Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Việt Nam và quỹ đạo Trung Quốc


-Việt Nam là một quốc gia đã tồn tại hơn 4.000 năm, với lịch sử chiến tranh giữ nước liên tục chống lại các cuộc xâm lăng của phương Bắc, nhưng cũng như hầu hết các quốc gia phương Đông đều bị lạc hậu trước sự phát triển của phương Tây, bị phương Tây đô hộ.

Chủ nghĩa Cộng sản xuất hiện từ phương Tây đã du nhập vào Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, trở thành phương tiện tạo thêm một sức sống mới, vượt qua chế độ Phong kiến đã lạc hậu, làm kích thích tinh thần chiến đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và ý thức mới về một thể chế dân chủ, các nước đã cùng đứng chung trong một hệ tư tưởng là Chủ nghĩa Cộng sản.

Vòng xoáy ý thức hệ

Bỉu tình ch́ng Trung Qúc ở Hà Ṇi
Giữa thế kỷ 20, thế giới chuyển hóa thành hai phe, phe theo chủ nghĩa Cộng sản và phe chống chủ nghĩa Cộng sản. Việt Nam là một nước nhỏ, nằm vào vị trí địa-chính trị quan trọng nên đã trở thành trận địa giao tranh của hai thế lực, tiếp tục chìm trong máu lửa, trong khi các nước lớn Liên Xô, Trung Quốc thì đã sớm giành được độc lập, thoát ra khỏi chiến tranh.
Thời đại bước vào một vòng xoay mới: Phe chống chủ nghĩa Cộng sản - mà ta quen gọi là chủ nghĩa Tư bản – do sự phát triển khoa học kỹ thuật và tinh thần đấu tranh cho khát vọng dân chủ, đã chuyển hóa thành thể chế dân chủ ngày càng tốt hơn, đưa xã hội tiến lên một bước văn minh, các giá trị sống con người được tôn trọng và có luật pháp nâng đỡ, với mô hình tam quyền phân lập, đã thuyết phục hầu hết các quốc gia trên thế giới đi theo.
Trong khi đó, phe theo chủ nghĩa Cộng sản, thực hiện mô hình XHCN, với Liên Xô là 80 năm, Trung Quốc hơn 50 năm, theo cơ chế tập quyền độc đoán, trở thành một thể chế xơ cứng, chậm phát triển, tệ nạn chuyên quyền, hối lộ trong giới cầm quyền trở thành hệ thống. Nội bộ giới cầm quyền liên tục trải qua những cuộc thanh trừng nhau đẫm máu, nhân dân bị buộc phải sống trong khuôn khổ bị chỉ huy toàn diện.
Khát vọng tự do của nhân dân và của một bộ phận lớn những người có ý thức trong đảng Cộng sản Liên Xô đã thúc giục họ cùng nhau tự đứng lên, làm một cuộc cách mạng thay đổi thể chế cũ của 80 năm qua, sang thể chế mới: Từ bỏ chủ nghĩa xã hội, giải tán đảng Cộng sản, chuyển sang cơ chế dân chủ, hội nhập vào thế giới, không xem quốc gia khác là kẻ thù, chỉ chăm lo cho sự phồn vinh của đất nước mình trong tinh thần cạnh tranh toàn cầu theo luật chơi bình đẳng.
Liên Xô, vốn là quốc gia đi đầu, được xem là thành trì của phong trào Cộng sản quốc tế, nay không còn nữa.
Hệ tư tưởng chủ nghĩa CS đã bộc lộ tính bất khả thi về mặt thực tiễn, lẫn rối loạn về mặt lý thuyết ở quy mô thế giới. Từ đây cũng chính thức chấm dứt cuộc đấu tranh ý thức hệ của chủ nghĩa CS quốc tế, mà Việt Nam đã là nạn nhân đẫm máu lâu dài nhất.
Còn lại ngày nay, chỉ là sự rơi rụng cuối mùa của giai đoạn lịch sử, trong đó có Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên, mà Trung Quốc là kẻ đứng đầu, còn mang tên là chủ nghĩa xã hội.
Tên gọi, thật ra không quan trọng, vì nó chỉ là sự giả danh. Giả danh, có nghĩa là ẩn danh để lợi dụng. Nó có giá trị cho kẻ lợi dụng và có nguy hại cho người bị lợi dụng.
"Lãnh đạo đảng CSTQ, bên ngoài vẫn khoác áo “XHCN mang màu sắc Trung Quốc”, nhưng bên trong âm thầm chuyển sang chủ nghĩa dân tộc Đại Hán cực đoan với tham vọng bành trướng. "

Chế độ Cộng sản Trung Quốc, thực chất chưa bao giờ mang khát vọng XHCN, như khát vọng tốt đẹp ban đầu của người khai sinh ra chủ thuyết Cộng sản. Cộng sản Trung Quố̃c, trong suốt thời kỳ cai trị của Mao Trạch Đông, thực hiện mô hình XHCN theo cách của mình, hơn nửa thế kỷ đã không thành công.
Nội bộ không ngừng đấu tranh giành quyền lực, lên tiếp gây ra những đợt thanh trừng đẫm máu, người dân sống trong nghèo đói và lạc hậu.
Lãnh đạo đảng CSTQ, bên ngoài vẫn khoác áo “XHCN mang màu sắc Trung Quốc”, nhưng bên trong âm thầm chuyển sang chủ nghĩa dân tộc Đại Hán cực đoan với tham vọng bành trướng. Tận dụng thời cơ Mỹ đang bận bịu với cuộc chiến tranh Việt Nam, Mao kết giao với Mỹ, phản bội Việt Nam – người cùng chiến hào XHCN.
Vào thời điểm cheo leo nhất của Việt Nam, họ chớp thời cơ chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam(1974). Vào thời kỳ Đặng Tiểu Bình, nhằm lúc Việt Nam khó khăn nhất, họ tiến quân công khai đánh Việt Nam (1979), chiếm thêm 5 đảo của quần đảo Trường sa (1988).
Trong 10 năm phản bội Việt Nam và kết giao với Mỹ, Đặng đã nhanh chóng phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa quân sự, và trở thành một cường quốc thế giới.
Và nay, Bắc Kinh quay ra thách thức với Mỹ, giành quyền phân chia trật tự thế giới theo tham vọng của mình.

Không còn cuộc chiến ý thức hệ

Chiến tranh gọi là ý thức hệ giữa hai phe, giờ đây hoàn toàn chấm dứt. Thay vào đó là cuộc khủng hoảng giữa tham vọng bành trướng vai trò nước lớn của Trung Quốc, với các lực lượng chống bành trướng của các nước trong khu vực, kể cả Mỹ, đã đặt Việt Nam vào tình huống cực kỳ khó khăn trong vùng xoáy khốc liệt.
Vị trí địa – chính trị Việt Nam luôn đứng ở đầu sóng ngọn gió, tự nó là yếu tố nguy hiểm, luôn là thử thách ý chí VN về sự quyết định sinh mệnh của mình.
Phía Trung Quốc với tham vọng bành trướng bá quyền thì đã rõ, họ đang uy hiếp an ninh các nước khu vực Biển Đông, đặc biệt Việt Nam là chặng đầu trên con đường xâm lược.
"Chiến tranh gọi là ý thức hệ giữa hai phe, giờ đây hoàn toàn chấm dứt. Thay vào đó là cuộc khủng hoảng giữa tham vọng bành trướng vai trò nước lớn của Trung Quốc... đặt Việt Nam vào tình huống cực kỳ khó khăn trong vùng xoáy khốc liệt."

Phía Mỹ đang toan tính giữa các chọn lựa đối sách với Trung Quốc: Kiềm chế quyền lực - chia sẻ quyền lực – hay nhường sự lãnh đạo khu vực châu Á cho Trung Quốc?
Giáo sư Hugh White (Úc), tác giả của phân tích nói trên, trong tác phẩm mới xuất bản “Sự Lựa Chọn Trung Quốc” (The China choice) cho rằng Trung Quốc đã lớn mạnh ở mức cân bằng, thậm chí có khả năng đảm nhiệm thay vai trò của Mỹ tại đây.
Khi bà Ngoại trưởng Clinton chạy vòng quanh châu Á, nhằm củng cố tinh thần các nước đồng minh, thì ngày 4/9 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nói thẳng với bà : “Quan điểm của Trung Quốc là nhất quán và rõ ràng, Trung Quốc có chủ quyền tại các đảo ở Bbiển Đông và vùng nước lân cận.” và gợi ý chia phần : “không nơi nào mà Trung Quốc và Mỹ chia sẻ lợi ích và tương tác thường xuyên hơn là khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Chúng ta không biết thật sự điều gì sẽ xảy ra.
Vấn đề Trung Quốc, không chỉ riêng là vấn đề liên quan Việt Nam. Chúng ta đã từng nghe và thấy, nước Mỹ luôn đề cao và can thiệp mạnh mẽ các vấn đề về nhân quyền trên khắp thế giới.
Và đây, con quỷ dữ Bắc Kinh chính là vấn đề nhân quyền ở quy mô thế giới, đang là một thử thách nặng nề cho nhân loại hôm nay. Nó không được giải quyết, đồng nghĩa với sự suy sụp nghiêm trọng về khát vọng vươn lên của một loài người có ý nghĩa hơn.
Tuy nhiên, một buổi tiệc có vui vẻ náo nhiệt hay không, cũng tùy thuộc thái độ của từng thành viên tham dự, cũng như trong kinh thánh đạo Ki-tô có câu : “ Nếu ngươi không chịu xòe bàn tay ra, thì ân sủng của Chúa cũng không đến được.” Sự xòe bàn tay ra không có nghĩa là van xin hay dấu chỉ sự yếu thế, đối lập với động thái màu mè, mà là bộc lộ tính quyết đoán của mình, là giá trị của tính cách trong sự chọn lựa.
Thái độ của Việt Nam sẽ quyết định sinh mệnh của VN, như lịch sử đã mách bảo cả hai chiều : kiên quyết hay nhu nhược.
Chủ tịch Vịt-Trung


Lực hút của quỹ đạo Trung Quốc

Lịch sử mấy ngàn năm cho thấy, mỗi thời kỳ Trung Quốc hưng thịnh thì đem quân đi đánh chiếm các quốc gia lân cận.
Thời đại ngày nay các quốc gia đều có mối liên hệ ràng buộc toàn cầu, không cho phép một quốc gia đem quân đi đánh chiếm một quốc gia khác theo cách trắng trợn. Nhưng một Trung Quốc Cộng sản ngoại lệ, có thể làm điều ngoại lệ.
Một mặt Trung Quốc tìm cơ hội khiêu khích để lấy cớ gây chiến tranh, một mặt, tạo áp lực và gặm nhấm dần từng ngày, từng phần đất liền, biển và đảo. Mặt khác, mưu mô hơn, là sách lược xâm lăng bằng “sức mạnh mềm” như đã thực hiện lâu nay.
Ngày xưa, khi quân nhà Thanh kéo sang xâm lược Việt Nam với khẩu hiệu “Phù Lê, diệt Trịnh” (ủng hộ nhà Lê, tiêu diệt chúa Trịnh), nay ý đồ của Trung Quốc là phương châm “Phù Đảng, diệt Quốc” (ủng hộ đảng CSVN, thôn tính nước Việt Nam) dưới chiêu bài hai nước cùng là CNXH, cùng là Đảng cộng sản anh em !
Sự ngu trung của trí tuệ và trạng thái bạc nhược của tinh thần, dưới ngọn cờ XHCN, đảng CSVN đã dắt dẫn Việt Nam dấn bước vào con đường ngày càng khó khăn.
"Căn cứ trên những lời phát biểu của các lãnh đạo Hà Nội, có thể nhận biết rằng, những gì Trung Quốc muốn, Việt Nam gần như đồng thuận, những vấn đề nhân dân quan tâm thì cho là nhạy cảm, nói úp mở và né tránh."

Sau 10 năm chiến tranh vừa công khai vừa âm thầm, mất đất và mất đảo, Đảng CSVN sang tận Thành Đô năm 1991, ký kết với Đảng CSTQ một Hiệp ước bí mật mà 20 năm sau, nhân dân và Quốc hội Việt Nam chưa biết nội dung , chỉ biết đó là văn kiện tái bang giao, hữu nghị với khẩu hiệu16 chữ vàng được treo dán khắp nơi.
Mọi đau thương, mất mát vừa qua ( sinh mạng, đất liền, biển đảo) đã không được phép nhắc tới.
Hai mươi năm, vô vàn sự kiện nguy hiểm đã được Trung Quốc triển khai thực hiện ở VN.
Căn cứ trên những lời phát biểu của các lãnh đạo Hà Nội, có thể nhận biết rằng, những gì Trung Quốc muốn, Việt Nam gần như đồng thuận, những vấn đề nhân dân quan tâm thì cho là nhạy cảm, nói úp mở và né tránh.
Qua các cuộc tiếp xúc mới đây (đầu tháng 9) giữa các lãnh đạo VN và Tướng Tàu, đầy lời lẽ quanh co mà không ai có thể biết tính chân thực của mỗi bên nằm ở đâu. ? Người dân chỉ thấy VN như trượt dài trong quỹ đạo của Trung Quốc, như một nửa thân người đã nằm trong miệng cọp.
Hiếm hoi để có thể nghe một lời nói chân thật, đúng sự thật, như được nghe lời xác định rành mạch của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, tuy không có vai trò lớn lắm của quốc gia : “…một phần lãnh thổ thiêng liêng của đất nước vẫn còn bị nước ngoài chiếm đóng, chủ quyền lãnh thổ vẫn còn nguy cơ bị nước ngoài xâm phạm, tạo nên một thách thưc vô cùng lớn đối với nước ta..”
Đúng như vậy, người đại diện đã nói lên được sự thật với đối phương, và cũng nói lên được sự thật với nhân dân. Việt Nam ngày nay chọn lựa lối đi nào trong bối cảnh gay cấn này?
Đó là câu hỏi bức thiết cho mỗi người Việt Nam, cho toàn dân Việt Nam. Đó cũng sẽ là một câu trả lời nặng nề dành cho Đảng CSVN, những người đang gánh trên vai trách nhiệm lịch sử đối với dân tộc và quốc gia của mình, trước kẻ thù xâm lược, lại vừa cùng chung với kẻ thù một “nỗi niềm XHCN”.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, nguyên chủ tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội Sinh viên Sài Gòn.
--Việt Nam và quỹ đạo Trung Quốc
 – Hạ Đình Nguyên: Việt Nam rơi vào quỹ đạo Trung Quốc? (BBC).- bản gốc: VIỆT NAM TỰ CHÌM DẦN TRONG QUỸ ĐẠO TRUNG QUỐC ? (Người Lót Gạch).- Quân đội Việt-Trung tăng tuyên truyền (BBC). “Lãnh đạo báo chí của quân đội Việt Nam và Trung Quốc vừa thống nhất tăng cường xây dựng dư luận có lợi, chống chia rẽ quan hệ hai bên”.


Gọi tên..... (Mafiovi)

.....đó là việc chúng ta phải làm. Ngay bây giờ!


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gọi đích danh “lợi ích nhóm” .... tuy vậy...Nhóm nào? Bộ phận không nhỏ nào? Bầy sâu nào? Kẻ nào cõng rắn ...? anh Cả và anh Tư chớ trốn nghe.
Nhắc "ông giáo làng nhu mì" Cả Trọng: Tướng Giáp lúc đầu cũng chỉ là một anh giáo thôi.

- Có hai loại người bênh Nguyễn Tấn Dũng...
Hai loại người này rất khác nhau nhưng sử dụng cùng một lâp luận: nếu ông Dũng bị loại, các thế lực thủ cựu thân Trung Quốc sẽ thắng và Việt Nam sẽ còn lệ thuộc Trung Quốc với tất cả nhục nhằn và mất mát trong một thời gian dài.
Lập luận này dù xuất phát từ thiện chí hay quyền lợi bất chính cũng không thuyết phục.

- Hai bà Trưng đánh giặc ...Thuyết, after all.

- Tuy còn nhiều chi tiết cần bàn , nhưng cái này gần ....đúng: "Nếu ở Việt Nam có một người không được quyền lên án bất cứ ai là tay sai Trung Quốc thì người đó chính là Lê Đức Anh…”
Related: Vietnam lại rơi vào thế “Không đánh mà thắng” của Rợ?
......Có lẽ đúng: chúng ta ko thắng giặc đc bằng ba thứ rối nước này đâu.
- Có lần ta said trên blog này rằng ko gì dễ bằng lãnh đạo một Nhân Dân như Nhân Dân Vietnam:
1/ Họ ko đòi hỏi gì nhiều: Nông dân? - mảnh vườn, sào ruộng, hay cái thuyền, mảnh rẫy. Công nhân? - tí công việc, đói no cũng đc , chỉ cần công bằng.
2/ Họ ko đòi hỏi Lãnh đạo phải hy sinh cho họ, ngược lại thì có. Họ không đòi hỏi Lãnh đạo phải nhịn ăn cho họ, ngược lại cơ.
3/ Họ thủy chung, khiêm nhường, rộng lượng, hào hiệp
Nên chi...
.... không Lãnh đạo cho ra hồn một Nhân dân như vậy thì sống trong Trời Đất làm chi nữa?

- Hoàn thành giáo trình đầu tiên về Hoàng Sa – Trường Sa (LĐ). - Du học sinh tại Úc nhiệt tình đóng góp cho Trường Sa (PLTP).
- Сhiếm Biển Đông, Trung Quốc muốn gì? (VnMedia).
- Philippines: Việt Nam ủng hộ Manila trong tranh chấp Biển Đông (VOA).  – Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt ‘hoạt động sai trái’ ở Trường Sa (VOA).  – VN tạo điều kiện cho Kazakhstan thăm dò dầu khí (TTXVN/VNN).
- Australia, Singapore kêu gọi bình tĩnh ở Biển Ðông (VOA).  – Úc-Singapore kêu gọi giảm căng thẳng ở Biển Đông (RFI).  – Úc, Singapore kêu gọi bình ổn Biển Đông (BBC).   – Úc và Singapore thảo luận tình hình biển Đông (PLTP).  – Singapore kêu gọi, TQ biến Trường Sa thành điểm du lịch(PN Today).  -  TQ, Malaysia lần đầu tham vấn quốc phòng-an ninh (TTXVN).
- Trung lập: lựa chọn của ASEAN? (Trần Kinh Nghị).
- Nhật quyết thách thức Trung Quốc đến cùng(VnMedia).   – Chính phủ Nhật sẽ mua đảo tranh chấp(BBC).  – Chính phủ Nhật thông báo mua đảo Senkaku/Điếu Ngư (RFI).   – Quyết định mua nhóm đảo tranh chấp của Nhật gây thêm căng thẳng (VOA).  – Đã đến lúc Mỹ ‘cởi trói’ quân sự cho Nhật Bản?(ĐV).  -  Trung Quốc “không lùi một tấc” trong vụ Senkaku (TTXVN).
- Hillary Clinton tiết lộ kinh nghiệm làm việc với TQ(VNN).  – Bà Clinton thảo luận về tranh chấp biển đảo với lãnh đạo Nhật, Hàn (VOA).  – Hàn Quốc muốn giảm bớt sự căng thẳng với Nhật Bản (VOV).

- Trần Đức Việt – Chủ nghĩa Mác – Lênin không đáp ứng yêu cầu thời đại (Dân Luận).
-  Xem xét quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội (VNEco).- David Brown – Thủ tướng Việt Nam đang bị đe dọa (Asia Sentinel/ x-café). – Công lớn của Nguyễn Tấn Dũng (DLB).  –Chỉnh đảng tại VN đã đến hồi gay cấn (DLB).
- Chứng khoán VN ‘giảm kỷ lục’ (BBC). – Chứng khoán Việt Nam tiếp tục rơi tự do trong bối cảnh hàng loạt lãnh đạo tài chính bị bắt giam (RFI).  - Có hay không “hội bán khống cổ phiếu”? (VnEconomy).  – Chứng khoán sáng 10/9: Lại dồn dập tháo chạy (VnEconomy).     – VN có cần nhờ IMF cứu trợ ngân hàng? (BBC).   – ASEAN+3 sẽ giúp Việt Nam chống khủng hoảng tài chính (Jakarta Post/ RFA).
Canada có thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên -- Canada có thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên (BBC)..  – Nhiều ứng viên gốc Việt đắc cử tại bang New South Wales, Australia (VOA).
- Hai nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam mãn án tù (VOA).  – Phiên tòa Phúc thẩm 3 Thanh Niên Công giáo sẽ diễn ra vào ngày 26/9 tại Cửa Lò (TNCG).
- Tin Nóng: Bà con nông dân Vụ Bản – Nam Định biểu tình trước khu công nghiệp Bảo Minh(TTXVA).  - Gần 2.000 người bị “treo” 13 năm trên đất quy hoạch (LĐ).  - Lý Sinh Sự: Khoảng cách vô nghĩa lý  (LĐ).
Chủ nghĩa quốc gia trên biển: Asian nationalism at sea (Zaman (Thổ Nhỉ Kỳ)  5-9-12) -- Bài Joseph S. Nye

Xi Jinping, China’s Presumptive New Leader, Mysteriously Absent
NYT -China’s presumptive new president, Xi Jinping, canceled meetings with foreign dignitaries at the last minute, intensifying speculation of a bad back or even a mild heart attack.
- Bầu cử Hồng Kông: phe dân chủ giành đủ tỷ lệ để phủ quyết (RFI). - Phe ủng hộ Bắc Kinh thắng sít sao trong cuộc bầu cử ở Hong Kong (VOA).
- Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vắng mặt bất thường (VOA).  - Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hủy họp gây nhiều đồn đoán (DT).   - Trung Quốc mua máy bay vận tải quân sự cỡ lớn của Nga (DT).  - Trung Quốc : nhiều hiệp hội trợ giúp lao động nhập cư tại Quảng Đông bị trục xuất (RFI).
- Nhà hoạt động Hàn thả truyền đơn vào Triều Tiên (TTXVN).   – Bắc Triều Tiên chấp nhận viện trợ lương thực của Nam Triều Tiên (VOA).
- Vụ bắt họa sỹ gây bất bình ở Ấn Độ (BBC).- Chủ tiệm Pizza nhấc bổng tổng thống Mỹ (BBC).-- Ăn uống cùng Tổng thống Obama qua ảnh(Tin mới). –  Clip Obama nhậu quán bình dân với công nhân thất nghiệp (VTC).  – Obama holds BEER SUMMIT in downtown Orlando’s Harp & Kelt (decalos99).
Lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi công du Mỹ đầu tuần tới (RFI).  – Miến Điện: Cải cách chính trị làm lộ rõ các tranh giành ảnh hưởng trong giới lãnh đạo (RFI).

Tổng số lượt xem trang