây giờ đến lượt ông Sang xuất chiêu. Ai cũng biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ chính trị là người đỡ đầu ông Nguyễn Đức Kiên. Kiên làm ăn trong lĩnh vực ngân hàng tư và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của 3 công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Ngày 20/8 ông Kiên bị Tổng cục Cảnh sát Chống Tội phạm bắt về tội không có giấy phép hợp lệ cho 3 Công Ty nói trên.

Tin đồn rằng cuối năm 2012 này sẽ có một mini đại hội đảng để quyết định một số vấn đề quan trọng như tu chính Hiến Pháp và thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao. Và ông Trương Tấn Sang không bỏ lỡ cơ hội .

Quan sát tình hình Việt Nam không ai không thấy được các bước đi của ông Trương Tấn Sang trong việc tranh giành quyền hành với ông Nguyễn Tấn Dũng.
Đầu tháng 7 vừa qua trong một cuộc hội thảo tại Đại học Quốc Gia Hà Nội, các giáo sư tham dự đã đề nghị tu chính Hiến Pháp trao các bộ Quốc Phòng, Công an và Ngoại giao cho Chủ tịch nước.

Ngày 22/8, hai ngày sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị truy tố, ông Trương Tấn Sang cho phổ biến một bài viết nhan đề “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” bày tỏ cảm tưởng của ông trước ngày Quốc Khánh thứ 67 sắp tới (2-9-2012).

Nội dung của bài viết (đăng trên báo Tuổi Trẻ) không khác gì một bản văn vận động chức thủ tướng khi đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang vướng vào vụ Nguyễn Đức Kiên (1).

Chỉ tiếc bản văn vận động của ông Sang không đánh động được lòng dân mà chỉ bày ra sự yếu kém của đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 2-9-1945 đến nay.

Sau khi ca ngợi những thành công của đảng ông Trương Tấn Sang nêu ra những tiêu cực (mà ông có ý ám chỉ) do triều đại của thủ tướng Dũng:

“ Hằng ngày lật giở các trang báo, gặp gỡ các cán bộ, đảng viên và nhân dân, ai cũng có một điều gì đó, một bức xúc hoặc không đồng tình nào đó động chạm đến bản thân hoặc do chính sách, do tổ chức thực hiện. Thậm chí nhiều khi ta bắt gặp sự phản ứng đến mức phẫn nộ. Đã có những chính sách được về mặt chính trị, an ninh thì lại chưa ổn về mặt xã hội, dẫn đến những tranh luận nhiều khi gay gắt, thậm chí xung đột. Giá cả các mặt hàng leo thang kéo theo nhiều hệ luỵ; chuẩn mực giá trị bị đảo lộn và xem thường dẫn đến pháp luật kỷ cương, đạo đức xã hội bị xói mòn nghiêm trọng. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì mặt trái tiêu cực của nó càng có môi trường nảy sinh. Ai cũng đồng tình từ bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, cào bằng, bình quân chủ nghĩa làm triệt tiêu mọi động lực phát triển, duy trì nghèo đói, nhưng chuyển sang cơ chế thị trường thì những mặt trái của nó đã giáng vào đời sống xã hội những “đòn” không kém phần khốc liệt. Có những việc tưởng như đơn giản, tưởng như dễ giải quyết, không phải là khó khăn, nhưng khi thực hiện thì đụng đâu cũng vướng vì nó không phải là một bài toán trên lý thuyết đơn thuần mà là xã hội với đủ sắc màu, với những cách nghĩ, những quyền lợi, những ứng xử khác nhau, chằng chịt, cái này níu bám và kìm giữ cái kia; cái “chăn ấm” vô tình kéo sang bên này thì bên kia bị “lạnh”... Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”

Nhìn nhận những khó khăn, thách thức này phải bằng con mắt biện chứng lịch sử. Trên thực tế, cách mạng Việt Nam cũng như mọi nơi khác trên thế giới chưa bao giờ hết khó khăn, thử thách. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, cách mạng Việt Nam lúc đó lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài đe dọa, hậu quả của chế độ phong kiến - thuộc địa để lại rất nặng nề. Khó khăn chồng chất nhưng Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đã làm nên những điều kỳ diệu, tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước, bầu Quốc hội, thành lập Chính phủ, ban hành Hiến pháp, xây dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện để Nhà nước Việt Nam vượt qua vô vàn gian khổ, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám, giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cũng như vậy, giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, khó khăn nào bằng? Nhưng cả nước đều ra trận, quyết chiến, quyết thắng và đã chiến thắng vang dội, Việt Nam trở thành “lương tâm của thời đại” như nhiều người trên thế giới đã tôn vinh. Sau khi đất nước thống nhất, khó khăn chồng chất, hậu quả nặng nề của chiến tranh chưa được khắc phục thì lại vừa phải tiến hành cuộc chiến đấu mới để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vừa phải chống lại sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, phải tìm tòi khảo nghiệm con đường phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Cũng có không ít những sai lầm, khuyết điểm, phải sửa sai như trong cải cách ruộng đất, sửa sai những khuyết điểm chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo, quản lý và cơ chế chính sách khiến cho kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng thời điểm trước Đại hội VI (1986)”

Ông Trương Tấn Sang viết tiếp: “ ……. trong bộ máy Nhà nước, cái tích cực với cái tiêu cực xen lẫn, nhiều vấn đề giải quyết chậm, để lỡ mất cơ hội. Phải làm sao đây để phát triển đất nước giữa một thế giới cạnh tranh không chấp nhận sự trì trệ? Nếu chỉ cố gắng như những năm vừa qua không còn đủ nữa, mà phải đổi mới quyết liệt để theo kịp bước tiến thời đại, phải tiến hành những giải pháp đồng bộ trong mọi lĩnh vực. Trước những bất cập về quản trị kinh tế, chúng ta chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng đó đâu phải việc ngày một ngày hai. Thậm chí có những việc như chống lạm phát đã hé lộ khả năng giải quyết được cơ bản, nhưng nếu không cẩn thận thì có nguy cơ chuyển sang căn bệnh mới tác hại không kém, đó là giảm phát. Sốt ruột thật, nhưng công việc đòi hỏi chúng ta phải điềm tĩnh, tỉnh táo, kiên trì tìm giải pháp giải quyết căn cơ, không chỉ nhất thời. Trong khi tìm tòi, tháo gỡ, xã hội chúng ta vẫn phải đối mặt với những áp lực mới, gay gắt...”

Rõ ràng hơn về thất bại kinh tế và xã hội, ông Trương Tấn Sang nói:

“Làm sao để chính trị xã hội ổn định? Mỗi người chúng ta đang sống trong cơ chế kinh tế thị trường, sử dụng có hiệu quả những mặt tích cực và hạn chế những mặt trái của nó không hề dễ dàng, nhất là với nước ta, vốn xuất phát từ một trình độ thấp, thu nhập quốc dân trên đầu người mới chỉ bắt đầu bước vào mức thấp của ngưỡng trung bình với biết bao những khó khăn, thách thức và mâu thuẫn nhiều khi không lường hết được. Tôi xin nhấn mạnh: đứng trước chúng ta là những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mới phức tạp hơn trước kia rất nhiều”…

Lá thư vận động chức thủ tướng của ông Trương Tấn Sang thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng thiếu một điểm lý thú: Ông nói đến những thành quá quốc tế vang dội của đảng Cộng sản Việt Nam như trận Điện Biên Phủ cách đây 58 năm, thống nhất đất nước cách đây 37 năm mà cố tình quên không nói đến sự thất bại của đảng Cộng sản Việt Nam tại Thế Vân Hội mùa hè 2012 tại Anh quốc vừa qua. Một nước hơn 87 triệu dân mà không chiếm nổi một huy chương đồng, trong khi Nam Hàn (trong thập niên 1960 còn kém Nam Việt Nam) chưa tới 50 triệu dân đoạt được 28 huy chương trong đó có 13 huy chương vàng, và Cuba, chỉ hơn 11 triệu dân thu được 14 huy chương trong đó có 5 huy chương vàng, nếu chỉ kể vài thí dụ tượng trưng. Tại sao đảng Cộng sản Việt Nam thất bại tệ hại như vậy sau 37 năm thống nhất và hòa bỉnh? Thể chất của người Việt Nam đâu có tầm thường như thế! Chỉ vì sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam quá tồi.

Lãnh đạo như vậy thì nhân dân trong nước làm sao tin được sự lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực kinh tế và quốc phòng?

Nhưng rồi vụ ông Nguyễn Đức Kiên và lá thư vận động của ông Trương Tấn Sang sẽ đi vào quên lãng như vụ Bạc Hy Lai tại Trung quốc. Chỉ khác vụ Bạc Hy Lai Việt Nam làm cho Nước Việt Nam càng ngày càng lụn bại, Dân Việt Nam càng ngày càng khổ!

Trần Bình Nam
Aug . 30, 2012
binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

(1) http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/508023/Phai-biet-ho-then-voi-tien-nhan-.html


- Điểm nóng 24/24h: Diễn biến mới nhất về vụ bầu Kiên, Lý Xuân Hải(GDVN)(GDVN) - Trung tướng công an khẳng định, cơ quan điều tra đang tiếp tục nhận được nhiều đơn khiếu nại, tố cáo về vi phạm của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và ông Lý Xuân Hải, nguyên TGĐ ngân hàng ACB, xóa bỏ tin đồn ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank bị bắt

Trả lời báo Công an Nhân dân, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Cảnh sát phòng chống tội phạm, Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ bầu Kiên khẳng định, việc phạm tội của ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải liên quan tới hai vụ án khác nhau. Cơ quan điều tra đang tiếp tục nhận được nhiều đơn khiếu nại, tố cáo về vi phạm của 2 bị can này. Theo Tướng Vĩnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản thông báo khẳng định rõ việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên là do vi phạm liên quan đến hoạt động của 3 doanh nghiệp do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội).
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam đối với Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165, Bộ luật Hình sự.

Những ngày gần đây, trên internet tin đồn ông Nguyễn Đăng Quang bị bắt được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Đây là thời điểm ngay sau khi cơ quan Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam các “đại gia” trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như Nguyễn Đức Kiên hay Tổng giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải.

Trao đổi với phóng viên lúc 10h20 sáng 27/8, cán bộ truyền thông của Ngân hàng Techcombank, nơi ông Nguyễn Đăng Quang là Phó Chủ tịch HĐQT đã phủ nhận những tin đồn trên và cho biết ông Quang vẫn làm việc bình thường. Trước đó, người đứng đầu Tập đoàn Masan cũng đã bác bỏ thông tin bị bắt giữ và cho biết ông đang đi công tác tại Hoa Kỳ.


Đấu đá đàng sau vụ bầu Kiên? Power struggle behind Vietnam tycoon's arrest? (BBC 27-8-12) Vụ bầu Kiên, Lý Xuân Hải: Tiếp tục nhận được đơn tố cáo (VTC 27-8-12) “Ông Kiên và ông Hải liên quan hai vụ án khác nhau” (VnE 27-8-12) Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ “bầu” Kiên: Kiên quyết xử lý nghiêm tội phạm (CAND Infonet 27-8-12) -- Trung tướng Phan Văn Vĩnh có nhớ Trung tướng Phạm Xuân Quấc, trung tướng Nguyễn Viết Thanh? Ngôi sao bóng đá Việt - 'đứa con tinh thần' hay 'vật trang trí' của 'bầu' Kiên?! (PetroTimes 27-8-12)

- Xác nhận thủ tướng chỉ đạo vụ Bầu Kiên – (BBC).

- Chủ tịch HĐQT Eximbank: Trung Quốc muốn gây rối lĩnh vực ngân hàng Việt Nam – (RFI). Power struggle behind Vietnam tycoon’s arrest? (BBC).

- Bùi Tín: Cuộc đấu đá giữa các nhóm quyền lực (VOA’s blog).- Bác tin đồn vụ ‘Bầu Kiên’ – (BBC).

- Vụ “bầu” Kiên: Lúng túng toàn hệ thống – (RFA). “Vấn đề này có thể đánh giá là chủ quan, cho nên là không lường hết được những hiện trạng kinh doanh ngầm ở trong nền kinh tế có hại tới nền kinh tế Nhà nước”.


- Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ “bầu” Kiên: Kiên quyết xử lý nghiêm tội phạm(Infonet). - ‘Bầu Kiên và ông Hải liên quan hai vụ án khác nhau’ (VNE/CAND). - Tương lai Công Vinh nằm trong tay vợ bầu Kiên (Bee). - Thị trường về giá trị thực sau ‘cơn sóng’ ‘bầu’ Kiên (Petrotimes).- Vụ án bầu Kiên: “Nội dung cụ thể thuộc phạm vi bí mật Nhà nước” (GDVN). - Ngôi sao bóng đá Việt – ‘đứa con tinh thần’ hay ‘vật trang trí’ của ‘bầu’ Kiên?! (Petrotimes).


- CLB Hà Nội tìm được người thay bầu Kiên (Bóng đá). – Vợ bầu Kiên thay chồng nuôi 2 đội bóng?(NLĐ).

***********

Vụ bầu Kiên: - Những cái lạ quanh chuyện bắt Bầu Kiên? – (Tranhung09 25-8-12)

Chiều 20/8/2012, Các cuộc phỏng vấn của PV thể thao lẫn kinh tế được diễn ra liên tục tại khách sạn Hillton (Hà Nội) và sau đó, ông Kiên còn phải giải quyết một số công việc kinh doanh. Không đủ thời gian, cuộc phỏng vấn với Lao Động được ông Kiên thực hiện qua điện thoại trong xe ôtô trên đường về nhà tại Tây Hồ vào lúc 17h45...khoảng 20 phút trao đổi của ông lẫn với tiếng còi xe ô tô và có lúc còn bị ngừng bởi ông còn phải trả lời một cuộc điện thoại công việc khác. Trong suốt cuộc trả lời phỏng vấn, ông Kiên vẫn tỏ ra rất tự tin, thoải mái, không có vẻ gì lo lắng.(Laodong)

Nguyễn Đức Kiên bị bắt...19:00 20/8/2012

1/ Ai chỉ đạo, lực lượng bắt?


Chỉ đạo BT Trần Đại Quang, TT Bộ CA Phạm Quý Ngọ. Không có gì chứng tỏ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được báo cáo trước và ra quyết định.


2/ Thời gian bắt ?


Thường vụ Quốc hội đang họp , Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình giải trình. Phải chăng người ta cách ly không cho NVB có điều kiện trở tay cứu bồ? Vụ bắt xảy ra ngay trong lúc chỉnh đảng đang đến hồi cao trào và Đảng thực sự muốn chứng tỏ quyết tâm với công luận?

3/ Giữ bí mật?

Trước đó không có bất kỳ tờ báo nào cà khịa mặt trái kinh doanh của Bầu Kiên vì mù tin. Đương sự có thân thế khủng và quan hệ rộng, lại không hề hay biết đến phút chót. Điều đó chứng tỏ đây là một vụ án đặc biệt, chỉ định từng người tham gia đánh án và có thể một số tướng trong ngành không hề hay biết, Thủ tướng biết thì sự vụ đã sẵn sàng bấm nút?.

4/ Lý do thật sự?


Theo Quanlambao: "bố già Nguyễn Đức Kiên là mắt xích quan trọng của đường dây lũng đoạn kinh tế, là trung tâm lưu chuyển dòng tiền hối lộ và dòng tiền lợi dụng các ngân hàng rút ra đi thâu tóm ngân hàng khác..."


Choáng, sốt! Dân thông thạo, không ai ngây thơ tin bắt Bầu Kiên là việc bình thường vì có đơn thư tố cáo kinh doanh trái phép trong phạm vị 3 công ty do NĐK làm chủ. Vậy chứ thông tin về vụ việc đã được Tổng cục gửi ngay cho Ban tuyên giáo, sau khi bắt làm gì?


Ngày 13/8, TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cái gì đây, có liên không? - "Chúng ta đang bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, làm những công việc thiêng liêng và hệ trọng không chỉ cho mỗi bản thân chúng ta, đối với từng tổ chức mà đối với toàn Đảng, toàn dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh"

5/ Ai có công "vạch mặt con sâu bự"?


Ai cũng hiểu Quanlambao là nguồn cấp tin thực hư lẫn lộn, là blog đã đăng rất nhiều bài, liên tục mấy tháng qua về các ông, bà trùm tài chính liên kết thao túng Đất nước, trong đó có Bố già Kiên và Cộng sự ma quỷ. Ngược 700 tờ báo lặng như tờ! Bây giờ hổng lẽ khen ngợi "thằng động phản", ngay tờ báo to đùng như Thanh niên phải nể mặt.


Bộ Công an và TC II Tình báo quốc phòng, chắc chắn là nắm không ít về các bố già nhưng vì dây mơ rễ má và có đánh án hay không là chuyện khác. Quanlambao có thể đóng góp, chỉ cần Cơ quan chức năng dựa vào 1/10 sự thật để phăng theo.

6/ Ai đưa tin sớm nhất về vụ bắt?


Chắc chắn phóng viên báo cũng như nhiều người biết, nhưng báo không dám đăng tin hót vì chờ CA xác nhận tin bắt.


Trang mạng nào đưa tin đầu tiên?
Blog Quanlambao lúc 01:00 Ngày 21/8
Blog Ttxva.org ... 07:00
Blog Anhbasam lúc 09:00
Báo Tuoitre, Laodong, Vnexpress...09:00Ngày 21/8, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, TCT Tổng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm là người đầu tiên xác nhận thông tin bắt giữ Nguyễn Đức Kiên



7/ Chuyện bắt rồi không, không rồi bắt TGĐ Ngân hàng ACB?


Cái này là trục trặc kỷ thuật từ phía cơ quan chức năng, VKS Tối cao đã phê, đã giữ người và khám xét nhà nhưng có thể không muốn dân chúng bị sốc dồn, chờ Lý Xuân Hải từ chức, rồi công bố lệnh bắt nguyên TGĐ cho đẹp đôi đường.
....Tiếp hồi sau sẽ rõ và chuyện lạ không dừng ở đây...

Báo Hại tổng hợp tin nguội, gì thì gì nhăn răng vẫn hát:

Ôi! hạnh phúc vô biên! Hát nữa đi em, những lời yêu thương...
_________________
Đăng bỡi: Tranhung09

-

- Bầu Kiên và chiếc “hố tử thần” -Những “lỗ hổng” bầu Kiên để lại (PLTP). - Trở về giá trị thực (NLĐ). - - Thống đốc: ‘Không để ngân hàng nào vỡ’ – (BBC). – Đã bơm hơn 23.000 tỷ đồng trên OMO tuần này (VnEco).

- Ngân hàng Việt Nam: Bất ổn tiếp tục lây lan (NYT/ TCPT). – ACB trở lại bình thường, hệ thống an toàn(Chinhphu.vn). - Toàn cảnh thị trường TCNH: Chao đảo vì bầu Kiên (Tuần 20-25/08)(Stox). - TTCK: Cú sốc hay hiệu ứng ? (DĐDN). - Bóng đá phiền muộn (QĐND).

- CHỦ TỊCH NGÂN HÀNG EXIMBANK LÊ HÙNG DŨNG ĐÃ BỊ QUẢN THÚC (ChauXuannguyen/QLB). - THỊ BEO ĐÃ TRỐN SANG MỸ. - CHỦ NGHĨA KỆ MẸ! (TTXVA). - Lão Khoa và… Bầu Kiên – (DLB). - VỤ “BẦU KIÊN” RỒI SẼ ĐI ĐẾN ĐÂU? (Lê Anh Hùng).

- Tham nhũng nhiều, phát hiện ít, nói một đàng, làm một nẻo – (Người Việt). -Việt Nam Tuần Qua – (RFA). – Tuần lễ rúng động (Trương Duy Nhất).

- VIÊT VỀ MỘT NGƯỜI VỪA BỊ BẮT – (Huỳnh Ngọc Chênh). –Tù thì tù vẫn được bốc thơm – (DLB).

- Quang MasanGiải mã Trầm Bê (NCĐT/Trương Duy Nhất). -


-Vụ Bầu Kiên: Chuyện nhỏ xé ra to. Anh Ba Dũng




Bầu Kiên: Ông bầu quyền lực của làng bóng đá VN.
Tọa Sơn quan hổ đấu

Những luận điệu “xuyên tạc” của một số đối tượng như “DLB, QLB, ABS... đã lợi dụng truyền thông vẽ ra một bức tranh kinh khủng với các nội dung thêu dệt, bịa đặt tất cả lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Làm mọi người nghĩ rằng nội bộ đất nước đang mâu thuẫn. Khiến cho nhân dân không còn tin tưởng vào Đảng, Chính phủ”.

Đất nước đang lâm vào hoàn cảnh “Thù trong giặc ngoài”. Bên ngoài biển Đông một số nước... càng lúc càng trở nên hung hăng và thâm hiểm. Trong đất liền chúng thực hiện âm mưu xâm lấn bằng quyền lực mềm thông qua hàng loạt những hoạt động kinh tế hợp pháp và phi pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Âm mưu diễn biến hòa bình trong kế hoạch chia rẽ nội bộ Việt Nam.

Thật trớ trêu thay khi những tin tức từ các trang mạng chính thống nước ta chưa thật đặc sắc để thu hút người dân. Dẫn đến tình trạng một bộ phận người dân thích nghe các tin tức vỉa hè với những câu chuyện hư cấu bịa đặt, gây tò mò về tình hình đất nước, cũng như các lãnh đạo cấp cao nước ta. Làm cho vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa đang bị xâm chiếm bị lu mờ... Và kết quả người dân được gì, một “thế lực ma quỷ” được hình thành luôn ra rả kêu đứng về phía nhân dân? Song nó có gì chung với người dân? Nếu thực sự có trách nhiệm với xã hội, chúng đã đưa thông tin có dẫn chứng, ghi nguồn tin rõ ràng. Tóm lại, chuột cũng chỉ là chuột! Đứng trong bóng tối ném lao ra đâu phải tư cách của kẻ quân tử...

Read more: http://anhbadung.blogspot.com/2012/08/vu-bau-kien-chuyen-nho-xe-ra-to.html#ixzz24cC74HwF

*******************
-NHỮNG VỤ BẮT BỚ Ở VIỆT NAM CHO THẤY MỘT TÌNH TRẠNG BẤT ỔN LỚN HƠN

08/25/2012 - 22:57
Ben Bland/Fiancial Times

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

"Tình huống của ngân hàng ACB cho thấy rõ sự thiếu minh bạch, kém quản trị doanh nghiệp, gian lận, tham nhũng và kinh doanh bất hợp pháp", ông Karolyn Seet, một nhà phân tích ngân hàng của Moody, cơ quan xếp hạng tín dụng ở Singapore cho biết. "Việt Nam đang bị tụt lại đằng sau các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia và Philippines."
Những cơn chấn động về lạm phát kế tiếp đã đã rúng động người tiêu dùng và giới thuê mướn lao động, kiến đưa đến bất bình đẳng xã hội rộng rãi và phá hoại lòng tin vào tiền tệ. Một vận động của ông Dũng muốn tạo nên các nhà vô địch công nghiệp nhà nước đã bị sai lầm, với hai công ty vận tải lớn của nhà nước - Vinashin và Vinalines - bị sụp đổ dưới hàng nhìn tỷ đô la nợ nần.


Theo ngân hàng trung ương, nợ xấu trong ngành ngân hàng đã đạt đến mức "báo động, sau cuộc mở rộng tín dụng lớn gây ra các bong bóng địa ốc và đầu tư.



Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng% 4,4 trong nửa đầu năm nay, so với một năm trước đó, hoàn toàn thấp hẳn so với mức 7% của thời kỳ trước khủng hoảng vốn đã từng thu hút một hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài từ Standard Chartered, đã mua lại 15% của ACB, đến cả nhà sản xuất chip Intel của Mỹ.


Các nhà phân tích và giới nội bộ trong đảng cộng sản nói rằng cuộc khủng hoảng không hoàn toàn là vì kinh tế mà còn vì chính trị, các nhà lãnh đạo hàng đầu đã thất bại trong việc thích ứng với thực tế của nền kinh tế thị trường ngày càng toàn cầu hóa của Việt Nam. Nhiều nỗ lực cải cách các công ty quốc doanh lãng phí và cuộc đấu tranh chống đặc quyền đặc lợi đã thất bại.


"Giảm bớt nạn tham nhũng rất khó khăn vì quyền lơi đến các nhóm (lợi ích) có cả các quan chức nhà nước, lãnh đạo tỉnh và các nhà đầu tư ", ông Đặng Hùng Võ, một trong nhiều viên chức cao cấp đã nghỉ hưu kêu gọi phải cải cách hơn nữa theo hướng thị trường.


Khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và rối loạn xã hội có vẻ đang gia tăng từ các cuộc va chạm bạo lực vì đất đai đến những đình công bất hợp pháp của giới công nhân, cuộc đấu đá nội bộ ở các cấp thượng tầng của đảng cũng gia tăng.


Phần lớn cơn giận đều hướng về ông Dũng, nhân vật mà một số quan chức chính phủ và đảng cho là người đã tập trung quá nhiều quyền lực vào tay mình và thể hiện sự thiên vị một nhóm nhỏ của các tập đoàn tư nhân và công ty nhà nước.


Sau khi thất bại không lật đổ được Dũng ở cuộc cải tổ năm năm vừa qua của Đảng Cộng sản vào năm 2011, đối thủ Trương Tân Sang của ông, người nắm giữ vai trò chủ tịch có tính nghi lễ, đã chơi thủ đoạn chọc vào mạng sườn thủ tướng bằng cách kêu gọi cải cách kinh tế hơn nữa và đôn đốc vận động chống tham nhũng.


Trong một bài xã luận cay độc công bố hôm thứ Năm, ông Sang cảnh báo rằng Việt Nam đang chịu áp lực vì "doanh nghiệp nhà nước thất bại cùng nạn suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một số quan chức".


Đầu tháng này, trong một động thái mang tính biểu tượng, đảng giành lấy quyền kiểm soát trực tiếp ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng từ tay thủ tướng và tái lập một bộ phận riêng về các vấn đề nội bộ.


"Khi kinh tế gặp khó khăn và mọi gười đang mất tiền, đảng biết là mình sẽ bị chê trách", một quan chức cao cấp của đảng cho biết.
Tuy nhiên, ông Adam Fforde, một chuyên gia chính trị Việt Nam tại Đại học Victoria của Australia cho biết, cuộc khủng hoảng chính trị không phải chỉ là về một cá nhân ai".
Có một khoảng trống chính trị ở tầng lớp cao nhất và có sự khinh thường giới lãnh đạo rất phổ biến ở Việt Nam. Thật không dễ dàng để xem họ sẽ ra khỏi được tình trạng này như thế nào. "


Nguồn: Financial Times


**************

-Tại sao bầu Kiên bị bắt?Dự đoán kinh tế Việt Nam

Nhiều thông tin trôi nổi trên mạng cho rằng việc bầu Kiên bị bắt là một vụ án chính trị cỡ bự. Theo chúng tôi, nguyên nhân sâu xa vẫn nằm ở kinh tế.

KT thất bại, xài quen nhịn không quen, nhiều quan chức đâm ra nóng vội, và do hết đường kiếm tiền, 1 số chạy qua đánh vàng ảo.
Tin nội bộ chúng tôi có được cho biết, ACB thua rất lớn trong các vụ đánh vàng ảo gần đây, và nghe nói chính Bầu Kiên và đồng bạn quan chức cấp Bộ và trong Bộ Chính trị bị thua vàng ảo rất nhiều, đến phải quỵt tiền của người ta tham gia các sàn chui do ông này tổ chức (Cafef, 18/08/2012).
Số người bị quỵt không phải tay vừa, họ cũng là quan chức hạng gộc. Hai bên đấu nhau, Bầu Kiên thực sự hết tiền chung, và có lỗi, nên bị bắt vì vụ này.

PHÁ SẢN

Chúng tôi đã có bằng chứng mua được từ bên London và Hồng kông, là ACB thua 185 triệu USD trong vài tuần qua do đánh vàng ảo.

Nay ACB đã cạn kiệt ngoại tệ, vàng, không còn khả năng thanh toán (Dự đoán kinh tế, 14/10/2011).

Đầu bư, mặt bư, như Bầu Kiên, ông Bình mà nắm bạc tỉ USD, thì chỉ làm trò hề, con rối, nạn nhân, của các tay tài phiệt kinh khủng bên London, Hồng kông, mà thôi.

Tụi Rothschild, Li Ka-shing, chắc cũng kiếm khá trong vụ gạt ACB kỳ này.

———————————-

Cafef, Cay đắng vàng ảo, 18/08/2012, http://cafef.vn/20120818114217881CA34/cay-dang-vang-ao.chn

Dự đoán kinh tế Việt Nam, Ngân hàng ACB không có đủ vàng trả cho dân, 14/10/2011,http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/14/ngan-hang-acb-khong-co-du-vang-tra-cho-dan/

Vietstock, Đã bơm hơn 23000 tỷ đồng trên OMO tuần này, 24/08/2012, http://vietstock.vn/2012/08/da-bom-hon-23000-ty-dong-tren-omo-tuan-nay-757-236565.htm

*******************
- VFF tạm đình chỉ vai trò bóng đá của bầu Kiên (LĐ). - Bóng đá Việt Nam còn cái mặt nạ nào chưa rơi? (TTVH). - Bóng đá Việt Nam: Về đâu giấc mờ trăm tỷ? (KTĐT). - Không chờ nổi bầu Kiên, tuyển thủ Jamaica tính về B.BD (Bóng đá). - CLB Bóng đá Hà Nội chìm trong lo âu (VOV).- VFF tạm đình chỉ hoạt động bóng đá của bầu Kiên (DT). – Bầu Kiên bị loại khỏi hoạt động bóng đá(NLĐ). – Tìm người thay bầu Kiên trong lĩnh vực bóng đá (TT). – Đến thời thì phất?(SGGP). - Ai sẽ thay bầu Kiên “nuôi” 2 đội bóng? (VNMedia).


- GS Carl Thayer: Vì sao Bầu Kiên bị bắt? – (BBC). Không ai ở Việt Nam có được tài sản lớn mà không có quan hệ mật thiết với các thành viên quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Không ai tầm cỡ như ông Kiên có thể bị bắt mà không có chuẩn thuận chính trị từ các cấp cao nhất.

Và cuối cùng, truyền thông cũng không đưa tin về một vụ tầm cỡ như thế này nếu không có sự đồng ý trước.

Rõ ràng là ông Kiên đã bị đánh úp.


'Trói tay' ông Kiên

Có hai cách lý giải vụ bắt ông Kiên và chúng không loại trừ lẫn nhau.

Cách lý giải thứ nhất là ông Kiên là nạn nhân của chiến dịch hiện nay nhằm siết chặt quản lý trong lĩnh vực thương mại và ngân hàng.

Trong tám tháng qua, Việt Nam đã tập trung vào tệ tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước và các đại công ty như Vinashin và Vinalines.

Giờ tới lượt khu vực tư nhân bị nhắm tới.

Chiến dịch hiện nay được sự hỗ trợ của cơn sóng ngầm giận dữ đối với các nhân vật giàu có đang nổi từ phía người dân ở tầng đáy của xã hội.

Những người giàu có như ông Kiên và bà Yến bị tầng lớp dưới đáy trong xã hội Việt Nam không ưa

Sự giận dữ này đã xuất hiện trên một tờ báo của cựu chiến binh vốn đã có cuộc tấn công công khai đầu tiên bà Đặng Thị Hoàng Yến, doanh gia giàu có khi đó còn là Đại biểu Quốc hội.

Trong vụ ông Kiên, một tờ báo cũng đăng ảnh chi tiết về lối sống xa hoa của ông với những dòng xe đời mới nhất, biệt thự đẹp đẽ có cả bể bơi.

'Bất ổn chính trị'

Cách lý giải thứ hai là ông Kiên là nạn nhân của đấu đá nội bộ giữa các chính trị gia cao cấp.

Kể từ khi Việt Nam theo đuổi chính sách Đổi Mới với mức tăng trưởng kinh tế cao, nhà nước đã trở nên mạnh hơn đảng.

Mức tăng trưởng cao mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cổ súy đã kéo theo sự bùng nổ các hoạt động thương mại khó có thể quản lý hiệu quả.

Những thiếu sót này về căn bản được bỏ qua khi mọi việc thuận buồm xuôi gió nhưng giờ kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn và những yếu kém này càng lộ rõ.

"Các mặt trái của chính sách tăng trưởng cao của Thủ tướng Dũng đã khiến nhiều người trong bộ máy đảng sợ bất ổn chính trị. Những người này có vẻ được chủ tịch Trương Tấn Sang ủng hộ. "

Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.Vụ Bầu Kiên: Kinh doanh kiểu bầu Kiên: Đánh bạc không mất vốn! (PLTP 24-8-12) -- Bầu Kiên thực sự có bao nhiêu tiền? (infonet 24-8-12) -- Bầu Kiên bị đình chỉ mọi hoạt động liên quan tới bóng đá (infonet 24-8-12) Hiệu ứng “bầu” Kiên: Nhà đầu tư Việt Nam đã tự làm hại mình (PetroTimes 24-8-12) Dragon Capital xin lỗi vì thông tin sai sau vụ bắt "bầu" Kiên (DT 24-8-12)
Ảnh hưởng thị trường: Chứng khoán vẫn "đỏ ngầu" vì bầu Kiên (NĐT 23-8-12) -- Fallout Continues at Vietnamese Bank (NYT 24-8-12) -- Vietnam markets lose $5bn as banking scandal spreads (AFP 24-8-12) Vietnam Shares Down 4.5% Following Arrest of Bank CEO, Tycoon (WSJ 23-8-12) Fitch:Vietnam banks' vulnerabilities surface; rtg risk rises (Reuters 24-8-12)


- Phản ứng về vụ bắt Bầu Kiên – (BBC).-Vụ Bầu Kiên và ACB: đấu đá hại cải cách?Bầu Kiên trong mắt Đoàn Nguyên Đức – (BBC). – “Bầu” Kiên trong mắt giới cầu thủ bóng đá (VnMedia).- Cú sút bầu Kiên (Trương Duy Nhất). - Có hay không chuyện “bầu” Kiên kinh doanh bằng “lòng tin”?! (Petrotimes). – Những bí ẩn phía sau danh vị “đại gia” của Bầu Kiên (GDVN). – Không ai mua 2 đội bóng của bầu Kiên (SGGP). – Công Vinh tiến thoái lưỡng nan (NLĐ). – Công Vinh: “Bầu Kiên chẳng nợ nần gì tôi!” (Bóng đá). - LĐBĐ VN cầu cứu FIFA hay điệp vụ dang dở của bầu Kiên (PLTP). Phỏng vấn ông Lê Cao – Chuyên gia Pháp lý, Công ty luật hợp danh FDVN (Đà Nẵng): “Bầu” Kiên liệu có được tại ngoại?(VietQ). ‘Đồn’ CEO của CTCK Bản Việt bị triệu tập điều tra, Dragon Capital công khai xin lỗi (Cafef/TTVN). Stockbiz

-- Sau khi bắt giữ ông trùm, ngân hàng Việt Nam đối diện với nạn chảy máu tiền mặt (Reuters/ x-café).- Ngân hàng Nhà nước chấp thuận ACB thay “tướng” (VnEco). – NHNN đề nghị các ngân hàng hỗ trợ ACB (TBKTSG). –ACB vẫn hoạt động bình thường (NLĐ). - Thông tin chính thức từ Bộ Công an về vụ bắt giữ ông Lý Xuân Hải (Infonet).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trấn an nhà đầu tư (NLĐ). – Chứng khoán “bốc hơi” sau vụ bầu Kiên bị bắt: Giá trị của niềm tin (Công lý). – Rút tiền hàng loạt, lòng tin xuống dốc sau vụ Nguyễn Đức Kiên – (RFI). – Ủy ban Chứng khoán trấn an chặn đà bán tháo (Infonet). – Thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh nhất châu Á – (RFI). – Vietnam Stocks Fall Most in Asia (BW/ Bloomberg).

- Kinh doanh kiểu bầu Kiên: Đánh bạc không mất vốn! (PLTP). - “Bầu” Kiên trong mắt TGĐ ACB Lý Xuân Hải (PetroTimes).

- ACB có Tổng giám đốc mới, ông Lý Xuân Hải từ nhiệm (Infonet). – Tổng giám đốc ACB từ nhiệm vắng mặt – (BBC). - Xì-căng-đan lớn dần: “Cựu” Tổng giám đốc ngân hàng ACB bị bắt – (RFI). – Second tycoon arrested amid bank run in Vietnam(AFP).

- Bắt rồi không bắt: chuyện lập lại của Dương Chí Dũng trong trường hợp Lý Xuân Hải? – (DLB). – Bẫy? – (Đông A). – Bằng chứng Yahoo BỊ KIỂM DUYỆT BỊT MIỆNG của Nhà nước Việt Nam: XÓA TIN Lý Xuân Hải BỊ KHỞI TỐ TẠM GIAM!(TTXVA). - Khám nhà tổng giám đốc ACB (PLTP). – Nhà ông Lý Xuân Hải bị khám xét (VNE). – NHNN: Ông Lý Xuân Hải đã có những sai phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra (CafeF).- Bắt tạm giam nguyên tổng giám đốc ACB (NLĐ).




- Bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc NH ACB Lý Xuân Hải(TT).


*****************

DUNG MẠO SANG GIÀU VÀ CƠN GIẬN TỪ CÔNG CHÚNG VIỆT NAM


James Hookway/Wall Street Journal

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Việc bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, trùm bóng đá và ngân hàng Việt Nam trong tuần này xảy đến giữa thời điểm gia tăng những phản ứng dữ dội với giới đại gia giàu có của Việt Nam, khi đất nước đang phải vất vả đấu tranh với một nền kinh tế đi từ xấu đến tồi tệ hơn.


Một số các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã chẳng bao giờ được hoàn toàn thoải mái với các cải cách ủng hộ thị trường của đất nước mình. Sau các thời gian im ắng, thường là lại đến các làn sóng đòi hỏi tự do.

Các nhà phân tích hiện lo ngại rằng cuộc đấu tranh chống lại các chính trị gia và một cơn giận từ công chúng có thể ngăn chặn những cải cách cần thiết để đất nước này lấy lại tốc độ tăng trưởng từng một thời khiến mình là một trong những thị trường mới nổi được săn tìm nhiều nhất trên thế giới.

Các kế hoạch tư nhân hóa đã bị đình trệ khi các khoản nợ xấu đã chọc thủng hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, các nhà giám đốc điều hành hàng đầu ở một số doanh nghiệp nhà nước đã bị bắt giữ và buộc tội quản lý kém nguồn lực của nhà nước sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đưa nhiều doanh nghiệp vào tình trạng suy sụp tài chính, phơi bày sự thiếu sót nỗ lực bắt kịp các nước láng giềng của Việt Nam sau nhiều thập kỷ chiến tranh và hoạch định kinh tế theo kiểu chủ nghĩa Mác.

Cuộc rúng động đang tràn ra khu vực tư nhân. Những ông trùm có nhiều móc nối chính trị như ông Kiên, người đã bị bắt hôm thứ hai và bị cáo buộc điều hành các công ty đầu tư không có giấy phép, đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng với các cáo buộc luồn lách những quy định của ngân hàng. Ông Kiên hoặc người đại diện hợp pháp của ông đã không thể liên lạc được để bình luận.

Hôm thứ Năm, trong diễn biến mới nhất, viên giám đốc điều hành Ngân hàng Á Châu mà ông Kiên từng lập nên trong những năm 1990, đã từ chức vì lý do cá nhân. Một phát ngôn viên ngân hàng cho biết Lý Xuân Hải hiện đang giúp công an trong các cuộc điều tra, mặc dù nhà chức trách nhấn mạnh rằng bản thân ACB không phải là một phần của cuộc điều tra và ông Kiên đã rời ACB từ năm 2010. Ngoài sở hữu ở các nơi khác, ông Kiên làm chủ khoảng 5% cổ phần của ACB . Ông Hải vẫn chưa đưa ra lời bình luận gì.

Giá cổ phiếu của ACB, vốn có 15% thuộc sở hữu của Standard Chartered, đã xuống lại, giảm 6.7% trong phiên giao dịch Thứ năm. Sự sụt giảm đã khiến mở rộng một loạt các tổn thất nặng nề trên VN-Index rộng hơn, từng mất đi 10,5% trong tuần này.

Phương tiện truyền thông nhà nước hôm thứ Năm cũng thông báo rằng ACB được trao quyền truy cập đến 46 nghìn tỷ đồng hay 2,2 tỷ USD, trong các quỹ dự phòng khẩn cấp của ngân hàng trung ương để bù đắp một cơn hoảng sợ trong số những người gửi tiền. Một tuyên bố trên trang web của chính phủ cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo các cơ quan chính phủ và thực thi pháp luật luật vào hôm thứ tư, kêu gọi họ phải hành động nhanh chóng để ổn định hệ thống ngân hàng của đất nước này sau khi các khoản nợ xấu đã gia tăng gấp đôi đến khoảng 10% tổng số nợ trong những tháng gần đây.


Các đấu đá nội bộ chính trị diễn ra tại Hà Nội có thể cản trở các cải cách cần thiết giúp thu dọn các khoản nợ xấu trong ngành ngân hàng và khiến nền kinh tế của Việt Nam có thể chuyển động lại sau khi gia hạn một mức tăng trưởng chậm chạp % 4,7/năm vào quý thú hai - thấp hẳn so với mục tiêu tăng trưởng 6%/năm của chính phủ .

Các tên tuổi lớn khác đã từng rơi rụng khỏi các cơ quan thẩm quyền một cách thô bỉ trong những tháng gần đây. Nữ doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến, một trong những đại gia đầu tiên được bầu vào Quốc hội của đất nước năm ngoái, nhưng đã bị đào thải khỏi cơ quan lập pháp do đảng cộng sản điều hành hồi tháng Năm vì không tiết lộ rằng mình không còn là một đảng viên nữa.

Vào tháng Tư, trong khu vực nhà nước, tám viên giám đốc điều hành tại Vinashin đã lãnh án tù lên đến 20 năm sau khi công ty đóng tàu gần bị sụp đổ trong năm 2010. Công ty này từng chồng chất đến khoảng 4,4 tỷ nợ nần.

Các nhà phân tích nói rằng cuộc đàn áp đang gia tăng áp lực lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người kiến trúc sư chính của chính sách tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam.

Ông đã sống sót qua một cuộc thử thách lãnh đạo phía sau hậu trường hồi năm ngoái, nhưng quyền lực của ông đã bị cắt bớt hơn nữa bởi sự nổi dậy của các đối thủ như Chủ tịch Trương Tấn Sang, người được xem như một nhân vật cứng rắn, cùng với một cơ quan lập pháp quốc gia có vẻ như đang sẵn sàng truy trách nhiệm đến các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước.

Vào cao điểm của vụ bê bối Vinashin, trong một phiên họp của Quốc hội Việt Nam, ông Dũng đã xin lỗi trên truyền hình là không giám sát đúng mức công ty nhà nước, và các giám đốc điều hành tại các công ty khác từ khi bị bắt.

"Việt Nam và ông Dũng đã theo đuổi một chính sách tăng trưởng cao bằng mọi giá, và họ sẵn sàng bỏ qua nhiều thứ để đạt được mục đích đó", ông Carl Thayer, một người quan sát kỳ cựu về chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra cho biết.
Phản ứng nghịch với những năm thắng quyết đoán của Việt Nam, khi tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 7% trong gần một thập kỷ, không chỉ giới hạn trong vòng nội bộ linh thiêng của nền chính trị đất nước. Cơn giận về các vụ phá giá đồng bạc và tỷ lệ lạm phát cao đã làm mất tinh thần nhiều người dân thường trong những năm gần đây.
Các tờ báo nhiều người đọc đã loan tải những câu chuyện ghê gớm về giới người Việt giàu có, tố cáo một số người trong bọn họ đã cắt mở hộp sọ và múc não của khỉ sống để ăn như một cách sành ăn, tương tự các nhà vua ngày xưa từng được đồn đã là đã thưởng thức như thế..




" Tuần này, các báo chí Việt Nam đưa ra một loạt hình ảnh những chiếc xe sang trọng của ông Kiên, nhấn mạnh đến hố ngăn cách giữa các tầng lớp quyền thế mới giàu lên trong những năm kinh tế bùng nổ của Việt Nam, và các hàng triệu người hiện vẫn đang phải vật lộn với lãi suất cao ngút trờ xanh cùng mối đe dọa lạm phát và tiền tệ bị phá giá.




Ông Kiên, người phải đối diện với hai năm tù về các tội phạm bị cáo buộc của mình, là một người đặc biệt nổi tiếng. Nhân vật 48-tuổi này là dễ được nhận biết tức khắc bởi mái tóc dày màu trắng, và cũng rất được biết đến với khả năng khai thác ngành bóng đá cũng như vai trò trong việc xây dựng Ngân Hàng thương Mai Á châu của mình. Năm ngoái, ông đã nắm quyền kiểm soát đội bóng đá chuyên nghiệp mới của Việt Nam trong một nỗ lực gia tăng khả năng dự giải và mua Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội sau khi đội kia của ông bị rớt hạng.




"Ông ta là một người nổi tiếng ở đây", ông Jonathan Pincus tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright của Đại học Harvard tại thành phố Hồ Chí Minh nói. Việc bắt giữ ông Kiên "sẽ làm cho mọi người giật mình và chú ý".




Nguồn: Wall Street Journal



********************

-Đánh án Kiên “bạc” chỉ là một phần của chuyên án chính trị bảo vệ chế độ

- Có nhiều tin kỹ thuật từ mạng lưới Tổng cục 2 quân đội cho thấy âm mưu soán Đảng, lật đổ chế độ chưa bao giờ rõ như lúc này.

– Chuyên án bảo vệ chế độ (thực chất là một kế hoạch) mang bí số riêng, được một Tổ Công tác âm thầm thực hiện việc chuẩn bị, trinh sát, củng cố chứng cứ. Tổ Công tác, gồm những cán bộ có phẩm chất chính trị ưu tú nhất, trung kiên nhất, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cao nhất trong Quân ủy.

– Yêu cầu cao nhất là phải bí mật vì sẽ đụng chạm đến nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng, Chính phủ, cùng mạng lưới của họ.“Nhóm lợi ích” đã thế chỗ của “Thế lực thù địch” trong báo cáo

Lợi dụng sự yếu kém về tổ chức nhà nước, sự chậm chễ có nguyên nhân khách quan, chủ quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh dân chủ hóa, “Nhóm lợi ích” trong đó có một số cán bộ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Chính phủ, đã vơ vét tài nguyên, của cải của nhà nước và nhân dân, trở thành thế lực nguy hiểm nhất đe dọa sự sống còn của Đảng từ bên trong.




Được cảnh báo về mối hiểm họa từ bên trong đe dọa trực tiếp sự sống còn của Đảng, đẩy đất nước đến khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985, trước Hội nghị Trung ương, Tổng bí thư đã làm việc nhiều lần với:

- Tổng cục 2, khẳng định lại cơ quan tình báo quân đội là chỗ dựa của chế độ.

- Bộ Công an, Tổng bí thư nhấn mạnh Công an là thanh kiếm bảo vệ chế độ.

Sau Hội nghị Trung ương vừa qua, ông Trọng làm việc hẳn bên VP của Quân ủy Trung ương trong Bộ QP mà ít khi về ngồi bên Trụ sở Trung ương Đảng, trừ lúc cần.


“Nhóm lợi ích” lũng đoạn và đã chiếm đoạt trên 50% tài sản quốc gia:




- Lũng đoạn toàn bộ các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, xương sống của kinh tế quốc gia

- Thao túng hệ thống tài chính, ngân hàng

- Làm rối loạn chính sách tiền tệ.

- Chiếm đoạt và bán rẻ tài nguyên thiên nhiên.

- Làm tê liệt nền sản xuất

- Huy động lực lượng vũ trang “thu hồi” đất bừa bãi phục vụ lợi ích cá nhân.

- Làm rối loạn nhiều chính sách khác về giáo dục, y tế, văn hóa.

- Quan hệ trái phép với nhiều nhóm lợi ích nước ngoài.



Âm mưu lớn




“Nhóm lợi ích” đã cùng nhau mưu toan lớn nhằm phá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Tiếp tục lũng đoạn các cơ quan Đảng, chính quyền.

- Mua chuộc cán bộ chủ chốt, làm tha hóa bộ máy cảnh sát, an ninh, quân đội tại nhiều cấp.

- Làm tê liệt các nguyên tắc tổ chức từ bên trong.

- Làm vô hiệu hóa các cơ quan chức năng của Đảng Cộng sản.

- Biến công cụ chuyên chính thành những cỗ máy phục vụ lợi ích của các bố già.

- Biến nền báo chí cách mạng, các cơ quan quản lý báo chí thành những người đưa tin, tuyên truyền cho “Nhóm lợi ích”.

- Những chủ trương lớn về xây dựng Đảng, dân chủ hóa chỉ được triển khai qua loa, đại khái.

- Tiến hành các hoạt động tinh vi đặt Đảng vào thế đối đầu với nhân dân, hướng sự bất bình của nhân dân vào Đảng.

- Mưu toan ám sát một số cán bộ cao cấp (nếu cần).



Xây dựng cương lĩnh chính trị lật đổ



Cùng với việc vơ vét, lũng đoạn, phá hoại tổ chức Đảng, “Nhóm lợi ích” ráo riết tiến hành xây dựng cương lĩnh chính trị phục vụ “giai đoạn mới”.

Mục tiêu cương lĩnh không phải là xây dựng một chế độ dân chủ thực sự mà “Nhóm lợi ích” toan tính dựng lên một nhà nước với chế độ tổng thống độc tài lãnh đạo do ”Nhóm” kiểm soát. “Nhóm lợi ích” công khai cổ vũ mô hình của Nga thời hậu Cộng sản, đồng thời không giấu diếm bàn bạc về “sự chuyển tiếp” trong hòa bình. Một số bố già được “Nhóm” cử đi tham quan, nghiên cứu nhằm hoàn thiện cương lĩnh chính trị.

Theo cương lĩnh chính trị, một nhà nước tư bản độc tài sẽ được dựng lên với tổng thống do các bố già thao túng. Bộ máy an ninh quân đội, truyền thông sẽ phục vụ lợi ích của các bố già này, toàn bộ tài sản quốc gia sẽ tập trung vào tay các Soái, các Bố.

Những ai đứng sau cương lĩnh này là câu hỏi lớn nhất mà những người thực hiện Kế hoạch tạm gọi là “Bảo vệ chế độ” đang ráo riết tìm câu trả lời và câu trả lời chắc chắn sẽ được sử dụng để Đảng thực hiện thanh trừng nội bộ. Quy mô và phạm vi thanh trừng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có tin là không loại trừ cả Thủ tướng. Trong những ngày tới cuộc đấu tranh nội bộ này của Đảng Cộng sản sẽ diễn ra rất gay gắt nhưng thầm lặng.

Có tin là đoàn Chính phủ đã xin vào chúc mừng sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng vẫn chưa được “sắp xếp”.



*************

- Thủ đoạn kinh doanh trái phép của bầu Kiên (TT). TT - Thành lập ba công ty với chức năng, ngành nghề đăng ký kinh doanh không liên quan đến đầu tư tài chính nhưng ông Nguyễn Đức Kiên đã sử dụng pháp nhân của các công ty này tham gia phát hành trái phiếu, đầu tư tài chính (trong đó có mua cổ phiếu ngân hàng) sai quy định.

Theo công bố của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, việc khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên về hành vi “kinh doanh trái phép” do xác định bị can này có một số hành vi vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty gồm: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu. Được biết, các công ty này đều do ông Nguyễn Đức Kiên thành lập với số vốn điều lệ “hoành tráng”.

Thành lập ba công ty có vốn điều lệ 2.300 tỉ đồng

Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, trong số ba công ty liên quan đến sai phạm của ông Kiên gồm Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu và Công ty CP đầu tư thương mại B&B, hiện có hai công ty tham gia nắm giữ cổ phần tại Eximbank. Cụ thể, đến ngày 13-8, Công ty CP đầu tư thương mại B&B nắm giữ gần 1,99% và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu nắm giữ khoảng 2,01% vốn cổ phần Eximbank. Như vậy, cùng với 0,21% vốn cổ phần Eximbank dưới tên mình, ông Nguyễn Đức Kiên vẫn chưa phải là cổ đông lớn của Eximbank như ông này từng tuyên bố.

HẢI ĐĂNG





Theo giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch - đầu tư cấp thì Công ty CP đầu tư thương mại B&B có trụ sở kinh doanh tại số 63 Lương Sử C, P.Văn Chương, Q.Đống Đa, Hà Nội, với vốn điều lệ là 1.500 tỉ đồng. Công ty đăng ký kinh doanh từ ngày 8-12-2008. Ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm quảng cáo và nghiên cứu thị trường; kinh doanh vàng bạc đá quý (không bao gồm xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu); xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe. Công ty có ba cổ đông sáng lập là bà Nguyễn Thúy Hương, ông Nguyễn Đức Kiên và bà Đặng Ngọc Lan. Trong đó ông Kiên góp 990 tỉ đồng (66%), làm chủ tịch HĐQT.

Ngày 21-3-2008, ông Kiên thành lập Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu với số vốn 500 tỉ đồng do hai thành viên góp vốn là ông Nguyễn Đức Kiên (chiếm 99% vốn góp) và bà Nguyễn Thúy Hương, trụ sở chính đặt tại 57B Phan Chu Trinh, P.Phan Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch - đầu tư Hà Nội cấp lại ngày 12-3-2012, 10 ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm: kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống; xây dựng và kinh doanh sân golf; xây dựng giao thông, cầu đường, dân dụng và công nghiệp; quản lý tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp; đại lý thu đổi ngoại tệ; xuất nhập khẩu vàng trang sức; mua bán vàng bạc đá quý...

Ngày 10-11-2006, ông Kiên thành lập Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, trụ sở cùng đặt tại 57B Phan Chu Trinh, Hà Nội, có vốn điều lệ 300 tỉ đồng do ba cổ đông đóng góp là ông Nguyễn Đức Kiên, ông Huỳnh Vân Sơn và ông Trần Ngọc Thanh. Bản thân ông Kiên góp vốn 70% và giữ chức chủ tịch HĐQT. Công ty này do ông Trần Ngọc Thanh làm giám đốc với tám ngành nghề kinh doanh gồm đầu tư xây dựng và kinh doanh khu thể thao, sân golf, sân tennis, hồ bơi; đầu tư và kinh doanh khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; kinh doanh vàng; quản lý bất động sản; môi giới, đấu giá bất động sản, nhà đất...

Như vậy, tổng vốn điều lệ của ba công ty này lên đến 2.300 tỉ đồng, đều đặt dưới quyền chỉ đạo hoạt động của ông Kiên.





Lập phương án kinh doanh “khống” để vay tiền



Mặc dù cả ba công ty nói trên không có chức năng đầu tư tài chính nhưng ông Nguyễn Đức Kiên vẫn sử dụng pháp nhân của chúng để tham gia vào lĩnh vực tài chính. Với khoản vốn điều lệ khổng lồ và uy tín của mình trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ông Kiên đã xây dựng nên hình ảnh những công ty mạnh về kinh tế, khả năng kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông Kiên lập các phương án kinh doanh lớn nhằm nâng giá trị tài sản của công ty lên, tạo ra uy tín về mặt tài chính. Hiện cơ quan điều tra tình nghi những phương án kinh doanh này đều là phương án “khống” được vẽ ra để lấy lòng tin của khách hàng, ngân hàng khi tham gia đầu tư vào công ty của ông Kiên cũng như để ông Kiên sử dụng trong việc đầu tư tài chính trái phép.

Sau khi xây dựng hình ảnh, uy tín cho những công ty do mình “đẻ” ra, vào năm 2008 và 2010, ông Kiên nhiều lần phát hành trái phiếu của các công ty này, bán cho ngân hàng thu về hàng trăm tỉ đồng. Khoản tiền này ông Kiên giao cho người thân trong gia đình sử dụng để mua lại cổ phiếu của nhiều ngân hàng khác. Sau khi mua được cổ phiếu các ngân hàng khác, ông Kiên sử dụng chính số cổ phiếu này để thế chấp vay tiền ở ngân hàng mà mình đã bán trái phiếu để lấy tiền hoàn trả cho ngân hàng và sử dụng vào các mục đích cá nhân khác. Cơ quan điều tra tình nghi các khoản tiền mà ông Kiên đã vay mượn ngân hàng dưới hình thức như trên lên đến cả nghìn tỉ đồng. Hành vi này bị xác định là “kinh doanh trái phép” do những công ty của ông Kiên lập ra đều không có chức năng kinh doanh, đầu tư tài chính.

MINH QUANG - LÊ THANH - NGA LINH






- - Những nguyên nhân ‘bầu’ Kiên bị bắt đang dần hé lộ… (Petrotimes).Nguồn tin của Petrotimes cho biết, dấu hiệu sai phạm trong hoạt động kinh tế tại 3 công ty trên là: Dù không có chức năng song vẫn thực hiện các giao dịch đầu tư tài chính dưới hình thức mua bán cổ phiếu, lập các phương án kinh doanh khống từ đó thế chấp vay tiền ngân hàng.
Tính đến thời điểm này, Công ty B&B có dấu hiệu dừng mọi hoạt động giao dịch, còn hai công ty còn lại vẫn đang hoạt động bình thường.
Lệnh bắt tạm giam “bầu” Kiên có thời hạn 2 tháng.


**********************


- Thị trường chứng khoán thiệt hại thế nào sau sự kiện “bầu Kiên”? (VnEco). - Quyền lợi khách hành gửi tiền ở ACB vẫn được đảm bảo(Petrotimes). - ACB ‘trần tình’ giải quyết khủng hoảng trước ‘sóng’ rút tiền tới 8.000 tỷ đồng (ĐV). - Chứng khoán tiếp tục rớt thảm, nhiều đại gia mất hàng trăm tỷ đồng (VOV). - Chuyên gia đề nghị tạm dừng giao dịch chứng khoán sau vụ bầu Kiên (DĐDN).


*********************


-Stephen Norris -Chuyên gia phân tích - Control Risks Group 22/8/2012


Một nhà phân tích nói có khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ vẫn tại vị nhưng phải chia sẻ bớt quyền lực sau vụ Bầu Kiên.Vụ bắt ông Kiên có thể là cây gậy buộc Thủ tướng chia quyền?

Hệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên?

Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận rõ ràng nào về chuyện có động cơ chính trị nào đằng sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên dựa vào những thông tin ít ỏi đang được cung cấp nhỏ giọt.
Nếu chúng ta nhìn vào tiểu sử của ông, hay những gì chúng ta biết về tiểu sử đó, ông Kiên không phải là người xa lạ với các tranh cãi.

Ông đã bị cáo buộc về những vụ làm ăn mờ ám trong quá khứ và đã bất đồng với nhiều cá nhân và tổ chức có quyền lực.

Do vậy có khả năng ông Kiên đã chọc vào ai đó có quan hệ ở cấp cao và vụ này không liên quan trực tiếp tới chính trị hay quan hệ của ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Mặc dù vậy, các cáo buộc hiện tại có vẻ khá nhẹ và cách bắt giữ ông khá đáng ngạc nhiên và bởi vậy cách giải thích hợp lý hơn có thể là ông Kiên là nạn nhân của cố gắng nhằm làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng và một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.


Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.


"Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế."


Nếu đúng vậy, người thông qua vụ bắt giữ có lẽ muốn đạt được hai mục tiêu:


1. Tìm thấy tì vết của ông Kiên có liên quan tới Thủ tướng hay gia đình ông và dùng nó để hạ uy tín của ông Dũng, vốn đã bị hoen ố sau vụ scandal Vinashin và hoạt động yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung. Nếu các đối thủ có thể biến ông Dũng thành biểu tượng của tham nhũng, họ có thể toan đẩy ông khỏi ghế thủ tướng và lấy lại tính chính danh đã hoen ố của Đảng Cộng sản trong việc chống tham nhũng.



2. Ngăn cản những nhân vật giàu có từ khu vực tư - và thậm chí cả chính trị gia - có liên hệ với ông Dũng bằng cách cho thấy rủi ro của mối quan hệ và như thế giảm được quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.

Trong tình huống này, vụ bắt ông Kiên có thể được xem là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và các đối thủ đứng đầu Đảng Cộng sản, một cuộc chiến mà việc dùng các cuộc điều tra tham nhũng để loại bỏ đồng minh của đối phương và sử dụng truyền thông nội địa một cách chiến thuật là chuyện không có gì xa lạ.


Thỏa hiệp mới


Chỉ riêng vụ bắt ông Kiên không thôi có lẽ không báo hiệu sự sụp đổ nhanh chóng của ông Thủ tướng.

Điều đáng quan sát là sau ông Kiên liệu có thêm các vụ bắt giữ nào trong những tuần/tháng tới đây hay vụ ông Kiên chỉ được dùng như cây gậy mà các đối thủ của Thủ tướng dùng để buộc ông bỏ bớt quyền lực.

Khả năng thứ hai này có vẻ hợp lý hơn và có lẽ sẽ lại có một đơn thỏa hiệp mới trong đó Thủ tướng chuyển một số quyền uy cho đối thủ nhưng vẫn tại nhiệm.

Ông Dũng có vẻ đang bị các đối thủ trong Đảng tấn công

Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế. Trước mắt có nhiều khả năng ông Dũng vẫn tại nhiệm.

Cuộc đấu đá nội bộ này chắc chắn có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chủ yếu vì những tranh cãi chính xoay quanh việc làm sạch hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất cũng như cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Việc cải cách ngân hàng đã bị trì hoãn từ lâu, nhiều hạn chót đã bị lỡ và nó cho thấy sự thiếu nhất quán trong chính sách kinh tế vĩ mô vốn gây ra tình trạng khó vay vốn và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tư nhân.

Vụ bắt ông Kiên có vẻ phát tín hiệu cho thấy hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trong số các lãnh đạo cao cấp về cách giải quyết vấn đề trong hệ thống ngân hàng (và cải cách kinh tế nói chung) và kết quả sẽ là bất ổn về chính sách kinh tế trong tương lai.




**************




Ảnh hưởng thị trường: In Vietnam, Growing Fears of an Economic Meltdown (NYT 22-8-12) -- Kinh tế sẽ sụp đổ hoàn toàn?

-Tác giả: Thomas Fuller

Người dịch: Đan Thanh – Anh Ba Sàm

22-8-2012

TP.HCM, Việt Nam – Những đội thợ xây đã xây đến tầng một của công trình từng là cao ốc Sài Gòn (Saigon Residence) – một tòa nhà cao tầng ở trung tâm TP.HCM. Giờ thì tất cả những gì cái dự án bị hủy bỏ đó để lại, là những đống gạch vụn, những thanh kim loại gỉ, và một nhóm nhỏ bảo vệ; những người này đã biến nền xi măng của công trình thành một bãi trông xe máy.

Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, thị trường bất động sản một thời bùng nổ bong bóng giờ đã đổ vỡ. Hàng trăm công trường xây dựng bị bỏ hoang là dấu hiệu rõ nhất của một nền kinh tế ốm yếu.

Một quan chức cao cấp trong Đảng Cộng sản Việt Nam, khi đứng nói chuyện trong phòng khách sang trọng của một tòa nhà xây kiểu Pháp, đã so sánh các vấn đề kinh tế của đất nước với vụ sụp đổ của thị trường cách đây 15 năm, đánh sập nhiều nền kinh tế châu Á.

“Tôi có thể nói rằng tình hình cũng giống như khủng hoảng Thái Lan năm 1997” – ông Hứa Ngọc Thuận, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, cơ quan hành pháp cao nhất thành phố, nói. “Giới đầu tư bất động sản đã đẩy giá lên cao quá. Họ mua nhà để đầu cơ chứ không phải để sử dụng”.

Các vấn đề kinh tế của Việt Nam có vẻ ít nghiêm trọng hơn các vấn đề của thời khủng hoảng tài chính 1997: Nền kinh tế vẫn tăng trưởng, mặc dù tương đối chậm, ở mức xấp xỉ 4%. Tuy nhiên danh sách các vấn đề của đất nước vẫn tiếp tục kéo dài ra.

Tuần này, vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, một trong các thương nhân giàu nhất Việt Nam, đã làm chỉ số chứng khoán của đất nước sụt 4,8% vào hôm thứ ba, mức sụt giảm lớn nhất trong bốn năm qua. Lý do buộc tội ông Kiên còn rất mơ hồ. Truyền thông nhà nước cho biết ông bị buộc tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

Cái cách xử lý vụ việc rất tù mù đó cho thấy rõ một yếu tố chủ chốt, ngày càng làm trầm trọng thêm, các tai họa của đất nước: Cuộc hôn phối vụng về giữa một ban lãnh đạo đảng cộng sản đầy bí mật với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa; cuộc hôn phối ấy đang làm mờ tối những triển vọng phục hồi của đất nước 91 triệu dân này.
Giới đầu tư nghi ngờ khả năng quản lý kinh tế của chính phủ, và đặt câu hỏi về độ tin cậy của thống kê. Ngân hàng trung ương cho rằng, cứ 10 khoản nợ trong hệ thống ngân hàng, thì có 1 khoản mà người đi vay đã không còn hoàn trả được nữa. Nhưng Fitch Ratings thì nói, tỷ lệ nợ xấu có lẽ còn cao hơn thế nhiều.

Nếu như cuộc khủng hoảng năm 1997 thường bị quy là do “chủ nghĩa tư bản thân hữu” gây ra, thì các vấn đề của Việt Nam có thể được xem như chủ nghĩa tư bản thân hữu với sự méo mó của chủ nghĩa cộng sản. Các doanh nghiệp quốc doanh đầy những bạn bè, chiến hữu của các cấp lãnh đạo trong Đảng Cộng sản.

“Nhà nước bị thao túng bởi những người nằm trong nhà nước để làm tiền” – ông Jonathan Pincus, hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbrights ở Việt Nam, nói.

“Gạt được Đảng Cộng sản ra khỏi công việc quản lý các doanh nghiệp này, đó là điều cần phải làm” – ông nói. “Tôi chưa thấy điều đó trong chương trình”.

Giống như với các bong bóng bất động sản ở những nơi khác trên thế giới, các nhà đầu tư ở Việt Nam tận dụng luồng tín dụng dễ dãi để xây nên nhiều cao ốc, với hy vọng bán mau để kiếm lời. Sự khác biệt mấu chốt nằm ở chỗ, một số trong những nhà đầu cơ bất động sản lớn nhất Việt nam lại là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, với những mối quan hệ hàng đầu với Đảng Cộng sản, cùng khả năng tiếp cận vốn rẻ. Các doanh nghiệp đó giờ đây đang phải vật lộn với mức nợ không bền vững, hoặc như trong trường hợp Vinashin và Vinalines – hai tập đoàn nhà nước lớn – thì đang loay hoay với tình trạng phá sản.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sôi sục năng lượng, đầy khách du lịch và khổ sở vì tắc nghẽn giao thông – tất cả đều là các dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế ở thành phố. Nhưng điều đó che giấu các biểu hiện củ một tai họa kinh tế trên toàn quốc: Người trẻ khó kiếm việc làm hơn; gần 20% số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải ngừng kinh doanh trong năm qua,và các dự án cơ sở hạ tầng đô thị thì hoặc bị hoãn hoặc bị hủy.

Ông Lê Đăng Doanh là nhà kinh tế hàng đầu và là cựu quan chức cấp cao ở một tổ chức nghiên cứu thuộc chính phủ. Ông cho biết mình rất lo lắng về thời điểm xảy ra các vấn đề của đất nước: đúng vào lúc nền kinh tế toàn cầu đang sa lầy vì nợ nần, và châu Âu đang vật lộn với bài toán lưỡng nan hiện tồn là giải quyết đồng euro.

“Vấn đề ở Việt Nam là một thứ cốc-tai rất, rất độc, được pha bằng khủng hoảng nợ châu Âu, sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ, cùng với một tình thế cực kỳ nguy kịch của nền kinh tế quốc dân” – ông Doanh nói. “Đó là một sự kết hợp rất nguy hiểm”.

Khu vực tư nhân đang giúp nền kinh tế sốc tới – Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn trang phục và giày dép sang Mỹ; nhưng dòng ngoại hối chảy vào đã chậm đi.

Cam kết của giới đầu tư nước ngoài là 8 tỷ USD trong nửa đầu năm, chỉ còn bằng một phần tư so với mức cùng kỳ ba năm về trước.

Hậu quả của các vấn đề kinh tế Việt Nam là rất sâu rộng. Thu nhập của các chính quyền địa phương bị thu hẹp lại trên toàn quốc, do mức phí chuyển nhượng bất động sản vốn tạo thành một tỷ lệ lớn trong thu nhập của họ. Ông Thuận, vị quan chức cao cấp của TP.HCM, cho biết đường tàu điện ngầm đầu tiên của TP. HCM hiện tại đã được xếp lịch để hoàn tất vào năm 2016, chậm một năm so với kế hoạch.

Tại Đà Nẵng – thành phố miền Trung, phát triển thịnh vượng suốt thập niên qua – các quan chức đã buộc phải hủy nhiều dự án bất động sản ở ngoại ô. Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, ông Trần Văn Sơn, nói rằng ông “rất lo lắng” khi thành phố phải giảm tốc độ phát triển, do số thuế thu về còn chậm hơn cả tiến độ các dự án.

Thanh niên bây giờ khó tìm được việc làm tốt. Ở ngoại thành thủ đô Hà Nội, Nguyễn Duy Hưởng, 21 tuổi, con một gia đình nông dân, đã mất cả nửa năm tìm việc sửa chữa máy tính mà không được.

“Chỗ nào tôi đến xin việc, họ đều bảo là đang tìm kỹ thuật viên thật sự thành thạo” – anh Hưởng nói. “Họ không nhận thực tập”.

Như rất nhiều thanh niên Việt Nam, Hưởng ở ranh giới giữa công nghệ thông tin và một nền kinh tế nông thôn. Anh làm việc bán thời gian ở một cửa hàng in ảnh, công việc là dùng phần mềm để làm trắng da và tẩy các vết đen, nhưng thu nhập chính của gia đình anh lại là từ làm nông, trồng lúa bằng tay. Trong lúc đi tìm một việc làm kín thời gian, gần đây anh đã bắt đầu tham dự một khóa học lập trình của Reach, tổ chức phi lợi nhuận do hội từ thiện Anh Plan International thành lập.

Các vấn đề mà thanh niên gặp phải chưa là gì so với quy mô của cuộc khủng hoảng việc làm ở Tây Ban Nha và Hy Lạp. Tuy nhiên, tìm việc không còn dễ dàng như vài năm trước nữa.

“Bây giờ các công ty có nhiều lựa chọn hơn” – Nguyễn Thị Vân Trang, trợ lý chương trình đào tạo, nói. “Họ không còn cần phải nhận trẻ con ngoài đường vào làm nữa”.

Chính quyền giải quyết các vấn đề của đất nước bằng các công cụ kinh tế vĩ mô kinh điển: thắt chặt cung tiền để kìm hãm lạm phát hai con số, sau đó cắt giảm lãi suất của năm nay xuống để kích thích nền kinh tế.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn rất thận trọng, một phần vì con số khách hàng không trả được nợ ngày càng tăng lên. Cung tín dụng cho nền kinh tế đang thu hẹp lại và tiêu dùng đang ở mức rất thấp; siêu thị chẳng hạn, bị sụt giảm doanh số bán hàng từ 20 đến 30%.

Nhà kinh tế Lê Đăng Doanh nói rằng Việt Nam cần làm nhiều hơn là chỉ bơm tiền với lãi suất thấp.


Ông Doanh bảo, các tập đoàn nhà nước làm ăn không hiệu quả như Vinashin – đã mở rộng một cách điên cuồng vào những ngành họ không đủ trình độ vận hành – thì phải cơ cấu lại, tư nhân hóa hoặc giảm bớt quy mô.

“Bây giờ là thời điểm tốt để thực hiện phá hủy sáng tạo” – ông nhắc đến khái niệm “phá hủy sáng tạo”, là khi các công ty đã định hình được thay thế bằng những đối thủ cạnh tranh có nhiều đổi mới hơn.

Cũng giống như Mỹ, sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc một phần vào sự tái sinh của thị trường bất động sản.

Tại TP.HCM, lượng cung về văn phòng cho thuê đã quá dư thừa, đến mức giá cho thuê tại những nơi đẹp nhất chỉ còn bằng nửa mức giá của cách đây ba năm. Ông Nguyễn Duy Lâm, giám đốc Pacific Real, một công ty xây dựng và bất động sản, cho biết như vậy.

Theo ông Thuận, quan chức bên Đảng, chính quyền TP.HCM đã chính thức đề nghị trung ương mở thị trường bất động sản cho Việt kiều, với hy vọng thu hút được thêm nhiều khách hàng ngoại quốc.


Mặc dù vậy, hiện nay, các công ty bất động sản như của công ty của ông Lâm vẫn báo cáo rằng hoạt động của họ đang bị đóng băng.

“Ai cũng muốn bán, nhưng không thể nào bán được, ngay cả khi đã hạ giá” – ông Lâm nói trong một cuộc phỏng vấn trên tầng thượng một khách sạn ở TP.HCM. “Không có khách”.

Ông Lâm tin tưởng vào các triển vọng dài hạn của thành phố. Nghe ông nói, thấy nổi lên một bức tranh đối nghịch về Việt Nam. Hình ảnh một tòa cao ốc xây dang dở vẫn ám ảnh trên đầu, nhưng một công trường xây dựng gần đó lại khởi sắc: Đó là một buổi tối chủ nhật, đèn pha chói sáng, chiếc cần cẩu di chuyển qua lại, và các công nhân đang xây một tòa nhà mới để lấp đầy đường chân trời của TP.HCM.

Ảnh: Một công trường ở TP.HCM. Các đô thị lớn tại Việt Nam đang ngổn ngang hàng trăm công trình xây dựng bị hủy bỏ.

Nguồn: New York Times




***************




Vụ bầu Kiên: Rùng rợn các “phi vụ” của Nguyễn Đức Kiên (Blog Cầu Nhật Tân 21-8-12) -- "Có thể nói chính Nguyễn Sinh Hùng và Phan Văn Khảiđã mang đến sự giàu có cho Kiên và bản thân họ" ◄




Thông tin chúng tôi nhận được: tay chân của ông Kiên và tướng Hưởng đang ráo riết chỉ đạo cho thủ tiêu những người ‘biết quá nhiều’, những người đang đe dọa họ, sử dụng các thủ đoạn tinh vi nhất như dùng Uranium nghèo mua lậu từ Nga về để hạ độc đối tượng trong đó có cả nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước.




Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, ngay từ đầu với sự định hướng của bà mẹ mà Kiên thừa hưởng được chính đôi mắt tối tăm, không bao giờ nhìn thẳng vào mặt ai và luôn làm người ta liên tưởng đến cặp mắt của loài rắn độc Nam Phi, đã biết tính toán chọn cho con trai con đường ngắn nhất để tạo dựng sự nghiệp.




Mọi người ngạc nhiên khi nghe Kiên tiết lộ đã vào ‘lính’. Nhưng đó chính là con đường ngắn nhất để Kiên được đi học nước ngoài.

Những năm đầu và giữa thập niên 80, việc du học nước ngoài chỉ là viển vông nếu không phải là quan chức cha mẹ rất ‘to’. Với một gốc gác bình thường của một gia đình ‘gõ đầu trẻ’ thì không thể mơ đến việc được đi du học. Do vậy, vào lính rồi vào trường của Quân đội đều là bước đi đã được tính toán kỹ từ trước cho thằng con trai lỳ lợm của mình. Với khả năng bén nhạy thời cuộc và vận dụng sức mạnh của đồng tiền, bà mẹ Kiên đã chạy chọt cho Kiên được đi du học tại Hungary. Thuở đó, ai được du học ở Liên Xô phải là nhà có gốc rễ, nhưng ai mà được sang Hung, sang Tiệp thì vừa có thế vừa phải có tiền…

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn tại Hungary, Kiên đã bộc lộ bản chất ăn chơi, hắn đã làm cho một cô gái trẻ Hungary có thai và sinh hạ cho hắn một cô con gái ngoài giá thú và hậu quả hắn bị đuổi về nước. Rõ ràng con đường vào quân đội không phải là mục đích tiến thân của Kiên.

Trở về nước, nhờ các mối quan hệ từ trong trường của Quân đội và sự năng động không giống tính cách của một cô giáo, mẹ của Kiên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ bước đường của con trai. Kiên ‘xông’ thẳng vào lĩnh vực xuất khẩu hàng trả nợ cho Hungary và Đông Âu. Đây chính là bước đường đầu tiên đã giúp Kiên tạo dựng mối quan hệ với Bộ trưởng Tài chánh Nguyễn Sinh Hùng (NSH), Thủ Tướng Phan Văn Khải (PVK) và nhiều quan chức khi đó. Có thể nói chính Nguyễn Sinh Hùng và Phan Văn Khải đã mang đến sự giàu có cho Kiên và bản thân họ. Hàng hoá xuất khẩu trả nợ giá cả đất gấp 2-3 lần thị trường Việt Nam mà chất lượng không ai kiểm soát do các khoản nợ viện trợ của các nước cho Việt Nam ngầm như cho không trong thời chiến tranh, Việt Nam trả nợ lại bằng hàng hoá bao nhiêu tốt bấy nhiêu! Do vậy Kiên đã phất lên rất nhanh từ đây.

Khi đã có mối quan hệ với PVK đã sâu đậm, Kiên mở rộng ‘thị trường’ kinh doanh sang môi giới đầu tư và tham gia vào các cuộc đấu thầu nhà máy điện. Kiên đã cùng Nguyễn Văn Hưởng khi đó mới chỉ là Cục trưởng của A17 – Phụ trách an ninh kinh tế trở thành một ê-kíp làm ăn. Hưởng đã sử dụng lực lượng an ninh của mình để phục vụ cho Kiên dắt mối chạy thầu và bẻ cong các kết quả đấu thầu để cho các nhà thầu nước ngoài mà Kiên môi giới thắng thầu. Nhiệt điện Phả Lại với kết quả trúng thầu 524 triệu USD với cam kết hoàn tất trong 04 năm, nhưng mất 12 năm vẫn không đưa nhà máy vào vận hành được và giá cả tiêu tốn ngân sách nhà nước trên 1 tỷ đô la, tuy vận thậm trí ngày khánh thành, khi các quan chức Chính phủ có mặt đông đủ, nhà máy cũng không thể chạy được và họ đã phải lấy vỏ bánh xe cao su đốt trong lò để cho thấy khói toả lên!!! Đó chính là sản phẩm của Kiên và Hưởng.

Trước khi bị bắt, Kiên nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT Công ty may thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; chủ tịch HĐQT công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó chủ tịch kiên Chủ tịch công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty cổ phần du lịch Thiên Minh….

Thực chất dự án KFC và liên doanh nhựa đường Caltex đều là dự án Kiên hưởng lợi từ việc do Chính phủ Việt Nam gây khó khăn về giấy phép đầu tư và Kiên đã thay mặt PVK ‘bán’ giấy phép cho hai công ty để lấy cổ phần.

Riêng tại Ngân hàng Á Châu (ACB), người sáng lập và linh hồn của ACB là Trần Mộng Hùng, Kiên được mời ăn theo và đóng góp 2 tỷ đồng Việt Nam tương đương khoảng 200.000 USD năm 1994 để nắm giữ 10% cổ phần. Vai trò của Kiên hoàn toàn mờ nhạt và không có một đóng góp gì cho sự phát triển của ACB. Đến năm 1998, với bản năng của một kẻ lưu manh, nhìn thấy sự lớn mạnh của ACB, Kiên đã làm cuộc đảo chính bằng thủ đoạn bẩn thỉu. Bằng các mối quan hệ của mình với Thủ tướng PVK và nhiều quan chức Chính Phủ qua quan hệ Tiền & Lợi ích, Kiên đã tạo nhiều scandal, thậm trí cho đăng báo tung tin đồn Tổng giám đốc ACB trốn ra nước ngoài ….

Sự việc gây chấn động và người dân ào ào rút tiền, Ngân hàng Nhà nước đã phải đổ tiền để cứu nguy,…. Đây là lúc Kiên bắt đầu lật tẩy con bài của mình, bằng thủ đoạn nắm được một số điểm yếu trong làm ăn của Trần Mộng Hùng đã sử dụng ACB để cho các công ty của mình vay, Kiên đã buộc nhà sáng lập Trần Mộng Hùng phải rút khỏi ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng ACB. Qua giằng co, giành giật cuối cùng ACB đã thuê Nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá – Người đã có quan hệ mật thiết với Kiên qua các thương vụ đấu thầu các nhà máy điện và các dự án đầu tư– về giữ chức Chủ tịch HĐQT. Thực chất là chức vụ bù nhìn hợp thức hoá cho Kiên làm mưa làm gió.

Cũng bằng các thủ đoạn và mối quan hệ, không rõ từ lúc nào Kiên đã nắm trong tay cả Kiên Long Bank, Eximbank mà thực chất Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng chỉ là con rối trong tay Kiên.

Thời Thủ tướng Phan Văn Khải còn trị vì, Kiên là cánh tay đắc lực cùng quý tử Hoàn Ty làm mưa, làm gió. Thậm trí Kiên còn ngang ngược vỗ vai Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) “anh chỉ làm đến chức Phó Thủ tướng là cùng thôi…”,cũng chính Kiên đã làm đơn tố cáo Phó thủ tướng NTD lên Bộ chính trị phục vụ theo sai khiến của Phan Văn Khải (6 Khải). Chính vì vậy khi 6 Khải phải ra về và Nguyễn Tấn Dũng lên, Kiên đã phải nằm yên.

Tuy nhiên bản chất gian trá, xảo quyệt , Kiên không chịu nằm yên, mà thực chất chỉ là giấu mình cho kỹ. Cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Kiên thuê Thượng tướng cựu Thứ trưởng Bộ công An Nguyễn Văn Hưởng làm cố vấn cho mình! Bản chất của Kiên và Hưởng đều có một điểm rất giống nhau, đó là: Ném đá giấu tay và đưa bàn tay nhung ra để cứu độ bắt con mồi vào chuồng của mình! Họ rất hợp nhau bởi thủ đoạn này.

Một điển hình của trò đóng giả ân nhân của Kiên là vụ thâu tóm Ngân hàng Samcombank. Chính Kiên và Nguyễn Thanh Phượng đạo diễn toàn bộ kế hoạch, song không lộ mặt mà để cho những kẻ đầy tớ làm thuê Nguyễn Hữu Dũng và Phạm Văn Cang là Chủ tịch và Phó Tổng giám đốc làm thuê của Eximbank đứng ra. Sau đó, chính Kiên với sự cò mồi của đám đàn em lại được Đặng Văn Thành mời ra làm trung gian hoà giải với mấy con tốt Trầm Bê, Dũng và Cang. Uốn ba tấc lưỡi, cuối cùng Kiên từ kẻ chủ mưu đâm thọc đòn hiểm khiến ông chủ Samcombank hết đường chống đỡ, nay lại bỗng trở thành ân nhân vì ‘uy tín của anh Kiên nên chúng tôi đồng ý để anh Thành tiếp tục ở lại làm chủ tịch HĐQT Samcombank’ – cả đám tôi tớ đều cùng một luận điệu làm cho Đặng Văn Thành cảm động ứa nước mắt và mời Kiên trở thành PHÓ CHỦ TỊCH SÁNG LẬP!

Những năm qua nhóm bố già Nguyễn Đức Kiên luôn có kẻ bưng bê điếu đóm là Tướng Nguyễn Văn Hưởng với danh nghĩa cố vấn mách nước chỉ đường, mang nghiệp vụ an ninh được đào tạo bài bản của Nga Xô trộn với thói tàn bạo, bẩn thỉu, man rợ của Mafia Nga – Một loại Mafia được ví như thời trung cổ đã làm lên sự thành công của các bố già Nguyễn Đức Kiên – Nguyễn Đăng Quang & Hồ Hùng Anh đến ngày hôm nay. Chỉ mới hai tháng trước thôi Kiên còn huyênh hoang khoác loác “… Nằm im bao nhiêu năm, nay đã ra quân là chỉ có chiến thắng…”. Quả thật Kiên đã thực hiện được những thành tích huy hoàng chỉ trong mấy tháng tổng tài sản các bố già đã thâu tóm và điều khiển trong tay lên tới 20 tỷ đô la, có thể kể ra một vài vụ:

1. Kiếm được 1.750 tỷ từ thương vụ thu xếp 5.000 tỷ đồng mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình chuyển cho BIDV với chỉ đạo phải chuyển cho NH Phương Nam vay. Trầm Bê đã chuyển vào tài khoản cho Kiên đầy đủ với Memo # Chuyển tiền mua cổ phiếu mà chẳng có cổ phiếu nào được mua bán.




2. Hoàn thành thâu tóm Ngân hàng Samcombank trị giá 7 tỷ đô la. Từ kẻ chủ mưu đầu trò ăn cướp Samcombank dấu mặt, lại đóng vai kẻ lương thiện dàn xếp để Đặng Văn Thành sụt sùi cảm động mời vào giữ chức PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SANG LẬP STB! Cũng cái bài Hội đồng sáng lập như ngân hàng ACB là một loại ăn ốc cho người khác đổ vỏ cho mình!!!




3. Lập trên 50 công ty con rút tiền của Eximbank, Vietbank, Kiên Long Bank, ACB, Phương Nam Bank lên tới 70.000 tỷ đồng trong hàng chục năm qua trá hình dưới dạng đầu tư vào công ty con, vào dự án, vào chứng khoán để không phải trả lãi.




4. Từ chỗ không một xu chỉ bằng tiền rút từ Ngân hàng Nhà Nước từ thời Lê Đức Thuý còn làm thống đốc đã thâu tóm được: Vietbank, Kiên Long Bank, ACB. Việc thâu tóm ACB cách đây mười bảy năm về trước cũng là một thủ đoạn dựa vào thế lực của NH nhà nước và báo chí phối hợp đánh hội đồng, tung tin vịt làm cho dân rút tiền, sau đó ra tối hậu thư buộc Trần Mộng Hùng phải rút chuyển giao ngân hàng cho y bằng cách lập lên Hội đồng sáng lập và từ đó lợi dụng ACB để vay tiền thao túng hệ thống tài chính trong suốt nhiều năm qua. Phó Tổng giám đốc Trần Minh Tuấn đã ấm ức công bố “Nếu để cho tôi thanh tra thì ông Kiên chết ngay”, nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình bao che đã gạt đi không cho thanh tra.




5. Là kẻ chủ mưu cùng với Nguyễn Văn Hưởng Tham gia vào kế hoạch ám sát Chủ tịch nước và Bộ trưởng Trần Đại Quang.




6. Nguyễn Đức Kiên đang chắp cánh cho các thế lực của giặc Tàu thông qua Trầm Bê để thâu tóm tài chính Việt Nam. Đây là một thủ đoạn vô cùng nguy hiểm của Trung Quốc cần phải chặn đứng sớm kẻo hậu họa sẽ khó lường.

Nếu kể xa hơn thì phải nói đến vụ môi giới mua bán chiếc Airbus của Pháp, rồi những thương vụ môi giới mua bán vũ khí với Nga, rồi vụ thủ tiêu một đại tá Quân đội Việt Nam.


Theo Quanlambao/Phạm Viết Đào.


“Quyền lực ngầm” (PLTP 22-8-12) Chân dung Bầu Kiên (VnEx 22-8-12) Bầu Kiên và những thương vụ đầu tư đa ngành bí ẩn (VnEx 22-8-12) Bên trong ba công ty của bầu Kiên sau ngày ông chủ bị bắt (infonet 22-8-12)-- Mù mờ thông tin 3 công ty của "trùm" Kiên (TN 22-8-12) -- Báo Thanh Niên 'không PR cho Bầu Kiên' (BBC 22-8-12)- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Vụ bầu Kiên bị bắt: Thông tin cần công khai, minh bạch (VOV). - Thủ tướng lên tiếng sau vụ Bầu Kiên – (BBC). – Về tội phạm thâu tóm ngân hàng: Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai (CP/ PetroTimes). - Đòn phản công của 3 Dũng: Không nhả vị trí Trưởng Ban chống tham nhũng – (DLB). Liên quan tới vụ án “bầu” Kiên: Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai. -

Ảnh hưởng thị trường: In Vietnam, Growing Fears of an Economic Meltdown (NYT 22-8-12) -- Kinh tế sẽ sụp đổ hoàn toàn? -- Chứng khoán Việt Nam rớt giá thê thảm từ vụ của bầu Kiên (NĐT 22-8-12) -- Vietnam’s Money Rate Surges Most Since 2010 After Banker Arrest (Bloomberg 22-8-12)Vietnam stocks slide on bank mogul's arrest (AFP 22-8-12) Ngân hàng Nhà nước cam kết hỗ trợ vốn cho ACB (VnEx 22-8-12) -- Lương tiền lưu hành sẽ tăng lên, và... và... Bắt bầu Kiên: Thị trường tài chính dính cú sốc "tháng cô hồn" (infonet 22-8-12) Đại gia ngân hàng 'nghèo đi' vì bầu Kiên (infonet 22-8-12) -- Có nói đến Trầm Bê- Mức độ rút tiền tại ACB trong tầm kiểm soát (TBKTSG). – ACB: Tiền rút ở mức trung bình, trong tầm kiểm soát (TTXVN). – “Người gửi tiền tại ACB nên thận trọng trước các tin đồn” (VnEco). – Cổ phiếu Việt Nam tiếp tục rớt giá sau vụ “bầu” Kiên bị bắt – (RFI). – Chuyên viên Bản Việt nói về thị trường – (BBC). - Chủ tịch Eximbank: ông Kiên chỉ “to mồm” (TT) - Quang cảnh thị trường sau vụ Bầu Kiên – (BBC). . Cú sốc của tâm lý đám đông (TP).- ACB: “Thanh khoản ngân hàng không thiếu”,Dân Trí còn báo Đất Việt: Tiền chất đống, ACB được hỗ trợ thanh khoản. – Tiếp tục bơm 13.025 tỷ trên OMO, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh (VnEconomy). – NHNN bơm nhiều tiền vào các ngân hàng(TBKTSG). - Ông Đỗ Minh Toàn, Phó tổng giám đốc thường trực ACB: Ai cũng có thể điều hành ACB (DNSG)


Tác động chính trị: Hệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên? (BBC 22-8-12)


Giấu đầu hở đuôi Đông A

Hôm nay báo Thanh niên có đăng một tin khá là lạ: "Thông tin bịa đặt" nhằm cải chính cáo buộc của trang Quanlambao về chuyện báo Thanh niên và một số báo khác "việt vị" trong chuyện dự định đăng bài "nhằm tô son trát phấn " cho bầu Kiên, người vừa bị bắt xôn xao truyền thông vừa qua. Tôi xác định lại thời gian đăng bài như sau:


1. Lúc 22:50 ngày 21/8/2012 trang Quanlambao đăng bài cáo buộc báo Thanh niên và một số báo khác. Trong đó có đoạn: "Thanh niên bị việt vị thấy rõ khi mới đăng bài phỏng vấn để lăng xê cho bố già Kiên lúc 03 giờ chiều thì đến tối hắn đã bị bắt. Bài phỏng vấn của Thanh Niên chỉ là 1 trong đợt PR dự kiến sẽ ‘đánh tổng lực’ trên toàn bộ hệ thống truyền thông Việt Nam nhằm to son, trát phấn cho hắn.".


2. Lúc 14:37 ngày 22/8/2012 báo Thanh niên đăng bài Thông tin bịa đặt.


3. Lúc 3:15 ngày 22/8/2012 báo Thanh niên đăng bài Bóng đá VN sốc quanh vụ bắt bầu Kiên. Trong bài báo này có đoạn: "4 tiếng trước khi bị bắt, ông Kiên có một cuộc trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên lúc 13 giờ ngày 20.8 và khẳng định sẽ đưa vấn đề trên ra tổng kết mùa giải 2012, thậm chí cả trường hợp đội Hà Nội cũng của bầu Hiển mới giành quyền thăng hạng, ông Kiên cũng khẳng định là chưa đủ điều kiện để lên chơi ở V-League 2013.".


Kết luận:

1. Trang Quanlambao đưa tin không đúng ở điểm không thấy báo Thanh niên đăng bài phỏng vấn bầu Kiên.

2. Trang Quanlambao về cơ bản là đưa tin đúng ở điểm báo Thanh niên có phỏng vấn bầu Kiên ngay trước khi bị bắt.

3. Trang Quanlambao nắm được thông tin báo Thanh niên có phỏng vấn bầu Kiên trước khi bị bắt. Quanlambao là ai, và tại sao lại nắm được thông tin này cũng là một vấn đề hấp dẫn. Nhưng từ điểm này có thể thấy trang Quanlambao có người hiện nay đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam. Đây cũng là lý do tại sao trang Quanlambao biết được thông tin bầu Kiên bị bắt trước khi truyền thông chính thức đưa tin.

******************




Thông tin bịa đặt!

22/08/2012 14:37

(TNO) Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên. Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt. Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập.

THANH NIÊN


Báo Thanh Niên 'không PR cho Bầu Kiên'

Trong một động thái bất ngờ, báo Thanh Niên đăng Bấmbố cáobác bỏ cáo buộc tờ báo này cùng một số phương tiện truyền thông khác đã đăng bài 'PR' cho ông Nguyễn Đức Kiên, còn được biết với cái tên Bầu Kiên.

Bố cáo đăng cuối giờ trưa thứ Tư 22/8 trên Thanh Niên ấn bản điện tử ghi: "Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết 'nhằm tô son, trát phấn' cho các ông Trầm Bê và Bầu Kiên".

"Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt."

"Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập."

Nội dung thông báo ngắn gọn nhưng lập tức thu hút chú ý của độc giả vì nó liên quan tới vụ bắt giữ chấn động dư luận mấy ngày nay.

Đồng thời, người ta không khỏi đặt ra các câu hỏi, như "một số trang mạng" đăng cáo buộc trên là trang mạng nào; và tại sao lại xuất hiện tên một 'đại gia' khác - ông Trầm Bê, bên cạnh ông Bầu Kiên...

Trên một vài trang mạng tạm được gọi là 'lề trái', tức đăng không tin không chính thống, điển hình là blog BấmQuan làm báo bị chặn tường lửa ở Việt Nam, vừa rồi có bài viết cáo buộc một cựu tổng biên tập của báo Thanh Niên làm cố vấn cho ông Nguyễn Đức Kiên và báo này cùng một chục tờ báo khác tham gia 'đợt PR' cho Bầu Kiên.

Trước khi ông Kiên bị bắt chiều thứ Hai 20/8, với tư cách Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) và Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội ACB, ông còn trả lời phỏng vấn một số báo về các vấn đề phát triển bóng đá Việt Nam, đặc biệt là trong V-League.

Một số báo đã đăng phỏng vấn này, nhưng đã gỡ bỏ đường link tới bài tiếp khi có thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.

Dường như, sau việc nhiều ngân hàng bác bỏ liên quan với Bầu Kiên, một số phương tiện thông tin đại chúng cũng tìm cách tách biệt khỏi nhân vật từng được cho là có thế lực nhất nhì lĩnh vực tài chính-ngân hàng trong nước.

Báo điện tử VnEconomy, mà năm ngoái đăng bài nói về ông Nguyễn Đức Kiên như một trong các "Doanh nhân của năm" cũng đã dỡ bỏ bài báo đó xuống.

Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết ông Đỗ Minh Toàn, Phó tổng giám đốc thường trực, được Hội đồng quản trị ủy quyền điều hành ngân hàng thay Tổng giám đốc Lý Xuân Hải.

Ông Hải được nói là vẫn đang trong quá trình hợp tác với cơ quan điều tra sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.




Trầm Bê là ai?




Hiện mới chỉ có Thanh Niên đưa ra phản hồi đối với cáo buộc đăng trên các website không chính thống nhưng lại nhiều người truy cập.

Ông Trầm Bê được nhắc tới trong bố cáo của báo Thanh Niên

Cư dân mạng đang đổ đi tìm kiếm thêm thông tin về nhân vật Trầm Bê, người được nhắc tới bên cạnh ông Nguyễn Đức Kiên.

Thông tin chính thức cho hay ông Trầm Bê, sinh năm 1959, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank);

Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI); Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phẩn Thương mại vàng bạc đá quý Phương Nam và Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An (TrieuAnHospital).

Trước khi nhậm chức tại Sacombank, ông đã phải từ chức Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), nhưng vị trí thành viên HĐQT ngân hàng này nay thuộc về con trai của ông.

Ông Trầm Bê được cho là 'đại gia trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản', với lượng cổ phiếu mà ông và ba người con nắm trong tay ước tính có giá trị tới 1.700 tỷ đồng.

Với hai con trai Trầm Trọng Ngân và Trầm Khải Hòa, con gái Trầm Thuyết Kiều, gia đình Trầm Bê dễ dàng nằm trong danh sách 10 gia đình giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.


- Báo Thanh Niên bác thông tin ‘PR cho bầu Kiên’ (ĐV). - Thông tin bịa đặt! (TN). - Báo Thanh Niên có “tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê, bầu Kiên? (GDVN).

- ‘Tội danh của bầu Kiên có thể bị phạt 2 năm tù’ (ĐV). - TGĐ ACB Lý Xuân Hải nói gì về bầu Kiên? (ĐV). - ‘Bầu Kiên tình cảm, nên hay gặp rắc rối’ (VNE). - Con người đa diện trong bầu Kiên (PN Today). - Từ hôm qua đến nay, gia đình bầu Kiên mất 300 tỷ đồng (VTC). - Blog Thóc: Dự cảm về việc bắt “Bầu” Kiên (VOV).



Chính quyền trấn an vụ bắt giữ Bầu Kiên

- Xem lại video: Bầu Kiên tuyên chiến với VFF (vandung256). “Trọng tài có làm tốt không, tôi cho rằng không phải tất cả các trọng tài không làm tốt, nhưng có rất nhiều trọng tài không tốt. Trọng tài bây giờ tiêu cực nhiều hơn hay là tiêu cực ít hơn?… tôi thấy trọng tài bây giờ tiêu cực nhiều hơn, tinh vi hơn và thủ đoạn hơn!”. - Cay cú vụ bầu Kiên, VFF quay sang dằn mặt báo chí VTC News (VTV2/ lamchankhanh).

- Điều tra 3 công ty của bầu Kiên (TT). - Bộ 3 công ty khiến bầu Kiên “ngã ngựa” (DT). - VPF ra thông cáo về bầu Kiên (TP). - Hai đội bóng của ‘bầu’ Kiên hoang mang (TP). - Đâu chỉ là chuyện của bóng đá (SGGP). -Các bức tranh biếm họa của họa sỹ Leo (TTVH). - Bắt bầu Kiên: Thị trường tài chính dính cú sốc “tháng cô hồn” (Infonet). - Nhiều ngân hàng đồng loạt né “bầu Kiên” (VietQ). - Ông Đỗ Minh Toàn được ủy quyền điều hành ACB (TN).


**********************


-Tiền chất đống tại ngân hàng ACB Hà NộiTiền mặt được ACB huy động trả cho khách để chật lối đi, la liệt dưới nền nhà; trong khi xe chở tiền vẫn tiếp tục đi vào...


-Các đại gia ngân hàng mất tiền tấn vì bầu Kiên
Tài sản của các đại gia ngân hàng giảm từ vài chục tới cả trăm tỷ chỉ trong một ngày sau thông tin bầu Kiên (nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) bị bắt.

Diễn biến ở biệt thự bầu Kiên chiều 21/8
Thống đốc NHNN bị chất vấn vì 'vụ bầu Kiên'
Choáng với khối tài sản kếch xù của bầu Kiên
Bầu Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam?
Bầu Kiên bị bắt làm 'nóng' các trang báo quốc tế
- Thống đốc NHNN bị chất vấn vì 'vụ bầu Kiên'




*****************




20 ngày, 3 đại gia Việt 'cộm cán'... bị 'vật' vào trại giam

Chỉ trong phiên ngày 21/8, hơn 10 triệu cổ phiếu của 9 nhà băng niêm yết trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM đã được sang tay. Tuy nhiên, hầu hết trong số này đều giao dịch ở mức giá sàn, mất từ 4% đến 7% thị giá sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt.

Theo thông báo từ 2 ngân hàng Á Châu (ACB) và Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB), tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của ông Kiên đang là 3,75% vốn tại ACB và 0,2% cổ phần EIB. Như vậy, sau phiên hôm qua, giá trị cổ phiếu mà ông này đang nắm giữ đã hao hụt hơn 65,6 tỷ đồng. Nếu tính cả sở hữu của người thân, gia đình bầu Kiên đã "bốc hơi" trên 160 tỷ đồng.

Gia đình đại gia Trầm Bê "bốc hơi" gần 4 triệu USD sau khi bầu Kiên bị bắt.

Cùng với ACB, EIB, các cổ phiếu ngành ngân hàng đồng loạt mất giá mạnh trong phiên 21/8 khiến nhiều ông lớn khác "lãnh đủ". Gia đình đại gia Đặng Văn Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank) và Trầm Bê (Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank) đều mất tới cả chục tỷ đồng do giá cổ phiếu STB giảm kịch sàn. Với mức giảm 1.100 đồng mỗi cổ phiếu, gia đình Trầm Bê mất tổng cộng 79 tỷ đồng, còn gia đình ông Đặng Văn Thành giảm 88 tỷ đồng.

Bầu Hiển sở hữu 25,4 triệu cổ phần của SHB, nên với mức giảm 500 đồng một cổ phiếu, tài sản của ông chủ 2 đội bóng đá Việt Nam đã mất gần 13 tỷ đồng. Trong khi đó, là ngân hàng sở hữu nhiều cổ phiếu của các đơn vị trong ngành nhất, VCB cầm chắc khoản hao hụt 157 tỷ trong hoạt động kinh doanh chứng khoán phiên ngày 21/8. Nhà băng này hiện nắm trong tay hơn 8,19% cổ phần EIB và 8,03% cổ phần MBB.


-Khởi tố bị can, bắt giam "trùm" Kiên

Hôm qua 21.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết đã thực hiện quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) về hành vi kinh doanh trái phép theo điều 159, BLHS.

Quyết định khởi tố bị can và khám xét được cơ quan cảnh sát điều tra tống đạt thực hiện vào lúc 17 giờ ngày 20.8 tại nhà riêng của ông Kiên ở ngõ 27, Xuân Diệu, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội. Sau gần 3 tiếng đồng hồ khám xét, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu và một ổ cứng máy tính.

Triệu tập Tổng giám đốc Ngân hàng ACB

Liên quan đến việc ông Kiên bị bắt, sáng 21.8, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã triệu tập ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, đến trụ sở Cơ quan CSĐT thường trực phía nam làm việc.

Theo thông tin của Thanh Niên, ông Hải có mặt lúc 8 giờ sáng và được đưa ngay vào phòng làm việc với tổ công tác do đích thân đại tá Nguyễn Trọng Long, Phó cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) Bộ Công an, bay từ Hà Nội vào. Một cán bộ C46 cho biết, C46 triệu tập ông Hải lên làm việc là rất bình thường, để làm rõ một số vấn đề liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên.

Hoài Nam

************


Trong ngày hôm qua, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông báo khẳng định, ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng ACB nên việc bắt giữ bị can này không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.


Vi phạm pháp luật xảy ra tại 3 công ty


Bị can Nguyễn Đức Kiên năm nay 48 tuổi được biết đến với biệt danh “bầu” Kiên hay Kiên “đầu bạc” khi là chủ của hai CLB bóng đá Hà Nội và Trẻ Hà Nội. Đồng thời ông còn là Phó chủ tịch Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF). Việc ông bị khởi tố, bắt tạm giam đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thể thao.


Tuy nhiên, trước khi có tên tuổi trong làng thể thao, Nguyễn Đức Kiên đã được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Không chỉ ở Ngân hàng ACB, ông Kiên còn là cổ đông lớn của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoài ra, còn mở rộng đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, du lịch… Năm 2010, ông Kiên được xếp hạng là một trong những người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản khoảng hơn 800 tỉ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết đã nhận được một số đơn thư khiếu nại, tố cáo về các vi phạm pháp luật xảy ra tại 3 công ty do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT gồm: Công ty CP đầu tư thương mại B&B, Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu. Qua điều tra, xác minh, cơ quan điều tra xác định ông Kiên có một số hành vi vi phạm pháp luật nên đã khởi tố vụ án hình sự số 8 ngày 20.8.2012 về hành vi kinh doanh trái phép. “Hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an là bình thường, chỉ liên quan đến vi phạm của 3 công ty nói trên do Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch HĐQT”, văn bản Bộ Công an nêu rõ.

Ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB - cho biết trước đây, ông Kiên có tên trong Hội đồng sáng lập nhưng hội đồng này đã giải thể cách đây 3 tháng. Hiện nay, ông Kiên chỉ là cổ đông bình thường của ACB (không phải cổ đông lớn) và không nắm chức vụ gì trong ACB. Hoạt động của ACB vẫn diễn ra bình thường.


Ông Nguyễn Đức Kiên - Ảnh: Khả Hòa

Nhiều tình tiết chưa được tiết lộ

Một trong những câu hỏi được dư luận đặt ra ngay sau khi ông Kiên bị khởi tố về hành vi kinh doanh trái phép là kinh doanh mặt hàng gì? Tuy nhiên để phục vụ công tác điều tra, cho đến cuối ngày hôm qua Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vẫn chưa công bố chi tiết những hành vi sai phạm cụ thể của bị can này.

Trong khi đó, theo ghi nhận của Thanh Niên, cả ba doanh nghiệp do ông Kiên làm chủ tịch HĐQT xảy ra kinh doanh trái phép bị khởi tố trong vụ án này đều có trụ sở tại TP.Hà Nội, với cơ sở vật chất bề thế. Trong đó Công ty CP đầu tư thương mại B&B có địa chỉ tại phố Lương Sử C, P.Văn Chương, Q.Đống Đa, được cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực: xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe. Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu đều có trụ sở tại số 57B Phan Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: bất động sản, nhà hàng ăn uống, xây dựng và kinh doanh sân golf; xây dựng giao thông, cầu đường, dân dụng và công nghiệp. Tại địa chỉ này cũng là nơi hoạt động của Công ty chứng khoán ACB và chi nhánh Ngân hàng ACB. Cho đến chiều qua, cả ba doanh nghiệp này vẫn hoạt động bình thường không có biểu hiện đình trệ khi chủ tịch HĐQT bị bắt.

Nhiều nguồn tin cho Thanh Niên biết, hành vi vi phạm pháp luật của bị can Nguyễn Đức Kiên là mở sàn vàng trái phép, ngoài ông Kiên còn một số người khác liên quan cũng bị bắt giữ. Tuy nhiên, thông tin này chưa được các cơ quan tố tụng xác nhận.


Theo điều 159 bộ luật Hình sự về tội kinh doanh trái phép:


1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:


a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:


a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.


b) Mạo nhận một tổ chức không có thật.


c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên.


d) Thu lợi bất chính lớn.


3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Trụ sở Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội do ông Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch HĐQT đều nằm trong tòa nhà 57B Phan Chu Trinh. Riêng trụ sở Công ty CP đầu tư thương mại B&B, theo đăng ký là tại số 63 Lương Sử C (P.Văn Chương, Q.Đống Đa, Hà Nội), nhưng khi chúng tôi đến đây thì lại là trụ sở Công ty tin học Á Châu vẫn đang hoạt động bình thường.


Ảnh: Sơn Quân

Ngân hàng Nhà nước VN: Ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố tội “kinh doanh trái phép”

Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời về vụ bầu Kiên bị bắt

Làng bóng đá “giật mình” nghe tin bầu Kiên bị bắt
Bắt tạm giam, khám xét nơi ở đối với bầu Kiên


--




-Vụ việc bắt giữ: - “Bầu” Kiên được xếp vào diện phạm tội ít nghiêm trọng (VietQ).- Làm rõ quan hệ cá nhân bầu Kiên – Lý Xuân Hải (TT). - “Bầu” Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam, bị bắt vì tội “kinh doanh trái phép” – (RFI). - Vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt : Đấu đá trong nội bộ Đảng ? -- Vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt : Đấu đá trong nội bộ Đảng? – (RFI). –“Quyền lực ngầm” (PLTP).- TS Lê Đăng Doanh: vụ “Bầu” Kiên là hệ quả việc thiếu giám sát quyền lực – (RFA).




THÔNG TIN MỚI VỀ BẦU KIÊN – (Phạm Viết Đào). – Quyền uy giấu sau vẻ lầm lũi, kín tiếng (VEF). – BỐ GIÀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN HỢP TÁC CÙNG NHÓM ‘TÀU’ ĐANG MỌC CÁNH TỪ SAMCOMBANK – (Phạm Viết Đào). – CHOÁNG VÌ NGUYỄN ĐỨC KIÊN BỊ BẮT – (Huỳnh Ngọc Chênh). – Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân nói về “nhóm lợi ích” (Đào Tuấn).


'Bầu Kiên' bị bắt (BBC 21-8-12) ◄◄ Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt (VnEx 21-8-12) Thống đốc giải trình vụ bầu Kiên bị bắt (VnEx 21-8-12) --- Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật (Blog Cầu Nhật Tân 21-8-12) -Búa liềm đã vung lên và một con sâu đã chảy máu (Blog Mai Xuân Dũng 21-8-12) -Chân dung ông 'trùm' Nguyễn Đức Kiên (VnEx 21-8-12) - Bầu Kiên: Quyền uy giấu sau vẻ lầm lũi, kín tiếng (VEF 21-8-12) Những hoạt động kinh tế của ‘bầu Kiên’ (ĐV 21-8-12) 'Bầu Kiên' giàu như thế nào? (PetroTimes 21-8-12) Bầu Kiên mất 132,6 tỷ đồng chỉ trong buổi sáng (VTC 21-8-12) - Dinh thự bí ẩn của 'bầu' Kiên(PetroTimes 21-8-12) -- Hàng xóm không biết "bầu Kiên" là ai cho tới khi bị bắt (infonet 21-8-12) -Diễn biến ở biệt thự bầu Kiên chiều 21/8 (ĐV 21-8) - Vietnam arrests banking tycoon for undisclosed financial crimes (AP 21-8-12) Whistle blows for football-loving tycoon (FT 21-8-21) -- A good piece by Ben Bland (Có lẽ là người duy nhất để ý thấy năm nay là năm tuổi của ông Kiên: tuổi Thìn! Ben Bland cũng so sánh vụ này với vụ Đặng Thị Hoàng Yến)


Năm Nhâm Thìn, bầu Kiên ăn Tết mất vui? /biz.cafef.vn/ Theo đoán số tử vi, năm 2012 (Nhâm Thìn) sẽ là một năm không thuận đối với người tuổi Giáp Thìn - 1964 như ông Kiên. Năm 2012, ông còn gặp tuổi hạn (49) nên được dự báo sẽ sẽ là một năm vận hạn


Ảnh hưởng thị trường: Chính quyền trấn an vụ bắt giữ bầu Kiên (BBC 21-8-12) -- Chứng khoán sáng 21/8: Rúng động! (VnE 21-8-12) -- Thị trường chứng khoán đang 'rơi tự do' sau tin 'bầu' Kiên bị bắt (PertroTimes 21-8-12) Nhận diện 3 công ty riêng cùng tội danh của Bầu Kiên (ĐV 21-8-12)-- Arrest of Vietnam tycoon unnerves markets (FT 21-8-12) Vietnam arrests banking tycoon, bank shares fall (Reuters 21-8-12) Vietnam’s Arrest of Bank Mogul Sparks Slide in Financial Stocks (Bloomberg21-8-12) -- Vietnam bank mogul's arrest spooks investors (AFP 21-8-12) Vietnam Tycoon Arrest Sends Stocks Plunging as Tensions Surface (Bloomberg 21-8-12) Dấu hiệu của "Ba Tư Đại Chiến"?: "The arrest of Kien, who has links to the prime minister, may also be related to Dung’s ongoing rivalry with President Truong Tan Sang for power within the Communist Party ranks" Arrest Inflames Bad-Debt Fears in Vietnam (WSJ 21-8-12)


Bắt “bầu” Kiên và những dự báo về chứng khoánVnEconomy -Theo Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), có thể thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt chỉ gây sốc tạm thời cho hệ thống

ACB có dư 15.000 tỉ đồng để đảm bảo thanh khoản (Sgtt)-- Tổng giám đốc Tập đoàn tài chính ACB Nguyễn Đức Kiên bị bắt – (RFA). – Thị trường chứng khoán Việt Nam hốt hoảng trước tin Bầu Kiên bị bắt – (RFA). – Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh sau vụ bắt giữ tỉ phú Nguyễn Đức Kiên (VOA). - Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc ACB: ACB đang ‘lo đối phó khủng khoảng’ – (BBC). - Bầu Kiên và những thương vụ đầu tư đa ngành bí ẩn (VNE).

- Chính quyền trấn an vụ bắt giữ Bầu Kiên – (BBC). – Tổng giám đốc ngân hàng ACB diện kiến cơ quan điều tra (ĐTCK). – ACB: ‘Tình hình trong tầm kiểm soát’ – (BBC). – Ngân hàng ACB: Không bị ảnh hưởng vì vụ Nguyễn Đức Kiên – (RFI). – Thống đốc trả lời về vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên: Đã dự phòng các phương án xử lý (ANTĐ).

- Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản cho ACB (TBKTSG). – Các ngân hàng lên tiếng, bầu Kiên mất 132 tỷ (PN Today). – Bầu Kiên nắm không quá 5% cổ phần ACB (eBank). – Ngân hàng Nhà nước tích cực bơm tiền, trấn an người gửi (VNE). – Người gửi tiền đừng lo! (NLĐ). – “Không để tổ chức tín dụng nào phá sản trong giai đoạn hiện nay!” (PNTP). – Arrest Inflames Bad-Debt Fears in Vietnam (WSJ).

- NÓNG 24h: “Cơn địa chấn” mang tên bầu Kiên (Công lý). – Truyền thông một phen quay cuồng cùng bầu Kiên (Thebox). – Vụ “bầu” Kiên bị bắt: Hiệu ứng đám đông (Công lý). – Bloomberg nói về vụ bắt giữ bầu Kiên (CafeF). -Vietnam arrests banking tycoon (Bloomberg).

- ‘Bầu Kiên’ giàu như thế nào? (PetroTimes). – Gia sản kếch xù của bầu Kiên đến từ đâu? (GDVN). – Dinh thự bí ẩn của ‘bầu’ Kiên (PetroTimes). – Hàng xóm không biết “bầu Kiên” là ai cho tới khi bị bắt (Infonet). – Diễn biến ở biệt thự bầu Kiên chiều 21/8 (ĐV). – Chân dung ông ‘trùm’ Nguyễn Đức Kiên (VNE).


- 3 công ty của Bầu Kiên kinh doanh gì? (Bee). – Phỏng vấn LS Trần Vũ Hải: Bình luận về tội “Kinh doanh trái phép” – (BBC).

- Bầu Kiên bị bắt, VPF hoạt động ra sao? (PLTP). – “Bầu Kiên bị bắt không ảnh hưởng nhiều đến VPF”(PNTP). – Bầu Kiên bị bắt, bầu Thắng ra “mật chỉ” (Bóng đá). – Cầu thủ của bầu Kiên lo lắng về tương lai bất định (NS). – CLB Hà Nội sẽ ra sao nếu vắng bầu Kiên?Bầu Kiên bị bắt, cầu thủ sợ CLB Hà Nội sẽ bị rao bán (Bóng đá). - ‘Bầu Kiên không quyết định sự tồn vong của bóng đá VN’ (Infonet). – Những trận đấu “có mùi” của đội bóng bầu Kiên (Thebox). - Chưa rõ tương lai hai đội bóng của bầu Kiên (TT). - Bầu Kiên bị bắt, rồi sao nữa? (SGTT).

- Những phát ngôn “chống tiêu cực” ấn tượng của bầu Kiên(Bee). – Hàng xóm e dè ông “trùm” phát ngôn gây sốc (ANTĐ).

Thống đốc giải trình vụ bầu Kiên bị bắt vnexpress.net/ Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, những nhà đầu tư, điển hình là trong trường hợp thâu tóm Sacombank chưa bao giờ báo cáo Ngân hàng Nhà nước. “Do đó chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền đâu ra”, người đứng đầu ngành ngân hàng quả quyết.

-“Ngân hàng nhà nước có lỗi khi để Hội đồng sáng lập ACB tồn tại” dantri

-..Bầu Kiên bị bắt, cổ phiếu ACB, Eximbank, Sacombank bị bán tháo?
-"Khi tòa biệt thự bị khám xét, bầu Kiên vắng mặt" (GDVN) - "Lúc khám xét chỉ có vợ anh Kiên có mặt tại đó, còn anh Kiên thì không có mặt. Cơ quan chức năng đã mang đi một số đồ vật và tài liệu"....

Phỏng vấn bầu Kiên trước giờ bị bắt Lúc hơn 18 giờ chiều qua (20.8), phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ tịch VPF về vấn đề tiêu cực của V-League. Khoảng 19 giờ 30 cùng ngày, ông Kiên bị công an bắt tạm giam, khám xét nơi ở.

Bầu Kiên bị bắt, chứng khoán Việt Nam mất 19,100 tỷ đồng

Ngăn hệ lụy bầu Kiên, ACB hạn chế giải ngân cho khách
NHNN lên tiếng về vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố



********************




Tội kinh doanh trái phép nhận mức phạt nào?-

Theo Điều 159, Bộ Luật hình sự, hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép được chia thành 3 trường hợp:

1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:


a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

d) Thu lợi bất chính lớn.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Trích Bộ Luật hình sự

- Bắt Tổng giám đốc Ngân hàng ACB (PetroTimes). - ACB và bầu Kiên không nắm giữ cổ phần Sacombank (VinaCorp). - BÚA LIỀM ĐÃ VUNG LÊN VÀ MỘT CON SÂU CHẢY MÁU – (Mai Xuân Dũng). - PHẢN PHÁO (!?) – (Bùi Văn Bồng). - “Đây là việc của cá nhân ông Kiên” (TT). - Bắt tạm giam, khám xét nơi ở đối với bầu Kiên (TN). - Bầu Kiên bị bắt: Cập nhật liên tục (GDVN). - Giới ngân hàng “choáng” khi bầu Kiên bị bắt (VEF). - Khởi tố và bắt tạm giam “bầu” Kiên (VTV). - Thị trường chứng khoán đang ‘rơi tự do’ sau tin ‘bầu’ Kiên bị bắt (Petrotimes). - Chứng khoán ‘rúng động’ vì bầu Kiên bị bắt (ĐV). - Bầu Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam? (ĐV). - ACB: “Tình hình khách hàng không đáng ngại” (TT). - Bầu Kiên bị bắt: Vàng tăng nóng, chứng khoán đỏ sàn (NLĐ).

-- Thống đốc NHNN bị chất vấn vì ‘vụ bầu Kiên’ (ĐV). - Chất vấn Thống đốc về vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (VnEco). - Vụ bắt bầu Kiên làm nóng phiên chất vấn Thống đốc(VNN).


- NHNN sẵn sàng hỗ trợ ACB nếu có động thái rút tiền (ĐT). - Bầu Kiên bị bắt, dân mạng kêu gọi nhau ‘bình tĩnh’ (GDVN).




- Hàng loạt ngân hàng chối bỏ ‘ảnh hưởng’ của bầu Kiên (VNE). - Ngăn hệ lụy bầu Kiên, ACB hạn chế giải ngân (VNE).




- Bầu Kiên bị bắt làm ‘nóng’ các trang báo quốc tế (ĐV). - Vietnam arrests high-flying banking mogul (The Star). - Vietnam arrests banking tycoon (Herald-Tribune). Vietnam Arrests Banking Tycoon (nytime). - Vietnam arrests banking tycoon, bank shares fall (Reuters).




- Hàng loạt cổ phiếu giảm giá (TN). - Chứng khoán “sốc” (TT). - Gia đình bầu Kiên mất 164 tỷ đồng trong ngày “đen tối” của chứng khoán Việt (DT).




- Làng bóng đá “giật mình” nghe tin bầu Kiên bị bắt (TN). - “Bầu” Kiên bị bắt, lo cho CLB Bóng đá Hà Nội (TN).



-ACB: “Tình hình trong vòng kiểm soát”(VnEconomy)- Phó tổng giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại nói ACB đã có kinh nghiệm và kế hoạch đối phó với những rủi ro


--Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật Cầu Nhật Tân

Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, kế hoạch đánh án Kiên “bạc” được Ban chuyên án chuẩn bị và tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước ngay sát giờ bắt ông Kiên. Đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo việc bắt và khám xét nơi ở của ông Kiên tại ngõ 27, Xuân Diệu, Tây Hồ, HN. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường chưa xảy ra kể từ năm 1994.


Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.

Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao

Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường chưa xảy ra kể từ năm 1994. Tuy nhiên, có tin cho hay, sát cánh với Tổng cục 6 của tướng Vĩnh còn có An ninh quân đội.

Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Và nó chỉ xảy ra khi nội bộ choảng nhau. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu. Đồng chí Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ Tổng bí thư Đỗ Mười, không qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong vụ Kiên “bạc” này, hẳn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “qua mặt”. Các đồng chí an ninh ngày nay chẳng lạ gì quy luật nghiệt ngã của cuộc chơi này. Chính Trung tướng an ninh Vũ Hải Triều – Triều “bạc” – lúc đó là thư ký riêng của đồng chí Ba Ngộ.

Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người – trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng điểm nổi bật nhất, trong con mắt của “bên Đảng”, ông Ngọ là người của Thủ tướng.

Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị bắt tiếp. Có những dấu hiệu cho thấy một cuộc thanh trừng nội bộ quy mô lớn đã được phát động.

Thông tin tiếp: Kiên “bạc” hiện bị giam tại một cơ sở giam giữ do Bộ Quốc phòng quản lý nhằm tránh nguy cơ bị thủ tiêu bịt đầu mối.



-Báo nước ngoài đồng loạt đưa tin bắt giữ bầu KiênTuổi Trẻ


-Arrest of Vietnam tycoon unnerves marketsfrom (Financial Times)-Nguyen Duc Kien detained on suspicion of carrying out ‘illegal business’ raising fresh investor concern about elite-level tensions in the country

-Vietnam arrests high-flying banking mogul

HANOI (AFP) August 21, 2012- Vietnam police have arrested a top banking tycoon on suspicion of illegal business activities, the government said on Tuesday, sending ripples through financial markets in the communist state.


--Ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố vì 3 công ty con(TBKTSG Online) - Theo cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an), ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố về tội kinh doanh trái phép. “Bước đầu điều tra sai phạm chỉ liên quan đến ba công ty do ông Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch HĐQT”, thông báo từ Ngân hàng Nhà nước việt Nam cho hay.


Bầu Kiên bị bắt, VFF - VPF họp khẩn(Dân trí) - Sau khi thông tin Phó chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên bị bắt để phục vụ điều tra những sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh, VFF và VPF đã hội ý khẩn cấp để vụ việc không ảnh hưởng đến những hoạt động của VPF. Thông tin VFF và VPF hội ý khẩn cấp ...


"Bầu" Kiên bị bắt, lo cho CLB Bóng đá Hà NộiThanh Niên


Bầu Kiên vắng mặt khi bắt đầu thủ tục khám xét nhàLao động
Báo Giáo dục Việt Nam -VTC -VietNamNet


--Thống đốc: NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho ACB Thống đốc NHNN và Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt không ảnh hưởng gì đến hoạt động của ACB


.-Chất vấn Thống đốc về vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức KiênThống đốc Bình nói rằng, đến giờ phút này ông Kiên không tham gia vào hội đồng quản trị và ban điều hành ngân hàng nào.


Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên được đưa ra ngay tại phiên chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra chiều nay (21/8).

Đây là phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình về vấn đề nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại, và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Tuy nhiên, sự kiện đang thu hút dư luận là việc cơ quan công an vừa tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB), được đại biểu Đỗ Văn Đương đặt ra trong câu hỏi chất vấn của mình.

Cụ thể, đại biểu Đương đặt vấn đề: “Hôm qua, rất hoan nghênh cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra lệnh bắt giữ hình sự đối với ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB). Nguyễn Đức Kiên còn là cổ đông chính của nhiều ngân hàng thương mại… Xin hỏi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, việc bắt giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Kiên về hành vi kinh doanh trái phép là có đủ căn cứ không, có thỏa đáng không? Bước đầu tính chất nghiêm trọng như thế nào?”.

Tuy nhiên, câu hỏi trên được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao sẽ trả lời đại biểu bằng văn bản.

Còn về phía Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết Bộ Công an cũng đã có văn bản nói về vụ bắt giữ này.

“Trong công văn đó chỉ nói là thành lập ra ba công ty con và ba công ty này kinh doanh trái phép. Ông Nguyễn Đức Kiên nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập của ACB, nhưng đây là hội đồng do ACB thành lập ra thôi, chứ theo Luật Các tổ chức tín dụng, trong cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần không có tổ chức này, mà chỉ cho phép có hội đồng quản trị và ban điều hành”.

Thống đốc Bình cũng nói rằng, đến giờ phút này ông Kiên không tham gia vào hội đồng quản trị và ban điều hành ngân hàng nào, do vậy, với nguyên nhân bắt giữ và địa vị công tác của ông Kiên hiện nay, thì "không liên quan gì đến ACB".

“Nhưng để đảm bảo cho sự an toàn hệ thống trước mọi dư luận xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước các cấp sẵn sàng hỗ trợ để đảm bảo thanh khoản ACB cũng như tổ chức tín dụng khác, nếu như có hiện tượng rút tiền hàng loạt”, ông Bình cho biết thêm.

Qua thông tin từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận lại rằng: có thể khẳng định việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hoàn toàn không liên quan đến việc điều hành của ACB; những người có tiền gửi tại ACB yên tâm, Ngân hàng Nhà nước cũng đang giám sát chặt chẽ thanh khoản của ngân hàn này.

Tuy nhiên bà Ngân cũng lưu ý: “Hội đồng Sáng lập” tại ACB tuy không có trong quy định pháp lý, nhưng Ngân hàng Nhà nước biết có tại ACB mà để tồn tại lâu mà không xử lý gì, chấn chỉnh gì, thì đó cũng là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước.

-ACB yêu cầu các chi nhánh, PGD tạm ngưng giải ngân cho vay

Ngoài ra, lãnh đạo ACB cũng yêu cầu các Trưởng, Phó đơn vị không được rời khỏi nhiệm sở. Theo một nguồn tin từ ACB, sáng nay trong thư nội bộ của Ngân hàng gửi tới các đơn vị thành viên có nội dung về việc “tất cả các đơn vị tạm ngưng giải ngân cho vay". Các đơn vị được yêu cầu theo dõi chặt chẽ thanh khoản, báo cáo lập tức các dấu hiệu bất thường về kinh doanh về cho Phó TGĐ thường trực.


Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ACB cho biết, việc tạm ngưng giải ngân này là do thanh khoản của Ngân hàng.

Liên quan đến vấn đề của ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải, ngân hàng này khẳng định việc ông Kiên bị bắt chỉ là lý do liên quan đến cá nhân ông và không liên quan tới hoạt động ngân hàng.

Về ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc của ACB, phát ngôn từ phía Ngân hàng này là ông Hải đang thực hiện việc hợp tác điều tra và cung cấp thông tin.

Một nội dung trong thư này có yêu cầu lãnh đạo ACB cũng yêu cầu các Trưởng, Phó đơn vị không được rời khỏi nhiệm sở.

Hiện Phó Tổng giám đốc thường trực của ACB là ông Đỗ Minh Toàn. Ông Toàn được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc năm 2005. Hiện nay ông là Phó Tổng giám đốc thường trực, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Tín dụng, ủy viên Hội đồng Đầu tư, và ủy viên Hội đồng Xử lý rủi ro



-Khởi tố Bầu Kiên tội Kinh doanh trái phép

-(GDVN) - Bộ Công an khẳng định, hoạt động của cơ quan CSĐT là hoạt động bình thường, chỉ liên quan đến vi phạm của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch HĐQT.


Nguồn tin riêng báo Giáo dục Việt Nam cho biết, cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết: Căn cứ đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại 3 công ty, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội, do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT 3 công ty trên, ngày 20/8, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch HĐQT 3 công ty trên về tội Kinh doanh trái phép theo Điều 159 Bộ luật Hình sự theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 08/C46 (P10) ngày 20/8/2012.




Bầu Kiên bị bắt, phó Thống đốc NHNN: "Tôi không biết"-

(GDVN) - Trước việc ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) – người được coi là "ông trùm” của các ngân hàng Việt Nam bị bắt, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước VN tỏ ra không biết thông tin.

Ngoài số cổ phiếu tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của một số ngân hàng lớn khác như VietBank, Eximbank và Sacombank. Cái chức danh “ông trùm” của các ngân hàng Việt Nam được đặt cho ông Kiên cũng bởi lẽ đó.

Sáng nay, như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch HĐQT 3 công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội về tội Kinh doanh trái phép theo Điều 159 Bộ luật Hình sự theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 08/C46 (P10) ngày 20/8/2012.

Đồng thời, cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng tiến hành triệu tập ông Lê Xuân Hải – người giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu từ năm 2005 đến nay, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).

Trong khi nhiều lãnh đạo của các ngân hàng cổ phần bất ngờ trước thông tin bầu Kiên bị bắt thì các lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN VN) lại tỏ rõ sự thận trọng. Một phó Thống đốc NHNN VN làm việc tại TP.HCM nói: “Tôi không biết đâu. Chuyện này ở ngoài Hà Nội, tôi không biết”.
Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cũng từ chối trả lời cuộc phỏng vấn của báo chí với lý do: “Chưa có thông tin nên chưa thể có ý kiến gì về việc này”. Phó Thống đốc Tiến cũng cho biết: Hiện tại, ông đang đi công tác do đó, để hiểu sâu vấn đề, cần phải hỏi cơ quan công an để biết rõ nguyên nhân cụ thể của sự việc.
Một phó Thống đốc khác của NHNN VN cũng cho hay, họ không biết gì hơn ngoài thông tin lan truyền vào đầu giờ sáng nay (21/8) và sau đó được chính thức xác nhận. Ông Kiên bị bắt vì tội gì chưa công bố cụ thể nhưng đây hẳn là một sự kiện. “Có thể tội danh mà ông Kiên vi phạm là ở các lĩnh vực kinh doanh khác, không riêng gì ngân hàng” – vị phó Thống đốc này phán đoán.

Vị lãnh đạo này cũng chia sẻ: Ông khá quan tâm tới vấn đề này, cũng đang tìm hiểu thông tin thêm từ các cơ quan an ninh, điều tra.

Trong khi đó, đối với các ngân hàng cổ phần, việc ông Kiên bị bắt dường như không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh.
ACB sáng nay (21/8) đã xác nhận, ông Kiên vẫn giữ chức Phó chủ tịch hội đồng sáng lập ở ngân hàng này, tuy nhiên, hiện ông không có chức danh quản lý hay điều hành nào cụ thể ở đây.
Đại diện Ngân hàng, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó TGĐ ngân hàng ACB, cũng là người phụ trách phát ngôn của NH này cho biết việc ông Kiên bị bắt là việc của cá nhân, không ảnh hưởng đến hoạt động của NH.



Bầu Kiên bị bắt, cổ phiếu ACB, Eximbank, Sacombank bị bán tháo?

Phỏng vấn bầu Kiên ngay trước giờ bị bắt: 3 vòng đấu cuối có tiêu cực?
Bầu Kiên bị bắt, Phó Tổng giám đốc VPF nói gì
"Bầu Kiên không quyết định sự tồn vong của bóng đá Việt Nam"
Tranh biếm họa bầu Kiên trước khi bị bắt
Sự nghiệp của bầu Kiên, người bị bắt qua ảnh
"Sốc" vì bầu Kiên bị bắt


-Cập nhật: Bắt bầu Kiên để điều tra "kinh doanh trái phép"
Theo thông tin ban đầu, ông Kiên bị bắt để điều tra về hành vi kinh doanh trái phép, quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự.


-Bầu Kiên cùng TGĐ ACB Lý Xuân Hải bị bắt*

Ông Nguyễn Đức Kiên đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ để điều tra những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.

Sáng 21/8, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) xác nhận ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra về hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế.
Việc khám xét nhà riêng của ông Kiên tại quận Tây Hồ, Hà Nội, diễn ra tối 20/8. Công an đã thu giữ một số tài liệu phục vụ cho quá trình điều tra.
Ông Nguyễn Đức Kiên (48 tuổi) là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam – VPF, “ông bầu” của CLB bóng đá Hà Nội và cổ đông của nhiều ngân hàng như ACB, Eximbank…
Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội.

Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Hungary.
Từ năm 1981-1985 học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng Công ty Dệt May VN.
Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.
Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank.
Ông Kiên được nhiều người biết đến trong thời gian gần đây thông qua các hoạt động liên quan đến bóng đá. Ông là Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB.
Cuối năm 2011, ông Kiên có bài phát biểu táo bạo gây chấn động tại hội nghị tổng kết mùa giải V-League, nêu thẳng những tiêu cực tồn tại từ lâu của bóng đá Việt Nam. Bài phát biểu trên nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
Ông Kiên là người khởi xướng thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và được xem là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam.
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.
Hoàng Cường




-Bắt bầu Kiên (21/08)TTO - Sáng nay 21-8, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) xác nhận với Tuổi Trẻ Cơ quan CS điều tra đã bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, ngõ 27 đường Xuân Diệu, Q.Tây Hồ, Hà Nội).

Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) - Ảnh: Sĩ Huyên

Ông Nguyễn Đức Kiên (48 tuổi) là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội, là cổ đông tại nhiều ngân hàng thương mại như ACB...




Được biết, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này.




Ngay trong tối 20-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên tại Hà Nội. Việc khám xét kéo dài khoảng hơn một giờ. Cơ quan công an đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra của ông Nguyễn Đức Kiên.




Trước đó, vào 15g chiều 20-8, ông Nguyễn Đức Kiên đã gặp và trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ tại khách sạn Hilton - Hà Nội. Tại cuộc trả lời phỏng vấn, ông Kiên trao đổi nhiều về các nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam.

M.QUANG - K.XUÂN




-Bắt bầu Kiên (21/08)

Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và sinh sống Hà Nội. Từng thi đậu vào đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), sau đó đi du học tại Hungary.




Ông từng làm việc tại tổng công ty Dệt May VN. Thành viên sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là phó chủ tịch HĐQT trước khi chuyển thành phó chủ tịch HĐ sáng lập ACB.

Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Techcombank... Hiện nay ông Kiên là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn tài chính Á Châu, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội; chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB. Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc...

(WIKIPEDIA)


********************
"Đây là việc của cá nhân ông Kiên"TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ngân hàng (NH) ACB, cũng là người phụ trách phát ngôn của NH này cho biết việc ông Kiên bị bắt là việc của cá nhân ông Kiên.
Bầu Kiên bị bắt


Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) - Ảnh: Sĩ Huyên

Hiện ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải thành viên Hội đồng quản trị, không tham gia ban điều hành của NH ACB.

“Việc tạm giam ông Kiên là quyết định của cơ quan chức năng do vậy không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của NH”, ông Toại nhấn mạnh.

Ông Toại cũng cho biết do không còn là cổ đông lớn, nên ông Kiên không có nghĩa vụ phải công bố thông tin về số cổ phần của NH ACB mà ông và các thành viên trong gia đình đang nắm giữ.

Bắt tạm giam, khám xét nơi ở đối với bầu Kiên

(TNO) Sáng nay 21.8, nguồn tin Thanh Niên Online cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt ông Nguyễn Đức Kiên, người được giới mộ điệu bóng đá biết đến với biệt danh “bầu Kiên” hay “Kiên đầu bạc”.

Việc bắt giữ ông Kiên được cho là có liên quan đến các hoạt động kinh tế và được thực hiện từ 17 giờ chiều qua 20.8.
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã thực hiện lệnh khám xét nhà riêng ông Kiên tại P.Quảng An, Q.Tây Hồ. Một cán bộ công an phường này cho hay, việc khám xét được thực hiện gần 3 giờ đồng hồ, từ 17 giờ 30 phút cho đến 20 giờ 30 phút.
Lúc 9 giờ 30 phút sáng nay 21.8, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vẫn chưa có thông tin chính thức về vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Tuy nhiên nguồn tin từ ACB cho hay hiện nay ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là cổ đông chứ không nắm chức vụ gì trong ngân hàng.
Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội. Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự. Năm 1981-1985, ông được chọn đi du học tại Hungary. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
Năm 1994, ông Kiên tham gia vào xây dựng ACB, sau đó là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) trước khi chuyển thành Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB, trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan - vợ ông Kiên - nắm giữ 4,11%.
Ngoài lĩnh vực ngân hàng, ông Kiên là người khá nổi danh trong lĩnh vực bóng đá, với biệt danh “bầu Kiên”, là một trong những người khởi xướng sự thành lập của Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó chủ tịch của Liên doanh KFC. Bên cạnh đó, bầu Kiên còn mở công ty để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác.


TIẾP TỤC CẬP NHẬT




************

'Bầu Kiên' bị bắt


Ông Nguyễn Đức Kiên còn là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF)

Ông Nguyễn Đức Kiên, người thường được gọi là 'Bầu Kiên', Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á châu (ACB), vừa bị bắt chiều hôm 20/8, theo báo chí trong nước.

Báo Tuổi Trẻ TP HCM đưa tin "ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này".

Được biết việc bắt ông Kiên được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện vào chiều thứ Hai 20/8, và ngay buổi tối, nhà ông tại Hà Nội đã bị khám xét, công an thu giữ một số 'tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra' của ông.

Thông tin Bầu Kiên, sinh năm 1964, bị bắt đang làm chấn động dư luận trong nước, không chỉ bởi vì ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực tài chính.


Ngoài vị trí ở ACB, được cho là còn nhiều quyền lực hơn cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Kiên còn nắm nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á và Techcombank.

Riêng tại ACB, ông và gia đình giữ số cổ phiếu nhiều hơn Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng và thân nhân.

Về danh chính ngôn thuận, ông Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần mang tên Tập đoàn tài chính Á Châu.

Ông cũng đầu tư vào một vài lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.

Ông là thành viên hội đồng quản trị của hai công ty du lịch lớn là Du lịch Chợ Lớn và Du lịch Thiên Minh.

Bầu bóng đá

Bầu Kiên còn được biết qua vai trò của mình trong lĩnh vực nhiều tiền nhưng cũng gây nhiều tranh cãi là bóng đá.

Ông là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và cổ súy cho các thay đổi mạnh trong điều hành các giải bóng đá Việt Nam.


Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.

Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước.

Việc ông mời đích danh Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm cố vấn cho VPF hồi cuối năm ngoái đã gây nhiều đồn đoán.

Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên cùng một số lãnh đạo VPF ăn tối với Thủ tướng suốt ba tiếng đồng hồ và sau đó 'lật ngược tình thế' trong cuộc chiến bản quyền Giải Bóng đá quốc gia với Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) cùng Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG).


Bản tin của báo này nhanh chóng bị can thiệp phải gỡ bỏ.


Báo Thể thao 24h sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. VNExpress
-Rung động thông tin bắt giữ bầu Kiên (VNN). - Bắt tạm giam, khám xét nơi ở của ‘bầu’ Kiên.Tiền
phong: Cuối giờ chiều qua, cơ quan điều tra bắt đầu tiến hành khám xét nơi ở của ông Kiên tại phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đến khoảng 20 giờ 30, việc khám xét mới kết thúc.
Một nguồn tin cho hay, cơ quan chức năng đã thu giữ một số tài liệu và một ổ cứng máy tính tại nơi ở của ông Kiên.
Theo một số nguồn tin, ông Kiên bị bắt vì để điều tra về hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế.
Tiền Phong sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc này đến độc giả.

- NHÂN VIỆC “BẦU KIÊN”, NHỚ CHUYỆN: “ĐẠI GIA” CHỈ CÓ MỖI TIỀN… – (Mai Thanh Hải). - TIN RÚNG ĐỘNG: Bầu Kiên đã bị bắt 20/8/2012! (TTXVA).


- Hàng loạt tập đoàn nhà nước bị phanh phui sai phạm (VNN). Được biết, khi bắt giữ bầu Kiên tại TP.HCM thì trong đêm 20/8, lực lượng công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông này tại Hà Nội.


Tại đây lực lượng công an có thu giữ 1 số tài liệu để phục vụ cho công tác điều tra.


- Từ nay tới cuối năm, thanh tra 4 tập đoàn, tổng công ty (Cafef/TTVN).


Bắt Bầu Kiên, khám xét nơi ở gần 1 tiếng

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Ông cũng đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.

Trong lĩnh vực du lịch, ông Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.



********


theo Thường Sơn - Phạm Chí Dũng:

Vào cuối năm 2011, toàn bộ giới đầu tư và các ngân hàng đều xôn xao về vụ việc thâu tóm này, theo một kịch bản mà người ta chỉ có thể hình dung xảy ra ở Phố Wall. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già”Nguyễn Đức Kiên, cùng với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt.

...


Những nhân vật được coi là cận kề như Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách về an ninh; Bầu Kiên, tức Nguyễn Đức Kiên, một nhân vật đã không còn giữ vẻ thầm lặng trong những lời dị nghị của giới đầu tư và tài chính Hà Nội, người đã mau chóng biến thành một “bố già” trên gương mặt đương đại quốc gia. Gắn bó đầy hữu cơ với Bầu Kiên lại là Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người từng có thời là trợ lý đắc lực cho Nguyễn Tấn Dũng, giờ đây đang phủ sóng toàn bộ khu vực tín dụng quốc gia và siết chặt yết hầu tài chính đất nước…


...

Với những ảnh hưởng về tầm hoạt động và xu thế chuyên sâu hóa như thế, không ngạc nhiên khi bên cạnh người con gái của Thủ tướng luôn có mặt những nhân vật bộ trưởng và mang hàm bộ trưởng, mà điển hình là Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hoặc những nhân vật chưa từng là bộ trưởng nhưng vẫn có thể sắp xếp cả chức vụ bộ trưởng như Nguyễn Đức Kiên.


...

Từ năm 2011 đến nay, người được gọi là Bầu Kiên đã chính thức lộ ra từ vùng tối khi đặt cả hai chân vào chính giới Việt Nam. Cũng cho đến lúc đó, ít ai biết được việc Nguyễn Văn Bình chính là một mắt xích quan yếu nhất mà theo những tin tức tin cậy, nhân vật “bố già” Nguyễn Đức Kiên đã bằng nhiều cách, từ vận động hành lang đến tác động trực tiếp vào khâu tổ chức cán bộ, để kết quả là Bình đã tiếp cận được vị trí ủy viên Trung ương Đảng cùng chức vụ Thống đốc Ngân hàng nhà nước.


*


Bầu Kiên và những thương vụ đầu tư đa ngành bí ẩn


Thanh Thanh Lan (VnExpress) - Không phải ai cũng biết Nguyễn Đức Kiên từng là Chủ tịch liên doanh KFC Việt Nam hay nhựa đường Caltex. Không ghi danh cổ đông lớn ở ngân hàng nào, nhưng ông tuyên bố có thể trảm tướng bất cứ lúc nào nếu muốn.


Cho tới khi ông Kiên bị bắt giữ để điều tra sai phạm kinh tế, người ta mới biết rõ hơn "khẩu vị" của nhà đầu tư cỡ bự này. Ngoài 2 lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn tham gia vào ngành du lịch, dệt may, dịch vụ... Nhưng tại các doanh nghiệp này, hầu như không bao giờ ông ra mặt chính thức.

Tài chính – ngân hàng là lĩnh vực đặt nền móng cho sự nghiệp của ông Nguyễn Đức Kiên. Năm 1994, Nguyễn Đức Kiên tham gia góp vốn và nhanh chóng trở thành Phó chủ tịch Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB). Tỷ lệ góp vốn của cá nhân ông Kiên vượt xa sở hữu của 2 sáng lập viên Trần Mộng Hùng và Phạm Trung Cang. Còn nếu tính cả gia đình, nhà ông Kiên tuy vào sau nhưng cũng chỉ kém gia đình ông Hùng đôi chút. Trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, ông Nguyễn Đức Kiên cùng vợ và 3 người em nắm giữ 9,7% cổ phần của ACB.

Trước khi bị bắt, ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị của 3 công ty con của ACB là Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.

Ngân hàng ACB có đầu tư vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á… Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, các nhân vật chủ chốt của ACB như ông Kiên có thể nắm cổ phần tại các ngân hàng này. Đến sáng 21/8 (sau khi có thông tin ông Kiên bị bắt), các ngân hàng trên đã đồng loạt phủ nhận sự ảnh hưởng của ông Nguyễn Đức Kiên.

Về phần mình, Eximbank cho biết, ông Kiên chỉ là cổ đông thường tham gia mua cổ phiếu và nắm trên dưới 1% cổ phần tại Eximbank. Báo cáo thường niên năm 2011 của Eximbank cũng không hề nhắc đến ông Nguyễn Đức Kiên như một cổ đông lớn và chủ chốt. Thế nhưng, tại buổi lễ tổng kết mùa giải năm 2011 của VFF, chính bầu Kiên đã khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng của mình tại ngân hàng này. Ông Kiên phát biểu: “Tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoàn bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia”. Eximbank khi đó là nhà tài trợ chính cho mùa giải của V-League.

Trong lĩnh vực bóng đá, ông Kiên để lại nhiều dấu ấn và đặc biệt gây sốc với bài phát biểu công kích VFF năm ngoái. Ảnh: MH.
Nguyễn Đức Kiên được biết đến như doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá. Đây cũng là lĩnh vực mà ông Kiên rót tiền đầu tư mạnh tay và để lại nhiều dấu ấn nhất. Thậm chí, đây là lĩnh vực thấy rõ nhất sự tham gia của ông Kiên một cách danh chính ngôn thuận. Ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội ACB và là Phó chủ tịch Công ty cổ phần bóng đá VPF. Trong làng bóng đá, ông Kiên được biết đến như một ông bầu dám nói, dám làm. Điển hình là màn công kích Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trong buổi lễ tổng kết mùa giải năm 2011 của ông đã gây sốc trong dư luận.


Dưới thời ông Kiên, Hà Nội ACB đã ký được một trong những bản hợp đồng được xem là đắt giá nhất thị trường thời điểm với ngôi sao Lê Công Vinh. Có những thông tin cho rằng bầu Kiên đã bỏ ra khoảng chục tỷ đồng để có được chữ ký của cầu thủ xứ Nghệ.
Trong khi các ông bầu trên sân cỏ khác đều sở hữu danh chính ngôn thuận một doanh nghiệp – tập đoàn lớn (Bầu Đức làm Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; bầu Hiển làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB; Bầu Thụy làm Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thành) thì ông Kiên không thực sự đứng tên điều hành một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, vị tỷ phú đầu bạc này được cho là đang nắm nhiều cổ phiếu ngân hàng.

Mặc dù hầu hết các ngân hàng phủ nhận vai trò của ông Kiên, nhưng giới bóng đá đều thấy rõ sự có mặt của những cái tên ngân hàng có dính dáng tới bầu Kiên ngay trên sân cỏ. Tại những trận CLB Hòa Phát Hà Nội thi đấu trên sân nhà, hình ảnh quen thuộc được nhìn thấy vẫn là những băng rôn mang tên các nhà tài trợ ngân hàng như: ACB, Eximbank, Techcombank, DaiA Bank và VietBank. Hay chính ông Kiên đã khẳng định là “cổ đông chính” của Eximbank trong buổi lễ tổng kết của VFF năm 2011.
Ngoài tài chính – ngân hàng và bóng đá, ông Kiên còn đầu tư vào các lĩnh vực rất khác xa nhau như du lịch, may mặc, dầu khí, dịch vụ… Ông Kiên là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Dịch vụ Chợ Lớn và được cho là cũng có ghế trong HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh. Chưa hết, ông Kiên từng là Chủ tịch của Liên doanh nhựa đường Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.

Bầu Kiên đứng ở vị trí trung tâm trong buổi lễ ký kết hợp tác mặc dù "chỉ nắm trên 1% cổ phần Eximbank". Ông Kiên đứng giữa Tổng giám đốc Eximbank và Chủ tịch Air Mekong hồi tháng 6 năm nay. Ảnh: P.V.
Với giả định ông Kiên là “cổ đông chính của Eximbank” như bản thân đã thừa nhận, vị tỷ phú tóc bạc này còn đang nhảy sang lĩnh vực hàng không. Trao đổi với VnExpress.net, một nguồn tin từ Air Mekong cho hay, dù không biết ông Kiên có nắm cổ phần của hãng hàng không trên hay không nhưng vị này khẳng định Eximbank góp 11% vốn điều lệ của Air Mekong.
Vai trò của ông Kiên ở Eximbank lại được thấy rõ trong buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược của ngân hàng này và Air Mekong. Trong bức ảnh chụp tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Kiên đứng ở chính giữa, hai bên là Tổng giám đốc Eximbank cùng Chủ tịch HĐQT Air Mekong.
Bức ảnh này đã cho thấy, tại Eximbank nói chung và trong phi vụ của lĩnh vực hàng không nói riêng, ông Nguyễn Đức Kiên có vai trò không hề nhỏ bởi nếu chỉ nắm chưa đến 1% cổ phần như Eximbank nói, ông Kiên không cần thiết xuất hiện với vai trò “dày đặc” như thế. Trước đó, Eximbank vừa ký hợp đồng tín dụng cho Vietnam Airlines vay 100 triệu USD mua 4 máy bay Airbus A321.
Một thương vụ không ít người biết nhưng cũng khá bất ngờ, đó là đầu tư vào Liên doanh KFC Việt Nam - thương hiệu đồ ăn nhanh đến từ Mỹ và được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng. Theo cáo bạch Ngân hàng ACB, trong giai đoạn 1994-8/2006, ông Kiên lần lượt là Phó chủ tịch, rồi lên làm Chủ tịch liên doanh này. Tuy nhiên, sau 2006, nhiều nhân viên công ty vẫn được nghe nói Chủ tịch của mình là Nguyễn Đức Kiên. Đến nay, ông Kiên không còn là Chủ tịch KFC nữa, nhưng nhân viên công ty chưa biết Chủ tịch mới là ai.


Thanh Thanh Lan

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/08/bau-kien-va-nhung-thuong-vu-dau-tu-da-nganh-bi-an/




************


-Những cuộc chơi tiền tỷ của bầu Kiên

(Phunutoday) - Không làm chủ tịch bất cứ một tập đoàn nào nhưng ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) thuộc hàng đại gia giàu nứt đố đổ vách. Những cuộc chơi tiền tỷ của ông bầu tóc bạc này khiến các đại gia khác cũng phải nể phục.



***************
Gia sản kếch xù của bầu Kiên đến từ đâu?


(GDVN) - Nổi danh là một doanh nhân thành đạt, nhưng ít ai ngờ rằng ông Nguyễn Đức Kiên không xuất thân từ gia đình “vốn đã giàu”.

Bầu Kiên sinh năm 1964, là con trai của bộ đôi giáo viên cực kỳ nổi tiếng ở trường Cao Bá Quát: thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Lung và cô Nga dạy văn.

Có bố mẹ là giáo viên giỏi và nổi tiếng cả miền Bắc khi đó, nhưng ông Nguyễn Đức Kiên không theo nghề sư phạm, mà vào…quân đội.

Thời trai trẻ bầu Kiên theo học tại Đại học kỹ thuật quân sự-Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary (1981-1985).

Trong gần 10 năm sau đó, ông Kiên là cán bộ của Tổng công ty Dệt - May.


Năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang… sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.


Từ năm 1994-2008, ông Kiên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT của ACB và có một thời gian giữ chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng này.

Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó Chủ tịch.

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng ông Kiên và 3 em của ông Kiên nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Ngoài vị trí ở ACB, được cho là còn nhiều quyền lực hơn cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Kiên còn nắm nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á và Techcombank.

Ảnh: Chiếc Bentley Continental Flying Spur mang biển 56P luôn đỗ trước cửa sân Hàng Đẫy của bầu Kiên .





Riêng tại ACB, ông và gia đình giữ số cổ phiếu nhiều hơn Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng và thân nhân.


Ảnh: Chiếc Bentley Continental Flying Spur mang biển 56P luôn đỗ trước cửa sân Hàng Đẫy của bầu Kiên. Được đặt cho biệt danh "tàu cao tốc bọc nhung" - chiếc siêu xe này có giá trên 500.000 USD khi về đến Việt Nam.




Về danh chính ngôn thuận, ông Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần mang tên Tập đoàn tài chính Á Châu.


Ảnh: Chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom ở sân Hàng Đẫy
Ông cũng đầu tư vào một vài lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.


Ông là thành viên hội đồng quản trị của hai công ty du lịch lớn là Du lịch Chợ Lớn và Du lịch Thiên Minh.


Ảnh: Chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom của bầu Kiên ở sân Hàng Đẫy.




Ngay sau khi tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt được tung ra, cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch HNX30 giảm đồng loạt.

Ảnh: Nhiều người dân hiếu kỳ đứng ngắm xế xịn của bầu Kiên .

Bầu Kiên hiện đang sở hữu một biệt thự vào loại đắt và đẹp nhất Hà Nội hiện nay. Biệt thự tọa lạc cạnh Hồ Tây, thuộc mảnh đất “kim cương” ở Hà Nội.


******************



- “Bầu” Kiên – “ông trùm” của các Ngân hàng Việt Nam (NCĐT/Infonet).

Ngoài số cổ phiếu tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.

Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập ra VPF, đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.



Bầu Kiên - tâm điểm cúa bóng đá Việt Nam trong năm 2011


Cướp diễn đàn, đánh tơi tả VFF


Là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá, nhưng tên tuổi của bầu Kiên khá “chìm” so với bầu Thắng hay bầu Đức. Sở dĩ có điều trên là bởi ông trùm ngân hàng này có đặc tính không thích lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng và làm bóng đá một cách khá căn cơ chứ không vung tiền quảng bá thương hiệu rầm rộ.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi kẻ từ sau buổi hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Trong buổi hội nghị ấy, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ quyết định “cấm cửa” giới truyền thông, thế nhưng bất ngờ bầu Kiên thông qua chánh văn phòng VFF Lê Hoài Anh đã gửi cho ông Hỷ một mẩu giấy với nội dung bằng mọi giá phải cho giới truyền thông vào tác nghiệp.

Khi giới truyền thông được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ “cướp diễn đàn”, nói sa sả về những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của BTC V-League, của đội ngũ trọng tài. Vụ “tung bom” trên đã giúp ông chủ của CLB Hà Nội ACB nổi danh như cồn, trở thành tâm điểm của các trang báo thể thao.

Sau cú ra đòn bất ngờ trên, bầu Kiên tiếp tục tấn công dồn dập, đẩy VFF rơi vào cảnh thất thế. Bầu Kiên đòi phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường…, buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời công ty VPF.

Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.

VPF được thành lập chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình. PCT HĐQT VPF bất ngờ bỏ qua AVG – đơn vị đã ký hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm với VFF – để bắt tay hợp tác với VTV và VTC. "Ác liệt" hơn, ông còn làm công văn gửi lên các Bộ và thủ tướng, đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký.


Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội, nuôi mộng vô địch
Siêu xe bầu Kiên thường dùng để tới sân Hàng Đẫy

Bầu Kiên thuộc hàng đại gia giàu nứt đố đổ vách, nhưng khi bước chân vào làm bóng đá, ông khá căn cơ. Không thiếu tiền nhưng ông bầu tóc bạc này không đổ tiền thực hiện những hợp đồng bom tấn gây xôn xao dư luận, không tung tiền thưởng hàng tỷ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu Hiển hay bầu Trường. Thế mới có chuyện Hà Nội ACB cứ lẹt đẹt, luôn lo trụ hạng chứ chẳng mơ gì tới ngôi vô địch.


Tuy nhiên, mọi chuyện đã rẽ sang một trang khác khi Hà Nội ACB phải xuống hạng vào cuối mùa giải 2011. Bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai đội lại để cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội. Tiếp theo, ông trùm ngân hàng gây chấn động dư luận khi chiêu mộ thành công ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam - Công Vinh. Bầu Kiên luôn miệng khẳng định ông không phá giá, nhưng ai cũng hiểu, không phải ngẫu nhiên mà Công Vinh lật kèo Hà Nội T&T để về đầu quân cho CLB bóng đá Hà Nội.

Với những cầu thủ chất lượng như Công Vinh, Thành Lương, Timothy…CLB Hà Nội sở hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch.


Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc



Khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.

Việc điều hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.

Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng lực tài chính, kiến thức và uy tín.

Từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm 1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.

Giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.

Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).


Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.

Về khả năng lãnh đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.


Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp (giấu tên) cũng lắc đầu trước đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều phẩm chất và xảo thuật.


Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác dành cho ông.


Ông Kiên ít khi thất bại một khi đã theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hoặc những thất bại của ông thường bị vầng hào quang thành công của ông che khuất. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của bầu Kiên. Quá tự tin có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như những rắc rối hiện nay trong cuộc chiến bản quyền với Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên. Bầu Kiên đã quá vội vàng và chủ quan, nhất là ngay sau khi nắm ghế Phó Chủ tịch VPF, cho nên sẽ có khả năng thất bại trong vụ việc này.


Nếu điều này xảy ra, lần đầu tiên chúng ta sẽ có dịp thẩm định một cách chính xác năng lực điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên, bất chấp lớp màn bí mật ông đã phủ lên nghiệp kinh doanh của mình.

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Tổng số lượt xem trang